Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 273 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: CHUYỂN ĐỔI VẬN MỆNH Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 1 of 7: Đă gửi: 05 May 2006 lúc 12:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

Viên Liễu Phàm Gia Huấn

                                 do Thích Minh Quang biên dịch                                 

 

 

CHƯƠNG MỘT

 

MÔN HỌC LẬP MỆNH

 

Lập mệnh chính là sáng tạo ra vận mệnh, không để bị vận mệnh trói buộc. Chương Lập Mệnh này, chính là bàn đến cái học lập mệnh, giải giải đạo lư an thân. Viên Liễu Phàm tiên sinh đă đem kinh nghiệm bản thân, cùng nhiều nghiệm chứng trong việc cải đổi vận mệnh để dạy cho con trai. Ông muốn con trai ḿnh là Viên Thiên Khải không nên bó tay trước vận mệnh, mà phải gắng hết sức cải đổi vận mệnh, bằng cách hành thiện, đoạn ác, như người xưa nói: Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, đừng khinh điều ác nhỏ mà làm. Nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi vận mệnh, như người xưa từng nói: Đoạn ác tu thiện, dứt trừ tai ương, phước thọ miên trường. Đây chính là nguyên lư cải đổi vận mệnh.     

 

Ngàn người ngàn số mệnh, mỗi mệnh mỗi khác nhau. Viên Liễu Phàm đời Minh, vận mệnh vốn b́nh thường, gặp được Khổng tiên sinh, đoán số đều trúng cả. Chết yểu lại tuyệt hậu, công danh chẳng có đâu, do đời trước nghiệp sâu. Suốt hai mươi năm dài, sống theo ḍng nghiệp xoáy, đúng số mệnh chẳng sai. Gặp thiền sư Vân Cốc, khai thị cho pháp lành, Viên Liễu Phàm cư sĩ, mới chuyển đổi mệnh ḿnh, mới chuyển đổi mệnh ḿnh.

 

Cha thuở nhỏ mất cha sớm. Bà nội bảo cha bỏ học, không nên đi thi đeo đuổi công danh, mà đổi học ngành y làm thầy trị bệnh. Bà nội bảo: “Học nghề thuốc vừa có thể kiếm tiền nuôi thân, vừa có thể cứu giúp người khác. Nếu y thuật đến mức cao minh, cũng có thể trở thành y sư danh tiếng. Đây chính là tâm nguyện của cha con khi c̣n sinh tiền”.

 

Về sau cha ở chùa Từ Vân t́nh cờ gặp được một ông lăo tướng mạo phi phàm, râu dài phất phới, có vẻ tiên phong đạo cốt. Cha do đó cung kính vái chào. Ông lăo bảo: “Ngươi là người trong chốn quan trường năm sau có thể đi thi, bước vào hàng trí thức cao, thế tại sao không chịu đi học?”

 

Cha trả lời v́ ư của bà nội muốn cha bỏ học để đeo đuổi ngành y. Kế đó cha lại hỏi tính danh, nơi cư trú của cụ, cụ đáp: “Ta họ Khổng, người Vân Nam, được chân truyền của Triệu Khương Tiết tiên sinh, người tinh thông về dịch số Hoàng Cực. Tính theo số định, ta phải tuyền môn dịch số này cho ngươi”.

 

Do đó, cha đưa vị tiên sinh này về nhà, thưa lại mọi việc với bà nội. Bà nội bảo cha phải tiếp đăi cụ chu đáo. Lại c̣n dạy rằng: “Vi tiên sinh này tinh thông dịch số vận mệnh. Vậy con thử nhờ cụ tính cho một quẻ xem sao. Thử coi có linh nghiệm hay không”.

 

Kết quả thật không ngờ, Khổng tiên sinh tính số mệnh cha, dù là việc nhỏ cũng vô cùng chính xác. Cha nghe theo lời cụ, có ư định đi học lại, nên bàn với người anh họ tên là Thẩm Xưng. Anh họ bảo: “Tôi có một người bạn thân tên là Úc Hải Cốc mở lớp dạy học ở nhà Úc Hữu Phu. Tôi đưa cậu đến đó ở trọ theo học, rất tiện”.

 

Từ đó cha bắt đầu theo tiên sinh Úc Hải Cốc học tập. Một lần Khổng tiên sinh tính số cho cha bảo: “Lúc ngươi chưa có công danh, c̣n là học sinh, thi Huyện đứng hạng mười bốn, thi Phủ đứng hạng bảy mươi mốt, thi Đề Học đứng hạng chín”.

 

Đến năm sau, cha đi thi ba nơi, thứ hạng quả nhiên đúng như lời Không tiên sinh nói. Khổng tiên sinh lại tính cho cha một quẻ kiết hung họa phúc suốt đời. Cụ bảo: “Ngươi vào năm nào đó sẽ thi đậu hạng mấy, vào năm nào đó sẽ bổ chức Lẫm sinh, vào năm nào đó lên chức Cống sinh, và năm nào đó được chọn làm Huyện truởng một huyện thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Làm chức Huyện truởng được ba năm rưỡi, bèn từ quan về quê. Vào giờ sửu ngày mười bốn tháng năm năm mươi ba tuổi, ngươi sẽ từ trần tại nhà. Tiếc rằng số của ngươi không có con trai”.

 

Những lời này cha đều ghi lại, và nhớ kỹ trong ḷng. Từ đó về sau mỗi khi thi cử, thứ hạng đều đúng như lời Khổng tiên sinh đă đoán. Chỉ có điều cụ đoán số thóc mà cha lănh khi làm chức Lẫm sinh là chín mươi mốt thạch năm đấu, sau đó mới thăng chức. Không ngờ khi mới nhận được bảy mươi mốt thạch thóc, quan Học Đài là Đồ tông sư phê chuẩn cha được bổ chức Cống sinh. Cha nghĩ thầm trong bụng:  Khổng tiên sinh đoán số cũng có chỗ không linh nghiệm.

 

Không ngờ sau đó giấy phê chuẩn thăng chức của cha bị quan Học Đài thay thế là Dương tông sư bác bỏ, không cho làm chức Cống sinh. Măi đến năm Đinh Măo, Ân Thu Minh tông sư xem thấy bài dự thi tuyển của cha, thấy không được chấm đậu, nên lấy làm tiếc, than rằng: “Năm bài văn sách làm trong quyển th́ nàykhác nào tấu điệp dâng lên cho vua. Người có học thức như thế này lẽ nào lại để cho mai một đến già?”

 

Do đó ông dặn quan huyện đưa hồ sơ của cha lên chỗ ông, phê chuẩn cha bổ chức

Cống sinh. Trải qua sự trắc trở này, cha huởng thêm một số thóc của chức Lẫm sinh, cộng với bảy mươi mốt thạch thóc đă ăn khi trước, vừa đúng chín mươi mốt thạch năm đấu. Sau khi xảy ra sự việc này, cha càng tin tuởng: Công danh tiến thoái thăng trầm của một đời người đều do số mạng định sẵn. Sự thành đạt đến sớm hay muộn, đều có thời gian nhất định. Do đó cha xem mọi thứ b́nh thường, không c̣n có ḷng tranh cầu ǵ nữa.

 

Khi được tuyển làm chức Cống sinh, theo quy định phải đến trường Quốc Tử Giám ở Bắc Kinh để học. Cho nên cha ở kinh thành một năm, suốt ngày ngồi yên, không nói chuyện, cũng không khởi tư tuởng. Tất cả sách vở đều không xem đến. Đến năm Kỷ Tỵ, cha trở về học ở trường Quốc Tử Giám tại Nam Kinh, tranh thủ thời gian trước khi nhập học, đến núi Thê Hà bái kiến thiền sư Vân Cốc. Ngài là một vị cao tăng đắc đạo.

 

Cha ngồi đối diện với thiền sư trong một gian thiền pḥng suốt ba ngày ba đêm, không hề chợp mắt. Vân Cốc thiền sư hỏi: “Người ta sở dĩ không thể trở nên thánh nhân chỉ v́ vọng niệm trong tâm khởi lên không ngừng. Ngươi tịnh tọa ba ngày, ta chưa từng thấy ngươi khởi lên một niệm vọng tuởng, đó là v́ sao?”

 

Cha đáp: “Số mệnh của tôi đă được Khổng tiên sinh xem rơ rồi. Lúc nào sinh, lúc nào chết, lúc nào đắc ư, lúc nào thất ư đều có số định sẵn, không cách ǵ thay đổi được. Vậy cho dù có nghĩ tuởng mong ước cái ǵ đi nữa cũng vô ích. Cho nên tôi chẳng thèm nghĩ tuởng, do đó trong tâm cũng không có vọng niệm.”

 

Vân Cốc thiền sư cười bảo: “Ta vốn cho rằng ông là bậc trượng phu xuất chúng, nào ngờ chỉ là kẻ phàm tu tục tử tầm thường!”

 

Cha nghe xong không hiểu, bèn thỉnh giáo tại sao lại như thế. Vân Cốc thiền sử bảo: “Một người b́nh thường không sao tránh khỏi tâm ư thức vọng tuởng xáo trộn. Đă có tâm vọng tuởng không dừng, th́ phải bị âm dương khí số trói buộc. Đă bị âm dương khí số trói buộc, sao có thể bảo là không có số mệnh được? Tuy nói rằng có số, song chỉ người b́nh thường mới bị số mệnh trói buộc. nếu là một người cực thiện, th́ số mệnh không sao ảnh huởng được đến anh ta.

 

Bởi v́ người cực thiện, cho dù số mệnh vốn có chú định phải chịu khổ sở, nhưng nhờ làm được điều thiện cực lớn, sức mạnh của việc thiện lớn này, có thể chuyển khổ thành vui, nghèo hèn đoản mệnh thành phú quư trường thọ.

 

C̣n người cực ác, số cũng không ảnh huởng được họ. V́ cho dù số mệnh họ chú định được huởng phước, song v́ họ gây tạo việc ác lớn, chính sức mạnh của việc ác này khiến phước trở thành họa, giàu sang trường thọ trở nên nghèo hèn chết yểu.

 

Số mệnh của ông trong hai mươi năm được Khổng tiên sinh đoán trước, không từng biết cải đổi một chút, trái lại c̣n bị số mệnh buộc chặt. Một người bị số mệnh buộc chặt chính là phàm phu tục tử. Vậy ông không phải là kẻ phàm phu tục tử hay sao?”

 

Cha hỏi Vân Cốc thiền sừ rằng: “Theo như thiền sư nói, th́ số mệnh có thể cải đổi được chăng?”

 

Thiền sư trả lời: “Mệnh do tự ḿnh tạo, phước do chính ḿnh t́m. Ta làm ác tự nhiên bị tổn phước; Ta tu thiện tự nhiên được phước báo. Sách vở mà cổ nhân để lại xưa nay, đă chứng minh tính chính xác của đạo lư này. Trong kinh Phật nói: Muốn cầu phú quư được phú quư, muốn cầu con trai con gái được con trai con gái, muốn cầu trường thọ được trường thọ.

 

Chỉ cần tu tạo việc lành, th́ số mệnh không sao trói buộc được chúng ta. Nói vọng ngữ là đại giới của nhà Phật, chẳng lẽ Phật và Bồ tát lại lừa dối chúng ta sao?”

 

Cha nghe xong trong ḷng vẫn chưa hoàn toàn minh bạch, mới hỏi thêm rằng: “Mạnh tử từng nói: Bảo rằng cầu mà có thể được, là chỉ những ǵ ở trong ḷng ta có thể làm được. Nếu không phải là những ǵ ở trong ḷng, th́ làm sao có thể nhất định cầu được? Ví như nói đạo đức nhân nghĩa, toàn là những thứ ở trong tâm chúng ta, ta lập chí làm một người nhân nghĩa đạo đức, th́ tự nhiên trở thành người nhân nghĩa đạo đức. Đây là cái mà ta có thể tận lực để cầu. C̣n như công danh phú quư, là cái không ở trong tâm, vốn ngoài thân chúng ta, nếu người khác chịu cho, ta mới có thể được. C̣n như người ta không chịu cho, ta không cách nào có được, vậy ta làm sao có thể cầu?”

 

Vân Cốc thien sư bảo: “Lời nói của Mạnh tử không sai, song ông giải thích lại sai! Ông không thấy Lục Tổ Huệ Năng nói sao: Tất cả các loại phước điền đều quyết định trong tâm chúng ta. Phước không ĺa tâm, ngoài tâm không có phước để cầu. Cho nên trồng phước hay gieo họa, đều do nơi tâm chúng ta. Chỉ cần từ tâm ḿnh đi cầu phước, không có ǵ mà không cảm ứng ra.

 

Nếu biết từ tâm ḿnh mà cầu, th́ không những cầu được nhân nghĩa đạo đức trong ḷng, mà công danh phú quư bên ngoài cũng cầu được. Đó gọi là trong ngoài đều được. Nói cách khác, dùng cách gieo trồng ruộng phước để cầu, th́ nhân nghĩa, phước lộc chắc chắn sẽ được.”

 

Một người số mệnh có công danh phú quư, cho dù không cầu cũng có; c̣n như số mệnh không có công danh phú quư, cho dù có cầu cũng vô ích. Cho nên chúng ta nếu không biết kiểm điểm xét lại ḿnh, chỉ hướng ngoại t́m cầu công danh phú quư một cách mù quáng, th́ không chắc chắn có được, v́ nó c̣n lệ thuộc vào phước báo sẵn có của ḿnh. Đó là khế hợp với ư hai câu nói của Mạnh tử: “Cầu phải có đạo lư, c̣n được hay không là do số mệnh”.

 

Phải biết rằng, cho dù chúng ta cầu mà được, th́ đó cũng là phước báo sẵn có của chính chúng ta, mà không phải chỉ do cầu mà có hiệu nghiệm! Cho nên cái ǵ đáng cầu mới cầu, mà không nên cầu một cách vô nguyên tắc, không có đạo lư!

 

Nếu như phước báo không có mà khăng khăng muốn cầu, th́ không những công danh phú quư cầu không được, mà c̣n do v́ tâm tham cầu quá đáng, không có mức độ, bất chấp thủ đoạn, nên đánh mất cả nhân nghĩa đạo đức trong tâm. Như vậy chẳng phải trong ngoài đều mất cả sao? V́ vậy cầu mà không có đạo lư là vô ích.

 

Cầu phú quư, được phú quư; cầu trường thọ, được trường thọ; Cầu gái trai, được gái trai. Điều ǵ nguyện ước tất xong ngay; điều ǵ nguyện ước tất xong ngay. Chỉ cần làm việc thiện, cầu ngay tại tâm ḿnh, tâm chính là ruộng phước, đó đạo lư nguyện cầu; tâm chính là ruộng phước, đó đạo lư nguyện cầu!

 

Vân Cốc thiền sư tiếp đó hỏi: “Khổng tiên sinh đoán số mệnh cả đời của ông như thế nào?”

 

Cha thuật lại tường tận những ǵ Khổng tiên sinh đă tính, vào năm nào thi đậu hạng mấy, năm nào làm quan, bao nhiêu tuổi mất v.v... Vân Cốc thiền sư bảo: “Ông tự suy xét sem, ḿnh có thể thi đậu được công danh không? Có thể có con trai hay không?”

 

Cha xét lại những việc làm của ḿnh đă qua, suy nghĩ rất lâu mới trả lời: “Tôi không có phước tướng, nên biết phước báo không có bao nhiêu; lại không biết tích công đức, làm việc thiện để vun bồi phước báo. Lại thêm tôi không biết nhẫn nại, chịu gánh vác những việc phức tạp, nặng nề. Tôi lại có tánh hẹp ḥi, nóng nảy, ai làm ǵ sai không thể bao dung. Có lúc tôi c̣n tự cao tự đại, đem tài năng, trí thức của ḿnh ra lấn lướt người khác. Tôi muốn làm ǵ th́ làm, nói năng tùy tiện. Những biểu hiện trên là tướng bạc phước, làm sao có thể thi đậu được công danh?

 

Sạch sẽ là một đức tính tốt, song nếu quá mức sẽ trở thành tánh khí khó chịu. Nên người xưa bảo: Chỗ nào nhiều phân rác, cây cối lại tốt tươi; nơi nào nước quá sạch, tôm cá không thể sống. Tánh tôi thẳng thắn, trong sạch quá mức, thành ra bất cận nhân t́nh. Đây là nguyên nhân thứ nhất tôi không có con trai.

 

Vạn vật phải nhờ vào ánh dương quang ấm áp, gió mưa mát mẻ thấm nhuần mới sinh truởng được. Tánh tôi lại nóng nảy giận hờn, không có ḥa khí tươi mát làm sao có thể sinh được con trai? Đây là nguyên nhân thứ hai.

 

Nhân ái là cội rễ của sự sống. Nếu tâm tàn nhẫn, không có từ bi th́ khác nào như trái cây không hạt, làm sao nảy mầm mọc thành cây khác? Cho nên người xưa bảo: Tàn nhẫn là gốc của tuyệt tự. Tôi chỉ biết yêu tiếc danh tiết của ḿnh, không chịu hy sinh bản thân để thành toàn cho người khác, làm điều thiện, tích công đức. Đó là nguyên nhân thứ ba tôi không có con trai.

 

Nói nhiều dễ dàng hại đến khí. Tôi lại nhiều lời, nên thân thể không được khỏe mạnh, làm sao mà có được con trai? Đây là nguyên nhân thứ tư tôi không có con trai.

 

Người ta sống là nhờ tinh, khí, thần. Tôi thích uống rượu. Rượu làm tiêu tấn tinh thần. Một người tinh lực không đầy đủ, cho dù sinh ra con trai cũng không được trường thọ. Đây là nguyên nhân thứ năm tôi không có con trai.

 

Người ta ban ngày không nên ngủ, ban đêm không nên thức. Tôi thường ngồi suốt đêm, không chịu ngủ sớm. Đó là không biết bảo dưỡng nguyên khí tinh thần. Đây là nguyên nhân thứ sáu tôi không có con trai. Ngoài ra c̣n có nhiều sai lầm, không sao nói hết.

 

Vân Cốc thiền sư bảo: “Ông như vậy không những không có được công danh, mà nhiều thứ khác cũng không có được. Nên biết có phước hay không phước, đều do tâm ta tạo. Người có trí tuệ biết rằng đó là tự ḿnh làm, tự ḿnh nhận lấy kết quả. Người không hiểu biết, lại đổ thừa cho vận mệnh.

 

Ví dụ như trên thế gian có người giàu sang, sản nghiệp ngàn lượng vàng, đó là họ có phước báo ngàn lạng vàng. Người có sản nghiệp trăm lạng vàng, đó là họ có phước báo trăm lạng vàng. C̣n người nghèo cùng chết đói, là họ có quả báo chết đói. Ví dụ như người lành tích đức, trời sẽ cho họ huởng phần phước báo tương ứng; kẻ ác tạo tội, trời sẽ bắt họ chịu tai họa tương ứng. Nói trời, là chỉ thiên lư, tức luật nhân quả tự nhiên, mà không phải có ai ban phước hay giáng họa.”

 

Tiếp theo là Vân Cốc thiền sư mượn cái thấy của người thế tục để khuyên cha tích đức hành thiện: “C̣n việc sinh con trai, giống như chúng ta gieo hạt vậy.  Nhân tốt sẽ gặt quả tốt, nhân xấu sẽ có quả xấu. Một người tích chứa công đức được một trăm đời, th́ có con cháu trong một trăm đời ǵn giữ phước báo của họ. Một người tích chứa công đức được mười đời, th́ có con cháu trong mười đời ǵn giữ phước báo của họ. Tích chứa công đức được hai ba đời, th́ có con cháu trong hai ba đời giữ ǵn phước báo của họ. C̣n người chỉ huởng phước trong một đời, đến đời sau lại tuyệt hậu, đó là v́ công đức tích chứa chỉ bấy nhiêu. Song tội nghiệp của người đó có lẽ lại không ít!

 

Ông đă tự biết khuyết điểm của ḿnh, th́ phải hết ḷng hết sức cải đổi những tính xấu, biểu hiện bạc phước khiến không được công danh và con trai đó. Ông nhất định phải làm lành tích đức, đối với người ḥa khí từ bi, bao dung độ lượng và quư tiếc ǵn giữ tinh thần của ḿnh.

 

Hăy coi tất cả những việc trước kia như hôm qua đă chết đi; c̣n những việc về sau như hôm nay mới sinh ra. Biết sống trong hiện tại. Làm được việc này là ông đă có một sinh mệnh mới. Đó là sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức. Thân huyết nhục của chúng ta c̣n có khí số nhất định; song c̣n sinh mệnh nhân nghĩa đạo đức không bị số mệnh trói buộc, có thể cảm đến thiên lư. Thiên Thái Giáp trong Kinh thư nói: Trời giáng xuống tai họa c̣n có thể tránh; tự ḿnh gây ra tai họa th́ không thể tránh, ắt phải chịu khổ. 

 

Kinh thi cũng nói: Người ta phải thường xét nghĩ đến hành vi của ḿnh có hợp với đạo trời hay không? Nếu hợp đạo trời, th́ phước báo không cầu cũng tự nhiên đến. Cho nên phước hay họa đều là do ḿnh.

 

Kinh Thư nói: Trời giáng họa tránh được; Ḿnh gây hoạ, khó tránh. Kinh thi nói:  Thường phản tỉnh, xét lại ḿnh, hợp hay trái với đạo trời. Gặp phước hay gặp họa, tất cả là do ta. Tất cả là do ta.

 

Khổng tiên sinh tính số cho ông bảo không có công danh, lại thêm không con thừa tự. Tuy là bảo số trời định sẵn, song vẫn có thể cải đổi. Ông chỉ cần mở rộng ḷng đạo đức nhân nghĩa sẵn có, gắng sức làm lành, tích chứa âm đức. Đó là ông tự ḿnh tạo ra phước báo cho ḿnh, người khác muốn cướp giật cũng không được, làm sao mà không huởng được phước?

 

Kinh Dịch cũng v́ những người giữ ḷng nhân đức mà tính trước nên đi hướng nào sẽ kiết tường, tránh được những việc hung hiểm, những người hung hiểm, những chổ hung hiểm. 

 

Nếu nói vận mệnh nhất định không thể thay đổi, th́ làm sao có thể đến chỗ kiết tường, tránh nơi hung hiểm?  Chương mở đầu của Kinh Dịch đă nói: Gia đ́nh nào hành thiện, ắt sẽ dư nhiều phước báo, để lại cho con cháu. Đạo lư này ông thực sự có tin không?”

 

 Cha tin lời Vân Cốc thiền sư, đảnh lễ tạ ơn và theo lời chỉ giáo. Cha đồng thời đem những việc sai lầm tội lỗi lúc trước, không luận là lớn nhỏ nặng nhẹ, ra trước Đức Phật phát lộ sám hối. Cha cũng làm một bài văn, trước hết tỏ ḷng nguyện cầu có được công danh, kế đó phát thệ nguyện làm ba ngàn việc thiện, để đền đáp đại ân, đại đức của trời đất tổ tiên cha mẹ đă sinh thành ra cha.

 

Vân Cốc thiền sư nghe cha lập thệ làm ba ngàn việc thiện, liền đưa cho xem quyển sổ ghi lại việc tội hay phước. Ngài dạy phải làm theo những lời dặn trong đó. Phàm những việc làm của ḿnh, không luận là thiện hay ác, mỗi ngày đều phải ghi vào quyển sổ đó. Việc thiện th́ ghi vào phần phước, c̣n việc ác ghi vào phần tội.

 

Song việc ác phải xem là lớn hay nhỏ, có thể dùng phần việc thiện đă ghi để giảm trừ. Ngài c̣n dạy phải tŕ chú Chuẩn Đề, nhờ sức gia tŕ của chư Phật để giúp nguyện ước sớm thành tựu.

 

Do đó vận mệnh là tự ḿnh tạo lấy. Nếu phân tách một cách tỉ mỉ để giảng, th́ dù giàu hay nghèo cũng không khác, đều phải làm theo đạo lư lập mệnh này. Khi giàu không thể cậy tiền cậy thế hống hách, hiếp đáp người khác; mà phải khiêm cung, chia sẻ giúp đở mọi người. Như vậy vận mệnh phú quư càng thêm phú quư và có thể bảo tồn lâu dài. Khi nghèo vẫn giữ khí tiết, không làm việc trái với lương tâm. Dù nghèo vẫn an phận thủ thường, làm một người lương thiện. Như vậy mới có thể chuyển đổi vận mệnh bần cùng thành vận mệnh phú quư. Cho nên, dù giàu hay nghèo đều phải bỏ ác làm lành, gieo trồng ruộng phước.

 

Đoản mệnh hay trường thọ cũng vậy. Không nên cho rằng ḿnh vắn số, sống chẳng bao lâu mà tranh thủ huởng thụ, mặc t́nh làm ác, vào đường đọa lạc. Nên biết, v́ nghiệp báo ḿnh phải đoản mệnh, nên gắng sức làm lành, hy vọng đời sau sẽ được trường thọ. Như vậy có thể đời này được sống lâu thêm.

 

C̣n người trường thọ cũng không nên ỷ lại mà mặc sức tạo ác, gian dối phạm pháp, đắm mê tửu sắc. Nên biết trường thọ có được không dễ, nên biết phải trân trọng, làm thêm điều lành để giữ ǵn phước báo trường thọ này. Hiểu được đạo lư này, mới có thể cải đổi đoản mệnh thành trường thọ; mệnh trường thọ càng thêm lâu dài, càng thêm khỏe mạnh. Người ta sống trên đời, việc hệ trọng nhất là sống và chết. Nếu có thể xem đoản mệnh và trường thọ không khác, th́ tất cả thuận cảnh, nghịch cảnh, giàu sang nghèo hèn, đều bao quát trong đó.

 

Mạnh Tử nói đến cái học về lập mệnh chỉ bàn đến đoản mệnh và trường thọ, mà không nói đến giàu và nghèo, thành đạt và khốn cùng, cũng chính v́ lư do này.

 

Vân Cốc thiền sư lại bảo: “Mạnh Tử có câu “Tu thân để đợi đó”, là bảo: Tự ḿnh phải luôn luôn tu dưỡng đức hạnh, không nên làm ác gây tội dù là mảy may. C̣n như vận mệnh có cải đổi được hay không, đó là tùy thuộc việc tích đức nhiều ít, hợp hay không hợp đạo trời.

 

Nói đến chữ “tu thân”, là bảo sửa đổi những sai lầm, tội ác của chúng ta, như uống thuốc trị bệnh. C̣n bảo “đợi”, là chỉ phải đợi đến công phu tu thân sâu dày, phước báo vun đắp đầy đủ, tội nghiệp tương ứng tiêu trừ, th́ vận mệnh sẽ tự nhiên chuyển đổi, trở nên tốt đẹp. Không nên có tư tuởng mong muốn những ǵ vượt quá phận ḿnh, để cho vọng tâm, dục tuởng làm mờ ám tâm trí, mà phải giữ tâm b́nh thường, buông xuống mọi vọng niệm sinh diệt. Đến tŕnh độ này, đă đạt đến cảnh giới tâm như như bất động. Công phu này là cái học chân chánh mà thế gian thọ dụng”.

 

Vân Cốc thiền sư nói tiếp: “Hành vi của người b́nh thường tùy thuộc vào ư niệm. Phàm việc ǵ c̣n khởi tâm phân biệt để làm th́ không phải là tự nhiên, c̣n có dấu vết. Ông hiện nay chưa thể đạt đến tŕnh độ không động tâm. Khi ông tŕ chú Chuẩn Đề không cần dụng tâm ghi nhớ, hay đếm bao nhiêu biến, cứ niệm liên tục, không cho gián đoạn. Niệm đến lúc cực kỳ thuần thục, tự nhiên miệng niệm mà tâm không cảm thấy niệm. Đó gọi là niệm mà không niệm. Khi không niệm, trong tâm vẫn tự nhiên niệm. Đó gọi là không niệm mà niệm. Niệm chú đạt đến tŕnh độ đó, th́ cả ba: người, chú và niệm đều hợp thành một khối, không c̣n tạp niệm xen vào, như vậy không chú nào mà chẳng linh nghiệm. Song công phu này, phải kinh qua thực hành, mới lănh hội được. 

 

Cha ban đầu tên hiệu là Học Hải, song từ ngày đó trở đi đổi hiệu là Liễu Phàm. Bởi v́ sau khi hiểu rơ đạo lư lập mệnh, cha không muốn sống như kẻ phàm phu, mà phát nguyện quét sạch kiến giải phàm phu, nên gọi là Liễu Phàm.

 

Từ đó về sau, cả ngày cha đều chánh niệm tỉnh giác, cẩn thận từ lời nói, việc làm cho đến ư nghĩ. Cha cảm thấy ḿnh như thay đổi hẳn, trở thành con người khác.

 

Lúc trước cha sống tùy tiện, hồ đồ, không có kiềm thúc; đến nay trở nên cẩn thận, cung kính, cảnh giác những điều bất thiện.

 

Cho dù trong nhà, buổi tối không có ai đi nữa, cha cũng không dám tùy tiện, v́ biết có trời đất quỷ thần xét soi. Gặp người ganh ghét, hủy báng, cha vẫn an nhiên, không chấp nhất, tranh luận với họ.

 

Năm thứ hai sau khi tham kiến Vân Cốc thiền sư, cha đến bộ Lễ thi cử. Khổng tiên sinh đoán số cha sẽ đậu hạng ba, không ngờ lại đậu được hạng nhất. Lời của Khổng tiên sinh bắt đầu hết linh nghiệm. Khổng tiên sinh không nói cha sẽ đậu cử nhân, song trong kỳ thi Hương mùa thu, cha lại thi đậu cử nhân. Đây là do làm phước tích đức khiến số mệnh thay đổi. Vân Cốc thiền sư bảo: “Vận mệnh có thể thay đổi”. Lời nói này đến nay đă được chứng nghiệm, khiến cha càng thêm tin tuởng.

 

Cha tuy sửa đổi lỗi lầm khá nhiều, song khi gặp việc nên làm, vẫn không thể chuyên tâm nhất ư làm. Cho dù làm, vẫn c̣n miễn cưỡng, không được tự nhiên.  Cha phản tỉnh kiểm điểm, thấy lỗi lầm vẫn c̣n rất nhiều.

 

Ví dụ như thấy việc thiện, tuy chịu làm, song không mạnh dạn nổ lực làm. Hoặc là gặp lúc cứu người, trong ḷng vẫn c̣n chần chờ, do dự, không kiến quyết thực hiện. Việc thiện tuy tôi có thể miễn cưỡng làm được, song lại hay nói những lời lầm lỗi. Khi tỉnh táo c̣n có thể tự chủ, song khi say rượu lại phóng túng, làm càn. Cho nên cha tuy làm lành có tích chứa chút công đức, song lỗi lầm vẫn c̣n rất nhiễu. Nếu lấy công đức để trừ đi lỗi lầm e c̣n chưa đủ. Thời giờ chỉ luống uổng đi qua. 

 

Từ năm Kỷ Tỵ nghe lời khai thị của Vân Cốc thiền sư, cha phát nguyện làm ba ngàn việc thiện, đến năm Kỷ Măo, đă hơn mười mấy năm mới hoàn thành ba ngàn việc thiện này.

 

Lúc đó, cha vừa cùng với Lư Tiệm Am tiên sinh từ Quan ngoại trở về Quan nội, chưa kịp đem ba ngàn việc lành này ra hồi hướng. Đến năm Canh Th́n, cha trở về phương Nam, mới thỉnh hai vị đại lăo Ḥa thượng đức độ là ngài Tánh Không và Tuệ Không, mượn thiền đường Đông Tháp để hoàn thành tâm nguyện hồi hướng này. Lúc đó, cha lại khởi lên tâm nguyện cầu sinh con trai, và phát đại nguyện làm ba ngàn việc lành lớn. Đến năm Canh Tỵ sinh ra con, đặt tên là Thiên Khải.

 

Cha mỗi khi làm được một điều thiện đều ghi lại. Mẹ con không biết viết chữ, mỗi khi làm được một việc lành, như cho người nghèo cơm ăn, hay phóng sinh v.v... đễu lấy bút lông ngỗng, in một khuyên tṛn màu đỏ lên lịch. Có lúc một ngày in cả mười mấy dấu đỏ lên lịch, đại biểu cho ngày đó làm được mười mấy việc thiện.

 

Như thế măi đến tháng tám năm Quư Mùi, mới hoàn thành ba ngàn điều thiện đúng như nguyện. Cha lại thỉnh các vị như Ḥa thượng Tánh Không v.v... về nhà làm lễ hồi hướng. Đến tháng chín năm đó, cha lại khởi lên lời nguyện thi đậu Tiến sĩ, và phát nguyện làm một vạn điều thiện để hồi hướng. Đến năm Bính Tuất, lại thi đậu Tiến sĩ. Bộ Lại bổ cho cha làm chức Huyện truởng huyện Bảo Để đương khuyết. Lúc cha làm huyện truởng huyện Bảo Để, có chuẩn bị một quyển sổ kẻ ô để trống. Quyển sổ này cha gọi nó là Sổ Tay Trị Tâm. Nói Trị Tâm là e tâm ḿnh khởi lên tà niệm hay ác niệm, dùng phương tiện này để đối trị.

 

Mỗi ngày thức dậy vào lúc sáng sớm, lúc thăng đường xét xử, cha đều cho người để quyển sổ trị tầm này trên bàn làm việc. Mỗi ngày, việc lành hay vie6.c ác dù là rất nhỏ cũng ghi vào đó. Bà nội thấy cha làm việc thiện không nhiều, thường chau mày bảo: “Mẹ lúc trước ở nhà giúp con làm việc thiện, cho nên lời nguyện ba ngàn việc thiện có thể hoàn thành. Nay con phát nguyện làm mười ngàn việc thiện, trong nha môn thực khó mà thực hiện được, biết đến bao giờ mới làm xong đây?”

 

Sau đó, vào một đêm cha bỗng nằm mơ thấy một vị thiên thần xuất hiện. Cha bèn đem việc khó mà hoàn tất mười ngàn việc thiện này thưa lại với thiên thần. Thiên thần bảo: “Chỉ một việc ông làm Huyện truởng giảm thuế ruộng đất cho dân là đủ để bù vào mười ngàn việc thiện”.

 

Th́ ra lúc trước, ruộng của huyện Bảo Để mỗi mẫu đáng lẽ phải thu thuế là hai đồng ba hào bảy xu. Cha cảm thấy nhân dân chịu thuế quá nặng, nên thanh lư hết tất cả số ruộng trong huye6.n, mỗi mẫu chỉ đóng thuế một đồng bốn hào sáu xu. Cha cảm thấy thật là lạ, tại sao việc này thiên thần lại biết được. Vả lại cũng nghi ngờ, sao việc này có thể đủ bù vào mười ngàn việc thiện?

 

Đúng lúc đó có thiền sư Huyễn Dư từ núi Ngũ Đại đến huyện Bảo Để. Cha thưa lại chuyện trong mộng với thiền sư, và hỏi có tin được chuyện này không? Huyễn Dư thiền sư đáp: “Làm việc thiện phải có tâm chân thành khẩn thiết, không thể giả dối qua loa, có tâm cầu báo đáp. Như vậy cho dù một việc thiện cũng có thể bằng mười ngàn việc thiện. Huống chi ông giảm thuế cho toàn huyện, nông dân toàn huyện đều huởng được ân huệ này. Cả ngàn vạn người nhờ đó mà giảm đi nỗi khổ v́ thuế má nặng nề, đó thực là phước báo to lớn”.

 

Cha nghe xong lời dạy của thiền sư, liền đem tiền bạc bổng lộc của ḿnh ra, nhờ thiền sư cúng trai tăng mười ngàn vị trên núi Ngũ Đài và hồi hướng công đức.

 

Khổng tiên sinh tính số mạng cho cha bảo năm năm mươi ba tuổi phải gặp tai nạn. Cha tuy không có cầu trời cho sống thọ, song năm năm mươi ba tuổi lại không có chút đau bịnh ǵ. Năm nay cha đă sáu mươi chín tuổi rồi. Kinh Thư nói: Thiên đạo là điều người ta khó mà tin được, mệnh của con người không có nhất định. Lại nói: Mệnh con người không có nhất định, đều do tự ḿnh tạo.

 

Những lời này không sai chút nào. Cha do đó mới biết, phàm nói đến họa phúc, đều do tự ḿnh tạo ra. Đó là lời của Thánh Hiền. C̣n như bảo họa phúc do trời chú định, đó là lời nói của kẻ dung tục trên đời.

 

Đạo trời khó thể tin, mệnh người không nhất định, mệnh người không nhất định, họa phước vốn do ḿnh. Nếu bảo trời chú định, là lời kẻ phàm dung, Thánh Hiền đâu có dùng, Thánh Hiền đâu có dùng.

 

Vận mệnh của Viên Thiên Khải con không biết rồi sẽ như thế nào. Song cho dù là vinh hoa phú quư, con cũng phải giữ tâm như lúc thất chí nghèo hèn. Cho dù gặp may mắn tốt đẹp, con cũng phải giữ ḷng như lúc trắc trở khó khăn. Cho dù trước mắt có dư ăn dư mặc, con cũng phải cần kiệm như lúc thiếu thốn nghèo hèn. Cho dù được người ta yêu thích, kính trọng, con phải luôn khiêm tốn, cẩn trọng. Cho dù gia thế có danh vọng đến đâu, con cũng phải thấy ḿnh thấp kém. Cho dù học vấn có cao thâm bao nhiêu, con phải thấy ḿnh c̣n thô thiển.

 

Sáu cách suy tuởng này, là từ phản diện để nh́n vấn đề. Nếu biết khiêm cung như vậy, đạo đức dần dần nâng cao, phước báo cũng tự nhiên tăng truởng.

 

Xa th́ con nên truyền nối và mở rộng đức khí của tổ tiên; c̣n gần th́ phải biết hiếu kính cha mẹ. Trên th́ con nên báo đáp ân huệ của đất nước; c̣n dưới th́ phải tạo dựng hạnh phúc cho gia đ́nh. Ngoài th́ con nên cứu tế cấp nạn cho người khác; trong th́ con phải luôn đề pḥng niệm tuởng tà ác.

 

Sáu cách trên là từ chánh diện để khẳng định vấn đề. Nếu con thường phản tỉnh, suy xét như vậy, nhất định sẽ trở thành bậc chánh nhân quân tử.

 

Người ta mỗi ngày cần phải biết được lỗi lầm của ḿnh, mới có thể sửa đổi mỗi ngày. Bằng không, cứ ngỡ là ḿnh không có lỗi lầm, không chịu tu sửa, không làm sao tiến bộ được. Người xinh đẹp thông minh trên thế gian không ít, song phần lớn lại không biết dụng công tu dưỡng đạo đức, không biết dụng công xây dựng sự nghiệp, đều chỉ v́ thói lần lữa qua ngày, đến đâu hay đến đó, không có chí phấn đấu cầu tiến, mới làm lỡ cả một đời của họ.

 

Những lời Vân Cốc thiền sư dạy về đạo lư lập mệnh, thật là tinh thâm nhất, chân chánh nhất. Cha mong con đọc và suy nghĩ kỹ, lại phải tận tâm tận lực thực hành, quyết không để ngày tháng quư báu luống qua vô ích!

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 2 of 7: Đă gửi: 06 May 2006 lúc 12:10am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

Viên Liễu Phàm Gia Huấn

                      do Thích Minh Quang biên dịch 

 

 

CHƯƠNG HAI

 

      SỬA ĐỔI LỖI LẦM

 

 

Người ta không phải mới sinh ra đă là Thánh Hiền, nên làm sao tránh được gây tạo lỗi lầm? Khổng tử nói: Có lỗi lầm không sợ sửa đổi, là việc lành không ǵ lớn hơn. Cho nên, Liễu Phàm tiên sinh sau khi giảng đạo lư lập mệnh xong, lại bàn đến phương pháp sửa lỗi. Ông tŕnh bày một cách tường tận để dạy con ḿnh là Viên Thiên Khải. Lỗi lầm nhỏ c̣n phải sửa đổi, huống chi là tội ác lớn, đương nhiên quyết không thể phạm.

 

Vào thời Xuân Thu, các quan cao cấp của các nước thường đoán việc kiết hung họa phúc của một người nào đó thông qua ngôn ngữ hành vi của họ, và kết quả rất là linh nghiệm. Điều này có thể thấy được qua sách Tả Truyện Quốc Ngữ. Phàm những điềm báo kiết tường hay hung hiểm đều do mầm mống trong tâm phản ứng ra ngoài. Những điềm kiết hung này c̣n thể hiện qua cử chỉ của người đó nữa. Nếu một người nhân hậu, cử chỉ của họ sẽ chững chạc; c̣n kẻ bạc bẽo, th́ cử chỉ sẽ tùy tiện.

 

Người sống nhân hậu th́ thường được phước; kẻ bạc bẽo nhất định sẽ gặp họa. Người b́nh thường thiếu hiểu biết, không đủ trí tuệ để xét thấy việc này, nên bảo họa phước không nhất định, không sao biết trước được.

 

Một người có thể sống hết sức thành thực, không một chút giả dối, th́ tâm họ khế hợp đạo lư. Do đó, nếu đem tâm chân thành ra đối đăi với người, th́ phước báo tự nhiên sẽ đến. Cho nên, xét một người nào đó, chỉ cần nh́n thấy họ toàn làm việc thiện, th́ biết trước rằng phước của họ sắp đến.

 

Trái lại, xét một người mà thấy hành vi của họ toàn làm điều ác, th́ biết rằng họ sắp gặp họa. Người ta muốn tránh họa được phước, phải tự ḿnh cải đổi lỗi lầm trước khi làm thiện.

 

Phương pháp cải đổi lỗi lầm, trước hết là phải phát khởi tâm hổ nhục.

 

Chúng ta nên suy nghĩ: Thánh Hiền đời xưa như ta không khác, đều là nam tử hán, đại trượng phu. Thế tại sao các vị ấy có thể lưu lại tiếng thơm muôn đời, làm gương sáng cho hậu thế; c̣n chúng ta lại luống qua một đời, hay thân bại danh liệt?

 

Đó là v́ chúng ta quá đam mê huởng thụ, bị hoàn cảnh vật dục bên ngoài ô nhiễm, lén làm những việc không nên làm. Càng ngày chúng ta càng trầm luân trong bể dục, không khác ǵ cầm thú, mà tự ḿnh chẳng biết chẳng biết chẳng hay.

 

Cái hổ nhục trên đời không có ǵ lớn hơn như vậy. Mạnh tử nói: “Việc lớn nhất,quan trọng nhất của một người không ǵ hơn chữ nhục”. V́ sao? V́ hiểu được chữ “nhục” này, ta có thể sửa đổi được tất cả lỗi lầm, trở nên Hiền Thánh. Nếu không hiểu được chữ  “nhục”  này, th́ sẽ phóng túng làm càn, đánh mất nhân cách, không khác ǵ cầm thú. Những lời trên chính là bí quyết chân chánh để sửa đổi.

 

Phương phát thứ hai để sửa lỗi là phải khởi tâm lo sợ thận trọng.

 

Chúng ta phải biết Chư Thiên Hộ Pháp luôn ở bên cạnh chúng ta. Chư Thiên Hộ Pháp thấy được tất cả những hành vi của ḿnh, nên ta không thể lừa dối họ được. Chúng ta có thể giấu được mọi người làm điều sai trái, qua mặt pháp luật, nhưng không sao qua mắt được Chư Thiên Hộ Pháp. Việc ác của chúng ta đối với họ như soi kính, đều hiện ra rơ ràng không sót. Chúng ta cho dù dấu kín được tội, song Chư Thiên Hộ Pháp nh́n thấy rơ tâm can phế phủ của ḿnh. Chúng ta khởi tâm động niệm như thế nào, các vị ấy đều biết rơ. Cho nên, ḿnh biết rơ tâm niệm hành vi của ḿnh như thế nào, Chư Thiên cũng biết rơ như vậy.

 

Nếu chẳng may hành vi xấu xa của chúng ta bị người khác biết được, th́ chẳng phải ḿnh mất hết giá trị, bị người ta xem thường phỉ nhổ hay sao? Cho nên, ta lúc nào cũng phải có tâm lo sợ, thận trọng.

 

Cho nên, gây tạo tội nặng sẽ rước lấy tai họa, gây tạo tội nhẹ sẽ tổn phước giảm đức. Tội lỗi đối với thần minh, long thiên Hộ Pháp không sao che giấu được, như vậy ta lẽ nào không biết sợ hay sao?

 

Chúng ta chỉ cần c̣n một hơi thở, cho dù phạm tội lớn đến đâu, đều có thể sám hối. Thuở xưa có người cả đời làm ác, đến khi lâm chung tỉnh ngộ ăn năn, khởi lên niệm lành rất lớn, liền được an ổn văng sinh.

 

Nói như vậy có nghĩa, nếu người ta khi đối diện cửa ải tử sinh, chỉ cần thống thiết, dũng mănh khởi lên niệm thiện, ăn năn tỉnh ngộ, th́ có thể rửa sạch nghiệp tội tích chứa trong suốt trăm năm. Ví như hang tối ngàn năm, chỉ cần thắp lên một ngọn đèn sáng, th́ lập tức sẽ quét sạch bóng đen, chỉ c̣n ánh sáng rỡ ràng. Cho nên, không luận làm ác bao lâu, nhiều ít như thế nào, chỉ cần thống thiết ăn năn, sửa đổi lỗi lầm, nhất định sẽ được thanh tịnh.

 

Tuy nói có lỗi chỉ cần biết ăn năn cải đổi là được, song tuyệt đối không được v́ thế mà ỷ lại, cho rằng thường phạm lỗi không sao. Người như thế có tâm phạm lỗi, tội càng sâu nặng hơn.

 

Trong thế gian bất tịnh này, vạn vật đều huyễn hóa vô thường, tấm thân huyết nhục này nay c̣n mai mất không sao liệu trước được. Chẳng phải một hơi thở ra mà không hít vào là đă qua đời khác sao? Đến lúc đó có muốn sửa đổi lỗi lầm cũng không sao kịp nữa. Khi cái chết đến mọi thứ đều bỏ lại,  chỉ có nghiệp tội đi theo chúng ta mà thôi.

 

Do đó, kẻ làm ác báo ứng ở dương gian là phải chịu tiếng xấu trăm ngàn năm, cho dù có con hiếu cháu hiền cũng không sao rửa sạch được vết nhơ này. C̣n quả báo đời sau là phải trầm luân trong địa ngục, chịu vô lượng vô biên khổ năo, đọa đày trong ngàn muôn ức kiếp. Lúc đó dù gặp được Phật, Bồ tát, Thánh nhân, cũng không cách nào cứu chúng ta được. Như vậy há không đáng sợ sao?

 

Thứ ba là phát khởi tâm dũng mănh tiến lên.

 

Người ta sở dĩ làm lỗi mà không sửa đổi được là do tâm dễ duôi, lần lữa qua ngày mà không chịu lập chí tiến thủ, dũng mănh kiên quyết. Đây chính là nguyên cớ đọa lạc, thối lui. 

 

Phải biết nếu muốn sửa đổi lỗi lầm nhất định phải lập chí kiên quyết, lập tức cải đổi, quyết không nên chần chừ, do dự. Không nên ngày nay lại hẹn đến mai, mai lại hẹn đến mốt, cứ thế kéo dài, lần lữa đến chết. Lỗi lầm nhỏ hăy xem như gai đâm vào xương thịt, để lâu một ngày là nhức nhối một ngày, nên phải gấp rút nhổ ra. Lỗi lầm lớn hăy xem như rắn độc cắn phải, để chậm môt giây là nguy hiểm đến tánh mạng một giây. Như quẻ Ích trong Kinh Dịch nói: Gió thổi sấm nổ, vạn vật sinh truởng, lợi ích lớn lao như vậy. Đây là dụ cho người đổi ác làm lành, được ích lợi lớn như vạn vật nhờ mưa thuận gió ḥa mà sinh truởng tốt tươi.

 

Sửa lỗi phải phát tâm, phát tâm là tâm ǵ? Một, tâm biết hổ nhục, hai, tâm biết sợ tội, ba là tâm dơng mănh. Đầy đủ ba tâm này, sẽ sửa được lỗi ngay, sẽ sửa được lỗi ngay!

 

Một người lập chí sửa đổi lỗi lầm, nếu có đầy đủ ba tâm hổ nhục, sợ tội và dũng mănh, th́ có thể lập tức sửa được lỗi lầm; như lớp băng mỏng mùa Xuân gặp phải ánh dương quang, lo ǵ không tan ră? Song sửa đổi lỗi lầm có ba góc độ dụng công. Một là từ trên thực tế để sửa đổi. Hai là từ trên đạo lư để sửa đổi. Ba là từ trên tâm niệm để sửa đổi. Do ba cách dụng công khác nhau, nên kết quả cũng bất đồng. Trước hết, nói về từ trên thực tế sửa đổi lỗi lầm.

 

Ví dụ như hôm qua sát sinh, hôm nay chấm dứt không sát sinh nữa. Hôm trước nổi giận mắng người, hôm nay bỏ qua không giận nữa. Đây là phương pháp chấm dứt lỗi lầm không tái phạm, bằng cách sửa đổi lỗi lầm khi sự việc đă phát sinh. Song sửa lỗi như vậy là miễn cưỡng dằn ḷng, tuy qua được một lúc song mầm mống lỗi lầm vẫn c̣n trong tâm. Chỉ cần có cơ hội thích hợp là nó lại tái phát, đôi khi c̣n mănh liệt hơn nữa. Người ta bảo tức nước vỡ bờ là vậy. Nên đây không phải là phương pháp sửa lỗi lầm một cách triệt để.

 

Thế nào là dựa trên đạo lư cải đổi lỗi lầm?

 

Một người lập chí sửa đổi lỗi lầm, trước khi ngăn giữ không làm một điều sai quấy nào đó, phải hiểu rơ đạo lư tại sao ta không nên làm. Ví dụ như một người đối với lỗi lầm của việc sát sinh, trước hết anh ta phải nghĩ rằng: Đức hiếu sinh là đạo lư tự nhiên. Phàm là loài só sinh mệnh ai lại chẳng tham sống sợ chết? Thế mà ta lại giết loài vật để nuôi thân ḿnh, thử hỏi trong tâm có yên ổn không? Những con vật mà ta cắt cổ, nhổ lông, lột da, xào nấu v.v..., chúng phải chịu bao đau đớn khổ sở lúc lâm chung, như vậy có phải tội lỗi lắm không? Ăn uống trên sự tướt đoạt sinh mệnh, gây tạo khổ đau cho chúng sinh, song miếng ngon khi qua khỏi miệng lập tức trở thành đồ dơ mà ai cũng nhờm, cũng gớm! Như Vậy có đang cho chúng ta v́ thế mà gây tạo sát nghiệp, chàđạp trên quyền được sống c̣n của sinh vật, khiến phải chịu tội báo, tổn giảm phước đức không? Ăn chay đạm bạc, thực ra cũng đủ no và dinh dưỡng.

 

Lại suy nghĩ rằng: Phàm loài có sinh mệnh huyết khí đều có tri giác tánh linh. Đă có tri giác tánh linh, th́ có khác ǵ chúng ta đâu?  Ngày xưa bậc Thánh như vua Thuấn, nhờ đạo đức cao thượng mà được voi cày ruộng giúp, chim nhổ cỏ giùm. Ta nay tuy chưa thể tu dưỡng được như người xưa, khiến loài vật đến tôn trọng, thân cận, song cũng không thể tàn hại sinh mệnh của chúng, khiến kết nên nhân duyên oán thù. Mối hận này đeo đuổi chúng ta đến lúc nào mới hết?

 

Người biết suy nghĩ như thế, không thể nào nuốt trôi những cá thịt trên bàn.

 

Ví dụ như tánh t́nh của ta của ta trước kia hay nổi sân, nên suy nghĩ rằng: Ai cũng có điều tốt, ai cũng có chỗ xấu. Khi gặp chỗ xấu của người, xét về t́nh lư, nên thương cho họ, mà tha thứ chỗ xấu đó, v́ chính họ cũng là nạn nhân, chịu khổ năo bởi thói xấu bản thân. Nếu có người ngang ngược, vô lư mạo phạm đến ta, th́ lỗi đó ở họ có dính dáng ǵ đến ta, vậy tại sao ta phải nổi giận?

 

Lại nghĩ rằng: Trên đời này không có ai dám tự cho rằng ḿnh là hoàn hảo, không chút lỗi lầm. Một người cho rằng ḿnh là hoàn hảo, mới chính là kẻ ngu nhất. Trên đời cũng không có đạo lư nào dạy chúng ta oán hận người xung quanh. Người càng có học vấn th́ càng phải khiêm tốn, nghiêm khắc với ḿnh, khoan dung với người, sao lại oán hận người khác?

 

Cho nên, một người làm việc không được vừa ḷng đắc ư, đều do đạo đức của ḿnh không tu dưỡng tốt, c̣n thiếu công đức, không đủ sức cảm động ḷng người. V́ vậy phải phản tỉnh, kiểm điểm lại ḿnh, xem có chỗ nào có lỗi với người không?

 

Người có thể suy xét được như vậy, dụng công sửa ḿnh, th́ người khác phỉ báng sẽ trở thành sự trui rèn, thành tựu phẩm cách cho ta, bằng những bài học phản diện. Ta nên hoan hỉ tiếp nhận sự giáo huấn, phê b́nh của người khác, c̣n oán hận điều ǵ?

Lại nữa, nghe người khác nói xấu mà ta không nổi giận, dầu lời nói đó ác độc đến đâu; khác nào như đem lửa đốt trời, hư không vẫn rỗng rang, không có ǵ để cháy, lửa cuối cùng cũng tắt. Nếu người ta nghe người khác hủy báng mà t́m cách biện hộ, th́ khác nào như tằm nhả tơ, tự trói buộc lấy ḿnh. Đó là tự ḿnh chuốc lấy khổ. Cho nên, nổi giận không những vô ích mà c̣n có hại.

 

Đó là nói về hậu quả của nóng giận. C̣n như những lỗi lầm và tội ác khác, cũng nên y theo đạo lư này mà suy xét, th́ tự nhiên sẽ không phạm phải lỗi  lầm.

 

Thế nào là cải đổi lỗi lầm từ tâm niệm?

 

Người ta gây tạo lỗi lầm vốn nhiều vô số, song tất cả đều từ tâm niệm mà ra. Nếu tâm ta không động niệm, th́ không có tạo ra bất cứ nghiệp ǵ. Như vậy lỗi lầm từ đâu mà sinh? Phàm người ta thường có nhiều lỗi lầm như tham đắm nữ sắc, danh tiếng, tiền của, hoặc hay nóng giận, v.v...  Chúng ta không cần t́m hiểu phương pháp để cải đổi từng lỗi lầm một, mà chỉ cần nhất tâm nhất ư khởi niệm lành, làm việc thiện, lúc nào cũng chánh niệm hiện tiền, th́ không có ư niệm tà ác nào xen khởi, làm ô nhiễm tâm ta được.

 

Ví như  mặt trời soi sáng giữa từng không, tất cả những hắc ám đều không chỗ dung thân. Đây chính là yếu quyết tu tâm, sửa lỗi chân chánh duy nhất. Phải biết tất cả lầm lỗi tội ác đều do một tâm này gây tạo, nên chỉ cần ngay nơi tâm này sửa đỗi lỗi lầm. Đây giống như trừ cây độc, phải đốn tận gốc, trốc tân rễ, mới không sợ mọc trở lại, mà đâu cần phải chặt từng nhánh, bẻ từng lá!

 

Phương pháp cải đổi lỗi lầm cao minh nhất vẫn là tu tâm. Nếu biết tu tâm th́ sẽ lập tức khiến tâm thanh tịnh. V́ tất cả sai lầm đều do tâm khởi niệm bất chánh mà ra. Nếu biết tu tâm, chánh niệm tỉnh giác, khi khi tà niệm vừa khởi liền phát giác. Tà niệm ngay đó sẽ không c̣n, tâm trở lại thanh tịnh bất động. Nếu ta không làm được như vậy, khi tà niệm khởi lên phát giác muộn màng , và không đủ sức giác chiếu để khiến nó tiêu diệt, th́ phải dùng đạo lư để suy xét, thống trách, th́ sẽ hóa giải được tà niệm đó. C̣n như không biết dùng đạo lư để suy xét thống trách, th́ cố gắng dằn ḷng, tránh xa duyên phạm lỗi.

 

Cả ba phương pháp này tuy có cao có thấp khác nhau, song đều có giá trị riêng, và bổ túc cho nhau. Ta cần phải biết rơ ḿnh, để có thể tùy cơ, tùy lúc vận dụng cả ba phương phá một cách thích đáng tu sửa lỗi lầm, ắt sẽ công hiệu. Song phương pháp tu tâm, chánh niệm tỉnh giác vẫn là chánh yếu, không nên bỏ qua.

 

Lập chí sửa đổi lỗi lầm cũng cần có trợ duyên để dễ thành tựu. Về phương diện thấy được, đó chính là bạn tốt, khuyên bảo, nhắc nhở ta lúc hồ đồ, nông nổi. Về phương diện không thấy được, đó là đối trước Phật, Bồ tát, chư thiên, v.v... cầu chứng minh gia hộ, thành tâm sám hối, từ sáng đến tối không dám buông lung. Như tôi đă từng sám hối bảy ngày, mười bốn ngày, cho đến một tháng, ba tháng.  Cứ sám hối như vậy nhất định sẽ có chứng nghiệm.

 

Sửa lỗi phải phát nguyện, lại phải nhờ trợ duyên. Một mặt nhờ bạn lành, mặt khác nhờ Bồ tát, để chứng minh gia tŕ. Phải một ḷng một ư, sám hối mọi lỗi lầm, sám hối mọi lỗi lầm.

 

Nói chứng nghiệm của sự sám hối lỗi lầm là ǵ? Ví dụ như ta bỗng cảm thấy tinh thần rất thư thới, trong ḷng an vui, hay cảm thấy trước đây tối dạ, giờ bỗng mở mang trí tuệ; hay dù là trong hoàn cảnh rộn ràng phiền phức, mà tâm ḿnh vẫn sáng suốt, tất cả đều thông tỏ. Hay lúc gặp phải kẻ oan gia thù địch, có thể an ổn hoan hỉ, hóa giải cơn giận nỗi hận trong ḷng. Hoặc khi nằm mộng, mơ thấy ói ra thứ màu đen. Đây chính là những tư niệm tà, tích chứa thành uế khí, trong mơ ói ra, th́ tâm địa trở nên thanh tịnh. Hay trong mơ trông thấy Phật, Bồ tát đến nâng đỡ, dắt d́u ta; hoặc thấy ḿnh bay lên không trung, tiêu dao tự tại. Hay mơ thấy các loại phan lọng được trang sức bằng các loại châu báu nhiều màu. Những việc ít thấy ít nghe như vậy, đều là những điềm tiêu trừ tội chướng trong quá khứ. Song cũng không nên v́ gặp được những điềm lành này, liền tự cho rằng ḿnh có sở đắc, tu hành hơn người mà khởi tâm ngă mạn, không chịu vươn lên, tiếp tục nỗ lực.  

 

Vào thời Xuân Thu trước đây, quan đại phu nước Vệ là Cừ Bá Ngọc vào năm hai mươi tuổi đă biết xét lại những lỗi lầm trong quá khứ của ḿnh để kiểm điểm, cải đổi. Đến năm hai mươi mốt tuổi, lại cảm thấy trước đây sửa đổi lỗi lầm vẫn chưa triệt để. Đến năm hai mươi hai tuổi, nh́n lại năm hai mươi mốt tuổi, vẫn giống như ở trong mộng. Cứ như vậy mỗi năm trôi qua, mỗi năm lại sửa đổi lỗi lầm. Cho đến năm năm mươi tuổi, vẫn cảm thấy bốn mươi chín năm qua ḿnh vẫn lỗi lầm!  Người xưa đối với việc sửa đổi lỗi lầm cẩn thận coi trọng đến mức như vậy.

 

Đại phu Cừ Bá Ngọc, người tài đức khiêm cung, hai mươi tuổi xét lỗi, mỗi năm đều kiểm điểm, đến lúc tuổi năm mươi, vẫn thấy c̣n lầm lỗi. Sửa lỗi quan trọng thay! Quan trọng thay!

 

Chúng ta đều là kẻ phàm phu, lỗi lầm dẫy đầy, như lông trên ḿnh nhím. Song ta lại cảm thấy dường như ḿnh không có lầm lỗi ǵ lắm. Đó là do ta hời hợt, không biết phản tỉnh tự xét. Giống như con mắt có bịnh, không nh́n thấy ḿnh mỗi ngày đang tạo tội. Song một người làm lỗi tạo ác, đến một mức nào đó sẽ có triệu chứng hiện ra. Như tâm tư hỗn loạn trệ ngăn, tinh thần suy sụp, hay quên; hoặc việc không đáng phiền năo lại cảm thấy vô cùng phiền năo; hoặc thấy người phẩm hạnh cao quư, cảm thấy hổ thẹn không vui; hay nghe được những lời đạo đức quang minh chính đại, lại không thích; hoặc đem ân huệ cho người, đối phương không nhận c̣n trở lại oán hận; hoặc tối ngủ thấy những giấc mơ xấu đáng sợ; hoặc nói năng không thứ lớp, không b́nh thường. Những hiện tượng bất b́nh thường như vậy, đều là biểu hiện của việc làm ác.

 

Giả sử có những hiện tượng như trên, ta phải đề khởi tinh thần, phấn phát hướng thượng, sửa đổi những sai lầm cũ, mở ra con đường nhân sinh sáng tỏ cho ḿnh. Hy vọng mọi người không nên tự làm lỡ ḿnh!  

 

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 3 of 7: Đă gửi: 06 May 2006 lúc 3:32am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

Viên Liễu Phàm Gia Huấn

                                 do Thích Minh Quang biên dịch                                 

 

 

CHƯƠNG BA

 

 

TÍCH CHỨA PHƯỚC THIN

 

 

Chương trên đă giảng những phương pháp của đổi lỗi lầm. Nếu làm được như vậy, tự nhiên có thể bảo đảm mệnh vận tốt đẹp không biến thành xấu, song vẫn chưa đủ để cải đổi mệnh vận xấu trở nên tốt đẹp. BởI v́ đờI này tuy ta không phạm lỗi tạo ác, song đời trước ta có gây tạo tội ác hay không làm sao biết được? Nếu đời trước phạm tội, đời này tuy không phạm, vẫn phải trả báo của đời trước,  vẫn gặp mệnh vận xấu ác. Vậy ta phải làm sao mới có thể cải đổi vận mệnh xấu đây? Đó là không những phải cải đổi lỗi lầm, mà c̣n phải tích chứa phước thiện, công đức, mới có thể khiến nghiệp tội đời trước tiêu đi. Việc lành tích chứa nhiều, tự nhiên có thể chuyển đổi mệnh xấu thành mệnh tốt, đồng thời cũng có thể nghiệm chứng được hiệu quả của nó. 

 

Khổng tử tỉnh Sơn Đông, tích chứa phước thiện lớn, con cháu nhiều đời sau,  vẫn thịnh vượng không suy. Khổng Đức Thành tiên sinh, đời thứ bảy mươi ba! Đ̣i thứ bảy mươi ba!

 

Kinh Dịch nói: Nhà tích chứa điều thiện, tự nhiên phước đức có dư. Trước đây có người họ Nghiêm,  định gả con gái của ḿnh cho cha của Khổng tử, việc đầu tiên là kiểm điểm những việc làm của nhà họ Khổng. Ông nhận thấy tổ tiên của họ Khổng tích chứa phước đức rất nhiều và rất lâu, nên biết trước con cháu họ Khổng sau này nhất định sẽ thành đạt lớn. Sau đó, quả nhiên sinh ra Khổng tử. Lại nữa, Khổng tử khen sự hiếu thảo của vua Thuấn vượt hơn việc hiếu b́nh thường. Khổng tử nói: “Ḷng đại hiếu như vua Thuấn, không những tổ tiên nhờ đó được huởng sự cúng tế của ông, mà con cháu nhiều đời cũng giữ được phước lộc của ḿnh, không bị thất bại”.

 

Nước Trần vào thời Xuân Thu, chính con cháu vua Thuấn truyền lại, đủ chứng minh con cháu đời sau của vua Thuấn thành đạt rất lâu! Cho nên, lời nói của Khổng tử thật vô cùng chính xác.

 

Nay lại đem những việc thực sự xảy ra trong quá khứ để chứng minh công đức của việc tích chứa phước thiện. Có một người làm đến chức Thiếu sư, tên là Dương Vinh, thuộc huyện Kiến Ninh tỉnh Phúc Kiến. Tổ tiên của ông làm nghề chống thuyền đưa khách sang sông để kiếm sống. Có một lần, mưa xuống rất lâu, sông suối ngập tràn, thế nước ào ạt, cuốn phăng nhà cửa của dân. Rất nhiều người đă bị nước cuốn, số chết, số đang vật vă trong ḍng nước xiết. Những thuyền khác đều lo đi vớt của cải trôi theo ḍng nước, chỉ ông cố và ông nội của Dương Vinh lo đi cứu những người mắc nạn bị nước cuốn, mà không vớt một món vật nào. Người trong làng đều cười chê, cho họ là ngu. Đến khi cha Dương Vinh ra đời, sinh kế của gia đ́nh lần lần khá giả. Có một vị đạo sĩ nói với cha Dương Vinh rằng: “Cha và ông nội của ông tích chứa được rất nhiều âm đức, con cháu nhất định sẽ thành đạt làm quan lớn. Ông nên đem hài cốt cha ḿnh an táng tại chỗ kia”.

 

Cha Dương Vinh nghe xong, y lời đạo sĩ, đem hài cốt của cha và ông nội chôn tại chỗ đại sĩ chỉ. Ngôi mộ đó, ngày nay mọi người đều biết là mộ Bạch thố. Sau đó Dương Vinh ra đời, đến năm hai mươi tuổi thi đậu Tiến sĩ. Làm quan măi đến chức Thiếu sư thuộc hàng Tam công. Hoàng đế c̣n truy phong cho cha, ông nội, ông cố của Thiếu sư chức tước như ông.  Con cháu đời sau của Thiếu sư vô cùng thành đạt, măi cho đến ngày nay vẫn c̣n rất nhiều bậc hiền tài.

 

Dương Thiếu sư! Dương Thiếu sư! Ông cố, ông nội tích âm đức, tích âm đức. Lụt lội chỉ lo cứu vớt người, của cải chẳng quan tâm. Người cười như thế là khờ ngu! Đâu ngờ ngu mà được đại phước, được đại phước.

 

Dương Tự Trừng người Ninh Ba Triết Giang ban đầu làm chức thư biện ở quan nha, tâm vô cùng nhân hậu, nghiêm giữ pháp luật, làm việc công minh chánh trực. Lúc đó quan huyện là người nghiêm khắc ngay thẳng, có một lần đánh một kẻ tù phạm đến máu chảy đầy đất, mà vẫn chưa nguôi giận. Dương Tự Trừng lúc đó quỳ xuống xin tha cho người phạm tội. Quan huyện bảo: “Ông xin tha tội cho hắn vốn chẳng có ǵ đáng nói, song tên tù phạm này không tuân thủ pháp luật, làm trái đạo lư, sao mà không giận cho được!”

 

Dương Tự Trừng vừa dập đầu lạy vừa thưa: “Hiện nay trong triều, thật ra thị phi khó định, quan trường toàn là việc tối tăm, tham ô hủ bại, đánh mất ḷng dân đă lâu. Nếu ngài thẩm vấn giả như t́m ra tội của phạm nhân th́ cũng nên đau ḷng cho họ, thương họ không biết đạo lư, lầm phạm pháp luật, mà không nên v́ đó mà vui mừng. Nếu như có tâm vui thích t́m ra tội trạng của phạm nhân, e sẽ dễ đưa đến xử án thiếu sót sai lầm. Nếu như ngài quá nóng giận đánh đập khảo tra, e rằng phạm nhân do chịu không nổi sẽ nhận tội bừa, làm oan uổng người ta. Ngay cả ưa thích t́m ra tội trạng của phạm nhân c̣n không được, huống chi là nổi giận sao?”    

 

Quan huyện nghe xong lời nói của Dương Tự Trừng, vô cùng cảm động, lập tức dịu sắc mặt, hạ cơn giận xuống.

 

Dương Tự Trừng gia cảnh rất nghèo, song có người đem biếu cho món ǵ ông đều không nhận. Gặp khi tù phạm đói khát, ông thường t́m cách kiếm thức ăn biếu cho họ. Một hôm có vài tù nhân mới đến, v́ đường xa không có ăn uống nên vô cùng đói khát. Lúc đó nhà ông lại thiếu gạo, nếu đem đến cho tù nhân th́ người nhà sẽ phải chịu đói. Nếu chỉ lo cho ḿnh, th́ những tù nhân này đói khát thật đáng thương. Không c̣n cách nào khác, ông bèn bàn cùng vợ. Vợ hỏi: “Những tù nhân này từ chỗ nào giải đến?” Ông trả lời: “Từ Hàng Châu đến. Họ dọc đường chịu đói, trên mặt xám xanh không c̣n chút máu. Lúc này dù có một chút cơm thừa canh cặn, họ cũng hai tay bưng lấy ăn ngấu nghiến!” 

 

Do đó, hai vợ chồng bèn đem chút ít gạo c̣n lại trong nhà ra nấu cháo cho họ ăn.

Về sau, hai người sinh được hai đứa con trai, đứa lớn tên Thủ Trần, đứa nhỏ tên Thủ Chỉ, đều làm quan đến chức Nam Bắc Lại Bộ Thị Lang. Cháu nội lớn làm đến chức H́nh Bộ Thị Lang. Cháu nội nhỏ cũng làm đến chức Tứ Xuyên Án Sát Sứ. Hai người con, hai người cháu đều là những quan lớn nổi tiếng. Hiện nay có hai danh nhân là Sở Đ́nh và Đức Chánh, đều là ḍng dơi con cháu của Dương Tự Trừng.

 

Tù nhân khổ biết bao, khổ biết bao! Đă bị giam cầm lại thiếu ăn, trong ḷng khổ thống có ai hay. Có ai hay? Dương thư biện có ḷng nhân hậu, vợ chồng đồng tâm cứu giúp người. Nhà biết tích thiện phước có thừa, phước có thừa.

 

Vào khoảng năm Chánh Thống vua Anh Tông triều Minh, có một người lănh đạo thổ phỉ tên là Đặng Mậu Thất làm phản ở tỉnh Phúc Kiến. Kẻ sĩ và dân chúng ở nơi đó đi theo rất đông. Triều Đ́nh bèn sai Trương Khải người huyện Ngân làm chức Đô Ngự Sử đi dẹp loạn. Trương Khải dùng kế bắt được Đặng Mậu Thất. Sau đó họ Trương lại phái Tạ Đô sự làm chức Bố Ty Chánh tỉnh Phúc Kiến đi tróc nả những người ṭng đảng. Nếu bắt được liền giết. Nhưng Tạ Đô sự không chịu giết càn, sợ giết lầm người. Ông bèn cho đi tra t́m danh sách đảng giặc, điều tra ra phàm không phải là ṭng đảng, trên danh sách không có tên, đều ngầm đưa cho họ một lá cờ trắng và hẹn rằng, khi quan binh đến tra xét th́ treo lá cờ trắng đó trước cửa, chứng tỏ ḿnh là lương dân vô tội. Đồng thời ông cũng cấm các quan binh không được giết bừa. Nhờ biện pháp đó, có đến hơn vạn người tránh khỏi bị giết. Về sau con trai của Tạ Đô sự là Tạ Thiên thi đậu trạng nguyên, làm quan đến chức Tể tướng. Cháu nội của ông là Tạ Phi cũng thi đậu Thám Hoa, tức Tiến sĩ hạng ba.       

 

Tướng quân không giết bừa, đời sau con cháu được phát đạt. Tạ Đô sự, tâm từ bi, cứu sống hơn vạn người, con cháu được hưng vượng, được hưng vượng!

 

Trong huyện Bồ Điền tỉnh Phúc kiến có nhà họ Lâm. Truởng bối của họ có một bà cụ thích làm việc thiện, thường dùng bột ḿ làm bánh biếu cho người nghèo. Chỉ cần có người mở lời xin, bà liền biếu cho, không chút do dự. Có một vị đạo sĩ mỗi sáng đều đến xin bà sáu bảy cái bánh. Bà lăo cho suốt ba năm chưa hề có lời phiền hà. Đạo sĩ biết bà có thành tâm làm việc thiện, nên bảo: “Tôi ăn bánh của bà suốt ba năm, không biết làm sao để đáp ơn này? Sau nhà có miếng đất trống, nếu sau khi mất, bà có thể an táng tại nơi đó, sau này con cháu nhất định sẽ có quan tước, nhiều như một đấu mè.”

 

Về sau bà lăo qua đời, người con y lời đem chôn mẹ ḿnh ở nơi đạo sĩ nói. Không ngờ một đời nhà họ Lâm thi đậu có đến chín người. Sau này con cháu làm quan nhiều đời, số lượng rất nhiều. Do đó tỉnh Phúc Kiến truyền tụng câu nói: Nếu không có họ Lâm đi thi, th́ không có thể có người trúng tuyển!  Ư nói, người họ Lâm đi thi nhiều, đậu cũng lắm.

 

Bà lăo nhà họ Lâm, thích làm việc phước thiện, thường làm bánh bột ḿ, biếu cho người nghèo ăn, biếu cho người nghèo ăn. Tâm bố thí chí thành, thần tiên cũng cảm động, nhân nào quả như vậy, con cháu đều làm quan, đều làm quan.

 

Cha của quan Thái sử Phùng Trác Am lúc làm Tú tài ở trường Huyện, vào một buổi sáng vô cùng lạnh lẽo, ông đang trên đường đi đến trường, bỗng trông thấy một người nằm ngă trên tuyết, lạnh cóng sắp chết. Phùng tiên sinh liền cởi áo khoác của ḿnh ra mặc cho người đó, và đưa về nhà, cứu tỉnh. Sau đó, Phùng tiên sinh nằm mơ thấy một vị thiện thần bảo: “Ngươi cứu một mạng người hoàn toàn xuất phát từ tâm chí thành, cho nên ta phái Hàn Kỳ đầu thai, làm con trai nhà ông”.

 

Về sau, Trác Am sinh ra, được đặt tên là Phùng Kỳ. Th́ ra Phùng Kỳ vốn là một vị Tể tướng văn vơ toàn tài triều Tống tên là Hàn kỳ tái sanh.

 

Phùng tiên sinh, tâm từ bi, cứu mạng người, công đức lớn. Thành tâm thành ư cứu mạng người, phước hơn xây dựng tháp bảy tầng, tháp bảy tầng.

 

Ở Đài châu Triết Giang có một vị quan Thượng thư tên là Ứng Đại do. Ông thuở c̣n trẻ từng ở trong núi tự học. Nơi đây ban đêm thường có loài quỷ tụ tập kêu gào, mọi người đều sợ không dám ở, song Ứng Đại Do lại không sợ. Một đêm nọ ông nghe hai con quỷ nói chuyện. Một con quỷ bảo: “Có một phụ nữ chồng đi xa đă lâu chưa về. Cha mẹ chồng cho là con trai ḿnh đă chết, nên ép người con dâu đi cải giá. Song cô này lại muốn thủ tiết, không chịu, nên định tối mai đến đây thắt cổ tự tử. Như vậy tôi có thể t́m ra người thay thế”.

 

Ứng Đại Do nghe được lời này, khởi lên tâm cứu người, nên ngầm bán đi miếng ruộng của ḿnh được bốn lạng bạc, vội viết một lá thư giả làm con trai của gia đ́nh đó, cùng với số bạc gởi đến nhà. Gia đ́nh xem xong bức thư, tuy chữ viết không phải của con ḿnh, nhưng số bạc là thật, nên cuối cùng bán tín bán nghi, vẫn hy vọng con ḿnh c̣n sống, và không ép con dâu đi cải giá nữa. Về sau con trai của họ quả nhiên trở lại, vợ chồng ḥa hợp như xưa.

 

Lại nói Ứng Đại Do sau khi cứu người phụ nữ  đó xong,  đêm sau ông nghe con quỷ đó nói: “Tôi đáng lẽ có thể đă t́m được người thế thân, không ngờ lại bị gă Tú tài này làm hỏng chuyện!”Con quỷ bên cạnh bảo: “Sao mầy không hại chết tên đó!” Con quỷ đó trả lời: “Thiện thần thấy người này có tâm từ làm việc công đức, nên ngày đêm bảo hộ, làm sao mà hại hắn được!”

 

Ứng công sau khi nghe hai con quỷ nói, lại càng nổ lực phát tâm lành, công đức cũng ngày một sâu dày. Khi gặp năm mất mùa đói kém, ông đều bố thí cơm gạo cứu người. Gặp khi thân thuộc có nạn gấp, ông nhất định t́m cách giúp người qua cơn khó khăn. Khi gặp kẻ oan gia, hay việc bất như ư, ông đều phản tỉnh xét lại ḿnh, tự trách, tâm b́nh khí ḥa chấp nhận sự thật. Nhờ đó con cháu của Ứng công nhiều người được công danh quan vị, măi đến ngày nay vẫn c̣n.

 

Chỉ cần làm phước đức, cứu giúp cho mọi người, tự nhiên được thiện thần, đêm ngày thường bảo hộ, thường bảo hộ.

 

Huyện Thường Thục tỉnh Giang Tô có một vị tiên sinh tên là Từ Phụng Trúc, cha của ông vốn rất giàu có. Gặp năm mất mùa đói kém, ông đều không lấy thuế ruộng của tá điền. Điều này đă khiến các địa chủ khác học theo. Ngoài ra ông c̣n đem lúa gạo cứu giúp người nghèo đói. Một đêm, ông nghe có tiếng quỷ xướng lên trước cửa: “Trăm ngàn lần sự thật, trăm ngàn lần sự thật, Tú tài nhà họ Từ, sắp thi đậu Cử nhân”.

 

Đêm nào cũng có tiếng như thế vang lên trước cửa. Năm đó Từ Phụng Trúc đi thi Hương, quả nhiên đỗ được Cử nhân. Cha của ông nhân đó rất vui, càng nỗ lực làm các việc thiện, tích chứa công đức. Ông thường làm việc xây cầu, đắp đường, trai Tăng, cúng dường Tam Bảo... Gặp người nghèo khó cơ nhỡ, ông đều ra tay cứu giúp. Sau đó, ban đêm ông lại nghe có tiếng quỷ thần kêu trước cửa: “Trăm ngàn lần thật, trăm ngàn lần sự thật, Cử nhân nhà họ Từ, làm quan đến Khâm sai”. Sau này, Từ Phụng Trúc quả nhiên làm đến chức Khâm sai tuần phủ miền Triết Đông và Triết Nam thuộc tỉnh Triết Giang.

 

Huyện Gia Hưng tỉnh Triết Giang có một vị họ Đồ, tên là Khang Hi. Ban đầu ông làm chức quan chủ sự ở bộ h́nh, ban đêm ở trực trong ngục, xét hỏi cặn kẻ phạm nhân. Nhờ vậy ông phát hiện ra nhiều vụ án oan khuất. Nhưng Đồ công không cảm thấy ḿnh có công lao, chỉ âm thầm đem những vụ án oan này tấu tŕnh lên quan truởng thuộc bộ h́nh xét xử.

 

Khi phúc thẩm lần cuối trước khi hành h́nh, quan truởng bộ h́nh dựa vào những tài liệu Đồ công cung cấp, tra hỏi xét xử đều đúng với sự thật. Do đó, quan truởng mới tha tội cho những người mà trước đây v́ chịu không nỗi nhục h́nh đă khai nhận, song thực chất lại vô tội. Nhờ đó cứu được mười mấy người.  

 

Lúc đó dân chúng trong kinh thành đều khen ngài Thượng thư bộ H́nh sáng suốt minh xét. Sau đó Đồ công lại dâng lên một bức tấu tŕnh, thưa rằng: “Dưới chân thiên tử c̣n có nhiều người bị oan khuất như vậy, huống chi là cả nước rộng lớn, làm sao mà không có người bị oan khuất?  V́ vậy, xin kiến nghị mỗi năm phái một vị giảm h́nh quan đi các tỉnh tra xét kỹ lại sự thật của các vụ án. Nếu quả như có tội, th́ định tội cũng phải công b́nh; c̣n như oan khuất, nên xét xử lại, giảm nhẹ hay tha bổng”. 

 

Quan Thượng thư bèn thay ông dâng sớ điệp đó lên vua. Vua cũng phê chuẩn cho lời kiến nghị của ông, bèn phái giảm h́nh quan đến các tỉnh để thẩm tra. Đồ công cũng ở trong đoàn thanh tra đó.

 

Một hôm họ Đồ nằm mơ trông thấy một vị thần đến bảo: “Mệnh của ông lư ra không có con trai, song nhờ ông nêu ra cách giảm h́nh án, hợp với ḷng trời ḷng người, nên ông sẽ có ba người con trai, sau này đều làm quan lớn “.

 

Không bao lâu vợ của ông liền có mang. Về sau sinh ra Ứng Vẫn, Ứng Khôn, Ứng Tuấn đều làm quan lớn.

 

Đồ Khang Hi, Đồ Khang Hi! Xét xử án t́nh rất phân minh, không tham công, giải oan khuất, con cháu nhờ đức được quan chức, được quan chức.

 

Có một vị người Gia Hưng, tên Bao Bằng, hiệu Tín Chi. Cha của ông từng làm Thái thú của phủ Tŕ Châu tỉnh An Huy, sinh ra bảy người con trai, Bao Bằng là con út. Ông vào ở rể nhà họ Viên huyện B́nh Hồ, thường qua lại với ông nội con, giao t́nh rất thân. Học vấn của ông uyên bác, tài năng rất cao, nhưng mỗi lần đi thi đều không đỗ. Do đó ông đối với Phật, Lăo rất để tâm nghiên cứu. 

 

Một hôm ông đi chơi ở Măo Hồ, t́nh cờ trông thấy trong ngôi chùa làng v́ tường chùa hư hại, nên Thánh tượng Đức Quán Thế Âm trở nên trơ trọi lộ thiên, mặc cho gió táp mưa sa. Lúc đó ông móc túi ra, có tất cả là mười lạng bạc liền đem cúng cho vị trụ tŕ, nhờ tu sửa gian nhà thờ Đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Trụ tŕ nói với ông: “Sửa chùa là công tŕnh lớn, tiền ít e không đủ dùng, khó mà hoàn thành”.  

 

Nghe vậy ông lại lấy bốn xấp vải quư sản xuất tại Tùng Giang, và mở rương lấy ra bảy chiếc áo mới đưa hết tất cả cho vị trụ tŕ. Những người theo hầu thấy vậy khuyên ông không nên cho nữa. Nhưng Bao Bằng bảo: “Chỉ cần Thánh tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm không bị mưa ướt, th́ thân này dù có cởi trần cũng không sao!”

 

Trụ tŕ nghe xong rơi lệ bảo: “Cúng dường tiền, vải, áo quần không phải khó. Nhưng thành tâm đến mức này thật là hiếm có!”

 

Về sau, điện thờ Quán Thế Âm Bồ Tát được sửa xong, Bao Bằng lại đưa cha ḿnh đến nơi đó thăm, và ở lại trong chùa. Đêm đó Bao Bằng nằm mộng, trông thấy Hộ pháp trong chùa đến cám ơn, bảo: “Ông làm được công đức này, con cháu nhiều đời của ông sẽ được quan chức, phú quư!”

 

Về sau con của ông là Bao Biện, cháu là Bao Thánh Phương đều thi đậu tiến sĩ, làm quan lớn.

 

Bao Tín Chi, Bao Tín Chi, học vấn tài năng đều xuất chúng, tiếc rằng công danh lại không trúng. Sau nhờ thành tín cúng Quán Âm, tu sửa chùa chiền phụng Thánh tượng, nhờ vậy con cháu phước vô lượng, quan to lại kiết tường, quan to lại kiết tường.

 

Huyện Gia Thiện tỉnh Triết Giang có một người tên là Chi Lập. Cha của ông làm chức Thư biện trong pḥng h́nh sự huyện nha. Có một phạm nhân bị hại, mắc tội oan, bị phán quyết tử h́nh. Thư biện họ Chi thấy tội nghiệp, t́m cách xin quan trên giảm tội chết cho người đó. Người đó biết được ḷng tốt của ông, bèn bảo với vợ: “Ḷng tốt của Chi công tôi cảm thấy rất hổ thẹn, không cách chi báo đáp. Ngày mai bà hăy mời ông ta về nhà, xin làm thiếp hầu ông. Ông ta nếu cảm động trước ân t́nh này, th́ tôi sẽ có cơ hội được sống”.

 

Vợ của phạm nhân nghe xong, không có cách nào, chỉ đành vừa khóc vừa nhận lời. Đến hôm sau, Chi Thư biện về quê, vợ của phạm nhân ra mời Thư biện uống rượu, và đem ư chồng ḿnh ra nói với ông. Nhưng Thư biện đă kiên quyết từ chối.

 

Song ông vẫn đem hết khả năng của ḿnh ra tranh biện cho phạm nhân. Cuối cùng vụ án được giải quyết, trả lại công bằng cho người phạm nhân bị oan.

 

Sau đó phạm nhân ra ngục, vợ chồng hai người đến nhà Thư biện lạy tạ bảo: “Ngài có đức độ sâu dày như vậy, hiện nay thật hiếm có người. Nay ngài không có con trai, tôi xin dâng đứa con gái đến làm thiếp, lo việc hầu hạ trong ngoài. Về t́nh về lư không có ǵ quá đáng”.

 

Chi Thư biện nghe lời của ông xong, chuẩn bị lễ vật, rước người con gái đó về làm thiếp, sau này sinh được một người con trai tên Chi Lập, mới hai mươi tuổi đă đỗ đầu Cử nhân, làm quan đến chức thư kư Hàn Lâm Viện. Sau này con của Chi Lập là Chi Cao, con của Chi Cao là Chi Lộc đều làm chức giáo thọ trường huyện. Con của Chi Lộc là Chi Đại Luân cũng thi đậu tiến sĩ.

 

Chi Thư biện, Chi Thư biện, nhân từ không nỡ để người oan, không cầu báo đáp giúp cho người, do đó phước tự nhiên, phước tự nhiên.

 

Mười câu chuyện kể trên, tuy mỗi người mỗi việc khác nhau, song tất cả đều là làm việc thiện. Nếu phân loài kỹ hơn, làm việc thiện có thể phâm làm: thật, giả, ngay thẳng, tà vạy, âm, dương, lớn nhỏ, khó dễ, v.v...

 

Mỗi loại đều có đạo lư của nó, phải phân biệt rơ. Nếu chỉ lo làm việc thiện mà không biết đạo lư làm việc thiện, dễ đưa đến khoe khoang, tự đắc, nhiều khi lại không phải là làm việc thiện mà là đang tạo tội! Như vậy há không phải cực nhọc   

vô ích, oan uổng lắm sao? Nay sẽ thuyết minh về đạo lư làm thiện nói trên.

 

Sao gọi là làm thiện có thật có giả?

 

Vào thời Nguyên có mấy vị Nho học đi tham kiến Ḥa thượng Trung Phong ở núi Thiên Mục, hỏi rằng: “Nhà Phật nói thiện ác báo ứng như bóng theo h́nh, vậy sao hiện nay có người làm thiện mà con cháu trái lại không hưng vượng? Có người làm ác mà con cháu lại phát đạt? Vậy lời Phật nói về thiện ác không chứng cứ!”

 

Hoà thượng Trung Phong đáp: “Người b́nh thường bị kiến giải thế tục che lấp, tâm sáng suốt chưa từng được tẩy gội. V́ pháp nhăn chưa mở, nên nhiều khi họ cho rằng hành vi làm thiện đó là làm ác; hành vi làm ác lại cho là làm thiện. Ta làm sai, nhiều lúc không biết tự trách ḿnh điên đảo, lại oán trời trách đất, bảo là báo ứng không đúng. 

 

Mọi người lại hỏi: “Thiện là thiện. Ác là ác. Sao lại có chuyện thiện ác trái ngược?”

 

Ḥa thượng Trung Phong nói: “Làm việc lợi ích cho người gọi là thiện; làm chỉ có lợi cho ḿnh gọi là ác. Làm việc lợi ích cho người, dù là mắng chửi, đánh đập, cũng là thiện; c̣n việc chỉ có lợi cho ḿnh, cho dù cung kính, lễ độ với người cũng gọi là ác. Cho nên, một người làm được việc thiện, khiến người khác có được lợi ích gọi là việc công, cũng tức là việc thiện chân thật; c̣n chỉ muốn ḿnh được lợi ích, gọi là việc tư, tức là việc thiện giả dối. Lại nữa, việc thiện xuất phát từ lương tâm, từ tâm từ bi của ḿnh gọi là chân thật; c̣n việc thiện nếu chỉ có h́nh thức, làm cho người ta thấy mà thôi th́ gọi là giả dối. Lại nữa, làm việc thiện không cầu quả báo, không có chấp trước, đó là chân thật; song nếu chấp vào mục đích nào, có tâm mong cầu quả báo để làm việc thiện, đó là giả dối. Những việc làm thiện như vậy, ḿnh phải cẩn thận suy xét mới được.

 

  (c̣n tiếp)

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 4 of 7: Đă gửi: 07 May 2006 lúc 10:19pm | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

Viên Liễu Phàm Gia Huấn

                                 do Thích Minh Quang biên dịch           

 

 

Sao gọi là ngay thẳng và tà vạy?

 

Người ta hiện nay trông thấy kẻ cẩn thận, không cứng cỏi phần lớn đều khen người đó là người lương thiện, và rất tôn trọng họ. Song Thánh hiền thời xưa, lại rất quư trọng người có chí khí, quyết hướng đến trước, hoặc kẻ giữ ḿnh trong sạch, không chịu xu thời. Bởi v́ hạng người này, mới có ư chí, mới có can đảm gánh vác trách nhiệm, có thể dạy họ, khiến họ tiến bộ. 

 

C̣n như những người xem có vẻ là người tốt,  cẩn thận lại vô dụng, tuy ở trong làng xóm mọi người ưa thích, song v́ cá tính của họ yếu đuối, sống mặc theo thế tục, không có chí khí, cho nên Thánh nhân bảo hạng người đó là tên giặc làm hại đến đạo đức. Như thế mà xét, th́ người phàm tục nói đến quan niệm thiện ác, thật ra trái với lời của thánh nhân. 

 

Người phàm tục bảo là thiện, Thánh nhân lại cho nó là ác. Người phàm tục bảo là ác, Thánh nhân lại cho nó là thiện. Từ phương diện này suy ra những việc khác, người phàm tục thích, hay không thích cái ǵ cũng đều trái với Thánh nhân. Thiện thần gia hộ người thiện, và nhân quả báo ứng đều khế hợp với quan điểm Thánh nhân, song nhiều lúc lại không hợp với quan niệm của người phàm tục. Cho nên phàm làm việc thiện, quyết không thể bị âm thanh, sắc tướng mà ḿnh ưa thích lợi dụng, nhắm mắt đi theo cảm giác. Cần phải sáng suốt tư duy chỗ khởi tâm động niệm của ḿnh, gội sạch những tâm niệm bất chính, cầu danh, giả dối, trở lại tâm chí thành thanh tịnh.

 

Cho nên, việc thiện nếu xuất phát từ tâm cứu người đó là ngay thẳng; c̣n như ôm ḷng cầu danh, lấy ḷng người khác đó gọi là tà vạy; nếu xuất phát từ tâm tôn trọng người khác, th́ gọi là ngay thẳng; c̣n như có chút coi thường, đùa bỡn đó là tà vạy. Những điều này phải suy xét rơ ràng.

 

Sao gọi là việc thiện có âm có dương? 

 

Phàm người làm việc thiện được người ta biết đến gọi là dương thiện; làm việc thiện mà không người biết đến th́ gọi là âm đức. Người có âm đức, Long thần Hộ pháp đều biết và bảo hộ, phước đức tự nhiên cũng đến. Người có dương thiện, mọi người đều biết, khen ngợi, huởng được tiếng thơm trong đời. Song phải chú ư, tiếng khen trong đời dễ khiến ḷng người kiêu ngạo, thường gặp những tai nạn bất ngờ. Như một người không có sai lầm ǵ lại bị oan  uổng, vô duyên vô cớ bị người gán cho tiếng ác. Nhưng có khi con cháu của họ lại được thành đạt. Cho nên dương thiện và âm đức có sự sai khác vi tế, không thể không suy xét kỹ.

 

Sao gọi là việc thiện có đúng có sai?

 

Vào thời Xuân Thu thuở xưa, nước Lỗ có một luật định, nếu người nước Lỗ bị nước khác bắt đi làm nô lệ, mà có ai dùng tiền chuộc ra, th́ người đó có thể đến quan phủ lănh tiền thuởng. Song học tṛ của Khổng tử là Tử Cống tuy giúp chuộc nô lệ ra, lại không chịu nhận tiền thuởng. Ông không nhận tiền, chủ ư chỉ v́ giúp người mà không phải v́ tiền thuởng, vốn rất tốt. Nhưng khi Khổng tử nghe được, không vui bảo: “Việc này Tử Cống đă làm sai. Phàm Thánh Hiền làm việc ǵ phải nghĩ đến việc làm của ḿnh sau này sẽ ảnh huởng đến phong tục tốt đẹp. Như dạy bảo, dắt dẫn nhân dân trở nên người tốt; mà không nên v́ cá nhân ḿnh cảm thấy thích là làm. Hiện nay người trong nước Lỗ phần nhiều là nghèo. Nếu cho nhận tiền thuởng là tham tài, th́ người ta sẽ sợ mang tiếng tham tài, và không có tiền, nên không chịu đi chuộc những người nô lệ. Như vậy e rằng sau này sẽ không có ai đi chuộc những người bị bắt làm nô lệ đó!    

 

Tử Lộ thấy một người té xuống sông, liền cứu người đó lên bờ. Người đó đem một con trâu đến biếu tạ Tử Lộ, Tử Lộ liền nhận. Khổng tử biết việc, rất vui bảo: “Từ nay về  sau, nước Lỗ sẽ có nhiều người chủ động cứu vớt người rơi xuống sông!”

 

Qua hai câu chuyện trên chúng ta thấy, nh́n theo con mắt thế tục, Tử Cống không nhận tiền thuởng là tốt; Tử Lộ nhận con trâu là không tốt. Song không ngờ, Khổng tử khen Tử Lộ, mà lại trách Tử Cống! Như vậy xem ra, muốn biết một người làm việc thiện hay ác, không thể chỉ nh́n trên kết quả trước mắt, mà phải xét đến hiệu quả lâu dài; không thể chỉ nghĩ đến ảnh huởng trong hiện tại, mà phải xét đến việc đúng sai ở tương lai. Không thể chỉ luận cá nhân đắc thất, mà phải nghĩ đến quan hệ đại chúng.

 

Hiện nay làm tuy là thiện, song nếu lưu truyền về sau, có hại cho người, th́ đó cũng không phải là thiện. Hiện nay làm tuy không phải là thiện, song nếu lưu truyền sau này, có thể giúp đỡ người khác, th́ tuy dường như bất thiện, mà thực ra là thiện. Đây chẳng qua chỉ nêu ra một việc để nói thôi, những việc khác lại rất nhiều. Ví dụ như một người làm việc nên làm gọi là nghĩa, song có lúc, việc nghĩa cũng sai lầm, trở lại là việc ác.

 

Ví như người xấu ác có thể không cần phải khoan thứ, song nếu có người khoan thứ cho họ, th́ cũng không thể bảo đó là việc bất nghĩa. Song nếu khoan thứ cho hắn, lại khiến hắn ta ỷ lại, làm nhiều việc ác hơn nữa, kết quả nhiều người do đó bị hại, ta cũng v́ thế mang tội. Chi bằng không khoan thứ, cho họ sự cảnh cáo, khiến hắn không dám phạm tội th́ tốt hơn. Không khoan thứ là bất nghĩa; khiến họ không tái phạm là nghĩa. Đó gọi là việc nghĩa mà dường như bất nghĩa.    

 

Lễ độ là một đức tốt, mọi người nên học, nhưng cần có mức độ. Đối đăi người lễ độ là đúng, song nếu quá đáng, trở lại khiến người trở nên kiêu ngạo, hay thành ra nịnh nọt, cúi ḷn, th́ là phi lễ. 

 

Chữ tín rất quan trọng, song phải xem t́nh h́nh. Ví dụ như v́ giữ chữ tín nhỏ mà làm lỡ việc lớn, trái lại làm mất đi chữ tín lớn, th́ đó không phải là tín.

 

Yêu thương người vốn là ḷng từ, song nếu yêu thương quá đáng, trở lại khiến người ỷ lại, hư hỏng, th́ đó không phải là ḷng từ. Cho nên phải suy nghĩ kỹ vấn đề này, phán đoán cẩn thận.

 

Sao gọi là công chánh và thiên lệch?

 

Tể tướng triều Minh trước đây là Lă Văn Ư khi vừa từ chức Tể tướng về quê, v́ ông làm quan thanh liêm, công chánh, toàn quốc đều hết sức kính quư. Song không ngờ có một người nhà quê sau khi uống rượu say, mắng Lă công. Song Lă công không v́ thế mà nóng giận, c̣n nói với người làm của ḿnh: “Tên này uống rượu say, không nên chấp nhất”.

 

Lă công liền đóng cửa, không để ư đến. Một năm sau, tên này phạm tội chết bị đưa vào ngục. Lă công mới hối hận bảo: “Nếu lúc đó dạy cho hắn một bài học, đưa đến quan phủ trị tội, có thể trị tội nhỏ để ngăn tội lớn, th́ đâu đến đỗi có ngày nay hắn bị tử tội! Ta lúc đó chỉ v́ không nỡ, mới tha, không ngờ trở lại làm hại hắn!

 

Tên đó ban đầu ngỡ là ngay cả mắng Tể tướng cũng không sao, nên mới tiếp tục phạm tội, gây nên kết quả xử chết. Đó là ví dụ về người có tâm thiện mà lại làm việc ác.

 

Cũng có khi, có tâm ác mà làm việc thiện. Ví dụ như có một nhà giàu gặp năm đói kém, người nghèo đói ban ngày cướp gạo ở chợ. Người nhà giàu bèn đi thưa đến quan huyện. Quan huyện lại không chịu xử vụ này. Những người nghèo đó càng lộng hành, ngang nhiên lấy của người. Do đó, người giàu bèn cho người bắt giam tên đó lại. Những người khác thấy vậy không dám cướp giật nữa. Nếu không làm vậy chợ búa sẽ loạn. Cho nên tuy thiện là công chánh, ác là thiên lệch, nhưng cũng có trường hợp động cơ làm thiện mà bên ngoài làm việc ác. Đạo lư này mọi người phải suy nghĩ kỹ.

 

Sao gọi là việc thiện phân nửa và trọn vẹn?

 

Kinh Dịch nói: Một người không tích thiện, th́ không có danh tiếng tốt; một người không tích ác, th́ không có họa sát thân.

 

Kinh Thư cũng bảo: Tội ác của vua Trụ, đầy giống như xâu tiền đă xỏ đầy, như thùng đồ đă hết chỗ. 

 

Nếu ta cố gắng để dành mỗi ngày th́ nhất định sẽ có khi đầy. Nhà Thương từ khi mở nước cho đến vua Trụ, tội ác tích chứa đă đầy, do đó không mấy chốc mất nước. Nếu không chất chứa, th́ sẽ không đầy. Cho nên nói tích thiện, tích ác như chứa đồ. Đó là nói làm việc thiện phân nửa và đầy đủ.

 

Ngày xưa có một cô gái nghèo đến chùa lễ Phật, chỉ có hai đồng tiền đem ra cúng dường hết. Không ngờ vị Ḥa thượng trụ tŕ lại đích thân đến trước Phật hồi hướng công đức, cầu tiêu trừ tội chướng cho cô. Sau này cô ta được cho vời vào cung làm quư phi. Sau khi giàu có, cô mang mấy ngàn lạng bạc đến chùa cúng. Nhưng lần này Ḥa thượng trụ tŕ lại sai đệ tử của ḿnh hồi hướng cho cô. Cô này không hiểu tại sao lần trước bố thí ít lại được Ḥa thượng trụ tŕ coi trọng, c̣n lần này lại không. Mới hỏi: “Con lần trước chẳng qua chỉ bố thí hai đồng tiền, thầy lại đích thân hồi hướng. Lần này con cúng dường hai ngàn lạng bạc, thầy lại không đích thân hồi hướng cho con, không biết là v́ lư do ǵ?”

 

Vị trụ tŕ trả lời: “Trước đây con cúng dường tuy ít, song vô cùng chí thành chí thiết, nên thầy nếu không đích thân hồi hướng e không xứng vớI tâm thành này. Nay con bố thí tuy nhiều, song không chân thiết chí thành như lần trước, cho nên thầy cho người hồi hướng thay cũng đủ! 

 

V́ vậy, hai đồng tiền bố thí vẫn kể là việc thiện trọn vẹn, hai ngàn lạng bạc vẫn coi là việc thiện phân nửa.

 

Vào triều Hán, đạo sĩ Chung Ly đem phương pháp luyện đơn của ḿnh truyền cho Lă Động Tân, có thể chỉ sắt hóa vàng, đem ra cứu giúp cho người nghèo. Lă Động Tân hỏi Chung Ly: “Sắt biến thành vàng, xin hỏi bao lâu lại biến thành sắt?” Chung Ly đáp: “Sau năm trăm năm, sẽ biến thành sắt”. Lă Động Tân bảo: “Như vậy sẽ hại người năm trăm năm sau. Tôi không muốn làm việc như vậy”.

 

Chung Ly dạy Lă động Tân điểm sắt hóa vàng chẳng qua là muốn thử tâm của ông mà thôi. Cho nên khi nghe Lă Động Tân nói như vậy, biết là ông có tâm lành chân thật, mới nói: “Tu tiên phải tích chứa đủ ba ngàn việc công đức. Ông nói được một lời như vậy th́ ba ngàn công đức đă đủ”. Đây chỉ là một lời nói mà công đức viên măn.

 

Lại nữa, làm việc thiện không nên bao giờ cũng nhớ đến, cho là ḿnh làm được việc rất vĩ đại!  Nếu tâm được vô chấp như vậy, cho dù chúng ta làm việc thiện ǵ bất luận lớn nhỏ, đều là công đức viên măn. C̣n như cả đời cố gắng làm việc thiện mà cứ chấp tướng, chấp công, th́ vẫn là việc thiện không viên măn.

 

Ví như đem tiền ra giúp đỡ người, phải không thấy ḿnh là người cho, đối tượng là người nhận, và vật được cho quư giá như thế nào. Đó gọi là tam luân không tịch. Ḿnh, người, vật đều bất khả đắc, chỉ có nhất tâm thanh tịnh. Nếu làm việc bố thí được như vậy, cho dù bố thí chỉ một đấu gạo, cũng có thể gieo trồng công đức vô biên; cho dù bố thí một đồng, cũng tiêu trừ được vô lượng nghiệp chướng. C̣n nếu đem tâm chấp tướng, chấp công ra bố thí, cho dù là bố thí hai mươi vạn lạng vàng cho kẻ nghèo, công đức vẫn không viên măn.  

 

(c̣n tiếp)

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 5 of 7: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 1:01am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

Viên Liễu Phàm Gia Huấn

                                 do Thích Minh Quang biên dịch           

 

 

 

Sao gọi là việc thiện lớn, việc thiện nhỏ? 

 

Trước đây có một người tên gọi Vệ Trọng Đạt làm quan trong Hàn Lâm học viện. Có một lần bị quỷ dẫn hồn đến địa phủ. Phán quan bảo Thư biện đem quyển sổ ghi công tội của ông khi ở trên dương gian cho xem. Khi quyển sổ ác đem đến, việc ác ghi nhiều đến đỗi chất đầy cả sân, c̣n ghi việc thiện chẳng qua chỉ là một quyển sách nhỏ. Phán quan lại bảo đem hai loại sổ ghi thiện ác đem cân xem bên nào nặng, bên nào nhẹ. Không ngờ, số lượng sổ ghi việc ác tuy nhiều, song lại nhẹ hơn một quyển sổ ghi việc thiện!

 

Vệ Trọng Đạt lúc đó hỏi: “Tôi chỉ có bốn mươi tuổi, lẽ nào lại phạm nhiều tội ác như thế sao?”

 

Trả lời: “Chúng sinh ở cơi trần, khởi tâm động niệm không chi là chẳng phải tội, chẳng phải nghiệp. Đâu cần đợi đến có hành động làm mới gọi là tạo tội?”

 

Vệ Trọng Đạt lại hỏi quyển sổ ghi việc thiện kia là điều thiện ǵ? Phán quan trả lời: “Vua từng có lần định xây cầu đá ở Tam Sơn là công tŕnh rất lớn. Người từng tâu sớ lên can ngăn việc này, để tránh làm khổ cho dân”.

 

Vệ Trọng Đạt bảo: “Tôi có tŕnh lên, song vua lại không nghe lời, vẫn cứ tiến hành. Vậy việc tấu sớ của tôi cũng có giá trị sao?”  Phán quan bảo: “Vua tuy không nghe lời can gián, nhưng tâm lành muốn trăm ngàn nhân dân của ông khỏi cảnh khốn cực, cũng đủ đă vô lượng. Nếu vua nghe lời th́ công đức đó càng lớn”.

 

Cho nên lập chí làm việc thiện, mục đích là lợi ích cho nhân dân, đất nước, th́ việc thiện dù nhỏ, song công đức lại rất lớn. Giả sử chỉ v́ lợi ích riêng ḿnh, th́ việc thiện dù nhiều, mà công đức cũng chẳng bao nhiêu.

 

Sao gọi là việc thiện khó làm và dễ làm?

 

Bậc tiên triết xưa bảo: “Khắc chế ḷng tư dục của ḿnh, phải bắt đầu từ nơi khó trừ nhất ra tay”. Học tṛ của Khổng tử là Phàn Tŕ hỏi Khổng tử: “Sao gọi là nhân”? Khổng tử trả lời: “Phải từ nơi khó ra sức”.

 

Khổng tử nói nơi khó, tức là chỉ trừ đi ḷng tư dục. Như Thư tiên sinh ở tỉnh Giang Tây, ông dạy học ở nhà người được hai năm, dùng tất cả tiền lương giúp đỡ cho một gia đ́nh nghèo trả nợ, cứu cho họ khỏi cảnh bán vợ đợ con.

 

Lại như Trương tiên sinh ở huyện Hàm Đan tỉnh Hà Bắc, ông trông thấy một nghèo đem cầm vợ đợ con, song tiền th́ tiêu xài hết cả. Nếu không có tiền đi chuộc vợ con, e rằng họ sống cũng không được. Do đó ông đem hết số tiền ḿnh dành dụm trong mười năm ra chuộc lại vợ con cho người đó. Trương tiên sinh và Thư tiên sinh thật là làm được việc thiện khó làm, những người khác khó làm được như vậy.

 

Lại như ở huyện Trấn Giang tỉnh Giang Tô có một vị họ Cận, tuy tuổi lớn mà không có con trai. Một người hàng xóm nghèo đồng ư gả con gái của ḿnh cho ông làm thiếp, mong sinh cho ông được một mụn con trai. Song ông họ Cận này không muốn làm lỡ tuổi xuân của cô ta, nên đă từ chối. Trước sắc đẹp mà có thể nhẫn nại được thật là việc khó nhẫn, mà vị họ Cận này lại nhẫn được. Đây là điều thiện khó làm. Những người nêu trên, xét lại cuộc đời của họ và con cháu sau này, đều hạnh phúc, thành đạt mỹ măn. Thế mới biết nhân quả không có sai chạy.

 

Phàm là người có tiền, có thế muốn làm công đức so với người b́nh thường dễ hơn  nhiều. Song họ lại không chịu làm. Đó gọi là tự làm lỡ ḿnh, đánh mất cơ hội tốt. C̣n người nghèo cùng muốn làm phước thật là rất khó, song nếu họ làm được mới thật sự đáng quư. Chúng ta sống ở đời, nếu gặp phải cơ duyên nên tùy sức tùy phận giúp đỡ người khác. Có điều cứu giúp mọi người cũng không phải là việc dễ dàng, và cách thức lại rất nhiều. Nay lược nêu ra mười điều: 

Một, giúp người làm thiện. Khi thấy người có ḷng lành, ta phải khuyến khích, giúp đỡ khiến cho tâm lành của họ ngày càng tăng truởng. Người khác làm việc lành, sức không đủ, làm không thành, ta phải trợ giúp khiến việc lành đó thành tựu. Đó là tùy hỉ khuyến trợ việc thiện.

 

Hai, có ḷng thương yêu kính trọng. Chúng ta phải có ḷng thương yêu kính trọng không những là người học vấn, tuổi tác, vai vế lớn hơn ḿnh, mà ngay cả người nhỏ tuổi, vai vế thấp, nghèo hèn, ḿnh cũng phải b́nh đẳng quư trọng.

 

Ba, là thành tựu cho người. Ví như có một người định làm một việc tốt, song chưa quyết định, th́ ta phải khuyên họ nên hết ḷng hết sức làm. Lúc người khác làm việc lành, nếu gặp chướng ngại, không thể thành công, th́ ta nên t́m cách chỉ dẫn họ, khích lệ họ khiến thành công, mà không được sinh tâm ganh tỵ đi phá hoại họ.

 

Bốn, khuyên người làm việc thiện. Gặp người làm việc ác, phải nói nhân quả cho họ nghe, làm ác nhất định gặp ác báo. Gặp người không chịu làm việc thiện, hay chỉ làm những việc thiện nhỏ nhoi, th́ ta phải khuyên họ, khiến biết được làm việc thiện quyết định có quả báo tốt đẹp, nên không những phải hoan hỉ làm, mà c̣n phải hết sức làm.

 

Năm, cứu người khi nguy cấp. Người ta thường thích trên gấm thêm hoa, song lại thiếu tinh thần biếu than mùa tuyết lạnh. Đây là nói người khá giả quyền thế th́ lắm người xu phụ, c̣n kẻ nghèo hèn lại không ai quan tâm. Cho nên, khi chúng ta gặp người đang lúc nguy hiểm khó khăn, khẩn cấp nhất mà kịp thời giúp đỡ, ra tiền ra sức đưa họ vượt khỏi cảnh khó, có thể nói là công đức vô lượng. Song phải cẩn thận đừng để khỏi tâm ngạo mạn.   

 

Sáu, làm việc lợi ích lớn. Việc lợi ích lớn, cần người có năng lực lớn mới làm được. Người có năng lực lớn, cũng nên làm việc lợi ích lớn cho nhân quần xă hội. Ví dụ như: làm hệ thống thủy lợi, cứu giúp khu thiên tai hỏa hoạn. Song có khi không cần phải có năng lực lớn cũng làm được việc lợi ích lớn. Như chỉ cần thấy bờ đê có lỗ mọi nhỏ, nghĩ đến bờ đê có thể v́ lỗ mọi này mà đưa đến vỡ lở, làm rất nhiều sinh mạng và tài sản bị đe dọa, nên phát tâm lấp lại. Đây tuy là việc làm nhỏ song lợi ích lại rất lớn.

 

Bảy, xả tài sản làm việc phước. Tục ngữ nói: Người ta v́ tham tiền tài mà chết. Người đời ḷng luôn yêu tiếc tiền bạc, tài sản. Tiền của càng nhiều càng tốt, có ai lại bỏ của cải ra giúp cho người khác? Cho nên, có thể bỏ tiền bạc ra cứu giúp người khác, đối với người b́nh thường đă là việc rất khó, đối với người nghèo cùng c̣n khó và đáng quư hơn nhiều. Nếu nói theo nhân quả, có xả mới có được, không biết xả bỏ sẽ không được. Làm một phần thiện, th́ được một phần phước báo. Cho nên không phải e ngại rằng, ḿnh xả tài vật ra cứu người, sẽ khiến cho đời sống của ḿnh trở nên bần cùng.  

 

Tám, hộ tŕ Chánh Pháp. Pháp đây là chỉ pháp tắc chân lư, đạo lư làm người. Bất cứ đạo lư ǵ chúng ta cũng phải suy gẫm xem nó có hợp với chánh đạo hay không? Có làm hại cho thế đạo nhân tâm hay không? Nếu là tà giáo có hại, nhất định phải cấm chỉ. C̣n như là Phật pháp chánh tri kiến, khuyến hóa chỉ đạo ḷng người trở về nẻo chánh quang minh, xây dựng phong tục tốt đẹp cho xă hội, th́ ta phải hết ḷng hộ tŕ. Nếu có ai phá hoại, ta cũng phải dũng cảm đứng ra bảo vệ chân lư, không để chánh pháp suy tàn.

 

Chín, kính trọng bậc tôn truởng. Phàm là người học vấn sâu, kiến thức rộng, vai vế lớn, tuổi tác cao hay có chức vị đều là bậc tôn truởng. Chúng ta phải kính trọng, không được coi thường hay vô lễ.

 

Mười, yêu tiếc sinh mệnh của chúng sinh. Phàm là loài có sinh mạng, không luận trùng kiến, chúng đều có tri giác, biết đau khổ, tham sống sợ chết. Cho nên chúng ta phải yêu thương, sao lại có thể tàn sát để ăn? Có người bảo: “Những con vật này sinh ra để cho con người ăn”. Nói như vậy không đúng. Đây chẳng qua là lời của kẻ tham ăn bịa đặt ra.

 

Mười điều nói ở trên chỉ là đại khái. Sau đây sẽ nêu ra ví dụ giảng rộng.

 

Sao gọi là giúp ngựi làm việc thiện?

 

Ngày xưa, vua Thuấn triều Ngu khi chưa làm vua, ông trông thấy những người đánh cá tuổi trẻ ở bên hồ Lôi Trạch đều chọn nơi nước sâu để đánh bắt; c̣n những người già sức yếu, th́ đánh bắt ở nơi cạn nước chảy xiết. 

 

Nơi cạn nước chảy xiết, cá không tụ tập, nên ít cá hơn nơi nước sâu. Như vậy chỗ cá nhiều đều bị những người tuổi trẻ chiếm cả.

 

Thuấn trông thấy việc này, trong ḷng rất thương những người lớn tuổi sức yếu. Ông mới nghĩ ra một cách giúp đỡ những người già yếu này. Ông cũng đi đánh bắt cá với mọi người, tuy là tuổi trẻ, ông lại không giành chỗ nước sâu cá nhiều, mà lại nhường cho người khác. Đi đâu ông cũng khen ngợi tán thán những người biết nhường. Nhờ đó đă gián tiếp nhắc nhở những người trẻ tuổi biết xét lại, cảm thấy hổ thẹn. Không đầy một năm, mọi người đều biết nhường chỗ có cá nhiều cho người già yếu.

 

Câu chuyện của vua Thuấn chẳng qua dùng để khuyên người đời biết nhường nhau, mà không phải nói bắt cá là tốt. Thực ra, sát sinh là tội lớn, không thể vi phạm. Vua Thuấn lấy ḿnh làm gương, từ từ cảm hóa người khác, bỏ ra mất một năm mới có kết quả, thật là dụng tâm hết mực.

 

Chúng ta hiện nay sống trong xă hội có nhiều hiện tượng bại hoại, thói xấu, muốn làm người thật rất khó. Cho nên, người khác có ǵ không bằng ḿnh, không nên đem sở trường của ḿnh ra lấn lướt người khác. Người khác có ǵ thua kém ḿnh, cũng đừng đem ra so với người. Ḿnh cho dù có tài ba thông minh, cũng phải giấu đi, như ngu si kém cỏi.

 

Nh́n thấy lỗi lầm người khác, tạm thời che giấu, cho họ có cơ hội cải đổi, ngoài ra khiến họ biết e ngại không dám làm quấy nữa. C̣n nếu ép bức người thái quá, đến bước đường cùng, họ sẽ làm liều, không c̣n e dè ǵ nữa.

 

Nếu thấy người khác có việc ǵ hay, dù nhỏ cũng phải học hỏi; có việc ǵ tốt, dù nhỏ cũng phải ghi nhớ. Không nên có thành kiến, tự cho là phải, mà phải biết học hỏi cái hay của người, khen ngợi, tuyên dương những điều tốt đẹp của kẻ khác. Trong cuộc sống hàng ngày, phàm nói ra hay làm việc ǵ, đều phải v́ lợi ích mọi người, mà không nên xuất phát từ ư tuởng tự tư tự lợi. Nếu lập được nguyên tắc sống này, tự ḿnh tuân hành và khiến người cùng tuân hành, th́ đó mới là nhân vật vĩ đại, có độ lượng v́ tất cả mọi người mà không có chút riêng tư.   

 

Sao gọi là có ḷng ái kính?

 

Quân tử và tiểu nhân chỉ xem bề ngoài rất dễ lầm lẫn. Bởi v́, kẻ tiểu nhân thường giả dạng quân tử, làm bộ nhân nghĩa. Song trong ḷng của người quân tử và tiểu nhân lại khác xa trời vực, một đàng là thiện, một đàng là ác, rơ ràng như đen trắng trái nhau. Cho nên Mạnh tử nói: “Quân tử khác với tiểu nhân là ở chỗ tâm niệm”. Tâm niệm của người quân tử là thương yêu, kính trọng người. Người ta có kẻ sang người hèn, kẻ thân người sơ, kẻ thông minh người ngu độn, kẻ đạo đức người hạ lưu, song tất cả đều có sinh mệnh, có máu thịt, có tri giác không khác, nên phải b́nh đẳng kính yêu. Kính yêu mọi người tức là kính yêu hiền thánh. V́ sao như vậy?

 

V́ lẽ Hiền Thánh đều hy vọng mọi người trên đời đều có thể an cư lạc nghiệp, sống hạnh phúc an lạc. Cho nên, chúng ta kính yêu mọi người, khiến họ an lạc hạnh phúc, đó là thay thế Hiền Thánh khiến thế giới an lạc hạnh phúc.

 

Sao gọi là thành tựu cho người?

 

Ví dụ nói, một khối đá bên trong có ngọc, nếu vứt bỏ lăn lóc th́ không khác ǵ ngói gạch không chút giá trị. Nếu gọt đẽo khối đá đó, khiến ngọc bên trong hiển lộ, sẽ trở nên vật báu hiếm có.

 

Người ta cũng vậy, đều nhờ sự dạy bảo nhắc nhở mới nên người. Cho nên thấy ai làm được việc ǵ tốt, biết lập chí hướng thượng, th́ ta nên chỉ dẫn, cất nhắc, khen ngợi, khích lệ người đó, khiến họ trở nên nhân tài hữu dụng cho xă hội. Nếu có ai đổ oan, th́ phải biện giải oan khúc cho họ, chia sẻ những lời ác ư, hủy báng.

 

Phải khiến họ có thể lập thân trong xă hội, mới gọi là tận tâm sức của ta. Người lành được người hiền minh yêu mến bao nhiêu, th́ kẻ ác thù ghét bấy nhiêu. Cho nên xưa nay tiểu nhân đố kỵ quân tử, kẻ ác thù ghét người lành là việc thường xảy ra.

 

Trong cùng một làng xóm, người lành th́ ít, kẻ ác lại nhiều. V́ vậy người lành thường bị kẻ ác hăm hại, khó mà có được chỗ đứng. Huống chi kẻ hào kiệt đa số tánh t́nh cương trực, không a dua, lại không chú ư ra vẻ bên ngoài. Những kẻ phàm tục, tầm nh́n cạn cợt, chỉ thấy bên ngoài, liền đặt điều thị phi, tùy tiện phê b́nh. Cho nên kẻ hào kiệt làm việc thiện dễ thất bại, người lành cũng hay bị người hủy báng.  

 

Gặp những trường hợp đó, chỉ có nhờ vào các bậc truởng thượng đạo đức, mới có thể khiến người ác cải tà quy chánh, bảo vệ giúp đỡ người lành, khiến họ thành công. Công đức phá dẹp tà ác, hiển phát chân chánh như vậy, thật to lớn nhất.

 

(c̣n tiếp)

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 6 of 7: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 1:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

Viên Liễu Phàm Gia Huấn

 do Thích Minh Quang biên dịch 

 

 

Sao gọi là khuyên người làm lành?

 

Ai sống ở đời mà không có lương tâm? Song do v́ tham cầu danh lợi, đeo đuổi vật dục nên mê mờ đi lương tâm, bất chấp thủ đoạn, trở nên sa đọa. Cho nên qua lại với người, phải chú ư đến tư tuởng hành vi của họ, thấy hơi có biểu hiện sa đọa liền nhắc nhở, cảnh giác, khiến họ thức tỉnh ăn năn. Như đánh thức người trong cơn ác mộng, chúng ta phải thức tỉnh kẻ đang bị trói buộc trong lưới phiền năo, khiến họ thoát ra, được an lạc mát mẻ.

 

Lấy ân huệ để đối đăi với người như vậy th́ công đức sẽ vô lượng vô biên. Thuở xưa Hàn Văn Công từng bảo: “Dùng miệng khuyên người chỉ trong nhất thời, nghe qua dễ quên, lại ở nơi khác không thể được nghe. Dùng văn tự khuyên người có thể lưu truyền vạn thế và truyền bá khắp nơi”. Cho nên, làm việc thiện trong đó có lập ngôn khuyên người, là việc làm công đức vô lượng.

 

Ở đây nói dùng lời nói và văn tự khuyên người làm lành có vẻ như c̣n vướng mắc vào h́nh thức. Song thực ra, công năng của nó thực vô cùng to lớn, có thể cải hóa ḷng người, thay đổi hoàn cảnh. 

 

Chúng ta khuyên người làm lành phải khuyên cho thích đáng, tùy đối tượng, trường hợp. Nếu gặp kẻ cố chấp không nghe, ta nên tùy duyên, đừng miễn cưỡng vô ích. Nếu ta cố nói, đó gọi là làm lỡ lời, nhiều lúc giáo đa thành oán. C̣n người biết lắng nghe, tiếp thu, đáng khuyên mà ta lại không khuyên, đó gọi là làm lỡ người. Không luận là lỡ lời hay lỡ người, đều chứng tỏ ta không đủ trí tuệ phân biệt, phải tự ḿnh cẩn thận kiểm thảo. Như vậy mới tránh khỏi lỡ lời lỡ người.

 

Sao gọi là cứu người trong cơn nguy cấp?

 

Người sống ở đời nhiều lúc gặp phải cảnh hoạn nạn khốn khổ. Khi gặp người trong cảnh đó, ta phải xem nỗi khổ của họ là nỗi khổ của ḿnh, t́m cách cứu giúp. Ta xem họ gặp phải cảnh oan khuất thế nào, hoặc dùng lời nói để bênh vực, biện minh lẽ công bằng cho họ, hoặc dùng mọi cách để cứu giúp họ ra khỏi cảnh khổ. Thôi tử ở triều Minh từng bảo: “Ân huệ không phải ở nơi lớn nhỏ, chỉ cần gặp người đang cơn nguy cấp, ra tay cứu giúp là được”. Lời nói này thực xuất phát từ tâm của bậc nhân giả!

 

Sao gọi là làm việc lợi lớn?

 

Làm việc lợi lớn là lợi ích cho số đông, ví dụ như đào kinh dẫn nước tưới ruộng, hay đắp đê để đề pḥng lũ lụt, xây cầu khiến đường xá lưu thông, tiện việc đi lại, cho cơm cháu cứu giúp người đói khổ, không ai cứu giúp.

 

Khi gặp cơ hội làm những việc như trên, phải khuyên bảo mọi người đồng ḷng góp sức góp tiền để chung sức hoàn thành. Cho dù có người ngấm ngầm phỉ báng, xúc phạm, ta cũng không nên v́ sợ những lời đàm tiếu vô cớ đó mà không dám làm. Ta cũng không nên v́ sợ hiềm nghi, cực khổ, người khác ghét ganh mà từ chối không làm.  

 

Sao gọi là bỏ tiền bạc làm việc phước?

 

Trong nhà Phật, bố thí đứng đầu mọi việc thiện. Nói đến bố thí, là nói đến xả bỏ. Nếu có thể xả bỏ được mọi việc, th́ sẽ khế hợp được bản tâm của Phật.

 

Người hiểu rơ được đạo lư sẽ biết xả bỏ được mọi thứ, ngay cả mắt tai mũi lưỡi thân ư. Như Đức Phật Thích Ca trong nhân địa hành Bồ Tát đạo, đă từng xả thân cho cọp đói ăn là một điển h́nh. Trong sáu căn đă xả, ngoài sáu trần sắc thinh hương vị xúc pháp cũng xả. Làm được như vậy, th́ thân tâm thanh tịnh, không có phiền năo, không khác chư Phật Bồ tát. 

 

Nếu không xả được như vậy, th́ ban đầu tập xả bỏ tiền tài. Người đời thường xem trọng miếng ăn cái mặc như mạng sống. Cho nên bố thí tiền bạc cũng vô cùng quan trọng. Nếu có thể khẳng khái xả bỏ tiền bạc, đối với bản thân có thể dẹp trừ tâm ích kỷ, đối với người có thể cứu giúp qua cơn cấp nạn.

 

Song không dễ dàng ǵ coi nhẹ tiền bạc. Lúc ban đầu bố thí khó tránh khỏi có chỗ miễn cưỡng. Song chỉ cần thường làm việc bố thí, trong ḷng sẽ tự nhiên cảm thấy an vui, có ư nghĩa, không có việc ǵ là không thí xả được. Làm được việc bố thí sẽ dễ giúp cho tâm tham lam, tự tư của ta tiêu trừ, cũng như hóa giải được sự chấp trước và keo bẩn tiền bạc.

 

Sao gọi là hộ tŕ Chánh Pháp?

 

Pháp là con mắt trí tuệ hướng dẫn nhân loại trên nẻo đường nhân sinh từ xưa đến nay, cũng là tiêu chuẩn chân lư. Nếu không có Chánh Pháp, làm sao giúp cho con người được trở nên tốt đẹp? Làm sao có thể giúp cho chúng sinh thoát ra rừng rậm u mê, tháo gỡ ràng rịt trói buộc? Làm sao có thể đưa hữu t́nh giải thoát thế giới uế trược, ra khỏi biển khổ luân hồi sinh tử? Tất cả đều nhờ vào Chánh Pháp, mới có đường sáng để đi.

 

Cho nên chúng ta đối với chùa chiền, tượng Phật Bồ tát, kinh điển, di huấn đều phải kính trọng. Nếu có hư hỏng phải tu bổ, chỉnh lư. Chánh Pháp của Phật, phải hoằng truyền sâu rộng, khiến mọi người coi trọng, mới có thể báo đền ơn Đức Phật.   

 

Sao gọi là kính trọng bậc tôn truởng?

 

Cha mẹ, anh chị trong nhà, vua quan trong nước, cho đến người tuổi tác, đạo đức,  chức vị, kiến thức hơn ta đều phải tôn kính.

 

Trong nhà phụng dưỡng cha mẹ, phải có tâm biết ơn, kính yêu, hiếu thuận sâu xa, mặt luôn tỏ ra ḥa nhă, ôn thuận, lời nói nhẹ nhàng, lễ độ. Ta phải thường thường tập theo hạnh này, lâu ngày trở nên thói quen, thành ra tánh t́nh tốt đẹp. Đây chính là ḥa khí, phương pháp căn bản để cảm động ḷng trời.

 

Đối với xă hội quốc gia phải tôn kính những người lănh đạo đất nước, phàm làm  việc ǵ phải theo luật pháp, đừng cho rằng người ta không biết mà mặc t́nh vi phạm. Xét xử một người phạm tôi, không luận là tội nặng nhẹ, đều phải điều tra rơ ràng cẩn thận, công b́nh chấp hành pháp luật. Không nên cho rằng cấp trên không biết mà làm mưa làm gió, oan uổng người ta.  

 

Tôn kính các cấp truởng quan là qui phạm từ xưa. Ai làm tṛn được chữ trung chữ hiếu, con cháu sẽ được phát đạt, cho nên phải cẩn thận tuân hành.

 

Sao gọi là yêu tiếc sinh mệnh?

 

Người ta sở dĩ được gọi là người, là nhờ có ḷng trắc ẩn. Cho nên Mạnh Tử nói: “Ai không có ḷng trắc ẩn th́ không thể gọi là người!”

 

Cầu ḷng nhân chính là cầu tấm ḷng trắc ẩn này, tích đức cũng chính là tích chứa tấm ḷng trắc ẩn. Cho nên có ḷng trắc ẩn là có nhân, có đức; không ḷng trắc ẩn là không nhân nghĩa, đạo đức. Sách Châu Lễ bảo: Mỗi năm vào tháng Giêng, khi các loài gia súc đang có mang, th́ không được giết con cái để cúng tế. Đây là v́ sợ sát hại đến con vật khi c̣n trong bụng mẹ. 

 

Mạnh tử nói: “Quân tử tránh xa nhà bếp”. Ư nói là để bảo toàn ḷng trắc ẩn của ḿnh. Cho nên, có thuyết không ăn ba thứ thịt, đó là: thấy con vật bị giết, nghe tiếng kêu lúc bị giết, và nghi người khác v́ ḿnh mà giết. Người sau muốn học theo ḷng nhân của người trước, nếu không thể tức thời trường trai, th́ cũng có thể học theo cách trên, chỉ ăn ba thứ thịt thanh tịnh, không để tổn đến ḷng từ bi.

 

Theo Phật pháp, tất cả loài súc sinh đều do đời trước gây tạo tội nghiệp nên phải đầu thai làm súc vật để trả nghiệp, nghiệp hết lại sinh làm người. Nếu lại biết tu hành, vẫn có thể thành Phật. Cho nên, ta ăn thịt loài súc vật cũng chính là ăn thịt chư Phật đời vị lai. Lại nữa, tất cả chúng sinh trong quá khứ từng là cha mẹ, anh em, chồng vợ, quyến thuộc lẫn nhau, nên ta ăn thịt chúng sinh cũng chính là ăn thịt cha mẹ, anh em, chồng vợ, quyến thuộc của ḿnh trong đời quá khứ.

 

Ta nay ăn thịt chúng sinh tức là đă kết nghiệp oán thù, sau này phải đọa làm loài súc sinh, bị ăn nuốt trở lại. Nếu ta biết quán xét những đạo lư trên, thử hỏi c̣n ḷng dạ nào sát sinh, ăn thịt? Lại nữa, thịt cá có ngon cũng chỉ qua miệng là hết, khỏi cổ đă biến thành đồ bất tịnh, sao ta lại tham chút vị giác đó mà gây tạo nghiệp tội nặng nề? Ăn để mà sống, không phải sống để mà ăn, cho nên rau cải, thực vật cũng đủ qua ngày.

 

Ngựi chưa thể bỏ ngay được việc ăn thịt, cũng phải lần lần giảm bớt, đến khi ăn chay hoàn toàn. Như vậy ḷng từ bi sẽ gia tăng mỗi ngày.

 

Ăn chay, chủ yếu là v́ tránh sát sinh, nuôi dưỡng ḷng từ bi. Cho nên ta phải tôn trọng, bảo vệ mạng sống của mọi loài, cho dù là trùng kiến nhỏ nhoi. Ngay cả mặc những đồ tơ lụa, được dệt bằng tơ tằm cũng phải nên tránh. Ngay cả chén cơm ta ăn hàng ngày, cũng phải trải qua quá tŕnh cày cuốc vun trồng, nấu nướng, trong đó có biết bao côn trùng đă chết để nuôi mạng sống cho ta. Nghĩ đến điều này, ta phải quư tiếc cơm gạo, không được phung phí, coi thường. Ai phung phí coi thường cơm gạo thức ăn, tức đồng với tạo tội sát sinh không khác. C̣n như trong cuộc sống hàng ngày vô ư lỡ sát sinh, hay giẫm đạp lên loài trùng kiến th́ không biết nhiều đến số bao nhiêu. Cho nên phải cẩn thận tránh được nhiều chừng nào tốt chừng nấy.

 

Tô Đông Pha từng có câu thơ:

 

V́ thương chuột đói, chừa cơm lại

Sợ thiêu thân chết, chẳng thắp đèn!

 

Thật là nhân hậu biết bao.

 

Việc thiện thật vô cùng vô tận, không nói sao cho hết được. Chỉ có thể lược nói mười việc thiện như trên. Chỉ cần chúng ta nổ lực hành thiện, tùy chỗ tùy duyên, th́ công đức sẽ vô lượng.

 

Cứu giúp người nguy khó, cách thức có rất nhiều, nói đơn giản mười điều: một, giúp người làm thiện; hai, giữ ḷng yêu kính; ba, thành tựu cho người; bốn, khuyên người làm lành; năm, cứu người nguy cấp; sáu, làm việc lợi lớn; bảy, xả tài làm phước; tám, hộ tŕ chánh pháp; chín, kính trọng tôn truởng; mười, yêu tiếc sinh mạng.

 

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 7 of 7: Đă gửi: 10 May 2006 lúc 1:24pm | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

Viên Liễu Phàm Gia Huấn

                                 do Thích Minh Quang biên dịch              

 

 

 

CHƯƠNG BỐN

 

HỌC ĐỨC KHIÊM TỐN

 

Ở chương ba đă bàn đến phương pháp tích thiện, chương này sẽ nói đến cách làm người. Sống trong xă hội, ta không thể không qua lại tiếp xử với người khác. Cho nên cách làm người cũng phải hết sức chú ư. Trong cách làm người, điều quan trọng là khiêm tốn. Người khiêm tốn, nhất định sẽ được nhiều người ủng hộ và tín nhiệm. Lại nữa, người biết khiêm tốn, có thể học hỏi để đổi mới mỗi ngày. Không những tiến bộ về mặt học vấn, kiến thức, mà phương diện đạo đức, ứng xử, v.v... cũng không ngừng tiến bộ. Cho nên tất cả lợi ích, đều nhờ đức tính khiêm tốn mà có.

 

Chương này bàn về những lợi ích của đức khiêm tốn, cũng như những ứng nghiệm mà đức tính này đem lại. Kính mong mọi người suy xét cẩn thận, đừng xem qua loa, nhất định được lợi ích lớn.

 

Kinh Thư nói: Tự măn sẽ tổn hại, khiêm tốn được lợi ích. Lời xưa thật đúng thay, lời xưa thật đúng thay.

 

Quẻ Khiêm trong Kinh Dịch nói: Trong đạo lư của trời, không luận việc ǵ, nếu tràn đầy sẽ tổn giảm, c̣n khiêm hư sẽ được lợi ích. Trong đạo lư của đất, không luận vật ǵ, nếu sung măn sẽ tổn hại, không thể tốt đẹp măi; c̣n nếu khiêm hạ sẽ được thấm nhuần không khô kiệt, giống như chỗ đất thấp sẽ có nước chảy đến, làm đầy nơi khiếm khuyết. Trong đạo lư của quỷ thần, phàm kiêu ngạo tự măn sẽ khiến bị hại, khiêm tốn sẽ khiến được phước. C̣n trong đạo lư của người, ai cũng chán ghét kẻ kiêu ngạo tự măn, yêu quư người khiêm tốn hạ ḿnh. 

 

Như vậy, trời đất quỷ thần và con người đều coi trọng khiêm hạ. Sáu mươi bốn quẻ trong Kinh Dịch nói đến đạo lư biến hóa trong trời đất âm dương, dạy cho ta phương pháp làm người. Trong mỗi quẻ đều có kiết có hung. Quẻ hung cảnh giác răn người bỏ ác làm lành; quẻ kiết khích lệ người mỗi ngày một tiến bộ; chỉ có quẻ khiêm, hoàn toàn là việc kiết tường. Kinh Thư cũng nói: Tự măn sẽ gặp tổn hại, khiêm tốn sẽ được lợi ích.

 

Tôi nhiều lần đi thi cùng với các bạn học, mỗi lần đều nhận thấy những thư sinh nghèo khi sắp thành đạt, trên nét mặt của họ đều hiện ra vẻ khiêm cung, an ổn rơ ràng.

 

Năm Tân Hợi, tôi đến kinh thành đi thi hội. Quê Gia Hội của tôi số người cùng đi th́ có khoảng mười người, trong đó Đinh Kính Vũ là người trẻ tuổi nhất lại vô cùng khiêm cung. Tôi bảo với Phí Cẩm Pha cũng là người cùng đi thi: Đinh Kính Vũ năm nay nhất định thi đậu. Phí Cẩm Pha hỏi: Làm sao mà biết?  Tôi bảo: Chỉ có người khiêm tốn mới được huởng phước báo. Ông nh́n xem trong số mười người chúng ta, có ai thành thật trung hậu, khiêm nhường như Kính Vũ không? Có ai cung kính, ḥa thuận, cẩn thận như Kính Vũ không? Có ai bị nhục mạ, hủy báng mà vẫn im lặng như Kính Vũ không? Một người làm được như vậy, th́ trời đất quỷ thần sẽ bảo hộ cho họ, sao lại không thành đạt?

 

Sau đó quả nhiên Kính Vũ thi đỗ.

 

Năm Đinh Sửu tôi ở chung với Phùng Khai Chi tại kinh thành, trông thấy ông ta rất khiêm tốn, nét mặt luôn tỏ ra ḥa nhă, không có chút kiêu ngạo, hoàn toàn thay đổi so với tính khí ông ta lúc nhỏ. Ông ta có một người bạn tánh t́nh chánh trực tên là Lư Tề Nghiêm thường phê b́nh ông ngay trước mặt. Mỗi khi như vậy, Phùng Khai Chi đều ḥa nhă tiếp thu lời phê b́nh của bạn, không hề phản đối một câu. Tôi bảo với Phùng Khai Chi: “Một người được huởng phước, phước đức đó nhất định có nguyên nhân của nó; một người gặp họa, tai họa đó nhất định có nguyên nhân của nó. Chỉ cần tâm của ta khiêm tốn, trời sẽ gia hộ. Ông năm nay nhất định sẽ thi đỗ”. 

 

Sau đó quả nhiên Phùng Khai Chi có tên trên bảng vàng.

 

Năm Nhâm Th́n tôi vào kinh ra mắt vua, trông thấy một thư sinh tên Hạ Kiến, khiêm tốn nhúng nhường, không có một chút kiêu ngạo. Khi trở về tôi bảo với bạn bè: “Phàm trời muốn cho người nào được thành đạt, th́ trước hết khiến người đó phát trí tuệ. Trí tuệ này khiến họ tự nhiên từ giảo hoạt trở nên thành thật, từ phóng túng tự biết ước thúc. Hạ Kiến ôn ḥa đôn hậu đến mức như vậy, chứng tỏ đă phát trí tuệ, trời nhất định sẽ ban phúc cho ông”.

 

Sau đó quả nhiên Hạ Kiến thi đậu.

 

Giang Âm có một thư sinh, tên là Trương Úy Nghiêm, học vấn uyên thâm, văn chương xuất sắc, rất nổi tiếng trong giới thư sinh. Trong kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ, ông ta ở nhờ trong chùa đợi kết quả thi. Đến khi công bố kết quả, không ngờ lại không có tên ông. Ông không phục, mắng quan giám khảo là không có mắt, không thấy được chỗ hay trong văn của ḿnh. Lúc đó có một vị đạo sĩ đứng bên cạnh mỉm cười. Trương Úy Nghiêm bèn đem cơn giận của ḿnh trút sang đạo sĩ. Đạo sĩ lại nói: “Văn của ông nhất định không hay!”

 

Trương Úy Nghiêm càng nóng giận bảo: “Ông không có xem văn của tôi, sao lại biết nó không hay?” Đạo sĩ trả lời: “Tôi thường nghe người ta bảo: Làm văn quan trọng nhất là ở chỗ tâm b́nh, khí ḥa. Nay thấy ông nóng giận mắng quan giám khảo, chứng tỏ trong tâm vô cùng bất b́nh, tánh khí nóng nảy, thử hỏi như vậy văn làm sao mà hay được?”

 

Trương Úy Nghiêm nghe xong không thể không phục, trở lại thỉnh giáo vị đạo sĩ. Đạo sĩ nói: “Muốn thi đậu công danh, bản thân ông nhất định phải cải đổi”. Trương Úy Nghiêm hỏi: “Số mệnh đă như vậy, làm sao mà thay đổi?”.

 

Đạo sĩ bảo: “Tạo ra số mệnh tuy rằng ở nơi trời, song quyền thay đổi lại ở nơi ta. Chỉ cần ông chịu khó làm việc thiện, tích âm đức, th́ có việc phước ǵ mà không cầu được?”. Trương Úy Nghiêm bảo: “Tôi là một thư sinh nghèo, biết có thể làm được việc thiện ǵ đây?” Đạo sĩ nói: “Làm việc thiện, tích âm đức đều xuất phát từ tâm. Chỉ cần tâm ta chí thành làm việc thiện, là công đức vô lượng vô biên. Như khiêm tốn cũng là một việc thiện, mà không phải bỏ tiền ra làm. Ông sao lại không biết phản tỉnh, thấy khả năng của ḿnh c̣n kém, trở lại mắng giám khảo bất công?”

 

Trương Úy Nghiêm nghe lời đạo sĩ, từ đó về sau dẹp bỏ tâm kiêu mạn, chú ư ước thúc lấy ḿnh, mỗi ngày đều gắng công làm lành, tích âm đức. Đến năm Dinh Dậu, một hôm ông nằm mơ trông thấy đến một nơi nhà cửa to lớn, nh́n thấy một danh sách thi đậu, trong đó c̣n nhiều chỗ để khuyết. Ông không hiểu mới hỏi người bên cạnh: “Đây là cái ǵ?”. Người đó trả lời: “Đây là danh sách thi đậu năm nay”.

 

Trương Úy Nghiêm lại hỏi: “Sao trong danh sách lại có nhiều chỗ để khuyết?”. Đáp: “Cơi âm đối với những người đi thi ba năm xét duyệt một lần, phải là người không có lỗi lầm, tích chứa âm đức mới có tên trong sổ này. Như phần trước trong danh sách để trống, đó là tên của những người lẽ ra thi đậu, song do v́ phạm phải tội lỗi nên bị xóa tên”. Kế đó lại chỉ một hàng trong danh sách nói: “Ông ba năm nay rất chú ư việc ước thúc bản thân, không có phạm lỗi, có lẽ sẽ bổ khuyết vào chỗ này. Hy vọng ông tự biết trân trọng, đừng phạm sai lầm”.

 

Sau đó trong kỳ thi Hội, quả nhiên họ Trương được trúng tuyển hạng thứ một trăm lẽ năm.

 

Qua những chuyện đă xảy ra ở trên, chúng ta biết rằng xung quanh đều có quỷ thần giám xét hành vi của ḿnh. Do đó, việc lành lợi ích cho người phải nổ lực làm; việc ác tổn hại đến người phải cố gắng tránh. Cho nên tất cả thiện ác, lành dữ đều do ta quyết định. Ḷng ḿnh giữ lương thiện, ước thúc mọi hành vi bất thiện, không đắc tội với quỷ thần trời đất, và khiêm tốn không kiêu ngạo tự măn, chính là căn bản của phước đức. C̣n những người kiêu ngạo, nhất định không phải là bậc khí lượng to lớn dài lâu, cho dù họ có thành đạt cũng chỉ một thời, không cách ǵ huởng phước lâu dài. Người không khiêm tốn, không chịu học hỏi và cũng không ai thích dạy bảo cho họ. 

 

Khiêm tốn vô cùng quan trọng, có thể giúp ta học hỏi được bao điều hay lẽ phải. Người khác có ǵ hay, có việc ǵ thiện liền theo học, được việc lành vô cùng vô tận. Nhất là trong việc tu dưỡng đạo đức, khiêm tốn đóng một vai tṛ quan trọng hàng đầu.   

 

Long thần hộ pháp ở bên ta, lành dữ ta làm khó dấu qua; khiêm tốn học điều lành lẽ phải, tự nhiên phước đức sẽ hằng sa, tự nhiên phước đức sẽ hằng sa!

 

Cổ nhân có câu: Cầu công danh được công danh, cầu giàu sang được giàu sang. Người có chí lớn như cây có rễ, sẽ sinh ra cành lá, hoa trái.

 

Muốn thành tựu được chí lớn, người ta phải tâm tâm niệm niệm khiêm tốn, có việc ǵ lợi ích cho người, dù nhỏ mảy may, cũng ra sức làm. Như vậy sẽ tự nhiên cảm động đến trời đất.       

 

Làm phước hoàn toàn ở nơi ta. Chỉ cần ta quyết tâm làm là được. Những người mưu cầu công danh hiện nay, thật ra không có quyết tâm, hằng tâm, chân tâm, mà chỉ tùy hứng, tùy tiện trong nhất thời. Mạnh tử nói về Tề Tuyên Vương:

 

“Đại vương yêu thích âm nhạc, nếu yêu thích đến đúng mức th́ có thể khiến vận mệnh nước Tề hưng thịnh. Nhưng đại vương yêu thích âm nhạc chỉ v́ t́m cầu niềm vui cho cá nhân mà thôi. Nếu đại vương biết đem tâm t́m cầu niềm vui cho riêng ḿnh, mở rộng ra, khiến có thể cùng nhân dân chia sẻ niềm vui, khiến mọi người được vui, th́ lo ǵ vận mệnh nước Tề không hưng thịnh?”

 

Tôi nghĩ việc cầu công danh đạo lư cũng như vậy. Phải thực hiện việc cầu công danh này dựa trên tâm tích đức hành thiện; đồng thời phải gắng hết sức ḿnh làm, th́ vận mệnh và phước báo đều do ta quyết định.

 

Thưa các bạn, xem hoặc nghe xong sách Làm Chủ Vận Mệnh này, trong tâm bạn chắc có nhiều xúc cảm, được lợi ích không nhỏ. Đây là một quyển sách cảm động và thanh tịnh hóa ḷng người. Về mặt văn chương, quyển sách này tuy bề ngoài dễ hiểu, song thực ra, trong đó chứa đựng biết bao triết lư nhân sinh sâu xa, cần phải dụng tâm thể nhận, mới thấy được giá trị của nó.  

 

Cho nên kính mong các vị, nghe xong hăy nghe đi nghe lại nhiều lần, đọc xong hăy đọc đi đọc lại nhiều lượt, để củng cố, tăng truởng tín tâm, học theo gương của Liễu Phàm tiên sinh, bỏ ác làm lành, tu nhân tích đức, để cải đổi mệnh vận xấu ác, khổ đau, thành mệnh vận tốt đẹp, hạnh phúc cho ḿnh. Tương lai thật ra ở trong tay chúng ta. Không luận về mặt học nghiệp, sự nghiệp, gia đ́nh ... cho đến trở thành Thánh Hiền, đều dựa trên căn bản này mà thành tựu mỹ măn.

 

V́ lợi ích cho số đông, sách Làm Chủ Vận Mệnh này không giữ bản quyền, cho nên rất mong mọi người cùng phát tâm in ấn, sang băng ghi âm để kết duyên lành cùng đại chúng trong xă hội. Mong rằng nhờ đó sẽ khiến ḷng người trở nên lương thiện, mọi người biết sống một nếp sống đạo đức tốt đẹp. Nếu biết học theo đây không làm các việc ác, gắng sức làm điều lành, thanh tịnh tâm ư ḿnh, th́ cá nhân sẽ thăng hoa, gia đ́nh sẽ mỹ măn, xă hội sẽ an định, đất nước sẽ an vui và thế giới sẽ ḥa b́nh.  

 

Hết

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.5010 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO