Tác giả |
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 1 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 2:48am | Đă lưu IP
|
|
|
Tôi được chủ đề này ra, để các bạn thảo luận xem sao nha.
I - Thói hư tật xấu : Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh (Chỉ biết theo đuổi những giá trị tầm thường) :
Danh dự là có tài có đức có công nghiệp(1) có khí tiết thật, c̣n kẻ chạy theo hư vinh chỉ lo đâm đầu đâm đuôi chạy xuôi chạy ngược để cầu cạnh chen chúc, làm sao cho có được cái mă ngoài ấy th́ tất là lộn ṣng về cái chân giá trị. Nào trong xă hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng ǵ, ắt là vơng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái ǵ là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái ǵ là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền. Rồi xu phụ khéo luồn lọt bợm để cẩu vinh, ấy là người giỏi, giết người tợn tâng công khỏe để cầu vinh, ấy là người tài, lắm quan thày tốt, thần thế lo ǵ cũng xong xin ǵ cũng được, ấy là anh hùng, nạt con em ức hiếp hàng xóm, anh làm ông nọ, em lâm ông kia, ấy là nhà có phúc, khao phẩm hàm, vọng(2) ngôi thứ, ấy là vẻ vang, cổ kim khánh, ngực mề đay ấy là danh giá. Một người như thế, trăm người đều như thế, đời trước như thế mà đời sau cũng như thế nới!
(1) cũng tức là sự nghiệp.
(2) nộp tiền hay lễ vật cho làng để có ngôi thứ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 2 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 2:52am | Đă lưu IP
|
|
|
1.2 Thiết thực nhưng lại phù phiếm
Về tính chất tinh thần th́ người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức kư ức th́ phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lư(1). Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo(2) và h́nh thức hơn là tư tưởng hoạt động. Năo tưởng tượng thường bị năo thực tiễn hoà hoăn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vẻ thiết thực.
Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Năo sáng tác(3) th́ ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng , dung hoà th́ rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có năo tinh vặt, hay bài bác chế nhạo.
(1) tự nhiên cảm thấy hơn là do suy luận mà biết.
(2) những ǵ đă quá quen.
(3) nói theo cách nói hiện thời, tức "sức sáng tạo" nói chung.
1.3 Hay tự ái và hiếu danh
Người Việt rất hay tự ái. Không mấy khi họ thú thật nỗi cực nhọc từng phải chịu. Nhưng tính tự ái thường đi đôi với tính khoe khoang. Họ dễ kiêu căng. Ở nông thôn vấn đề thể diện có một tầm quan trọng xă hội hàng đầu. Người nông dân rất thích nổi bật trước mắt kẻ khác và thích nên danh nên giá. Để chiếm được một vị trí tốt giữa những người trong cùng cộng đồng, nói chung là để thỏa măn tính hiếu danh, họ chẳng lùi bước trước một điều ǵ. Họ sẵn sàng nhịn hẳn thịt cá và các món ăn ngon lành trong cả năm, hay mặc những bộ quần áo vá chằng vá đụp, chỉ cốt để có tiền tổ chức những bữa khao vọng linh đ́nh nhân được thụ phong một loại bằng sắc nào đó.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 3 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 2:53am | Đă lưu IP
|
|
|
II - Suy đồi, Nghi ngờ - Hại nhau:
2.1 Sự suy đồi toàn diện
Trong khoảng vài mươi năm nay, các bậc đại thần ăn dầm nằm d́a ở chốn triều đ́nh, chỉ biết chiếu lệ cho xong việc, quan lại ở các tỉnh th́ chỉ lo cho vững thần thế mà hà hiếp bóp nặn ở chốn hương thôn, đám sĩ phu th́ ganh nhau vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là ǵ, bọn cùng dân bị nặn bóp măi mà máu mủ ngày một khô, không c̣n đường sinh kế nữa. Đến bây giờ th́ thế sự hư hỏng, nhân dân ĺa tan, phong tục suy đồi, lễ nghĩa bạt hoại, một khu đất bốn mươi vạn dặm vuông, một dân tộc hơn hai mươi triệu người lại sắp ở vào cái địa vị bán khai mà quay về cái địa vị dă man.
(… ) Nước Nam đă lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức... Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng ṇi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn, có dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giá phỏng Chính phủ(1) cho mượn trăm ngh́n khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm ǵ th́ làm, chẳng qua vài năm nếu không báo thù lẫn nhau th́ cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài th́ cũng giành giật tướcvị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại c̣n chống cự ai được nữa.
(1) đây là Chính phủ thực dân Pháp
2.2 Hay nghi ngờ và làm hại nhau trong công việc
Người Châu Âu, người Nhật Bản làm việc ǵ cũng hợp đoàn mà làm. Tôi thường thấy người Nhật Bản lúc bản tính công việc quan trọng họ tin cậy nhau hơn ruột thịt. C̣n như nước ta th́ không phải không muốn làm nên việc, nhưng cùng làm việc th́ nghi ngờ nhau, không phải không muốn thành công, nhưng cùng lập công(1) th́ ghét bỏ nhau. Nếu chịu nghĩ kỹ th́ tại sao ta lại không biết dằn ḷng mà theo nhau, không biết đem ḷng thành thật mà đối đăi với nhau, lại cứ nghi ngờ ghét bỏ nhau, thật là ngu quá không thể hiểu được.
(1) ngày nay lập công có nghĩa lập được chiến công chiến tích , hồi đầu thế kỷ XX được hiểu đơn giản là làm mót công việc nào đó...
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 4 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 2:54am | Đă lưu IP
|
|
|
III- Thói tục di truyền, ỷ lại:
3.1 Thói tục di truyền
Một là, học để làm quan: Người sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người ḿnh có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan", cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học phép thi đổi ra cách mới, mà người đi học vẫn ôm cái hy vọng làm quan chủ chốt.
Hai là, làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên ḿnh được hưởng, tập dữ tính thành(1) không ai cho là điều quái lạ hồ thẹn:
Balà, a dua người quyền quư. Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán rằng nhân đức. .. bất cứ việc ǵ người ra thế nào, đă là quyền quư th́ cứ nhắm mắt tán dương.
Bốn là, trọng xác thịt‑(2): Ngoài sự ăn sung mặc sướng ở yên ra, gần như không có tư tưởng ǵ nữa. Đối với kẻ khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét Nghĩa là không hỏi nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn th́ sinh ḷng hâm mộ, dầu có hại ṇi nát giống, mà đạt được mục đích th́ cũng không từ.
(1) làm quen măi rồi thành ra một thuộc tính tự nhiên.
(2) tức là trọng vật chất.
3.2 Ỷ lại như một căn bệnh
Tôi không nhớ vị Giáo sư Pháp nào, ở lâu năm bên ta, đă nói: “Những thanh niên Việt Nam đào tạo ở trường học mới, không có một tinh thần sáng tạo chắc chắn". Lời b́nh phẩm có vẻ vội vàng gắt gao, nhưng không phải là không có một phần sự thực. V́ cái bệnh ỳ lại đă ăn sâu vào trong xương tuỷ người nước ta, cơ hồ không gột rửa được nữa.
Không phải bây giờ mà từ bao giờ, ở khắp các địa hạt, người Việt Nam đă tỏ ra ḿnh là một giống người sống một cách lười biếng và cẩu thả (...) trong sự ăn, sự mặc, sự ở, nhất là trong sự phô diễn tư tưởng. Tự tử không hề cố gắng và tạo tác ra một cái ǵ hoàn toàn của ta, ta chỉ muốn hường thụ những của sẵn và cam tâm làm kiếp con ve của thơ ngụ ngôn(1). Ta đă vay mượn của người hàng xóm từ một điệu thơ nhỏ nhặt đến một đạo lư cao xa. Hồi xưa kia chúng ta là những người Tàu, gần đây chúng ta là những người Tây, chưa có một lúc nào chúng ta là những người Việt Nam cả.
(1) ư nói vui chơi ca hát, không biết tính xa, và sẵn sàng vay mượn để sống qua ngày Lấy tích từ bài thơ ngụ ngôn con ve và con kiến của La Fontaine, bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 5 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 2:56am | Đă lưu IP
|
|
|
IV - Ai mạnh th́ theo; Biếng nhác, vô cảm :
4.1 Ai mạnh th́ theo, bỏ hết liêm sỉ
Sĩ phong(1) nước ta, suy đồi đi là tự đời Lê Trung Hưng về sau. Lúc bấy giờ các Vua nhà Lê vẫn cầm quyền mà họ Trịnh dám dấy lên cướp quyền, quan lại và sĩ dân trong nước đều theo họ Trịnh. Hóa nên cái tâm lư sĩ phu thời ấy có hai đàng: thờ Vua Lê để tránh tiếng phản quân, thờ họ Trịnh để kiếm đường thực lợi. Ban đầu chắc cũng có người áy náy trong ḷng, về sau tập thành quen, không c̣n biết thế nào là sỉ nhục.
Một người như thế th́ trăm ngh́n người hùa theo, người trên như thế th́ người dưới bắt chước theo, thành ra cả một nước đều bỏ mất đại nghĩa, quên mất liêm sỉ, mà đổ xô nhau vào ṿng danh lợi. Từ đó về sau, người ḿnh trở nên mềm như con bún, không biết vua là ǵ, không biết nước là ǵ, hễ ai mạnh th́ theo. Ḷng tự trọng của người ḿnh như ngọn lửa đă tắt, không c̣n bừng lên, như hạt giống bị ẩm, không c̣n nứt lên được. Lại thêm cái kiểu chuyên chế từ xưa đến nay, cứ ở trên đè xuống ở dưới(2) lên, làm cho nhân dân ngày một đê hèn ngày một yếu ớt. Ḷng tham lợi mạnh hơn ḷng tư kỷ(3) th́ luồn cúi lạy lục mấy cũng chẳng từ, ưa cái sống đục hơn cái thác trong, th́ mặt dạn mày dày đâu có quản.
(1) tương tự như một thứ khí hậu trên phương diện tinh thần.
(2) theo Tự vị An Nam Latin (1772 - 1773) đợ có một nghĩa cổ "trao của tin cho ai”, ở đây đợ lên tạm hiểu là nhẫn nhục chấp nhận.
(3) tự ư thức về cá nhân ḿnh.
4.2 Biếng nhác, vô cảm, lẩn tránh
Hiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lư sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ c̣n thích ăn không ngồi rồi.
Xét về phương diện tinh thần, xu hướng biếng nhác này càng trầm trọng thêm bởi nền giáo dục cổ lỗ và chưa bao giờ có phương pháp. Thành ra có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp nhận hết thảy và bắt chước hết thảy. Sau khi chất đầy trí nhớ các loại kinh sách, nhà nho xưa kia chẳng c̣n nghĩ đến chuyện trau dồi trí tuệ nữa. Họ thường già trước tuổi. Hoặc là họ nhẫn nhục chịu đựng cốt không để ai đó ganh ghét mà kiếm chuyện lại thôi. Hoặc là họ sa vào thói chơi ngông đôi khi cũng tinh tế đấy, nhưng dễ làm cạn kiệt cái năng lực phát minh cũng như năng lực lập luận khoa học.
Có những nhà quan sát nước ngoài nhận xét người Việt hay trộm cắp và dối trá. Trong một thời gian dài, người dân nước này chỉ được nhận một nền cai trị kém cỏi, trong đó thấm sâu chính sách ngu dân. Cá nhân con người luôn luôn bị săn đuổi, họ buộc phải bao quanh ḿnh một tấm màn bí mật. Làng xă cũng vậy, trong quan hệ với chính quyền trung ương họ cố giữ lấy một thái độ nếu không độc lập th́ cũng ương bướng bất phục.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 6 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 2:57am | Đă lưu IP
|
|
|
V - Nặng óc hư danh, Sống không lư tưởng :
5.1 Nặng óc hư danh
Dân ta là dân rất hiếu danh, mà hiếu hư danh, tật đó dẫu người nông nổi xét xă hội ḿnh cũng đủ biết. Từ trên xuống dưới từ thấp chí cao, từ anh khố rách trong làng cố cầu cạnh cho được chức trương tuần phó lư để được người ta khỏi gọi là bố đĩ, bố cu cho đến bậc phú thương nơi thành thị thi nhau mà mua lấy tiếng ông bá ông hàn để ra mặt thượng lưu trong xă hội, cậu cả cậu hai luồn lót hàng chục hàng trăm để được gọi là thầy thông thầy phán, hết thảy đều như có cái ma lực nó run rủi, phải cố chuốc lấy chút danh tiếng hăo mới măn nguyện.
Không có ḷng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quư để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm. Xét cái danh dự phổ thông trung xă hội, cái danh dự hàng ngày hiển hiện ra trong cuộc giao tế(2), thời phải chịu rằng người ḿnh ít có thật.
(1) loanh quanh chầu chực nơi nào đó.
(2) quan hệ trao đổi tiếp xúc với nhau.
5.2 Sống không lư tưởng
Có chí mà không làm nổi, đó là v́ tài lực không đủ thật không đáng trách. Nhưng trong chúng ta, đáng trách là hạng người sau: sống ở đời, không có mục đích ǵ cao hết. Họ không có một cuộc đời lư tưởng. Họ không coi một thứ ǵ là đáng ham chuộng, ngoài sự làm tôi đồng tiền mặc dầu phải quăng bỏ liêm sỉ bán rẻ nhân cách.
Ngoài ra, lại c̣n một hạng cho ai cũng là người vơ vị , việc ǵ cũng là việc không đáng làm, ngất ngưởng qua ngày, hững hờ đoạn tháng, để đồng tiền huyết hăn(1) của cha, mẹ, vợ, con vào ṿng trời hoa đất rượu, phung phí tuổi giàu sức khoẻ vào những cuộc đỏ đen suốt sáng, mây khói thâu canh. Họ chỉ cốt sống để t́m những thỏa măn về vật dục(2)...
(1) huyết: máu, hăn: mồ hôi, ngày nay hay nói mồ hôi nước mắt.
(2) mọi ham muốn vật chất.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 7 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 3:06am | Đă lưu IP
|
|
|
VI - Mong yên lành, hóa ra bảo thủ; Không h́nh thành dư luận sáng suốt
6.1 Mong t́m yên lành, hóa ra bảo thủ
Trải qua các đời, dân ta chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống c̣n. Trên có vua hiền tướng giỏi th́ tạm thời yên ổn. Bất hạnh là không có vua hiền tướng giỏi th́ cả nước loạn ly, nhân dân lầm than. Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được b́nh trị(1), mà có lắm cuộc loạn ly, nguyên nhân là ở đó.
Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại. Không biết lợi dụng những ưu điểm ấy th́ sẽ sinh ra ba cái tệ. Một là bảo thủ mà không biết tiến thủ. Hai là dựa vào người mà không biết tự lập. Ba là yên thân ḿnh nhà ḿnh, mà không biết ái quần ái quốc. Không trừ ba cái tệ đó th́ dù có vua hiền tướng giỏi cũng chỉ b́nh trị nhất thời mà thôi, sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường th́ ngày sau mới tự cường được.
(1) xă tắc trong cảnh thái b́nh, có trên cô dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy.
6.2 Từ chối mọi cuộc cải cách
Tầng lớp trên ở nông thôn, các kỳ mục(1) trong làng, phản đối mọi cuộc cải cách thực sự và sâu sắc. Đây là những người đă trả giá trong hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm để củng cố địa vị xă hội của ḿnh. Họ đă ở tuổi có thể b́nh thản ngồi xếp bằng trên những manh chiếu trải giữa đ́nh để đánh giá cung cách người ta phục vụ họ ăn uống ra sao. Nếu có ai dám nghĩ đến chuyện thực hiện một cuộc cải cách nào đó th́ người ấy chắc chắn chuốc lấy những mối hiềm thù không thương xót.
(1) những người có điển sản hoặc từng có phẩm hàm và chức vụ tập hợp lại làm nên hội đồng kỳ mục, có nhiệm vụ đề ra các chủ trương chung của làng xă.
6.3 Không h́nh thành nổi một dư luận sáng suốt
Ngoài tinh thần độc tôn bè đảng, c̣n một trở lực nữa ngăn cản mọi công việc cải cách ở thôn quê tà dư luận trong làng, một thứ dư luận mạnh mẽ, ác nghiệt và mù quáng. Nhiều việc cải cách đă quyết định rồi đành bỏ dở chỉ v́ người thừa hành sống trong làng xóm, không thể chịu đựng được những dị nghỉ chế giễu mà hàng chục hàng trăm người nhắc lại ở khắp đầu làng cuối ngơ. Đă không có quyền bắt mọi người im, lại sống luôn với những người đó, hương chức tránh sao nổi ảnh hưởng của dư luận và sau vài ba tháng
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 8 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 3:07am | Đă lưu IP
|
|
|
tiếp theo : .....làm việc, người hăng hái đến đâu cũng đành “dĩ ḥa vi quư", bỏ hẳn những ư định của ḿnh để sống theo nếp cũ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 9 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 3:08am | Đă lưu IP
|
|
|
VII - Thói hư tật xấu của người Việt: Mưu lợi trên dân kém cỏi, Tuỳ tiện trong quản lư
7.1 Mưu lợi trên sự kém cỏi của dân
Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ ăn ở với loài người đă đành, đến nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu ǵ cả. Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt bỏ qua, h́nh như người bị nạn khốn ấy không quan hệ ǵ đến ḿnh.
Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích, là bởi ba bốn trăm năm trở về đây, bọn học tṛ trong nước mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua, mà sinh ra giả dối nịnh hót, chỉ biết có vua chẳng biết có dân.
Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc ḷng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm ngh́n năm như thế cũng xong. Dân khôn mà chi! dân ngu mà chi! dân lợi mà chi! dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quư.
Chẳng những thế mà thôi , "một người làm quan, một nhà có phước", dầu tham dầu nhũng, dầu vơ vét dầu rút ưa của dân thế nào cũng không ai phẩm b́nh, dầu lấy của dân mua vườn sắm ruộng xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài th́ khen đắc thời, người nhà th́ dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quư không đua chen vào đám quan trường sao được?!
7.2 Tuỳ tiện trong quản lư
Việc quản trị dân xă là ở trong tay mấy người tổng lư, chánh phó lư cựu chánh phó tổng cựu, xă tuần, phần thu. Bọn đó quanh năm trông vào khoán ước của làng mà đ́nh mà đám mà thu mà bổ, mà xà xẻo bớt đầu bớt ngọn, mà bắt vạ kẻ nọ kẻ kia.
Các khoán ước ít khi biết tự đời nào để lại. Cũng có khi là do một chuyện mộng ảo huyền hồ(1) mà lập nên. Cũng có khi là công nghiệp(2) của một người hách dịch một thời, nhân lúc có thần thế mà đặt cho làng ḿnh một lệ để lưu truyền măi măi. Được lệ hay th́ dân làng ngh́n năm được nhờ thói tốt. Phải lệ dở th́ dân làng vạn đại phải noi(3) tục hủ, lụn bại phong tục đi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 10 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 3:11am | Đă lưu IP
|
|
|
VIII - Học không biết cách, giỏi bắt chước :
8.1 Học không biết cách
Về đạo cương thường cứ nói rằng thâm nhiễm(1) của Tàu nhiều lắm rồi, nhưng tôi xét ra chưa có điều ǵ gọi là thâm nhiễm cả. Trong hết cả số người theo Nho học th́ họa là có mấy ông vào bực giỏi, hiểu biết được đạo Khổng Mạnh. C̣n những bực nhoàng nhoàng th́ thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính t́nh riêng của người nước ḿnh nó ra sao... Vua Gia Long bỏ luật Hồng Đức(3) đi, mà làm ra cả một pho luật mới chép tuốt cả của Tàu, cả từ điều nước ḿnh có, cho đến những điều ḿnh không có, cũng bắt chước. Thành ra luật pháp cũng hồ đồ. Cương thường đạo lư toàn là giả dối hết cả, không có điều ǵ là có kinh có điển.
(1) thâm nhiễm: ảnh hưởng sâu sắc.
(2) kháp: tức khớp, ghép lại cho khít, cho phù hợp
(3) bộ luật cổ của nước ta có từ thời Lê, tham khảo nhiều từ bộ luật đời Đường.
8.2 Chỉ học theo lối ṃn
Về đường học thuật và tư tưởng th́ xưa nay ta chỉ có mấy lối học của Tàu truyền sang: trong đời nhà Lư và nhà Trần th́ sự học của ta theo lối huấn hỗ(1) của Hán nho và Đường nho, rồi từ đời Lê về sau th́ theo cái lối học của Tống nho. Ta chỉ quanh quẩn ở trong phạm vi của lối học ấy chứ không thoát ly được mà sáng lập ra cái học thuyết nào khác. Phần nhiều người trong nước lại có cái tư tưởng rằng những điều thánh hiền nói ở trong các kinh truyện đă đủ hết cả rồi, không ai biết được hơn nữa, cho nên kẻ học giả chỉ chăm chăm theo cho đúng những điều ấy mà tiễn lư(2) thực hành, chứ không ai để ư mà t́m cho đến cái chân lư nó thường lưu hành biến hóa. Cũng có người đạt tới chỗ uyên thâm của Nho giáo, song những người ấy lại cho rằng cái học sâu xa là tự ḿnh phải lư hội(3) lấy chứ không thể lấy văn từ ra mà tuyên bố được. Bởi vậy các tiên nho ở ta chỉ làm văn thơ để tả cái tính t́nh của ḿnh mà thôi, không hay làm sách vở để phát minh tư tưởng. Kết quả thành ra cái học Nho giáo th́ rộng khắp cả nước mà cái học thuyết th́ không thấy có ǵ là phát minh vậy.
(1) lối học bám vào từng chữ để giải thích
(2) tiễn ở đây là noi theo; tiễn lư là theo cái lư vốn có
(3) hiểu
6.3 Giỏi bắt chước, thiếu sáng tạo
Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là người biểu diễn ư chí tâm t́nh của ḿnh, cũng không phải là người quan sát và biểu hiện tự nhiên mà chỉ là người giỏi bắt chước những kiểu mẫu sẵn. Có muốn hơn người th́ họ chỉ cốt ra tay cho khéo, chỉ cốt làm cho thật tỉ mỉ, thật tinh tế, thật dụng công...
Bởi thế mà nghệ thuật Việt Nam tuy có tính chất lưu động(1) và phiền phức(2), nhưng thiếu hẳn hoạt khí(3), cách biến hóa chỉ ở trong phạm vi h́nh thức...
(1) theo ngôn ngữ thời nay, tức linh động, mềm mại
(2) rườm rà nhiều mối
(3) sức sống.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 11 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 3:13am | Đă lưu IP
|
|
|
IX - không ham phiêu lưu, thêm bớt tùy tiện...
9.1 Không có ham muốn phiêu lưu :
Người Âu trọng du lịch, xem thường hiểm trở gian nan, đi thám hiểm Băng Dương, đi ṿng quanh địa cầu, đều là những việc thường thấy. Nước ta có thể không? Ĺa nhà mươi dặm đă bùi ngùi những mưa gió hoa vàng! Ở lữ thứ(1) vài năm đă than thở quan hà đầu bạc(2). Nói ǵ đến Xiêm La, Miến Điện, Nam Chưởng, Cao Miên không ai chịu đặt chân tới nhưng ngay đến Trung Hoa đối với ta vẫn là chỗ cùng tộc loại, cùng đạo giáo, cùng lễ giáo văn học, cho đến phương tiện giao tế, cái ǵ cũng giống nhau, thế mà người Tàu th́ ở nhan nhản khắp nơi kinh kỳ đô hội bên ta, c̣n người nước ta th́ chưa một ai đến thành Ngũ Dương(3) cả.
(1) lữ thứ: nhà trọ, chỗ xa lạ.
(2) quan hà: cửa ải và sông, quan hà đầu bạc chỉ vất vả mà người đi xa phải chịu khiến người ta già đi.
(3) thành Ngũ Dương đây chỉ Quảng Châu, thủ phủ Quảng Đông, chứ không phải Quảng Đông nói chung như một số tài liệu đă chú.
9.2 Vay mượn cẩu thả thêm thắt tuỳ tiện
Ngày nay có cải lương(1) ǵ th́ sợ rằng trái đạo lư cũ của ḿnh. Đạo lư cũ của ḿnh là thế nào có ai biết đâu? Con khóc cha mà cúng phải t́m trong Thọ mai gia lễ hay là Văn công gia lễ, xem ngày xưa ở bên Tàu các ơng ấy khóc cha ra làm sao, th́ cứ thế mà khóc. Gián hoặc(2) trong hai cách có điều ǵ khác nhau th́ cũng biết vậy, lúc tung việc th́ vớ được quyển nào theo quyển ấy. Gọi là cho nó theo một lệ năo đó, th́ là nhà có văn phép.
Trong cả các tṛ chơi, như hát tuồng, hát chèo cũng hay bắt chước nhưng cách vô lư. Tấn tuồng th́ lấy trong các sự tích của Tàu mà lúc Ta hát th́ quên cả đến thời đến xứ(3). Cứ nhân được chỗ nào hát được mấy câu nam th́ nam(4) cho mấy câu. Chỗ nào có dịp khôi.hài th́ khôi hài. Thấy người xem có mấy người dễ cười, th́ làm măi.
(1) cũng tức là cải cách.
(2) giá như.
(3) thời tức niên đại thời gian, xứ tức hoàn cảnh không gian.
(4) nam: vốn được hiểu là những ǵ mang tính cách thuần Việt. Đọc chệch thành nôm. Và chữ nam thứ hai th́ dùng như một động từ.
9.3 Gọt chân cho vừa giày:
Vô luận là vấn đề ǵ, kẻ sĩ nước ta đều thấy các thánh hiền Trung Quốc giải quyết sẵn cho ḿnh rồi, cái công phu của ḿnh chỉ là thuật lại để thực hành cho xứng đáng chứ không cần phải sửa chữa thêm bớt chút ǵ. Trái lại, cái ǵ của Trung Quốc có vẻ vĩ đại hay cao siêu quá, th́ chúng ta lại phải hăm lại cô lại cho vừa với kích thước khuôn khổ của chúng ta. Bởi thế chính trong thời kỳ toàn thịnh của nho học nước ta, tuyệt nhiên vẫn không thấy một nhà tư tưởng, một nhà triết học nào. Chỉ có những nhà nho lao tâm khổ tứ để bắt chước thánh hiền mà cư xử và hành động cho hợp với đạo lư chứ không có nhà nho nào dám hoài nghi bất măn với đạo lư xa mà băn khoăn khao khát đi t́m đạo lư mới.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 12 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 3:16am | Đă lưu IP
|
|
|
X - Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn
10.1 Mê muội hưởng lạc
Có những người nộp một quan tiền thuế mà tựa hồ bị cắt mất một miếng thịt, rên siết than văn, thế mà đến ṣng bạc th́ cầm nhà bán cửa không tiếc. Có những hạng giàu có phong lưu, ăn mày chầu chực trước nhà không xin nổi một đồng điếu, người làng thiếu thuế không vay lợi được một quan, thế mà đến chỗ ăn chơi th́ ngàn vàng mua một trận cười, trong cơn sát phạt, trăm vạn chỉ đặt một tiếng. Hạng người này nhiều lắm, không xe nào chở hết...
Cũng có nhiều người mới học kha khá đă truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta rằng "Đợi tôi dạ một tiếng trước cổng trường(1) th́ mọi việc sẽ đâu vào đấy". Rắp tâm hành động như thế, rơ ràng là quan trộm cướp của công chứ c̣n ǵ?
(1) tức là thi đỗ, rồi ra làm quan tha hồ kiếm chác.
10.2 Lười nhác, ốm yếu
Người nước ta quư trọng các ông thầy đồ lưng dài tốn áo ăn no lại nằm đă thành ra một cái bệnh gần chết không có thuốc chữa. Đến lúc sóng Âu Châu ập vào, người ta coi chừng đă tỉnh dậy, nhưng mà công phu về đường thể dục c̣n chưa nghiên cứu đến nơi. Cái căn tính lười nhác đă quen nết lâu ngày, lại nhiều điều thói đăng tính dâm dê(1) cho hại đến sinh mệnh, người ta lấy thế làm sự thường, không lo đường cải cách nào là công khóa2) về đường thể thao, nào là lợi ích về cách vận động. Trong một ngày có 12 giờ nửa ngồi chết trước cuộc tài bàn(3), nửa nằm chết bên đèn thuốc phiện. Vận động đă không có công phu th́ huyết mạch lấy ǵ làm lưu thông, huyết mạch đ́nh trệ th́ thân thể phải hèn ốm cho rồi, dân mới hóa ra dân nô lệ, nước mới hóa ra nước bạc nhược.
(1) thói đăng là cách sống buông thả, riêng dàm dê là ǵ, chúng tôi chưa tra cứu được, không rơ có phải là dàm dê hay không?
(2) những công việc khi vào học phải làm là công, những học tṛ phải học là khóa, gọi chung là công khóa (Theo Đào Duy Anh , Hán Việt từ điển).
(3) một loại tổ tôm, nhưng chỉ có ba người, và đánh không có chừng mực nào cả (theo cách giải thích của Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục).
10.3 Đầy rẫy tệ nạn
Thử nh́n vào xă hội xem họ có việc ǵ, ta thấy ngoài công cuộc làm ăn, họ chỉ c̣n quân bài lá bạc, thuốc lắc hay vũ trường,..... Dân nghèo cũng vậy, không phải là họ không biết cờ bạc, ngược lại càng nghèo họ càng lăn vào cuộc đỏ đen, ḥng kiếm thêm ít tiền mà mồ hôi nước mắt không đủ mang lại cho họ. Thành ra, từ trên xuống dưới, giàu cũng như nghèo, không to th́ nhỏ, cờ bạc đă trở nên một tập quán ăn sâu vào đầu óc dân chúng, đó thực là một mối tai ương cho dân tộc ta vậy.
Ngoài ra nếu không cờ bạc th́ người ta lại đua nhau lễ bái nhảm nhí, từ đó sinh ra biết bao nhiêu mối tệ đoan khác.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 13 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 3:22am | Đă lưu IP
|
|
|
XI - Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè
11.1 Trọng mê tín và xem nhẹ trách nhiệm với xă hội
Trong dân gian, phần nhiều hễ có công việc đến thúc giục công chức cũng làm từ từ, hoặc quên. Thế mà ngày cúng thần th́ không g bao giờ quên. Có những gia đ́nh không được khá giả, qua một kỳ cúng thần mang nợ suốt đời. Có người c̣n phải bỏ xứ đi phiêu tán. Thế mà họ không hề oán trách chuyện thần thánh phiền phức, lại đi oán trách lương thấp,.....
11.2 Khổ v́ hội hè
Xét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào ḿnh. Đă đành mở hội trước là trọng việc sự thần(1), sau là cầu vui cho dân, nhưng trong mà rước xách tế bái lắm hóa ra khổ.
…Lức Xưa chỉ mấy người hào trưởng(2) trong làng sính mớ hội v́ họ có nhiều món lợi riêng, như mở tổ tôm điểm, bài phu điểm(3), hoặc gá bạc để lấy hồ(4)… Họ mượn tiếng sự thần, kỳ thực lá cầu tư lợi. Mà khốn nạn cho dân đàn em lại phần nhiều là ngu xuẩn, nói đến việc sự thần không ai dám gàn trở ǵ nữa, dẫu khổ cực thế nào cũng phải nhắm mắt chịu. Nếu ai gàn trở th́ sợ thần quật chết tươi. Mà thần chẳng quật, bọn hào trưởng cũng quật, tội nghiệp!
(1) sự ở đây là thờ phụng.
(2) người có thế lực trong làng.
(3) những địa điểm ăn chơi, bài phu cũng là một loại bài lá như bài bất bài cào…
(4) tiền người đánh bạc nộp cho chủ ṣng gọi là hồ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 14 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 3:25am | Đă lưu IP
|
|
|
XII - Co ḿnh trong hủ lậu,Lười và hay nói hăo :
12.1 Co ḿnh trong hủ lậu (Văn minh tân học sách, 1904)
Ḱa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ(1), bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lư, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm ǵ. Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tư được cái tiếng quèn đă vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ ǵn thế đạo(2), ngày ngày khoe câu văn hay, khư khư ngồi giữ những thuyết hủ lậu, khinh bỉ hết thảy học mới văn minh. Hạng kém hơn nữa thi chỉ nghe có vấn đề thăng quan lên mấy bực cất nhắc mấy người, chứ không hề biết đến vấn đề nào khác. Có một ông nào đă nói với các bạn hậu tiến(3): "Các thầy muốn ra làm quan, th́ phải cẩn thận, đừng đọc sách mới, xem báo mới”, nếu không biết đến sách báo mới th́ thôi, chớ đă biết đến mà lại bưng bít che lấp đi khiến cho không nghe không thấy chuyện ǵ, để tự ḿnh lại củng cố một căn tính nô lệ, nhân cách như thể thiệt nên lấy làm đau đớn!
(1) đầu hồ: một tṛ chơi của người xưa, ném một cái thẻ xuống một miệng trống rồi tính điểm, được "Đại Nam quốc âm tự vị” miêu tả là "một cuộc chơi lịch sự”.
(2) thế đạo: đạo lư ở đời.
(3) hậu tiến: đây chỉ có nghĩa lớp người thuộc thế hệ sau, chữ không phải người kém cỏi.
12.2 Lười biếng và hay nói hăo
Tật đầu sổ là tật lười, tật làm biếng. Lười suy nghĩ thích nhàn nhă, thích ngồi không. Nếu máu chúng ta chạy mạnh th́ tất chúng ta phải xung xăng làm cái nọ cái kia chớ vô vi th́ chịu sao nổi. Vậy th́ trong văn học thôi ta đừng dùng cái khẩu khí hát cô đầu nữa mà phải thế này: cúc cung tận tuỵ.
Thứ hai là tật "một tấc đến giời". Ngồi mà thanh tịnh vô vi th́ dễ hiểu vũ trụ lắm: Ta cho vũ trụ là thế nào th́ vũ trụ sẽ thế ấy chớ chi. Nhưng sự thật là ta phải đi nghiên cứu t́m ṭi mới hiểu vũ trụ được. Một tật nữa là năo(1) huyền hoặc, năo chuộng thần quyền. Gần đây trong thơ văn có cái mốt nói chuyện Liêu Trai. Có những thi sĩ nhất định lấy hồ ly làm vợ và nếu buông cụ Bồ Tùng Linh ra th́ họ không biết nói ǵ.
(1) năo ở đây là một lối suy nghĩ, nay hay thay bằng "óc”
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 15 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 3:54am | Đă lưu IP
|
|
|
XIII - Không có can đảm, chưa thoát khỏi tư cách học tṛ
13.1 Không có can đảm là ḿnh
Ông Dorgelès trong quyển Con đường cái quan có nói đến thói hay bắt chước của người ḿnh. Đại khái ông nói rằng: "Ngày xưa người Tàu sang cai trị An Nam, người An Nam đều nhất nhất theo Tàu cả. Nay người Pháp sang bảo hộ mới được gần một trăm năm, mà nhà cửa đă theo Tây thời rất dễ dàng, nói đến tiếng An Nam thời khô khan, h́nh như phải dịch tiếng ḿnh ra tiếng nước ngoài… Khoa học có nói rằng giống thằn lằn hễ bám vào cây nào th́ lâu dần sẽ giống da cây ấy. Ở bên An Nam này thời không thế, thằn lằn không đổi màu da mà chính cây đổi màu da để lấy màu da thằn lằn".
Câu nói đau đớn thay mà xét người ta nói cũng phải.
...Người viết văn phải có can đảm mà dịch những chữ nước ngoài ra. Mở đầu có hơi ngang tai, sau dần rồi cũng nghe được. Cụ Nguyễn Du không can đảm sao dịch nổi chữ tang thương ra chữ bể dâu, chữ thiết diện ra chữ mặt sắt(1)… Mà cũng lạ thay cho người ḿnh không suy xét kỹ: Người Tàu nói chữ vân cẩu tang thương có khác ǵ chữ mây chó chữ bể dâu không. Ấy thế mà giá ḿnh nói "Bức tranh mây chó vẽ người bể dâu”(2) tất phần nhiều người cho là mách qué!
Người Tàu trước kia làm ǵ có những tiếng cộng ḥa, cách mạng, cá nhân, vật lư học, kỷ hà học(3)… V́ ḷng sốt sắng làm cho tiếng nước nhà giàu thêm lên, nên họ không ngại khó, rồi mới đặt ra được cái tiếng ấy. Người ḿnh th́ không thế. Muốn dịch một chữ Pháp hay chữ Anh ra tiếng nước nhà mà không dịch nổi, th́ cứ việc mở ngay tự vị(4) Tàu ra, trong ấy đă sẵn sàng cả rồi. Dù người Tàu có dịch sai chăng nữa cũng mặc cứ cắm đầu cắm cổ mà chép, ai biết đến đó mà lo.
(1) hai câu nguyên văn trong Truyện Kiều: "Trải qua một cuộc bể dâu” và "Lạ cho mặt sắt cũng ngây vi t́nh”.
(2) một câu trong "Cung oán ngâm khúc”. "Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”
(3) tức h́nh học.
(4) tức từ điển.
13.2 Chăm học nhưng chưa thoát khỏi tư cách học tṛ
Nước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy tṛ chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học tṛ! Ấy cái t́nh trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế… Xưa khi học sách Tàu th́ làm học tṛ Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học tṛ Tây mà thôi... chưa mấy ai là rơ rệt có cái tư cách - đừng nói đến tư cách nữa, hăy nói có cái hy vọng mà thôi - muốn độc lập trong cơi tư tưởng cả. Như vậy th́ ra giống ta chung kiếp(1) chỉ làm nô lệ về đường tinh thần hay sao? Hay là tại thần trí của ta nó bạc nhược quá không đủ cho ta cái óc tự lập.
(1) suốt đời.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 16 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:02am | Đă lưu IP
|
|
|
XIV - Tùy tiện giao tiếp, thạo sử người, chẳng học ai cả
14.1 Tùy tiện, cẩu thả trong giao lưu, tiếp xúc
“Xét nước ta đời thụ phong Trung Quốc chỉ là chính sách ngoại giao cho nên coi là tṛ chơi, không coi là vẻ vang. Kẻ lấy Trung Quốc làm ỷ lại, ắt là vào thời cuối(1): vua nhác, tôi nịnh, binh bị không sửa sang, coi họ như cha mà quên điều nanh ác. Thời cuối các đời Trần, Lê đều có, mà triều ta(2) lại càng nhiều. Sứ thần ngày xưa làm nhục được người Trung Quốc coi như vinh dự. Những kẻ đi việc đời sau lấy việc đi nước ngoài, được vật chất, một lời than , tiếng cười của nước người trở th́ khoe khoang với bạn bè làm vẻ vang. Mặt này lại là một điều suy sút của sĩ nước ta.
(1) tức giai đoạn suy tàn của một triều đại.
(2) triều ta đây tức là nhà Nguyễn.
14.2 Thạo sử người hơn sử ḿnh
Sĩ tử khắp nước ta làu thông kinh sách mà không biết đất đai của nước ta và ṇi giống dân ta như thế nào. Họ chỉ biết Hán Cao. Tồ, Đường Thái Tông mà không biết Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ ra làm sao. Họ chỉ biết Khổng Minh, Địch Nhân Kiệt mà không biết các bề tôi Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn thờ vua giúp nước như thế nào. Họ chỉ biết núi Thái Sơn cao chót vót, sông Hoàng Hà sâu thăm thẳm, nhưng không hề hay biết núi Tản Viên từ đâu tới, sông Cửu Long ở Nam Kỳ - phát nguyên từ nơi nào.
Ưa chuộng phong tục nước ngoài cho nên bao nhiêu nghi lễ về quan hôn tang tế (1), chúng ta đều bắt chước người Trung Hoa cả. Lại c̣n lấy kỹ nghệ nước ngoài làm ưa thích. Đă không chịu học hỏi cách biến chế, óc sáng kiến của họ, mà tại đi tiêu thụ hàng hóa giúp cho họ. Đa số những vật liệu như đồ sứ, hàng tơ, lụa, hàng thêu, hàng đoạn(2)... chúng ta đều đi mua sắm từ bên Trung Quốc về dùng. Rồi dần đà lâu ngày, linh hồn của dân tự nhiên bị đổi dời, trí năo của dân ta tự nhiên bị bưng bít mà ta không hề biết, chỉ v́ cái cớ chúng ta cứ chuyên trọng Bắc sứ(3) mà thôi.
(1) các việc thuộc về đ́nh đám, ma chay, cưới xin…
(2) hàng dệt bằng tơ, mặt bóng mịn
(3) tức lịch sử Trung Hoa.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 17 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:10am | Đă lưu IP
|
|
|
14.3 Ai cũng học mà chẳng học ai cả
Người nước ḿnh từ xưa đến nay, cái tâm lư đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi. Tiếng rằng nước ḿnh tôn sùng đạo Khổng, song đó là v́ học đi thi mà tôn sùng, chứ không phải v́ tôn sùng mà phải học. Cho nên ngày trước triều đ́nh th́ Hán tự th́ người ḿnh lo học Hán tự để lấy ông cử, ông nghè. Ngày nay Chính phủ bảo hộ thi Pháp văn th́ người ḿnh lo học Pháp văn để lấy ông tham ông phán…
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 18 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:12am | Đă lưu IP
|
|
|
XV - Học dở, dốt thông, vội vă bắt chước
15.1 Dễ học cái dở hơn cái hay
Người bổn quốc chúng ta lúc này cũng đă có nhiều người thành thị lịch lăm về sự dinh dăy (1), cách ở ăn sạch sẽ, về lệ luật phép tắc thông thạo nhiều; tôi chỉ không hiểu cho rơ làm sao mà thông thái mau hết mức về việc xa xỉ, về lư tự bạo (2), mà không thông thái về cách tính toán, về phép thương cổ (3); không có thấy bày ra hăng buôn nào cho lớn làm nghề nào cho to; vụ lợi (4) th́ không làm, c̣n vụ hại th́ thích lắm. Trong năm mười năm tới nữa mà cứ không buôn lớn và không học nghề chi cho giới, th́ kẻ nghèo khó c̣n thặng (5) trên số ngàn nữa.
(1) chỉ lối sống sang trọng
(2) chỉ tham vọng muốn trở nên ông kia bà nọ.
(3) buôn bán.
(4) việc sinh lợi
(5) dư ra
15.2 Xấu làm tốt dốt làm thông
Chúng ta thừa thụ cái cơ nghiệp của tiền nhân, sinh nở phồn thực ở đất nước này đă mấy ngh́n năm đến nay lại gặp lúc ngọn triều tiến hoá tràn khắp mọi nơi, thế mà không làm sao bước tới theo người. Mà chỉ mê mẩn tối tăm, ngu hèn dốt nát đói nghèo khốn khổ, không dám ló đầu ra với mọi người. Nhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra ǵ, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ.
Nghĩ thấy Tổ quốc ḿnh như thế, thôi th́ không có việc mà bàn không có chuyện mà chép, mà cũng không bàn làm ǵ không chép làm ǵ.
15.3 Bắt chước vội vă thêm gây hại
Tính bất chước vốn là tính tự nhiên của loài người, dẫu ở nước nào cũng thế cả. Nhưng giá ta có sẵn cái tinh thần tốt rồi chỉ bắt chước lấy những điều có bổ ích thêm cho tinh thần ấy th́ thật là hay lắm. Chỉ hiềm v́ ḿnh để cái tinh thần của ḿnh hư hỏng đi, mà lại mong bắt chước sự hành động của người ta th́ sự bắt chước ấy lại làm cho ḿnh dở hơn nữa. V́ đă gọi bắt chước là chỉ bắt chước được cái h́nh hài bề ngoài mà thôi c̣n cái tinh thần ở trong, phi (1) lâu ngày nhiễm (2) lấy được mà hóa (3) đi, th́ khó ḷng mà bắt chước được. Thành thử bao nhiêu những sự bắt chước chỉ là làm loạn cả tính t́nh tư tưởng và phong tục của ḿnh. Có lắm người vọng tưởng (4) rằng ḿnh cố bắt chước được người ngoài là ḿnh làm điều có ích cho sự tiền hóa của ṇi giống. Không ngờ rằng sự bắt chước vội vàng quá lại thành cái độc gây ra các thứ bệnh cho xă hội. Mà sự lầm lỗi ấy chỉ một ngày một thêm ra chứ không bớt đi được.
(1) không phải.
(2) thâm nhập.
(3) thay đổi. Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu ghi: phàm vật này mất đi mà vật kia sinh ra gọi là hoá.
(4) vọng tưởng: nghĩ lầm
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 19 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:14am | Đă lưu IP
|
|
|
XVI - Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...
16.1 Ích kỷ và khôn vặt Cái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đă không biết giữ ǵn để làm một cái cảnh vườn chung th́ chớ, nhiều người lại c̣n đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một ḿnh. Cái chứng ích kỷ đă mọc ra, đến lúc lớn lên thành ra một người đi đến đâu phá hủy đến đấy. Cũng v́ lẽ đó mà dân An Nam không mấy khi có được cảnh vui chung (1), ai có muốn chơi cảnh th́ lại phải xây một vài cái bể cạn hay là bầy mươi lăm cái chậu con để làm một khu vui riêng mà không chung chạ với ai cả. Dần dần nảy ra một cái tư tưởng đáng cười, đáng khinh, đáng ghét, đáng sợ là hai chữ ích kỷ, mà một câu "ăn cỗ đi trước lội nước đi sau" đủ vẽ hết được ruột gan.
(1) tức là không có các loại công viên hoặc khu giải trí công cộng
16.2 Vụng nói chuyện
Ai có ư đến những nơi họp tập, hoặc là chỗ chơi bời th́ thực là buồn thay cho cái trí dục của những người đời nay. Ngoại giả chuyện cô đầu, chuyện cờ bạc, chuyện hát tuồng, chuyện chim chuột, chuyện quần áo c̣n th́ không mấy khi được nghe những câu chuyện lư thú, làm tỏ được học vấn kẻ nói, lợi được trí khôn người nghe.
Mà xem như trong cách nói chuyện, th́ thiếu niên (1) ta nghe lại có ư thích những câu chuyện tầm thường, nói chuyện để mà khoe cho người nọ người kia biết cát cách của ta chơi xa xỉ hoặc là kỳ khu... Ai ăn nói có tư tưởng cô tỏ học vắn th́ thường người nghe thích nhưng ít cầu, v́ câu chuyện cô nghĩa, làm cho phải nghĩ, phải đối đáp nhọc mệt... Người nói chuyện hay, cũng có kẻ phục là người có ích, nhưng trong cái phục có cái ghen cô cát ghét. Ghen là v́ ở đâu đến cướp mất tai kẻ nghe, ghét là v́ ở đâu đến làm tỏ cái nhàm của câu cười cợt tầm thường người ta đang thú.
(1) Hồi đầu thế kỷ XX, chữ thiếu niên không phải dùng để chỉ lớp thiếu nhi từ l0 đến 14 tuổi như bây giờ. Mà có nghĩa là người trẻ tuổi, tức lớp thanh niên 18 tuổi trở lên.
16.3 Học để kiếm gạo
Đi học để kiểm gạo (1), tệ hại lớn lắm. V́ cốt kiểm gạo thời cái mục đích đă dở hoặc nhân v́ mục đích đó mà sinh ra hay giả dối, hay tham lợi riêng, cốt được gạo thời thôi, đạo đức mà chi, hợp quần mà chi, ái quốc mà chi, trăm việc hỏng trớt.
(1) hiểu theo nghĩa rộng: chỉ cốt sinh lợi, có tiền.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 20 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:16am | Đă lưu IP
|
|
|
XVII - Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm
17.1 Thị hiếu tầm thường
Cái lư thú của nước Nam ta nhỏ mọn lắm. Kia cái đồng hồ từ tám mươi đời th́ quấn vải tây điều, kết quả găng. Nọ núi non bộ khéo chắp tỉ mỉ trong trồng cây uốn con phượng. Cầu quán con con, thuyền bé lư tí. Câu đối về tranh hết tứ thời phong cảnh lại đến thiên lư giang sơn (1). Thi họa nhỏ nhen, thi chẳng ra thi, họa chẳng ra họa. Giang sơn treo cửa sổ, sơn thủy để đầu giương. Hoành phi câu đối th́ chữ nghĩa đẹp phẩy mác hơn đẹp ư t́nh (2). Đồ chạm đồ cẩn th́ tỷ mỳ con dơi già quả mướp non, người ngoại quốc mua cho cũng là thương công hơn trọng khéo. Ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề. Nói tóm lại th́ người Nam ḿnh chưa cái ǵ là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu. Người mỗi ngày một hay, vi xảo (3) là thông ngôn ông tạo hoá. Ta mỗi ngày một đổ (4), vi xảo là cơn hứng chí điên cuồng. Học chẳng phải mà bắt chước cũng chẳng phải. Xảo nghệ muốn noi theo ngoại quốc, là phải noi lư tưởng (5) chớ không nên bất chước phù hoa. Kẻo mà khéo thêm ra chẳng thấy đâu, lại đang nghề nguyên
lành hóa nghề lang lố (6) .
(1) cảnh sắc bốn mùa và núi sông. ngàn dặm, các mô-tlp đă trớ thành sáo ṃn.
(2) "phẩy mác” là tên gọi hai nét dùng trọng chữ Hán, đây ư nói chỉ có cái đẹp bế ngoài.
(3) tŕnh độ kỹ thuật.
(4) kém đi hỏng đi.
(5) đây hiểu là quan niệm.
(6) nghĩa như nhố nhăng.
17.2 Thời gian phí phạm
Trong tiếng ta có một lời mà người ta hay dùng là cơm vua ngày trời, tỏ ra ư ăn hết chừng nào th́ ăn, làm được chừng nào th́ làm, không bị hạn chế và thôi thúc chi hết. Lại có thành ngữ "làm việc quan" là làm việc rồi (1)… Phải, phàm kẻ làm việc quan không bị hạn chế thôi thúc th́ tội ǵ làm đúng đắn làm kịp thời vụ làm chi! Bởi vậy cho nên ngày xưa chúng ta không có đồng hồ.
Chẳng những v́ khoa học không ưa nên không làm được đồng hồ, mà chính v́ cái quan niệm “cơm vua ngày trời” và “làm việc quan" ấy nó choán sẵn trong đầu rồi, không có sự cần nên không làm đồng hồ được.
Có người đeo cái đồng hồ không chạy, máy ở trong đă hư hết, nhưng v́ nó đẹp nên cũng đeo cho có với người ta.
Ta chưa nh́n rơ cái giá trị thật của thời gian là thế nào.
(1) làm qua loa cho xong. “Rồi" ở đây như chữ “rồi” trong “ăn không ngồi rồi”.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|