Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 279 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: T́m lại cội nguồn tổ tiên, cội nguồn văn hoá Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 1 of 34: Đă gửi: 24 February 2005 lúc 10:56pm | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Thân chào anh Thiên Sứ
tôi có đọc được bài này trên BBC không biết anh đă đọc chưa? anh vào link này xem v́ tôi ngại nhiều tranh luận nên không đưa vào đây
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/02/ 050219_havanthuy.shtml
chúc an lành nhiều sức khỏe
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 2 of 34: Đă gửi: 24 February 2005 lúc 11:53pm | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Chào các bạn mong t́m cội nguồn
tôi dự định không đưa bài viết lên v́ sợ nhiều người tranh căi gây bất ḥa, nhưng khi đọc hết tôi lại muốn đưa lên v́ nghĩ nhiều khi có thể có bạn không vào được trang web BBC này th́ thật là uổng. Chỉ mong các bạn đọc trong tinh thân tương thân tương ái t́m về cội nguồn, có ǵ sai xin được rộng ḷng miễn thứ. bài viết trong trang BBC như sau



Bài viết đề cập một số vấn đề gợi nên từ nghiên cứu khu di tích Man Bắc, Ninh B́nh
Sau khi đài BBC đưa tin về kết quả ban đầu của nghiên cứu khu di tích Man Bắc, Ninh B́nh, ông Hà Văn Thùy gửi cho đài BBC một bài viết quanh giả thiết về cội nguồn người Việt.
Chúng tôi xin trích đăng bài viết này như một tư liệu tham khảo. Quư vị độc giả có nhu cầu t́m hiểu thêm, có thể đọc bài viết của ông Hà Văn Thùy đăng ở mạng Talawas.

Đây là một vấn đề c̣n gây nhiều tranh căi. Rất mong nhận được ư kiến, bài viết của quư vị quanh vấn đề này. Thư từ cho đài BBC xin gửi về địa chỉ email vietnamese@bbc.co.uk

Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày nay, trước nguy cơ bị xâm lăng văn hóa, thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng và cả những chỉ thị nghị quyết nói nhiều đến cụm từ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhưng không hiểu sao có cảm tưởng là, người ta càng nói nhiều th́ sự việc càng rối tung rối mù lên, đến nỗi chẳng ai hiểu văn hóa dân tộc là ǵ! Từ đó mà biết bao việc làm tùy tiện lộn xộn, cái đáng bỏ th́ giữ, cái đáng giữ lại bỏ... ruột bỏ ra da ôm lấy... cười ra nước mắt!

Thiết tưởng sở dĩ có chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược như vậy chính bởi v́ chưa có được sự thống nhất trong hai nhận thức cơ bản: 1/Dân tộc Việt Nam là ai? 2/ Văn hóa Việt Nam là ǵ?

Không phải là nhà nghiên cứu lịch sử nhưng là người có trách nhiệm với văn hóa dân tộc, tôi xin thử bàn về hai vấn đề trọng đại này. Rất mong quư vị cao minh chỉ giáo.

Cội nguồn tổ tiên

Xin không nói tới cái thời bọn học tṛ tḥ ḷ mũi tụi tôi học trong sách sử kư: Tổ tiên ta là người Gô-loa v́ nó quá khôi hài. Chỉ xin nhắc lại quan điểm của Trường Viễn Đông bác cổ (E.F.E.O) phổ biến vào những năm 20 thế kỷ trước được công bố trong Tập san của trường (B.E.F.E.O) mà tiêu biểu là của học giả Pháp, ông H. Mansuy: “Người Ḥa B́nh có mặt trên đất nước Việt Nam vào khoảng từ 5000 đến 3000 năm TCN... coi như chưa biết ǵ về nông nghiệp và chăn nuôi, không biết ǵ về gốm...” “Đá mài đă có vào thời Bắc Sơn, nhưng ít được sử dụng.” Và: “Nghệ thuật đá mài có vai tṛ rất tiêu biểu cho văn hóa Austro Asiatique, được dùng nhiều ở miền Trung Đông Dương. Người ta đă cho là những ŕu mài này được nhập cảng từ Tây Tạng, Giang Nam bên Tàu, v́ chúng cũng có ở Hoa Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Đại Hàn...” Những dụng cụ đá mài h́nh dĩa là của văn hóa Úc từ Tàu truyền xuống...” Cách nh́n ấy của những bậc thầy khai hóa đă dẫn tới nhận định sau: “Văn minh Việt Nam hoàn toàn từ lưu vực sông Dương Tử di chuyển xuống vào thế kỷ thứ IV TCN. Dân mới đến định cư tại Bắc Việt hiện thời đă mang theo một thứ văn hóa lai Tàu để rồi dần dần trở nên mô thức bản xứ.(!)”

Ư tưởng trên lại được củng cố bằng giả thuyết khoa học từng thống trị cho đến tận hôm nay:

“Khoảng 500.000 năm trước, loài người từ châu Phi thiên di tới vùng Trung Đông. Từ đây một nhánh rẽ hướng Tây thành người da trắng châu Âu. Nhánh tới vùng cao nguyên Thiên Sơn thành người da vàng châu Á. Nhánh này chia làm hai: một bộ phận vượt lên phía Bắc sông Hoàng Hà thành tộc người Mông Cổ. Một bộ phận rẽ sang Đông chiếm lĩnh phần đất từ sông Hoàng Hà tới sông Dương Tử thành người Việt. Người Mông Cổ du mục vượt sông Hoàng chiếm đất và xua đuổi người Việt nông nghiệp chạy xuống phía Nam. Trong quá tŕnh hàng vạn năm như thế, người Việt lai với người Hán và tới thế kỷ thứ IV TCN th́ bộ phận này tràn vào vùng đất ngày nay có tên là Việt Nam!”

Những điều giáo huấn như vậy của “người thầy khai hóa” đă dần dần ăn sâu vào tiềm thức của lớp trí thức khoa bảng Việt và rồi đến lượt ḿnh, họ truyền giảng cho người dân những tín điều như thế! Kim Định là một thí dụ. Ông là người có kiến thức uyên bác cùng những suy nghĩ táo bạo mới mẻ, từng là thần tượng của học sinh sinh viên miền Nam những năm 70 thế kỷ trước. Nhưng trong cuốn Việt lư tố nguyên ông viết:

“Văn minh cổ thạch ở Ḥa B́nh: gồm những đồ đá có đục lỗ (một điểm chưa hề thấy nơi khác) thuộc giống người Mêlanê cùng giống người Mă Lai sống vào lối 12.000-10.000 Tr.dl. Đây là thời đang chuyển ḿnh từ cựu thạch (đồ đá rất thô) sang tân thạch...”

“Cách đây lối dăm mười ngàn năm có một nhóm dân từ Tây Bắc tiến dần xuống phía Đông Nam và lan tỏa khắp nước Tàu. Trong đoàn người mênh mông đó có từng người chỗ này, từng gia tộc chỗ kia ở những thời khác nhau, v́ những lư do rất phức tạp (loạn lạc đói kém) tiến măi xuống miền Cổ Việt và trải qua thời gian dài từng nhiều ngàn năm đă lập ra một nước mà ngày nay ta gọi là Việt Nam.”

Quan niệm sai lầm đó đă bao trùm khoa học lịch sử nước ta suốt thế kỷ XX. Nguyên nhân của sai lầm này chủ yếu do người trí thức Việt quá tin “sách dạy” của người thầy đầu tiên nên không chịu cập nhật những kiến thức mới.

Năm 1932, tức là 40 năm trước khi học giả Kim Định viết những ḍng trên th́ khảo cổ học thế giới đă đánh giá lại về Văn hóa Ḥa B́nh: tuổi của Ḥa B́nh không phải 10-12.000 năm mà lên đến 16.000 năm TCN và là trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá sớm nhất thế giới!

Phát hiện khảo cổ này có ư nghĩa rất lớn về lư luận và thực tiễn. Nó đặt ra hai câu hỏi:
• Con người tiền sử đă đến Việt Nam (Sơn Vi 30.000 năm TCN và Ḥa B́nh 16.000 năm TCN) bằng con đường nào?
• Con người hiện đại đang sống trên đất nước Việt Nam có quan hệ ǵ với chủ nhân Văn hóa Sơn Vi, Ḥa B́nh?

Theo Gs Nguyễn Đ́nh Khoa: “Thời đại Đá mới, cư dân trên lănh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại h́nh hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu... Sang thời đại Đồng- Sắt, người Mongoloid đă là thành phần chủ thể trong khối cư dân Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư hoặc do đồng hóa.”

Nhận định này có hàm ư cho rằng: vào thời đại Đồng-Sắt, một bộ phận lớn người Mongoloid từ phía Bắc tràn xuống khiến cho yếu tố Mongoloid chiếm ưu thế trong cộng đồng dân cư Việt Nam. Và v́ thế quan hệ giữa người Việt hiện đại với chủ nhân Văn hóa Ḥa B́nh chưa được xác quyết!

Như vậy là cho đến tận hôm nay chúng ta vẫn chưa trả lời được hai câu hỏi cơ bản NGƯỜI VIỆT NAM LÀ AI? TỪ ĐÂU ĐẾN?(!) Không biết cội nguồn xuất xứ làm sao biết gốc gác tổ tiên, làm sao biết bản sắc văn hóa? Dường như ngh́n năm qua cả dân tộc ṃ mẫm trong đêm tối của nghi ngờ mặc cảm về cội nguồn?!

Những năm gần đây, nhờ phát triển của công nghệ gene nên bài toán t́m về cội nguồn của một số tộc người được giải theo phương pháp di truyền học. Có lẽ hăng hái hơn cả trong việc này là người Hán. Nhiều trường đại học lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải kết hợp với đồng nghiệp người Hán của họ tại những đại học danh tiếng ở Mỹ làm việc trong chương tŕnh nghiên cứu lớn “Chinese Human Genetic Diversity Project” (Dự án tính đa dạng di truyền của người Hán). Dự án này đưa lại những kết quả khả quan.

1. Năm 1998, Gs Chu và đồng nghiệp thuộc Đại học Texas phân tích từ 15-30 mẫu micriosatellites (mtDNA) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm người Hán, 4 nhóm Đông Nam Á, 2 nhóm thổ dân Mỹ, 1 nhóm thổ dân Úc, 1 nhóm thuộc New Guinea và 4 nhóm da trắng Caucase.

Kết quả phân tích cho thấy:
o Các sắc dân Đông Nam Á tập hợp thành một nhóm di truyền.
o Nhóm dân có đặc tính di truyền gần gũi với dân Đông Nam Á là thổ dân Mỹ sau đó là người Úc và New Guinea.
o Đặc điểm di truyền của người Hán miền Bắc không giống người Hán phương Nam.

Từ đó Gs Chu và đồng nghiệp đưa ra mô h́nh: Các dân tộc Bắc Á được tiến hóa từ Đông Nam Á và kết luận: Tổ tiên các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Kết luận này cũng cho rằng, tổ tiên của những người nói tiếng Altaic ở phía Bắc Trung Quốc cũng từ Đông Nam Á lên chứ không phải từ ngả Trung Á sang.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Gs Chu có điểm yếu là chỉ dựa vào mtDNA, một nhân tố di truyền rất mẫn cảm nên không bền vững, dễ bị đột biến có thể dẫn đến kết quả sai lạc.

2. Khắc phục nhược điểm trên, một nhóm nghiên cứu khác dựa trên nhiễm sắc thể Y (Y- chromosome) để khảo sát nhóm người Hán ở 22 tỉnh Trung Quốc, 3 nhóm dân Đông Bắc Á, 5 nhóm Đông Nam Á (Campuchia, Thái Lan, Mă Lai, Batak, Java) và một số nhóm ngoài châu Á.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận: mức độ biến thiên đa h́nh thái (polymorphic variation) trong nhóm Đông Nam Á cao hơn Đông Bắc Á.

Phân tích di truyền quần thể (population genetics) đă đưa đến kết luận: Con người di cư từ châu Phi sang Đông Nam Á khoảng 60.000 năm trước và sau đó di chuyển lên Bắc Á, Siberia. Các nhóm dân Polynesian (Đa đảo) cũng có nguồn gốc từ Đông Nam Á.

3. Một nghiên cứu khác dùng 5 gene trong nhiễm sắc thể Y để khảo sát 2 nhóm dân Bắc Á (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mông Cổ) và Nam Á (Indonesia, Philippine, Thái Lan, Việt Nam) cho thấy người Việt gần với nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn quốc) hơn là các nhóm Nam Á.

4. Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger cho thấy chỉ số đa dạng sinh học (F-value) ở người Việt cao nhất trong các sắc dân Đông Nam Á. Từ đây ông đưa ra kết luận: Người châu Á có nguồn gốc từ dân Mông Cổ phương Nam.

5. Nhà khoa học người Mỹ gốc Hán Lư Huỳnh (Li Jin) của Trường Đại học Tổng hợp Texas tại thành phố Houston qua công tŕnh khảo sát nhân tố microsatellites lặp lại liên tục trong chuỗi xoắn DNA của 43 nhóm người Hán phân bố khắp châu Á đă đưa ra kết luận:
o Khoảng 100.000 năm trước, Homo Sapiens (con người khôn ngoan) từ châu Phi thiên di tới Trung Đông. Từ Trung Đông một nhóm rẽ sang phía Đông đi qua Pakistan, Ấn Độ rồi men theo bờ biển Nam Á. Nhóm người này đến Đông Nam Á vào khoảng 60 đến 70.000 năm trước. Họ nghỉ ngơi ở đây khoảng 10.000 năm rồi một bộ phận đi tiếp lên phía Bắc tới Trung Hoa. Từ đây một bộ phận lên cao hơn nữa tới Siberia, băng qua eo biển Bering tới Alasca vào châu Mỹ, thành người thổ dân châu Mỹ.

6. Hai công tŕnh của Peter Savolainen và Jenifer A. Leonard cùng đồng nghiệp phân tích xương chó cổ t́m được ở Mexico, Perou, Bolivia... cho thấy rằng các loài chó được đưa vào châu Mỹ trước thời Columbus đều bắt đầu từ giống chó Âu-Á. Tổ tiên chó nhà là chó sói Đông Nam Á bởi v́ phân tích DNA cho thấy chỉ số đa dạng di truyền trong các loài chó Đông Nam Á cao hơn nhiều so với loài chó ở châu Âu. Đó có thể là từ con chó rừng duy nhất được thuần hóa cách nay 15.000 năm.

Kết luận này càng khẳng định ư kiến từ lâu của C. Darwin trong cuốn Nguồn gốc các loài (Origin of species): Tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á.

6. Trong cuốn sách “Địa đàng ở phương Đông” (Eden in the East) bác sĩ Stephen Oppenheimer từ những bằng chứng thuyết phục, cho rằng 8000 năm trước, do hồng thủy, cư dân sống ở Đông Nam Á di cư lên phía trên tạo nên đồ đá mới ở Trung Quốc.

Tổng hợp những công tŕnh nghiên cứu trên, đưa ta đến nhận định sau:

1. Khoảng 100.000 trước, con người khôn ngoan Homo Sapiens từ châu Phi thiên di tới Trung Đông. Từ đây một nhánh rẽ về hướng Đông qua Pakistan, Ấn Độ rồi men theo bờ biển Nam Á đến lục địa Đông Nam Á vào khoảng 70-60.000 năm. Nghỉ lại ở đây khoảng 10.000 năm sau đó hậu duệ của họ đi lên phía Bắc, tới Trung Quốc, đến Siberia rồi vượt eo Bering đặt chân sang châu Mỹ khoảng 30.000 năm trước. Cũng từ Đông Nam Á, một nhánh đến Úc 50.000 năm trước và đến New Guinea 40.000 năm trước.

2. Hiện tượng người Việt gần với dân Bắc Á, nhất là Hàn Quốc (nghiên cứu 3) là lẽ tự nhiên v́ rằng cộng đồng Bách Việt sau khi khai phá lục địa Trung Hoa đă tràn ra biển đến Nhật, Hàn Quốc. Người Nhật người Hàn hiện đại là hậu duệ của người U Việt trong ḍng Bách Việt. Với người Hàn c̣n có yếu tố lịch sử nữa: vào cuối thời Lư (thế kỷ XIII) Lư Long Tường dẫn một đoàn di dân hoàng tộc khoảng 500 người sang tỵ nạn ở Hàn Quốc. Đoàn di dân này bổ sung nguồn gene Việt vào ḍng máu Hàn.

3. Kết luận Người Châu Á có nguồn gốc người Mông Cổ phía Nam của Ballinger là có cơ sở: Người tiền sử đến Đông Nam Á gồm hai đại chủng: Monggoloid và Austroloid. Có thể một nhóm người Mongoloid đi lên phía Bắc theo con đường Ba Thục rồi định cư ở Tây Bắc Trung Quốc thành chủng Mongoloid phương Bắc.

Người Hán là một nhánh của chủng tộc Mông Cổ này. Có thể muộn hơn ít nhiều, người Việt thuộc chủng Indonesien – sản phẩm của ḥa huyết giữa hai đại chủng Mongoloid và Australoid và là chủ nhân của Văn hóa Sơn Vi, Ḥa B́nh đi lên khai phá lục địa Trung Hoa. Khoảng 2500 năm TCN người Hán tràn xuống xâm lấn, dồn người Bách Việt trở về Nam. Trong khoảng thời gian nhiều ngh́n năm này có sự ḥa huyết của người Hán ḍng Mông Cổ phía Bắc với người Việt và các sắc dân Đông Nam Á khác nên yếu tố Mongoloid trong dân cư phía Nam tăng lên.

Khi người Việt trở lại Việt Nam, yếu tố Mongoloid trở nên ưu thế, yếu tố Australoid bị thu hẹp. C̣n ở mạn nam sông Trường Giang do người Bách Việt đông mà người Hán Mông phía Bắc ít nên trong cuộc ḥa huyết giữa hai tộc người, người Hán phía Bắc bị người Indonesien đồng hóa trở thành sắc dân Mông Cổ phương Nam, trong máu có ít nhiều yếu tố Australoid. Đó là lư do làm cho gene của người Hán phương Bắc không giống với người Hán phương Nam.

4. kết luận của nghiên cứu số 2: biến thiên đa h́nh thái (polymorphic variation) của người Nam Á cao hơn Bắc Á và nghiên cứu số 4: Chỉ số đa dạng sinh học (F-value) của người Việt cao nhất trong nhóm dân Đông Nam Á . Hai kết luận này cho thấy người Việt là cư dân lâu đời nhất ở Đông Nam Á cũng có nghĩa là lâu đời nhất ở Đông Á.
5. Nghiên cứu số 6 nói về chó cũng là nói về người bởi những vật nuôi đó không thể tự ḿnh làm những hành tŕnh vạn dặm như vậy. Chúng nằm trong tài sản của con người trong bước thiên di. Điều này cũng thêm bằng chứng cho thấy người Đông Nam Á đă tới châu Mỹ ít nhất là15.000 năm trước.

Bằng chứng Di truyền học là đáng tin cậy, giúp cho chúng ta soi sáng những thành quả đă có về tiền sử Đông Nam Á. Nhưng để có bức tranh toàn cảnh của thời kỳ này cũng cần sự tưởng tượng thông qua những giả thuyết.

S. Oppenheimer trong cuốn Địa đàng ở phương Đông cho rằng, 60-70.000 năm trước, khi người tiền sử đặt chân tới Đông Nam Á th́ lúc này đang trong thời kỳ biển thoái. Mực nước biển thấp hơn hiện nay đến 130 m. Người ta có thể đi bộ tới châu Úc và những ḥn đảo ngoài khơi. Đất liền Việt Nam kéo tới tận đảo Hải Nam. Ông gọi vùng đất ven biển Bắc Bộ cùng đồng bằng sông Hồng là Lục địa Nanhailand. Người tiền sử đă quần tụ ở lục địa này để đánh cá, hái lượm, săn bắt, chế tác gốm. Do khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, cây cối cũng như động vật sinh sản nhanh nên nguồn thức ăn dồi dào. Con người dễ dàng thuần hóa thực, động vật và rất sớm sáng tạo nền văn minh nông nghiệp.

Khoảng 30.000 năm trước, từ đây có một bộ phận tiến vào vùng trung du phía Tây trở thành chủ nhân Văn hóa Sơn Vi ở Sơ kỳ đồ đá mới.

Từ 18.000 năm trước, nước biển bắt đầu dâng, mỗi năm 1 cm. Dân cư Nanhailand buộc phải di chuyển lên vùng đất cao phía Tây, làm nên Văn hóa Ḥa B́nh ở thời kỳ Đồ đá giữa có tuổi từ 18000 đến 7000 năm.

Khoảng 8000 năm TCN, do Đại hồng thủy, nước dâng tới tận Việt Tŕ, Lục địa Nanhailand bị nhấn ch́m, tạo nên đợt di cư lớn của người Việt cổ lên vùng phía Tây và vùng Nam sông Dương Tử.

Nanhailand có thể là trung tâm phát triển nông nghiệp và đồ gốm sớm nhất thế giới. Nhưng tiếc rằng khi bị nhấn ch́m, lục địa này không để lại dấu tích ǵ mà chỉ c̣n Sơn Vi, Ḥa B́nh vừa muộn hơn vừa không phải là điển h́nh trung tâm. Chính v́ vậy tại Ḥa B́nh thiếu những bằng chứng khảo cổ cho thấy nền nông nghiệp phát triển sớm như nó phải có là gốm cổ và hạt thóc.

Một giả thuyết khác có thể dọi chút ít ánh sáng vào tiền sử Đông Nam Á là nghiên cứu của Buckminster Fuller, một nhà địa lư kiêm toán học. Ông cho rằng, có thể t́m ra nguồn gốc các nền văn minh căn cứ vào tỷ lệ thuận giữa tŕnh độ văn hóa, di dân và mật độ nhân số. Từ lư thuyết đó, ông lập bản đồ Dynaxion world Maps ( bản đồ động thái thế giới). Từ bản đồ của ḿnh, B. Fuller kết luận: duyên hải Đông và Đông Nam Á chỉ chiếm 5% diện tích thế giới nhưng có tới 54% nhân loại đang sống. Từ tính toán của ông, người ta suy ra, vào thiên niên kỷ IV-III TCN, người Việt có thể chiếm 15-20% dân số thế giới.

Cố nhiên những tŕnh bày trên chỉ là giả thuyết. Nhưng ít nhiều nó cũng cho ta cái nh́n bao quát hơn về tiền sử vùng đất này.

Sau khi ngắm bức tranh toàn cảnh mang tính mơ mộng, ta trở lại với thực tại khoa học.

Trong những nền văn hóa từng có mặt trên đất Việt Nam, Văn hóa Ḥa B́nh có vị trí đặc biệt, được khoa học khảo cổ thế giới xác nhận là trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá cổ nhất thế giới. Trước đây thế giới cho rằng trung tâm nông nghiệp cổ nhất là ở Lưỡng Hà có tuổi C14 là 7000 năm. Nhưng khi phát hiện ra 10.000 năm tuổi của động thực vật được thuần dưỡng tại Ḥa B́nh th́ thế giới chấn động và tâm phục khẩu phục thừa nhận vai tṛ mở đầu của Văn hóa Ḥa B́nh. Năm 1932, Hội nghị Khảo cổ học quốc tế về tiền sử Viễn Đông xác nhận: “Văn hóa Ḥa B́nh là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới. Trung tâm nông nghiệp Ḥa B́nh có trước vùng Lưỡng Hà 3000 năm.”

Một phẩm chất nổi trội của Văn hóa Ḥa B́nh là kỹ thuật chế tác đá cuội. Đá cuội là loại đá cực rắn, nên việc ghè mài chúng rất khó khăn nhưng lại cần thiết cho việc chế tạo những dụng cụ khác như cầy, cuốc, thuổng... bằng đá, một thứ “máy cái” như thường nói sau này. Người Ḥa B́nh là cư dân dẫn đầu thế giới phát minh ra kỹ thuật này và sản phẩm của Ḥa B́nh được xuất khẩu đi nhiều nơi. Ḥa B́nh c̣n là nơi sớm nhất trên thế giới biết thuần dưỡng cây trồng và vật nuôi. Từ đây, lần đầu tiên trên thế giới cây lúa nước và khoai sọ ra đời.

Học giả Hoa Kỳ W.G. Solheim II, Jorhman, Trương Quang Trực (Trung Quốc) và học giả Nga N. Vavilow thừa nhận: “Đông Nam Á mà chủ đạo là Việt Nam đă có một nền văn hóa tiền sử phát triển rất sớm, tiên tiến và nhanh chóng, sáng tạo và sống động chưa từng thấy ở nơi nào trên thế giới.”

Học giả Hoa Kỳ C. Sawer viết trong cuốn Đồng quê: “Đúng là nông nghiệp đă tiến triển qua hai giai đoạn mà giai đoạn đầu là Văn hóa Ḥa B́nh. Lúa nước đă được trồng cùng lúc với khoai sọ.”

Dường như thấy chưa đủ, ông viết tiếp trong cuốn Cội nguồn nông nghiệp và sự phát tán: Tôi đă chứng minh Đông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp cổ nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Đông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật trồng trọt và thuần dưỡng cây trồng bằng cách tái sinh sản thực vật.”

Và đây là ư kiến của ông W. G. Solheim II viết từ năm 1967:

“Tôi cho rằng khi chúng ta nghiên cứu lại nhiều cứ liệu ở lục địa Đông Nam Á, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ra rằng việc thuần dưỡng cây trồng đầu tiên trên thế giới đă được dân cư Ḥa B́nh (Việt Nam) thực hiện trong khoảng 10.000 năm TCN...”

“Rằng Văn hóa Ḥa B́nh là văn hóa bản địa không hề chịu ảnh hưởng của bên ngoài, đưa tới Văn hóa Bắc Sơn.”

"Rằng miền Bắc và miền Trung lục địa Đông Nam Á có những nền văn hóa tịến bộ mà trong đó đă có sự phát triển của dụng cụ đá mài nhẵn đầu tiên của châu Á, nếu không nói là đầu tiên của thế giới và gốm đă được phát minh...”

“Rằng không chỉ là sự thuần hóa thực vật đầu tiên như ông Sawer đă gợi ư và chứng minh mà thôi, mà c̣n đi xa hơn, nơi đây đă cung cấp tư tưởng về nông nghiệp cho phương Tây. Và sau này một số cây đă được truyền đến Ấn Độ và châu Phi. Và Đông Nam Á c̣n tiếp tục là một khu vực tiên tiến ở Viễn Đông cho đến khi Trung Quốc thay thế xung lực này vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN, tức khoảng 1500 năm TCN.”

Bốn năm sau, tháng 3/1971 nhà khoa học này từ những khảo sát ở Thái Lan lại viết trong tạp chí National Geographic dưới nhan đề Ánh sáng mới dọi vào quá khứ bị lăng quên:

“Tôi nghĩ rằng những đồ đá sắc cạnh có sớm nhất t́m thấy ở miền Bắc châu Úc 20.000 năm TCN có nguồn gốc thuộc Ḥa B́nh.”

“Thuyết cho rằng tiền sử Đông Nam Á đă di chuyển từ phương Bắc xuống, mang theo những tiến triển quan trọng về nghệ thuật. Tôi thấy rằng văn hóa Sơ kỳ đá mới (Proto-Neolithic) phía Bắc Trung Hoa gọi là Văn minh Yangshao (Ngưỡng Thiều) đă do tŕnh độ thấp Văn hóa Ḥa B́nh phát triển lên từ miền Bắc Nam Á vào khoảng kỷ nguyên thứ VI hay V TCN.”

“Tôi cho rằng, văn hóa sau này được gọi là Lungshan (Long Sơn) mà người ta xưa nay vẫn cho là nó xuất phát ở Yangshao phía Bắc Trung Hoa rồi mới bành trướng sang phía Đông và Đông Nam, th́ thực ra cả hai nền văn hóa ấy đều phát triển từ căn bản Ḥa B́nh.”

“Việc dùng thuyền độc mộc có lẽ đă được sử dụng trên các ḍng sông nhỏ ở Đông Nam Á từ lâu, trước kỷ nguyên thứ V TCN. Tôi tin rằng việc di chuyển bằng thuyền ra ngoài biển bắt đầu khoảng 4000 năm TCN, t́nh cờ đă đi đến Đài Loan và Nhật Bản đem theo nghề trồng khoai sọ và có lẽ các hoa màu khác.”

“Dân tộc Đông Nam Á cũng đă di chuyển sang phía tây, đạt tới Madagascar có lẽ vào khoảng 2000 năm TCN. Có lẽ họ đă cống hiến một số cây thuần dưỡng cho nền kinh tế miền Đông châu Phi.”

“Vào khoảng thời gian ấy có sự tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Địa Trung Hải có lẽ qua đường biển. Một số đồ đồng ít thông dụng xác chứng nguồn gốc Địa Trung Hải cũng đă t́m thấy ở địa điểm Đông Sơn.”

Những nghiên cứu trên của các nhà khoa học trung thực mở cho thế giới và chúng ta cách nh́n hoàn toàn mới về tiền sử của dân tộc Việt.

Những địa tầng văn hóa trên đất Việt Nam là liên tục. Chủ nhân của Văn hóa Ḥa B́nh là hai chủng Australoid và Melanesoid. Tiếp theo Văn hóa Ḥa B́nh là văn hóa Bắc Sơn mà chủ nhân thuộc về nhóm Indonesien và Melanesoid có tuổi từ 8000 đến 6000 năm TCN. Sau cùng là văn hóa Đông Sơn kéo dài từ khoảng năm 800 đến 111 TCN. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của đồ đồng mà tiêu biểu là linh khí của người Việt: trống đồng. Trống đồng t́m thấy trên địa bàn rộng lớn gồm lục địa Đông Nam Á, từ Tứ Xuyên cho đến MaLacca. Theo giáo sư Trung Quốc Lân Thuần Thanh th́ “Bắt đầu khởi đúc trống đồng là ở Trung Quốc Bách Việt mà Hoa Trung là địa khu từ xa xưa của dân Bách Việt. Trống đồng nhiều nhất ở huyện Hưng Văn tỉnh Tứ Xuyên, c̣n ở bán đảo Đông Dương th́ trống đồng Lạc Việt ở miền Bắc và miền Trung là có tiếng hơn cả. F. Heger gọi trống đồng Lạc Việt thuộc hạng thứ nhất.” Theo học giả Trung Quốc này th́ khởi đúc trống đồng là ở Trung Quốc Bách Việt. Điều đó chỉ đúng một nửa: Trống đồng ở Trung Nguyên do người Việt đúc. Nhưng khởi đúc th́ phải từ Đông Sơn. Trống Đông Sơn có trước trống Hưng Văn mà phẩm chất vượt trội.

Theo hành tŕnh gene và Khảo cổ học, chúng ta đă t́m ra con đường thiên di của tổ tiên:

Khoảng 40.000 năm TCN, tổ tiên người Việt từ Bắc Việt Nam cùng một số sắc dân Đông Nam Á khác đă lên sống trên lục địa Trung Hoa và tạo thành cư dân Trung Quốc cho đến hôm nay. Đấy là phát hiện mang tính cách mạng thay đổi hẳn quan niệm cũ: người Việt phát nguyên từ Tây Bắc Trung Quốc thiên di về phía Đông Nam.

Đến đây lại nảy sinh vấn đề mới: giải thích ra sao cuộc tranh chấp giữa người Hán và người Việt diễn ra hàng ngh́n năm?

Giả định t́nh huống sau:

1. Khoảng 40.000 năm TCN, sau thời kỳ băng hà, khí hậu phía Bắc ấm dần lên, một nhóm người Mongoloid sống bằng săn bắt hái lượm từ Đông Nam Á di cư lên phía Bắc. Theo dấu con mồi, họ đi vào vùng Ba Thục rồi tiến lên phía Tây Bắc Trung Quốc tạo thành tộc người Mông Cổ phương Bắc. Việc t́m thấy xương người hiện đại tại Hoa lục 40.000 năm trước đă minh chứng điều này.

2. Cùng thời gian trên, nhiều nhóm người từ Đông Nam Á mà số đông là người Việt sinh ra do ḥa huyết giữa người Mongoloid và Australoid thành chủng Indonesien đi lên phía Bắc theo đường ven biển. Phương thức sống của những nhóm người này lúc đầu là săn bắt hái lượm sau đó chuyển dần sang nông nghiệp. Việc thiên di diễn ra chậm chạp nhưng liên tục thành nhiều đợt. Khoảng 30.000 năm trước, người Việt tới Siberia, vượt eo biển Bering và chinh phục châu Mỹ. Bằng chứng là ngoài nguồn gene, họ đă mang theo những con chó con gà được thuần dưỡng từ Ḥa B́nh. Những quan sát xă hội học ở sắc dân Caduveo sống tại Tây Bắc Canada cho thấy ở họ có nhiều yếu tố giống người Trung Hoa cổ đại như vai tṛ quan trọng của phụ nữ, hay là việc chú ư đến sự quân b́nh giữa các nguyên lư khác nhau (Levi-Strauss –Tristes tropicques tr 196. Dẫn theo Kim Định - Cơ cấu Việt Nho SG 1972 tr. 22), cũng như dân mạn Nam Trung Quốc lại có những nét giống kỳ lạ với một vài sắc dân bên Mỹ (Tristes tropicques tr. 267). Người Trung Hoa cổ đại, dân mạn Nam Trung Quốc là ai nếu không phải người Việt cổ đă mang theo văn minh Việt đến vùng đất mới?

3. Khoảng 8.000 năm TCN, do Đại hồng thủy, biển dâng tới tận Việt Tŕ, có một đợt di cư ồ ạt từ ven biển lên phương Bắc và vùng đất cao phía Tây. Nhiều lớp người đến Trung Hoa tập trung quanh vùng Thái Sơn rồi mở rộng ra tới lưu vực sông Hoàng Hà. Người Việt khai thác vùng đất này theo hướng nông nghiệp tạo nên nền văn minh nông nghiệp phát triển. Do sống trên địa bàn rộng và thời gian dài, nhóm người Việt này đă phân hóa thành nhiều tộc Việt khác nhau, được sử sách gọi là Bách Việt. Khoảng 6000 năm TCN người Bách Việt làm nên văn minh Ngưỡng Thiều và sau đó Long Sơn (Việc t́m thấy xương của người Mongoloid phương Nam tại các di chỉ trên chứng minh điều này.)

4. Khoảng 2500 năm TCN nhóm người Hán từ Tây Bắc tràn qua sông Hoàng Hà xâm lấn đất của người Việt. Do ưu thế về sức mạnh vơ trang của người du mục, người Hán chiến thắng người Việt nông nghiệp và mở rộng vùng phân bố của ḿnh. Thời kỳ này được sử Trung Hoa gọi là Hoàng đế chiến Si Vưu. Trong khoảng 2000 năm trở lại đây, sự bành trướng của người Hán trở nên mănh liệt nhất, xảy ra ba đợt sóng tràn xuống phía Nam, biến người Hán thành nhóm sắc tộc đông nhất thế giới. Vốn người Mông Cổ phương Bắc khả năng sinh sản thấp (như hiện nay c̣n thấy). Do ḥa huyết với người Việt đă tạo ra người Hán Mongoloid phương Nam có khả năng sinh sản cao, hơn hẳn người Hán phương Bắc. Chính yếu tố này làm tăng nhanh dân số Trung Quốc.

Kết quả của tranh chấp Hán-Việt là phần lớn dân Bách Việt sống ở Trung Quốc bị Hán hóa, duy nhất dân Lạc Việt trở về lại Việt Nam bảo tồn được bản sắc Việt. Tuy nhiên trong quá tŕnh này xảy ra sự ḥa huyết với người Hán nên yếu tố Mongoloid vốn có trong máu tăng lên.

Một câu hỏi khác được đặt ra: tổ tiên ta sống trên miền đất ấy như thế nào? Để giải câu hỏi này, chúng ta dựa vào nguồn tư liệu khác: thư tịch cổ Trung Hoa.

Về tác giả: Ông Hà Văn Thùy sinh năm 1947 ở Thái B́nh, tốt nghiệp khoa Sinh học, ĐH Tổng hợp Hà Nội năm 1967. Sau ít năm làm khoa học, ông chuyển sang việc viết văn. Hiện là nhà văn sống và sáng tác ở TP. HCM.


Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 3 of 34: Đă gửi: 25 February 2005 lúc 12:18am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Chào anh Thiên Sứ và các bạn
th́ ra anh Thiên Sứ đă post trước rồi, xin lỗi nhiều v́ tôi mải mê đọc những phần khác mà chưa biết anh đă xem qua rồi.
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 4 of 34: Đă gửi: 25 February 2005 lúc 5:53am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Thien Nhân thân mến!
Không có v/d ǵ cả; rất mong Thien Nhân thấy bài viết nào hay cứ đưa lên. Kể cả các quan điểm trái ngược nhau. Đừng ngại tranh luận.
Có tranh luận mới nảy sinh chân lư
Ấy là người xưa nói vậy.
Thiên Sứ
----------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 5 of 34: Đă gửi: 26 February 2005 lúc 10:08am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Bài viết của Hà Văn Thùy đă "đạo ư" của Trương Thái Du trong việc mô tả cũng như nhận định về lăng mộ của Triệu Hồ tại Quảng Châu.

Học giả "đạo" th́ có ǵ đáng tin tưởng?

Sửa lại bởi Nha_Quynh : 26 February 2005 lúc 10:09am
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 6 of 34: Đă gửi: 26 February 2005 lúc 3:28pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến!
Bạn có thể chép lên đây bài viết của bạn và cắt trích đoạn của ông Hà Văn Thuỳ về lăng mộ của Triệu Hồ tại Quảng Châu để so sánh ko?
Rất cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
---------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 7 of 34: Đă gửi: 26 February 2005 lúc 7:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Đoạn nói về lăng mộ Triệu Hồ tại Quảng Châu của Hà Văn Thùy, talawas 5.2.2005

"Trong khi viết những ḍng này, rất may mắn tôi t́m trên mạng một thông tin bổ ích:

Năm 1983, trong khi đào móng dựng nhà, người ta phát hiện được tại đồi Ngung thành Quảng Châu, kinh đô cũ Phiên Ngung thời Triệu lăng mộ của Nam Việt Triệu Văn vương Triệu Hồ. Năm 1988 Bảo tàng Nam Việt vương được xây dựng trên địa điểm đó, gồm có lăng mộ c̣n giữ một phần xương hàm nhà vua cùng khoảng 1000 hiện vật khác, trong đó có quả ấn Nam đế hành tỷ bằng vàng. Như vậy ở thời làm chủ Nam Việt, Triệu Văn vương vẫn xưng đế! Hiện vật này phủ nhận Sử Kư: khi lên thay Đà, Hồ dấu ấn đế đi. Cũng phải nói rằng, dù có là nhà sử học vĩ đại th́ Tư Mă Thiên vẫn là người kỳ thị chủng tộc. Không chỉ ở chi tiết trên mà c̣n ở cách gọi: dù viết thành liệt truyện th́ ông vẫn gọi Triệu Đà là Nam Việt úy Đà. Một danh xưng không thỏa đáng: chức úy chỉ do Nhâm Ngao làm chiếu giả phong cho, c̣n chức huyện lệnh mới là danh chính ngôn thuận. Vậy tại sao lại dùng cái danh không chính này để gọi nhân vật lịch sử mà không dùng danh khác, nhất là danh vương, đế của một triều đại lừng lững kéo dài một trăm năm? Cũng một điều vô lư nữa: tên bảo tàng được gọi là Tây Hán Nam Việt vương mộ bác vật quán (!)Tại sao lại gán gép vô lối vậy? Hai nhà nước hai cương thổ khác nhau sao lại gộp làm một? Một sự xuyên tạc trắng trợn lịch sử! [6]

Một câu hỏi cần phải trả lời gấp: Triệu Đà ông là ai? Người Tàu không nhận ông là Tàu v́ ông là Nam Việt hiệu úy. C̣n với người Việt ông bị coi là giặc Tầu xâm lược! Vậy ông là ai?! "

Chú thích [6]: Trương Quang-Daichung.com- Connecticut 4/2003

-------------

Đoạn của Trương Quang:

"Bảo tàng viện Nam Việt vương tại Quảng Châu

Người Việt nào đến thăm TP Quảng Châu cũng nhận biết sự gần gũi vể địa lư và nhân văn ở nơi đây với quê hương ḿnh, nếu muốn t́m hiểu sâu xa về mối tương quan lịch sử th́ bảo tàng viện Nam Việt vương là một minh chứng không thể chối căi được.

Nước Nam Việt đóng đô tại Phiên ngung, là một nước độc lập với nhà Tây Hán ở phương bắc vào thời trung cổ, được viết trong Trung quốc sử lược của Phan Khoang và mấy ḍng ngắn gọn trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim: ”Năm quí mùi (207 trước Tây lịch) Triệu Đà đánh được An Dương vương rồi sáp nhập nước Âu lạc vào quận Nam hải, tự xưng là Triệu vũ vương (sau đổi là Nam Việt vương) lập thành nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên ngung, gần thành Quảng Châu bây giờ.

Trong khi nhà Triệu gây dựng cơ nghiệp ở Nam Việt, th́ ở bên Tàu, ông Lưu Bang trừ được nhà Tần, diệt được nhà Sở... Năm Canh ngọ (111 trước Tây lịch) vua Vũ Đế nhà Hán sai Lộ bác Đức và Dương Bộc sang đánh nhà Triệu, lấy nước Nam Việt, rồi cải là Giao chỉ bộ rồi chia làm 9 quận là: Thương ngô, Uất lâm (nay là Quảng tây), Nam hải, Hợp phố (nay là Quảng đông), Châu nhai, Đạm nhỉ (là đảo Hải nam), Giao chỉ, Cữu chân, Nhật nam (là Bắc Việt và mấy tỉnh Bắc Trung Việt của Việt Nam bây giờ)

Rơ ràng nước Nam Việt của người Bách Việt, có cương vực riêng, truyền được 5 đời vua Triệu mới bị nước Tàu thôn tính. Bởi lẽ đó, tiền nhân của nước Việt Nam đă đ̣i lại chủ quyền lănh thổ quốc gia, ít nhất 2 lần trong lịch sử:

Năm Ất măo (1075) Lư Thường Kiệt sang vây đánh Hâm Châu và Liêm Châu (thuộc tỉnh Quảng đông). Đạo quân của Tôn Đản sang đánh Ung Châu (tức thành Nam nin h thược tỉnh Quảng tây). Năm 1076 quân ta phải rút về để đánh tan quân nhà Tống (có Chiêm thành và Chân lạp phối hợp) sang đánh nước ta.

Năm Nhâm tư (1792) vua Quang Trung sai sứ sang Tàu, xin cầu hôn và xin trả lại cho Việt Nam đất Lưỡng quảng. Vua Càn long trong thế yếu phải buộc ḷng xin gă công chúa út cho vua Quang Trung và tặng tỉnh Quảng tây làm lễ cưới. Yêu sách trên là để thử, không ngờ trong năm ấy (1792) vua Quang Trung băng hà, việc đ̣i đất bỏ qua. Lịch sử đă đi qua 22 thế kỷ, nay Trung Quốc ở thế mạnh, họ không ngần ngại ǵ mà chẳng phơi bày sự thật nơi ngôi mộ Nam Việt vương ngay tại cố Phiên ngung, thành một bảo tàng viện để họ chứng minh là đất nước có nền văn minh lâu đời. Bảo tàng viện Nam Việt vương hiện tọa lạc trên diện tích rất rộng ở số 867 Jie Fanbei Road, TP Quảng Châu, chỉ cách bảo tàng viện Quảng Châu và công viên Việt tú một vài dậm đường. Trong quyển kỷ yếu có lời giới thiệu: “Lăng tẩm của Nam Việt vương được phát hiện năm 1983, là ngôi vương mộ lớn nhất thời Tây Hán chưa từng được biết đến ở miền Hoa nam. Có cả thẩy hơn một ngàn di vật được khai quật từ lăng mộ này, phản ảnh nhiều khía cạnh đủ các mặt chính trị, kinh tế và văn hóa của phương Nam Việt. Chính nơi đây là điểm nổi bật nhất trong hàng trăm đề mục khám phá khảo cổ học quan trọng ở Trung quốc trong thế kỷ 20, bởi v́ ở mộ Nam Việt vương giúp cho hiểu biết được bí quyết, như chiếc ch́a khóa, về cách bảo quản di hài được áp dụng trên toàn quốc lúc đương thời.

Bảo tàng viện lăng mộ Nam Việt vương (đồng thời với nhà Tây Hán) được khai trương năm 1988 chủ yếu nhằm phô bày vị trí chính của nhà mồ vua Nam Việt và những di vật rất khéo léo do bàn tay con người thời xưa tạo ra nên được đào lên tại đây”

Khu mộ Nam Việt vương đă được khai mở, nay được lập bằng nhà kính. Các ṭa nhà và băi đậu xe vây quanh 3 mặt lăng mộ, có 6 đại sảnh để trưng bày vô số di vật lấy lên từ ngôi mộ, được đặt trong ḷng kính. Một đại sảnh tŕnh chiếu video về quá khứ khai quật, về h́nh dung sinh hoạt cổ thơ một đại hội trường. Tôi may mắn được hướng dẫn viên của viện nói rành Anh ngữ đưa xuống hầm mộ nằm sâu trong ḷng đất, qua các hành lang ch́m, bước qua những cánh cổng nặng hàng chục tấn có chốt khóa bí hiểm, tất cả bằng đá tảng mặt phẳng, không lậu một giọt nước. Pḥng nhà vua an giấc ngàn thu vẫn c̣n lại hàng quan tài thật lớn bằng đá quí, có lẽ dành cho cả hoàng hậu, vương phi. Lăng mộ như cung điện chứa bảo vật dưới ḷng đất. C̣n vô số di vật trưng bày trong tủ kính, từ triện vua bằng vàng đến các đồ trang sức thời cổ, các loại đồng tiền, các đồ dùng bằng đồng hay đất nung, các gối đầu hay ghế ngồi bằng sành sứ v..v.. Nh́n các loại binh khí thời xưa, tôi nhận biết rất nhiều mũi tên đồng, đầu mũi có ngạnh và một vài dụng cụ không rơ h́nh dạng nữa. Đây chắc chắn là những mũi tên đồng dùng nỏ ở Liên Châu làm theo đồ h́nh của Cao Lỗ bắn bằng máy đẩy mỗi lần 10 mũi, mà Triệu Đàø học được nơi thành Cổ Loa. Huyền thoại thường nói đến Thần Rùa vàng giúp cho vua An Dương vương dựng được thành Cổ loa, và cho nhà vua móng chân để làm lẫy nỏ, phá tan được quân xâm lược. Sự thật thành Cổ Loa có 9 lớp xoáy trôn ốc, có 18 g̣ cao nhô ra chân lũy trí nỏ liên châu băùn xuống, khiến quân Tàu của Triều Đà vây thành khiếp đảm, tháo chạy. Thấy dùng binh thất bại, Triệu Đà dùng kế cho con là Trọng Thỉ sang cưới Mị Châu là con gái Thục An Dương vương. Sống trong thành Cổ loa, Trọng Thỉ biết hết được sơ đồ pḥng vệ thành, học được bí quyết làm nỏ liên châu, làm sai bậy một cơ phận trong lẫy nỏ ở Cổ loa thành.

Trọng Thỉ về, giúp cho Triệu Đà nỏ liên châu và tin tức t́nh báo. Triệu Đà bèn khởi binh sang đánh Âu lạc. Thục An Dương vương cậy có “nỏ thần”, khi giặc đến chân thành th́ nỏ thần đă vô dụng. Triệu Đà lấy được nước Âu lạc, đem sáp nhập vào quận Nam hải đổi tên nước là Nam Việt, đóng đô ở Phiên ngung, là TP Quảng Châu ngày nay. Bảo tàng viện lăng mộ Nam Việt vương nhà Triệu ngay giữa ḷng thành phố Quảng Châu là bằng chứng hiển nhiên về văn hóa Việt từng phát triển rực rỡ tại nơi nầy và lănh thổ của tổ tiên người Việt bao gồm cả tỉnhh Quảng đông, Quảng tây của Trung Quốc.

Từ ngàn xưa, cố đô Phiên ngung là cái nôi văn hóa của nước Nam Việt, lại ở vào địa lư thiên nhiên thuận lợi, đó là 2 điều cần thiết để thành phố Quảng Châu tiến lên nền công kỹ nghệ và giao thương tiên tiến như ngày nay.

TRƯƠNG QUANG
Connecticut, tháng 4 năm 2003"

----------------------

Bài của Trương Thái Du, 19.3.2004 tại
http://viethoc.org/phorum/read.php?f=10&i=1008&t=1008

"BẢO TÀNG LĂNG MỘ TRIỆU VĂN VƯƠNG TẠI QUẢNG CHÂU

Đa số bản đồ du lịch phổ thông của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông Trung Hoa đều có giới thiệu về Bảo tàng lăng mộ kiểu Tây Hán của Nam Việt Triệu Văn Vương. Đây là một địa chỉ văn hóa cực kỳ phong phú và giá trị trong vùng Hoa Nam. Bảo tàng nằm tại số 867 đường Giải phóng bắc, hơi chếch về bên trái cổng chính công viên Việt Tú nổi tiếng.

Năm 1983, khi san một quả đồi nhỏ để xây dựng các công tŕnh dân sinh, t́nh cờ một ngôi mộ đá rất xưa, không hề có dấu tích bị xâm phạm, được phát lộ. Ngành khảo cổ học vào cuộc và thật bất ngờ, những di vật t́m được cho thấy đây là nơi yên nghỉ hơn hai ngàn một trăm năm qua của Nam Việt Vương Triệu Hồ. Triệu Hồ có thể là con Trọng Thủy [1], cháu nội Triệu Đà (? – 137 trước CN), ông ở ngôi được 16 năm (từ 137 đến 122 TCN) [2].

Mộ Văn Vương nằm lẹm vào triền đồi, gồm nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau tạo thành không gian an táng bên trong. Cửa mộ là hai phiến đá được mài đẽo khá vuông vắn. Đà cửa cũng bằng đá, đă gẫy nhưng chưa sập hẳn, có lẽ do không chịu nổi sức nặng của khối đất đỏ bazan bên trên sau nhiều lần thấm đẫm nước mưa suốt hơn hai thiên niên kỷ. Tổng diện tích sàn mộ trên dưới 25 thước vuông, chia làm 6 khu gồm sảnh chính, gian quàn thi thể và 4 pḥng chứa đồ tùy táng.

Xác Văn Vương nằm trong quan tài gỗ 2 lớp, được tẩm liệm kín bằng những mảnh ngọc mỏng h́nh chữ nhật, liên kết với nhau bởi chỉ tơ. Tuy nhiên mọi chất liệu hữu cơ đă bị phân hủy hoàn toàn. Ngay đến bộ xương người nay chỉ hiện hữu vẻn vẹn hai mảnh hàm c̣n nguyên bộ răng khá hoàn chỉnh.

Năm 1988, một viện bảo tàng đồ sộ được khánh thành trên chính ngọn đồi này. Người ta giữ nguyên hiện trạng hầm mộ, làm ṿm che, đường dẫn để khách có thể bước xuống tham quan. Hơn một ngàn hiện vật c̣n khá nguyên vẹn lấy ra từ mộ được bảo quản và trưng bày trong các gian bảo tàng xây dựng phía sau. Nó phản ánh một cách trung thực, khách quan và rất đầy đủ chi tiết về chính trị, kinh tế và văn hóa của một triều đại nổi bật ở Hoa Nam, vốn không được tín sử Trung Hoa mô tả kỹ lưỡng cũng như xem trọng đúng mức.

Các di vật chính hiện trưng bày: Khá nhiều thao ấn [3] bằng vàng và ngọc khắc chữ triện như Long kim ấn “Văn đế hành tỉ”, Quy kim ấn “Thái tử”, Ngọc ấn “Triệu muội” (Muội có khả năng là tên khác của Triệu Hồ hoặc một danh xưng khiêm tốn của Nam Việt Vương với triều đ́nh Tây Hán); các loại đồ gốm, nồi đồng, búa sắt, ŕu sắt, dao, rựa, ḷ nướng thịt, lưới đánh cá, tiền đồng… Khánh đá, chuông đồng, tù và bằng ngọc bích… Mực tàu, nghiên mực… Thuốc bắc, sừng tê giác, ngọc trai… B́nh nước, b́nh rượu, ly chén đĩa bằng đồng và ngọc, khuy áo vàng bạc đồng, gương đồng, tráp bạc, phù ngọc, chân b́nh phong đồng, tay nắm cửa đồng, đèn đồng, chân nến ngọc, vật trang sức bằng vàng bạc đồng ngọc bích ngọc trai; tượng mỹ thuật gốm, đá, đồng và ngọc, đỉnh trầm… Áo giáp sắt, giáo, mác, thương đao bằng kim khí, mũi tên đồng, kiếm sắt chuôi nạm ngọc… Tất cả đồ vật nói chung được chế tác ở một tŕnh độ khá tinh xảo, thẩm mỹ cao, hoa văn đẹp nhưng nhỏ bé và giản dị [4].

Xét về quy mô, mộ Nam Việt Văn Vương khá khiêm tốn so với nhiều ngôi mộ cùng thời khác từng phát lộ ở Trung Hoa. Nó cho thấy khu vực Bách Việt nói chung và Nam Việt nói riêng c̣n kém phát triển ở khía cạnh nào đó, trong bức tranh toàn cảnh từ thời Tây Hán trở về trước.

Dù sao đi nữa, ở th́ hiện tại di tích mộ Nam Việt Văn Vương chứa đựng những giá trị lịch sử vô giá cho các dân tộc Bách Việt xưa kia và người Việt Nam hiện đại. Giữa bối cảnh các vùng đất của Nam Việt cũ như Quảng Tây, Quảng Đông đă bị Hán hóa đến tận chân lông kẽ tóc, sự độc lập của Việt Nam ít nhiều sẽ giúp việc nghiên cứu quá khứ khách quan và công bằng hơn. Ví như tên đầy đủ của bảo tàng hiện nay là : Tây Hán Nam Việt Vương mộ bác vật quán; chữ “Tây Hán” được khuyên hiểu là “kỷ Tây Hán, thời Tây Hán, kiểu Tây Hán”. Song tác giả vẫn thấy chữ này như một chiếc cũi vô h́nh, trói buộc nhận thức, định dạng di tích mộ Nam Việt Văn Vương trong ṿng cương tỏa của nền văn hóa Hán tộc, mặc dù ư chí độc lập và tự cường gần 100 năm của các triều đại Nam Việt Vương là không thể phản bác. Bằng chứng là từ thời Triệu Đà, Nam Việt đă chịu xưng vương trước nhà Hán nhưng Triệu Hồ vẫn sử dụng ấn “Nam Đế hành tỉ”, chữ Đế xem như một biểu tượng bất khuất.

Tuy c̣n những bất đồng thuận trong việc nhận định vai tṛ 5 đời vua Nam Việt giữa ḍng lịch sử Việt Nam, song sử gia Việt Nam vẫn nên có những nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ về ngôi mộ này. Chẳng hạn có ǵ khác nhau giữa bó tên có mũi bằng đồng c̣n như mới trong viện bảo tàng đă nêu và loại nỏ và tên do Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương chế tạo ra? Nếu truyền thuyết An Dương Vương là có thực, hiển nhiên nhiều di vật trong mộ Triệu Hồ sẽ là vật chứng so sánh có một không hai với những khám phá khảo cổ Việt Nam về An Dương Vương và Loa thành trong tương lai.

Quảng Châu nay chính là Phiên Ngung xưa, kinh đô Nam Việt. Nh́n những cao ốc tân kỳ thi nhau vươn lên trời cao, núi đồi bị bạt dần, ḷng người không khỏi tiếc nuối. Ngung sơn, nơi có mộ Nam Việt Vương Triệu Đà chắc ở đâu đó trong ḷng thành phố [5]. Mong những cọc móng các công tŕnh xây dựng đồ sộ đừng phạm phải hài cốt Triệu Đà. Tuy nhiên chính những khối bê tông muôn h́nh muôn vẻ kia đang muốn vĩnh viễn che giấu tích xưa, người cũ. Thêm nhiều yếu tố tinh thần của con người và xă hội mới, vô h́nh chung hiện tại dường như đă đoạn tuyệt với quá khứ, bằng việc gia cố và chôn chặt những mộ phần cổ kính một cách chắc chắn hơn bao giờ hết.

Chú thích:

[1] Nói “có thể” là v́: Các sách sử xưa nay ở VN đều cho rằng Trọng Thủy tự tử theo Mỵ Châu vào năm 208 trước CN, năm An Dương Vương bại trận trước Triệu Đà. Như thế ít nhất Triệu Hồ phải sinh ra cùng năm đó. Vậy đến năm 122, khi mất, Triệu Hồ đă 86 tuổi. Xem hàm răng c̣n nguyên vẹn trong mộ sẽ thấy bất thường. Đại Việt sử kư toàn thư (NXB KHXH – Hà Nội 1993), Ngoại kỷ, Quyển 2 (phần Văn Vương) ghi nhận Triệu Hồ mất năm 52 tuổi có vẻ hợp lư với di cốt nhưng mâu thuẫn với những niên biểu khác trong cùng kỷ ấy.

[2] Các niên biểu ở đây đều lấy từ phụ chú của Viện Bảo Tàng Lăng mộ Nam Việt Vương tại Quảng Châu. Có vài khác biệt so với Việt sử.

[3] Thao ấn là loại ấn nhỏ để đeo, có dây choàng vào cổ. Tiếng Hán hiện đại đùng từ “Nữu ấn” để chỉ “Thao ấn”.

[5] Khâm định Việt sử thông giám cương mục (NXB GD Hà Nội 1998), Tiền biên, Quyển 1, ghi chú : Sách Thái b́nh hoàn vũ kư của Nhạc Sử đời Tống, mô tả Ngung Sơn chỉ cách Huyện lỵ Nam Hải (tức Phiên Ngung) 1 dặm về phía bắc.

[4] Theo tôi biết trên mạng có ít nhất hai bài đă viết về lăng mộ này. Một của Trương Quang tại http://perso.wanadoo.fr/charite/office1/013quangchau.html và một của Mai Thế Phú tại http://www.sgtt.com.vn/cacsobaotruoc/439_43/p12_13_thamditic hviet.htm.
Cả hai bài đều mắc những lỗi lớn giống nhau trong mô tả lăng mộ, và có khả năng bài thứ hai là bản “xào” từ bài thứ nhất. Tuy nhiên cũng nhờ thông tin từ hai bài này mà tôi đă t́m đến được Viện bảo tàng.

------------------

Nếu các bạn không công nhận sự đạo ư này, tôi sẽ chỉ ra tiếp. Riêng bài của ông Trương Quang sai lầm ở chỗ mô tả lăng mộ quá hoành tráng, trong khi thực sự tổng diện tích hầm mộ chỉ khoảng 25m2, không hề có dăy quan tài đá. Chắc trong một chuyến du lịch cập rập, ông Trương Quang lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, tức là đem dăy quan tài đá của hoàng hậu cung phi từ Thập Tam Lăng, Bắc Kinh để vào hầm mộ Nam Việt Vương Triệu Hồ.


Sửa lại bởi Nha_Quynh : 26 February 2005 lúc 7:44pm
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 8 of 34: Đă gửi: 26 February 2005 lúc 9:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến.
Việc t́m thấy lăng một của Triệu Vương ở Phiên Ngung thành là một công tŕnh khai quật khảo cổ đă được công bố công khai từ lâu; báo chí và một số phương tiện thông tin đại chúng trong nước có nói đến.
Theo tôi; những nhà nghiên cứu có quyền trích dẫn tư liệu này. Có điều - theo bạn - th́ ông ta có thể sai lầm giữa quan tài đá của hoàng hậu cung phi với Triệu Vương.
Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ
---------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 9 of 34: Đă gửi: 27 February 2005 lúc 12:01am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Xin ông Thiensu đọc kỹ các trích đoạn trên rồi hăy kết luận. Tác giả kia gần như đạo toàn bộ ư của Trương Thái Du và c̣n mập mờ rằng đă tham khảo Trương Quang trên internet.

Những cái của ông ta tự chế ra th́ nghe kinh hoàng lắm: Đồi Ngung là cái ǵ ? Quả ấn là cái chi mô? Xin nói rơ chiếc Thao Ấn (Ấn đeo cổ) này chỉ bé bằng đúng 1 bao diêm nhỏ.

Tôi kịch liệt lên án những hành động mờ ám này. Trích dẫn th́ phải công khai tên tuổi người đóng góp. Nếu không công khai rơ ràng là đạo văn, đạo ư và nói trắng ra là ăn cắp.

Một kẻ ăn cắp không đủ tư cách để được bênh vực.
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 10 of 34: Đă gửi: 27 February 2005 lúc 1:14am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Chào anh Thiên Sứ
cảm ơn lời khuyên của anh, nhưng tôi thấy buồn v́ đa số tranh luận là tranh chấp chứ chưa thấy ai t́m được chân lư như anh nói, v́ "tranh" trong cái "chấp nhất" của ḿnh v́ ḷng tự ái, cái Ta nhiều hơn là học thuật
chúc anh an lành nhiều sức khỏe
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 11 of 34: Đă gửi: 27 February 2005 lúc 3:15am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến.
Có thể có một vài điểm trong bài viết của ông Hà Văn Thuỳ; cá nhân tôi không đồng ư. Nhưng bài viết của ông ta cũng có rất nhiều điểm tôi rất tán đồng v́ cách đặt vấn đề của ông. Trong bài viết này; ông HV.Thuỳ trích dẫn nhiều tư liệu giá trị và là sự nhất quán xuyên suốt; tương đối hợp lư. Tuy có một số ư tưởng là của các học giả mà ông trích dẫn; nhưng cách đặt v/d của ông ta về nhà Triệu th́ khác hẳn bạn. Nếu ông ta có một vài sai lầm ǵ đó th́ mang tính chi tiết; ko phải là sai lầm căn bản về học thuật.
Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ
---------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 12 of 34: Đă gửi: 27 February 2005 lúc 3:28am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Ông Thiensu à,

Tôi không nói về giá trị bài viết, tôi nói về tư cách 1 người cầm bút , khi sử dụng công sức của người khác th́ phải kê cứu, nếu không đó là hành vi đạo chích.
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 13 of 34: Đă gửi: 28 February 2005 lúc 4:59am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến.
Bạn cho rằng ông Hà Văn Thuỳ trích tài liệu của bạn; nhưng tôi thấy ko rơ ràng. Khi so sánh hai đoạn văn th́ tôi nghĩ ông ta cũng có ghi trích dẫn.
Tôi cũng chẳng bênh ông ta - v́ có quen ông ấy đâu. Nhưng tôi nghĩ nếu bạn bảo ông ấy đạo văn th́ phải chứng minh rơ hơn. V́ có thể có hai ư tưởng giống nhau cho một hiện tượng rất cụ thể: Mộ Triệu Vương ở Phiên Ngung! Vấn đề sẽ là: Hiện tượng này nói lên điều ǵ? Nếu hai người nghiên cứu độc lập trùng ư tưởng th́ khả năng xảy ra sẽ là:
# Người này sẽ là chứng nhân cho người kia; cho tính cận chân lư.
# Hiện tượng đạo văn. Đây là điều bạn khẳng định và cần chứng minh rơ hơn.
Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 14 of 34: Đă gửi: 28 February 2005 lúc 5:19am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Ông Thiensu có thấy rằng Hà Văn Thùy bảo tham khảo trên internet, chính xác là của Trương Quang những thông tin đó không?

Trong khi những thông tin ông ta trích 90% do Trương Thái Du viết ra. Qua lời văn ta thấy Hà Văn Thùy chưa bao giờ đến bảo tàng viện th́ ông ta TỰ nghiên cứu cái ǵ?

Ngung Sơn, như tôi trích trong sử Việt là nơi chôn Triệu Đà, Hà Văn Thùy tẩu hỏa nhập ma bảo đồi Ngung chính là nơi có mộ Triệu Hồ.

Chiếc Thao Ấn bé tí, ông ta gọi là quả ấn...

Cái mảnh răng hàm kia, có lẽ tôi là người VN đầu tiên đề cặp đến.

Ông ta sao chép luôn ư của tôi về cách đặt tên bảo tàng viện.

Ông biết tại sao ông ta đạo ư không?

Theo tôi ông ta sợ trích dẫn một kẻ vô danh cũng có một vài bài viết về cội nguồn dân tộc VN. Ông ta chỉ khoái trích mấy anh Tây, Tàu lừng lững và một hai ông ta "lớn thôi". Thành ra ông ta ṿng vo cho rằng đă tham khảo Trương Quang.

Thiện tai, cuối cùng ông ta thành 1 kẻ đạo chích v́ chính sự ích kỷ của ḿnh.

Tôi đem những vấn đề này ra cũng v́ thái độ im lặng đáng hổ thẹn của ông ta khi tôi nhờ talawas nhắn với ông ấy rằng tôi biết rồi.

Tôi, một kẻ hậu sinh đáng tuổi con ông ta, rất coi thường TƯ CÁCH hÀ vĂN tHÙY.




Sửa lại bởi Nha_Quynh : 28 February 2005 lúc 5:21am
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 15 of 34: Đă gửi: 28 February 2005 lúc 9:15am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Bài của Hà Văn Thùy đă bị BBC âm thầm gỡ bỏ sau khi người bị đạo ư lên tiếng phản đối.

Có lẽ đó là lư do để ông Thiensu không c̣n phản đối tôi?
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 16 of 34: Đă gửi: 01 March 2005 lúc 12:38am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau một tiếng ANH-HÀO mà thôi
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 17 of 34: Đă gửi: 01 March 2005 lúc 4:16am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Đành rằng Hà Văn Thùy đạo ư chưa thô thiển lắm, nhưng không hiểu sao mọi người có vẻ không thích thái độ dứt khoát trước hành động này.

Đạo nhạc, đạo văn, đạo phần mềm, đạo luận án tiến sĩ... bây giờ đạo nhiều lắm, bất cứ một sự nhân nhượng nào trước hiện tượng này cũng làm suy đồi nền văn hóa, văn hiến của dân tộc VN.

Ở đời muôn sự của chung?
Đầu làng kẻng gơ, ta cùng chăn trâu !
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 18 of 34: Đă gửi: 01 March 2005 lúc 8:15am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Nha Quỳnh thân mến.
Có lẽ bạn hơi vội vă khi cho rằng tôi phản đối bạn; có lẽ nên cho rằng: Tôi chưa vội công nhận th́ đúng hơn.
Cho đến lúc này; thật sự tôi vẫn chưa thấy bằng chứng nào thể hiện một cách rơ ràng ông Hà Văn Thuỳ đă đạo văn của bạn. Việc BBC gỡ bỏ bài của ông ta là việc của họ. Tuy nhiên tôi sẽ ủng hộ bạn; nếu bạn có bằng chứng sắc sảo hơn.
C̣n ông ta trích dẫn của Trương Thái Du mà ghi nhầm là Trương Quang; việc này tôi cho rằng: Ít nhất ông ta cũng thừa nhận là đă trích dẫn. C̣n việc nhầm tên th́ nếu là tôi; cùng lắm tôi yêu cầu cải chính tên mà thôi.
Đồng ư với bạn về việc đạo văn xảy ra ko ít và hèn. Nhưng nó chỉ lớn chuyện khi đạo toàn bộ ư tưởng. Tôi nghĩ: Có bỏ toàn bộ đoạn nói về cổ vật ở Ngung Sơn th́ ư tưởng trong bài viết của ông Hà Văn Thuỳ vẫn ko giảm giá trị.
Tuỳ bạn thôi. Tôi ko phản đối bạn mà chỉ thận trọng khi công nhận nhận xét của bạn với ông Thuỳ.
Thiên Sứ
---------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 19 of 34: Đă gửi: 01 March 2005 lúc 8:41am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

BạnNha Quỳnh thân mến.
Tôi chịu khó xem lại toàn bộ bài trong topic này. Th́ ra là truyện trống đánh xuôi; kèn thổi ngược. Tôi lại cứ tưởng bạn bảo ông Hà Văn Thuỳ đạo văn của bạn; trong bài mà bạn Thien Nhan đưa lên. Thảo nào; tôi không hiểu bạn nói ǵ khi trong bài của bạn ThienNhan đưa lên; ko thấy có hiện tượng cổ vậtở Ngung Sơn mà bạn nói.
Th́ ra bạn nói ông ta đạo văn của bạn ở một bài khác và ở một chỗ khác; ko phải trong tuvilyso. Một bài liên quan đến cổ vật ở Ngung Sơn. Tôi nghĩ ông Thuỳ cũng đă thừa nhận là bài viết trích dẫn; chứ ko phải của ông ta. Bạn xem lại đoan này của ông Thuỳ mà chính bạn đưa lên:

"Trong khi viết những ḍng này, rất may mắn tôi t́m trên mạng một thông tin bổ ích:

Sau đó ông ta cũng ghi tên tác giả mà ông ta trích dẫn ở dưới.

TRƯƠNG QUANG
Connecticut, tháng 4 năm 2003"


Vậy làm sao bảo ông ta đạo văn được? Trường hợp này chỉ cùng lắm chỉ có thể ông ta ghi sai tên tác giả mà bạncho là đáng lẽphải là bạn. Biết đâu; chính tay Trương Quang nào đó đạo văn của bạn và đưa lên mạng. Ông Thuỳ ko biết chép lại.
Tôi thật sự chẳng biết ông Hà Văn Thuỳ là ai. Nhưng trường hợp này th́ tôi cho rằng: Bạn rất có lư khi chứng tỏ bạn là người có bài viết khá sắc sảo về cổ vật ở Ngung Sơn. Nhưng ko thể bảo ông Thuỳ đạo văn khi ông ta công nhận sự trích dẫn rất rơ ràng.
Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ
--------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.


.

Sửa lại bởi ThienSu : 01 March 2005 lúc 8:48am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 20 of 34: Đă gửi: 01 March 2005 lúc 9:42am | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Ông Thiensu,

Tôi đă nói ở trên, chính v́ sự ích kỷ và việc cư xử mông muội với 1 kẻ vô danh của ông ta khiến ông ta thành 1 kẻ đạo ư. Đời nó rắc rối thế đấy ông ạ. Nếu ông ta không CỐ Ư trích nhầm th́ đă xin lỗi tôi rồi, v́ tôi và ông ta đều là cộng tác viên của talawas, nhưng ông ta im lặng. Đó là lư do tôi có những phản ứng gay gắt.

Ông ta khôn lắm, không phải là một đạo chíCh thường. Chỉ giả vờ CẦM NHẦM thôi mà.



Sửa lại bởi Nha_Quynh : 01 March 2005 lúc 9:44am
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 

Trang of 2 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.1289 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO