Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 215 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: CHỖ ĐỒNG KHÁC GIỮA PHẬT HỌC VÀ KHOA HỌC Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 1 of 7: Đă gửi: 26 October 2006 lúc 6:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner



Giảng tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt - 2001
H.T THÍCH THANH TỪ

Đề tài hôm nay tôi nói là Chỗ đồng khác giữa Phật học và Khoa học. Đây là một vấn đề trọng đại.

Từ trước đến giờ, đạo Phật được một số nhà khoa học công nhận là đạo khoa học. Tại sao? V́ đạo Phật phân tích sự vật, con người rất chi ly và hợp lư với khoa học. Thí dụ Duy thức học có Bách pháp tức một trăm pháp, chia chẻ từ con người cho tới ngoại cảnh rất rơ ràng. Khoa học cũng phân tích chia chẻ, nên gần với Phật học.

Tuy nhiên có một số người nói đạo Phật duy tâm, không dính ǵ với khoa học hết. Đó là hai lối nh́n tương phản về đạo Phật, tồn tại từ trước tới nay. Cho nên chúng tôi nghĩ cũng cần nói qua những nét căn bản đồng và khác giữa hai bên cho quí vị hiểu tường tận.

Trước hết tôi nói về chỗ đồng. Khoa học muốn đem lại ấm no hạnh phúc về vật chất cho đời sống của con người, cho nên trọng tâm khoa học nghiên cứu t́m kiếm là làm sao cho con người được ấm no, hạnh phúc, sung sướng nhất là về mặt tiện nghi. Điều này quả thật đă đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho cuộc sống con người. Như ngày xưa muốn được ấm no, phải nỗ lực cần cù làm việc cặm cụi cả ngày mới có cơm ăn, áo mặc. Ngày nay khoa học đă giúp con người t́m được sự ấm no dễ dàng hơn, như một thửa ruộng ngày xưa thu hoạch chừng một hai tấn, bây giờ có thể thu hoạch gấp đôi gấp ba mà không cần dùng nhiều sức người, tất cả đều được công nghiệp hóa. Các mặt khác cũng thế, phương tiện giao thông, y tế, thực phẩm v.v… đều tối tân hiện đại. Do đó chúng ta thấy khoa học đă thỏa măn phần nào những nhu cầu vật chất của con người.

Đạo Phật cũng nhắm thẳng vào con người nghiên cứu, cho nên giữa Phật học và khoa học có điểm tương đồng là đều lấy con người làm trọng tâm để nghiên cứu.

Đến điểm khác, đó là Phật học và khoa học có mục đích khác nhau. Khoa học phát minh sáng tạo theo chiều hướng t́m ṭi bên ngoài cốt phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người. C̣n Phật học nghiên tầm ngược lại ngay nơi bản thân con người, để phát minh ra được cái chân thật có năng lực vô tận nằm bên trong con người. Chúng ta đọc sử Phật, thấy rơ ràng đức Phật Thích-ca Mâu-ni khi c̣n là Thái tử, Ngài dạo bốn cửa thành thấy cảnh người già, người bệnh, người chết đau đớn thống khổ, Phật liền đặt vấn đề: “Chúng ta sanh ra ai rồi cũng già, cũng bệnh, cũng chết. Lớp người trước như vậy, lớp người kế như vậy, lớp người sau cũng măi măi như vậy. Thế th́ con người từ đâu đến đây? Sau khi chết sẽ đi về đâu? Muốn thoát ra sự sanh tử này phải làm sao?”. Ba mục tiêu đức Phật nhắm có khác khoa học không?

Khoa học nghiên cứu con người chỉ nghiên cứu ngay trong cuộc sống, nếu xa hơn là phăng t́m nguồn tổ tiên con người có mặt bao lâu, tiến hóa như thế nào. Ở đây đức Phật nh́n con người trước khi có thân này ở đâu, tại sao đến đây? Đó là điểm thứ nhất. Thứ hai, khi chết rồi, c̣n hay mất? Nếu c̣n th́ đi về đâu? Thứ ba, nếu muốn dừng sự sanh tử phải làm sao? Đó là ba vấn đề mà tất cả những người học Phật, nghiên cứu về đạo Phật phải nắm cho được. Như vậy cùng căn cứ trên con người mà hai bên có hai cái nh́n khác nhau.

Khoa học chỉ muốn đem lại cho con người sự vui sướng thỏa măn trong cuộc sống hiện đời, nhưng đạo Phật đi sâu hơn, nghĩ tới ṿng sanh tử tiếp nối không ngừng của tất cả chúng sanh. Như vậy cái nh́n của đạo Phật sâu xa hơn về cuộc sống hiện tại cũng như quá khứ vị lai, trong thế giới này và các thế giới khác. Theo đó mà phương pháp và chỗ nghiên cứu sâu cạn của hai bên khác nhau.

Khoa học t́m đủ mọi cách để cung phụng, thỏa măn nhu cầu vật chất cho con người, đó là nói theo chiều thuận. Song tai hại ghê gớm từ những phát minh khoa học, con người cũng không thể lường nổi. Cho nên khoa học là một con dao hai lưỡi, một mặt làm cho con người sung sướng, một mặt tiêu diệt con người. V́ vậy không thể nói khoa học hoàn toàn đem đến an vui hạnh phúc cho nhân loại.

C̣n Phật học th́ sao? Người ta thấy khoa học ít năm hay ít tháng phát minh cái này, cái nọ một cách cụ thể rơ ràng. C̣n nh́n các thầy tu cứ ngồi lim dim ngó xuống hoài, không thấy phát minh ǵ hết. Một bên có kết quả cụ thể, một bên không thấy chút tăm hơi, cứ thầm lặng bên trong không ai biết thế nào. Đó là chỗ sai biệt.

Nếu chỉ lo cho con người khỏe mạnh sống lâu, nhưng sống đến một lúc nào cũng phải chết thôi. Thành ra việc nghiên cứu ấy rất giới hạn. C̣n cái nh́n của đức Phật không dừng ngang đó, Ngài muốn biết nguồn gốc nào con người có mặt ở đây, khi chết sẽ đi về đâu. Như vậy sự hiện hữu của chúng ta là một phần thuộc về quá khứ, và những ǵ ta làm trong hiện đời sẽ ảnh hưởng đến vị lai. Cho nên đức Phật phăng t́m lẽ thật đó. Phương tiện duy nhất Ngài phăng t́m là lặng lẽ chiếu soi vào nội tâm ḿnh, cho tới lúc hoàn toàn tịch tĩnh, tự nó bừng sáng.

Bởi bừng sáng nên đức Phật chứng được minh đầu tiên là Túc mạng minh, Ngài nhớ vô số kiếp về trước của ḿnh, con ai, làm ǵ, ở đâu… Nhớ như thế, Ngài mới thấy rơ con người không phải chỉ có mặt lần thứ nhất ở cơi này, mà đă có vô số lần rồi. Chúng ta thử kiểm lại xem điểm này có hợp với lẽ thật không? Như trong một gia đ́nh cha mẹ đồng sanh ra ba bốn người con, tất cả những ư nghĩ, tư tưởng, tâm tư của họ có giống hệt nhau không? Nhiều lắm là giống h́nh tướng, nhưng cũng không giống trọn vẹn. Nếu nói về vật chất, gien của cha mẹ tốt th́ con cũng tốt, gien của cha mẹ xấu th́ con cũng xấu, nhưng tại sao lại có kẻ vầy người khác, người hiền kẻ dữ?

Đức Phật thấy chúng sanh đă có mặt nhiều đời, nên người đời trước hiền hành, đời sau sanh ra cũng hiền lành, nhờ chủng tử có từ trước. Cũng thế người hung dữ sanh ra liền hung dữ, không ai dạy mà tự phát. V́ vậy Phật nói mỗi người mang sẵn những chủng tử nghiệp từ quá khứ liên hệ đến hiện tại và sẽ ảnh hưởng đến vị lai.

Ai cũng muốn sanh ra trong gia đ́nh giàu sang sung sướng, nhưng vẫn có người phải chui vào những gia đ́nh nghèo khổ tàn tật. Cái ǵ khiến họ phải lựa chọn như vậy? Đó là nghiệp. Phật thấy rất rơ về điều này, con người từ trước do tích lũy nghiệp lành, nghiệp dữ nên ngày nay sanh ra gặp những cảnh tốt xấu, chớ không ai đặt để cho cả. Ví dụ như tôi, cha mẹ sanh ra lo cho học hành, mong muốn lớn khôn gầy dựng gia đ́nh sự nghiệp như bao nhiêu người, nhưng tôi lại đi tu. Điều này cha mẹ không dạy, sao lại có? Rơ ràng tôi đă tích lũy từ đời trước, nên đời này gặp Tam bảo tự nhiên muốn tu. Chúng ta thấy rơ ở thế gian có nhiều cảnh ngang trái mà người ta vẫn phải chịu, không buông bỏ được. Đây chính là chỗ đức Phật muốn phăng t́m.

Nói vô số kiếp, có người thắc mắc ban đầu chưa có ai th́ làm sao có chúng sanh thủy tổ. Phật nói ban đầu là vô minh. Vô minh là mê lầm. Từ một niệm mê lầm mà có bao nhiêu sanh tử. Như khi chúng ta ngủ, mộng thấy nào là đi đám tiệc, nào là gây gổ với thiên hạ chẳng hạn, đủ thứ chuyện. Tại sao thấy như vậy? Tại mê chớ không có lư do nào khác. Sở dĩ ta mê ngủ mới phóng túng đi tùm lum. Cũng vậy, từ mê lầm chúng ta không sống được với thể tánh thanh tịnh của ḿnh, nên lăn lộn trong tam giới. Đó là Phật nói về nguồn gốc của sự sanh.



Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 2 of 7: Đă gửi: 26 October 2006 lúc 6:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner



Bây giờ nói đến vấn đề sau khi chết đi về đâu? Khi chứng được Thiên nhăn minh, Ngài thấy rơ chúng sanh đều do nghiệp dẫn đi trong các đường. Nghiệp lành đi đường tốt, nghiệp dữ đi đường xấu, rơ ràng như chuyện trước mắt, không nghi ngờ ǵ hết. Như vậy con người chết không phải là hết, mà bị nghiệp dẫn đi trong sanh tử. Nghiệp đó mắt phàm không thấy nổi, chỉ khi tâm thanh tịnh rồi mới thấy được.

Ngày xưa đọc sách Trung Quốc, thấy mấy ông tiên nh́n ai th́ biết người đó có hắc khí sắp bị tai nạn, hoặc có ánh sáng sẽ gặp việc lành, tương lai tốt đẹp. Đừng nói chi tiên, mấy con chó ở nhà quê khi thấy người làm heo, giết chó, chúng sủa rân. Bởi họ có cái ǵ thầm kín, mắt ta không thấy được. Bây giờ khoa học tiến nhiều, thấy trong bầu trời nhiều tinh thể mà mắt thường không thể thấy. Điều này chứng tỏ con mắt phàm t́nh rất giới hạn. Mắt Phật vượt qua các giới hạn đó nên Ngài thấy được nghiệp của chúng sanh. Tượng Phật Bồ-tát thường được trang trí ṿng hào quang phía sau đỉnh đầu, để nói lên ánh sáng trí tuệ của các Ngài siêu xuất thế gian, soi tỏ khắp hết.

Thứ ba, khi chứng được Lậu tận minh rồi, đức Phật biết rơ chúng sanh đau khổ trôi lăn trong sanh tử từ vô số kiếp đến nay là do vô minh điên đảo tạo nghiệp mà ra. Với con mắt phàm phu thấy cuộc đời là hạnh phúc, là quan trọng, nhưng với con mắt của Phật th́ thấy một lần sanh tử là một lần đau khổ. Cứ tiếp tục như vậy măi th́ đau khổ vô cùng, nên trong kinh A-hàm Phật nói: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển cả”. Nói vậy thế gian cho là bi quan, nhưng đó là lẽ thật. Con người sợ thấy sự thật, họ muốn tạm quên vô thường, cứ hăng hái xông xáo làm tất cả việc, chừng nào ngă đùng chết hăy hay. Như vậy vô t́nh loài người cứ thúc nhau đi trên con đường sanh tử tiếp nối, đời này sanh ra khổ, đời sau tiếp nối khổ, cứ khổ măi cho tới vô cùng.

Do thấy được lẽ thật này, Phật dạy phải t́m cách thoát khổ, không phải thoát khổ một đời, mà thoát khổ vĩnh viễn. Muốn thế phải làm sao? Khoa học tạo ra vật chất nhằm thỏa măn nhu cầu đời sống con người, đó là giảm bớt cái khổ hiện tại. Nhưng khi nhắm mắt không ai giúp ta được hết. Đức Phật thấy ṿng sanh tử vô cùng vô tận, dù đời này có thỏa măn sung sướng, chắc ǵ đời sau được yên vui. Nhưng thỏa măn thế nào đi nữa, con người có trốn khỏi cái già, cái bệnh, cái chết không? Già bệnh chết là đau khổ, thiên hạ ai không sợ. Vậy cái khổ luôn ở bên ḿnh, nói vui sao được? Một đời này ta đă thấy chán, huống là trăm ngàn đời, làm sao chịu nổi. Cho nên Phật t́m cách giải quyết, đừng cho nó tiếp tục nữa. Muốn thế, cách duy nhất là phải tu. Trước tiên là tạo nghiệp lành, tránh nghiệp dữ, cho ṿng luân hồi tốt một chút. Nhưng cuối cùng c̣n sanh tử là c̣n đau khổ, phải tu làm sao để giải thoát sanh tử. Đến khi chứng được Lậu tận minh, Phật mới thấu rơ phương pháp nào để chấm dứt ḍng sanh tử.

Như vậy nghiên cứu của Phật học khác với khoa học nhiều ít? Khoa học chỉ lo cho hiện tại, c̣n Phật học lo cho vô số đời sau. Phật dạy muốn thoát ly sanh tử, phải có đủ hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất, biết rơ bản chất con người là hư hay thực, khổ hay vui? Khi nhận thức đúng rồi, mầm tham muốn được sanh tự nhiên dừng lại. Như bây giờ nếu chúng ta không tham lam, không nóng giận, không si mê th́ làm việc ǵ sẽ không có hối hận. Sở dĩ ḿnh hối hận liên miên v́ tham lam, nóng giận, si mê nên làm bậy. Vậy muốn không tạo nghiệp phải sáng suốt, thấy đúng như thật về con người.

Khi nghe ai nói “Anh này hôi quá”, chỉ một chút thôi, đó là sự thật mà người ta không chịu. Cuộc đời này toàn là tô điểm, giả càng thêm giả. Con người măi chạy theo cái giả, làm sao tỉnh được. Tất cả chúng ta đa số đều sống trong cái mê cho nên khổ hoài. Phải tỉnh, thấy được lẽ thật để không c̣n tham đắm cuộc sống giả tạm. Không tham đắm cuộc sống giả tạm th́ bớt nghiệp dẫn đi trong sáu đường. Đây là vấn đề hết sức quan trọng.

Trong kinh Kim Cang Phật nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”, nghĩa là tất cả những ǵ có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng không phải tướng, đó mới là thật thấy Phật. Chúng ta thường sống trong ảo tưởng hư dối làm sao giải thoát được, cho nên cứ kéo dài, cứ đùa vui trên con đường sanh tử. Đức Phật thương nên dạy tất cả chúng ta hăy thức tỉnh, mới thấy cuộc sống này chỉ là một giấc mơ thôi. Mấy mươi năm tưởng như dài, nh́n lại trong chớp mắt chẳng là ǵ.

Người tu thiền trước phải học Bát-nhă để nhớ con người không thật, các cảnh duyên không thật nên không tham đắm vào đó. Khi ngồi thiền Phật dạy phải định, dừng tâm nghĩ tốt, nghĩ xấu, nghĩ phải, nghĩ quấy v.v… để nhận ra cái chân thật không sanh không diệt muôn đời của ḿnh. Như vậy trước dùng trí tuệ Bát-nhă ruồng phá tất cả kiến chấp sai lầm mê muội của ḿnh. Sau khi ruồng cái đó rồi, trở lại dẹp tận gốc tạo nghiệp. Cho nên đối với hành giả tu thiền, trí Bát-nhă phải đi đầu. Vấn đề này phải tu để thể nghiệm mới biết được chỗ sâu thẳm bên trong, chớ không thể nói suông được.

Khi ta ngồi Thiền có những phút tạm yên, vậy ai thấy yên? Đâu phải cái nghĩ thiện, nghĩ ác thấy, mà ta vẫn biết lúc này đang yên, như vậy ngầm có một cái bên trong thường thấy thường biết rơ ràng. Cái đó đâu phải từ chỗ nào đến, nó sẵn nơi ḿnh, nhưng v́ vọng tưởng lăng xăng nhào lộn hoài thành ra ta không thấy nó. Khi vọng tưởng dừng lại, tâm lặng lẽ tự nhiên ta nhận ra được thôi. Khi yên phăng phắc như vậy c̣n khen chê phải quấy nữa đâu, th́ lấy ǵ tạo nghiệp. Không c̣n tạo nghiệp mà hiện tiền ta vẫn thấy biết, đó chính là bản tâm giải thoát sanh tử, không c̣n bị nghiệp kéo lôi nữa. Thế là nhờ công phu thiền định, trí tuệ phát sanh, chúng ta chặt đứt được cội gốc luân hồi sanh tử.




Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
Learner
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 673
Msg 3 of 7: Đă gửi: 26 October 2006 lúc 6:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn Learner



Chứng Lậu tận minh là không c̣n rớt trong Tam giới, không c̣n bị sanh tử nữa. Tại sao không c̣n? Bởi tâm lặng lẽ hiện tiền th́ đâu c̣n tạo nghiệp để đi trong sanh tử. Nhà Phật dùng mọi cách để chỉ cho chúng ta thấy ḿnh có viên ngọc quí, nhưng từ lâu bỏ quên, bây giờ phải nhớ để nhận lại. Vua Trần Thái Tông khi nói tới sự sanh, Ngài làm hai câu thơ:

             Vĩnh vi lăng đăng phong trần khách,

             Nhật cách gia hương vạn lư tŕnh.

Nghĩa là đă từ lâu ta làm người khách phong trần. Mỗi ngày đi cách quê hương muôn dậm. Mỗi lần sanh ra là mỗi lần xa cách quê hương. Cho nên h́nh ảnh chàng cùng tử bỏ cha mẹ đi lang thang, khi thức tỉnh trở về thấy cha mẹ không dám nh́n. Đó là để diễn tả khi chúng ta đă quên cái thật rồi, th́ càng đi càng xa, càng ch́m đắm, đối diện với cái thật cũng không thể nh́n ra.

Người biết tu phải trở về bằng hai cách. Một là biết ḿnh có cái chân thật, đó là gốc. Trong nhà Thiền gọi là đủ ḷng tin. Hai là từ biết ḿnh có cái chân thật nên những thứ giả dối không gạt ta được nữa. Loại dần cho đến hết cái giả dối rồi th́ cái chân thật hiện ra. Đơn giản làm sao!

Chúng ta thấy cái nh́n của đức Phật và cái nh́n của khoa học cách xa bao nhiêu? Xa thăm thẳm, vậy mà bây giờ con người chỉ biết tán dương khoa học, c̣n Phật học th́ thấy như chuyện đâu đâu. Đức Phật thương chúng sanh cứ măi mê lầm để ch́m trong sanh tử như thế, nên Ngài mới khởi đại bi tâm muốn cứu độ chúng sanh thoát khỏi luân hồi sanh tử, chớ không phải cho ăn cho mặc sung sướng.

Phật dạy con người khổ là tại tham, sân, si. Bây giờ muốn hết khổ phải chừa bỏ từ từ, đi lần tới chỗ tuyệt đỉnh là sạch hết những niệm lăng xăng, chừng đó mới giải thoát sanh tử, hoàn toàn tự do tự tại. Như vậy con đường chúng ta đi gần hay xa? Đạo Phật nói tu ba vô số kiếp, xa thăm thẳm phải không? Ba vô số kiếp mới thành Phật thật là xa thăm thẳm. Nhưng có chỗ Phật nói chúng sanh giác ngộ thành Phật nhanh như trở bàn tay. “Hồi đầu thị ngạn”, quay đầu lại là bờ giác. Như vậy cái nào đúng? Cái nào cũng đúng hết.

Ví dụ Phật tử đă hiểu đạo giữ năm giới rồi, như vậy đời sau sanh ra sung sướng hơn. Nhưng nếu không có duyên gặp Phật pháp tiếp tục tu nữa, chỉ lo thụ hưởng, hết phước sẽ trôi lăn trở lại. Cứ trồi lên hụp xuống như vậy ba vô số kiếp, nên nói tu đến ba vô số kiếp. C̣n ngay nơi thân này biết nó giả dối không tham muốn nữa, tâm lặng dần những niệm lăng xăng phải quấy của thế gian, nhận ra cái chân thật và sống với nó, đây gọi là giác ngộ thành Phật nhanh như trở bàn tay.

Phật chứng được tam minh rồi, Ngài biết được nguyên nhân nào chúng sanh đi trong sanh tử và làm sao để ra khỏi. Tại sao Ngài biết? Là v́ Ngài đă có kho báu, dùng được nó th́ diệu dụng không thể lường. Nên nhà thiền thường nói chân không diệu hữu. Khi đă thể nhập chỗ chân thật ấy rồi, có năng lực không thể nghĩ bàn, nên nói diệu dụng như hằng sa.

Chúng ta tu từng bước, bỏ từ từ chớ không có can đảm buông một lần. Bởi vậy nên lư đạo th́ rất rơ, mà ứng dụng th́ chưa tới đâu. Nhiều người tu cả năm mà cuối cùng thấy cũng chưa bước được bước nào, đôi khi c̣n sụt nữa là khác. Hạng người này tu theo con đường ba vô số kiếp. Hạt giống Phật tuy không mất nhưng cứ trồi lên hụp xuống, tu rồi hưởng, hưởng hết phước lại tuột xuống, cứ thế xoay vần măi.

Nhà Thiền thường nói những bậc đại trượng phu nhảy một cái vọt tới chót núi. Đây không phải là chuyện nói đùa, mà sự thực nếu người can đảm như Lục Tổ một lần nghe liền ngộ. Ngộ rồi buông hết, cả ngày không có một niệm như vậy làm sao không giải thoát được.

Cho nên nếu nh́n đến chỗ cứu kính th́ đạo Phật cách xa khoa học muôn trùng. Đức Phật không có kính hiển vi, mà thấy hết những hành tinh trên bầu trời nhiều như số cát sông Hằng, khoa học bây giờ t́m c̣n chưa ra hết số hành tinh ấy. Phật thấy vi trùng cũng khỏi cần kính hiển vi, nên chuyện Ngài nói đâu phải mơ màng. V́ thế phải biết khi sống trở về với tâm chân thật rồi, trí tuệ thấu suốt, thấy đúng lẽ thật của các pháp.

Tất cả chúng ta tu Phật th́ phải thấy chỗ siêu thoát của đạo Phật. Thấy cho tường tận mới không lầm với những điều hào nhoáng bên ngoài được người ta tán thưởng. Ví dụ ngày xưa đi từ Nam ra Bắc phải ba bốn tháng, bây giờ chỉ mấy tiếng đồng hồ là tới nơi. Thấy th́ thích thật, nhưng lỡ máy bay tắt máy giữa chừng, lúc đó không biết kêu cứu với ai. Thế gian luôn luôn là như vậy, cạnh cái sung sướng đă có khổ đau chực sẵn một bên.

Đạo Phật không chấp nhận sự sung sướng như thế. Phật dạy nếu bớt tham sân si th́ không c̣n mầm mống của đau khổ. Đó là một lẽ thật. Chúng ta tu tới tâm hoàn toàn trong sạch, tự sáng ra thấy cuộc sống này như tṛ chơi, chừng đó chết sống không có ǵ bận tâm, là đă qua bao nhiêu cái khổ. Dù cuộc sống vật chất không sung túc lắm, nhưng tâm hồn thoải mái tự tại là ta cảm thấy hạnh phúc rồi. Chỉ cần giảm bớt ba thứ độc tham sân si th́ gia đ́nh nào cũng hạnh phúc. Đó là hạnh phúc thật sự, chớ không phải hạnh phúc giả dối.

Tóm lại, nếu hiểu đạo Phật một cách đúng chúng ta sẽ thấy có những đặc điểm như sau. Đặc điểm thứ nhất, đạo Phật nói đúng như thật chớ không dối gạt người. Tất cả những ǵ Phật nói đều là lẽ thật. Đạo Phật cho chúng ta biết thế gian là khổ và chỉ phương pháp diệt khổ. Đặc điểm thứ hai, đạo Phật chỉ cho chúng ta nhận ra cái chân thật có sẵn nơi ḿnh, vĩnh viễn xa rời trầm luân sanh tử, chớ không phải từ đâu lại. Đặc điểm thứ ba, đạo Phật tôn trọng tự do tuyệt đối. Tất cả chúng sanh ai cũng có quyền làm Phật và ai cũng có quyền làm chúng sanh, ai cũng có quyền xuống địa ngục, ai cũng có quyền lên cơi trời, Phật không can dự vào. Ngài chỉ hướng dẫn cho biết đâu là tốt đâu là xấu, c̣n phần chọn lựa quyết định là của chúng ta. Tất cả khổ vui, giải thoát hay trói buộc gốc từ ḿnh.

Tất cả chúng ta có duyên gặp Phật pháp là điều rất quí hiếm. Ngoài ra c̣n được thầy, bạn chỉ dẫn lẽ thật cho ḿnh, đây không phải là chuyện dễ. Qua được hai điều khó này rồi, chỉ c̣n ḿnh ráng tu thôi. Nếu không tu được th́ thôi, đừng kêu trời trách đất, cũng đừng than phiền với ai hết, đó là tại ḿnh có quyền mà không tự sử dụng. Vậy mong tất cả chúng ta luôn sáng suốt sử dụng quyền của ḿnh, để làm lợi ích cho ḿnh và cho mọi người.

Tự do thế gian c̣n có luật pháp này nọ, chứ tự do trong đạo Phật là tuyệt đối. Ta muốn đi trong lục đạo luân hồi th́ cứ đi, muốn ra khỏi th́ cứ ra, quyền của ḿnh. Cho nên vui khổ tự làm tự chịu, không thể trách ai được cả.

Mong tất cả quí Phật tử nghe ít hiểu nhiều, nói sơ sài mà thấm sâu, nhớ lâu, tu hành đắc lực, được kết quả thiết thực. Vậy là tốt.

HOA VÔ ƯU
(TẬP-07)

H.T THÍCH THANH TỪ


Quay trở về đầu Xem Learner's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Learner
 
vuhoangnguyen
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 October 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 282
Msg 4 of 7: Đă gửi: 27 October 2006 lúc 7:46am | Đă lưu IP Trích dẫn vuhoangnguyen

Tác giả bài viết < chổ đồng và khác giữa khoa học và Phật học > có vẻ thiên vị rồi . Không cần phải nói dài ḍng như vậy bởi Khoa học chăm lo phần vật chất cho con người , c̣n Đạo Phật chăm lo phần rổi linh hồn cho bá tánh .

Khoa học đă đóng góp rất to lớn cho sự phát triển văn minh của nhân lọai từ thời con ngựi tiền sử c̣n ăn lông ở lỗ cho đến sự văn minh hiện đại ngày nay là điều không thể phủ nhận . Nhưng tất cả sự hiểu biết tri thức nhân lọai chỉ là hột cát so với tâm linh Đạo học .

Đạo Phật đă chỉ ra một con đường giải thóat về phần hồn vĩnh viễn không c̣n đọa lạc , vĩnh cữu trong sự giải thóat an lạc . Ngựi xưa trí tuệ không nhiều , không cần trí Bát Nhă chỉ do tấm ḷng đơn sơ , b́nh dị , nhân ái mộc mạc , hiền lành mà đắc đạo rất nhiều . Người ngày nay vướng mắc quá nhiều các Pháp cao siêu ảo tưỏng cứ ngộ ḿnh là Phật mà không thóat ra được cái ṿng lẩn quẩn sanh tử luân hồi .

Vũ Ḥang Chưong



Quay trở về đầu Xem vuhoangnguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuhoangnguyen
 
cuongheohon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 04 August 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 8
Msg 5 of 7: Đă gửi: 01 November 2006 lúc 9:34am | Đă lưu IP Trích dẫn cuongheohon

vuhoangnguyen đă viết:

......

 . Nhưng tất cả sự hiểu biết tri thức nhân lọai chỉ là hột cát so với tâm linh Đạo học .

Đạo Phật đă chỉ ra một con đường giải thóat về phần hồn vĩnh viễn không c̣n đọa lạc , vĩnh cữu trong sự giải thóat an lạc . Ngựi xưa trí tuệ không nhiều , không cần trí Bát Nhă chỉ do tấm ḷng đơn sơ , b́nh dị , nhân ái mộc mạc , hiền lành mà đắc đạo rất nhiều . Người ngày nay vướng mắc quá nhiều các Pháp cao siêu ảo tưỏng cứ ngộ ḿnh là Phật mà không thóat ra được cái ṿng lẩn quẩn sanh tử luân hồi .

Vũ Ḥang Chưong



Người xưa có câu: anh không thể chứng minh cho con B̉ nó biết rằng nó chính là một con B̉

Và v́ thế, con B̉ vẫn cứ gặm cỏ... thương thay

 

Quay trở về đầu Xem cuongheohon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi cuongheohon
 
Ngoc Huong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 October 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 21
Msg 6 of 7: Đă gửi: 01 November 2006 lúc 10:11am | Đă lưu IP Trích dẫn Ngoc Huong

Đức từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ,đưa tay chỉ mặt trăng
Quay trở về đầu Xem Ngoc Huong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Ngoc Huong
 
learning
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 20 July 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 10
Msg 7 of 7: Đă gửi: 01 November 2006 lúc 9:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn learning

Xin được trích đoạn trong " Kinh Thủ Lăng Nghiêm" quyển 8

"- Tám là Kiến Tập giao minh (kẻ thông minh ham kiến chấp), như năm thứ ác kiến và các nghiệp tà ngộ, v́ kiến giải khác nhau nên chống trái lẫn nhau, ví như người lạ đi đường qua lại gặp nhau, căi cọ thưa kiện, nên có các cấp quan lại, nắm giữ hồ sơ văn bản đối chứng. Hai tập khí giao xen, thế nên mới có Thiện Ác Đồng Tử tay cầm hồ sơ văn bản, điều tra bằng chứng cụ thể, khám hỏi, tra khảo, thẩm vấn v.v... Mười phương Như Lai xem những ác kiến đồng như hầm độc, Bồ Tát xem những kiến chấp hư vọng như vào hố độc."

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Quay trở về đầu Xem learning's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi learning
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.5547 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO