Nhật kư của một người chết đói
Nói đến Nhật Bản là người ta nghĩ ngay đến những toà nhà ngất nghểu, sự giàu có, tinh thần tôn trọng kỷ luật, những nếp áo kimono cứng ngắc, và những ngụi trẻ nổi loạn chống lại sự g̣ bó của xă hội. Gần đây, qua bản tin về những công dân bị bỏ đói, Nhật Bản có thêm một h́nh ảnh mới, sự tương phản không mấy đẹp đẽ của một xă hội đầy h́nh thức.
Cuốn nhật kư ghi chép chi tiết của những ngày đói khát được t́m thấy trong nơi cư ngụ của một người đàn ông bị bỏ đói tại Kitakyushu. Tên tuổi ông ta được báo chí giữ kín theo phong tục Nhật Bản và người ngoại quốc như Dế Mèn đây chỉ biết rằng đó là một ngụi đàn ông 52 tuổi, nhận trợ cấp xă hội sau khi thất nghiệp. Nhận trợ cấp xă hội một thời gian th́ chính phủ địa phương ngừng cấp dưỡng, và người đàn ông khốn khổ kia đành chết dần ṃn v́...đói, và ông ta viết những hàng chữ như thế này:
"...
3 giờ sáng. Con người này chưa được ăn ǵ cả 10 ngày rồi, nhưng vẫn c̣n thoi thóp. Tôi muốn ăn cơm. Tôi muốn một nắm cơm.*"
*"Một nắm cơm" được nói đến trong tập nhật kư mỏng tanh kia là một món quà vặt bán khắp nơi tại Nhật Bản trị giá trên dưới 1 mỹ kim.
"
2 giờ sáng. Bụng tôi trống trơn, tôi muốn ăn cho no bụng những nắm cơm." trang giấy ghi ngày 25 tháng Năm, khoảng 45 ngày sau khi trợ cấp xă hội bị cắt đứt. Ông ta viết thêm "
Từ 68 kí, tôi chỉ c̣n 54 kí."
Hàng chữ cuối cùng: "
Bụng tôi trống trơn. Tôi thèm một nắm cơm. Tôi chưa được ăn cơm đă 25 ngày."
Chủ nhân của tập nhật kư thàm thiết kia là người lái taxi thất nghiệp. Ông ta đủ tiêu chuẩn để xin trợ cấp v́ bị chứng tiểu đường, cao huyết áp và viêm gan do nghiện rượu kinh niên. Ông ta sống trong một xóm nghèo, ngôi nhà lụp xụp, tường và nóc đă sụp đổ một phần. Điện và nước đă bị cắt từ nhiều tháng trước!
Theo sổ sách của thành phố, nhân viên xă hội đă thúc hối người đàn ông khốn khổ kia đi t́m việc làm vài tuần lễ sau khi trợ cấp xă hội bắt đầu; mục đích của sở An Sinh Xă Hội là làm đủ mọi cách để ngừng trợ cấp trong ṿng 6 tháng.
Ba tháng sau khi được trợ cấp, người đàn ông chết đói đă kư tên vào một miếng giấy nói rằng ông ta không cần trợ cấp nữa, và sở An Sinh nói rằng người đàn ông kia tự nguyện. Nhưng nhật kư của ông ta th́ viết những gịng phẫn hận về việc bắt đầu đi t́m việc làm và "
Tôi đang sửa soạn thử thời vận lần nữa th́ họ cắt đứt mọi trợ cấp. Ư họ muốn bảo kẻ túng cùng chết đi càng sớm càng tốt?"
Những người hàng xóm của kẻ xấu số kể lại rằng họ ngửi thấy mùi hôi thối từ căn lều lụp xụp kia, những con ruồi nhặng bay đầy và họ phỏng đoán rằng người đàn ông với hai ống chân nhỏ như hai ống sậy đă chết, nhưng chẳng ai nghĩ đến việc thăm viếng. Cho đến khi một người bạn ghé thăm và t́m thấy cái xác rữa ngày 10 tháng Bảy, trang nhật kư cuối đề ngày 5 tháng Sáu.
Đây không phải là người chết đói đầu tiên tại Nhật Bản, hai người khác cũng đă chết thảm thiết như thế sau khi sở An Sinh xă Hội địa phương cắt đứt nguồn sống của họ. Cả hai trường hợp đều nhanh chóng rơi vào quên lăng v́ chẳng ai muốn nhắc đến chuyện trợ cấp như một sự cần thiết của xă hội. Nhưng trường hợp này, nạn nhân nói được cái khốn cùng của ḿnh qua những hàng chữ thống khổ.
Khi sống không nói nên lời nhưng khi chết, những hàng chữ để lại đă nói dùm những nạn nhân của một xă hội lạnh lẽo vô t́nh đang chuyển ḿnh. Giới giàu có mỗi ngày một giàu có hơn và những người cùng khổ mỗi ngày một cùng quẫn hơn, khoảng cách giàu nghèo mỗi ngày một lớn tại Nhật Bản. Những thành phố nghèo như Kitakyushu lại phải càng thắt lưng buộc bụng, tiết giảm sự trợ cấp v́ họ được lệnh từ chính phủ trung ương rằng họ chỉ có một số tiền giới hạn, và làm thế nào để số người nhận trợ cấp mỗi ngày một ít đi. Nói một cách khác, xă hội Nhật Bản không chấp nhận việc trợ cấp cho người dân của họ. Người sa cơ bị ép buộc phải nhờ cậy gia đ́nh thân nhân, tiêu xài hết vốn liếng trước khi được phép xin trợ cấp. Truyền thống xă hội đă ngăn những người khốn cùng mở miệng nhờ vả gia đ́nh thân nhân.
Phong tục Nhật Bản không mấy thân thiện nhân ái với những kẻ khốn cùng. Tiền trợ cấp là một việc bố thí hơn là một quyền lợi được hưởng. Chính phủ Nhật cho rằng việc giúp đỡ người dân là một việc làm vô ích, tạo điều kiện cho người dân trở nên lười biếng. Chỉ có những người đóng thuế mới là công dân.
Tại Nhật Bản, không tổ chức tôn giáo nào có truyền thống xă hội, các thành phố tại quốc gia này vắng bóng các pḥng ăn miễn phí hay những nơi giúp đỡ người nghèo. Một vài nhà ăn miễn phí được tổ chức bởi các nhà truyền đạo từ Nam Hàn nuôi dưỡng những kẻ không nhà! Thật là oái oăm khi người Nhật Bản rẻ rúng, xem dân tộc Đại Hàn như giống dân man rợ thua kém.
Không hiểu người Nhật Bản nghĩ ǵ về những gịng chữ thống khổ kia? Có ai đặt câu hỏi về tinh thần đạo đức và ḷng bác ái? Có bao nhiêu người nhận ra đằng sau cái thiên đường vật vă kia là những mảnh đời đen tối bất hạnh? Hay là họ lắc đầu khó chịu và nhủ thầm sự bất hạnh chỉ đến với những kẻ ngu dốt, lười biếng?
Nhớ đến những vẻ mặt lạnh tanh năm xưa khi Dế Mèn té trẹo cổ chân tại một góc phố ở khu Ginza, người qua đường đứng lại nh́n ngó chỉ trỏ một lúc rồi tản mát... Thiên thần Ḥa Lan mắt xanh tóc vàng ngừng chân gọi dùm một chiếc taxi và ẵm Dế Mèn lên xe đi nhà thương... Bây giờ nghĩ lại Dế Mèn vẫn rùng ḿnh, sự giàu có h́nh như tỷ lệ nghịch với ḷng bác ái?!