Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 416 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: CUỐI THỜI HÙNG VƯƠNG Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 1 of 11: Đă gửi: 08 November 2004 lúc 9:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

NGUYÊN NHÂN KẾT THÚC THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG

Kính thưa quí vị quan tâm.
Truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt luôn nói về một cội nguồn gần 5000 năm văn hiến. Tuy nhiên; hiện có số đông các nhà nghiên cứu lịch sử cả trong nước và quốc tế cho rằng: “Quan niệm truyền thống này chưa từng được khoa học chứng minh”. Bởi vậy; họ đă đưa ra một quan niệm lịch sử mới là:
“Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc hoặc cùng lắm là một nhà nước sơ khai”.
Nhưng theo nhận xét của người viết bài này th́ tất cả những luận cứ và phương pháp luận của những người có quan điểm lịch sử mới này đều chủ quan và tất nhiên nó không hề có tính khoa học. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến thời đại Hùng Vương; mà một sự kiện quan trọng trong đó chính là nguyên nhân kết thúc thời đại này. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và nghiệp dư có những luận điểm chứng minh cho cội nguồn dân tộc; nhưng những luận cứ lại lặp lại điều mà chính các sử gia theo quan điểm mới đă nói tới. Thí dụ như họ cho rằng: Thục Phán là ḍng dơi vua Ba Thục và đă lật đổ Vương triều của các vua Hùng. Bởi vậy; bài viết này trong Văn hiến Lạc Việt nhằm chứng minh cho quan điểm trên là một sai lầm; với mục đích t́m về chân lư.

Kính thưa quí vị.
Truyền thuyết của dân tộc Việt nói về một cuộc nhường ngôi vị của vị vua cuối cùng ở thời Hùng Vương thứ 18 cho Thục Phán – An Dương Vương. Nhưng có nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và không chuyên; tỏ ra hoài nghi hiện tượng lịch sử này. Họ đă căn cứ theo một số tư liệu lịch sử không mấy chính xác; thiều tính hợp lư và bằng những suy diễn chủ quan và ấu trĩ để kết luận rằng: An Dương Vương đă tiêu diệt Hùng Vương. Trong những học giả hiện đại th́ giáo sư Đào Duy Anh – nếu không phải là người đầu tiên – th́ cũng đồng quan điểm với lập luận nói trên. Sử gia Đào Duy Anh với những lập luận của ông đă gây một ảnh hưởng lớn đến các thế hệ sau; khi t́m về cội nguồn dân tộc. Bởi vậy; việc chứng minh những sai lầm của ông; sẽ là một phương tiện giúp cho sự định hướng mới khi t́m về cội nguồn dân tộc Việt. Bài viết này được lấy từ cuốn: “Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp”. Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Tủ sách tuvilyso và được người viết hiệu chỉnh lại.

Về nguyên nhân kết thúc thời đại Hùng Vương, giáo sư Đào Duy Anh đă dẫn những tài liệu và lập luận trong sách Đất nước Việt Nam qua các đời” như sau:

Sách “Giao Châu ngoại vực kư” dẫn ở ”Thủy kinh chú” có lẽ là sách xưa nhất chép chuyện An Dương Vương là con Thục Vương, làm vua nước Âu Lạc sau khi chiếm nước Văn Lang của Lạc Vương:
Giao Chỉ có ruộng Lạc, trông nuớc triều lên xuống mà làm. Người ăn ruộng là Lạc Vương và Lạc Hầu. Các huyện gọi là Lạc tướng, có ấn đồng dải xanh, tức là quan lệnh ngày nay. Sau con Thục Vương đem binh đánh Lạc Vương và Lạc hầu, tự xưng là An Dương Vương, đóng trị sở ở Phong Khê. Sau Nam Việt Vương là Úy Đà đánh An Dương Vương, sai hai sứ cai trị hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, tức là nước Âu Lạc.
Việt sử lược th́ chỉ nói rằng:
Cuối thời nhà Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương, không thông hiếu với nhà Chu.
Toàn thư th́ chép rằng:
An Dương Vương (húy là Phán, người Ba Thục, ở ngôi 50 năm, sử cũ cho là họ Thục là sai) – Giáp Th́n, năm đầu (năm 58 Chu Văn Vương), vua nổi binh đánh diệt nước Văn Lang. Trước vua đă đánh nhiều lần. Hùng Vương binh cường tướng giỏi, vua nhiều lần bị thua. Hùng Vương nói rằng: Ta có sức thần, nước Thục không sợ sao? Bèn bỏ không săn sóc vũ bị, ngày ngày chỉ uống rượu ăn tiệc làm vui. Quân Thục bức đến gần, Hùng Vương c̣n say mềm chưa tỉnh, hộc máu nhảy xuống giếng chết. Binh chúng trở giáo đầu hàng. Thục Vương gồm chiếm lấy nước, đổi tên là nước Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.”


Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: Thục Phán là người Ba Thục mà sách Giao Châu ngoại vực kư nói đến:

Giao Châu ngoại vực kư gọi An Dương Vương là Thục Vương Tử nghĩa là con vua nước Thục.

Để chứng minh cho quan điểm của ḿnh giáo sư đă dẫn chứng truyền thuyết của đồng bào Tày và lập luận như sau:

Bọn con cháu nước Thục ấy đă vào nuớc ta do đường nào? Về vấn đề này cũng như về sự thành lập của nước Âu Lạc, có một truyền thuyết của người Tày có thể cho chúng ta ít nhiều ánh sáng. Tại miền Cao Bằng ngày nay, trong đồng bào Tày được lưu hành một truyền thuyết bằng thơ về nguồn gốc của các bộ lạc. Truyền thuyết ấy gồm ba phần:
1) Phần thứ nhất tŕnh bày t́nh h́nh của các bộ lạc Nam Cương,
2) Phần thứ hai kể chuyện chín chúa tranh nhau ngôi vua,
3) Phần thứ ba tŕnh bày sự thắng lợi của Thục Phán trong cuộc cạnh tranh ấy.
Truyền thuyết ấy đại khái nói rằng:

Từ thuở xưa, khi người ta vừa mới biết ánh sáng, biết ăn chín, biết che thân, biết phát rừng trồng lúa, biết đào mương lấy nước, biết dựng nhà che mưa nắng th́ người ta cũng tụ tập thành bản mường, nhưng mỗi mường ở độc lập một phương. Về sau người ta tụ tập đông hơn, nhiều mường họp lại thành bộ, đứng đầu là vua chủ trương mọi việc, đặt chữ cho dân, vỗ về dân chúng khiến họ làm ăn yên ổn. Vua tốt th́ dân được nhờ, vua ác th́ dân nổi loạn, vua mạnh th́ bờ cơi yên lành, vua không được dân phục th́ phải nhường ngôi cho người khác. Ở phía Nam Trung Quốc, đầu sông Tả Giang, về gần nước Văn Lang, có bộ Nam Cương hùng cứ một phương. Bộ này do Thục Chế tức An Trị Vương đứng đầu, đóng đô ở Nam B́nh, do chín xứ họp thành. Các xứ cứ ba năm triều cống một lần. Chín xứ ấy là: Thạch Lâm, Hà Quảng, Bảo Lạc, Thạch An, Phúc Ḥa, Thượng Lang, Quảng Nguyên, Thái Ninh (tức phủ Thái B́nh tỉnh Quảng Tây), Quy Sơn. Từ lúc An Trị Vương lên ngôi, nhân dân yên ổn, chín xứ đều thần phục cho nên dần dần trở nên hùng cường. Nước Trung Hoa mấy lần xâm lăng đều bị đánh lui, rồi từ đấy không dám quấy nhiễu nữa, hai bên kết t́nh giao hảo. Thục Chế làm vua 60 năm, thọ 95 tuổi. Con là Thục Phán mới lên 10 tuổi, cháu họ là Thục Mô tạm lên cầm quyền. Chín chúa nghe tin ấy tưởng rằng Thục Mô cướp ngôi, bèn kéo quân về bao vây kinh đô. Thục Mô sợ, phải giao quyền lại cho Thục Phán, các chúa mới chịu yên. Thục Phán c̣n nhỏ, sợ bị các chúa lấn át, nói rằng: Nay trong bộ có mười xứ, chín chúa giữ chín xứ, c̣n lại một xứ cho vua, như vậy th́ có đâu phải là vua. Nay hăy thi tài, ai có tài hơn người mà thắng tất cả mọi cuộc th́ ta xin nhường ngôi cho cai trị cả bộ. Các chúa nghe theo. Thục Phán bèn tổ chức mười cuộc thi tài:

1. Đấu vơ
2. Làm nghề tốt việc nhanh
3. Sang Trung Quốc lấy trống rồng (có lẽ là trống đồng, sách
in sai chăng – người viết)
4. Bắn cung trúng lá đa
5. Làm một ngh́n bài thơ
6. Nhổ mạ Phiêng Pha (gần Tinh Túc) cấy ruộng Tổng Chúp
(Cao Bằng)
7. Đóng thuyền rồng
8. Đẽo đá làm guốc
9. Nung vôi gạch xây thành
10. Mài lưỡi cày thành kim.
Trong các cuộc thi ấy Thục Phán đều dùng kế mỹ nhân để phá, không cho chúa nào thắng được, nên cuối cùng Phán được các chúa tôn làm vua. Thục Phán ra sức củng cố cơ đồ nước Nam Cương, làm cho dân giàu nước mạnh. Nước Văn Lang láng giềng bấy giờ đang suy yếu, nhân dân xiêu tán đói rét, quân lính biếng lười, các tướng chỉ thích rượu thơ. Thục Phán nhớ lại đời Tiên Vương đất nước nhiều lần bị nước Văn Lang uy hiếp, cho rằng nay đă đến lúc phục thù, bèn cất quân sang đánh, Hùng Vương nhu nhược bại vong. Thế là nước Văn Lang bị gồm làm
một nước với nước Nam Cương. Thục Phán đặt tên nước mới là Âu Lạc, đóng đô ở Loa Thành. Từ đó bốn phương yên ổn.


Do truyền thuyết trên ấy, chúng ta có thể nhận thấy rằng bộ Nam Cương do Thục Phán làm vua là tương đương với miền Cao Bằng từ Bảo Lạc lấn sang đến cả một phần phủ Thái B́nh tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Nếu thế th́ có thể nói rằng con cháu của vua nước Thục mà Thục Phán là đại biểu cuối cùng đă từ miền Tứ Xuyên và Vân Nam vào nước Nam Cương của truyền thuyết theo đường sông Lô, sông Gầm, rồi tràn sang miền thượng lưu sông Cầu và sông Hữu Giang. Người nước Nam Cương là người ǵ? Chúng ta đă biết rằng người nước Văn Lang là người Lạc Việt, lại cũng biết rằng nhóm Việt tộc sinh tụ ở miền Quảng Tây, tức trong lưu vực sông Tây giang với hai nhánh của nó là Tả giang và Hữu giang, là người Tây Âu, vậy nhân dân nước Nam Cương ở đầu sông Tả giang và lưu vực Hữu giang cũng là thuộc nhóm Tây Âu.


Trước hết người viết xin được cáo lỗi bạn đọc v́ sự trích dẫn quá dài, mong được sự thông cảm của bạn đọc; v́ để bảo đảm tính khách quan khi so sánh giữa hai quan niệm khác nhau. Với quan điểm trên của giáo sư Đào Duy Anh, có lẽ đây là nguyên nhân để sau này có khá nhiều học giả đă phát triển quan niệm cho rằng: “ Hùng Vương bị Thục Phán – ḍng dơi vua Ba Thục – tiêu diệt”, chứ không phải là một cuộc nhường ngôi. Để chứng minh tính khiên cưỡng và chưa rơ ràng cho kết luận nói trên – trong trường hợp này v́ hoàn cảnh thiếu tư liệu – người viết xin phép được minh chứng cho luận điểm của ḿnh; bằng cách sử dụng lại chính những tư liệu của giáo sư đă trích dẫn ở trên.
Trước hết chúng ta nhận thấy rằng giáo sư Đào Duy Anh đă căn cứ vào một cách gọi An Dương Vương là Thục Vương tử trong sách ”Giao Châu ngoại vực kư’ để suy luận rằng nhân vật Thục Phán là con vua Thục (tức là một nước Tây Bắc sông Dương Tử). Đây là một nước đă bị Tần diệt vào năm thứ 5 Chu Thận Vương tức là khoảng cuối thế kỷ thứ IV tr.CN (năm 316 tr.CN), trước khi Văn Lang mất nước 60 năm (thời điểm sử cũ 258 tr.CN) hoặc khoảng hơn100 năm (thời điểm quan niệm mới 208 tr.CN). Sách Đất nước Việt Nam qua các đời của giáo sư Đào Duy Anh chép:

“Giao Châu ngoại vực kư” gọi An Dương Vương là Thục Vương tử, nghĩa là con cháu vua nước Thục. Chúng ta hăy xét xem An Dương Vương có phải là Thục Vương tử không?”

Trước hết, chúng ta xem một đoạn tư liệu sau đây trong cuốn sách nói trên của giáo sư Đào Duy Anh.

“Về nước Thục ở thời Xuân Thu th́ sách Hoa Dương Quốc chí đời Tấn là sách đầu tiên chép rơ. Sách ấy chép rằng: “Năm thứ 5 Chu Thận Vương, bọn đại phu Trương Nghi, Tư Mă Thác và đô úy Mặc của nước Tần theo đường Thạch Ngưu đi đánh nước Thục. Vua Thục tự cầm quân cự chiến ở Gia Manh, thua , bỏ chạy đến Vũ Dương th́ bị quân Tần giết. Tướng phó cùng với thái tử lui đến Phùng Hương, thái tử chết ở Bạch Lộc Sơn. Thế là họ Khai Minh mất, gồm 12 đời vua nước Thục.”

Để thống nhất con vua Thục với Thục Phán, giáo sư đă liên hệ với truyền thuyết của dân tộc Tày. Tất nhiên giữa vua Thục Chế tức An Trị Vương với Thục Vương tử (Thục Phán) và ḍng dơi vua Ba Thục ở Tây Bắc sông Dương Tử liên hệ với nhau như thế nào là một điều cần lư giải. Giáo sư Đào Duy Anh đă dựa vào một giả thuyết như sau:

“Trần Tu Ḥa, tác giả sách “Việt Nam cổ sử cập kỳ dân tộc văn hóa chí nghiên cứu” (Chú thích của Giáo sư Đào Duy Anh: Sách này xuất bản ở Côn Minh năm 1944) cho rằng An Dương Vương có thể là con út hay là con di phúc của Thục Vương và dựng lên ức thuyết rằng: Vũ Dương nay là đất huyện Bành Sơn tỉnh Tứ Xuyên ở phía nam Thành Đô, miền trung lưu sông Mân Giang. Phùng Hương và Bạch Lộc Sơn không rơ đích xác ở đâu, nhưng theo t́nh h́nh chạy tránh quân Tần và điều kiện địa lư th́ triều đ́nh và thái tử nước Thục tất phải chạy theo sông Mân Giang về phía Nam và thái tử có lẽ chết ở hạ lưu sông ấy. Nhưng sau khi thái tử chết th́ dư chúng của nước Thục trong ấy có con nhỏ hay con di phúc của vua Thục vẫn theo sông Mân Giang mà chạy về nam, đến đất các huyện Nghi Tân, Khánh Phù tỉnh Tứ Xuyên ngày nay, tức là theo lối Bặc đạo mà về sau Đường Mông đời Hán sẽ mở để xuống miền Nam Trung. Bấy giờ nước Sở đă chiếm cứ đất Kiềm Điền (tức Quư Châu và Vân Nam). (Người viết xin phép ngắt ngang: Đoạn này đă chứng tỏ rằng vào năm 316 tr.CN, vùng Quư Châu và Vân Nam vốn là đất của Văn Lang đă bị mất).Có lẽ con vua Thục và bộ chúng đă trốn tránh trong miền ấy thuộc nước cừu địch của nước Tần để mong chờ cơ hợi khôi phục. Sau đó 36 năm (tức năm 280 tr.CN, người viết), nước Tần lại chiếm đất Kiềm Trung của Sở. Trang Kiểu là tướng Sở bị cách tuyệt với bản quốc bèn chiếm lănh đất Điền Tŕ tự xưng là Điền Vương. Nhưng chỗ con vua Thục ẩn thân thuộc miền Tường Kha, là đất nghèo và độc địa, lại ở gần với phạm vi thế lực nước Tần, cho nên con cháu vua Thục có lẽ đă phải hướng về Nam mà phát triển vào miền khí hậu ôn ḥa, sản vật giàu thịnh, rồi cuối cùng chiếm được nước Văn Lang.”

Như vậy quí vị đă thấy được tất cả những dẫn chứng khá đầy đủ những luận cứ của giáo sư Đào Duy Anh. Những luận cứ này có thể tóm lược như sau:
1) Sách Giao Châu ngoại vực kư gọi An Dương Vương Thục Phán là Thục Vương tử.
2) Truyền thuyết dân tộc Tày cùng với Toàn ThưViệt Sử lược nói đến Thục Phán tiêu diệt Hùng Vương chiếm Văn Lang.
3) Liên hệ giữa Thục Phán của dân tộc Tày với Thục Vương tử được coi là con vua Thục qua giả thuyết của Trần Tu Ḥa.
Như vậy nguồn gốc của tất cả mọi vấn đề bắt đầu từ sách Giao châu ngoại vực kư. Sau đó là sự lư giải xuất phát từ một giả thiết nhiều hơn là một luận cứ được chứng minh, trên cơ sở những hiện tượng lịch sử liên quan. Qua phần trên, điều nhận thấy trước hết là: những tư liệu của giáo sư Đào Duy Anh đều có sau Sử kư của Tư Mă Thiên (ngoại trừ truyền thuyết của dân tộc Tày chưa xác định được). Về việc nhà Tần đánh nước Ba Thục, Sử kư – Truyện Trương Nghi, chép rơ như sau:

“Huệ Vương nói:
– Phải, quả nhân xin nghe theo nhà ngươi.
(nghe theo Tư Mă Thác, bác bỏ lập luận của Trương Nghi – người viết) Rồi đem binh đánh Thục. Đến tháng 10 lấy được Thục. Bèn b́nh định nước Thục, truất Thục Vương, đổi hiệu làm Hầu, rồi khiến Trần Trang làm Thừa tướng nước Thục.”

Qua đoạn Sử kư nói trên bạn đọc thấy rằng: không hề có việc Hoàng triều nước Ba Thục bị giết sạch, mà ḍng dơi vua Thục vẫn tồn tại. Chi tiết “truất Thục Vương, đổi hiệu làm Hầu.” chứng tỏ điều này. Do đó, không thể có việc con di phúc của vua Thục chạy trốn xuống miền Nam để rồi làm vua Âu Lạc như ông Trần Tu Ḥa nói tới. V́ vậy, việc một giả thuyết về cuộc chạy nạn của hậu duệ vua Ba Thục; chỉ là một sự giải thích cho một sai lầm từ ngay cách đặt vấn đề. Về truyền thuyết dân tộc Tày mà giáo sư Đào Duy Anh dẫn chứng cũng rất mâu thuẫn. Trước hết, chúng ta xem lại đoạn sau đây của truyền thuyết dân tộc Tày được trích dẫn ở trên:

“Thục Chế làm vua 60 năm, thọ 95 tuổi. Con là Thục Phán mới lên 10”.

Nếu sự liên hệ trên của giáo sư Đào Duy Anh là đúng th́ chúng ta sẽ có một sự liên hệ tiếp tục sau đây:

“Thục Chế làm vua 60 năm, thọ 95 tuổi”, tức là Thục Chế lên ngôi vua lúc 35 tuổi. Nếu lấy năm 316 tr.CN là năm vua Thục Chế ra đời (Con di phúc; theo cách luận của Giáo sư Đào Duy Anh) th́ 35 năm sau ông ta đă làm vua nước Thục, trong khi đó theo giả thuyết của ông Trần Tu Ḥa th́ 36 năm sau con di phúc của triều đ́nh vua Ba Thục vẫn c̣n đang chạy loạn. Cho rằng có thể có sai số trong khoảng thời gian 1 năm đó th́ cũng không thể lư giải nổi một đám người lưu vong 36 năm; đến một quốc gia đă ổn định mà truyền thuyết Tày nói đến, lại có thể lập tức lên làm vua. Thời điểm vua Thục Chế băng hà tức là vào năm 221 tr.CN (thời điểm Ba Thục mất nước và giả thuyết vua Thục Chế sinh năm 316 tr.CN – 95 năm tuổi thọ của Thục Chế = 221 tr.CN) – Thục Phán mới lên 10 tuổi (Tức là Thục Phán sinh năm 231 tr.CN). Thời điểm nhà Tần thống nhất lục quốc được ghi nhận là năm 221 tr,CN, chấm dứt thời Chiến quốc. Không có cơ sở nào để Thục Phán lên 10 tuổi chống Tần và không thần phục nhà Chu cả. V́ lúc này nhà Chu đă sụp đổ từ lâu. Qua những mâu thuẫn đă nêu ở trên, chứng tỏ tính chưa thuyết phục trong lập luận của giáo sư Đào Duy Anh. Để chứng tỏ điều này, người viết đă lấy thời điểm kết thúc thời Hùng Vương theo quan niệm mới là năm 208 tr.CN. Hay nói một cách khác: Tức là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giả thuyết của giáo sư Đào Duy Anh. C̣n nếu theo sử cũ, thời điểm này là 258 tr.CN th́ Thục Phán lúc này chưa ra đời. Với lập luận đă mâu thuẫn ngay trong nội tại của lập luận đó th́ không thể nói đến khả năng lư giải những hiện tượng lịch sử liên quan. Bởi vậy, Thục Vương tử mà Giao Châu ngoại vực kư nói tới chỉ có thể giải thích một cách hợp lư là: ông vua một nước nhỏ họ Thục hoặc con vua Thục. Hoàn toàn không có một liên hệ ǵ với ḍng dơi vua Thục cách đó gần 100 năm về trước; bị nhà Tần diệt. Về Thục Phán trong truyền thuyết của dân tộc Tày c̣n một điểm tồn nghi. Như chúng ta đă biết: chiến công lớn nhất tạo điều kiện để ngài Thục Phán nắm vương quyền chính là chiến công chống lại nhà Tần. Điều này trong truyền thuyết của người Tày lại không thấy nói tới. Đây là cơ sở để hoài nghi sự nhầm lẫn giữa An Dương Vương Thục Phán với Thục Phán trong truyền thuyết của dân tộc Tày.
Điều sai lầm rất khiên cưỡng nữa của cả ông Trần Tu Hoà và Đào Duy Anh là: Tên nước là Thục th́ không có nghĩa là tên họ của vua cũng là Thục. Điều này không khác ǵ nói Tổng Thống Bus là Tổng thống Hoa Kỳ th́ họ và tên Ngài Bus sẽ phải là Hoa Kỳ Bus chăng? Thật là một sự liên hệ kỳ quặc.

Với giả thuyết dựa trên truyền thuyết của người Việt được lưu truyền ở Vĩnh Phú, th́ vua Hùng Vương đă nghe theo lời của ngài Tản Viên Sơn Thánh, nhường ngôi cho Thục Phán. Sau đó hậu duệ của ngài đă về miền Tây Bắc Việt Nam và một phần Nam Trung Quốc. Đây chính là vùng của dân tộc Tày Mường, nơi có truyền thuyết mà giáo sư Đào Duy Anh đă dẫn chứng ở trên. Việc hoàng tộc của vua Hùng cùng với những quan chức trung thành với ngài chuyển lên vùng Tây Bắc mà truyền thuyết người Việt nói tới, hoàn toàn phù hợp với một hiện tượng văn hóa đă được các học giả quan tâm nghiên cứu: đó chính là sự liên hệ giữa những di sản văn hóa truyền thống của vùng Tày – Mường với người Việt cổ. Thậm chí có những học giả c̣n cho rằng văn hóa của người Việt có nguồn gốc từ Tày, Mường. Người viết cho rằng: Đây chính là dấu ấn của văn hóa cổ Văn Lang - cội nguồn của văn hoá Việt – đă để lại ở vùng Tây Bắc Việt Nam khi hoàng triều của vua Hùng đă chuyển đến đây. Hiện tượng này chứng tỏ khả năng thực tế của truyền thuyết của người Việt ở Vĩnh Phú. Tại vùng Tây Bắc Việt Nam (cũng là Tây Bắc Vĩnh Phú) tồn tại 1 di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, đó là băi đá cổ Sa Pa. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là di sản của người Việt cổ. Hiện tượng này minh chứng cho tính thực tế của truyền thuyết người Lạc Việt về Hoàng triều vua Hùng rút lên Tây Bắc. Kết hợp giữa hai truyền thuyết của hai dân tộc, người viết xin được đưa giả thuyết cho rằng:
1) Cuộc chiến giữa thủ lĩnh họ Thục và Hùng Vương mà truyền thuyết Tày nói tới, có thể chỉ là cuộc chiến giữa các thủ lĩnh địa phương ở vùng Tây Bắc Âu Lạc với hậu duệ của vua Hùng. Bởi v́: Sử Kư đă chép ”Miền nam sông Dương tử vốn là nơi giống Bách Việt; ở cùng một chủng tính”. Như vậy sự tồn tại của một “nước Thục” ở Quảng Tây – theo giáo sư Đào Duy Anh; chỉ có thể giải thích đó là những sự kiện vào cuối thời Hùng Vương; Hoặc với hậu duệ của vua Hùng sau khi đă nhường ngôi; chỉ c̣n cai quản và cư trú tại vùng Tây Bắc Việt Nam.
2) Về việc vua Thục Phán trong truyền thuyết của dân tộc Tày tấn công tiêu diệt Hoàng tộc của vua Hùng; có khả năng đây là sự ngụy tạo với mục đích nhằm bảo vệ ḍng dơi vua Hùng trước sự t́m diệt của các đội quân xâm lược. Về khả năng ngụy tạo – người viết lưu ư bạn đọc những t́nh tiết của cuộc chiến trong truyền thuyết dân tộc Tày và của Toàn thư. Nếu theo đúng miêu tả của những tư liệu này – th́ đây không thể là cuộc chiến giữa hai quốc gia, v́ nó quá dễ dàng
và đơn giản như diễn biến trên sân khấu. (Vua đang say rượu th́ quân vào chiếm thành?). Hơn nữa; cả Việt sử lược lẫn Toàn Thư đều là những cuốn sách viết sau khi Văn Lang sụp đổ đă hàng ngàn năm.
Quan điểm cho rằng: vua Hùng đă nhường ngôi cho An Dương Vương được chứng tỏ bằng những truyền thuyết, ca dao, tục ngữ lưu truyền trong dân gian để chứng minh cho nền văn hiến 5000 năm của đất nước này, qua việc giải mă những ca dao; truyền thuyết thời Hùng Vương để khám phá sự bí ẩn của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nếu triều đại Hùng Vương bị kết thúc một cách đột ngột trong chiến tranh th́ không thể có sự chuẩn bị như vậy. Như truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh chắc chắn phải ra đời sau khi kết thúc thời đại vua Hùng (những truyền thuyết nay đă được phân tích và tŕnh bày nội dung trong cuốn Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại).Tủ sách tuvilyso.com.
Trong lịch sử nhân loại hiện đại; chính phủ kháng chiến Pháp cũng rút khỏi thủ đô Paris để tránh một sự tàn phá những di sản văn hoá vốn là niềm tự hào của dân tộc họ; trong cuộc chiến với quân Đức Hitle. Bởi vậy; giả thuyết cho rằng: Vua Hùng đă nghe theo lời Đức Tản Viên Sơn Thánh; nhường ngôi cho Thục Phán nhằm bảo vệ những giá trị văn hoá dân tộc là một lập điểm hoàn toàn có cơ sở và hợp lư với những hiện tượng văn hoá lịch sử liên quan. Chính v́ có công lao lớn trong việc bảo tồn văn hoá Việt là nguyên nhân – và cũng là sự giải thích – Ngài Tản Viên Sơn Thánh được người Việt tôn vinh là một trong Tứ trụ Thiên Vương Hộ Quốc của người Lạc Việt.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ
----------
Ta về trong cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa.



Sửa lại bởi ThienSu : 14 November 2004 lúc 5:55pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 2 of 11: Đă gửi: 12 November 2004 lúc 11:49am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Kính thưa ông Thiensu,

Cho dù ông dùng bất cứ lư thuyết, giả thuyết nào chứng minh nguồn gốc dân tộc Việt Nam có 5 hay 10 ngàn năm lịch sử mà không có một bằng chứng khảo cổ th́ không bao giờ thuyết phục được. Về băi đá cổ Sapa, kỹ thuật hiện đại không thể xác định tuổi chính xác của nó.

Tôi lấy ví dụ, lịch sử Trung Quốc hôm nay đă kéo dài thành 12 ngàn năm. Bằng các công tŕnh khảo cổ họ đă và đang chứng minh được rằng họ có đồ đồng, chữ viết sớm nhất nhân loại. Tôi đă viết 1 bài tổng hợp về chữ viết cổ TQ trên tạp chí điện tử Talawas giới thiệu những con chữ khởi thuỷ 8600 năm. Đó là những ǵ khai mở ở các di chỉ Giả Hồ Hà Nam, Đào Tự Sơn Tây, Bán Pha Thiểm Tây và Đại Địa Loan Cam Túc.

Tôi không bao giờ phủ nhận bất cứ một nỗ lực nào t́m hiểu nguồn cội dân tộc Việt Nam, nhưng tôi có quyền tin hay không tin. Dù sao đi nữa, khắc khoải với nguồn cội chính là ḷng yêu nước. Tôi chúc ông vui khỏe và tiếp tục nghiên cứu. Tôi cũng mong khảo cổ sẽ chứng minh ông đúng.

Kính

Trương Thái Du
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 3 of 11: Đă gửi: 12 November 2004 lúc 6:01pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh viết:
Cho dù ông dùng bất cứ lư thuyết, giả thuyết nào chứng minh nguồn gốc dân tộc Việt Nam có 5 hay 10 ngàn năm lịch sử mà không có một bằng chứng khảo cổ th́ không bao giờ thuyết phục được. Về băi đá cổ Sapa, kỹ thuật hiện đại không thể xác định tuổi chính xác của nó.

Bạn Nha Quỳnh thân mến.
Môn khảo cổ được phát triển thành một khoa học cũng không lâu lắm. Khoảng nửa thế kỷ gần đây; nó mới được coi như là một khoa học hỗ trợ sắc sảo cho việc t́m hiểu cổ sử. Nhưng tôi lưu ư bạn là: Khảo cổ không bao giờ là một bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử cả. Tôi không phủ nhận những giá trị khảo cổ. Nhưng tôi không bao giờ coi khảo cổ là bằng chứng duy nhất để t́m về cội nguồn lịch sử. Bởi v́ - như tôi đă nói với bạn trên diễn đàn - nếu không có một tri thức văn hoá sử liên quan th́ mọi di vật khảo cổ đều chỉ có thể là chứng tích về một nền văn minh; nhưng tự nó không nói lên được chủ sở hữu nền văn minh đó. Nhưng điều này lại ko xẩy ra ở chủ nhân của những giá trị văn hoá phi vật thể.
Chính bạn đă tự phủ nhận tính chính xác của di vật khảo cổ khi bạn viết:
"Về băi đá cổ Sapa, kỹ thuật hiện đại không thể xác định tuổi chính xác của nó".

Và chính bạn cũng đưa lên ư kiến của những người quan tâm về công tŕnh kiến trúc cổ ở đường Nguyễn Tri Phương (T/p HCM. Việt Nam) là lô cốt hay mộ cổ.
Điều nay đă là thí dụ thực tế của chính bạn; để bạn có thể chiêm nghiệm lại về quan điểm cho rằng:

không có một bằng chứng khảo cổ th́ không bao giờ thuyết phục được

Tất nhiên bạn có quyền tin hay không; và niềm tin chủ quan của cá nhân hay một tập thể lớn đến đâu đi chăng nữa; cũng không bao giờ thể hiện tính khách quan khoa học cả. Tôi sẽ không thuyết phục ai; nhưng chân lư tự nó phải sáng tỏ:

Dân tộc Việt Nam có lịch sử gần 5000 năm văn hiến

Về ḷng yêu nước th́ tôi nghĩ bất cứ ai trên thế giới này đều có; không phải của riêng một dân tộc hay một cá nhân. Bởi vậy; tôi t́m về cội nguồn dân tộc Việt; nhân danh khoa học qua những tiêu chí khoa học hiện đại và luận cứ rất rơ ràng với những bằng chứng là những di sản văn hoá phi vật thể.
Bạn c̣n trẻ; sau này bạn sẽ thấy tôi đúng.
Chúc bạn thành công trong sự nghiệp.
Thiên Sứ
--------
PS: Bạn có thể đưa những bài viết của bạn về chữ viết và các công tŕnh khoa học về khảo cổ ở Trung Quốc lên đây; để chúng ta cùng bản.
------------------
Ta về trong cơi vô thường.
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa.


Sửa lại bởi ThienSu : 12 November 2004 lúc 6:10pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 4 of 11: Đă gửi: 12 November 2004 lúc 8:10pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Thưa ông Thiensu,

Dạ đây là đường dẫn:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3085&rb=0302

Tôi cũng chẳng biết đưa nó vào đâu, v́ diễn đàn này không có chỗ cho những bài viểt kiểu này.

Kính ông,

T.T.Du
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 5 of 11: Đă gửi: 12 November 2004 lúc 8:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến.
Thực t́nh tôi rất dở về vi tính. Nên gần như tôi ko thể đang nhập được vào các trang web lạ. Hoặc có lúc đăng nhập được rồi th́ sau đó lại mất. Bạn cứ việc đăng bài nhằm bảo vệ quan điểm về cổ sử Việt lên đây. Tôi nghĩ trang web này có thể chứa được rất nhiều thông tin. Ngoại trừ sự ràng buộc về nội qui ra; c̣n không có ǵ cản trở bạn ở đây.
Bạn cũng lưu ư là chỉ đăng bài bằng tiếng Việt.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 6 of 11: Đă gửi: 08 December 2004 lúc 10:52am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

nếu các bạn vào talawas th́ fải dùng proxy, và giấu IP mới vào được.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
Quan Tri Vien 1
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 07 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 333
Msg 7 of 11: Đă gửi: 08 December 2004 lúc 2:26pm | Đă lưu IP Trích dẫn Quan Tri Vien 1

Kính chào,

Đây là bài viết của tác giả Trương Thái Du từ trang www.talawas.org nếu ai không vào đọc được . Tiện đây cũng xin phép tác giả Trương Thái Du cho phép đăng lại tại đây và xin cám ơn hội viên Nha Quynh đă tham gia vào mục Văn Hiến Lạc Việt.

-------------------------

Trích dẫn:

Trương Thái Du
Việt Nam thời bán sử và những thông điệp nhân văn

Bài viết này gợi mở một khả năng, vẽ nên đôi nét sơ sài nhất về thời bán sử Việt Nam trước công nguyên. Tôi mong người Việt Nam đọc giả thuyết, nghiền ngẫm nó và sẽ phản bác, bổ sung hoặc cải sửa tùy thích, bằng bất cứ lư lẽ khả dĩ nào. Cái được mà tác giả hoài băo ở đây là hậu duệ của Vua Hùng, của An Dương Vương sẽ thêm một lần nữa t́m đến với tiền nhân oanh liệt thời khai sử, cùng nhau thảo luận những thông điệp nhân văn ẩn ḿnh trong các truyền thuyết đẹp như tranh thủy mặc. [1]


1. Lư thuyết địa đàng Phi châu và những cuộc di dân

Lư thuyết địa đàng Phi châu cho rằng loài người tiến hóa từ giống khỉ tại châu Phi. Những cuộc di cư sau này đă đưa con người đến khắp nơi trên mặt đất. Tôi xin dùng công tŕnh nghiên cứu di truyền của Spencer Wells làm nền tảng cho bài viết này. [2] Mặc dù c̣n rất nhiều ư kiến của các nhà nhân chủng học thế giới không đồng t́nh với Wells, nhưng nói chung họ chỉ thắc mắc ở thời điểm di cư. Tôi sẽ dùng cách khảo nghiệm duy lư với văn hóa, khảo cổ và lịch sử để cọ sát với lư thuyết di truyền của Wells, hầu mong đưa ra một giả thuyết tham khảo.

Với kết luận của Spencer Wells, tôi tính ra: Cuộc di dân đầu tiên từ Phi châu diễn ra cách nay 60 ngàn năm. Đoàn người đi dọc vùng đồng bằng ven biển Nam Á, đến Đông Nam Á họ chia làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất đến châu Úc. Nhánh thứ hai rẽ lên phía bắc, rồi dừng lại khá lâu bên bờ nam Trường Giang. Cuộc di dân thứ hai cũng từ Phi châu cách nay 45 ngàn năm. Họ đến Trung Đông, từ Trung Đông hai phân nhóm đă h́nh thành tiến vào Ấn Độ và vùng tây bắc Trung Hoa. Cuộc di dân thứ ba (không sử dụng trong bài viết này) diễn ra cách nay 40 ngàn năm, đoàn người đến Trung Á và sau đó tràn qua châu Âu.

Tại sao họ ra đi? Tất cả các nền văn minh sơ khai đều thờ mặt trời. Những chữ viết đầu tiên của nhân loại ở khắp nơi tương đồng một cách đáng ngạc nhiên ở chữ “mặt trời”: một ṿng tṛn có chấm chính giữa. Thần mặt trời ở Ai Cập là Ra, tại Lưỡng Hà là Samat, ở Nhật là Amaterasu O Mikami (Thiên chiếu đại thần, Thái dương thần nữ). Vua của người Trung Quốc và cả người Inca tận châu Mỹ đều tin ḿnh là con trời hoặc con của thần mặt trời. [3] H́nh ảnh mặt trời trên trống đồng Đông Sơn th́ thật ấn tượng. Về góc độ khoa học, mặt trời là nguồn sống của trái đất, là năng lượng cho tiến hóa. Đi về phía đông, di cư về phương đông chính là đến gần hơn với mẹ mặt trời. Và thật không có h́nh ảnh nào đẹp đẽ bằng: loài người đă đi theo ánh sáng mặt trời để phủ kín trái đất.

Tại sao cuộc di cư đầu tiên của người Tiền Đông Nam Á dừng lại bên ḍng Trường Giang mà không phải xa hơn về phía bắc? Trường Giang hung dữ và quá rộng lớn, đă phần nào cản bước đoàn di dân. Thêm nữa, theo ngành thủy văn, Trường Giang dưới tác động của lực coriolis, bờ bắc lở trong khi bờ nam bồi lắng. Cư dân nông nghiệp có xu hướng chọn vùng phù sa màu mỡ định cư lâu dài. [4] Họ chỉ tiến qua bờ bắc khi đối mặt với nạn nhân măn, hoặc dưới các nguyên cớ khác.

Phân nhánh của đoàn di dân thứ hai tiến vào trung lưu Hoàng Hà bằng hành lang Cam Túc, xây dựng nền văn minh tạm gọi là Hoa Hạ. Ba di chỉ đồ đá có mối liên hệ rơ ràng tạo thành tam giác trung tâm của nền văn minh Hoa Hạ: Đại Địa Loan (hơn 8000 năm) nằm ở mạn phải ḍng Thanh Thủy, Tần An, Cam Túc; Bán Pha (khoảng 6 ngàn năm) thuộc Tây An, Thiểm Tây; và Giả Hồ (cũng hơn 8000 năm) tại Hà Nam. Bán Pha và Giả Hồ đều về phía bờ nam Hoàng Hà. Ngoài ra trên bờ bắc Hoàng Hà tại làng Đào Tự, Tương Viên, Sơn Tây người ta vừa đào được 1 tường thành dài 130m, 4500 tuổi. [5] Nó cho thấy hướng phát triển ban đầu của văn minh Hoa Hạ. Di vật của Hoa Hạ chứng tỏ nó không dính dáng ǵ đến con người của bờ nam Trường Giang, vào thời điểm đó. Kiểu hạn canh trong sản xuất nông nghiệp và quần cư tại các khu đô thị sơ khai cũng là đặc điểm riêng biệt của văn minh Hoa Hạ. Như vậy nền văn minh Hoa Hạ h́nh thành quốc gia Hạ sơ khai, khoảng năm 2200 TCN phần nào đă sáng tỏ. Các nhà khảo cổ cũng tin rằng lúc này chế độ mẫu hệ của văn minh Hoa Hạ dần dần được thay bằng phụ hệ. Những truyền thuyết truyền hiền, rồi truyền ngôi cho em và cuối cùng là cho con trai trưởng của dân tộc Trung Hoa ẩn chứa quá tŕnh biến chuyển kia.


2. Sự h́nh thành và phân ră văn minh Thần Nông

Thời điểm dừng lại bên ḍng Trường Giang, đoàn di dân Tiền Đông Nam Á đă tạo nên một không gian văn hóa và chủng tộc gần gũi khá rộng lớn: phía nam là đồng bằng sông Cả, sông Mă (Việt Nam hôm nay), phía tây cận cao nguyên Tây Tạng, phía đông giáp biển Thái B́nh Dương. Tôi tạm gọi đây là văn minh Thần Nông.

Thổ nhưỡng và khí hậu tổng thể của khu vực quy định một số đặc điểm của nền văn minh này: sinh sống bằng nghề nông mà chủ yếu là trồng lúa nước, thuần hóa trâu ḅ làm sức kéo; nghiên cứu thiên văn lịch pháp phục vụ mùa màng, làm thủy lợi; dùng cây cỏ chữa bệnh và khai sinh Đông Y; sử dụng thành thạo ghe thuyền, đánh cá, khai thác thủy sản; họ ăn trầu, nhuộm răng, xăm ḿnh, cắt tóc ngắn, cài nút áo bên trái…

Văn minh Thần Nông phát triển đều đặn, có nhiều thành tựu nhưng lưu cữu hai khuyết điểm rất lớn: không tạo ra được chữ viết (hay ít ra là thứ kư tự phổ thông, tiện dụng); do đời sống tự cung tự cấp gắn chặt với lao động trên ruộng lúa nước nên bảo thủ, dẫn đến mất cơ hội đột phá chấm dứt chế độ mẫu hệ. Hệ quả là nền văn minh Thần Nông tồn tại rất lâu ở dạng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc, chậm vươn đến h́nh thức nhà nước sơ khai.

Sau một thời gian phát triển tại chỗ, những con người của văn minh Thần Nông đủ sức vượt ḍng Trường Giang. Họ tiến lên phía bắc, giao tiếp với văn minh Hoa Hạ cũng đang trên đường xuôi về phương nam. Xin hiểu sự giao tiếp này bao gồm cả những tranh chấp, và không thể không có xung đột. Thần thoại Trung Quốc kể chuyện Hoàng Đế đánh nhau với Suy Vưu (con cháu Thần Nông) nói lên điều đó.

Văn minh Hoa Hạ và văn minh Thần Nông tiếp xúc nhau ở khoảng giữa hai lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang, đă góp phần tạo nên một nền văn minh bắt đầu có hiến sử là văn minh Trung Nguyên – Hoa Hạ (Trung Hoa). Văn minh Hoa Hạ sẵn có phần bổ khuyết khuyết điểm của văn minh Thần Nông. Nó hấp thụ tất cả tinh túy của văn minh Thần Nông để lớn mạnh vượt bậc, rồi quay ra chèn ép chính thân sinh Thần Nông của ḿnh. Song nó cũng thu nhận h́nh ảnh Thần Nông vào hệ thống huyền thoại Tam Hoàng, Ngũ Đế mô tả thời khởi thủy của ḿnh. [6] Cái tên Trung Quốc bắt đầu sinh ra từ đây. Nguyên thủy, nó mang nghĩa quốc gia ở giữa thiên hạ v́ kiến thức đương thời chỉ mới biết hai nền văn minh, hai chủng tộc lớn là Thần Nông và Hoa Hạ. Chỉ một phần đất đai của văn minh Thần Nông ḥa nhập với văn minh Hoa Hạ. Phần lớn c̣n lại v́ trải trên địa bàn quá rộng, rải rác suốt bờ Trường Giang, đặc biệt là phía nam Trường Giang, vẫn tách biệt, đây chính là vùng Bách Việt, như cách gọi của người Trung Hoa sau này.

Thành công rực rỡ nhất của cuộc liên giao Thần Nông và Hoa Hạ biểu hiện ở nhà nước Sở đông đúc, rộng lớn, giàu có và tiến bộ, từng làm bá chủ chư hầu đe dọa vương triều Thần Chu (chỉ c̣n là h́nh thức sau khi nước Sở ra đời). Sở cũng là nước kế cuối trong lục quốc bị Tần thôn tính sau này, bằng rất nhiều binh lực và xương máu, dù Sở giáp ranh với Tần. Tuy vậy, chưa đầy 13 năm sau khi mất nước, một vị anh hùng có tiền nhân đời đời làm tướng nước Sở là Hạng Vũ, đă đứng lên lấy danh nghĩa phục Sở tiêu diệt nhà Tần, chia đất cho thiên hạ và tự xưng là Tây Sở Bá Vương. Năm 202 TCN Hạng Vũ bại vong trước Lưu Bang. Cao Tổ nhà Hán cũng là người nước Sở. Lịch sử bi hùng của nước Sở tồn tại hơn 500 năm đă vĩnh viễn khép lại.

Lịch sử nước Sở bắt đầu bằng việc Thành Vương phong tước Tử của nhà Chu cho Mị Dục Hùng, [7] ở vùng biên viễn phía nam vương quốc Chu. Dục Hùng vốn từng lập công với nhà Chu. Đến đời Hùng Thông, hậu duệ của Dục Hùng (khoảng đầu thời Đông Chu, dưới ngai Hoàn Vương năm 719 đến 697 TCN), nước Sở đă tiêu diệt và sáp nhập rất nhiều lân bang và bành trướng đến vùng Trường Giang. Dù không được Hoàn Vương chấp nhận, Hùng Thông vẫn tự xưng là Sở Vũ Vương và làm chủ các nước chư hầu ở phương đông. Hùng Thông mất, con là Hùng Si nối ngôi cùng các vương triều tiếp theo mở rộng nước Sở xa dần về hướng đông nam, vượt qua ḍng Trường Giang hùng vĩ.


3. Nhà nước sơ khai Văn Lang

Những biến cố lịch sử diễn ra trên mảnh đất Việt Nam tương đối rơ ràng từ thời Mê Linh liệt nữ trở về sau. Sách sử xưa nhất do chính người Việt viết c̣n lưu truyền đến ngày nay chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 14. Tuy nhiên có một truyền thuyết được nhắc đi nhắc lại là thủy tổ Kinh Dương Vương là cháu 4 đời của Thần Nông, Kinh Dương Vương lấy Long nữ Động Đ́nh Hồ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cưới Âu Cơ và đẻ 100 trứng, nở trăm con. Cuộc chia ly êm dịu diễn ra sau đó: Âu Cơ đem 50 người con lên rừng, Lạc Long Quân dẫn số c̣n lại xuống biển. Nước Văn Lang do Hùng Vương, người con cả theo Lạc Long Quân dựng lên, đóng đô ở Phong Châu, vùng trung du tương đối bằng phẳng thuộc đồng bằng sông Hồng.

Rơ ràng đă có một cuộc di cư nằm ẩn trong chính truyền thuyết trên. Khoảng cách giữa Động Đ́nh Hồ và Phong Châu là gần 1000 km theo đường chim bay. Sâu hơn nữa, tham khảo B́nh Nguyên Lộc, tôi nghĩ có lẽ truyền thuyết 100 trứng kia nói về cuộc chia tách đại chủng tộc Thần Nông làm hai nhánh lớn: Tây Âu và Lạc Việt. Người Tây Âu đi về vùng núi non phía tây, và ít nhiều thay đổi tập quán sinh sống truyền thống của nền văn minh Thần Nông. Người Lạc Việt tản về phương đông và lưu giữ gần đủ đặc điểm cũ. Bản thân Tây Âu và Lạc Việt vẫn tiếp tục phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ nữa. Con số 100 trứng, đáng ngạc nhiên, trùng khớp với tên Bách Việt mà người Trung Hoa đặt ra, để gọi những nhóm dân bờ nam Trường Giang. Nếu đồng ư với không gian truyện cổ tích là Kinh Dương Vương sinh Lạc Long Quân ở Ngũ Lĩnh (rặng núi phía nam Động Đ́nh Hồ) th́ sẽ giải mă được “giặc Ân” trong một truyện cổ tích khác là “Thánh Gióng”. Thật vậy, trước khi Ân – Thương mất nước bởi dân Chu, việc họ nam tiến và đụng độ với Lạc Việt là hoàn toàn có cơ sở. Khảo cổ học đă xác định tương đối chính xác kinh đô Ân – Thương nằm giữa tỉnh Hà Nam hiện đại, cách Động Đ́nh Hồ chỉ vài trăm cây số theo đường chim bay.

Rất có thể liên minh thị tộc mẫu hệ Văn Lang, hạt nhân của Thần Nông và Lạc Việt, h́nh thành ở khu vực từ rặng núi Ngũ Lĩnh đến bờ nam Trường Giang mà trung tâm là Động Đ́nh Hồ, sau khi nhà nước Ân – Thương ra đời (khoảng năm 1700 TCN). [8] Văn minh Trung Hoa phát triển xuống, những con người bất khuất nhất không chịu đánh mất bản sắc và lề thói để ḥa nhập với văn minh Trung Hoa đă ra đi. Kẻ ở lại cùng người mới xây dựng nên nước Sở.

Là cư dân sinh sống bằng ruộng lúa nước, sử dụng thành thạo thuyền bè nên cuộc di cư h́nh thành hai cách lên đường chính là bộ hành và hải hành, họ chia thành nhiều nhóm thị tộc nhỏ túa về ba phương Tây – Đông – Nam hoặc xuôi Trường Giang ra biển. Mục đích đầu tiên của họ là t́m kiếm một vùng đồng bằng sông nước khác lập nghiệp. Những con người giỏi giang nhất luôn đi xa nhất, t́m được mảnh đất ưng ư nhất, và cuối cùng họ đă đến miền bắc Việt Nam ngày nay. Hiện thực thế kỷ 21 chứng minh điều đó, hậu duệ của đoàn người lưu vong kia lập nên Việt Nam, quốc gia duy nhất trong Bách Việt không bị Hán hóa và thâu nhập đất đai và con người vào nền văn minh Trung Hoa.

Đất mới lúc ấy cũng có thể đă có người sinh sống, nhưng chắc chắn dân cư rất thưa thớt, đầm lầy nhiều, rừng nhiệt đới rậm rạp, mùa mưa th́ ngập lụt tràn lan. V́ lẽ đó vùng định cư trung tâm được chọn là miền trung du Phong Châu cao ráo. Mang trọn bản sắc Văn Lang ra đi, những con người bất khuất, yêu chuộng ḥa b́nh và tự do vẫn gọi quê mới là Văn Lang, lănh tụ của họ xưng là Vua Hùng, danh chính ngôn thuận tiếp nối Vua Hùng của nước Văn Lang ở Động Đ́nh Hồ. Hành tŕnh t́m kiếm Phong Châu c̣n ít nhiều đọng lại trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, ở đời vua Hùng thứ 18.

Các di chỉ khảo cổ đă khai mở ở Việt Nam không thể bác được giả thuyết di cư này: Phùng Nguyên niên đại 3500 năm (chưa có đồ đồng), Đồng Đậu niên đại trên 3000 năm, G̣ Mun vào cỡ thế kỷ 8 TCN, Đông Sơn thế kỷ thứ 7 TCN. Đặc biệt, mọi di chỉ đều nằm trên các khu đồi cao ráo, càng củng cố dự đoán về thổ nhưỡng đă nói.

Niên đại xa nhất của trống đồng t́m được ở Việt Nam và Trung Quốc cũng rất gần nhau: khoảng TK 7 đến TK 8 TCN. [9] Địa bàn chính đào được trống đồng rất rộng lớn, nó bao gồm bắc Việt Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu, Quảng Đông. Ba nơi nhiều trống đồng nhất là Đông Sơn (Thanh Hoá, Việt Nam), Vạn Gia Bá (Vân Nam) và Khu tự trị dân tộc Trang (Quảng Tây). Đáng ngạc nhiên là kiểu trống đồng đẹp nhất cũng là kiểu xưa nhất. Giả thuyết của tôi lư giải được điều này: trên đỉnh cao của ḿnh, nhà nước Văn Lang sơ khai ở Động Đ́nh Hồ, vừa bị văn minh Trung Hoa chèn ép, vừa không vượt lên chế độ phụ hệ được, đă phân hóa thành nhiều nhóm thị tộc nhỏ trôi giạt khắp nơi. Kỹ nghệ đúc đồng tuyệt diệu của họ lan về các hướng theo đoàn di dân. Và thật đáng tiếc, từ đây nền văn minh khu biệt của từng đoàn người lưu vong lần hồi thoái trào, trống đồng ngày càng thô hơn.

Văn Lang Phong Châu ở góc độ nào đó, là bước lùi so với Văn Lang Động Đ́nh Hồ. Con người Văn Lang mất quá nhiều thứ trên đường đến châu thổ Hồng Hà. Ràng buộc giữa các thị tộc ngày càng lỏng lẻo, dân ít, địa bàn cư trú dàn trải, lũ lụt chia cắt, dần dần thủ lĩnh tối cao mất hết quyền lực, trở thành biểu trưng tinh thần đơn thuần. H́nh ảnh vua Hùng trong thực tế cuộc sống tự động biến mất, nhưng nó măi măi lưu truyền giữa tâm thức con người Văn Lang để hoài nhớ về một thời hoàng kim bất diệt.


4. Giải cấu truyền thuyết An Dương Vương

B́nh Nguyên Lộc đă phân tích việc sử Trung Quốc chép Thục Phán là con vua Thục là hoàn toàn chính xác. Nước Thục bị diệt, quí tộc Thục có thể đă tôn một hoàng tử làm vua mới và lưu vong xuống vùng giáp ranh Quảng Tây – Quảng Đông và lập nên nước Tây Âu Lạc có chép trong Sử Kư của Tư Mă Thiên. Sau khi gồm thâu lục quốc nhất thống Trung Nguyên, năm 214 TCN Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem 50 vạn quân và dân ô hợp vượt Ngũ Lĩnh, đánh Bách Việt chiếm lấy vùng đất phía đông nam nước Tần rồi lập ra các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải. Nước Tây Âu Lạc của Thục Phán nằm trong Tượng Quận. Nước Văn Lang Phong Châu phía nam Tượng Quận, hoàn toàn không dính dáng đến cuộc chiến kia. Nhân dân Tây Âu Lạc không chịu làm nô lệ đă vào rừng kháng chiến và kết quả là đă giết được Đồ Thư.

Năm 208 TCN Triệu Đà thành lập nước Nam Việt. Hán Cao Tổ b́nh định xong Trung Nguyên không c̣n sức giải quyết Nam Việt, nên năm 196 TCN đành phong Triệu Đà làm Nam Việt Vương, và dặn Nam Việt phải ḥa hợp với Bách Việt. Khi Cao hậu tiếm quyền, Trường Sa Vương cấm vận kinh tế Nam Việt ḥng làm Nam Việt suy yếu để dễ bề xâm lăng. Triệu Đà lập tức đem quân đánh Trường Sa, cắt đứt đường thông thương với nhà Hán và chốt giữ các nơi hiểm yếu. Cao Hậu sai Lâm Hi Hầu hỏi tội Triệu Đà, chiến cuộc biên cương giằng co hơn một năm rồi nhà Hán băi binh v́ đám tang Cao Hậu.

Rảnh tay với Hán, Triệu Đà dùng tiền của đút lót quư tộc Tây Âu Lạc và Mân Việt để hai nước này chịu lệ thuộc. Sự kiện Trọng Thủy kết hôn với Mỵ Châu chắc chắn ghi nhận thỏa hiệp dễ dăi của những người lănh đạo Tây Âu Lạc trước âm mưu của Triệu Đà. Trận chiến đánh vào ḷng người toàn thắng, năm 179 TCN Triệu Đà tấn công và sát nhập Tây Âu Lạc vào Nam Việt. Từ đó Nam Việt rất rộng lớn, Triệu Đà đường hoàng tự xưng Nam Việt Vũ Đế, đi xe mui lụa vàng như vua Hán.

Một bộ phận nhân dân Tây Âu Lạc, những con người bất khuất từng giết Đồ Thư, quá thất vọng. Họ đem tàn quân và bầu đàn thê tử chạy qua châu thổ Hồng Hà. Người Tây Âu Lạc và người Lạc Việt ở Văn Lang Phong Châu thực ra rất gần gũi về chủng tộc và có thể cả ngôn ngữ nữa. Nhóm dân Tây Âu Lạc mất nước nhanh chóng ḥa hợp cùng nhân dân bản xứ trên mảnh đất bắc Việt, cải tên nước là Âu Lạc. Họ nối các g̣ đất, đồi nhỏ thành hai ṿng đê ngăn thủy triều và nước lụt tại Cổ Loa, Đông Anh và quần cư trong ấy. Hai ṿng đê cũng có thể trở thành chiến lũy, tường thành chống ngoại xâm khi cần. Đến thời Mă Viện, hắn xây thêm ṿng thành nhỏ thứ ba ở giữa để tạo nên Kiển Thành. Độ cao của dấu vết tường thành Cổ Loa xưa xấp xỉ cao độ các con đê hai bờ sông Hồng, sông Đuống xung quanh, xác tín giả thiết Cổ Loa vừa là đê vừa là thành lũy.

Rút kinh nghiệm xương máu ở Tây Âu Lạc, người Âu Lạc tạo dựng quan hệ ngoại giao mềm dẻo với Nam Việt để yên ổn sinh sống và làm ăn. Năm 111 TCN Nam Việt bị Lộ Bác Đức xóa tên khỏi bản đồ. Nhà Hán cho người sang thuyết phục Âu Lạc theo ḿnh, với chính sách rất thâm độc là để quí tộc Âu Lạc tiếp tục quản lư những vùng đất của họ. Lănh tụ Âu Lạc phản đối, tùy tướng của ông ta là Hoàng Đồng đă lật đổ vua, quyết định thuần phục nhà Hán trên danh nghĩa để tránh chiến tranh. [10]

Năm 110 TCN nhà Hán phong tước cho Hoàng Đồng, Thạch Đái được cử sang làm Thứ sử quận Giao Chỉ, phủ trị ở Long Uyên. Với sự giúp sức của Hoàng Đồng, Thạch Đái ủy lạo và hợp thức hóa danh vị Lạc Hầu, Lạc Tướng bằng ấn đồng đeo cổ. Chắc chắn mục đích tối thượng của Thạch Đái là âm thầm chia rẽ các liên minh của quí tộc Âu Lạc, không cho Lạc Hầu, Lạc Tướng có cơ hội đoàn kết xây dựng nhà nước chống xâm lăng. Từ Thạch Đái trở đi, phủ trị Long Uyên vẫn tồn tại nhưng chức Thứ sử, Thái thú đôi khi khiếm khuyết và quan trấn nhậm cũng chẳng thường xuyên có mặt. Thực ra Hán triều thừa biết ở thời điểm đó cai trị trực tiếp Âu Lạc là không tưởng, v́ quân ít, thủy thổ khắc nghiệt và chắc chắn người Âu Lạc sẽ chống đối đến cùng. Lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận sự mệt mỏi của nhà Hán sau những năm dài xâm lược phương nam, nhiều thân vương, đại thần dâng tấu chương đề nghị vua Hán tạm chấm dứt nam tiến. Thậm chí có thời gian dài họ bỏ hẳn, chẳng ngó ngàng ǵ đến đảo Hải Nam đă chiếm được hoàn toàn năm 111 TCN.

Tuy vậy trong hệ thống hành chính Hán, nước Âu Lạc vẫn được chia làm 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân thuộc Giao Chỉ Bộ. Trung tâm hành chính của Giao Chỉ Bộ là Nam Hải tức Phiên Ngung, kinh đô cũ của Nam Việt. [11] Nước Âu Lạc vĩnh viễn đi vào quá khứ. Đặt giả định Âu Lạc là một nhà nước hoàn thiện, con người Âu Lạc có ư thức sâu sắc về quốc gia và từng bị Triệu Đà thôn tính bằng quân sự (như quan niệm của sách vở chính thống Việt Nam lâu nay), ta sẽ thấy diễn biến lịch sử ôn ḥa từ năm 111 TCN đến năm 34 là không b́nh thường.

Sau cả thế kỷ ổn định và phát triển trong nước, xă hội Hán cuối cùng cũng có những thay đổi về chất và lượng, bắt đầu manh nha công cuộc cải cách lớn của Vương Măng. Đầu công nguyên, ḷng tham của vua Hán sống dậy, lập tức Nhâm Diên và Tích Quang được cử sang quận Giao Chỉ và Cửu Chân tiến hành những chính sách mị dân, nhằm thăm ḍ tiềm lực thuộc địa cũng như khả năng phản kháng của nhân dân nếu áp đặt cai trị trực tiếp. Công việc bọn này chưa xong th́ Vương Măng tiếm ngôi, Trung Nguyên hỗn loạn. Thái thú Giao Chỉ và Cửu Chân không thuần phục Vương Măng, cắt đứt liên lạc với trung ương, chào đón dân Hán di cư để tạo vây cánh. Ít lâu sau Lưu Tú diệt được Vương Măng, thành lập nhà Đông Hán. Năm 29 Đặng Nhượng (người thay Nhâm Diên làm thái thú Giao Chỉ) về triều cống Lạc Dương, có lẽ âm mưu cũ đă được Quang Vũ đế cân nhắc. Năm 34 Tô Định nhậm chức Thái thú Giao Chỉ và bắt đầu áp dụng chế độ kềm kẹp hầu mong biến mảnh đất Âu Lạc hôm nào thành miếng bánh ngon trên bàn tiệc thực dân. Dưới sức ép mới, nhân dân Giao Chỉ đă nổi dậy. Mê Linh liệt nữ thất bại trước Mă Viện chính thức biến Giao Chỉ và Cửu Chân thành quận huyện trực trị của nhà Hán, mở đầu kỷ nguyên 800 năm nô lệ cay đắng.

Nói thêm về Mă Viện, ngoài trọng trách thực dân, hắn phải gánh vác nhiệm vụ dựng cột đồng “chuẩn” ở Giao Chỉ và Nhật Nam để đo bóng mặt trời vào những ngày giờ nhất định trong năm. Từ số liệu ấy, người Tàu sẽ định được vị trí chính xác của Giao Chỉ và Nhật Nam, bổ xung vào địa đồ nhà Hán. Có thể Mă Viện đă bỡn “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, song không ngoài mục đích giấu giếm bí quyết khoa học thiên văn địa văn của dân tộc ḿnh dưới màn sương hư ảo. Trường hợp Cao Biền sau này dễ hiểu hơn, hắn sử dụng thuốc nổ phá gềnh thác hiểm trở cho tàu bè qua lại, nhưng tán láo là dùng phép thuật sai thiên lôi hành sự. Nhà Hán mất 154 năm từ lúc dụ Âu Lạc phụ thuộc đến khi vẽ xong địa đồ Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và áp dụng chế độ trực trị đến huyện sở. Cách tính 800 năm thực sự bắc thuộc của tôi là có căn cứ.


5. Thông điệp nhân văn

Ngoài yếu tố lịch sử, truyền thuyết Kinh Dương Vương và An Dương Vương c̣n mang những thông điệp nhân văn luôn cần được con người Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào giải mă.

Đất nước và tổ quốc: Sử Kư Tư Mă Thiên trong chương “Khổng Tử thế gia” thuật lời Khổng Tử: “Khâu này nghe nói… Quái vật do nước sinh ra là con rồng”. Vậy ta có thể hiểu cha Lạc Long Quân là biểu tượng của “nước”. Ngôi nhà của “nước” tất phải ngoài biển, nghĩa gốc của chữ Lạc chính là “nước”. Mẹ Âu Cơ tượng trưng cho “đất”. Chữ Âu từng được Trần Thánh Tông dùng:

Xă tắc lưỡng hồi lao thạch mă
Sơn hà thiên cổ điện kim âu

Nền văn minh lúa nước được xây dựng từ “Đất” và “Nước” là điều không ai có thể phủ nhận. Người Việt c̣n gọi tổ quốc ḿnh là “Đất nước” có nguyên căn sâu xa như vậy. Chuỗi luận này có thể dẫn đến việc giải nghĩa từ Âu Lạc là “Đất nước” [12] .

Bài học đoàn kết: Mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đă chia rẽ, làm suy yếu nền văn minh Thần Nông. Hai nhánh Lạc Việt và Tây Âu, dù người xuống biển, kẻ lên rừng nhưng đều mất địa bàn sinh sống, phải bước vào hành tŕnh ra đi, trôi giạt. Cả ngàn năm sau họ mới t́m lại được nhau trong nhà nước Âu (Cơ) – Lạc (Long Quân) sơ khai, non trẻ và yếu ớt.

Bài học chiến tranh: Mỵ Châu đại diện cho nhân dân Tây Âu Lạc, Trọng Thủy đại diện cho người Nam Việt. Họ chính là nạn nhân đầu tiên và cuối cùng của chiến tranh. Nỗi đau của dân tộc này biến thành ngọc trai, rửa ở cái giếng ai oán thăm thẳm của dân tộc kia, sẽ lấp lánh vẻ đẹp vĩnh hằng của ḥa b́nh và ḥa hợp.

Bài học cảnh giác: Cảnh giác, trước tiên là cảnh giác với chính ḿnh, cảnh giác với kẻ thù ở hàng thứ hai. Nhà cầm quyền Tây Âu Lạc đă bị vàng bạc và hôn nhân chính trị lung lạc. Ỷ thành cao, vũ khí lợi hại, An Dương Vương buông thả, ruồng bỏ nhân tài Cao Lỗ, khiến nước mất nhà tan.

Biển cả và tự do: Lạc Long Quân là con rồng của biển cả. Ông dặn con cháu nếu nguy cấp hăy quay về phía biển gọi “Cha ơi!”. Bại trận, An Dương Vương ra bờ biển, lạnh lùng xử tử Mỵ Châu rồi lấy sừng tê rẽ nước mà đi. Thông điệp “ra với biển” đă trở thành tiềm thức trong khối óc mỗi con người Việt Nam từ đó trở đi. Sau này dân Việt Nam đă hơn một lần ra với biển đi t́m tự do: những tùy tướng của Mê Linh Liệt Nữ chạy vào Cư Phong rồi lên thuyền thẳng tiến đến Malacca, họ là người Minangkabau ở Maylaysia và Indonesia hôm nay; hậu duệ nhà Lư th́ giong buồm đến Cao Ly; Hồ Quư Ly đáng lẽ không bị bắt làm tù binh nếu không tắp vào bờ biển bắc trung bộ… Thông điệp “ra với biển” ở thế kỷ 21 chắc chắn là mở ṿng tay Việt Nam với bè bạn năm châu, từ bỏ suy nghĩ thủ cựu, chấm dứt các h́nh thức bế quan tỏa cảng.


6. Từ Kinh Dịch đến chữ viết của tổ tiên người Việt Nam

Trong quá khứ, không ít sử gia như Kim Định đă nghiệm rằng Kinh Dịch chứa rất nhiều yếu tố vay mượn từ văn minh Thần Nông. Gần đây một bài báo ở Việt Nam tự hào tuyên bố Kinh Dịch chính là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt. Tôi quan sát rất kỹ các tranh luận xưa nay và tự hỏi: “Ngôn ngữ điện toán hiện đại chỉ cần hai tín hiệu CÓ và KHÔNG, khi thể hiện trên giấy nó tương đương số 1 và số 0. Năo điện toán dễ dàng đọc mọi văn bản chỉ toàn 0 và 1 đan xen, nối nhau thành chuỗi, v́ tốc độ xử lư thông tin của nó rất cao. Nguyên lư khởi đầu của Dịch là Âm Dương sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Sau Bát Quái c̣n có thêm 64 Quẻ. Kư hiệu Dương là một vạch liền, Âm là một vạch đứt. Hoàn toàn tồn tại khả năng văn minh Trung Hoa đă mượn thứ kư hiệu này của văn minh Thần Nông và phát triển thành Kinh Dịch. Như vậy tại sao không thể đặt giả định hệ thống kư hiệu xây dựng từ hai đơn tố Âm và Dương là những chữ cái của một thứ ngôn ngữ bí hiểm nào đó trong văn minh Thần Nông”.

Đến đây th́ tôi thấy cần xét lại một “khuyết điểm lưu cữu lớn” của văn minh Thần Nông là không có chữ viết, đă đề cặp ở mục số 2. Hai đơn tố Âm và Dương rơ ràng đă đan xen, tạo thành chuỗi. Việc nó có thể dùng làm số đếm (hệ nhị phân), chữ cái hoặc chữ viết hay không, không c̣n phụ thuộc vào khả năng biểu đạt của hai đơn tố ấy, mà phụ thuộc vào khả năng xử lư tín hiệu của con người thời đó. Tôi đă loại bỏ được chất hoang tưởng trong giả định của ḿnh.

Tôi đă đến viện bảo tàng lịch sử thành phố *** xem 1 chiếc trống đồng Đông Sơn. Trống đồng là linh vật của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều nhà khoa học đă đồng ư trống đồng lưu giữ dấu ấn thờ mặt trời của con người buổi b́nh minh lịch sử. Ở giữa mặt trống có mặt trời tỏa tia. Nửa ngoài mặt trống có 2 cặp ṿng tṛn đồng tâm chứa rất nhiều vạch liền xếp cạnh nhau. Theo ngôn ngữ Dịch, một vạch là Dương (trong lưỡng nghi), hai vạch là Thái Dương (trong tứ tượng), ba vạch là Càn (trong bát quái), sáu vạch là Càn Vi Thiên (trong 64 quẻ). Tất cả đều chỉ mặt trời hoặc ông trời. Nếu nói những nét liền kia nằm cạnh nhau là những chữ CÀN - CÀN – CÀN… liên tục tức TRỜI - TRỜI - TRỜI… liên tục th́ khả dĩ chăng? Hay Thái Dương – Thái Dương – Thái Dương…? Đây chỉ là sự t́nh cờ th́ thật lạ. Nhiều vạch quá, nh́n qua tủ kiếng tôi không thể đếm được bao nhiêu vạch. Nếu tổng số các vạch đó luôn chia hết cho 6, ở bất cứ chiếc trống đồng nào th́ giả thuyết của tôi hữu lư nhất. Ngoài ra c̣n có một ṿng tṛn đồng tâm khác chạy những đường hoa văn h́nh “dấu ngă”, liên kết các “dấu ngă” này là những ṿng tṛn nhỏ, có chấm chính giữa. Đây cũng có thể là chữ “mặt trời” giống như chữ “mặt trời” ở nhiều nền văn minh sơ khai khác.

Giả thuyết tôi đưa ra nếu đúng sẽ dẫn đến sự xét lại: Ngôn ngữ Dịch là của văn minh Thần Nông. Dùng cơ sở “Phục Hy [13] đặt ra bát quái”, Khổng Tử đắp tượng Văn Vương và Chu Công cho học thuyết của ông, bằng cách khẳng định hai người này đă viết “Thoán từ” và “Hào từ”. Khả năng “Thoán từ”, “Hào từ” và “Dịch truyện” đă được chính Khổng Tử biên soạn, là rất lớn. Cho đến lúc này, theo tôi, chỉ nên đặt câu hỏi Kinh Dịch là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam chăng? Chúng ta chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục, chưa so sánh được ngôn ngữ Dịch khởi thủy với Kinh Dịch. Lịch sử Trung Hoa vẫn tồn nghi nguồn gốc Kinh Dịch hai ngàn năm nay. Người Việt Nam hiện đại đang có niềm tin xác đáng hơn bao giờ hết để bước vào cuộc truy t́m bản quyền Kinh Dịch. “Mỏ vàng nhân văn” này hứa hẹn trữ lượng nguồn sống tinh thần vô biên cho con cháu Tiên – Rồng.
Tóm lại, tôi tạm dừng công việc của ḿnh ở đây. Nếu có những người ủng hộ trí tưởng tượng của tôi, xin hăy t́m đến các di vật khảo cổ. Câu trả lời thật thuyết phục c̣n ở rất xa và có thể chẳng bao giờ ta thấy được. Tuy nhiên tṛ truyện với các vật tạo tác linh thiêng của tổ tiên ḿnh không bao giờ nhàm chán và vô nghĩa. Dù rằng sẽ không ai chứng minh được tôi đúng song chứng minh tôi sai lại càng khó hơn. Cuối cùng cách giải mă ngôn ngữ trên trống đồng của tôi vẫn nên tham khảo, v́ không lời khen tặng nào là quá đáng đối với trống đồng và những con người cổ xưa đă đúc nên chúng.


7. Kết luận

Bất cứ một giả thuyết nào cũng tự chứa trong nó phản giả thuyết, tức là những yếu tố, những mâu thuẫn có thể triển khai và phá vỡ giả thuyết ấy. Cao Hành Kiện nói rất chính xác: “Những qui luật lớn lao của lịch sử khi không thể giăi bày loài người được, th́ con người cũng có thể lưu lại tiếng nói của chính ḿnh. Loài người không phải chỉ có lịch sử, mà c̣n lưu lại văn học”. [14] Với tư cách một nhà văn, tôi muốn khai thác thật sâu áng văn học dân gian truyền miệng nói về thủy tổ Kinh Dương Vương và An Dương Vương, có tham khảo lịch sử, văn hóa và khảo cổ, để viết nên một thứ tạp văn lịch sử nhiều cảm tính. Hợp nhất - phân ră, lên cao - xuống thấp, chói lọi - lu mờ, thành công - thất bại, quần cư - tản mát, đến và đi… những cặp phạm trù này xoắn lấy nhau, v́ nhiều nguyên nhân, liên tục đổi chỗ suốt quá tŕnh hướng tới tương lai của bất cứ một nền văn minh nào trên thế giới. Văn minh Văn Lang và Âu Lạc chẳng thể là ngoại lệ, song sức sống không thể phủ nhận của Văn Lang và Âu Lạc ở chỗ nó đă không bị tiêu diệt hoặc đồng hóa bởi Trung Hoa, một nền văn minh tầm cỡ của nhân loại.

Đà Lạt tháng 10.2004


Thư tịch

Nam Việt Quốc Sử, Trương Vinh Phương, Quảng Đông Nhân dân xuất bản xă, 1995.
Sử Kư Tư Mă Thiên, NXB VH, 1988.
Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo Dục, 1999.
Đông Chu liệt quốc, NXB TP HCM, 1989.
Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam, B́nh Nguyên Lộc, Bách Lộc xuất bản, 1971.
Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB GD, 2003.
Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim.
Khâm định Việt sử, Quốc sử quán triều Nguyễn.
Và một số trang web.

© 2004 talawas


------------------------------------------------------------ --------------------
[1]Chuỗi tạp văn lịch sử của tôi gồm nhiều chủ đề có liên quan đến thời bán sử Việt Nam, xin tham khảo thêm bài “Từ Hai Bà Trưng đến những khắc khoải lịch sử - Phiên bản tháng 6.2004” và “Bảo tàng lăng mộ Nam Việt Triệu Văn Vương tại Quảng Châu – Phiên bản tháng 3.2004”.
[2] http://news.nationalgeographic.com/news/2002/12/1212_021213_ journeyofman.html
[3]Ông trời là mặt trời đă được người Trung Hoa nhân cách hóa, đây là dấu vết rơ ràng của việc h́nh thành tín ngưỡng tế tự trời đất của văn minh Trung Hoa.
[4]Bạn đọc thử xem xét các thành phố lớn ở Việt Nam: trên con đường nam tiến của những con người sinh ra từ nền văn minh lúa nước, nơi đặt đô thị dần dần chuyển vị trí từ bờ bồi (phù sa màu mỡ) sang bờ lở (thuận tiện cho thủy vận giao thương). Hà Nội và Hải Pḥng gốc đều bên mạn nam sông Hồng và sông Cấm. Huế trải suốt hai bờ Hương giang. Đến Đà Nẵng và Sài G̣n th́ chỉ phát triển ở bên lở của sông Hàn và sông Sài G̣n. Văn minh đô thị Việt Nam thành h́nh, yếu tố cần cho thương gia đă thắng yếu tố thiết yếu với nhà nông. Hai trung tâm buôn bán cổ là Phố Hiến và Hội An tọa lạc tại bờ lở, càng nhấn mạnh lập luận của tôi.
[5]Bạn đọc có thể kiểm chứng thông tin khảo cổ Trung Quốc tôi đă đề cặp tại rất nhiều trang web tiếng Anh. Phiên âm La Mă của các địa danh này như sau: Dadiwan, Gansu ( Đại Địa Loan, Cam Túc); Banpo, Shaanxi (Bán Pha, Thiểm Tây), Jiahu, Henan (Giả Hồ, Hà Nam); Taosi, Shanxi (Đào Tự, Sơn Tây).
[6]Người Việt Nam hiện đại hay lầm lẫn ở đây, họ cho rằng Thần Nông là người Tàu, họ đôi lúc phản đối việc xem thủy tổ Kinh Dương Vương của ḿnh là cháu Thần Nông. Có người góp ư với tôi: nếu Thần Nông gốc Tàu th́ họ đă gọi là Nông Thần.
[7]Tiên tổ vua Sở là Mị Dục Hùng, con cháu ông ta lấy tên tiền nhân làm họ, có vẻ rất giống một vài nhóm dân tiền Đông Nam Á như Khơ Me. Con gái Vua Hùng tục gọi Mị Nương. Những cái tên chồng chéo này chắc chắn phải có mối tương giao văn hóa nào đó.
[8]Nếu khảo cổ Việt Nam t́m ra bất cứ di chỉ đồ đồng nào, niên đại trước 1700 TCN, có liên hệ rơ ràng với các di chỉ đồ đồng đă công bố như Đồng Đậu, G̣ Mun, Đông Sơn; giả thuyết của tôi sẽ hoàn toàn sụp đổ.
[9]Xiaorong Han, Who invented the Bronze Drum? Nationalism, Politics, and a Sino - Vietnamese Archaeological Debate of 1970s and 1980s. Asian Perspectives, Vol.43, Spring 2004.
[10]Kịch bản này không hề vô tưởng, nó đă từng xảy ra với Mân Việt năm 135 TCN.
[11]Xin lưu ư Bộ Giao Chỉ và Quận Giao Chỉ là hai tên gọi khác nhau. Lịch sử Việt Nam đă nhiều lần nhầm lẫn, họ suy luận tên Quận đặt cho tên Bộ th́ hiển nhiên Quận Giao Chỉ phải là trung tâm của Bộ Giao Chỉ, điều này rất sai. Giao Chỉ mang nghĩa là nơi liên giao giữa Trung Hoa và những khu vực mà họ chưa có ư niệm rơ ràng. Bộ Giao Chỉ là mảnh đất liên giao của nhà Hán với Viễn Nam, Quận Giao Chỉ lại là mảnh đất liên giao của Bộ Giao Chỉ với các miền xa khác. Theo tôi chuỗi luận để đặt tên Quận Giao Chỉ và Bộ Giao Chỉ là như vậy. Cũng cần hiểu rằng năm 111 TCN kiến thức địa lư của nhà Hán về Quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và vùng phụ cận rất mơ hồ.
[12]Nếu bạn đọc thay các chữ “Âu” bằng “Đất”, “Lạc” bằng “Nước” vào toàn bộ bài viết này, tôi tin nội dung tôi muốn chuyển tải sẽ sáng tỏ hơn nhiều.
[13]Phục Hy là một nhân vật cổ tích rất phức tạp. Các yếu tố của văn minh Thần Nông và Hoa Hạ đan xen, chồng chéo và ḥa lẫn vào nhau tạo nên Phục Hy. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết cụ thể này, giải mă h́nh tượng Phục Hy sẽ khiến mạch văn đứt găy. Xin hẹn bạn đọc cơ hội khác.
[14]Diễn từ nhận giải Nobel của CHK, theo tanvien.net.


Quay trở về đầu Xem Quan Tri Vien 1's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Quan Tri Vien 1
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 8 of 11: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 1:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

- nếu chúng ta cho rằng nhà nước thời các vua Hùng đă đạt đén tŕnh độ perfect toàn vẹn của 1 nhà nước hoàn chỉnh, th́ chúng ta phải có các cứ liệu rơ ràng.
- thái độ cho tất cả những ư kiến trái ḿnh là "không khoa học" không phải là thái độ khoa học. các ngành KH hiện nay, chỗ chúng ta biết, đều có các luồng quan điểm, có khi tranh luận nẩy lửa ra tṛ, đó là thực tiễn khoa học, trong đó, không phải giữa 2 luồng quan điểm bao giờ cũng là "lọai trừ", anh đúng tôi sai, hay tôi đúng anh sai, đó là tư biện theo kiểu siêu h́nh pháp.
- nếu nhà nước Văn Lang đạt đến tŕnh độ hoàn chỉnh, đó là 1 vinh dự cho chúng ta, nhưng không phải v́ chúng ta ng Việt, nên khăng khăng khẳng định.
- ta hăy xuất phát từ chỗ:
1. một nhà nước tŕnh độ thực thụ hoàn chỉnh phải có tiêu chí ǵ?
2. những bằng cứ tài liệu chứng minh thơa măn tiêu chí đó.
3. chứng minh các nguồn sử liệu ta dùng là chính xác (khi dùng p.p so sánh, đối chiếu các nguồn sử liệu khác, những bổ trợ của nhành dân tộc học, khảo cổ học, văn hóa học...v.v...)

****ta chưa có phát hiện khẳng định chữ viết của ng việt cổ, mặc dầu đă có 1 vài phát hiện cho phép nghĩ đến văn tự đă đc tim thấy, GS. Hà Văn Tấn đă đề xuất rồi. nhưng đấy mới chỉ đề xuất, ở 1 "nation" hoàn chỉnh, điều tiên quyết là fải có chữ viết (không cần kiến thức chuyên ngành ai ai cũng hiểu tại sao), mà hiện nay ta chưa khẳng định chữ viết dân tộc.

chúng ta là ng việt (đương nhiên) vậy chúng ta cố khẳng định cái có lợi cho chúng ta, dễ hiểu. nhưng các nhà KH TQ lại chứng minh cái có lợi cho họ. ta nói họ k0 KH, họ lại nói ta 0 KH. thực ra cả 2 đều 0 KH
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 9 of 11: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 2:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

bạn Tr.Th.Du nói rất đúng rằng:Bất cứ một giả thuyết nào cũng tự chứa trong nó phản giả thuyết, tức là những yếu tố, những mâu thuẫn có thể triển khai và phá vỡ giả thuyết ấy.

điều này đúng về p.p luận khoa học, cũng như thấm nhuần tinh thần khiêm hạ của trí thức phương Đông.

và bạn cũng tự nhận ḿnh viết "1 tạp văn có nhiều tính cảm hứng", bạn tự nhận ḿnh với tư cách nhà văn.

- giả thuyết bạn đặt ra chỉ mang tính giả thuyết
- những cư dân Đông Nam Á,gồm cả Việt Nam, xét về nhân chủng, là gần gốc Phi Châu hơn những ng có gốc Nam TQ (TQ hiện nay)
- cái gọi là 1000 năm Bắc thuộc thật ra 0 đến nỗi dài đằng đẵng như ta nghĩ lâu nay, phân tích của bạn rất có cơ sở: v́ trừ đi thời gian Giao Chỉ không nằm trong diện trực thuộc, các cuộc khởi nghĩa, các "giai đoạn tự chủ" xen kẽ, v́ chúng ta có những thời gian có thể "tự chủ" xét trên thực tế dưới danh nghĩa "cai trị" thực ra rất lỏng lẻo. và khi bên TQ cố đặt ách thống trị trực thuộc và chặt chẽ th́ ng Việt phản kháng ngay bằng vơ trang, chứ không thể 1 cư dân đă đạt được tŕnh độ cố kết dân tộc như dân việt lúc đó lại nghiễm nhiên chịu đựng ách thống trị dài đến như vậy.
- cũng trên cái gọi "khuyết điểm lưu cữu" là 0 có chữ viết nên chúng ta chưa khẳng định đc về tŕnh độ thực thụ của nhà nước Văn Lang, v́ tiền đề để có nhà nước thực thụ là ngôn ngữ. như quốc gia Tây Hạ bên TQ đă học hỏi văn minh Tàu để sáng chế văn tự riêng cho 1 nhà nước tự chủ. điều này sẽ phải sửa lại khi chúng ta t́m đc bằng chứng chữ viết đủ sức thuyết phục

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 09 December 2004 lúc 7:18pm
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 10 of 11: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 8:05pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Kính thưa quí vị quan tâm.
Thiên Sứ tôi chân thành cảm ơn người sáng lập và ban quản lư diễn đàn Tuvilyso.com; đă tạo ra một diễn đàn công khai và tự do. Bởi vậy; mọi cuộc trannh luận đều tự nguyện và mọi người đều có quyền nói lên ư nghĩ và quan niệm của ḿnh/ Tất nhiên phải tôn trong nội qui. Do đó; sự thông tin hai chiều ở đây là đúng nghĩa. Bạn thienkhoitimvui đưa ư kiến của ḿnh; về cội nguồn dân tộc Việt - Thời Hùng Vương - chỉ là một liên minh các bộ tộc và tiếp cận một nhà nước sơ khai.
Riêng tôi đă từng bày tỏ ư kiến nhiều lần trên diễn đàn tuvilyso. com và ở đây tôi xin được nhắc lại để khẳng định rằng:
Những luận điểm minh chứng cho thời Hùng Vương - cội nguồn của dân tộc Việt - tính từ thời lập quốc trải đến nay gần 5000 năm lịch sử văn hiến. Những luận cứ chứng minh này nhân danh khoa học và có tiêu chí khoa học rơ ràng. Tiêu chí khoa học này là:

Một giả thuyết khoa học phải có tính thống nhất; hoàn chỉnh; tính quyluật; tính khách quan; có khả năng giải thích hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó và có khả năng tiên tri.

Đă có rất nhiều lập luận quanh co;khúc thuyết xuất hiện trên diễn đàn; nhằm chứng minh cho một quan điểm mới về cội nguồn lịch sử dân tộc; phủ nhận lịch sử văn hiến truyền thống dân tộc Việt. Luận điểm mới phủ nhận cội nguồn dân tộc Việt xuất phát hoàn ṭan từ ư đồ chủ quan; rất ấu trĩ trong phương pháp; không hề có mảy may nào gọi là tư duy khoa học. Để tiếp tục chứng minh điều này; tôi trả lời bài viết của hội viên thienkhôitimvui không chừa một chữ nào. Chữ của thiênkhôitimvui và chữ trích dẫn hiển thị màu xanh dưới đây:

@ - nếu chúng ta cho rằng nhà nước thời các vua Hùng đă đạt đén tŕnh độ perfect toàn vẹn của 1 nhà nước hoàn chỉnh, th́ chúng ta phải có các cứ liệu rơ ràng.

Chính sử và truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa vẫn khằng định rằng: Nước Văn Lang dưới thời trị vị của các vua Hùng lập quốc vào thời điểm 2879 trước CN và là một quốc gia văn hiến. Tính đến nay là gần 5000 năm. Hiện nay; có một số nhà nghiên cứu trong nước đưa ra quan điểm phủ nhận truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt. Họ cho rằng quan điểm của họ là khoa học và được:
"Hầu hết những nhà khoa học trong nước và công đồng khoa học thế giới công nhận"
Nhưng tất cả những nhà khoa học số đông trong nước và trên thế giới ấy; không đưa ra được một tiêu chí khoa học nào chứng minh được quan điểm của họ là khoa học. Mà chỉ dừng lại ở sự hoài nghi.
Ngược lại; tất cả những bài viết của tôi trên tuvilyso.com nhân danh khoa học đều có tiêu chí khoa học rơ ràng và chứng minh trên cơ sở tiêu chí khoa học đó.

@- thái độ cho tất cả những ư kiến trái ḿnh là "không khoa học" không phải là thái độ khoa học.
Chính v́ tôn trọng khoa học nên tôi mới nhân danh khoa học để chứng minh cái sai của quan điểm phủ nhận truyền thống văn hoá dân tộc và chỉ ra tính phi khoa học của họ: Rất rơ ràng và chứng minh ngay bằng chính lập luận của họ với chính tư liệu của họ. Thí dụ như trường hợp bài viết phản biện giáo sư Đào Duy Anh trong một topic ngay trong mục: Văn hiến lạc Việt này.
Ngược lại: Tất cả các lập luận phản bác thực sự những luận điểm của tôi th́ chưa thấy; mà chỉ thấy những lập luận ngoài ŕa như tôi đang trích dẫn ở đây. Thái độ cho rằng những người có quan điểm khác ḿnh là phi khoa học chỉ được thực hiện khi có chứng minh rơ ràng và tôi đă chưng minh. Tôi không bao giờ chủ quan thể hiện điều này. Đơn giản thôi: Tôi không có cái quyền ấy; ngoài những luận cứ phải rơ ràng. Chỉ những nhà khoa học có thẩm quyền; mới có thể thực hiện được sự phủ định ư kiến trái ngược với họ. C̣n tôi cho người khác là sai; là phi khoa học; tôi phải chứng minh và đă chứng minh. Tôi cũng rất mong muốn nếu người khác bảo tôi sai th́ cũng phải chứng minh.

@ các ngành KH hiện nay, chỗ chúng ta biết, đều có các luồng quan điểm, có khi tranh luận nẩy lửa ra tṛ, đó là thực tiễn khoa học, trong đó, không phải giữa 2 luồng quan điểm bao giờ cũng là "lọai trừ", anh đúng tôi sai, hay tôi đúng anh sai, đó là tư biện theo kiểu siêu h́nh pháp.
Sự tranh luận khoa học là điều rất cần thiết để làm sáng tỏ chân lư. Con người có thể tiếp cận chân lư ở mức độ khác nhau. Nhưng chân lư chỉ có một. Bởi vậy; không thể có hai quan điểm trái ngược cùng đúng cả trong việc giải thích một hiện tượng. Cụ thể ở đây là:
Quan điểm: *
Dân tộc Việt Nam có gần 5000 văn hiến (Tính từ thời Hùng Vương)
Và quan điểm:
*Khởi nguồn của dân tộc Việt vào khoảng thế kỷ thứ I trước Cn và là một liên minh bộ lạc cận nhà nước sơ khai.
Đây là hai quan điểm phủ định nên không thể cả hai cùng đúng cả. Tôi nhắc lại: Phải có cái đúng và cái sai của một trong hai quan điểm này. Tôi đă chứng minh quan điểm phủ nhận truyền thống dân tộc Việt là sai trên diễn đàn này. Tôi chưa tự cho ḿnh là đứng; nhưng nếu phản biện phải chỉ ra chỗ sai trong luận điểm của tôi.

@Nhà nước Văn Lang đạt đến tŕnh độ hoàn chỉnh, đó là 1 vinh dự cho chúng ta, nhưng không phải v́ chúng ta ng Việt, nên khăng khăng khẳng định.
Tôi nhắc lại. Tôi là người Việt. Nhưng tôi nhân danh khoa học với những tiêu chí khoa học rơ ràng. Và đây là một quan điểm đúng hay sai có công luận.Tôi chứng minh lịch sử văn hoá Đông phương thuộc về người Lạc Việt; mà văn hoa Đông phương là một nền văn hoá có tính quốc tế. Cho nên không thể muốn nói sao th́ nói nếu không có luận cứ chặt chẽ.

- ta hăy xuất phát từ chỗ:
1. một nhà nước tŕnh độ thực thụ hoàn chỉnh phải có tiêu chí ǵ?

Nhà nước Văn Lang có đầy đủ những tiêu chí của một quốc gia vào thời cổ đại. Bạn hăy đưa ra đây những tiêu chí một nhà nước cổ đại được quốc tế thừa nhận. Nếu cái ǵ tôi đă chứng minh rồi th́ sẽ hướng dẫn để bạn tham khảo. Cái ǵ c̣n thiếu tôi sẽ bổ sung.
* Bây giờ tôi hỏi ngược lại: Những người có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt căn cứ vào tiêu chí nào?

@2. những bằng cứ tài liệu chứng minh thơa măn tiêu chí đó.
Đây là điều kiện phụ thuộc vào tiêu chí nói ở trên. Tôi chờ xem đó là tiêu chí ǵ?
@ 3. chứng minh các nguồn sử liệu ta dùng là chính xác (khi dùng p.p so sánh, đối chiếu các nguồn sử liệu khác, những bổ trợ của nhành dân tộc học, khảo cổ học, văn hóa học...v.v...)
Những người phủ nhận truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc Việt có chưng minh được "các nguồn sử liệu ta dùng là chính xác" không! Riêng tôi; với những cuốn sách của những tác giả phủ nhận truyền thống văn hoá sử dân tộc Việt; tôi chưa hề thấy một người nào trong "số đông các nhà khoa học trong nước và cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ" chứng minh được tính chính xác của những tư liệu của họ về thời Hùng Vương.

****ta chưa có phát hiện khẳng định chữ viết của ng việt cổ, mặc dầu đă có 1 vài phát hiện cho phép nghĩ đến văn tự đă đc tim thấy, GS. Hà Văn Tấn đă đề xuất rồi. nhưng đấy mới chỉ đề xuất, ở 1 "nation" hoàn chỉnh, điều tiên quyết là fải có chữ viết (không cần kiến thức chuyên ngành ai ai cũng hiểu tại sao), mà hiện nay ta chưa khẳng định chữ viết dân tộc.
Đây là một tồn nghi. Và rơ ràng nó không thể là bằng chứng chứng minh cho việc phủ định truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt.

chúng ta là ng việt (đương nhiên) vậy chúng ta cố khẳng định cái có lợi cho chúng ta, dễ hiểu.
Tôi nhắc lại là bạn không cần nhắc nhở những người Việt Nam là người Việt Nam. Và bạn cũng không nên đến nước Trung Hoa mà hỏi người Trung Quốc có phải là người TRung Hoa không.Tôi nói lại một lần nữa là những điều tôi chứng minh cho dân tộc Việt Nam 5000 năm Văn hiến; nhân danh khoa học với tiêu chí khoa học rơ ràng.

@nhưng các nhà KH TQ lại chứng minh cái có lợi cho họ. ta nói họ k0 KH, họ lại nói ta 0 KH. thực ra cả 2 đều 0 KH
Đây là những vấn đề quốc tế và chí ít nó cũng tầm cỡ quốc gia; mọi sự đúng sai sẽ có công luận. Nhất là thời thông tin toàn cầu này; chứ không phải chạy ngựa cắm lông chim. Không phải là chuyện của hai bà hàng cá chửi nhau dành chân lư.
Thiên Sứ
--------------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dai
Để áng phù vân đọng nét buồn



Sửa lại bởi ThienSu : 09 December 2004 lúc 8:42pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 11 of 11: Đă gửi: 24 March 2005 lúc 8:53pm | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&

Người cực khôn ngoan từ Đông Nam Á đi đến Si Bê Ria và qua châu Mỹ cách đây 15000-30000 mà không bị Trường Giang chận lại.
Người Hoa Hạ là do hai nhóm hợp thành: một nhóm từ lưu vực sông Vị xuôi nam Hoàng Hà di cư, nhóm kia từ lưu vực sông Hán đi ngược sông rồi tiến về Hoàng Hà và gặp nhóm nọ. Nhóm từ lưu vực sông Vị trước đó từ Tứ Xuyên vượt đèo trên rặng Chin Ling mà qua đông Cam Túc.
Nhà Hạ chưa được quốc tế công nhận có mặt, chỉ có văn hóa Erlitou, có thể làm tiền đề cho nhà Thương thành lập cách đây khoảng 3000 năm.
Văn hóa Ngưỡng Thiều vào phụ hệ, có quan hệ một nam một nữ, và văn tự sau văn hóa Dawenkou. Cái loại chữ mà ông Trương Thái Du nói chưa được người nước ngoài người Trung Quốc công nhận.
Đồ đồng xưa nhất là 5300 năm ở Lưỡng Hà.
Giả Hồ có mấy cây sáo độc đáo, và là một điều người Hoa có thể hănh diện.
Văn hóa Dawenkou từ văn hóa Hemudu mà ra, đều thuộc “văn minh Thần Nông.”
Hoa Hạ và Đông Di của “văn minh Thần Nông” gặp ở Trác Lộc, Hà Bắc.
Sở là nước Man Di.
Xích Quỷ của Lộc Tục giáp Động Đ́nh Hồ. Văn Lang là bắc sông Gianh đến trung du bắc bộ Việt Nam. Thánh Gióng của Xích Quỷ đánh Ân có lẽ ở Hồ Bắc.
Nước Sở thành lập thời Chiến Quốc, văn minh Đông Sơn có trước đó hơn 1000 năm, và Văn Lang thành lập đầu thời Xuân Thu.
Trống đồng Heger I, loại sớm có tại Việt Nam, loại muộn có tại Vân Nam.
Tư Mă Thiên viết: “kỳ đông mân việt kỳ tây âu lạc...” Tức chỉ có Âu Lạc, không có Tây Âu Lạc

Sửa lại bởi Trọng Ca& : 24 March 2005 lúc 10:09pm


__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 6.6343 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO