Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 67 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Truyện ngắn huyền bí - hiendde Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2481 of 2534: Đă gửi: 13 April 2010 lúc 11:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

HIỆN TƯỢNG BÍ NHIỆM

 

Tôi đă suy tính, đắn đo, cân nhắc thận trọng sau khi quyết định lựa chọn danh từ hiện tượng bí nhiệm. Hiện tượng bí nhiệm là một danh từ lạ nếu không muốn nói mới lạ, danh từ không có trong danh từ thần học hay triết học hoặc trong danh từ tôn giáo.

Nhưng danh từ hiện tượng bí nhiệm không phải là hiện tượng bí mật. Bí mật chỉ một sự kiện được giấu kín, không được hé lộ công khai, không được cởi mở phơi bày, không được một hay nhiều người phát hiện tiết lộ phơi bày sự thật từ bấy đến nay vốn được ẩn giấu.

Nhưng phải chăng hiện tượng bí nhiệm là một hiện tượng mầu nhiệm? Hiện tượng mầu nhiệm là một tính từ, chỉ một phép lạ, một hiện tượng, một sự kiện hay biến cố vượt ra ngoài sự tưởng tượng ngoài khả năng sức lực con người có thể làm.

Là sự mầu nhiệm đối với những người có đức tin Công Giáo khi Thượng đế sau bảy ngày đă tạo dựng nên vũ trụ, sau đó sáng tạo loài người. Với khả năng sáng tạo và với sự thương xót đối với con người vốn yếu đuối bởi mắc bệnh nan y hiểm nghèo, Thượng đế đă ban phép lành cứu thoát khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo. Theo ngôn từ tôn giáo, sự mầu nhiệm là phép lạ phi thường, vật thụ tạo con người không có khả năng làm được.

Tôi sinh năm 1936, tuổi thật Bính Tư. Năm 1945 tôi lên chin vào thời kháng Nhật ở Đông Nam Á và cũng là thế giới chiến tranh lần thứ hai. Vào lúc cuộc chiến mới bắt đầu tại Việt Nam, phe Đồng Minh dội bom tại nhà ga Nha Trang, ty bưu điện trước gọi là nhà Dây Thép Nha Trang, cầu Hỏa Xa nối liền đường sắt Nha Trang- Hà Nội, đặc biệt phe Đồng Minh oanh tạc cầu Hà Ra và cầu Xóm Bóng nhưng may bom không nổ.

Người thiên hạ từ thành phố Nha Trang tới miền quê lân cận đều bàn tán nói với nhau rằng nhờ có bà Thiên Y Thánh mẫu ra tay cứu độ, khiến trái bom tịt ng̣i nặng năm trăm kg không nổ. Nhưng, phúc đức nào cũng có cái giá phải trả: đức Bà bị thương ở cánh tay phải, khiến Bà không thể sử dụng được nữa, đành phải bay về núi Am Chúa dưỡng thương. Đền thờ đặt tại Am Chúa trên núi Dấu Ấn thuộc xă Diên Điền thuộc huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Ḥa.

Sự tích Thiên Y A Na theo tôi thiển nghĩ là một sự tích kiêm huyền thoại. Theo truyền thuyết được giáo sư Cung Giũ Nguyên thuật lại nhân một cuộc đi chơi pic nic tại Tháp Bà do nhà trường tổ chức, tôi chỉ nhớ mang máng không thể nhớ trọn vẹn, Thiên Y A Na được tu thành tiên, một tiên nữ, v́ duyên cớ nào không rơ bà được giáng trần dong chơi hồ hải góc biển chân trời, không may băo tố liên tiếp trôi giạt vào Nam Hải.

Được tấp vào một bến trải mấy ngh́n năm ngày nay được gọi là Bến Cá, c̣n gọi là xă Vĩnh Hải ngày trước c̣n được gọi làng Cù Lao. Thiên Y A Na được hiển hiện vào một súc gỗ cực quư nhưng sức nặng ngh́n cân không một tập thể dân chúng nào di chuyển nổi, bèn tâu cùng với triều đ́nh đương nhiệm lúc bấy giờ là nước Chiêm Thành thịnh trị.

Đức vua bèn sai hoàng thái tử nước Chiêm tới hiện trường xem t́nh h́nh ra làm sao. Th́ lạ thay! Chỉ một bàn tay của hoàng thái tử đẩy nhẹ súc gỗ ngh́n cân, lập tức súc gỗ sực nức mùi thơm di chuyển trên cạn hết sức dễ dàng. Phải chăng đây là một hiện tượng bí nhiệm không thể giải thích?

Chắc hẳn nàng tiên đă cảm trước h́nh dáng hào hùng uy nghi của hoàng thái tử nước Chiêm. Tôi không biết cuộc t́nh duyên nợ rồi ra sẽ kết thúc ra sao, chỉ nghe người đời truyền tụng lại bà Thánh Mẫu Thiên Y A Na về sau vẫn sống một ḿnh tiếp tục giúp đời, cứu nhân độ thế.

Tôi cũng không dám cả quyết bà Thiên Y A Na đă hết kiếp tiên mà chết hay chưa, bởi kinh Thủ Lăng Nghiêm xác quyết rằng mặc dù sống lâu một ngh́n năm, một triệu năm, những thực hữu tiên trước sau chóng chầy ǵ rồi cũng chết đi vào lục đạo trầm luân trong kiếp luân hồi.

Tôi chỉ được một đôi lần viếng thăm đền Tháp Bà, một lần nhân dịp tết Nguyên Đán, một lần nữa, tôi không nhớ, à, một lần nữa dịp đi chơi pic nic của thầy Cung Giũ Nguyên năm 1953-54. Đền Tháp Bà tọa lạc trên một ngọn đồi thấp, cao độ mười thước Tây, có cấp bực đá đi lên, trên bực cấp vào ngày hội lố nhố một bầy ăn xin, xin khách thập phương bố thí tạo phước.

Nh́n từ bên ngoài, đền tháp Bà được xây từ thời Trung cổ? bằng gạch nung, giờ đây cũng tàn tạ hư hỏng loang lỗ dày dạn phong sương tuế nguyệt. Đi vào bên trong, đền thờ cao ṿi vọi thâm u, mắt nh́n không thể trông thấy, trên có bàn thờ tượng Bà Thiên Y A Na bằng đất nung, h́nh dáng uy nghi mặc dù trông khá diễm lệ, trang phục kín đáo, tay mang nữ trang ṿng vàng. Tôi đă nghe từ lúc tôi c̣n tấm bé, Bà rất linh thiêng, mỗi khi có chuyện lo buồn cầu xin Bà ban cho một quẻ xăm th́ Bà cho ngay.

Tôi c̣n nhớ kỹ một sự cố bí nhiệm xảy ra vào năm 1958, vào lúc ấy tôi là một sinh viên năm thứ hai trường sư phạm miền cao nguyên, lúc ấy cũng là lúc tôi đang về quê miền đồng bằng nghỉ hè được nửa tháng. Hằng ngày tôi thường xuyên qua lại tới lui chuyện văn cùng người bạn gái sau này thành người phối ngẫu của tôi.

Ban đêm tôi cũng thường tiếp chuyện cùng bà mẹ vợ sau này của tôi. Hai chúng tôi cùng ngồi ở mái hiên nhà, ngắm trăng ở vườn dừa ngoài sân, khu vườn dừa này được trồng dừa và đă lớn lên từ mấy mươi năm về trước, trông cao suôn đuột xem rất u nhàn. Tối hôm ấy là một đêm trăng sáng, tôi một ḿnh tản bộ trong vườn trăng, bóng tối tỏa một ánh sáng mơ màng huyền ảo.

Nhạc mẫu tương lai tôi ngồi trên chiếc chiếu cũ bỏm bẻm nhai trầu xỉa thuốc, vài cánh dơi động chập choạng di động xập xè trong khóm cây, con thạch sùng chắc lưỡi t́m bạn bên dưới mái ngói, tất cả đều im lặng ngoại trừ sự tĩnh mịch của đêm trăng.

Tôi lẳng lặng bước ra ngoài mé vườn, nh́n cảnh sông nước đêm trăng sáng. Ḍng sông nhỏ từ cầu bà Vệ chảy ngang qua nhà tôi rồi chảy xuôi ra biển, ḍng nước tối đen thăm thẳm không trông thấy ǵ, ngoài âm thanh gió đưa xào xạc lắc cắc của đám dừa nước um tùm, tiếng cá quẫy đớp mồi dưới bè rau muống một thời c̣n nhỏ, tôi đă từng ngâm ḿnh dưới nước nghịch phá những buổi trưa hè.

Trong lúc ngắm cảnh trăng sáng, trời trong, trong vô hạn, sao, cao vô định, tôi chợt nghe từ xa có tiếng ŕ rào, dường như có tiếng nói chuyện huyên náo từ chợ làng xa, nhưng tiếng ŕ rào mỗi lúc một gần, tôi nghĩ là gió đang ào ào chuyển động từ các cḥm cây khóm lá, nhưng lạ thay, những hàng dừa cao thẳng tắp vẫn im ĺm bất động.

Một vừng sáng rực rỡ tỏa ra thong thả từ từ tiến đến gần, âm thanh tôi nghe tận tai mỗi lúc một rơ nhưng tôi vẫn không, vẫn chưa có thể xác định nguồn gốc âm thanh tiếng động. Tôi vẫn chú tâm lắng tai nghe động tĩnh. Kia rồi! Sự cố đă xảy ra.

Một luồng ánh sáng rực rỡ nom h́nh dáng tựa một ngọn đuốc dài, ước độ mười thước như một cây sào dài, đang cháy tựa một ngọn pháo bông khổng lồ, lan ra chung quanh tua tủa đang bay thong thả, không khác chi một chiếc pháo đài, từ khúc quành của ḍng sông con, di chuyển song song uy nghi đường bệ, dọc theo bến sông con hàng dừa cao suôn đuột, không một sức mạnh nào ngăn đường cản lối được.

Thấy cảnh tượng quá lạ lùng, tôi không ngăn được tiếng kêu:

- Chị Tám coi ḱa, lạ quá!

Tôi chỉ nghe nhạc mẫu của tôi khẽ suỵt một tiếng, sau đó tôi nghe "Nam mô A Di Đà Phật" ba tiếng tiếp theo, tôi nín thinh, không dám phát biểu ồn ào nữa. Sau đó vài phút, một tiếng nổ ầm từ xa vọng lại, lúc ấy nhạc mẫu tương lai mới dám cất tiếng:

- Bà đă về tới núi Am Chúa rổi.

Tôi lấy làm lạ, hỏi:

- Bà đă về là bà nào, chị Tám?

- Bà ở dưới Tháp Bà đó. Lâu lâu Bà nhớ núi Chúa, Bà về thăm.

Tôi nhớ đến mấy vụ ném bom oanh tạc của phe Đồng Minh ngày trước, nhờ Bà che chở khiến Bà bị thương tật ở cánh tay, phải về núi Chúa để dưỡng thương, không biết từ bấy đến giờ, Bà đă hoàn toàn b́nh phục hẳn chưa.

Là sinh viên lớp sư phạm, ban Triết, được đào tạo do các giáo sư linh mục Thiên chúa giáo giảng dạy, từ lâu tôi vốn hoài nghi về một đấng vô h́nh thuộc phạm vi tôn giáo, không thể khẳng định hay phủ định sự hiện hữu của đấng ấy.

Tôi lấy thái độ hoài nghi làm một cái mốt, làm hành trang cho cuộc sống tư tưởng của tôi, thậm chí tôi c̣n lấy làm hănh diện thái độ hoài nghi ấy. Tôi hoài nghi, vậy tôi hiện hữu. Không thể căn cứ trên những hiện tượng thiên nhiên để cắt nghĩa hiện tượng Bà bay vào một đêm trăng trên núi Am Chúa, tôi đành giải thích một hiện tượng bí nhiệm bằng một một hiện tượng siêu nghiệm.

Trước năm 75, học hiệu Việt Nam rải rác khá dồi dào, bắt đầu từ trường tiểu học Vĩnh Điềm, qua Quốc Lộ Một trường tiểu học xă Thái Thông, trường tiểu học Vĩnh Châu rồi tới trường tiểu học Phú Vinh, nằm sâu bên trong làng Vĩnh Điềm Thượng. Làng tôi có những ba làng:

Trước tiên làng Vĩnh Điềm Hạ là nơi tôi đă lớn lên, đi học rồi lập nghiệp tại đó; làng Vĩnh Điềm Trung nhà cửa dân cư thưa thớt, chỉ có một băi tha ma chôn những người chết: băi tha ma G̣ Găng và có cũng một ngôi chùa duy nhất: chùa Huê Quang.

Sau cùng là làng Vĩnh Điềm Thượng, từ Phú Vinh tới địa danh Chợ Ông Bộ, có một nhịp cầu chạy qua từ Nha Trang tới phủ Diên Khánh, nơi đây có một ngôi trường tiểu học khá ư khiêm tốn, tôi không nhớ rơ tên trường, chỉ nhớ trường tiểu học Ông Bộ, ngày nay sau 75 gọi là trường phổ thông cấp Một Vĩnh Trung.

Trường tiểu học Vĩnh Điềm có một địa điểm đáng lưu ư. Bên phải nhà trường có một ngôi chùa tên là chùa Ông, dân địa phương thờ đức Quan Công tức Quan Vân Trường tức Quan Vũ. Từ trước đến giờ, tôi vẫn yêu mến cảnh đồng quê như một t́nh tự thiên nhiên. Làng Vĩnh Điềm Trung mỗi lần gặp lại là một chào đón tôi lúc đi học xa về nghỉ hè hoặc nghỉ Tết.

Đạp xe đạp một ḿnh thơ thẩn thả hồn trải rộng trên ruộng lúa xanh um, mon men dọc theo bờ lúa quanh co lượn lờ, ngắm cảnh từ xa những ngọn cau thẳng đuột song song vụt lên, giữ sáng trên ngọn đọt tựa những ngọn nến khổng lồ khi hoàng hôn sắp tắt.

Theo thông lệ nhà trường nào cũng bố trí cắt đặt nhân viên thầy giáo trực trường mỗi đêm, gọi là ǵn giữ an ninh trật tự mỗi khi có sự cố xảy ra bất thường. Trước 75 tại trường Trung học Vơ Tánh, mỗi đêm tôi mang theo mùng gối chỉ cốt để ngủ, ngày hôm sau c̣n phải tiếp tục đi dạy các trường công tư.

Sau 75, chế độ trực đêm vẫn tiếp tục. Nói nào ngay, chế độ cũng chiếu cố và ưu đăi giới phụ nữ chân yếu tay mềm: khỏi phải trực đêm trong các nhà trựng dù là nữ nhân viên hay nữ giáo viên. Độ nọ, một đêm tối trời, tôi gặp phải một đêm trực tại trường Hà Huy Tập như một thông lệ.

Sau bữa cơm chiều, tôi thong thả ôm mền mùng gối cột vô chiếc xe đạp cà tàng trực chỉ Phú Vinh. Đêm ấy là đêm mùa hè, trời tối, tôi đạp xe chầm chậm ra đường 23 tháng Mười tức quốc lộ Một cũ. Tôi vượt qua trường phổ thông cấp Một Vĩnh Điềm, đứng lù lù trong bóng đêm, vượt qua chùa Ông, vượt qua nhíp chắn cổng đường sắt tuyến Nha Trang- Hà Nội.

Đến giờ phút này không gian đất trời bắt đầu mở rộng bao la bát ngát. Đường xe lửa giờ này đă chạy ngang đường sắt hun hút, nghĩa địa G̣ Găng thâm u huyền bí lập ḷe ánh lửa ma trơi, Huê Quang tự nhịp nhàng ngân nga gióng điểm. Chợt một tiếng nổ từ phương xa vọng lại, tôi ngước mắt phía bên phải để mắt nh́n, một hiện tượng khác thường.

Đă mấy năm qua đất nước trả lại thanh b́nh không c̣n bom rơi đạn nổ, hết rồi chinh chiến can qua lửa đạn. Tôi nom tận mắt không mơ hồ mộng mị một chiếc sào dài, không, phải nói một chiếc đuốc sáng rực, tỏa ra tua tủa chung quanh bay vụt thinh không, ngọn đuốc thong thả uy nghi đường bệ, bay về phía non Đoài tức phương Tây hướng mặt trời lặn, tàn đóm không ngớt tỏa ra vụt sáng ḷa vụt tắt ngấm.

Ngọn đuốc bí nhiệm vẫn tiếp nối quăng đường bay, rồi Ḥn Thơm, rồi núi Ḥn Ngang, tôi vẫn đơn độc một ḿnh mê mải ngắm nh́n, chỉ mỗi một tôi là người độc nhất chứng kiến tận mắt quang cảnh siêu hiện tượng.

Hồi ức thật nhanh trong trí nhớ làm tôi nhớ đến cảnh tượng Bà Bay trên không trung thật thấp năm nào, lúc tôi đang nghỉ hè suốt trong năm học. Thời gian phù du kéo dài chỉ độ ba hoặc bốn phút, th́ ngọn đuốc hào quang tắt ngấm. Chăm chú theo dơi, tôi nghe một tiếng nổ, không khác chi tiếng nổ ngày trước. Tôi suy luận:

- Bà đă về tới núi Am Chúa.


 

                                      Vơ Doăn Nhẫn


 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2482 of 2534: Đă gửi: 13 April 2010 lúc 11:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 
 
CHUYỆN MA ĐỒNG QUÊ
 
 
 
Ở quê tôi vào thập niên sáu mươi làng quê nghèo nàn lắm lắm, đa số là người của địa phương, duy chỉ có ông Mười Tịnh là người từ phương xa đến, người dân quê tôi thường hay kêu thứ theo tên, thường thường bằng trang lứa, hoặc lớn hơn chút đỉnh tuổi, thí dụ như ba đứa ḿnh bằng trang lứa th́ kêu nhau: Năm Trầu, Sáu Linh, Bảy Na.
 
Đằng này ông Mười th́ ngoại lệ, v́ ông đến đây "đơn thân độc mă" nghĩa là có một thân một ḿnh thôi, th́ làm sao mà kêu được ông Mười ba anh A, B, C...nên phải đành kêu hổn tên ông.

Lúc đó ông độ tuổi sáu mươi mà trông ông khỏe lắm, rắn rỏi lắm, ông đến và xin ở nhờ miếng vườn của bác Sáu, ba anh Nhơn, một khu vườn mà ai ai cũng bảo là "cứng" quá, ai ở cũng không đặng, thậm chí tụi tôi rủ nhau ba, bốn đứa xuống mương tắm giặt, chừng đi ngang khu vườn đó là nín thở...chạy.
 
V́ nó quá sầm uất, không ai đến dọn dẹp, vườn đó đa số là trồng chuối, khi chuối chín rục ră cũng không có ai bén mảng đến đốn, chim chóc bay đến ăn, rồi c̣n kêu lên nghe phát sợ, khi dọn vào, Bác Sáu cũng có nói trước cho ổng nghe, nghe xong ông bảo không sợ.

Đời sống của ông cũng lạ hơn người dân địa phương, ông vác cần câu ra đi lúc nào không ai rỏ, nhưng hể tờ mờ sáng là thấy ông xách giỏ cá lên chợ để bán rồi. ông bán rất rẻ và cá rất tươi nên đắt hàng lắm, ông chỉ chừa lại đúng một con cá Đối thôi, ông bảo về nướng dầm mắm nêm.
 
Hồi đó h́nh như chưa có xài bao nhựa (nylon) cho nên chỉ đùm mắm nêm bằng lá môn và cột bằng sợi dây mo nang (tức là cái nang của mo cau non) xong ghé lại sạp thuốc rê của D́ Năm mua một đồng thuốc rê, rồi về nhà nấu cơm.

Ông giỏi và siêng lắm, từ ngày ông đặt chân đến, th́ nơi đó quang đăng ra, ông nhổ cỏ, trồng rau, trồng ớt trồng cà, trồng chuối...chuối th́ cũng được ông đốn xuống khi chín bói, được ông đem đi dú, ông chặt tre và tự đan thành cái tràng, khi chuối phơi khô, ông xếp ngay ngắn bằng hai bàn tay cung lại và lấy lá chuối khô gói thật kỷ.

Có một hôm, ông đang nằm ṭn ten trên chiếc vơng, được cột vào hai cây cột trước hàng ba nhà ông. khi thấy ba đứa tôi, Sang, Điệp, Gương ba đứa định co gị chạy, nhưng thấy ông có ở nhà cho nên tụi tôi ít sợ hơn, bèn đi b́nh thường, ông mới ngoắt tụi tôi vào và nói:
 
- Mấy cháu ơi! ghé nhà ông ông cho mấy cháu cái này nè.

Ba đứa tôi đưa mắt nh́n nhau, nhát nhứt là Điệp tự v́ nó là con một, được má cùng ông ngoại nó cưng ch́u, sau này nó làm cô giáo, tụi tôi đang lưỡng lự nhưng cũng bấm bụng kéo nhau vào, ông rời khỏi vơng bước lại cái bàn lấy cho tụi tôi ba đứa ba nắm chuối khô.
 
Trong đám tôi là đứa vui nhất v́ "trúng tủ" của tôi, con Gương th́ hay nhức răng nên không muốn ăn, c̣n con Điệp th́ chảnh chẹ nói "chuối này...có ma". Khi ra khỏi nhà ông rồi, hai đứa nó dúi hết cho tôi, tôi khoái chí lắm và rồi từ đó trở đi, tôi thường ghé thăm ông trong những lần đem thau áo quần đi xuống mương giặt.
 
Ông hiểu biết thật nhiều về nghề sông nước, ông kể tôi ngồi nghe say sưa có hôm quên về để phơi áo quần. Và rồi cứ thế mà hai ông cháu chúng tôi trở thành "tri kỷ" lúc nào không hay không biết, tôi thường khoe với các bạn học là tôi thường ghé nhà ông lắm, nghe tôi nói, chúng bạn đều lè lưỡi hít hà và đồng thanh hỏi:

- Vậy...tṛ có gặp ma...lần nào không?

Nghe chúng hỏi tôi cũng lo sợ lắm, song tôi rất có cảm t́nh với ông và những gói chuối khô nữa, có một hôm tôi bậm gan hỏi ông:

- Ông Mười ông Mười ...cháu nghe họ đồn rằng vườn này có ma hả ông Mười? Mà ông có thấy lần nào không vậy ông Mười?

Ông vui cười bảo:

- Ui dza...ma cỏ ǵ cháu ơi! à mà có một lần nhưng lâu rồi, có một bửa trưa hôm nọ ông đi câu về bắt nồi cơm trên bếp xong, ông qua nằm vơng, gió hiu hiu thổi mát quá làm ông ngủ quên, chừng giựt ḿnh thức dậy, sợ nồi cơm bị khét ông mau mau đến bếp coi thử, té ra cái nồi cơm vẫn c̣n ở dưới đất lạnh tanh, chớ chưa đặt lên bếp.

Ông nghĩ và giận ḿnh quá, sao lại quên kỳ vậy hè? đói bụng quá, ông lại nhóm bếp lại và bắt nồi cơm lên bếp, ông nghĩ chắc c̣n lâu mới sôi, nên quay lưng lại vơng định nằm và chờ cơm chín để ăn, nhưng ông nghe có tiếng động nên ông nh́n lại, th́ lửa vẫn đang cháy mà cái nồi cơm lại cũng nằm ở dưới, giận quá ông nghĩ chắc mấy đứa nhỏ rắn mắc chúng nó phá ḿnh.

Ông bèn đi loanh quanh nhà để t́m coi ai có ư phá dai vậy, nhưng chẳng thấy bóng người nào cả, bắt lại nồi cơm lên bếp ông c̣n thách thức.

- Tôi đến đây ở cũng lâu rồi, mà chưa hề làm mất ḷng một ai, cḥm xóm láng giềng đều thương mến, nay hà cớ ǵ mà phá tôi, tôi đang đói bụng, tôi quạu lắm rồi nhen.

Ông vừa dứt lời th́ bỗng dưng gió ở đâu thổi tới, thổi mạnh vô cùng, làm sập cánh cửa phên của ông, gió cuốn bay đi cái nắp nồi cơm, bếp núc tắt lửa tro bụi bay vào nồi gạo của ông, trông thảm hại vô cùng.

Nghe xong câu chuyện, tôi chỉ kịp khoanh tay chào ông, rồi tôi chạy một hơi về tới nhà, gặp ba tôi, ba tôi hỏi:

- Làm giống ǵ mà con chạy như ma đuổi vậy con?

-Ba ơi! vườn của ông Mười Tịnh ở có ma. Ba à...ổng vừa mới kể cho con nghe nà...ui ..ghê quá ...sợ quá ..từ rày trở đi con hổng dám đi ngang đó nữa đâu ba ơi...

Ba tôi nói:

Miếng vườn đó tốt thiệt, nhưng uổng quá không ai ở được, có lẽ hồi xưa mấy ông Thầy Pháp "yếm" nặng quá...ai vô ở cũng không lâu "họ" phá riết mà, làm sao ở yên được.

Đó là ông Mười không dám nói hết v́ e con sợ, chứ có lần ba nghe ở bữa đám giỗ má con Cheo, ổng nói cho mọi người nghe là: Ổng đang nằm trên vơng ngủ trưa v́ ổng thường hay đi câu đêm, ổng nói đi câu đêm được nhiều cá lắm.

Đi câu đêm mát trời, yên ắng, cá nhiều...vă lại ông nói ông không sợ ma nên đi câu đêm là cái thú của ông, nên trưa về ổng hay ngủ trưa, ổng vừa thiu thỉu ngủ bỗng cái vơng đưa mạnh, giựt ḿnh mở mắt ra th́ chẳng thấy ai nên nhắm mắt ngủ tiếp, lần này vơng lại đưa mạnh hơn, tức ḿnh tức mẩy ổng la lên:

- Có ngon th́ làm sao cho tôi sợ cái coi ...

Ổng vừa dứt lời, th́ nghe phía sau ót và hai chân lạnh tanh...rồi ổng nằm dưới đất, th́ ra "họ" khiêng ông bỏ ông xuống đất....Ông lật đật ngồi dậy và bước đến bàn thờ đốt nhang khấn.

Và rồi từ đó trở đi, tụi tôi không dám xuống mương của ông Hai, ba của chị Cải tắm giặt nữa, v́ nếu xuống mương đó th́ phải đi ngang qua khu vườn "ma" đó, tụi tôi kéo róc xuống mương nhà anh Bảy Mạnh, mương của anh Bảy không ngon bằng, mương nhỏ, nước chảy yếu x́u hè.

                                                        

      

     lehongsang

 

 

 

 

 

 


Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2483 of 2534: Đă gửi: 13 April 2010 lúc 11:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

NGƯỜI GƯƠNG XUẤT HIỆN MỘT DỊ NHÂN MỚI?

 

"Người gương" với một cơ thể đầy những miếng gương phản chiếu đă xuất hiện tại Mỹ, liệu đây có phải là một X-man mới?

Mới đây tại đài thiên văn Griffth ở Los Angeles, Mỹ đă xuất hiện một “người gương” bằng xương bằng thịt với cơ thể phủ kín những mảnh gương phản chiếu lấp lánh.

Thực ra “người gương” là một nghệ thuật đường phố thú vị, người đàn ông này đă khoác lên cơ thể một bộ cánh được đính đầy những mảnh gương nhỏ, những mảnh gương này được xếp rất khít vào nhau.

Thậm chí cả trên mặt anh cũng đính đầy những mảnh gương như vậy, chỉ để hở những lỗ rất nhỏ ở mắt, mũi và mồm. Những mảnh gương ở mặt và tay nhỏ hơn những mảnh gương ở người một chút.

"Người gương" này đă đứng ở trước đài thiên văn hàng giờ liền, bộ trang phục sáng lấp lánh và bắt mắt bằng gương đă thu hút được rất nhiều người đến chiêm ngưỡng và chụp ảnh, những mảnh gương trên người đàn ông này phản chiếu bầu trời, đường phố, h́nh ảnh của người xem…

Khi nh́n vào "người gương" bạn có thể thấy được rất nhiều h́nh ảnh của ḿnh… có lẽ thông điệp "người gương" muốn gửi đến là: bản thân mỗi người hăy tự t́m thấy con người thật của ḿnh trong rất nhiều h́nh ảnh đó.

 

 

"Người gương" xuất hiện – một dị nhân mới, Phi thường - kỳ quặc, người gương,xuất hiện,dị nhân,Mỹ,đặc điểm,cá tính,đặc biệt

Rất nhiều người muốn chụp ảnh với "người gương"

 

"Người gương" xuất hiện – một dị nhân mới, Phi thường - kỳ quặc, người gương,xuất hiện,dị nhân,Mỹ,đặc điểm,cá tính,đặc biệt

Ánh nắng chiếu vào gương phản chiếu xuống nền đất

 

 

                                                                             ST  

                                     

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2484 of 2534: Đă gửi: 16 April 2010 lúc 11:00am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

NỖI BUỒN XUYÊN THẾ KỶ VỀ

NHỮNG CON TÀU MA

 

Hàng thế kỷ nay, sự thật về những con tàu ma vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những người đi biển.

Hàng thế kỷ nay, sự thật về những con tàu ma vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những người đi biển. Số phận và nguyên nhân biến mất đầy bí hiểm của những thủy thủ đoàn như thế nào, có lẽ vẫn sẽ là một ẩn số không có lời giải.

Vào khoảng những năm bốn mươi của thế kỷ trước, sự biến mất đầy bí hiểm của toàn bộ thủy thủ đoàn, trên con tàu Urang Medana của Hà Lan, được cho là một bí ẩn lớn nhất, trong lịch sử ngành hàng hải thế giới.

Ở thời điểm đó, một vài trạm rada của Anh đặt tại Singapore và Indonesia, thông báo có nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu Urang Medana của Hà Lan, với nội dung: “SOS… SOS tất cả đă chết… tôi là người duy nhất c̣n sống sót…”

Tiếp sau đó là hàng loạt các kư tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín hiệu được nối lại, nhưng chỉ có một câu duy nhất là: “Tôi đang chết dần”, rồi kết thúc bằng một sự im lặng đến ghê rợn. 

Các cuộc t́m kiếm cứu hộ nhanh chóng được thiết lập và đă cho kết quả. Con tàu được t́m thấy tại vịnh Malacca, cách nơi phát tín hiệu trước đó khoảng tám mươi km. Khi bước chân lên Urang Medana, ngay lập tức các nhân viên cứu hộ phải sởn gai ốc trước cảnh tượng kinh hoàng, trước những cái chết một cách bất thường của toàn bộ thủy thủ đoàn.

Vị thuyền trưởng nằm ngay tại tại vị trí điều khiển, c̣n các sĩ quan và thuỷ thủ th́ nằm rải rác khắp nơi trên tàu. Một nhân viên điện đài có lẽ là người đă phát ra tín hiệu cấp cứu, đă chết trong trạng thái làm việc. Ngay đến con chó trên tàu phải nhận một cái chết hết sức bất thường, khi mơm của nó vẫn c̣n đang nhe nanh như đe dọa ai.

Điểm chung duy nhất là trên khuôn mặt của tất cả mọi người, đều hiện rơ một nỗi sợ hăi khủng khiếp. Càng kỳ lạ hơn, không hề có bất kỳ một dấu hiệu tổn thương nào trên tất cả các tử thi. Giả thiết về một vụ tấn công của cướp biển ngay lập tức bị loại bỏ, bởi toàn bộ những thứ có giá trị trên tàu đều c̣n nguyên vẹn.

Tuy nhiên, trong suốt chiều dài của thế kỷ hai mươi, đây vẫn chưa phải là thảm hoạ duy nhất.

Vào năm 1955, trên biển Thái B́nh Dương người ta c̣n t́m thấy một chiếc thuyền buồm của Mỹ mang tên MB Elip, cũng có những hiện tượng tương tự. Trên tàu nước ngọt và đồ ăn dự trữ vẫn c̣n nguyên vẹn, các phương tiện cứu hộ vẫn chưa hề được sử dụng, vậy mà không có lấy một bóng người.

Khoảng 5 năm sau, trên biển Đại Tây Dương cũng xuất hiện hai chiếc thuyền buồm của Anh trôi giạt. Năm 1970, tất cả thuỷ thủ đoàn cùng với con tàu chở hàng của Anh mang tên Minton, đột ngột mất tích một cách lạ lùng, mà cho đến nay vẫn c̣n là một ẩn số.

Rồi đến năm 1973, một tai nạn đă xảy ra và làm đắm chiếc tàu đánh cá Anna của Na Uy. Những thủy thủ trên những con tàu khác gần đó, vô t́nh chứng kiến vụ tai nạn lấy làm lạ khi sự việc diễn ra, họ không thấy có bất kỳ ai trên boong tàu.

Trong lịch sử ngành hàng hải, sự mất tích kỳ lạ của toàn bộ thuỷ thủ đoàn, trên con tàu nổi tiếng Maria Chelesta, luôn được nhắc đến như một bí ẩn vĩ đại nhất của đại dương.

Vào tháng 12-1872, thủy thủ trên tàu Jea Grasia của Anh, bất ngờ gặp một chiếc thuyền buồm di chuyển một cách không b́nh thường. Đến khi tiến lại gần, họ rất đỗi ngạc nhiên, khi trên boong thuyền Chelesta không có bóng dáng của con người, mà vô lăng lái lại không được cố định.

Một hoa tiêu và hai thủy thủ người Anh, quyết định thâm nhập vào con thuyền này để t́m hiểu t́nh h́nh. Không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Vật giá trị nhất mà họ t́m được, chính là cuốn nhật kư đi biển, trong đó ngày cuối cùng được đặt bút có đề ngày 24-11-1872.

Con thuyền được t́m thấy vào ngày 02-12 và được đưa về eo biển Gibraltar của Anh, để các chuyên gia giàu kinh nghiệm điều tra bí ẩn đă xảy ra với nó, tuy nhiên mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng.

Năm 1937, nhà vật lư của Liên Xô là Vladimir Suleykin đă đưa ra một giả thiết được cho là tương đối thuyết phục. Trong một hành tŕnh trên biển Kaspi trên tàu thuỷ văn Taimur, một nhà khoa học đi cùng Vladimir Suleykin, đă thực hiện thí nghiệm với một quả cầu thám không chứa đầy khí hydro.

Khi quả cầu này được đưa đến gần ai, th́ người đó bỗng xuất hiện một cảm giác đau buốt trong màng nhĩ, c̣n khi đưa ra xa cảm giác đau đớn đó dần tan biến.

Vladimir Suleykin liền để ư tới hiện tượng lạ lùng này, để rồi không lâu sau đó đưa ra nhận định của ḿnh trên báo chí rằng, gió thổi qua các cơn sóng trong những ngày biển động, đă tạo ra trong không khí các dao động sóng hạ âm, mà tai con người không nghe thấy.

Sóng hạ âm này rất có hại đối với con người. Trong dải tần thấp hơn mười lăm héc, sóng hạ âm không chỉ gây tổn thương cho màng, mà c̣n gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến thị giác.

Ở dải tần dưới bảy héc, sóng hạ âm đôi khi gây tử vong đối với con người. Như vậy, nơi nào xuất hiện băo th́ ở đó xuất hiện sóng hạ âm. Hiệu ứng này được V. Suleikyn gọi là “âm thanh của biển cả”.

Liệu con người đă t́m ra được bí mật của những con tàu ma xấu số? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những cái chết vô cùng bí hiểm, của các thủy thủ trên tàu? Trong các nghiên cứu về tác động vật lư của sóng hạ âm, có cường độ lớn đối với cơ thể sống, người ta đă phát hiện một hiện tượng đáng kinh ngạc.

Thí nghiệm trên các loài động vật cho thấy, chúng đều có một cảm giác lo lắng, sợ hăi không rơ nguyên nhân. Thí nghiệm trên cơ thể một số người t́nh nguyện, cũng cho kết quả tương tự: họ đều cảm thấy đau đầu, lo lắng với một nỗi sợ hăi khủng khiếp không rơ nguyên nhân.

Theo giáo sư Gavro người Pháp, âm thanh ở tần số bảy héc có thể gây tử vong. Trong thời gian xuất hiện băo trên biển, sóng hạ âm dao động từ mười lăm héc xuống đến gần sáu héc. Như vậy, cường độ dao động càng thấp, th́ nguy cơ tử vong đối với con người là khó có thể tránh khỏi.

Khi đó, họ sẽ phải hứng chịu một cái chết với nỗi khiếp sợ và kinh hoàng không rơ nguyên nhân. Hơn nữa nếu thân và cột buồm của tàu, cộng hưởng trở thành nguồn sóng hạ âm thứ, sẽ càng tác động mạnh mẽ lên con người.

Làm họ mất lư trí để rồi nhảy ra khỏi tàu để trốn chạy hoảng loạn. Không phải vô cớ mà trên nhiều chiếc thuyền, những chiếc cột buồm bị găy và hỏng, trong khi thời tiết được dự báo là không có gió to.

Chúng ta ít nhiều đều đă từng nghe danh một con tàu đă đi vào truyền thuyết, với tên gọi “Người Hà Lan bay”. Một con tàu ma không có bóng người. Bất kỳ ai chẳng may gặp nó, đều sẽ phải hứng chịu những bất hạnh kinh khủng.

Theo truyền thuyết, trong một cơn băo lớn, viên thuyền trưởng Van Staaten đă vô cùng khó khăn để điều khiển tàu ṿng qua được mũi Hảo Vọng. Trong cơn hỗn loạn, toàn bộ thủy thủ trên tàu đều yêu cầu thuyền trưởng quay trở lại.

Không thèm để ư đến đề nghị của đa số mọi người, Van Staaten trong cơn tức giận đă bắt đầu phỉ báng chúa trời, và tuyên bố rằng sẽ đổ bộ vào mũi Hảo Vọng, thậm chí có phải bơi cho đến ngày chúa tái lâm.

Ngay lập tức, một giọng nói khủng khiếp từ trên trời vang lên để đáp trả lời phỉ báng đó:

- Được, vậy th́ các người hăy bơi đi.

Kể từ đó, con tàu trở thành điềm gở cho bất kể ai vô t́nh hay cố ư nh́n thấy nó. Sự biến mất bí ẩn của con người và các con tàu, vẫn tiếp tục trong thế kỷ hai mươi mốt. Liệu có phải, những trường hợp đó đều có liên quan đến “giọng nói từ biển khơi” hay không may chạm trán với “người Hà Lan bay”? 

Năm 2003 máy bay thuộc Cục bảo vệ bờ biển Autraulia, đă t́m thấy một chiếc thuyền buồm của Indonesia gần bờ biển nước này. Tàu vẫn trong t́nh trạng hoạt động tốt, khoang chứa đầy cá, thế nhưng trên tàu lại không có một bóng người, trước đó tàu ra khơi với mười bốn thủy thủ.

Năm 2006 Cục bảo vệ bờ biển Sardinhia, Italia, nhận thấy một chiếc thuyền buồm hai cột mang tên “Bel Amika” bị trôi giạt tự do mà không có người trên đó. Trên thuyền vẫn c̣n thức ăn thừa và những tấm bản đồ địa lư của Pháp.

Cảnh sát đă nghi ngờ chiếc thuyền đă được những kẻ buôn lậu sử dụng để vận chuyển ma túy. Tuy nhiên giả thiết này ngay sau đó bị bác bỏ, khi họ sử dụng chó nghiệp vụ để điều tra. Cùng năm đó, cũng cách Australia không xa, người ta lại t́m thấy chiếc tàu chở dầu Yan Seng cũng không có bóng người.

Năm 2007 một chiếc tàu dài mười hai mét trống không, có tên “Kaz II” được t́m thấy khi đang trôi giạt ở vùng biển Đông Bắc Australia. Điều lạ là động cơ của tàu vẫn đang hoạt động.

Một máy tính xách tay và hệ thống định vị toàn cầu GPS, một bàn ăn đă dọn sẵn. Tất cả các phương tiện cứu hộ vẫn c̣n nguyên trên tàu. Cánh buồm vẫn được căng lên nhưng đă bị rách nát.  

Năm 2008, Cục an ninh biển Nhật Bản thông báo, phát hiện một chiếc xà lan đang trôi giạt, không có tên có số hiệu và người trên boong.

 

 

                                                                                 DT

 

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2485 of 2534: Đă gửi: 17 April 2010 lúc 5:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

CHUNG SỐNG CÙNG NGƯỜI CHẾT

 

Họ sinh hoạt ngay tại nghĩa địa và những đứa trẻ nghèo có đồ chơi tiêu khiển, là những đầu lâu xương sọ của xác chết bỏ hoang.

Mảnh đất phía Bắc Manila là địa điểm được xem như đất thánh của Philippines, với một diện tích rộng và hơn năm mươi ngàn người dân, đang sống trong khu mộ hoang tàn.

Kể từ năm 1884, khu vực này đă cùng lúc trở thành nơi cư trú của người dân nghèo và cả những vong hồn xấu số. Họ sinh hoạt b́nh đẳng và ḥa thuận, như  không có một cản trở về tâm linh và rào cản thế hệ.

Với những hộ gia đ́nh nghèo, th́ so sánh việc bỏ tiền thuê nhà trong khu ổ chuột và trú ngụ nơi đây, hoàn toàn là những so sánh khập khiễng.

Tại nghĩa địa rộng một trăm ba mươi mẫu Anh, một mẫu Anh tương đương 4.046,9 mét vuông), họ có thể miễn phí sinh sống; những đứa trẻ được thỏa sức chơi đùa trong không gian thoáng đăng, không một bóng nhà cao tầng che lấp ánh sáng.

Những người đàn ông có được công việc canh mộ, cho những gia đ́nh chôn của quư theo kèm người chết .Tuy nhiên, bên cạnh điều kiện ưu việt này, họ phải đối mặt với sự ô nhiễm môi trường, hoàn cảnh sống thấp kém trầm trọng, dẫn tới những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm tính mạng.

Mặc dù khu vực này đă h́nh thành và được phát triển lâu đời, nhưng vẫn chưa khi nào bị cơ quan chức năng túm gáy. Những người dân nơi đây cho rằng, chính các vị quan chức cũng sợ phải tội với vong hồn, và địa điểm này nghiễm nhiên trở thành nơi cư trú vô cùng an toàn cho họ.

 

 

                                                                          HChau

                                                                               

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2486 of 2534: Đă gửi: 17 April 2010 lúc 5:12pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

CHUYỆN MA MĂ VINH   

 

Chuyện xảy ra cách nay hơn ba mươi bốn năm, tại căn nhà số 646 N.W.19th Street, Corvallis Oregon. Vào tháng Bảy năm 1975, sau hai tháng sống trong trại tị nạn tại Fort Chaffee Arkansas, gia đ́nh ông bà Nguyễn, gồm hai vợ chồng và mười người con, được nhà thờ Grace Lutheran bảo lănh về thành phố Corvallis, để bắt đầu cuộc sống mới trên nước Hoa Kỳ.

Trước hôm đi đón gia đ́nh ông bà Nguyễn, các t́nh nguyện viên của nhà thờ đă dọn dẹp, trưng bầy đầy đủ các tiện nghi, bàn, ghế, TV, tủ lạnh đầy thức ăn, giường, gối, chăn, mền, trong căn nhà nhỏ xinh xắn tại góc hai đường 19th và Taylor. Căn nhà này có ba pḥng ngủ, một pḥng ngủ nhỏ dưới nhà dành cho hai vợ chồng, cạnh ngay cầu thang đi lên lầu có cửa đóng, nhà bếp thông ra phía sau, một bên là pḥng tắm, một bên là pḥng giặt có cửa mở ra sân sau.

Có một pḥng ngủ lớn trên lầu, kê hai cái giường full size cho bốn cô con gái, và hai cái giường twin cho hai người con trai nhỏ, giường kê chật gần hết pḥng, chỉ c̣n chừa được một lối đi rộng hơn hai feet, một pḥng ngủ nữa trên lầu, cũng kê chật pḥng bốn cái giường twin cho bốn người con trai lớn.

Ra đón tại phi trường Eugene, phái đoàn nhà thờ có vợ chồng Pastor Baker, và chừng chục người nữa, có cả hai anh sinh viên người Việt, đang du học tại trường đại học OSU.

Vào đến nhà buổi chiều, trên bàn ăn đă thấy bày sẵn thức ăn, có cơm, canh egg flower soup, gà xào chua ngọt, cá chiên và ḿ xào rau cải đậu phụ, họ đặt order to go từ một tiệm ăn Tàu vừa mới đưa đến c̣n nóng. Sau một hồi thăm hỏi xă giao ngắn gọn, v́ đă giới thiệu trên xe, trên đường từ Eugene về, phái đoàn nhà thờ kiếu từ, để hai anh sinh viên ở lại ăn cơm tối với gia đ́nh ông bà Nguyễn.

Sau một ngày ngồi máy bay, chờ và đổi chuyến hai bận, những người lớn cảm thấy mệt mỏi nên đi ngủ sớm, nhưng đám nhỏ sau bữa ăn ngon miệng, lại có nhiều sức để đùa giỡn, nhẩy, nhún từ giường này sang giường khác trong pḥng ngủ lớn trên lầu, cười, nói cho tới hơn mười giờ đêm.

Bà Nguyễn lên lầu la tụi nhỏ mới chịu đi ngủ. Đêm đầu tiên trong căn nhà này, có lẽ v́ lạ nhà, lạ giường, bà Nguyễn không ngủ được, đến khi có tiếng đồng hồ điểm mười hai giờ đêm ngoài pḥng khách, th́ bà Nguyễn nghe thấy tiếng kêu kèn kẹt, ééttt..é..éétttt... như tiếng của một cánh cửa khô dầu bản lề đang mở ra, như từ phía pḥng giặt đồ vọng ra.

Bà Nguyễn trổi dậy đi ra pḥng bếp, bật đèn lên, th́ không thấy ǵ và đi kiểm soát lại cửa trước, cửa sau, thấy đă khóa cả, nên tắt đèn đi về pḥng ngủ, khi đi qua cánh cửa lên cầu thang, th́ nghe tiếng nói từ phía sau lưng, không lớn lắm đủ nghe rơ:

- Get out!

Bà sợ quá chạy lẹ vô pḥng, chui vô chăn, nằm chợp chờn măi mới ngủ thiếp đi một chút, đă nghe tiếng mấy đứa nhỏ lục tục thức dậy. Ngày hôm sau có một bà cụ trạc bẩy mươi mấy tuổi đến gơ cửa, nói bằng tiếng Việt lơ lớ nhưng cũng hiểu được.

Bà tự giới thiệu là bà Gillespie và kể, hai vợ chồng bà đă từng t́nh nguyện làm việc cho Trung tâm chỉnh h́nh và phục hồi tại quận ba Sài G̣n, đây là cơ quan làm chân tay giả và cấp xe lăn, cho người tàn tật nạn nhân chiến tranh, do nhiều hội từ thiện Hoa Kỳ tài trợ.

Bà cụ ngỏ ư muốn đến thăm mỗi ngày, để dạy tiếng Anh cho đám nhỏ cho đến hết mùa hè. Vài hôm sau, trong một buổi sáng khoảng mười giờ, trong pḥng khách bà Nguyễn và bảy người con ngồi quanh cụ Gillespie, đang tập viết, tập đọc, th́ cánh cửa lên cầu thang đang đóng bỗng từ từ mở hé ra, với tiếng kêu kèn kẹt, ken két.

Đám nhỏ sợ quá co rúm ngồi sát lại bà mẹ, v́ biết ông Nguyễn và ba người con lớn, đă được người nhà thờ chở đi điền đơn xin việc với hăng Evans Products, không có ai ở trên lầu. Bà cụ Gillespie ngạc nhiên không hiểu sao mọi người có vẻ sợ hăi, bà tưởng có một người con nào chưa xuống học, v́ tánh nhát nên núp sau cánh cửa nh́n ra.

Nên bà cụ tươi cười nh́n về phía cánh cửa đó  nói lớn bằng tiếng Việt:

- Xuống đây em, xuống đây với chúng tôi.

Tức th́ cánh cửa lại kêu lên kèn kẹt từ từ khép lại, mấy đứa nhỏ rú lên sợ hăi ôm lấy nhau, mọi người nh́n chằm chặp vào cánh cửa đó. Bà cụ Gillespie đứng lên đi lại cánh cửa, vặn tay nắm mở ra và bước lên cầu thang, bà đi xem xét hết hai pḥng ngủ và các cửa sổ trên lầu.

Thấy đều đóng kỹ bà xuống nhà cười, như để trấn tỉnh mọi người và nói không thấy ai trên lầu, và bà không hiểu tại sao cánh cửa lại tự mở ra và đóng lại như vậy, khi không có gió thổi vào nhà.

Trong pḥng ngủ nhỏ trên lầu, vách là loại tường knee wall chỉ cao năm feet, cách tường bên ngoài chừng ba feet, trần dốc lên sát theo mái nhà, trên tường có một cánh cửa nhỏ, có tay nắm cửa không có khóa, để vào khoảng trống sau tường, cánh cửa này đă bị một trong bốn chiếc giường twin kê sát không mở được.

Đạt là người con trai thư sáu của ông bà Nguyễn, tuổi mười lăm tính hay nghịch ngợm, nó nằm ngủ trên chiếc giường chắn ngang cánh cửa nhỏ đó, nó ṭ ṃ muốn biết có cái ǵ sau cánh cửa. Chiều ngày thứ sáu kể từ khi vào ở trong căn nhà này, trong khi mọi người đang phụ giúp nhau làm bữa cơm chiều, Đạt ở trên lầu một ḿnh nó kéo chiếc giường ra, mở cánh cửa ngó vào trong khoảng trống tối om, thấp hẹp đó.

Nh́n kỹ th́ thấy có một bóng đèn điện gắn trên mái có sợi dây ṭn teng để kéo công tắc, bật đèn lên, trong ánh đèn vàng vọt không đủ sáng, nó thấy đây là một pḥng chứa đồ cũ, dài hẹp cỡ ba feet, mái nhà sát đầu phải cúi khom mới bước vào được.

Trên sàn sát vách tường có chừng chục thùng giấy, nó bắt đầu lục lọi khám phá, trong mấy thùng chỉ là quần áo đàn ông cũ, thùng th́ chứa sách vở giấy bút, đồ dùng lỉnh kỉnh, một thùng giấy chứa nhiều hộp đựng giầy, bên trong là nhiều ảnh trắng đen 4x6, nó cầm một xấp ảnh lên chưa kịp xem, th́ cánh cửa kêu kèn kẹt đóng lại.

Đạt bỏ vội xấp ảnh xuống đứng nhanh dậy, đầu cụng lên mái nhà cộp một phát đau điếng, bước khom lại cánh cửa một tay xoa đầu, một tay vặn nắm cửa, th́ cái nắm cửa xoay tṛn lỏng le như bị hư, một tay cố đẩy cánh cửa, một tay xoay cái nắm lia lịa, mà cánh cửa trơ trơ đóng chặt không mở ra đươc.

Đạt vung tay đập cửa th́ bóng đèn tắt phụp, nó dùng cả hai tay đập cánh của rầm rầm, hai nắm tay nó bật ngược như có ai cầm đẩy vô mặt nó, đập vô miệng hai phát thật đau, nó sợ quá kêu la thật lớn tiếng gọi tên anh, em, hết nắm dây bóng đèn giựt lia, lại xoay nắm cửa, đập, đẩy cửa, kêu la một hồi rất lâu.

Ở dưới nhà không ai nghe thấy ǵ, tới khi mọi người ngồi vào bàn ăn không thấy Đạt, bà Nguyễn nói với một người anh của Đạt lên lầu gọi em, Thành lên lầu nghe thấy tiếng lục đục nhỏ sau cánh cửa, trong khi đó là Đạt đang đập rầm rầm kêu la bên trong.

Thành vặn nắm cửa mở ra, thằng em té bổ nhào ra mặt mày tái mét, hai môi sưng vù, ánh đèn vàng vọt trong cái pḥng nhỏ chứa đồ cũ đó vẫn đang sáng. Lạ một điều là hai môi Đạt sưng vù hơn gấp hai lần b́nh thường, nhưng vẫn hồng hào, không có vết bầm dập thương tích nào.

Hôm sau bà cụ Gillespie thấy mặt Đạt lạ quá với hai cái môi sưng vù, bà cụ chưa kịp hỏi đám nhỏ đă tranh nhau kể chuyện lạ xảy ra chiều hôm trước, tụi nhỏ cũng biết dùng chữ tiếng Anh "ghost" để nói với vẻ mặt sợ hăi.

Tối hôm đó bà Nguyễn nằm mơ thấy nói chuyện với một người thanh niên da trắng Mỹ chừng mười tám tuổi, bà Nguyễn không nhớ là nói chuyện bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, bà không nói được tiếng Anh, nhưng hai người hiểu nhau hoàn toàn.

Anh ta xưng tên là Marvin và nói đám con bà nghịch phá ồn ào quá, lại c̣n lục lọi đồ dùng của anh ta, rồi anh ta dẫn bà ra cánh cửa mở ra sau vườn, đẩy cửa mở ra tiếng kêu kèn kẹt, anh ta đứng một tay giữ cửa mở, một tay ra dấu mời ra, nói:

- Đây không phải nhà bà. Please Get Out!

Bà Nguyễn không bước ra và nói năn nỉ:

- Xin lỗi, để sẽ răn tụi nhỏ đừng gây tiếng động ồn ào trong nhà nữa.

Hôm sau bà cụ Gillespie, là thành viên của một nhà thờ Baptist khác, đến gặp Pastor Baker, nói đám trẻ nhà ông bà Nguyễn chúng có vẻ sợ sệt cho rằng nhà họ đang ở bị haunted, yêu cầu t́m hiểu xem sao.

Pastor Baker hỏi thăm người chủ nhà, là một thành viên của nhà thờ Grace Lutheran, ông ta cho biết đứa con trai tên Marvin của ông, tự tử chết trong pḥng ngủ nhỏ trên lầu, cách đó đă hơn hai mươi năm, và ông đă cho sinh viên trường OSU thuê căn nhà đó bao nhiêu năm qua, mà không hề nghe ai nói ǵ để cho biết căn nhà bị haunted.

Pastor Baker kể lại cho bà Nguyễn biết chuyện, khuyên đừng sợ hăi ǵ và dự tính sẽ làm một buổi lễ cầu nguyện với Thiên Chúa cho linh hồn Marvin. Bà Nguyễn không chờ lễ ở nhà thờ, mua một phần ăn Big Mac với đầy đủ khoai chiên, nước ngọt Coca Cola, bày trên một chiếc bàn nhỏ, ngay trong chỗ cánh cửa kêu kèn kẹt mở ra sau vườn.

Đốt một ngọn nến, không có thắp nhang v́ kiếm mua không được, bà lâm râm khấn nói chuyện với linh hồn Marvin, có lẽ chỉ là xin lỗi và phân trần v́ bọn nhỏ là con nít th́ như vậy và xin bỏ qua.

Có lẽ linh hồn Marvin cũng phải thấy tức cười vụ hối lộ thức ăn, và gọi tên ḿnh với tên cúng cơm thành Mă Vinh, của một bà người ở đâu lạ hoắc vô ở trong nhà ḿnh với đám con nít ồn ào.

Bà Nguyễn không phát âm rơ được tên Marvin, bọn nhỏ nói nhờ mẹ cúng Big Mac cho Mă Vinh, nên anh ta thông cảm không kéo mấy cánh cửa trong nhà kêu kèn kẹt nữa. Thành cũng nghĩ anh Mă Vinh đă thông cảm cho tụi nhỏ. Hồn ma trong căn nhà này có lẽ là loại poltergeist, không hiện h́nh, nhưng gây tiếng động, tiếng nói, và di chuyển đồ vật.

 

 

                                                             TT

 

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2487 of 2534: Đă gửi: 17 April 2010 lúc 6:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

CHIẾC NHẪN GIẢI THOÁT

 

Ông John Vansta Smith, hội viên của Hội Hoàng Gia, cư ngụ tại số nhà 147A đường Gower, là người có một nghị lực và một khả năng trí tuệ, đáng lẽ có thể đưa ông lên hàng đầu của những người nghiên cứu về khoa học. Nhưng ông lại là nạn nhân của một tham vọng, muốn bác đủ mọi thứ, tham vọng này thúc đẩy ông, muốn tỏ ra lỗi lạc trong nhiều lảnh vực hơn chỉ là vượt trội trong ngành thôi.

Tuy hăy c̣n trẻ, ông đă tỏ ra có những sở kiến làm người ta kinh ngạc về khoa động vật học và thảo mộc học; các bạn của ông đă coi ông là một Darwin thứ hai, khi mà lẽ ra chỉ c̣n có việc giật lấy chức giáo sư, ông đă bắt thần từ bỏ nghề đó và tự để ḿnh tự cuốn hút bởi môn hoá học, ngành mà các sự nghiên cứu của ông về các quang phổ của những kim loại, đă đưa ông vào Hội Hoàng Gia.

Mồi lửa rơm! Ông đă vắng mặt trong một năm trời tại pḥng thí nghiệm của ông. Khi quay về, ông gia nhập Hội Đông Phương và công bố một bản tin về các văn bia ở El Kab. Chắn chắn là ông vừa đa năng vừa đa tài. Tuy nhiên những anh bay bướm lắm, rút lại thể nào cũng mắc kẹt.

John Vansta Smith cũng không thoát khỏi quy luật này. Ông càng đi sâu vào lănh vực Ai Cập học, ông càng thấy say sưa v́ khoảng đất bao la mở ra trước mắt ông và v́ tầm quan trọng vô cùng của một vấn đề, chỉ có thể mang lại những tia sáng, về những mầm mống đầu tiên của nền văn minh nhân loại và về nguồn gốc, phần lớn các mỹ thuật và khoa học của chúng ta.

Ông Smith bị say mê đến mức ông cưới một cô nữ sinh viên trẻ trong môn Ai Cập học, người đă viết một bài luận án về đệ lục triều đại. Đă vững ḷng với một căn bản vững chắc dể hoạt động, ông đi kiếm các tài liệu dành cho một công tŕnh hợp nhất, sự nghiên cứu của Lepsius với sáng kiến của Champonllion.

Việc chuẩn bị cho tác phẩm vĩ đại này bao gồm nhiều chuyến thăm các bộ sưu tầm về Ai Cập, tại bảo tàng viện Louvre. Chuyến sau cùng diễn ra vào trung tuần tháng mười năm ngoái; đó là cơ hội của một cuộc mạo hiểm không tầm thường, đáng được thuật lại.

Các chuyến xe lửa th́ đi chậm lại và biển Manche rất xấu; v́ vậy nhà bác học của chúng ta tới được Paris th́ thể xác phát sốt, phát nóng và tinh thần mờ mịt. Tại khách sạn Đại Pháp trên đường Laffitte, ông đă nằm dài trong hai tiếng đồng hồ trên một ghế dài; nhưng ông không thể ngủ được, mặc dù c̣n mệt mỏi ông quyết định đi tới viện bảo tàng Louvre.

Để phối kiểm một chi tiết mà v́ nó, ông đă phải đi tới đây, rồi lại đi chuyến xe lửa buổi chiều tới Dieppe, ông mặc một áo choàng dài, v́ trời mưa và ông đi bộ qua con đường lớn Des Italiens và đường Opera. Tại viện bảo tàng Louvre, ông cảm thấy như ở nhà ông vậy; ông vội vă hướng tới chỗ bộ sưu tầm các sách viết, bằng chỉ thảo mà ông có ư định tra cứu.

Những người ái mộ điên cuồng nhất của John Vansta Smith, chắc cũng phải ngần ngừ khi nói rằng ông là người đẹp trai. Cái mũi lớn mỏ diều hâu và cái cằm nhô ra của ông, cho ta một ư niệm về sự linh lợi và đặc tính sắc bén của trí thông minh của ông. Ông mang cái đầu như một con chim và cũng như một con chim, ông ném ra những lời phản đối và những câu ứng đối.

Với dáng dấp như vậy, hôm đó ông đứng ở bảo tàng viện Louvre, với chiếc cổ áo choàng kéo lên đến tận mang tai, khi tự nh́n ḿnh trong các tủ kính vuông mà ông kiểm kê, có lẽ ông cũng nhận thấy thực ra ông đă có một dáng điệu b́nh thường, ông đă bị bực bội một cách dữ dội, khi ở phía sau lưng ông một giọng nói người Anh đă thốt ra một cách rất rơ ràng:

- Con người kỳ cục!

Nhà bác học không phải là người không có tính kiêu ngạo của ông, được biểu lộ bằng sự hoàn toàn hững hờ đối với mọi ư kiến cá nhân. Ông mím môi trong khi nh́n chăm chú cuộn chỉ thảo của ông, nhưng ḷng ông chứa đầy mỗi cay đắng, đối với tất cả ṇi giống của người Anh đang đi nghỉ mát.

- Vâng,

Một tiếng nói khác tỏ sự đồng ư.

- Đúng thật là một điển h́nh!

Người thứ nhất nói tiếp:

- Người ta có thể gần như tin chắc rằng, cứ ngắm nghía măi những xác ướp, anh chàng này sẽ tự ḿnh trở thành xác ướp một nửa.

- Thật ra anh ta có diện mạo và dáng dấp của một người Ai Cập.

John Vansta Smith quay gót lại với ư định làm cho các bạn đồng hương của ḿnh xấu hổ, bởi một vài lời nhận xét cay độc. Ông đă ngạc nhiên và thấy nhẹ nhơm hẳn khi phát hiện ra rằng, hai người thanh niên người Anh đang nói ba hoa, đứng quay lưng về phía ông và những lời nói của họ, nhằm vào một trong những người bảo vệ viện bảo tàng Lourve, đang đánh bóng một mảnh đồng ở phía bên kia của căn pḥng.

- Carter sẽ đợi chúng ta ở Palais Royal.

Một trong những người khách du lịch nói, mắt nh́n đồng hồ. Họ đi xa dần, để nhà bác học ở lại với công việc của ông. “Ta muốn ṭ ṃ biết con người mà mấy thằng cha xuẩn ngốc gọi là một diện mạo và một dáng dấp của người Ai Cập!” John Smith nghĩ.

Ông bước nhẹ nhàng để nh́n thấy người đó. Quả thật đó là khuôn mặt, mà các cuộc nghiên cứu của ông đă làm ông trở nên quen thuộc. Những nét đều đặn và bất động, vầng trán rộng, cằm tṛn trĩnh, nước da màu nâu đen nhạt, tất cả đều là sự mô phỏng chính xác của vô số pho tượng, bức họa để trang hoàng các bức tượng tại nhà ông.

Sự việc vượt quá mọi trùng hợp ngẫu nhiên. Người này phải là một người Ai cập. Sự vuông vắn của đôi vai này, sự thót hẹp chỗ hông, anh ta cũng đủ để nhận dạng quốc tịch của anh ta. Nhón bước trên đầu bàn chân, John Vansta Smith tiến tới chỗ người bảo vệ, để nói chuyện với anh ta.

Vốn không quen chuyện tầm phào, ông thấy khó t́m được một giọng điệu đúng múc, ở giữa sự cộc cằn của kẻ cao sang và lịch thiệp của kẻ ngang hàng. Anh bảo vệ quay nghiêng người. John Vansta Smith chăm chú nh́n nước da của con người mà ông cho là dân Ai Cập, ông có cảm tưởng rằng nước da này có cái ǵ đó không b́ng thường.

Chỗ thái dương và lưỡng quyền, nó cũng nhẵn ĺ và bóng loáng như một miếng da khô vậy. Không thể nh́n thấy các lỗ chân lông. Không thể tưởng tượng được một chút ẩm ướt nào trên khoảng da khô khằn đó. Trái lại nó bị vạch thành từng hằn sâu, từ trán xuống tới cằm, bởi hàng ngàn vết nhăn li ti, vết này cắt vết kia, cắt đi, cắt lại trong một h́nh vẽ lộn xộn.

- Bộ sưu tầm Mephis ở chổ nào?

Nhà bác học hỏi bằng tiếng Pháp. Ông có vẻ ngượng ngập của một người đặt ra một câu hỏi, chỉ với mục đích là để mào đầu một cuộc nói chuyện.

- Đằng kia ḱa!

Người bảo vệ trả lời với một giọng thô lỗ, ngoái đầu ra hiệu chỉ về phía bên kia của căn pḥng.

- Anh là người Ai Cập, có phải không?

Người bảo vệ ngẩng cao đầu lên nhướng mắt nh́n kẻ đối thoại với ḿnh. Hai mắt anh ta u ám, mở lờ đờ khô khan, như có ám sương mù, chưa bao giờ ông Smith nh́n thấy những con mắt đó, ông nhận thấy trong đáy nước sâu thẳm của chúng có một cảm xúc mạnh, giống như một sự trộn lẫn của hận thù và kinh hoàng.

- Không, thưa ông. Tôi là người Pháp.

Người bảo vệ quay đi và lại cúi xuống cái vật mà anh ta đang đánh bóng. Nhà bác học hết sức ngạc nhiên, chăm chú nh́n anh ta trong một lúc, không nói năng ǵ cả, rồi ông đi tới ngồi trên một cái ghế ở trong một góc khuất nẻo, phía sau một cánh cửa, ông ghi chép một vài kết quả của công việc sưu tầm của ông, về những cuốn chỉ thảo.

Nhưng tinh thần ông không ổn định trước thứ tự thường lệ của các công việc của ông, nó cứ nhất mực quay về với người bảo vệ kỳ bí với bộ mặt nhân sự và nước da thuộc khô vậy. “Ta đă nh́n thấy những con mắt như thế ở đâu nhỉ?” John Vansta Smith tự hỏi ḿnh.

“Chúng có vẻ giống như con mắt thằn lằn, mắt một con vật ḅ sát; loài rắn có một màng thuấn làm cho mắt sáng long lanh. Nhưng trong cái nh́n của con người này có một cái ǵ hơn thế. Có một sự biểu lộ về quyền lực, về sự khôn ngoan, về sự chán chường sâu đậm và về sự tuyệt vọng không ǵ mô tả được. Có phải là trí tưởng tượng của ta quá nhiều không? Ta cần phải tra xét lại một lần nữa!”

Ông đứng dậy và ông đi một ṿng qua các pḥng trưng bày cổ vật ở Ai Cập; nhưng người bảo vệ đă mất dạng. Thế là ông trở lại ngồi trong cái góc nhà yên tĩnh của ông. Ông đă t́m thấy các tin tức mà ông kiếm trong các cuốn chỉ thảo, ông chỉ c̣n có việc viết nó trong kư ức của ông c̣n tươi tắn. Trong một vài phút, cây bút ch́ của ông đă bay lượn trên tờ giấy.

Nhưng rồi những ḍng chữ của ông đều đi xiêu vẹo và sau cùng th́ cây bút ch́ rơi xuống đất trong khi đầu nhà bác học gục xuống trước ngực. Quá mệt mỏi v́ chuyến đi, ông đă ngủ một giấc quá say trong cái góc hẻo lánh sau cánh cửa, để đến nỗi những ṿng tuần tiễu của bọn bảo vệ, những lời nói trao đổi giữa các khách du lịch và ngay cả tiếng chuông kéo dài, báo hiệu giờ đóng cửa cũng không làm ông tỉnh giấc.

Hoàng hôn đă đi sâu vào đêm tối, tiếng ồn ào của sự lưu thông ngoài phố Rivoli đă lắng dịu, chuông đồng hồ nhà thờ Notre Dame, đă gióng lên một cách nặng nề mười hai tiếng nửa đêm, nhưng John Vansta Smith vẫn không động đậy. Chỉ măi tới khoảng một giờ sáng ông mới mở bừng hai mắt.

Thoạt đầu ông tưởng là ông đang nằm ngủ ở nhà, trong pḥng làm việc. Nhưng qua những tấm kính không có cánh cửa, có ánh trăng chiếu sáng và khi ông nhận ra những hàng xác ướp và tủ kính, th́ ông nhớ lại ông đang ở đâu và tại sao ông lại ở đó.

Duỗi thẳng chân tay đang uể oải, ông nh́n đồng hồ và ông vừa nh́n đồng hồ vừa hít hà vui thích. Nhà bác học không phải là người nhút nhát một mảy may và ông có tính ưa thích một hoàn cảnh mới, đây là một trong nhiều đặc tính của giống ṇi ông.

Diễn biến này sẽ là một câu chuyện thích thú để cho một bài báo sắp tới; một thứ ǵ để làm nhẹ bớt những suy tư nghiêm túc hơn, hệ trọng hơn. Ông không thấy nóng nực quá, trái lại ông rất thoải mái. Ông không ngạc nhiên về việc người bảo vệ không chú ư tới ông, cánh cửa đă chiếu bóng của nó chùm đúng lên người ông.

Một tên trộm chắc cũng không thể mơ tưởng được một nơi ẩn náu tốt đẹp hơn. Yên lặng hoàn toàn. Ở bên trong hay ơ bên ngoài, không nơi nào có một tiếng động nhỏ, dù là một tiếng nhẹ nhàng nhất. Chỉ có một ḿnh ông với những người chết của một nền văn minh đă chết.

Tuy nhiên, ở phía bên kia các bức tường, thành phố đang phun ra mọi thứ chất độc tàn bạo và những cám dỗ sống sượng của thế kỷ mười chín. Nhưng trong căn pḥng nảy thực sự không có một thứ ǵ, từ bông lúa màu nâu cho tới chiếc hộp có màu sắc sặc sỡ của nhà họa sĩ, nhưng không được giữ ǵn từ bốn ngàn năm nay.

Ông đứng giữa những tàn tích được mang về, từ cái đế quốc xa lắc biển thời gian rộng lớn: từ thành Thèbes oai nghiêm, từ thành Louqsor quư tộc, từ những ngôi đền lớn Héliopolis, từ hàng trăm ngôi mộ đă bị đào bới. Nhà bác học đảo mắt qua những h́nh hài của con người đă chết, ông đă để bị xâm chiếm bởi một t́nh cảm sâu xa của sự tôn kính.

Ông nghĩ tới những sự nông nổi buổi thiếu thời của ông, tới sự vô nghĩa của chính bản thân ông. Ngồi tựa lưng vào ghế, ông mơ màng nh́n dẫy pḥng chiếm ngự tất cả cái chái của toà nhà rộng lớn. Và bỗng nhiên, ông nh́n thấy sáng vàng vọt của một ngọn đèn.

John Vansta Smith ngồi thẵng dậy trên ghế. Ngọn đèn tiến lên một cách thong thả, thỉnh thoảng ngừng lại bất động, rồi lại tiếp tục đi tới. Người mang ngọn đèn di chuyển không một tiếng động, bước chân của y không làm rộn ră yên lặng chung quanh. Ông khách người Anh nghĩ rằng có lẽ đây là những tên kẻ trộm và ông ngồi thu ḿnh trong cái góc nhà.

Ngọn đèn đu đưa trong căn pḥng thứ nh́ trước mặt ông, nó đi vào căn pḥng bên cạnh, vẫn không gây một tiếng động nhỏ nào. Bị sợ sệt một cách mơ hồ, nhà bác học nh́n thấy một cái đầu, cái đầu này nom như trôi nổi bập bềnh trong không khí, phía sau ánh sáng của ngọn đèn. Cái đầu người bị bóng tối che phủ, nhưng vẫn được ánh sáng soi rất rơ.

Ông không thể lầm được: cặp mắt màu kim loại này, nước da như một xác chết này, đều thuộc về anh chàng bảo vệ mà ông đă từng tṛ chuyện. Cử động đầu tiên của John Vansta Smith là đi tới gặp y. Chỉ cần một vài lời giải thích là đủ và ông sẽ có thể đi ra bằng một cái ǵ đó ra vẻ lén lút, điều này làm thay đổi ư định của ông.

Rơ ràng là anh bảo vệ không đi tuần tiễu, dưới chân anh ta mang một đôi giày đế bằng nỉ và anh ta nh́n quanh ḿnh trong khi thở hổn hển. John Vansta Smith đứng nép vào một xó để canh chừng anh ta. Ông tin chắc rằng anh bảo vệ chỉ tới đây với một mục đích thầm kín và rất có thể bất hảo.

Dù với mục đích nào đi nữa, anh ta vẫn không tỏ ra một chút e dè nào. Anh ta bước nhanh tới một trong những tủ kính lớn, rút ở trong túi ra một chiếc ch́a khóa và mở tủ kính đó. Anh lấy từ ngăn kệ phía trên xuống một cái xác ướp; anh đặt xác ướp này xuống mặt đất với rất nhiều vẻ thận trọng và cả sự tŕu mến nữa.

Anh đặt ngọn đèn bên cạnh cái xác ướp rồi ngồi xổm xuống theo lối người Đông Phương, với những ngón tay dài và run rẩy anh bắt đầu gỡ lớp vải bọc ngoài và những dải vải buộc quanh xác ướp. Những lớp vải này mở ra đến đâu, th́ một mùi thơm nồng nặc tỏa ra đến đấy, tràn ngập cả căn pḥng; những mảnh vụn gỗ thơm và hương liệu, rải rác trên các phiến lát của nền nhà.

John Vansta Smith biết rằng xác ướp này chưa bao giờ bị lột bỏ vải bọc. Do đó công việc này đă có một cái ǵ đó làm ông chú ư một cách say mê. Từ chỗ ngồi quan sát phía sau cửa; ông đă ch́a cái mũi lớn của ông ta ra với một sự ṭ ṃ càng lúc càng mănh liệt. Khi đoạn dây vải cuối cùng rơi khỏi một cái đầu, đă có tới bốn ngàn năm tuổi tác, ông đă phải kiềm hăm một tiếng kêu v́ sự kinh ngạc, sững sờ.

Thoạt đầu một làn suối những lọn tóc dài đen óng ánh được bảo vệ; hiện ra một vầng trán trắng và thấp được trang điểm bởi một cặp lông mày cong vút một vẻ đài các, một cặp mắt sáng với những lông mi dài, một cái mũi thẳng một cái miệng dịu dàng nhạy cảm và mũm mĩm, rồi tới một cái cằm lẹm vào một cách tuyệt diệu. Khuôn mặt này đều đặn màu cà phê.

Nhưng thật là kỳ công của nghệ thuật ướp xác! John Vansta Smith trầm trồ với sự măn nguyện, hai mắt trố ra. Tuy nhiên hiệu lực mà cảnh tượng này gây ra cho nhà Ai Cập học, cũng chỉ là việc nhỏ thôi nếu đem so sánh với hiệu lực mà anh chàng bảo vệ kỳ lạ cảm thấy.

Anh ta giơ hai tay lên trời, anh lẩm bẩm những lời không ai hiểu được, rồi nằm sấp xuống bên cạnh xác ướp, anh ta ôm lấy nó, hôn nhiều lần lên môi và trán của xác ướp.

- Em khốn khổ của anh.

Anh ta rên rỉ bằng tiếng Pháp. Do sự xúc cảm, giọng nói của anh ta nghẹn ngào, nhưng nhờ có ngọn đèn nhà bác học có thể nhận thấy, cặp mắt anh ta vẫn khô khan như hai cục thép vậy. Anh ta cứ nằm như vậy trong nhiều phút, nét mặt cúm rúm, miệng thốt ra những tiếng rên rỉ than van, ở bên trên cái đầu xinh đẹp của người đàn bà.

Rồi anh ta nở một nụ cười, anh ta đọc lên một vài tiếng của một ngôn ngữ xa lạ và anh ta bỗng đứng dậy với sức mạnh của một kẻ gồng ḿnh lên, v́ một cố gắng lớn lao. Ở giữa căn pḥng có một tủ kính tṛn lớn, chứa đựng một bộ sưu tập quư giá, các nhẫn đeo tay của người Ai Cập và những viên đá quư.

Anh bảo vệ lại gần cái tủ đó và mở nó ra. Anh đặt cái bàn trên mép kệ phía bên và bên cạnh cái đèn này, là một cái b́nh nhỏ bằng đất, mà anh vừa lấy ở túi ra. Sau đó anh lấy từ trong tủ kính ra một nắm nhẫn và trên mặt hằn lên một sự hệ trọng lớn lao, anh lần lượt nhỏ lên từng chiếc nhẫn, một chất lỏng chứa trong cái b́nh bằng đất, rồi anh ch́a chúng ra trước ánh sáng.

Nắm nhẫn đầu tiên chắc chắn đă làm anh thất vọng, v́ anh đă vứt chúng nháo nhào vào trong tủ kính và anh lấy ra những cái khác. Thoạt đầu anh chọn lấy một cái nhẫn to thù lù có nạm một miếng pha lê lớn, để đưa nó vào thử chất nước kỳ bí.

Bất chợt anh thốt lên một tiếng kêu vui thích và giơ hai tay lên. Cử động hấp tấp của anh làm đổ chiếc b́nh bằng đất; chất lỏng chảy tràn ra măi tới chân của ông khách người Anh. Anh bảo vệ lấy từ áo ngoài ra một cái khăn màu đỏ, cúi xuống chùi những phiến đá lát nhà và anh ta đă đứng đối diện với John Vansta Smith.

- Xin thứ lỗi cho tôi!

Người Anh nói với tất cả sự lễ độ ta có thể tưởng tượng được.

- Tôi v́ không may mà phải ngủ đằng sau cánh cửa này.

- Và ông đă canh chừng tôi?

Người bảo vệ nói bằng tiếng Anh, bộ mặt như xác chết của anh ta có một biểu hiện tàn độc. Nhà bác học không hề biết nói dối. Ông đáp:

- Tôi thú thực rằng tôi đă quan sát cử động của anh và chúng đă gợi óc ṭ ṃ của tôi tới chỗ cùng cực.

Lúc đó người kia đă lấy ở trong ḿnh ra một con dao dài lưỡi để trần.

- Nếu tôi phát hiện ông sớm hơn mười phút th́ có lẽ tôi đă moi tim ông rồi. Dù sao đi nữa, nếu ông đụng tới người tôi, hoặc ông cản trở tôi bất cứ bằng cách nào đó, ông sẽ là một người chết.

- Tôi không muốn cản trở anh. Sự có mặt của tôi ở đây hoàn toàn do sự ngẫu nhiên thôi. Tất cả những ǵ tôi yêu cầu, chỉ là xin anh vui ḷng cho tôi ra khỏi viện bảo tàng.

Ông đă nói với một giọng hết sức ngọt ngào, v́ anh bảo vệ ấn mũi nhọn con dao của anh ta vào ḷng bàn tay anh, làm như anh muốn thử lưỡi dao sắc; sắc diện anh ta vẫn c̣n giữ vẻ hung hăn như trước.

- Nếu tôi tin...

Anh ta cất lên tiếng nói âm hiểm.

- Nhưng không! Có lẽ như vậy cũng tốt... Ông tên là ǵ? 

Người Anh nói tên ḿnh cho anh ta biết.

- John Vansta Smith?

Người kia nhắc lại.

- Có phải ông là ông John Vansta Smith, người đă viết một bài về El Bak trong một tạp chí ở London không? Tôi có đọc một đoạn trích dẫn của bài đó. Sự hiểu biết của ông về vấn đề này thật đáng khinh.

- Thưa không!

Nhà Ai Cập học phản đối.

- Tuy nhiên nó vẫn cao hơn sự hiểu biết của nhiều nhà thông thái, những người khoa trương nhiều kỳ vọng lớn hơn. Muốn hiểu đời sống cổ xưa của chúng tôi tại Ai Cập, cả những văn bia lẫn những đền đài, đều không có tính cách quan trọng. Điều đáng kể là khoa luyện đan của chúng tôi và khoa học kỳ bí, là những thứ trên thực tế đă lọt khỏi tay các ông.

- Đời sống cổ xưa của chúng tôi?

Nhà bác học nhắc lại, hai mặt mở to ra.

- Lạy chúa tôi! Hăy nh́n bộ mặt của xác ướp!

Người bảo vệ kỳ lạ quay người lại và soi ánh sáng của ngọn đèn vào cái xác người, anh ta thốt lên một tiếng kêu dài đau đớn. Tác động của khí trời đă hủy hoại trọn vẹn nghệ thuật của người ướp xác.

Làn da đă xẹp xuống, hai mắt đă ch́m vào phía trong, cặp môi hé mở và trưng ra những chiếc răng màu vàng, tuy nhiên cái vết nâu trên trán, vẫn c̣n chỉ rơ rằng đây chính là cùng một khuôn mặt đó, khuôn mặt mấy phút trước đây đă phát lộ biết bao sự trẻ trung và xinh đẹp. 

Người bảo vệ vặn vẹo hai bàn tay trong sự buồn thương và kinh hoảng. Rồi anh ta lấy lại b́nh tĩnh và anh lại phóng cặp mắt đanh thép của anh vào người Anh.

- Việc này không quan trọng.

Anh lẩm bẩm với một tiếng nói ồ ề.

- Quả thật không quan trọng! Tối nay tôi tới đây với một mục đích đă được cân nhắc kỹ lưỡng. Mục đích đó đă hoàn thành. Tất cả những ǵ c̣n lại đều không đáng kể. Lời nguyền ngày xưa không c̣n hiệu lực nữa. Tôi có thể gặp lại nàng. Có lợi ích ǵ để tôi kề cà măi trên cái vỏ ngoài bất động của nàng, v́ linh hồn nàng đang chờ tôi phía bên kia mức màn.

- Những lời nói kỳ lạ!

John Vansta Smith đưa ra lời phê b́nh, mỗi lúc ông một tin chắc rằng ông đang đứng trước một thằng điên.

- Thời gian gấp lắm rồi tôi phải đi.

Người kia nói tiếp:

- Cái giờ phút mà tôi đă chờ đợi từ rất lâu đă tới gần. Nhưng trước hết tôi phải đưa ông ra. Đi theo tôi... 

Anh ta cầm lấy cái đèn, đi ra khỏi pḥng, vẻ rất bối rối và anh đưa nhà bác học đi qua các pḥng về Ai Cập, về Assyrie và Ba Tư. Tới đầu căn pḥng cuối cùng về Ba Tư, anh ta đẩy một cánh cửa nhỏ đục trong tường và anh ta đi xuống một cầu thang xoáy trôn ốc.

Ông người Anh cảm thấy trên trán ḿnh không khí tươi mát của ban đêm. Trước mặt là một cánh cửa chắc là để mở ra đường, ở bên tay mặt có một cái cửa khác mở hé để lọt vào một tia sáng vàng khè ở hành lang.

- Vào đây!

Anh bảo vệ ra lệnh. John Vansta Smith ngần ngừ: ông tưởng rằng cuộc phiêu lưu của ông đă chấm dứt và ông sẽ thấy ḿnh ở bên ngoài. V́ sự ṭ ṃ của ông khá lớn, ông muốn được biết lư do bí ẩn của sự kỳ bí. Do đó ông đă đi theo người bạn đường kỳ lạ của ông, vào trong căn pḥng có đèn sáng sủa.

Đó là một pḥng nhỏ, tương tự như chỗ ở của một người gác cửa. Một ngọn lửa đốt bằng củi nổ lách tách trong ḷ sưởi. Ở một bên pḥng có một cái giường có bánh xe lăn. Phía bên kia là một cái ghế gỗ; ở giữa là một cái bàn c̣n mang những tàn tích của một bữa ăn.

Ông người Anh không thể chế ngự được một cái rùng ḿnh: tất cả những chi tiết nhỏ nhặt của căn pḥng, h́nh như được lấy ra từ một tiệm chạp phô thời cổ xưa. Những đế cắm nến, những cái b́nh trên ḷ sưởi, những cái giá sắt để gác củi, những đồ trang trí trên tường đều gợi lên một quá khứ đă trôi qua.

Anh bảo vệ buông ḿnh ngồi bịch xuống thành giường và anh ta mời vị khách của ḿnh ngồi trên cái ghế.

- Phải chăng tất cả việc này đều do sự t́nh cờ mà ra.

Anh ta bắt đầu nói với ông bằng thứ tiếng Anh tuyệt hảo.

- Có lẽ trời đă định rằng tôi phải để lại sau tôi một lời cảnh cáo, dành cho những con người ngông cuồng muốn đem óc thông minh của họ, ra chống lại các quy luật của tạo hóa. Tôi sẽ giao lời cảnh cáo đó cho ông. Ông sẽ làm điều mà ông muốn làm. Bây giờ tôi đang nói với ông từ ngưỡng cửa của thế giới bên kia.

Như ông đă đoán, tôi là một người Ai Cập. Không phải là một trong những mẫu người của cái ṇi giống nô lệ, hiện đang sống tại châu thổ sông Nil, nhưng là một người c̣n sót lại của dân tộc hùng mạnh hơn nhiều và kiêu hănh hơn nhiều, cái dân tộc đă đánh bật dân Do Thái, đă đẩy lùi người Ethiopia trong các sa mạc mạn Nam, và đă xây dựng những công tŕnh lớn mạnh, làm tràn đầy sự thèm muốn và ngưỡng mộ ở những thế hệ sau.

Tôi được sinh ra dưới triều đại Tuth Oses, 1.600 năm trước ngày sinh của Chúa Ki Tô. Ông lùi lại à? Xin ông hăy đợi một chút: ông sẽ mau lẹ nhận thấy rằng tôi đáng được thương xót hơn là đáng sợ hăi.

Tên tôi là Sosra. Cha tôi là đại tu sĩ đạo Oriris trong đền Abaris. Tôi được nuôi dưỡng trong ngôi đền và được học hỏi tất cả các nghệ thuật mà Thánh Kinh của các ông đă nói tới. Tôi là một người học tṛ giỏi. Năm mười sáu tuổi tôi đă biết tất cả mọi thứ, mà một người tài trí nhất trong giới tu sĩ đă có thể dạy tôi.

Từ lúc đó, tôi tự ḿnh nghiên cứu những điều bí ẩn của tạo hóa và tôi không truyền thụ kiến thức của tôi cho bất cứ người nào. Trong tất cả các vấn đề làm tôi say mê, những vấn đề lôi kéo sự chú ư của tôi nhiều hơn lại thiên về bản chất của đời sống.

Tôi đă ḍ t́m một cách sâu xa nguyên lư của sự sống. Mục đích của y học là khử trừ tật bệnh khi nó xuất hiện: về phần tôi, tôi nghĩ rằng có thể phát minh ra một phương pháp để làm cho thân thể được khỏe mạnh, làm thế nào mà mọi sự suy yếu và ngay cả sự chết cũng không làm ǵ được nó.

Chắc là không có ích lợi ǵ nếu tôi kể cho ông nghe tất cả các việc nghiên cứu của tôi. Nếu tôi mạo muội kể ra, ông cũng sẽ không thể hiểu được. Tôi đă theo đuổi những cuộc nghiên cứu này, khi th́ ở các loài vật, khi th́ ở bọn nô lệ, khi th́ ở ngay người tôi.

Cũng cần nói với ông rằng, kết quả những sự nghiên cứu ấy đă cho phép tôi t́m được một chất, mà một khi được trích vào máu, chất đó ban cho thân thể một sức mạnh khiến nó chống lại được các ảnh hưởng của thời gian, của bạo lực hay của bệnh tật. Chất đó không làm cho người ta thành bất tử, nhưng quyền lực của nó bao gồm nhiều thiên niên kỷ.

Tôi đă thí nghiệm nó vào một con mèo và sau đó tôi cho nó ăn một thứ thuốc độc có sức giết người mạnh nhất, hiện nay con mèo đó vẫn c̣n sống ở miền Hạ Ai Cập. Xin ông chớ nghĩ tà thuật. Đó chỉ là một phát minh về hóa học, việc này có thể được t́m lại một cách hoàn hảo.

Ḷng yêu đời rất mạnh ở một người tuổi trẻ. Khi đó h́nh như tôi đă thoát khỏi mọi nỗi ưu tư của con người, v́ tôi đă loại bỏ được sự đau đớn và đẩy lùi cái chết tới một kỳ hạn rất xa xôi. Với một tâm hồn thư thái, tôi đă trích cái chất đáng nguyền rủa vào các mạch máu của tôi. Rồi tôi đi t́m một người nào đó ở quanh tôi, để cho họ được hưởng lợi ích trong sự phát minh của tôi.

Một tu sĩ trẻ ở đền Thoth tên là Parme, đă chiếm được ḷng ưu ái của tôi, bởi tính t́nh trang nghiêm và học vấn của anh ta. Tôi nói cho anh biết bí quyết của tôi; theo lời yêu cầu của anh, tôi đă chích cho anh thứ thuốc của tôi. Tôi nghĩ rằng như vậy là tôi sẽ có một người bạn cùng tuổi tác với tôi.

Sau sự phát minh lớn đó, tôi có vẻ lơi là trong các công việc của tôi, nhưng Pamer th́ vẫn theo đuổi công việc của anh ta với một nghị lực tăng gấp đôi. Hàng ngày tôi thấy anh loay hoay với các chai lọ của anh, và ḷ cất lọc nước của anh trong đền Thoth, nhưng anh không cho tôi biết về kết quả sự nghiên cứu của anh.

Về phần tôi, tôi đi dạo trong thành phố và tôi nh́n quanh tôi với một vẻ đắc thắng, trong khi tôi nghĩ rằng tất cả những ǵ mà tôi nh́n thấy đều sẽ phải qua đi, nhưng riêng tôi th́ sẽ sống măi. Các cư dân cúi đầu chào tôi khi họ gặp tôi, v́ tiếng tăm về kiến thức của tôi đă lan rộng.

Vào thời kỳ đó, một cuộc chiến tranh đă diễn ra và vị Đại Quốc Vương đă gởi quân lính ra biên giới phía đông, để đánh đuổi quân Hyksos. Một viên thống đốc tới Abaris để trấn đóng thành phố của chúng tôi cho quốc vương. Tôi nghe người ta khoe khoang về nhan sắc tuyệt trần của cô ái nữ của vị thống đốc.

Một ngày kia, trong khi đi đạo chơi với Parme, chúng tôi đă gặp cô đó được kiệu trên vai mấy tên nô lệ. Thật là một tiếng sét ái t́nh. Mới thoạt nh́n tôi đă yêu nàng. Trái tim tôi lịm đi. Một suưt nữa th́ tôi đă quỵ xuống chân mấy người khiêng kiệu. Tôi không thể nào sống mà không có nàng: Tôi đă thề trước đấng Tối cao là nàng sẽ phải thuộc về tôi.

Tôi đă thề điều này với vị tu sĩ thành Thoth. Anh ta đă ngoảnh mặt đi, vầng trán tối sầm lại, nom u ám như bầu trời lúc nửa đêm vậy. Tôi khỏi cần thuật lại với ông về những buổi đầu của mối t́nh chúng tôi. Nàng đă yêu tôi cũng như tôi yêu nàng. Tôi được biết là Parme cũng đă gặp nàng và đă tỏ cho nàng biết rằng anh ta cũng yêu nàng.

Nhưng tôi có thể mỉm cười về sự say mê đó v́ tôi biết là nàng đă hiến trái tim nàng cho tôi. Bệnh dịch hạch phát sinh trong thành phố, nhiều người bị mắc bệnh, nhưng tôi đặt bàn tay tôi lên trán họ và tôi đă chữa khỏi bệnh cho họ không chút sợ hăi nào. Nàng thán phục sự ngổ ngáo của tôi. Lúc đó tôi th́ thầm nói cho nàng nghe về bí quyết của tôi và tôi khẩn khoản xin nàng để cho tôi thi triển tài nghệ của tôi vào người nàng.

Tôi nói với nàng:

- Hăy nghĩ rằng bông hoa của em sẽ không bao giờ tàn úa! Mọi vật khác đều sẽ qua đi, nhưng em và anh cũng như sự tương thân của chúng ta sẽ sống lâu hơn ngôi mộ của vua Chéops. 

Nhưng nàng đưa ra lời phản đối rụt rè để chống lại tôi.

- Như vậy có đúng không?

Nàng hỏi tôi. Như thế có phải là cản trở ư muốn của các vị thần linh không? Nếu đấng Osiris cao cả muốn cho chúng ta sống lâu như vậy, tại sao ngài không tự chính ḿnh ban chất nước thuốc này cho các chúng sinh? Với những lời âu yếm, cuối cùng tôi đă thắng được sự lo sợ của nàng.

Tuy nhiên nàng vẫn c̣n ngần ngại. Đó là một vấn đề trọng đại! Nàng thở dài. Nàng suy nghĩ về việc này suốt cả đêm. Sáng dậy nàng cho tôi biết quyết định của nàng. Chắc chắn rằng một đêm không phải là quá lâu để cho ta suy nghĩ. Nàng muốn kêu thần Isis để xin ngài chỉ bảo.

Trong ḷng tràn đầy một điều buồn thảm, tôi bỏ mặc nàng lại với những tỳ nữ của nàng. Buổi sáng, sau khóa lễ đầu tiên, tôi vội vă đi tới nhà nàng. Một tên nô lệ đầy vẻ khiếp sợ chặn tôi lại trên bục thềm để nói với tôi rằng bà chủ của hắn bị bệnh, bệnh rất nặng. Tôi chạy xộc ngay vào pḥng của nàng; nàng nằm trên giường, đầu tựa trên một cái gối, người rất xanh xao, mắt lờ đờ.

Tôi nhận thấy một vệt đỏ trên trán nàng. Tôi biết cái dấu xưa cũ này của địa ngục, đó là cái thẹo của bệnh dịch hạch, một bản án của tử thần. Tại sao cứ nói tới thời kỳ khủng khiếp này? Trong nhiều tháng, tôi gần như phát điên cuồng; tôi bị sốt nóng lạnh, tôi mê sảng và tôi không thể chết được.

Chưa bao giờ có một người Ả Rập sắp chết khát, lại quằn quại đi t́m những cái giếng giống như tôi, đă quằn quại đi t́m cái chết. Nếu thuốc độc hay lưỡi dao thép có thể cắt đứt mạch sống của tôi, th́ ngay tức th́ tôi sẽ nối lại mối t́nh của tôi ở bên kia cánh cửa hẹp. Tôi đă làm thử uổng công.

Cái ảnh hưởng đáng nguyền rủa của nước thuốc thật quá mạnh. Một tối nọ, khi tôi nằm lịm trên giường, người suy yếu và chán nản, th́ Parme, vị tu sĩ đền Thoth, đi vào pḥng tôi. Anh ta tiến vào ṿng ánh sáng của ngọn đèn và nh́n tôi với những con mắt sáng rực vẻ vui mừng.

- Tại sao anh để cô thiếu nữ chết?

Anh ta hỏi tôi:

- Tại sao anh không tăng cường sức khỏe cho cô ta như là anh đă tăng cường sức khỏe cho chính tôi?

- Tôi tới muộn quá. Nhưng tôi không quên một điều ǵ. Anh cũng yêu nàng mà. Anh là người bạn đường trong sự bất hạnh của tôi. Nghĩ tới nhiều thế kỷ sẽ trôi qua trước lúc chúng ta gặp lại nàng, chẳng phải là điều khủng khiếp à? Chúng ta thật đă điên rồ khi coi cái chết là một kẻ thù!

- Anh có quyền nói điều đó!

Anh ta kêu lên trong khi cười một cách man rợ. Những lời này là tự nhiên trong miệng anh. Đối với tôi, chúng không c̣n một chút ư nghĩa nào.

- Anh muốn nói ǵ?

Tôi la lên trong khi chống khuỷu tay nhỏm dậy.

- Anh bạn ơi, chắc chắn là sự buồn thương đă phá rối đầu óc anh rồi!

Sự vui mừng rạng rỡ trên khắp mặt anh ta. Anh ta run rẩy, co dúm người lại như thể bị quỷ ám.

- Anh có biết rằng tôi đi đâu không?

Anh ta hỏi tôi.

- Không. Tôi không biết ǵ về chuyện đó cả.

- Tôi đi gặp lại nàng. Nàng đă được ướp trong ngôi mộ xa xôi nhất, ở gần những cây cọ bên ngoài bức tường thành.

- Tại sao anh lại đi tới đó?

- Để chết!

Anh ta la lên.

- Để chết! Tôi, tôi không bị giữ lại bởi những phiền lụy của trái đất.

- Nhưng anh có nước thuốc trong máu anh!

- Tôi có thể bất chấp nó và thắng được nó.

Anh tuyên bố với tôi:

- Tôi đă khám phá ra một nguyên tố mạnh hơn để triệt tiêu nó. Ngay trong lúc này nó đang hoạt động trong các mạch máu của tôi và trong một giờ đồng hồ tôi sẽ là một người chết. Tôi sẽ gặp lại nàng. C̣n anh, anh sẽ ở lại một ḿnh.

Trong khi chăm chú nh́n anh ta, tôi hiểu rằng anh ta không nói dối tôi. Ánh sáng rối rắm trong cái nh́n của anh phát lộ rằng, anh đă thoát khởi quyền lực của nước thuốc.

- Anh hăy dạy tôi nguyên tố của anh đi!

Tôi nói lớn.

- Không bao giờ!

- Tôi van anh hăy dạy tôi! Nhân danh sự khôn ngoan của Thoth, nhân danh sự cao cả của Anubis!

- Vô ích!

Anh ta lạnh lùng trả lời tôi.

- Vậy th́ tôi sẽ khám phá ra nó!

- Anh sẽ không thành công đâu! Tôi đă khám phá ra nó nhờ sự t́nh cờ. Nó có một thành tố mà không bao giờ anh kiếm được. Ngoài cái thành tố nằm trong chiếc nhẫn của đền Thoth, không c̣n đâu có nữa.

- Trong cái nhẫn của đền Thoth!

Tôi nhắc lại:

- Vậy cái nhẫn của đền Thoth ở đâu?

 - Cả cái nhẫn ấy nữa, không bao giờ anh biết được nó.

Anh ta trả lời tôi.

- Anh đă chiếm được trái tim nàng. Nhưng rút cục lại ai đă thắng? Tôi để anh ở lại với cuộc đời trần tục bẩn thỉu của anh. Những dây trói buộc tôi đă dứt rồi. Tôi phải đi thôi!

Anh ta quay người đi và trốn khỏi pḥng tôi. Sáng hôm sau, tôi được tin về cái chết của tu sĩ đền Thoth. Tôi dành những ngày sau đó để nghiên cứu. Tôi phải t́m được thứ thuốc độc tinh vi đủ mạnh, để thắng được nước thuốc trường sinh.

Từ sáng tinh mơ cho tới nửa đêm, tôi cặm cụi trên các ống thí nghiệm và ḷ lửa. Tôi đă thu thập các chỉ thảo và các chai lọ của tu sĩ đền Thoth. Than ôi, những thứ này chẳng dạy tôi được bao nhiêu! Có nhiều khi tôi tưởng là đă khám phá ra một chi tiết thiết yếu, nhưng rút lại chẳng có ích lợi ǵ.

Tôi đă t́m ṭi hết tháng này tới tháng khác. Khi tôi tuyệt vọng, tôi đi tới mộ nàng ở gần những cây cọ. Ở đó, đứng bên cỗ quan tài mà người ngọc đă bị cướp khỏi tay tôi, tôi cảm thấy sự hiện diện dịu dàng của nàng và tôi thề với nàng rằng một ngày kia tôi sẽ gặp lại nàng, nếu có bộ óc thông minh của loài người có thể làm sáng tỏ điều kỳ bí.

Parme nói rằng sự phát minh của anh ta liên quan tới chiếc nhẫn của đền Thoth. Tôi nhớ lại một cách mơ hồ về món trang sức bé nhỏ ấy. Đó là một cái ṿng tṛn lớn và nặng. Không phải làm bằng vàng, mà bằng một kim loại hiếm có hơn và nặng hơn, lấy về từ các mỏ tại núi Hartal. Đó là chất bạch kim, như các ông thường gọi tên cho nó.

Tôi nhớ là chiếc nhẫn có nạm một miếng pha lê rỗng, bên trong miếng pha lê này có thể đă được giấu một vài chất lỏng. Tôi tin chắc rằng bí quyết của Parme không dính ǵ tới một ḿnh thứ kim loại đó, v́ ngôi đền có đầy rẫy những đồ vật bằng bạch kim. Có lẽ đúng là anh ta đă giấu chất thuốc độc quư giá đó trong lỗ hổng của miếng pha lê.

Khi tôi vừa mới đi tới kết luận đó, th́ bằng cách t́m hiểu rơ ư nghĩa một trong các giấy tờ của anh ta, tôi khám phá ra rằng, tôi đă có lư và chỉ c̣n một ít chất lỏng trong miếng pha lê của chiếc nhẫn đền Thoth. 

Nhưng làm thế nào t́m thấy chiếc nhẫn đó? Parme không mang nó trong ḿnh khi anh ta được ướp xác: tôi biết rất chắc chắn về điều này. Nó cũng không có ở trong các tư trang của anh ta. Tôi đă tốn công lục lọi tất cả mọi căn pḥng mà anh ta đă đi lại, tất cả các hộp đựng đồ, tất cả các chai lọ, tất cả các đồ vật của riêng anh.

Tôi đă xem xét tỉ mỉ cát tại sa mạc ở những nơi mà anh ta thường tự dạo chơi. Nhưng chiếc nhẫn đền Thoth vẫn không tài nào t́m thấy. Có lẽ nỗi vất vả và những sự nghiên cứu của tôi cuối cùng sẽ thắng được các trở ngại nếu một tai họa mới không xảy ra.

Chiến tranh đă được phát động chống lại người Hyksos, nhưng các đạo quân của Đại Quốc Vương đă bị đánh tan tành trong sa mạc. Những bộ lạc du mục xông vào chúng tôi như đàn cào cào trong những năm hạn hán. Abaris là thành lũy của nước Ai Cập, nhưng chúng tôi đă không thể đẩy lui bọn man rợ. Thành phố bị thất thủ. Viên thống đốc và các binh sĩ đều bị xử tội. Tôi cùng với nhiều người khác bị bắt mang đi.

Trong bao nhiêu năm dài dằng dặc tôi đă chăn cừu trong những đồng bằng lớn ở gần sông Euphrate. Ông chủ của tôi chết, con trai của ông cũng trở nên già lăo, nhưng lúc nào tôi cũng ở xa cái chết như vậy. Sau cùng tôi đă trốn đi được trên một con lạc đà chạy nhanh và tôi trở về Ai Cập. Người Hyksos định cư trong nước mà chúng đă chinh phục được, vị vua của chúng trị v́ nước Ai Cập. Abar

 

 

                                                     Arthur Conan Doyle

 

 

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2488 of 2534: Đă gửi: 18 April 2010 lúc 11:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

XEM HÀO QUANG KỲ ẢO TRÊN TƯỢNG PHẬT BÀ

 

Chúng ta lại được chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú ở chùa Linh Ứng Băi Bụt, Đà Nẵng, khi xung quanh tượng Phật Quán Thế Âm, nhiều lần xuất hiện hào quang tỏa sáng rất kỳ ảo.

Nằm cách trung tâm Thành Phố Đà Nẵng mười km về phía Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà với độ cao 693m so với mực nước biển, là một đặc ân mà thiên nhiên đă hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng, đều có thể nh́n thấy ngọn núi này. Trong dáng nhoài người vươn ra biển, Sơn Trà là một bức b́nh phong khổng lồ che chắn băo giông cho Thành Phố Đà Nẵng.

Không biết từ bao giờ, ở Sơn Trà có một địa danh mang cái tên rất huyền nhiệm: Băi Bụt. Tương truyền, người dân nhiều lần thấy Đức Phật Quán Thế Âm tay bồng hài nhi đi từ phía biển vào, nên gọi nơi đây là Băi Bụt. Và thật ứng với câu “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” của dân gian Việt Nam, chính quyền Thành Phố Đà Nẵng đă quyết định cấp mười hai ha đất, ở sườn núi ngay phía trên Băi Bụt để xây dựng chùa.

Ngày 19-6-2004 âm lịch, chùa Linh Ứng Băi Bụt được khởi công xây dựng tại đây và là ngôi chùa đẹp nhất, lớn nhất và… trẻ nhất trong ba ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng. Linh Ứng Non Nước nằm trên ḥn Thủy, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn. Linh Ứng Bà Nà nằm trên chót vót đỉnh Bà Nà, “Đà Lạt của miền Trung”.

Và Linh Ứng Băi Bụt nằm ở lưng chừng núi Sơn Trà, án ngữ một góc biển trời Đà Nẵng. Bằng mắt thường có thể định vị được vị trí tam giác của ba ngôi chùa. Bằng ống nḥm nh́n theo đường chim bay có thể thấy núi và ngôi chùa bên kia.

Đặc biệt, tại chùa Linh Ứng Băi Bụt có tượng Phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam, cao 67m, đường kính ṭa sen 35m, tương đương ṭa nhà ba mươi tầng. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nh́n xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm b́nh nước cam lồ như rưới an b́nh cho những ngư dân đang vươn khơi xa.

Trên măo tượng Quán Thế Âm có tượng Phật Tổ cao hai mét. Trong ḷng tượng có mười bảy tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ, tổng cộng hai mươi mốt bức tượng Phật, với h́nh dáng vẻ mặt tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.

Công tŕnh hoành tráng này do điêu khắc gia Thụy Lam, người mà Ḥa thượng Thích Thiện Nguyện trụ tŕ chùa Linh Ứng Băi Bụt cho rằng, sinh ra để làm tượng cho nhà Phật, rất có Phật duyên và điêu khắc gia Châu Viết Thạnh thi công. Theo dự kiến, đến ngày 19-6- 2010 âm lịch, chùa Linh Ứng Băi Bụt và tượng Phật Quán Thế Âm, sẽ được khánh thành sau đúng sáu năm xây dựng.

Thật bất ngờ, Ḥa thượng Thích Thiện Nguyện cho biết, tại ngôi chùa này đă và đang xảy ra một hiện tượng đặc biệt. Đó là hào quang tỏa sáng trên bức tượng Phật Quán Thế Âm.

Cách đây hơn hai năm, khoảng mười một giờ trưa 16-8-2008, giữa lúc đang thi công phần măo tượng Quán Thế Âm, các công nhân bất ngờ thấy một vầng hào quang tỏa sáng ngay trên đầu tượng. Ai nấy sững sờ trước cảnh tượng quá đỗi kỳ vĩ chưa từng gặp này.

Không ngờ sau đó hiện tượng hào quang tỏa sáng, lại thêm nhiều lần xuất hiện trên bức tượng Quán Thế Âm và cả trên tượng đài Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhân lễ Phật đản năm 2009. Các thầy trong chùa tiếp tục chụp được thêm vài bức ảnh nữa.

Các lần khác do những người hành nghề chụp ảnh dạo ở sân chùa chụp được và cúng dường cho chùa. Đến nay, chùa Linh Ứng Băi Bụt đă sưu tập được bảy bức h́nh, chụp ở bảy thời điểm khác nhau xuất hiện hào quang tỏa sáng trên tượng Phật Quán Thế Âm.

Thật ra, “hào  quang tỏa sáng” là một hiện tượng thiên nhiên khá kỳ thú, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên bầu trời Đà Nẵng, nhất là từ khoảng cuối xuân đến đầu thu và có thể nh́n thấy từ nhiều vị trí với nhiều góc độ khác nhau. C̣n dưới góc độ khoa học th́ đây chỉ là hiện tượng cầu vồng.

Tuy nhiên đă có một sự trùng hợp khá ngẫu nhiên, giữa hiện tượng thiên nhiên này với vị trí đặt tượng, khiến bức tượng Quán Thế Âm ở chùa Linh Ứng Băi Bụt càng trở nên “huyền diệu” trong tâm thức người xem và du khách xa gần.

Cảm xúc trước hiện tượng này, Ḥa thượng Thích Thiện Nguyện đă viết hai câu thơ:

“Linh Ứng sở cầu như ư nguyện.

Sơn Trà Băi Bụt thật hiển linh”.

Ḥa thượng cũng cho biết, sau lễ khánh thành sẽ tiếp tục xây dựng thêm tượng Phật nhập Niết bàn dài 108m; “Tứ trọng tâm” gồm “Vườn Lâm Tỳ Ni” khi Phật đản sanh, “Bồ Đề đạo tràng” khi Phật thành chính quả, “Vườn Lộc uyển” khi Phật thuyết pháp và Phật nhập Niết bàn và giảng đường cho hàng ngàn tăng chúng, phật tử tu tập. Dự kiến sẽ kéo dài trong bốn năm nữa mới hoàn nguyện.

Tuy chưa khánh thành nhưng chùa Linh Ứng Băi Bụt đă thu hút rất nhiều du khách, phật tử trong và ngoài nước tới dâng hương lễ Phật, tham quan, thưởng ngoạn, nhất là mùa hè. Nh́n ra phía trước là vịnh Đà Nẵng, biển lặng yên đẹp như tranh. Bên phải là một phần bán đảo Sơn Trà với băi biển tuyệt đẹp viền quanh Thành Phố Đà Nẵng.

Xa xa là Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân bềnh bồng trong mây. Với những nét đặc sắc này, chùa Linh Ứng Băi Bụt đă vinh dự được nhiều vị quan khách quốc tế đến văn cảnh chùa và chiêm ngưỡng tượng Phật cao nhất Việt Nam!

 

Mô tả ảnh.

Lúc 11h ngày 16-8-2008, lần đầu tiên xuất hiện hào quang tỏa sáng khi đang thi công phần măo tượng Quán Thế Âm

                                                                         

Mô tả ảnh.

Hào quang xuất hiện lúc 10h30 ngày 19-3-2009 âm lịch

 

Mô tả ảnh.

Hào quang toả sáng trên lễ đài Phật đản lúc 10h10 ngày 14-4-2009

 

Mô tả ảnh.

Hào quang xuất hiện lúc 10h30 ngày 14-5-2009

 

Mô tả ảnh.

Ngày 22-5-2009, hào quang tiếp tục xuất hiện

 

Mô tả ảnh.

Hoà thượng Thích Thiện Nguyện trước tượng Quan Thế Âm đang xuất hiện vầng hào quang lúc 11h15 ngày 4-6-2009

 

Mô tả ảnh.

Lần gần nhất ghi nhận hào quang xuất hiện ở tượng Quán Thế Âm chùa Linh Ứng Băi Bụt là lúc 9h23 ngày 19-7-2009

 

 

              Hải Châu  

 

 

 

 

 

 

  

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2489 of 2534: Đă gửi: 22 April 2010 lúc 8:35pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

VẪN SỐNG SAU KHI LÊN THIÊN ĐÀNG

 

Một cậu bé ba tuổi, bị chết lâm sàng vài giờ đồng hồ khẳng định rằng, cậu đă gặp bà ở thế giới bên kia.

Cậu bé Paul Eicke đă chết lâm sàng suốt ba tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian này, cậu bé nói đă gặp người bà ở Thiên đàng và chính cụ đă đưa cậu bé trở lại Trái Đất.

Paul đang chơi trong vườn nhà ông bà ở Lychen, Brandenburg, Đức th́ bị ngă xuống hồ. Phải vài phút sau ông cậu bé mới phát hiện ra và kéo cậu lên.

Paul được trực thăng đưa đến bệnh viện Helios, Buch, thuộc ngoại ô thủ đô Berlin và được chăm sóc đặc biệt.
 
Các bác sĩ đă nỗ lực để cứu lấy mạng sống của cậu bé. Họ gần như đă từ bỏ hy vọng, th́ tim Paul bắt đầu đập trở lại sau ba tiếng mười tám phút.

Giám đốc bệnh viện Helios. Giáo sư, Tiến sĩ Lothar Schoweigerer năm mươi bảytuổi, cho biết:

- Tôi chưa từng chứng kiến bất cứ trường hợp nào như vậy. Khi trẻ em bị ch́m dưới nước vài phút, th́ hầu như chúng không làm được điều này. Đây là một trường hợp đặc biệt nhất.

Paul nói rằng trong khi bất tỉnh cậu đă nh́n thấy bà Emmi, người đă tiễn cậu và thúc giục cậu bé trở về với bố mẹ.

Paul nói:
 
- Có nhiều ánh sáng và cháu nổi bồng bềnh. Cháu đến một cánh cổng và thấy cụ bà Emmi ở phía bên kia. Cụ nói với cháu, "Cháu đang làm ǵ ở đây thế Paul? Cháu phải trở về với bố và mẹ đi". Thiên đàng nh́n rất đẹp. Nhưng cháu rất vui v́ giờ đă trở về bên bố mẹ.
 
Hiện giờ Paul đă trở về nhà ở Lychen, phía bắc Berlin, và có vẻ không có dấu hiệu nào về tổn thương năo.
 
 
 
 
Cậu bé Paul Eicke.
 
 
 
 
Nguyễn Thúy
 
 
 
                                                      
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2490 of 2534: Đă gửi: 22 April 2010 lúc 8:37pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

THỰC HƯ CHUYỆN CHỤP ẢNH NGƯỜI ÂM

 

Gần đây, đề tài nghiên cứu về khả năng chụp h́nh "người âm" được công bố và nghiệm thu tại trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, với một ngàn tấm ảnh đă gây nhiều tranh căi trong cộng đồng khoa học. Những ṿng tṛn ánh sáng khi ẩn khi hiện liệu có thể coi là một dạng của linh hồn. Điều này thực sự cần nghiên cứu thêm và đóng góp ư kiến từ nhiều nhà khoa học.

T́m gặp ông Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm bộ môn thông tin dự báo, trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, đồng thời cũng là chủ nhiệm đề tài tại nhà riêng trên phố Bạch Đằng, ông khệ nệ mang ra một thùng xốp toàn ảnh. Ông bảo:

- Đáng lẽ phải ép plastic nhưng ép một ngàn cái ảnh quá tốn kém, nên tôi phải đựng trong này. Bày ra mới thấy có rất nhiều ảnh được chụp trong cùng một giây tại một địa điểm theo kiểu bấm liên tục, nhưng cho những kết quả khác nhau: cái có ṿng tṛn sáng, có cái không.

Các bức ảnh được thực hiện ở nhiều địa điểm trên đất nước: Đà Lạt, chợ âm phủ Hà Nội, nghĩa trang Văn Điển, sông Tô Lịch, nhà tang lễ, nhà đề lao trung ương. Pḥng cảnh sát giao thông cũng cung cấp cho ông, hệ thống các điểm đen giao thông trên địa bàn Hà Nội, tại những điểm này ông đều chụp được những bức ảnh có ṿng tṛn sáng.

Cùng với đó là rất nhiều bức ảnh bạn bè, các nhà báo từng chụp được cũng gửi về cho ông. Ông bảo:

- Tháng 8-2007, tôi cùng đoàn của trung tâm vào Đà Lạt, Lâm Đồng làm việc, tôi đă chụp được ảnh ngôi nhà ma Đà Lạt có ṿng tṛn rất sáng. Sau khi được các nhà ngoại cảm của trung tâm cho biết, ṿng tṛn đó là ảnh chụp trạng thái của một vong, tôi đă không cùng đoàn về Hà Nộ,i mà quyết định ở lại chụp ảnh ngôi nhà lúc sáng sớm và chiều tối.

Từ đó tôi bắt đầu t́m hiểu nghiên cứu mở rộng để xem những nơi nào có ṿng tṛn như vậy. Khi truy cập để t́m tài liệu trên thế giới, tôi đă bắt gặp rất nhiều trang web giới thiệu về những ṿng tṛn như vậy. Họ gọi những ṿng tṛn này là orbs, có nghĩa là những ṿng tṛn.

Để chứng minh có mối liên hệ giữa ṿng tṛn với thế giới tâm linh, tôi đă đưa những tấm ảnh cho nhiều nhà ngoại cảm khác nhau, những người chúng ta đă biết là có thể t́m được mộ liệt sĩ, nói chuyện với người âm như Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Ngọc Hoài...Chị Phan Thị Bích Hằng th́ cho rằng:

- Những ṿng tṛn trên cao là những thiên thần.

Một lần khác tôi đi cùng nhà ngoại cảm Trần Văn Lưu, khi nh́n thấy nhiều linh hồn đang trèo cây, anh bảo tôi chụp ảnh, tôi chụp th́ thấy rất nhiều ṿng tṛn sáng. Anh nói họ đi ra chỗ khác th́ khi chụp không c̣n những ṿng tṛn sáng nữa.

Phải nói thêm là những ṿng tṛn này, mắt thường tôi và các bạn không nh́n thấy, chỉ khi chụp ảnh và phải rất may mắn mới chụp được. Những ṿng tṛn này khi phóng to có h́nh mặt người rất rơ.

Trong cuốn: Sự sống sau cái chết của Raymond A.Moody, đă dẫn ra nhiều trường hợp những người đă trải qua trạng thái cận tử khi trở lại cuộc sống, một số người kể rằng, khi thoát khỏi thể xác họ đă biến thành những ṿng tṛn ánh sáng.

Rất nhiều bức ảnh do các phóng viên, cảnh sát chụp cảnh tai nạn giao thông trong những năm qua, được đăng tải trên báo, khi t́m lại ông phát hiện nhiều bức có ṿng tṛn sáng, như bức ảnh chụp tai nạn giao thông trên đường Phạm Hùng năm 2009, đăng trên báo Lao Động.

Không chỉ những bức ảnh có ṿng tṛn sáng mà tại đây, ông c̣n cho chúng tôi xem nhiều bức ảnh hiện rơ chân dung người âm, trên điện thoại di động do các nhà ngoại cảm gọi. Những người liệt sĩ mà trước đó gia đ́nh không có một bức ảnh nào của họ, nhưng khi ảnh hiện lên, th́ đều công nhận là đúng người nhà ḿnh.

Hoặc bức ảnh do chính ông chụp khi ông đi cùng gia đ́nh cố giáo sư Nguyễn Văn Đạo, đi t́m mộ cụ thân sinh ra ông Đạo mất trong trại tạm giam Phú Lương, Thái Nguyên. Có máy ảnh trong tay, ông chụp đám cỏ xanh trên phần mộ cụ.

Tuy nhiên khi rửa ảnh, khuôn mặt cụ hiện lên khá rơ mà gia đ́nh cụ nh́n thấy cũng bất ngờ. Như vậy, tất cả những bức ảnh đều là sự thật, không có sự can thiệp nào của phần mềm chỉnh sửa theo sự kiểm tra của các kỹ sư tin học. Song để có câu trả lời thuyết phục nhất, rất cần thêm sự nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học.

 

 

Huyền Chi

 

 

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2491 of 2534: Đă gửi: 22 April 2010 lúc 8:38pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

CHUYÊN GIA ĐÓN TIẾP VONG LINH

 

Mới gặp chị Nguyễn Thị Phương lần đầu tiên mọi người sẽ nghĩ rằng chị là một tiếp viên hàng không, hoặc một diễn viên điện ảnh. Dáng người rất chuẩn, nét mặt trái xoan điển h́nh, với đôi chân mày kẻ mảnh và cong vút, rất thanh tú khả ái, hài ḥa với một mái tóc dài được chải bới gọn gàng và thanh lịch.

Ấy vậy mà duyên may thế nào từ khi mới mười ba tuổi, vào năm 1987 chị xuất hiện một khả năng đặc biệt. Một cô bé đang học lớp bảy bước đi kiêu hănh uy nghi, tay cầm quạt, miệng lẩm bẩm nói toàn những lời răn dạy của các cụ lớn tuổi, nói vanh vách những chuyện của người đă mất chưa ai từng biết.

Khả năng đặc biệt mỗi ngày càng thêm linh nghiệm và đến nay đă hai mươi năm, khu nhà của chị Phương trở thành nơi đón tiếp vài chục ngàn vong linh, những người từ cơi Âm trở về gặp lại người thân con cháu đang sống hiện tại ở Dương trần.

Khu nhà tại Nghĩa Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa có vườn rộng, có vài ao cá nằm ở một bên sông Mă, cách thành phố Thanh Hóa không xa , gần như liền kề với một đầu cầu Hàm Rồng hướng về phía Hà Nội và từ đó mọi người gọi chị với cái tên quen thuộc là cô Phương Hàm Rồng.

Một người b́nh thường gặp được một vong linh hiện lên nói chuyện đă là một hiện tượng kỳ lạ, nhưng chị Phương đă tiếp xúc được hàng ngàn, hàng vạn vong linh là một chuyện rất ngạc nhiên, do vậy hiện tượng này đă được chú ư ngay, trở thành một đề tài nghiên cứu, do tiến sĩ Ngô Kiều Oanh thuộc viện khoa học và công nghệ Việt Nam tự bỏ 50% chi phí thực hiện, 50% c̣n lại do các nhà nghiên cứu trung tâm tiềm năng Con người đóng góp.

Do đề tài nghiên cứu vấn đề nhạy cảm, nên được chuẩn bị cơ sở pháp lư rất chặt chẽ gồm mười văn bản, từ văn pḥng chính phủ, bộ khoa học công nghệ, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, và sự đồng ư của gia đ́nh chị Phương. Ngoài ra có nhiều vị lănh đạo của tỉnh Thanh Hóa trực tiếp tham gia chứng kiến các buổi đón tiếp vong linh do chị Phương thực hiện.

Thời gian thực hiện từ 16-04-1999 đến 19-03-2000, phương pháp nghiên cứu là khảo sát một trăm người, có nhu cầu giao tiếp với vong linh người thân trong gia đ́nh, đủ mọi thành phần. Kết quả bỏ phiếu kín 100% người nhận xét nội dung chị Phương truyền lời các vong linh cho người thân là đúng chính xác.

Nói tỉ mỉ những chi tiết mà chỉ là người trong gia đ́nh mới biết những thông tin đó. Đề tài nghiên cứu đă kết luận rằng khả năng đặc biệt của chị Phương là thực sự, mối quan hệ với vong linh cơi Âm không dễ ǵ phủ nhận.

Những vong linh sau bao nhiêu năm tháng phiêu bạt nơi cơi Phật, ở nước Chúa hoặc miền Cực lạc nào đó đă được chị Phương đón tiếp trở về, vẫn mặc những bộ áo quần xa xưa, không thay đổi, đơn giản và mộc mạc, nét mặt vẫn như ngày xưa khi c̣n sống, giọng nói vẫn là giọng nói thân thiết nên những người thân của những vong linh nhận ra được ngay.

Khi xuất hiện, các vong linh biểu lộ t́nh cảm như người b́nh thường, khi th́ phẫn nộ giận dữ, lúc th́ vui vẻ ḥa dịu, khi th́ tha thiết khẩn khoản, lúc lại vui mừng phấn khởi, có thể khóc lóc, có thể giận dỗi, mang đầy đủ tâm lư như người đang sống.

H́nh ảnh của những vong linh được chị Phương nh́n thấy rơ, nghe được rơ, và chị Phương đă nhập vai nói đúng giọng của vong linh. Vong linh lăo thành nhất mà chị Phương đón tiếp là người mất năm 1915, vong trẻ nhất là em bé mất lúc ba tháng tuổi.

Vong linh Việt kiều sinh ra ở nước ngoài như Nga, Đức, Pháp, Trung Hoa.. nói bằng ngoại ngữ, nhưng khi nhập chị Phương nói ngoại ngữ ấy rất rơ ràng, chuẩn xác mặc dù chị Phương thực sự chưa có khả năng về ngoại ngữ.

Vong linh của các người khi chết bị mất tay chân, hoặc bị trúng bom thân thể không lành lặn, khi chết bị chặt đầu quăng mất xác.. dù cho thân xác có bị thế nào chăng nữa, th́ vong linh người đó khi trở về được chị Phương nh́n thấy vẫn c̣n đầy đủ, nguyên vẹn.

Điều này rất phù hợp với nghiên cứu của nước ngoài, họ chụp được h́nh ảnh trường sinh học nguyên vẹn của chiếc lá, mặc dù bị cắt đi mất một nửa. Khi trở về gặp lại người thân, các vong linh hầu như nắm bắt được hầu hết các thông tin về con cháu, người thân đang sống trong thời điểm hiện tại.

Với các vong linh lúc ra đi có nhiều vướng mắc về tâm lư, bị hiểu lầm, bị vu oan, chết oan đă giăi bày được hết những uẩn khúc của ḿnh, hoặc thanh minh những uẩn khúc cho người đang sống nếu có, thông qua những lời tâm sự, những câu chuyện được kể lại mà các vong linh chưa kịp nói cho ai lúc ra đi.

Có trường hợp vong linh trở về làm nhiệm vụ của một trọng tài, đứng ra phân xử mâu thuẫn dai dẳng của hai người đang c̣n sống, mà v́ lư do xung khắc những người này không thể nói ra cho người kia hiểu.

Với các vong linh là bề trên trong gia tộc, gia đ́nh, nhân dịp trở về này vẫn cố gắng dạy bảo con cháu, đưa ra những lời khuyên dạy, những cách đối nhân xử thế hợp ḷng người, góp ư các cháu trẻ tuổi ham chơi, lêu lổng biết ăn năn lo lắng cho gia đ́nh, khuyên dạy cho các đôi vợ chồng bất ḥa, xung khắc triền miên.

Với các vong linh có nhiều kinh nghiệm trường đời, giỏi kinh doanh, học cao biết rộng th́ đưa ra những lời khuyên dạy phương pháp làm ăn, kinh doanh cho người thân. Một gia đ́nh di tản năm 1975 sang Mỹ định cư, nay trở về gặp lại được mười tám vong linh người thân đă mất, các vong kể lại rất nhiều chi tiết câu chuyện về cuộc di tản.

Đặc biệt chú ư là vong linh của các nạn nhân bị bức tử, như bị cướp của giết người, bị cố ư gây chết người, hoặc bị thủ tiêu.. Nay họ trở về ung dung đàng hoàng, đă kể lại tất cả sự thật của vụ giết người ấy, chỉ ra tên và mô tả h́nh dáng người đă giết họ một cách oan ức.

Các vong linh bị thất lạc mộ, hoặc hài cốt c̣n lưu lạc trên núi, dưới biển, trong bụi rậm.. đă trở về tha thiết nhờ cậy người thân, chỉ dẫn đường đi cho người thân biết để kiếm t́m đưa về chôn cất. Mọi vong linh đều có chung một nguyện vọng hài cốt của ḿnh được con cháu thờ cúng, chăm sóc.

Các vong linh rất sợ cảnh cô đơn, hắt hủi hoặc bỏ bê của thân nhân, việc nhang đèn không những làm khuây khỏa tinh thần người sống, mà rất cần thiết cho các vong linh nữa, họ không bao giờ đ̣i hỏi lễ vật cao sang, hoặc tổ chức tiệc tùng giỗ chạp ŕnh rang, vong linh chỉ cần cái tâm thành kính của người thân đối với họ.

 

 

TTQH

 

 

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2492 of 2534: Đă gửi: 22 April 2010 lúc 8:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

BÓNG MA TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

 

John Fores, bốn mươi bảy tuổi khẳng định ông không hề nh́n thấy bất kỳ một bóng người nào, khi đang chụp ảnh phần phá huỷ của khu trường. Măi cho tới khi xem lại bức ảnh, ông Fores mới nh́n thấy bóng mờ ảo của một cậu bé khoảng tám tuổi, có mái tóc ngắn và đầu đội một cái mũ tối màu đứng ở phía bên phải trong bức ảnh.

Ông Fores là người đảm nhiệm việc phá huỷ trường tiểu học Anlaby gần vùng Hull, phía Đông Yorkshire, nước Anh. H́nh ảnh này được ông chụp bằng chiếc điện thoại di động của ḿnh để ghi lại công việc phá huỷ trường học.

Ông nói:

- Tôi đă chụp h́nh ảnh này sau buổi trưa. Nhưng lúc đó tôi không hề thấy một bóng người nào cả. Khi tôi đưa bức ảnh lên máy tính, tôi đă giật ḿnh và không thể tin nổi khi nh́n thấy bóng một bé trai. Tôi không nghĩ đó là ma, nhưng tôi là người đă chụp bức ảnh và tôi không thể giải thích được điều kỳ lạ này.

Bóng của cậu bé hiện lên khá rơ và người thợ xây khẳng định, ông không hề chỉnh sửa bất kỳ một chi tiết nào trong bức ảnh. Trường Anlaby được xây dựng vào năm 1936. Ông Gordon Bradshaw, bảo vệ của trường cho biết, ngôi trường này từ rất lâu đă nổi tiếng là bị ma ám. Ông nói:

- Tôi làm việc ở đây đă hai mươi chín năm, rất nhiều đứa trẻ nói với tôi rằng, trong trường có một con ma. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy có một dấu hiệu kỳ lạ nào xuất hiện ở đây cả.

Rob Taylor, một nhà khoa học trong hội Hull Paranormal Ghost cho biết:

- Tôi chưa bao giờ nh́n thấy một bóng ma nào rơ ràng như vậy. Bức ảnh này sẽ c̣n tiếp tục được điều tra.

 


Bóng mờ ảo của một cậu bé xuất hiện trong một ngôi

trường cũ đang được xây dựng lại

 
 
 
 
                                                                            Thu Phương
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2493 of 2534: Đă gửi: 23 April 2010 lúc 6:55pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

NỖI NIỀM "XÁC ÔNG BỔN"

 

Trước năm 1954, chùa Ông Bổn theo chân người Tiều (Triều Châu, Quảng Đông, Trung Hoa) mọc khá nhiều nơi trên đất miền Tây. Và tại một số chùa ở Tân Châu tỉnh An Giang, Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long, Trà Cú tỉnh Trà Vinh, Cái Răng tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, đều có hiện tượng Ông Bổn “lên” vào các ngày lễ lớn của chùa.

Ông Bổn “lên” là Ông nhập vào một người trần mắt thịt gọi là “xác” và thể hiện sức mạnh siêu phàm của ḿnh bằng nhiều cách rùng rợn, nguy hiểm, rất hấp dẫn. Về sau, việc Ông Bổn “lên” dần tàn lụi ở các địa phương trên, chỉ duy nhất vẫn tồn tại ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.

Theo sách vở, chùa Ông Bổn là nơi thờ Bổn Đầu Công, tức là Trịnh Ḥa, làm quan Thái giám đời vua Vĩnh Lạc 1403-1424 ở Trung Hoa. Ông được vua cử đi điều tra, t́m hiểu Hoa kiều hải ngoại ở các nước Đông Nam Á. Đi tới đâu, ông cũng tận t́nh giúp đỡ đồng bào, nên sau khi ông mất, Hoa kiều nhớ ơn thờ ông làm phúc thần, và ông được nhà vua phong là “Bổn Đầu Công”.

Nhưng Ông Bổn ở huyện Cầu Kè lại thờ bốn anh em kết nghĩa, khi qua đời thành thần, ở bốn chùa: Minh Đức Cung, chùa Giồng Lớn, xă Ḥa Ân thờ ông Nhứt. Vạn Ứng Phong Cung, chùa Giữa, xă Ḥa Ân thờ ông Nh́. Vạn Niên Phong Cung chùa Chợ, thị trấn Cầu Kè thờ ông Ba và Niên Phong Cung chùa Cây Sanh, xă Tam Ngăi thờ ông Tư.

Mỗi chùa đều có một xác Ông Bổn để khi cần th́ Ông “nhập”, “lên” báo cho dân chúng biết một vài việc cần kíp nào đó. “Xác” Ông Bổn là người địa phương, đạo đức tốt, được Ông tuyển chọn để bổ sung cho một xác khác đă về hưu hoặc qua đời.

Sau thời gian thử thách ngắn hoặc dài, tùy “xác”, “xác” này mới chính thức được Ông “nhập” dưới sự chứng kiến của ba Ông Bổn của ba chùa khác, bằng lễ tắm dầu nhằm tẩy sạch sự ô uế của xác.

Dầu phộng nấu trong chảo đặt trong chính điện, ba Ông Bổn mỗi Ông cầm một bó lá tre chặt bằng ngọn, nhúng vô chảo dầu đang sôi sùng sục rồi quất lên khắp ḿnh mẩy. Sau đó Ông Bổn mới sẽ được một ông Bổn dạy nói tiếng Tiều cùng huấn luyện cách rạch lưỡi, đánh trái chông...

Từ xưa đến giờ, ở Cầu Kè lúc nào cũng có bốn “xác” Ông Bổn. Từ năm 1954 tới nay là ông Hữu, ông Bắc, ông Mười Hai, ông Mỏn, một nhà sư tu chùa Vạn Ḥa tại thị trấn và một ông thợ hớt tóc, tất cả đều là người Việt.

Ông Hữu làm ruộng ở Cây Sanh, ông Bắc chạy taxi ở Sài G̣n, ông Mỏn làm mướn... Điểm chung, các “xác” Ông Bổn và gia đ́nh họ đều có cuộc sống nghèo. Mỗi khi Ông “nhập”, dù đang làm việc ǵ cũng phải ngưng lại, về đúng lúc để hoàn thành công việc “cơi trên” giao. Ông Hữu và ông Bắc đă qua đời từ nhiều năm nay.

Riêng ông Uối là ḍng dơi người Tiều, con một chủ tiệm tạp hóa có tiếng tại thị trấn Cầu Kè. Ông được Ông Bổn “nhập” khoảng năm ông hai mươi tuổi. Từ đó đến khi về hưu vào năm 2008, cuộc sống của ông và gia đ́nh ông chật vật.

Nói về việc này, ông Uối tâm sự:

- Biết sao được, ḿnh là người phàm, thần thánh biểu sao chịu vậy!

Nhà ông Uối ở bên bờ một con rạch nhỏ ngoại vi thị trấn Cầu Kè. Căn nhà tuềnh toàng mái lá, vách vừa tôn vừa lá, nền đất. Bà vợ ông buôn bán lặt vặt. Mấy đứa con ông quanh quẩn với việc ai mướn ǵ làm nấy.

- Từ khi Ông nhập tới giờ, cha mẹ anh khá giả sao chẳng giúp ǵ? tôi hỏi.

Ông cười buồn, ngậm ngùi nói:

- Cũng có chút  đỉnh. Là con một gia đ́nh chuyên buôn bán vậy mà tôi chẳng bán buôn ǵ được hết. Đă vậy tôi, và các đồng nghiệp, c̣n bị một căn bịnh quái dị, lúc nào trong người cũng ớn lạnh. Chính cái cảm giác này đă khiến tôi không thể làm việc ǵ được lâu để kiếm tiền nuôi vợ nuôi con!

Ông Mỏn tiết lộ:

- Ai bị Ông Bổn "nhập" cũng đều có nước da xanh mét. Ai cũng nghèo, h́nh như Ông muốn vậy để họ không có điều kiện ăn chơi trác táng. Hồi mới bị Ông nhập, bữa nào vui với anh em, nhậu thịt chó, thịt trâu hoặc làm bậy bạ nhứt định sẽ bị Ông hành tới chết đi sống lại. Một lần tởn tới già!.

Ở Cầu Kè, Vu Lan Thắng Hội diễn ra tại các chùa ông Bổn, rải rác trong suốt Tháng Bảy Âm lịch, cụ thể như sau: Vạn Ứng Phong Cung trong 3 ngày 8, 9 và 10; Niên Phong Cung trong 2 ngày 15 và 16, Minh Đức Cung trong 3 ngày 18, 19 và 20, nhưng vui nhất và thu hút hàng chục ngàn người khắp nơi đến tham dự là Vạn Niên Phong Cung trong bốn ngày từ 25 đến 28. Tại các chùa đều có Ông Bổn “lên”, từ một tới bốn.

Trong tiếng trống, kèn, chiêng, chập chả rộn ră của dàn “Tùa lầu cấu”, các Ông mặc đồ đỏ, bịt khăn đỏ, tay cầm gươm bén múa may, nói tiếng Tiều như gió, dù là người Việt rặt b́nh thường không biết một tiếng Tiều nào.

Có ông cầm trái chông tua tủa những mũi thép dài sáu phân, sắc nhọn, sáng giới quất mạnh vào ngực vào lưng ḿnh. Có ông dùng dao nhỏ thật bén rạch lưỡi, dùng bút lông thấm máu lưỡi vẽ ngoằn ngoèo lên tờ giấy h́nh chữ nhật dài màu vàng nhạt. Đó là bùa. Người ta thỉnh bùa về dán trong nhà để được b́nh an, mua may bán đắt.

Số người thỉnh bùa ngày càng nhiều, máu trong người các ông không đủ để vẽ bùa; để đáp ứng, các xác phải vô nước biển mấy ngày trước khi “lên”. Sau khi “thăng”, lưng và ngực các “xác” chỉ có những đốm đỏ, dấu vết của mũi nhọn trái chông quất mạnh vào; mặt lưỡi chỉ có lờ mờ những lằn dao bén rạch, ăn uống ngay một cách b́nh thường.

B́nh thường là vậy nhưng khi nghĩ đến, ông Uối lắc đầu ngán ngẩm:

- Nh́n cảnh ông Bổn rạch lưỡi, tắm dầu, đánh trái chông tôi và các xác khác đều ớn lắm. Ai cũng mang tâm trạng nếu lúc đó ổng “xuất” bất tử chắc lưỡi và lưng ngực bị thương, nhất là lúc tắm dầu dứt khoát bị phỏng.

- Ngày nay, ông Bổn "lên" chỉ làm mấy việc vừa kể, trước kia c̣n cảnh ông Bổn đi chưn không trên lớp than đước dài hàng chục thước, cháy đỏ rực nhờ sức quạt của hai hàng người ngồi hai bên. Đang đi mà Ông ‘thăng’ th́ chẳng biết làm sao”. Ông Mười Một nhắc, kể và e sợ.

Các ông sợ th́ sợ, nhưng hàng trăm năm nay chưa xảy ra “tai nạn” nào, v́ Ông Bổn luôn “thăng” khi đă hoàn thành công việc thiêng liêng của ḿnh, nhất là luôn bảo toàn các “xác”.

 

Ông Bổn chuẩn bị vẽ bùa, cạnh bên trái

 là trái chông dùng để quất vô ḿnh.

 

Ông Bổn chuẩn bị tắm dầu.

 

 

                                                               Cát Tường
 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2494 of 2534: Đă gửi: 24 April 2010 lúc 2:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

V̀ SAO CON NGƯỜI TIN VÀO HỒN MA?

 

Các cuộc điều tra dư luận trên khắp thế giới đều cho một kết quả: con số những người tin vào ma quỷ, gọi hồn đang có xu hướng gia tăng. Gần một nửa cư dân của hành tinh chúng ta tin vào chuyện đó.

Cứ mười người dân châu Âu th́ có một người nói rằng họ đă ít nhất một lần trong đời gặp ma hoặc nghe nói đến ma. Tại Ba Lan, theo kết quả điều tra năm 1997, có tới 24% người dân nước này tin vào khả năng liên hệ giữa người sống với người chết, c̣n 12% khẳng định đă gặp ma ít nhất một lần trong đời.

Cứ hai người đàn ông và ba người phụ nữ th́ có một người thừa nhận ḿnh sợ ma. Kỷ lục về số người tin vào những chuyện lẽ ra không nên tin thuộc về nước Mỹ. Các cuộc điều tra dư luận tiến hành cách đây hai năm ở Mỹ cho thấy: Hơn 65% dân chúng thú nhận ḿnh quan tâm đến các vấn đề như đầu thai trở lại, gọi hồn, năng lượng bí hiểm, sức mạnh siêu nhiên, cận tâm lư học.

Giải thích nguồn gốc hiện tượng này, nhà xă hội học Ba Lan, ông Andrzej Samson nói:

- Đây là kết quả cách giáo dục của các tôn giáo và sự khủng hoảng niềm tin với khoa học. Hầu như tất cả các tín ngưỡng đều t́m cách nhồi vào đầu con người, từ khi c̣n bé, rằng nhất định có sự sống sau cái chết, rằng sự tồn tại "thế giới bên kia" là tất nhiên.

Lư do thứ hai là sự khủng hoảng thế giới quan trọng thời hiện đại. Khoa học tỏ ra bất lực với vai tṛ đem lại hạnh phúc cho con người, cũng như trong việc giải quyết đến cùng các vấn đề xă hội như nạn đói, bệnh tật, tăng dân số, ngăn chặn bạo lực, chiến tranh...

Thời điểm kết thúc thế kỷ XX được đánh dấu bằng hiện tượng một số người quay lưng lại với khoa học, để t́m những cách giải quyết tiêu cực, mà một trong những biểu hiện là lư thuyết về các thế giới song song tồn tại, do chính các nhà vật lư nêu ra, hay là lư luận về những năng lượng bí ẩn, không thể giải thích được.

Yếu tố thứ ba có nguồn gốc từ việc con người khi mới sinh ra, đă không ít th́ nhiều được nghe, được đọc về điều kỳ diệu, bí ẩn mang tính cổ tích, huyền thoại, cho nên cả quăng đời sau đó luôn mơ ước "nếu như"...

V́ vậy chúng ta sẵn sàng tin vào sự tồn tại của ma quỷ, của sức mạnh bí ẩn, tin vào những người biết cách nói chuyện với ma, thậm chí sai khiến ma phục vụ cho công việc của ḿnh, từ chữa các bệnh đến tác động để cây cối sinh trưởng nhanh hơn.

Nhà tâm lư học Jacek Santorski cũng giải thích tương tự:

- Chúng ta, với tư cách con người, có thể rất chín chắn, trưởng thành về khoa học công nghệ, nhưng thật khó nói là chúng ta đă trưởng thành về mặt t́nh cảm. Trong chúng ta luôn tồn tại nhu cầu muốn dựa vào điều kỳ diệu nào đó, nhất là khi bất lực trước số phận, trước bệnh tật và cái chết.

Nh́n từ góc độ tâm lư học, có thể công nhận niềm tin vào những hiện tượng siêu nhiên, trong đó có tin vào ma quỷ, là cơ chế tự nhiên để tự vệ của con người, tức là tin vào tất cả những ǵ cho phép con người có được cảm giác yên tâm.

Bên cạnh quan điểm chủ đạo cho rằng thế giới chúng ta đang sống, tức là cái thế giới con người cảm nhận được qua các giác quan và trí tuệ, là thế giới duy nhất, nhiều nhà khoa học vẫn muốn tin theo hướng siêu h́nh.

Mà cũng không chỉ có các nhà vật lư học hiện đại. Các nhà thiên tài khoa học như Anbert Einstein, Maria Curie, Klodowska, Isaak Newton cũng đă quan tâm một cách nghiêm túc tới sự tồn tại "thế giới bên kia" hay thần linh ma quỷ.

Newton thậm chí c̣n là hội viên Hội thần linh của Hoàng gia Anh, thừa nhận sự tồn tại sức mạnh siêu nhiên và ông tin rằng một khi đem đốt sừng của con hươu một sừng, lấy than rắc thành ṿng tṛn, cho con nhện vào, th́ con nhện đó sẽ bị một sức mạnh bí hiểm, giữ chặt lại trong cái ṿng than mỏng manh ấy.

Các nhà vật lư thời hiện đại cũng có quan điểm không dứt khoát về siêu h́nh học.

- Càng đi sâu vào tự nhiên của vật chất, mọi cái càng trở nên bí hiểm.

Như lời bộc bạch của ông Tomasz Jaworski, Viện Vật lư thuộc Viện hàn lâm khoa học Ba Lan. Nhiều nhà vật lư cũng khẳng định rằng, việc t́m kiếm cái gọi là lư thuyết chung, có khả năng thống nhất mọi hiện tượng vật lư, và t́m cách giải thích chúng sao cho thuyết phục, hay nói cách khác là t́m ch́a khóa vàng để mở tung tất cả những bí mật của thế giới, nói chung cũng giống như đi t́m Thượng đế.

Theo kết quả điều tra xă hội học, giữa tŕnh độ văn hóa và niềm tin vào "thế giới bên kia" không phải lúc nào cũng liên quan với nhau một cách rơ ràng. Tất nhiên ở những người có vốn kiến thức hàn lâm về các lĩnh vực như xă hội học, tâm lư học hay y học, mức độ tin vào những điều không có cơ sở để tin, chắc chắn hạn chế phần nào.

Tuy vậy, cảm giác bất hạnh, thất vọng, mất phương hướng, bất lực trước những "bản án" của số phận là những yếu tố khiến con người càng ngày dễ tin vào những điều bị coi là nhảm nhí. Khi một người bị nỗi lo đè nặng trong ḷng, mong muốn bám lấy một cái ǵ đó, bất kể đây là ông Trời, thầy lang hay những điều phi lư khác, là việc làm dễ hiểu.

Những người thừa nhận ḿnh tin vào hồn ma, là những người thường tin rằng "hồn ma" là linh hồn những người đă chết, nhưng vẫn có khả năng liên hệ với thế giới những người đang sống. Quan điểm của các tín ngưỡng khác nhau, cũng như các nhà nghiên cứu hiện tượng bất thường này c̣n rất khác nhau, nhất là về khả năng tồn tại mối liên hệ đó.

Nhà thờ Thiên chúa giáo coi linh hồn là phần phi vật chất của con người, là nguồn gốc ư thức, trí tuệ và ư chí tự do, đồng thời cũng là cái bất tử, khi con người chết đi, hồn ĺa khỏi xác và chờ dịp trở lại sau sự phục sinh.

Các nhà thần học không mấy lạc quan về khả năng tồn tại mối liên hệ, giữa thế giới những người đă chết với dương gian, song họ thừa nhận sự tồn tại hữu h́nh của ma quỷ, nhất là linh hồn của những người đă sống không trong sạch.

Những người thừa nhận sự tồn tại của hồn ma, coi chúng là yếu tố cốt lơi mang tính cá nhân, bị nhốt trong thân xác và chỉ được tự do sau khi con người ĺa đời. Từ bao đời nay con người luôn tin vào sự tồn tại của hồn sau cái chết, bất kể nó được nhập vào cơ thể khác, hay tồn tại tự do ở thế giới bên kia.

C̣n có một niềm tin rất cổ cho rằng, liên hệ với hồn người chết là con đường để nhận ra thế giới bên ngoài ngôi mộ. Có điều lư thú là các cuộc thăm viếng của những "vị khách" từ âm phủ lên, thường được miêu tả khá giống nhau, trong những câu chuyện kể của các tác giả khác nhau về thời đại và vị trí địa lư.

Nhà văn La Mă có tên là Suria đă viết rằng cứ vào ban đêm, tại ngôi nhà ông đang ở, lại xuất hiện một bóng ma có h́nh dáng giống như một cụ già gầy yếu, tiều tụy do thiếu ăn, bộ râu dài buông thơng, tóc dựng đứng. Ông già bị xích cả chân lẫn tay, khi di chuyển, dây xích kêu loảng xoảng. Những người xung quanh vừa buồn vừa sợ, đêm này qua đêm khác không sao chợp mắt được.

Bóng ma đấy làm dân chúng hoang mang, cho đến khi chính nó mách bảo mọi người về nơi chôn cất người đàn ông bị xích chân tay. Sau khi đào bộ xương lên và đem táng nơi khác, ngôi nhà của Pliniusz lập tức hết ma.

Những câu chuyện kể của các nhân chứng về cuộc gặp gỡ giữa người và ma nói chung có nội dung tương tự như nhau: Ma luôn thông báo sự có mặt của ḿnh bằng cách dịch đồ đạc trong nhà, bật đèn, gây tiếng động, huưt sáo, xuất hiện mờ mờ, ảo ảo, không phải ai cũng nh́n rơ, nhưng mục đích chủ yếu của ma là biểu diễn sự tồn tại của ḿnh luôn đạt được.

Theo các "chuyên gia" thông thạo trong lĩnh vực này, hồn thường hiện về một cách tự nguyện, song đôi khi cũng có thể gọi chúng đến. Chuyện gọi hồn cũng đă được nói đến trong Kinh thánh. Phương pháp để dẫn các vị khách từ âm phủ về đă được biết đến từ khá lâu.

Quan trọng nhất là phải có một người thiên phú cho khả năng đặc biệt, thường gọi là medium, làm trung gian cho hai "thế giới". Từ những năm bảy mươi của thế kỷ XIX, các buổi lên đồng gọi hồn đă diễn ra, thu hút sự chú ư của các nhà khoa học, các chuyên gia của ngành khoa học tự nhiên.

Hàng loạt "biên bản" ghi lại các buổi lên đồng như vậy, có chữ kư của các nhà khoa học, vẫn c̣n lưu lại, được giữ cẩn thận. Trường hợp Marthe Beraud tên thật là Eva Carriere 1880, xuất hiện dưới tên Eva C., đă gây sự chú ư đến các nhà khoa học nghiên cứu và được miêu tả tỉ mỉ. Tài năng của bà được nhiều nhân chứng xác nhận.

Khi lên đồng, từ các huyệt trên cơ thể Eva C. Bốc lên những dải như sương, và trong làn sương lờ mờ đó, những người tham dự nh́n thấy hiện lên những khuôn mặt, những dáng h́nh, mỗi lúc một rơ hơn.

Hiện tượng Eva C. thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, đến nỗi trước mỗi cuộc lên đồng họ tiến hành khám xét, kiểm tra quần áo mặc trên người rất kỹ, với hy vọng sẽ loại bỏ những thủ thuật lừa đảo.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, giáo sư Charles Rochet đă kết luận, trên cơ sơ khoa học, nguồn gốc "làn sương" bốc lên từ cơ thể Eva C., miêu tả tỉ mỉ cấu tạo và cơ chế hoạt động của nó. Tuy vậy kết luận này không làm giảm bớt sự quan tâm của mọi người đối với các buổi lên đồng.

Nhà thờ Thiên chúa giáo không có phát biểu chính thức về sự xuất hiện h́nh ảnh người chết trong các buổi lên đồng, song hết sức nghiêm cấm con chiên tham dự. Những người theo thuyết ma quỷ th́ coi hồn ma là phần hồn của những người đă chết.

Các nhà cận tâm lư học cho rằng, sự xuất hiện hồn ma trong các buổi lên đồng là chuyện dễ hiểu, nhưng lại giải thích rằng, nguồn gốc của chúng là khả năng đặc biệt của các medium.

Họ không nói đến hồn ma mà nói đến ư thức và năng lượng tâm lư, với tư cách những h́nh thức thống nhất năng lượng ở tŕnh độ phát triển cao. Song quen thuộc nhất vẫn là giả thiết có tên là ideoplastia, cho rằng một số người có khả năng hiện thực hóa sự tưởng tượng, thành những nhân vật phù hợp với trạng thái tinh thần, và những tác động năng lượng có thể biến thành h́nh thức vật chất, nghĩa là biến thành hồn ma.

Họ thường đạt tới tŕnh độ này khi năng lượng tâm lư lên tới đỉnh điểm của sự tập trung. Nhiều người cho rằng những h́nh ảnh có thể nh́n thấy được trong các buổi lên đồng, là một ảo giác mất tập trung h́nh thành, do có sự liên hệ giữa người lên đồng với những người đang bị khủng hoảng về tâm lư.

Từ rất xa xưa con người đă tin vào chuyện hồn ma thăm lại người sống, ít nhất là vài lần trong năm. Người ta cũng tin rằng hồn ma có ảnh hưởng lớn đến số phận những người đang sống.

Có nhiều cách để "lấy ḷng" ma. Chẳng hạn như tổ chức lễ hội dành riêng cho những người đă chết. Hy Lạp và La Mă cổ đại có các h́nh thức tế lễ phong phú, mấy lần trong một năm và không thiếu thủ tục đốt lửa.

Các nhà nghiên cứu văn hóa cũng như các nhà xă hội học đều khẳng định rằng, sức sống của những niềm tin vào hồn ma bóng quỷ, vào thế giới bên kia xuất phát từ sự khủng hoảng mỗi ngày trầm trọng, vào niềm tin vào các nhân tố vốn được thần tượng và vào khoa học.

Cùng với sự mở rộng hiểu biết của chúng ta, về thế giới chúng ta đang sống trong thời đại thông tin toàn cầu hóa, khu vực về những điều chưa biết về thế giới ấy, cũng không hề bị thu hẹp lại.

Đó là cách giải thích của giáo sư Roch Suliman, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng. Con người luôn mong muốn có một cảm giác về điều bí ẩn. Nếu có lúc nào đó chúng ta khẳng định rằng, chúng ta biết tất cả mọi điều, chúng ta sẽ cảm thấy ḿnh như những người mù.

Thế giới được nh́n nhận từ góc độ kinh nghiệm hàng ngày bao giờ cũng có mặt thứ hai của nó, tức là có thế giới bên này và thế giới bên kia. Đă một thời, sự tiếp xúc với thế giới bên kia, đúng hơn là với các sứ giả của nó, lại trở thành nhu cầu của văn hóa quần chúng.

 

                                                                           

                                                                              ST

                                                                            

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2495 of 2534: Đă gửi: 24 April 2010 lúc 2:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

BÚC ẢNH MA THỨ HAI TẠI LÂU ĐÀI SCOTLAND

 

Bức ảnh “ma” thứ hai tại lâu đài cổ Tantallon nổi tiếng ở Scotland, được công bố một tháng sau bức ảnh đầu tiên.

Hồi tháng trước, một bức ảnh được chụp tại lâu đài cổ ở Bắc Berwick, Đông Lothian Scotland, cho là bức ảnh “ma” thuyết phục nhất thế giới. Nhân vật bí ẩn xuất hiện trong trang phục quư tộc, với áo cổ xếp đứng bên trong cửa sổ có song sắt.

Bức ảnh thứ hai được chụp bởi Grace Lamb, đến từ Endinburgh, tại cùng một vị trí với bức ảnh thứ nhất nhưng từ cách đây ba mươi hai năm. Tấm h́nh chụp chồng của bà Lamb và hai con Paul và Kelly. Phía sau họ là h́nh ảnh một người phụ nữ đang đứng nh́n ra ngoài qua khung cửa sổ.

Bà Lamb không hề nhớ là ḿnh đă nh́n thấy một khuôn mặt nào đó, khi bà bấm máy chụp bức h́nh này. Nhân vật lạ chỉ được phát hiện ra khi bức ảnh được in ra và đă từng trở thành một chủ đề tranh luận sôi nổi trong gia đ́nh.

Gia đ́nh bà Lamb đă quyết định gửi bức ảnh đến giáo sư Wiseman sau khi những phát hiện mới về h́nh ảnh “ma” tại lâu đài Tantallon được mọi người đặc biệt chú ư.

Giáo sư Wiseman, đến từ đại học Hertfordshire, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về những bức ảnh ma trên toàn thế giới trong khuôn khổ dự án cho Hội nghị khoa học quốc tế Endinburgh, cho biết:

- Tôi luôn hoài nghi về “ma”, nhưng bức ảnh này là một phát hiện tuyệt vời. Đă có rất nhiều người ghé thăm trang web của dự án và gửi cho tôi hàng trăm bức ảnh, nhưng đây là bức ảnh gây nhiều sự ṭ ṃ nhất.

Alex Pryce, thuộc nhóm nghiên cứu Edinburgh, vẫn tỏ ra hoài nghi:

- Khi bức h́nh được phóng to, dường như nhân vật bí ẩn là h́nh ảnh của một phụ nữ, đang mang trên vai chiếc túi nhỏ, mặc áo khoác hồng đang đi xuống cầu thang với chiếc giỏ đi mua sắm.

 

 
Một nhân vật bí ẩn lại xuất hiện
 
trên cửa sổ của lâu đài.
 
 
 
 
 
 Telegraph
 
 
 
 
 
 
                                                                                 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2496 of 2534: Đă gửi: 24 April 2010 lúc 9:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

LẠ KỲ NHỮNG BÀN THỜ TRÊN CÂY

 

Chuyện người dân thường hay thắp hương hoa ở những gốc cây to cũng không phải là điều lạ. Nhưng ở Thủ đô, những nó lại biến thành những chiếc bàn thờ…treo lên cao. Hà Nội có rất nhiều chiếc bàn thờ kiểu như vậy! Cũng có những chiếc bàn thờ có gốc tích người được thờ rơ ràng, nhưng phần lớn đều là do ai đó tự lập, và xung quanh nó tồn tại vô số những câu chuyện ly kỳ được thêu dệt.

Phố Đê La Thành có lẽ là đoạn có nhiều bàn thờ trên cây nhất, với bốn bàn thờ được chia đều từ đầu tới cuối phố. Nếu như hai chiếc đầu tiên ở phía đầu đường, đoạn từ đường Cầu Giấy đâm sang nằm quay mặt ngược với đường, th́ hai chiếc ở phía gần cuối đường từ phố Nguyên Hồng đi lên, rẽ phải, lại được đặt nh́n ra phía ngoài đường.

Một điểm đáng chú ư nữa là bốn bàn thờ này được chia đều trên hai thân cây đa và bồ đề, tức hai bàn trên một cây, có tuổi đời ngót nghét cũng đă trăm năm. Tán lá của cây bồ đề phía đầu đường La Thành dù đă bị chặt, tỉa ít nhiều song cành lá vẫn xum xuê, tỏa bóng mát cho cả một đoạn đường dài.

Song hoành tráng hơn vẫn là cây đa án ngữ trên đoạn đường này, nằm ráp gianh giữa hai căn nhà số 373-375 La Thành. Chiều rộng của thân cây phải đến hai người ôm. Dáng cây lùn, nhưng cành lá chi chít, vươn ra măi tận bên kia đường. Nhiều chỗ cành lá vướng cả vào dây điện.

Theo như lời chị Hoa người đă tới đây thuê căn nhà số 375 làm nơi kinh doanh th́:

- Từ khi hai vợ chồng tới đây đến giờ cũng đă mười bốn năm trời, cây đa này đă to hơn trước đây nhiều. Tuy vậy, do lớp đất cho rễ cây bám vào quá ít v́ phía dưới mặt đường, là một đường ống bê tông thoát nước khá to, nên nó c̣n chưa bung hết sức đó. Không th́ bây giờ to phải biết.

Khi được hỏi về sự tích của chiếc bàn thờ này, bà Nguyễn Thị Quyên năm nay trên bảy mươi tuổi, số nhà 476 trên phố La Thành đối diện cây có bàn thờ cho biết:

- Từ nhỏ tôi đă thấy bàn thờ ở đấy, nghe các cụ kể lại là ngày xưa có nhiều binh lính Việt Nam bị chết dưới gốc đa cổ thụ, nên người dân lập bàn thờ ở đây để thờ vong hồn các chiến sỹ.

Cũng giống như kết cấu của bốn bàn thờ này, các bàn thờ trên đường Sơn Tây, Kim Mă, đoạn dẫn vào khu di tích đ́nh và đền Hào Nam, có thêm phần che phía trên pḥng khi trời mưa, đều có kết cấu khá đơn giản: được buộc bằng dây thép hoặc được cố định bằng những thanh thép, gỗ chắc chắn.

Trên bàn là một bát cắm hương, lọ để hoa với mấy chiếc chén để nước hay rót rượu. Bàn thờ gắn trên cây đa ở đường Kim Mă, do một chị bán nước lập nên có thêm một cốc nước chè nóng. Khá lạ mắt khi trong lư hương có khá nhiều đầu mẩu thuốc lá được cắm vào, chủ yếu do khách qua đường, v́ tấm ḷng thành kính muốn cắm hương, nhưng chị không có sẵn nên họ cắm điếu thuốc lá vào thay.

Chị Trần Thu Hà bốn mươi hai tuổi, người hiện đang lo chuyện nhang khói ở đây cho biết:

- Trước đây, bàn thờ do một người khác bán nước chỗ này trông coi. Măi cho tới khi người ấy rời đi nơi khác, ḿnh chuyển tới chỗ này, thấy bàn thờ hơi cũ nên tiến hành làm mới.

Đơn giản hơn nữa, chiếc bàn thờ do người chủ quán có tiệm hàn tiện trên phố Phủ Doăn, chỉ cần sắm một chiếc ống nhựa, treo lủng lẳng trên thân bàng già mà nhang khói mỗi ngày. Thậm chí, không cần cả ống cắm hương, lọ để hoa, chị Linh nhà số 1128A Đê La Thành cho biết:

- Ḿnh thắp hương cốt ở cái tâm thành kính, chứ nhiều khi cũng không cần câu nệ ban bệ ǵ nhiều đâu.

Hơn bốn mươi tuổi, từ khi sinh ra, lớn lên rồi lấy chồng, sinh con chị chỉ có quẩn quanh với cái quán nước nhỏ bé đầu con ngơ 136 Sơn Tây này.

- Nói chú không tin chứ chuyện này đúng là các cụ ta nói cấm có sai câu nào.

Câu nói của chị càng khiến người nghe phải ṭ ṃ.

- Là câu nào và có chuyện ǵ hả chị? Tôi hỏi.

- Th́ câu thần cây đa ma cây gạo, cú cáo cây đề ấy.

Chị trầm giọng. Rồi vẫn cái giọng lúc lên lúc xuống, khi thủ thỉ tâm, chị kể tôi nghe chuyện xoay quanh cái cây đa, chiếc bàn thờ và câu chuyện người chủ đă lập nên bàn thờ kia:

- Ngày trước có bà người dân tộc ǵ đó về Hà Nội chơi, ngang qua đây bà mới dừng lại ngồi uống nước. Bà dáng người thấp đậm, giọng nói chậm mà chắc lắm. Bà ít nói nhưng khi nói đều nh́n thẳng vào mắt người khác, nhiều khi phát sợ.

Chẳng hiểu hôm đó thế nào nhà bà H. này cũng ra ngồi đây. Mới nh́n qua khuôn mặt bà H., bà kia đă phán một câu xanh rờn rằng đúng ngày này, giờ này ngày mai nhà ấy có người chết.

Ngừng lát, rót chén trà nóng cho khách, rồi chị lại tiếp:

- Ai cũng tưởng bà đùa. Nhưng sao lại có kiểu đùa như mạt sát nhau thế. Vừa sợ vừa tức, bà H. mới nói lại bà kia mấy câu. Rồi bà người dân tộc nói phải đi có việc, ngày hôm sau bà hứa sẽ quay lại, v́ chính bà cũng muốn kiểm chứng điều này.

Hôm sau thằng con nhà bà H. chết thật. Cậu này nghe đâu bảo nghiện ngập hay bài bạc ǵ đó bị công an bắt. Trên đường giải về nơi giam giữ, chắc là do bản tính liều lĩnh lại thêm ngồi phía sau thùng xe ô tô, nên dù tay bị c̣ng vẫn cứ liều lao ra ngoài ḥng chạy thoát. Có ngờ đâu đâm phải đúng đầu một chiếc xe ô tô chạy cùng chiều.

Quá sợ, nhà bà H. nháo nhào cho người đi t́m, vời bà kia về. Hỏi v́ sao bà lại đoán được chuyện sắp xảy ra, bà kia mới chỉ lên cây đa trước nhà này mà rằng, trên đó có vơng nằm của "thần", đúng là cây đa này phía trên một một cành cây cong, tạo h́nh rất giống chiếc vơng. Bà ấy nói v́ gia đ́nh bà H. ăn ở không phải, trước mấy cậu con trai hay ra đó mà... tè bậy nên bị phạt. Rồi nữa, v́ tướng mặt nhà bà không có phúc.

Rồi mọi người trong nhà bà H. như rụng rời chân tay khi bà "chốt hạ" câu cuối trước khi ra về rằng, rồi đây mấy anh em trong nhà này cũng không tránh khỏi "kiếp nạn" của người xấu số vừa qua. Cuối cùng th́ năm trong sáu người con trai nhà này đă chết. Một người c̣n sống th́ như người điên, lang thang khắp nơi.

Có bữa anh ta như bị nhập, mấy nhà quanh đây toàn mái ngói cổ, ọp ẹp, chả biết thế nào mà anh ta leo lên đó, chạy phăng phăng mà gạch ngói vẫn chẳng hề ǵ. Lại có bận, anh ta cầm dao rượt ḿnh chạy về tận nhà. Đóng cửa vào một lúc th́ có tiếng gơ cửa, hỏi ai th́ anh lại nhẹ nhàng bảo có việc ǵ sao hốt hoảng chạy về nhà thế.

Nh́n vào con ngơ nhỏ tối om phía sau lưng, chị Hà thở dài:

- Chẳng biết nguồn cơn thế nào, nhưng sự thật nó là như thế. Bây giờ th́ ngôi nhà này đă được bán cho một người khác, bà H th́ không c̣n. Ngày ngày bà con quanh đây vẫn thỉnh thoảng qua lại nhang khói, cầu siêu cho người đă khuất, mong họ phù hộ cho gia đ́nh ḿnh.

Chỉ lên cây đa chị Hà cho biết:

- Từ lâu lắm rồi, cây đa này đă có ai bên điện lực hay cây xanh cắt tỉa cành v́ vướng vào dây điện đâu! Tán nó xum xuê, rợp bóng cả một đoạn phố rồi đó.

Ông Cao Quốc Việt tổ trưởng tổ 55 phường Kim Mă, nơi có bàn thờ tại ngơ 136 Sơn Tây cho biết:

- Tôi ở đây đă 55 năm, đă chứng kiến biết bao thăng trầm trên con ngơ này. Đúng là có chuyện gia đ́nh bà H. có sáu người con trai, năm đă chết, c̣n người con c̣n lại th́ tính t́nh lẩn thẩn, suốt ngày lang thang ngoài đường. Bây giờ không biết anh c̣n sống hay đă chết.

Tuy nhiên, chuyện có bà này bà nọ đến bói toán hay nói ǵ ǵ đó th́ chúng tôi không nắm rơ. C̣n về tâm linh, người dân ḿnh vẫn tin là "thần cây đa, ma cây đề" nên việc lập bàn thờ cũng là dễ hiểu.

Câu chuyện về chiếc bàn thờ trên cây đa, tại số nhà 375 Đê La Thành cũng ly kỳ chẳng kém. Chị Hoa chủ nhà cho biết:

- Đây là bàn thờ của cả dăy phố này đấy. Ngày rằm, mùng một người tới đây thắp hương đông lắm. C̣n hỏi lập từ cách đây bao nhiêu năm rồi th́ tôi chịu. Hai vợ chồng tôi về đây làm ăn đă mười bốn năm đă thấy có bàn thờ. Chắc có lẽ nó tồn đại đă vài chục năm rồi. Hỏi mấy nhà xung quanh th́ toàn dân buôn bán, nay đi chỗ này, mai thuê chỗ khác, chẳng ai nắm rơ "tuổi" của cái bàn thờ này cả.

Cùng tiếp chuyện, chồng chị Hoa cho biết thêm:

- Hiện, ngày rằm, lễ, Tết con cháu cụ Nguyễn Phúc Lai, người có công đánh đuổi giặc Pháp bị chết tại đây vẫn ra đây hương khói.

Nghe tới đây, chị Hoa lại tiếp lời chồng:

- V́ nhà ở đây nên ai tới thắp hương tôi đều biết người lạ, người quen. Hồi năm 2008, vào ngày 17 tháng Giêng có đôi vợ chồng chẳng biết từ đâu đến đây, sắm sửa đồ lễ lớn lắm. Ṭ ṃ, tôi mới hỏi th́ chị vợ thở than:

- Chả là chồng em hôm giao thừa đi qua đây, thấy cây đa to, lại thấp nên trèo lên xin lộc các cụ. Chả ngờ lại bẻ cành rơ to. Anh ấy bảo lúc lên dễ thế mà khi hái được lộc không tài nào xuống được, cứ như là có người giữ lại ấy.

Loay hoay gần ba tiếng mới t́m được lối xuống. Mấy ngày sau th́ bao nhiêu chuyện chẳng lành tự dưng ập tới. Hai vợ chồng đi nhờ thầy xem giúp mới hay ḿnh đă "phạm", nên phải sắm đồ tạ lễ, chị ạ.

Nghe những chuyện trên tôi mới thắc mắc ḍ hỏi:

- Vợ chồng chị không sợ sao khi sống cạnh cây đa với chiếc bàn thờ này?

Chị Hoa chỉ cười x̣a:

- Lúc đầu mới chuyển tới đây làm ăn, nhiều người cũng nói nơi này khuất, lại vướng ngay cái cây to che mất th́ làm ăn ǵ. Thế nhưng mười bốn năm rồi ḿnh ở đây vẫn làm ăn b́nh thường. Ḿnh cứ sống tốt th́ chẳng ai làm ǵ hại ḿnh.

Theo t́m hiểu của chúng tôi, hiện nay nhiều con phố của Hà Nội xuất hiện những chiếc bàn thờ như vậy. Có khi là do những người buôn bán trên vỉa hè lập nên, có khi là những người dân xung quanh làm để thờ cúng một ai đó chẳng may chết tại chỗ đó... Lâu dần người ta có thêu dệt thêm những câu chuyện cho thêm phần ly kỳ từ những câu chuyện trùng hợp ngẫu nhiên.

Một ḍng đời sống tâm linh dân gian vẫn hàng ngày hiện hữu bên cạnh những con đường ồn ào của phố xá.

 

 

Văn Bang

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2497 of 2534: Đă gửi: 24 April 2010 lúc 10:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

CÂU CHUYỆN MA CỦA DƯỢNG TÔI

 

Tôi có một ông dượng, trước đây dượng tôi không bao giờ tin có ma trên đời này. Nhưng thời gian hai, ba năm trở lại đây, dượng tôi rất sợ ma, đặc biệt là vào ban đêm không bao giờ bước chân ra khỏi nhà, cho dù là có bạn bè rủ nhau nhậu nhẹt, hay uống cà phê cũng tuyệt đối không đi, chỉ khi nào cơ nhỡ lắm mới ra ngoài vào ban đêm thôi, chẳng hạn như trong nhà có người ốm phải đi cấp cứu chẳng hạn.

Cách đây hai năm, dượng có về thăm gia đ́nh tôi. Trong những lúc trà dư tửu hậu với ba tôi th́ dượng mới tiết lộ, là bây giờ tôi mới thực sự tin là trên đời này có ma, rồi lần lượt kể cho mọi người trong nhà tôi nghe về "sự tích" mà tại sao bây giờ dượng tôi lại sợ ma đến nỗi như thế này.

Số là đêm đó bà chị của dượng tôi bị trúng gió, mà lúc đó trời cũng khuya rồi, khoảng mười hay mười một giờ đêm ǵ đó, trong nhà có nhiều người, người pha nước chanh, người nhóm bếp hơ lửa, người thoa dầu lên người của bệnh nhân, nhưng tuyệt đối trong nhà lúc đó không ai biết lễ gió cả, như các bạn cũng đă biết, trúng gió th́ phải lễ mới hết bệnh được.

V́ vậy mà phải t́m cho được thầy lễ về để lễ gió cho bà chị của dượng tôi, ngặt một nỗi trời đă quá khuya, mà trên đường từ nhà đến nhà ông thầy lễ đó, phải đi mất một đoạn cũng khá xa và phải đi ngang qua một cây me cổ thụ, đă có từ lâu đời mọc bên ven đường, mà cây me này nổi tiếng là nhiều ma.

V́ vậy mà không ai trong nhà lúc đó dám đi cả, nh́n cái cảnh đó, dượng tôi mới bực ḿnh quát tháo:

- Lũ bây toàn là một lũ nhát gan, ma với cỏ cái quái ǵ, để tao đi gọi thầy Sáu cho, tụi bây lo ở nhà liệu mà chăm sóc cho cô chúng bay đó.

Nói với đám con của dượng xong, thế là bắt đầu bước chân ra đường. Lúc này trời đă về khuya, sương xuống nên hơi lạnh, dượng tôi khoanh tay rồi thong dong bước đi. Đi được một đoạn gần tới chỗ cây me, dượng tôi nhủ thầm:

- Ma cỏ là cái quỷ ǵ, làm ǵ mà có ba cái chuyện bá láp như vậy trên đời chứ, đúng là bọn con nít bây giờ, đọc truyện đọc sách, rồi xem phim ảnh cho lắm vào để bây giờ cứ tưởng tượng viển vông, thật là ... hừm.

Đi được vài bước nữa, dượng tôi thấy thấp thoáng trước mặt h́nh như có hai con heo con, mà quái lạ heo qué ǵ giờ này mà c̣n chạy rông ở đây, mà lạ kỳ thật hai con heo cứ đứng sừng sững trước mặt như muốn cản đường dượng tôi.

Bước thêm vài bước nữa, vẫn thấy hai con heo cứ đứng sừng sững trơ trơ ra đấy như muốn thách thức, xua đuổi bao nhiêu cũng không đi. Bực ḿnh, dượng tôi vơ lấy đám ḿ ở kế bên, nhổ được vài ba cây ǵ đó thế là tiến sát đến hai con heo con, cứ thế mà quất tới tấp vào chúng.

Quất được một hồi, hai con heo con không thấy đâu nữa, mà thay vào đó là hai con heo to bằng con trâu sừng sững trước mặt, miệng há hốc mồm như muốn ăn tươi nuốt sống dượng tôi, nh́n thấy cảnh đó dượng tôi không thể nào lấy nổi b́nh tĩnh nữa, thế là quay đầu chạy một mạch đến nhà, thở hổn hển.

Những người trong gia đ́nh thấy vậy mới chạy tới hỏi là đă xảy ra chuyện ǵ, dượng tôi vừa thở, vừa nói:

- Rót cho tao ly nước cái đă, kẻo không tao chết khát bây giờ.

Sau khi uống nước xong, dượng tôi bắt đầu kể về chuyện đă gặp ma như thế nào, và một hai nhất quyết là không đi gọi thầy Sáu nữa, thế là mấy anh em con của dượng tôi mới tụm năm, tụm bảy lại và quyết định cử ba người đi, chứ không một ai dám đi một ḿnh để gọi thầy Sáu cả.

Nhưng đến lượt ba người đi th́ không thấy heo qué đâu, mà chỉ có cái cảm giác lành lạnh ở sống lưng khi đi ngang qua cây me cổ thụ đó mà thôi…

Từ đó, dượng tôi cũng không dám ra ngoài vào ban đêm nữa, chỉ khi nào có công việc gấp gáp lắm mới đi thôi, mà nếu có đi th́ cũng rủ thêm vài người chứ không dám đi một ḿnh.

 

 

                                                                khuyetdanh

 

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2498 of 2534: Đă gửi: 25 April 2010 lúc 6:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

KHÂM PHỤC BA TÔI NẶNG VÍA KHỦNG KHIẾP

 

Tôi rất là khâm phục ba tôi, trong khi tôi là một người cực kỳ yếu bóng vía, nhà tôi có hai chị em mà đứa nào cũng sợ ma, bị ba chửi hoài là sao con ba mà không giống ba. Ba tôi có nhiều chuyện để kể lắm, trong topic này tôi sẽ từ từ kể cho các bạn nghe.

khi ba tôi c̣n nhỏ, hồi đó bà cố nghèo lắm, ông nội tôi th́ lấy vợ nhỏ, nên bà nội tôi ở vậy một ḿnh nuôi bốn đứa con, ba tôi là đứa lớn nhất và có ḿnh ba là nam. Từ nhỏ các cô tôi và ba đă phải đi kiếm tiền rồi.

Cô ba th́ đi lấy rau muống, cô bốn th́ đi lấy kem bỏ sỉ bán, chỉ có cô út là sướng ăn học đàng hoàng và không phải đi làm. C̣n ba tôi làm đủ nghề, cái ǵ làm được là làm, làm đủ thứ nghề tối lại c̣n nhận thêm nghề canh nghĩa địa nữa.

Tối nào cũng ra đó ngủ, mà lúc đó khoảng mười tuổi chứ mấy, ra đó ngủ rồi người ta trả hai hay ba ngàn ǵ đó về đưa bà cố. Bà cố la hoài không cho đi vậy mà đêm nào cũng đi. Ba tôi kể ra đó thấy ma trơi ổng khoái quá trời.

Bà cố sợ không cho ra nên kêu cô bốn cột ba vào giường, tối ngủ mà cứ như có ai kêu dậy ra đó chơi chung, thế là ba tôi kêu cô bốn cởi trói chạy ra đó ngủ, chứ không ngủ ở nhà. Chuyện này tôi nghi là ra đó chơi hoài, nên vong nó mến nó rủ đi chơi.

Khi tuổi thiếu niên lớn hơn chút xíu, lúc đó cũng chiến tranh mà, nên người ta chết nhiều lắm, bên hông nhà ngày xưa là nghĩa địa, tụi trong xóm hay ra đó móc túi mấy người chết lấy tiền đi mua đồ, ba tôi thấy cũng ham mà bà cố chửi té tát nên mới không đi.

Rồi ba không những ra ngủ canh mồ mả cho người ta, mà c̣n kiêm thêm canh nhà xác bệnh viện...Ba kể tỉnh rụi là ngủ đó đă lắm, tại hồi đó đâu có máy lạnh đâu, chui vô trỏng ngủ mát thấy mồ.  Ba c̣n kể ở trỏng ba thấy người ta may xác hoài, tại hồi xưa bom ḿn làm lủng bụng, đứt đầu đủ thứ...Ba coi người ta làm thấy khoái.

Một hôm có bà kia bị đứt ...cái ǵ quên rồi, ba nói ông đó cho ba may thử. Rồi ba khấn trong đầu "tui may bà lại là làm phước cho bà chết cho nó đẹp đẽ thôi, bà đừng có về mà phá tui nha", thế là ba may, mà c̣n được khen là may đẹp nữa mới ghê chứ.

Rồi quay lại việc ở nghĩa địa, ba tôi cùng hai thằng trong xóm, hai thằng đó chắc cũng thuộc loại cứng vía mới ra nghĩa địa chơi chung với ba chơi cầu cơ. Mà không phải lấy cái cơ b́nh thường như mọi người. Ba tôi hồi đó khéo tay lắm, ǵ cũng làm được, ba lấy cái mảnh xương đỉnh đầu của hộp sọ mài ra h́nh trái tim để làm cơ.

Chắc cái thằng bị mài sọ nó tức điên ghê lắm...ba nói hai thằng kia để tay sao nó lên chạy quá trời, tới lượt ba nó nằm im re luôn, không nhúc nhích, thế là ba bị hai thằng kia chửi là mày nặng quá nó không lên nổi, mất vui..

Hồi chiến tranh, xác người nằm chỏng chơ ngoài nghĩa địa rất nhiều. Một hôm trời mưa gió băo bùng, người ta đi bắt ếch ngoài nghĩa địa, trời rất lạnh, ba tôi cùng hai thằng kia dựng một cái xác nào nằm đó lên, cột dựa vào cột, lấy điếu thuốc nhét vào tay, cho nó ra dáng đang hút thuốc.

Trời lạnh quá, mấy người đi bắt ếch lại xin:

- Anh ơi cho em xin điếu thuốc, lạnh quá...

Không thấy trả lời, nh́n kỹ th́ tá hoả, không chạy nổi mà ḅ luôn, ba tôi cười quá trời. Ba mới học lớp chín đă bị bắt đi lính, ba phải đóng quân ở nhiều nơi, tôi nhớ nhất là ba kể ở B́nh Thuận.

Người ta có câu "cọp Khánh Hoà, ma B́nh Thuận" mà. Tức là cọp chỉ có ở Khánh Hoà là dữ nhất, c̣n ma phải ở B́nh Thuận là nhiều nhất. Ở đó ba nghe dân làng kể, là ngay giếng nước gần chỗ ba đóng quân, có một con nhỏ kia tự tử, nghe nói là tối nào nó cũng về ngồi trên thành giếng soi gương.

Ba tôi khoái lắm, thế là hôm đó tranh với thằng lính kia để gác khu đó, xem coi con ma nó có ra không. Trời chập tối, ba đă vác súng ra giếng ngồi, ngồi một tí trời tối thui. Ngồi tí nữa, ba nghĩ là ngồi đây choán chỗ nó ngồi, nên mới gác súng đi ṿng ṿng, vừa đi vừa canh cái giếng, tới sáng luôn không có ma nào hiện ra hết.

C̣n thằng chung đơn vị nó cũng gác ở đó, sáng hôm sau thấy nó tái mét, nó kể thấy con nhỏ đó đứng soi gương...nó quíu quá muốn xỉu luôn. Rồi hôm khác và hôm khác nữa, nhiều thằng bị lắm, thế là ba tôi nổi tiếng luôn là đi gác về mà khoẻ re.

Đây là hồi ba tôi cùng người chú đi làm ăn xa ở Đà Lạt th́ phải...Hôm đó ba tôi cùng với chú lên đó để buôn bán xe, nên hai người thuê nhà trọ ở. Thế là ngủ trong pḥng đó, thấy nó cũng hơi u ám nhưng ai cũng lăn ra ngủ ngon lành không có để ư ǵ xung quanh pḥng hết.

Tối hôm đó chú tôi mơ thấy có một bà kia về ngồi kế bên giường cười với chú, rồi kéo chân chú th́ phải, sợ quá hôm sau chú nói với ba tôi, th́ hai người cùng ra hỏi bà chủ nhà. Bà chủ nhà kể là có người đàn bà tự tử trong pḥng đó, nên có treo h́nh bả để thờ trong pḥng.

Về pḥng nh́n quanh th́ thấy có h́nh bà đó thật, chú tôi bảo:

- Trời ơi là bà này nè anh hai.

Thế là ba tôi hỏi bà chủ:

- Sao không bỏ tấm h́nh ra.

Bà chủ nói:

- Nếu treo h́nh th́ chỉ có pḥng đó là bị quậy thôi, không treo là quậy nguyên nhà luôn đó.

Nghe thế, chú tôi sợ quá thu xếp về Sài G̣n ngay, c̣n ba tôi vẫn ở lại v́ công chuyện chưa xong mà. Trước khi ngủ ba tôi nh́n tấm h́nh phơ phất trong đêm tối, hồi đó đâu có đèn điện neon đâu, đèn tṛn màu vàng ệch nên ánh sáng leo lét lắm.

Ba tôi nh́n thấy tấm h́nh buồn mà h́nh như bả nhoẻn miệng cười....rồi sau đó ba dậy, ra xin bà chủ nhà mấy cây nhang rồi khấn vái:

- Tôi đi làm ăn xa, ở đây tôi cũng không quậy ǵ bà, thôi bà thương tôi đừng phá, để tôi ngủ lấy sức làm ăn.

Rồi cứ thế ba ngủ tới sáng, ở đó mấy ngày luôn cũng không hề hấn ǵ. Tôi nhận ra một điều từ những chuyện của ba tôi, tôi thấy ba tôi hay tôn trọng người chết nên hay khấn vái, mà phải thành tâm mới được yên thân.

 

 

                                                                  Minh Huệ

 

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2499 of 2534: Đă gửi: 26 April 2010 lúc 3:17pm | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

BÍ ẨN QUANH NHỮNG SỌ NGƯỜI PHA LÊ

 

Có rất nhiều bí ẩn siêu nhiên tồn tại quanh chiếc hộp sọ pha lê, đă được ghi chép lại qua nhiều thế hệ như: Siêu năng lực, sự thay đổi màu sắc, sự lan toả của một loại hương vị khác thường, cũng như sự hiện diện của tất cả những ǵ có tính chất ma thuật, vẫn chưa được lư giải nổi.

Một trong số các hiện vật c̣n tồn tại đến ngày nay, ẩn chứa nhiều bí ẩn nhất, chắc chắn là chiếc sọ pha lê. Nguồn gốc của chúng từ đâu? Kỹ thuật nào để làm ra chúng một cách hoàn hảo? Chúng được làm ra với mục đích ǵ? Và một loạt các bí ẩn khác vẫn c̣n tồn tại cho tới ngày nay, thực sự là một câu đố lớn đối với những nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Chiếc hộp sọ đầu tiên được phát hiện mang tên "hộp sọ số phận". Có một giả thiết lịch sử cho rằng "hộp sọ số phận" được phát hiện vào năm 1927 bởi cha con nhà thám hiểm người Anh Frederick A. Mitchell Hedges, trong các phế tích của ngôi đền Maya tại Lubaantun, nay là Belize, nhưng măi tới những năm 1970 chúng mới được ra mắt công chúng.

Nhưng trong một phiên bản khác lại cho rằng, thực chất Hedges đă mua chiếc đầu lâu này, tại một cuộc đấu giá Sotheby’s ở London năm 1943. Bởi vậy, họ vẫn c̣n hoài nghi giả thiết thứ nhất nói rằng, nguồn gốc của chiếc sọ pha lê là do người Maya sáng tạo ra.


Trên thực tế, chiếc hộp sọ là một tác phẩm nghệ thuật vô giá, v́ nó được chạm khắc rất tinh tế và hoàn hảo. Chiếc "hộp sọ số phận" về mặt kỹ thuật là không thể lư giải được.  Sự hoàn hảo của nó đạt tới mức dùng công nghệ hiện đại, cũng khó mà có thể tạo ra được. Với trọng lượng năm kg, nó là bản sao chính xác của một hộp sọ nữ.


Bề mặt hộp sọ này được đánh bóng không t́ vết, dù soi dưới kính hiển vi. Hàm tách biệt với phần c̣n lại của cấu trúc, và được đính kèm theo bằng bản lề có thể cử động được. Hộp sọ được làm từ một mảnh đá thạch anh duy nhất, có độ cứng ở mức bảy trên bậc thang Mohs, thang độ cứng khoáng sản được tính từ 0-10, mức độ chỉ kim cương mới có thể cắt được.


Trong các nghiên cứu được tiến hành trong những năm 1970, của Công ty Mỹ Hewlett-Packard cho thấy, để đạt tới sự hoàn hảo như vậy, con người sẽ phải mất ba trăm năm lao động miệt mài. Nhưng nó được tạo từ một khối tinh thể hoàn chỉnh, nghĩa là mọi nỗ lực đẽo gọt viên đá đều có thể làm nó vỡ ra.


Các kỹ sư và kỹ thuật viên cảm thấy vô cùng lư thú, khi nghiên cứu chiếc hộp sọ bí ẩn này. Ẩn sâu bên trong một số sọ pha lê, là sự sắp đặt rất khéo léo các ống kính, lăng kính và các rănh. Khi thắp nến bên dưới hộp sọ, chiếc hộp sọ sẽ phát pha rất nhiều tia sáng mỏng lấp lánh, và những hiệu ứng quang học kỳ lạ.


Họ cũng đưa ra kết luận rằng, không có một công nghệ hiện đại nào được biết đến, có khả năng tạo ra bản sao chính xác của chiếc hộp sọ người, làm từ đá thạch anh này. Món tiền thưởng nửa triệu đô la cho người có khả năng thực hiện được điều đó, vẫn c̣n nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Nhưng cũng có rất nhiều bí ẩn siêu nhiên tồn tại quanh chiếc hộp sọ, đă được ghi chép lại qua nhiều thế hệ như: Siêu năng lực, sự thay đổi màu sắc, sự lan toả của một loại hương vị khác thường cũng như sự hiện diện của tất cả những ǵ có tính chất ma thuật vẫn chưa được lư giải nổi.

Trong cuốn sách Sự nguy hiểm, người bạn của tôi, xuất bản năm 1954 của Mitchell Hedges có viết, hộp sọ pha lê phải đă tồn tại ít nhất là ba ngàn sáu trăm năm. Huyền thoại được thắp sáng bởi các linh mục người Maya, trong các nghi thức bí truyền. Truyền thuyết kể rằng, khi họ muốn ai đó phải chết, chỉ cần cho người đó nh́n vào hộp sọ, một cái chết không thể tránh khỏi sẽ đến nhanh chóng.

C̣n có một truyền thuyết đáng lưu ư khác, kể về khả năng truyền tải bộ nhớ của những sinh vật sống. Phiên bản giả thiết mới nhất cho rằng, hộp sọ có khả năng lưu giữ, hay truyền những kiến thức bất tử của các linh mục cũ, cho người tiếp tục sứ mạng của họ.

Trong một nghi thức long trọng, vị linh mục già và người kế nhiệm của ông, cùng nhau đặt tay lên chiếc hộp sọ pha lê, và tất cả các thông tin được lưu giữ trong bộ năo của người thầy, sẽ được truyền sang cho người kế nhiệm mới của họ.

Và “hộp sọ số phận” không phải là duy nhất. Một số chiếc tương tự khác, cũng đă được t́m thấy ở nhiều địa điểm khác nhau trên Trái đất, và chúng được tạo ra từ những tộc người khác nhau, với những chất liệu khác nhau.

Trong số đó có một bộ xương được t́m thấy ở Mông Cổ làm từ loại đá xanh, có niên đại từ 3.500–2.200 năm trước Công nguyên, kích cỡ nhỏ hơn  kích cỡ thật của con người hiện đại.

Trong đầu thế kỷ mười tám, một chiếc hộp sọ hoàn hảo làm bằng thạch anh hồng, có trọng lượng 7,5 kg cũng đă được phát hiện trong ngôi mộ cổ, của một nhà sư Nga tại thành phố cổ Luv, Ukraine vào năm 1710.

Một hộp sọ bí ẩn nữa được biết tới vào năm 1993, trong bộ sưu tập của nhà bán đấu giá nổi  tiếng của Đức Hans Van Daiten. C̣n trong truyền thuyết cổ xưa của người da đỏ, có nói sơ lược về những chiếc hộp sọ pha lê cho hay, hộp sọ pha lê nguyên bản gồm có ba mươi chiếc, chúng là quà tặng của các vị thần cho loài người, và trở thành biểu tượng của sức mạnh lẫn cái chết đối với người da đỏ.

 

 


Pravda

 

 

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 
hiendde
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 November 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2516
Msg 2500 of 2534: Đă gửi: 30 April 2010 lúc 2:10am | Đă lưu IP Trích dẫn hiendde

 

ẢNH MA TỪ TU VIỆN COOMBE

 

Tu viện Coombe được xây dựng vào năm 1150 trên miền trung du Warwickshire, là nơi lui tới riêng tư của các đời vua chúa nước Anh trong hàng chục thế kỷ. Măi cho đến khi Coombe khôi phục lại thành khách sạn đón tiếp công chúng, người ta bắt đầu phát hiện lâu đài này cũng có những hồn ma bóng quế.

Mùa hè năm 2003, trong chuyến tham quan Tu viện Coombe, Ross Corby chụp cho vợ một tấm h́nh trong tiền sảnh của Nhà hàng Cloisters. Vô t́nh đó cũng là nơi xuất hiện nhiều nhất, trong những câu chuyện ma ám đồn thổi về lâu đài.

Khi hai vợ chồng trở về pḥng và tải ảnh từ máy chụp kỹ thuật số ra máy tính, họ bất ngờ phát hiện những đám mây khói bí ẩn trùm lên khắp khung cảnh trong tấm h́nh.

Thật kỳ là, vào thời điểm chụp ảnh, cả Ross Corby và vợ đều không mảy may thấy một sợi khói nào như thế. Cũng chẳng phải là khói thuốc x́ gà, bởi lúc đó chung quanh không hề có ai. Phải chăng đây là một bằng chứng hiển hiện rằng lâu đài thực sự có ma?

Cùng với thời gian, hàng trăm câu chuyện ma ám đă được thêu dệt trong khắp các ngơ ngách Tu viện Coombe.

Chính tại nơi đây vào năm 1345, ngài tu viện trưởng Abbot Geoffrey đă bị một trong những môn đệ của ông giết chết. Kể từ đó vào các đêm trăng sáng, theo lời đồn đại, người ta vẫn thấy một bóng h́nh khoác áo thầy tu, lướt êm ru qua các dăy nhà, rồi hất tung mọi đồ đạc lỉnh kỉnh trong nhà bếp. Dân t́nh nói với nhau rằng qua hàng trăm năm, linh hồn oan khuất của vị tu sĩ vẫn chưa thể siêu thoát.

Tiếp nữa là câu chuyện về nàng Matilda, cô gái có đôi mắt yêu tinh màu xanh lá ba trăm năm trước, bị một vị trưởng môn của Coombe bội t́nh. Lời nguyền nàng để lại đă khiến đứa con trai đầu ḷng của vị tu sĩ này chết trẻ, và đến tận ngày nay thỉnh thoảng vẫn nghe bước chân nàng thơ thẩn trên con đường rải đá cuội phía sau khu nhà thờ.

Vẫn c̣n hàng loạt những lờn đồn thổi kỳ bí khác, ví dụ như bóng ma của một kỵ binh hàng đêm cưỡi ngựa quanh túp lều của người gác cửa, hay người phụ nữ lạ mặt trong trang phục triều đại Victoria vẫn đạp xe đều đều qua con phố bên ngoài Tu viện…

Hư thực về những bóng ma chưa dám khẳng định, chỉ biết rằng khách đến nghỉ ở khách sạn Coombe ngày nay, đă quá quen thuộc với những tiếng đóng sầm cửa bất ngờ, mà không có ai là thủ phạm. Đôi lúc nhiều người yếu tim nửa đêm lại nhảy bổ ra khỏi pḥng v́ bị “ai đó” ghẹo đùa.

 

Bức ảnh chưa thể giải thích của Ross Corby.

 

                                              Mysterious

 

 

 

 

 

 

 

 

Quay trở về đầu Xem hiendde's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi hiendde
 

<< Trước Trang of 127 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.6367 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO