Msg 1 of 2: Đă gửi: 07 August 2006 lúc 1:51pm | Đă lưu IP
|
|
|
Lại nói về Dơ, Sạch và Nhất thừa Phật giáo
Dơ và Sạch trong Mật Tông:
'' Người nặng tánh chấp nhị biên (hai bên) tu Tịnh độ rất hợp. Thấy cơi này khổ, cơi kia sướng, người ở đây xấu ác, người ở kia tốt lành, ở đây ô uế, đàng kia thanh tịnh.
Người tu thiền hay theo Bát nhă th́ vượt qua nhị biên, c̣n gọi là bất nhị (không hai), thấy các pháp bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh. Thấy Ta Bà không nhơ cũng không sạch, thấy người không thiện không ác, không xấu cũng không đẹp.
Người tu Mật tông th́ thấy toàn một bên. Thấy tất cả đều đẹp, đều thiện, đều thanh tịnh. Thấy Ta Bà là Tịnh độ, phiền năo tức bồ đề. ''
(Thích Trí Siêu)
Các Tổ Sư Tạng Mật như Marpa, Milarepa khi xưa lấy sọ người làm bát uống nước. Ngày này ở Tây Tạng khi khoá tu học Mật tông, khi uống nước phải quán nước uống là máu mủ, đờm dăi. Bởi sao ? Bởi tôn chỉ của Mật Tông là chuyển hoá tâm thức, không c̣n nhị nguyên. Tất cả chỉ có một thừa đó là Phật thừa. V́ tâm dơ nên chúng sinh thấy máu mủ, đờm dăi dơ. V́ tâm sạch nên chúng sinh thấy máu mủ, đờm dăi là sạch. Nếu không sạch th́ làm sao chiếm đến 3/4 cơ thể là máu, là sự sống của muôn loài hữu t́nh khác !. Liệu không có đờm dăi làm sao ta khạc, nhổ các chất bẩn trong cơ thể ra ngoài !. Bản chất của máu mủ, đờm dăi là không dơ. Nhưng v́ tâm phân biệt nên mới có tâm dơ, tâm sạch. Tâm c̣n dinh mắc vào dơ với sạch là phàm phu. Tâm không chấp hai bên dơ - sạch là tâm Thánh. Miệng nói lời Thánh hiền mà tâm c̣n phân biệt sạch - dơ chẳng khác nào đang khát lại đi uống nước mặn. Càng uống càng khát, càng nói càng dở. V́ tâm mong cầu, phân biệt một đàng, lời nói lại theo một nẻo. Càng nói nhiều th́ tâm và lời càng xa nhau như mũi tên và cung tên.
Mật Tông lấy thẳng cái đích, cái quả để tu, quán máu mủ, đờm dăi là không dơ để đi con đường Bồ tát đạo (nhất nguyên) vào thẳng Phật thừa. Người căn trí thấp chẳng thể luận bàn.
Dơ và Sạch trong Thiền Tông:
'' Phật pháp là pháp chẳng hai.” Ấn Tông lại hỏi: “Thế nào Phật pháp là pháp chẳng hai ?” Huệ Năng bảo: “Pháp sư giảng kinh Niết-bàn, rơ được Phật tánh, ấy là Phật pháp là pháp chẳng hai. Như Bồ-tát Cao Quí Đức Vương bạch Phật: Phạm tứ trọng cấm, tạo tội ngũ nghịch và nhất xiển-đề v.v... sẽ đoạn thiện căn Phật tánh chăng ? Phật bảo: Thiện căn có hai, một là thường, hai là vô thường, Phật tánh chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, thế nên chẳng đoạn, gọi là chẳng hai; một là thiện, hai là chẳng thiện, Phật tánh chẳng phải thiện, chẳng phải chẳng thiện, ấy là chẳng hai; uẩn cùng với giới, phàm phu thấy hai, người trí rơ thấu tánh nó không hai, tánh không hai tức là Phật tánh.” Ấn Tông nghe nói hoan hỉ chấp tay thưa: “Tôi giảng kinh ví như ngói gạch, nhân giả luận nghĩa ví như vàng ṛng.” Khi ấy v́ Huệ Năng cạo tóc, nguyện thờ làm thầy. ''
(Kinh Pháp Bảo Đàn)
Dơ và Sạch trong Tịnh Độ:
'' Người có hai hạng nhưng pháp không có hai thứ, mê ngộ có khác, thấy có mau chậm. Người mê niệm Phật cầu sanh về cơi kia, người ngộ tự tịnh tâm ḿnh, sở dĩ Phật nói: Tùy tâm tịnh liền được cơi Phật tịnh.Chỉ tâm thanh tịnh tức là tự tánh Tây phương. ''
(Kinh Pháp Bảo Đàn)
Tâm thanh tịnh là tâm không hai: không dơ và không sạch.
AHQ
|