Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 262 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: THỬ GIẢI MĂ CHUYỆN THẰNG BƠM (Đă bị đóng Đă bị đóng) Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 1 of 10: Đă gửi: 08 December 2004 lúc 10:36pm | Đă lưu IP  

Kính thưa quí vị quan tâm đến VĂN HIẾN LẠC VIỆT

Trong văn hoá dân gian Việt Nam; có một câu chuyện là Thằng Bờm. Già trẻ lớn bé ǵ miễn là người Việt đều biết chuyện này.Cũng rất nhiều học giả; học thật để tâm nghiên cứu giải mă chuyện này. Thiên Sứ tôi sưu tầm được bài viết này cũng bày đặt giải mă; đúng sai th́ chả biết thế nào; nhưng thấy cũng vui vui; nên gửi lên để quí vị và anh em tham khảo và đỡ buồn.

CÁI CƯỜI CỦA THẰNG BỜM
Tiểu "nuận"  
     
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba ḅ chín trâu
     Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
     Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
     Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
     Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm cười.


     Cứ như thế, bài ca dao thằng Bờm ngộ ngĩnh, tửng tửng theo gió, luồn lách qua luỹ tre làng, qua mái tranh, gốc rạ, lưu truyền không biết tự bao đời, cho đến tận bi wờ. Chẳng phải v́ triết lư sâu xa dạy đời; cũng chẳng phải là áng văn chương trác tuyệt làm rung động ḷng người; cũng lại càng chẳng phải huyền thoại, sử thi khiến người đời phải trân trọng ǵn giữ. Nhưng lạ thay! Chuyện thằng Bờm vẫn cứ tồn tại, c̣n lâu hơn cả nhũng bài thơ đắc ư của những thi nhân vào "hạng thường thường bậc trung". Hẳn như truyện Kiều, khi sáng tác cụ Nguyễn Du đă chép ra giấy trắng mực đen rơ ràng, chứ đâu phải truyền miệng như "Thằng Bờm". Vậy mà khi lưu truyền, c̣n có bậc "cao nhân" nào đó trong lúc nhậu nhẹt say sưa, nổi máu giang hồ, liều mạng sửa văn của cụ Nguyễn Du, bôi chữ "tác" thành ra chữ "tộ". Khiến cho hậu thế có luôn mấy bản Kiều khác nhau, bản dài, bản ngắn để lưu truyền. Tao nhân, mặc khách về sau thi nhau bàn bạc chữ "tộ" chữ "tác", cứ loạn cả lên. Ấy thế mà chuyện "Thằng Bờm" chưa thấy ai sửa được chữ nào. Cũng may, nếu bị sửa chỉ cần một chữ th́ đâu c̣n là "Thằng Bờm" nữa. Sự tồn tại của chuyện "Thằng Bờm" kể ra th́ cũng "lọa", chẳng thua ǵ một huyền thoại.
     Nhưng chẳng ai có thể biết được bài ca dao ấy có từ bao giờ, gốc tích ra sao? Từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, hay thời Trần, thời Lư? Hẳn từ thời Bắc thuộc hay có khi từ thời Hùng Vương cũng nên? Ai là tác giả chuyện "Thằng Bờm"? Hổng biết luôn!
Đến như chuyện Thạch Sanh, thần thoại từ đầu đến đuôi, thế mà cũng có người t́m ra được "dị vật" bảo chứng cho nguồn gốc của câu chuyện mới ghê chứ(?). Người ta bảo rằng th́ là ở tận tít Hà Tiên, có cái động gọi là "Thạch Động" (liên quan chặt chẽ đấy nhé: Thạch với Thạch giống nhau); trong động c̣n có cái hang ăn thông xuống biển (cứ y "choang" như trong chuyện). H́nh như c̣n có cả mảnh vỡ của nồi niêu, xong chảo bằng đất nung nằm lung tung trong ấy nữa (Hẳn là đồ dùng của Thạch Sanh khi đi làm quan quăng lại!?/ Sướng rồi! Quăng cha nó mấy cái nồi đất thuở hàn vi đi). Đă vậy, hiện nay ở vùng đồng bằng Nam bộ có rất nhiều người mang họ Thạch (Chắc đấy là con cháu do Thạch Sanh lấy công chúa đẻ ra?). Như vậy th́ chuyện Thạch Sanh phải có thật đứt đuôi đi rồi!

Ối giời đất ơi! Chu choa, mèng đéc, mế bầu, bọ bủ ơi! Thế th́ mau mau cố gắng đào bới chung quanh Thạch động xem, có khi c̣n cả cây đàn và niêu cơm thần vẫn chôn đâu đó. Cổ vật có giá trị thượng thặng đấy! Đào được th́ "Nô - tế bồ" về giá cả. Cứ gọi là trúng quả đậm chứ chẳng phải chuyện chơi! Nhưng eo ơi! Nếu thế th́ chuyện đại bàng, trăn tinh, thuỷ quái đều phải có thật cả đấy! Cửa giả phải đóng cẩn thận; buổi tối trẻ con phải đi ngủ sớm. Nếu không yêu tinh bắt ăn thịt đấy! Kinh quá! Có "dị vật" khảo cổ bảo chứng ḱa! Pha học hẳn hoi đấy! Kinh chưa?

C̣n chuyện thằng Bờm th́ lại chẳng có cái may mắn đó! Di vật khảo cổ th́ chẳng thấy mồ mả thằng Bờm chôn ở đâu. Xét gia phả cũng chẳng thấy ai là con cháu thằng Bờm.Văn bản chữ Hán, chữ Nôm cũng chưa thấy ai viết chuyện "Thằng Bờm". Có lẽ văn bản "cổ" nhất về "Thằng Bờm" được ghi bằng chữ Quốc ngữ?
Chà! Như vậy th́ có thể "Thằng Bờm" xuất hiện vào thời Tây mới sang xâm lược nước ta cũng nên?
  Nhưng mà văn bản "Thằng Bờm" th́ lại không có dấu ấn của thời Tây trong đó? Bởi v́ nếu vào thời Tây th́ chắc hẳn thay v́ con chim đồi mồi sẽ là con búp bê chớp mắt mở mắt chẳng hạn; hoặc giả câu cuối có thể viết là " Phú ông đổi? bánh ga - tôi (*). Bờm cười" th́ mới đúng là dấu ấn thời Tây chứ! Đằng này nó lại cứ tưng tửng, chỉ trừ thời đại đồ đá và thời đại đồ đểu; c̣n thời nào cũng được. Như vậy là chuyện "Thằng Bờm" không may mắn như chuyện Thạch Sanh rồi. Bàn chuyện xuất xứ của thằng Bờm khó quá. Cứ y như đi t́m sơ yếu lư lịch của Chí Phèo ở làng Vũ Đại, cũng đến hoà cả làng thôi.
Thế th́ đành phải quay ra bàn về nội dung của câu chuyện thằng Bờm vậy. Cũng nhiều người bàn rồi. Thằng Bờm lên phim lên kịch, thằng Bờm vào sách vở học sinh. Người Việt Nam ta ai mà chẳng biết thằng Bờm, cứ y như ai cũng biết ông trời vậy. Thậm chí, người viết có lần vô t́nh đă nh́n thấy một quán cà phê karaoke lấy tên "Thằng Bờm" hẳn hoi. Đủ hiểu thằng Bờm nổi tiếng cỡ nào! Nói thế chứ chưa ai biết được thằng Bờm mặt mũi ra sao, ăn mặc thế nào. Có người bảo rằng thằng Bờm ngớ ngẩn không biết giá trị vật chất cao sang, nên đă từ chối những ǵ phú ông cho nó. Cũng có người lại bảo rằng: thằng Bờm là tiêu biểu cho giới trí thức b́nh dân, vốn thật thà chất phác. Cho nên Bờm không tham lam (giới b́nh dân th́ không tham lam? Hơ!), nên chỉ đổi cái quạt mo lấy đúng giá trị của nó là gói xôi. H́nh như những nhận xét của người đời không làm thằng Bờm thoả măn, nên nó vẫn cười cho đến tận bi "vờ".
Nếu bảo Bờm ngớ ngẩn - theo tiêu chuẩn phương pháp luận: không biết giá trị của cải cao sang là ngớ ngẩn - th́ không lẽ phú ông cũng là thằng ngu hay sao mà đem cả một gia tài đồ sộ để đổi lấy cái quạt mo? Cứ theo phương pháp luận này th́ phú ông không thể là thằng ngu. Bởi v́ phú ông ngu th́ làm sao mà lắm tiền thế? Như vậy th́ Bờm cũng không thể ngu. Lập luận kiểu này là không lô gích.
Nếu bảo Bờm không tham lam, cái quạt mo chỉ giá trị bằng gói xôi th́ phú ông đổi làm ǵ? Để ngài quạt phạch phạch cho nó mát chăng?! Ở cái xứ sở mà người ta ăn trầu từ thời thượng cổ, mo cau thiếu ǵ! Giầu như phú ông chỉ cần bỏ ra một đồng kẽm cũng mua nổi ngót chục cái quạt mo chứ đừng nói một cái. Cứ gọi là đổi gói xôi cũng c̣n là mắc tiền. Lập luận này cũng không lô gích.
Ấy thế mà xét theo nội dung văn bản qua ngôn từ của bài ca dao, th́ rơ ràng thằng Bờm đă đổi cái quạt mo đâu? Nếu Bờm đă đổi th́ sao bài ca dao câu cuối không viết là: "Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm: Ừa!". Cái oái ăm nó ở chỗ Bờm mới chỉ cười. Cười th́ cũng c̣n nhiều kiểu. "Cười" khác, mà "ừ" khác. Đó là hai "phạm trù" khác nhau hẳn. Bởi vậy bảo Bờm cười tức là đă đồng ư đổi chỉ là lập luận vội vă, chưa thấu đáo. khiên cưỡng, chủ quan, duy ư chí, không khoa học, thiếu logic, chưa thể hiện rơ tính bức xúc, trăn trở, trằn trọc suy tư cho vấn đề "cười". Tất nhiên đó là một sai lầm và cần phải xem xét lại. Chưa biết được đây là cái cười thoả măn, bằng ḷng; hay là cái cười của sự minh triết Lạc Việt trước những giá trị của nó mà người đời chưa hiểu hết, nên không thể đem so sánh nó với những giá trị vật chất của đời thường?
     Ba ḅ chín trâu là những phương tiện sản xuất dồi dào, của cái thời mà các nhà xă hội học gọi là "phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu"; một bè gỗ lim có thể xây được nhà cao cửa rộng vào loại thứ "xịn"; ao sâu cá mè thể hiện sự phú túc an nhàn trong cuộc sống; con chim đồi mồi là một vật trang trí nội thất của những nơi quyền quí cao sang. Nếu tất cả đều hiện hữu ngay trong xă hội hiện đại, th́ số tài sản đó bán đi có thể gây dựng được một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ghê chưa! Thế mà chỉ để đổi cho thằng Bờm lấy một cái quạt mo? Vậy mà Bờm c̣n chưa chịu đổi, thế mới kinh chứ!
Nhưng trong văn hoá dân gian Việt Nam không phải chỉ có một ḿnh thằng Bờm độc quyền có quạt đâu nhé! Chú Tễu trong múa rối nước cũng có cái quạt và cũng cuời toe toét. Ông Địa khi ngồi ở góc nhà - để nhận sự kính trọng và phù hộ cho thế nhân được giàu có - cũng cầm một cái quạt và cũng cười như Bờm vậy. Khi ông Địa chơi với đám múa Lân, múa Rồng, người ta thấy ông cười vui hơn và vẫn không bỏ cái quạt. Đặc biệt cái quạt của ông lúc này sinh động hơn nhiều. Ông chỉ cần cầm quạt ve vẩy, th́ cả Lân lẫn Rồng đều như bị thôi miên mà chạy theo ông. Lân và Rồng là những biểu tượng cho sức mạnh huyền bí và là điềm lành cho cuộc sống con người. Như thế th́ thằng Bờm cũng giống như ông Địa ở chỗ cũng có cái quạt vậy. Ông Địa th́ chẳng ai dám to gan mà gạ đổi cái quạt của ông ấy! Ông ấy mà trù cho th́ chỉ có mà nghèo mạt rệp! Có mà lạy ông ấy cũng c̣n chưa chắc ăn; ở đấy mà xôi mới chè! Thằng Bờm th́ được, v́ đă là "thằng" th́ thân phận chắc chả hơn được ai. Thích th́ cứ gọi nó lại mà đổi, cứ y như đầy tớ nhà giầu gọi ăn mày đổi nắm cơm để lấy mẩu quai bị, chữa mẹo cho bệnh quai bị của con chủ nhà vậy. Trong trường hợp này ông ăn mày đổi ngay. Có ông nào láu cá lắm th́ cũng chỉ kỳ kèo chủ nhà cho thêm chút tiền mua lại cái bị khác thay cho cái bị đứt quai, để tiếp tục nghề ăn mày. Ấy thế mà với một gia tài vĩ đại mà phú ông đem đổi - đủ khiến cho ngay cả những thằng giầu cũng hoa cả mắt, lùng bùng cả lỗ tai - th́ thằng Bờm lại chưa thèm đổi. Kể ra th́ câu chuyện đến đây cũng thấy là "lọa".
Nhưng chẳng hay cái quạt mo của thằng Bờm có giá trị hơn cái quạt của ông Địa trong đám múa Lân, múa Rồng hay không mà phú ông đổi nhiều đồ đến thế! Phú ông th́ không thể là thằng ngu. Bởi v́ đă ngu th́ sao mà thành "phú" mà c̣n được gọi bằng "ông". Hẳn cũng phải khôn lơi đời ra ấy chứ! Đă không ngu th́ ngài phải biết giá trị những món đồ mà ngài đem ra đổi cái quạt mo. Chứng tỏ ngài phải biết giá trị cái quạt. Bằng chứng cho sự thông minh và nhận ra chân giá trị của cái quạt mo, chính là tài sản mà phú ông đem ra đổi. Thế th́ Bờm làm sao mà ngu được, cho dù thế nhân có sory và gọi là "thằng" đi nữa. Nếu ngu th́ Bờm đă đổi ngay với một con ḅ đầu tiên, chứ đừng nói đến ba con. V́ chỉ cần một con ḅ cũng đủ to hơn cái quạt, với một thằng ngu nhất nếu không bị bệnh "Đao" cũng biết điều đó. Ở đây Bờm không đổi. Như vậy chứng tỏ Bờm cũng biết giá trị của cái quạt mo, nên cũng không đổi một cách dễ dàng. Vậy mà chỉ với một gói xôi th́ Bờm cười. Cười chưa hẳn đă là bằng ḷng. Như vậy th́ vấn đề mấu chốt, giá trị cốt lơi, tính chất căn bản, nguyên nhân sâu xa, nội dung quan trọng của sự hấp dẫn và cũng là t́nh tiết bất ngờ tạo nên mâu thuẫn khó hiểu trong chuyện thằng Bờm, chính là ở gói xôi. Xôi chứ không phải là cơm nắm đâu nhé! Có văn bản ghi rơ ràng trên giấy trắng mực đen đàng hoàng hẳn hoi. Chỉ có điều là không nói rơ ra là xôi ǵ mà thôi. Nhưng có lẽ v́ xét thấy không quan hệ, nên ông cha ta không nói chi tiết lắm! Xôi là được rồi, xôi ǵ th́ tuỳ hỷ.
Như vậy vấn đề không kém phần "nghiêm trọng", bức xúc cần phải bàn ngay chính là "gói xôi". Xôi th́ làm bằng gạo nếp, cơm th́ làm bằng gạo tẻ, đây là một chân lư phổ biến. Tất nhiên về mặt hiện tượng, trong "thời xa vắng" cũng có những bà hàng xôi giầu tính sáng tạo, đă trộn gạo dẻo vào xôi để kiếm lời. Cho dù đấy là một hiện tượng đă tồn tại trên thực tế. Nhưng về mặt lư thuyết th́ mọi người vẫn tuân theo chân lư phổ biến mà công bố :"xôi làm bằng gạo nếp". Kể cả các bà hàng xôi nói trên. Như vậy theo phương pháp luận chính thống xuất phát từ chân lư phổ biến - được hầu hết những người ăn xôi ở trong nước, kể cả cộng đồng những người ăn xôi ở nước ngoài đều thừa nhận - th́ "xôi làm bằng gạo nếp" sẽ được ứng dụng để t́m hiểu "gói xôi thằng Bờm". Xôi nếp th́ ăn chắc dạ hơn cơm tẻ. Ăn chắc dạ nghĩa đen th́ là no bụng. Nhưng trong ngôn ngữ Việt Nam, "ăn chắc" c̣n có nghĩa là một sự bảo đảm. Tức là phải có một sự bảo đảm, phải ăn chắc th́ thằng Bờm mới có thể đổi cái quạt mo. Như vậy, chắc chắn giá trị cái quạt mo của thằng Bờm phải lớn hơn nhiều cái gia tài đồ sộ biểu trưng của phú ông; v́ nó đ̣i hỏi một sự bảo đảm nơi người sử dụng.
Như vậy, "gói xôi" là h́nh tượng của sự bảo đảm của phú ông khi được sở hữu cái quạt mo của Bờm. Ở đây, theo đúng nội dung văn bản th́ cái sự chắc ăn và bảo đảm đó mới chỉ làm cho "Bờm cười". Thế th́ vấn đề tiếp theo là Bờm có đổi hay không sau cái cười đó?
Trong văn bản th́ Bờm đă từ chối tất cả của cải vật chất cao sang. Không tin hả? Đây nè:
"Bờm rằng: Bờm chẳng lấy...".
Đấy! Thấy chưa? Sự khẳng định rơ ràng và được lặp đi lặp lại nhiều lần hẳn hoi. Cái Bờm cần ở đây là một sự bảo đảm nơi người sử dụng. Đă có sự bảo đảm - qua h́nh tượng "gói xôi" của phú ông - có khi Bờm cho luôn cũng chẳng biết chừng? ("Síc"! Ở cái th́ buổi kinh tế thị trường này, nói cho luôn cũng khó tin hỉ). V́ đă là vật vô giá th́ lấy ǵ để đổi nhỉ?
Nhưng cái quạt mo của thằng Bờm là cái ǵ đă th́ mới có thể biết được Bờm có đổi hay không chứ?
Thế th́ phải đặt một vấn đề từ cội nguồn của nó là tại sao lại là "quạt mo" chứ không phải "quạt nan", "quạt giấy" nhỉ? Nếu là "quạt nan" th́ bài thơ chỉ cần đổi lại là:

Thằng Bờm có cái quạt nan.
Phú ông xin đổi cả đàn ḅ trâu?
Bờm rằng: Bờm chẳng ..

C̣n nếu là "quạt giấy" th́ cũng chỉ cần đổi là:

Quạt giấy thằng Bờm có đây.
Phú ông khoái, đổi một bầy ḅ trâu.
Bờm rằng: Bờm chẳng...


Nghe cũng được đấy chứ ! Tuy có hơi không có chất cụ thể. Thế nhưng chính văn nó lại là cái quạt mo, thế mới rắc rối? Phải chăng cái "quạt mo" chính là biểu tượng cho nền văn minh "Trầu - Cau " của con cháu vua Hùng?
Cứ như phương pháp luận logic lủng củng nêu trên th́ cái quạt mo của Bờm không thể chỉ có nghĩa đơn giản là cái quạt làm bằng mo cau, rẻ tiền và tiện lợi, đầy rẫy ở xứ sở quen ăn trầu từ thời Hùng Vương đến bi vờ. Nó phải là một biểu tượng cho một giá trị tinh thần đủ để đối xứng và vượt trội những giá trị vật chất mà phú ông có thể có đem ra đổi kèm theo một sự bảo đảm. Một điều hiển nhiên nữa và cũng là sự liên hệ tiếp nối là giá trị tinh thần đó thuộc về văn minh Lạc Việt. Bởi v́, cái quạt mo thuộc về nền văn hoá trầu cau mà xuất xứ của nó thuộc về nước Văn Lang dưới thời trị v́ của các vua Hùng.
Phải chăng cái quạt mo của thằng Bờm - ngoài ư nghĩa trên - chính là biểu tượng cho cái ch́a khoá để mở kho tàng bí ẩn của nền Minh Triết Đông phương, c̣n tồn tại trong đời sống văn hoá dân gian của người Việt, nơi cội nguồn của nền văn hoá trầu cau này? Đó cũng là lư do để Bờm cần có sự bảo đảm chắc ăn. Chà! Nếu đúng như thế th́ Bờm có đổi không hà? Thôi th́ cứ cho rằng th́ là chắc ăn th́ Bờm sẽ đổi đi! Nhưng như thế nào gọi là chắc ăn chứ? Ăn xôi mà đă chắc à! Cho dù cũng nhiều thằng "chịu đấm ăn xôi"
Hỏi Bờm xem có đúng không? Bờm cười! Khó hiểu thật!
----------------
(*) Chú thích: Cứ theo đúng cách "mần" thơ ra lối Lục Bát của người Lạc Việt th́ chữ thứ sáu của câu tám phải bắt vần với chữ cuối câu sáu ở trên. Thế th́ câu trước vốn là "Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi"; vần "ôi". Nên câu sau phải đổi bánh gatô gọi theo lối Tây ra "ga - tôi", cho đúng kiểu "mần" thơ Lục Bát.
Thiên Sứ giới thiệu
----------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa



Sửa lại bởi ThienSu : 08 December 2004 lúc 11:19pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 2 of 10: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 12:07pm | Đă lưu IP  

đúng là ở cái xứ sở giầu cau này th́ cái mo cau, cái quạt mo nó vừa tầm thường nó vừa "thiêng liêng" bởi nó nhắc nhở đến một quá khứ xa thẳm . như vậy nói theo cái lí "thực dụng" th́ nó may ra đổi gói xôi mà thôi (c̣n chưa xứng), nhưng về giá trị tinh thần th́ những khát vọng vật chất không thể nào bằng nó đc.

tôi cho đây là 1 loại "hóa thạch", trong đó chiều kích lịch sử thẳm sâu bị ch́m đi dưới 1 câu chuyện "buồn cười", bởi Thằng Bờm, cho dẫu ai hiểu thế nào mặc ḷng, kiểu b́nh dân hay nhà trí thức "cứ là ham mổ xẻ".v.v... th́ vẫn cứ thấy thú vị, đó cũng là lí do mà câu chuyện (đồng thời là bài thơ) cứ đc lưu truyền măi.

cái chiều kích lịch sử th́ không phải ai cũng hiểu đc, và ngay cả tác giả (ở đây là văn học dân gian nên là tập thể tác giả) cũng chưa chắc hiểu và cố ư, nó là 1 thứ "tiềm thức tập thể". có nghĩa là nền văn hóa thời Vua Hùng , thời Đông Sơn trên thực tế có sự đứt rời (0 phải tuyệt diệt), nhưng cố hữu trong tâm thức cộng đồng, nó là một thời thiêng, những vật đại biểu cho thời đó (như cái mo cau) cũng là những đại biểu thiêng liêng (xét trong tâm thức, không phải trên giá trị thực tế).

đó là chiều kích sâu xa mà có khi ng ta chỉ hiểu trong lờ mờ tâm thức, nên câu chuyện kể ra khắp thôn cùng ngơ hẻm bao đời vẫn thấy vui cười và "hơi thắc mắc".

c̣n gói xôi, 1 mặt nó có vẻ là 1 thứ "vật ngang giá trị" (xét tương đối) nhưng mặt khác nó cũng là vật thiêng của quá khứ dân tộc.

có nhẽ chỉ từ hồi cận đại, xôi mới là thứ quà sáng "thông thường" đến thế, cư dân Việt khắp các làng mạc xưa, chỉ thổi xôi khi có "việc trọng" trong gia đ́nh, vui buồn mặc ḷng, nhưng chỉ dịp hệ trọng, không phải v́ nó đắt hơn "gạo tẻ"

nguyên do là: từ cái hồi cư dân Việt chuyển từ địa bàn trung du xuống châu thổ, th́ cái sự giồng lúa nước và nhất là lúa tẻ thông dụng phổ biến, dù những trung nông có tư đất ruộng đều giồng thêm 1 vạt lúa nếp đủ cung cấp việc nhà, giỗ chạp, dành Tết gói bánh chưng. cũng từ đây họ bỏ thói quen ăn lúa nếp thường nhật.

trên các hoa văn trống cổ, có h́nh những người vẽ cách điệu hơi khó hiểu, nhưng cũng có thể hiểu là những người đang quạt những gói xôi đơm ra, cho nguội, ăn đỡ ngán chăng? đây là h́nh cách điệu nên lời giải thích nào cũng chỉ phỏng đóan, nhưng có lí v́ nó phù hợp với thói quen ăn lúa nếp của cư dân Việt thời đầu.

như vậy xôi cũng là vật tinh thần khả dĩ đối xứng với quạt mo vậy, tương đưong cả về 2 ư nghĩa.

bạn có thể nói: chà, mấy ông nông dân này thâm thúy thật, đặt 1 câu chuyện mà ghê gớm, phải có kiến thức lịch sử, khảo cổ này nọ vậy chăng? mà nghx ngợi xa xôi thế chăng?

hẳn chúng ta ai cũng đồng ư những cái minh triết dân gian giản dị, mà chân lí nào đă là chân lí thực sự th́ đều giản dị. nhưng cái lí ở đây là kí ức tập thể, quá khứ xa xôi ch́m vào kí ức tập thể dưới dạng tâm thức, không nhất thiết các tác giả của nó phải ư thức rơ ràng như chúng ta đang vạch ra ở đây, mà bằng chứng là câu chuyện vẫn bí hiểm như thế măi đó thôi, mặc dầu lưu truyền th́ ng ta vẫn lưu truyền.

trong 1 câu chuyện văn học nào th́ vẫn chấp nhận nhiều tầng ư nghĩa. nên ở trên chỉ là tầng tâm thức, là tầng ch́m của tảng băng trôi. trên tầng nổi, ta thấy:

- phú ông ngu ǵ mà đổi các vật đắt tiền như thế.
- lăo có ngu hay không th́ theo tôi cứ đi hỏi lăo, c̣n đă ngu sao giàu có, giàu có ắt không ngu là 1 cái lí luận siêu h́nh, mặc dầu tôi cũng phỏng rằng 99% là lăo không có ngu.
- c̣n thằng Bờm thông minh hay không tôi cũng chẳng biết nốt, khối ng gọi là "thằng" mà "khôn" chán vạn cái gọi bằng "ông", như cái thằng hề trong sân khấu chèo cổ, chỉ chẳng qua đội cái lốt bỡn cợt mà thôi. nhưng quyết rằng Bờm phải khôn th́ tôi thấy cũng chưa có ǵ là chắc như cái đinh đóng cột cả.
- ng nông dân xưa có tâm lí cố hữu rằng: "giầu là thâm, là tham, là gạt" (như cái truyện Chí Phèo đó, Chí cũng có tâm lí như vậy), hắn "dụ" như vậy chắc là có ư ǵ lắt léo đây, chớ tốt đẹp ǵ, ngu dại ǵ? (có độc mới đủ, có phủ như chó mới giầu mà). nên thằng Bờm mà có "cẩn thận kẻo mắc mưu" (dù rằng chưa chắc đă có mưu ǵ ở đây) th́ cũng đúng tâm lí nông dân xưa thôi!
- đến như cái gói xôi, ắt chả có ǵ đề pḥng nữa rồi.

c̣n như những cái ư nghĩa thông thường th́ chúng ta đều đă biết cả!
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
chindonco
Trợ Giáo
Trợ Giáo
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 March 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 5248
Msg 3 of 10: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 12:57pm | Đă lưu IP  

Đây chỉ là bài đồng dao cho trẻ em ca hát vui chơi. Theo tôi nghĩ th́ bài Đồng Dao này thuộc thời cận đại mà thôi.
V́ lư do dễ hiểu là từ xưa tiền nhân ta không cần nuôi cá.
Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chindonco
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 4 of 10: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 1:17pm | Đă lưu IP  

người dân trong các làng việt xưa đă có thói quen đào ao nuôi cá, đc coi là điển h́nh cuộc sống khá phong túc.

tuổi đời của bài Đồng Dao này hiện khó xác định, tôi cũng nghĩ khả năng nó vào thời cận đại thôi. trước tiên là một bài Đồng Dao vui vui đă, và tôi cũng không đồng t́nh với những ư kiến "làm to chuyện" gắn bài thơ này với những Dịch lí Hà Đồ to tát.

tôi chỉ thử xét bài thơ dưới góc độ phân tâm học của tâm thức tập thể, ngay cả khi tuổi đời của bài ca chỉ là cận đại, v́ tâm thức tập thể (ch́m sâu dưới tiềm thức trong năo bộ) lưu giữ rất lâu, bằng chứng là bạn và tôi, chúng ta đều có tâm thức ḿnh là ng việt của thời xa xưa đấy thôi.

tóm lại: mo cau, cơm nếp là vật nhắc nhở đến buổi đầu văn hóa việt. ngay cả khi sau này ta chuyển sang ăn cơm (thường nhật) th́ xôi, nếp, bánh chưng từ nếp trở thành vật có giá trị thiêng, dùng vào việc trọng, cúng ở đ́nh làng nhất thiết phải có xôi (nên có câu: "lấy xôi làng đăi ăn mày")...v.v...

mo cau th́ không đc như thế, bằng "ư thức" th́ ng ta chỉ coi nó là vật tầm thường, nhưng trong "tiềm thức" hay "vô thức" nó có ư nghĩa trọng, v́ nó nhắc nhở tổ tiên mấy ngàn năm về trước, nhưng nó cũng chỉ là tiềm thức thôi. và đây là mổ xẻ cái ư ch́m, theo p,p của phân tâm học, chứ NHẤT ĐỊNH K0 FẢI TẤT CẢ Ư NGHĨA CÂU CHUYỆN, tôi ủng hộ đă là văn học th́ có nhiều ư nghĩa.

c̣n như nói : đă ngu sao mà giàu, nó ngang ngang làm sao. như vậy nếu anh là 1 công chúc chả lấy ǵ mà giàu v́ chỉ hoạt động chuyên môn, ra đường gặp kẻ giàu sang ắt phải ngả nón!
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
chindonco
Trợ Giáo
Trợ Giáo
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 March 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 5248
Msg 5 of 10: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 1:37pm | Đă lưu IP  

thienkhoitimvui viết: "người dân trong các làng việt xưa đă có thói quen đào ao nuôi cá, đc coi là điển h́nh cuộc sống khá phong túc. "
Xứ sở chúng ta nhiều sông hồ kinh rạch lại sát bên biển cả mênh mông th́ cá tôm là sản vật trời cho có thiếu ǵ? Tại sao phải đào ao nuôi cá? Không biết bạn nói làng Việt xưa là xưa cở nào, tôi nghĩ là xưa cở hồi Tây đến đất nước ḿnh mà thôi!
Cũng như việc khai thác gỗ (bè gỗ lim)cũng chỉ có vào thời cận đại, chứ xưa nửa th́ lâm sản cũng thuộc sản vật trời cho, ai cần th́ cứ vào rừng mà chọn lựa ..loại cây ḿnh cần, ḿnh thích, hoặc thích hợp cho việc sử dụng. Cho nên từ xưa ư thức giá trị của bè gỗ lim h́nh như là không có!
Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chindonco
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 6 of 10: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 2:47pm | Đă lưu IP  

cỡ hồi Tây đến th́ lâu hơn nhiều, bạn không nghe câu: c̣n ao rau muống c̣n đầy chum tương ư, và bạn không đọc thơ Nôm à, từ hồi thằng Tây nó chưa đến đâu nhé, đă đầy cái ao ra rồi.
tôi cũng đồng ư cái câu đồng dao này có từ thời cận đại thôi, nhưng không có nghĩa tâm thức không c̣n lưu giữ.
c̣n nói ngày xưa không cần Bè Gỗ Lim ư? ạn không biết là cái nghề sơn tràng đi gỗ có từ hồi nảo hồi nao à? bạn cho rằng ng Việt Nam chúng ta ngày xưa là 1 cư dân ở trong rừng như dân da đỏ ở Mĩ sao?
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 7 of 10: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 6:28pm | Đă lưu IP  

Tám nẻo sông Ngân sao lấp lánh
Một ḿnh Sư Thiến lóp ngóp bơi

Sư Thiến lẩy thơ .

Sửa lại bởi ThienSu : 09 December 2004 lúc 6:29pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 8 of 10: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 8:24pm | Đă lưu IP  

chẳng có ai cô độc, hàng triệu con tim con em Việt vẫn nồng nàn yêu nước đấy thôi.
không yêu nước, th́ sao đứng lên đuổi hết thằng Tây này tới thằng Tây kia, cả thằng Tàu vàng ô hợp và thằng Nhật (hồi phát xít)!
nhưng để t́m tiếng nói đồng cảm rộng răi, nhất là để vượt ra khỏi khuôn khổ 1 cái site nhỏ bé th́ ... công việc c̣n rất là dài.
ở trong nhà, anh em khen nhau là chuyện thường t́nh, con hát mẹ khen hay, nhất mẹ nh́ con...
bất ḱ ai cũng phải chịu được thử lửa của dư luận rộng răi... tất nhiên chúng ta có thể nói như Khuất Tiên Sinh (h́nh như tiên sinh có họ với dân Việt ta đó): "cả đời đục, ḿnh ta trong, cả đời say, ḿnh ta tỉnh" hay discovery của ta vượt tầm thời đại vài ba cái thế kỉ, cỡ như Galileo... vài trăm năm sau ắt có ng hiểu.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 9 of 10: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 9:48pm | Đă lưu IP  

Tôi lưu ư bạn thiênkhôit́mvui là:
Đây là chủ để khoa học bàn về việc giải mă một hiện tượng văn hoá dân gian Việt Nam. Bạn có thể đưa một ư kiến khác về nội dung chuyện thằng Bờm. Nhưng bạn không nên sa đà dễ dẫn tới chuyện chính trị.
Bạn hăy t́m tới những trang web nào đó nói tới chính trị để thể hiện quan điểm của bạn.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Anne nguyen
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 27 October 2002
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 497
Msg 10 of 10: Đă gửi: 09 December 2004 lúc 10:07pm | Đă lưu IP  

Tôi xin khóa topic này lại, v́ nhạy cảm vấn đề chính trị

__________________
Anne Nguyen
Quay trở về đầu Xem Anne nguyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Anne nguyen lần thăm Anne nguyen's Homepage
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 4.0781 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO