Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 213 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Lễ Phật Đản Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 1 of 10: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 4:01am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Kính Thưa Đạo Hữu Hongnhat!

Theo yêu cầu của đạo hữu, chúng ta có cảm tưởng về Lễ Phật Đản xưa và nay như thế nào để cùng t́m hiểu.Tôi thấy vấn đề này không quan trọng lắm; v́ đă có nhiều vị viết về chủ đề này rất nhiều rồi. Do đó, Đạo Hữu có thể t́m hiểu ở các diễn đàn Phật Học khác.

Nay tôi xin post bài này, theo tôi nghĩ là nó có ư nghĩa cho tất cả chúng ta học hỏi và chiêm nghiệm.
Kính chúc Đạo Hữu và quư vị thân tâm thường tinh tấn
Phổ Quảng
Kính bái
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 2 of 10: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 4:14am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

T́m hiểu Ngày Sanh của Đức Phật Thích Ca

::: Nguyễn Phúc Bửu Tập:::

ooo0ooo


Trong một cơ hội trước, tác giả đă có dịp tŕnh bày về năm sanh của đức Phật ("T́m hiểu Năm sanh xác thật của Đức Phật Thích-ca", Tạp chí Hoa Sen, California). Như ta đă thấy, truy tầm năm sanh của đức Phật rất khó, chưa ai t́m ra được dữ kiện chính xác, khó chối căi về năm sanh của đức Thích-ca. Về ngày sanh của đức Phật cũng vậy, chỉ dựa trên truyền thống.

Một điểm khác cần được lưu ư là đạo Phật Bắc tông Mahayana thiết lễ Đản sanh riêng biệt, khác với các ngày lễ khác của đức Phật như lễ Thích-ca thành đạo, lễ Thích-ca nhập niết bàn. Đạo Phật Nam tông Theravada thiết lễ Đản sanh chung với các lễ Thành đạo và Nhập niết bàn, gọi là đại lễ Visakha, danh từ Hán Việt là Tam hợp. Việc này liên hệ với quan niệm giáo lư Theravada, ta sẽ có dịp nói ở sau.

Tài liệu cổ nhất về lễ Đản sanh:

Sau Thế Chiến Hai, Hi The Pali Text Society ở Luân Đôn là tổ chức sưu khảo về đạo Phật quy mô nhất, tiếp tục chương tŕnh nghiên cứu và cọng tác với Viện Đại học Colombo ở Tích-lan để dịch thuật, giảng giải các tài liệu cổ văn Pali trên các bia đá, lá cót... tại các chùa. Năm 1972, học giả t́-kheo Isabel Horner, chủ tịch Hi The Pali Text Society công bố mt số tài liệu mới t́m được trong quốc sử Mahavamsa của nước Tích Lan. Mt tài liệu nói về lễ cầu mưa Gangarohana là mt tập tục của dân Tích Lan theo đạo Phật ngày nay c̣n tồn tại từ vùng quê đến thành thị. Mt tài liệu khác quan trọng hơn nói về lễ Đản sanh của đức Phật. Dưới triều vua Dutthagamani (101-77 trước Tây lịch), quốc sử ghi chép lễ Đản sanh do nhà vua thiết lễ cầu nguyện, có cuộc rước kiệu tượng đức Phật do một ngh́n thanh niên cầm cờ kéo liễn đi hộ tống.

Thế nhưng tài liệu này không thể xem là tài liệu cổ nhất. Ta phải trở lại các trụ đá Asoka (đại đế A-dục). Đức Phật mất (nhập niết bàn) năm 544 trước Tây lịch. Hai trăm năm mươi năm sau, nước Ấn Độ có vua Asoka hoằng dương đạo Phật. Vua cho khắc trên trụ đá và vách đá các bổn ngự chỉ tuyên dương sự tích và những lời răn dạy của đức Phật. Cho đến bây giờ, các nhà khảo cổ đă t́m ra được 35 di tích ngự chỉ, đánh số, khám đọc, và giải thích cặn kẽ. Ngự chỉ số Bốn, t́m được tại núi Kandahar, ngày nay thuc đất Afghanistan, ghi lời dạy của nhà vua cho con cháu phải tiếp tục phụng thờ đức Phật và dặn ḍ mỗi năm ngày lễ Đản sanh, phải tổ chức trọng thể, thiết lập cuộc rước kiệu đức Phật. Ngự chỉ số Sáu ở núi Girnar, miền Tây Ấn Độ ghi rơ hơn cách lập kiệu để rước tượng và di tích đức Phật, khi tổ chức lễ Đản sanh. Như vậy, lễ Đản sanh đức Phật đă được thiết hơn hai ngàn ba trăm năm trước, đặc biệt huy hoàng dưới triều đại vua Asoka là người đădựng lên 84000 ngôi tháp thờ Phật.

Lễ Đản sanh tại các quốc gia Tây Vực

Dưới thời đại đế Asoka, đạo Phật đi vào các quốc gia ở miền Vịnh Địa trung hải vàcác quốc gia ở miền Bắc và Tây Bắc nước Ấn Độ. Từ Ấn Độ sang Trung Hoa, phía Đông Bắc có dăy núi Hy-mă-lạp-sơn là mt bức trường thành bằng thép ngăn cản lưu thông. Phía Tây Bắc, dọc theo sườn núi Kunlun sát vào hồ lớn Alma Ata là mt số đô thị như Kashgar, Yarland, Chokkuta và Khotan. Cao hơn trên phía Bắc, dọc theo sườn núi Tienshan (Thiên sơn) là đất Thổ-nhỉ-kỳ tư-thản (Chinese Turkestan), gồm bốn tiểu quốc cùng chung văn hóa là các nước Aksu (c̣n gọi là Baruka), Kucha, Karashar (ngày nay là quận Yen-ki thuc Trung-hoa), và Turfan (ngày nay gọi là Kao chang). Các quốc gia này kết thành mt trục gọi là con Đường Tơ Lụa, trục giao thông căn bản giữa Trung-hoa và các nước Phương Tây ngày đó. Từ đầu thế kỷ Hai-mươi, các phái khảo cổ Tây phương khai quật các động đá nằm trên trục Đường Lụa như Huân tước Aurel Stein, Albert Grunwedel, Paul Pelliot (thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Hà Ni) Các công tŕnh khảo cổ này phát xuất từ hai quan điểm tranh đua nhiều khi đi gần đến chỗ thùnghịch của hai trường khảo cổ La tinh và Anglosaxon, lại cũng đă đi tới mt số kết luận rất giống nhau. Những điểm kết luận đó có thể tóm tắt làm ba mục: thứ nhất là các dân tộc sống trên con Đường Lụa từ hai mươi thế kỷ trước đă thấm nhuần đạo Phật rất sâu sắc; thứ hai là đạo Phật của các sắc dân này mang nặng tập tục Đại thừa Mahayana; và thứ ba -- điều quan trọng đối với người t́m học Phật -- là các tài liệu văn tự của các bậc cao tăng Trung-hoa "đi Tây vực t́m học đạo, đă quan sát tận chỗ, viết thành sách" để lại, đă được chứng minh là những tài liệu rất sát với "sự thật khoa học" ta quan niệm ngày nay.

Bởi lẽ đó màta phải lục soát trong tài liệu văn tự của các nhà sư Trung Hoa đi Tây vực (Ấn Đ) thỉnh kinh nói về lễ Đản sanh. Các nhà khảo cổ t́m được tài liệu cổ nhất liên hệ tới lễ Đản sanh trong cuốn sách của Thầy Pháp Hiển (Fa-Hsien). Thầy là mt vị cao tăng người Trung-hoa lần đầu tiên hành hương qua đất Phật ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ Bốn, ở lại 16 năm học đạo (399-414 TL), để lại cuốn sách Pháp Hiển truyện, c̣n gọi là Phật quốc kư, có bổn dịch tiếng Pháp của Abel Remusat (Foe Koue ou Relation des Royaumes Bouddhiques, Ernest Leroux, Paris, 1836).
Thầy Pháp Hiển theo con Đường Tơ Lụa, đến đất Khotan mà thầy phiên âm là Cổ sơn, ngày nay là thủ đô của khu tự trị Tân Cương (Uighur). Khi ghé qua Khotan, thầy được tham dự buổi lễ Phật đản được tổ chức rất trọng đại. Dân chúng chuẩn bị lễ Phật đản từ ngày mồng một tháng Tư (thầy dùng âm lịch Trung Hoa), kéo dài tới ngày 29 tháng Tư. Cuộc rước kiệu rất vĩ đại, xe kiệu cao mười mét, trần thiết lng lẫy, ở giữa đặt tượng đức Phật sơ sinh, có vua và hoàng hậu đất Khotan theo nghênh giá.

Thầy Pháp Hiển tiếp tục hành tŕnh xuống đất Ấn Độ vào thành Patalipatra (thầy phiên âm là thành Ba-tra-li phất) ngày nay gọi là thành phố Patna (Hoa thành). Một ngh́n năm trước nơi đây là kinh đô của vương quốc Maghada (Ma-kiệt-đà), láng giềng của quê hương đức Phật, sáu trăm năm trước, đây là nơi đóng đô của đại đế Asoka. Thầy Pháp hiển được chứng kiến và tả lại đầy đủ chi tiết mt buổi lễ Phật đản, vào ngày mồng tám tháng Hai âm lịch. (Đọc Nguyễn phúc Bửu-Tập, "T́m hiểu Lễ Rước Kiệu Phật và Lễ Tắm Phật", Hoa sen số 23, California 1994).

Cũng trong kho sách Đại thừa ở Trung Hoa, một tài liệu có liên hệ đến lễ Đản sanh t́m thấy trong cuốn Đại Đường Tây Vực kư của thầy Huyền Trang. Thầy tả lễ Đản sanh thầy được tham dự ở Kucha (tiếng Pháp viết là Koucha, cách phiên âm mới là KuChe). Kucha ngày xưa là mt ốc đảo lớn nhất nằm ngay trên con Đường Tơ Lụa, là mt trục chánh con đường đạo Phật du nhập vào đất Tàu. Thầy Huyền Trang gọi đất Kucha là Dao Tần; ông có cảm t́nh với đất này v́ nơi đây là quê hương của Cưu-ma-thập (Kumarajiva), người đă đóng góp nhiều nhất trong việc phiên dịch 400 b kinh từ chữ Sanskrit sang chữ Hán (thế kỷ thứ Năm T.L.). Lễ Phật đản tại Kucha cử hành vĩ đại, có cuc rước kiệu gồm mt ngh́n chiếc xe hoa dựng tượng Phật. Ngày lễ Đản sanh tại Kucha lại thiết vào ngày thu phân, tháng Chín, ngày 22.

Tại Tây tạng (Tibet), trước khi bị Trung-hoa cọng sản cưỡng chiếm, nơi đây là đất Phật. Niên lịch Tây tạng ghi ngày lễ Đản sanh là ngày 15 tháng Giêng âm lịch, là ngày quốc lễ lớn nhất trong năm, gọi là lễ Son lan chen po (Lễ Đại nguyện), liên hoan từ ngày mồng bốn cho đến ngày 21 tháng Giêng. Đêm Đản sanh, tại thủ đô Lhassa, mỗi cơ sở công hay tư, mỗi gia cư đều treo đèn, kết hoa. Đức Hoạt Phật (Phật sống, Đạt-lai lạt-ma) ngồi trên kiệu có ban quốc nhạc và đi binh bảo giá tháp tùng, đi viếng và chấm điểm từng đơn vị trong thủ đô, nơi nào có trần thiết lễ. Dân chúng từ mọi nơi trong nước, và cả ở ngoài nước như Mông Cổ, kéo về thủ đô tham dự lễ Đại nguyện, cầu xin đức Phật ban ơn mt năm đầy hạnh phúc.

Lễ Đản sanh tại Trung Hoa :

Nước Trung-hoa cổ, có bộ môn sử kư chép sự việc theo nguyên tắc trung thực và theo thời gian. Theo thứ tự năm tháng, ta đọc trong Pháp uyển Châu lâm, vào đời Đông Tấn (318-420 TL) có người Thái Kiều đúc năm tượng Phật hài đồng để dùng vào lễ Rước Kiệu, trong ngày lễ Đản sanh. Mt tư liệu cổ khác t́m thấy trong sách Cao tăng truyện, viết vào thời Ngũ hồ, cũng tại Đông Tấn (319-351 TL), có người mộ đạo tên là Thích Lộ, mỗi năm vào ngày mồng tám tháng Tư đến chùa làm "lễ chiêm bái đức Phật ra đời," bằng cách tắm tượng Phật bằng nước cam lồ. Học giả đạo Phật Trung-hoa cho là truyền thống đản sanh tại nước Tàu bắt đầu từ các chi tiết này.
Kế đến, trong sách Ngụy Tấn Nam Bắc triều luận tập có đoạn ghi vua Thái Vơ đế nhàNgụy (408-452 TL) nhân ngày Đản sanh, ngự giá ra ngoài thành, thiết lễ rước kiệu Phật. Vua và hoàng hậu đứng trên đài rải hoa lên tượng Phật sơ sinh lúc đoàn kiệu đi qua. Một tư liệu cổ khác, theo thứ tự thời gian, đọc được trong Phật tổ Thống kư, kể chuyện vua Cao tổ Vơ đế nhà Tống tên là Lưu Dũ, năm 462 TL, ngày mồng tám tháng Tư, thiết lễ Đản sanh ngay trong cung điện nhà vua. Cũng trong Phật tổ Thống kư, ta lại thấy vua Hiếu Vơ nhà Tây Ngụy (467-499 TL) cho lệnh rước tượng Phật trên kiệu từ các ngôi chùa lớn ở Lạc Dương vào cung đ́nh, dâng hương hoa làm lễ Đản sanh ngày mồng tám tháng Tư, và ra lệnh mỗi năm từ đó phải thiết lễ Phật đản như vậy. Lại sách Lạc Dương Già Lam kư, mỗi năm trước một hôm ngày Phật đản mồng tám tháng Tư, các chùa trong vùng Lạc Dương phải rước tượng Phật trên kiệu đến Thanh Minh thiền viện, tất cả hơn một ngh́n tượng Phật để cử hành đại lễ ngày hôm sau. Buổi lễ được cử hành rất tưng bừng náo nhiệt đến nỗi một nhà sư từ Tây Vực đến viếng Lạc Dương kể lại là "(ngày Phật đản) hoa vàng ngời sáng dưới ánh dương, lọng hoa lợp kín như mây phủ, cờ phướn giăng lên như rừng cây, trầm hương xông lên dày đặc như sương phủ, tiếng kinh và tiếng nhạc rung chuyển đất trời" (Kenneth Chen, "Buddhism in China", Princeton 1973, trang 279).

Đời nhà Đường ở Trung Hoa là thời đại hoàng kim của đạo Phật tại châu Á. Ta theo dơi được là dưới đời nhà Đường (được ghi chép trong Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao tăng truyện của thầy Nghĩa Tịnh (I Tsing, 635-713 TL) và đời nhàTống (được ghi chép trong Đại Tống chính biên) tức là từ năm 618 đến năm 1279, lễ Đản sanh được thường xuyên cử hành tưng bừng trong các chùa lớn nhỏ trong dân gian.

Sách Phật tổ Thống kư thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương. Vua và hoàng hậu ngự ra cửa An phúc đón vơng Phật vào nhà Thái miếu; dân chúng hân hoan nổi nhạc đốt pháo vui mừng. Dưới đời Đường, lúc đạo Phật cực thịnh, người ta đem từ Ấn Độ sang ít nhất năm di tích xá lợi, của đức Phật. Chùa Pháp môn ở phía Bắc Kinh thành Lạc Dương có một lóng xương tay của đức Phật; bốn chùa khác trong thành mỗi chùa thờ trên tháp mt chiếc răng của đức Phật. Mỗi năm, vào ngày Phật đản hay ngày rằm tháng Bảy, di vật này được chưng bày cho dân gian lễ bái chiêm ngưỡng. Riêng di tích xá lợi lóng xương tay ở chùa Pháp môn th́ hằng năm, ngày lễ Phật đản, lại được rước trên kiệu vào cung đ́nh cho nhà vua hành lễ. Mỗi lần rước kiệu lễ Phật đản là mt cơ hi đ́nh đám quá lớn, dân chúng tham gia quá sức nháo nhiệt, lắm khi thành hỗn loạn. V́ lư do đó, Hàn Dũ, một nhà Khổng học quá khích chống đạo Phật, năm 819 viết bài sớ xin nhà vua băi lệ Phật đản (Kenneth Chen, đădẫn, trang 280).

Đầu thế kỷ thứ Mười TL, tại Huệ Lâm thiền viện phủ Khai Phong, vị trụ tŕ là đại sư Nguyên Chiếu, muốn làm giảm mối căng thẳng giữa đạo Nho và đạo Phật nên chấn chỉnh nghi lễ của đạo Phật, đặt ngày Phật đản, lễ Tắm Phật (c̣n gọi là Quán Phật) vào ngày mồng tám tháng Tư. Lễ Rước kiệu cũng chỉ làm trong khuôn viên chùa. Chi tiết sự việc đều ghi trong sách Đông Kinh Mộng Hoa lục chú (Đông Kinh là phủ Khai phong).

Dưới đời Nguyên, người Mông Cổ là những người mộ đạo Phật, nên vẫn giữ tục lệ thiết Phật đản lớn vào ngày tám tháng Tư. Người khai sáng ra nhà Minh, Chu Nguyên Chương, lúc thiếu thời đi tu ở chùa, nên khi lập quốc, tôn thờ và chỉnh đốn đạo Phật. Dưới đời Thanh, người Măn Châu vào chế ngự Trung Hoa cũng là những người m đạo Phật, nên giữ các tập tục làm lễ Phật đản đă có từ ngh́n năm trước, cho tới khi tiếp xúc với Tây phương.

Nghi lễ của đạo Phật tại Trung Hoa, từ cuối thế kỷ Mười chín cho đến cuc Cách mệnh Cng sản được mt nhàhọc giả phương Tây Holmes Welch mô tả kỹ càng trong sách The Practice of Chinese Buddhism 1900-1950 (Harvard University Press, 1973). Trước Đại hội Kiết tập Sangiti lần Sáu (ta sẽ nói ở sau), người Trung Hoa cử hành lễ Phật đản vào ngày tám tháng Tư, tại chùa đông đúc thiện nam tín nữ tham dự, nghi thức được tả rơ trong sách Holmes Welch (sách dẫn, trang 109 và tiếp theo). Nghi lễ tại các chùa lớn tại Trung Hoa ngay cả trong thời kỳ Dân quốc, đều cử hành theo quy luật ghi trong sách Bách Trượng Thanh quy có từ đời Tống, và được thay đổi ít nhiều dưới triều Minh, gọi là sách Chỉnh Huấn Bách Trượng Thanh quy, dùng làm khuôn thước lễ nghi.

Lễ Đản sanh tại Nhật Bổn:

Nước Nhật Bổn tiếp nhận đạo Phật vào thế kỷ thứ Sáu và người Nhật phát huy đạo Phật vững mạnh cho tới ngày nay. Theo Sử kư Nhật Bổn Nihonshoki, buổi lễ Đản sanh đầu tiên được thiết vào ngày mồng Tám tháng Tư năm 606 TL (người Nhật dùng dương lịch, nhưng các lễ Phật nhiều lúc vẫn theo âm lịch Trung Hoa). Nữ hoàng Suy-Cơ (Sui-Ko, 593-628 TL) và chồng là Thánh Đức thái tử (Shokotu) rất m đạo Phật, ra lệnh cho tất cả các chùa, trong dịp lễ Đản sanh phải thiết lễ và phát chẩn. Trong các chùa lớn và đền Thần đạo tại Nhật ngày nay, một số tượng Phật đản sanh (h́nh tượng đức Phật lúc mới sanh, một tay chỉ xuống đất, một tay chỉ lên trời, miệng đọc câu "duy ngă độc tôn"), tạc từ thời đại Nại lương (Nara) vẫn c̣n giữ được nguyên vẹn, làm bằng chứng là lễ Phật đản đă được cử hành trong các thế kỷ Bảy, Tám tiếp theo. Từ thế kỷ Tám đến thế kỷ Mười hai (triều đại B́nh An, Hei-an, 749-1185 TL), đạo Phật ảnh hưởng mạnh vào sinh hoạt xă hi và văn hóa nước Nhật, các buổi lễ Phật càng được cử hành lớn, dựa vào hoàng gia và quư tc.

Qua triều đại Kiếm thương (Kamakura, 1185--1335) Phật giáo Nhật-bổn bắt đầu nhận chân những mối bất lợi v́lễ bái cúng tế hào nhoáng gây ra và Thiền tông trở nên hưng thịnh. Thêm vào đó là mối cạnh tranh với Thần đạo bây giờ có nhiều khuynh hướng thực tiễn ái quốc, nên Phật giáo phải nhẹ việc phô trương thanh thế bên ngoài, v́ vậy càng giúp cho Thiền tông nẩy nở mạnh hơn, và các buổi lễ Phật phải cử hành đơn giản hơn. Ta nhận thấy sự kiện này trong mt tập kư ức của Koka Shiren: "Trong nhiều năm, ngay tại thủ đô, người ta thiết lễ Phật đản vào ngày mồng Sáu để tránh mt ngày lễ lớn Thần đạo vào ngày mồng Tám tháng Tư." Trong một bổn Đại tự Nhật kư của chùa Kenchoji do Đạo lan Đan khê (Doryu Rankei) viết năm 1249, rơ ràng và hàm ư châm biếm cách thức thiết lễ Đản sanh nhum màu Thần đạo: "(Năm nay) ngày Phật đản, lễ tắm Phật do các vị phu nhân 'shoguna' (vợ của các vị chính quyền tướng quân) phụ trách, gây ra nhiều điều lạ mắt. Ngày xưa (vào lễ Phật đản) có bao nhiêu chi tiết đẹp ư đẹp ḷng, như lễ cắm hoa. Ngày nay kiểu cách mới được đem vào chùa, làm lạ tai lạ mắt người theo Phật." Sau đó, có lẽ chính quyền Vơ sĩ đạo muốn tránh quần chúng dị nghị, nên từ thế kỷ Mười ba, tổ chức buổi lễ Thần đạo vào ngày mồng Chín, dành ngày mồng Tám cho các chùa và dân chúng làm lễ Đản sanh. Gần đây hơn, ta đọc được trong Nhật Bổn Niên giám Kư sự 1953 mt đoạn viết về lễ Đản sanh: "Mỗi năm trên toàn quốc, vào ngày mồng tám tháng Tư (lễ Phật đản) dân chúng đi hái mọi loại hoa rừng, cắm vào cành tre vót nhọn, làm lễ Phật. Các bó hoa này gọi tên là hoa hướng thiên đường (tentobana), hay là hoa tôn quư (takahana)". Cũng v́ tục lệ đẹp đẽ này mà tại Nhật, ngày tám tháng Tư c̣n gọi là ngày Lễ Hoa. Ta cần nhắc thêm là người Nhật mộ đạo tin là nhân loại sẽ được hoàn toàn cứu rỗi trong tương lai khi đức Phật Di Lạc ra đời, và nếu mỗi năm thành tâm thiết lễ Phật đản, th́ ngày đức Phật Di Lạc hiện đến sẽ gần hơn. V́ vậy, mà ngày tám tháng Tư lại có thêm tên là ngày Nguyện cầu (Ryu ye-e), tên của một tông phái tại Nhật thờ Phật Di-lạc.

Một biến cố Phật đản liên hệ đến tổ chức Gia đ́nh Phật tử Nhật cần nhắc lại đây. Gia đ́nh Phật tử Nhật gồm thiếu nhi và thanh niên hoạt đng rất mạnh. Trong cuc canh tân nước Nhật, cuối thế kỷ Mười chín do đại đế Minh Trị Thiên hoàng lănh đạo, đạo Phật v́ tôn chỉ chung ḥa b́nh, bị nghi ngờ là chống giới quân phiệt, lực lượng nồng cốt ủng hộ nhà vua. Gia đ́nh Phật tử Nhật, nhờ hoạt động khéo léo đă làm mối giây liên lạc giữa đạo và phong trào quốc gia vơ sĩ đạo. Năm 1912, ngày Phật đản mồng tám tháng Tư, Gia đ́nh Phật tử cử hành lễ tại công viên Asakusa Park, hi họp tất cả đại biểu đoàn viên trong nước, lấy tên buổi họp đoàn là Hanamatsuri. Từ đó, hanamatsuri được tổ chức mỗi năm, ngày họp bạn của nhi đồng và thanh niên toàn nước Nhật nhân ngày lễ Phật đản.

Lễ Đản sanh tại các nước thờ Phật giáo Theravada:

Tại các nước thờ Phật giáo Nguyên thủy, ngày Phật đản gọi là Visakha Puja (chữ Sanskrit viết là Vaisakha; Tích Lan: Vesak; Cao Miên: Vissakh bochea; Thái Lan: Vaishaka Puja; Lào: Vixakha bouxa). Lễ này kỷ niệm ba biến cố quan trọng trong đời đức Phật: đản sanh, thành đạo, vànhập niết bàn vào mt ngày... Chữ Nho ta gọi là lễ Tam Hợp. Người Phật tử phái Nguyên thủy tin là đức Phật đă chọn sanh ra đời, thành đạo và mất vào cùng một ngày. Nói chung, tại Đông Nam Á Nguyên thủy, Visakha là ngày quốc lễ nhưng được thiết trong khuôn viên chùa (vat, wat). Lễ được thiết vào ngày trăng tṛn, giữa tháng Tư và tháng Năm dương lịch. Trong dịp lễ, dân chúng tụ họp tại chùa, đọc kinh, nghe thuyết giảng về đời sống của Thích Ca. Tại Thái Lan, chẳng hạn, buổi thuyết giảng pathama-sambodhi, bắt đầu từ trưa, kéo dài suốt đêm. Bài giảng kể lại lễ thành hôn của vua Tịnh phạn và hoàng hậu Maya (vương phụ và vương mẫu của đức Phật), đời sống lúc trẻ của đức Phật, quyết định đi tu cho tới khi thành đạo, hoằng Pháp và nhập diệt. Bài giảng kết luận nêu lên các nguyên do đạo Phật bị tru diệt tại Ấn Độ, để cho tín đồ suy nghĩ đừng phạm vào lỗi lầm cũ mà mất đạo.

Tại Ai Lao, lễ Tam hợp c̣n gọi là ngày Buon Bang Fay, có nghĩa là Hi Pháo. Trong năm, Hi Pháo là ngày lễ vui nhn nhất. Các chùa thi nhau làm pháo, cùng mt loạt ban đêm đốt lên, xem chùa nào đẹp nhất lănh thưởng, làm tṛ vui cho dân chúng.

Tại Nepal (người Tàu phiên âm là Nê-bạc-nhỉ) đạo Phật pha trn gắn bó với Ấn Đ giáo, nhưng Phật đản vẫn làmt ngày quốc lễ, gọi là Bahiravajatra, thiết vào ngày trăng tṛn tháng Năm dương lịch. Vào ngày lễ, dân chúng mổ trâu ḅ làm tiệc, và nhảy múa suốt đêm ngoài l.

Tại Sri-Lanka (Tích Lan), lễ Phật đản gọi là Vesak, là ngày quốc lễ trọng đại nhất trong năm, vào ngày trăng tṛn tháng Năm. Như trên đă nói, sử Tích Lan Mahavamsa chép là "lễ Đản sanh được thiết từ ngày đạo Phật được hoàng tử Mahinda, con trai của đại đế Asoka vâng lệnh vua cha đem đạo của đức Thích Ca vào nước Sri-Lanka. Bắt đầu từ thế kỷ thứ Bốn, lễ được chính thức cử hành mỗi năm, có cuc phát chẩn lớn cho dân nghèo và cuc dâng y bát cho người tu sĩ. Người Anh đến thôn tính nước Sri-Lanka năm 1815, chịu áp lực của các giáo hi truyền giáo Tây phương, ra lệnh bỏ tục lệ Vesak, làm cho dân bị trị mất tục lệ cúng Phật.

Cuối thế kỷ Mười-chín, nhóm lên phong trào kháng Anh do Phật giáo đề xướng, lấy chủ đề là Chấn hưng Phật giáo. Buổi lễ Vesak lần đầu tiên được tái lập sau bảy mươi năm bị chính quyền Anh cấm đoán, cử hành vào ngày 17 tháng Tư năm 1885. Một người Hoa Kỳ thờ Phật giáo, Đại tá Henry Steele Olcott, trong cuốn kư ức Old Diary Leaves thuật lại là phong trào có sáng kiến lập một lá cờ Phật giáo gồm sáu màu sắc thoát ra từ hào quang chiếc áo đức Phật, dùng để tượng trưng ư niệm hợp đoàn của người theo đạo Phật. Lá cờ này từ đó được Phật giáo thế giới nh́n nhận là lá cờ của đạo Phật, dùng trong mọi quốc gia, đặc biệt vào ngày Phật đản.
Tại Nam Việt Nam, tám mươi năm sau, có lẽ v́ không để ư tới cái lư do tượng trưng thiêng liêng này của lá cờ Phật giáo đă gây ra sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng ḥa. Phật đản tại Sri-Lanka gồm ba lễ lớn: atasil là lễ cầu nguyện; dan-sai, lễ cúng thực phẩm cho tăng ni và phát chẩn cho đại chúng; và thứ ba là đại lễ liên hoan: treo cờ, kết hoa, vui chơi suốt mấy ngày đêm trong nhà, ngoài phố. Ở Sri-Lanka c̣n có mt tục lệ rất đẹp là mỗi năm vào ngày Phật đản Vesak, mỗi người gởi thiệp chúc mừng thăm viếng nhau, tương tự như tục trao đổi thiệp mừng của người theo đạo Cơ-đốc, nhân ngày đức Chúa Christ giáng sanh.

Kết luận:

Ta đă duyệt qua các truyền thống lựa chọn ngày lễ Phật đản của hai phái Đại thừa và Nguyên thủy. Mối thắc mắc ngày mồng tám tháng Tư có đúng là ngày sanh của đức Phật hay không cũng được giải tỏa. Nước Ấn Độ không dựa vào hệ thống biên niên để viết sử nên ta không tin tưởng vào ư niệm ngày tháng của Ấn Độ. Người Trung Hoa vốn chung thực tiễn, lại chú trọng sử kư nhiều hơn, cũng đă chấp nhận truyền thống Ấn Độ hoàn toàn v́ đức tin. Ta có thể dẫn chứng cớ trong Ngọc Phật cung tự kinh của thầy Nghĩa Tịnh (I tsing, đă dẫn ở trên):

"Lư do (người xưa) đă lựa mồng tám tháng Tư làm ngày Phật đản, v́ qua mùa xuân cho đến mùa hạ, mọi tai ương đều chấm dứt, tạo vật thức tỉnh sống lại, không c̣n chướng vật nào ngăn chận nẩy nở; và khí trời cũng vậy, không lạnh quá không nóng quá. Cho nên ngày đó là ngày thích hợp nhất để làm lễ Đản sanh."

Như vậy, đọc lại lịch sử và nhận định qua các truyền thống, ta có thể kết luận không sợ sai lạc nhiều là ngày Đản sanh đă được lựa chọn để thiết lễ, và chưa ai chứng minh được ngày nào đích là ngày sinh nhật đích xác của đức Phật. Thật ra, không chỉ riêng với đạo Phật mà đối với mt tôn giáo trẻ hơn đạo Phật như đạo Cơ đốc, ngày sanh của đức Chúa Christ cũng đă được chứng minh từ lâu không phải chính xác là ngày người Tây phương làm lễ Giáng sanh). Thiết tưởng vấn đề trọng đại là cử hành lễ, chi tiết ngày tháng người xưa không cố chấp xem là quan trọng.

Một điểm cuối để kết luận bài khảo sát nhỏ này về mặt triết lư, siêu h́nh và hướng linh là việc giải thích v́ sao ngày trăng tṛn tháng Vassa của lịch Ấn Độ (từ giữa tháng Tư sang giữa tháng Năm dương lịch) được chọn làm lễ Đản sanh. Trước tiên là v́ truyền thống này đă có từ lâu trong trường Nguyên thủy Theravada. Như trên đă nói, người theo Phật giáo Nam tông tin là đức Phật đă chọn ngày ra đời, thành đạo, và nhập niết bàn cùng vào mt ngày. Lại c̣n nhiều lư do để giải thích việc lựa chọn. Lư do thiết thực hơn cả là v́ niên lịch Phật giáo thiên về âm lịch và ngày xưa, Visakha là ngày đẹp nhất trong năm. Mùa mưa bắt đầu, tu sĩ phải tập họp vào mt nơi để tu học, và ngày visakha là ngày khởi đầu giai đoạn hợp đoàn. Lại nữa, mưa bắt đầu, cỏ cây sống lại, sinh vật cũng bắt đầu nẩy nở, người tu sĩ phải tránh di chuyển để tránh sát sinh. Visakha khởi đầu cuc chuẩn bị vào hạ, người tu sĩ Theravada sẽ an cư kiết hạ sau Visakha, tránh các cuc sinh hoạt náo nhiệt.

Sau Thế Chiến Hai, biến cố trọng đại nhất trong lịch sử thế giới là việc h́nh thành các quốc gia đă thoát ra được ách thực dân của người phương Tây. Một trong những ước vọng tiềm tàng của các dân tc mới thâu hồi được tự do là tái lập vị thế tôn giáo cổ truyền của họ, đă bị chính quyền người Tây phương hiếp đáp quá nhiều trong hơn mt trăm năm trước. Mọi tôn giáo muốn tồn tại trong sinh hoạt dân gian, phải được tổ chức, và tín đồ phải biết khép cánh hỗ trợ. V́ lẽ đó mà trong thập niên năm mươi, tín đồ Phật giáo đă tổ chức Đại hi kiết tập (sangiti) lần Sáu tại Miến Điện. Sangiti là đại hi quy tụ các nhà lănh đạo Phật giáo để san định kinh sách và quyết định cương lĩnh cấp thời của đạo. Đại hội chọn lá cờ Phật giáo và quyết định lấy ngày trăng tṛn từ giữa tháng Tư sang giữa tháng Năm dương lịch làm ngày khánh lễ Đản sanh đức Phật Thích Ca. Tất cả quốc gia tham dự Đại hi Sangiti lần Sáu đều thỏa nhận quyết định thiết lễ Visakha vào ngày trên. Tục lệ tại Việt-nam cũng đă dần dần hướng tới dùng ngày Visakha làm ngày lễ Đản sanh của đức Phật, do quyết định của Giáo hi Phật giáo Việt Nam Thống nhất./.

Nguồn: Thế-Kỷ 21, số. 109, 05-1998, California, USA

***
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 3 of 10: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 11:18pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

LỄ PHẬT ĐẢN

Ngày Phật Đản là ngày Chư Thiên, Hộ Pháp, Chư Phật, Bồ Tát mười phương thế giới lớn tiếng khen ngợi " Sự không thể nghĩ bàn " của Thích Ca Văn Phật, thị hiện vào đường sanh tử tế độ chúng sanh thế giới Ta Bà đi đến Phật Vị, Chư Địa Thần cũng phát tâm hộ trợ cho chúng sanh nào quyết tu Phật Đạo. Cũng là ngày trời đất giao hoà, chúng sanh chịu hoa báo trong địa ngục cũng được hào quang thánh đức của Như Lai soi tới nên Phát Bồ Đề Tâm đông không thể kể xiết gọi là Ngày Địa Ngục Mở Cửa; cũng v́ thế, địa ngục đă hết đối với các chúng sanh ấy. Phật Đản là Ngày Kỉ Niệm dành cho chúng sanh chứ không phải dâng cho Phật. Hiểu như thế mới thực là biết mừng Ngày Phật Đản: Con mừng Ngày Phật Đản là Ngày Phật có trong Tâm Con, Ngày Con Phát Tâm theo Đức Phật vượt biển khổ Trần Gian. Đó mới chính là Ngày Phật Đản.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Như Lai Phật, Đệ Tử hôm nay ngồi dưới Phật Đài, chiêm ngưỡng tôn dung vô tướng hiện thân , lễ này con nguyện không trụ quá khứ, hiện tại, vị lai, mà báo đáp thâm ân, mừng đại nhân duyên Đức Phật-Ngài đă chuyển pháp luân chỉ dạy cho con và chúng sanh biết con đường vượt khổ để đến nơi bờ giác.

CÁC ĐIỂM TRỌNG YẾU TRONG LỄ PHẬT ĐẢN

*Quán Lạp ( Hành Sự ): Quán là chỉ việc tắm Phật, Lạp chỉ Ngày Hạ Măn. Hằng năm cứ đến Ngày Hạ Măn ( Rằm tháng 7 Âm Lịch ) đều cử hành Nghi Thức Tắm Phật, gọi là Quán Lạp.

*Quán Phật ( Hành Sự ) c̣n gọi là Dục Phật. Chỉ Lễ Tắm Phật. Tắm rửa lau chùi tượng Phật sẽ được cong đức to lớn. Nhiều Kinh nói về việc này. Ở Tây Thiên thường xuyên làm việc này. Theo Kí Qui Truyện th́ theo phong tục Tây Thiên Tắm Phật là việc làm b́nh thường.

+Theo Phật thuyết Ma Ha Sát Đàn Kinh th́ Lễ Quán Phật là chỉ lễ Tắm Phật trong Ngày Phật Đản vào Ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch ( Nay theo thuyết mới nhiều nơi đổi thành rằm tháng 4 âm lịch ).

+Theo Bát Nê Hoàn Hậu Quán Lạp Kinh th́ Ngày Phật sinh tức Ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch và Ngày Hạ Măn tức là Ngày Rằm tháng 7 đều làm Lễ Quán Phật.Các Tông đều cử hành lễ Quán Phật vào Ngày Phật Đản. Thiền Tông trong Ngày Phật Thành Đạo tức Ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch cũng cử hành Lễ Quán Phật.

+Theo Thí Dụ Kinh , Lễ Tắm Phật vào các Ngày Lạp Bát ( Tức là Ngày Hạ Măn rằm 15 tháng 7, vào Ngày Phật Thành Đạo Ngày 8 tháng chạp 12 âm lịch ).

*Quán Phật Hội ( Hành Sự ) tức là Hội Tắm Phật, c̣n gọi là Phật Sinh Hội tức Hội Phật Sinh. Đó là Lễ Hội được cử hành vào Ngày Phật Đản ( Trước kia thường cử hành vào Ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Nay cử hành vào Ngày Rằm 15 tháng 4 âm lịch v́ căn cứ theo thuyết mới ). Lễ Tắm Phật cử hành vào đêm hôm đó.

1.Pháp Sái Tịnh trước khi vào Lễ Tắm Phật:

*Vị Chủ Lễ, tay trái bưng chén nước Cam Lồ có cành hoa tươi để sẵn trên chén; tay phải dùng ngón vô danh ( Ngón đeo nhẫn-Ngón áp út ) nhúng vào chén nước, rồi kiết Ấn Cam Lồ ( Co ngón áp út vào ḷng bàn tay, rồi ngón cái bấm vào đầu ngón áp út. Thế là Ấn đă thành; Ấn này c̣n gọi là Ấn Kiết Tường ), sau đó dùng tay Ấn này vẽ 2 chữ Án Lam Phạn Tự vào trong chén nước, rồi búng 3 cái và miệng thầm đọc bài Pháp Ngữ Cam Lồ Sái Tịnh:
" Phù thử thủy giả, bát công đức thủy tự thiên chơn, tiên tẩy chúng sanh nghiệp cấu trần, lưu nhập Tỳ lô hoa tạng giới, cá trung vô xứ bất siêu luân. Thủy bất tẩy thủy diệu cực Pháp thân, trần bất nhiễm trần phản tác tự kỷ. Quyên trừ nội ngoại, đảng địch đàn tràng, sái khô mộc nhi tác dương xuân, khiết uế ban nhi thành Tịnh độ. Sở vị nội ngoại trung gian vô trược uế, thánh phàm u hiển tổng thanh lương.
Bồ tát liễu đầu cam lồ thủy,
Năng linh nhứt đích biến thập phương,
Tinh chuyên cấu uế tịnh tiêu trừ,
Linh thử đạo tràng tất thanh tịnh. "
Sau đó, Vị Chủ Lễ tay cầm cành hoa sẵn có trong chén cam lồ, đưa lên giữa khoảng không trước Phật đài viết hai chữ Án Lam Phạn Tự, rồi mới đọc lớn câu " Nam mô Cam Lồ Vương Bồ Tát " cho đến khi sái tịnh hết khắp Đạo Tràng rồi mới ngưng đọc.
*Bấy giờ, tất cả Đại Chúng mới vào Nghi Thức Lễ Phật Đản ( Lễ Tắm Phật ). Về Nghi Thức Tắm Phật, có các Nghi Quỹ như sau: Bát Nê Hoàn Hậu Quán Lạp Kinh, Phật Thuyết Quán Tẩy Phật H́nh Tượng Kinh, Tân Phật Dụ Tượng Nghi Quỹ ( Hoặc quư vị có thể tham khảo thêm ở: http://www.buddhismtoday.com/viet/nghithuc/phatdan.htm ).


2.Nước Dùng Tắm Phật:

*Ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hằng năm, dùng nước bông hoa tinh khiết để tắm Phật.

*Chúng ta lấy nước nào Tắm Như Lai?

Một số người cho rằng không được dùng nước giếng để Tắm Phật, phải lấy nước tinh khiết, v́ thế chỉ có nước mưa từ trên Trời rơi xuống mới tinh khiết ( Nước Vô Căn tức là nước mưa vậy.)

Theo các Vị Tổ dạy, nước Tắm Phật phải lấy từ Tánh Thiên Chơn hay từ Vô Thức, Vô Tâm của chúng ta, nghĩa là cùng tột sự giải thoát. V́ từ Tánh Thiên Chơn mới sinh ra được nước Bát Công Đức Thuỷ. Nước Bát Công Đức Thuỷ có một công năng kỳ diệu là có thể tẩy sạch được Thân Nghiệp chướng ô uế, rửa sạch Tâm phiền năo của chúng ta.

Để Tắm Phật, chúng ta mượn nước trong sạch phải kết hợp được Ḷng Thành, Tánh Thiên Chơn của chúng ta. Nếu không có Ḷng Thành, không phát xuất từ Tánh Thiên Chơn, th́ không hiệu nghiệm. Nước Bát Công Đức Thuỷ này do ta tu hành đúng Chánh Pháp mà có vậy.

V́ thế, phải mượn Nước Sạch cộng với Tâm trong Sạch và Công Đức của chúng ta. Kết hợp 3 yếu tố này lại mới thành Pháp. Chính v́ lư do không đơn giản ấy, nên h́nh thức Tắm Phật giống nhau, nhưng có nơi đạt được sự linh nghiệm, có nơi không. Thực tế, chúng ta tham dự Lễ Tắm Phật, có cảm nhận rằng Người Chủ Lễ trang nghiêm được Tâm thanh tịnh, trong sáng, Đức Hạnh vẹn toàn, nên đă biến Nước Mưa thành Nước Bát Công Đức Thuỷ. Nước Bát Công Đức Thuỷ này nếu rải trúng ai th́ người đó sẽ được Tâm mát mẻ. Nói cách khác, nhận thấy Đức Hạnh của Vị Chủ Lễ, chúng ta sinh Tâm Kính Trọng, an vui, giải thoát. Có thể nói trên bước đường tu, chúng ta thường Mượn Cảnh để Biểu Thị Tâm, v́ Tâm không có Cảnh trở thành Vô Nghĩa, mà Cảnh không chuyên trở được Tâm th́ cũng không có giá trị ǵ.

Hiểu rơ như vậy, khi làm Lễ Tắm Phật, chúng ta cần nên chuẩn bị tư thế đạt đến Tánh Thiên Chơn, với tất cả ḷng thành, với tất cả niềm tin, th́ mới có kết quả tốt. Cùng cầu nguyện, mà người có kết quả tốt, người không được ǵ và cùng tổ chức Đạo Tràng giống nhau, nhưng có Đạo Tràng Thanh Tịnh, Đạo Tràng Không Thanh Tịnh là vậy.

Tâm Thành cùng với Niềm Tin của chúng ta hoà quyện với Đức Hạnh của Vị Chủ Lễ, tất cả dồn Lực vào Nước Tắm Phật, biến tượng trở thành linh thiêng. Tượng vật chất không linh, nhưng kết hợp được Niềm Tin và Ḷng Thành của con người th́ cảnh này trở thành ḱ diệu, tượng này thành trang nghiêm thanh tịnh, khiến chúng ta h́nh dung bức tượng trong thau nước là Đức Như Lai đứng trên toà sen và chúng ta Tắm Như Lai. Bấy giờ tượng Phật chính là tiêu biểu cho Trí Tuệ Quang Minh, " Trí Tuệ Quang Minh toạ Bảo Đài " và có công năng " Ngũ trược chúng sanh đều rửa sạch. Không c̣n sanh tử ở trần ai là vậy đó."

*Bí Tạng Kí Bản nói về Phép Mộc Dục tức Phép tắm tượng Phật như sau: " Tức là quán tưởng dùng nước vốn dĩ tự tính thanh tịnh mà tắm rửa cho tấm thân không nhơ của Chư Phật và tẩy rửa 160 Tâm Tự Tha trong cơi chúng sanh."

3.Quán Phật Hương Thang ( Vật ): tức là Nước Hương Thang để Tắm Phật:

*Theo Dục Tượng Công Đức Kinh: " Phải dùng các thứ Diệu Hương như Ngưu Đầu, Chiên Đàn, Tử Đàn, Đa-Ma-La Hương, Cam Tùng, Bạch Đàn, Uất Kim, Long Năo, Trầm Hương, Xạ Hương, Xạ Hương, Đinh Hương...Tuỳ theo các thứ đă kiếm được đó mà làm thành nước thang thuỷ đựng ở trong tịnh khí."

*Phép chế Hương Thang của Thiền Tông th́ chỉ dùng 7 thứ Hương Liệu. Theo Tượng Khí Tiên, q.13: " Thuyết cũ nói rằng, Đơn Hương Thang Tắm Phật gồm các vị:

1)Trầm Hương 1 lạng.

2)Bạch Đàn Hương 1 lạng.

3)Cam Tùng Hương 1/2 lạng.

4)Đinh Tử Hương 1/2 lạng.

5)Huân Lục Hương 1/2 lạng.

6)Khuân Cùng Hương 1/2 lạng.

7)Uất Kim Hương 1 tiền 3 phân.

Đem 7 thứ này đựng vào túi vải sạch rồi ném vào vạc mà nấu. "

4.Bài Kệ-Bài Chú Tắm Phật ( Quán Phật Kệ ):

Bài Kệ này xuất phát từ Dục Tượng Công Đức Kinh. Do đó, Khi Vào Nghi Thức Lễ Phật Đản đến Chỗ Bài Kệ-Chú Tắm Phật th́ chúng ta phải Đọc liên tục Bài Kệ-Chú Tắm Phật này cho đến khi từng người trong đại chúng theo thứ tự, hoàn tất việc dâng hoa và múc nước thơm tưới lên tượng Phật sơ sinh.

A)Kệ Tắm Phật Dịch Âm:

Ngă kim quán mộc Chư Như Lai.
Tịnh Trí trang nghiêm công đức tụ
Ngũ trược chúng sanh lịnh ly cấu
Đồng chứng Như Lai Tịnh Pháp Thân
Tỳ gia thành lư bất tằng sanh
Ta la thọ gian bất tằng diệt
Bất sanh bất diệt lăo Cù Đàm
Nhăn trung khán kiến trùng thêm tuyết
Kim triêu chánh thị tứ ngoạt bát
Tịnh Phạn Vương Cung sanh Tất Đạt
Cửu long phúng thuỷ thiên ngoại lai
Bỗng túc liên hoa tuỳ địa phát.
*Hán Việt: Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ hạ ( 21 lần ).
*Phạn âm: Om Muni Muni Maha Muni Shakya Muniye Soaha ( 21 lần ).

B)Kệ Tắm Phật Dịch Nghĩa:

Con nay tắm gội đức Như Lai
Bậc trí trang nghiêm, công đức đầy
Cơi trược chúng sanh ĺa uế nhiễm
Trọn nên thân pháp vốn không hai.
Phật không sanh ở Ca-tỳ-la
Cũng chẳng qua đời tại Sa-la
Sống chết thong dong, nào quái ngại
Bậc siêu sanh diệt: Sa-ky-a.
Trăng tṛn Ve-sak, cảnh xinh tươi
Mừng Tất-đạt-đa sanh cơi đời
Rồng múa lượn quanh phun nước tắm
Hoa sen nở ngát dưới chân Người.
Nam-mô Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật ( Niệm 21 lần ) .
Hoặc: Nam mô Lâm Tỳ Ni Viên Trung Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( Niệm 21 lần ).

***
      





Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 4 of 10: Đă gửi: 03 May 2006 lúc 11:30pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

CÁC ĐẠI LỄ PHẬT GIÁO

Bốn đại lễ hằng năm là: Ngày Phật Bảo, Ngày Pháp Bảo, Ngày Tăng Bảo, và Ngày Phụ Mẫu:

*Ngày Phật Bảo (Vesakhapuujaa) nhằm rằm tháng Tư âm lịch. Kỷ niệm ba sự kiện trọng đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: đản sinh, thành đạo và viên tịch v́ vậy c̣n được gọi là Đại Lễ Tam Hợp.

*Ngày Pháp Bảo (Maghapuujaa) nhằm Rằm tháng Giêng âm lịch. Kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết kinh Giải Thoát Giáo (Ovadaapatimokkha) về tôn chỉ của Giáo Pháp và tinh thần hoằng pháp. Cũng ngày Rằm tháng Giêng, Đức Phật xác định nền tảng của Giáo Pháp đă thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch.

*Ngày Tăng Bảo (Kathina) c̣n gọi là đại lễ Tăng Y. Là ngày lễ do chính đức Phật chế định duy tŕ luật nghi của Tăng Già và tinh thần hộ đạo của người cư sĩ.

*Ngày Cha Mẹ. Cũng gọi là đại lễ Vu Lan Báo Hiếu tổ chức vào Rằm tháng Bảy âm lịch. Đại lễ mang ư nghĩa ghi nhớ thâm ân sinh dưỡng và cầu phước cho cha mẹ hiện tiền cũng như quá văng. Ảnh hưởng truyền thống Trung Hoa ngày lễ cũng là ngày cầu siêu độ cho người quá văng nên cũng được gọi là ngày Xá Tội Vong Nhân.

HAI CUỘC LỄ LỚN CỦA PHẬT GIÁO.

Phật giáo có hai cuộc lễ lớn, mỗi năm được Quần Tiên Hội tổ chức và cử hành một cách long trọng nhưng người ngoài ít ai biết được.

Ấy là lễ Huê Sắc (Vesak), Vía Phật và lễ A sa la (Asala), lễ chuyển Pháp Luân.

1.LỄ HUÊ SẮC (VESAK):

Theo kinh sách Phật tại Tích Lan, th́ Đức Bồ Tát :

a/ Giáng sanh nhằm ngày trăng tṛn của tháng Huê Sắc (Vesak).

b/ Đắc đạo làm một vị Phật cũng nhằm ngày trăng tṛn của tháng Huê Sắc.

c/ Nhập Niết Bàn cũng nhằm ngày trăng tṛn tháng Huê Sắc.

Tháng Huê Sắc của Thiên Trước luôn luôn chạy nhằm tháng năm dương lịch (mois de Mai) thường thường là tháng tư âm lịch.

Nhưng nói cho đúng là giờ trăng tṛn của tháng Huê Sắc chớ không phải là ngày trăng tṛn ( Đức Phật hiện ra đúng vào trăng tṛn của tháng Huê Sắc, đối chiếu với tháng năm dương lịch ( mois de Mai) Giờ trăng tṛn nầy tính theo giờ Thiên Văn Đài Greenwich của Anh. Giờ Greenwich khác với giờ Việt Nam thuở xưa là 7 giờ, c̣n ngày nay th́ 8 giờ. Thí dụ năm 1963, giờ trăng tṛn tháng Năm theo Thiên Văn Đài Greenwich là 5 giờ 24’ chiều ngày 8 Mai tức là 17 giờ 24’ bên Anh, c̣n bên Việt Nam ḿnh th́ 5g 24 + 8g = 13g 24’ tức là khuya ngày 8 rạng mặt 8 Mai 1963 ). Thế nên mỗi năm tới ngày trăng tṛn tháng Huê Sắc, các hàng Phật tử ở Tây Tạng, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Nê Bôn, Âu Châu đều cử hành một cuộc lễ rất long trọng để kỷ niệm ba đại sự trong đời sống của Đức Phật Thích Ca tại thế.

Tạp chí Phật giáo La Pensée boudhique bắt đầu từ số tháng Juillet 1951 có nói tới cuộc lễ nầy do các vị thân hữu Phật giáo ở Ba Lê tổ chức và thường có những đại diện Phật giáo các xứ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Nê Bôn đến dự.

Tôi không rơ thuở xưa các nhà sư bên Trung Hoa tính toán ngày giờ cách nào mà nói Đức Bồ Tát giáng sanh nhằm mồng 8 tháng tư âm lịch, hoặc giả thuở đó ngày trăng tṛn nhằm ngày mồng 8 chăng ? C̣n ngày thành đạo lại là mồng 8 tháng chạp. Ngày giáng sanh và ngày thành đạo khác nhau.

*VÍA PHẬT LÀ NGÀY HẠNH PHÚC NHỨT CỦA NHƠN LOẠI:

Ngoài đời không ai tin rằng Vía Phật là ngày hạnh phúc nhứt của nhơn loại, bởi v́ không ai biết rằng ngày đó Đức Phật ĺa khỏi cơi Đại Niết Bàn xuống trần thế hiện ra đặng ban ân huệ cho ba ngàn sáu trăm triệu linh hồn trên địa cầu nầy. Đây có phải là Ngài noi gương mấy vị Phật quá khứ chăng ?

Có lẽ tại những cố gắng trong nhiều thế kỷ qua, lúc Ngài tu luyện đặng xứng đáng với địa vị cao cả sau nầy, cho nên Ngài tự nguyện để dính dấp một chút với hồng trần đặng khi Đức Di Lạc Bồ Tát gặp trường hợp cấp bách khẩn cầu Ngài th́ Ngài xuống chỉ bảo và giúp đỡ nếu cần. Ngoài ra, mỗi năm đúng giờ bỏ xác phàm tức là giờ trăng tṛn tháng Huê Sắc, Ngài giáng phàm một lần, dùng một phương pháp nhiệm mầu giúp chúng sanh bớt khổ trong tâm hồn một phần nào, người ta gọi đó là Phật ban ân huệ cho chúng sanh.

*PHẬT BAN ÂN HUỆ:

Đức Phật có một thần lực riêng biệt của Ngài mà Ngài rải ra khi ban phép lành cho đời. Sự ban phép lành nầy là một việc duy nhứt và vô cùng huyền diệu. Mỗi Đức Phật nhờ quyền năng và địa vị của ḿnh cho nên vào ra được những cảnh giới cao siêu của vũ trụ mà chúng ta chưa lên tới. V́ vậy, Ngài có thể biến đổi những thần lực ở mấy cơi đó và đem chúng nó xuống tới mức của chúng ta. Không có sự trung gian của Ngài th́ những thần lực nầy không hữu ích cho chúng ta chút nào trong đời sống hằng ngày. Những sự rung động của chúng nó thật là phi thường và mau lẹ cho đến đỗi chúng nó đi ngang qua ḿnh chúng ta mà chúng ta không hay, không biết, mặc dầu tŕnh độ tiến hóa của chúng ta tới mực nào. Nhưng thay v́ điều đó, khi Đức Phật ban phép lành th́ những thần lực đó gặp các vận hà chuyển đi cũng như nước gặp liền những ống dẫn; chúng nó thêm sức cho những việc lành, việc phải và đem sự yên tịnh cho những tâm hồn nào đủ sức thụ lănh chúng nó. Khi Phật giơ tay mặt ban phép lành th́ một trận mưa hoa rớt xuống in như lúc Ngài trở về Kapilavastu thuyết pháp cho vua Tịnh Phạn nghe. Đây tôi chỉ nói ư nghĩa của lễ Huê Sắc.

*ĐỨC PHẬT THÍCH CA HIỆN RA VÀO NGÀY LỄ HUÊ SẮC:

Kinh sách Phật Trung Hoa không có nói đến việc Đức Thích Ca hiện ra ngày lễ Huê Sắc nầy, c̣n các hàng Phật tử bên Tây Tạng và Trung Bộ Á Châu đều công nhận điều đó là sự thật. Cho nên mới có những lời sau đây theo cuốn Cải cách Ấn Độ giáo - Tiểu luận về Phật giáo (Réforme Hindoue – Essai sur le Bouddhisme) par V. Reynaud nơi trương 112, sau khi nói về Đức Phật bỏ xác có đoạn nầy :

" Nhơn dịp nầy thấy rất hữu ích mà tỏ ra đây rằng : một cuộc lễ lớn được tổ chức mỗi năm tại Tây Tạng lúc trăng tṛn tháng Năm dương lịch để kỷ niệm ngày Phật nhập Niết Bàn, ấy là lễ Huê Sắc. Nó tập hợp một số Phật tử rất đông đảo và những vị Thượng tọa, Trưởng lăo ở các tu viện Tây Tạng. Người ta cúng kiến và khấn vái Đức Phật và theo truyền thống Phật giáo th́ ngày đó Đức Phật hiện ra cho các tín đồ thấy, giống in như lúc Ngài c̣n tại thế. Ĺa cơi Niết Bàn trong chốc lát, Ngài tiếp xúc với những cơi vật chất và đến ban ân huệ cho địa cầu. Ngài hiện ra trong một thể tinh vi, nhưng mà những người xúc cảm lẹ làng và có chút ít thần nhăn đều ngó thấy hào quang Ngài rực rỡ, và người ta lấy màu sắc hào quang đó vẽ vào h́nh tượng của Ngài ngồi trên ngai kê trên ba từng, tượng trưng ba cơi. "

*CHUYỆN ĐỨC PHẬT HIỆN CÓ PHẢI LÀ CHUYỆN DỊ ĐOAN HAY KHÔNG?

Như chuyện Đức Phật hiện, người học Đạo biết rằng có thật, người chưa biết Đạo không tin cho là việc dị đoan và bảo : “Ai làm chứng rằng quả thật ḿnh thấy Đức Phật hiện ra”. Thật là không biết phải trả lời làm sao. Nhân chứng là những người có dự lễ như những nhân viên của Quần Tiên Hội, các đệ tử, mấy vị Lạt Ma ở Tây Tạng và những khách hành hương ở Trung Bộ Á Châu . . . Dầu mấy vị Lạt Ma, mấy vị khách hành hương nói có thật, chúng ta thấy cũng không được bao nhiêu người tin v́ đâu có những bằng chứng cụ thể đặng trưng ra. Tin hay không tin là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người

2.LỂ A SA LA HAY LÀ LỂ CHUYỂN PHÁP LUÂN:

Ngoài lễ Huê Sắc c̣n có một lễ nữa mà ít nghe ai nói tới, bởi v́ nó cử hành ở tại cung của Đức Di Lạc Bồ Tát, không có tánh cách công khai như lễ Huê Sắc. Đây cũng là một dịp để cho Tiên Thánh trong Quần Tiên Hội chánh thức gặp gỡ nhau mỗi năm một lần nữa. Lễ nầy là lễ A Sa La chạy nhằm giờ trăng tṛn tháng bảy dương lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên tại Sạt Nát (Sarnath) gần Bénarès, giải về Tứ Diệu Đề và Đạo Bát Chánh.

V́ ḷng thương mến và tôn kính Đức Như Lai cho nên Đức Di Lạc mới nhứt định mỗi năm đúng giờ trăng tṛn tháng A Sa La th́ Ngài lập lại bài Chuyển Pháp Luân cho Quần Tiên Hội nghe.

Gần tới buổi nhóm th́ Tiên Thánh và các đệ tử (trừ 3 vị Độc Giác Phật) lần lượt xuất vía đến hoa viên ở trước mặt tiền cung của Đức Di Lạc, nhằm về triền phía Nam núi Hi Mă Lạp Sơn. Những người thuộc về giáo phái khác biết ngày lễ nầy, xuất vía đến dự đều được tiếp đón niềm nỡ.

Đức Di Lạc ngồi trên chiếc ghế cẩm thạch bao ṿng cây cổ thụ mọc trước cung của Ngài. Gần bên Ngài là Đức Bàn Cổ và Đức Văn Minh Đại Đế.

Tiên Thánh, các đệ tử và thính giả phân ngôi thứ an tọa hai bên, tại sân cỏ trên những chiếc ghế đặt dưới ngai vài thước.

Đức Di Lạc nói bằng tiếng Ba Li (Pali) mà các thính giả nghe là tiếng mẹ đẻ, tiếng nước ḿnh, nghĩa là người Anh nghe Ngài thuyết pháp bằng tiếng Anh. Người Mỹ, người Pháp, người Ư nghe Ngài giảng đạo bằng tiếng Mỹ, Pháp, Ư v. v . . . Mới nghe qua có người hoài nghi hay lấy làm lạ lắm. Đây là sự thật một trăm phần trăm. Ai có đọc Công vụ của các sứ đồ th́ biết đó là chuyện không phải sai ngoa.

Nhưng tự do tín ngưỡng.

Mặc dầu bài Chuyển Pháp Luân đă lập lại cả ngàn lần rồi, mà với tài hùng biện phi thường của Đức Bồ Tát, mỗi năm các thính giả đều nghe như là một bài mới và dường như Ngài nói riêng cho mỗi người nghe mà thôi.

Tiếng Ngài như chuông ngân, thanh tao và dịu dàng vô cùng, cây viết phàm làm sao tả nổi tài hoạt bát và lập lại những lời châu ngọc của Ngài.

*TẠI SAO ĐỨC DI LẠC BỒ TÁT GIẢNG BẰNG TIẾNG BA LI:

Có một nghi vấn cần phải giải quyết là tại sao Đức Di Lạc Bồ Tát giảng bằng tiếng Ba Li chớ không dùng tiếng Sancrit. Bởi v́ thuở xưa Đức Phật thuyết pháp bằng tiếng Magadhi là tiếng thổ âm của xứ Magadha, có chỗ nói là tiếng Prakrit (Prakrit hay là Prakrita vốn do tiếng Bắc Phạn (Sanscrit) sanh ra. ). Magadhi sanh ra tiếng Ba Li. Tiếng Ba Li để dùng về văn chương, c̣n Magadhi cũng như chữ Nôm của ḿnh thuở xưa. Người ta nói tiếng Magadhi c̣n dùng tới Hội Nghị Phật giáo lần thứ nh́ và lần thứ ba. Người Jaina, thuộc phái Hỏa Thần giáo cũng dùng tiếng Magadhi đặng viết kinh.

Những sắc chỉ của vua A Dục (Asoka) khắc vào những thạch trụ và những bia đá mà người ta mới khám phá ra ở Kapourdagarhi, Girmâr, Delhi, Aiderhabbad v. v. . chứng thật những lời trên đây. Người da trắng đầu tiên đọc được chữ Magadhi là ông James Prinsep và ông E. Senart có dịch ra đủ hết.


***
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
hongnhat
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 19 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 5 of 10: Đă gửi: 12 May 2006 lúc 1:12pm | Đă lưu IP Trích dẫn hongnhat

 

Kính chào Huynh Trửong PHOQUANG

 

Tr­íc hƠt,em xin tr©n träng c¶m ¬n v̉ th̃nh t×nh cña b¸c ®· cho l­äng th«ng tin quư gi¸ mµ em v« cïng t©m ®¨c

 

Giê ®· khuy qu¸,em t¹m xin POST ®oan ngan nµy mµ em ®· göi tíi mét chñ ®̉ că liªn quan:

 

1.Nói chung 12 ngày trăng tṛn trong năm để thin tt nht. Trong đó các ngày trăng tṛn cu tháng 3,4( Wesak)5 âm lch là tt hơn c. Đặc bit năng lung tâm linh mnh nht vào ngày trăng tṛn WASAK (Năm nay chính là ngày mai:13/05/2006) c th hơn na có gi trăng tṛn nhát trong ngày (v.d: 06h52ph GMT-là 14h52ph gi HN ngày 13/05/06)

        2.Ngày trăng tṛn WESAK c̣n có ư nghiă vô cùng thiêng liêng liên quan đến các s kin huyn bí sau:

   Điu huyn bí thú nht:-ĐUC PHAT nhâp thế,thành đao,nhap bát niết bàn(pararirvana) đều nhàm vào ngày trang tron thang WESAK(vao khoang ngay ram hay 16 thang tu âm lich)

   Điu huyn bí thú hai:-Tù khi Đúc PHAT nhap bát niết bàn,trên 2500 nam nay,hang nam vao đúng ngày trang tron thang WESAK ,tai mot địa đim tai dăy HIMALAYA,co t chuc môt buoi l vô cùng HUYEN DIEU va RÂT khó tin đôi voi phn đông nhân loai.Vào đúng gị trang tron trong ngày này,truóc các bâc CHAN SU(đúc CHRIS(MATREYA-DI LAC),JESUS,...),các đệ t huyn môn VA mt s pht t,khách hành huong,ĐUC PHAT th hin để ban n phuóc cho thế gian...trong khoang vài phut.Do lư do đac bit,s kin nay đuc bi truyn hon 2000n qua.VIEC t/c l WESAK do mt hi đồng 500 LATMA  THC HIN,nếu mt ngụi mt đi,ngụi thay thế phi đuc ca 499 LATMA c̣n lai chp thun

   Điu huyn bí thú ba:SU KIN nay đă đuc tiết l dn vào TKY 20 vua qua khi co duyên đă đến,nhung búc màn bí mt mói hé m mt phn,chác la đầu tky 21,chúng ta se đuc "d bui l này" theo mt kiu nào đo.RT CÓ TH:l WESAK 2006 NÀY ngay chính ngày mai chúng ta có th d  phn bng Thin định.

 

   kƯnh b¸i

 

   HONGNHAT

  

Tái bút: s có thông tin cp nht vào trong đêm nay or sáng mai.TRước hết chúng ta hăy lng tâm, tnh khu, suy tưởng đến điu cao đẹp, quán tưởng đến Đức Pht , vào Thin...

Quay trở về đầu Xem hongnhat's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hongnhat
 
7669
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 January 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 111
Msg 6 of 10: Đă gửi: 12 May 2006 lúc 11:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn 7669

Nhân ngày lễ Phật Đàn, 7669 xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến chú Phổ Quảng và các cô bác, anh chị hướng đến đạo Phật.

7669

__________________
7669
Quay trở về đầu Xem 7669's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi 7669
 
Quan Tri Vien 3
Quản trị
Quản trị


Đă tham gia: 07 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1106
Msg 7 of 10: Đă gửi: 13 May 2006 lúc 12:40am | Đă lưu IP Trích dẫn Quan Tri Vien 3

Nhân dịp lễ Phật Đản xin kính chúc quư hội viên Phật Giáo những lời chúc tốt đẹp nhất. 

 



__________________
Kính,
T
Quay trở về đầu Xem Quan Tri Vien 3's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Quan Tri Vien 3
 
hongnhat
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 19 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 8 of 10: Đă gửi: 13 May 2006 lúc 1:32am | Đă lưu IP Trích dẫn hongnhat

Kính thưa toàn thể bạn bè thân hữu! Lời " Khải truyền" đă đến, tôi thông báo với tất cả mọi người rằng : Thời điểm "Đức Phật " hiện là 06h50ph GMT tức 13h50ph giờ Hà Nội ngày 13/05/2006 tại đỉnh núi Kailash ở Tây Tạng. Năng lượng cuả Người chỉ đến với chúng ta trong 8 phút.Chính thời điểm này Các Bác hăy lắng tâm, tịnh khẩu,hồi hướng, suy tưởng đến điều cao đẹp, quán tưởng đến Đức Phật , và Thiền định...để chúng ta nhận đuợc năng luọng từ Người.



Bạn đă đăng bài này trùng lập ở nhiều nơi, tôi sẽ xoá bớt chỉ giữ một bài . Bạn có thể tự xoá bớt hoặc chọn giữ lại một bài, bằng không tôi chọn giữ lại một bài ở chủ đề bạn khởi tạo



Sửa lại bởi Kiem Soat 004 : 13 May 2006 lúc 2:37am
Quay trở về đầu Xem hongnhat's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hongnhat
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 9 of 10: Đă gửi: 13 May 2006 lúc 7:43am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 10 of 10: Đă gửi: 13 May 2006 lúc 11:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

ĐẢN SINH

Cao Huy Thuần




- Thưa cha, năm nay con 19 tuổi. Làm quà Phật Đản cho cha, không ǵ bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xă hội Âu châu,.từ nhỏ con đă theo cha lên chùa mỗi dịp lễ Phật Đản, quen nh́n lễ đài với h́nh tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố : « Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không c̣n tái sinh nữa » Con nhờ đọc sách mà hiểu câu nói tuyên dương con người, phủ nhận thần linh, thượng đế, nhưng đầu óc càng trưởng thành về khoa học càng vơi dần năng khiếu tưởng tượng của tuổi thơ ngây. Năm nay, tṛn 19 tuổi, con gái của cha muốn hỏi cha : giả sử con đ̣i cha kể lại cho con nghe cuộc đời của đức Phật, cha c̣n kể lại chuyện đức Phật vừa sinh ra đă đi bảy bước trên hoa sen ?

- Cha sẽ kể lại y hệt như cha đă kể cho con lần đầu. «Đêm ấy trăng sáng, hoàng hậu đang ngủ bỗng mơ thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào hông bà. Bà tỉnh dậy, kể cho chồng nghe giấc mơ, cả hai người đều vui mừng cho là điềm lành. Từ đó hoàng hậu mang thai. Đến ngày sinh nở, theo tục lệ, bà đi về nhà cha mẹ để sinh. Đến vườn Lâm Tỳ Ni, thấy hoa sa-la nở ra đẹp quá, bà với tay toan hái th́ sinh thái tử. Vừa sinh ra, Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói : « Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không c̣n tái sinh nữa ». Rồi Ngài nằm xuống như mọi trẻ sơ sinh. Rồng phun nước tắm Ngài. Trời Phạm thiên rải hoa chúc tụng ».

        Con cho đó là chuyện lạ ? Sau khi đức Phật mất, nếu người đời sau không kể chuyện về Ngài như vậy th́ đó mới là chuyện lạ ! Một bậc siêu phàm như thế làm sao không đi vào thần thoại ? Không có thần thoại, lấy ǵ nghệ nhân tạc tượng ? Lấy ǵ đáp ứng khao khát tâm linh của người đời ? Con muốn nghĩ đến đức Phật như một con người, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng con cũng có thể hiểu thêm rằng đối với những vị đă từng thấy Phật, đă từng sống quanh Phật trong bốn mươi lăm năm, h́nh ảnh Ngài trước mắt, đi đứng nằm ngồi, h́nh ảnh Ngài để lại sau khi mất, huyền nhiệm, linh thiêng, không phải chỉ là h́nh ảnh một con người, dù là con người tuyệt đẹp, tuyệt cao, toàn vẹn. Không ai nghĩ rằng một bậc siêu nhân như thế có thể mất hẳn.

- Con cũng nghĩ như vậy. Nhưng đó chỉ là một cảm giác, dù là một cảm giác cực kỳ linh động. Cảm giác đó đến với con lần đầu khi con 16 tuổi. Một sáng sớm, vui chân lên chùa trong vắng lặng của đồi núi tinh sương, con chắp tay cúi đầu kính lễ trước Phật đài như mọi lần, khi ngẩng đầu lên, bỗng một tia nắng nhẹ lọt qua khe cửa, vờn trên mặt tượng Phật, nơi nụ cười. Một cảm giác lạ lạ đến với con lần đầu : một tia nắng, nhưng không phải chỉ là tia nắng. Nơi người khác, có thể tia nắng đó dẫn đi rất xa, biết đâu vào thế giới huyền bí, nhưng với con, ở tuổi thích luận lư, con không muốn để cho bất cứ ai khác dẫn đi, dù là một cảm giác cực kỳ linh động, hiếm có, lúc đó.

- Th́ con cứ lư luận ! Vừa sinh ra, Ngài đi bảy bước, mỗi bước đều có hoa sen nở ra nâng gót chân. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài nói : « Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không c̣n tái sinh nữa ». Tái sinh, luân hồi, là một quan niệm căn bản trong đạo Phật đă đi sâu vào dân gian. Nhưng đó không phải là giáo điều, tín điều. Ai muốn nghe th́ nghe. Ai không muốn nghe th́ bỏ ngoài tai. Nhưng nói rằng chết là hết th́ không khoa học, v́ khoa học chưa chứng minh - và có lẽ không bao giờ chứng minh - được rằng chết là hết. Quả quyết chết là hết lại càng nguy hại về mặt đạo đức, bởi v́, như Phật nói, « kẻ nào bác bỏ đời sau th́ kẻ ấy không có điều ác nào mà không làm được ». Đừng tin luân hồi như một giáo điều, cứ sống, cứ suy nghĩ, cứ tự chứng nghiệm, nơi ḿnh và chung quanh, xem thử phải chăng quan niệm đó có ích lợi thực sự cho ḿnh, làm cho chính đời sống của ḿnh bây giờ, ngay bây giờ, có ư nghĩa hơn, cao đẹp hơn không, rồi nghe hay không nghe. Khi bắt đầu muốn nghe, hăy lư luận trên lời Phật nói. Phật nói : đời sống không hạn chế ở một cơi này và ở một kiếp này. Muốn biết kiếp sau của ḿnh như thế nào th́ cứ xem hành động của ḿnh ở kiếp này. Cũng vậy, kiếp này của ḿnh là thành tựu của kiếp trước, của kiếp trước nữa, trước nữa, không dứt. Như vậy, Phật thành Phật không phải do hành động của ḿnh trong một kiếp mà từ vô số kiếp. Không ai có thể trong một kiếp mà thành toàn vẹn. Phật cũng là người như ta và đă chịu luân hồi như ta, nhưng Phật là người đă toàn vẹn cho nên đă ra khỏi luân hồi và không tái sinh nữa. Như vậy, khi Phật sinh ra, nơi bé sơ sinh đă có Phật. Làm thế nào để diễn tả hai sự có mặt đồng thời xảy ra nơi cùng một đứa bé - sự có mặt của người b́nh thường và sự có mặt của Người Không Tái Sinh ? Chỉ có cách diễn tả bằng h́nh ảnh, ẩn dụ, tượng trưng. Bước chân trên hoa sen là bước chân của tính Phật, là biểu hiệu về sự hiện diện của tính Phật nơi con người, nơi con người vừa ra đời. Nơi bé sơ sinh trong vườn Lâm Tỳ Ni, vừa có hiện tại, vừa có tương lai, vừa có quá khứ. Hiện tại là bé sơ sinh, tương lai là bé đó sẽ thành Phật, quá khứ là tính Phật đă có sẵn, nghĩa là « thành Phật » chỉ là trở về lại nguyên quán. Phật sinh ra làm người trong tám mươi năm để chứng tỏ rằng đó là con người đă trở về nguyên quán. Ai cũng có thể trở về nguyên quán như vậy. Và khi đă trọn vẹn trở về nguyên quán, nguyên thủy, th́ đúng là không có đến cũng không có đi. Phật là người không đi không đến.

- Không đi không đến tức là ra khỏi thời gian, ra khỏi không gian, siêu thời gian, siêu không gian. Siêu thời gian, v́ ư niệm thời gian không c̣n nữa khi hiện tại, tương lai, quá khứ trộn lẫn với nhau làm một. Siêu không gian, v́ không tái sinh tức là không có đời sống hạn chế ở bất cứ một nơi nào. Đứng về mặt luận lư, ra khỏi thời gian, ra khỏi không gian tức là lúc nào cũng có, ở đâu cũng có, cùng khắp. Và như vậy, luận lư bắt gặp tín ngưỡng của dân gian khi dân gian tin rằng Phật đang ở đâu đó, rất xa mà cũng rất gần. Gần đến nỗi hễ cô Tấm khóc là Bụt hiện. Tuy vậy chuyện cô Tấm vẫn là chuyện đời xưa ; trong chuyện đời xưa, tưởng tượng tha hồ rong chơi, Bụt hóa phép hiện ra thành người một cách cụ thể chẳng làm ai thắc mắc, chỉ thấy hiển nhiên. Luận lư, trái lại, có thể đi rất sâu vào tận hang cùng ngơ hẻm của mọi khái niệm, nhưng khái niệm vẫn là trừu tượng, không có đời sồng. Luận lư có thể hiểu « Phật ở cùng khắp », nhưng cụ thể mà nói, « cùng khắp » là thế nào, là ở đâu ?

- Ngay trước mặt con ! Đấy, trước mắt con, nụ hoa vừa nở, phô hương sắc với con bướm : Phật đấy chứ ai đâu ! Bên cạnh đó thôi, cũng hoa, nhưng đă vữa cánh rồi : th́ cũng đức Phật ! Con lắng tai ... có phải Phật đang nói với con không : sinh lăo bệnh tử, vô ngă, vô thường ... Ấy, một cánh hoa vừa rơi, con lại nghe, đúng lời Phật nói, hơn hai mươi lăm thế kỷ:

Hoa lài rơi rụng

Những cánh hoa tàn

Cũng là như vậy

Các vị tỷ kheo

Hăy tự rơi rụng

Tham lam giận dữ

Nghe được lời Phật trên cánh hoa th́ có khác ǵ thấy Phật ? Khác ǵ thấy Phật đang ở quanh ta ? Khác ǵ nói Phật thị hiện ? Nơi hoa, con thấy đôi mắt và nụ cười. Nụ cười an vui, thản nhiên. Đôi mắt không mở ra, cũng không khép kín, bởi v́ đó là cái nh́n soi vào bên trong, thắp sáng u tối trong tận cùng sâu thẳm. Niết Bàn mà con nghe nói, đâu ở chốn nào xa xăm : ở ngay trước mặt con, nơi đóa hoa, nơi đôi mắt và nụ cười của Phật trên đó.

- Đó là lư luận hay tưởng tượng ?

- Cả hai. Tưởng tượng mà không có lư luận th́ hoang đường, lạc trong tín điều, ngửi hoa giấy cứ nói thơm. Lư luận mà thiếu tưởng tượng th́ thấy hoa đẹp nhưng không sống trong cái đẹp của hoa, hoa thành vô tri. Tưởng tượng giúp con người thấy được cái « hồn » ở bên trong sự vật, thấy gót chân không phải chỉ là gót chân mà là gót sen. Phật luôn luôn dặn chúng ta phải suy luận rồi mới tin, đừng tin bất cứ điều ǵ, kể cả kinh điển, khi chưa được suy luận kiểm chứng. Nhưng có ai chẳng biết rằng nơi cánh cửa cuối cùng của hiểu biết, luận lư mà thôi không đủ sức bật cửa. Phải chăng v́ vậy mà Phật ngần ngại, khi rời cội bồ đề, không biết có nên truyền đạt chăng chân lư mà Ngài vừa chứng : « Đạo do Ta chứng được sâu kín, khó thấy, siêu lư luận, vi diệu, chỉ có bậc trí mới hiểu thấu ... » Và phải chăng cũng v́ vậy mà có lần Phật ngắt một nắm lá trong tay, hỏi đệ tử : « Lá trong tay Ta nhiều hơn hay lá trên cây này nhiều hơn ? » Và khi đệ tử trả lời : « Thưa Ngài, lá trên cây nhiều hơn », Phật nói : «Những điều mà Ta đă chứng đắc và không nói ra cũng vậy. Tại sao Ta không nói ? Bởi v́ những điều đó không đưa đến giải thoát khỏi đau khổ ».   ...

Như vậy, có một sự hiểu biết mà lư luận có thể với tới và một sự hiểu biết vượt trên lư luận. Lúc đó, lư luận phải mượn đôi cánh của tưởng tượng để bay vào giao cảm siêu ngôn ngữ.

- Nhưng không nói ǵ cả th́ tưởng tượng dựa vào đâu để bay lên ?

- Dựa vào cái không nói trong cái nói. Thiền tông biết như vậy nên vận dụng nhiều khả năng trong đó có thơ, bởi v́ sở trường của thơ là nói cái không nói. Thơ nào cũng vậy, chẳng riêng ǵ thơ thiền. Thử lấy bài thơ ngày xưa của Thanh Tịnh chẳng hạn, sáu câu đầu của bài « Ṃn mỏỉ » nổi tiếng :

Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ

T́m thử chân mây khói tỏa mờ

Có bóng t́nh quân muôn dặm ruỗi

Ngựa hồng tuôn bụi nẻo xa mơ



Xa nh́n bên cơi trời mây

Chị ơi em thấy một cây liễu buồn

Cây liễu buồn là cái nói ra. Nói ra như thế là cốt để nói cái không nói, cái không thể nói được : chẳng thấy t́nh quân đâu cả. Do đó, “thấy ” cây liễu không phải là cái thấy thực ; cái thấy thực là không thấy, không thấy bóng người. Nói nôm na, cái thấy của lư luận là thấy cây liễu, dừng lại ở bên này của cây liễu. Tưởng tượng xông vào ngay, cùng một lúc với lư luận, giúp lư luận vượt qua cái thấy giả đó để thấy được cái thấy đích thực ở bên kia cây liễu, nghĩa là thấy cái không thấy : bóng t́nh quân.

Nói trệch một chút qua chuyện cây liễu như vậy để đọc một câu thơ thiền :

Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ

Mịch đắc mai hoa biệt nhất thôn

Cứ lư luận, lư luận cho đến chỗ tận cùng, chỗ bí, chỗ nghẽn, chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ không có lối đi nữa, rồi lúc đó giao cảm sẽ bừng lên như một thôn xóm hoa mai thốt nhiên hiện ra ở cuối đường. Phật không ở đâu khác hơn là trong thôn xóm hoa mai cuối đường luận lư.

- Đó là ư nghĩa của Bát nhă tâm kinh ? Thôn xóm hoa mai là yết đế ? Tâm kinh là cùng tột của trí tuệ, yết đế là siêu lư luận, thoắt một cái ném ta qua bờ bên kia ? Con nghĩ đến Tâm kinh và thuộc ḷng Tâm kinh v́ Âu Mỹ cũng đưa Tâm kinh lên hàng đầu, đọc Tâm kinh trong mỗi buổi lễ thiền, vươn tới chữ không với trí tuệ, nhưng siêu việt trí tuệ với gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi, svaha ! Khoa hoc và tâm linh không tương phản nhau ?

- Không tương phản nhau trong đạo Phật. Đạo Phật lư luận chính xác, chặt chẽ, nhưng không phải chỉ là triết lư suông, bác bỏ Thượng đế mà đồng thời cũng bác bỏ quan niệm cho rằng thế giới chỉ là vật chất. Đặt trọng tâm trên con người, đạo Phật nhắm đến giải thoát. Ai muốn t́m sự giải thoát đó ở mức độ thực dụng, trong đời sống hàng ngày, giữa xă hội càng văn minh vật chất lại càng lắm bệnh hoạn tâm lư này, đạo Phật là phương thuốc, đức Phật là ông thầy thuốc. Ai muốn t́m sự giải thoát đó về mặt tâm linh, đạo Phật là suối mát. Trong xă hội tân tiến này, đạo Phật là chiếc cầu bắc qua giữa triết lư và tôn giáo, giữa tính thực nghiệm và tính thiêng liêng. Có cả hai trong bàn tay của Phật, và có lẽ cả hai lộ ra trong câu nói gần cuối của Phật trước khi nhập diệt : « Này, A Nan, Ta không bao giờ là vị Đạo sư c̣n nắm bàn tay, giữ lại chút ít mật giáo chưa giảng dạy. Ta đă giảng Chánh pháp không phân biệt trong ngoài, mật giáo hay không mật giáo ». Lư luận dừng lại ở chỗ thiêng liêng « không thể nghĩ bàn ». Muốn với tới chốn ấy, chính lư luận phải biết « em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ » để trực cảm hiện ra, tự tu tự chứng. Cả hai không tương phản nhau, hơn nữa, cần đến nhau, bổ túc cho nhau.

- Trở về lại với ngày Đản Sinh, đâu là ngoài, đâu là trong, đâu là gặp gỡ giao cảm giữa trong và ngoài, luận lư và tưởng tượng, trần thế và thiêng liêng ?

- Con thử tưởng tượng đức Phật ngồi nhập định dưới cội bồ đề sau khi ăn bát cháo sữa từ tay cô gái chăn cừu dâng cúng. Cho đến lúc đó, Ngài là người đi t́m. Ngài không thấy điều Ngài t́m qua cùng tột của tri thức. Ngài cũng không thấy điều Ngài t́m qua cùng tột của khổ hạnh. Ngay cả trong cùng tột của thiền định, Ngài vẫn là người đi t́m. Suốt 49 ngày đi t́m trong cùng tột như thế, hốt nhiên, Ngài thấy. Tia sáng ǵ đến lúc đó với Ngài, chỉ một ḿnh Ngài biết. Chúng ta, ta chỉ có thể nói rằng lúc đó Ngài đă hết là người đi t́m, bởi v́ lúc đó người đi t́m và đối tượng t́m không c̣n là hai nữa mà đă nhập với nhau làm một. Người đă gặp là người nhập một với chân lư. Trong suốt 45 năm sau đó, Ngài là Chân Lư đi đứng nằm ngồi.

Có đức Phật hay không có đức Phật ra đời, chân lư vẫn có đấy, sinh lăo bệnh tử, vô ngă, vô thường ... vẫn nằm sờ sờ nơi mỗi sự vật, khả năng giác ngộ vẫn tiềm tàng nơi mỗi con người. Nhưng phải có đức Phật ra đời để tuyên dương chân lư bằng chính kinh nghiệm làm người của ḿnh. Đản Sinh là ngày trùng phùng giữa người đi t́m chân lư và chân lư đi t́m người để thị hiện. Có ǵ đẹp hơn để diễn tả ư tưởng đó bằng h́nh ảnh bé sơ sinh đứng thẳng trên búp sen chỉ tay tuyên dương ?






Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 5.7578 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO