Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 235 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: TỨ CHÁNH CẦN VÀ TỨ NHƯ Ư TÚC Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 1 of 5: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 2:51am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

TỨ CHÁNH CẦN VÀ TỨ NHƯ Ư TÚC

I. Giới thiệu:
Phần Đạo Đế trong Tứ Diệu Đế giới thiệu 37 phẩm trợ Đạo- các phương pháp để diệt khổ, giải thoát sinh tử trầm luân và tiến đến sự giác ngộ hoàn toàn như Phật. 37 phẩm trợ đạo diễn bày một lộ tŕnh tu tập, mở đầu bằng Tứ niệm xứ và kết thúc qua Bát Chánh Đạo. 37 bậc thang này tương tự như 51 cấp lên núi trong Hoa Nghiêm kinh của thượng Tài đồng tử. Chúng rất lien hệ mật thiết với nhau. Trong 37 phẩm trợ Đạo, 4 cấp thứ nhất là Tứ Niệm xứ; 4 cấp thứ nh́ là Tứ Chánh Cần, và 4 cấp thứ ba là Tứ Như Ư Túc. Như vậy, vị trí của Tứ Chánh Cần và Tứ Như Ư Túc là ở cấp thứ nh́ và thứ ba. Nếu không có chánh kiến, không khởi giác niệm từ cấp thứ nhất(Tứ niệm Xứ ) th́ không thể bước lên bậc 2 và bậc 3 được. Cho nên, trong bài này sẽ dung Tứ Niệm Xứ để mở lối vào Tứ Chánh Cần và Tứ Như Ư Túc.

II. Giác Niệm-Lối vào:
Nếu Chánh kiến của Phật tử không nh́n nhận “Thân là bất tịnh” th́ ở thế cực đoan ham thích thân này trau chuốt h́nh thức, hương thơm, son phấn, cung phụng cho thân các tiện nghi đầy đủ trong tứ thời ăn, uống, ngủ, nghỉ, du sơn, ngoạn thủy phung phí dư thừa và t́m mọi cách để đạt được các nhu cầu đó cho ḿnh và cho thân t́nh. Sự thật th́ thân bất tịnh, sinh hoại từng giây phút. Đến khi thọ bệnh đau đớn, hôn mê, bị tai nạn máu me kinh sợ. bị chết chóc bất động, xanh xao th́ chúng ta mới cảm thấy Thân bất tịnh và chán chê thân này th́ lại rơi vào thế cực đoan khác. Ngay trong đời đức Phật đă có một số vị Samôn tự tử v́ nhàm chán thân này.

Đến khi chúng ta biết cảm thọ là khổ : Bệnh là khổ, đau đớn là khổ , ăn uống không được là khổ , già nua là khổ v́ ḿnh đă từng trải qua những thời kỳ thuận lợi hưởng thụ, vô bệnh, tuổi trẻ, sức khoẻ dồi dào rồi. Đợi lúc tuổi về chiều sẽ rất khó khăn trong việc tu tập.Chi bằng khi tiếp xúc với đời sống , hoặc bản thân hay quyến thuộc bị tai bệnh ta cần phải quán sát các hiện tượng này để sinh giác niệm cảnh tỉnh ḿnh. Tâm vô thường, cái thấy biết, các ấn tượng, khái niệm, tâm tưởng của ḿnh và mọi người đều có sự thay đổi theo hoàn cảnh, thời gian. Không có một vật ǵ được cho là trường cửu, bất biến trong định lư Duyên khởi của Đạo Phật.

Pháp vô Ngă, chính v́ vạn vật đều không có tự ngă , không có chủ thể quyết định, không do tự ngă quyết định nên các Pháp cũng do duyên sinh-lại cũng do duyên diệt. Không c̣n chỗ bám níu cuối cùng nào vào sự được ai đó cứu rỗi, nếu không phải tự ḿnh.

Nh́n nhận sự thật qua bốn bậc này và tập sống hỷ xả vô chấp, chúng ta mới tiến bước vào Chánh Tinh Tấn-Chánh Định qua Tứ Chánh Cần và Tứ Như Ư Túc.

III. Tứ Chánh Cần:
Chánh Cần: Là cần mẫn không buông lơi ;là sự chuyên tâm ra sức không ngại khó khăn, mặc cho ai khen chê hay nói ra nói vào. Khi xác định việc ta làm là chính đáng đúng đắn, hợp chánh Pháp th́ cứ bắt tay mà làm . Việc làm của Tứ Chánh Cần tựu trung là dọn dẹp sạch sẽ các điều ác, niệm ác; Duy tŕ và phát triển các niệm lành, điều lành:
- Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh.
- Tinh tấn dứt trừ những điều ác đă phát sinh
- Tinh tấn phát khởi những điều lành chưa phát sinh
- Tinh tấn tăng trưởng những điều lành đă phát sinh.

Thực hiện Tứ Chánh Cần tức là ra tay uốn nắn sửa đổi từ nguồn gốc, từ nhân. Trước kia, v́ nhân xấu nên sinh ra quả chua, chát hay hư thối, khiến chúng ta phải thọ ác báo nơi chánh báo (thân) và y báo (hoàn cảnh). Quán xét lư sự nhân quả nhăn tiền mà chúng ta mạnh dạn từ bỏ những điều ác, cho đến các niệm ác. Từ đây, cơi giới an lành sẽ xuất hiện. Chúng ta phát khởi những niệm lành và phát triển các hạnh lành trên vùng đất ấy. Vạn vật sẽ chuyển ḿnh đổi mới, cây trái xanh tươi hạnh phúc sẽ xum xuê. Đó là những thành quả của sự chuyên cần ra sức dẹp tan ba ác đạo để xây dựng nên các cơi Nhân, Thiên an lành. Được cơi giới an lành để tinh tấn tu tập th́ sẽ bớt nhiều chướng ngại ngăn lối, cản đường. Phật Thích Ca được xưng tán là Lưỡng Túc tôn, tức Phúc trí viên minh. Về Phúc th́ ngài được ứng cúng vô tận; về trí th́ siêu việt lên trên tất cả. Do đó các phái Ngoại đạo hay Đề Bà Đạt-Đa không thể xâm hại.

IV. Tứ Như Ư Túc:
Tứ như ư túc c̣n gọi là Tứ Định pháp trong Chánh Định, là 4 phương pháp thực hành đầy đủ lối vào Chánh định như ư. Tứ như ư tục gồm:
Dục Như ư túc: Từ sự mong muốn mà được như ư.

Tinh tấn như ư túc: Sự khát khao cháy bỏng thúc giục hành giả tinh tấn không ngừng Nhất tâm như ư túc: Tâm chuyên nhất di đến chỗ nhất tâm như như, đạt Định.

Tư duy như ư túc (Quán như ư túc) Tâm chuyên, ư nhất thời chánh tư duy trực hiện tự tại. Ư khởi do duyên mà thu nhiếp các Pháp. Tùy ư ngưng, tùy ư quán không rơi vào các trạng thái thành kiến ngă chấp như trước.

Một đứa bé đang ham thích chơi dao, kiếm, súng giả… Chúng ta thấy chúng thích những món này là sự hại cho Giáo dục hẳn ta phải t́m thứ khác vô hại hay có lợi ích chuyển hoá tâm tính để thay thế. Sư ham thích là cố nhiên, nhưng thích điều thiện hay thích điều ác là do sự huân tập trong đời sống.

Có nhiều người cho rằng Tu hành theo chánh pháp là chủ trương ly dục mà sao trong Tứ Như ư túc lại giới thiệu câu thoại đầu là Dục như ư túc? Ư nghĩa của chữ Dục là long mong muốn khát khao để quyết làm điều ǵ đó cho kỳ được.Tu hành mà không có ḷng mong muốn t́m cầu giải thoát cháy bỏng th́ khó mà hạ quyết tâm công phu tinh tấn. Thiền định mà lúc nào cũng thấy cô đơn trống vắng, chán chường dễ buông lung giăi đăi v́ thiếu sự ham thích Thiền Định, thiếu quyết tâm cầu giải thoát. Đức Phật Thích ca dưới cội Bồ Đề phát nguyện: “Ta ngồi toà này, nếu không chứng Đạo thề không đứng dậy” Chứng tỏ một sự quyết tâm không lay chuyển cho đến khi được Như ư túc.

V. Ứng dụng:
Lộ tŕnh 4 cấp Chuyên cần tinh tấn và 4 bậc Như ư của Thiền định đều có mục đích chuyên tâm, luyện tâm, đưa Tâm về lại với cảnh giới rỗng rang, thanh tịnh. Cái thuở mà Tâm chưa sinh chưa có một khái niệm ǵ , tư duy phân biệt ǵ, và thành kiến ǵ. Từ đây Tâm hành sẽ dứt trừ được Nội kết, không c̣n độn sử do Tham, sân, si, mạn, nghi sai khiển.Ngũ căn (Nhăn, nhĩ tỹ, thiệt,thân) không có chướng ngại nên phát ra Ngũ lực (ngũ thần thông) là điều đương nhiên. Từ đây, diễn biến tinh tấn từ Thất Giác chi đến Bất Thối Bồ tát, từ Tam địa đến Thập Địa là lộ tŕnh vượt lên của 37 phẩm trợ Đạo .tiến đến giải thoát sinh tử là Niết Bàn.

Như chúng ta biết, Nghiệp Thiện hay nghiệp ác đều sinh khởi từ Thân, khẩu, ư. Thân có 3 điều nên tránh là Sát-Đạo-dâm; khẩu có 4 điều không nói là Vọng, ác, thêu dệt, lưỡng thiệt; Ư có 3 điều nên buông là Tham-Sân-Si. Nếu 10 nghiệp này được cải thiện th́ cảnh giới của cơi trời an lành sẽ mở và ba đường ác sẽ bít lối. Không những được hưởng phước của Nhân, Thiên mà đây cũng là nhân lành để phát Bồ đề tâm cầu giải thoát.

Cho nên, nếu chúng ta đang làm những nghề nghiệp có tính gây oán đối (Sát sanh, Trôm cắp,chăn nuôi, nấu rượu, mại dâm, bán heroin, nói thách để bán giá cao…) th́ phải suy nghĩ lại mà quyết tâm thay đổi để ngưng sự tạo tác các nghiệp ác. Hoặc như nhưng khi nóng giận nổi lên, ta biết ḿnh đang phạm vào nghiệp ác của Ư thức, từ đây sự si mê diễn tiến kế tiếp làm ḿnh sa vào ác đạo. Những khi ta nói những điều xấu ác có thể hại người th́ ḿnh phải tự cảnh tỉnh, xin chấm dứt tại đây. Có những lúc ta bị người xúc phạm thô tục, tự ḿnh rơ biết nguyên nhân th́ b́nh tâm hỷ xả. Dù có oan khuất cũng không nên nóng nảy biện minh , đợi đến thời cơ th́ mọi việc sẽ tỏ bày .Cho dù không có dịp minh bạch th́ ḷng ḿnh cũng phải thường an nhiên tinh tấn không viện dẫn lư do (Có khi v́ nợ nghiệp tiền khiên mà ḿnh phải trả!!!)

VI. Kết luận:
“Thắng trăm vạn quân không bằng tự thắng ḿnh” Tự thắng ḿnh là chiến công oanh liệt nhất mà suốt 25 thế kỷ qua đức Phật và Liệt đại tổ sư đă chứng minh qua chánh Pháp truyền lưu và Trí tuệ siêu việt của Phật Đà. Chúng ta càng biết nhiều câu chuyện nêu gương tinh tấn, dơng mănh của các Ngài tự khắc sẽ hoá giải được những lời dèm xiểm, cho rằng giáo lư nhà Phật là bi quan, yếm thế. Nhưng nếu trong cuộc đời này mà không có những hiện trạng Cầu bất đắc khổ, Ái Biết ly khổ, Oán Tắng hội khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ… th́ con người cũng khó nhận chân đời là bể khổ rồi biết t́m vui nơi chốn nào? Cho nên, ngoại đạo rất lạ lung trước Phật Pháp. Khuyên người ta ly dục nhưng vui sống trong cơi dục; khuyên người ta cầu Niết bàn nhưng không ĺa Thế gian!!! Chúng ta là Phật tử, không phải người ngoài. Hăy dung sức chuyên cần học Phật mà cảm nhận những lời huyền vi thấu suốt này cho khỏi uổng công tham cứu tam tạng kinh điển, tu sửa bản thân để vững bước vào Tứ Như Ư Túc sẽ t́m về một “Bản lai diện mục” không xa.

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 2 of 5: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 3:00am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

SUY TƯỞNG

Hồi mới vào chùa, tôi đă được học về đạo lư nhân duyên, 12 nhân duyên. Song tôi không hề hiểu được ǵ ngoài cái vỏ của ngôn từ. Măi đến năm 23 tuỗi, khi viết tác phẩm đầu tay về nhân duyên, tôi mới thực sự bắt đầu trầm tư về nó. Cho đến khi tác phẩm của tôi được tái bản lần thứ ba, nhưng suối nguồn nhân duyên vẫn cứ tuôn trào trong tôi. Và đến bây giờ, tôi mới thực sự cảm nhận được đạo lư nhân duyên. Nó không c̣n là chiếc bánh xe có 12 nan biểu tượng nữa. Mà nó là tôi, là tất cả những ǵ tôi đang có.

1- Căn nhà vô minh (Vô minh)
Vô minh là một khái niệm dùng để chỉ cho sự tối tăm của tâm thức - căn nhà vô minh là căn nhà tâm thức thiếu ánh sáng tuệ giác mà chúng ta đang trú ngụ. Vô minh được ví như kẻ mù ḷa không thấy được sự thật. Tỉ dụ về hang đá của Plato có thể được xem là một ví dụ rất chính xác về căn nhà vô minh.

Chuyện kể rằng, nhân loại được xem như là những kẻ bị xiềng xích trong một hang đá tối tăm. Chúng chỉ có thể nh́n thấy một nguồn sáng lờ mờ từ một ngọn lửa hổng thấp thoáng. Cái ǵ được nh́n thấy ở đây chỉ là những chiếc bóng đỗ trên tường ; và những kẻ bị xiềng xích cứ cho rằng những chiếc bóng đỗ trên tường là sự thật, là chân lư. Nhưng sau khi bị đẩy ra khỏi hang đá và tiếp cận ánh sáng của mặt trời, chúng đă nhận diện được sự thật, và biết rằng những chiếc bóng đỗ trên tường đều là ảo hóa...

Cũng vậy, vô minh không có ǵ khác hơn là sự cuồng si của tâm thức. Nó chi phối toàn bộ đời sống của con người. Nếu bên này bờ là vô minh, th́ bên kia bờ là giác ngộ. Vô minh và giác ngộ vốn được xem là đối lập nhau, nhưng nó luôn luôn trùng phùng trên cùng một điểm công-tắc của căn nhà tâm thức. Nếu ánh sáng được bật lên trong căn nhà đó, th́ bóng tối tự nó sẽ ra đi. V́ thế, mặc dầu vô minh đang bao phủ căn nhà tâm thức, nhưng đừng sợ nó và cũng đừng chạy trốn nó. Vấn đề là ở chỗ hăy dũng cảm quay về với căn nhà tối tăm đó và bật đèn tuệ giác.

Thực tế cho thấy rằng, con người luôn luôn sống với vô minh - ăn với vô minh, ngủ với vô minh, tư duy và hành động với vô minh. V́ vô minh chính là cái được gọi là căn để trầm luân, hay bản năng dục vọng của con người. Chỉ khi nào chế ngự được bản năng dục vọng và làm chủ được tâm ư của ḿnh, th́ khi đó mới có thể nắm được đầu mối vô minh. V́ thế, vô minh không có nghĩa là không hiểu biết. Nhưng sự hiểu biết đó được sinh khởi từ bản năng dục vọng, nó luôn luôn bị thôi thúc bởi khát vọng của tự ngă, bởi sự yêu thương tự ngă. Trong khi đó, giác ngộ cũng là một sự hiểu biết, nhưng sự hiểu biết đó được tuôn trào từ chân tâm và đă thoát ly ngoài tự ngă. Như thế, vô minh chính là sự vận hành của tâm thức khát vọng mà môỵi người đang cưu mang. Hễ tâm thức c̣n khát vọng là c̣n vô minh.

2- Bước chân đi của tâm thức (Hành & Thức)
Bước chân đi của tâm thức là ḍng vận hành của ư thức xuyên qua các đối tượng căn bản của đời sống, và từ đó tạo thành nguồn năng lượng tương tục, biểu hiện qua các cơ năng hoạt động của thế giới tâm thức, mà thuật ngữ gọi là Hành và Thức. Đây là hai yếu tố cơ bản để h́nh thành nên cấu trúc của đời sống tâm lư con người và các đối tượng căn bản của đời sống, để qua đó, ḍng tâm thức chuyển vận bao gồm : thế giới của vật chất, âm thanh, hương khí, mùi vị, sự tiếp xúc và tất cả hiện tượng, sự vật nói chung. Con người và cuộc sống của nó như thế nào đều do sự vận hành của tâm thức quyết định. Và sự vận hành đó gắn liền với các đối tượng cơ bản của nó, như vật chất, âm thanh, hương khí... V́ thế, khi tâm thức vận hành theo một hướng nào đó, nó đồng thời tác động đến và thay đổi cả đối tượng của nó. Tỉ dụ, khi tâm thức muốn xây dựng một căn nhà, th́ trước hết nó tự tác thành một căn nhà trong tâm, một căn nhà bằng ảo giác. Rồi sau đó, thông qua ảnh tượng của căn nhà ảo, người ta dùng vật chất để xây dựng căn nhà thật theo cơ cấu của tâm thức. Tương tự như vậy đối với âm thanh, hương khí, mùi vị... Từ đó, cho thấy rằng thế giới mà chúng ta đang sống với muôn ngàn phương tiện đều là sự vận hành của tâm thức. Từ các xí nghiệp vừa và nhỏ cho đến các công ty cỗ phần đa quốc gia, từ các túp lều tranh xiêu vẹo cho đến các ṭa nhà chọc trời v.v..., tất cả đều được biểu hiện từ tâm thức. Cho đến cả thế giới tâm lư như vui, buồn, giận, thương, yêu, ghét v.v... và các tổ chức xă hội v.v..., tất cả đều là sự biểu hiện của tâm thức. V́ vậy, sự vận hành của tâm thức là nguồn năng lượng đặc biệt ; nó điều động và chi phối toàn bộ cơ cấu của đời sống con người. Cho đến vấn đề khổ đau và hạnh phúc cũng là một h́nh thái biểu hiện (tốt hay xấu) của nguồn năng lượng tâm thức đó. Như khi sống với niềm vui, tư duy với niềm vui, hành động với niềm vui... sẽ tạo nên một nguồn sống an lạc. Ngược lại, sống với nôỵi buồn, ăn cũng buồn, ngủ cũng buồn v.v..., như thế sẽ tạo nên một đời sống khổ đau. Xa hơn nữa, với một vấn đề được xem là bất hạnh, khổ đau, nhưng với tâm thức thanh b́nh, an lạc th́ vấn đề đó sẽ trở thành an lạc. Đó là trường hợp của người sống xả ly, không chấp trước vào mọi hiện tượng diễn biến vô thường.

3- Cuộc sống tương duyên (Danh sắc & Lục nhập)
Chúng ta thấy rằng, tất cả sự sống đều có tương duyên. Từ các vật vô tri, vô giác như sỏi, đá, sông, suối, cỏ cây, hoa, lá, mây, mưa, thác, nguồn v.v... cho đến các sinh thể có tri giác như côn trùng, động vật, con người v.v... nếu muốn sống, đều phải sống trong sự tương duyên với nhau. Sự tương duyên đó chính là các điều kiện sinh tồn, nó là một hệ thống sinh thái. Như cây hoa cần có không gian, cần có ánh sáng, cần có bóng tối, cần có không khí... để phát triển. Cũng vậy, con người muốn tồn tại th́ phải tương duyên với nhau từ tự thân cho đến hoàn cảnh, môi trường.

Với con người, sự tương duyên đầu tiên chính là tâm thức và cơ thể (thân và tâm). Nếu không có sự tương duyên đầu tiên này, sẽ không có sự hiện hữu của con người. V́ một người không thể sống nếu chỉ có thân thể mà không có tâm thức, hoặc chỉ có tâm thức mà không có cơ thể. Do đó, tâm thức (danh) kết hợp với cơ thể (sắc) để h́nh thành nên sự hiện hữu của một sinh thể hữu t́nh là một nguyên lư tự nhiên và tất yếu.

Nếu đi vào cụ thể và chi tiết hơn, chúng ta thấy rằng ngoài sự giao thoa cơ bản của thân thể và tâm thức mang tính cách thường trực, c̣n có một sự giao thoa không thường trực nhưng rất linh động và rất chủ động. Đó là sự giao thoa của các căn và trần mà thuật ngữ gọi là Lục nhập. Các căn gồm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư thức ; các trần gồm có : vật chất, âm thanh, hương khí, mùi vị, sự tiếp xúc và thế giới hiện tượng sự vật. Chính nhờ vào mối tương duyên mang tính cách ngẫu nhiên này mà sự sống xuất hiện. Tỉ dụ, con mắt tự thân nó nếu không duyên với trần cảnh th́ sự có mặt của nó sẽ không có ư nghĩa ǵ cả. Nghĩa là nó sẽ trở nên vô hiệu, có cũng như không. Nhưng khi con mắt tiếp xúc với trần cảnh (thế giới hiện tượng, sự vật) th́ con mắt lập tức sẽ có tác dụng - thấy, thấy cái ǵ và thấy như thế nào. V́ thế, giá trị của con mắt là "thấy" ; nếu con mắt không thấy th́ con mắt đó sẽ trở nên mù ḷa và không có giá trị nào hết. V́ vậy, con mắt chỉ có giá trị khi nào nó duyên với trần cảnh, tức đối tượng của nó, để h́nh thành sự thấy - tức nhận biết và hiểu biết. Và như thế, giá trị của con mắt sẽ không có, nếu không có các đối tượng của nó - tức là trần cảnh. Đây là ư nghĩa của cuộc sống tương duyên. Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân tiếp xúc, ư nhận thức chính là giá trị tương duyên. Khi các mối tương duyên này chấm dứt cũng có nghĩa là chúng ta chết.

4- Tiếp xúc và cảm thọ (Xúc & Thọ)
Tiếp xúc và cảm thọ là yếu tố thứ 6 và thứ 7 trong 12 nhân duyên (vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lăo tử).

Có thể nói rằng, tất cả sự sống trên thế gian này đều được bắt nguồn từ yếu tố xúc - tiếp xúc ; và sống bằng yếu tố thọ - cảm thọ. Chúng ta biết rằng con người từ khi vào thai mẹ cho đến khi sinh ra đời, tất cả đều bắt đầu từ sự tiếp xúc. Sự tiếp xúc đầu tiên là mối quan hệ yêu thương của cha mẹ ; kế đó, một kiết sinh thức (gandhabha) hay ư niệm tối sơ đi vào bụng mẹ để thai nhi h́nh thành. Kinh nói, nếu không có mặt kiết sinh thức th́ thai nhi không thể sống - tượng h́nh. Cho đến khi được sinh ra, con người luôn luôn sống khởi đầu bằng sự tiếp xúc, như tiếp xúc với thức ăn, dưỡng khí... Rồi sau đó là cảm thọ. Đối với thế giới vô t́nh cũng vậy, sống có nghĩa là tiếp xúc, như cây cối tiếp xúc và hấp thụ ánh sáng mặt trời đến trưởng thành. Sự tiếp xúc sẽ kéo dài cho đến khi chúng ta chết; sau đó, nó sẽ chuyển sang một trạng thái khác - phân hủy.

Đối với con người, để có một giá trị sống đích thực, th́ các quan năng phải hoạt động, nghĩa là phải tiếp xúc với trần cảnh. Chỉ có thông qua tiếp xúc mới sinh khởi nên cuộc sống năng động và nhiệm mầu. V́ muốn phát triển càng nhiều càng tốt, trong kinh doanh người ta nảy sinh ra yếu tố tiếp thị ; nó cũng là một h́nh thái trong muôn ngàn h́nh thái của sự tiếp xúc. Cũng vậy, đối với các giác quan của con người, nếu không có sự tiếp xúc th́ sẽ không bao giờ có tác dụng. Do mắt tiếp xúc với trần cảnh mà hiện sinh cái thấy biết về trần cảnh, hay c̣n gọi là thức. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân và ư đều là như vậy.

Sau khi tiếp xúc để sinh khởi sự sống, và sau khi sự sống h́nh thành, tất cả đều sống nhờ vào cảm thọ - yếu tố thứ 7 trong 12 nhân duyên. Đời sống cảm thọ của con người được chia thành 3 loại : cảm thọ khổ đau, cảm thọ an lạc và cảm thọ trung tính - không khổ, không lạc. Tuy nhiên, trong thực tế, con người ta sống thiên về hoặc khổ đau, hoặc an lạc. C̣n cảm thọ trung tính chỉ có với những tri giác không phân biệt. Cảm thọ chính là thức ăn của tâm thức.

Nhưng bản chất của Thọ là ǵ ?

Ngoài tính cách điều kiện hóa lẫn nhau mang tính chất vật lư, tất cả sự cảm thọ đều là ảo giác của tâm thức, một loại ảo giác trong tương quan của thân và tâm, của vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, cường độ của sự cảm thọ hoàn toàn phụ thuộc vào tâm thức. Đó là một loại cường độ ảo. Và chính cường độ ảo đó tạo nên một sức mạnh phi thường cuốn hút con người vào thế giới của đam mê, của vọng tưởng và của tội lỗi. V́ ảo giác sẽ sinh ra ảo giác. Và sự sinh trưởng đó là phi thời gian và không gian. Tỉ dụ, một người yêu thương và nhớ nhung một người, mà hai người đó ở cách xa nhau vạn dặm. Về vật chất, khoảng cách của không gian và thời gian sẽ tách biệt họ; nhưng trong tâm thức, họ vẫn gần nhau, ôm ấp nhau và thương yêu nhau. Cảnh trong mộng sẽ cho thấy điều đó một cách chi tiết. Như thế rơ ràng, cảm thọ chỉ là ảo giác của tâm thức mà thôi. Ngay cả đến hương vị dở và ngon, xấu và đẹp, thoải mái và không thoải mái, vui và buồn, hạnh phúc và khổ đau... tất cả đều tùy thuộc vào cảm thọ. Và rằng, tất cả chúng ta luôn luôn bị đánh lừa bởi cảm thọ, một sự đánh lừa vĩ đại nhất trong sự thăng trầm của đời người. V́ lẽ, tội lôỵi chính là sự bất lực, sự không thể vượt qua của con người trước những cảm thọ của chính ḿnh. Khổ đau chính là sự đ̣i hỏi, ước mong về một cảm thọ khác hơn là cái cảm thọ hiện tiền ḿnh đang có. Và hạnh phúc chính là đạt đến một sự cảm thọ mà ḿnh yêu thích. Đời sống tâm thức của con người chỉ vậy thôi.

5- Yêu thương và nắm giữ (Ái & Thủ) Do bị đánh lừa, bị mùi trần quyến rũ của cảm thọ, con người bắt đầu yêu thương. Yêu thương người, yêu thương vật, yêu thương gia tài, sự nghiệp, yêu thương hạnh phúc, yêu thương tất cả những ǵ mà cảm thọ của ḿnh đ̣i hỏi. Cùng lúc với sự yêu thương là nắm giữ, bám víu. Yêu thương và nắm giữ theo tiếng gọi của cảm thọ chính là cội nguồn của khổ đau. V́ đối tượng yêu thương bao giờ cũng vô thường, thay đổi; và càng nắm giữ đối tượng mà nó luôn luôn thay đổi th́ càng khổ đau. Cho đến khi sự thay đổi tan biến và mất đi, con người sẽ đạt đến đỉnh cao của khổ đau. Đây là nguyên lư duyên khởi của yêu thương và nắm giữ mà bất kỳ con người nào cũng đều phải phục tùng, nếu họ muốn yêu thương và nắm giữ con người ḿnh yêu thương hoặc cái ḿnh yêu thương. Và ngược lại, sự không yêu thương và nắm giữ, bám víu theo cảm thọ, tức là theo ảo tưởng của ḿnh, chính là đầu mối của giải thoát mọi sự trầm luân.

6- Trôi lăn theo bánh xe (Hữu, Sinh & Lăo Tử)
Chính động lực yêu thương và nắm giữ theo nhu cầu của cảm thọ mà đưa đến một sự hiện hữu, một sự có mặt của một sự chuyển động trong cơn lốc vô thường. Cũng tựa hổ như hai người thương yêu nhau Rồi đi đến sinh con. Đứa con đó vừa là hiện thân của động lực yêu thương, vừa là hiện thân của cơn lốc vô thường. Nó sẽ sinh ra, lớn lên, Rồi già nua và tử biệt ; cứ như thế, trôi lăn theo bánh xe của sinh tử, tử sinh.

Đời sống của con người là như thế. Bắt đầu từ căn nhà vô minh, đến bước chân đi của tâm thức, Rồi vào cuộc sống tương duyên để tiếp xúc và cảm thọ, Rồi yêu thương, nắm giữ để cuối cùng trôi lăn theo bánh xe sinh tử vô thường.

Trên đây là ḍng suy tưởng mà tôi đă nói : "Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự cảm nhận được đạo lư nhân duyên. Nó không c̣n là chiếc bánh xe có 12 nan biểu tượng nữa. Mà nó là tôi, là tất cả những ǵ tôi đang có"?

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 
chanhtam
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 April 2006
Nơi cư ngụ: Hong Kong
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 26
Msg 3 of 5: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 3:08am | Đă lưu IP Trích dẫn chanhtam

ĐÙA CHƠI VỚI KHỔ

Khổ là một sự thực của cuộc sống con người, nếu bạn không biết đùa chơi với nó là bạn đă mất đi rất nhiều cơ hội để tiếp xúc và nhận diện sự thực, đồng thời bạn cũng đă mất đi rất nhiều cơ hội để trưởng thành và hiểu được ư nghĩa đích thực của hạnh phúc.

Một nhạc sĩ nào đó đă hát:” Đường trần gian đầy ải thương đau, ai chưa qua chưa phải là người”. Như vậy, theo nhạc sĩ, con người đích thực phải là con người đă từng trải khổ đau và phải trưởng thành ngay trong khổ đau. Nhưng sự khổ đau của con người dưới cách nh́n của các Nhà Tôn Giáo là những thiên thần bị đọa.

Các Thiên thần vốn sống thênh thang nơi cơi trời thơ mộng, bỗng theo hương, nên bị gió ngàn cuốn vào đồng nội, chạm thanh sắc và xúc nếm vị trần, thoáng chốc găy cánh và bị sà xuống nơi cơi đời lận đận, đi giữa đường trần với những tháng ngày cát bụi gió bay, nên sống và chết chỉ cách nhau trong một hơi thở; khổ và vui chập chùng theo nhau trong từng ư niệm; rủi và may cùng gợn lên trong một ḍng chảy đục trong, nụ cười và tiếng khóc ẩn hiện thay nhau trên một vẻ mặt con người và thành công hay thất bại của một đời người đă có ngay nơi dấu hiệu co duỗi của một bàn tay hay nó có ngay nơi khởi điểm và sự chuyển động của mỗi bước chân đi!

Sống trong những sự thế thiên diễn và bị động như vậy, con người làm sao có hạnh phúc, không có hạnh phúc tất nhiên khổ đau có mặt, nên khổ đau là một sự thực của cuộc sống con người, bạn làm sao mà có thể chối từ chúng. Bạn không chạm tráng với khổ đau, bạn sẽ không bao giờ hiểu được giá trị đích thực của hạnh phúc là ǵ.

Bạn hăy thực tập đùa chơi với khổ đau như ngày xưa Đức Phật đă từng đùa chơi với chúng. Tại Vườn Nai Đức Phật đă nói với năm anh em Kiều Trần Như rằng:“ Đây là khổ. Đây là tập. Đây là diệt. Đây là đạo. Đây là khổ nên biết. Đây là tập nên đoạn. Đây là diệt nên chứng. Đây là đạo nên tu. Đây là khổ ta đă biết. Đây là tập ta đă đoạn. Đây là diệt ta đă chứng. Đây là đạo ta đă tu”.

Đức Phật nói: “Đây là khổ”. Như vậy, Ngài đă nắm trọn vẹn cái khổ như nắm trọn vẹn một trái cam trong ḷng bàn tay và thanh thản nhẹ nhàng đưa nó lên và xoay nó mọi chiều cho mọi người cùng thấy. Không những Ngài chỉ nắm trọn vẹn mọi h́nh thái biểu hiện của khổ đau mà c̣n nắm trọn vẹn bản chất và mọi đặc tính của nó nữa, để chỉ rơ cho những ai có mắt th́ có thể thấy, và những ai có trí th́ ngay đó, có thể nhận ra mọi sự thực của vấn đề.

Đức Phật nói: “Đây là khổ”, nghĩa là Ngài muốn ta mở to đôi mắt ra để trực diện và đùa chơi vớùi khổ đau như đùa chơi với những trẻ thơ, hoặc đùa chơi với trái cam trong ḷng bàn tay, hay đùa chơi với một chiếc bong bóng mà không phải nhắm đôi mắt lại, hay tránh né và quay lưng với nó.

Đức Phật nói: “Đây là khổ”, nghĩa là Ngài muốn ta mở to đôi mắt để nh́n và trực diện với nó như trực diện với người yêu. Bởi lẽ trong mỗi chúng ta không bao giờ có cái yêu đơn thuần mà yêu là do liên hệ. Liên hệ giữa bên nầy và bên kia; liên hệ giữa người nầy và người kia; liên hệ giữa chủ thể và đối tượng; liên hệ giữa khát ái với âm thanh, sắc tướng, mùi vị và xúc chạm; liên hệ đến những khát khao, t́m kiếm và đuổi bắt, liên hệ với những ảnh tượng tồn đọng trong tâm thức đă biến thái, để trở thành chủng tử nhân duyên không phải chỉ một đời, hai đời mà nhiều đời và sự liên hệ ấy, không phải chỉ ở cơi nầy mà c̣n ở cơi kia; không phải chỉ ở thế giới nầy mà c̣n ngay cả ở thế giới của bên kia nữa. Khi t́nh yêu trào dậy, ta mở to đôi mắt để trực diện với người yêu như thế nào, th́ khi khổ đau trổi dậy trong ta, ta phải mở to đôi mắt để trực diện với những khổ đau trong ta, cũng đúng như thế ấy. Ta mở to đôi mắt thấy rơ khổ đau không phải là để sợ hăi, không phải là để tránh néù mà để thương và để đùa chơi với nó, và giúp nó cùng ta sánh vai để đi lên.

Ta hăy nh́n sâu vào sự hiện hữu của những nỗi khổ đau trong ta, để thấy rơ nó vốn không có tự tính, nó hiện hữu cũng cần phải có điều kiện, hễ có điều kiện thích hợp với nó th́ nó phát sinh và tồn tại; nếu không có điều kiện thích hợp với nó th́ tự nó ẩn diệt và tiêu vong. Khổ đau là vô thường như bất cứ sự vô thường nào của mọi sự hiện hữu, v́ biết chắc như vậy, nên ta nh́n nó để mỉm cười và thương yêu.

Ta hăy nh́n sâu vào những nỗi khổ đau ở trong ta, để ta có thể đồng cảm với những nỗi khổ đau của người khác, của đồng loại và ngay cả mọi loài mà đừng bao giờ có những lời nói, có những hành động hay có những ư nghĩ khiếm nhă đối với tất cả họ. Và ta mong rằng, trong thế giới con người đừng ai khiếm nhă với ai, và trong thế giới của muôn loài đừng có loài nào đối xử khiếm nhă với loài nào. Loài mạnh th́ biết bảo vệ loài yếu, người giàu th́ biết giúp đỡ người nghèo, người trí th́ biết t́m đủ mọi cách để nâng đỡ kẻ ngu.

Bởi vậy, ta hăy mở to đôi mắt để nh́n sâu vào trong ḷng của mọi sự khổ đau để biết một cách chắc chắn rằng, khổ đau là ở đây mà không phải ở nơi kia, biết vậy là ta đă có khả năng để đùa chơi với nó mà chẳng có chút ǵ là sợ hăi.

Đức Phật nói: “Đây là tập”, tức là những tập khởi của khổ đau. Như vậy, Đức Phật đă thấy, biết và nắm trọn vẹn tất cả sự huân tập và lưu hiện của những chủng tử khổ đau. Ngài muốn ta không phải chỉ nh́n những h́nh thái biểu hiện của khổ đau mà hăy mở to đôi mắt nh́n sâu, nh́n xuyên suốt vào trong ḷng của những khổ đau, để thấy rơ và ôm lấy những hạt giống khổ đau đang huân tập và vận hành ở trong ta, để soi sáng, thương yêu và chuyển hóa. Nếu ta không mở to đôi mắt nh́n sâu vào trong ḷng của khổ đau, th́ làm sao ta có thể thấy rơ và ôm lấy những hạt giống khổ đau để soi sáng, thương yêu và chuyển hóa, và nếu ta không chuyển hóa được những hạt giống khổ đau trong ḷng ta, th́ làm sao ta có thể thoát ly được những tính chất và mọi h́nh thái biểu hiện của nó, và thử hỏi ta chạy đường nào cho thoát khỏi?

Đức Phật nói: Đây là tập khởi của những khổ đau, chứ không phải những tập khởi của khổ đau có từ nơi nào. Như vậy là Ngài muốn chỉ cho ta thấy rằng, tập khởi của những khổ đau, nếu có mặt th́ chúng đang có mặt ở trong thân tâm nầy, chứ không phải ở nơi thân tâm nào khác. Nghĩa là ở nơi thân tâm nầy có vô minh, có tham ái, có sân hận, có si mê, th́ ở nơi thân tâm nầy có những tập khởi của khổ đau, chứ không phải tập khởi của những khổ đau nằm ở nơi thân tâm nào khác.

Ta hăy nh́n sâu vào tập khởi của những khổ đau ở trong thân tâm ta, để ta ôm ấp, soi sáng và chuyển hóa. Ta có khổ đau, v́ trong ta có vô minh. Ta có khổ đau, v́ trong ta có tham dục. Ta có khổ đau, v́ trong ta có những hạt giống giận hờn và trách móc. Ta có khổ đau và thất vọng, v́ trong ta có những tri giác sai lầm về một bản ngă cố hữu ở nơi sắc thân, về một bản ngă cố hữu ở nơi mọi cảm giác, về một bản ngă cố hữu ở nơi tri giác, về một bản ngă cố hữu ở nơi những chủng tử tâm hành và về một bản ngă cố hữu ở tận chiều sâu của tâm thức. Và ta có khổ đau là do ta có những tri giác sai lầm về một bản ngă cố hữu ở nơi tự thân, ở nơi con người, ở nơi mọi chúng sanh và ở nơi mọi sinh mệnh. Ta có khổ đau và thất vọng, v́ do vô minh và tri giác trong ta đă vẽ ra cho ta một cái ta hư ảo. Không những hư ảo trong hiện tại mà c̣n hư ảo ngay cả quá khứ và tương lai; không những vẽ ra sự hư ảo ở nơi thế giới nầy mà c̣n vẽ ra cho ta những sự hư ảo ở tận nơi thế giới bên kia. Ta khổ đau và thất vọng, v́ tri giác sai lầm của ta đă tách ta ra khỏi thế giới ḥa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngă ở trong thế giới ảo tưởng, phù hư.

Ta hăy nh́n sâu vào những tập khởi của những khổ đau trong ta, để thấy rơ chúng vốn không có tự tính, chúng tập khởi cũng cần phải có những điều kiện thích ứng, nếu không có những điều kiện th́ chúng cũng không thể nào huân tập và khởi hiện. Chúng là vô thường như bất cứ sự vô thường nào của mọi sự hiện hữu, v́ biết chắc như vậy, nên ta ôm ấp nó để mỉm cười và chuyển hóa.

Ta không những chỉ nh́n sâu vào những tập khởi của khổ đau, mà c̣n nh́n sâu vào mọi h́nh thức huân tập và biểu hiện của chúng, cũng như những cá tính và bản chất của chúng để thay chốt. Ta thay chốt vô minh bằng tỉnh giác, tham ái bằng buông xả là tức khắc những tập khởi của mọi khổ đau đều được chuyển hóa.

Mỗi khi vô minh và tham ái trong tâm ta đă được thay chốt, th́ vô biên phiền năo trong ta cũng tùy theo đó mà được tảo trừ.

Vậy, Đức Phật nói: “Đây là tập” là Ngài muốn ta mở to đôi mắt không phải chỉ để nh́n trực diện mà nh́n sâu, nh́n xuyên suốt mọi h́nh thái huân tập và biểu hiện của những chủng tử tạo nên khổ đau, cũng như những cá tính và bản chất của chúng, để ôm ấp, mỉm cười, đùa chơi và chuyển hóa.

Đức Phật nói: “Đây là diệt” là Ngài muốn cho ta thấy rơ hạnh phúc và an lạc là ở đây, ở ngay nơi thân tâm nầy, ở ngay nơi hiện thế và ở ngay nơi cuộc đời nầy. Ở ngay nơi thân tâm ta vắng bặt hoàn toàn những tập khởi của khổ đau, th́ hạnh phúc và an lạc đích thực có mặt. Hạnh phúc và sự an lạc đích thực không phải là mọi h́nh sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc chạm bên ngoài hay những ảnh tượng tồn đọng trong tâm thức ta, mà ta phải biết đ́nh chỉ những chủng tử vô minh và khát ái ở trong ta, v́ chúng là tác nhân, khiến ta đang bị vướng mắc vào những cái đó. Ta hạnh phúc là ta sống giữa lục trần mà tâm ta không bị điều động bởi vô minh và không hề bị vướng mắc bởi tham ái.

Đức Phật nói: “Đây là diệt” là Ngài muốn ta mở to đôi mắt để thấy rơ, tập khởi của những khổ đau có mặt ở chỗ nào th́ ta phải dập tắt chúng ở chỗ đó. Chủng tử khổ đau đă bị diệt tận, th́ mọi h́nh thái khổ đau không c̣n biểu hiện, nên tự tính của diệt là vô sinh hay Niết bàn.

Như vậy, Đức Phật nói: “Đây là diệt” là Ngài muốn ta mở to đôi mắt để nh́n sâu vào những tập khởi của khổ đau, để thấy rơ bản thể của chúng xưa nay vốn là tịch diệt để ta mỉm cười và thong dong vui chơi trước muôn ngàn hiện tượng diệt sinh của vạn hữu.

Đức Phật nói: “Đây là đạo” là Ngài muốn ta mở to đôi mắt để nh́n thấy đạo chính là đây, chính ngay ở nơi thân tâm nầy, chính ngay ở nơi mỗi phút giây của sự sống trong ta, quanh ta và chính ở ngay nơi cuộc đời nầy đây, chứ không phải ở bất cứ nơi nào xa lạ.

Chính ngay ở nơi mọi h́nh sắc, mọi cảm giác, mọi tri giác, mọi chủng tử tâm hành, và mọi nhận thức mà thấy đạo, thực nghiệm đạo và chứng nghiệm đạo và cũng chính từ đó mà giải thoát. Chính ngay ở nơi sáu quan năng của nhận thức, sáu đối tượng của nhận thức và ngay nơi sự biểu hiện của các nhận thức mà thấy đạo, thực nghiệm đạo, chứng nghiệm đạo và thành tựu đạo giải thoát. Nói rơ hơn là ngay ở trong ḷng của những khổ đau, của những tập khởi của khổ đau mà thấy đạo, thực nghiệm đạo, chứng đạo và thành tựu đạo giải thoát.

Đức Phật nói: “ Đây là đạo” là Ngài muốn ta mở to đôi mắt để thấy rơ “đạo” ngay trong ḷng của các pháp duyên khởi, và cũng thấy rơ“diệt” ngay từ nơi các pháp duyên khởi ấy. Và Ngài nói “Đây là đạo” là Ngài muốn ta mở to đôi mắt nh́n sâu vào tâm ta, để thấy rơ ngay “đạo là bồ đề”. Tu đạo là hành bồ đề. Chứng đạo là chứng nhập bồ đề. Hành đạo là chuyển tải hạt giống trí tuệ và từ bi đi vào cuộc đời, nhằm tạo mọi cơ duyên để cho mọi người và mọi loài phát triển tâm bồ đề và chứng nhập tâm ấy một cách toàn vẹn.

Như vậy, Đức Phật nói “Đây là đạo” là Ngài muốn ta mở to đôi mắt để thấy, để biết khổ đau ở đâu th́ những tập khởi của những khổ đau ở đó; khổ đau và những tập khởi của khổ đau ở đâu, th́ đạo ở đó. Và đạo ở đâu th́ chứng nghiệm tịch diệt và thể nhập Niết bàn, hạnh phúc và an lạc ở đó.

Bởi vậy, bấy giờ tại Vườn Nai, Đức Phật đă nói cho năm anh em Kiều Trần Như rằng: Đây là khổ; đây là tập; đây là diệt; đây là đạo, là đă bao hàm trọn vẹn mọi ư nghĩa của cuộc sống con người và đă giải quyết mọi vấn đề của con người một cách tích cực để thăng hoa.

Do đó, thăng hay trầm, khổ đau hay hạnh phúc của cuộc sống con người, khi mà ta chưa biết rơ gốc rễ và ngọn ngành của nó, th́ nó khiến cho ta có nhiều nỗi băn khoăn và kinh hăi, nhưng khi ta đă biết rơ mọi gốc rễ và ngọn ngành của chúng, th́ những nỗi băn khoăn và kinh hăi ngày ấy, sẽ biến làm mây lành che mát và tưới tẩm trần gian. Những giận hờn và trách móc ngày hôm qua, nay đă trở thành nụ cuời an lạc ngay trong từng phút giây của sự sống.

Vậy, ta xin chắp đôi tay búp sen an trú hoàn toàn trong chánh niệm để cám ơn Đức Phật, cám ơn đời và cám ơn những nỗi khổ đau một cách sâu xa!

Quay trở về đầu Xem chanhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chanhtam
 
tiendong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 April 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 4 of 5: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 3:15am | Đă lưu IP Trích dẫn tiendong

Đời là bể khổ".
"Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn".
Chúng ta tồn tại trên cơi đời này là khổ, từ khi sinh ra đă là khổ và ngay cả khi chết đi cũng không thoát khỏi cái ṿng khổ đau - ṿng luân hồi - hay thập nhị nhân duyên ấy.

Kinh Chuyển Pháp luân nói như thế này:

"Này các vị tỳ kheo, đây là Diệu Đế về Khổ: sinh là khổ, già là khổ, chết là khổ; ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng là khổ; liên kết với những điều không ưa thích là khổ, cách ly những điều ưa thích là khổ; không đạt được những ǵ mong muốn là khổ; tóm lại, cả ngũ uẩn để tham thủ là khổ".

Khổ là một Diệu đế nằm trong Tứ Diệu Đế của Phật giáo, bao gồm: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, c̣n ngũ uẩn ở đây là sắc, thọ, tưởng, hành, thức là những thứ gắn liền với nhân sinh, khiến cho nhân sinh nhận thức được thế giới quan.

Đối với Phật giáo th́ không có bất kỳ sinh vật ǵ có thể thoát được khỏi cái Khổ, kể cả thần tiên, ma quỷ, tiên thánh, con người...Chỉ đến khi nào sinh vật đó tu thành chánh quả, lên được Niết Bàn th́ mới vượt được ṿng luân hồi, đắc được chánh đẳng chánh giác.

Con người khi ch́m trong ṿng luân hồi, th́ không khác ǵ người lữ hành mệt mỏi, chẳng biết nơi đâu là điểm dừng, không khác ǵ một kẻ mang hàng trăm thứ bệnh trong người mà bản thân không nhận ra điều đó. Đấy chẳng phải là nỗi Khổ lớn nhất đó sao ? Phật giáo như một liều thuốc vậy, giúp ta vượt qua được cái khổ. Nhưng để vượt qua được th́ cần một tinh thần sắt đá, một quyết tâm cao độ, một sự hy sinh đến tuyệt đối ...

 

Đời là bể khổ".
Thường sinh mệnh và tồn tại của chúng sinh trên đời là khổ. Đó không chỉ bao gồm những thống khổ b́nh thường, c̣n bao gồm những bức bách của tinh thần t́nh cảm, ví như những phiền năo, âu sầu. Phật giáo cho rằng, tất cả mọi sự vật là biến thiên không ngừng, vô thường, vô ngă. Trong vũ trụ rộng lớn bao la, phải chăng thấy nổi lên một chữ "vô". Do chúng sinh không thể tự ḿnh làm chủ chỉ có thể rượt theo sự vô minh bị các nỗi khổ dày ṿ, cho nên nói đời người là biển khổ vậy.

Nói rằng "nhị khổ" là chỉ "nội khổ" và "ngoại khổ". "Nội khổ" bao gồm mấy phương diện thống khổ từ bệnh tật, t́nh cảm và tư tưởng; "ngoại khổ" th́ chỉ nỗi khổ đến từ bên ngoài. Nói rằng "tam khổ" một là "khổ khổ", chỉ gặp phải việc khổ sở mà cảm thấy thống khổ, là nỗi khổ do bức bách mà sinh ra, hai là "hoại khổ", gặp chuyện vui mừng cản tốt đẹp biến đổi, ví như từng đă phú quư mà lại đến nỗi nghèo hèn nên khổ năo sinh ra. Ba là "hành khổ", chúng sinh do bở sự vật lưu chuyển, biến hoá vô thường không thể trường tồn lâu bền mà sinh ra khổ. Nói rằng "tứ khổ", là chỉ Sinh, Lăo, Bệnh, Tử. Nói rằng "bát khổ" là gồm bốn nỗi khổ bên trên, lại thêm nỗi khổ do thù oán mà phải sống với nhau, quư mà phải biệt ly, cầu không được mà thấy khổ và thân thể không được điều hoà mà sinh ra bệnh tật rồi khổ.

1. Sinh khổ: Sở dĩ người ta sinh ra là khổ, nguyên nhân bởi v́ nó là cơ sở của mọi nỗi khổ, nếu người ta chẳng sinh ra th́ cũng không có những nơi khổ khác, cho nên nói sinh là khổ. Ngoài những nỗi khổ khi c̣n là thai nhi trong bụng mẹ, lúc giáng sinh c̣n phải chịu một nỗi khổ có thể tưởng tượng mà thấy. Đến với cơi nhân gian, gió lạnh cứa da thịt như dao cắt, lúc mới ra đời đă phải chịu khổ rồi. Sau này, để duy tŕ sinh mệnh, các nỗi khổ như Sinh, Lăo, Bệnh, Từ lại theo gót mà đến nữa.

2. Lăo khổ: Khi tuổi già đàu bạc răng long, độ thanh xuân qua đi, h́nh thể lụ khụ c̣n đủ thứ bệnh và các nỗi khổ trong ḷng, bởi thế mà nói "già là khổ".

3. Bệnh khổ: Một là thân bệnh, bị từ đầu đến chân, đi từ trong núi ra mé ngoài, nóng lạnh thất thường mà sinh bệnh. Âu sầu bi phẫn, đủ thứ dày ṿ con người.

4. Tử khổ: Tử biệt sanh ly có hai loại, một là sinh mệnh vô thường, mệnh chung thọ tận mà chết. Một nữa là tai nạn sự cố bất ngờ mà dẫn đến cái chết đột ngột. Tử sanh hữu mệnh không thể khống chế, thành ra lại khổ.

5. Oán hận khổ: Người ta thường là ở hai mặt chủ quan và khách quan có chỗ không phù hợp, đối với việc thù oán thừơng chán ghét, phiền muộn, muốn thoát ra, vượt càng xa càng tốt. Song lối thoát th́ hẹp, kẻ thù lại cũng chẳng phải vừa, những sự việc không vừa ư lại luôn ập đến, khiến con người thường bực bội, không thoát được nỗi khổ.

6. Biệt li khổ: Cái không muốn thấy th́ lại đến, cái yêu mên lại phân li không đâu, không toàn vẹn được. Có thể nói là là "Có ư trồng hoa, hoa chẳng nẩy
Vô tâm ươm liễu, liễu loà xoà".

7. Cầu bất đắc khổ: Con người đối với những yêu cầu, tham muốn trong cuộc sống luôn luôn khó được thoả măn, thậm chí cầu mà chẳng thể được, lại thêm tham tiểu thất đại, ví như có những việc như vậy, cầu mà chẳng được, không nghi ngờ ǵ nỗi thống khổ trong ḷng tăng lên vô hạn.

Từ một chữ "khổ" mà khiến người người khổ, khổ đủ đường và để giải nghĩa được th́ cũng đến khổ. Nhưng Đức Phật cũng đă nói "Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn". Biển khổ tuy là mênh mang nhưng nếu quay đầu lại th́ thấy bờ giác.

 

 

Quay trở về đầu Xem tiendong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tiendong
 
Tina Luu
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 02 July 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 14
Msg 5 of 5: Đă gửi: 11 December 2006 lúc 11:51am | Đă lưu IP Trích dẫn Tina Luu

Kính Chào Chánh Tâm,

Bài viết hay quá.

Tôi muốn hiểu thêm về "Bát Thức" của Duy Thức Học. Chánh Tâm có thể giúp tôi hiểu thêm về Duy Thức đựơc không?

Tina
Quay trở về đầu Xem Tina Luu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Tina Luu
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.2734 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO