Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 255 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Chuyển Hóa Tâm Thức Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thaicuc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 119
Msg 1 of 1: Đă gửi: 09 May 2006 lúc 3:02am | Đă lưu IP Trích dẫn thaicuc

Chuyển Hóa Tâm Thức


Có thể nói rằng tâm thức hầu như đă trở thành một chủ đề thống lĩnh toàn bộ nền văn học Phật giáo. Từ văn học Abhidharma cho đến Đại thừa giáo, người ta luôn t́m thấy những mô tả về tâm thức, cách thế tồn tại cũng như tiến tŕnh vận hành của nó. Sự kiện này đặt ra một vấn đề rất phức tạp cho những ai muốn t́m hiểu về Phật giáo. Bởi v́ tâm thức là cái quá trừu tượng và những ǵ chúng ta biết về nó đều thuộc về lănh vực của kinh nghiệm tự chứng. Một khi đă là đối tượng của kinh nghiệm tự chứng th́ mọi tŕnh bày hay mô tả về nó khó có thể có giá trị phổ quát tuyệt đối. Chính v́ lẽ đó mà mọi truyền thống của Phật giáo đều có những trần thuật riêng về chủ đề này. Tất cả các truyền thống này đều nh́n nhận những trần thuật của họ hoàn toàn y cứ trên thánh giáo lượng; tuy nhiên, đây vẫn không phải là chứng cứ cuối cùng cho một trần thuật có giá trị phổ quát. Tiến tŕnh dẫn đến giác ngộ và giải thoát của đức Phật cũng là một kinh nghiệm tự chứng. Và khi kinh nghiệm này được chuyển tải đến chúng ta bởi một con người đă giải thoát như Đức Phật―một người đă thành tựu mười loại năng lực thù thắng―th́ ngôn ngữ văn tự chưa hẳn là phương tiện biểu đạt duy nhất. Nói cách khác, kinh điển cung cấp cho chúng ta những thông tin về kinh nghiệm giác ngộ cũng như lộ tŕnh tâm thức dẫn đến kinh nghiệm đó nhưng kinh điển không phải là tự thân kinh nghiệm giác ngộ. Kết quả là từ kiến thức đầu tiên chúng ta có về loại kinh nghiệm này cho đến tự thân của nó có một khoảng cách bắt buộc phải vượt qua. Khoảng cách này được mô tả như là tiến tŕnh chuyển hóa của tâm thức. V́ thế, nếu muốn tiếp cận với giác ngộ th́ Phật tử không c̣n con đường nào khác ngoài việc phải chuyển đổi tâm thức của ḿnh để có thể khế hợp với loại kinh nghiệm này.

Thế nhưng, chúng ta chuyển hóa tâm thức bằng cách nào? Đây là câu hỏi không dễ trả lời. Như đă nói ở trên, có rất nhiều mô tả khác nhau về lộ tŕnh dẫn đến giải thoát được t́m thấy trong các truyền thống của Phật giáo. V́ thế, vấn đề nảy sinh cho một người Phật tử b́nh thường như chúng ta là lộ tŕnh nào thích hợp với chúng ta nhất.

Dĩ nhiên khi đặt vấn đề như thế, chúng ta đă tỏ ra không đồng t́nh với ư kiến cho rằng con đường giải thoát nằm ngoài tầm với của những người Phật tử tại gia. Bởi v́ nếu t́m đến đạo Phật để tập sống một cuộc đời đạo đức thuần túy th́ Phật giáo không phải là đáp ứng duy nhất cho chúng ta đối với một nhu cầu như thế. Là một người trí thức, đương nhiên chúng ta không dễ dàng chấp nhận t́m đến Phật giáo như một tín đồ ngoan đạo. Trong quá tŕnh giáo dục ở nhà trường chúng ta đă biết được thế nào là giá trị của tri thức, của lư luận, của sự phán đoán có khoa học, v.v. V́ thế, thật khó cho chúng ta khi quyết định dành thời gian và sức lực vào một công việc mà chúng ta không h́nh dung được điểm khởi đầu cũng như đích đến của nó.

Trong trường hợp này chúng ta thử giả định một lộ tŕnh hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm thường tục của chúng ta:
Khi nói đến chọn lựa th́ điều thông thường là chúng ta sẽ chỉ chọn lựa những ǵ có lợi cho bản thân ḿnh. V́ thế, chúng ta sẽ rất cẩn thận khi làm việc này. Trước tiên, chúng ta phải thu thập đầy đủ thông tin về tất cả các lộ tŕnh có thể có. Đây là giai đoạn không thể bỏ qua; bởi v́ kinh nghiệm sống dạy cho chúng ta điều đó: muốn không mua lầm một món hàng th́ người mua phải biết rơ chất lượng cũng như giá cả của mặt hàng do nhiều hăng khác nhau sản xuất. Sẽ có rất nhiều giảng đường, tự viện, sách báo, thậm chí là các trang web, v.v., giới thiệu cho chúng ta về nhiều lộ tŕnh giải thoát khác nhau được h́nh thành trong quá tŕnh phát triển của Phật giáo: thiền Trúc lâm, thiền Lâm tế, thiền Vipassana, thiền Chỉ-quán Thiên thai tông, Tịnh độ tông Trung hoa, Tịnh độ tông Nhật bản, Mật tông Tây tạng, v.v. Từ khối lượng thông tin này, chúng ta sẽ tự h́nh thành cho ḿnh một số khái niệm có cơ sở luận lư về Phật giáo cũng như các phương pháp tu tập được đề ra trong đó. Và các khái niệm này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc chọn ra một lộ tŕnh như ḿnh mong muốn. Bởi v́ càng nhiều thông tin th́ chúng ta càng dễ nhận ra những lộ tŕnh nào mà ḿnh không ưa thích. Chẳng hạn, chúng ta sẽ không chọn pháp môn niệm Phật v́ niệm Phật chỉ hoàn toàn dựa trên tín tâm chứ ít chú trọng đến giá trị của tri thức―một khả năng chúng ta không thể bỏ qua v́ đă sớm biết đến giá trị và tác dụng của nó; hoặc chúng ta loại bỏ thiền Vipassana, v́ thiền này thuộc về tiểu thừa, chỉ dẫn đến quả vị A la hán chứ không phải Phật quả, không xứng đáng để chúng ta theo đuổi; hoặc chúng ta loại bỏ Mật tông Tây tạng v́ cách tu tập này trông giống như ngoại đạo, trong Phật giáo không thể có những cách tu tập đầy huyền bí như thế; hoặc chúng ta loại bỏ Bồ tát thừa v́ không có chứng cứ khoa học đầy đủ để chúng minh các kinh điển nói về Bồ tát là do Phật thuyết, vân vân và vân vân. Dù sao đi nữa, cuối cùng chắc chắn chúng ta cũng sẽ chọn được một lộ tŕnh nào đó bởi v́ chúng ta không thể chấp nhận người khác nh́n ḿnh như một kẻ chỉ biết sống theo bản năng mà quá nông cạn khô cằn về đời sống tâm linh; nhất là khi Phật giáo là một tôn giáo truyền thống đối với gia đ́nh cũng như dân tộc chúng ta và đă được rất nhiều nhà học giả tiếng tăm thừa nhận là hệ tư tưởng vĩ đại nhất hành tinh. Tuy nhiên, chỉ mới chọn lựa không thôi cũng chưa đủ mà chúng ta c̣n phải thể hiện nội dung chọn lựa này qua những hoạt động cụ thể trong đời sống. Chúng ta phải bỏ ra một ít th́ giờ trong ngày để niệm Phật, hoặc ngồi Thiền, hoặc tŕ chú, hoặc tụng kinh, hoặc làm các việc từ thiện, v.v… Những hoạt động như thế sẽ làm cho chúng ta yên tâm hơn bởi v́ ít ra sau mỗi lần niệm Phật hoặc ngồi thiền hoặc bố thí cho người khác, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn. Chúng ta suy nghĩ về những hành động ḿnh đă làm và thấy hoan hỷ cũng như tự hào về chính ḿnh. Ít ra trong đám người chỉ biết chạy theo vật dục th́ ḿnh vẫn là một người cao cả v́ ḿnh c̣n biết bỏ th́ giờ tiền bạc cho những mục đích cao thượng, ḿnh c̣n biết hướng tâm hồn đến những lư tưởng cao thượng. Và niềm tự hào này sẽ được ǵn giữ và lớn mạnh hơn nhiều nếu như chúng ta chịu khó đọc thêm sách báo viết về Phật giáo. Lúc đó, kiến thức của chúng ta sẽ được nâng cao hơn, chúng ta sẽ biết được nhiều điều hơn. Ngoài ra, nếu chúng ta có năng khiếu văn chương th́ đời sống tâm linh của chúng ta sẽ trở nên tuyệt vời hơn. Thay v́ chỉ truyền đạt cho người xung quanh những kiến thức về Phật học cũng như kinh nghiệm tu tập tự thân bằng những lời lẽ thông thường kém thuyết phục, chúng ta sẽ có thể viết văn, làm thơ, ca ngợi ḷng từ bi, ca ngợi mây trắng, lá xanh, sương mù, mùa xuân, ca ngợi niềm an lạc hiện tiền, ca ngợi tỉnh giác, ca ngợi t́nh yêu, v.v… Nói chung, nhờ những nỗ lực t́m ṭi học hỏi các vị văn nhân, thi sỹ, thiền sư Phật giáo mà ngôn ngữ chúng ta dần dần thấm nhuần đạo vị mà vẫn không xa lạ với ngôn ngữ thời thượng của cuộc đời. Chúng ta sẽ học được cách nói năng khéo léo hơn, mềm dẽo hơn, lưu loát hơn. Tâm hồn chúng ta dần dần trở nên tự tại hơn; chúng ta sẽ dễ dàng làm chủ ḿnh hơn. Mặc dù có những khi chúng ta rất giận dữ, giận dữ đến độ mong muốn người nào đó biến ngay khỏi mặt đất nhưng chúng ta vẫn có thể nở một nụ cười rất giải thoát. Chúng ta có thể điềm nhiên tọa thiền trước tiếng khóc của những người khác, chúng ta có thể nhiếp tâm tự tại trước nỗi quằn quại của người khác. Nếu có người nào đó do hiểu lầm mà phê phán những hành động như thế của chúng ta th́ những kiến thức Phật học về nghiệp lực chúng sinh, về vô thường, vô ngă, về vô phân biệt, v.v. có thừa khả năng để giúp chúng ta h́nh thành những lư giải sắc bén về giá trị của những oai nghi như thế. Và điều làm cho chúng ta tự tin nhất là với những khả năng như thế càng ngày càng có nhiều người hâm mộ và ủng hộ chúng ta hơn. Không có bằng chứng nào chứng minh sự thành tựu của chúng ta mạnh hơn bằng chứng này; bởi v́ nếu không trải qua một tiến tŕnh chuyển hóa tâm thức gian khổ th́ làm sao chúng ta có thể có được một nhân cách như thế; và nếu không có một nhân cách như thế, làm sao có thể có nhiều người luôn luôn qui tụ quanh ta để học hỏi và làm theo như thế. Với những bằng chứng cụ thể như thế chúng ta tin rằng tâm thức của ḿnh đang được chuyển hóa liên tục, triệt để. Và với tốc độ như vậy th́ ngày giác ngộ giải thoát sẽ không c̣n là một viễn tưởng đối với chúng ta…

Sự trần thuật như trên về sự khởi đầu cũng như tiến tŕnh chuyển đổi tâm thức cùng với những thành tựu hấp dẫn của nó có lẽ không quá xa vời thực tế đối với những người Phật tử b́nh thường như chúng ta. Tuy nhiên, đây chỉ là một phác thảo hoàn toàn dựa trên sự phá sản của ngôn ngữ thường được các luận thư Phật giáo gọi là “hư luận”. V́ nếu đọc kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng đó chỉ là những nỗ lực tích tập kiến thức―kiến thức Phật học lẫn kiến thức tâm lư học thế gian―được đầu óc khôn ngoan của con người sử dụng để đạt được những thành công nhất định nào đó trong đời sống thực dụng và chẳng dính líu ǵ đến sự chuyển hóa tâm thức được nói đến trong Phật giáo.
Nếu dựa trên nền tảng của “như thực tri kiến” th́ chúng ta sẽ có một phác thảo khác.

Theo luận Thành Duy Thức 9, “chuyển hóa tâm thức” là một sự chuyển đổi tận căn rễ (chuyển y) chứ không phải các hiện tượng trôi nổi trên bề mặt của nó. Một sự chuyển đổi như thế bao gồm hai động thái chính: (a) xả bỏ chướng ngại của phiền năo và sở tri; (b) sở đắc giải thoát và giác ngộ.

Tâm thức chúng ta là một ḍng chảy tương tục không ngừng nghỉ. Chúng được h́nh thành từ chính những tri nhận của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả các đối tượng của nhận thức qua các giác quan cũng như qua ư thức cùng với các đối tượng được nắm bắt bởi các trạng thái tâm như ngă si, ngă kiến, ngă mạn và ngă ái đều để lại những “ấn tượng” của chúng―thuật ngữ Phật giáo Ấn độ gọi là vasana―trong tâm tưởng chúng ta và h́nh thành một phần của tâm tưởng chúng ta gọi là tâm hữu lậu. Chính những ấn tượng này tạo thành ḍng chảy tương tục của tâm thức và sau khi đă trải qua một tiến tŕnh chuyển biến chúng sẽ tự biến thái để có thể tác động trở lại đến sự h́nh thành và xu hướng hoạt động của toàn bộ các h́nh thái tri nhận cũng như các trạng thái tâm kế tiếp của chúng ta. Và đây chính là những điều kiện để cho hai loại chướng ngại phiền năo và sở tri sinh khởi.

Như vậy, khi đối tượng của sự chuyển đổi được xác định là chướng ngại phiền năo và chướng ngại sở tri th́ điều này có nghĩa rằng đó là những chướng ngại có gốc rễ từ tự tâm chúng ta chứ không phải chỉ là những hiện tượng bề mặt làm đối tượng cho sự tri nhận của chúng ta. V́ phiền năo chướng ngại giải thoát và sở tri chướng ngại giác ngộ, cho nên chúng ta chỉ có thể sở đắc giác ngộ và giải thoát thật sự khi trừ bỏ được chúng. Ở đây cần nói thêm rằng khi nói “sở đắc giải thoát và giác ngộ” là dựa trên nền tảng lư tính nhị nguyên. Trên b́nh diện tuyệt đối th́ không có cái được sở đắc là giải thoát hay giác ngộ v́ đó chỉ là những từ ngữ mô tả trạng thái hoạt dụng của tâm vô lậu khi hành giả đă đoạn trừ được tâm hữu lậu.
Theo mô tả trên, toàn bộ khả năng tri nhận của chúng ta cũng như tất cả các trạng thái tâm kèm theo đều sinh khởi và biến diệt có điều kiện. Và tâm thức của chúng ta có đủ loại mầm mống (bīja) của cả thiện pháp cũng như bất thiện pháp. Mặc dù trong ḍng tâm này có tồn tại ảnh hưởng của các thiện pháp nhưng v́ tánh chất của chúng là hữu lậu, tức không thể dẫn đến giải thoát và giác ngộ, cho nên chúng vẫn là đối tượng phải xả bỏ trước khi chúng ta phát huy được tác dụng của các pháp vô lậu. Chỉ khi nào sự hoạt dụng của tâm vô lậu không bị ảnh hưởng của các pháp hữu lậu ngăn ngại th́ một hành giả mới có thể được xem như “thành tựu giác ngộ và giải thoát”.

Từ những trần thuật trên, giờ đây chúng ta đă có thể tạm thời có những khái niệm sơ khởi về cái gọi là tâm thức và sự vận hành cơ bản của nó, ít ra là theo những tŕnh bày của Thành Duy Thức:

―Khi tâm thức được mô tả như một ḍng chảy tương tục không ngừng nghỉ th́ nó không thể nào là một đối tượng được quán sát như thực của ư thức. Có nghĩa với cơ cấu thân tâm như hiện có, chúng ta không bao giờ hy vọng có thể nắm bắt được ḍng chảy của chính tâm thức ḿnh.

―Tất cả các h́nh thái nhận thức cũng như mọi trạng thái tâm chúng ta có thể ư thức về, hoặc nỗ lực xả bỏ, đoạn trừ hay phát triển đều thuộc hiện tượng giới. Có nghĩa, chúng được xem như chỉ là những đợt sóng trên bề mặt tâm thức.

―Một khi những ǵ chúng ta có thể ư thức được chỉ là chiếc bóng thuộc hiện tượng giới th́ mọi nỗ lực tu tập không thiết lập trên nền tảng chuyển y đều vô tác dụng.

―Điều cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất là khi chướng ngại của phiền năo và sở tri chưa được xả bỏ th́ mọi phát biểu của chúng ta về giải thoát và giác ngộ chỉ là hư luận. Đó là một kinh nghiệm tự chứng chứ không phải là đối tượng của sự suy luận.

Dĩ nhiên tất cả các điều trên đều được rút ra từ chỉ một trong nhiều truyền thống khác nhau của Phật giáo. Như đă nói ở trên, Phật giáo không chỉ có một gợi ư độc nhất về lộ tŕnh dẫn đến giải thoát. Tất cả các trần thuật khác nhau về lộ tŕnh tâm hiện được bảo lưu trong kho tàng văn học đồ sộ của Phật giáo đều có giá trị thực chứng; bởi v́ đó là kết quả của kinh nghiệm tự chứng qua một tiến tŕnh chung của Phật giáo là giới, định, tuệ. Điều này có nghĩa nó không thể là đối tượng của sự tỷ giảo, phê phán của bất kỳ hệ thống triết học, tôn giáo, khoa học nào khác trên thế giới, dù đó là siêu h́nh học, bản thể học, hiện tượng học, thần học, tâm lư học, phân tâm học, v.v… V́ thế, một người trí thức biết tự trọng—cho dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử—sẽ không bao giờ phát biểu về cái mà ḿnh chẳng có một thông tin nào về nó hoặc nếu có th́ chỉ là những thông tin sai lạc. Chỉ c̣n một phương cách tiếp cận duy nhất là hăy tự ḿnh áp dụng và chiêm nghiệm lấy. Những câu chuyện về những người mù sờ voi, về sự tranh luận giữa rùa và cá, về những con cá không thể nhảy qua giới hạn của tấm lưới, v.v… là những bài học kinh điển mà bất kỳ người Phật tử chân chính nào cũng phải ghi nhớ trong suốt cả cuộc đời sống đạo của ḿnh.

Ngôn ngữ văn tự mới chỉ là các biểu tượng được con người tri nhận một cách dễ dàng qua nhĩ thức, nhăn thức và ư thức mà chúng ta c̣n không đủ sức chuyển đổi th́ làm sao chúng ta có đủ tư cách để nói đến một sự chuyển hóa tâm thức nào đó, vốn là cái làm nền cho ngôn ngữ văn tự mà ư thức chúng ta không bao giờ hy vọng có thể với tới được.
Quay trở về đầu Xem thaicuc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thaicuc
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 4.4883 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO