Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 179 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Phá Tướng Luận Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
anhhaoquang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 14 June 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 81
Msg 1 of 1: Đă gửi: 01 August 2006 lúc 11:18pm | Đă lưu IP Trích dẫn anhhaoquang

Hỏi: Trong kinh nói: Phật dạy chúng sanh cất chùa, đúc vẽ h́nh tượng, thắp hương đèn, rải hoa, ngày đêm sáu thời quanh tháp hành đạo, ăn chay lễ bái; làm hết thảy công đức ấy đều được thành đạo. Nếu chỉ quán tâm nhiếp hết các hạnh, như thế té ra bao nhiêu chuyện kinh nói đều thành hư luống sao?

Đáp: Phật có nói điều ǵ đều là vô lượng phương tiện v́ tất cả chúng sanh ngu tối, căn cơ thấp kém chẳng tỏ nghĩa lư sâu mầu, nên mới mượn việc thế gian hữu vi để mà thí dụ. Nếu chẳng lo tu hạnh ở trong, chỉ chạy ra ngoài mà cầu hy vọng được phước th́ thật vô lư.

Nói chùa cũng như nói nơi thanh tịnh. Nếu dứt trừ ba độc, thường tịnh sáu căn, thân tâm rỗng lặng, trong ngoài thanh tịnh, đó là nghĩa cất chùa.

C̣n nói đúc vẽ h́nh tượng là nói tất cả chúng sanh mong cầu đạo quả; các hạnh giác để tu là phỏng theo chân dung diệu tướng của Như Lai, chớ đâu nói chuyện hữu vi vật chất! Cho nên người cầu giải thoát phải lấy thân làm ḷ, dung pháp làm lửa, dùng trí huệ làm thợ khéo, ba tụ tịnh giới sáu độ là khuôn. Ung đúc chơn như tánh Phật trong thân cho vào khuông giới luật.

C̣n nghĩa thắp hương cũng vậy; là thứ hương Chánh pháp vô vi, xông lên để tẩy sạch các uế nghiệp ác vô minh, hết thảy đều tiêu diệt. Hương chánh pháp có mấy thứ: Một là hương Giới, nghĩa là ư nói hay dứt các ác, hay tu các điều thiện. Hai là hương Định, nghĩa là tin sâu Đại thừa, tâm không thối chuyển. Ba là hương Huệ, là thường quán sát trở vào trong tự thân tâm. Bốn là hương Giải thoát, là dứt hết cả vô minh trói buộc. Năm là hương Giải thoát tri kiến, là xét xoi thường tỏ, thông suốt không ngại. Năm thứ hương như thế là hương Tối thượng, thế gian không sánh được. Phật ở thế gian bảo các đồ đệ dùng lửa trí huệ đốt thứ hương vô giá này để cúng dường mười phương chư Phật. Chúng sanh ngày nay chẳng hiểu nghĩa chơn thật của Như Lai, chỉ dùng lửa ngoài mà thắp các hương vật chất thế gian để mong cầu phước báo làm kết quả.

C̣n nghĩa răi hoa cũng vậy, là nói công đức đem Chánh pháp mà giảng dạy lợi ích chúng sanh, thấm nhuần khắp tánh Chơn Như, bố thí trang nghiêm. Thứ hoa công đức nầy Phật thường khen ngợi, cứu cánh hằng c̣n không bao giờ héo tàn. Nếu ai rải hoa như thế sẽ được phước báo vô lượng. Nếu nói Phật dạy chúng sanh cắt xén bông hoa, tổn thương thảo mộc cho được hoa để rải th́ thật là vô lư. V́ sao thế? V́ người giữ giới thanh tịnh th́ tất cả sum la vạn tượng trong trời đất cũng không xúc phạm. Khi lầm phạm c̣n có ăn năn huống chi là dạy cố phá tịnh giới, tổn thương vạn vật để cầu phước báo; muốn lợi lại thành hại, há có như thế sao?

Lại nữa, nói luôn luôn đốt đèn sáng là ư nói cái tâm Chánh giác tỏ suốt ví cũng như đèn sáng. Cho nên ai muốn cầu giải thoát phải lấy thân làm đài, tâm là tim, các giới hạnh làm dầu, trí huệ tỏ suốt làm lửa. Thường thắp đèn Chơn chánh giác, chiếu phá tất cả vô minh ngu tối, hay dùng pháp nầy lần lượt khai thị lẫn nhau tức là một ngọn đèn mồi ra trăm ngàn ngọn; cứ như thế măi măi vô cùng, nên gọi là Vô Tận Đăng.

Xưa có Phật tên là Nhiên Đăng, ư nghĩa Nhiên Đăng là thế.

Chúng sanh ngu si chẳng rơ lối nói phương tiện của Như Lai, luống làm theo sự, đắm chấp việc hữu vi; bèn dùng các thứ đèn dầu thế gian đốt lên luống soi nhà trống, rồi bảo làm đúng theo kinh, há chẳng lầm lắm sao?

V́ sao thế? V́ Phật phóng một đạo hào quang trắng ở giữa hai chơn mày, có thể chiếu suốt mười tám ngàn cơi nước phương Đông, há đợi nhờ đèn dầu thế gian leo nheo như thế để làm lợi ích! Gẫm xét cái lư phải chẳng thế sao!

Lại nữa sáu thời hành đạo nghĩa là nói nơi sáu căn luôn luôn thực hành Phật đạo, tu các hạnh giác. Điều phục sáu căn, măi măi không hở, gọi là sáu thời. C̣n quanh tháp hành đạo, chữ tháp nơi đây làm ám chỉ cho thân tâm đó! Nghĩa là thường sanh giác huệ tuần sát thân tâm luôn luôn chẳng hở, gọi là quanh tháp. Các bực Thánh đă qua đều nhờ thực hành cách ấy mà được Niết Bàn. Người đời nay chẳng rơ lư nầy, chẳng thực hành nơi tâm, chỉ chấp trở ra mà t́m, đem cái thân chướng ngại đi quanh tháp thế gian ngày đêm lũ lượt, luống uổng nhọc công, đối với Chơn tánh không chút lợi ích.

C̣n nói ăn chay phải càng thêm để ư, nếu chẳng rơ lư nầy th́ càng nhọc công vô ích. Chữ chay ở chữ Hán là chữ Trai, mà chữ Trai lại từ chữ Tề mà biến, nhưng chữ Tề cũng như nghĩa chữ B́nh. Nghĩa là tề b́nh thân tâm, chẳng để tán loạn. Chữ ăn nơi đây cũng như nghĩa chữ giữ. Nghĩa là giữ các giới hạnh, đúng pháp tu hành. Ở ngoài phải ngăn ngừa sáu t́nh, ở trong phải chế ngự ba độc, siêng giác sát, tịnh thân tâm, biết rơ nghĩa nầy mới gọi là ăn chay.

Lại nữa, chữ ăn ở đây có năm nghĩa:
1. Một, ăn là vui với pháp, nghĩa là giữ y chánh pháp hoan hỷ vâng làm.
2. Hai, ăn là vui với Thiền định, nghĩa là trong ngoài lặng suốt, thân tâm vui đẹp.
3. Ba là ăn bằng suy nghĩ, nghĩa là thường nghĩ chư Phật ḷng miệng như nhau.
4. Bốn là ăn bằng nguyện, nghĩa là đi đứng nằm ngồi thường cầu nguyện lành.
5. Năm là ăn bằng giải thoát, nghĩa là tâm thường thanh tịnh, chẳng nhiễm tục trần.

Năm nghĩa ăn nầy gọi là ăn chay. Nếu ai chẳng nhận năm nghĩa chay tịnh nầy mà tự hào là ăn chay đều là làm việc vô lư. Cần nhất phải dứt cho được cái ăn mê muội. Nếu phải va chạm gọi là phá trai. Nếu đă phá trai sao gọi là được phước? Đời có người mê chẳng rơ lư này, thân tâm phóng túng theo các nghiệp ác, tham dục buông t́nh, chẳng biết xấu hổ. Chỉ ăn được ba thứ rau cải rồi tự hào là ăn chay th́ thật là phi lư.

C̣n nói lễ lạy theo phép th́ ở trong phải tỏ thông lư thể, ở ngoài th́ tùy sự quyền thông. Lư có khi phải hiện, có khi phải ẩn. Biết được nghĩa như thế mới gọi là y theo pháp. Vả chăng, lễ nghĩa là kỉnh, lạy nghĩa là phục. Nghĩa là cung kỉnh chơn tánh, hàng phục vô minh; đó là lễ bái. Nếu có thể dứt trừ ḷng ác, thiện niệm hằng giữ; tuy chẳng hiện tướng, nhưng đó mới thật là lễ lạy.

Tướng là pháp tướng, Thế Tôn muốn làm cho người đời tỏ ḷng khiêm tốn cũng dạy lễ lạy. Nên ở trong khuất phục, ngoài hiện khiêm cung; nêu cái bên ngoài để rơ bên trong, tánh tướng như nhau. Nếu không căn cứ trên lư pháp, chỉ chấp tướng bề ngoài mà cầu, trong th́ mở cửa ba độc, thường làm nghiệp ác, ngoài làm ra tướng ghê gớm, trá hiện oai nghi, chẳng khỏi luân hồi, há thành công đức?

Hỏi: Như kinh Ôn Thất nói: Tắm gội chúng tăng phước đức vô lượng. Đó rơ ràng dựa vào sự pháp mới thành công đức; nếu là quán tâm có thể tương ưng được sao?

Đáp: Nói tắm gội chúng tăng cũng chỉ là một thứ ẩn ngữ, chớ phải đâu bảo làm theo sự tướng thế gian! Đức Thế Tôn thường v́ các đệ tử mà giảng kinh Ôn Thất để cho thọ tŕ phép tắm gội, nên mượn việc thế gian để ví dụ. Mật nói công đức của cúng dường sau đây: 1 là nước trong, 2 là nhúm lửa, 3 là xà pḥng (chất tẩy), 4 là bàn chải, 5 là phấn bột, 6 là dầu ướp, 7 là áo lót. Dùng 7 việc này để ví dụ cho 7 pháp. Tất cả chúng sanh theo 7 pháp tắm gội trang nghiêm này, th́ có thể trừ được tâm độc vô minh dơ bẩn. Bảy pháp ấy là:

1. Dùng tịnh giới gội rửa mê lầm, cũng như dùng nước trong gội rửa bụi bặm.
2. Dùng trí huệ quán sát, trong ngoài sáng suốt cũng như nhúm lửa nấu nước trong.
3. Lừa lọc các điều ác, cũng như xà pḥng rửa sạch dơ bẩn.
4. Chơn thật dứt trừ vọng tưởng, cũng như bàn chải hay làm sạch miệng hôi.
5. Chánh tín quyết định không nghi cũng như phấn bột dùng để xoa trong ngoài thân có thể ngăn ngừa các chứng phong ngoại cảm.
6. Nhu hoà nhẫn nhục, cũng như dầu ướp là thông nhuậm mặt da.
7. Biết hổ thẹn ăn năn các nghiệp ác, cũng như áo lót ḿnh để che khuất bớt các chỗ bất tiện trong cơ thể.

Hạng tỳ kheo lúc đó thông minh lanh lợi đều ngộ ư nhanh, theo chỗ nói mà tu hành, công đức thành tựu, đều chứng quả thánh. Chúng sanh đời nay không rơ tự sự, đem nước thế gian để tắm rửa cái thân tứ đại mà tự cho làm theo kinh, như thế há chẳng lầm lắm sao! Vả lại, tánh Phật chơn như đâu phải thứ có h́nh; phiền năo bợn nhơ bổn lai không tướng. Há có thể đem nước vật chất để gội rửa cái thân vô vi được sao? Trên sự chẳng tương ưng làm sao ngộ được đạo!

Hỏi: Nếu có người dốc ḷng cầu đạo, th́ nên tu theo pháp nào mới thực là cực kỳ tỉnh yếu?

Đáp: Chỉ nói pháp quán tâm thâu nhiếp trọn các pháp mới thực là cực kỳ tỉnh yếu.

Hỏi: Sao một pháp nhiếp trọn các pháp được?

Đáp: Tâm là gốc của muôn pháp. Tất cả các pháp, duy một tâm sanh. Nếu hiểu được tâm ắt muôn pháp sẵn đủ trong đó, ví như cây lớn có đủ cành nhánh trái bông, nhưng tất cả đều do một gốc sanh ra, nếu chặt gốc ắt cây chết. Nếu hiểu tâm tu đạo ắt được tỉnh lực nên dễ thành. Không hiểu tâm tu đạo ắt nhọc công vô ích. Mới biết tất cả việc lành dữ đều tự tâm. Cầu ǵ khác ở ngoài tâm, rốt không đâu có được.

Hỏi: Sao bảo quán tâm là xong hết?

Đáp: Đại Bồ tát khi hành sau pháp Bát nhă Ba la mật đa thấy bốn đại năm ấm vốn không vô ngă; thấy rơ do khởi dụng nên có hai tâm sai khác nhau.
Thế nào là hai?
Một là tịnh tâm: tâm trong sạch.
Hai là nhiễm tâm: tâm nhuốm bợn.
Hai tâm ấy, pháp giới tự nhiên xưa nay vốn có, kết hợp bằng những giả duyên đối đải nương vịn vào nhau.
Tâm tịnh hằng vui nhân lành
Tâm nhiễm mang lo nghiệp dữ.
Nếu không bị nhiễm, tức xưng là thánh, xa ĺa được hết khổ đau, chứng cảnh vui Niết bàn.
Bằng cứ buông lung theo tâm nhiễm tạo nghiệp, ắt bị khuất lấp, ràng buộc, tức gọi là phàm, ch́m nổi trong ba cơi, chịu mọi thứ khổ. Tại sao vậy? V́ tâm nhiễm ấy gây chướng ngại cho bổn thể chơn như vậy.

Kinh Thập địa nói: Trong thân chúng sanh có tánh Phật kim cương ví như vầng nhật tṛn đầy, rộng lớn sáng bao la, chỉ v́ lớp lớp mây ngũ ấm che lấp nên không lộ được, khác nào ánh đèn bị nhốt giữa b́nh đất không chiếu hiện được. Kinh Niết Bàn lại nói: Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật; chỉ v́ vô minh che lấp nên không được giải thoát. "Tánh Phật" ấy, tức "tánh giác" vậy.
Chỉ "tự giác giác tha", tri giác sáng tỏ, tức gọi là giải thoát.
Nên biết mọi điều lành đều lấy giác làm gốc. Nhân gốc giác ấy mới kết được đủ thứ trái Niết bàn của cây công đức, đạo nhân đó mà thành. Nói quán tâm tức xong hết là vậy.

Bồ Đề Đạt Ma (Phá Tướng Luận)

Quay trở về đầu Xem anhhaoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhhaoquang
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.8086 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO