Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 343 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Nhận Xét về sự h́nh thành Bát Qúai và Hoán Vị Tốn Khôn, Phản Biện Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Caytre
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 January 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1441
Msg 1 of 18: Đă gửi: 04 October 2004 lúc 1:14am | Đă lưu IP Trích dẫn Caytre

Bài này CT viết để cầu học, chưa có ư định tŕnh làng, vẫn c̣n trong ṿng trao đổi với các vị tiền bối. Nhưng theo yêu cầu của bác Thiên Sứ để làm đề tài thảo luận, nên CT đăng lên.

Trích dẫn từ: http://www.chanthuyen.org/diendan

Và:http://www.vietlyso.vze.com


Nhận Xét về sự h́nh thành Bát Qúai và Hợp Lư Hoán Vị Tốn Khôn, Phản Biện Hoán Vị Tốn Khôn

Trong quá tŕnh nghiên cứu Hậu Thiên Bát Qúai trong Kỳ Môn Độn Gíap, CT vô t́nh thấy có sự hợp lư trong việc hoán vị Tốn Khôn của nhóm nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh và bác Thiên Sứ nên viết ra để bạn bè cùng tham khảo. Sự đồng ư về tính hợp lư không có nghĩa là CT có niềm tin về sự hợp lư đó là đúng v́ biển học vô biên, sự hợp lư về logic trong tư duy không có nghĩa là logic tư duy đó trùng với logic của tự nhiên. Thiếu ǵ hiện tượng trên đời tự thân nó là bất hợp lư nhưng nhờ ở sự bất hợp lư của nó mà tạo nên tính hợp lư cho những hiện tượng khác. Cái hợp lư chưa chắc là cái đúng, cái Sai nhiều khi lại hợp lư.

Những phần tŕnh bày sau đây là theo hiểu biết của một người đang bắt đầu nghiên cứu về Bát Qúai, trong quá tŕnh nghiên cứu, để khai thác triệt để những quan điểm của ḿnh, nên khi viết về Hợp Lư Tốn Khôn th́ đứng ở chổ bảo vệ Tốn Khôn tối đa, c̣n khi viết phần phản biện th́ đứng ở chổ phủ nhận Hoán Vị Tốn Khôn ở mức nhiều nhất của ḿnh. Lập trường nhất quán cuối cùng của CT vẫn là lập trường của một người đang cầu học, chấp nhận kiến thức nhưng chẳng nô lệ kiến thức của ai và cũng chẳng nô lệ kiến thức của chính ḿnh.

Trước nhất là sự h́nh thành Bát Qúai từ hai quẻ chính là Càn và Khôn.

Gọi là Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, không có nghĩa là có một thể ban đầu rồi thể đó phân ra 2 nghi là Âm và Dương. Âm và Dương không phải là hai thể khác nhau mà là hai trạng thái cùng tồn tại của một hiện tượng.

Lúc đầu, có một thực thể trong trạng thái tĩnh tại, thực thể đó tạm gọi là Thái Cực. V́ một lư do ǵ đó, Thực Thể đó chuyển sang trạng thái động, khi động th́ tạo ra chỗ Hư và chỗ Thực v́ thế mà có Lữơng Nghi. Có hai thể chính là Thuần Âm và Thuần Dương.

Thể Thuần Dương tựơng là Qủe Càn có 3 vạch liền. Thể Thuần Âm tượng là quẻ Khôn có 3 vạch đứt.

Dương cực th́ Âm sinh, Âm cực th́ Dương sinh. Âm th́ Gíang mà Dương th́ Thăng.

Dương trong Càn thăng đến cực thịnh th́ phải tiêu hao đi, phần nào bị tiêu hao th́ thành âm. Tiêu hao vạch trên cùng, Càn sinh ra Đoài. Tiêu hao vạch ở giữa, Càn sinh ra Ly. Tiêu hao vạch dưới cùng, Càn sinh ra Tốn. Chiều sinh của âm là chiều từ trên xuống dưới là tượng của Âm giáng.

Âm trong Khôn giáng đến cực điểm th́ nhận lấy phần bị tiêu hao của Càn rồi lớn dần lên. Chiều tăng trưởng của dương là chiều từ dưới lên trên, là tượng của Dương thăng. Nhận vạch liền đầu tiên của Càn, quẻ Khôn sinh ra Chấn. Nhận vạch liền thứ hai, quẻ Khôn sinh ra Khảm. Nhận vạch liền thứ ba, quẻ Khôn sinh ra Cấn.

Như vậy, Càn sinh ra 3 con là 3 quẻ âm: Đoài, Ly, Tốn. C̣n Khôn sinh ra 3 con là 3 quẻ dương: Chấn, Khảm, Cấn. Đúng vào lư dương tử âm sinh, âm tử dương sinh và như chúng ta biết th́ Thiếu Âm sinh ra từ Thái Dương và Thiếu Dương sinh ra từ Thái Âm, trong dân gian hay th́ hay nói “Con Gái nhờ đức Cha, con Trai nhờ đức Mẹ” chính là lư của Qủe Càn thuần Dương mà sinh ra các quẻ Âm, trong khi quẻ Khôn thuần Âm lại sinh ra các quẻ Dương.

Qủe Càn Thuần Dương lại có tính sinh sản nên tượng cho Cha. Qủe Khôn Thuần Âm cũng có tính sinh sản nên tượng cho Mẹ.

Khôn sinh ra Chấn trước nên Chấn tượng cho Trửơng Nam. Rồi sinh ra Khảm nên Khảm tượng cho Trung Nam, cuối cùng sinh ra con trai út là Cấn nên Cấn tượng cho Thiếu Nam. Theo đúng lư Dương có đầu mà không có đuôi nên quẻ Dương nào sinh ra trước th́ làm anh.

Cũng theo lư Âm có đuôi mà không có đầu nên quẻ âm nào sinh ra sau cùng th́ làm Trưởng Nữ. Cho nên, Càn sinh ra con gái út trước là Đoài làm Thiếu Nữ, con gái thứ là Ly làm Trung Nữ, con gái sinh sau cùng là Tốn làm Trưởng Nữ.

Cuối cùng h́nh thành nên 8 quẻ: Càn, Đoài, Ly, Tốn; Khôn, Chấn, Khảm, Cấn.

Trên đồ h́nh Tiên Thiên Bát Qúai ta có thể thấy rơ đặc điểm này: Càn đứng về nhóm Nữ, Khôn đứng ở nhóm Nam.

Theo đồ h́nh Tiên Thiên Bát Qúai, ta thấy Càn ở hướng Nam, Đoài sinh ra trước nên đứng sát Càn ở hướng Đông Nam, Ly sinh ra sau Đoài ở hướng Đông, c̣n Tốn sinh ra sau cùng nhưng lại làm Trưởng nên đứng ở sát Càn ở hướng Tây Nam. Khu vực phía Nam là khu vực của Càn và 3 con gái.

Đặc điểm của đồ h́nh Tiên Thiên là con trưởng và con út hay đứng sát bên Cha và Mẹ.

Khôn ở hướng Bắc, Chấn sinh ra trước lại làm Trưởng nên đứng sát Khôn ở hướng Đông Bắc, Cấn là con út ở sát bên mẹ ở hướng Tây Bắc, c̣n Khảm là con giữa đứng ở vị trí c̣n trống là phương Tây. Khu vực phía Bắc là khu vực của Khôn và 3 con trai.

Sự phân bố này làm CT lien tưởng đến Lạc Long Quân và Âu Cơ sau khi kết hôn, mỗi bên dẫn một nữa số con lên núi và xuống biển. Lạc Long Quân tượng là Càn người Lạc Việt ở phương Nam so với Âu Cơ. Âu Cơ tượng là quẻ Khôn người Động Đ́nh Hồ ở phía Bắc so với Lạc Long Quân. Nhưng đây chỉ là lien tưởng thôi, chứ chưa đủ yếu tố để nhận xét ngay là Bát Qúai có nguồn gốc Lạc Việt.

Như vậy là đă có Tiên Thiên Bát Qúai. C̣n từ Tiên Thiên Bát Qúai chuyển biến sang Hậu Thiên Bát Qúai, CT có dịp được nghe anh H phái Tiêu Dao giảng giải trong lúc đi Tây Phương thỉnh kinh Dịch, lư luận của anh rất sâu sắc và hợp lư (Có thể xem như là yếu quyết), bác bỏ được thuyết Trung Thiên Bát Qúai. Tuy nhiên, v́ chưa được phép của anh, nên CT mạn phép không tŕnh bày phần này. CT tri ân anh H v́ sự phát hiện của anh và nhóm Tiêu Dao đă giúp CT rút ngắn rất nhiều thời gian nghiên cứu và tạo nên thuận duyên cho việc nghiên cứu các vấn đề khác.
Quay trở về đầu Xem Caytre's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Caytre lần thăm Caytre's Homepage
 
Caytre
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 January 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1441
Msg 2 of 18: Đă gửi: 05 October 2004 lúc 3:57am | Đă lưu IP Trích dẫn Caytre


Sự Hợp Lư Hoán Vị Tốn Khôn (Do bác Thiên Sứ chủ xướng)

Từ trước đến nay, CT vẫn chưa đồng ư về mặt logic tư duy đối với vấn đề Hoán Vị Tốn Khôn của bác TS, nhưng trong quá tŕnh nghiên cứu các tháng theo Bát Qúai của Kỳ Môn th́ thấy có sự hợp lư về logic. Cách tiếp cận với Hoán Vị Tốn Khôn là do CT t́m hiểu quá tŕnh h́nh thành thời gian Bát Qúai trong Kỳ Môn Độn Gíap rồi vô t́nh thấy lạ nên viết ra, thành ra không có sự hiểu biết hoàn toàn về lí luận Hoán Vị Tốn Khôn theo nhóm của bác TS. Cho nên, nếu có ǵ sơ suất, mong bác TS bỏ qua cho CT.

Bát Qúai theo Kỳ Môn là dựa trên Đồ H́nh Hậu Thiên Bát Qúai: Ly Nam, Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, Càn Tây Bắc, Khôn Tây Nam, Chấn Đông Bắc, Tốn Đông Nam.

Theo lư luận Hoán Vị Tốn Khôn th́ cũng dựa trên đồ h́nh Hậu Thiên nhưng Tốn ở Tây Nam, Khôn ở Đông Nam.

Trước nhất, tiếp cận từ thời gian Bát Qúai của Kỳ Môn, CT tŕnh bày theo trật tự Tốn Khôn b́nh thường trước, rồi chỉ ra tính bất hợp lư, sau đó mới tŕnh bày theo trật tự Hoán Vị Tốn Khôn.

Kỳ Môn lấy tiết Đông Chí thuộc quẻ Khảm để khởi đầu cho Dương Độn và tính cục theo chiều Thuận. Lấy tiết Hạ Chí thuộc quẻ Ly để khởi đầu cho Âm Độn và tính theo chiều Nghịch. V́ Đông Chí nhất dương sinh, tượng quẻ Khảm có hai hào Âm ở ngoài, một hào dương mới sinh ở giữa. Hạ Chí nhất âm trưởng, tượng quẻ Ly có hai hào dương ở ngoài, một hào âm mới sinh ở giữa.

Một năm có 24 Tiết Khí, được chia cho 8 quẻ, mỗi quẻ quản 3 tiết khí. Ta nhớ mỗi quẻ có 3 hào, tổng số hào trong 8 quẻ là 24 hào. Số 24 c̣n là số Tiểu Chu Thiên của Thái Ất.

Các Tiết Khí và Qủe thuộc Dương

Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn: Khảm

Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập: Cấn

Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ: Chấn

Lập Hạ, Tiểu Măn, Mang Chủng: Tốn


Các Tiết Khí và Qủe thuộc Âm

Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử: Ly

Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ: Khôn

Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Gíang: Đoài

Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết: Càn

Theo thứ tự thời gian một năm Tiết Khí bắt đầu từ Đông Chí th́ có các quẻ sau: Khảm, Cấn, Chấn, Ly, Khôn, Đoài, Càn.

CT khảo sát chuyển dịch về mặt thời gian của các quẻ qua sự chuyển dịch của hai hào dương và âm tương ứng với 2 kỳ dương và âm. Mỗi hào dương hoặc âm đều phải chuyển dịch qua ba ngôi tương ứng với 3 vạch trong 1 quẻ, ngôi 1 là vạch dưới cùng, ngôi 2 là vạch ở giữa và ngôi 3 là vạch trên cùng (Thực ra thứ tự các ngôi từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên có phần khác nhau tùy theo hào âm hay hào dương chuyển dịch theo nguyên lư Dương Thăng Âm Giáng, Dương Thuận Âm Nghịch. Trường hợp hào dương, v́ dương thuận và giáng nên ngôi 1 là vạch dưới cùng, ngôi 2 là vạch ở giữa và ngôi 3 là vạch trên cùng. Ngược lại ở hào âm th́ ngôi 1 là vạch trên cùng, ngôi 2 là vạch ở giữa, ngôi 3 là vạch dưới cùng. Nhưng để đọc giả tiện theo dơi chủ đề chính nên CT tạm thời xem như 3 ngôi này giống nhau không cần chia âm dương, xong phần chủ đề chính này th́ mới dùng đến vấn đề ngôi theo âm dương)

Trước nhất, hào dương trong quẻ Khảm ở giữa, có ngôi là 2.

Thời gian từ Khảm chuyển qua Cấn: Hào dương trong quẻ Khảm thăng từ ngôi 2 lên ngôi 3 (vạch trên cùng) th́ Khảm thành Cấn.

Thời gian từ Cấn chuyển qua Chấn: Hào dương trong quẻ Cấn ở ngôi 3 trên cùng nên không thăng lên được nữa mà chuyển thuận thành hào sơ ngôi 1 thành quẻ Chấn.

Thời gian từ Chấn chuyển sang Tốn: Hào dương trong các quẻ không thuần dương là Khảm, Cấn, Chấn đă đóng đủ 3 ngôi của 1 quẻ rồi tính sao đây? Hiện tại đang theo thuyết Tốn Khôn b́nh thường nên ḿnh cứ giả định là v́ hào dương đi đủ ba ngôi nên biến và biến tất cả các hào trong quẻ Chấn nên Chấn biến thành Tốn (Trường hợp biến này cũng tồn tại ở các quẻ Quy Hồn trong 64 quẻ Dịch). Hào âm mới sinh ra ở ngôi 1 quẻ Tốn. Đây là khởi điểm cho Nghi Vấn, tuy Nghi Vấn nhưng vẫn chưa phát sinh bất hợp lư.

Thời gian từ Tốn chuyển sang Ly: Cũng theo thuyết Tốn Khôn b́nh thường, hào Âm này sẽ lên ngôi 2 thành quẻ Ly. Điểm biến này có phần chưa thuyết phục, v́ Âm trưởng theo chiều Gíang tức là từ trên xuống dưới chứ không phải thăng, mà đằng này sự di chuyển của hào âm trong quẻ Tốn sang quẻ Ly là từ ngôi 1 lên ngôi 2, tức là thăng rồi. Đến đây, Nghi Vấn ở trên đă thành một sự bất hợp lư.

Thời gian từ Ly chuyển sang Khôn: Cũng theo thuyết Tốn Khôn b́nh thường, hào Âm này sẽ chuyển sang ngôi thứ mấy đây? Ngôi 1 đă ngồi rồi (quẻ Tốn), ngôi 2 cũng ngồi rồi (quẻ Ly) vậy th́ dù thăng hay giáng cũng phải ngồi ngôi 3 để thành quẻ Đoài. Mà đằng này lại thành quẻ Khôn. Như vậy là sự Bất Hợp Lư đă thành Bế Tắt.

Khi nghiên cứu đến thời điểm này, CT đă thấy bế tắt thật sự, lúc đó cũng theo luật cùng tắc biến, “bí tắc chế” nên CT đă cho rằng có thể năy giờ ḿnh theo thứ tự Thuận v́ là các quẻ Dương, c̣n khi đến các quẻ Âm phải xét theo chiều Nghịch mới hợp Lư. Xét thử theo chiều Nghịch từ quẻ Khôn th́ quẻ Khôn thuần Âm, sau Khôn là Ly hào Âm ở ngôi 2, sau Ly là Tốn hào âm ở ngôi 1, đúng hoàn toàn theo lư Dương thăng Âm giáng, nhưng khi chuyển sang ngôi 3 thành Đoài th́ nhảy qua quẻ Khôn rồi lộn xộn.

Cuối cùng, thấy rằng chính sự di chuyển nghịch của quẻ Âm mới tự tạo them một sự bất hợp lư nữa v́ ḿnh đang Khảo Sát về sự di chuyển của các Qủe Bát Qúai theo thứ tự Thời Gian mà Thời Gian Chỉ Có Một Chiều Thuận chứ đâu có nhảy lung tung, chạy Thuận cho đă rồi quay về Nghịch rồi chạy Thuận trở lại.

Quay trở về đầu Xem Caytre's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Caytre lần thăm Caytre's Homepage
 
Caytre
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 January 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1441
Msg 3 of 18: Đă gửi: 05 October 2004 lúc 4:01am | Đă lưu IP Trích dẫn Caytre


Phản Biện Thuyết Hoán Vị Tốn Khôn.

Tuy thấy có sự hợp lư Hoán Vị Tốn Khôn, nhưng cũng có mấy điểm mà CT thấy cần phản biện, phần phản biện của CT là phản biện đối với chứng minh của ḿnh ở trên.

1. Điểm đầu tiên ta thấy cần phải phản biện là Gỉa Định (Assumption), phần lớn các thuyết bị sai từ chính giả định của nó. Gỉa định sai do sự hiểu biết chưa đầy đủ và trọn vẹn. Cho nên nó cần sự trắc nghiệm nhiều lần. Gỉa định trong bài viết này là Dương Tử Âm Sinh, Dương có Đầu, Âm có Đuôi, Dương Thăng Âm Gíang. Chính nhờ dựa vào giả định này mà CT mới lập tiền đề cho sự h́nh thành 6 quẻ con từ 2 quẻ chính là Càn và Khôn, cũng như quy tắc biến thiên về thời gian từ Khảm qua Cấn và từ Cấn qua Chấn.

2. Điểm thứ hai là tiên đề (Premises) sai. Tiên đề để xác định hoán vị Tốn Khôn trong bài này là chu kỳ thời gian từ Khảm đến Càn. Không lấy ǵ chắc chắn 100% là tiên đề trên là chính xác và duy nhất.

3. Khi người ta đă chấp nhận giả định và tiên đề th́ người ta luôn thấy phần hệ luận sau đó là hợp lư. Nhưng có rất nhiều sự hợp lư sai từ giả định và tiên đề.

4. Điểm thứ tư cần phải phản biện là phản biện vào sự hợp lư của một hệ luận. Sau khi chứng minh tính hợp lư của hoán vị Tốn Khôn, ta có một đồ h́nh Hậu Thiên Bát Qúai với Khôn Đông Nam và Tốn Đông Bắc. Dựa vào số ngôi 1, 2, 3 của các hào dương và âm của các quẻ đối xứng nhau, ta thấy tổng số hiệu của chúng là bằng Zero nên có sự cân bằng. Ngay tại sự cân bằng này đă đặt cho ta một dấu hỏi lớn.

Có hai loại cân bằng, cân bằng động và cân bằng tĩnh. Cân bằng tĩnh là cân bằng đứng yên, cân bằng chết, một sự cân bằng không có tính đàn hồi. C̣n cân bằng động là cân bằng do sự dao động, cân bằng của lực moment, của con lắc đồng hồ, của tổng năng lượng trong tự nhiên (Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác), hay là cân bằng của ḍng điện, cân bằng sinh thái của một quần xă tự nhiên và Cân Bằng giữa quỹ đạo trái đất so với trục trái đất là ví dụ của cân bằng động. Cân bằng động có 2 mặt: Cân bằng và Động. Mặt Cân Bằng làm vật thể cân bằng tổng thể để định h́nh và chất. Mặt Động để tạo nên sự tiến hoá và phát triển của bản thân vật thể đó. Như vậy sự cân bằng của đồ h́nh Hậu Thiên Bát Qúai sau khi đă Hoán Vị Tốn Khôn là cân bằng Động hay Tĩnh? Câu hỏi đó chưa dễ dàng trả lời ngay được v́ con số Zero là con số diễn tả một Trạng Thái chứ chưa diễn tả được một Kết Qủa hay một Qúa Tŕnh. Ngoài ra, trong quá tŕnh đặt ngôi số cũng đă phát sinh 2 giả định có thể dẫn đến 2 kết quả khác nhau, nên quá tŕnh đặt ngôi số cũng cho ta một sự phản biện lư thú.

Thứ nhất, tổng hiệu số bằng Zero là do đặt ngôi số theo trật tự biến thiên của hào Âm và Dương nên ngôi 1 của hào dương lại là ngôi 3 của hào âm và ngược lại. Nên ta thấy có sự cân bằng và dẫn đến hệ quả của tính hợp lư trên.

Thứ hai, nếu như ngôi số của 2 loại hào âm và dương không biến thiên theo trật tự đó th́ sao? Gỉa sử như chúng biến thiên cố định theo thứ tự vạch dưới cùng là 1, vạch ở giữa là 2 và vạch trên cùng là 3 cho cả hào âm và hào dương, sự cố định của Ngôi cũng hợp lư đó chứ v́ Thái Cực chỉ có một, tạo ra những không gian-thời gian có tính âm hay dương là do sự tương quan giữa không gian-thời gian di chuyển của Thái Cực so với góc nh́n của ta chứ tự thân Thái Cực đâu có nhận cho ḿnh tính âm hay dương.

Theo cách đặt ngôi số như thế th́ tổng hiệu số sẽ không bằng Zero rồi. Tuy nhiên, ở tại cái vấn đề Tổng Hiệu Số không bằng Zero này lại phát sinh ra hai hệ quả có khả năng triệt tiêu nhau. Thứ nhất, nhờ có sự không bằng Zero mà phát sinh ra Mặt Động của Cân Bằng và v́ thế vật thể vận động cho chu kỳ khác. Thứ hai, có thể v́ không có sự cân bằng Zero nên cũng không có sự Hoán Vị Tốn Khôn luôn.

5. Điểm cuối cùng để phản biện là sự bất hợp lư cục bộ chính là sự hợp lư toàn bộ hay sự mất cân bằng cục bộ chính là góp phần tạo nên cân bằng toàn bộ. Mùa Hạ quá nóng, ta cho là thiếu cân bằng, Mùa Đông quá lạnh, ta cũng cho là thiếu cân bằng, nhưng một năm nhờ có đủ 2 mùa nóng lạnh đó th́ mới cân bằng, nhờ có sự cân bằng toàn diện đó mà vật ưa hàn mới thành ở mùa đông, vật ưa nhiệt mới trưởng ở mùa hạ, chứ nếu một năm chỉ có Đông hoặc Hạ th́ làm sao sự sống tồn tại v́ vật ưa nhiệt hoặc ưa hàn sẽ lấn áp các sự sống khác. Nhờ có nắng th́ nước mới bốc hơi mà thành mưa, nên trời có nóng th́ mới có mát, nên ta thấy chính sự mất cân bằng đă tạo nên sự cân bằng động. Nếu như trời không nóng mà âm u dễ chịu (Cân bằng tĩnh) th́ khó có mưa lắm.

Cũng tương tự như vậy, nhờ Tốn Khôn chưa Hoán Vị nên ḿnh thấy nó bất hợp lư, v́ nó bất hợp lư nên nó không cân bằng, nhưng chính nhờ nó không cân bằng nên nó phải vận động để t́m thế cân bằng mà tạo nên diễn tŕnh cân bằng động toàn thể cho Dịch. Có thể, nhờ sự không cân bằng đó mà Bát Qúai phải động để h́nh thành tiếp 64 quẻ trùng, chứ nếu đă cân bằng rồi th́ chỉ cần 8 quẻ chính là đủ, làm sao mà thành 64 quẻ trùng nữa được. Cũng như nếu hai thể Âm Dương ban đầu có thể cân bằng lẫn nhau (Cân bằng Tĩnh) th́ chắc khó thành Bát Qúai. Cuối cùng, ta thấy tại sao quẻ thứ 63 của 64 quẻ Dịch là quẻ Kư Tế tức là đă xong rồi mà quẻ cuối cùng của 64 quẻ lại là quẻ Vị Tế tức là Dịch vẫn chưa kết thúc đâu, sự kết thúc này chỉ là kết thúc một quá tŕnh cũ để tạo tiếp một quá tŕnh mới thôi.
Quay trở về đầu Xem Caytre's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Caytre lần thăm Caytre's Homepage
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 4 of 18: Đă gửi: 05 October 2004 lúc 5:23am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Cây Tre thân mến.
Rất cảm ơn Cây Tre đă quan tâm. Như vậy; tính hợp lư của sự đổi chỗ Tốn Khôn ko phải chỉ dừng lại ở Kinh Dịch mà c̣n chứng tỏ một cách toàn diện ở khắp các bộ môn ứng dụng khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành.Sự phát hiện cũa CấyTre là một chứng nhân cho tính hợp lư của việc hoán vị Tốn Khôn.
Đồng ư tính hợp lư th́ chưa phải chân lư. Nhưng ko thể có tính chân lư ko bao hàm tính hợp lư.
Theo tôi: Tiên đề và giả định luôn cần thiết. Bất cứ một phát kiến nào cũng phải bắt đầu từ một hoặc cả hai yếu tố này. Vấn đề là sau đó những luận cứ có bảo vệ được tiên đề hoặc chứng minh cho nó ko.
C̣n về tính cân đối th́ tôi giải thích như sau:
Thiên nhiên vốn rất cân đối về bản chất của nó. Nhưng chính sự vận động đă tạo ra những hiện tượng ko thể cân đối. Âm Dương Ngũ hành là một siêu lư thuyết vũ trụ. Bởi vậy; nó lấy sự cân đối lư thuyết để quán xét các hiện tượng ko cân đối trong thiên nhiên.
Điều này cũng giống như bảng tuần hoàn hoá học. Trong thực tế ko hề có các nguyên tố hoá học sắp xếp theo bảng tuần hoàn; nhưng chính bảng tuần hoàn hoá học đó lại dùng để quán xét các hiện tượng về quy luật của các nguyên tố hoá học. Lập luận về tính phi cân đối của thiên nhiên - của giáo sư Hoàng Phương - để ứng dụng biện minh cho tính phi cân đối của Hậu thiên bát quái Tàu; cũng đă bị phản bác.
Vài lời tường sở ngộ.
Rất cảm ơn Cây Tre.
Chân thành chúc Cây Tre an lạc.
Thân
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Caytre
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 January 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1441
Msg 5 of 18: Đă gửi: 05 October 2004 lúc 7:19am | Đă lưu IP Trích dẫn Caytre



Bổ sung

Do copy bài từ Box Tham Luận Về Văn Hoá Lạc Việt trong www.chanthuyen.org/diendan sang www.tuvilyso.com post, trong lúc không để ư, CT post thiếu đoạn giữa là đoạn chủ yếu. Nay đọc lại thấy thiếu nên bổ sung thêm.

Đoạn thiếu này nằm ở khoảng giữa Post số 2 (Sự hợp lư hoán vị Tốn Khôn) và Post số 3 (Phản Biện Hoán Vị Tốn Khôn)

----------------------------------

Đặt Vấn Đề Hợp Lư Của Hoán Vị Tốn Khôn


Thời gian di chuyển của hào dương trong các quẻ dương từ Khảm qua Cấn đến Chấn xem như hợp lư, không xét đến nữa v́ quá tŕnh này đă tạo nên tiền đề cho tính hợp lư. Đối tượng khảo sát bắt đầu từ quẻ Chấn và về khoảng thời gian sau quẻ Chấn.

Theo giả thuyết Hoán Vị Tốn Khôn th́ sau Chấn là đến Khôn và sau Ly là đến Tốn.

Thời gian từ Chấn chuyển sang Khôn:
Hào dương trong các quẻ dương đă đóng đủ 3 ngôi, tại quẻ Chấn là ngôi 1 ở dưới cùng nên biến thành hào âm và làm quẻ Chấn biến thành Qủe Khôn thuần âm. Qủe Khôn đánh dấu sự kết thúc hoạt động của hào dương, từ sau quẻ Khôn là thời kỳ hoạt động của hào Âm.

Thời gian từ Khôn chuyển sang Ly:
Hào âm sinh ra ở ngôi 2 thành quẻ Ly.

Thời gian từ Ly chuyển sang Tốn:
Theo lư Dương thăng Âm giáng, Dương thuận Âm nghịch, hào âm ở ngôi 2 quẻ Ly giáng xuống ngôi 1 thành quẻ Tốn.

Thời gian từ Tốn chuyển sang Đoài:
Hào âm ở ngôi 1 quẻ Tốn chuyển theo chiều nghịch lên ngôi thứ 3 thành quẻ Đoài.

Thời gian từ Đoài chuyển sang Càn:
Hào âm đă đóng đủ 3 ngôi, đến ngôi 3 thành quẻ Đoài phải biến để thành hào dương, khiến Đoài thành Càn. Qủe Càn đánh dấu sự kết thúc hoạt động của các hào âm, từ sau Càn là thời kỳ hoạt động của các hào dương.

Thời gian từ Càn chuyển sang Khảm:
Hào dương sinh ra ở ngôi 2 thành quẻ Khảm.

Như vậy, lư thuyết về Hoán Vị Tốn Khôn của nhóm nghiên cứu NVTA và bác TS hợp lư trong khảo sát này. Căn cứ vào Hoán Vị Tốn Khôn ta có một đồ h́nh Hậu Thiên Bát Qúai có sự đối xứng hợp lư giữa các cặp quẻ Âm và Dương theo đúng tương ứng ngôi của hào âm hoặc dương trong các quẻ đó (Đến đây xem như đă xong chủ đề chính và dùng ngôi theo Âm Dương. Trường hợp hào dương, v́ dương thuận và giáng nên ngôi 1 là vạch dưới cùng, ngôi 2 là vạch ở giữa và ngôi 3 là vạch trên cùng. Ngược lại ở hào âm th́ ngôi 1 là vạch trên cùng, ngôi 2 là vạch ở giữa, ngôi 3 là vạch dưới cùng. Đọc giả tự chuyển đổi.)

Cặp đối xứng Khảm Ly: Khảm Bắc, Ly Nam; Khảm hào dương ngôi 2, Ly hào âm cũng ngôi 2. Triệt tiêu nhau là cân bằng thành số 0.

Cặp đối xứng Chấn Đoài: Chấn Đông, Đoài Tây; Chấn hào dương ngôi 1, Đoài h ào âm c ũng ng ôi 1. Triệt tiêu nhau là cân bằng thành số 0.

Cặp đối xứng Cấn Tốn: Cấn Đông Bắc, Tốn Tây Nam; Cấn hào dương ngôi 3, Tốn hào âm cũng ngôi 3. Triệt tiêu nhau là cân bằng thành số 0.

Cặp đối xứng Càn Khôn: Càn Tây Bắc, Khôn Đông Nam; Càn hào dương đóng đủ 3 ngôi, Khôn hào âm đóng đủ 3 ngôi. Nhưng khi triệt tiêu nhau cũng là cân bằng thành số 0.

Ngoài ra, trên đồ h́nh Hậu Thiên Bát Qúai sau khi Hoán Vị Tốn Khôn, ta thấy rơ quá tŕnh h́nh thành Bát Qúai từ 2 quẻ Càn Khôn do chiều Nghịch và sự chuyển dịch về thời gian do chiều Thuận.

Quan Sát bằng chiều Nghịch chiều kim đồng hồ ta thấy:

Từ Khôn nghịch đến Khảm là h́nh tượng một quẻ Khôn thuần âm sinh ra 3 quẻ Dương. Từ Càn nghịch đến Ly là h́nh tượng quẻ Càn thuần dương sinh ra 3 quẻ Âm. Cái sự Dương sinh ra toàn Âm hoặc Âm sinh ra toàn Dương vốn đă là một sự Nghịch rồi, phải chăng v́ vậy mới được ngụ ư ở chiều Nghịch chiều kim đồng hồ?

Quan Sát bằng chiều Thuận chiều kim đồng hồ ta thấy:

Từ Khảm thuận đến Khôn là phần Dương của Hậu Thiên Bát Qúai, từ Ly thuận đến Càn là phần Âm của Hậu Thiên Bát Qúai, chiều Thuận này là chiều của thời gian, thời gian chỉ có một chiều.

Càn Khôn là chổ phân chia Hậu Thiên Bát Qúai thành hai phần Âm Dương.

Quay trở về đầu Xem Caytre's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Caytre lần thăm Caytre's Homepage
 
Caytre
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 January 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1441
Msg 6 of 18: Đă gửi: 05 October 2004 lúc 7:28am | Đă lưu IP Trích dẫn Caytre


Bác Thiên Sứ và các vị tiền bối, bạn đọc kính

Caytre cũng xin tái minh định một điều:

Tuy nhận thấy Hoán Vị Tốn Khôn hợp lư trong hiện tại, nhưng không có nghĩa là Caytre ủng hộ v́ biển học như trời, ḿnh đang trên đường cầu học. Hôm nay, ḿnh học chưa tới chổ ảo diệu nên ḿnh thấy vấn đề này đúng, ngày mai, ḿnh học thêm tí nữa, nhiều khi lại thấy nó sai. Sự học không bao giờ có điểm dừng.

Lập trường muôn thửa vẫn là lập trường của một người cầu học và sẳng sàng phủ định chính ḿnh một khi phát hiện ḿnh sai.

Chấp Nhận một vấn đề không có nghĩa đồng ư với vấn đề đó. Khi đồng ư với vấn đề đó cũng không có nghĩa là ủng hộ vấn đề đó. Khi ủng hộ vấn đề đó cũng không có nghĩa là đeo đuổi vấn đề đến sống đến chết.

Chấp Nhận: Chỉ để ḿnh không bảo thủ, chứa được mọi cái khác với ḿnh.

Đồng Ư: Thừa nhận tính đúng hay sai của nó ở trong một không gian và thời gian xác định

Ủng Hộ: Có niềm tin và bỏ phiếu cho

Theo đến sống đến chết: Niềm tin vượt lên tất cả sẽ bảo vệ đến cùng thành tín ngưỡng về một vấn đề.

Bài viết này chỉ dừng ở mức Đồng Ư và đầu đề vẫn đặt tên là: "Nhận Xét...." chứ không phải là "Kết Luận..."

Kính

Caytre
Quay trở về đầu Xem Caytre's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Caytre lần thăm Caytre's Homepage
 
DiaKyTai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 26 June 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 863
Msg 7 of 18: Đă gửi: 05 October 2004 lúc 1:17pm | Đă lưu IP Trích dẫn DiaKyTai

ThiênSu đă viết:
Như vậy; tính hợp lư của sự đổi chỗ Tốn Khôn ko phải chỉ dừng lại ở Kinh Dịch mà c̣n chứng tỏ một cách toàn diện ở khắp các bộ môn ứng dụng khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành.Sự phát hiện cũa CấyTre là một chứng nhân cho tính hợp lư của việc hoán vị Tốn Khôn.


ThienSu đă viết:
...Âm Dương Ngũ hành là một siêu lư thuyết vũ trụ.


Caytre đă viết:
Bài viết này chỉ dừng ở mức Đồng Ư và đầu đề vẫn đặt tên là: "Nhận Xét...." chứ không phải là "Kết Luận..."


Tre Thân: Thật cảm phục, chỉ một vài lời "nhận xét" và chỉ "dừng" ở mức đồng ư... qua một bài viết ngắn gọn (của một sự thắc mắc, t́m hiểu..?) th́ đă được coi như là một chứng nhân cho tính hợp lư của cả ... một siêu lư thuyết vũ trụ.... Lời nói (viết) của Cây Tre quả thật "nặng kư" lắm !!! (lời nói đi vào lịch sử cho sự hợp lư của một siêu lư thuyết vũ trụ, mà lịch sử vũ trụ hơn cả lịch sử của nhân loại cơ đấy...!!)

.......

ThienSu đă viết:
Đồng ư tính hợp lư th́ chưa phải chân lư. Nhưng ko thể có tính chân lư ko bao hàm tính hợp lư.


...Hay thật! nghe, (đọc cho xác thực hơn), thật là hữu lư !

Địa này trong lúc "Ngồi Buồn Nghĩ Quẩn":

....Đă là Chân Lư, th́ c̣n đâu phân định tính bất hợp lư hay hợp lư...???! mà nếu có, th́ sự "hợp lư" được giải thích qua cách duy vật biện chứng...??? qua lối dẫn giải, theo (tạm gọi) là "logic" khoa học...???

.......................................................

"...Ngư Ông bất ngộ đào nguyên khách,
Khởi thức hưng vong thế cổ kim...."
                _____Trạng Tŕnh, Bạch Vân Cư Sĩ______

Vài hàng tản mạn với Cây Tre, có ǵ sai quấy, th́ ... thôi "kệ"... hih́ h́!

Thân
Địa Kỳ Tài



Quay trở về đầu Xem DiaKyTai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi DiaKyTai
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 8 of 18: Đă gửi: 05 October 2004 lúc 2:19pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Cây Tre thân mến.
Tôi rất mến Cây Tre;nên tôi rất vui khi Cây Tre cho rằng sự đổi chỗ Tốn Khôn là hợp lư. Thực ra lập luận của Cây Tre chưa vững chắc; mặc dù ư tưởng đúng. Nếu cả thế giới ủng hộ tôi mà có một người chứng minh được tôi sai th́ tôi vẫn sai. Nếu cả thế giới phản bác tôi mà tôi đúng th́ tôi vẫn bảo vệ quan niệm của ḿnh.
Cho đến bây giờ vẫn có người nói trái Đất vuông cũng chẳng ai làm ǵ được họ (Tham khảo lời nói đầu:"Lược sử thời gian".
Địa Kỳ Tài viết:
"....Đă là Chân Lư, th́ c̣n đâu phân định tính bất hợp lư hay hợp lư...???!
Một phương pháp luận tuyệt vời. Cảm ơn bác Địa. Với cách hiểu của tôi th́ khi bác nói câu này có lẽ bác sẽ ko bao giờ bảo tôi đang "Bất hợp lư".

Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
DiaKyTai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 26 June 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 863
Msg 9 of 18: Đă gửi: 05 October 2004 lúc 3:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn DiaKyTai

ThienSu đă viết:

Địa Kỳ Tài viết:
"....Đă là Chân Lư, th́ c̣n đâu phân định tính bất hợp lư hay hợp lư...???!
Một phương pháp luận tuyệt vời. Cảm ơn bác Địa. Với cách hiểu của tôi th́ khi bác nói câu này có lẽ bác sẽ ko bao giờ bảo tôi đang "Bất hợp lư".


...hihihi, Đúng vậy, nhưng NẾU và chỉ có NẾU Địa này đă nghĩ rằng lập luận của Thiên Sứ là chân lư...??? th́ chẳng bao giờ tôi bảo Thiên Sứ là đang "Bất hợp lư"....Tuyệt vời ở chỗ, từ cái chữ nếu.... phải không bác Thiên Sứ ?...Cám ơn bác Thiên Sứ đă "sở ngộ" để quá "khen" cho lời tôi là "tuyệt vời"! mà lại c̣n "tăng chức năng" của lời tôi viết thành cả "một phương pháp luận"... cảm kích thay !!!

Để rơ nghĩa cho lời "phê b́nh" trên của Thiên Sứ, Tôi trích lại nguyên văn của lời tôi viết:

DiaKyTai đă viết:
Địa này trong lúc "Ngồi Buồn Nghĩ Quẩn":

....Đă là Chân Lư, th́ c̣n đâu phân định tính bất hợp lư hay hợp lư...???! mà nếu có, th́ sự "hợp lư" được giải thích qua cách duy vật biện chứng...??? qua lối dẫn giải, theo (tạm gọi) là "logic" khoa học...???


Vài lời tản mạn
Địa Kỳ Tài

Sửa lại bởi DiaKyTai : 05 October 2004 lúc 3:20pm
Quay trở về đầu Xem DiaKyTai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi DiaKyTai
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 10 of 18: Đă gửi: 06 October 2004 lúc 2:08am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bác Địa thân mến.
Uh! Thôi thế cũng được.
CâyTre thân mến.
Rất cảm ơn ư tưởng của Cây Tre. Nhưng cách lập luận chưa chắc chắn. Bởi vậy điều đó làm CâyTre nghi ngờ chưa khẳng định. Nhưng sự gợi ư này rất quan trọng. Nó chứng tỏ một khả năng hợp lư ở nhiều mặt ứng dụng của thuyết AD ngũ hành. Giống như Pháp Vân gợi ư về sự Nạp Giáp (chi) dẫn đến sự hiệu chính toàn bộ pp nạp chi của tôi (Xin xem mục Bói Dịch; topic "NạpGiáp" của Pháp Vân).
Chân thành chúc Cây Tre an lạc.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 11 of 18: Đă gửi: 06 October 2004 lúc 12:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Bạn Cay Tre thân mến,
Cách tiếp cận, chọn tiên đề của bạn rất sâu sắc, tuy nhiên PV có suy nghĩ như sau

1/ Âm Dương tiêu trưởng:
-     Miền Dương: dương thăng - âm giáng
-     Miền Âm : dương giáng - âm thăng

2/ Về Bát Quái và thời gian
-     Nếu chùng ta h́nh dung mặt phẳng quĩ đạo trái đất chuyển động quanh mặt Trời là mặt phẳng Bát Quái.
-     Trái đất là đầu kim đồng hồ
-     Thời gian nghĩa là thời nào th́ gian đó, ví dụ: thời Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn trái đất tại gian Khảm ; Thời Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập trái đất tại gian Cấn ; Thời Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ trái đất tại gian Chấn …

3/ Thời gian tuyến tính hay thời gian luân hồi
-     Thời gian tuyến tính cho ta ư niệm về đường thẳng chỉ có một chiều.
-     Thời gian luân hồi cho ta ư niệm về luân hồi – có lên có xuống, có đi có lại.

Vài ḍng suy nghĩ
Kính
Pháp Vân
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 12 of 18: Đă gửi: 06 October 2004 lúc 9:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Pháp Vân rất thân mến ui.
Đồ h́nh của Pháp Vân viết cho Cây Tre đă khiến cho tôi phát hiện ra quy luật"Cách bát sinh tử' rồi. Hấp dẫn wá.
Pháp Vân có nhận thấy điều đó không. Đây nhá! Nếu theo thời gian thuận th́ Khảm rồi đến Cấn - OK.Nhưng ṿng quay của Trái Đất th́ Khảm phải đến Càn; muốn đến Cấn th́ Trái Đất phải quay đúng một ṿng của một chu kỳ Bát quái. Hấp dẫn chưa! Hi! Làm sao nền văn minh Hoa Hạ là chủ nhân của Kinh Dịch được. Nền văn minh này không có tính kế thừa. Trái Đất quay quanh mặt trời th́ khoa học hiện đại bi wờ mới nghĩ ra. C̣n sự ứng dụng tính quy luật đó lại có từ hàng ngàn năm trước.Vô lư! Hợp lư nhất chỉ là nó thuộc về một nền văn minh của thời Hoàng Kim và lưu truyền qua văn hiến Việt.
Chúc Pháp Vân/ Cây Tre và quí vị quan tâm khoẻ .
Thiên Sứ


Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
phuongbusiness
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 16
Msg 13 of 18: Đă gửi: 06 October 2004 lúc 11:49pm | Đă lưu IP Trích dẫn phuongbusiness

Đọc các bài viết của các vị tiên sinh mới hay làm sao . Điều đó càng hiểu rằng các quư vị có một chiều sâu về tử vi, Dịch số và đă bỏ nhiều tâm huyết cho nó, tuy nhiên càng khẳng định Dịch số thật là kỳ bí và vĩ đại . Hà Đồ , Lạc Thư , Tiên Thiên Hậu Thiên bát quái đồ , nó là các hệ toạ độ kinh điển và sớm nhất của nhân loại . Dù thế nào chăng nữa nó cũng đă đứng vững qua mấy thiên niên kỷ , việc chúng ta nghiên cứu và phát hiện có những điều mới trong đó là điều tốt nhưng cũng không nên sớm phủ nhận các phưng vị của của nó . chẳng ǵ th́ nó cũng khẳng định được chân lư khi các bậc tiền nhân vận dụng vào thực tế qua nhiều thế kỷ nay ,Trương Lương , Khổng Minh , Cao Biền , Lưu Bá ôn, Hoàng Phúc , rồi đến Tả Ao ,Nguyễn Bỉnh Khiêm, *** , rồi Vơ Nguyên Giáp ….các vị này đă vận dụng một cách nhuần nhuyễn và tính chính xác những phép tính hưng vong cho một hoặc nhiều triều đại, mà công cụ cơ sở kinh điển nhất là Hậu Thiên, Tiên Thiên Bát quái và Hà Đồ , Lạc Thư đó sao ? vậy th́ nó phải là chân lư đúng không ạ ? c̣n quư vị muốn sửa đổi , tốt thôi , Dịch mà , nhưng phải có kiểm chứng thực tế, từ khám phá mới quư vị hăy bày trận đồ để khiển binh , hay độn giáp về một số vấn đề xem sao , nếu nó đúng th́ thuyết của quư vị cũng đáng lưu tâm lắm , nhưng rất tiếc những trận đồ rung chuyển lại có tính chất lưu niên chứ không mang tính tức thời cho nên các vị nói thế nào cũng được , văn bối chỉ xin một điều rằng cố gắng đừng làm rối tung mọi vấn đề nên để rồi hậu sinh không biết phải chọn phưng án nào mà học , nguy hiểm lắm thay ….
Vài lời tường sở ngộ .












__________________
phuong
Quay trở về đầu Xem phuongbusiness's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phuongbusiness
 
Caytre
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 January 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1441
Msg 14 of 18: Đă gửi: 07 October 2004 lúc 4:02am | Đă lưu IP Trích dẫn Caytre



CT kính chào bác TS, anh Địa, anh Pháp Vân, anh Phương và qúy độc giả

Hiện tại, CT đang lu bu lo diễn đàn nhà nên cũng không có thời gian suy nghĩ hết và viết bài tranh luận tiếp, nhưng mong học hỏi thật nhiều ở tranh luận của quư vị.

Bài này viết lúc diễn đàn nhà đang sửa sang, nên có thời gian suy nghĩ hơn bây giờ.

Tuy nhiên, đây là đề tài muôn thửa sẽ không có kết thúc.

Kính mong tiếp học hỏi từ tranh luận của hai quan điểm khác nhau.

Chúc mọi người tâm thường an lạc

Kính
CT

Quay trở về đầu Xem Caytre's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Caytre lần thăm Caytre's Homepage
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 15 of 18: Đă gửi: 07 October 2004 lúc 7:13am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Phuongbusines thân mến.
Rất cảm ơn bạn đă có lời khuyên. Khi tôi bắt đầu t́m hiểu về môn lư số Đông phương tôi cũng có những kiến thức ban đầu như bạn nói. Nhưng sau đó tôi tự hỏi: "Tại sao nó lại có khả năng đó?". Bởi vậy tôi mới tiếp tục nghiên cứu sâu thêm và đưa ra ư kiến của ḿnh.
Tôi nghĩ rằng: "Những ǵ tôi đặt ra sẽ làm mọi việc rơ ràng hơn"; chứ không thể rối tung lên như bạn nghĩ.
Nếu có thể được; bạn hăy chứng minh lời của bạn:
"cố gắng đừng làm rối tung mọi vấn đề nên để rồi hậu sinh không biết phải chọn phưng án nào mà học , nguy hiểm lắm thay …. "
Bạn hăy tiếp tực mua những sách theo phương pháp truyền thống "Con Long Mă hiện lên trên sông Hoàng Hà" và học như hàng ngàn năm nay mọi người vẫn học; chẳng có ǵ gọi là nguy hiểm với bạn cả. Nếu trái đất tṛn là nguy hiểm th́ bạn vẫn có thể tin rằng trái Đất vuông.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
phuongbusiness
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 May 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 16
Msg 16 of 18: Đă gửi: 09 October 2004 lúc 8:38am | Đă lưu IP Trích dẫn phuongbusiness

H́ h́ , bác Thiên Sứ trách mới khéo làm sao .
Việc xuất hiện con long mă , hay con rùa chỉ là huyền thoại mà người xưa đưa vào để cho thần thánh hóa nên mà thôi, thiết nghĩ ở thời đại chúng ta, chúng ta nhận ra đâu la thật đâu là huyền thoại , tuy nhiên cũng phải nói rằng thần thánh hóa cũng không phải là không tốt , cái ǵ thần thánh hóa lên càng làm cho nó thiêng liêng hơn , mà như vậy cái ǵ thiêng liêng th́ nh́n nhận , tiếp cận cũng trở lên nghiêm túc và trang trọng hơn. mà dịch th́ lại qúa cần cái đó, không trang trọng , không nâng niu chắc khó chiêm nghiệm lắm," Chân khí tán mà không tụ khó chiêm thay ! " và chúng ta cũng phải phân biệt được đâu là thần thánh đâu là định lư chứ .
Những cái khám phá về hoán vị Tốn, Khôn mà các quư vị tiên sinh t́m thấy nó thuyết phục lắm , thuyết phục như là Stephen Hawking phát biểu và bảo vệ về thuyết " Lỗ Đen " vậy .
Cái vô lư trong sự có lư của Tốn Khôn mới hay làm sao .
quư vị tiếp tục tranh luận để cho văn sinh được tỏ tường vậy .
Nhưng Phương vẫn tin Hậu thiên đồ là một định lư , phương vị ứng bát quái là bất biến, v́ Phương đă có thực tế lịch sử Dịch học kiểm chứng .
Kính bác Thiên sứ và các anh chị mạnh khỏe !



__________________
phuong
Quay trở về đầu Xem phuongbusiness's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phuongbusiness
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 17 of 18: Đă gửi: 09 October 2004 lúc 10:22am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Phương busine thân mến.
Thực tế ứng dụng và lư thuyết là hai v/d riêng biệt. Khi lư thuyết đă đi vào thực tế và sau đó lư thuyết đó thất truyền th́ người ta vẫn cứ ứng dụng mà ko cần lư thuyết. Thí dụ có người sử dụng dt di động rất sành điệu. Nhưng họ vẫn ko cần biết đến nguyên lư nào làm ra cái dt di động.Thực tế trong tự nhiên ko hề có chỗ nào các nguyên tố hóa học sắp xếp theo đúng thuận tự của bảng tuần hoàn hóa học. Nhưng lư thuyết tuần hoàn hóa học chứng minh tính qui luật của nó.
Phương dẫn chưng rất nhiều vị thánh nhân ứng dụng dịch. Nhưng nếu những cái ǵ đang tốn tại của Dịch đúng hết và người ta đă hiểu đúng nó th́ nó đă ko bị gọi là huyền bí.
Tuy nhiên Phương có thể trưng một số thí dụ.
Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Caytre
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 January 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1441
Msg 18 of 18: Đă gửi: 19 October 2004 lúc 8:17am | Đă lưu IP Trích dẫn Caytre

phapvan đă viết:
Bạn Cay Tre thân mến,
Cách tiếp cận, chọn tiên đề của bạn rất sâu sắc, tuy nhiên PV có suy nghĩ như sau

2/ Về Bát Quái và thời gian
-     Nếu chùng ta h́nh dung mặt phẳng quĩ đạo trái đất chuyển động quanh mặt Trời là mặt phẳng Bát Quái.
-     Thời gian nghĩa là thời nào th́ gian đó, ví dụ: thời Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn trái đất tại gian Khảm ; Thời Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập trái đất tại gian Cấn ; Thời Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ trái đất tại gian Chấn …

Vài ḍng suy nghĩ
Kính
Pháp Vân



Kính bạn Pháp Vân

Hôm nay CT mới có dịp đọc kỹ bài của anh.

Đồng ư với anh những điểm trên, bản chất của 12 cung địa chi trên hậu thiên bát quái là đường Hoàng Đạo của mặt trời. Bốn điểm chính trên đường Hoàng Đạo là Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu Phân tương ứng với 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài.

Vài ḍng góp vui

Kính
CT
Quay trở về đầu Xem Caytre's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Caytre lần thăm Caytre's Homepage
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.2773 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO