Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 59 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: TỰ TỊNH KỲ Ư Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 81 of 194: Đă gửi: 05 December 2007 lúc 11:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



    Ở bậc thang tiếp theo ta nhận ra rằng ta không phải là một cá nhân chứng kiến những hiện tượng phù du của thân tâm ta : Ta là BẢN THỂ vũ trụ nh́n ngắm trường thiên diễn của ḿnh, là cái ĐẠI NGĂ bất biến nh́n ngắm cái dạng biến động của ḿnh.

    ...


    Bà Deane có dùng từ " phủ định " cái không thực, tức là " phủ định " hiện tượng phù du. Từ " phủ định " có vẻ không thích hợp cho lắm. Tôi thích dùng từ THẤY hơn. Ta phải THẤY hiện tượng như-nó-là, tức là thấy nó phù du. Thấy nó trong NHƯ TÍNH của nó. Thấy nó như vậy hẳn là ta không bám lấy nó, không theo đuổi nó, không vồ dập lấy nó, không giành giựt lấy nó. Mà rồi cũng không đánh giá nó thấp, cũng không ruồng bỏ nó đi. nói cách khác là ta không CHẤP KHÔNG .


    Như thế th́ gọi là cái THẤY BIẾT ĐƠN THUẦN, không phản ứng, không can thiệp. Thấy biết đơn thuần, giống như mặt hồ tĩnh lặng, luôn thanh b́nh trước cái ĐẾN cũng như trước cái ĐI, và trước cái TAN cũng như trước cái HỢP. Đến và đi, hoặc tan và hợp, nghĩa là đến đến, đi đi, tan tan, hợp hợp. Đó là những hiện tượng, vốn không có tự tánh. Nói cách khác th́ đến và đi, hoặc tan và hợp đều không thật. Thế cho nên bảo rằng < không phải cái này, cũng không phải cái kia >. Phải thường thấy như vậy nơi vật kia hay vật nọ, việc này hay việc khác diễn ra trong đời sống hàng ngày. Như vậy gọi là thiền quán < NETI NETI > .


                                             *

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 82 of 194: Đă gửi: 08 December 2007 lúc 11:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



                                   II

    Mặt hồ tĩnh lặng nó soi bóng đám mây trời ; đám mây chợt có h́nh áo trắng, chợt có h́nh chó xanh. Mặt hồ soi bóng cái khác nó. Cái ta thấy biết những hiện tượng phù du th́ cũng vậy, nó thấy biết cái khác nó. Nó là chủ thể, hiện tượng kia là đối tượng. Đây là chỗ bà Deane nói là " cá nhân chứng kiến những hiện tượng phù du của thân tâm ".

    Để thâm nhập một cách thấy biết khác, không xuất phát từ một cá nhân riêng lẻ ngắm nh́n đối tượng từ bên ngoài, ta chuyển sang mượn một h́nh tượng khác : ĐÁ. " ĐÁ VẨN TRƠ GAN CÙNG TUẾ NGUYỆT" . ( Bà Huyện Thanh Quan ) . Đá là h́nh tượng của cái bất biến, cái không có h́nh hài nhất định, tức không phải là một cá-vật. Với Michelangelo, đá tự ngắm ḿnh trong h́nh hài pho tượng Đức Mẹ Thương Đau, hay là trong h́nh hài pho tượng David. với Rodin, đá tự ngắm ḿnh trong h́nh hài pho tượng Người Tư Duy hay là trong h́nh hài pho tượng Người Lực Sĩ. Đá c̣n tự ngắm ḿnh trong vô vàn h́nh hài khác : như h́nh hài Ḥn vọng Phu, hay h́nh hài Ḥn Phụ Tử. Hay là đá tự ngắm ḿnh dưới dạng một ḥn cuội vô danh nằm bên vệ đường...

                                          

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 83 of 194: Đă gửi: 11 December 2007 lúc 10:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



    Đá như vừa nói như vậy được mượn làm h́nh tượng của bản thể vũ trụ, ngắm nh́n vô vàn biến hiện của ḿnh trải khắp trong bốn chiều không-thời-gian. Đó là điều mà bà Deane gọi là " Bản thể vũ trụ nh́n ngắm trường thiên diễn của ḿnh ".

    Tuy vậy, dựa vào cái h́nh tượng như vậy để mà mường tượng như thấy biết cái ǵ đó, ắt là cũng chỉ thấy biết lơ mơ ; cái ǵ đó th́ cũng chẳng rơ là cái ǵ ! Hóa cho nên thử liều " trực chỉ " một chuyến ! Chẳng hạn như qua một câu chuyện phiếm tại một quán cà-phê bờ sông :


    Đang nhắm nháp tách cà-phê, chợt anh Thanh nói :

    - Tụi nhỏ bây giờ quậy quá ! Mà nhớ hồi xưa ḿnh cũng vậy. Lúc mười lăm tuổi, học được một ít pháp thuật thần thông, tôi đă từng nổi máu nghĩa hiệp đi làm việc gọi là " trừ gian diệt bạo ". Bây giờ nghĩ lại thật là bậy quá. Bởi thế cho nên hiện nay tôi thường sám hối, ăn năn chuộc lại lỗi lầm lúc c̣n nhỏ.

    Nghe nói thế anh Thành bỗng phá lên cười, có vẻ như chợt khám phá ra một cái ǵ thích thú lắm :

    - Anh không phải lo sám hối đâu, anh Thanh ạ !

    - Ủa, sao vậy ?

    - Bởi v́ cái cậu thanh niên mười lăm tuổi mà anh ngở là anh đó chẳng qua chỉ là một cái bóng lướt qua, và nó đă lướt qua mất biệt từ lâu rồi ! Cái c̣n đọng lại trong anh th́ chỉ là HUYỄN . Phải " THÔNG cái HUYỄN " này th́ Thanh mới hiểu được điều tôi muốn nói ?

    - Phải rồi ! Phải rồi !

    - Đúng vậy, phải không ? Khổ nỗi là ta thường lầm tưởng cái huyễn là thật. Do đó mà cái HUYỄN NGĂ, hay VỌNG NGĂ được h́nh thành. Và nó đóng vai tṛ chủ nhân. Và từ đó phát sinh ra vô vàn hệ lụy ! Vô vàn hệ lụy, tất cả đều bắt đầu từ chỗ lầm cái HUYỄN ra cái THỰC, lầm HUYỄN NGĂ ra là M̀NH !

                                              *



Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 84 of 194: Đă gửi: 12 December 2007 lúc 9:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



    - Vậy th́ thực ra ... tôi là ai ?

    - Có thể là anh chưa từng nhận ra chính anh, có phải không ? Nhưng bằng sự chú tâm nh́n kỹ anh có thể thấy được ANH LÀ AI ? Anh chính là CÁI THẤY BIẾT những cái bóng lướt qua xưa nay. Bởi v́ anh chính là cái hiện tiền. Anh là CHỨNG NHÂN, không có nội dung chứa chấp, rỗng rang thanh tịnh, không xưa không nay. Nhưng mà đầy tiềm năng. Những cái bóng lướt qua vốn không ngoài nó . Cái ảo tưởng cá nhân không c̣n, sự phân biệt TA - PHI TA cũng không c̣n. Thiền sư Bankei gọi là Cái Bất Sinh, hoặc Tâm Bất Sinh, hoặc Tâm Phật Bất Sinh. Cái tên đó không quan hệ cho lắm. Thế cho nên có thể đơn giản gọi là Cái Đó. NẾU CÁI ĐÓ TỰ NHẬN RA CHÍNH M̀NH TH̀ NÓ TỰ AN, VÀ NHỮNG CÁI BÓNG LƯỚT QUA, ĐƯỢC NHẬN RA LÀ NHỮNG CÁI BÓNG LƯỚT QUA, CHÚNG CŨNG TỰ AN. Và dùng lại từ ngữ của bà Deane th́ ta có thể nói : Đây là lúc tỏ rơ ra cái ĐẠI NGĂ bất biến nh́n ngắm cái dạng biến động của ḿnh. Cái bất biến nay thấy được là hằng hữu, cái biến động nay thành ra b́nh an .


Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 85 of 194: Đă gửi: 16 December 2007 lúc 9:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



                      ÂM DƯƠNG VÀ MINH TRIẾT

                                      Người viết: NGUYÊN NGUYÊN


                                              *

                   
                                      DẪN NHẬP


    Kinh dịch, quẻ Trạch Thủy KHỐN, hào từ hào Cửu Nhị có câu : " KHỐN vu tửu thực ". Ấy là nói về một người vốn có đầy rượu thịt trên bàn ăn mà lại có nỗi khổ riêng vậy. T́nh h́nh đó khác chi t́nh h́nh được Ôn Như Hầu tiên sinh mô tả ngày nào : " Mùi tục vị lưỡi tê tân khổ " - mùi vị thế gian khiến cho lưỡi tê cay đắng !

    Nói rộng ra th́ là mọi cái gọi là Ngọt Ngào trên đời này đều có dư vị đắng cay ! Ngọt ngào giống như là Bề Mặt. Và đắng cay là Bề Trái. Bề mặt và bề trái không bao giờ có thể tách rời ra được. Bề mặt và bề trái KHÔNG-HAI. Thế nhưng thông thường ta không thấy thế. Ta cứ thấy rượu th́ ngon, thịt th́ béo, đàn th́ ngọt, hát th́ hay. Tất cả đều ngọt ngào, dành cho người hưởng thụ !.

    Với hàng Thánh Hiền th́ khác. Như Thái Tử Tất Đạt Đa vậy. Người sống trong cung vàng điện ngọc, nhưng người không thấy đó là cung vàng điện ngọc thực. Người ta mê đắm trong những đàn ca, xướng hát nhưng Thái Tử th́ không thấy có đàn ca, xướng hát thực. Chúng như những ảo ảnh trong tṛ huyễn hóa. Chập chờn đan xen là nỗi khổ khôn nguôi những " sinh, lăo, bịnh, tử " ! Nói một cách khác, ta thấy bề trái là bề trái, bề mặt là bề mặt. Thánh Hiền thấy bề trái và bề mặt không-hai. Thấy cái không-hai đó là thấy Âm Dương.

                                                *










Sửa lại bởi tuvils : 16 December 2007 lúc 9:42pm
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 86 of 194: Đă gửi: 18 December 2007 lúc 1:33am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



    Thực ra, thấy âm dương, hay hiểu sâu âm dương, không hề là chuyện giản đơn. Càng không giản đơn là thâm nhập minh triết Âm Dương. Hiểu sâu và thâm nhập minh triết Âm Dương th́ e là như Thái Tử Tất Đạt Đa đó chăng ? Hoặc là như Chu công, người viết ra hào từ Cửu Nhị quẻ KHỐN đó chăng ?

    Ắt có người căn vặn : Hiểu sâu Âm Dương há chẳng phải nơi sự sự vật vật mà thấy cả bề mặt và bề trái của chúng đó sao ? Đáp : Có thể là thế, nhưng mà c̣n hơn thế ! C̣n phải thấy rằng tất cả đều không phải là " sự " ǵ, hoặc " vật " ǵ. Không thấy " sự ", hay " vật ". Chỉ thấy cái ḍng chảy trên một tiến tŕnh Dịch hóa. Và Dịch Hóa th́ cũng có nghĩa là huyễn hóa. Thấy tất cả đều như " Mộng, huyễn, bào, ảnh " - như chiêm bao, hư ảo, bọt, bóng. Thấy như thế mà cũng tức là thấy " Như Lai ", hoặc thấy " Pháp Thân ".

    Thấy Âm Dương là thấy cái đó, hoặc là thấy " Bản Lai Diện Mục ". có thể là không giản đơn đó. Mà cũng có thể là không hề nhiêu khê. Dù sao th́ cũng là vô vàn quư giá. V́ nó cũng có tên là " tỉnh thức ".




Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 87 of 194: Đă gửi: 23 March 2008 lúc 4:09am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

                            TIẾP   CẬN   ÂM   DƯƠNG

     Từ một dụ ngôn của Plato...

     Plato, một triết gia Hy Lạp xưa ( 427 - 347 ), có dụ ngôn " Người Trong Hang động ". Đó là một câu chuyện về một thời xửa, thời xưa... . Khi đó, có một nhóm người sống trong một hang động. họ sống măi trong hang động đó, chưa hề bước ra ngoài để biết về thế giới bên ngoài với những trời, cây, mây, nước, cùng hoa, lá, trăng sao... . Hàng ngày, khi mặt trời lên, họ thấy phóng chiếu lên vách đá h́nh ảnh những " cây ", " lá ", " thú ", " cầm "... . Tưởng rằng chúng vốn dĩ là như vậy. " Cây " là như vậy. " Lá " là như vậy. " Thú " là như vậy. " Cầm " là như vậy.




Sửa lại bởi tuvils : 23 March 2008 lúc 4:17am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 88 of 194: Đă gửi: 24 March 2008 lúc 12:18am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



    Đó là một " dụ ngôn ", " Dụ " để nói lên một thực trạng của con người nói chung : con người chúng ta không thấy biết về sự-vật-như-chúng-là . Chúng ta chỉ thấy biết về cái BÓNG của sự vật. Nói cách khác, ta chỉ thấy biết về h́nh ảnh phóng chiếu của sự vật. Ôi ! thấy hoa-trong-gương mà cứ ngỡ là hoa ! Thấy trăng-đáy-nước mà cứ ngỡ là trăng ! Hoặc như thể là thấy bóng của sự vật phía sau một lăng kính. T́nh trạng đó Đức Phật gọi là " VÔ MINH ". " Vô Minh " không phải là lỗi của riêng ai . đó là thân phận của con người. Và nó đă tồn tại từ vô thủy, nghĩa là có từ những năm tháng mịt mù của lịch sử .




Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 89 of 194: Đă gửi: 29 March 2008 lúc 10:28pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



    ... đến cái lăng kính phân đôi.

    Trên kia có nói về cái " lăng kính " làm biến h́nh sự vật. Cái lăng kính đó không đơn giản. Do đó cũng có thể nói là mỗi người đều có MỘT LĂNG KÍNH RIÊNG. Thậm chí là MỘT " HỆ LĂNG KÍNH " riêng . Tuy vậy, trong cái riêng của mỗi người có cái lăng kính chung qua đó chúng ta thấy biết về sự vật dưới hai đặc điểm đối lập.

    * Nhăn thức : thấy sự vật như thể là TRẮNG/ĐEN,...

    * Nhĩ thức : nghe thấy âm thanh như thể là BỔNG/TRẦM,...

    * Tỵ thức : ngửi thấy mùi như thể là THƠM/HÔI,...

    * Thiệt thức : nếm thấy vị như thể là CAY ĐẮNG/NGỌT NGÀO,...

    * Thân thức : thấy biết sự vật như thể là NẶNG/NHẸ,..

    * Ư thức : thấy biết sự vật như thể là ĐẸP/XẤU,...

    Nói tóm lại, những thứ thấy biết qua " Lục Thức " đều có tính chất phân đôi thành những cặp đặc điểm đối lập. Nói cách khác, cái " lăng kính " nói ở trên chính là " THỨC " , hoặc " NGHIỆP THỨC ". Nói chung th́ trước " Nghiệp Thức ", sự vật tŕnh hiện dưới dạng " nhị biên - hai phía ".

    Dưới góc độ tâm lư học đối chiếu, ta có thể ghi nhận tính chất trên của thức vốn có ngay từ cầm thú, trẻ sơ sinh và nơi con người ở những bộ tộc bán khai. Duy có điều ở những đối tượng đó " Thức " thô sơ hơn, có khi là hơn rất nhiều. Chẳng hạn như trẻ sơ sinh chỉ có cặp cảm giác " dễ chịu/khó chịu ".


    
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 90 of 194: Đă gửi: 30 March 2008 lúc 5:05am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



       Từ " THỨC " đến " CHẤP ".

    Tiếp nối ư trên. Nếu lăng kính quang học phân tích ánh sáng trắng thành bảy bức xạ có màu cầu ṿng th́ lăng kính " Lục Thức " khiến sự vật tŕnh hiện dưới dạng những cặp đặc điểm đối lập. Liền ngay sau đó, vẫn theo nhận thức Phật giáo, thức thứ bảy, Mạt-Na-Thức, " Chấp " ngay rằng cái thấy biết kia là thực, và đồng thời chấp lấy, hoặc bám lấy, cái khía cạnh được xem là tốt đẹp. Chẳng hạn như gắn bó với GIÀU, xa lánh cái NGHÈO - " tham phú, phụ bần ". Hoặc là chấp lấy cái THIỆN, xa lánh cái ÁC, v.v...Thực ra cũng có cái chấp cái ác đó chứ, thường là chấp cái ác nơi đối phương ( chứ không phải nơi ḿnh ? ) . Để rồi buộc tội, để rồi căm thù, hoặc để rồi thề " không đội trời chung ".

    Chấp phía này hoặc phía kia như vậy, tức là bám lấy hoặc xua đuổi, Nhà Phật gọi là " THỦ XẢ ".






Sửa lại bởi tuvils : 30 March 2008 lúc 5:12am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 91 of 194: Đă gửi: 30 March 2008 lúc 8:34pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



     " Chấp " là " Vô Minh ".

    Thấy biết về sự vật dưới dạng những cặp điểm đối lập chỉ là thấy cái bóng của sự vật, theo cái kiểu thấy cái bóng nơi " Người Trong Hang Động ". Cái " Bóng " đó trong ngôn ngữ Phật Học gọi là cái " Tướng ", cái " Tướng " do " Thức " tạo ra. Cái thấy biết đó đă là " Vô Minh ". Chấp những tướng ấy là thật th́ tức là càng lún sâu vào " Vô Minh ".

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 92 of 194: Đă gửi: 05 April 2008 lúc 10:15pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils

       Vượt qua " vô minh " qua con đường thiền.

    Đă nói " vô minh " tất phải có con đường vượt qua vô minh. Cách chung của Thiền là " buông " - buông cả đôi bên. " Ác " cũng buông, mà " thiện " cũng buông !

    Ta nhớ lại bài dạy đạo đầu tiên của Lục Tổ Huệ Năng dành cho Thượng Tọa Huệ Minh.

    Lần đó Huệ Năng âm thầm rời thiền viện Hoàng Mai. Mấy ngày sau mọi người mới hay. Vài trăm tăng sĩ liền đuổi theo. Dẫn đầu là một vị tăng tên Huệ Minh.

    Thấy tăng chúng đuổi theo. Huệ Năng đặt y bát lên một tảng đá nói :

    - Y này là tín vật của chánh pháp, há có thể dùng sức mạnh mà tranh giành được sao ?

    Nói rồi ẩn ḿnh trong một đám cỏ.

    Huệ Minh đến, ra sức xách y lên, nhưng y bất động.

    Hoảng sợ, Huệ Minh kêu lên :

    - Hành giả, hành giả, tôi v́ pháp mà đến, không phải v́ y... mong hành giả v́ tôi mà thuyết pháp.

    Huệ Năng nói :

    NHỮ KƯ VỊ PHÁP NHI LAI, KHẢ B̀NH TỨC CHƯ DUYÊN, VẬT SINH NHẤT NIỆM, NGÔ VỊ NHỮ THUYẾT.
   ( Ngươi đă v́ pháp mà đến, vậy hăy dừng hết mọi duyên, chớ sinh một niệm. Ta sẽ v́ ngươi mà nói pháp ).

    Giây lâu, Huệ Năng nói :

    BẤT TƯ THIỆN, BẤT TƯ ÁC, CHÍNH DỮ MẠ THỜI, NÁ CÁ THỊ MINH THƯỢNG TỌA BẢN LAI DIỆN MỤC.
    ( Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác, chính ngay lúc đó rơ được " bản tánh thanh tịnh " của Minh Thượng Tọa )

    Huệ Minh nghe xong liền đại ngộ.

    " Đại Ngộ " có nghĩa là chứng nghiệm được cái tâm bản nguyên thanh tịnh, không bị xôn xao v́ cái thấy biết nhị biên.

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 93 of 194: Đă gửi: 06 April 2008 lúc 7:25am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



       Vượt qua vô minh bằng minh triết Âm Dương.

    " Minh triết Âm Dương " th́ cũng xuất phát từ cái thấy biết nhị biên nói trên kia, tức là biết TỐT, biết XẤU, biết THIỆN, biết ÁC, biết TINH, biết THÔ, v.v... Thế nhưng minh triết không mắc kẹt trong nhị biên. Không mắc kẹt có nghĩa là nhẹ nhàng lướt lên trên " THIỆN ", " ÁC ", v.v... Như thuyền lướt sóng mà đi. Mà sở dĩ " lướt " được là bởi v́ " thiện " / " ác " giờ đây không c̣n là hai đặc điểm ĐỐI LẬP và bị " CHẤP ". Chúng trở thành thật mềm dẽo, thật uyển chuyển. Mềm dẽo và uyển chuyển để trở thành không-hai. Nói cách khác, cái cặp đối lập trước đây bây giờ trở thành cặp Âm Dương. Và Âm Dương th́ là không-hai.


Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 94 of 194: Đă gửi: 06 April 2008 lúc 5:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



      Bước chuyển biến từ cặp đối lập thành cặp Âm Dương.


    Lối tri kiến nhị biên, dựa trên sự phân biệt, một mặt dẫn đến xung đột, đấu tranh, và mặt khác đưa đến sự tham chấp. Thành ngữ Việt Nam có cụm từ " TRÂU TRẮNG TRÂU ĐEN " - có nghĩa là hục hặc với nhau. Th́ ra là như vậy. Trâu ghét nhau v́ cặp đối lập trắng đen ! Thấy biết sự vật dựa trên quan hệ âm dương th́ không thế. Như Thầy Thiệu Khang Tiết xưa phát biểu :

    Dương dĩ Âm cơ

    Âm dĩ Dương vi xướng.

   (Dương lấy Âm làm nền;

    Âm lấy Dương làm cái khởi động).

    Từ đó mà có thể thấy rằng qua hệ Âm Dương là quan hệ ḥa hợp. Ḥa hợp như giữa đàn sắt và đàn cầm :

    " SẮT CẦM HẢO HỢP ".

    ( Đàn sắt và đàn cầm ḥa hợp với nhau một cách tốt đẹp ).

    Tuy vậy, từ cặp đối lập và đấu tranh chuyển lên thành cặp Âm Dương, bước đường không đơn giản. Đó là một bước nhảy. Và bước nhảy đó chỉ xảy ra cùng với sự ra đời của những bậc Thánh Triết. chẳng hạn như bốn Vị Thánh tác giả của Kinh Dịch. Hoặc chẳng hạn như những người đă có thâm nhập sâu minh triết Âm Dương như ông Lăo, ông Trang. Điều khác biệt cơ bản giữa thánh hiền với người thế tục cốt ở điểm này : Người thế tục thấy các mặt đối lập là hai; thánh hiền thấy Âm Dương KHÔNG-HAI. Ta thấy rơ khẳng định đó qua vài minh chứng sau đây.


Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 95 of 194: Đă gửi: 07 April 2008 lúc 11:28pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



        Không hề có cô Dương hay cô Âm.


    Nếu Âm Dương là hai th́ ta có thể thấy chúng ở tư thế độc lập. Sự thực th́ không thế.

    Xem một thanh nam châm. Nó có một cực Âm và một cực Dương. Thử cưa đôi thanh nam châm ra để tách rời hai cực Âm Dương. Ta thấy là không thể tách rời được, bởi v́ sau khi thanh nam châm kia bị cưa đôi, ta lại có hai thanh nam châm nhỏ, mỗi thanh lại có một cực Âm và một cực Dương ! Nếu tiếp tục cưa đôi, cưa đôi măi, có thể là ta có nhiều lá nam châm mỏng như lá lúa, và những nam châm đó cũng có mặt Âm và mặt Dương.

    Nay lại xem một cái cây nào đó. Phần rễ cắm dưới đất là Âm; phần trên gồm thân, cành, lá, hoa, trái là Dương. Nếu cắt rời Âm Dương ra th́ cái cây kia chết ! Nhưng không những chỉ có thế. Bây giờ ta thử nh́n một cái hoa trên cây đó. Hoa có nhụy đực và nhụy cái. Dĩ nhiên, nhụy đực là Dương, nhụy cái là Âm. Hóa ra là Âm không chỉ ở dưới rễ mà Âm c̣n có mặt trên chót vót ngọn cây ! Nhưng không những chỉ có thế ! Cả Âm và Dương đều có mặt trong từng tế bào của cái cây đó, cho dù tế bào đó lấy ra từ rễ hay từ ngọn, hoặc từ nhụy đực hay nhụy cái !

    Kể làm sao cho xiết ! Gom tất cả lại Lăo Tử khẳng định trong một câu :

    VẠN VẬT PHỤ ÂM NHI BĂO DƯƠNG. (Lăo Tử Đạo Đức kinh, 42)
   (Mọi vật đều cơng Âm và ẳm Dương).

   " Cơng âm và ẳm Dương " . Nhưng hẳn là một cách không thiên lệch, nếu có chút vọng tâm thiên lệch, hoặc trọng Dương khinh Âm, hoặc ngược lại, th́ hẳn phải, một là biến chất, hai là bịnh hoạn, nhỉ ? Thế nhưng trong xă hội con người có mấy ai được lành mạnh ! Sở dĩ thế là v́ có cái tâm phân biệt trọng-khinh. Mà sở dĩ có cái tâm phân biệt trọng-khinh là v́ chưa thấy Âm dương không-hai. Chỉ thấy chỉ có những cặp đối lập .






Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 96 of 194: Đă gửi: 08 April 2008 lúc 5:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



       Âm Dương như bề mặt và bề trái, như chiều thuận và chiều nghịch.


    Bề mặt và bề trái cuả một đồng tiền. Hoặc là chiều thuận và chiều nghịch của một con đường, chẳng hạn. Có vẻ như là hai, mà không là hai. Nguyễn Công Trứ nói rơ ra điều đó, qua kinh nghiệm nhục vinh. " Trong trường danh lợi vinh liền nhục ".

    Chỉ thấy có " vinh " thôi th́ là mê đắm quá sâu. Phải thấy cả cái bề trái của nó : " nhục " ! Cũng thấy cả bề trái mà Lăo Tử từng nói :

    HỌA PHÚC CHI SỞ Ỷ.

    PHÚC HỀ HỌA CHI SỞ PHỤC. ( Lăo Tử Đạo Đức Kinh, 58 )

   (Họa là chỗ dựa của phúc

    Phúc là chỗ núp của họa).

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 97 of 194: Đă gửi: 09 April 2008 lúc 1:40am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



       Bên trên gọng kềm của cái " hai ", hoặc cái " tâm phân biệt ".


    Sự thấy biết cái không-hai, hoặc Âm Dương không-hai, chỉ trọn vẹn khi người ta có khả năng vượt lên trên cả hai. Chẳng hạn như Nguyễn công Trứ đă vượt lên cái gọng kềm " Vinh-Nhục ".

    Một lần phạm lỗi, cụ Nguyễn bị giáng chức xuống làm lính và lưu đày vào Quảng Ngăi. Làm lính ở đó, cụ Nguyễn cũng phải vai vác giáo, lưng mang ruột tượng gạo như bao người lính khác. Quan sở tại thấy thế lấy làm ái ngại, đề nghị cho cụ được miễn chấp hành những quy định dành cho lính. Cụ từ chối, khẳng khái trả lời :

    - Lúc làm tướng ta không lấy làm VINH, vậy v́ cớ ǵ lúc làm lính lại lấy làm NHỤC ?

    Cụ đă vượt lên trên cái gọng kềm của vinh-nhục như vậy ..

                           *      ;          *


                                    *

Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 98 of 194: Đă gửi: 12 April 2008 lúc 3:09am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils


    Thêm một câu chuyện về một người đứng bên trên gọng kềm họa phúc : truyện " Tái Ông Thất Mă " - ông lăo ở biên ải mất ngựa.

    Ngày xửa ngày xưa có một ông lăo sống ở biên ải. Một hôm con ngựa nhà ông bỗng nhiên đi đâu mất. Hàng xóm đến hỏi thăm, chia buồn. Ông lăo nói :

    - Biết đâu đó lại chẳng là ...PHÚC cho tôi ! nói thế rồi thản nhiên như không . Vậy mà lời ông hóa ra đúng. Mấy hôm sau con ngựa trở về, lại dẫn theo một con ngựa rừng. Thế là hàng xóm lại đến, chia mừng. Nhưng ông lăo lại nói :

    - Biết đâu đó lại chẳng phải là HỌA của tôi! Vậy mà rồi lời ông lăo hóa ra lại đúng. Đứa con trai của ông thấy con ngựa rừng dáng rất đẹp, tập cưỡi. Con ngựa rừng không quen bị cưỡi, quẳng đứa con trai té nhào, găy chân.

    Hàng xóm lại đến, phàn nàn chuyện rủi ro. Ông thản nhiên nói :

    - Biết đâu đó lại chẳng phải là PHÚC của tôi !

    Và lần này nữa, lời ông lăo lại đúng. Ít lâu sau trong nước có giặc. Nhà vua ra lịnh cho tất cả thanh niên trai tráng đều phải sung quân đi đánh giặc. Con ông lăo v́ bị găy chân mà không phải ra chiến trường.

    Như thế đó, ông lăo nơi biên ải đă đứng bên trên cặp họa-phúc. Họa-phúc ở đây không được thấy như một cặp đối lập ngẫu nhiên đến. Chúng được xem là một cặp Âm Dương. V́ hễ là Âm Dương th́ tự nhiên phải biến ảo. Dương đó mà rồi cũng Âm đó. Và Âm đó mà rồi cũng là Dương đó. Biết Âm Dương vốn là thế, rồi tự an trong cảnh giới Âm Dương biến ảo như thế. Như lời một chí sĩ Việt Nam thế kỷ trước :

    ĐẤNG TRƯỢNG PHU TÙY NGỘ NHI AN.

   (Tâm đấng trượng phu tùy theo cảnh ngộ ḿnh gặp gỡ mà tự an).












Sửa lại bởi tuvils : 12 April 2008 lúc 7:25am
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 99 of 194: Đă gửi: 12 April 2008 lúc 5:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



        Âm Dương trong đạo lư " tùy ngộ nhi an ".


    " Đấng trượng phu " trong câu thơ trên có vẻ như phải " chịu đựng " những đổi thay biến ảo của những họa/phúc hoặc của nhục/vinh nói riêng, và của Âm Dương nói chung. Từ đó mà " Đấng trượng phu " có vẻ như cần phải có vẻ như cần phải có thật nhiều dũng cảm, phải không ?

    Có lẽ không phải thế. " Sự " th́ đă rơ. Như cụ Nguyễn Công Trứ thân mặc áo lính, vai vác giáo dài, lưng đeo ruột tượng gạo một cách thật thoải mái tự nhiên. Hoặc như tái ông nọ đón nhận những " họa " cùng " phúc " một cách ung dung tự tại.


Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 
tuvils
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 24 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 286
Msg 100 of 194: Đă gửi: 15 June 2008 lúc 8:33am | Đă lưu IP Trích dẫn tuvils



      ÂM DƯƠNG TRONG ĐẠO LƯ " TÙY NGỘ NHI AN "
      ...

   " Sự " th́ như thế ; " lư " th́ sao ?
   Ta nh́n lại lời của Nguyễn Tướng Công nói với vị quan sở tại ở Quảng Ngăi lần đó :

   - Lúc làm tướng ta không lấy làm vinh vậy cớ ǵ lúc làm lính ta lại lấy làm nhục ?

   Vậy là trong tâm cụ KHÔNG CÓ VINH, cũng KHÔNG CÓ NHỤC ! Nói cách khác : ở cụ có cái " TÂM KHÔNG ". Không vinh, không nhục, tức là không cầu vinh, không sợ nhục .

   Nói tóm lại đạo lư " tùy ngộ nhi an " mà được thực hành một cách trôi chảy tự nhiên hồn nhiên, trong tâm không thoáng gợn chút miễn cưởng, hay gắng gượng th́ ấy là nhờ nơi hành giả vốn có cái TÂM KHÔNG.

                                     *       ;     *
                                            *


   
Quay trở về đầu Xem tuvils's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuvils
 

<< Trước Trang of 10 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.6641 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO