- Những bào thai đang lớn (thậm chí thai đôi), người mẹ vẫn gạt nước mắt phá bỏ, để tránh cho những đứa con dị dạng, sứt môi, không sọ, tim... hoặc bị down, teo cơ, đông máu... phải chào đời.
Mẹ trẻ tuổi, thai vẫn có thể bị dị tật
Ngày nào Trung tâm Chẩn đoán trước sinh của BV Phụ sản Trung ương cũng có hàng chục phụ nữ đến kiểm tra thai. Toàn những khuôn mặt rầu rĩ, những cặp mắt đỏ hoe, những tiếng khóc nức nở v́ “phán quyết’ của bác sĩ.
Người chồng đợi vợ ở ngoài cửa từ năy giờ đứng ngồi không yên. Cửa pḥng bác sĩ vừa hé, thấy bóng vợ đi ra anh hỏi ngay: Sao rồi em? Bác sĩ nói sao?... Chẳng cho vợ trả lời, người chồng sốt ruột hỏi liên hồi.
Chị Trần Thu L., 25 tuổi, ở thành phố Hà Đông, Hà Nội, có mang lần đầu được 18 tuần, vừa được các bác sĩ quyết định cho đ́nh chỉ thai. Em bé của chị được chẩn đoán tim chỉ có một tâm thất, nếu ra đời, sẽ phải ghép tim mới hy vọng sống.
Một thai phụ khác, Lương Thái P., 41 tuổi, cũng đến BV Phụ sản Trung ương để bỏ thai 18 tuần tuổi. Quyết định này chỉ được chị chấp nhận sau lần tư vấn thứ 3, dù đă được làm thủ thuật chọc ối và xác định, thai nhi bị down.
BS Trần Danh Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, người trực tiếp theo dơi ca bệnh của chị P. cho biết, phương pháp chọc ối phải được bác sĩ chỉ định mới được làm và phải được sự đồng ư của bệnh nhân. Đây là kỹ thuật chẩn đoán thai chính xác, khi thai đă 18 tuần.
Đến nay chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về dị tật thai nhi, nhưng BS Trần Danh Cường cho biết, theo một nghiên cứu cách đây vài năm của ông th́ có tới 5,4% trẻ sinh ra tại BV Phụ sản Trung ương bị dị tật, trong khi tỷ lệ chung của thế giới khi đó là 3,5-5%. C̣n hiện nay, tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mỗi tháng có khoảng 200 ca có những bất thường về thai nghén đến kiểm tra; và 1/3 trong số này phải đ́nh chỉ thai.
Trong số các thai phụ không may mắn này, có cả phụ nữ trẻ, mới sinh lần đầu. Nhiều bà mẹ dù bác sĩ đă chỉ định bỏ thai, vẫn hy vọng bác sĩ kết luận sai. Lại có trường hợp tiếc "con nếp" khi đă có "con tẻ", cố t́nh để sinh, và đứa trẻ không lành lặn đành phải ra đời.
Bác sĩ Trần Danh Cường cho biết, chẩn đoán trước sinh là việc làm cần thiết và khoa học nhất trong theo dơi thai kỳ. Thông qua phương pháp siêu âm, có thể phát hiện trên 80-90% thai nhi dị tật. Từ tuần thứ 12 trở đi là thời điểm thích hợp để phát hiện ra thai dị dạng như không phân chia năo trước, năo lộ ngoài... Đây cũng là thời kỳ phát hiện ra nhiều thai nhi dị dạng nhất (chiếm 68%). Từ 18-22 tuần thai th́ có thể phát hiện được đa số các dị tật.
Trong khoảng 2 năm gần đây, dù Bệnh viện Phụ sản Trung ương chưa có thống kê nào về dị tật thai nhi nhưng số thai phụ đến khám tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh cho thấy, đa số sản phụ đến từ Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Ḥa B́nh..., do có nghi ngờ khi siêu âm. Các dị tật hay gặp ở thai nhi là dị tật h́nh thái như sứt môi, thai vô sọ, tim... hoặc dị dạng di truyền như down, teo cơ, đông máu...
"Sàng lọc sơ sinh không có nghĩa là xác định giới tính để có được con trai hay con gái theo ư muốn. Bộ Y tế đă có quy định cấm xác định giới tính thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh liên quan thai nhi là bé trai, vẫn vẫn cần xác định giới tính để đưa ra những quyết định đúng đắn. Đây là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dân số" - BS Trần Danh Cường cho biết. |
V́ đâu bé không được chào đời?
Lư do thai nhi có dị tật đang là câu hỏi để ngỏ. "Mỗi bệnh của thai nhi do một nguyên cớ khác nhau. Tuy nhiên, môi trường là yếu tố gây khả năng dị tật cao. Hoặc do bà mẹ sử dụng thuốc ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là bé trai. Tuy nhiên, có những trường hợp không phải di truyền, sử dụng thuốc hay môi trường cũng được xác định thai dị dạng”, BS Cường nói.
Như trường hợp chị Lê Thu H., 27 tuổi, ở Hải Pḥng, mang song thai, vẫn được tư vấn đ́nh chỉ thai dù cả hai vợ chồng đều khỏe mạnh, hai gia đ́nh không có ai mắc bệnh di truyền; khu vực nơi gia đ́nh sinh sống không bị ô nhiễm. Nhưng khi thai được 12 tuần tuổi, bác sĩ nghi ngờ có vấn đề. 6 tuần sau, qua thăm khám các bác sĩ khẳng định 1 thai tăng khoảng sáng sau gáy, một thai b́nh thường. 20 tuần tuổi, tiếp tục phát hiện dị tật ở thai thứ hai: bệnh tim nặng (tứ chứng Fallot).
BS Cường cũng lưu ư "thủ phạm" gây dị tật thai nhi cũng có thể là thuốc động kinh, đông máu, an thần, dễ gây dị dạng chi. Hay Vitamin A có trong thuốc trứng cá, vẩy nến; Vitamin K, kháng sinh có ảnh hưởng gây thần kinh gây điếc, ung thư…
BS Cường cũng khẳng định, hiện chưa có nghiên cứu nào nói thực phẩm nhiễm độc ăn vào gây dị dạng bẩm sinh. Bởi bào thai được bảo vệ chắc chắn trong cơ thể mẹ thông qua bánh rau. Mọi thức ăn khi vào cơ thể mẹ được chuyển hóa rồi mới qua bánh rau vào bào thai. Chỉ nguồn nước, không khí ô nhiễm là ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.
BS Cường khuyến cáo: “Tất cả các phụ nữ mang thai đều cần được chẩn đoán trước sinh, đặc biệt là những người có tiền sử sản khoa không tốt, có tiếp xúc với môi trường và hoá chất độc hại, bị bệnh trong lúc mang thai, phụ nữ mang thai trên 35 tuổi, tiền sử gia đ́nh có người dị tật... Để tránh t́nh trạng trên cũng như điều trị sớm, giảm thiểu tử vong cho trẻ, cần sàng lọc sơ sinh, để phát hiện sớm các dị dạng nhiễm sắc thể (gen), dị dạng h́nh thái và các cơ quan nội tạng khác của thai nhi, kịp thời chỉ định đ́nh chỉ hay điều trị, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và ra đời không bệnh tật”.
|