Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 190 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Để trở thành Tu Đà Huờn phải làm những ǵ Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
ngoclan74
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 March 2008
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 5
Msg 1 of 8: Đă gửi: 17 March 2009 lúc 6:10am | Đă lưu IP Trích dẫn ngoclan74

 

Để trở thành Tu Đà Huờn phải làm những ǵ?

Phải quán ngũ uẩn thủ là vô thường, là khổ, là vô ngă. Điều nầy rất quan trọng khi hành thiền minh sát, thấy vô thường, khổ, và vô ngă, nghĩa là thấy sự sanh và diệt của ngũ uẩn. Cái chết có thể đến với ta bất kỳ lúc nào, đó là một sự đáng kinh sợ của năm uẩn. Khi nhận ra các uẩn là nguy hiểm, ta thấy sự bất toàn và ta trở nên nhàm chán chúng. Ta không c̣n muốn bám níu hay ham muốn chúng. Ta lánh xa chúng. Tâm nhàm chán năm uẩn nầy rất quan trọng, được gọi là minh sát tuệ vững mạnh.

Trước đó, minh sát tuệ c̣n yếu. Ở thời kỳ thấy các uẩn sanh và diệt và thấy chúng đáng ghê sợ, thiền sinh chưa phát triển tuệ minh sát mạnh. Chỉ khi nào phát sanh sự nhàm chán đối với năm uẩn, lúc đó mới được gọi là có minh sát tuệ mạnh. Minh sát tuệ mạnh sẽ dẫn hành giả đến sự đạt đến giác ngộ, đạt tới tầng thánh nhập lưu.

Câu nói trở nên nhàm chán ngũ uẩn qua sự thấy ba đặc tướng được giảng giải trong một câu chuyện ngụ ngôn nói về một người nọ đi câu cá. Câu chuyện nầy được viết rất chi tiết trong chương thứ hai mươi mốt trong Thanh Tịnh Đạo.

Muốn bắt cá, người kia đặt lưới xuống nước. Một lúc lâu sau nghĩ rằng có một con cá trong lưới người bèn đút tay vào trong lưới để nắm lấy con cá. Nhưng khi dở lên xem th́ nhận ra rằng vật mà ḿnh nắm trong tay không phải là con cá mà là con rắn độc. Ngay khi đó ta cảm giác như thế nào? Trước hết ta cảm thấy sợ hăi, v́ đó không phải là con cá mà là con rắn độc nó có thể cắn chết.

Thế nên người kia sợ hăi và thấy sự nguy hiểm. Khi thấy sự nguy hiểm, trở nên chán ghét và không muốn giữ cái mới bắt được. Người kia muốn quay lưng, để trốn tránh nó, vứt nó ngay và để được thoát khỏi nó. Nhưng trước hết phải làm ǵ để ngăn ngừa không để nó cắn. Người kia tóm lấy con rắn, nắm ngay đầu nó và quay mấy ṿng, rồi quăng nó đi thật xa.

Cùng thế đó, để trở nên nhàm chán đối với năm uẩn, hành giả phải quán sát ba đặc tướng luôn luôn, để đừng chịu dưới ảnh hưởng của chúng. Để tránh bị cắn chết do sự không thấy ba đặc tướng trên, thiền sinh nên quán vào chúng thường xuyên.

Câu chuyện cá-rắn trên rất thích đáng. Ta không muốn lánh xa vật ấy. Chỉ khi nào thấy nguy hiểm hay thấy việc ǵ sai trái, ta mới chịu trốn tránh xa lánh nó. Chẳng hạn khi muốn bỏ hút thuốc, phải thấy sự nguy hiểm của việc hút thuốc. Nếu muốn bỏ uống rượu, phải thấy sự tai hại của rượu. Đây là một diễn tiến tự nhiên và hợp lư, chớ không phải là một lư thuyết suông của một người nào cả.

Đại Đức Xá Lợi Phất dạy rằng, "Nếu vị tỳ khưu giới hạnh, thấy ngũ uẩn thủ là vô thường khổ và vô ngă vị nầy có thể đạt đến tầng thánh nhập lưu và trở thành Tu Đà Huờn."

Nghĩa của "nhập lưu" là ǵ? Dịch từ tiếng Pali: Sotapatti, gồm có hai phần, sota và apatti. Chữ sota thật ra không có nghĩa chỉ là ḍng nước; mà nó có nghĩa là ḍng nước trôi chảy của con sông, hay một ḍng nước chảy. Apatti nghĩa là "đạt đến đầu tiên." Sotapatti nghĩa là "đầu tiên đạt đến ḍng nước chảy." Khi cái ǵ chảy vào ḍng sông, chắc chắn nó sẽ đi đến biển cả. Cùng thế ấy, khi một người đạt đến ḍng sông của Thánh Đạo, người ấy chắc chắn sẽ đạt đến Niết Bàn.

Khi một người trở thành Tu Đà Huờn, sẽ không bao giờ đi trở ngược lại. Vị ấy càng tiến gần Niết Bàn, và trong ṿng bảy kiếp vị ấy sẽ đạt đến Niết Bàn. Nhập lưu, nghĩa là vào ḍng sông lần đầu tiên. Lúc nào người ấy vào được ḍng sông? Người ấy vào ḍng sông lần đầu tiên khi sự hành thiền minh sát của vị ấy trở nên thành tựu, và hoàn măn--khi vị ấy giác ngộ lần đầu tiên.

Trong lúc nầy, tự nơi tâm của vị ấy phát sanh một loại tâm mà vị ấy chưa hề kinh nghiệm trước kia. Tâm nầy khởi sanh vào lúc cuối của sự thực hành thiền minh sát. Có bốn tầng mức giác ngộ và ở mỗi tầng mức, một ô nhiễm được tiêu diệt. Khi Đạo tâm phát sanh, nó đi theo bởi những tâm sở. Tâm sở thứ nhứt, Chánh kiến, nghĩa là sự hiểu biết hay trí tuệ. Chính cái trí tuệ nầy thực sự tiêu diệt những ô nhiễm.

Khi một vị đạt đến quả vị Tu Đà Huờn, vị ấy không c̣n là một người phàm nữa. Được Nhập lưu, vị nầy trở thành "người cao thượng tiêu diệt được vài thứ ô nhiễm". Tuy nhiên, chính Chánh Kiến tiêu diệt chúng chớ không phải người tiêu diệt chúng. Nên ta nói rằng vài thứ ô nhiễm bị tiêu diệt ngay trong lúc đầu tiên của quả vị Tu Đà Huờn, khoảnh khắc đầu tiên của giác ngộ. Tiêu diệt nghĩa là hoàn toàn nhổ tận gốc rễ và không bao giờ phát sanh lại ở nơi tâm.

Vị Tu Đà Huờn cũng cắt đứt được ba giây trói buộc hay cũng gọi là thằng thúc, đó là ba thứ ô nhiễm. Một là tà kiến về thân hay thân kiến, ảo kiến về tự ngă. Thứ hai là hoài nghi về Phật Pháp Tăng và sự tu tập theo nhân quả. Thứ ba là giới cấm thủ, tin tưởng về tế lễ thần linh. Đó là ba thằng thúc bị tiêu diệt ngay lúc Đạo tâm Tu Đà Huờn phát sanh.

Trước khi đạt đến sự giác ngộ lần đầu tiên, người thiền sinh cũng có thể dứt bỏ thân kiến hay ảo kiến về tự ngă. Sự dứt bỏ nầy c̣n tạm thời và không tṛn đủ. Nhưng trong lúc giác ngộ vị ấy hoàn toàn tiêu diệt được thân kiến, và nó không bao giờ phát sanh trở lại nơi tâm của vị ấy nửa.

Để trở thành Tu Đà Huờn, vị ấy có một đức tin không lay chuyển về Phật, Pháp, Tăng. V́ vị ấy thực chứng Pháp bảo và đạt đến quả vị qua giáo pháp của Đức Phật, vị ấy biết rằng Đức Phật là một vị thầy chơn chính, Đức Phật tự giác ngộ và dạy con đường đưa đến giác ngộ. Cho nên vị Tu Đà Huờn có một đức tin vững chắc và tin tưởng nơi Đức Phật.

Vị Tu Đà Huờn cũng có đức tin không lay chuyển nơi Pháp bảo, ở đây có nghĩa là sự thực hành hay pháp hành.Vị ấy có đức tin hoàn toàn nơi pháp hành dẩn đến sự tiêu diệt ô nhiễm, đưa đến chứng ngộ Niết Bàn. Có được đức tin vững chắc nơi Phật Pháp Tăng, vị ấy tăng thêm đức tin nơi pháp hành. Trước khi trở thành Tu Đà Huờn, vị nầy đôi khi cũng có hoài nghi không biết là ḿnh làm có đúng không hay hoài nghi không biết Pháp hành có đưa đến sự chứng ngộ Niết Bàn không. Nhưng bây giờ vị ấy đă đạt đến thánh quả Tu Đà Huờn và đạt được kết quả mong muốn, vị ấy không c̣n hoài nghi ǵ nửa cả.

Một người đă đạt được sự chứng ngộ biết rằng không có một con đường nào đúng hơn để dẩn đến Niết Bàn. Nếu có ai bảo với vị Tu Đà Huờn hảy hành hạ thân xác ḿnh, hoặc hành động như con chó, con ḅ… có thể đưa đến sự đạt Niết Bàn, vị ấy cũng không bao giờ tin. Vị ấy biết qua kinh nghiệm rằng sự thực hành nào không gồm có Bát Chánh Đạo, đó là con đường sai. V́ thực hành Bát Chánh Đạo và thiền Minh Sát, đạt đến giác ngộ, vị ấy biết rằng đây là con đường đúng. Vị ấy biết rằng pháp hành nào không gồm có Bát Chánh Đạo, hay tám chi, sẽ không thể dẫn đến sự tiêu diệt ô nhiễm.

Tóm lại một vị Tu Đà Huờn tiêu diệt được thân kiến, hoài nghi Phật Pháp Tăng và giới cấm thủ. Và cũng tiêu diệt nhiều thứ ô nhiễm khác. Có nhiều thứ ô nhiễm khác như tham lam, sân hận, si mê ...

Mục đích chúng ta ở đây ta phải hiểu ô nhiễm có hai thứ. Ô nhiễm thứ nhứt rất trầm trọng có thể đưa ta xuống bốn đường ác đạo. Ô nhiễm thứ hai nhẹ hơn không đưa ta đến bốn đường ác đạo. Tuy tham lam, sân hận, si mê thuộc về nhóm ô nhiễm thứ nhứt, vị Tu Đà Huờn có thể đoạn trừ chúng. Vị ấy vẫn c̣n tham lam, sân hận, si mê, nhưng chúng không mạnh đủ hay tệ lắm có thể đưa đến bốn đường ác đạo. Cho nên không những chặt đứt đươc ba thằng thúc, Vị ấy c̣n tiêu diệt được sức mạnh của các ô nhiễm có thể lôi kéo vị ấy xuống bốn đường ác đạo. Những ô nhiễm c̣n trong vị Tu Đà Huờn rất yếu không thể đưa vị ấy vào trong khổ cảnh.

Vị Tu Đà Huờn có được bốn phẩm hạnh: đức tin vững vàng nơi Phật, Pháp, Tăng, và giới đức hoàn toàn trong sạch. Ba phẩm hạnh đầu tiên đă được giảng rồi. Bây giờ ta học về phẩm hạnh cuối, giới đức của vị Tu Đà Huờn.

Vị Tu Đà Huờn thụ hưởng một giới đức trong sạch quí báu mà những bậc cao thượng ngợi khen và tán thán. Giới đức của vị ấy hoàn toàn trong sạch và vị ấy giữ giới không đứt ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối, và không bao giờ đứt giới hai hay ba lần liên tiếp. Vị ấy giữ năm giới chặt chẻ và trong sạch, không đứt một giới nào cả.

Sách chú giải nói rằng khi một vị Tu Đà Huờn mạng chung và tái sanh làm người lại ở kiếp sau, sẽ tự động giữ giới trong sạch. Dù c̣n là một em bé vị nầy sẽ không bao giờ giết một vật có sự sống. Một vị Tu Đà Huờn rất trong sạch giữ năm giới, tránh không sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối và uống các chất say.

Thời bây giờ có người tự cho rằng họ là Tu Đà Huờn, và rất khó để biết họ thực sự là Tu Đà Huờn hay không. V́ nó nằm trong kinh nghiệm bản thân, ta không thể vào trong tâm của họ để xem coi họ có phải là Tu Đà Huờn thật hay không. Nhưng cũng có cách để t́m hiểu điều đó bằng quan sát sự giữ năm giới của họ. Nếu người ấy giữ giới luật thật chặc chẽ và không đứt một giới nào, người ấy có thể là vị Tu Đà Huờn. Nhưng nếu thấy người ấy phạm giới uống rượu, hay nói dối ta có thể quả quyết rằng người nầy không phải là Tu Đà Huờn.

Theo chú giải, một vị Tu Đà Huờn không phạm một giới nào trong năm giới cả, nên vị nầy không uống rượu. Có người tự cho ḿnh là Tu Đà Huờn, nhưng họ cũng vẫn uống rượu và làm những việc bất thiện khác. Và họ nói rằng, "Ồ, tôi là Tu Đà Huờn. tôi có thể làm những việc nầy, tôi không bị ảnh hưởng ǵ cả. Tôi cao rồi không bị tội ǵ cả nếu có làm những việc bất thiện. Bởi v́ tôi là Tu Đà Huờn, có tŕnh độ tâm linh cao.”

Nếu tin những người như thế, ta rất si mê. Là một Tu Đà Huờn không có nghĩa là vị ấy được che chở bảo vệ không đi địa ngục, và vị ấy muốn làm ǵ th́ làm. Nếu vị nầy có khả năng làm những việc ǵ có thể đưa vị ấy đi đến khổ cảnh, vị nầy không phải là Tu Đà Huờn và sẽ tái sanh nơi khổ cảnh, chớ không phải ở thế gian nầy. Cho nên là một Tu Đà Huờn không có nghĩa là vị nầy muốn làm ǵ th́ làm, và được bảo đảm không đi địa ngục.

Đối với một vị Tu Đà Huờn th́ cửa của các ác đạo đă đóng lại. Nghĩa là vị nầy sẽ không tái sanh trong bốn đường ác đạo. Vị nầy sẽ không tái sanh ở địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ hay a tu la. Vị nầy không tái sanh vào khổ cảnh v́ giới luật trong sạch bảo vệ, và giúp vị nầy không làm bất thiện nghiệp, không làm những ǵ có thể đưa vị nầy vào khổ cảnh.

Phước báu và các bảo vật cao quư

Hôm qua đă học về quả vị Tu đà huờn, về sự diệt và đọan trừ các ô nhiễm, và những bậc Tu Đà Huờn là những vị đạt vào tầng thánh đầu tiên của giác ngộ. Hôm nay chúng ta nói về những phước báu danh dự dành cho các vị ấy khi đạt đến sự giác ngộ nầy. Trong Thanh Tịnh Đạo, gọi đó là những phước báu của Tu đà huờn đạo: Sotapatti-magga. Chúng là những phước báu của những người trở thành Tu Đà Huờn, hay những phước báu đạt đến Tu đà huờn Đạo

Phước báu đầu tiên nêu ra trong Thanh Tịnh Đạo là sự tận diệt các ô nhiễm mà từ trước không bao giờ được tiêu trừ. Khi hành thiền minh sát, ở mỗi khoảnh khắc chánh niệm, thiền sinh diệt trừ ô nhiễm. Nhưng sự diệt trừ trong những khoảnh khắc nầy là sự diệt trừ tạm thời hay sự diệt trừ bằng cách thay thế. Nghĩa là những ô nhiễm được thay thế vào bởi các tâm thiện, và khi nào chúng ta ở trong tâm thiện, th́ sẽ không có tâm ô nhiễm. Cho nên trong khi hành thiền minh sát thiền sinh có thể diệt trừ ô nhiễm tạm thời mà thôi.

Có hai thứ ô nhiễm: ô nhiễm nằm sẵn trong đối tượng, và ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm. Ô nhiễm nằm sẵn trong đối tượng có nghĩa ô nhiễm phát sanh khi ta kinh nghiêm một vật ǵ. Thí dụ như có một vật ǵ đẹp, một người thấy vật đẹp đó, thích nó, và ham muốn nó. Khi dính mắc vào nó, người nầy đă đặt ô nhiễm vào trong đối tượng đó. Ô nhiễm nằm sẵn trong đối tượng, chỉ có thể được diệt trừ bằng thiền minh sát. Khi hành thiền, thiền sinh ghi nhận đối tượng nên không có dính mắc, tham muốn, hay bám níu có thể phát sanh.

Nhưng thiền minh sát không thể đụng đến loại ô nhiễm ngủ ngầm trong luồng liên tục của tâm. Cái ô nhiễm nầy chỉ được diệt trừ bởi Tâm Đạo, sanh khởi trong giây phút giác ngộ. Vị Tu Đà Huờn tận diệt ba thằng thúc: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, và những pháp hành không có Bát chánh đạo. Tận diệt có nghĩa là chúng không bao giờ phát sanh trở lại trong tâm. Đây là một phước báu khi đạt đến Tu đà huờn Đạo. Từ trước đến nay hành giả chưa bao giờ đạt đến mức tận diệt nầy. Chỉ khi nào hành giả đạt đến tầng thánh Tu đà huờn Đạo, vị ấy mới hoàn toàn tiêu diệt phiền năo thân kiến, và hoài nghi.

Phước báu thứ hai của Tu đà huờn Quả là làm khô cạn biển khổ của ṿng sanh tử luân hồi. Khi chúng sanh c̣n chưa giác ngộ, th́ cái ṿng sanh tử cứ tiếp tục măi măi, đó là ṿng luân hồi: Samsara. Trôi lặn trong ṿng luân hồi, chúng sanh phải trải qua bao sự khổ năo, có khi tái sanh vào địa ngục, súc sanh hay những ác đạo khác. Khi tái sanh làm người, th́ phải chịu khổ của già, bịnh và chết. Tuy tái sanh làm Trời hay Trời Phạm thiên cũng không hoàn toàn tránh khỏi khổ.

Theo Đức Phật, sự khổ nầy không có sự khởi đầu, hay không ai biết được sự khởi đầu. Không biết được sự khởi đầu, như c̣n sự chấm dứt th́ sao? Có sự chấm dứt của ṿng luân hồi không? Có. Đối với những bậc thành Phật, Phật Độc giác hay A La Hán, th́ có sự chấm dứt của ṿng luân hồi. Đối với những ai chưa giác ngộ, sẽ không có sự chấm dứt biển khổ của ṿng luân hồi. Tuy nhiên khi một vị trở thành Tu Đà Huờn hay đạt đến tầng Tu đà huờn đạo, vị nầy có thể làm khô cạn biển khổ của ṿng luân hồi.

Sự khổ ở đây được so sánh với biển cả. Không ai có thể đo lường được nước ở biển cả. Cùng thế ấy, khổ trong ṿng luân hồi không thể đo lường được. Nhưng một vị đạt được Tu đà huờn Đạo, vị nầy c̣n chịu khổ trong ṿng luân hồi bao nhiêu lần tái sanh nữa? Nhiều lắm là bảy lần. Tu đà huờn Đạo tát cạn được biển khổ trong ṿng luân hồi và chỉ c̣n nhiều lắm là bảy kiếp trước khi đạt Niết Bàn.

Phước báu thứ ba, Tu đà huờn Đạo đóng cửa bốn đường ác đạo. Như đă biết, vị Tu Đà Huờn sẽ không bao giờ tái sanh vào bốn đường ác đạo: địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, a tu la. Vị ấy sẽ không tái sanh vào những khổ cảnh v́ Vị ấy không thể làm những bất thiện nghiệp dẩn đến sự tái sanh vào những cảnh khổ đó. Nhưng c̣n những nghiệp quá khứ? Trước khi trở thành Tu Đà Huờn, vị nầy có thể cũng có tạo nghiệp trong quá khứ. Nhưng nhờ vào oai lực của sự chứng đạt Tu đà huờn Đạo hay oai lực chứng ngộ, khả năng gây quả của những nghiệp c̣n lại đều được phá hủy mất. Tuy chúng có thể trả nghiệp trong kiếp nầy, chúng không thể trả nghiệp tái sanh. Nghiệp cũ có thể trở nên không hiện hữu, yếu dần, hay không thể mang vị nầy xuống bốn cảnh khổ. Cho nên khi một vị đạt được Tu đà huờn Đạo, các cửa của bốn đường ác đạo đóng lại.

Phước báu kế, Tu đà huờn Đạo giúp cho Vị nầy trở thành người sở hữu của bảy "bảo vật cao thượng." chúng là bảo vật thế gian. Một người có thể sở hữu những báu vật thế gian nhưng chúng không phải là bảo vật thực sự v́ chúng chỉ giá trị trong một đời. Nhưng bảo vật cao thượng được nói ở đây là những bảo vật lợi ích trong kiếp nầy và cả trong kiếp tương lai nữa.

Bảo vật thứ nhứt trong bảy bảo vật mà vị Tu Đà Huờn có được là đức tin. Đức tin của vị ấy không hề lay chuyển. Vị ấy có đức tin vững chắc nơi Phật, Pháp, Tăng và nơi pháp hành. Nếu mạng sống của vị ấy bị đe dọa bởi một người nào đó đến gần và bảo, "tôi sẽ giết ông nếu ông không bỏ theo Đức Phật,” các vị ấy thà chịu bị giết chết hơn là bỏ Phật, Pháp, Tăng và pháp hành.

Đức tin của vị Tu Đà Huờn về Tam Bảo, và sự thực hành giáo pháp vô cùng mạnh mẽ. V́ nó quá mạnh, vị ấy chỉ biết có Đức Phật là vị thầy của ḿnh mà thôi, và không bao giờ thay đổi. Trong kiếp tái sanh vị ấy cũng không bao giờ theo một vị thầy nào khác. Vị ấy tránh xa làm sáu việc bất thiện như: sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, uống rượu, và theo người thầy khác. Đức tin không lay chuyển, đức tin Phật Pháp Tăng và sự thực hành, là một bảo vật thực sự.

Bảo vật kế đó là giới hạnh. Giới hạnh của vị Tu Đà Huờn rất trong sạch. Các vị ấy không đứt giới ở đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối, hay đứt hai hay ba lần liên tiếp, hay trong cách thức nào khác. Giới hạnh của các vị ấy hoàn toàn trong sạch và được khen ngợi bởi các bậc cao thượng. Các vị ấy luôn luôn trân trọng ǵn giữ bảo vật nầy. Giới hạnh của người phàm, những người chưa giác ngộ, không thể trong sạch. Họ có thể phạm giới khi họ chạm trán với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng vị Tu Đà Huờn sẽ không bao giờ phạm một giới nào cả. Thậm chí khi mạng sống của các vị ấy bị đe dọa, các vị ấy sẽ không bao giờ giết hại một người nào.

Bảo vật kế tiếp là hổ thẹn tội lỗi. Đi cùng với hổ thẹn tội lỗi là ghê sợ tội lỗi. Hai thứ nầy là bảo vật vô cùng quan trọng. Tuy người thường cũng có các phẩm hạnh nầy, nhưng phẩm hạnh của vị Tu Đà Huờn th́ cao hơn. V́ biết hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi, vị Tu Đà Huờn không bao giờ làm tội. Hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi giúp các vị ấy không làm việc sai trái, và lúc nào cũng giữ những phẩm hạnh nầy, các vị ấy không bao giờ phạm tội.Tuy nhiên khi nào hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi không c̣n giữ trong tâm, th́ việc ǵ cũng có thể xảy ra. Hai bảo vật nầy gọi là bảo vật cao quư v́ chúng thuộc về các bậc cao thượng các vị ấy không bao giờ làm việc ǵ sai trái cả.

Bảo vật kế tiếp là sự hiểu biết. Sự hiểu biết ở đây có hai thứ, qua sự học hỏi và qua sự thực hành hay kinh nghiệm. Vị Tu Đà Huờn có cả hai cái thứ kiến thức đó. Để biết phương cách để thực hành và để trở thành Tu Đà Huờn, các vị ấy phải nghe những lời giảng dạy của Đức Phật hay những người khác. Đó là sự hiểu biết có được do sự học hỏi, nghe giáo pháp, hay đọc kinh sách. Sự hiểu biết qua sự thực hành của các vị nầy rất thâm sâu. Đạt được chân lư và tự ḿnh thấy Niết Bàn, sự hiểu biết của các vị ấy qua sự thực hành thật viên măn. Hai thứ hiểu biết mà các vị Tu Đà Huờn có được, gọi là bảo vật cao quư.

Bố thí là bảo vật kế đó. Vị Tu Đà Huờn rất rộng răi. Theo Thanh Tịnh Đạo, các vị ấy đă diệt trừ tâm bỏn xẻn, ḷng tham không đáy. Cũng trong chú giải khác có nói rằng các vị ấy cũng tiêu diệt tánh ganh tị. Không bị ô nhiễm bởi đố kỵ và bỏn xẻn.

Bảo vật cao quư cuối cùng là trí tuệ. Trong tám chi của Bát Chánh Đạo, chi thứ nhứt là Chánh Kiến. Với Chánh Kiến vị Tu Đà Huờn có thể tận diệt ba thằng thúc và diệt bỏ sức mạnh của vài ô nhiễm khác. Trí tuệ hay sự hiểu biết mà vị Tu Đà Huờn có được là một bảo vật thật sự. Trí tuệ hay sự hiểu biết vô cùng quư báu v́ nó không thể bị đánh cắp. Đó là vật sở hữu riêng, và không phải ai cũng có. Nó là vật quư báu nhứt, nó có thể tận diệt ô nhiệm hoàn toàn, tận diệt ô nhiễm có nghĩa là tận diệt sự khổ đau. Nếu ta sở đắc các phẩm hạnh ấy, mặc dù rất ít, có thể nói rằng ta không nghèo nàn.

Có một câu chuyện trong thời kỳ Đức Phật, có một người có bịnh cùi, một hôm ông ta tuyên bố với một vị Trời Đế thích rằng “tuy không có tiền, nhưng tôi không nghèo, v́ tôi có những bảo vật cao quư". Suppabuddha, tên của người cùi đó, rất nghèo và phải đi xin ăn, nhưng v́ chứng bịnh cùi làm cho người đời không ngó ngàng ǵ đến ông ta cả. Đói khát, không nhà cửa, và ngập tràn đau khổ, ban đêm ông ta không ngủ được và khóc lóc thảm thương, làm cho mọi người xung quanh thức trắng và đánh thức những ai đang ngủ. Cho nên người ta gọi ông ta là Suppabuddha, có nghĩa "làm cho người ta thức trắng."

Một ngày kia Đức Phật vào thành tŕ b́nh khất thực, kế đó Ngài đến một nơi để nghỉ chân. Khi thấy có những người cư sĩ và các vị tỳ khưu đệ tử tụ họp ở đó, Đức Phật bắt đầu thuyết pháp cho họ. Suppabuddha đang xin ăn gần đó, thấy có đám đông người bèn nghĩ rằng, chắc có sự phân phát thức ăn, nên ông ta bèn nhập bọn với đám người đó để lấy thức ăn. Nhưng khi đến gần, ông ta nhận ra là Đức Phật đang giảng pháp. Quên cả sự đói ông ta cung kính ngồi xuống bên góc gần khán giả và chăm chú nghe giáo Pháp.

Đức Phật thấy ông ta, cho nên Ngài giảng một thời pháp đặc biệt thích hợp với ông. Trong khi nghe pháp Suppabuddha hành thiền minh sát v́ sau thời pháp, ông đắt Tu Đà Huờn và sở hữu những báu vật cao quư. Sau khi trở thành Tu Đà Huờn, ông muốn gặp Đức Phật và tŕnh Ngài những thành quả của ḿnh. Nhưng v́ số người c̣n quá đông, ông không thể gặp Đức Phật được và Ngài đă về lại tu viện. Suppabuddha quyết định đi đến tu viện để phúc tŕnh sự chứng ngộ của ḿnh.

Vị Trời Đế Thích muốn thử vị Tu Đà Huờn mới nầy. Ngài gặp vị Tu Đà Huờn trên đường và bảo rằng, "Ông hăy nói: " Đức Phật không phải là Phật, Pháp không phải là Pháp, Tăng không phải là Tăng.” Hăy tránh xa Phật, Pháp và Tăng, ta sẽ cho ngươi nhiều tài sản v́ ngươi quá nghèo khổ ."

Khi Suppabuddha nghe vậy, liền hỏi,"Ông là ai?" và Trời Đế Thích trả lời, “Ta là Trời Đế Thích, vua của các vị trời.” Không hề động tâm Suppabuddha nói,“Ông là một người ngu xuẩn và ác tâm! Ông không xứng đáng để hầu chuyện với tôi! Tuy ông cho là tôi nghèo, nhưng tôi rất giàu có. Tôi đă thấy Pháp bảo, ông không thể nào thuyết phục tôi để tôi bỏ Phật.” Rồi vị nầy tiếp tục đi.

Trong khi đó Trời Đế Thích đến gặp Phật, và tŕnh với Phật rằng Ngài có thử Suppabuddha bằng cách làm cho ông ta xa lánh Phật, Pháp và Tăng, nhưng không thành công. Đức Phật dạy, “Dù một trăm hay một ngàn vị Trời Đế Thích như Ngài cũng không thể làm cho đệ tử của ta bỏ ta được hay bỏ giáo pháp, v́ vị nầy đă thấy Pháp bảo, đă chứng ngộ Pháp bảo, và có đức tin mănh liệt nơi Tam Bảo và pháp hành, cho nên không có ai có thể lay chuyển vị nầy được.”

Nhưng một thảm cảnh xảy ra sau đó. Trên đường đi t́m Đức Phật, Suppabuddha bị một con ḅ húc chết. Sau khi chết, Suppabuddha tái sanh vào cảnh trời. Quí vị nghĩ thế nào - đó có phải một thảm cảnh hay không? Sư nghĩ Suppabuddha may mắn, v́ nếu ông không chết, căn bịnh và những sự đau khổ trên thế gian vẫn tiếp tục. Nhưng khi chết ông được tái sanh vào cảnh trời khỏi bịnh hoạn, ông có thể hưởng hạnh phúc ở cảnh giới của trời. Nhiều khi một thảm cảnh, lại là một cái phước, nếu phân tách tột cùng.

Tại sao Suppabuddha tái sanh làm một vị Trời? Vị ấy tái sanh ở cảnh trời, v́ trong đời, vị ấy rất nghèo và bị người đời xa lánh v́ bịnh hoạn, vị ấy không thể làm những việc phước thiện. Việc thiện mà vị ấy làm được là việc hành thiền minh sát. Trong khi nghe Phật giảng, vị ấy chứng được những tầng của thiền minh sát. Cho nên ta có thể nói rằng nghiệp thiện trong sự hành thiền minh sát đă đưa đến sự tái sanh nơi nhàn cảnh.

Ḥa Thượng Mahasi nói rằng, "Hành thiền minh sát có thể đưa ta tái sanh đến cảnh trời. Nếu không làm những điều phước thiện khác, nhưng nếu hành thiền minh sát nhưng chưa chứng đắc, nó có thể đưa đến sự tái sanh nơi nhàn cảnh."

Trong một bài kinh, Đức Phật có dạy: một vị vua Chuyển Luân Thánh Vương có thể rất quyền lực, ông có thể thụ hưởng những thú vui thế gian cũng như những thú vui của cảnh trời. Nhưng vị nầy không tránh được cảnh địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và khổ cảnh. Tuy nhiên, một đệ tử cao thượng chỉ sống bằng một nắm thức ăn khất thực và mặc y rách rưới. Nhưng vị nầy sở hữu bốn thứ, tránh được cảnh: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và khổ cảnh. Bốn thứ đó là ǵ? Đó là: đức tin nơi Phật không lay chuyển, đức tin nơi Pháp không lay chuyển, đức tin nơi Tăng không lay chuyển, và giới hạnh trong sạch.

Cuối bài kinh, Đức Phật dạy rằng nắm quyền trị v́ cả năm châu bốn biển cũng không bằng một phần mười sáu lần của một phần mười sáu, của sự có được bốn phẩm hạnh trên. Nghĩa là làm một v́ vua chúa tể của vũ trụ cũng không bằng một phần mười sáu lần một phần mười sáu của một vị Tu Đà Huờn. Có thể là vị chúa tể vũ trụ, có thể là Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, nhưng ta không trốn tránh được sự tái sanh trong khổ cảnh. Nhưng nếu là Tu Đà Huờn, tuy không giàu có, nhưng được tránh khỏi tái sanh vào cảnh địa ngục. Cho nên làm vua chúa tể vũ trụ không bằng một phần mười sáu lần một phần mười sáu làm một vị Tu Đà Huờn.

Phước báu kế là Tu đà huờn Đạo tận diệt thù oán và nguy hại. Thù oán là sân hận đưa đến hành động thù ghét, sát sanh, trộm cắp vân vân... V́ sân hận và nguy hại là kẻ thù của ta, chúng có thể đưa ta đến bốn đường ác đạo. Tuy nhiên Tu đà huờn Đạo tiêu diệt khuynh hướng tác động đó, cho nên một người trở nên Tu Đà Huờn sẽ không bao giờ sát sanh hại vật. Tu đà huờn Đạo cũng tiêu diệt tất cả những nguy hại có thể đưa xuống bốn đường ác đạo.

Có nhiều phước báu khác mà Tu đà huờn Đạo có được. Tự thấy chân lư và chứng ngộ giáo pháp, vị Tu Đà Huờn sở hữu trí tụê và không cần phải đi học hỏi nơi thầy nào khác. Nhưng một người thường không có kiến thức riêng, họ phải đi học hỏi nơi người khác. Vị Tu Đà Huờn c̣n được nhiều phước báu khác. Trong đó có sự tái sanh vào gia đ́nh giàu có, và được tái sanh trong cơi trời ít khổ hơn là sự khổ ở thế gian.

 

Quay trở về đầu Xem ngoclan74's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ngoclan74
 
nickname
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 247
Msg 2 of 8: Đă gửi: 19 March 2009 lúc 10:07am | Đă lưu IP Trích dẫn nickname

Đoạn dưới đây được trích từ quyển The Masters and the Path (tựa tiếng Việt Chơn Sư và Thánh Đạo) của ông Leadbeater. Hy vọng nó đủ rơ ràng và dễ hiểu để mọi người biết được những ǵ cần để chuẩn bị cho cuộc điểm đạo lần 1 hay c̣n gọi là đạt phẩm vị Tu Đà Huờn (mặc dù ta c̣n ở rất xa điểm này). Nếu muốn biết  chi tiết xin đọc thêm quyền Dưới chân Thầy (At the feet of the Master).

NHỮNG  ĐỨC  TÁNH  CẦN  THIẾT

            Vào khoảng 40 năm về trước, những đức tánh cần thiết để bước vào đường đạo, theo quan điểm Phật Giáo bí truyền được nêu ra như sau:

             Đức tánh thứ nhứt, tánh Phân Biện, người Ấn Độ gọi là «Viveka», tiếng nam Phạn gọi là «Manodvaravajjana» nghĩa là sự mở cửa cái trí, hay nói đúng hơn, «sự giải thoát do nơi cửa trí huệ». Đó là một cách độc đáo để tŕnh bày ư tưởng này, v́ ta sẽ có được tánh phân biện khi cái trí ta mở rộng để cho ta biết nhận định điều chân với điều giả, điều tốt lành với điều bất hảo, và có thể phân biệt những đối tượng.

             Đức tánh thứ hai, tánh Vô Dục, hay dứt bỏ ḷng ham muốn, mà người Ấn Độ gọi là «Vairagya», tiếng nam Phạn gọi «Parikamma», có nghĩa là chuẩn bị hành động, ngụ ư rằng chúng ta phải chuẩn bị hành động trong thế giới huyền linh bằng cách tập làm điều thiện chỉ v́ ta yêu mến việc thiện. Điều này ám chỉ một trạng thái hoàn toàn thản nhiên trước kết quả của mọi hành động, một trạng thái giống như tánh vô dục, mặc dầu dưới một quan điểm khác hẳn.

             Đức tánh thứ ba là Hạnh Kiểm tốt, gồm có 6 điểm, người Ấn Độ gọi là «Shatsampatti», tiếng nam Phạn gọi là «Upacharo» nghĩa là chăm chú lập hạnh. Để cho người học đạo có thể so sánh 6 điểm này với những điểm nêu ra trong quyển «Dưới Chân Thầy» (At the feet of the Mater-nickname), tôi xin lặp lại dưới đây những điều tôi đă tŕnh bày trong quyển «Những người cứu trợ Vô H́nh»(Invisible helpers-nickname).

             Những điểm đó, theo tiếng nam Phạn (Pali) gồm có:

       a) «Samo», đức yên tĩnh, tức là thanh tịnh của cái trí, kết quả của việc hoàn toàn kiểm soát tư tưởng, một đức tánh vô cùng khó khăn, nhưng cũng tối cần thiết, v́ trừ khi những tư tưởng của chúng ta không hoàn toàn chịu tuân theo mệnh lệnh của ư chí, nó không thể là một khí cụ hoàn toàn cho công việc của Chơn Sư về sau này. Đức tánh này rất quan trọng, nó gồm cả sự tự chủ và yên tịnh cần thiết cho công việc ở cơi trung giới.

       b) «Damo», sự chế ngự hay tự chủ trong hành động và lời nói, đức tánh này phát sinh từ đức tánh kể trên, và ám chỉ sự tinh khiết.

       c) «Uparati», đức khoan dung, tiêu trừ mọi sự dị đoan mê tín, sự tin tưởng nơi những h́nh thức lễ bái của một tôn giáo nhứt định. Đức tánh này đưa người thí sinh đến sự độc lập về tư tưởng và ḷng nhân từ khoan hậu.

       d) «Titikkha», đức kiên nhẫn, sẵn sàng chịu đựng một cách vui vẻ bất cứ điều ǵ do nghiệp quả đưa đến cho ta, và ly khai bất cứ vật ǵ thuộc về cơi thế gian, vào bất cứ lúc nào cần thiết. Đức tánh này ngoài ra c̣n ngụ ư một sự dửng dưng. Không thù hận hay bất b́nh v́ những điều đau khổ xảy đến v́ người thí sinh biết rằng những người nào làm khổ cho ta chỉ là những khí cụ của nghiệp quả mà ta phải trả.

       e) «Samadhana», sự kiên tâm, bền chí, tập trung mọi cố gắng vào một mục đích hay đường lối duy nhứt, không thể nào để sự cám dỗ làm cho đi lạc đường.

       f) «Saddha», đức tin, tin tưởng nơi Chơn Sư và tin nơi ḿnh; nghĩa là tin rằng đức Thầy là một nhà hướng dẫn có đủ tài năng; người đệ tử – dầu cho y có ư nghĩ như thế nào trong lúc hiện tại về những quyền năng của y – vẫn có luôn luôn trong người của y điểm linh quang của Thượng Đế. Một khi điểm linh quang đó được khơi lên thành ngọn lửa, nó sẽ giúp cho y một ngày kia sẽ thực hiện được những ǵ Chơn Sư đă làm.

       Đức tánh thứ tư, người Ấn Độ gọi là «Mumukshatva», có thể dịch là «sự thiết tha mong muốn giải thoát khỏi ṿng luân hồi sanh tử», người Phật tử gọi là «Anuloma» nghĩa là «sự thừa kế trực tiếp», v́ đức tánh này là kết quả tự nhiên của 3 đức tánh trên.

       Nhờ sự so sánh đó, người ta thấy những đức tánh người thí sinh cần phải có để được điểm đạo lần thứ nhứt, trên nguyên tắc căn bản đều giống nhau, dầu khi mới nghe qua có vẻ khác biệt. Chắc chắn trong 25 thế kỷ, và trước đó lâu hơn nữa, phương pháp bất di dịch này đă được noi theo để giúp cho sự tiến hóa của những người đặc biệt luôn luôn chiến đấu không ngừng cho lư tưởng.

       Mặc dầu ở vào một vài thế hệ, trong đó có thế hệ của chúng ta, có những hoàn cảnh thuận tiện cho sự điểm đạo hơn ở những thế hệ khác, nhưng những điều kiện cần phải có, lúc nào cũng như nhau, và chúng ta đừng nghĩ rằng những đức tánh cần thiết đă được giảm bớt.

Quay trở về đầu Xem nickname's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nickname
 
tvls080306
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp


Đă tham gia: 08 March 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 110
Msg 3 of 8: Đă gửi: 01 June 2009 lúc 3:30am | Đă lưu IP Trích dẫn tvls080306

ngoclan74 đă viết:

Để trở thành Tu Đà Huờn phải làm những ǵ?

 


Hăy thực hành nghiêm tŕ các pháp sau:

1. Mười tám đề mục ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ (ngăn ác diệt ác pháp)
2. Pháp THÂN HÀNH NIỆM (phá hôn trầm thùy miên)
3. TỨ CHÁNH CẦN
4. TỨ NIỆM XỨ
5. TỨ THÁNH ĐỊNH
6. TỨ THẦN TÚC
7. TAM MINH

Bảng tóm lược Bảy Pháp trên đây chính là những lời Phật dạy. Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp này, nếu không sẽ "sai một li đi một dặm".

Đó là lư do hơn 2000 năm nay mới có thêm một Vị chứng đắc.

Chúc Bạn may mắn t́m được chánh pháp mà tu tập.

Quay trở về đầu Xem tvls080306's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tvls080306
 
coluong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 22 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2
Msg 4 of 8: Đă gửi: 04 June 2009 lúc 7:27am | Đă lưu IP Trích dẫn coluong

Theo sách Đường về xứ phật của trưởng lăo Thích Thông Lạc th́ ai đắc sơ
thiền th́ trở thành Tu Đà Huờn. Nói cách khác Tu Đà Huờn là quả vị của
người có thể nhập sơ thiền.
Quay trở về đầu Xem coluong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi coluong
 
huyền thi
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 28 March 2007
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 136
Msg 5 of 8: Đă gửi: 21 August 2009 lúc 11:26pm | Đă lưu IP Trích dẫn huyền thi

tvls080306 viết: "Đó là lư do hơn 2000 năm nay mới có thêm một Vị chứng đắc."

Nghĩa là ǵ?

Vậy các Tổ là ǵ? Bạn không nên lộng ngôn như vậy!
Quay trở về đầu Xem huyền thi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi huyền thi
 
tvls080306
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp


Đă tham gia: 08 March 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 110
Msg 6 of 8: Đă gửi: 23 August 2009 lúc 10:05pm | Đă lưu IP Trích dẫn tvls080306

huyền thi đă viết:
tvls080306 viết: "Đó là lư do hơn 2000 năm nay mới có thêm một Vị chứng đắc."

Nghĩa là ǵ?

Vậy các Tổ là ǵ? Bạn không nên lộng ngôn như vậy!


Nghĩa là sau khi Đức Phật nhập Niết bàn 500 năm, và 2000 năm sau nữa mới thấy có Vị Tu sĩ PG tuyên bố thân giáo những ǵ mà Đức Phật đă chứng.

Bạn muốn nói đến các Vị Tổ nào ? Bạn có biết các Vị Tổ đó chứng đắc cái ǵ không ? Giữa chứng nghiệm thực tế và kinh sách Bạn trọng cái nào ?


Sửa lại bởi tvls080306 : 24 August 2009 lúc 1:14am
Quay trở về đầu Xem tvls080306's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tvls080306
 
tvls080306
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp


Đă tham gia: 08 March 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 110
Msg 7 of 8: Đă gửi: 24 September 2009 lúc 10:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn tvls080306

Dù mong muốn đạt được quả vị nào theo đúng Chánh Pháp của Đức thích Ca xưa kia _không chỉ là Tu Đà Huờn_, tất cả các tu sĩ , cư sĩ đều bắt buộc phải đi qua con đường THIỀN ĐỊNH. Nhưng nên hiểu như thế nào cho đúng về thiền định của Đức Thích Ca, thiền này khác với các loại thiền khác như thế nào ?

Mời các Bạn có quan tâm đến vấn đề này tham khảo phần trích đăng dưới đây:

"...

Phật dạy:

"Này Sandha, hăy tu Thiền với sự Thiền định của con ngựa thuần

thục, chớ có Thiền định của con ngựa chưa thuần thục."

(Tăng Chi Bộ Kinh, tập 4, trang 655).

Người tu thiền định cần phải lưu ư lời khuyên dạy trên đây của Đức Phật:

 

 “Hăy tu Thiền với sự Thiền định của con ngựa thuần thục, chớ có Thiền định của con ngựa chưa thuần thục”.

 

Hầu hết người tu thiền định thời nay không quan tâm đến vấn đề này, nên muốn tu thiền định là đi học thiền, tu thiền chư họ đâu biết rằng tu thiền định như vậy là sai, tu như vậy không bao giờ nhập được thiền định. Tại sao vậy?

 

V́ thân tâm họ chưa thuần thục, c̣n đắm nhiễm dục và ác pháp tức là chưa ly dục ly ác pháp có nghĩa là giới luật chưa nghiêm túc. Bởi vậy Đức Phật dạy: “Hăy tu Thiền với sự Thiền định của con ngựa thuần thục”.

 

Thưa các bạn! Con ngựa thuần thục và con ngựa chưa thuần thục nghĩa như thế nào?

 

Con ngựa thuần thục là chỉ cho tâm đă ly dục ly ác pháp, tâm đă ĺa tham,sân, si, mạn, nghi. Khi tâm đă ly dục ly ác pháp th́ lúc bây giờ chúng ta mới tu tập Thiền định. Cho nên Đức Phật dạy: “Hăy tu Thiền với sự Thiền định của con ngựa thuần thục”. Thân tâm đă thuần thục trong giới luật th́ tâm định tỉnh nhu nhuyến dễ sử dụng. Lúc bấy giờ chúng ta mới bắt đầu tu tập Thiền Định. Tu như vậy mới đúng như lời Phật dạy. Phải không các bạn?

 

Cho nên nền tảng thiền định của Đạo Phật là giới luật mà giới luật th́ phải nghiêm chỉnh; giới luật có nghiêm chỉnh th́ tâm mới ly dục ly ác pháp hoàn toàn.

 

Do lời dạy trên đây của Đức Phật mà chúng ta xét thấy những người tu theo thiền định của Phật Giáo thời nay đều tu sai pháp, v́ giới luật chưa nghiêm chỉnh, hạnh ly ăn, ly ngủ, hạnh sống độc cư chưa trọn vẹn mà đ̣i nhập thiền định th́ làm sao nhập được. Các bạn chỉ tu tập thiền tưởng, chứ chánh định chánh thiền th́ không thể tu tập như vậy được.

 Thưa các bạn! Chúng ta là những tu sĩ và cư sĩ Phật Giáo sao lại không sáng suốt phân biệt pháp môn nào của Phật, pháp môn nào của ngoại đạo, của các Tổ, để tu hành tránh khỏi lầm lạc. Và như vậy vô t́nh chúng ta lại cố ư tiếp tay diệt sạch Phật Giáo … Phải không hỡi các bạn?

 

chúng tôi dựa theo lời dạy Nguyên Thủy của Phật trên đây mà khẳng định rằng: Các bạn tu tập như vậy là sai, uổng công, chẳng bao giờ nhập được Chánh định, làm chủ sanh, già, bệnh, chết  và chấm dứt luân hồi. Các bạn tin hay không tin là quyền ở các bạn, nhưng điều chúng tôi quyết chắc là các bạn sáng suốt nhận định rơ ràng những ǵ các bạn tận mắt thấy, tai nghe và những ǵ chúng tôi nói. Đó là những điều chứng thực để các bạn tin hay không tin.

 

Thiền định của con ngựa chưa thuần thục nghĩa là ǵ? Con ngựa chưa thuần thục có nghĩa thân tâm của các bạn c̣n tham, sân, si, mạn, nghi, c̣n chưa ly dục ly ác pháp. Khi tâm c̣n tham, sân, si, mạn, nghi, chưa ly dục ly ác pháp th́ đừng có tu thiền định, v́ có tu thiền định cũng chỉ mất công phí sức chẳng bao giờ nhập được định, bởi v́ nền tảng tu thiền định của Đạo Phật là Giới luật. Có nền tảng giới luật th́ tu thiền định mới bảo đảm. Tâm phải thanh tịnh ly dục ly ác pháp th́ mới nên tu tập thiền định.

 

Đây, các bạn hăy nghe tiếp lời dạy của Đức Phật để mà suy ngẫm con đường tu hành của ḿnh: “Này Sandha, ở đây có hạng người tâm chưa được thuần thục, khi đi đến ngôi rừng hay khi đi đến gốc cây, hay khi đến ngôi nhà trống, trú với tâm bị dục tham ám ảnh, bị dục tham chi phối, không như thật rơ biết sự xuất ly khỏi dục tham đă khởi lên. Người ấy tàng trữ dục tham trong tâm (ức chế), rồi Thiền tư, Thiền lự, Thiền liên tục, Thiền quán, trú với tâm bị sân ám ảnh, bị sân chi phối... trú với tâm bị hôn trầm thùy miên ám ảnh, bị hôn trầm thùy miên chi phối... trú với tâm bị trạo hối ám ảnh, bị trạo hối chi phối... trú với tâm bị nghi hoặc ám ảnh... trú với tâm bị nghi hoặc chi phối, không như thật biết ra khỏi nghi hoặc đă khởi lên.Người ấy tàng trữ nghi hoặc vào trong (ức chế), rồi Thiền tư, Thiền lự, Thiền liên tục, Thiền quán. Người ấy Thiền tư y chỉ vào đất, Thiền tư y chỉ vào nước,... vào gió,... vào Không vô biên xứ,... vào Thức vô biên xứ,... vào Vô sở hữu xứ,... vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ,... vào đời này,... vào đời sau.

Phàm điều ǵ được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu đến, được ư suy tư, đều y chỉ vào đấy người ấy thiền tư.

Như vậy này Sandha là người tu Thiền tư không thuần thục (không kết quả).”

 

Đọc đoạn kinh này các bạn tự quan sát sự tu tập của ḿnh là sẽ biết ngay liền sai hay đúng. Thường các bạn tŕnh pháp đều chứng tỏ ḿnh tu rất tốt, nhưng gặp chuyện th́ biết ngay liền các bạn chưa xả tâm. Chưa xả tâm mà có thiền định ǵ mà thưa hỏi. Phải không hỡi các bạn?

 

Để thấy sự tu hành của chúng ta sai như thế nào, vậy chúng ta hăy quán xét lại đoạn kinh trên cho kỹ. Chúng ta nên xét câu thứ nhất: “Này Sandha, ở đây có hạng người tâm chưa được thuần thục”. Vậy, tâm chưa thuần thục là thuần thục cái ǵ?

 

Ở đây Đức Phật muốn nói giới luật chưa nghiêm chỉnh, tâm chưa ly dục ly ác pháp.

 

Chúng ta xét đến câu thứ hai: “Khi đi đến khu rừng hay khi đi đến gốc cây, hay khi đến ngôi nhà trống”. Vậy, khu rừng, gốc cây, ngôi nhà trống là nghĩa ǵ?

 

Ở đây có nghĩa là chọn lấy một nơi thanh vắng để sống độc cư, một ḿnh trong cảnh cô đơn.

 

Chúng ta quán xét đến câu thứ ba:

“Trú với tâm bị dục tham ám ảnh, bị dục tham chi phối”. Vậy, dục tham ám ảnh, dục tham chi phối nghĩa là ǵ?

 

Dục tham là ḷng ham muốn; ám ảnh là hiện ra lởn vởn trong trí day dứt ; chi phối là tác dụng điều khiển. Nghĩa chung của câu tham dục ám ảnh không yên là ḷng tham muốn hiện ra lởn vởn trong trí day dứt không yên, nghĩa câu tham dục chi phối là ḷng tham muốn tác dụng điều khiển, sai khiến. Nghĩa chung của đoạn này là khi ngồi lại một ḿnh nơi thanh vắng th́ ḷng tham muốn khởi lên day dứt, tác động điều khiển sai khiến chúng ta làm theo ư bị tâm muốn của tâm, làm cho ta mất tự chủ. Người đời không biết tu hành nên dễ tham dục sai khiến, khiến cho cuộc đời vốn khổ đau lại càng khổ đau hơn.

 

Chúng ta quán xét đến câu thư tư: “Không như thật rơ biết sự xuất ly khỏi dục tham đă khởi len. Người ấy tàng trữ dục tham trong tâm (ức chế)”. Vậy xuất ly và tàng trữ nghĩa là ǵ?

 

Xuất ly là ĺa ra, bỏ ra; tàng trữ là giữ lại, nén lại. Ư nghĩa của câu này là không biết cách xuất ly dục tham, nên dục tham thường khởi lên chỉ c̣n có giữ ǵn trong tâm nên gọi là nén tâm. Do đó dù có tu thiền định ǵ đi nữa th́ vẫn bị sân, hôn trầm thùy miên, trạo cử, trạo hối và các loại tưởng định khởi lên như trong đoạn kinh này dạy: “Rồi Thiền tư, Thiền lự, Thiền liên tục, Thiền quán, trú với tâm bị sân ám ảnh, bị sân chi phối... trú với tâm bị hôn trầm thùy miên ám ảnh, bị hôn trầm thụy miên chi phối... trú với tâm bị trạo hối ám ảnh, bị trạo hối chi phối... trú với tâm bị nghi hoặc ám ảnh... trú với tâm bị nghi hoặc chi phối, không như thật biết ra khỏi nghi hoặc đă khởi lên. Người ấy tàng trữ nghi hoặc vào trong (ức chế), rồi Thiền tư, Thiền lự, Thiền liên tục, Thiền quán. Người ấy Thiền tư y chỉ vào đất, Thiền tư y chỉ vào nước,... vào gió,... vào Không vô biên xứ,... vào Thức vô biên xứ,... vào Vô sở hữu xứ,... vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ,... vào đời này,... vào đời sau. Phàm điều ǵ được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu đến, được ư suy tư, đều y chỉ vào đấy người ấy thiền tư. Như vậy này Sandha là người tu Thiền tư không thuần thục (không kết quả).”

 

Theo lời dạy trong kinh này: Khi giới luật không nghiêm chỉnh th́ dù có tu tập cách ǵ cũng không có kết quả.

 

..."

Vậy là chúng ta rơ thêm một ít, muốn có quả vị Tu Đà Huờn th́ một trong những việc phải làm là ǵ.

Sửa lại bởi tvls080306 : 24 September 2009 lúc 11:02pm
Quay trở về đầu Xem tvls080306's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tvls080306
 
tvls080306
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp


Đă tham gia: 08 March 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 110
Msg 8 of 8: Đă gửi: 05 October 2009 lúc 3:50am | Đă lưu IP Trích dẫn tvls080306

tvls080306 xin cung cấp thêm một trong những việc phải làm để tu chứng Tu Đà Hoàn như sau:

"...Muốn cầu vui Niết Bàn th́ đây là một con đường mà mọi người đều phải bước đi bằng trí óc và đôi chân của ḿnh, chứ không có người nào đi thay cho ḿnh được. Đó là con đường Bát Chánh Đạo. Con đường Bát Chánh Đạo chia ra làm ba cấp tu tập:

 

- Cấp I thuộc về Giới luật.

- Cấp II thuộc về Thiền Định

- Cấp III thuộc về Trí Tuệ.

 

Mỗi cấp đều có pháp học và pháp hành. Sau khi học và hành đúng, có nghĩa là phải trải qua ba cấp và tám lớp học, th́ tâm người ấy mới vô lậu hoàn toàn, chứng quả A La Hán. Sự tu học của Phật Giáo cũng giống như chương tŕnh học thức ngoài đời gồm có ba cấp:

 

1- Tiểu học

2- Trung học

3- Đại học

 

Mỗi cấp đều có nhiều lớp học, cuối năm học mỗi lớp đều có thi chuyển lớp. Cuối mỗi cấp đều có thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp của cấp đó. Ví như: Tiểu học có bằng Tiểu học; Trung học có bằng Trung học; Đại học có bằng Đại học. Trong các cấp tu hành của Phật Giáo cũng vậy:

 

- Cấp I Giới Luật Khi tu học hết cấp này trọn vẹn th́ được “cấp bằng” Nhập lưu ( Tu Đà Hoàn), c̣n chưa học hết cấp th́ tùy ở sự hiểu biết, tu tập và giữ ǵn giới luật được nhiều hay ít. Nhiều th́ Dự lưu, ít th́ Hướng lưu.

 

- Cấp II Tứ Thánh Định. Tu học hết cấp này trọn vẹn th́ mới được “cấp bằng” Bất Lai, c̣n chưa trọn vẹn th́ chỉ có “chứng chỉ” Thất Lai (Tư Đà Hàm) cao hơn một chút nữa th́ có “chứng chỉ” Nhất Lai (A Na Hàm).

 

- Cấp III Trí Tuệ Tam Minhcấp bằng” Niết Bàn (A La Hán). “Cấp bằng” cao nhất trong Đạo Phật là Niết Bàn. V́ thế Đức Phật dạy: “Hăy cầu vui Niết Bàn”. Xem thế, chúng ta thấy rất rơ tu tới đâu có kết quả tới đó. Kết quả là sự giải thoát đúng như thật trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Tu ít kết quả ít, tu nhiều kết quả nhiều, nhưng phải tu tập đúng pháp, đúng cách, cũng giống như chương tŕnh học ngoài đời vậy, học tới đâu biết tới đó, học ít biết ít, học nhiều biết nhiều.


..."

Vâng, hăy giữ ǵn giới luật cho thật thanh tịnh một cách tuyệt đối th́ chẳng khó khăn để tu chứng TU ĐÀ HOÀN. Nhưng thực ra điều này khó khăn rất nhiều cho những vị trốn đời mà tu đạo và những pháp môn Phật giáo không lấy giới luật làm cứu cánh mà chỉ xem như phương tiện.


Sửa lại bởi tvls080306 : 05 October 2009 lúc 3:51am
Quay trở về đầu Xem tvls080306's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tvls080306
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.9648 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO