Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 314 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: LỊCH SỬ TẾT ĐOAN NGỌ Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 1 of 18: Đă gửi: 24 June 2004 lúc 5:00am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

LỊCH SỬ TẾT ĐOAN NGỌ
(5 Tháng 5 Âm Lịch)

Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ c̣n gọi là tết Hàn thực v́ trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng c̣n gọi là ngày giết sâu bọ. V́ người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này th́ sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm th́ lưu truyền rằng:
1)Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo pḥ Tấn Văn Công (Công Tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi vinh quang ông khinh bỉ đám cận thần của vua; ông ko nhận quan tước. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cơng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đă chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi; bèn ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này và dân chúng chỉ ăn đồ nguôi.
2)Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở; tương truyền; ông c̣n là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ; thể hiện tâm trạng buồn về đất nước suy vong. Can vua không được; ông tự tử trên ḍng sông Mịch La.
     Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông; cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5.
Nhưng trong văn hoá Việt:
Ngày mùng 5 tháng năm là ngày giỗ quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đă lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.

Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Mẹ và 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ của giống ṇi Lạc Việt?
Là những người nghiên cứu lư số Đông Phương chắc chúng ta đều biết đồ h́nh Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được các cổ thư chữ Hán miêu tả như sau:
*------*------*------*------*
---------------0
--------0------0------0
---------------0
*------*------*------*------*
Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lư Âm Dương th́ Dương có trước và Âm có sau. Âm là giá trị hiện hữu và Dương là giá trị trừu tượng. Như vậy; tháng có trước và ngày có sau (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 v́:
Tháng 3 là tháng Th́n/Rồng biểu tượng của Vương Quyên chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tư. Đó chính là biểu tượng của 5 ṿng tṛn trắng ở trung tâm Hà Đồ. Ngày là con của tháng thuộc Âm; nên chọn ngày mùng 10; đó chính là biểu tượng của 10 ṿng tṛn đen thuộc Âm trên Hà đồ.
Cũng trên nguyên lư Âm là sự hiện hữu; lại là ngày giỗ Mẹ Âu Cơ. Nên ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dăy mỗi dẫy 5 ṿng tṛn đen ở trung tâm Hà Đồ. Ngày cực Âm; tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên; dân chúng ăn đồ nguội. Ngay trong Đông Y; ngày cực âm 5/5 cũng được chọn để hái thuốc trị một số bệnh nhất định.
Ngày giỗ Mẹ Âu Cơ mùng 5 tháng 5 được cử hành rất long trọng ở một số nơi trong nước Việt Nam; tuy ko lớn như giỗ Tổ Hùng Vương; nhưng cũng có nhiều người biết đến.
Trong bài báo: “Đừng đối đăi với di sản văn hoá như bánh ḿ” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16; ngày 22 tháng 6 năm 2004; đưa tin:
Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc.
Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá; nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) kư tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng kư bản quyền di sản văn hoá…
Bài báo có đoạn viết:
"Dẫu mọi việc chẳng có ǵ để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian."

Đúng là văn hoá không thể là bánh ḿ!
Bởi thế; Thiên Sứ tôi tường bài này với hy vọng những người có trách nhiệm với di sản văn hoá của nhân loại hăy thận trọng khi quyết định về cội nguồn của một giá trị văn hoá truyền thống.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị!
Thiên Sứ


Sửa lại bởi ThienSu : 24 June 2004 lúc 5:10am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
beaudry
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 December 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 79
Msg 2 of 18: Đă gửi: 24 June 2004 lúc 7:07am | Đă lưu IP Trích dẫn beaudry

Chào ông Thiên Sứ,

Về ngày Đoan Ngọ, có phải bên VN ta ăn bánh tro (gio) chấm mật hoặc đường? Nếu phải th́ tại sao ta ăn bánh tro trong dịp này mà không ăn hàng ngày như bánh chưng, bánh ú? bánh tro có ư nghĩa ǵ?

Cảm ơn ông,

Quay trở về đầu Xem beaudry's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi beaudry
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 3 of 18: Đă gửi: 24 June 2004 lúc 8:23pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Kính chào chị Beaury! Rất vui v́ lâu lắm mới gặp lại chị.
Tôi xin tường những hiểu biết của tôi vào ngày Tết Đoan Ngọ mà theo tôi là một ngày tết truyền thống có cội nguồn từ nền văn hiến Lạc Việt.
Như tôi đă tường ở trên: Ngày mùng 5 tháng Năm là ngày cực Âm/Lạnh (Theo độ số Hà Đồ)và là giữa mùa Hạ trên thực tế (Cực nóng/Dương); bởi vậy để thuận theo tự nhiên và cân bằng về Âm Dương; ông cha ta - Người Lạc Việt lấy tiết mùng 5/5 làm ngày lể Tiết và ăn đồ nguội để thuận theo tự nhiên và hài hoà với trời Đất. Vào những ngày này ; nếu ăn đồ nóng thường khó tiêu hoá; dễ sinh chường khí.
Khi làm bánh tro; người ta lấy một loại cây đốt lấy tro và ngâm nước. Lóng lấy nước trong trộn bột làm bánh. Bánh này theo quan niệm dân gian th́ ăn mát và giải nhiệt. Khi ăn chấm với mật đường. Bánh này nhạt; có vị mát dịu rất dễ thương. Chính v́ tính mát và giải nhiệt nên bánh tro là một món đồ nguội dân dă phù hợp với ngày 5/tháng 5.
Ngày này người ta ko những ko ăn những món nấu nóng (Nhiệt độ) mà c̣n kiêng cả những thức an có vị nóng hoặc sinh nhiệt theo quan niệm Đông Y như thịt gà chẳng hạn (Theo quan niệm này; thiẹt vịt được coi là mát).
Dịch viết:"Trí th́ cao siêu; lễ th́ khiêm hạ. Cao là bắt chước trời; thấp là bắt chước đất". Chính những nghi lễ dân dă lưu truyền trong dân gian như "Trầu cau"; "bánh chưng bánh dầy"...cho đến cái bánh tro đă chứng tỏ tinh thần của Kinh Dịch thấm nhuần trong văn hiến Lạc Việt.
Như vậy; từ những di sản văn hoá truyền thống và tính nhất quán của nó đến những di sản văn hoá bác học; đều chứng tỏ một cội nguồn 5000 văn hiến của dân tộc Việt; cội nguồn của văn hoá Đông Phương.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của chị Beaury và quí vị!
Thiên Sứ

Sửa lại bởi ThienSu : 24 June 2004 lúc 8:31pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
TimHieu
Trợ Giáo
Trợ Giáo
Biểu tượng

Đă tham gia: 16 May 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 764
Msg 4 of 18: Đă gửi: 24 June 2004 lúc 11:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn TimHieu

Bác ThiênSứ,
TimHieu nhờ những bài bác viết về văn hoá của Vietnam đă học hỏi được nhiều . TimHieu từ lâu thắc mắc hoài là v́ khi c̣n nhỏ lúc ở VietNam, tới mùng 5 tháng 5 là qua nhà ông nội ăn tết nhưng chưa bao giờ có người giải thích rơ ràng tại sao lại ăn tết 5/5 . Đọc được bài viết của bác đă giải toả được thắc mắc từ lâu của TimHiểu về tết 5/5 . Cảm ơn bác rất nhiều .
Quay trở về đầu Xem TimHieu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TimHieu
 
beaudry
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 December 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 79
Msg 5 of 18: Đă gửi: 26 June 2004 lúc 12:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn beaudry

Chào ông Thiên Sứ,

Cẳm ơn ông.
Kính,
Quay trở về đầu Xem beaudry's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi beaudry
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 6 of 18: Đă gửi: 26 June 2004 lúc 5:28pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Xin cảm ơn sự quan tâm của chị Beaury; T́m Hiểu và quí vị.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 7 of 18: Đă gửi: 04 November 2004 lúc 8:04am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Dạ thưa,

Tôi không hiểu sách Đông Chu liệt quốc nhầm hay ông Thiensu nhầm, trong sách nói ngày Giới Tử Thôi cùng mẹ chết cháy là ngày mùng 3 tháng 3 (trong tiết thanh minh), sau này ngày này được gọi là hàn thực.

Kính ông,

T.T.Du
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 8 of 18: Đă gửi: 04 November 2004 lúc 9:45am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Cũng có thể tôi nhầm. Bởi v́ sách Đông Chu liệt quốc tôi xem từ hồi c̣n nhỏ. Như vậy - nếu bạn đúng - th́ ngày 5/5 theo sự tích Tàu chỉ c̣n lại việc của Khuất Nguyên. Nếu sau này; các nhà nghiên cứu xác nhận ngày Khuất Nguyên chết lại ko đúng ngày này nữa th́ muốn chứng minh ngày 5/ 5 thuộc về văn hoá Hán phải t́m cho nó một sự tích khác hợp lư.
C̣n với người Việt th́ đó là nguyên lư trung cung của Hà Đồ.
Tôi thiết nghĩ; một giá trị văn hoá được phổ biến luôn phải có một quyền lực bảo trợ. Thí dụ như: Tục ăn trầu; bánh chưng bánh dầy; được sự bảo trợ của chính vua Hùng; nên phổ biến và lưu truyền trong văn minh Việt. Việc phổ biến một phong tục như: Ngày 5/5 phải có một nguyên nhân thực tế của nó(Tàu/ Giới Tử Thôi; hoặc Khuất Nguyên; Việt/ Nguyên Lư phần Âm trong Trung Cung Hà Đồ). Nhưng sự lưu truyền ngày 5/5 trong văn hoá Hán th́ ko thấy một vị vua nào đứng bảo trợ cho việc phổ biến điều này. Ngược lại; với nguyên lư trung cung Hà Đồ vốn là một giá trị minh triết Việt (Pháp đại uy nỗ)và phản ánh một thực tại thời tiết (5/5 cực Âm)th́ việc các triều đại vua Hùng phổ biến phong tục này trong dân gian là một sự lư giải hợp lư. Điều này cũng giống như áo cài vạt bên trái và Bánh Chưng bánh dầy; hoặc trầu cau vậy.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn và quí vị.
Thiên Sứ


Sửa lại bởi ThienSu : 04 November 2004 lúc 7:37pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Doan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1
Msg 9 of 18: Đă gửi: 30 November 2004 lúc 8:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn Doan

Kính gởi bác Thiên Sứ và Nha-Quynh,

Cám ơn Bác và Nha_Quynh rất nhiều. Năm nào nhà cháu cũng cúng tết Đoan Ngọ với bánh ú tro, và cháu cũng biết đó là ngày Tết diệt sâu bọ, nhưng chưa có ai kể cho cháu biết sự tích ngày Tết Đoan Ngọ rơ ràng như vậy. Cám ơn bác Thiên Sứ và Nha-Quynh rất nhiều.

Đoan


__________________
ntkd
Quay trở về đầu Xem Doan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Doan
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 10 of 18: Đă gửi: 01 December 2004 lúc 2:49am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Thưa ong Thiensu và các bạn,

Tôi vừa viết xong 1 bài tạp văn trong đó nói về Khuất Nguyên. Qua phân tích các nét văn hóa tôi chứng minh Khuất Nguyên có nguồn gốc Văn Lang. Sở Từ bắt nguồn từ mạch văn hóa Văn Lang. Sở Từ và thể thơ Lục Bát cũng như Song Thất Lục Bát của người Việt Nam hiện đại có chung một nguồn cội Văn Lang.

Sau khi có một tạp chí uy tín nào đó đăng tải, tôi sẽ đem bài đó và trang web này.

Chỉ xin nói trước rằng, theo chuỗi luận đó th́ chắc mẫm 90% ngày tết Đoan Ngọ 5/5 nhiều người lầm tưởng của Tàu thực ra là của Văn Lang Động Đ́nh Hồ, nơi phát tích của ṇi giống dân tộc Việt Nam.

Trương Thái Du
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 11 of 18: Đă gửi: 01 December 2004 lúc 5:35am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quynh thân mến.
Rất mong được bạn cho biết ư kiến của bạn về Khuất Nguyên. Chúc bạn thực hiện được ư nguyện là sẽ có một tap chí nào đó mau chóng đăng bài viết của bạn; để chúng ta sớm biết những điều bạn muốn nói.
Chúc an lạc.
Thiên Sứ
-------------
Một đời gió có v́ ai
Xô nghiêng chiều tím ra ngoài hoàng hôn
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 12 of 18: Đă gửi: 05 December 2004 lúc 8:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Thưa các bạn,

Như đă hẹn, xin gửi ở đây trích đoạn bài viết mới của tôi vừa đăng tải trên tạp chí điện tử talawas.org, tại www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3368&rb=0306

"Trương Thái Du
Lưu vong, một nỗi niềm từ quá khứ đến tương lai

Nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ Nedim Gursel cho rằng: “Văn học thế kỉ XX phần lớn là một nền văn học lưu vong, ở đó bao nhiêu cảm tính tự diễn đạt qua một số phận chung: ra đi và trôi giạt” [1]. Hành tŕnh “ra đi và trôi giạt” luôn thấp thoáng bóng dáng một biến cố chính trị, khi mờ khi tỏ. Trong ư nghĩa ngôn từ ấy, có thể nói con người văn chương lưu vong đầu tiên của nhân loại chính là Khuất Nguyên với kiệt tác Ly Tao. Tuy vậy Ly Tao trong bối cảnh Sở Từ không thể bị tù túng trong bất cứ định nghĩa chằng chịt dây trói nào, nó là tiếng khóc thấu trời xanh của cả một nền văn minh.

1. Khuất Nguyên

Khuất Nguyên sinh năm 343 TCN và mất năm 278 TCN. Ông bắt đầu làm quan khi mới 21 tuổi, dưới ngai vàng của Sở Hoài Vương. V́ chủ trương chính trị của Khuất Nguyên không được tôn trọng, cộng thêm dèm pha, Hoài Vương cách chức ông. Nghe lời bọn xiểm nịnh, Hoài Vương bại vong dưới đao kiếm nước Tần. Con cả Hoài Vương là Khoảnh Tương Vương lên ngôi lại tiếp tục tin lũ nịnh thần rồi bắt Khuất Nguyên lưu đày xuống Giang Nam (khu vực Động Đ́nh Hồ). Ông giải thích chuỗi sự kiện này như sau: “Tất cả đời đều nhơ đục, chỉ một ḿnh ta trong, tất cả mọi người đều say, riêng một ḿnh ta tỉnh, cho nên ta bị đuổi”.

Sử Kư Tư Mă Thiên viết (thực ra đoạn này của Hoài Nam Vương Lưu An, Tư Mă Thiên dẫn lại): “Ly Tao là nỗi buồn trong chia ly… Thơ Quốc Phong mê sắc mà không dâm, thơ Tiểu Nhă oán trách mà không loạn. Ly Tao thực là gồm được cả hai… Văn ông (Khuất Nguyên) ngắn gọn, kín đáo, chí ông trong sạch, nết ông thanh cao; tuy nói những điều vụn vặt, nhưng ư nghĩa rất rộng; việc nhắc đến tuy gần nhưng nghĩa th́ xa… Thật là ở bùn mà trong trắng chẳng lây đen”.

Khởi dư thân chi đạn ương hề
Khủng hoảng dư chi bại tích [2]

Ly Tao là đỉnh cao, là cảm hứng và xuất phát điểm của Sở Từ. Xét trên quan niệm mới về tính đa nguồn gốc của văn minh Trung Hoa th́ ảnh hưởng của Kinh Thi đến Sở Từ chính là giao lưu văn hóa. Kinh Thi khởi đi từ thơ hai chữ khắc trên giáp cốt văn đời Thương, đến thời Chiến Quốc nó ḥa cùng Sở Từ và chảy qua ngũ ngôn Kiến An (Hậu Hán) rồi xuôi thời gian làm thành ḍng Đường thi trác việt. Những bài Sở Từ có thể hát lên dần chuyển hóa thành Nhạc Phủ (đầu Hán), c̣n nhiều tác phẩm vận điệu trúc trắc là trực tổ của lối văn Phú Tụng đời sau. Trên tổng thể, Sở Từ mang bản sắc rất riêng của nước Sở (đứa con sinh ra bởi văn minh Hoa Hạ và Thần Nông). Đặt Sở Từ vào cội rễ văn minh Thần Nông (mẹ đẻ của Lạc Việt) mới thấy hết sự vĩ đại và bất hủ của Ly Tao và tác giả Khuất Nguyên.

Đọc Khuất Nguyên Liệt Truyện trong Sử Kư tôi thấy Tư Mă Thiên có sự đồng cảm thân phận cao độ với Khuất Nguyên. Song, vượt lên giao cảm cá nhân, sự nghiệp của Khuất Nguyên là tiếng nói của cả một nền văn minh độc lập, đau đớn nh́n chính ḿnh đang vật vă trong làn sóng đồng hóa thô bạo bằng can qua. Là tinh hoa của văn minh Sở, Sở Từ đă có những đóng góp cực kỳ lớn lao cho văn minh Trung Hoa. Nghiên cứu thật kỹ Sở Từ, gạn lọc pha tạp và ảnh hưởng, tôi tin rằng người Việt Nam hiện đại sẽ bàng hoàng nhận ra ánh sáng huy hoàng bất diệt của văn minh Văn Lang hôm nào.

“Tứ ngọc cù dĩ thừa ê hề. Khạp ai phong dư thượng chinh”. Tạm dịch: cưỡi con ngựa ngọc dũng mănh như loài rồng không sừng, ngồi xe có trang trí lông chim Trĩ, che gió bụi để bay bổng (thoát khỏi trần tục). Bạn đọc có nhận ra chiếc xe cắm lông chim Trĩ, và những h́nh khắc trên trống đồng có một tương quan tất yếu hay không? Nếu chưa tin tưởng, xin nhớ lại Kinh Thư của Khổng Tử từng viết: “Đời Thành Vương (1063 đến 1026 TCN) Việt Thường Thị phía nam Giao Chỉ đem bạch trĩ hiến cống, giao hảo với nhà Chu”. [3] Người Sở c̣n được gọi là người Kinh, người Việt. Sách Thuyết Uyển có dịch bài Việt nhân ca (của người Sở, viết bằng ngôn ngữ Sở) như sau: “Kim tịch hà tịch hề, khiên trung châu lưu. Kim nhật hà nhật hề, đắc dữ vương tử đồng chu”.

Ly Tao viết bằng ngôn ngữ nước Sở, muốn thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp th́ phải đọc bằng giọng Hồ Nam. Đặc điểm này càng chứng tỏ Kinh Thi và Sở Từ không cùng cội rễ. Thật vậy, đọc Kinh Thi với âm Hán Việt vẫn thấy nó du dương không kém thơ Đường, nhưng nhạc tính của Sở Từ th́ không thể bảo tồn nơi Hán Việt. Theo Nguyễn Tài Cẩn, [4] âm Hán Việt chủ yếu là âm Hán thời Đường, cho nên tiếp cận Sở Từ rất cần lao lực và những con đường hoàn toàn mới.

Nhạc kư của Khổng Tử nói: Phàm âm thân đều xuất phát từ tấm ḷng của con người. Sự rung động của t́nh cảm sẽ tạo nên âm thanh, từ âm thanh sẽ tạo ra lời ca tiếng hát. Căn cứ vào âm nhạc để biết thời thế. Nếu thời thế b́nh yên th́ âm nhạc êm dịu, c̣n thời thế loạn lạc th́ âm nhạc ai oán, nếu chính trị đồi bại th́ có lời ca ai oán v́ mất nước, sẽ có sự buồn nhớ đau thương để nói lên nỗi thống khổ của người dân. Theo Đại Việt Sử Lược (1388): Mùa đông năm Nhâm tuất 1202 Lư Cao Tông đi chơi ở hành cung Hải Thanh. Ở đấy đêm nào cũng sai nhạc công khảy đàn Bà Lỗ, xướng điệu hát phỏng theo nhạc khúc Chiêm Thành, âm thanh ai oán thảm thiết buồn bă oán hờn. Những kẻ tả hữu nghe đến đều nghẹn ngào rơi lệ. Có vị tăng phó là Nguyễn Thường thưa: “Tôi thấy lời tự trong kinh Thi rằng, âm thanh lúc nước loạn th́ ai oán, để tỏ ư căm giận cái chính trị bạo ngược; âm thanh hồi mất nước th́ đau thương, để tỏ ư lo cho dân trong cảnh khốn cùng cơ cực. Nay chúa thượng đi tuần du không chừng mực, chế độ chính trị và việc giáo hóa th́ trái ngược, dân chúng ở dưới th́ sầu khổ. Sự nguy khốn đến thế th́ thật là tột mức, mà ngày nay nghe cái âm thanh ai oán th́ không phải đó là cái điềm loạn ly vong quốc hay sao. Tôi muốn xa giá từ đây trở về, đừng đi chơi nơi cái cung ấy nữa vậy”. Hơn 20 năm sau, điềm gở thành sự thật, nhà Lư bị nhà Trần thay thế.

Chiếu theo lư luận âm nhạc cổ điển Á Đông đă dẫn, tham khảo thêm giọng đọc Hồ Nam (không thật chuẩn) khi diễn tả Ly Tao, tôi nhận thấy rằng nhạc điệu của Ly Tao thật thê lương. Hơn nửa thế kỷ sau ngày Khuất Nguyên mất, nước Sở bị Tần tiêu diệt. Tiếng khóc của Khuất Nguyên chính là điềm báo của văn minh Sở, hoặc nói rộng ra là điềm báo thoái trào của văn minh Thần Nông. Khi Tần Thủy Hoàng đưa 500 ngàn dân – binh vượt Ngũ Lĩnh tấn công Bách Việt, những nhánh nhỏ trong Thần Nông như Mân Việt (Phúc Kiến), Âu Việt (Chiết Giang), Lạc Việt (Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Bộ Việt Nam) lần hồi bị sáp nhập vào Trung Quốc. Bài ca Ngu Cơ của Hạng Vơ dưới làn điệu Sở là kết cuộc bi hùng của dân tộc Sở. Lưu Bang cũng hát điệu ấy, nhưng bài “Đại phong ca” đă biến thể. Văn minh Thần Nông vĩnh viễn ḥa trộn cùng Hoa Hạ để tạo nên văn minh Hán. Những con người của Thần Nông từ đó trở đi đă thành con dân Hán tộc, chỉ trừ mảnh đất Bắc Bộ Việt Nam kiêu dũng, cô độc thẳng tiến đến tương lai trên con đường đầy gian nan và bất trắc.

Đọc Khuất Nguyên, không hiểu sao tôi cứ nghĩ các thể văn riêng của người Việt (truyện, ngâm, hát nói) và Sở Từ có chung một nguồn cội. Những câu 6 chữ, 7 chữ rồi 8 chữ trong Ly Tao tải nhạc điệu rất gần gũi với Song Thất Lục Bát, Lục Bát và đặc biệt là lối Hát Nói của người Việt Nam. Chữ đệm “hề” đă từng có mặt trong ca dao đồng bằng sông Hồng:

Công anh đắp nấm, trồng chanh
Chẳng ăn được quả, vin cành cho cam
Xin đừng ra dạ bắc nam
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề
Huống tam thu như bất kiến hề
Đường kia, nỗi nọ như chia mối sầu [5]

Điều tôi nhận định được thể hiện rơ nhất tại bài Hát Nói “Vịnh Tiền Xích Bích” của Nguyễn Công Trứ (trích đoạn phần lời ca):

Quế trạo hề lan tương
Kích không minh hề tố lưu quang
Diểu diểu hề dư hoài
Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương.

Phải chăng những tuyệt tác thơ Nôm đồ sộ của nền văn học Việt Nam như Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc vẫn c̣n những mạch ngầm mang dấu ấn văn minh Thần Nông? Trường thiên Ly Tao và Đoạn Trường Tân Thanh chỉ là một h́nh hài song đối qua tấm gương thời gian hai ngàn năm có lẻ, qua hai bờ nam bắc của Động Đ́nh Hồ?

Gần đây hơn người Việt Nam có Trịnh Công Sơn tài hoa. Gần nửa thế kỷ, lớp lớp người Việt Nam thường quên hết mâu thuẫn, chia cách và dị biệt khi thả hồn trong những ca khúc mang họ Trịnh. Theo tôi cái tinh túy trong những tác phẩm của Trịnh Công Sơn không phải ở các nốt nhạc giản dị hoặc giữa vẻ đẹp ngôn ngữ, nó ẩn sâu nơi nhạc điệu của ca từ rất gần với Hát Nói. Truyền thuyết c̣n nhắc đến bản Diễm T́nh u hoài, khắc khoải triền miên từ nước Sở, nay đă thất truyền. Có lẽ nhạc điệu ca từ của Trịnh Công Sơn cộng hưởng với cung bậc hiện đại, đă đánh thức những giọt máu xa xưa nhất trong trái tim mỗi con người Việt Nam, về lời ru đất nước từ thuở Văn Lang Động Đ́nh Hồ.

Đầu thế kỷ 21, tác giả Nguyễn Hữu Liêm đă tả thực thao thức và chiêm nghiệm cá nhân bằng đoản văn “Cái âm điệu tủi thân bi đát”, [6] vô t́nh như thác xoáy vào t́nh cảm của cộng đồng Việt Nam lưu vong khắp thế giới. Phản ứng trỗi dậy ồn ào, tưởng như không đến nỗi thế, cũng chỉ v́ mạch ngầm ai oán tha phương bị đụng chạm, v́ lời nhận xét thuần lư của một triết gia chứ không phải một hồn thi sĩ: “Từ Kiều qua nhạc Chàm, qua nhạc Huế, qua vọng cổ, qua nhạc bolero đă làm cho miền Nam ngồi xuống vỉa hè, che mặt và lau nuớc mắt. Cái quần chúng lau nước mắt này bị lưu đày qua đất mới và tiếp tục uống nước dừa tang thương bằng âm nhạc”.

Chú thích:
[1] Nedim Gursel, "Chữ nghĩa của lưu đày, lưu đày của chữ nghĩa", talawas.org, 2003
[2] Tạm dịch: Không phải lo thân ḿnh bị tai ương. Chỉ lo nước non khuynh đảo, tiêu tán công lao tiền nhân.
[3] Xin tham khảo thêm bài viết “Việt Nam thời bán sử và những thông điệp nhân văn”, phiên bản tháng 11.2004. Ở đấy tôi đă định lại vị trí Giao Chỉ đầu triều Chu là vùng bờ bắc trung lưu Trường Giang. Việt Thường Thị nếu không đại diện cho nhà nước Văn Lang sơ khai th́ cũng là một bộ tộc trong liên minh thị tộc mẫu hệ Văn Lang.
[4] Nguồn gốc và quá tŕnh h́nh thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn, NXB KHXH 1979.
[5] Thể lục bát biến thức, trích trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm, Trung tâm học liệu – Bộ giáo dục 1968, trang 9.
[6] Nguyễn Hữu Liêm, Cái âm điệu tủi thân bi đát, talawas.org, 2003.
--------
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 13 of 18: Đă gửi: 05 December 2004 lúc 11:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Như Quỳnh viết:

“Tứ ngọc cù dĩ thừa ê hề. Khạp ai phong dư thượng chinh”. Tạm dịch: cưỡi con ngựa ngọc dũng mănh như loài rồng không sừng, ngồi xe có trang trí lông chim Trĩ, che gió bụi để bay bổng (thoát khỏi trần tục). Bạn đọc có nhận ra chiếc xe cắm lông chim Trĩ, và những h́nh khắc trên trống đồng có một tương quan tất yếu hay không? Nếu chưa tin tưởng, xin nhớ lại Kinh Thư của Khổng Tử từng viết: “Đời Thành Vương (1063 đến 1026 TCN) Việt Thường Thị phía nam Giao Chỉ đem bạch trĩ hiến cống, giao hảo với nhà Chu”. [3> Người Sở c̣n được gọi là người Kinh, người Việt. Sách Thuyết Uyển có dịch bài Việt nhân ca (của người Sở, viết bằng ngôn ngữ Sở) như sau: “Kim tịch hà tịch hề, khiên trung châu lưu. Kim nhật hà nhật hề, đắc dữ vương tử đồng chu”.

Ly Tao viết bằng ngôn ngữ nước Sở, muốn thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp th́ phải đọc bằng giọng Hồ Nam.


Đoạn này hay thật; phát hiện có giá trị. Nhưng tôi vẫn có sự hoài nghi rằng:
Phải chăng Kinh Thi; Sở Từ/ Ly tao hoàn toàn của người Việt?
Đặc biệt Sở Từ và Ly Tao là tiếng than ai oán của những bậc trí giả Việt trước cảnh dân Việt mất nước. Nhưng sau này được gán cho những nhân vật có tên tuổi Trung Hoa như là những cái b́nh phong để bảo tồn văn hoá Việt. Giống như Kinh Dịch được gán cho Khổng Tử; Chu Văn Vương vậy? Ư kiến này th́ có thể bị coi là táo bạo; nhưng không phải không có cơ sở.

Bạn có tư liệu nào hoặc một luận cứ chắc chắn nào chứng minh được ngày chết của Khuất Nguyên không?

Thiên Sứ


----------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn



Sửa lại bởi ThienSu : 05 December 2004 lúc 11:37pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 14 of 18: Đă gửi: 07 December 2004 lúc 3:23pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

1. cái topic này lập ra rất hay, rất mong các bác đóng góp. tôi nhận "khuyết điểm" là không nghiêm túc nghiên cứu cái tết 5/5 này, nhưng xin có vài điểm:
2. đúng là bác TS nhầm đoan ngọ với hàn thực, nhưng cái quan trọng 0 phải ở đó.
3. trong tiếng việt, tết là 1 cái lễ trọng lắm, 5/5 tuy là 1 dịp đặc biệt nhưng nói nó "vui như tết" e hơi quá chăng. ngay từ nhỏ tôi đă thắc mắc điểm này. theo tôi, 5/5 chưa xứng là cái Tết như mọi ng việt hiện nay hiểu về tết. Chữ Tết nào cũng từ chữ "tiết" mà ra, nhưng rơ nhất là 5/5, nó đơn giản là 1 cái "tiết" đặc biệt mà thôi, và thể hiện rất hay cái "dịch lí dân gian"
4. 5/5 là tiết đặc biệt thế nào: nó là tháng cực Dương (Ngọ), nói nó nóng nhất trong năm về khí hậu thực tế ở cái xứ nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nc ta th́ 0 đúng đâu, nhưng về "lí thuyết" nó là thế, là Ngọ, là khi cái ông mặt giời ông lên thiên đỉnh, là Li Hỏa, là chính Nam. Ngày 5 không fải là để ngày tháng bằng nhau, mà v́ 5 là "hoàng cực" là "trung cung", Ngọ ứng với số là 5.
5. như vậy 5/5 là 2 ngọ, 2 hỏa trùng phùng, gia đ́nh tôi truyền thống cũ gọi Đoan Ngọ là Đoan Ngũ. Nó là điểm cực dương, là dướng thái quá. thái quá sinh bệnh, là uất. vậy th́ fải giải tỏa, giải tỏa bằng "mát", bằng cái gọi là "giết sâu bọ" theo ngôn ngữ dân gian giản dị. gia đ́nh cha ông tôi, cũng như quan niệm của dân ḿnh cũ thôi, xem ngày này khí uất, rất dễ sinh bệnh.
6. ngoài cái lí do "giết sâu bọ" ra, c̣n có thể có lí do khác: 1 cái lễ có từ thời việt cổ nào chăng, 1 cái lễ nông nghiệp hay tín ngưỡng cổ chăng? cái này tôi chưa đủ tài liệu đẻ nói. nhưng chắc quyết không có ǵ dính líu với cụ Khuất cả. và dân ḿnh thực tế th́ cũng chả nhớ ǵ cụ Khuất (dù đời cụ bi thương thật đó) khi ăn mùng 5.
6. đây gọi là các "lớp văn hóa" chồng lên nhau trong 1 hiện tượng văn hóa, trong đó lớp dễ giải thích nhất lại là "vỏ" là "giả", đó chính là lớp Khuất Nguyên, lấy văn hóa Tàu ra để giải thích hay khoác ng̣ai 1 hiện tượng văn hóa việt. cũng đồng ư là cụ Khuất có gốc nc Sở p.Nam rất gần với cộng đồng Bách Việt, nhưng đó quyết 0 fải lí do ăn mồng 5!
7. Cực Dương, uất, giải tỏa bằng Âm, Mát th́ mới cân bằng, chứ nói Âm rồi dùng Âm để thuận th́ gán ép và "phi y lí quá. Đă Âm thêm Âm là chết, như bịnh nhân tạng hàn, chứng bệnh Hàn, thời tiết hàn, mà gia các vị hàn vào thang thuốc th́ fải nói là muốn cho họ chết!
8. việc ăn các thứ hoa lá, cắt lá đẻ dành ngày 5 để dùng làm thuốc, các cụ tôi cho là: trong trời đất, cây cỏ có cái "linh" cái "khôn" của nó, nó biết "tự chữa", "tự đièu ḥa", nên ăn vào là để hưởng lại của thiên nhiên cái khả năng cân bằng giải tỏa của nó. bây giờ ta nói theo hiện đại th́ cũng thấy sinh vật tự nó biết chữa bệnh, biết thích nghi, cân bằng, như con vật ốm tự biết t́m ăn thứ cây có khả năng chữa bệnh ít hay nhiều, cây lá mùa thu (ở xứ lạnh) th́ rụng lá. ng ta ăn các thứ cây cỏ v́ biết rằng trong ngày ấy, thiên nhiên đă tự bảo vệ ḿnh, ăn lại nó như 1 vị thuốc.
9. quan điểm trên về lí thuyết th́ đúng, đúng theo kiểu văn hóa dân gian, các cụ nhà tôi học thuốc th́ nói không nhất thiết như vậy, các vị thuốc đều có thời điểm hái thích hợp trong năm, không nhất thiết mồng 5, và việc hái bừa ăn dại trong mồng 5 có khi cũng khỏe, nhưng "khỏe chết", tôi cũng đồng t́nh như vậy. lúc nhỏ chúng tôi không ăn bậy bạ, nhưng cũng ăn hoa vừng, gọi là "cho sáng mắt"
10. ngoài ra, những tục như bôi móng, làm bùa theo tôi là 1 phong tục có từ hồi Đông Sơn, sau này ng ta quên mất ư nghĩa đích thực của nó. ta mà có hỏi 1 ng dân: tại sao an h làm thế? họ cũng 0 biết đâu, mà có nói cũng 0 có đúng.
c̣n như nói ng Đông Sơn làm thế để làm ǵ, th́ cái đó nó đơn giản là "cổ tục" "thuật trừ tà" mà dân tộc (hồi cũ) nào cũng có, 1 thứ pháp thuật folklore, ta đọc các sách văn hóa, như cuốn "việt nam phong tục" của cụ Bính th́ c̣n biết nhiều cái "thuật" như thế hơn! Nhu trẻ em lồi rốn (1 biểu hiẹn bệnh theo Đông Y) th́ lấy gậy ăn mày chọc vào, thuật này có cơ sở khoa học hay không tưởng 0 cần trả lời. các cụ nhà tôi làm Đông Y nhưng tuyệt đối cũng bài bác.
xưa cụ Tú Mỡ khi đó c̣n trẻ có viết nhạo tục ăn bừa, bùa chú mồng 5, đọc bài thơ đó cũng thú vị, tôi nhớ láng máng như:
cái cụ Khuất bên Tàu
chết từ hồi tam tổ
có quan hệ ǵ ta
mà sao fải ăn giỗ

mồng 5 khỏe ăn càn
mồng 6 ốm nhăn nhó
có lỡ chết bỏ đời
th́ lại cho tại số

nghe cũng vui, nhưng cái thái độ "trẻ ng non dạ" với phong tục dân tộc này hiển nhiên 0 ổn, ta cũng thông cảm v́ cụ Tú khi làm bài thơ này trẻ lắm, mà lại vừa mới học theo Tây học mà.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 15 of 18: Đă gửi: 07 December 2004 lúc 3:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

gia đ́nh tôi có 1 cuốn tài liệu cũ, trong đó có bài cúng mông5, theo tôi đọc cũng cung cấp phần nào quan niệm xưa về ngày này, chứ tôi không nói về mặt tín ngưỡng.
nếu quí vị c̣n chút hứng thú th́ hôm nào tôi post bài văn cúng và tạm chuyển ngữ ra tiếng việt luôn, dù tôi chưa có học dịch văn cúng khi nào cả.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 16 of 18: Đă gửi: 08 December 2004 lúc 1:15am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Đúng là "tiết" mùng năm tháng năm là cực Dương. Nhưng trong Dương có Âm. Âm về lư th́ Dương là Thực (rất nóng). Dương là Lư th́ Âm là Thực nên ăn đồ nguội. Quẻ Ly thuộc Hoả Dương nhưng lại nằm ở phần Âm của Hà Đồ.

Thiên Sứ

Sửa lại bởi ThienSu : 08 December 2004 lúc 4:29am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 17 of 18: Đă gửi: 07 February 2005 lúc 7:45am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Thêm một chút tư liệu về Đoan Ngọ, Đoan Ngũ hay Đoan Dương (chữ DƯƠNG này hẳn có ư nghĩa):
--------------------
Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. V́ vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học tṛ tết thầy, c̣n rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.

Tết Đoan Dương c̣n nhiều tục lưu truyền đến nay; sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng (hay huỳnh hoàng) vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn th́ giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi c̣n ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. V́ là đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa). Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá ǵ có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể. Tuy vậy, nhân dân ta quen dùng thảo mộc chữa các chứng bệnh, biết phân biệt loại có độc, chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... dẫu người nặng đầu óc mê tín cũng chẳng dám hái. Ngược lại, các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí th́ hái nhiều hơn như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quưt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi...
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
theanh
Học Viên Lớp Dịch Lư
Học Viên Lớp Dịch Lư
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 95
Msg 18 of 18: Đă gửi: 24 February 2005 lúc 1:59am | Đă lưu IP Trích dẫn theanh

Kính chào các chú !!!
Thật bổ ích !!!
Cháu xin có bổ xung thêm là :Bánh gio làm Gạo nếp xay trộn với nước gâm than của rơm nếp .Ăn rất mát !!!
Đây chắc chắn hoàn toàn là sản phẩm của một nền văn minh nông nghiệp (Đặc biệt là các dân tọc sống ở vùng cao _trồng và ăn nhiều lúa nếp )
Mà cũng nhân dịp này cháu đề nghị các bác viết thêm nhiều bài về các ngày Lễ tết cổ truyền của DÂN TỘC VIỆT
để lớp hậu sinh chúng chấu không quên gốc !!!!

Sửa lại bởi theanh : 24 February 2005 lúc 2:10am


__________________
Bước phiêu bông ghé cơi nhân gian
Tại phù sinh t́m về cơi thanh tịnh !
Quay trở về đầu Xem theanh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi theanh
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 4.5391 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO