Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 78 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Thời nay đoạn kết của Sấm Trạng ? Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
ngoctrongdda
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 26 November 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 142
Msg 121 of 585: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 1:59am | Đă lưu IP Trích dẫn ngoctrongdda

nganhong đă viết:

VẬY có thể đă thấy "thiên tử" ở ngôi sửu(sao ngưu).sinh ra vào thời điểm "phá điền".cũng là lúc ứng với tượng trên trời : "sao ngưu hiện ra trên sông QUÍ (bảo) ".tượng trên trời--đất ứng theo sẽ có "phá điền".đúng khi ấy "nhân" sẽ xuất ! ứng hợp trên sông "QUÍ".NGƯỜI  sẽ có cái tên ứng với nghĩa "đại nhân".C̉N ĐỒNG NGHĨA ="NHÂN THẬP".sinh ra nơi địa danh có con sông "QUÍ".năm sinh ứng với ngôi sửu (sao ngưu ).tất yếu "người" sẽ rất giỏi khoa học thần bí (dịch học ) như :kỳ môn..thiên văn...vv.đặc biệt có ḷng NHÂN TỪ bao la như lời sấm vĩ (là thánh nhân).nên rất có thể "người" có ngộ được "phật pháp".bởi quyền năng của "người" thuộc về TÂM LINH nên đạt tới cái vô hạn.(cái hữu h́nh th́ hữu hạn-thuộc về vô h́nh tất vô hạn ).& "500 năm sau ngày ta mất thiên hạ tất thái b́nh" như lời thánh tŕnh để lại c̣n xa lắm không???như vậy h́nh bóng "người "đă thấp thoáng hiện ra rồi ! cũng xin cảm ơn THIENNHAN cùng quí nhân phản biện cho "bật" ra v/đ đang thảo luận...  thật có lư !       &nbs p;&nb sp;

  Bác Thiennhan đang bận typing ,NTD đang rảnh góp vui với bác NgânHong.Lời văn của bác thấm nhuần đạo pháp và  khó hiểu.Gia đ́nh tôi theo đao phật có ,Thiên chúa có ,đạo ông bà cũng có ,c̣n tôi vô học & vô duyên với đạo pháp ,chỉ xin tham gia góp vui ( không phải phản biện hay luận chứng ǵ) &   không 1 ư ǵ mỉa mai hay giảm niềm tin hay tín ngưỡng của ai

Ngộ : nếu "người" là thánh nhân rất giỏi khoa học  huyền bí & bởi quyền năng của "người" thuộc về tâm linh nên đạt tới cái vô hạn th́ tôi nghĩ "người" sẽ không Ngộ riêng  1 đạo pháp nào ,hay nói 1 cách khác "người" sẽ khai sáng 1 đạo pháp mới cho cả dân tộc đi theo

Thánh : tôi nghĩ rằng Trên đời này không ai sinh ra đă là thánh nhân hoặc vĩ nhân ,chỉ có những con người b́nh thường trong những giờ phút hay giai đoạn lịch sử làm lên những việc phi thường th́ chính họ & chỉ có họ mới xứng là thánh nhân hoặc vĩ nhân.Bởi xuất thân là người thường rất có thể " người" có Ngộ được " phật pháp"

Thái b́nh c̣n xa lắm không??? Nếu Nostradamus và Trạng tŕnh ,2 nhà tiên tri cùng thời đại đúng th́  chúng ta phải đợi WW3 lúc đó " người" mới xuất hiện !

NTD

Quay trở về đầu Xem ngoctrongdda's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ngoctrongdda
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 122 of 585: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 2:28am | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phật Pháp nói thánh nhân lúc nào cũng có , Phật ở thập phương soi rơ những nẻo đường chúng sanh , mọi ngóc ngách nào Phật cũng đều hay biết . Thái B́nh hay không cũng ở bản ngă của mỗi chúng sanh , miễn sao thanh tâm an lạc th́ thiên hạ ắt thái b́nh . Thánh nhân đâu có xa ǵ chính là những người tâm hồn cao thượng , giúp đỡ người khác , làm từ thiện , tâm không tranh đấu chính là thánh nhân , thánh nhân là người giúp người khác thóat ra các nỗi khổ , an ủi người khác có niềm tin vào cuộc sống , không ngại gian khó đến với ḿnh . Thánh nhân đâu xa đó lă những lương y chữa bệnh cho người nghèo , những luật sư bênh vực cho người cô thế , những người không sợ cường quyền đàn áp để bảo vệ lẽ phải , những người dám hy sinh tài sản cực khổ để kiếm được để làm từ thiện ... Thánh nhân th́ nhiều lắm nhưng do ta cứ nh́n xa măi mà không thấy họ ngay trước mắt , họ cũng rất b́nh dị , ngày ngày họ làm những việc cũng như chúng ta , nhưng nếu như ta làm các việc phước thiện th́ chính chúng ta cũng đang làm công việc của một thánh nhân .

Thái B́nh tới khi xă hội không tranh chấp , mọi người mở rộng tấm ḷng ra với nhau , yêu thương và giúp đỡ nhau , như vậy thật vui vẻ và thái b́nh , ai ai cũng coi nhau là người thân không dùng mưu sâu kế độc để hại lẫn nhau , không vị kỉ cá nhân làm giàu riêng ḿnh mà hại người khác , không khua môi múa mép để tự bảo vệ cái độc tôn của ḿnh th́ chẳng phải không chỉ riêng nước Việt Nam mà cả thế giới sẽ thái b́nh sao ? Thái B́nh c̣n xa hay gần tùy thuộc vào mỗi cá nhân chúng ta mà thôi .

__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 123 of 585: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 2:51am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Code:
TRẠNG TR̀NH NGUYỄN BỈNH KHIÊM: NHÀ TIÊN TRI CỦA VIỆT TỘC

Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, cách đây khoảng 500 năm, trên thế giới xuất hiện hai nhà tiên tri lừng danh là Trạng Tŕnh bên Việt Nam và Nostradamus bên Pháp. Thời đại này Tây phương nổi lên phong trào Tin Lành, bên Tầu nẩy ra tân Nho thuyết của Vương Dương Minh, bên ta phát sinh Thánh mẫu Liễu Hạnh, bắt đầu thực sự Nam Tiến mở đầu khúc rẽ lịch sử văn hóa trọng đại nhất kể từ ngày lập quốc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật lịch sử độc nhất trong sử Việt làm cố vấn một lúc cho ba bốn phe đối nghịch nhau: Mạc, Lê, Nguyễn, Trịnh. Ông vượt lên như một Tiên ông trên non cao mây trắng nh́n xuống bàn cờ người, thương t́nh chỉ cho nhân thế đua chen vài nước cờ tiến thoái sinh tồn tạm thời, mặc dù trong đôi mắt tiên tri ông đă nh́n thấy rất xa lẽ được thua "ngũ bách niên tiền, ngũ bách niên hậu". Ông sinh năm 1491, cách đây 507 năm. Ông sinh sau Nguyễn Trăi 111 năm, trước Nguyễn Du 274 năm, kém Mạc Đăng Dung 8 tuổi và cùng quê với ông vua xuất thân đánh cá này. Tại Cổ Am, Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Pḥng) từ lúc sinh ra tới năm 13 tuổi (1481 - 1504), Nguyễn Bỉnh Khiêm được sống yên ổn dưới triều thịnh trị Hồng Đức và Lê Hiến Tông. Từ lúc lớn lên trong 23 năm liên tiếp (1504 - 1527), nhà Lê mạt vận thay đổi tới 6 ông vua, toàn là vua Quỷ giết bà nội (chính cung vua Lê Thánh Tông), giết cận thần, như Lê Uy Mục, hay vua Heo như Lê Tương Dực, hoang dâm bạo ngược, đến nỗi sứ thần nhà Minh phải gọi là Quỷ Vương và Trư Vương, lại c̣n than hộ nước Việt là "thiên ư như hà giáng quỷ vương" ! (ư trời sao lại giáng vua quỷ !).

Tương truyền ông thông minh từ nhỏ, lên một tuổi đă biết nói, lên bốn đă thuộc thơ và kinh sử do bà mẹ hay chữ và giỏi tướng số chỉ dạy. Bà mẹ đặc biệt này là con gái Thượng Thư Bộ Hộ Tiến sĩ Nhữ Văn Lạn, kén chồng măi tới năm 30 tuổi gặp ông Văn Định thấy có tướng sinh đại quư tử nên mới chịu kết duyên vợ chồng. Có thuyết nói rằng bà gặp anh đánh cá Mạc Đăng Dung ở bến đ̣ và tiếc rẻ là không có duyên với con người có tướng cách đế vương này ! Bà lấy chồng với hy vọng sau đẻ con đạt ngôi cửu trùng, ngay từ đêm tân hôn bà đă dặn trước chồng là khi nào trăng lên đến đầu ngọn tre mới được động pḥng, nào ngờ ông Văn Định động pḥng hơi sớm nên bà thụ thai không đúng giờ tốt, v́ thế tuy sinh quư tử nhưng không đạt được tột đỉnh thiên tử !

Cũng có truyện kể lại rằng thuở nhỏ Bỉnh Khiêm trông rất khôi ngô tuấn tú, khi đang tắm với lũ trẻ ở sông Hàn, một người thầy tướng Tầu đi thuyền qua nói rằng "cậu này đáng lẽ tướng làm vua, nhưng v́ nước da hơi thô nên chỉ làm tới Trạng nguyên Tể tướng !" Lúc c̣n bế ẵm, Bỉnh Khiêm đă biết thốt lời "mặt trời mọc ở phương Đông" khiến mọi người đều kinh ngạc. Có lần Từ Thục phu nhân đi vắng, ông Văn Định chơi đùa với con, đọc: "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung", Bỉnh Khiêm liền đọc tiếp: "vén tay tiên, hốt hốt rung". Khi trở về nghe chồng kể chuyện, Từ Thục phu nhân không vui, trách rằng: "mặt trăng là khí tượng bầy tôi, sao ông lại dậy con như thế !". Rất có thể với biệt tài tướng số, biết trước vận số nhà Lê 40 năm sau đời Lê Thánh Tôn sẽ suy tàn, phương Đông (Hải Dương) có khí tượng đế vương, nên bà đă cố tạo ra một ông vua theo giờ giấc sinh đẻ chăng ? Người mẹ có giấc mơ làm Mẫu hậu mất sớm, người con tên Khiêm, tự là Hanh Phủ, theo quẻ Dịch: Khiêm tốn th́ hanh thông, sau này tuy không làm vua nhưng làm thầy mấy ông vua và là chiến lược gia chỉ đạo cho dân tộc: Bắc ḥa, Nam tiến.

Thiếu thời

Thuở nhỏ học ở quê nhà, cha từng sung chức Thái học sinh, mẹ lầu thông kinh sử, lư số, chắc hẳn ông đă đă được rèn luyện kỹ lưỡng. Khi lớn lên, ông vào Thanh Hóa (cách Cổ Am độ 150 cây số) học Bảng nhăn Lương Đắc Bằng, nguyên Lại Bộ Thượng Thư. Trước khi chết ông thầy họ Lương truyền lại cho người môn sinh đầy năng khiếu lư số cuốn Thái Ất Thần Kinh là một cuốn sách lư giải Kinh Dịch của Dương Hùng đời Hán, cuốn sách hiếm này khi đi sứ Tầu, Lương Đắc Bằng đă t́m được.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy học giỏi nổi tiếng trong giới nho lâm nhưng ông đă bỏ không dự khoa thi 1523 và 1526 v́ vào thời hỗn loạn cuối triều Lê, bỏ khoa đầu tiên của nhà Mạc v́ thiên hạ c̣n chưa phục tùng, măi tới năm 1534 - 1535, đời vua Mạc Đăng Doanh thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới dự thi và đậu Trạng Nguyên. Năm ấy ông đă 44 tuổi.

Thời xuất chính : không phải 8 năm mà 30 năm !

Đỗ đầu thi hương, thi hội, thi đ́nh, Tam nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm Đông Các hiệu thư (sửa chữa văn thư), sau thăng Tả Thị Lang Bộ H́nh, Bộ Lại, kiêm Đông Các Đại Học Sĩ (Tam phẩm). Trong 8 năm tại triều (1535 - 1542) ông từng dâng sớ xin chém 18 lộng thần. Năm 51 tuổi đời vua Mạc Phúc Hải, ông cáo quan về quê. Ít năm sau triều đ́nh lại vời ông ra làm Thượng Thư Bộ Lại, Thái Phó, pḥ giúp vua nhỏ Mạc Phúc Nguyên (1546 - 1561), cùng với Mạc Kính Điển là chú vua và là cột trụ chống đỡ nhà Mạc. Trong khoảng 55 tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô Thăng Long, nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc đi đánh giặc, nhà Mạc tôn kính ông như quân sư, phong ông làm Tŕnh Tuyền Hầu (v́ thế dân gian mới gọi là Trạng Tŕnh). Măi tới ngoài 70 tuổi ông mới hoàn toàn quy ẩn nơi quê nhà.

Thời quy ẩn và triết lư sáng tạo "trung tân"

Ông về quê năm 1563, sống đời tiên thoát tục trong Am Bạch Vân, bắc cầu Trường Xuân, Nghênh Phong, làm nơi nhàn tản nh́n trăng hóng mát. Ông lại khuyên dân làng trồng cây bờ đê để lấy bóng dâm, mở chợ làm nơi buôn bán, tu sửa đ́nh chùa...Ông cùng học tṛ dựng quán Trung Tân nơi bến Tuyết giang, cho khắc văn khuyến Thiện trên bia đá, bài bia này nói lên triết lư tư tưởng cao siêu của Trạng Tŕnh : "...Toàn kỳ thiện giả vi trung, bất toàn kỳ thiện giả tắc phi trung dă... Tân giả tân dă, tri sở chỉ vi yếu tân, bất tri sở chỉ tắc mê tân dă... Trung chi sở tại, tức chí thiện chi sở tại..." nghĩa là : "vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện th́ không phải là Trung... Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê ... Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện..." Có lẽ trong ngh́n năm Nho học mới thấy một nhà Nho giải nghĩa chữ Trung Dung một cách giản dị, đầy đủ và sáng tạo như vậy. Cốt tủy của Trung phải là Thiện, không có ḷng Thiện th́ biết đâu là chỗ Trung, chỗ đúng tiết, chỗ "juste milieu" mà dừng lai ! Tâm bất chính th́ lạc vào bến mê, tâm giác ngộ th́ biết bờ bến để neo thuyền, tư tưởng này phảng phất tư tưởng "Đáo bỉ ngạn" tức tới được bến của nhà Phật.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đă nối Nho vào Phật Lăo, mang lại cho nhà Mạc cái vinh dự tiếp tục tư tưởng Tam Giáo Đồng Tôn mà nhà Lê độc tôn Tống Nho đă đánh mất, và đánh mất nặng nề truyền thống dân bản khai phóng của Lạc Việt. Ở tuổi thất thập cổ lai hy, Trạng Tŕnh có phong thái của một Lă Vọng Khương Tử Nha ngồi câu bên bờ sông Vỵ, một Gia Cát Lượng nằm ngâm thơ chân núi Ngọa Long :

Ngư ông bất ngộ Đào nguyên khách
Khởi thức hưng vong thế cổ kim !

Tương truyền cụ Trạng thường cùng các nhà sư già đi thăm các nơi danh lam thắng cảnh, nay Yên Tử, Đồ Sơn, mai Ngọa Vân, Kim Hải...học tṛ trước sau đông tới ba ngh́n người. Cụ có ba phu nhân, 7 trai và 5 gái.

Năm 1585 tuổi già lâm bệnh, biết ḿnh khó qua, cụ Trạng 95 tuổi c̣n dâng sớ xin vua "... thần tính độ số thấy vận nước nhà đă suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ư trời đă định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ư, xin nhà vua hết ḷng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần vơ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, th́ thần chết cũng được thỏa ḷng". Nhà Mạc cử cột trụ Triều đ́nh là hoàng thân Khiêm Vương Mạc Kính Điển cùng các quan về tế lễ, sai lập đền thờ, cấp ruộng tự điền trăm mẫu, vua Mạc Mậu Hợp lại đích thân viết chữ đề lên đền thờ: "Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ".

Bảy năm sau khi Trạng Tŕnh mất, 1592, nhà Mạc cũng mất theo, tuy c̣n giữ đất Cao Bằng thêm được 4 đời nữa. Xem thế Trạng Tŕnh đă dốc ḷng pḥ Mạc và nhà Mạc cũng hết mực cung kính cây cổ thụ che chở triều đại suốt 60 năm. Một trăm năm sáu năm sau, 1741, Tiến sĩ Vũ Khâm Lân nhân đi đánh giặc và đắp đê tới thăm đền thờ Trạng Tŕnh, viết tựa cho tập gia phả của họ Nguyễn Bỉnh vào đời thứ tám (ngă bát thế chi hậu, binh qua khởi trùng trùng !) đă xúc động mô tả kiểu đất "Nghiễn tŕ thủy ảnh", tức mặt hồ nghiên, ánh nước long lanh, là đất phát sinh bậc đại nhân, đầm nước sâu hơn một trượng, bốn năm vụng đất trên khoảng vài trăm mẫu, chỗ thắt chỗ ph́nh, khi lặng bóng, khi nắng vàng tỏa ánh.

Đạo học của bậc quân sư: môn phái Bạch vân am với quyết sách tam phân thiên hạ

Từ cổ xưa, trước khi rơi vào cái học Tống Nho khoa cử độc tôn, tầm chương trích cú, người trí thức theo Đạo học, học để hành, hành tàng theo đạo. Đạo học là Đại học, quan để quán, bao quát mà vẫn qui về một mối (Uni- versity). Trạng Tŕnh và các môn đệ của ông như Trạng Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ (tác giả Truyền Kỳ Mạn Lục), Nguyễn Quyện (danh tướng nhà Mạc), Trương Thời Cử, Trạng Giáp Hải, Lương Hữu Khánh... tập hợp thành một môn phái Đạo học, Đại học chi đạo, tiếp nối truyền thống Lư, Trần, học cả Nho lẫn Phật, Lăo, cả Tứ Thư Ngũ Kinh lẫn các môn lư học, huyền học, binh thư, phong thủy địa lư... Trạng Tŕnh phân phối môn đệ thân hữu đi mọi hướng đất nước: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh... vào với nhà Lê trung hưng ở Thanh Hóa, Nguyễn Đ́nh Thân, người cùng quê Hải Dương, đi với Nguyễn Hoàng vào Hoành Sơn, Trạng Giáp Hải, Nguyễn Quyện và chính ḿnh pḥ Mạc tại quốc đô Thăng Long cho tới gần hết thế kỷ XVI.

Sở học của Trạng Tŕnh có lẽ được chính bà mẹ nuôi dưỡng uốn nắn từ nhỏ : học để làm vua, không làm vua th́ cũng làm thầy vua, đấy là truyền thống "đế vương chi học" cao siêu của của bậc đại nhân :

Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ
Du nhàn ngă thị địa trung tiên

Mà muốn vậy th́ trên phải thông thiên văn, dưới phải rành địa lư, mưa gió nắng băo phải biết trước như Gia Cát , Trương Lương, chiến lược chiến thuật đều tinh thông nên có thể xếp đặt thiên hạ như bàn cờ , nhà Mạc một phần, Lê Trịnh một miếng, họ Nguyễn một phương...thế Tam quốc này chính Trạng Tŕnh và môn đệ phân định thi hành, mặc dầu Trạng Tŕnh cũng như Gia Cát, biết là ḿnh đang cố lấy nhân lực để cưỡng mệnh trời, thế loạn mà muốn trị cũng giống như "con ngao to đội núi đỡ trời cao" . Cho nên dù có than :

Cổ lai nhân nghĩa tri vô địch
Hà tất khu khu sự chiến tranh

dịch :

Nhân nghĩa xưa nay là vô địch
Sao vẫn khư khư việc chiến tranh
Vẫn phải cáng đáng thiên mệnh, tận kỳ tính, lo toan chuyện dân chuyện nước.

Từ Bạch Vân Am Trạng Tŕnh dùng cái nh́n chiến lược và phong thủy để mở ra mặt trận Nam phương cho Nguyễn Hoàng: vừa thực hiện việc mở rộng bờ cơi, vừa lấy thế hiểm mà dung thân, ông thôi thúc Phùng Khắc Khoan vào Thanh Hóa với nhà Lê v́ sau này, 1598, chính họ Phùng đi sứ sang Tầu đă dàn xếp chấp nhận để yên cho họ Mạc ở đất Cao Bằng. Chính Trạng Bùng là người theo chí thầy viết tập Sấm Văn và tập Chu Dịch Quốc Âm Ca Quyết, việc ông hai lần gặp Liễu Hạnh Thánh Mẫu hiển linh, lần đầu ở Lạng Sơn, lần sau ở Tây Hồ, là một khúc mắc lớn. Có thể chính hai thầy tṛ, đều tinh thông lư số, đều viết Sấm, đă nhân chuyện linh thiêng mà dựng nên một tín ngưỡng b́nh dân, lấy h́nh ảnh một bà Mẹ dân tộc làm mái che bên cạnh Phật, Lăo, đang bị Nho đè xuống ?

Dù sao, không thể phủ nhận khả năng thần toán của Trạng Tŕnh mà sứ nhà Thanh Chu Xán sau này phải nhận là "An Nam lư số hữu Tŕnh Tuyền". Rơ ràng nhất là bài văn tế của Tiến sĩ Đinh Thời Trung khóc thầy và xác định tài lư số của thầy :

Một kinh Thái Ất thuộc ḷng
Đốt lửa soi gan Dương Tử
Một ḿnh lư học tinh thông
Hai nước anh hùng không đối thủ...
Đạo thống Thánh nhân tự tiên sinh mà truyền ra
Bờ cơi Thánh nhân duy tiên sinh là thấu đáo
Đuốc ngọc chưa tàn ba ngọn
Văn viết đă xong...

Như vậy quả có Thái Ất, Thái Huyền của Dương Hùng làm luận giải cho Kinh Dịch và quả có chuyện thầy tṛ từng ngồi đoán số gieo quẻ với nhau. Bên cạnh những lời cố vấn như Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân cho Nguyễn Hoàng, Giữ chùa thờ Phật th́ ăn oản và Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, nên t́m giống cũ mà gieo mạ, cho Trịnh Kiểm tiếp tục pḥ Lê, hay dặn ḍ Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế (đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng cũng ở được mấy đời) cho con cháu nhà Mạc, thơ văn Trạng Tŕnh cũng xác nhận lư số sấm kư là một khía cạnh trong Đạo học của Trạng :

Thái cực nhất chu đàm luận liễu
Tri ngô thấu đắc Dịch chi thâm

Dịch :

Thái cực một ṿng đàm luận suốt
Biết tôi Dịch lư thấu thâm sâu

Quẻ Phục "thiên địa chi tâm" trong kinh Dịch được nhắc tới nhiều lần :

Bác văng tĩnh quan tri tất Phục
Nhất dương dĩ nghiệm Địa Lôi trung

Dịch :

Quẻ Bác qua, lặng yên xem Phục đến
Một Dương nghiệm thấy giữa Địa Lôi

(Quẻ Phục sau quẻ Bác, gồm Khôn trên và Chấn dưới, năm hào Âm đè ở trên, một hào Dương bắt đầu mọc ở dưới để Phục lên, vạn vật suy măi cũng phải nẩy ra thịnh, đen măi cũng có hồi đỏ, ánh sáng ở cuối đường hầm, đó là tâm của trời đất không nỡ để cái ǵ suy măi ).

Hay câu :

Tĩnh quan vạn vật sinh sinh ư
Ưng kiến vô cùng thiên hạ tâm

Dịch :

Lặng xem vạn vật sinh thông
Thấy ḷng trời đất mênh mông vô cùng

Khi ra làm quan, ông đă biết trước :

Quư thế khí tài tuy tạm xuất
Hưng vương lương tá dĩ tiền tri

Dịch :

Thế cuối tài hèn tuy tạm xuất
Vua lên tôi giỏi biết trước ra
Nhất là hai câu thơ sau đây :
Từ thuở hai dê sinh đặt ra
Than ôi tuổi tác kẻ ban già

Nói về năm Ất Mùi (Ất là can thứ hai, dê là năm Mùi) đậu Trạng Nguyên khi đă 44 tuổi (1535 đời minh quân Mạc Đăng Doanh), rất giống ngôn từ dùng trong Sấm kư. Măi tới cuối thế kỷ XVIII, đời Tây Sơn, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiệp (1723 - 1804) c̣n lặn lội ra thăm đền thờ Trạng Tŕnh và viết trong Thi Cảo là cụ Trạng đă "Phiến ngụ toàn tam tính" tức khuyên lời ngụ ư bóng gió để ba họ được an toàn.

Một vài chuyện sau đây có thể xác tín v́ đă được ghi lại trong trong gia phả, trong Công Dư Tiệp Kư, hoặc truyền khẩu từ xưa :

Quẻ "Thiết Đoản Mộc Trường" (Sắt ngắn gỗ dài)
Một ngày cuối năm ba mươi Tết, cụ Trạng và một người học tṛ từ xa đến lễ thầy, hai thầy tṛ đang ngồi đàm luận th́ có người gơ cổng xin vào. Cụ sai gia nhân ra nói hăy chờ một chút, trong lúc đó cụ và người học tṛ cùng bấm quẻ xem người gơ cổng đêm ba mươi Tết có chuyện ǵ.
Hai thầy tṛ cùng bấm được quẻ "Thiết đoản mộc trường", tức ứng vào vật sắt ngắn gỗ dài, cụ hỏi :

- Anh đoán xem là người gơ cổng có việc ǵ ?

Người học tṛ trả lời :

- Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài th́ chỉ có cái mai, chắc có người vào mượn cái mai đào đất.

Cụ nói :

- Tôi đoán khác anh một chút, người gơ cổng đến mượn búa chứ không phải mượn mai.

Khi mở cổng cho người hàng xóm vào th́ đúng là vào mượn búa chứ không phải mượn mai mượn xẻng.

Cụ giải thích cho tṛ :

- Anh bấm quẻ đă đúng nhưng luận chưa cao. Đêm ba mươi Tết đến mượn búa để bổ củi nấu bánh chưng chứ giờ này ai c̣n đến mượn mai đào đất !
Vớt xác được phú quí

Bùi Sinh là người học tṛ nghèo trong làng, Trạng Tŕnh đoán sau này sẽ được phú quí. Măi tới tuổi 70 Bùi sinh vẫn không giầu không sang, bèn đến hỏi lại thầy ḿnh. Cụ Trạng cười không nói ǵ, rồi bỗng nhiên một hôm cụ gọi Bùi Sinh lại bảo rằng :

- Hăy mang thuyền đánh cá ra cửa bể Vạn Ninh, tới giờ ấy...hễ thấy ǵ trôi trên nước cũng vớt lên, sẽ được trọng thưởng.

Bùi sinh nghe lời ra bến Hồng Đàm ngồi đợi, quả nhiên một hồi giông băo nổi lên rồi thấy một xác người dạt vào, nh́n kỹ là xác một người đàn bà ăn mặc quần áo Tầu gấm vóc sang trọng. Bùi sinh vớt lên, sau này mới biết là xác mẹ Tổng Đốc Quảng Đông đi chơi ngoài biển bị băo bạt sang phương Nam. Viên Tổng Đốc Quảng Đông cho người t́m về hướng biển Nam, khi t́m thấy liền trọng thưởng Bùi sinh rất hậu, rồi Bùi sinh lại được nhà Mạc phong quan tước v́ hành vi ngoại giao tốt đẹp ! (Có chỗ thuật hơi khác là bà mẹ Tổng Đốc hăy c̣n sống, Bùi sinh cứu lên và nuôi dưỡng cho tới khi người Tầu sang đón về, có chỗ lại nói là vớt lên xác một công chúa Tầu... ).

Những giai thoại khác như "Minh Mệnh Thập Tứ, Thằng Trứ phá đền" hoặc "Cha con thằng Khả đánh ngă bia tao", hoặc lấy số Tử Vi cho cái quạt...có thể do người sau thêu dệt, không có có giá trị tiên tri sấm kư

Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
linhlinhlinh
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 25 November 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 124 of 585: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 12:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn linhlinhlinh

kết thúc trang "bàn về sấm vĩ"...này chắc linhlinh-nhapmon&NTD phải "chung"bác thiennhan một "độ nhậu"quá!không rơ các bác có đồng ư không?
Quay trở về đầu Xem linhlinhlinh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi linhlinhlinh
 
linhlinhlinh
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 25 November 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 125 of 585: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 3:43pm | Đă lưu IP Trích dẫn linhlinhlinh

mong được đọc tiếp những ḍng "việt sử siêu linh " của bácthien nhan.c̣n "cdc-vn.org/vvv khosach1.html"của QTV-2không thấy đâu?    có thấy mấy trang "cdc-vn.org/vvv..."lạ hoắc chen vào nói lung tung!(thà thắp một ngọn nến nhỏ-c̣n hơn ngồi nguyền rủa bóng tối ".hay là chờ "tát nước theo mưa "-rơ chán!
Quay trở về đầu Xem linhlinhlinh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi linhlinhlinh
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 126 of 585: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 8:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Code:
BÀI SẤM ĐÍCH THỰC LÀ SẤM TRẠNG TR̀NH

Một ngày thu năm Nhâm Dần (1542) đang tựa án đọc sách, chợt thấy mây ngũ sắc hiện ra, Trạng liền gieo quẻ bói xem thời vận nước nhà, lúc ấy đời vua thịnh trị nhất triều Mạc là Mạc Đăng Doanh mới mất, Trạng bốc được quẻ Càn, động hào Sơ cửu, liền đoán :

Liên Mậu, Kỷ, Canh, Tân
Can qua sinh sác biến


Nghĩa là loạn liên tiếp vào năm Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi (1548 – 1549 – 1550 - 1551), rồi cụ lại giảng tiếp cho học tṛ là Trương Thời Cử rằng :

Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngă bát thế chi hậu
Binh qua khởi trùng trùng
Ngưu tinh tụ Bảo giang
Đại nhân cư chính trung


Dịch nghĩa :

Bói được quẻ thuần Càn
Hào sơ cửu rồng lui ẩn
Tám đời sau ta
Binh biến khởi trùng trùng
Sao Ngưu tụ Sông Quí
Đại nhân ở chính giữa


(Có bản chép câu 5 là: Tinh tụ Bảo giang thượng nghĩa là Sao tụ trên Sông Quí ).

Bài này chính là ch́a khóa để mở mật ngữ và ẩn nghĩa trong toàn bộ Sấm Trạng Tŕnh, một bài Sấm không ai phủ nhận được giá trị chân xác may mắn được truyền lại, trong khi tập Sấm đă bị tam sao thất bản, thêu dệt thêm bớt qua 500 năm.

Bói được quẻ Càn (Trời), thấy rồng lui ẩn, hồng vận chân chúa chưa xuất hiện, tám đời sau, khoảng 1735 khi Tiến sĩ Vũ Khâm Lân tới thăm hậu duệ đời thứ 7 và thứ 8 của Trạng Tŕnh tại chính nền nhà xưa, đúng là thời loạn liên tiếp giữa các phe Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn...Cho tới triều Nguyễn Gia Long cũng chỉ được hơn 60 năm lại bị Thực dân xâm lăng, mà trong 60 năm đó, loạn lạc vẫn liên miên tại miền Bắc bộ (riêng hai đời Minh Mệnh, Thiệu Trị 1820 - 1847 đă có tới 250 vụ loạn), cho tới thập niên 1980 mới tạm gọi là yên ổn. Phải đợi tới khi sao Ngưu, chủ tinh của bậc đại nhân xuất hiện trên Bảo giang th́ đất nước mới lại phục hưng, đại hồng vận non sông mới rực rỡ.

Bài Sấm trên cho thấy Trạng Tŕnh đă dùng tới Dịch lư và phải cộng thêm với Chiêm tinh (Thái Ất, Thái Huyền ?) mới tính ra được thời "sao tụ" trên Bảo giang và "tám đời sau binh qua", mà một quẻ Dịch thường không "động" cho một quăng thời gian dài cả 500 năm như vậy.

Thái Ất, Thái Huyền hay là Chiêm Tinh Tuyết Sơn Hy Mă ?

Trạng Tŕnh đă viết Sấm, không nghi ngờ ǵ nữa, nhưng viết Sấm bằng nguồn gốc lư số nào, đấy c̣n là một nghi vấn. Lư số học Đông phương phần lớn dựa trên Kinh Dịch, từ Âm Dương Ngũ Hành, tới Bát quái, 64 quẻ...theo đó mà luận, từ Nho, Y, Lư, Số, cho tới làm lịch... đều không ra ngoài Dịch lư. Muốn kỹ càng chi tiết hơn, với các công thức áp dụng cho tiện việc tính toán (ví lư số là một môn Toán học Thiên văn), phải dùng thêm các sách luận giải về Kinh Dịch, trong đó Thái Ất Thần Kinh là một.

Nguyên Thái Ất Thần Kinh c̣n gọi là Thái Ất Kim Tiền là một tập sách có từ đời Đường (thế kỷ VI - VIII có thể là sách Thái Ất Kim Kính Thức Kinh của Vương Hy Minh) rất cao siêu nên được gọi là Kinh, mà Kinh này cũng lại bắt nguồn từ sách Thái Ất từ đời Chiến Quốc (481 - 249 trước Dương lịch). Thái Ất là tên một v́ sao lớn, có chu kỳ 40 năm một ṿng, đi qua đâu th́ giáng an lành mưa thuận gió ḥa, có người cho là thuộc bộ Càn tức là sao Bắc thần hay Bắc đẩu, cũng có thể là sao Thái Tuế theo khoa Tử Vi. Một học giả đời Minh là Viên Đàm lại cho rằng sách Thái Ất Thần Kinh chính là sách Thái Huyền của Dương Hùng đời Hán (năm 53 tr.DL). Dương Hùng tuy dựa theo Kinh Dịch mà viết ra Thái Huyền, nhưng ông chi tiết hóa và công thức hóa thành một bộ sách áp dụng vào lư số nên sau này các nhà thuật số đều lấy đó làm cứ điểm.

Dịch th́ lấy Âm Dương làm gốc, Huyền th́ lấy một, hai, ba, làm gốc cho mọi biến hóa trong trời đất: "Huyền có hai đạo, một là lấy 3 mà sinh, lấy 3 mà khởi là Phương, Châu, Bộ, Gia ; lấy 3 mà sinh là chia khí Dương ra làm 3, chồng lên 3 lần, đến chín Doanh là cùng cực..." (Nho Giáo - Trần Trọng Kim). Mỗi Gia lại biến ra 3 Thủ, mỗi Thủ lại có 9 Tán. Dịch th́ có 6 hào hợp thành 384 hào, Huyền th́ có 9 Tán, hợp lại làm 729 Tán (Phương 3 x Châu 3 x Bộ 3 x Gia 3 x Tán 9 = 729). Như thế Thủ tương đương với Quẻ, Tán tương đương với Hào của Dịch. Áp dụng vào lịch pháp th́ lấy hai Tán làm một ngày, một Tán ngày, một Tán đêm, cộng vào thành 364 ngày rưỡi (729: 2 = 364.5), nên phải thêm 2 Tán Cơ và Doanh vào cho thành 365 ngày 1/4.”

Xem thế sách Thái Huyền là của đạo gia, dựa trên Đạo Đức Kinh, nhất sinh nhị, nhị sinh tam mà diễn luận. Sau Dịch, đến Huyền, tới thế kỷ XI đời Tống, lại thêm Thần của Thiệu Ung (1011 - 1017) với sách Hoàng Cực Kinh Thế, luận cả về Dịch lẫn Huyền. Thần giống như Đạo, là Thiên lư, là Tính, dẫu biến dịch thế nào cũng vẫn không tiêu hoại (tương tự như Phật tính), nên phải Phục tính để đạt tới Thần, Thần lan khắp vạn vật, mọi sinh linh đều có trong bản chất.

Thiệu Ung chia cuộc biến hóa của vũ trụ ra làm Nguyên, Hội, Vận, Thế. Mỗi Nguyên là 129600 năm, gồm 12 Hội. Mỗi Hội có 10800 năm, gồm 30 Vận. Mỗi Vận có 360 năm, gồm 12 Thế. Mỗi Thế là 30 năm (một Thế hệ). Cuộc Thịnh, Suy, Tiêu, Trưởng cứ thế tuần hoàn, mỗi Hội ở một quẻ Tư, Sửu... Trời sinh ở Hội Tư, Đất thành ở Hội Sửu (Trâu cày ruộng), Người sinh ở Hội Dần (mạnh mẽ như hổ)...Đời Nghiêu Thuấn là cuối hội Tỵ (dương trưởng âm tiêu) nên cực thịnh, sang hội Ngọ, dương tiêu âm trưởng không c̣n cực thịnh nữa, là hội thế gian hiện tại, ta đang ở cuối hội Ngọ.

Xem thế Thiệu Ung nối kết Dịch với Đạo, với Phật lúc đó đạo Phật đă rất thịnh ở bên Tầu và toán pháp hóa để tạo thành khoa lư số, cùng với Chu Đôn Di và nhất là Trần Đoàn (số Tử Vi). Trạng Tŕnh, có bà mẹ rất giỏi về lư số, có thầy trao truyền sách Thái Ất, tất phải tinh thông Dịch, Huyền và Thần. Đây là ba môn căn bản lư số mà từ đời Lư, Trần, các nhà sư Mật tông như Định Không, Vạn Hạnh có thể đă xử dụng để làm Sấm. Những sách này không phải bí truyền mà v́ cao siêu quá nên ít nho sinh chịu nghiên cứu, chỉ có một số ít đầu óc thông minh, có năng khiếu thiên văn toán số, mới lĩnh hội được. Cũng như bên Tây phương thế kỷ XVI - XVII những sách về thiên văn vật lư của Kepler, Corpernic, Newton... rất ít người đọc và rất ít người nắm vững.

Vấn đề ở đây là ngay những sách Thái Huyền, Hoàng Cực, Tử Vi... đời Hán, đời Đường, đời Tống... đă chịu ảnh hưởng tới đâu của Mật tông Phật giáo Tây Tạng và huyền học Vệ Đà Ấn Độ do con đường Tơ Lụa (Silk Road) và đường biển phía Nam mang sang ? Nh́n bố cục lá số Tử Vi của Trung Hoa giống như in lá số chiêm tinh của Nam Ấn Độ, xem cách tiên tri của các nhà sư đời Đinh, Lê, Lư... không những thấy dấu vết của Dịch lư mà c̣n thấy dùng phương thức khác để đoán Tên người, đoán Nơi chốn, đoán Tinh đẩu hội tụ vào một điểm chuẩn xác trong thời gian và không gian... những tính toán chuẩn xác này vốn là ưu điểm của khoa chiêm tinh Ấn và khoa chiêm tinh Tây phương (xem phần Sấm Vạn Hạnh).

Có thể suy diễn là Trạng Tŕnh và các môn đệ tinh thông lư số của ông như Trương Thời Cử, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan... đă dùng các tài liệu của Tầu và không thể không nghiên cứu các Sấm kư lưu truyền trong nhà chùa. Ta thấy Trạng Tŕnh rất thông đạo Phật, hay cùng các nhà sư già đi thăm các nơi danh thắng nhất là vùng Yên Tử trung tâm Thiền phái đời Trần, lại thêm có gạch nối rơ ràng giữa Sấm Vạn Hạnh và Sấm Trạng Tŕnh về điểm Thánh Xuất với "Lư đi rồi Lư lại về", và Trạng Bùng quê quán Sơn Tây hẳn không thể không quan tâm tới "núi Tản sông Đà" là những địa danh được nhắc tới nhiều lần trong tập Sấm.

Sấm Trạng Tŕnh như một sứ điệp lịch sử Sấm Trạng Tŕnh đầu tiên chắc được giữ kín đáo trong một nhóm môn đệ thân cận như Phùng Khắc Khoan, Trương Thời Cử, Nguyễn Dữ..., với số môn đệ đào tạo trong hơn 50 năm, lên tới 3000 người, thơ văn sấm kư của ông thầy hẳn đă được sao chép hoặc ít ra cũng được truyền khẩu, chưa kể cả vua, quan và quần chúng đều đă biết rất nhiều về tài tiên tri của Trạng. Tập Sấm đă đi vào mọi giới và mọi nơi, kể cả vào Thuận Quảng với nhóm di dân mang theo cẩm nang "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" và có thể có cả người của Trạng Tŕnh gửi theo lớp viễn chinh ấy. Có thể đặt giả thuyết là Trạng Tŕnh chỉ bốc quẻ, giảng truyền cho môn đệ chứ không viết xuống thành tập. Bài Sấm giảng cho Trương Thời Cử kể trên là một thí dụ điển h́nh.

Sau đó các cao đồ mới sao chép lại thành tập, đặt ra thành lời thơ năm, sáu chữ... rồi lưu truyền. Tập Sấm Văn và Chu Dịch Quốc Âm Ca Quyết của Phùng Khắc Khoan cần phải được t́m kiếm và nghiên cứu (nếu c̣n lưu truyền), hai thầy tṛ rất tương đắc đến độ có thuyết cho là hai anh em cùng mẹ khác cha mặc dầu Phùng Khắc Khoan kém Trạng Tŕnh tới 37 tuổi ! Có chuyện kể rằng Trịnh Kiểm cho người ra tận Hải Dương vấn kế "Phục Lê diệt Mạc", Cụ không trả lời chỉ sai người nhà vứt chiếc chiếu ra sân. Sứ giả về Thanh Hóa kể lại, triều thần không ai hiểu ư, chỉ có Phùng Khắc Khoan là hiểu ngay ư thầy: phải đánh mau như cuốn chiếu (Tịch quyển trường khu, theo binh pháp).

Tám đời sau, Vũ Khâm Lân viết tựa cho Gia phả họ Nguyễn Bỉnh không thấy nhắc tới tập Sấm Kư. Lư do là Sấm kư, lư số, vốn bị các nhà Nho cho là "ngoại thư", hơn nữa nhắc tới một ông Trạng quân sư của nhà Mạc, bị nhà Lê gạt tên ra khỏi văn miếu, không phải là dễ dàng ở thế kỷ XVIII dưới thời Lê - Trịnh, v́ thế Vũ Khâm Lân mới phải nhắc khéo là Trạng Tŕnh tuy sinh trên đất Mạc nhưng cũng đă góp công đào tạo rất nhiều nhân tài phục vụ cho nhà Lê như Trạng Bủng, Lương Hữu Khánh... Nhưng không phải v́ thế mà Sấm Trạng bị thất truyền, mấy ngàn môn đệ đă reo rắc lời thầy khắp nơi, nó được kính cẩn ǵn giữ trên "ngàn năm bia miệng vẫn c̣n trơ trơ", trong tâm năo của giới nho lâm, được phát triển và bàn bạc thêm theo đúng ư Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng, một ngôi sao Bắc đẩu mà lịch sử Việt Nam tới nay cũng chỉ có một.

Điều chắc chắn là Sấm Trạng Tŕnh đă có ảnh hưởng sâu rộng trong giới tranh bá đồ vương ngay từ thời thế kỷ XVII. Năm 1671, có đảng Bạch Sỉ được thành lập để pḥ Lê diệt Trịnh, tên Bạch Sỉ lấy từ Sấm Trạng Tŕnh, chỉ danh bậc đại nhân sẽ xuất hiện. Đời Gia Long, đầu thế kỷ XIX, Lê Duy Hoán khởi nghĩa ở Thanh Hóa, làm lá cờ thêu chữ "Phá Điền", lấy từ câu "Phá điền Thiên tử giáng trần" của Sấm Trạng Tŕnh, Lê Duy Hoán tuổi Thân, phá điền chiết tự có thể thành chữ Thân ! Thời đầu thế kỷ XX, có nhóm thần Tản Viên ở miền Bắc Việt !

Cho nên lời Sấm c̣n truyền tới ngày nay là lời Sấm truyền khẩu hoặc sao chép từ giới sĩ tử học tṛ Trạng Tŕnh, tới thế kỷ 18 - 19 có nhà nho viết xuống thành tập, thành bài không nhất định, rồi lại dùng thơ lục bát để diễn ư, bên cạnh những câu "chính truyền", c̣n có các câu sấm "diễn nghĩa", rồi tất nhiên xen những câu giả mạo với dụng ư tuyên truyền nhất là vào thế kỷ XX hiện tại. Đọc Sấm Trạng Tŕnh Sấm cũng như Kinh, đ̣i hỏi người đọc một vài tiêu chuẩn tâm thức giúp cho việc lĩnh hội. Người viết Sấm như Trạng Tŕnh khi bốc quẻ đă phải hết sức tập trung và thành tâm th́ quẻ mới ứng, chưa kể kỹ thuật tính toán suy diễn đ̣i hỏi rất nhiều tâm huyết.

Người viết Sấm thuộc loại Thánh nhân, người đọc Sấm cũng cần tĩnh tâm để đốt lửa soi gan kim cổ. Phá chấp kiến, vượt ngă mạn, trực chỉ nhân tâm mà kiến cái "Huyền" của lịch sử. Sấm Trạng Tŕnh luận giải về Lịch sử dân tộc 500 năm sau tức là vào hiện đại. Nh́n dân tộc như một khối sinh động trôi trong thời gian, thịnh suy theo chu kỳ tinh đẩu thiên địa nhân nhất thể, Trạng Tŕnh không phải chỉ đoán sự mà c̣n để cái tâm vào cuộc thăng trầm của dân tộc mà ông suốt đời thao thức, tận tụy. Thế nên hậu thế đọc Sấm chẳng những để t́m hiểu cái sự biến mà c̣n cảm thông cái sự tâm, th́ mới quán chiếu nổi phần nào nỗi ḷng nặng chĩu của tiền nhân truyền lại. Trong tâm nguyện đó, chúng tôi luận giải lời Sấm sau đây, với chiếc ch́a khóa do cố bốc sư Ba La (1870 ? - 1973) khẩu truyền để khai mở những ẩn ngữ và mật ư.

Phần Sấm Chữ Nho

1 - Mẫu thân tam thập lục tuế
Hậu sinh thiên tử Bảo giang môn


Bậc thiên tử xuất ở Bảo giang, mẫu thân sinh ra ngài lúc 36 tuổi. Khi sinh ra đă cách trở song thân. Câu sấm truyền khẩu khá phổ biến, tương hợp với nhiều đoạn khác về địa danh Bảo giang, tức sông Đà giang. Phần sấm chữ nôm cũng có câu tương tự :

Tiền sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh thiên tử Bảo giang môn

2 - Thiên sinh thiên tử ư hỏa (火) thôn
Một nhà họ Lư phúc sinh tôn


Trời sinh thiên tử ở hỏa thôn ( ? ), ḍng dơi phúc đức con cháu nhà Lư. Tên thôn làng thánh nhân trong có chữ hỏa (火) hoặc hỏa cũng là phương Nam, tức Viêm bang chỉ nước Nam ta. Vua Tự Đức sửa họ Lư thành họ Nguyễn v́ là họ Triều Nguyễn Gia Long (theo cụ Ba La).

Triều Nguyễn rất hẹp ḥi thiển cận như đặt ra lệ tam bất (không phong chức Hoàng hậu, Tể Tướng,Trạng Nguyên) v́ sợ lạm quyền. Suốt thời các vua Nguyễn, không một người nào ở đất Bắc làm tới nhất phẩm tứ trụ, mặc dầu tổ tiên họ Nguyễn vốn xuất từ miền Bắc ! Nạn kỳ thị địa phương này kéo dài tới thời Bảo Đại mới tạm dứt. Các nhà phong thủy bàn rằng từ thế kỷ 16 tới 20, các long mạch đi vào phương Nam đất cũ của Chiêm Thành, Chân Lạp vong quốc, ma khí nặng nề, nên dân tộc chịu nhiều khổ ách tai ương.

3 - Dục thức thánh nhân hương
Quá cầu cư Bắc phương
Danh vi Nguyễn (Lư), gia tử
Kim tịch sinh Ngưu lang.


Muốn biết hương quán thánh nhân, hăy qua cầu về phương Bắc, con cháu họ Nguyễn (Lư), ánh sáng vàng sinh Ngưu lang.

Họ Lư sau khi bị Trần Thủ Độ "nhổ cỏ phải nhổ cho tận gốc" (1225), đă phải trốn tránh, có hoàng thân vượt biển trốn sang Cao Ly như Hoàng tử Lư Long Tường, những người c̣n lại phải cải sang họ Nguyễn như Tiến sĩ Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890), nhà văn Nguyễn Triệu Luật thời tiền chiến là ḍng dơi hoàng tộc nhà Lư, hoặc bị truy nă phải dấu họ đổi tên ra họ Bàng như tổ tiên thi sĩ Bàng Bá Lân...Kim tịch có thể chỉ hướng Tây, và Ngưu có thể là ngôi sao bản mệnh của thánh nhân. Có bản chép :

Danh vi Nguyễn (Lư), gia tử
Tinh bản tại Ngưu lang

cùng nghĩa với câu trên, tinh bản càng rơ ư sao Ngưu bản mệnh.

4 - Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập thánh nhân hương
Mộc hạ châm châm khẩu
Danh thế xuất nan lường


Giữa có nước tàng lọng quí, mới tới được quê hương thánh nhân. Tên thánh nhân "mộc hạ châm châm khẩu" là lối chiết tự của cổ nhân, chữ châm gồm chữ kim và chữ thập. Kim chỉ phương Tây (Đoài phương phúc địa giáng linh...), thập chỉ danh "có thầy Nhân Thập đi về". Nhân Thập là thánh Tản, năm chữ nhân và một chữ thập thành chữ Tản. Ba chữ mộc, hạ, khẩu, không chiết tự được vào nghĩa nào, cụ Ba La chỉ cho biết tên nhưng không giải thích thêm. Chữ khẩu và chữ thập có thể thành chữ điền trong câu "phá điền thiên tử giáng trần". Bảo cái là lọng quí tức núi Tản h́nh cái lọng (Tản Viên), thủy trung có thể là núi Tản bên bờ sông Đà giang, hoặc đỉnh non Tản có ao nước (nay chỉ c̣n ao nhỏ róc rách nước từ vách núi chẩy xuống).

Nghĩa sau hợp lư hơn. Thánh nhân xuất thật khó lường (nan lường). Có bản chép về đoạn này như sau :

Dục thức thánh nhân hương
Quá kiều cư Bắc phương
Dục thức thánh nhân danh
Mộc hạ châm châm khẩu
cũng không khác nhau về ư nghĩa.


5 - Bảo giang Thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Phân phân tùng (松) bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất Đông chinh


Thiên tử xuất ở sông quí, không cần chiến chinh cũng thành công, bậc quân tử khởi nghiệp (tùng bách cây cao bóng cả chỉ bậc thánh nhân quân tử) xuất phát về hướng Đông mà chinh phục ḷng người. Bảo giang tức sông Đà, Sơn Tây, từ Tây sang Đông là hướng quần tiên khởi nghĩa chẳng phân hại người.

Trạng Tŕnh là bậc Trạng Nguyên, không mơ hồ Đông Tây Nam Bắc, cụ ngồi ở Bạch Vân Am (Hải Dương, Hải Pḥng bây giờ) nh́n về Tây là núi Tản, hoặc lấy cứ điểm là kinh thành Thăng Long để định hướng cũng vậy. Không thể nói phương Tây là miền Tây Nam Phần Việt Nam được. Có bản chép: phân phân ṭng bắc khởi, không hợp nghĩa. Hai câu đầu người Việt Nam không mấy ai không thuộc ḷng, sấm Trạng Tŕnh có thể gọi là cuốn Sách Ước của dân tộc, ăn sâu vào tàng thức mọi người.

6 - Bảo sơn thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Lê dân đào băo noăn
Tứ hải lạc âu ca


Thiên tử xuất từ núi quí, không dùng binh vẫn đạt thành, dân đen đều vui mừng no ấm (băo bộ thực mới có nghĩa no ấm, bộ thủ nghĩa là ôm ấp, không thích hợp), bốn biển an lạc thanh b́nh. Bảo sơn, Bảo giang là đất kết phát bậc thánh nhân. Núi Tản làm cái án che độc khí phương Bắc cho thành Đại La (Thăng Long sau này), là đầu rồng long mạnh tụ hội, đột ngột nổi cao 1300 mét trên đồng bằng. Sông Đà là tay hổ hùng mạnh đổ từ vùng Vân Nam xuống cùng đại thế Hy Mă Tây Tạng truyền về nước Việt.

Cụ Ba La cho rằng bậc thánh nhân này có thể thống lĩnh cả Trung Hoa, ít nhất là phần đất cổ xưa của Bách Việt. Như thế mới hết nghĩa của chữ tứ hải.

Xét theo đại thế phong thủy, Trung Hoa có núi cao sông dài hơn nước Việt nhỏ bé, nên Trung Hoa ở thế đại cường thiên hạ. Tuy vậy long mạch Dương Tử Giang đang bị cắt phá v́ công tŕnh xây cất đập nước, con rồng lớn Trung Hoa trong thiên kỷ tới có thể v́ thế yếu đi, sẽ bị đại địa kết phát Bảo sơn Bảo giang khuynh loát. Lịch sử theo luật tiến hóa thăng trầm, không nước nào mạnh măi, không nước nào yếu măi. Long mạch cũng theo định luật đó, thời kết phát, thời suy vong.

7 - Mại dữ lê viên dưỡng
Khởi nguyệt bộ đại giang
Hoặc kiều tam lộng ngạn
Hoặc ngụ kim lăng cương


Xét đại ư thánh nhân khi chưa xuất hiện, sinh sống nơi vườn tược (lê viên dưỡng), lúc vui với trăng nước bên sông, lúc hóng mát bên cầu, bờ đê, lúc trú ngụ ở Kim lăng cương... Kim cương chỉ vùng núi phương Tây. Câu này được nhắc lại trong phần chữ nôm: Vua c̣n cuốc nguyệt cầy mây...

8 - Nhân nghĩa thùy vi địch
Đạo đức thục dữ đương
Tộ truyền nhị thập ngũ
Vận khải ngũ diên trường


Nhân nghĩa đạo đức của thánh nhân không ai có thể đương đầu chống lại, ngài ở ngôi thiên tử hai mươi lăm năm, để lại đại hồng vận cho dân tộc năm trăm năm. Hai triều đại vương đạo lâu dài nhất trong sử Việt là Lư và Trần cũng chỉ trên dưới 200 năm. Thánh nhân khai sáng nghiệp 500 năm phải được long mạch trường thế tương đương với họ Hồng Bàng. Thánh Tản là con rể vua Hùng và đă làm vua một thời gian ngắn trước khi họ Hùng chuyển sang họ Thục. Thánh nhân là hóa thân của thánh Tản, lấy đức mà trị dân, đưa dân tộc trở lại vinh quang thịnh trị của thời Hùng vương lập quốc.

9 - Thiên dữ thần thực thụy
Thụy tŕnh ngũ sắc quang
Kim kê khai lựu diệp


Trời đất thánh thần cùng báo điềm lành, mây ngũ sắc hiển hiện, gà vàng mở lá lựu, lọng vua xuất hiện phương quí. Ca dao có câu :

Nhất cao là núi Tản viên
Núi thắt cổ bồng
Mà lại có thánh sinh

hoặc đồng dao :

Bổng bồng bông
Núi thắt cổ bồng
Mà có thánh sinh

Câu sấm này lại nhắc tới lọng vua (hoàng cái) tức Tản viên, ở quí phương tức phương vàng (kim 金) là phương Tây. Trong chữ lựu có chữ điền, khai lựu diệp cũng có nghĩa như phá điền thiên tử giáng trần, cổ nhân muốn gợi ư thánh Tản xuất. Phá chữ điền lộ ra chữ thập, là thấy danh "nhân thập" trong câu "có thầy nhân thập đi về, tả phù hữu tŕ, cây cỏ làm binh".

10- Quần gian đạo danh tự
Bách tính khổ tai ương
Ma vương sát đại quỷ
Hoàng thiên tru ma vương


Bọn gian tà ăn trộm chữ nghĩa làm trăm họ khổ sở, ma vương giết đại quỷ, nhưng trời cao sẽ tiêu diệt ma vương. Câu đầu dường như ám chỉ bọn gian tà giả nhân giả nghĩa, bầy đặt ư thức hệ, diễn tṛ điên đảo tưởng, miệng nói b́nh đẳng bác ái, ḷng lại tham tàn độc ác. Hai câu cuối rất phổ biến, nhiều người thuộc ḷng.

Tuy vậy lời sấm ứng vào giai đoạn lịch sử nào th́ không được rơ, v́ từ sau đời Trạng Tŕnh, suốt 400 năm nhiễu nhương biến loạn lầm than, lịch sử quay cuồng đủ mọi phường ma quỷ bá đạo, trăm họ chỉ c̣n biết nh́n Trời cao mà cầu khẩn. Có người cho rằng đại quỷ là Tây thực dân, ma vương là Cộng sản, nay tổ Nga Cộng đă bị tru diệt là ứng với lời sấm.

Đây là một trong những đoạn sấm hay và có giá trị văn chương, chỉ tiếc rằng không có liên hệ với câu khác để định thời điểm. Mới đọc có cảm tưởng như một nhà nho nào đặt ra vào thời hiện đại, khoảng 1945 - 1950, nhưng lời sấm này đă có chép trong bản 1930 của Sở Cuồng (Nam Kư thư xă - Hà Nội) và bản Đại La (1948), vả lại hai câu cuối truyền khẩu trong dân chúng từ nhiều thế hệ.

11 - Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành
Hỏa thôn đa khuyển phệ
Mục dă dục nhân canh


Bắc có thành vàng tráng lệ, Nam tạc thành ngọc xanh, xóm lửa vang chó sủa, mong người canh tác cánh đồng quê. Đoạn này lại nhắc tới kim thành (kim là phương Tây) và hỏa thôn là thôn làng thánh nhân (Thiên sinh thiên tử ư hỏa thôn). Có thể đoán là năm Tuất (khuyển) – 2006 ? - thánh nhân xuất chăm sóc muôn dân, ứng hợp với câu:

Canh Tân tàn phá
Tuất Hợi phục sinh

Canh Th́n, năm 2000, Tân Tỵ, 2001 ?, là hai năm đại loạn thế giới theo nhiều chiêm tinh gia Tây phương ?. Tuất, Hợi (2006 - 2007 ?), thế gian sẽ phục sinh an b́nh trở lại. Thánh nhân xuất vào năm Tuất để phục hưng bốn phương cũng hợp với Quẻ Phục là quẻ Dịch mà Trạng Tŕnh thường nhắc tới trong Bạch Vân Thi Tập. Hai câu: Bắc có kim thành, Nam tạc thành ngọc bích, không rơ nghĩa. Có người gượng đoán là Nam, Bắc Việt đều có đất quí, thiết tưởng là chủ quan thời đất nước chia hai. Hai chữ hỏa và khuyển đều liên quan chiết tự với tên Thánh nhân.

12 - Nam Việt hữu Ngưu tinh
Quá thất thân thủy sinh
Địa giới XỈ vị BẠCH
Thủy trầm nhĩ bất kinh


Nam Việt có sao Ngưu, quá thất thân mới sinh, địa giới răng chưa trắng, nước ch́m tai chẳng kinh.

Lại nhắc tới sao Ngưu chủ tinh của thánh nhân, quá thất thân: có thể ám chỉ thời xuất thánh như câu "lục thất nguyệt gian" trong đoạn sấm khác, hoặc nếu chữ thất là bảy th́ tạm hiểu là ngoài bảy mươi tuổi, hoặc là một cách tính độ sao Ngưu xuất lộ vào vận thất khai ( ? ).

Hai câu sau là câu đối: Địa giới đối với thủy trầm, xỉ đối với nhĩ, vị bạch đối với bất kinh. Ở đây đưa ra một tên khác của thánh Tản là Bạch Sỉ, trong chữ Xỉ (răng 齒) có 4 chữ nhân, ám chỉ Nhân Thập tức thánh Tản, chữ Bạch (trắng 白) là ẩn ngữ chỉ danh. Trong bài thơ tiên tri của chúa Liễu giáng cũng có câu: non xanh mà mọc trắng răng cũng kỳ, đều hàm chứa tên thánh nhân. Cụ Ba La cho biết tên nhưng không nói rơ cách chiết tự hoặc ghép chữ, chưa thấy ai t́m ra cách cắt hoặc ghép đúng .

13 - Phú quí hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Anh hùng vương kiếm kích
Manh cổ đổ thái b́nh


Công danh phú quí như giấc mộng hồng trần, lúc bần cùng mới bạch phát sinh ra, bậc quân vương anh hùng lập chiến công dựng nghiệp lớn, kẻ mù ḷa lại được thấy thái b́nh âu ca ! Bạch phát sinh là ba chữ ch́a khóa trong đoạn này, chữ bạch nhắc tới Bạch Sỉ, bạch phát hàm ư bạch ốc phát công danh. Bần cùng: chú ư chữ cùng có bộ huyệt.

Đoạn này dùng ẩn ngữ với tứ thơ cao siêu, vừa nói lên thân thế thánh nhân từ bạch ốc phát sinh, coi phú quí như giấc mộng, vừa dùng ảnh tượng người mù thấy cảnh thanh b́nh, lại thêm vài nét chữ gợi danh tính thiên tử. Quả là tuyệt bút !

14 - Tại sơn vô hổ lang
Thất thập nhị hiền tướng
Phụ tá thánh quân vương
.......................................
Tỵ nhân vi tướng
Th́n Tuất vi quân sư


Vùng rừng núi Tản Viên (Ba V́) đặc biệt không có hổ lang ác thú, 72 vị tôi hiền pḥ tá bậc thánh vương. Thất thập hàm ư rất nhiều nhân tài có đức độ, là những pḥ tinh chung quanh sao Ngưu, chủ tinh sáng láng của quẻ Phục Viêm Bang.

Thần núi Tản gọi là Trụ Quốc Đại Vương, đời vua Lư Nhân Tôn lập đền thờ trên ngọn núi thứ nhất có 20 tầng tháp. Thần núi Tản rất linh thiêng, Cao Biền phải sợ, ngay Chúa Trịnh Sâm (1767 - 1782) đi dẹp loạn miền Tây, muốn leo lên núi cũng không được, mưa gió hốt nhiên nổi lên, quân sĩ lạc đường, không t́m ra lối trèo. Hai câu cuối: người tuổi Tỵ làm tướng, người tuổi Th́n và Tuất làm quân sư, không có trong nhiều bản in, chúng tôi ghi lại để tồn nghi.

15 - Thượng đại nhân bất nhân
Thánh ất dĩ vong ân
Bạch hổ kim đái ấn
Thất thập cổ lai xuân


Bốn câu này không rơ nghĩa đen và nghĩa bóng. Chỉ có hai chữ gợi ư là chữ bạch (Bạch Sỉ) và chữ kim (phương Tây). Thất thập cổ lai xuân: phải chăng thánh xuất vào tuổi thất thập ?

16 - Kư mă khu dương tẩu
Phù kê thăng đại minh
Trư thử giai phong khởi
Th́n Măo xuất thái b́nh


Nghĩa: Ngựa hay đuổi dê chạy, giúp gà lên sáng chói, bọn chuột heo nổi như ong, Th́n Măo xuất thái b́nh.

Bàn: Nếu nói Mă là năm Ngọ, Dương là Mùi (dê), Kê là Dậu, rồi Năm Th́n năm Măo... th́ suốt 400 năm sau Trạng Tŕnh biết bao nhiêu năm Th́n năm Măo ! Bốn câu này nếu là Sấm Trạng th́ ứng vào khoảng thời gian gần đời Trạng Tŕnh hoặc do người sau tùy cơ tạo tác ra không rơ thời điểm. Bốn câu rất phổ biến sau đây cũng rơi vào trường hợp mù mờ như trên:

Long vĩ xà đầu khổ chiến tranh
can qua 日尋 xứ xứ khởi đao binh
Mă đề dương cước, anh hùng tận
Thân Dậu niên gian kiến thái b́nh


Nghĩa: Đuôi rồng đầu rắn khổ chiến tranh, can qua (đánh nhau) xứ xứ khởi đao binh, móng ngựa chân dê anh hùng hết, năm Thân năm Dậu thấy thái b́nh.

Bàn: Dường như bốn câu này xuất hiện vào khoảng 1940 - 45 nói về Đệ Nhị Thế Chiến, cuối Th́n 1940, đầu Rắn 1941 bắt đầu đại chiến... năm Thân 1944, năm Dậu 1945 thấy thái b́nh ? Những câu loại rồng rắn dê ngựa này được tung ra rất nhiều từ khoảng 1930 tới nay, giống như một tṛ chơi chữ đánh vào ước vọng của quần chúng ! hoặc phản ảnh mặc cảm tự cao của người muốn làm bậc tiên tri phán ra thánh ngôn nào đó (complex of grandiosity) ? Nếu là Sấm Trạng Tŕnh tất phải liên quan tới chủ đề và phải có mốc thời gian để suy diễn.

Bốn câu sau đây cũng giống trường hợp trên, nhưng dụng ư tuyên truyền rơ ràng hơn:

Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mă vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Trường An

Cuối Ngọ (1954 ?), đầu Mùi (1955 ?), tám vạn Hồ binh vào Thủ đô, trời đất đă định chín chín, thời tiết thanh minh hoa tàn. Cửu cửu mà giải là 81 hoặc 99 th́ không thể đúng v́ Sấm kư không dựa trên dương lịch ! Nếu nói là bộ đội Việt Minh vào Hà Nội năm 1954 th́ không vào tiết thanh minh và không có 80,000 quân !

17 - Đoài phương phúc địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm


Bốn câu chữ nho làm theo thể lục bát này không phải là sấm Trạng Tŕnh v́ thể thơ lục bát viết bằng chữ nho chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ XIX khi thơ nôm lục bát đă rất thịnh hành.

Tuy vậy nội dung lại rất sát với chủ ư của sấm Trạng Tŕnh: Thánh nhân xuất ở phương Tây (Đoài phương), chín tầng cao mây ngũ sắc hiện điềm lành trên Long thành (Thăng Long ?), phá điền thiên tử giáng trần, dũng sĩ pḥ tá như biển, mưu thần nhiều như rừng cây.

Đă bao bút mực đổ ra giải nghĩa chữ mật Phá Điền, nhiều người cho là chữ điền với nét phá là chữ Thân, thiên tử xuất vào năm Thân ! Lối đoán không cơ sở này sai hoàn toàn và làm Sấm Trạng Tŕnh mỗi ngày một mù mờ thêm. Dựa vào ư chính chủ đề của Sấm Trạng là thánh nhân xuất ở phương Tây, núi Tản, có thể diễn dịch chữ điền phá ra bốn bờ ruộng th́ lộ ra chữ thập, nhân thập là tên Thánh Tản (xin xem phần giải ở trên). Ngoài bốn câu vừa kể chắc do người sau thêm vào với thiện ư làm sáng thêm ư nghĩa Sấm Trạng, c̣n một số câu lục bát khác, được chép trong nhiều sách, nhưng nội dung không hợp với chủ ư Sấm Trạng, và có nhiều phần do người sau tùy thời viết ra :

Càn khôn phú tải vô lường
Đào viên đỉnh phí quần dương tranh hùng
Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
Đảo Hoành sơn tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô phụ vô quân
Đào viên tán lạc ngô dân thủ thành


Nghĩa: Trời che đất chở khôn xiết kể, vườn Đào vạc sôi bầy dê tranh hùng, nhị ngũ thư hùng chưa quyết định, vùng Hoành sơn chia ba xẻ năm. Than ôi không cha không vua, Đào viên tán lạc dân ta thủ thành.

Đoạn này có thể nói về cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa Trịnh, Nguyễn hoặc Tây Sơn - Nguyễn vào thế kỷ 17 - 18 xẩy ra quanh vùng Hoành Sơn Thuận hóa (Huế).

Sáu câu lục bát sau đây rất đáng nghi ngờ, có thể được bịa đặt vào thời 1945 - 1948 khi Thủ tướng Trần Trọng Kim từ chức và xuất dương :

Trần công năi thị phúc tâm
Giang hồ xử sĩ Đào Tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất Y Chu
Thứ ky phục kiến Đường Ngu thi thành
Hiệu xưng thiên hạ thái b́nh
Đông Tây vô sự Nam thành quốc gia.

Nghĩa: Trần công chính là người tâm phúc, giang hồ xuất du như xử sĩ Đào Tiềm, trong đám quần thần nẩy ra người hiền như Y Doăn, Chu Công, sau này lại được thấy cảnh thái b́nh như thời Đường Nghiêu Ngu Thuấn.

Hai câu chót không ăn khớp với bốn câu trên v́ Trần công là tướng thần không lẽ xưng hiệu thái b́nh ? nước Nam đă là quốc gia cả ngh́n năm , không lẽ phải chờ Đông Tây vô sự mới thành một nước ! Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể viết những câu như thế !

Ngoài ra một bài thơ chữ nho khác, được chép trong nhiều bản quốc ngữ in sau năm 1945, không có trong bản 1930 của Sở Cuồng Lê Dư và bản 1945 của nhà Đại La là bài sau đây

Ô hô ! thế sự tự b́nh bồng
Nam, Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Ḱnh cư hải ngoại huyết lưu hồng
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Đông
Nhược đăi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái b́nh phong

Bản dịch ra quốc văn của ông Ngư Phổ Giác :

Than ôi thế sự thật b́nh bồng
Nam, Bắc chừng nào thiết lộ thông
Hồ ẩn trong non, mao thẩy trắng
Ḱnh ngoi ngoài biển huyết loang hồng
Gà kêu cây ngọc trời nghiêng Bắc
Trâu tới Lam điền nhật chính Đông
Tới lúc ưng về sư tử dậy
Thái b́nh mới tỏa khắp non sông.

Xem nội dung có thể thấy bài này được làm vào khoảng trước sau 1945, tác giả vô danh (một nhà sư ?) nói tới đường xe lửa (thiết lộ) Nam Bắc, tới tên Hồ và Mao, nhắc tới Gà (năm Ất Dậu 1945 ?)...

Ba câu cuối vẫn dựa vào Sấm Trạng Tŕnh: Trâu (Ngưu tinh), Điền (phá điền thiên tử giáng trần), phải chờ tới bậc anh hùng (chim ưng, sư tử) xuất hiện th́ đất nước mới thật sự thái b́nh.
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 127 of 585: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 11:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Code:
Phần sấm chữ quốc ngữ

Phần Sấm chữ quốc ngữ trong nhiều bản in dài khoảng 400 câu, thường viết theo thể lục bát hoặc song thất lục bát, cũng có khi xen thể ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Phần này có thể được phiên ra từ ba bản nôm của Trường Viễn Đông Bác Cổ: Tŕnh Tiên Sinh Quốc Ngữ, Tŕnh Trạng Nguyên Sấm Kư Diễn Ca, Tŕnh Quốc Công Sấm. Phần Sấm chữ quốc ngữ không có giá trị chân xác bằng Sấm chữ Nho v́ nhiều lư do :

- Thời Trạng Tŕnh, thế kỷ XVI, chưa có thể thơ lục bát hoặc thể này mới phôi thai trong giới b́nh dân. Hơn một trăm bài thơ Nôm của Bạch Vân Thi Tập c̣n lại đều làm theo thể thất ngôn bát cú (bẩy chữ tám câu), thỉnh thoảng có bài sáu câu sáu chữ, không có bài nào làm theo thể lục bát.

- Viết bằng chữ Nho tiện cho Sấm văn v́ nhiều khi phải dùng tới ẩn ngữ, chiết tự, kinh Dịch, tinh đẩu...vốn là ưu điểm diễn đạt hàm xúc của Hán tự.

- Suốt 400 năm qua, thời Nho học, kẻ sĩ biết trọng chữ nghĩa của cổ nhân, ít ai dám bôi bác tác phẩm của ngướ khác, lại càng không dám mạo danh một vị danh nho như Trạng Tŕnh để bịa đặt hoặc thêm thắt. V́ thế phần Sấm chữ Nho tương đối giữ được nguyên tác, trong khoảng 90 - 100 câu, chỉ độ 16 - 20 câu (20 %) đáng nghi ngờ, đa số các câu khác đều phản ảnh trung thực chủ đề của Sấm Trạng Tŕnh. Một vài sửa đổi của vua Tự Đức (như đổi họ Lư ra họ Nguyễn) rất vụng về không ăn khớp với câu khác và với đại thể, nên các nhà Nho thời xưa đều phân biệt được.

- Từ 1930 tới nay, chữ quốc ngữ được xử dụng và thể lục bát rất phổ biến, lại thêm nhiều phe phái tuyên truyền trong hai ba thế hệ tranh chấp, nên phần Sấm quốc ngữ bị thêm thắt xuyên tạc, thay đổi, nhiều khi trắng trợn và vô nghĩa. Tuy vậy việc nhận ra nguyên bản không phải là không thể làm được. Một khi đă đọc toàn phần Sấm chữ Nho, lấy được đại ư và t́m thấy chủ đề, đọc sang phần chữ quốc ngữ sẽ phân định được ngay chính giả.

Dựa vào tiêu chuẩn trên, xoay quanh chủ đề Thánh nhân xuất, chúng tôi luận giải sau đây những câu Sấm đích thực hoặc những câu do cổ nhân (nhà Nho, nhà Sư...) viết thêm diễn nghĩa Sấm Trạng mà không có tà tâm xuyên tạc. Việc ghi hết các câu Sấm ra đây không cần thiết v́ lẽ không có bản Sấm nào là chính bản, ngay cả những bản đầu tiên (1930) cũng sai sót.

1 - Xem ư trời có ḷng khải thánh
Đốc sinh hiền điều đỉnh hộ mai
Chọn Đẩu, Thai, những v́ sao cả
Dùng ở tay phụ tá vương gia
Bắc phương chính khí sinh ra
Có ông Bạch Sỉ điều ḥa hôm mai


Đoạn này dùng khoa chiêm tinh, tính chu kỳ tinh đẩu để t́m ra thời thánh xuất, sự tụ hội của các v́ sao trên nền trời nước Việt, ở đây là sao Ngưu (chủ tinh, xem phần chữ Nho) và sao Đẩu, sao Thai trên phương Bắc vốn là phương chính khí theo Dịch lư. Danh hiệu Bạch Sỉ của Thánh nhân được nhắc tới nhiều lần trong bộ Sấm. Bạch liên hệ tới tên Thánh, Sỉ hàm chữ Nhân, tức thánh Tản Viên. Tản Viên Sơn Thánh là một trong tứ bất tử của dân tộc Việt, ngài hóa thân vào một nhân vật để trị nước an dân.

2 - Lại nói sự Đà giang sinh thánh
Hoàng phúc xưa đă định Tây phong
Lầu lầu thế giới sáng trong
Lồ lộ mặt rồng, đầu có chữ vương
Rơ sinh tài lạ khác thường
Thuấn Nghiêu là chí, Cao Quang là tài


Chữ Đà giang bị vua Tự Đức đổi là Hoàng giang, một con sông gần vùng phát tích của họ Nguyễn (Gia Miêu, Thanh Hóa), đổi như vậy dễ nhận ra v́ câu sau Tây phong (Tây phương ? ) ăn khớp với Đà giang, thuộc phương Tây đối với Thăng Long hoặc đối với Bạch Vân Am nơi Trạng Tŕnh nh́n sao chép Sấm. Sau này có cơ quan tuyên truyền đổi thành: Lại nói sự Nam Đàn sinh thánh, Nam Đàn thuộc Nghệ An, phía Nam ! (Ông Phan Khắc Ḥe cũng đă thuật lại năm 1945 chính ông đă đặt ra câu sấm: Đụn sơn phân giái, Ḅ đái thất thanh, Nam đàn sinh thánh để thuyết Bảo Đại thoái vị - Tạp chí CS 11 -82 Hà Nội).

Đại Ư: Thánh nhân trị nước thanh b́nh nhân đạo như thời Nghiêu Thuấn, tài giỏi như Hán Cao Tổ, Quang Vũ Đế trong sử Trung Hoa...

3 - Đời này thánh kế vi vương
Đủ no đạo đức văn chương trong ḿnh
Uy nghi dung mạo khác h́nh
Thác cư một góc kim tinh phương đoài


Đoạn này mô tả dung mạo đức độ thánh quân vương, ngài xuất từ phương Đoài (tây phương, kim tinh). Thể thơ lục bát cho thấy đoạn sấm được viết vào thời sau, thế kỷ 18 – 19 - 20, như một công tŕnh chú giải Sấm Trạng Tŕnh bằng thơ nôm. Có thể đưa ra giả thuyết là Trạng Tŕnh không viết Sấm, chỉ đọc một số quẻ Dịch (như quẻ Càn thuần quái cho học tṛ là Trương Thời Cử) hoặc quẻ Thái Ất... các môn sinh ghi nhớ sao chép lại, từ đấy lời Sấm được truyền đi, bằng chữ hoặc bằng lời. Một số quẻ tiên tri như vậy dần dần được chú giải thêm bằng thơ nôm sau này trong giới nhà Nho, nhà Chùa...tới thời hiện đại Sấm Trạng Tŕnh trở thành một công tŕnh tập thể.

4 - Nói cho hay Khảm cung rồng dấy
Chí anh hùng xem lấy mới ngoan
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài


Thánh nhân (rồng) dấy lên ở phương Bắc (Khảm cung), vào thời gian lục thất. Lục thất nguyệt gian có thể dựa trên lịch Thái Ất ( ? ), trên vận thất khai ( ? ), cụ Ba La không giải rơ mà chỉ nói Thánh nhân xuất vào thời này, nhưng trước khi xuất th́ "phương Bắc phải mạnh lên đă rồi mới tới đúng thời". Chữ lục thất giống sấm Nostradamus nói về tháng 7 tháng 8 dương lịch 1999, tức tháng 6 tháng 7 âm lịch chăng ? Nếu vậy th́ đây là đoạn sấm tính chu kỳ tinh đẩu kỹ càng như sấm Nostradamus. Chúng tôi nghĩ chữ lục thất đă được xử dụng trong cả bài sấm của Sư Vạn Hạnh, như vậy đây là một ẩn ngữ hoặc một cách tính chiêm tinh lư số mà bây giờ không mấy ai thấu triệt.

5 - Bốn phương chẳng động can qua
Quần hùng các xứ điều ḥa làm tôi
Bấy giờ rộng mở quy khôi
Thần châu thu cả mọi nơi vẹn toàn


Thánh nhân xuất bốn phương an tĩnh, mọi người mọi phe qui phục, bờ cơi mở rộng, thần châu bao gồm châu Kinh châu Dương khi xưa thuộc địa phận Bách Việt sẽ thu lại vẹn toàn cho ṇi giống.

6 - Xem tượng trời biết đường đời trị
Ngẫm về sau họ Lư xưa nên
Ḍng nhà để thấy dấu truyền
Ngẫm xem bốn báu c̣n in đời đời


Xem thiên văn biết nước Việt sẽ tới đời thịnh trị, nhà Lư thời xưa về sau lại dấy nghiệp lên. Bốn báu đời Lư để lại cho nước Nam ta là Tháp Báo Thiên, Phật Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh, Chuông Phả Lại, c̣n gọi là An Nam tứ khí do quốc sư Nguyễn Minh Không chủ xướng như là dấu ấn của triều đại vương đạo thịnh trị. Triều Lư khởi đầu vào năm Canh Tuất 1010, được 215 năm, th́ bị họ Trần diệt. Trong các vương triều Việt Nam, đây là vương triều dài liên tiếp nhất và tương đối nhân đạo nhất sau đời Hùng Vương. Đồng dao có câu:

Bao giờ rừng Báng hết cây,
Đầm Long hết nước Lư nay lại về

Rừng Báng và Đầm Long gần Đ́nh Bảng, đất phát tích của họ Lư một ngàn năm trước. Nay rừng Báng cây đă chặt hết, đầm Long đă lấp từ lâu, vậy là tới chu kỳ họ Lư trở lại chăng

7 - Lại nói sự Đà giang sinh thánh
Sông Bảo giang thiên định ai hay
Lục thất cho biết ngày đây
Phụ nguyên ấy thực ở rày Tào khê
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả phù hữu tŕ cây cỏ làm binh
Giốc hết sức sửa sang vương nghiệp
Giúp vạn dân cho đẹp ḷng trời
Ra tay điều đỉnh hộ mai
Bấy giờ mới biết là tài yên dân
Lọ là phải nhọc kéo quân
Thấy Nhân ai chẳng mến Nhân t́m về
Năm Giáp Tư vẻ khuê đă rạng
Lộ ngũ tinh trinh tượng thái hanh
Ơn trên vũ thí vân hành
Kẻ thơ Kư túy, kẻ canh Xuân đài
Bản đồ chẳng sót cho ai
Ngh́n năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn


Đoạn này nhắc lại Bảo giang và lục thất, hai chữ lục thất chưa thấy tài liệu nào giải được rành mạch. Có thể chắc rằng đây là một cách tính trong kinh Dịch, Thái Ất... để cho mốc thời gian từ đó có thể tính ra chính xác thời điểm xuất hiện của "Ngưu tinh tụ Bảo giang" và "Đại nhân cư chính trung". Trong đoạn sấm khác cũng có câu tương tự

Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Đinh đổi đời chí lục thất gian


Trong khi chờ đợi các bậc cao minh nghiên cứu lư số tinh đẩu để xác định, may thay trong đoạn số 5 và số 6 người xưa đă cẩn mật để thêm một mốc nữa đánh dấu thời điểm thánh xuất: Câu "Ngẫm về sau họ Lư xưa nên" được nối tiếp ở đoạn sau: "Ngh́n năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn". Như vậy đă khá rơ khi ta đọc liền lại hai câu là ngh́n năm sau họ Lư lại thấy mọi nơi vẹn toàn. Triều Lư khởi đầu năm 1010, khoảng ngh́n năm sau là 2010, hợp với câu Sấm: Canh, Tân, tàn phá (Canh Th́n 2000 ?, Tân Tỵ 2001 ?), Tuất, Hợi phục sinh (2006 - 2007 ?), nhị ngũ dư b́nh (nhị ngũ có thể là năm nhuận tháng 5 ?) sẽ thái b́nh. Hai câu sấm khác cũng diễn tả tương tự :

Chó nọ vẫy đuôi mừng Thánh chúa
Ăn no ủn ỉn, lợn kêu ngày

Chó là năm Tuất, Lợn là năm Hợi, cùng hợp vào câu "Tuất Hợi phục sinh". Câu "Thấy Nhân ai chẳng mến Nhân t́m về" và câu trên "Có thầy Nhân Thập đi về" nhấn mạnh khéo léo những chữ Nhân ám chỉ tên thánh Tản và cũng hàm ư nhân nghĩa đạo đức của bậc Thánh quân vương.

Chữ Giáp Tư có thể bị vua Tự Đức đổi v́ năm Giáp Tư (1804) là năm vua Gia Long được Tầu phong vương mặc dù lên ngôi từ năm Nhâm Tuất (1802). Nếu suy diễn một ngh́n năm sau nhà Lư đúng, th́ câu đó phải đọc là năm Mậu Tư 2008 đi liền sau 2 năm phục sinh Bính Tuất 2006 và Đinh Hợi 2007.

Nếu là năm Giáp Tư chu kỳ sau, 2044, th́ lại không ứng hợp với câu ngh́n năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn (sau nhà Lư). Chữ Đà giang bị đổi thành Hoàng giang, chữ phụ nguyên (chiết tự thành chữ Nguyễn) cũng có thể đă bị sửa vào đời Nguyễn. Tưởng cũng nên kể ra ở đây một sự kiện lịch sử lư thú là con cháu Hoàng tử Lư Long Tường lưu lạc sang Hăn Quốc từ bảy trăm năm nay, đă trở về thăm đền Lư Bát Đế tại Đ́nh Bảng, Kinh Bắc, và lễ tổ vào năm 1997. Như vậy một phần nào lời Sấm đă bắt đầu ứng nghiệm và đang mở dần dần ra.

* Theo lời Bốc sư Ba La, Sư Vạn Hạnh đă biết núi Tản Viên là tổ sơn, Bảo giang, Bảo Sơn có đại thế phong thủy nên đă đặt đất cho nhà Lư để ngh́n năm sau tái phát thánh vương, lấy đại địa tối linh phối hóa vào Nhân Thập Bạch Sỉ với đại hồng vận non sông.

* Năm 1963, một nhà Chiêm tinh Ấn Độ sang Việt Nam và đă nh́n thấy ma khí trong dinh Độc Lập, sau ngày chính biến 11 - 1963, kư giả Phan Nghị trên báo Ngôn Luận đă tường thuật cuộc phỏng vấn bị kiểm duyệt trước đó, bài tường thuật có 2 điểm rất đáng chú ư: Một là nước Việt Nam có nhiều cơ hội để thống nhất, hai là ông (Chiêm tinh gia Ấn) nh́n thấy một v́ sao rất sáng trên ṿm trời Khảm phương nước Việt, báo hiệu sự giáng thế của một đại nhân.

8- Chờ cho động đất chuyển trời
Bấy giờ Thánh mới nên trai anh hùng
Dù cho ai chửa biết tường
Nhất thổ thời sĩ Khảm phương thuở này
Ư ra lục thất gian nay
Thời vận đă định tuần này hưng vương
Trí xem nhiệm nhặt cho tường
Bảo giang thánh xuất trung ương thuở này


Trong 8 câu này lại thấy Bảo giang, Khảm phương chỉ phương hướng thánh xuất, ba chữ lục thất gian chỉ định tuần này hưng vương. Đọc đoạn này càng thấy rơ hai chữ lục thất là ch́a khóa Tử vi tinh đẩu xác định thời điểm hưng vương, thánh Tản hóa thân xuất hiện trên ṿm trời Việt với chủ tinh sao Ngưu ở trung ương và các phụ tinh rực sáng chung quanh Khảm phương. Ch́a khóa đó nằm trong Thái Ất, Tổng Tŕ Tam Ma Địa, Quẻ Dịch...mà hiện tại không c̣n mấy ai thấu triệt. Có thể Trạng Tŕnh đă xử dụng nhiều khoa lư số - trong đó phải có khoa chiêm tinh - để đi đến một quẻ tiên tri vận số quốc gia ngũ bách niên hậu. Điều này Sư Vạn Hạnh đă làm trước Trạng Tŕnh 500 năm và đă xử dụng khoa Tổng tŕ Tam Ma Địa với ảnh hưởng chiêm tinh học Tuyết sơn Hy Mă do các nhà sư Tây Trúc mang sang trung tâm Luy Lâu (thuộc Kinh Bắc). Bài Sấm của Vạn Hạnh được ghi trong chính sử có ba câu kết đáng chú ư:

Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái b́nh.


Đoài cung, phương Tây, và lục thất gian được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong Sấm Trạng Tŕnh. Có thể Trạng Tŕnh chỉ xác định lại lời tiên tri của Vạn Hạnh. Vạn Hạnh nh́n ra ẩn tinh một ngàn năm sau và Trạng Tŕnh cũng nh́n ra năm trăm năm sau bằng cùng một khoa lư số học. (Xin xem phần Sấm Vạn Hạnh) .

9 - T́m lên đến Thạch Bàn Khê
Có đất sinh Thánh bên kia cuối làng
..........
Chẳng t́m th́ đến B́nh gia
Thánh chưa sinh Thánh báo ca địa h́nh
Nh́n xem phong cảnh cũng xinh
Tả long triều lại có thành đợt vây
Hữu hổ uốn khúc giang này
Minh đường thất diệu trước bày mặt tai
Đằng xa thấy một con voi
Cúi đầu quen bụi, trông về hồ sau
Ấy điềm Thiên tử về chầu
Tượng trưng Đế thánh, tộ lâu trị đời
..........
Đến đời thịnh trị c̣n lâu....


Đoạn này của hậu thế dựa trên Sấm Trạng đi t́m đất sinh Thánh và mô tả phong thủy địa lư của ngôi đại địa đó. Thạch Bàn Khê là khe suối Thạch Bàn nơi Sơn Tinh tức Thánh Tản lựa chọn ngự giá: "Vương đi lên núi Thạch Bàn đầu non Vân Mộng mà ở..." theo Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp. Câu Thánh chưa sinh Thánh có nghĩa là Thánh Tản chưa hóa thân vào một vị Thánh vương.Về phương diện phong thủy người ngắm đất thấy Tả long, Hữu hổ, Minh đường và một thế đất h́nh con voi. Hữu hổ uốn khúc giang này cho biết tay hổ bên ḍng sông, Bảo giang tức Đà giang vốn là tay hổ (tả long hữu hổ) theo địa lư vùng đất Hồng Đà, Tam Đảo Tản Viên. Đến đời thịnh trị c̣n lâu cho thấy đoạn này đă được viết khá lâu, có thể từ thế kỷ XVIII - XIX.

10 - Trí xem nghiêm ngặt cho tường
Bảo giang Thánh xuất trung ương thuở này
Vua ngự Thạch Bàn xa thay
Đại ngàn vắng vẻ những cây cùng rừng
Vua c̣n cuốc nguyệt cày mây
Phong điều vũ thuận thú rày an thân
Phong đăng, ḥa cốc chứa chan
Vua ở trên ngàn có ngũ sắc mây
Chính cung phương Khảm vần xoay
Thực thay Thiên tử là tay trị đời...

Đoạn này mở rộng đoạn trước: Vua ở Thạch Bàn bên Bảo giang trong khu rừng vắng vẻ. Vua chưa xuất, c̣n cuốc trăng cày mây chờ thời. Người biết chiêm tinh lư số thấy được mây ngũ sắc hiện ra nơi Khảm cung phương Bắc, thấy chu kỳ tinh đẩu tụ hội trên giang sơn gấm vóc với sao Ngưu tinh trung ương rực rỡ. Có thể đoạn Sấm này được viết ra không lâu (thế kỷ XIX ?) v́ người viết đă thấy ngũ sắc mây tức điềm lành, mà điềm lành không thể hiện ra mấy trăm năm trước.

11 - Đời ấy những quỷ cùng ma
chẳng c̣n ở thật người ta đâu là
.....
Cây bay lá lửa đ̣i ngàn
Một làng c̣n mấy chim đàn bay ra
Bốn phương cùng có can qua
Làm sao cho biết nơi ḥa bảo thân
.....
Chiến trường chốn chốn cát lầm
Kẻ nằm đầy đất kẻ trầm đầy sông


Nói về cảnh tao loạn. Lúc sinh thời, Trạng Tŕnh đă sống trong nội chiến, ông tiên đoán 8 đời sau "binh qua khởi trùng trùng" cho tới thời "Ngưu tinh tụ Bảo giang" mới thanh b́nh thật sự. Những câu trên không biết ứng vào thời loạn nào, không thể xác định được thời gian.

12 - Xem Đoài cung đến thời bất tạo
Thấy vĩ tinh liệu dạo cho mau
Nguôi ḷng tham tước tham giầu
T́m nơi tam hiểm mới hầu bảo thân
Trẻ con mang lệnh tướng quân
Ngỡ oai đă dậy, ngỡ nhân đă nhường...

Vĩ tinh, sao chổi, là điềm rất xấu đối với Đông và Tây. Năm 1910 sao chổi Halley có đuôi dài hết chân trời, các lần xuất hiện trước vào năm 1531, 1607, 1682, 1758... lần gần đây nhất là năm 1986. Cổ nhân thấy sao chổi, mây thành (mây đen kín và thẳng băng chân trời như bức thành đen dài) chiêm nghiệm là loạn lạc binh biến xẩy ra. Năm 1949 có mây thành xuất hiện ở miền Bắc và chiến tranh kéo dài suốt 25 năm. Hai câu cuối nhiều người cho là ứng vào cuộc chiến Việt Nam vừa qua, đàn bà trẻ con thiếu niên cũng được dùng vào chiến trận. Nơi tam hiểm có người cho là núi cao, sông sâu, rừng rậm, nhưng nếu ẩn thân vào những nơi đó th́ phải vào thời xưa mới bảo thân được, thời nay chiến tranh bom đạn không c̣n nơi nào trốn tránh an toàn.

13 - Một cơn sấm dậy đất bằng
Thánh nhân ra mới cứu hằng sinh linh
Lược thao văn vũ tài t́nh
Mới hay phú quí hiển vinh lạ lùng
Tam công gập hội vui mừng
Bơ khi cá nước vẫy vùng biển sông
Bơ khi chém rắn vẽ rồng
Bơ khi non Bắc ải Đông mịt mù
Bơ khi kẻ Việt người Hồ
Bơ khi kẻ Sở người Ngô xa đường.


Sau chiến tranh khốc liệt, Thánh nhân mới xuất để trị dân vỗ về trăm họ. Ba bậc hiền thần - Tam công sẽ cùng Thánh vương gánh vác non sông, bơ khi xa cách mỗi người một phương. Đoạn này có thể ứng vào giai đoạn hiện tại khi dân Việt tản mát khắp năm châu, kẻ Việt người Hồ, kẻ Ngô người Sở. Có câu Sấm khác: Tỵ nhân vi tướng, Th́n, Tuất vi quân sư, có thể ứng vào ba vị Tam công cột trụ đó không ?

14 - Đoài phương thực có chân nhân
Quần tiên khởi nghĩa chẳng phân hại người
Vững nền Vương cha truyền con nối
Dơi muôn đời một mối xa thư
Bể ḱnh tăm lặng bằng tờ
Trăng thanh ai chẳng ơn nhờ gió xuân
Âu vàng khỏe đặt vững chân
Càng bền thế nước Vạn Xuân lâu dài.


Bậc chân nhân xuất ở phương Tây cùng thất thập nhị hiền tướng (xem phần Sấm chữ Nho), phân phân tùng bách khởi, nhiễu nhiễu xuất Đông chinh,đây là cuộc đại tập hợp dân tộc, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn của quần tiên phá chấp, từ bi đại lượng, không một giọt máu đổ. Lúc ấy núi sông sẽ vững âu vàng, thế nước Vạn Xuân lâu dài Vương đạo.
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 128 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 1:25am | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

cám ơn bác thiennhan

Biểu tượng "tứ bất tử" (bốn vị thần bất tử: Chử Đạo Tổ, Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh)

Code:
Giai thoại thánh Tản Viên



Sách "Đại Việt sử kư toàn thư" (ngoại kỉ, từ tờ 4a đến tờ 5a) chép rằng:

?Cuối thời Hùng Vương, nhà vua có người con gái gọi là Mỵ Nương, nhan sắc rất xinh đẹp. Vua nước Thục nghe tiếng, bèn đến cầu hôn. Nhà vua đă muốn gả, nhưng Hùng Hầu can rằng:

- Chẳng qua họ muốn chiếm nước ta nên mượn việc cầu hôn để tạo ra cái cớ mà thôi.

Vua nước Thục v́ thế mà để bụng oán giận. Nhà vua muốn t́m người xứng đáng để gả, liền nói với các bề tôi rằng:

- Đứa con gái này là giống Tiên, cho nên chỉ ai đủ tài đức ta mới cho làm rể.

Bấy giờ, có hai người từ phía ngoài tiến vào, cùng lạy dưới sân xin cầu hôn. Nhà vua lấy làm lạ, hỏi th́ họ thưa rằng, một người là Sơn Tinh, một người là Thuỷ Tinh, đều là ở trong cơi của nhà vua cả. Nay, nghe tin nhà vua có thánh nữ, bèn đánh bạo tới xin chờ mệnh của vua. Vua nói:

- Ta chỉ có một người con gái, làm sao lại có thể có đến hai người rể hiền.

Nói rồi, bèn hạ lệnh cho hai người, rằng đến ngày hôm sau, ai đem đủ sính lễ tới trước th́ sẽ gả con cho người ấy. Hai người nghe xong, lạy tạ rồi ra về. Hôm sau, Sơn Tinh đem các thứ châu báu bạc vàng cùng chim rừng thú núi tới dâng. Nhà vua y hẹn, gả con gái cho Sơn Tinh. Sơn Tinh đón vợ về trên đỉnh cao của núi Tản Viên. Thuỷ Tinh cũng đem sính lễ đến, nhưng muộn hơn, giận là đă đến trễ, bèn kéo mây làm mưa, dâng nước tràn ngập rồi đem các loài thuỷ tộc đuổi theo. Nhà vua cùng Sơn Tinh lấy lưới sắt chắn ngang khu vực thượng lưu sông Từ Liêm (tức khúc sông Hồng, chảy qua Chèm, ngoại thành Hà Nội) để ngăn lại. Thuỷ Tinh lại theo sông khác, từ vùng Lỵ Nhân vào chân núi Quảng Oai rồi men sông Hát và tràn ra sông Lớn (tức sông Hồng) mà ngoặt sang sông Đà để đánh lên Tản Viên. Ở đâu (Thuỷ Tinh) cũng đào vực, đào chằm để chứa nước ḥng đánh úp Sơn Tinh. Sơn Tinh có phép thần biến hoá, sai người đan tre thành hàng rào chắn nước, lấy cung nỏ bắn xuống, khiến cho các loài thuỷ tộc đều bị trúng tên mà chạy trốn. Rốt cuộc, Thuỷ Tinh không sao xâm phạm được núi Tản Viên. Tục truyền, từ đó Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đời đời thù oán, hàng năm vẫn dâng nước đánh lẫn nhau.

Núi Tản viên là dăy núi cao của nước Việt ta, sự linh thiêng rất ứng nghiệm. Mỵ Nương đă lấy Sơn Tinh, khiến cho vua của nước Thục cũng tức giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm cho được nước ta?.



Bồng bềnh giữa những lời hư ảo chính là cái ǵ đó phản ánh một cách vừa mơ hồ vừa rất rơ rệt về năng lực trị thuỷ của cổ nhân. Sừng sững giữa thiên nhiên khắc nghiệt, núi Tản Viên là biểu tượng của ư chí hiên ngang trước mọi thuỷ tai.

Những người dân bé nhỏ vẫn tin là có thánh thần. Thánh thần cao cả mà vô tư, luôn cứu giúp tất cả những người lao động chân chính. Và đối với ngàn xưa, đó quả là một sức mạnh tinh thần hết sức lớn lao.

Trước mọi thuỷ tai, xin bạn hăy trông vời về đất Tổ, nơi ấy có Sơn Tinh tức thánh Tản Viên, bạn tin hay không tin cũng vậy, khi thành kính hướng về đất Tổ, nhất định bạn sẽ tự cảm thấy có một nguồn sức mạnh vô h́nh nào đấy, khiến bạn tự tin và phấn chấn hẳn lên. Cứ đợi thử mà xem!


Sửa lại bởi nhoccon1412 : 09 December 2006 lúc 1:30am


__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 129 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 1:36am | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Code:


Giai thoại Cổ Loa thành



Loa Thành hay Cổ Loa Thành, c̣n có tên khác là Tư Long Thành, người Trung Quốc thường gọi là Côn Lôn Thành, chính là kinh thành của nước ta thời An Dương Vương. Di tích Loa Thành nay vẫn c̣n ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Truyền thuyết nói Loa Thành gồm đến chín ṿng, được đắp theo kiểu xoáy h́nh trôn ốc, nhưng di tích c̣n lại chỉ thấy có ba ṿng, dài tổng cộng hơn mười sáu cây số. Loa Thành là công tŕnh kiến trúc lớn nhất của nước nhà thời cổ đại, là chứng tích bất diệt của ư chí và năng lực sáng tạo của tổ tiên ta. Việc đắp thành khó khăn này đă được tiến hành như thế nào? Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỷ, quyển 1, từ tờ 6a đến tờ 7b) chép rằng:

?Thành này cứ hễ đắp xong lại bị sụt lở khiến nhà vua rất lấy làm lo. Nhà vua bèn trai giới sạch sẽ, khấn trời khấn đất và các vị thần núi, thần sông, rồi khởi công đắp lạí' .

...''Mùa xuân, tháng ba, chợt có thần nhân đến trước cửa thành, trỏ vào thành rồi cười mà nói rằng:

- Đắp như thế th́ đến bao giờ mới xong?

Vua liền mời vào điện để hỏi. Thần nhân nói :

- Cứ đợi Giang Sứ đến.

Xong, cáo từ đi ngay. Sáng hôm sau, Vua ra cửa thành, thấy có con rùa bơi trên sông, từ phía Đông đến, nói được tiếng người, xưng là Giang Sứ, bàn được chuyện tương lai. Nhà vua mừng lắm, để lên mâm vàng rồi đặt mâm lên điện và hỏi về nguyên nhân khiến cho thành bị sụt lở. Rùa vàng đáp:

- Ấy là bởi tinh khí núi sông của vùng này bị (hồn thiêng) của con vua thuở trước phụ vào để trả thù cho nước. Nó nấp ở núi Thất Diệu. Trong núi ấy có con quỷ, ấy chính là (hồn thiêng) của người con hát thuở trước chết chôn ở đấy hoá thành. Cạnh núi có cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không. Ông ta có đứa con gái và một con gà trắng, đó chính là hư khí của tinh, phàm ai là người qua lại và ngủ đêm tại đó đều bị chết v́ bị quỷ ám. Chúng có thể gọi nhau, họp đàn họp lũ, làm cho sụp cả thành. Nay nếu giết được con gà trắng ấy để trừ tinh khí đi th́ thành sẽ tự nhiên xây được bền vững.

Nhà vua nghe vậy, liền đem rùa vàng đến quán, giả làm người xin ngủ trọ. Chủ quán nói:

- Ngài là bậc quư nhân, vậy xin đi ngay kẻo ở đây là mắc hoạ. Nhà vua cười nói:

- Sống chết đều có số mệnh cả, ma quỷ mà làm ǵ nổi?

Nói rồi, vẫn cứ ngủ lại quán. Đêm khuya, nghe tiếng quỷ từ ngoài vào gọi mở cửa, rùa vàng liền quát mắng khiến lũ quỷ không sao vào được. Gần sáng, khi nghe tiếng gà gáy th́ chúng bỏ chạy tan tác. Rùa vàng xin vua đuổi theo chúng. Tới núi Thất Diệu, tinh khí của lũ quỷ biến mất. Nhà vua cùng rùa vàng trở về quán. Sáng sớm, chủ quán tưởng nhà vua đă chết rồi, bèn gọi người đến khâm liệm để đem đi chôn. Thấy nhà vua vẫn vui vẻ cười nói, chủ quán sụp lạy mà thưa rằng:

- Ngài được như thế này ắt phải là thánh nhân.

Vua xin gà trắng đem giết để tế lễ. Gà chết, con gái của chủ quán cũng chết theo. Vua liền sai người đào núi (Thất Diệu), thấy ở đó có nhạc khí cổ và xương người, liền sai đốt thành tro rồi đổ xuống sông. Yêu khí ma quỷ từ đó mất hẳn. Cũng từ đó, thành đắp chưa quá nửa tháng đă xong. Rùa vàng liền cáo từ ra về. Nhà vua cảm tạ và hỏi rằng:

- Đội ơn ngài đă giúp đắp thành vững chắc. Nhưng, nay mai nếu có giặc đến th́ lấy ǵ mà chống giữ?

Rùa vàng liền trút chiếc móng đem cho vua và nói:

- Nước yên hay nguy đều do trời định đoạt, nhưng người cũng nên pḥng bị. Nếu có giặc đến th́ dùng móng thiêng này mà làm lẫy nỏ, nhằm thẳng giặc mà bắn th́ không lo ǵ.

Vua sai bề tôi là Cao Lỗ (cũng có sách chép là Cao Thông) chế nỏ thần, lấy móng rùa vàng làm lẫy, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ


__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 130 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 1:43am | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Code:


Lâm Cung Thánh Mẫu

Lâm Cung Thánh Mẫu hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong ba vị mẫu được thờ cúng tại điện Mẫu, cạnh đ́nh, chùa của người Việt, chủ yếu ở miền bắc và miền trung Việt Nam. Bà được tạc thành h́nh một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp và mang trang phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải hoặc được thờ riêng trong một điện. Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Bà là một nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai tṛ quan trọng trong tín ngưỡng hầu bóng tam phủ hay tứ phủ.

Bà là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh cả hai cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái vua Hùng). Khi c̣n trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La B́nh.


Học tập

La B́nh thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi băi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, ông đă dạy dân không thiếu điều ǵ, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước v.v. hay dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh. Ông cũng thường dùng các vị sơn thần, tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc. Do luôn luôn được theo cha như thế nên La B́nh cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc ǵ La B́nh cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến th́ La B́nh thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La B́nh luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.

Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quư trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh. C̣n bản thân nàng, chẳng những ḥa hợp, ân cần với mọi người, mà c̣n rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc ...


Cai quản

Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử th́ La B́nh cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi băi trập trùng của nước Nam.

Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, công chúa Thượng Ngàn vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tṛn các trọng trách của ḿnh. Bà bảo ban các loài cầm thú phải biết sống ḥa hợp với nhau, dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét ...

Bà dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ. Những ǵ cha bà đă dạy, bà đều đem ra áp dụng. Khi tiếp xúc với các tù trưởng, bà cũng học thêm ở họ được nhiều điều. Thế là bà lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra măi.

Bà cải tiến và hoàn thiện thêm những ǵ mà trước kia, ở cha bà mới chỉ là bắt đầu. Làm nhà không những đă chắc chắn, lại c̣n phải biết chạm trổ cho thật đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả h́nh hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau. Cách nấu nướng thức ăn,chẳng những chỉ có kho, luộc mà c̣n chế thêm ra được nhiều món mới. Rồi công việc đồng áng, bà dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống. Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm. Trong các con vật nuôi trong nhà, bà đem về thêm nhiều giống gia súc mới. Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả. Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về ...

Ngọc Hoàng Thượng đế c̣n ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cơi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ. Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đă mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi c̣n ở trong rừng, dưới sự bảo ban d́u dắt của công chúa Thượng Ngàn.

Cùng với nhiều vị thần thánh khác, công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự b́nh yên của mọi người dân nước Việt. Nhiều người gọi bà là Mẫu, một cách vừa tŕu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.


Phù hộ

Người ta cho rằng các chiến công quân sự của nhiều triều đại Việt Nam đều có sự phù hộ của bà. V́ thế, các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho bà là công chúa.

Một truyền thuyết cho rằng hồi đầu thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân c̣n yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm th́ quân Minh kéo đến bao vây. Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong đêm tối, công chúa Thượng Ngàn đă hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của bà, chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, c̣n quân Minh không thể nào nh́n thấy.

Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không c̣n lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của công chúa Thượng Ngàn, quân đội của Lê Lợi vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân Lê Lợi tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóa. Sau đó, với những trận thắng oanh liệt ở Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng và cuối cùng, bao vây quân Minh ở Đông Quan để kết thúc cuộc chiến, lập lại ḥa b́nh cho nước Việt.


Thờ phụng

Công chúa Thượng Ngàn, cũng như nhiều vị thần thánh khác, được nhiều người tôn thờ, và được coi là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên. Bà có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi ở miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng.V́ vậy, ở nhiều nơi người dân lập điện thờ, thờ phụng bà. Tuy nhiên, đại bản doanh của bà vẫn là vùng núi non và các cửa rừng. Những người đi rừng, muốn được b́nh yên, vạn sự tai qua nạn khỏi, thường đến cầu xin sự che chở, phù trợ của bà. Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ ǵ trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được bà chấp thuận.





__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 131 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 1:46am | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Liễu Hạnh công chúa

Liễu Hạnh Công chúa là một trong những vị thần quan trọng nhất của tín ngưỡng Việt Nam. Bà c̣n được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.

Thờ cúng

Liễu Hạnh Công chúa được thờ ở rất nhiều nơi như phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ và đền Sùng Sơn (phố Hàng Bột) ở (Hà Nội), đền Ṣng và đền Phú Cát (Thanh Hóa), đền Phủ Giày (Thành phố ***),...trong đó, phủ Giầy ở Vụ Bản Nam Định là nơi quan trọng nhất. Hàng năm, đến ngày huư của bà, dân chúng đi trẩy hội rất đông, đặc biệt là ở hội Phủ Giầy vào tháng 3 âm lịch. Thành ngữ có câu: "Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ", nói về ngày giỗ của hai vị được dân gian thờ cúng: "Cha" là Trần Hưng Đạo, c̣n "Mẹ" chính là bà Chúa Liễu.

Bà được c̣n tôn vinh trong hệ thống tứ bất tử. Bà thường được thờ cùng với hệ thống tam phủ, nên tạo thành tứ phủ. Mẫu Liễu Hạnh c̣n được thờ trong một tín ngưỡng riêng gọi là Tam Ṭa Thánh Mẫu.

Truyền thuyết

Tục truyền rằng Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, tên là Quỳnh Nương. Vào thời Hậu Lê, năm 1557, v́ lỡ tay làm rơi vỡ chén ngọc ở thiên đ́nh, nên công chúa bị đày xuống trần gian, đầu thai làm con gái ông Lê Thái Công, đất Vụ Bản, Nam Định. Họ Lê đặt tên con gái là Giáng Tiên, lớn lên lấy chồng là Đào Lang. Sau 3 năm vợ chồng chung sống, đến ngày mồng 3 tháng 3 th́ Giáng Tiên bay về trời.

Nhưng v́ chưa hết hạn ở Hạ Giới, nên Ngọc Hoàng lại đày nàng xuống thế gian một lần nữa. Lần này, nàng công chúa Thượng Giới đi cùng với 2 tiên nữ nữa là Quế Nương và Thị Nương xuống ở miền Phố Cát, đất Thanh Hóa. Bà thường hiển linh giúp đỡ nhân dân, và được triều đ́nh phong sắc là công chúa Liễu Hạnh và là Thượng đẳng Phúc thần.

Bà thường ngao du sơn thuỷ, đến các thắng cảnh của nhiều vùng. Có lần bà đă giả dạng làm một cô hàng bán rượu ở Hồ Tây (Hà Nội), để họa thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan cùng hai người bạn của ông họ Ngô và Lư.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 132 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 1:48am | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Chử Đồng Tử

Chử Đồng Tử là tên của một vị thánh trong tín ngưỡng Việt Nam. Chử Đồng Tử được coi là người đầu tiên tu đắc đạo thành Phật và là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam. Trong truyện cổ tích Chử Đồng Tử-Tiên Dung, Chử Đồng Tử c̣n được coi là ông tổ của ngành ngoại thương Việt Nam, mang đến cho người dân sự phồn vinh hạnh phúc, và đó là lư do mà được xem là một trong tứ bất tử.

Code:

Chử Đồng Tử

Ngày xưa, vua Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.

Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ c̣n mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, c̣n cứ chôn ḿnh xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có ǵ che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày th́ dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.

Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở băi cát bờ sông, nấp ḿnh xuống đó rồi phủ cát lên che người.

Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên băi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho ḿnh tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân h́nh trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rơ t́nh cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
"Tôi đă định không lấy chồng, nay t́nh cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!"

Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đ̣i kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận ḿnh thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:

"Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối"?

Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng trần như nhộng cử hành ngay trên sông.

Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần: "Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, c̣n mặt mũi nào mà trông thấy ta nữạ Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu th́ đi, không được về cung". Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.

Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lăi tọ Tiên Dung mới bảo chồng rằng: "Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm".

Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đị Đến một ḥn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện tṛ ư hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng c̣n ḿnh th́ ở lại đây học đạo.

Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giă, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:

"Đây là vật thần thông".

Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi t́m thày học đạo.

Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đă mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ ǵ. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.

Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôị Họ vào thành thấy các quan văn vơ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.

Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:

"Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự tạ Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận".

Trời đă tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở băi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi băo, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở băi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trờị Sáng hôm sau, người ta kinh dị thấy chỗ đó đă hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu (Hưng Yên).

Về sau, Triệu Quang Phục chống nhau với quân nhà Lương, lấy đầm này làm chỗ ẩn nấp để đánh nhau trong mấy năm trờị Đêm đêm quân của Quang Phục cỡi thuyền độc mộc tiến ra đánh úp làm cho quân giặc mỗi ngày một hao tổn. Một hôm Quang Phục lập đàn cầu thần phù hộ, bỗng thấy Chử Đồng Tử cỡi rồng giáng xuống hứa giúp diệt giặc, rồi trao cho Quang Phục một chiếc móng rồng bảo gắn vào mũ để làm bùa thiêng.

Trận đó quả nhiên đại thắng, Quang Phục giết được tướng nhà Lương, quân giặc tan vỡ. Họ Triệu tự lập làm vua, tức là Triệu Việt Vương.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
nhoccon1412
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 329
Msg 133 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 1:52am | Đă lưu IP Trích dẫn nhoccon1412

Phù Đổng Thiên Vương : Thánh Gióng ( một trong bốn vị thần bất tử của VIệt Nam )

Code:

Phù Đổng Thiên Vương



Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển l, tờ 3b và 4a), dựa vào sách Lĩnh Nam chích quái, tóm lược chuyện Phù Đổng Thiên Vương như sau:

?Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh (nay thuộc Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc - NKT), có nhà giàu nọ, sinh được một đứa con trai. Đứa trẻ ấy, măi đến năm hơn ba tuổi, tuy ăn uống béo tốt, nhưng lại không biết nói cười.

Bấy giờ gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, nhà vua bèn sai Thiên Sứ đi t́m người có thể đánh được giặc. Đúng ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng dưng nói được. Nó nhờ mẹ ra mời Thiên Sứ vào rồi nói rằng:

- Xin cho tôi một thanh gươm, một con ngựa. Vua không phải lo ǵ nữa.

Vua liền ban cho gươm và ngựa. Đứa trẻ liền phi ngựa, vung gươm tiến lên. Quan quân theo sau. Giặc bị đánh tan ở núi Vũ Ninh (núi này, nay thuộc đất Quế Vơ, tỉnh Hà Bắc - NKT). Chúng sợ, quay giáo đánh lẫn nhau, chết nhiều lắm. Bọn sống sót th́ cúi rạp xuống mà lạy, rồi cùng tôn đứa trẻ ấy là Thiên Tướng và đến xin hàng.

Giặc tan rồi, đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi, Vua liền sai sửa sang chỗ vườn nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, quanh năm cúng tế. Sau, vua Lư Thái Tổ (làm vua từ năm 1010 đến năm 1028 - NKT) phong làm Xung Thiên Thần Vương?.



__________________
_/|\_ Nam Mô A Di Đà Phật _/|\_

http://phapam.good.to
Quay trở về đầu Xem nhoccon1412's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nhoccon1412
 
ngoctrongdda
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 26 November 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 142
Msg 134 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 2:15am | Đă lưu IP Trích dẫn ngoctrongdda

Bác Thiênnhan chịu khó viết nhanh hộ 1 chút đi.Trong khi chờ đợi có mấy ư kiến này :

Bản gốc nghe nói ông Nguyễn Phúc Giác Hải ǵ đó có , "Sấm" đâu phải của riêng 1 ḿnh ai đâu ,hy vọng ông chịu cho copy lên

Bốc sư Bala :Đệ tử của ông chắc có đầy  trên mấy website này ,không hiểu họ có được khẩu truyền về tên hay thời gian nào của "người" , nếu có bật mí cho anh em biết đi

Mộc hạ châm châm khẩu có cao nhân nào giỏi tiếng Hán đă tham gia hoặc đang ngồi ngó  dịch giùm đi

NTD

Quay trở về đầu Xem ngoctrongdda's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ngoctrongdda
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 135 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 2:21am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Code:
Gạn lọc sấm bản

Qua 14 đoạn Sấm gồm 105 câu kể trên, chúng tôi hy vọng đă chắt lọc được những ư chính của tập Sấm quốc ngữ khoảng 400 câu tương truyền là Sấm Trạng Tŕnh. Những câu khác, khoảng 300 câu, chúng tôi không bàn luận v́ rơi vào những trường hợp sau :

1- Những câu không phải là sấm trạng: Những câu Sấm (16 câu) do cụ Phó Bảng Nguyễn Can Mộng sáng tác vào thời 1930 sau khi Pháp thả bom Cổ Am để tiêu diệt các nhà ái quốc:

Tan tác Kiến kiều An đất nước
Xác xơ Cổ thụ sạch Am mây
Cha con nhà Vĩnh, Bảo cho hay

Các địa danh Kiến An, Vĩnh Bảo, Cổ Am thuộc vùng khởi nghĩa của Quốc Dân Đảng Việt Nam. Hoặc câu :

Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây

Tám gà chữ Nho là Bát Kê, ám chỉ Toàn quyền Thực dân Pasquier (đọc âm giống chữ Bát kê !) bị nạn máy bay chết cháy thời đó. Một nhà Nho cùng thế hệ với các cụ Sở Cuồng, Nguyễn Can Mộng... là cụ Ba La (1870 ? - 1973) cho biết thời 1930, để thức tỉnh ḷng yêu nước và vận động tinh thần chống Pháp, một số nhà Nho đă đặt ra nhiều bài thơ loại bí hiểm như sấm kư để truyền trong quần chúng. Cụ Phó Bảng Nguyễn Can Mộng cũng là người viết ra bài Văn tế Cá Sấu với tên Hàn Thuyên để đề cao văn chương chữ Nôm đă có dấu tích từ thế kỷ XII ! Nhưng cũng chính nhờ các nhà Nho yêu nước đó mà mọi người mới t́m về cội nguồn dân tộc và hănh diện với kho tàng tinh thần của tổ tiên lưu truyền lại.

2 - Lẫn lộn: Ngoài vài bản đáng tin cậy nhất như bản của Sở Cuồng (1930), bản Nam Kư (1945), nhiều bản sau này in lẫn cả bài Sấm của Sư Vạn Hạnh vào Sấm Trạng Tŕnh

Ḥa đao mộc lạc
Thập bát tử thành..

Hoặc những câu đồng dao, ca dao như :

Bao giờ ngựa đá qua sông
Th́ dân Vĩnh Lại quận công cả làng

Có khi người sau dựa vào một biến cố lịch sử rồi viết ra cũng gọi là sấm :

Đầu cha lộn xuống chân con
Mười bốn năm tṛn hết số th́ thôi
Chữ Quang (Quang Trung) có chữ Tiểu ở trên, chữ Cảnh (Cảnh Thịnh con vua Quang Trung ) cũng có chữ Tiểu ở dưới, được 14 năm th́ dứt.

3 - Rất nhiều câu thơ đặt ra với dụng ư TUYÊN TRUYỀN hoặc chống đối, rồi gán cho Sấm Trạng Tŕnh từ thời nhà Nguyễn tới hiện đại :

Dục ḷng chinh chích u mê
Thập trên tư dưới nhất đề chữ tâm
Để loài bạch quỷ Nam xâm...

Thập trên tứ dưới là chữ Đức, với chữ Dục ở câu trên là vua Dục Đức hay Tự Đức, để Pháp xâm chiếm Việt Nam.

Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ làm dân chẳng lành
Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đă rành rành cáo chung.

Năm Gà (Dậu 1945), năm Khỉ (Thân 1944), nhà Nguyễn (phụ nguyên) hết số. Sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản lại thấy truyền khẩu hai câu :

Nguyên tử giản cầu kinh Nhật Bản
Phong lôi hỏa thạch chấn Hoa Kỳ

Hai câu khác :

Chừng nào sen mọc biển Đông
Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi...

Có người giải là hoa Sen (Liên hoa) chỉ Liên Sô bành trướng về phương Đông, có người giải là thời Nhật mang Sen thả ở sông ao, là lúc nhà Nguyễn phải ra đi. Sau này câu trên được đổi thành :

Chừng nào trúc mọc quanh thành...

Để chỉ huy hiệu cây trúc của họ Ngô ở miền Nam ! Khi Phan Bá Vành khởi loạn (1827 thời Minh Mệnh) cũng đặt ra câu sấm:

Trên trời có sao tua rua
Duới đất có vua Ba Vành

Thời 1949 - 50 lại xuất hiện câu sấm :

Bao giờ đá nổi lông ch́m
Hồ kia cạn nước ngựa t́m về quê

Đá chỉ Tưởng Giới Thạch, lông chỉ Mao Trạch Đông, Hồ chỉ ***... Hoặc câu :

Bao giờ đường sắt đen x́
Voi đi trên giấy Tây th́ về Tây

Cũng là loại sấm b́nh dân sáng tác văn chương truyền khẩu mà thôi. Tất nhiên cho tới hiện tại vẫn c̣n những câu sấm bịa đặt do các phe phái truyền ra như "lại nói sự Nam Đàn sinh thánh" của phe này, hoặc câu "bao giờ diều đỏ đứt dây, ma vương điện toán cộng thây đầy đường" của phe khác, càng chứng tỏ tầm ảnh hưởng của Sấm Trạng Tŕnh mỗi ngày một lan rộng và v́ thế việc phân định chính giả lại càng cần thiết hơn.

4 - Những câu không có giá trị tiên tri, chỉ là lời thơ mang chất đạo đức KHUYÊN RĂN như :

Một câu là một nhiệm mầu
Anh hùng ngẫm được mới hầu giá cao
Chốn Đông Nam là ḷ khổ ải
Tránh cho xa kẻo mắc đao binh
Lại giận đấng nam nhi chí cả
Chớ vội vàng tất tả chạy rông
Học cho biết lư cát hung...

5 - Những câu chứa đựng NĂM THÁNG MƠ HỒ không thể định mốc thời gian như :

Hùm già lạc dấu khôn về
Mèo non chi chí t́m về cố hương
Tư, Sửu, Dần, hội Thánh hội Thần...
Hội Tiên hội Phật hội ông lăo già...
Gà đâu sớm gáy bên đường
Chẳng yêu th́ cũng bất tường chẳng không

Có thể là những câu làm ra từ thời xưa, ứng với một hoàn cảnh lịch sử nào đó vào năm Tư năm Sửu, năm Gà năm Mèo... từ những thế kỷ trước mà nay không c̣n giá trị tiên đoán tương lai nữa. Hàng trăm câu sấm trong nhiều bản in rơi vào trường hợp 4 và 5, không liên hệ tới chủ đề Thánh nhân xuất của Sấm Trạng Tŕnh.

CƠ BÚT THÁNH MẪU LIỄU HẠNH VÀO THỜI VUA TỰ ĐỨC

Dân gian có câu: Tháng Tám giỗ Cha tháng Ba giỗ Mẹ Tháng Tám giỗ Đức Thánh Trần, hóa thân của Phù Đổng Thiên Vương, tháng Ba giỗ Mẹ là giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là hai vị trong Tứ Bất Tử dân tộc: Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thánh và Liễu Hạnh. Tuy phát sinh sau ba vị kia cả ngàn năm, Thánh Mẫu Liễu Hạnh lại được sùng kính tôn thờ như một tín ngưỡng dân gian lan rộng khắp nơi, từ Phủ Giầy Nam Định, tới Chùa Thiên Minh Lạng Sơn, vào đền Ṣng Thanh Hóa, ra Tây Hồ Thăng Long, vào Sóc Hương Nghệ An...đâu đâu cũng hiển linh thiêng liêng. Ca dao có câu :

Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi Tản cổ bồng lại có Thánh sinh
Ở trên tỉnh Lạng có thành Tiên xây...

Nguyên ngài là con gái thứ của Ngọc Hoàng Thượng đế, giáng trần vào Rằm tháng Tám năm 1557 đời Mạc Phúc Nguyên tại Vụ Bản, tên Giáng Tiên. Năm 18 tuổi kết duyên với Trần Đào Lang và năm 21 tuổi, mùng 3 tháng Ba, th́ hóa về cơi Tiên. Sau đó Ngài lại hiện lên an ủi mẹ, chồng, rồi biến mất. Những lần tái giáng sau này Ngài biến hiện, lúc làm thiếu nữ ngâm thơ dưới trăng, lúc trụ tŕ nơi danh lam thắng cảnh, lúc làm bà lăo chống gậy, lúc ngồi gốc tùng gẩy đàn.

Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613 ), một học tṛ của Trạng Tŕnh, đă có lần gập ngài thị hiện khi đi sứ Tầu về qua Lạng Sơn và đă dựng đền thờ Mẫu tại vùng biên giới; lần sau ở Tây Hồ một đêm trăng Trạng Bùng cùng hai người bạn khác họ Lư, họ Ngô xướng họa với một thiếu nữ khuê các mặc áo đỏ. Lúc kết bài: "Trăng tṛn soi một bóng Tiên thôi" mới biết là Ngài thị hiện. Về sau, Phủ Tây Hồ được coi là một linh địa nay vẫn c̣n hương khói ngay giữa Hồ Tây, Hà Nội. Sự thờ cúng Thánh Mẫu "Xuất thế vi Tiên, giáng thế vi Phật" phản ảnh tâm thức Mẹ hiền từ bao bọc, một nguyên lư Mẹ bên cạnh nguyên lư Cha hùng dũng che chở. Sau này cùng dân tộc Nam tiến, nguyên lư ấy lại hoá vào một Thiên Mụ (tương truyền Bà mặc áo đỏ quần xanh giống Chúa Liễu Hạnh !), một Thiên Y A Na, một Bà Đen, phù hộ độ tŕ cho dân lành.

Vua Tự Đức là một người có văn học thường chú tâm tới văn hóa tín ngưỡng truyền thống. Nhà Vua đă từng ngự giá tới thăm đền thượng Tản Viên Sơn và đă từng đọc và sửa Sấm Trạng Tŕnh, Truyện Kiều...Trong lúc chính sự rối ren, Thực dân xâm lăng chiếm đất, ngài đă cử sứ thần tới cầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại đền Ṣng xin phụ tiên giáng cơ bút về quốc sự nguy biến. Phép phụ tiên thời xưa có quy luật chỉnh tề: người cầu phải tắm rửa sạch sẽ, ăn chay ba ngày, bày hương án hoa rượu, lại có một mâm gạo để Tiên giáng bút. Bút của Tiên là một cành đào bẻ từ nhánh phía Đông vào buổi sương sáng. Hai ba người hầu ngâm cổ thi để tạo bầu khí, một người phù hương vào mặt và tay người ngồi đồng, khi thấy đồng đảo đảo là lúc Tiên sắp giáng.
Người cầu tấu lạy và Tiên gơ bút đào vào mâm gạo mà viết thật nhanh, một người hầu bút trông nét trên gạo mà thảo ra giấy.

Bài Cơ Bút đền Ṣng nổi tiếng này đă được phổ biến từ thời tiền chiến và được in trên nhiều sách báo, đặc biệt có những câu rất giống với chủ đề Sấm Trạng Tŕnh :

1- Hoành sơn một giải ra vào
Cuốc kêu vọng đế, Cáo gào giả vương
Cung trăng đă sẵn trời dương
Giang sơn lại mở một trường Xuân Thu


Bốn câu mở đầu nói ngay về thời suy vi của Triều Nguyễn tại Huế dùng chữ Hoành Sơn của Trạng Tŕnh chỉ cho Nguyễn Hoàng :

Hoành sơn nhất đái,
Vạn đại dung thân,

Nay th́ Cuốc kêu vọng Đế (chữ Cuốc vừa nghĩa con chim Cuốc vừa hàm âm Quốc gia), chẳng c̣n vương đế, mà chỉ có bọn ma cáo giả làm vua ! Âm dương đảo lộn (cung trăng là âm đối với trời dương), giang sơn loạn lạc tranh chấp như thời Xuân Thu Chiến Quốc.

2- Tên đâu ba mũi phục thù
Khen cho Khắc Dụng bầy tṛ cho con
Ngọn cờ phất phới đầu non
Thạch Thành mèo lại bon bon chạy về
Dặm trường lai láng máu dê
Con quay ngả trắng ba que cuộc tàn


Đoạn này nói khá rơ về lá cờ vàng ba sọc, tiếp nối của nhà Nguyễn với Quốc trưởng Bảo Đại, một giai đoạn xoay vần tới tàn cuộc, với máu đổ lai láng của người Tây dương (dê). Tất cả chỉ là tṛ bầy đặt. Chữ Khắc Dụng, Thạch Thành mèo lại... chúng tôi không thấy tài liệu nào giải rơ những điển tích này. Riêng chữ Thạch nếu là bộ Thử th́ có nghĩa là con chuột lớn, phải chăng là chơi chữ mèo, chuột đuổi nhau ? Thạch Thành c̣n là địa danh gần đền Ṣng (Thanh Hóa) , Khắc Dụng có thể là tên một nhân vật địa phương thời đó chăng ?

3- Trời Nam mở vận Viêm Bang
Chân nhân đâu đến những phường thầy tăng


Đồng dao lại có câu rằng :

Non xanh mà mọc trắng răng mới kỳ
Bấy giờ quét sạch thử ly
Ai ơi nhớ lấy thiên ky kẻo lầm

Nhưng rồi nước Việt Nam sẽ tới vận Viêm Bang, trở lại thời vương đạo Lạc Long Hùng Vương. Chân nhân của hồng vận này không đến từ bọn Tây phương (thầy tăng nói lái là thằng Tây) mà là một bậc tên Bạch Sỉ (trắng răng), như Sấm Trạng Tŕnh đă nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đây là đại vận cường quốc Viêm Việt với bậc chân nhân dẫn dắt nổi lên từ non xanh. Bấy giờ quét sạch bọn chuột (thử), bọn hồ ly (ly) đấy là thiên cơ (ky) mà toàn dân cần ghi tạc. Đoạn này Thánh nói một cách khinh miệt bọn Tây xâm lăng và trấn an bằng cách hé lộ thiên cơ về thời rực rỡ của đất nước sẽ tới. Cũng cần ghi nhận là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, một môn sinh của Trạng Tŕnh, đă hai lần được Thánh Mẫu thị hiện, vậy có liên quan ǵ giữa Sấm Trạng và bài Cơ bút này không ? Hay tất cả đều cùng phát khởi từ một tàng thức cộng thể dân tộc ?

4 - Đương khi sấm sét ầm ầm
Ấy là khí số để găm trị b́nh
Vũ phu mà bức thư sinh
Long ô chấp cả mấy anh Thủy Hoàng


Sau thời binh lửa sẽ tới thời b́nh trị, bọn vũ phu độc ác bức bách thư sinh hiền lương, tới thời "long ô" th́ vũ phu bằng mấy bạo chúa Tần Thủy Hoàng cũng không làm ǵ nổi. Long ô có thể hiểu là rồng đen, nhưng hiểu theo chữ nôm th́ ô là ô dù che mưa nắng, tức lọng tản, hợp với ư Bạch Sỉ và Thánh Tản Viên xuất trong Sấm Trạng. Tản (ô), long (rồng) càng rơ ư bậc đế vương Bảo sơn thiên tử xuất hiện.

5 - Nực cười cho lũ bàng quan
Cờ tàn mà lại tính đường đẩy xe
Thôi thôi mặc lũ thằng hề
Gió mây ta lại đi về gió mây.


Bốn câu kết thúc cơ bút thấy rơ lời lẽ của một giáng tiên, nh́n trần thế như tṛ hề, cuộc cờ đă tàn mà tục nhân vẫn chưa nh́n ra, c̣n loay hoay tính chuyện đẩy xe lên dốc ! Giống như hai câu của Nguyễn Khuyến :

Vua chèo c̣n chẳng ra ǵ
quan chèo th́ có khác chi thằng hề !

Tất nhiên giá trị của phụ tiên cơ bút khó bằng Sấm kư Chiêm tinh v́ không dựa trên một khoa học lư số nào. Đă có nhiều cơ bút chỉ phơi bầy tâm thức ước ao của người cầu cơ và nét bút lúc giáng có khi chỉ là tiếng vọng từ tiềm thức hay vô thức trào ra. Nhưng đây là một bài giáng cơ bút cách đây hơn trăm năm, tại một ngôi đền "thiêng nhất xứ Thanh", do Vua cầu và do Thánh Mẫu linh thiêng nhất đất Việt chủ giáng.

Giá trị của bài này có tầm ngang với những huyền khải như huyền khải Fatima, huyền khải Malachy (nhà tiên tri Ái Nhĩ Lan nh́n thấy tên của tất cả chư vị Giáo hoàng La Mă từ thế kỷ XI). Hơn nữa phối kiểm với Sấm Trạng Tŕnh lại thấy cùng một tiên đoán chủ đề: vận Viêm bang, Thánh xuất và Bạch Xỉ. Cho nên Thánh Mẫu, Trạng Tŕnh... cho dù không nói những lời tiên tri chính xác th́ cũng cho ta những lời vàng ngọc vang lên từ Tàng Thức Lạc Việt, phổ độ chúng sinh bằng pháp môn huyền vi của các ngài.


Tác giả thường nhắc đến VIÊM BANG, tôi trích một đoạn của tác giả Vũ Hoàn trong bài: Nguồn gốc và nền tảng Văn hóa VIỆT VIÊM, để các bạn đọc hiểu từ VIÊM BANG

Code:
...Tục truyền Ngũ Linh Thái Sơn (năm ngọn đồi cao = núi đất) được phân định thành năm phương hướng theo địa lư : KIM - MỘC - THỦY - HỎA - THỔ c̣n được gọi là Ngũ Hành Sơn, nếu sắc dân nào chiếm được năm ngọn núi đó sẽ khai phóng ra nền văn minh cho loài người, sẽ lănh đạo được các bang, đương nhiên trở thành CÁI (蓋)BANG (BANG CÁI), các bang chung quanh phải phục tùng, gồm có : TẤN BANG - TẦN BANG - TỀ BANG - NGÔ BANG - SỞ BANG - NGƯU BANG - HÁN BANG - TOẠI BANG - VIÊM BANG.

Khởi đầu Viêm Bang (thuộc vị trí Cung Hỏa) đă thể hiện việc chiếm lĩnh nói trên, việc làm trước hết là dậy dân trồng trọt hoa màu, tạo dựng sinh hoạt, sản xuất lương thực dự trữ đề pḥng, để ứng dụng khi cần. Nhu cầu thiết yếu gồm : Lúa, bắp, khoai, đậu, trái cây nên về sau này gọi chung là ngũ cốc, cũng từ đó dân chúng các Bang tôn xưng người lănh đạo Viêm Bang là ông thần làm ruộng rồi vĩnh viễn trở thành cái tên Vua THẦN NÔNG. Khi loài người đă phát minh ra có sách vở chữ nghĩa, người ta ghi lại công lao đó cho hậu thế nên có câu: THẦN NÔNG GIÁO DÂN NGHỆ HỮU CỐC tức là Vua Thần Nông dạy cho dân nghề trồng trọt sản xuất ra lương thực để chi dùng, không lệ thuộc vào kinh tế thiên nhiên nữa. Vua Thần Nông c̣n dạy dân cách dựng vợ gả chồng, rèn luyện binh khí bằng sắt để bảo vệ lẫn nhau.

Trong sách "SƠ HỌC VẤN TÂN" có câu: Viêm Đế Thần Nông Giáo Dân Giá Thú CẮNG SẮT TRÁC CẦM tức Thần Nông là Vua (Đại Đế) của Viêm Bang đă dạy dân cách tổ chức kết nghĩa chồng vợ, cho đến nay dân miền Bắc Việt vẫn c̣n dùng danh từ giấy GIÁ THÚ, dân miền Nam Việt đă đổi ra danh từ HÔN THÚ, chữ CẮNG SẮT TRÁC CẦM tức dạy dân rèn luyện binh khí bằng sắt.

Bên cạnh Viêm Bang có hai người ở Bang Toại thấy ảnh hưởng uy tín của Vua Thần Nông quá lớn nên đă dâng hiến hai kế: Làm nhà để ở và nấu chín thức ăn như câu trong sách đă ghi: HỮU SÀO TOẠI NHÂN, NHỊ QUÂN KẾ TÁC, GIÁO DÂN SÀO CƯ, CỐ VIẾT HỮU SÀO, VIÊN CẬP TOẠI NHÂN, GIÁO DÂN HỎA THỰC,

Diễn nghĩa: Ông Hữu Sào là người Bang Toại đă hiến Vua THẦN NÔNG hai kế hoạch, dạy dân làm nhà ở, đó chính là ông Hữu Sào là người xưa vậy. VIÊN CẬP TOẠI NHÂN GIÁO DÂN HỎA THỰC: Ông Viên Cập cũng là người Bang Toại đă dạy dân cách nấu ăn. ĐẾ PHỤC HY THỊ, THỪA VẬN NHI HƯNG, ĐẾ THUẤN KẾ CHI, THỊ VI NGŨ ĐẾ. PHONG HỘI NHẤT GIÁNG, TAM VƯƠNG KẾ HƯNG, TRỊ THỦY CỨU DÂN. THỊ VI THƯƠNG THANG, THỊ VI HẠ VŨ, ĐIẾU DÂN PHẠT TỘI,

Diễn nghĩa: Đến đời Vua Phục Hy thừa cơ hội để dăy (phát triển) lên, tiếp theo các chi nhánh đến đời Vua Nghiêu Vua Thuấn cả thảy là năm đời. Tiếp nối cơ hội phồn thịnh, phát triển văn minh như việc Dẫn Thủy Nhập Điền (đưa nước vào ruộng) thi hành chính sách Quân san điền địa (chia đồng đều ruộng đất cho dân). Luật lệ nghiêm minh, thưởng phạt công bằng và được áp dụng đến dời Vua Hạ Vũ là chấm dứt sự phồn thịnh. V́ những đời Vua kế tiếp chỉ lo hưởng thụ du hí trác táng nên triều đ́nh đi đến chỗ suy sụp.

Suốt mấy trăm năm thịnh trị nói trên qua các đời Vua từ NGHIÊU-THUẤN đến HẠ VŨ đều là hậu Duệ của Vua THẦN NÔNG cả.

Vậy, nguồn gốc xuất phát của ḍng VIÊM VIỆT từ đời Vua THẦN NÔNG tại khu vực "NGŨ LĨNH THÁI SƠN" ở miền Ê-GU-ĂNG xế Đông Bắc Miến-Điện (DIẾN ĐIỆN). Như vậy là kinh đô của BÁCH VIỆT ở Động Đ́nh Hồ là kinh đô đă phải di cơ lần thứ hai. Tuy vậy truyền thống văn hóa vẫn được duy tŕ qua cái biểu hiệu sắc thái VIÊM VIỆT bằng lá cờ NGŨ HÀNH (Ngũ Hành Sơn) là KIM - MỘC - THỦY - HỎA - THỔ (tượng trưng cho nguyên tố tạo dựng sự sinh tồn cho các vật thể) và năm màu sắc: Xanh - Đỏ - Trắng - Tím - Vàng thể hiện sự chuyển dịch thời tiết trong vũ trụ âm dương đồng nhất lư. Tuy nhiên sự xếp đặt của màu sắc: Từ nền chính giữa ra đến ngoài phải chuyển đổi cho mỗi lá cờ có sự kiến tạo ḥa đồng nhất thể. Đặc biệt riềm cờ chung quanh bên ngoài cùng, là màu đỏ (tươi hồng) và lượn khúc sóng ba tượng trưng cho ngọn lửa Viêm lúc nào cũng bừng bừng cuồn cuộn dâng lên.

Trong cuốn sách "BẢN QUỐC LỊCH ĐẠI SỬ TRUYỆN" nguyên văn như sau: Hành sự đại lược ấu học giáo khoa thư, ngă Quốc tự kinh Dương Vương Kiến Quốc, Chí Kim Thượng Duy Tân Đinh Mùi: Tổng Kế Đắc Tứ Thiên thất bách bát thập lục niên. Kỳ gian anh quân hiền phụ, Sử bất thăng thư. Tư đăn Cử Kỳ đại lược. Vi mông học nhất tắc sử nhi đồng Thô tri ngă Tổ tôn lập Quốc chi gian nan Yên. Hồng Bàng Thị Thần Nông Tứ Thế Tôn, Sơ Kiến Quốc ư nam giao, hiệu Xích Quỷ Quốc. Vi ngă Nam lập Quốc đệ nhất Anh Hùng quân dă, Lạc Long Quân Thú Âu Cơ sinh Bách Nam, Sinh trưởng tử dă phân phong, viết kinh Dương Vương hiệu Hồng Bàng Thị…

NGHĨA : "Truyện lịch sử qua các thời đại (Đời) từ nguồn gốc của đất nước". làm ra cuốn sách này dạy cho các lứa nhỏ học để hiểu về nước ta từ thời Vua Kinh Dương dựng nước. Tính đến năm Duy Tân Đinh Mùi trở về trước đă được bốn ngàn bảy trăm tám mươi sáu năm. Lúc đó bậc Vua cha Thông Tuệ đạo hạnh nhưng cũng đă gặp rất nhiều khó khăn gian truân, cuốn sách lịch sửï này không thêm bớt (Trung Thực) và chỉ có thể nêu lướt qua một vài công lao cụ thể. V́ nguyên tắc thứ nhất về sử học rất mông lung nên chỉ dành cho những người trẻ bậc con cháu biết tóm lược những công lao khổ cực của Tổ Tiên từ khi dựng nước đến độ yên b́nh.

Họ HỒNG BÀNG được dựng dơi từ cháu bốn đời Vua THẦN NÔNG. Khi mới dựng nước hồi đó lấy tên hiệu là nước Xích Quỷ. Thời đó người đứng ra dựng nước ta là một vị Anh Hùng Trước Tiên so với các dân tộc khác. Vua Lạc Long lấy Bà ÂU-CƠ sinh trăm con trai, nuôi dạy, huấn luyện khi khôn lớn có đủ tài đức rồi mới ban chức tước giao phó nhiệm vụ (chia công tác) gánh vác giang san đất nước vậy. Vua Kinh Dương nói rằng Họ Hồng Bàng có từ đó.


Cái (蓋): Siêu việt, trội hơn, át hẳn. Như lực bạt sơn hề, khí cái thế 力拔山兮氣蓋世 (Cai Hạ ca 垓下歌) sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời.


Sửa lại bởi thiennhan : 09 December 2006 lúc 2:52am
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
minhthuan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1101
Msg 136 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 5:35am | Đă lưu IP Trích dẫn minhthuan

Bàn loạn với các bác ít hàng .
Thánh nhân xuất hiện sẽ đưa Vn lên vị trí số một thế giới??không biết là số một về lĩnh vực nào? nếu đơn thuần là kinh tế th́ phải từ từ, ít ra cũng vài ba chục năm nữa th́ Vn may ra có được vị trí kha khá ở châu á, quân sự th́ càng không có tiềm năng, vậy rốt cuộc là lĩnh vực nào? có lẽ là tâm linh chăng? nhưng con người mong chờ vào tâm linh nh́ều nhất vào thời điểm nào? chắc phải là thời đại loạn, có thể suy ra là thế giới sắp bước vào thời đại loạn (chiến tranh thế giới 3 ...???),nhưng theo tôi th́ ít ra cũng phải là một vài vụ va chạm thiên thạch th́ người ta mới kinh khiếp trước sức mạnh của tạo hoá, chứ chiến tranh thôi th́ mấy ông quân sự vẫn làm bá chủ làm ǵ có cửa cho tâm linh??,và khi đó thánh nhân xuất hiện với quyền năng tâm linh làm cả thế giới phải hướng về VN, cũng có thể lắm, ngày xưa thánh nhân xuất hiện nhưng thời đại thông tin chưa phát triển nên mức độ ảnh hưởng cũng chỉ trong vùng hoặc quốc gia, ngày nay th́ chắc chắn sẽ ảnh hưởng rộng răi .

__________________
minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
Quay trở về đầu Xem minhthuan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhthuan
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 137 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 9:09am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Code:
PHỤ CHƯƠNG: TIÊN TRI TÂY PHƯƠNG VÀ ĐẠI CHUYỂN VẬN KỶ NGUYÊN MỚI

Thế kỷ XX chấm dứt như màn kịch thu hẹp của thiên kỷ cũ: suốt 2000 năm nhân loại Đông Tây đă sống trong chiến tranh loạn lạc, tranh chấp quân sự, chính trị, tôn giáo... những thành quả rực rỡ về khoa học kinh tế, từ cuộc cách mạng kỹ nghệ 200 năm trước tới cuộc cách mạng điện tử thế kỷ XX, đều kéo theo những biến động tàn sát và nhân loại vẫn chưa thấy thời đại Nghiêu Thuấn ḥa đồng hạnh phúc thanh b́nh: Thực dân, Cộng sản, hai cuộc Đại chiến tiêu diệt cả chục triệu nhân mạng, các cuộc chiến địa phương do tranh chấp ư thức hệ...gây chết chóc và bật rễ hàng triệu dân lành, những xô xát tôn giáo, tài phiệt, phong kiến v..v..đă làm cả hoàn cầu, trừ một số ít, lâm vào cảnh bi thương.

Tiếng cười của giới này là tiếng khóc của giới kia, đỉnh cao của phe này là thung lũng của phe khác...rút cuộc 5 tỉ người sống trong t́nh trạng vong thân, không nô lệ thân xác th́ cũng bị trói buộc tinh thần, không khổ sở v́ bá quyền th́ cũng căng thẳng trong hệ thống xă hội phi nhân. Riêng thế kỷ XX những khốn khổ cơ cực lên tới cao độ v́ tranh chấp trở thành quốc tế lan rộng châu này sang châu khác, thậm chí các bộ tộc bán khai cũng bị liên lụy, chưa biết đọc chữ đă bị buộc vào tranh đấu tư tưởng, tôn giáo. quyền lợi... do các đầu óc điên đảo từ tháp ngà xa xôi tạo ra, đang sống hồn nhiên với rừng núi bỗng phải ngồi xe tăng mang vũ khí tối tân đi giết đồng loại !

Trong cuốn sách thời danh "Hành Tŕnh Về Phương Đông" của B. Spalding (Journey To The East-1924) bản dịch của Nguyên Phong, một đạo sư Ấn Độ, Babu, đă tiên đoán từ đầu thế kỷ XX như sau: "..mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 100 năm, nhưng cứ 25 năm cuối lại có các biến chuyển gây ảnh hưởng cho chu kỳ kế tiếp...Cuối thế kỷ 20 phong trào Duy Vật sẽ xụp đổ, hiện tượng nghiên cứu các giáo lư bí truyền sẽ bắt đầu." (tr. 60 - 62)

Một pháp sư khác, Hamoud, gốc Ai Cập, lại tiên đoán không kém thần diệu như sau : " sự khai quật các ngôi cổ mộ Ai Cập sẽ tháo cũi sổ lồng cho vô số âm binh...chúng sẽ mang nền tà giáo Ai Cập trở lại thế kỷ này...Một số pháp sư vốn là sứ giả cơi âm sẽ đầu thai trở lại để tác yêu tác quái...Thế giới sẽ trở thành nạn nhân của thứ tôn giáo ma quái này......trước khi chết họ sẽ di chúc yêu cầu ướp xác họ và xây dựng những nhà mồ vĩ đại bằng đá như họ đă từng làm trong quá khứ... " (tr. 207 - 208).

Nhưng sự xụp đổ của Cộng Sản, với các nhà mồ xác ướp c̣n nằm trơ, vẫn chưa giải quyết xong những tranh chấp khác, xâu xa hơn, nền tảng hơn, đó là vấn đề tôn giáo và thế lực tài phiệt quốc tế. Cả hai quyền lực ghê gớm này, với tín ngưỡng quyết liệt, với vũ khí tối tân, có thể sẽ đối địch trong trận thư hùng Armageddon mà đa số các nhà tiên tri Tây phương đều cùng đi tới một kết luận.

Trong việc phác lược một chiến lược sinh tồn cho dân tộc, một trường kế hợp tung da vàng, khai phóng một nền văn minh cầm đũa Đông Á xâu rễ bền gốc, thiết tưởng không thể bỏ qua một khía cạnh nào, một yếu tố nào, dù là yếu tố khoa học huyền bí dự báo, với xác xuất thấp hơn khoa học vật lư. Nhưng nếu sự sinh tử của vạn vật trên trái đất và vũ trụ là một huyền nhiệm, nếu biến cố lịch sử nhiều khi vượt luận lư quy nạp diễn dịch, th́ tại sao lại không khai quật những kho tàng cổ học để t́m phương tiện cho cuộc hành tŕnh tâm thức vũ trụ huyền vi ? V́ thế chúng tôi lược khảo sau đây những tiên đoán của các nhà tiên tri cổ kim Tây phương về năm cuối của thế kỷ 20, năm tiền định 1999, để so sánh với các nhà tiên tri Việt Nam, hầu xác định thời điểm đại canh tân thế giới.

BÁC SĨ NOSTRADAMUS, MỘT TRẠNG TR̀NH TÂY PHƯƠNG, ĐĂ TIÊN ĐOÁN G̀ VỀ NĂM 1999 ?

Nostradamus tên thật là Michel de Notredame, tên chữ La tinh là Nostradamus, sinh ngày 13 – 12 - 1503 tại St Remy nước Pháp. Nhà tiên tri nổi danh nhất Tây phương này sống cùng thời với Trạng Tŕnh nước ta vào thế kỷ thứ 16, cách đây non 500 năm.

Ông đặc biệt nổi tiếng về tài đoán trước những chuyện xẩy ra rất chính xác về thời gian và tên tuổi như tên Pasteur, Napoleon, Hitler, Franco...Ông sinh trưởng trong một gia đ́nh Do Thái khá giả, cha ông làm nghề buôn ngũ cốc, một người anh làm thẩm phán , ông nội biết khoa chiêm tinh Do Thái và truyền dậy cho cháu. Thời ấy người Do Thái bị kỳ thị nặng nề ở khắp Âu Châu nên để sinh tồn tùy cơ, gia đ́nh ông phải cải sang đạo Thiên Chúa La Mă vào năm 1501, nếu không sẽ phải rời khỏi Provence trong ṿng 3 tháng. Có học giả cho rằng tổ tiên ông thuộc bộ tộc Do Thái Issachar là một bộ tộc chuyên về chiêm tinh. Ngay từ thuở nhỏ học ở Avignon cậu bé Nostradamus đă nổi danh là "le petit astrologue".

Năm 21 tuổi ông vào Đại học Y Khoa Montpellier, được 2 năm ông tạm rời ghế nhà trường để đi cứu trợ nạn Dịch hạch đang đe dọa cả miền Nam nước Pháp, ông chặn được nạn dịch và có tiếng trên toàn quốc từ đó. Ông trở lại trường Y khoa học tiếp và sau khi tốt nghiệp ông mở pḥng mạch hành nghề vào năm 1529 tại Agen.

V́ vợ (ông có hai đời vợ) và hai con thơ bị chết bất ngờ v́ bệnh dịch, ông thất vọng chán nản, lại thêm bị kỳ thị về gốc tích Do Thái, ông bỏ nghề đi lang thang khắp nơi gần 10 năm trời. Chính trong hoàn cảnh này ông phát triển khả năng tiên tri thiên phú. Một lần ở Ư ông gặp một tu sĩ trẻ tuổi ḍng Franciscan tên là Felice Peretti, ông vội quỳ xuống và nói: "Con xin quỳ bái đức Thánh Cha", 19 năm sau khi Nostradamus chết, năm 1585, vị tu sĩ trẻ tuổi đó trở thành Giáo Hoàng Pope Sixtus đệ V ! Năm 1538 ông mắc vạ miệng v́ phê b́nh một nhà điêu khắc nặn tượng Mẹ Đồng Trinh là "nặn quỷ", ra ṭa Giáo Tra (Inquisitions) ở Toulouse ông bào chữa là "tôi chỉ nói pho tượng nặn xấu như quỷ mà thôi !".

Có lẽ thời gian ông rời Pháp đi lang thang cũng có mục đích tránh áp lực tôn giáo, măi gần 40 tuổi ông mới trở về sống trong vùng Orval, tiếp tục tiên tri và sau đó đi Marseilles cứu trợ nạn Dịch. Năm 1544 ông tới Salon vừa hành nghề Y khoa vừa xem chiêm tinh. Năm 1547 ông lấy vợ lần thứ hai với một góa phụ trẻ và giầu có, Anne Gemelle. Giai đoạn này ông đă được khắp Âu châu biết tiếng, ngay cả văn hào kiêm y sĩ Rabelais (1494 - 1553) cũng tới học hỏi ông. Hàng đêm ông ngồi trước một thau đồng đựng đầy nước đặt trên giá ba chân, chăm chú cả giờ tập trung tư tưởng và nh́n thấy và nghe tương lai hậu vận từ thau nước.

Năm 1550 ông in tập Almanachs một tập niên giám tiên đoán về thời tiết khí hậu mùa màng, tập này bán rất chạy mặc dù nhiều tiên đoán sai về thời tiết ! Đồng thời trong khoảng thời gian này ông viết tập Sấm kư Tiên Tri "Prophéties" gồm những bài thơ 4 câu ngắn như kệ, nhiều khi dùng ẩn ngữ để che bớt ư nghĩa v́ sợ làm thương tổn người khác và nhất là sợ va chạm tới tôn giáo. Phần đầu từ Tập I tới Tập VII được in vào năm 1555 mang tên Les Prophéties de M. Nostradamus Măi tới năm 1568, hai năm sau khi ông mất, tập Les Prophéties mới được in ra toàn bộ gồm 7 tập trước và 3 tập sau chưa in vào năm 1555, toàn tập gồm 942 bài. Vợ ông , một người đàn bà có học thức, và Chavigny môn đệ trung thành của ông , tiến sĩ luật khoa và giáo lư, là hai người soạn in Toàn tập Sấm kư. Vài học giả nghi là Chavigny có thể thay đổi vài câu Sấm trong 3 tập cuối VIII- IX- X.

Mỗi Tập gồm 100 bài bốn câu, mười Tập gồm 1000 bài, riêng Tập VII chỉ có 42 bài không hiểu v́ sao, có thể Nostradamus chỉ viết tới đấy là hết thần hứng, hoặc đau ốm, hoặc Toàn tập Sấm ngưng ở đấy với 642 bài, c̣n 300 bài sau (ba Tập in nối sau) là do Chavigny và bà vợ lục lọi bản thảo cũ và xếp đặt vào chăng ? Điều chắc chắn là trên toàn Âu Châu xuất hiện nhiều câu sấm mạo danh Nostradamus, có bài sáu câu do cháu ông viết cũng có thời được truyền ra ! Tuy vậy t́nh trạng giả mạo không đến nỗi trầm trọng như Sấm Trạng Tŕnh bên ta, v́ có bản in ngay lúc Nostradamus c̣n sống.

Tập Sấm theo ông viết, tiên đoán biến cố cho tới năm 3797 nghĩa là hơn 2000 năm lịch sử tính từ thế kỷ XVI. Hầu hết những sự việc Nostradamus tiên tri đều xẩy ra sau khi ông tạ thế, tuy vậy một lời tiên tri về cái chết của vua Henry đương thời năm 1559 làm danh tiếng ông nổi dậy như sóng cồn: ông đoán nhà vua sẽ chết oan nghiệt v́ 2 vết thương từ một vũ khí trong lúc tập dượt trên sân đấu vơ. Việc xẩy ra đúng hệt với thần nhăn của Nostradamus: nhà vua trong lúc thí vơ dượt đấu với bá tước Montgomery không may bị ngọn dáo đâm qua mắt vào tới tận cổ họng :
...par fingulier duelle
dans caige d' or les yeux luy creuera
deux claffes, un, puis mourir, mort cruelle...
Centuries XXXV
(claffes = fracture, vết thương - lời tiên tri này đă được một nhà tiên tri khác, Luc Gauric của Giáo hoàng Paul III đoán tương tự vào năm 1556 ).

Hoàng hậu Catherine vốn tin lư số rất khâm phục vời ông lên Paris xem bói, cố vấn và sau đó hai người trở thành đôi bạn khăng khít. Khi lên Paris ông được thi hào Ronsard làm một bài thơ chào đón xưng tụng. Được vài năm, trước áp lực của triều đ́nh, lại thêm bị phong thấp, Nostradamus phải trở lai Salon. Đêm hôm 1 – 7 - 1566 đệ tử ông là Chavigny vào chúc ông ngủ ngon, ông trả lời: "Sáng mai khi mặt trời mọc, thầy sẽ không c̣n ở đây !" Sáng hôm sau ông chết ngồi lạnh cứng trên nghế. Theo lời dặn, ông được chôn theo thế đứng thẳng trong nghĩa địa nhà thờ St Martha ở Salon v́ không muốn "thường nhân dẫm trên xương cốt ḿnh", vợ ông dựng một tấm bia bên mộ xin "hậu thế đừng phá giấc ngàn thu".

Ông căn dặn mộ ông đặt vào khoảng giữa cổng lớn nhà thờ và bàn thờ trong khuôn viên tu viện Franciscan. Có giai thoại nói rằng năm 1700 khi cải táng người ta thấy trên cổ hài cốt có một tấm đồng ghi rơ: 1700 ! Điều chắc chắn là năm 1792 vào thời Cách Mạng Pháp hỗn quân hỗn quan, một bọn lính say rượu đập phá mộ ông và vứt tung xương cốt, ông Thị trưởng Salon cho nhặt lại được một số xương và cải táng với tấm bia xu thời " ..mộ cũ được mở ra v́ những lời tiên tri rất đúng về Tự Do...", sau này tấm bia cũ của vợ ông lại được hoàn về bên mộ mới khi cao trào cách mạng đă lắng xuống.

NHỮNG GIAI THOẠI VỀ TRẠNG NOSTRADAMUS

1 - Trong thời gian ở Paris, Nostradamus bị phong thấp phải nằm dưỡng bệnh hơn 10 ngày. Một hôm ông đang nằm ngủ bỗng bị một gia nhân hàng xóm gơ cửa om ṣm. Ông thức dậy bực tức , tên gia nhân chưa kịp ngỏ lời ông đă nói ngay: "Mất có con chó mà cũng làm rộn lên, đi về hướng Orleans mà t́m sẽ thấy". Quả nhiên tên gia nhân gơ cửa định hỏi về chuyện mất chó, chưa kịp hỏi th́ ông Trạng đă biết trước và đoán ngay con chó đang ở đâu !

2 - Một buổi chiều tối ngồi ở cửa nhà tỉnh Salon, một cô bé đi ngang qua chào ông: "Chào ông Nostradamus" (Bonjour, Monsieur de Nostradame), ông chào lại: "Chào cô bé" (Bonjour fillette). Khi trở về cô bé lại chào hỏi và lần này ông đáp lại hơi khác: "Chào bà trẻ" (Bonjour petite femme). Th́ ra ông đă biết cô bé đi vào rừng cây âu yếm bạn trai và không là con gái nữa

3 - Hồi ở Paris vào Triều ông thấy một cậu bé 10 tuổi đang chơi ở gần cung vua, ông tới xem quư tướng nhưng cậu bé sợ chạy mất. Sáng hôm sau người hầu cố t́nh không cho cậu bé mặc áo để Nostradamus xem tướng. Ông thấy nốt ruồi quư trên ḿnh cậu bé và bảo mấy người hầu: "sau này chủ nhân các ông sẽ làm vua nước Pháp !" Cậu bé ấy là anh em chú bác với vua Henri III, sau này trở thành vua Henri IV thống nhất Pháp với vùng Navarre. Câu chuyện này được chính vua Henri IV kể lại với lời dí dỏm; "lúc họ không mặc áo cho tôi, tôi lại tưởng là sắp bị ăn đ̣n !"

4 - Trong giai đoạn bỏ nhà đi lang thang v́ vợ và hai con bị chết, ông gặp gia đ́nh Florinville và gia chủ một hôm muốn thử tài Nostradamus đă dẫn ông xuống chuồng heo và chỉ hai con heo , một con trắng, một con đen, rồi hỏi "số phận hai con heo sau này ra sao ?", ông trả lời là "con heo trắng sẽ bị chó sói ăn thịt, con heo đen th́ bị làm thịt cho chúng ta ăn !" Gia chủ bí mật dặn nhà bếp làm ngược lại: giết thịt con trắng làm cơm tối khoản đăi ! Đầu bếp theo lời, giết con heo trắng làm món đăi khách. Nhưng khi thịt để trên đĩa một con chó sói đă lẻn vào nhá hết thịt trong lúc người bếp đi ra ngoài ! Khi trở vào bếp, anh bếp đành mang con heo đen ra làm thịt thay thế. Lúc dọn lên, gia chủ không hay biết đă bảo Nostradamus "đây là thịt con heo trắng đấy !", ông nhất định nói không phải heo trắng và gia chủ phải gọi đầu bếp lên để xác định. Khi đầu bếp lên kể lại tự sự, cả nhà đều phải chịu tài thần toán của Trạng !

Những lời tiên tri đă nghiệm đúng trong quá khứ

1 - Tên Napoleon được Nostradamus viết lối ẩn dụ là "Pau.nay.loron" nói lái ra là Napaulon Roy (C. VIII-1). Ông viết rơ là một hoàng đế sinh ở Ư, tóc cḥm ngắn, sẽ làm thương tổn kiệt quệ nước Pháp.Ông c̣n tiên đoán ngôi sao Napoleon bắt đầu lên ở một tỉnh duyên hải (tức Toulon, nơi Napoleon đánh bại quân Anh năm 1793), sẽ cầm quyền độc tài 14 năm (11 - 1799 tới 4 - 1814), làm rung động Tây Ban Nha, Ư, Anh. Nostradamus c̣n đoán chính xác chiến bại Waterloo, Napoleon bị đi đầy, trốn thoát và rồi chết cô đơn trên một ḥn đảo đá vôi, dân cư thưa thớt 5000 người (tức St Helena).

2 - Bác học "Pasteur sẽ được tôn sùng như thánh sống". (The lost thing is discovered, hidden for long centuries. Pasteur will be celebrated almost as a god/ Perdu trouué, caché de fi long fiecle, sera Pasteur demy Dieu honoré - I - 25 ) .

3 - Thế kỷ sau Nostradamus, London sẽ bị cháy "ba lần 20 và 6" tức đám cháy năm 1666, "tượng Đức Mẹ bị đổ xập và nhiều người chết".

4 - Tên Hitler được ông viết trước là "Hister", sinh ra ở miền núi non nước Áo, trong gia đ́nh b́nh dân, mà rồi số phận không rơ ra sao ! Chùm Đức Quốc Xă này được mô tả là người ác độc "antichrist" thứ nh́ sau Napoleon, sẽ bị bại trận mà cái chết không được rơ ràng (thiêu năm 1945 hoặc trốn đi Nam Mỹ ?). (Plus part du champ encontre Hister sera... II - 23).

5 - Đoán đúng tên nhà độc tài Franco, Tây Ban Nha. (De Castille Franco fortira l' affemblee... IX - 15).

6 - Mối t́nh của thế kỷ Vua Edwards VIII nước Anh thoái vị để lấy người yêu năm 1936 cũng được ghi trong sấm kư (for being unwilling to consent to divorve.. the King of Isles shall be expelled...).

7 - Thấy trước việc nước Mỹ lập quốc và thoát khỏi mẫu quốc là nước Anh (free from British Isles).

8 - Tiên đoán sáng chế tầu ngầm (the fleet can swim under water) và chiến đấu cơ (wars for control of the clouds).

NHỮNG LỜI TIÊN TRI VỀ CUỐI THẾ KỶ 20

1 - Rồi một người từ Chính phủ Mỹ sẽ cầm đầu nước Anh. Nước Anh và nước Mỹ sẽ hợp nhất vào thời vua Reb ( ? ) khi lănh tụ dũng mănh chống đạo xuất hiện: The London premier through American power will burden the island of Scotland with a cold thing Reb the King will have so dreadful an antiChrist who will bring them all into trouble. (Le chef de Londres par regne l' Americh, L'ifle Efcoffe tempiera par gellee: Roy Reb auront vn fi faux antechrift Que les mettra treftous dans la meflee) X - 66

2 - Cuối năm 1999 trận Đại chiến cuối cùng Armageddon sẽ xẩy ra giữa Tây Phương và Ả Rập Hồi giáo với một lănh tụ dũng mănh (a strong master of Mahammedan law), một Antichrist thứ ba trong lịch sử, lănh tụ ghê gớm này mang tên Mabus hoặc Alus. Chiến tranh tạo nên bệnh dịch, chết đói, tàn phá nhiều nước. Điềm báo trước là hạn hán, nóng cháy, động đất, mưa lụt khắp nơi: Mabus will soon die and come destruction of people and animals... II – 62 His hand by bloody Alus behind (Sa main derniere par Alus fanguinaire...) VI - 33 So great a famine with a plague through a long rain shall come along the arctic pole VI - 5 Earthquake shall be so great in May Saturn, Caper, Jupiter, Mercury, in Taurus X - 67 The Arab prince, Mars, Sol, Venus, Leo the kingdom of the Church shall be overcome by sea toward Persia, very near one million Turkey, Egypt, Ver. Serp. shall invade V - 25
(Caper là Capricorn, Ver là Verseau, Serp. là Serpent cḥm sao độc).

3 - Nhưng rồi Thiện thắng Ác, một lănh tụ tài ba, một thánh vương sẽ đưa Nhân loại vào thiên kỷ mới trong an b́nh 750 năm: Mars and the Scepter will be in conjunction a calamitous war under Cancer, Shortly after, a new King shall be appointed who for a long time, shall pacify the earth VI - 24 Theo chiêm tinh, sao Mars và Jupiter (Scepter) chỉ hội chiếu vào ngày 21 – 6 - 2002, sau đó bậc Đế vương mới xuất hiện: There shall be peace for 7 and 50 years Joy to mankind ... X – 89

Lời bàn

1 - Câu sấm tứ tuyệt nổi tiếng về giai đoạn Thế chiến "mười phần chết bẩy c̣n ba" này là đoạn sau đây: In the year 1999 and seven months from the skies shall come an alarming powerful King to raise against the great King of Angolmois before and after, Mars shall reign at will.
Nguyên bản Pháp ngữ (cổ văn, sấm văn khác với Pháp ngữ hiện đại ):
L'an mil cens nonante neuf fept mois. Du ciel viendra vn grand Roy deffraieur Refufciter le grand. Roy d' Angolmois. Auant apres Mars regner par bon heur. X-72.

Câu đầu và câu cuối cho mốc thời gian và tinh đẩu rơ ràng: tháng 7 năm 1999, trước sau sao Hỏa tinh mặc sức ngự trị. Sao Mars tượng trưng của bạo lực, chiến tranh, tàn phá sẽ là chủ tinh của thời điểm. Hai câu giữa khó giải đoán v́ là ẩn dụ. Theo nhiều nhà chiêm tinh Tây phương muốn giải đoán phải đào sâu vào chiêm tinh học v́ Nostradamus không những là một thiên nhăn thiên phú, ông c̣n được chân truyền khoa chiêm tinh đẩu số của cha ông gốc Do Thái.

Khoa này bắt nguồn từ truyền thống huyền bí Kabbalah Do Thái, là một bộ phái của Do Thái Tây Ban Nha Trung Cổ khoảng thế kỷ 11 - 12. Bộ phái này cũng thuộc gốc chiêm tinh đẩu số cổ xưa của dân Chaldea vùng Mesopotamia giữa hai con sông Tigrates và Euphrate cách đây 4500 năm. Tử vi Tây phương hiện tại bắt nguồn từ đây và khoa Chiêm tinh ấy được gọi là Chiêm tinh chính thống (orthodox or judicial astrology).

Nostradamus khi viết câu sấm quan trọng trên đă dựa vào vận hành tinh đẩu để tiên tri lịch sử nhân loại. Nh́n vào tinh đẩu năm 1999 lấy mốc Nguyệt thực 28 - 7 - 1999 và Nhật thực 11 - tháng 8 - 1999 sẽ thấy đẩu số pháp của Nostradamus. Ông Trạng cho cả hai hiện tượng cùng xẩy ra vào tháng Bảy 1999 v́ lịch thời đó sai lệch với lịch Gregorian 11 ngày (lịch Gregorian đổi ngày 4 - Oct. 1582, mùng 5 Oct. thành 15 Oct. 1582.)

Như vậy nhật thực 11 tháng 8, 1999 theo lịch cũ thời Nostradamus vẫn c̣n vào cuối tháng 7, 1999 ! Nguyệt thực 28 – 7 - 99 có sao Thái dương và Mercury ở cung Leo và Thái Âm với Neptune ở cung Aquarius, câu sấm "great King of Angolmois" c̣n có bản in là "great King of Jacquerie" chỉ nguyệt thực, Jacquerie là tên cuộc nổi dậy của nông dân vào năm 1358 chống lại chính quyền phong kiến sưu cao thuế nặng. Cuộc nổi dậy chung quanh Paris này đă bị đàn áp đẫm máu với hơn 20,000 người chết. Angolmois viết lái chữ Mongolois chỉ vua đến từ phương Đông (Hung Nô).

Nhật thực 11 – 8 - 1999 sao Thái Dương, Thái Âm đều ở cung Leo. Uranus ở cung Aquarius. Nhật thực ghê gớm "an alarmingly powerful king" bao che từ Bắc Đại Tây Dương , qua Đại Tây Dương tới Anh, Pháp, Đức, Áo, Hung, Lỗ…rồi bóng đen phủ khắp Trung Đông Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, tới tận Pakistan và Ấn Độ. Nostradamus đặc biệt nhấn mạnh tới hai hiện tượng này v́ các tinh đẩu ở vị trí đối chiếu mănh liệt "grand cross" trên bản đồ chiêm tinh: Leo - Aquarius và Taurus - Scorpio là những cung tứ hướng, với sao Hỏa tinh Mars đối chọi với Saturn vào khoảng Nhật thực. Những cái cũ, cơ cấu truyền thống (Saturn) sẽ bị lật đổ, tàn phá (Mars, cộng với Sun và Uranus xung chiếu Saturn và Jupiter), đúng với câu sấm :
In the year that Saturn and Mars shall be fiery
the air shall be extremely dry in many countries. IV-67
(vào năm sao Saturn và Mars nộ cuồng trời nóng khô hạn hán bốn phương...)
Sao Uranus tiêu biểu đột biến tương tự sao Mars, nằm ở cung Aquarius từ 1995 tới 2003, giống vị trí Uranus từ năm 1912 - 1920 tức thời Đệ Nhất Thế Chiến và thời Cách Mạng Nga Sô. Năm 1914 là năm xẩy ra vụ một chính khách Áo bị sát thủ người Serb ám sát, vụ này gây rắc rối quốc tế và châm mồi Đại Chiến.

Các nhà chiêm tinh Tây Phương cũng so sánh bản đồ tinh đẩu tương tự giữa năm 1990 (khi Iraq tấn chiếm Kuwait) và năm 1999. Năm 1990 Nhật thực cũng nằm ở cung Leo và Nguyệt thực ở cung Leo-Aquarius, cũng có sao Mars đi qua cung Taurus, trong khi 1999 sao Mars đối chiếu với Jupiter và Saturn ở cung Taurus.

Cả hai năm 1990 và 1999 Thái dương đều ở cung Leo. Điều khác biệt là trong nhật thực nguyệt thực 1999 số tinh đẩu hội chiếu gấp đôi năm 1990, với cường độ mănh liệt bội phần tới mức độ "alarming" nhân loại. Những nguyên cớ của chiến tranh Trung Đông và quân điếu phạt Băo Sa Mạc Desert Storm, cũng phần nào trở lại vào năm 1999 với những thành phần cũ, lư do cũ, nhưng ở chiều kích vĩ đại bao quát cả Trung Đông, Âu Châu và lan tới Ấn, Hồi.

Một biến cố lịch sử quan trọng khác đă xẩy ra quanh thời gian khi tinh đẩu trên trục Leo-Aquarius là ngày : 28 – 7 - 1914 đại chiến thứ I bắt khởi đầu với sao Thái dương và Mercury ở cung Leo, Uranus ở cung Aquarius.

Nostradamus khi viết "the alarming powerful king" có thể đă ám chỉ Leo và "great king of Jacquerie" để ám chỉ Aquarius. Leo là biểu tượng của anh hùng cá nhân, Aquarius biểu tượng quần chúng.

Nói tổng quát, tháng 7 - 1999, vào thời điểm nhật - nguyệt thực, trên địa điểm bóng tối đi qua, trận thư hùng quyết liệt sẽ tới, "mười phần chết bảy c̣n ba", các thế lực tư bản, chính trị, tôn giáo, quân sự... sẽ lâm trận, trước khi nhân loại từ bỏ Thời cũ Age of Pisces (the Visionary) để đi vào vinh quang thanh b́nh của Thời mới - Age of Aquarius là thời cải cách (the Reformer).

2 - Chiêm tinh gia nh́n vận hội qua chu kỳ nhật nguyệt thực và các chu kỳ tinh đẩu hội chiếu. Truyền thống Đông Tây, từ các bộ lạc, xă hội cổ xưa, đều xem nhật nguyệt thực là điềm rất xấu. Sao chổi, động đất, mây thành...là những điềm bất tường. Loài người xưa nay đều tin vào Trời Đất, tiểu và đại vũ trụ đều có liên quan như h́nh với bóng. Cho nên xem điềm trời và nh́n tinh tú có thể đoán ra biến động xă hội lịch sử.

Năm 1999 nh́n tổng quát bản đồ chiêm tinh có: Sun- Moon ở Leo, Mars ở Scorpio, Saturn ở Taurus, Uranus ở Aquarius, tất cả đều ở vị trí miếu vượng. Riêng sao Neptune có chu kỳ 1998 - 2012 là ngôi sao thay cũ đổi mới của kỷ nguyên Aquarius, vào tháng 4 - 1999 sẽ xung chiếu với Saturn ở Taurus. V́ thế nhiều thay đổi trên thế giới sẽ khởi đi từ năm 1998 để rồi mănh liệt hơn vào năm 1999. Mang so sánh chu kỳ tinh đẩu với các biến cố lịch sử trọng đại có thể thấy sự hội tụ giống nhau của các tinh đẩu vào cùng vị trí, thí dụ :

* Ngày Hoàng đế Caesar bị ám sát 20 tháng 2 năm 44 trước TL và ngày TT J. Kennedy bị ám sát đều có các sao Mars, Venus, Mercury nằm ở cung Capricorn.

* Ngày 24 tháng 7 năm 579 tới 2 – 8 - 579 Giáo hoàng Gregory phải bỏ La Mă đi t́m viện trợ chống với quân xâm lăng Lombards (tiểu quốc Đức vùng Elbe) và ngày 18 – 7 - 1999 tới 28 – 7 - 1999 theo Sấm Nostradamus X - 72 đều có sao Neptune ở cung Pisces, Saturn ở Taurus, Mars ở Scorpio, Venus ở Virgo, Mercury ở Scorpio, Sun ở Leo.

* Ngày 27 – 11 – 1241 / 13 – 12 - 1241 quân Mông Cổ xâm lăng Đông Âu so với ngày 11 – 12 – 1999 / 21 – 12 - 1999 (đoạn V - 48 và V - 54 nói về một Antichrist từ phương Đông tiến công Âu châu) có các sao Mars và Moon ở Aquarius, Sun và Mercury ở Sagittarius, Jupiter ở Aries-Taurus, Saturn ở Virgo, Leo ở Taurus.

* Ngày 31 – 3 – 167 / 5 – 9 - 167 khi quân Đức vượt sông Danube xâm lăng Hy Lạp so với 4 – 1 – 2010 / 6 – 10 - 2010 (đoạn I - 72 và V - 48) các v́ sao hoàn toàn nằm vào vị trí giống nhau: Mars ở Leo-Virgo, Venus ở Taurus, Gemini, Cancer, Mercury ở Aries - Taurus, Sun ở Aries, Taurus, Gemini, Cancer, Moon ở suốt 12 cung.

* Riêng ngày 1 tới 3 tháng 5, 2000 tất cả các sao chính Mars, Saturn, Jupiter, Venus, Mercury, Moon, Sun đều nằm trong cung Capricorn (cung số 10). Tất cả các sao trên đều chiếu thẳng góc - square - với Neptune và Uranus là hai sao có đặc tính thay cũ đổi mới.

Hiện tượng nhật thực cũng được các chiêm tinh gia nghiên cứu tỉ mỉ để chứng minh tầm quan trọng đối với các đại biến lịch sử. Thí dụ như Giáo chủ Hồi giáo Mô Ha Mét sinh đúng ngày nhật thực 3 tháng 8 - 566, nhật thực này bắt đầu che phủ xứ Nam Dương rồi qua tới Trung Đông, về sau các xứ nằm trong vùng nhật thực đó trở thành Hồi Giáo.

Ông trùm Cộng Sản, Karl Marx, gốc Do Thái - Đức, sinh đúng ngày nhật thực 5 – 5 - 1818, vùng nhật thực này bao trùm đất Nga. Năm 1947 Pháp tái chiếm Việt Nam và khai hỏa đúng ngày nhật thực nên 8 năm sau bị bại. Nhật thực 1998 vào ngày 22 tháng 8, cách hai ngày sinh nhật của ông Clinton (19/8/46), ở 28 độ Leo, nên ông Tổng Thống này bị đại hạn nặng nề. Trong nhật thực 1998 sao Mars và Venus ở cung Leo, đối chiếu với Neptune và Uranus, 7 sao khác cộng với Nhật Nguyệt vây quanh định tinh Regulus là sao tiêu biểu Nguyên thủ, nên nhiều vị nguyên thủ quốc gia bị mất chức hoặc mệnh chung: TT Sokarno bên Nam Dương bị lật (tháng 5/98), TT Kolh sau 16 năm bị thay thế ở Đức (9/98), các nguyên thủ bị xuống hoặc thân bại danh liệt như Thủ Tướng Nhật Bản, TT Mỹ, TT Yeltsin... và tới cuối năm 1998 c̣n có thể xẩy ra thêm. Chưa kể Hồng Kông sau một thế kỷ đă trở lại với Trung Hoa và cờ Anh quốc đă hạ xuống, đấy là tác dụng thay đổi của Neptune và Uranus.

3 - Nostradamus và Trạng Tŕnh có nhiều điểm giống nhau: cùng xuất hiện vào thế kỷ 16, cùng đỗ đại khoa, cùng có thiên tài tiên tri từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Riêng việc Nostradamus khi chết chôn đứng đă bị một hai tác giả Việt Nam mang đặt vào giai thoại Trạng Tŕnh, có tác giả lại thay đổi đi là Trạng Tŕnh khi chết dặn con cháu chôn nằm xấp, sau cải táng đặt lại thành nằm ngửa và thấy trong áo quan có lời đoán trước về chuyện chôn xấp ngửa đó ! Có lẽ trong thời Pháp thuộc nhiều vị đọc sách Pháp ngữ về Nostradamus đă lẫn lộn chăng ? Điểm khác biệt là tập Sấm Centuries c̣n nguyên vẹn nên người sau khó thêm bớt, c̣n Sấm Trạng Tŕnh chỉ truyền khẩu, bản xưa bị tam sao thất bản nên hậu thế thêm thắt bịa đặt rất nhiều.

4 - Trong Sấm Trạng Tŕnh có câu:

Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà biết được mới gan anh tài

Câu lục bát này đáng nghi ngờ do người sau đặt ra v́ thể thơ lục bát chưa có vào thế kỷ 16 và Trạng Tŕnh không bao giờ dùng thể lục bát trong thơ nôm. Chữ lục thất nguyệt gian có thể đă được lấy từ câu sấm tháng 7 năm 1999 của Nostradamus ?

5 - Trong Đại chiến 1999, nhật thực đi qua Pakistan và Ấn Độ. Với vũ khí nguyên tử thử nghiệm bất ngờ vào tháng 5 - 1998, phải chăng lời tiên tri của Nostradamus đă bắt đầu manh nha ứng nghiệm nếu hai nước này dính líu tới thánh chiến sắp tới ?

6 - Hai câu sấm lưu truyền ở Việt Nam từ nửa thế kỷ nay:

Mười phần chết bảy c̣n ba
Chết hai c̣n một mới ra thái b́nh

cũng không phải là sấm Trạng Tŕnh v́ là thể lục bát xuất hiện sau này. Có lẽ khoảng Đệ II thế chiến một tác giả vô danh nào đó đă dựa vào Sấm Nostradamus để giải rộng ra.

7 - Nostradamus không tiên tri nhiều về Hoa Kỳ trong Đại chiến 1999. Có một câu sấm nói về một thành phố Mới sẽ bị tiêu hủy, phải chăng đó là New York, v́ tầm quan trọng của nó bên bờ này Đại Tây Dương ?
The skies shall burn at 5 and 40 degrees
the fire shall come near the great new city
(lửa trời đốt cháy vĩ độ 45 gần một thành phố mới) VI – 97 hoặc:
Earthshaking fire from the center of the earth
will cause tremors around the new city
(Ennofigee feu du centre de terre fera trembler un tour de cité neufue..) I-87
(Ennofigee = earthquake, gốc chữ Hy lạp, thuộc sao Neptune).Một đoạn khác nói về nước uống ở New York sẽ bị nhiễm hoặc bỏ thuốc độc:
The garden of the world near the New City
in the ways of the hollow mountains
It will be seized and plunged in the tank
forced to drink water poisoned with sulphur. X-49
New city (Cité neufue) hẳn là New York, và The Garden of the world gần đấy có thể là New Jersey sát cạnh v́ New Jersey c̣n được gọi là tiểu bang "Garden State".

Vả lại nếu xẩy ra Đại chiến thứ III, chắc chắn Hoa Kỳ không thể đứng ngoài. Lời tiên tri về nước Anh cho thấy nước này sẽ bị đại họa đến nỗi một nhân vật từ Mỹ phải sang lănh đạo, hai nước có cùng một chính quyền. Như vậy Hoa Kỳ đă liên quan tới Đệ I và Đệ II Thế chiến, sẽ c̣n bị lôi cuốn vào kỳ thứ ba, ở Trung Đông và Âu Châu.

8 - Không thấy Nostradamus nói ǵ đến Á Đông, Tầu, Nhật...có thể Á Đông sẽ tránh được hiểm họa "trâu ḅ húc nhau" kỳ này chăng ? Chỉ thấy các chiêm tinh gia nhắc tới Hồi quốc và Ấn Độ.

So với Sấm Trạng Tŕnh, thời điểm sắp tới, Viễn Đông Bách Việt có Thánh nhân xuất đưa toàn dân vào kỷ nguyên thanh b́nh vương đạo suốt 500 năm, như vậy có thể suy rằng Việt Nam đă bị chiến tranh ma hành quỷ phá liên tục nửa thế kỷ nên nay được yên ổn đi vào vận hội mới.

9 - Nostradamus nhấn mạnh tới những thiên tai đặc biệt là động đất, nóng cháy, hạn hán, hồng thủy do nhiệt độ địa cầu tăng làm chảy băng Bắc cực, động đất lớn, mưa đá to như quả trứng (hail shall fall bigger than an egg), song song với dịch hạch, chết đói..:
Le tremblement fi fort au mois de May, Saturne, Caper, Jupiter, Mercure au Beuf, Venus auffi Cancer, Mars, en Nonnay, Tombera greffe lors plus groffe qu' vn euf C – X - 67 (Beuf là Taurus, Nonnay là Virgo, auffi là aussi = also, euf là egg ).

Sau này, thế kỷ 20, Edgar Cayce cũng tiên đoán giống như vậy. Hiện tại, 1998, hiện tượng thời khí bất thường El Ninơ, nóng cháy, lụt, cuồng phong... cho thấy dường như lời sấm đang ứng nghiệm, báo hiệu điềm bất tường cho nhân loại trước ngưỡng cửa thế kỷ 21. Gần đây, các chuyên gia khí tượng thế giới c̣n đặc biệt quan tâm tới hiện tượng Băo Mặt Trời (Sun Storm), v́ mặt trời là một khối lửa lỏng và nóng tới 2 triệu độ, mỗi ngày lại nổ 1 - 2 lần, phóng ra các điện tử (particles) làm rung chuyển các tầng lớp điện từ trường (electromangetic) trong vũ trụ, tạo ra một đám mây nóng lan tỏa với tốc độ 2 triệu miles một giờ, khi đám mây cuồng nộ này chạm vào từ trường trái đất có thể làm đảo lộn ḍng điện và khí hậu, hiện tượng này đă làm vùng Quebec, Canada, mất điện vào năm 1994, phá vệ tinh thông tin Telestat.

Các trận Sun Storms này cứ 11 năm lại xẩy ra, lần trước vào năm 1989, lần tới vào năm 2000 ! Ngoài ra mỗi năm vào ngày 17 tháng 11, trái đất đều phải đi qua "bụi trường" (debris field) của sao chổi Tempet-Tuttle, các hạt bụi tuy nhỏ nhưng có vận tốc 158.000 miles/ giờ, khi cọ sát làm điện từ trường trái đất bị rối loạn và làm các vệ tinh nhân tạo (hơn 500 quả) bị tổn hại. Cứ mỗi 33 năm sự cọ sát lại mănh liệt hơn năm thường v́ trái đất phải xuyên qua vùng bụi trường dầy đặc nhất, lần trước vào năm 1966, lần tới vào năm 1999 !

10 - Tập Sấm cuối là tập số 10 gồm nhiều bài nói về Tân kỷ nguyên với những lời tiên tri về Antichrist thứ III, trận chiến kinh thiên động địa, thiên tai, Giáo hoàng phải rời khỏi Vatican, một Thánh vương xuất hiện với một thời đại MỚI, tôn giáo mới v..v.. Có thể v́ sợ đụng chạm đến giáo quyền rất mạnh và rất hẹp lượng của thời ấy (Sấm Nostradamus bị Giáo hội La Mă xếp vào loại sách cấm năm 1781) nên Nostradamus đă cố t́nh không in lúc c̣n sống (1555) và để lại cho vợ và môn đệ Chavigny in ra 2 năm sau khi ông mất (1568):

Đoạn X - 74: Not far from the great age of Millennium when the dead will come out of their tombs, Dường như muốn mô tả ngày ma vương quỷ sứ tung hoành. Đoạn X 75: He will grow above all other kings of the Orient, nhắc tới một Antichrist vươn lên hàng đầu từ phương Đông. Đoạn X - 93: The new Barque will go on voyages Far and near they will transfer the Empire, Nói về Giáo hoàng La Mă (La barque neufue) di chuyển v́ xa gần "họ" sẽ hoán chuyển Đế quốc. Đoạn X - 100: The great Empire will be for England the all powerful for more than 300 years, Đây là bài chót thứ 100 của tập chót X Sấm kư, tiên liệu Đế quốc Anh chỉ tồn tại hơn 300 năm. Nếu tính từ thế kỷ 18 th́ Đế quốc này sắp hết hồng vận.
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
linhlinhlinh
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 25 November 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 138 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 9:41am | Đă lưu IP Trích dẫn linhlinhlinh

c̣n tiếp theo...không bác thiennhan?hết rồi th́ quay lại từ phần "hoả thôn " đi nha!vẽ bức tranh làng quê,ngọn núi & con sông của "người".chúng ta cùng "tám" mỗi người vẽ một bức rồi đem so & sửa !phải chăng đành thúc thủ dừng lại nơi đây?tôi thử "ṃ đoán" trước nha:"bạch hạc","bạch hạt","bạch sỉ "!cókhác nhau & có ǵ tương tự?một nơi Có 1 hay 2-3 con sông uốn lượn hợp thành chữ BẢO hoặc phải kết hợp nét tạo bởi cả sông & núi...= chữ BẢO?c̣n nữa :BA(3)V̀+TAM(3)ĐẢO+"NGĂ"3SÔNG=CỬU(9)-XuN 45;t ra 6 nhánh(lục đầu).1long+1hổ(cửu trùng)...thụy ứng(nhân ứng)...long thành(vua thành)...ngũ vân(..?.).đôi nét góp vui cùng..!

)

Quay trở về đầu Xem linhlinhlinh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi linhlinhlinh
 
NhapMon
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 139 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 11:54am | Đă lưu IP Trích dẫn NhapMon

linhlinhlinh đă viết:
kết thúc trang "bàn về sấm vĩ"...này chắc linhlinh-nhapmon&NTD phải "chung"bác thiennhan một "độ nhậu"quá!không rơ các bác có đồng ư không?


Chiện nhỏ! ấy, nhưng "chiết tự" tên bác Thiện Nhân th́ h́nh như bác ấy không ăn mặn uống rượu

__________________
NhapMon
Quay trở về đầu Xem NhapMon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NhapMon
 
NhapMon
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 140 of 585: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 12:28pm | Đă lưu IP Trích dẫn NhapMon

V́ đă khẳng định hóa thân của Thần Tản Viên là nhân vật chính, nên tác gỉa đă không được khách quan khi giải SẤM

V́ lẽ đó nên dù viết khá dài, ông ta cũng chẳng giải được ǵ từ Sấm cả . Một lư do khác khiến ông ta bị bế tắc khi giải Sấm là v́ chỉ chú trọng vào "chiết tự", mà Sấm th́ đâu có tầm thường đến vậy!

Không phải Trạng viết Sấm khi đang ngồi uống trà - Sấm khác làm thơ! Hơn nữa "làm" ra Sấm không giống với việc lên đồng lên bóng để ai nhập vào, "phán" cho mấy chữ rồi gọi là Sấm .

Khi "làm" Sấm, trước mặt ông ta phải có đầy đủ binh thư: Bản đồ, Dịch, Thái Ất, Thiên văn, Địa lư, và có thể có luôn bản Tử Vi của tất cả những nhân vật mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn đề cập đến .

Không phải câu nào cũng là "Sấm", nhưng mỗi khi là "Sấm" th́ nó sẽ phản ảnh và đúng trên tất cả mọi phương diện: Bản đồ, Dịch, Thiên Văn, Địa lư, Tử Vi vv...có như vậy mới gọi là SẤM, và mới có khă năng "động" đến 500 năm sau . Do vậy, giải Sấm bằng cách chiết tự là đánh gía thấp tài ba của Trạng, gía trị của Sấm, và dĩ nhiên là sẽ không t́m được đáp số!

thiennhan đă viết:
Code:
BÀI SẤM ĐÍCH THỰC LÀ SẤM TRẠNG TR̀NH

Phần Sấm Chữ Nho

1 - Mẫu thân tam thập lục tuế
Hậu sinh thiên tử Bảo giang môn


Bậc thiên tử xuất ở Bảo giang, mẫu thân sinh ra ngài lúc 36 tuổị Khi sinh ra đă cách trở song thân. Câu sấm truyền khẩu khá phổ biến, tương hợp với nhiều đoạn khác về địa danh Bảo giang, tức sông Đà giang. Phần sấm chữ nôm cũng có câu tương tự :

Tiền sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh thiên tử Bảo giang môn



Ví dụ 1:

Tiền sinh cha mẹ đà cách trở

sao lại là "Khi sinh ra đă cách trở song thân" ?
mà không phải là: trước khi và ngay khi ra đời th́ đă vắng mặt cha ?

Sửa lại bởi NhapMon : 09 December 2006 lúc 12:32pm


__________________
NhapMon
Quay trở về đầu Xem NhapMon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NhapMon
 

<< Trước Trang of 30 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.6211 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO