minhtam Hội viên
Đă tham gia: 16 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 132
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 14 June 2006 lúc 9:28am | Đă lưu IP
|
|
|
Minh Tâm tôi kính tặng quư Phật Tử và bạn đọc bài viết vài nét về Tứ Diệu Đế của Ngài Đại Đức Narada Maha Thera .
KHÁI NIỆM VỀ TỨ DIỆU ĐẾ
Tứ Diệu Đế mà chính Đức Phật đă khám phá và truyền dạy thế gian là đặc điểm chánh yếu mà cũng là nền tảng vững chắc của Phật Giáo.
Bốn Chân Lư Thâm Diệu ấy là Khổ (lư do tồn tại của Phật Giáo ), nguồn gốc của sự khổ (ái dục), chấm dứt sự khổ (Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo), và con đường "Trung Đạo".
Ba chân lư đầu tiên là phần triết lư của Phật Giáo. Chân lư thứ tư là phần luân lư căn cứ trên triết lư ấy. Tất cả bốn, gồm trọn vẹn giáo lư của Đức Phật, đều tùy thuộc nơi cơ thể vật chất này. Đây là những sự kiện hoàn toàn dính liền với con người và những chúng sanh khác, những sự kiện hiển nhiên, không c̣n tranh luận ǵ nữa.
Dầu chư Phật có thị hiện trên thế gian cùng không, các chân lư ấy vẫn tồn tại măi măi. Các Ngài chỉ phát lộ cho thế gian.
Định Luật Nhân Quả và Hạnh Phúc
Trong bộ Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm) có lối diễn tả hứng thú pháp Paticca Samuppada (Thập Nhị Nhân Duyên) bằng hạnh phúc như sau:
"Đau khổ dẫn đến Tín nhiệm (Saddha); Tín nhiệm dẫn đến Hoan hỷ thỏa thích (Pamajja); Thỏa thích dẫn đến Phỉ lạc (Piti); Phỉ lạc dẫn đến Khinh An tịch tịnh (Passaddhi); Khinh An dẫn đến Hạnh Phúc (Sukha); Hạnh phúc dẫn đến tâm Định (Samadhi); Định dẫn đến Tri và Kiến chân tướng của sự vật (Yathabhutannanadassana); Tri kiến chân tướng của sự vật dẫn đến khước từ, Đoạn tuyệt (Nibbida). Đoạn tuyệt, khước từ, dẫn đến buông xả (Viraya); Buông xả, không luyến ái, dẫn đến giải thoát (Vimutti); Giải thoát dẫn đến dập tắt mọi dục vọng (Khaye-Nana), tức là Đạo quả A La Hán."
Đoạn kinh quan trọng này giải thích tại sao đau khổ có thể dẫn đến hạnh phúc và cuối cùng đến các thánh Đạo và thánh Quả.
Không cần phải có đức tin mù quáng để thấu hiểu Tứ Diệu Đế. Người phàm tục có thể kinh nghiệm hai chân lư đầu tiên - chân lư tại thế. C̣n hai chân lư sau - thuộc về siêu thế (Lokuttara) - chỉ có bậc thánh nhân mới chứng nghiệm.
Giáo Huấn của Đức Phật được xây dựng trên nền tảng vững chắc ấy, những sự kiện mà ai ai cũng có thể trắc nghiệm và kinh nghiệm, chớ không phải xây dựng trên sự sợ sệt một cái ǵ mà chính ta không biết. Như vậy Phật Giáo thuần lư và rỏ ràng thực tiễn.
Trong toàn thể Giáo Pháp, không có điều nào không hợp với lư trí hay không thể thực hành. Đức Phật đă thực hành những điều Ngài dạy, và dạy những ǵ Ngài đă thực hành.
Phật Giáo không dạy giáo điều bí ẩn và không nói đến phép lạ. Đức Phật chắc chắn có nhiều oai lực thần thông siêu phàm v́ Ngài đă dày công trau giồi tâm linh, nhưng Đức Phật không dùng phép lạ. Như phép Yamaka Patihariya chẳng hạn, mà có nơi sai lầm gọi là "đôi phép lạ" là hiện tượng tâm linh mà chỉ có vị Phật mới có thể tạo nên. Trong trường hợp đặc biệt này, do oai lực thần thông, Đức Phật làm cho nước và lửa đồng thời phát sanh từ thân Ngài, xuyên qua các lỗ chân lông .
Phật Giáo nhắm đến phần tri thức nhiều hơn phần t́nh cảm và chú trọng đến phẩm cách của hàng tín đồ hơn là sức mạnh về số lượng.
T́nh thương vô lượng vô biên của Đức Phật không chỉ hướng về nhân loại mà c̣n bao trùm luôn cả vạn hữu. Chính Đức Phật đă đánh đổ nghi thức giết thú để tế lễ thần linh và khuyên hàng đệ tử nên nới rộng tâm từ (Metta) đến tất cả chúng sanh, chí đến những con vật nhỏ bé đang ḅ dưới chân. Ngài dạy rằng không ai có quyền tiêu diệt mạng sống của kẻ khác. v́ tất cả mọi người đều quư trọng đời sống.
Các vị tỳ khưu phải rèn luyện tâm từ đến mức độ không được đào đất và cũng không được sai bảo hay nhờ cậy người khác đào đất. Giới luật dạy như vậy. Các Ngài cũng không thể uống nước chưa lọc.
Nhà vua Phật Giáo vĩ đại nhất, Đức Vua Asoka (A-Dục), có cho ghi khắc trong đá những hàng chữ sau đây:
"Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Cho đến rơm rạ, nếu c̣n côn trùng trong ấy, cũng không nên đốt."
Một người Phật tử thuần thành phải hành tâm từ đối với mọi chúng sanh và đồng nhất hóa với tất cả, không nên có bất luận sự phân biệt nào.
Trong tất cả giáo lư của Đức Phật không có một điểm nào dành riêng cho một quốc gia hay một dân tôc đặc biệt. Ngài kêu gọi tất cả mọi người.
Đối với người Phật tử thuần thành, không có người thân kẻ sơ, người thù nghịch hay kẻ xa lạ. Không có người phải bị xă hội ruồng bỏ, bởi v́ tâm Từ là t́nh thương bao quát, đại đồng, do sự hiểu biết un đúc rèn luyện. Tâm Từ củng cố t́nh huynh đệ giữa tất cả mọi chúng sanh. Người Phật tử chân chánh là một công dân thế giới.
Tác giả : Đại Đức Narada Maha Thera, 1980
|