Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 291 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Thử t́m hiểu số đếm của người Việt Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 1 of 31: Đă gửi: 10 March 2005 lúc 8:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Sưu tầm:
-------------





Thử t́m hiểu số đếm 1-10 trong văn minh Đông Sơn

Nguyên Nguyên

Một trong những điểm khá kỳ lạ trong tiếng Việt chính là lối gọi các số đếm, thông thường từ 0 đến 10. Chỉ trừ con số 0, tiếng Việt gọi ‘Không’ hay ‘linh’, rất giống và chắc chắn bắt nguồn từ tiếng Hán: /Kong/ (Phúc Kiến), và /Ling/ của nhiều phương ngữ tiếng Hán khác nhau. Cách gọi tiếng Việt từ 1 đến 10, lại không giống từ nào của tiếng Tàu, kể cả tiếng Quảng Đông: yách, ý, xám, xây, ửng, luk, xất, bát, kẩu, xập.

Bài này sẽ thử truy tầm nguồn gốc của từng từ chỉ số đếm, đặc biệt từ 1 đến 10. Rồi nhân tiện t́m hiểu, tiền nhân sinh sống thời văn minh Đông Sơn hay Khmer xưa cũ đă dùng đến hệ thống số đếm nào. Có phải họ đếm số theo hệ thống dựa vào 10, như thường dùng hiện nay khắp nơi trên thế giới hay không? Việc t́m hiểu hệ thống số đếm của người Khmer, thật ra đă được phát hiện hết sức t́nh cờ trong lúc t́m tài liệu để viết loạt bài ‘Từ chữ Nôm đến quốc ngữ’, đă được đăng đầy đủ trên nhiều báo mạng như khoahoc.net, aihuucongchanh.com. Mục đích lúc đó: thử t́m những số đếm bằng các ngôn ngữ láng giềng, của nhóm Môn-Khờ-Me, hay Mă Lai, v.v., để xem xem các từ chỉ số đếm của tiếng Việt giống với thứ tiếng nào nhất. Bởi như đă đề cập phía trên, số đếm tiếng Việt: Một – hai – ba - bốn – năm –sáu - bảy – tám – chín - mười, không giống tiếng Hán chút nào, kể cả tiếng Quảng Đông.

Hệ thống số đếm hầu hết các nơi trên thế giới hiện nay dựa vào số 10. Số 10 có có lẽ xuất xứ từ 10 ngón tay hay 10 ngón chân của con người. Hệ thống đếm số 10 có một đặc điểm chính: Đối với từng số đơn một, không con số nào được lớn hơn số 9. Thí dụ: trong số 978, hoặc 100879, không có một con số đơn nào được lớn hơn 9. Dù số 10, hay 10000, hoặc 1000000, cũng không có con số đơn nào lớn hơn 9. (Bởi 10, 10000, 1000000 chỉ chứa có số 1 và 0). Nếu dùng đến hệ thống đếm theo số 8, tương tự không có một con số đơn nào được lớn hơn 7. Đếm từ 1 đến 10 theo hệ thống 8: 1 2 3 4 5 6 7 10 11 12. Để ư 8, 9, 10 trong hệ thống b́nh thường dựa trên số 10, trở thành 10, 11, 12 [1]. Bây giờ xin thử tập trung vào tiếng Khmer [2] tức tiếng Cam Bốt, trích dẫn từ quyển sách về ngôn ngữ của Hamblin [3]. So với hàng chục ngôn ngữ khác, số đếm theo tiếng Việt có vẻ gần gũi nhất với số đếm theo phát âm tiếng Khmer:

0 = son {đọc như: /sohn/} => không

1 = múay /mooeh/ => một

2 = bpii /bpee/ => hai

3 = bey /bay/ => ba

4 = buan /booan/ => bốn

5 = bram /blam/ => năm

6 = bram-múay /blam-mooeh/ => sáu

7 = bram-bpil /bram-bpee/ => bảy

8 = bram-bey /bram-bay/ => tám

9 = bram-búan /bram-booan/ => chín

10 = dop /dup/ => mười

11 = dop-muay /dup-mooeh/ => mười một

12 = dop-bpii /dup-bpie/ => mười hai

13 = dop-bey /dup-bay/ => mười ba

14 = dop buan /dup booan/ => mười bốn

15 = dop-bram /dup-bram/ => mười lăm

16 = dop-brammuay /dup-bram-mooeh/ => mười sáu

………………….

20 = mpey /mpay/ => hai mươi (hăm)

21 = mpey-muay /m’pay-mooeh/ => hai mươi mốt, hăm mốt

30 = saam sep /sahmsup/ => ba mươi

50 = haasep /hahsup/ => năm mươi

80 = bpaetsep /bpightsup/ => tám mươi

100 = muay-rawy /mooeh roy/ => một trăm

1000 = muay–bpoan /mooeh-bpoahn/ => một ngàn

Trước hết để ư, nhiều số đếm trong tiếng Khmer rất gần giống tiếng Việt. Nhất là những số 1, 3, 4, 5, 7, 10. Số 0 cũng giông giống nhưng không giống y như tiếng Phúc Kiến /kohng/. Đến số 6 bắt đầu có khác nhau. Nhưng khác nhau như thể so le, hụt hẫng đi một số đếm. Thí dụ: số 7 tiếng Việt đọc /Bảy/, nhưng tiếng Khmer có phát âm gần 7 nhất lại là số 8: /bram-BAY/. Tiếp tục so le ở số 10. Tiếng Việt đọc /Mười/. Gần gũi nhất trong tiếng Khmer lại là 11: /dup-mooeh/.

Như vậy nghĩa là thế nào? Tiền nhân đă cóp số đếm từ tiếng Khmer một cách so le hụt hẫng hay sao? Thú thật người viết cũng ngẩn ngơ mấy ngày liền. Nhưng, rất may nhờ có căn bản chút ít về khoa học nên phát hiện được người xưa ở xứ Khmer, và rất có thể ở Văn Lang, đă dùng hệ thống số đếm không phải theo số 10. Mà lại đếm theo hệ số 5. Nhắc lại hệ thống đếm dựa trên số 10, tức dựa trên 10 ngón tay, là hệ thống phổ quát nhất hiện nay. Người ta đếm từ 0, đến 1, tuốt luôn cho đến 10. Xong rồi từ 10, đếm trở lại 10+1, 10+2, 10+3, 10+4,… tức 11, 12, 13, 14, … cho đến 19 (tức 10 +9). Xong rồi, số kế tiếp sẽ là 10+10, tức 2 lần 10, tức 2 x 10. Hay viết thành 20. Tức sau 19, là 20. Tiếp tục đếm 20+1, 20+2, 20+3,…, tức 21, 22, 23,… Mỗi một con số đếm đều có thể được biểu hiệu bằng mô tả liên hệ đến hệ số 10. Thí dụ: 25 mô tả bằng: ‘2 lần 10 cộng với 5’. 342 = ‘3 lần 10, của 10, cộng với 4 lần 10, cộng 2’, hoặc ’30 lần 10 + 4 lần 10 + 2’.

Lên đến 99, tức ‘9 lần 10 + 9’, số kế tiếp phải là ‘9 lần 10 + 10’, tức ’10 lần 10’ hay ‘100’. 100 là số đếm tiếp theo 99. Y hệt như 10 là số kế tiếp của 9.

Nếu số đếm không phải dựa trên số 10, th́ đếm ra sao. Thí dụ số đếm dựa trên 7. Cứ đếm như thường, từ 1 cho đến 6. Đến 7, phải thay nó bằng số 10. Hoặc bất cứ tên gọi ǵ cũng được. Miễn là sau số 7, phải được gọi làm sao tương đương với: 7+1, rồi 7+2, …. Cho đến 7+7 th́ đổi trở lại thành ‘2 lần 7’. Y như 20 tức 10+10 hoặc ‘2 lần 10’, trong hệ thống đếm số 10. Như vậy ở hệ số 7, số 7 tương đương với số cuối cùng, có thể gọi theo số học là 10. Sau đó, 8 trở thành 10+1, tức 11. Chín (9) thành 12, trong hệ thống số 7.

Trở lại với hệ thống đếm Khmer, và rất có thể cũng hệ thống đếm của người Đông Sơn hay Văn Lang. Từ 1 đến 5 ta có Muay (1), bpii (2), bay (3), buan (4), bram (5). Nhưng số 6 lại viết theo kiểu 5+1: ‘bram-muay’= năm-một, bram (5) + Muay (1). Số 7, đọc như ‘bram-bpil’, tức 5+2, bram (5) + bpii (2). Số 8: bram-bay, tức 5+3 hay bram (5) và bay (3). Hệ thống đếm Khmer bắt đầu đếm lại từ 1, kể từ sau số 5. Bởi 6 = bram-muay = 5+1. 7 = 5 + 2, tức bram-bpii. Tương tự, theo như phía trên, số 16 đọc theo hệ 10, là mười sáu (tức: mười + sáu, 10 + 6), nhưng nếu gọi theo kiểu hê thống đếm số 5, phải gọi 16 bằng ‘3 lần 5 cộng 1’ hoặc ‘5+5+5+1’, hay ‘10+5+1’ = dup-bram-muay. Ở đây ‘dup’ có vẻ như xuất phát từ tiếng Á Rập, ‘do’ (sinh ra ‘deux’ tiếng Pháp), mang liên hệ với 2 lần, tức ‘dup’ mang nghĩa ‘2 lần 5’. Do đó hệ thống đếm người Khmer xưa đă dựa trên số 5 chứ không phải số 10. Người Văn Lang cũng rất có khả năng theo hệ thống 5 số này [4]. Dựa trên nguyên tắc ‘bàn tay 5 ngón’. Chứ không dùng đến 2 bàn tay trong lúc đếm.

Như vậy người Khmer trong thời cổ đại đă dùng hệ thống đếm dựa vào số 5, tạm gọi ‘ngũ phân’, chứ không dựa vào số 10. Tức họ đếm số từ 1 đến 5, rồi tiếp theo họ gọi số kế bằng {5+1}, rồi {5+2}, {5+3}, v.v. chứ không bằng sáu, bảy, tám. Y hệt như những người dùng hệ thống đếm 10, gọi số kế tiếp 10, là {10+1}, tức 11 /mười một/, rồi 12, v.v. Số 5 của dân Khmer, đọc /bram/ giống giống /blăm/, hay /năm/, có thể xem tương đương với /mười/ {10}, tức con số cuối cùng trong hệ thống đếm đó.

Người Văn Lang thoạt đầu rất có thể dùng hệ thống nào đó gần giống hệ số 5. Hay ít lắm họ dùng từ chỉ số đếm vay mượn cơ bản từ người Khmer xưa. Hoặc ngược lại, cũng có thể người Văn Lang cho người Khmer mượn một số từ, như 5 (năm => bram), 1 (một => muay), 10 (mười => bram-muay), 3 (ba => bay), 7 (bảy => bram-bay).

Trước khi xem hệ số đếm của người Văn Lang, xin thử kiểm điểm lại xuất xứ của các số đếm từ 0 đến 10, gạn lọc từ Hamblin [3].

0 = không := xuất từ tiếng Hán, /kong/, đặc biệt Phúc Kiến.

1 = một := tiếng Khmer, muay, đọc như /mooeh/ [7]

2 = hai := có lẽ bắt nguồn từ /er/ quan thoại, /yi/ quảng đông, hoặc /ưng/ tiếng Phúc Kiến

3 = ba := Khmer => bey

4 = bốn := Khmer => buan

5 = năm := Khmer => bram

6 = sáu := tiếng Persian (Ba Tư, tức Iran ngày nay): shesh, phát âm giống /sáu/ và sinh ra

Six trong tiếng Anh-Pháp. Tiếng Myanmar (Miến điện) thu nhập /shesh/ thành ra /chow/ tức /cháu/ => sáu. Có thể /chow/ cũng sinh ra ‘Chín’ (9) trong nhầm lẫn. Tiếng Ấn gọi ‘6’ là /cheh/, âm cũng giống ‘9’ (chín).

7 = bảy := tiếng Khmer gọi {8} bằng /bram-bay/ tức {5+3}. Một sự lộn xộn nào đó đă

dùng đuôi của /bram-BAY/ thành /bảy/ và gán qua số 7 chứ không phải 8.

8 = tám := tiếng Persian /hasht/ sinh ra ‘hachi’ tiếng Nhật. Sinh ra /aath/ tiếng Ấn. Và

/ata/ tiếng Sinhalese của xứ Sri Lanka (Tích Lan). Có lẽ chính /aTA/ của tiếng

Sinhalese đă biến chuyển ra ‘Tám’.

9 = chín := Không có tiếng nào có âm giống /chín/ trừ những âm dùng cho số 6. Như

tiếng Ấn /cheh/ (= 6). Hoặc tiếng Myanmar: /Chow/, cũng chỉ số 6. Lộn xộn đọc 9

từ số 6 cũng giống như đọc 8 tiếng Khmer ra 7, và 11 tiếng Khmer thành 10.

10= mười := có lẽ lộn xộn từ số 11 tiếng Khmer: dop-muay, có phát âm /dup-mooeh/

Để ư, số đếm và số học nói chung, có xuất xứ từ Trung Đông. Đặc biệt các xứ Á rập và Ba Tư. Số đếm, tiếng Ba Tư gọi ‘Shomare’ y hệt như ‘số mă’ trong tiếng Việt hay đọc ngược ‘mă số’, tức /ma shu/ trong tiếng quan thoại. Đặc biệt người Trung Đông từ xưa vẫn dùng hệ thống đếm số 10.

Bây giờ xin trở lại hệ thống số đếm của người Văn Lang. Vấn đề thật sự rất khó, bởi không có, hoặc rất khó t́m vết tích về số đếm, hoặc cách thức đếm của người sống thời văn minh Đông Sơn, hay cư dân nước Văn Lang. Rất may có một chi tiết thật nhỏ về một con số dùng bởi người Mường, qua công tŕnh nghiên cứu về người Mường vào năm 1946 của Jeanne Cuisinier, mà B́nh Nguyên Lộc [5] có tóm lược một số các chi tiết.

Ở trang 739 B́nh Nguyên Lộc đưa ra một bản đối chiếu những câu nói bằng Việt ngữ so với kư âm tiếng Mường. Thí dụ: Để cho quỷ xa ma sợ - so với Mường: Tê co kwi sa ma đượi. Và tiếp theo đó có viết:

‘Thoạt nh́n vào bản đối chiếu, ta không dám kết luận cái ǵ cả. Người Pháp học tiếng Việt cũng nói lơ lớ như vậy th́ người Mường cũng có thể là ngoại chủng đă chịu ảnh hưởng ngôn ngữ nặng của Việt Nam, chỉ có thế thôi.

Nhưng mà không. Hăm bảy, họ nói ba chín. Nếu họ học với ta, sao họ lại không nói hăm bảy như ta? Chắc chắn đó là lối nói của cổ Việt, và người Việt chịu ảnh hưởng Trung Hoa nên biến khác đi, c̣n họ th́ c̣n giữ được lối cổ.’

Để ư: ‘Hăm bảy, họ nói ba chín’ tức người Việt hiện nay nói số đếm 27, th́ người Mường nói 39. Họ không đếm như 27, mà lại đếm thành 39. Như vậy nghĩa là thế nào?

Nếu đọc lại ghi chú [1] về hệ thống các số đếm ta thấy rơ:

Người Mường chắc chắn có hệ thống số đếm không phải 10, mà lại nhỏ hơn 10. Bởi hệ nhỏ hơn 10, mới có số 39 - lớn hơn số 27 theo hệ 10.

Số 39 là một con số khá vô lư, ở chỗ mang số đơn 9. Nó rất khó chứa số 9 được nếu dùng hệ đếm số 9. Và cũng không thế nào mang bất cứ hệ thống số đếm nào dựa trên một con số nhỏ hơn 9 được. Bởi theo định luật đă đề cập phía trên: Hệ thống đếm số 9 sẽ có những số đơn nhỏ hơn 9. Hệ thống đếm số 8, sẽ có tất cả số đơn nhỏ hơn 8, v.v. Ở đây có con số 39, mang số đơn 9, chỉ xuất hiện trong hệ thống đếm theo số 10, nên chắc chắn có lỗi lầm đâu đó.

Tuy nhiên nếu theo ư nghĩa căn bản của hệ thống số đếm, số 9 có thể là số cao nhất của hệ thống đếm số đó. Hệ thống đếm theo số 9. Theo hệ số 9, 9 sẽ tương đương với số 10 - trong hệ 10, ở chỗ vị trí cao nhất. Cũng theo hệ số 9, 18 trong hệ số 10 phải được biểu diễn bằng 2 x 9, tức ‘hai chín’. Và … 27 trong hệ số 10, sẽ được gọi ‘3 lần 9’, hay 3 x 9, hay ‘ba chín’. Theo toán số, phải tránh số 9, ta viết ‘3 lần số 10’ = 30.

Dùng lối hoán chuyển ở ghi chú [1] ta chuyển số 27 ở hệ 10 ra những số tương đương ở các hệ nhỏ hơn 10 như sau.

Theo hệ dựa trên số 9:

27 (hệ 10) = 30 (hệ 9) hoặc theo ngôn ngữ, đọc ‘3 lần 9’. (Ba lần hệ chín).

Hệ số 8:

27 (hệ 10) = 33 (hệ 8) {Kiểm chứng: 33 = 3 x (8) + 3 = 24+3= 27} (Xem [1]). Theo ngôn

ngữ, đọc ‘3 lần hệ 8 + 3’, tức đối với toán số = 3 x 10 +3 = 33.

Hệ số 7:

27 (hệ 10) = 36 (hệ 7) {Để ư 36 có toàn số đơn, 3 và 6, nhỏ hơn 7}. Theo ngôn ngữ, đọc

‘3 lần hệ 7 + 6’, tức đối với số học: 3 x 10 +6= 36

Hệ số 6:

27 (hệ 10) = 43 (hệ 6) {Kiểm chứng: 43= 4 x (6)+3= 24+3= 27}.

Tương đương: 4 lần 6 + 3 => theo số học: 4 x 10 + 3 = 43

Hệ số 5:

27 (hệ 10) = 102 (hệ 5) {Kiểm chứng 102= 1 x (5 x 5) + 0 x (5)+2= 25+2=27}

Ngôn ngữ: ‘5 lần hệ số 5 + 2’. Theo số học, phải viết (đổi 5 ra 10):

’10 lần 10 +2’ = 10 x 10 + 2 = 102.

Bởi Cuisinier ghi lại 27 (V) = 39 (M), ta có thể suy đoán, người Mường chỉ có thể dùng hệ 8 (27 = 33), hoặc hệ 7 (27 = 36). Hoặc cùng lắm hệ 6 (27 = 43) nhưng đếm ra lộn xộn bởi họ thiếu hiểu biết về số học của Tây phương.

Để ư thêm vài chi tiết khác:

Trống đồng Việt cổ thường có chạm h́nh ngôi sao - thường thường 8, 10, 12 nhánh hay tia. Thông thường nhất, 12 nhánh [6]. Cũng có những trống đồng mang h́nh ngôi sao có đến 16 hoặc 24 nhánh. Hoặc cũng có ngôi sao có 7 và 14 nhánh.

Quyển sách của Jeanne Cuisinier cũng cho biết người Mường vào năm 1946 vẫn c̣n xử dụng trống đồng. Chỉ có quan Lang mới có trống đồng – và số tia của ngôi sao càng nhiều khi quan Lang càng mạnh thế. Số nhánh ngôi sao lên tới 16 hoặc 24 khi chủ nhân là Lạc Hầu hay Lạc Tướng dưới thời Hùng Vương. Có vẻ giống như quan điểm của Chử văn Tấn [6]: ‘… Ngay từ đầu trống đồng đă mang chức năng chính yếu khác - chức năng quyền uy, chức năng vật thiêng thể hiện ước mơ, sức mạnh tâm thức của cộng đồng mà người đứng đầu tộc là đại diện’.

Nhưng thông thường, những trống đồng c̣n được người Mường xử dụng ở thế kỷ 20, có h́nh ngôi sao gồm 7 hay 8 tia mà thôi [5].

Bây giờ xin thử t́m trả lời cho câu hỏi: người Văn Lang đă dùng hệ thống đếm theo số nào: 5, 6, 7, 8, hay 9?

Hệ thống đếm số 9. Hơi vô lư, bởi số tương đương với 27, người Mường và người Văn Lang nói chung, thường dùng là 39. Theo hệ thống đếm 9, số 30 tương đương với 27 kiểu thập phân. Tuy nhiên, nếu theo dơi ngôn ngữ Khmer kể trên trong hệ đếm 5, 39 có thể được hiểu như ‘3 lần 9’. Tức 9 ở đây mang nghĩa số căn bản và cao nhất của hệ thống đếm. Tức 9 tương đương với 10 trong hệ thống đếm số 10. Và 39 có thể hiểu như ‘3 lần số cơ bản 9’ = 3 x 9 = 27. Tức người Đông Sơn có thể dùng hệ thống đếm số 9. Họ gọi 27 bằng 3 lần 9, tức ‘ba chín’.

Hệ thống đếm số 8. Theo hệ 8, số 27 ở hệ 10, sẽ chuyển ra thành 33. Nếu người Mường có đọc nhầm 33 thành ra 39, đó là một chuyện hơi khó tin. Bởi ba mươi ba, hay ‘băm ba’, có tất cả các phát âm không giống với /CHÍN/. Tuy nhiên hệ 8 cũng có cơ sở nếu để ư đến các tia nhánh của ngôi sao trên trống đồng [5]: Có ngôi sao có 8 nhánh. Có thứ gồm 16 nhánh, và có loại 24 nhánh. Số 16 và 24 đều là bội số của 8.

Hệ thống đếm số 7. Có rất nhiều cơ sở đưa đến chấp nhận hệ 7. Trước hết xem lại số 39. Ba và chín.

Bởi dùng hệ nhỏ hơn hoặc bằng 9, nên 39 chắc chắn có lầm lẫn ở con số 9. Số đó không thể là 9 mà phải nhỏ hơn 9. Và bởi 27 theo cách đếm tiếng Việt, chính là 3 x 9 (=27), tức 3 x10 (=30) hụt mất đi 3. Do đó nếu dùng hệ 9, ta phải bồi lại 3, thành ra 30. 30 trong hệ 9, tương đương 27 ở hệ 10. Dùng hệ 8, nhỏ hơn, thêm vào 3 nữa. Thành ra ở hệ 8, số 27 được tính thành 33.

Tương tự ở hệ 7, 36 sẽ là số tương đương với 27 thuộc hệ 10. Như vậy, hoặc Jeanne Cuisinier hoặc người Mường đă phát âm sai trật, 36, thành ra 39. Xem lại số 9. Không có ngôn ngữ quen thuộc nào mang phát âm cho số 9 lại gần giống như /chín/. Có hai ba ngôn ngữ gọi số 6 gần như /chín/. Như đă viết phía trên, tiếng Ấn gọi 6 bằng /cheh/. Tiếng Myanmar gọi /chow/ tức /cháu/, có âm /ch/ đầu như /chín/. Và 6 (sáu) thật sự xuất phát từ tiếng Ba Tư /shesh/, giống với SIX tiếng Anh-Pháp nhất. Như vậy có thể tiền nhân đă dùng /cheh/ cho 6. Rồi cũng dùng /shesh/ cho 6. Dư thừa, họ chuyển /cheh/ sang qua 9, dùng để chỉ 9. Và đọc /chín/.

Rất có thể số 39 ghi nhận bởi Cuisinier chính ra là 36. 36 hệ 7 = 27 ở hệ 10.

Ngoài ra ngôi sao trên trống đồng của người Mường cũng có 7 tia. Con số 7 có thể là một con số đặc biệt nào đó của người Mường hay người Văn Lang nói chung. Nó có thể số 10 bớt đi 3, biểu hiệu cho trời, đất và người. Hoặc số 7 chỉ một cḥm sao nào đó ở trên trời gồm tất cả 7 ngôi sao.

Hệ thống đếm số 6. Cũng có chút ít cơ sở. Hệ 6 sẽ cho số 43 tương đương với 27 ở hệ 10. Người xưa không biết toán học nên có thể nhồi thêm 3 số từ hệ 7 (36), để trở thành 39. Hơi vô lư, bởi nếu dùng hệ 6 người dùng không thể biết số đơn nào có thể lớn hơn 6 hết. Tức 9 trong 39 là một số đơn không có khả năng. 9 mang nghĩa 6 như trên th́ được. Thế nhưng, có thứ trống đồng cho ngôi sao 12 nhánh. Và 12 là bội số đầu tiên của 6. 12 = 6 x 2.

Hệ thống đếm số 5. Hơi xa ĺa toán học, bởi theo hệ 5, số tương đương của 27 là 102. Tức: ‘5 lần 5 cộng với 2’. Và toàn bộ phát âm số 39 rất khác với cách gọi ‘5 lần 5 cộng 2’ của hệ 5. Bất cứ thứ âm nào. Tuy vậy, hệ 5 cũng có một ít cơ sở. Có trống đồng chưá ngôi sao 10 tia. 10 là một bội số của 5. Dù vậy, có lẽ sao 10 tia chỉ xuất hiện sau khi nước Nam Việt bị nhà Hán (Tây Hán) đô hộ, năm 111 trước Công Nguyên. Sau đó người Hán đem hệ thống đếm số 10, mà họ đă học được từ Trung Đông, sang du nhập vào nước Nam. Theo hệ 10, 27 là 2 lần 10 cộng với 7.

Nh́n chung, có thể đưa một vài nhận xét như sau:

Người Khmer xưa chắc chắn dùng lối đếm theo kiểu ‘ngũ phân’, tức hệ thống đếm số 5, dựa vào bàn tay 5 ngón;

Người Văn Lang bao gồm người Mường, trước thời Hán thuộc có lẽ không dùng hệ thống đếm số 10.

Có thể người Văn Lang dùng: hoặc hệ thống đếm số 7, hoặc chính ngay hệ thống đếm số 9.

Số 7 nếu chấp nhận /cheh/ nguyên thủy dùng chỉ số 6, biến thể thành ‘chín’ (9) và dùng cho 9. Từ đó số 6 vay mượn một từ khác gốc Trung Đông: /shesh/ => sáu. Tức người xưa đọc ‘36’ y như ‘39’. Và 27 trong hệ 10 = 36 trong hệ 7, đọc ‘sáu’ y như /cheh/, y như /chín/.

Số 9 nếu diễn dịch 39 thành một cụm từ ‘3 lần hệ số đếm 9’. Tức 39 là 3 x 9 = 27. Chứ nếu dùng số 10 theo toán học để thay cho 9, con số ở hệ 9 tương đương với 27 chính là 30. Hệ thống số 9 cũng có thể mang tính lô-gích nếu nghĩ rằng người xưa xử dụng bớt một ngón tay dành cho số 0. C̣n lại có 9 ngón dùng cho 1 đến 9.

Số đếm ở văn minh Đông Sơn có vẻ không được ‘cứng cáp’ và thuần lư bằng tiếng Khmer. Ở tiếng Khmer, các từ dùng chỉ số đếm rất mạch lạc và lô gích. Số đếm cho biết ngay hệ thống đếm được dùng bởi người Khmer xưa: hệ thống đếm theo số 5.

Trái lại, số đếm trong tiếng Việt có vẻ không thuần nhất [8], bởi mang nhiều nguồn vay mượn khác nhau. Đặc biệt ít liên hệ đến văn minh Hán tộc, qua những số đếm: một, hai ba, bốn, năm, …không chút liên hệ với tiếng Hán.

Lư luận phía trên một phần dựa vào một giả thiết: hệ thống đếm số liên hệ đến các tia hay nhánh của ngôi sao có h́nh chạm trên trống đồng Và nếu thật vậy, niên đại chính xác của từng trống đồng với số nhánh ngôi sao tương ứng trên mặt trống, có thể cho ta biết hệ thống đếm số đă được dùng, theo sát với niên đại nào trong lịch sử.

Tháng 8, 2004

Nguyên Nguyên

Ghi Chú

[1] Sơ lược về hệ thống số đếm

Hệ thống số đếm hơi phức tạp, có thể không cần thiết trong việc theo dơi chuyện lạ về hệ thống số đếm.

Gần như ở mọi nơi trên thế giới hiện nay đều xử dụng hệ thống đếm theo số 10. Các máy điện toán xử dụng hệ thống đếm theo số 2. Sở dĩ người ta dùng hệ thống đếm số 10, bởi con người có 10 ngón tay và 10 ngón chân. Và máy điện toán dùng hệ đếm số 2, bởi liên hệ đến mạch điện: tắt (0) hoặc mở (1).

Hệ thống đếm theo số 10 có nghĩa nếu đếm sự vật người ta sẽ đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, và 10. Số 9 là con số cao nhất trong hệ thống đếm này. Sau đó phải bắt đầu lại từ số 1, tức số 10, rồi đếm tiếp bằng 10+1, 10+2, 10+3, tức 11, 12, 13, … cho đến 19. Sau 19, tức 10+9, là 10+10. Tức 2 lần 10, viết tắt thành 20. Hệ thống số đếm này không có số đơn nào ở trên số 9. Thí dụ con số cao hơn và kế tiếp 999 tức là 1000. Trở lại với các số 0 ở phía sau.

Thí dụ về hệ thống đếm theo số 7, ở một hành tinh nào đó, ‘người’ hành tinh đó có tất cả 7 ngón tay. Họ sẽ đếm như thế này: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Và số cuối cùng trong hệ thống đếm theo số 7 phải là 10. Bắt đầu trở lại với 1, kèm theo số 0. Tức nguyên bộ đếm từ 1 đến 10 gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10. Tiếp theo bằng 11, 12, 13, 14, 15, 16, 20. Toàn bộ không có số đơn nào được dùng đến số 7. Số đơn cao nhất phải là 6. Thí dụ, con số cao hơn và tiếp theo 666 chính là 1000. Trong hệ số 7. Theo ngôn ngữ, người đếm số theo hệ 7 vẫn có thể dùng số 7 là số cao nhất. Xong rồi số kế tiếp (8) họ phải gọi bằng ‘7+1’, rồi ‘7+2’, v.v. theo y như tiếng Khmer cho hệ số 5.

Tóm tắt 3 đặc tính cơ bản của hệ thống đếm:

Đếm từ 0, 1 đến số cao nhất của hệ số đếm. Thí dụ: hệ số 10, đếm 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, và 10. Hệ thống đếm số 8: đếm 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, và 8. Số 8 là số cao nhất trong hệ 8.

Số kế tiếp trên số hệ, phải mang nghĩa số-hệ-cộng-với-1. Thí dụ: số tiếp hệ 10, đọc ‘10+1’, tiếp theo bằng ‘10+2’, … Tức 11, 12,… Theo hệ số 6, th́ số kế tiếp 6 là ‘6+1’, ‘6+2’,… Cho đến ‘6+6’, phải đổi thành ‘2 lần 6’. Đến ‘6+6+6’ phải đọc ‘3 lần 6’. Trở lại hệ 10, đếm 11, 12, cho đến 19 (tức 10+9), xong rồi số kế là ‘10+10’, phải đọc thành ‘2 lần 10’, tức 20.

Dùng ngôn ngữ, th́ đọc số 8 số cao nhất của hệ 8 thế nào cũng được. Gọi ‘bram’ như tiếng Khmer để chỉ 5 cho hệ đếm số 5, cũng được. Nhưng nếu dùng số học tức toán về số, người ta bắt buộc phải dùng số 10 cho số cao nhất trong tất cả hệ thống đếm. Thí dụ hệ số 5: 0, 1, 2, 3, 4, 10. Hệ số 7: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10.

Như vậy, các hệ thống đếm dùng số khác nhau sẽ liên hệ với nhau ra sao. Ta thử sắp xếp hai hàng số tương đương:

Theo hệ 10: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Theo hệ 7: 1 2 3 4 5 6 10 11 12 13 14 15 16 20 21 22 23 24 25 26 30

Tức 9 trái cam trong hệ 10 tương đương với 12 trái cam trong hệ 7. 21 trái táo trong hệ 10 tương đương với 30 trái táo trong hệ 7. Dưới 7 cả hai hệ có số đếm giống như nhau. Từ 1 đếm cho đến 6.

Bây giờ thử viết lại số đếm theo hệ số 4, cho những con số đếm từ 1 đến 21 theo hệ thông thường dựa trên số 10.

Theo hệ 10: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Theo hệ 4: 1 2 3 10 11 12 13 20 21 22 23 30 31 32 33 100 101 102 103 110 111

Để ư bởi theo quy luật không số đơn nào được lớn hơn 4 trong hệ số 4, sau khi số đếm lên đến 33, số đếm kế tiếp phải tăng thêm 1 đơn vị bên trái, tức trở thành 100. Tương đương với 16 trong hệ 10.

Thử t́m hiểu về hệ số 2, dùng trong tất cả các máy điện toán. Máy điện toán cần dùng đến hệ số đếm theo số 2 bởi điện toán dựa trên ḍng điện, hoặc tắt hoặc mở. Điện tắt được biểu diễn bằng số 0. Điện mở biểu hiệu bởi số 1. Chỉ có 0 và 1, bởi ở hệ thống số 2 không có số đơn nào được bằng 2, hoặc lớn hơn 2.

Theo hệ 10: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Theo hệ 2: 1 10 11 100 101 110 111 1000 1001 1010

Bây giờ thử t́m hiểu cách hoán chuyển từ một hệ số khác chuyển đến hệ số 10.

Thí dụ trong hệ số 5: Thử đổi số 234 trong hệ 5 sang hệ 10 b́nh thường.

Đếm từ số bên b́a phải: 1 bước về trái, tức ‘hàng chục’, nhân cho (5). 2 bước, nhân cho (5) HAI lần - rồi cộng hết lại với nhau:

234 = 2 x (5 x 5) + 3 x (5) + 4 = 69

Tức 234 trong hệ 5 tương đương với 69 trong hệ 10 thường dùng.

Đổi 1001 trong hệ 2 sang hệ 10:

1001 = 1 x (2 x 2 x2) + 0 x (2 x 2) + 0 x (2) + 1 = 8 + 1 = 9, y hệt như liệt kê ở trên.

Ngược lại thử đổi 342 trong hệ 10 sang hệ 7:

Trước hết chia 342 cho 7: 342: 7 => 342/7 = 48 + 6 (dư số). Sắp số b́a phải => 6

Chia tiếp 48 cho 7: 48/7 = 6 + 6 (dư số) => sắp tiếp dư số 6 theo sát dư số 6 ở trên: 66.

Chia tiếp 6 cho 7: Không chia được bởi 6 nhỏ hơn 7: 6 trở thành dư số => 666

Kết quả 342 trong hệ 10 viết theo hệ 7 sẽ thành 666.

Kiểm chứng, đổi 666 trong hệ 7 sang hệ 10 trở lại:

666 = 6x (7 x 7) + 6 x (7) + 6 = 294 + 42 + 6= 342 trong hệ 10.

Làm những con tính tương tự ta sẽ thấy 1000 trong hệ 7 tương đương với 343 ở hệ 10.

[2] Thật ra nước Khmer xưa có ranh giới khá phức tạp: Thủy Chân Lạp, và Lục Chân Lạp. Thủy Chân Lạp gồm nước Phù Nam cũ ở miền Nam Cam-Bốt bây giờ, kéo luôn sang khu vực Nam Bộ của Việt Nam ngày nay. Lục Chân Lạp gồm miền Trung và Nam nước Lào, và ngày trước chính là láng giềng gần nhất với nước Văn Lang, hay Giao Chỉ quận.

[3] Charles Hamblin (1984) Languages of Asia & The Pacific. Angus & Robertson Publishers.

[4] Để ư, tiếng Khmer chỉ dùng /Bay/ cho 3. Tiếng Việt chuyển sang thành 3 (ba) và 7 (bảy). Khmer dùng /muay/ cho 1. Tiếng Việt cho ra 1 (một) và 10 (mười).

[5] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu.

[6] Chử văn Tần (2003) Văn hoá Đông Sơn – Văn minh Việt cổ. Nxb Khoa học xă hội.

[7] Để ư: tiếng Ba Tư (Persia tức Iran ngày nay), gọi 1 bằng /yek/ , có thể nguồn gốc của /yách/ tiếng quảng đông. Gọi 2 bằng: /do/, cho ra deux tiếng Pháp. Ba (3) là /se/ sinh ra /san/ tiếng Tàu, tiếng Nhật. Sáu (6) bằng /shesh/ sinh ra /sáu/ tiếng Việt, /chow/ tiếng Miến, và /six/ tiếng Anh, tiếng Tây. Tám (8) là /hasht/, gốc gác của /hachi/ tiếng Nhật. Chín (9) gọi /non/ sinh ra nine tiếng Anh. Mười (10), /daz/, chuyển sang Dix tiếng Tây.

[8] Ghi nhận nhỏ: các từ điển do học giả Việt soạn thông thường thiếu thốn một tiêu chuẩn quốc tế: KHÔNG có ghi vào đó hệ thống đếm số, hoặc đơn vị đo lường.





Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
Hoailong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 20 June 2003
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 40
Msg 2 of 31: Đă gửi: 10 May 2005 lúc 11:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn Hoailong

Sưu tầm (tiếp tục):
1 số lư giăi mới về con số 18 đời vua HÙNG:
-------------

18 đời vua Hùng Vương: Một ư niệm về liên tục

Nguyên Nguyên

Bài này được chuẩn bị viết cách đây cũng 3-4 tháng. Nhưng bận chuyện này chuyện nọ nên cứ bị đ́nh hoăn hoài. Hay cũng không bằng hên. Chính nhờ ở việc tŕ hoăn đó, nhiều chứng liệu rất quan trọng liên tiếp đập vào mắt người viết. Đặc biệt qua những phim kung fu thời 60-70 của Shaw Brothers, ngày nay được tung ra lại thị trường dưới dạng DVD.

Đề tài chính của bài này: Chuyện 18 đời vua Hùng Vương có thật hay không? Con số 18 có chính xác chỉ 18 đời vua hay không? Hoặc giả được ghi sai chép trật? Từ 80 đời hoặc 180 đời, chép lộn ra thành 18 đời? Hoặc không có ǵ hết.


Sau đây xin quan sát 'chuyện 18 đời' dưới một góc độ tương đối mới, và sẽ cố gắng tránh đề cập đến những vấn đề liên hệ, như: trăm con, gốc gác Âu Cơ và Lạc Long Quân, Hùng Vương, Văn Lang, v.v. Xin để dành cho những dịp khác.

Viết về Họ Hồng Bàng, quyển Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim [1] có chép:

'Cứ theo tục truyền th́ Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

Bờ cơi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đ́nh Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.


Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quăng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đ́nh Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lăm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.


Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là ḍng dơi Long-quân, nhà ngươi ḍng dơi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con th́ nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, c̣n 50 ta đem xuống bể Nam Hải.''


Sau đó vẫn theo 'truyền thuyết' Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Hùng Vương cai trị nước Văn Lang theo lối cha truyền con nối đến 18 đời, th́ bị Thục Phán, từ biên cương phía Bắc, đánh bại. Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Đó là năm 258 trước Công Nguyên (TCN).


Theo sách vở cũ, các đời vua Hùng bắt đầu từ năm 2879 và kết thúc vào 258 TCN. Tổng cộng 2622 năm. Nếu chia ra 18 đời th́ mỗi một đời vua kéo dài trung b́nh 146 năm. Một chuyện hết sức hoang đường, nếu nhớ: (i) Các triều đại vua chúa bên Tàu vào thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài trung b́nh khoảng 10-20 năm, như Châu Trang Vương (696-682 TCN), 14 năm chẳng hạn; và (ii) Đời sống con người thời đó trung b́nh chỉ kéo dài khoảng 50 năm. Hơn thời sống trong hang động chừng 20 năm.


Đại Việt Sử Kư Toàn Thư [2], xuất hiện khoảng 1479 dưới đời vua Lê Thánh Tôn, chính là bộ sử đầu tiên đưa truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, rồi Hùng Vương vào sử sách nước Việt. Trước thời Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, có 2 bộ sử nữa, nhưng hoàn toàn không đề cập đến truyền thuyết Lạc Long Quân. Đó là Đại Việt Sử Kư của Lê Văn Hưu, xuất hiện năm 1272, và Đại Việt Sử Lược với tác giả khuyết danh, ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 14 dưới đời nhà Trần. Bộ sách của Lê Văn Hưu, tuy thất truyền từ lâu nhưng phần lớn được Ngô Sĩ Liên xử dụng khi soạn Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Đại Việt Sử Lược thất lạc nhiều năm, nhưng về sau được một vị quan nhà Thanh t́m được ở một thư khố bên Tàu.


Chuyện tích vua Hùng với 18 đời, cùng những truyền tích khác như: Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh,..., thật ra được Ngô Sĩ Liên nhập vào bộ Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, từ những sách thuật chuyện u linh hoang đường như: 'Việt Điện U Linh Tập', và 'Lĩnh Nam Chích Quái', xuất hiện trong khoảng thế kỷ 14. Đặc biệt 'Lĩnh Nam Chích Quái', do tiến sĩ Vũ Quỳnh hiệu đính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh (Lĩnh Nam), tức phía Nam của nước Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa (722-221 TCN).


Trở lại với năm đầu và năm cuối của thời Hồng Bàng. Trần Trọng Kim dùng thẳng tài liệu của Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (2879-258 TCN) - nhưng đặt thêm một dấu hỏi (?) sau năm khởi đầu: 2879 TCN. Bởi thật ra, chính Ngô Sĩ Liên cũng chỉ đề cập đến 18 đời ở bên ngoài phần 'Ngoại Kỷ' (từ thời Hồng Bàng đến Ngô sứ quân). Đặc biệt Ngô Sĩ Liên có chép lời bàn ở cuối 'chương' về thời Hồng Bàng [2], bày tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ: 'Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế'. C̣n Sơn Tinh Thủy Tinh th́ ông cho: 'rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hăy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi'.


Ngô Sĩ Liên đă đoán rất đúng: Khi nhét các truyền tích vào cổ sử, ông đă tiếp tục gieo nghi ngờ và thắc mắc với mọi người Việt từ lúc đó cho măi đến ngày nay. Mặc dù đă căn dặn kỹ: 'tin sách chẳng bằng không có sách' (tận tín thư bất như vô thư) [7].

Măi cho đến cuối thế kỷ 20, nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đă đưa đến một số điều chỉnh về năm tháng. Trong đó niên đại kết thúc đời Hồng Bàng (và bắt đầu thời Thục Phán) được dời về năm 208 TCN (xem ghi chú trong [3]). Đặc biệt, gần đây, họ phối hợp những luận cứ dựa trên các khám phá khảo cổ học về thời đại văn minh Đông Sơn với một đoạn ngắn của quyển Đại Việt Sử Lược [2], thất truyền lâu năm nhưng về sau t́m lại được ở thời Măn Thanh (bên Tàu):


'Đền đời Trang Vương nhà Châu [4] (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời, đều xưng là Hùng Vương'.

Xin chú ư đến một vài điểm:

(i) Đại Việt Sử Lược vẫn cho thời đại Hùng Vương kéo dài 18 đời.

(ii) Không có ghi chi tiết Cha Mẹ của Hùng Vương. Tức 'giấy khai sinh' của Hùng Vương không có tên Lạc Long Quân và Âu Cơ.

(iii) Vua Hùng thứ nhất khởi đầu 'sự nghiệp' vào khoảng năm 688 TCN, và kết thúc vào năm 208 TCN. B́nh quân 26 năm cho mỗi một đời vua.

(iv) Chính sự dùng dây kết nút để... truyền thông với nhau. Tức không có chữ viết. Không có sử sách ǵ hết. Tức không giống như văn minh Hoa Hạ ở khu vực b́nh nguyên sông Hoàng Hà.

Tóm tắt:

- Theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, 18 đời vua Hùng: 2879-258 TCN

- Theo nhiều tài liệu sử hiện nay, dựa trên tài liệu khai quật và Đại Việt Sử Lược, 18 đời Hùng Vương: khoảng 688-208 TCN


Thế nhưng vẫn có nhiều người hăy c̣n ... 'ấm ức' không đồng ư, bởi làm như vậy số năm văn hiến của nước Việt sẽ bị rút xuống c̣n dưới 3000 năm, thay v́ 4000 năm văn hiến như xưa. (Xem [8]). Tức trong khi văn minh Hoa Hạ đă nở rộ, đời sống con người ở nước Nam hăy c̣n khá ...man di.


Sau đây chúng ta thử nh́n vấn đề dưới một góc độ khác. Một góc nh́n chịu ảnh hưởng của toán học. Trong đó có số âm, số dương, số thực và ... số ảo. Có hệ thống đếm số 10, hệ thống đếm số 5 (như dân Khmer ở cổ thời [11]), hệ thống đếm số 2 (như trong máy điện toán). Cũng như ư niệm về tập hợp.


Những con số 18

Để ư con số 18 hầu hết trên toàn thế giới ngày nay thường được dùng để định mức tuổi trưởng thành của người công dân. Tuổi công dân. Bất cứ mọi dân tộc nào trên thế giới cũng biết đến số 18 này.


Đối với văn hoá miền Hoa Nam, nhất là đối với người Quảng Đông và Hongkong, số 18 là một con số hên. Phát âm số 18 theo kiểu Quảng Đông: /xập bát/ (mười tám, thập bát). Âm điệu rất giống với /xật phát/ (tất phát), mang nghĩa ‘thế nào cũng phát tài’.


Số 18 cho tuổi công dân, và số hên của người Quảng Đông không có liên hệ ǵ hết đối với 18 đời vua Hùng. Tuy nhiên, nếu nh́n trở lại cội nguồn của lịch sử nước Tàu chúng ta sẽ thấy ngay con số 18 đă xuất hiện khi người Hoa bắt đầu viết sử sách. Trước hết họ thêu dệt câu chuyện ông Bàn Cổ, thủy tổ loài người, tức dân Trung Quốc.


‘Theo tục truyền’, thuở ban đầu trời đất lẫn lộn với nhau thành một khối, rất hỗn độn. Vũ trụ là một cái trứng khổng lồ chứa Bàn Cổ trong đó [13]. Bàn Cổ ngủ trong trứng đến ‘18 ngàn’ năm, rồi mới thức dậy. Thấy ngột ngạt, Bàn Cổ mới lấy cây ŕu rộng đập vỡ vỏ trứng. Ánh sáng và khí thoát lên trên tạo thành Trời, và phần lạnh và đục như chất bùn lắng xuống phía dưới tạo thành Đất. Bàn Cổ đứng chính giữa, đầu đội trời chân đạp đất. Cả ba thực thể đó đều tăng trưởng với mức độ mỗi ngày dài thêm một trượng, tức chừng 3.3 thước (mét) tây. Rồi 18 ngàn năm nữa trôi qua, Bàn Cổ vẫn đứng chính giữa, ngăn cách Trời và Đất. Đến lúc Bàn Cổ mất, chiều cao của Bàn Cổ đă đạt đến 9 triệu lí (xin để ư 18 chia cho 2 ra 9). Hơi thở Bàn Cổ trở thành gió và mây, tiếng thành sấm. Một con mắt trở thành mặt trời, con mắt kia thành mặt trăng. Thân và tay chân biến thành 5 ngọn núi lớn. Máu thành sông biển. Râu tóc trở nên bao nhiêu ngôi sao và tinh tú ở trên trời. Vân vân và vân vân.


Xin để ư, con số 18 trong chuyện Bàn Cổ có vẻ thuần nhất chỉ một chuỗi tŕnh liên tục, một thứ chu kỳ [4]. Những sự kiện hay sự vật trong đó mang cùng chung một số đặc tính. Trong 18 ngàn năm đầu: Bàn Cổ ch́m trong giấc ngủ. Một liên tục: Ngủ. Liên tục kế tiếp: Thức, trong thế đứng, thế chổng, đầu đội trời chân đạp đất. ‘Liên tục’ này cũng kéo dài 18 ngàn năm. Cuối cùng, khi kết thúc liên tục ‘thức’, hay chu kỳ ‘thức’, Bàn Cổ cao được 9 triệu lí (1 lí = 600 thước). Con số 9 thật ra chỉ là 18 chia cho 2.


Sau Bàn Cổ một ít lâu, xă hội của chủng Hoa nguyên thuỷ bên sông Hoàng Hà có 3 vị vua trứ danh (Tam Hoàng), và 5 đế nổi tiếng (Ngũ Đế). Tuy nhiên có chừng 5-8 giả thiết khác nhau về tên họ của những vị này. Danh sách Tam Hoàng đáng kể và thường thấy nhất chính là: Phục Hi, Thần Nông và Hoàng Đế [14] [18]. Bà Nữ Oa cũng có tên trong một số danh sách Tam Hoàng. Trong số các danh sách Ngũ Đế, một số có tên vua Nghiêu và vua Thuấn. Theo thiển ư, những vị Tam Hoàng – Ngũ Đế kiểu này chỉ mang tính chất biểu tượng cho khối chủng tộc. Thí dụ: Vua Thần Nông chỉ mang nghĩa: dân Hoa thời đó bắt đầu sinh sống bằng nghề Nông. Bà Nữ Oa đội đá vá Trời: Hoa chủng thuở xa xưa mang Mẫu Hệ.

Chỉ có vua Nghiêu (Yao) và Thuấn (Shun) là có vẻ ‘bán-huyền-thoại’ [12]. Thuấn sau cùng truyền ngôi lại cho ông Yũ (Vũ), khởi đầu triều đại đầu tiên của nước Tàu: nhà HẠ. Nhà Hạ kéo dài được 18 đời với vua cuối là Kiệt. Vua Kiệt là một bạo chúa, ham mê trụy lạc, nên bị Thành Thang hội chư hầu lật đổ và thiết lập nên nhà Thang hay Thương (c̣n gọi Ân (Yin), 1070-1027 trước Công Nguyên). Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu khai quật để minh chứng hiện diện của nhà Hạ. Nhưng có rất nhiều chứng tích về nhà Thương [9] [12] [17].


Một lần nữa, con số 18 xuất hiện chỉ 18 đời vua nhà Hạ. Có thể để ư:

-        Sử gia Trung quốc biết rất ít về nhà Hạ, ngoài những truyền tích trong dân gian. Đặc biệt vua Kiệt v́ mê nàng Muội Hỷ nên mất nước.

-        18 đời vua Hạ một lần nữa lại chỉ một liên tục có cùng chung một số đặc tính. Đó là chu kỳ đời nhà Hạ. Chi tiết không được rơ!

-        Số 18 do đó có thể hàm ư một ẩn số. Một ẩn số khá hoa mỹ trong ngôn ngữ và văn minh Hoa Hạ, thay v́ ‘x’ như trong toán học ngày nay.


Xin quan sát tiếp.


Vào một dịp t́nh cờ, trong những ngày nghỉ nhân dịp Giáng Sinh và đầu năm 2005, tại hạ t́m ra được một tiệm chuyên cho mướn đĩa DVD chuyên về phim Hongkong, phim Hàn quốc, nhất là loại kiếm hiệp trữ t́nh. Loạt phim kiếm hiệp thuộc thời vàng son điện ảnh Hongkong, của Shaw Brothers (Run Run Shaw và Runme Shaw), vào thập niên 1960-70 được cho in lại vào dạng DVD. Thế là liên tiếp nhiều hôm, tại hạ cho đĩa DVD vào máy rồi ngồi xem lại những phim kungfu cũ do các tài tử gạo cội thời đó thủ diễn. Như: Trần Quan Đại, La Liệt, Trần Tinh, Vương Yũ, Khương Đại Vệ (David Chiang), Phó Thanh, … Phải nh́n nhận phim kiếm hiệp Hongkong thời đó thật hay. Hay đến nỗi nhà đạo diễn lừng danh Mỹ Quentin Tarantino gần đây đă làm 2 phim Kill Bill với Uma Thurman, để vinh danh thời vàng son của điện ảnh Hương cảng.


Liên tiếp hai phim Hongkong đă xử dụng ư niệm ‘18’ để chỉ một liên tục, một chu kỳ. Thứ nhất, bộ phim 3 điă DVD về ‘Xạ Điêu Anh Hùng Truyện’ phóng tác theo tiểu thuyết của Kim Dung, với tài tử đoản mệnh Phó Thanh trong vai Quách Tĩnh. Và thứ hai, phim ‘Thế vơ Bọ Ngựa’ (Shaolin Mantis) do David Chiang (Khương Đại Vệ, Kang Da Wei) đóng vai chính.


Ở phim ‘Xạ Điêu Anh Hùng’, đoạn Bắc Cái bị rắn của Tây Độc cắn, tàn phế vơ công. Bắc Cái Hồng Thất Công mới truyền ngôi Bang chủ Cái Bang cho Hoàng Dung. Lúc truyền chức vụ Bang chủ, Hồng Thất Công có nói với Hoàng Dung, đại khái:’Bây giờ thầy xin truyền lại cho con chức vụ Bang Chủ của Cái Bang. Từ khi Bang ta được thành lập, đến đời của Thầy là đời thứ 18,…’


Cũng lại con số 18, trong một câu chuyện hoàn toàn hư cấu. Một con số ảo, trong một bối cảnh với nhân vật ảo. Nhưng trên một nền tảng văn minh…có thật và thứ thiệt. Con số 18 ở đây lại đánh dấu kết thúc 1 chu kỳ, một liên tục trong chiều thời gian. Chu kỳ đó là một chu kỳ của các Bang Chủ thuộc nam phái. Nó kết thúc bởi Hoàng Dung là một người nữ, con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư, trở thành một Bang chủ mới.

Phim thứ hai kế tiếp, cũng dùng con số 18, đă cuối cùng thuyết phục được tại hạ và đem lại hứng khởi viết nên bài này. Đó là phim ‘Thế vơ Bọ Ngựa Thiếu Lâm’ (Shaolin Mantis) do Khương Đại Vệ thủ vai chính. Chuyện phim nói về vụ người Hán lúc nào cũng lén lút tụ tập lo bài Măn phục Minh. Vua Măn Thanh ngày nọ mới phái đại hiệp Wai Fong (David Chiang) văn vơ toàn tài đi truy tầm một đám phục quốc lợi hại ở miền Giang Nam. Wai Fong phải trá h́nh làm một ông đồ ngốc nghếch, để len vào một gia đ́nh vọng tộc, có tinh thần phục quốc cao, với vơ nghệ rất siêu quần. Gia đ́nh ấy có một người con gái rất khoái vơ nhưng không chịu học chữ. Thầy đồ nào đến nhà dạy dỗ cho cô ta thường chỉ chịu được năm bảy ngày, rồi cũng phải cuốn gói chuồn êm. Lúc Wai Fong đến thị trấn, y gặp thị đang đánh đập và đuổi ông Thầy đồ già bởi không được vừa ư với lối dạy của ông. Thấy Wai Fong đẹp trai, nho nhă, cô ta mới mời dọn về nhà để làm lăo sư mới cho cô. Trước khi cho việc thầy Wai Fong, cô này báo động trước, đại khái: ‘Anh có chắc đủ sức làm thầy tôi không. Anh coi chừng rồi cũng như ông thầy già, ban năy bị tôi đuổi việc. Anh biết hôn, ông Thầy đó là ông Thầy thứ 18 rồi đó.’

Thật quá rơ: số 18 được dùng để chỉ một tập hợp, một liên tục, hay chu kỳ. Trong trường hợp phim ‘Quyền Bọ ngựa’ nói trên, nó chỉ một chu kỳ hay tập hợp những ông thầy đồ già, có mạng ngũ hành không khắc được cô học tṛ ngỗ nghịch hư hỏng kia. ‘Liên tục’ đó sẽ được khép kín lại sau khi thầy Wai Fong nhận việc. Bởi thầy Wai Fong sẽ mở màn cho một ‘liên tục’ mới. Một liên tục, tràn đầy những ca khúc t́nh yêu, dẫn đến t́nh vợ chồng giữa cô học tṛ tinh ư và ông thầy Wai Fong.



Ta để ư, trong tất cả các trường hợp dùng 18 - từ 18 đời vua nhà Hạ cho đến 18 ông thầy không trị được học tṛ – danh tánh và chi tiết về 18 vị đó hoàn toàn mang tính cách… không quan trọng. Không thành vấn đề. Người phát ngôn ra con số 18 đó có vẻ chỉ muốn chúng ta biết ‘đó là một con số nào đó’, có thể lớn hơn 2, hoặc nhiều hơn 3. Và cũng có thể là một con số Không (0). Số chính xác không quan trọng. Bởi thực chất của nó chẳng có quan trọng. Nhưng quan trọng hơn chỉ ở chỗ những phần tử trong ‘tập hợp’ đó mang cùng một số đặc tính chung. Xin được lập lại, số 18 trong văn minh Hoa Hạ có vẻ mang chung một ư nghĩa như ‘ẩn số X’ trong toán học. X= 0,1, 2, 3,…. Nhưng kư hiệu ‘18’ đó có vẻ hoa mỹ hơn, chải chuốt hơn X. Và cũng có ư của một số bán xác định hay bất chợt, tương đương với N trong toán học. Với ngụ ư: không cần t́m hiểu rơ chi tiết về đặc tính của những nhân vật mang số từ 1 đến 18 làm ǵ. Chỉ cần hiểu đó là một tập hợp, một liên tục, chu kỳ, hay chuỗi tŕnh kín, nay đă hoàn toàn kết thúc.


Bội số của 18 và 9


Bất cứ ai cũng đều biết rơ 18 chính là: 9 nhân cho 2. Khoảng cách từ mặt đất đến trời xanh, theo ư niệm người Hoa thời cổ đại, bằng chiều cao của Bàn Cổ, tức 9 triệu lư (= 4600000 km). Cũng dùng con số 9.

Rất nhiều số đếm của văn minh Trung quốc vẫn dùng đến 9 hoặc 18, và bội số của chúng.


Về vơ nghệ, ta có ‘thập bát ban vơ nghệ’ tức 18 kiểu đánh vơ khác nhau. Gồm: đánh côn, đi quyền, v.v. Nhưng thật sự ít khi thấy sách vở Tàu ghi lại đầy đủ 18 lối đánh vơ khác nhau đó.



Nếu đọc truyện Tàu xưa, ta cũng thường thấy: ‘tam thập lục kế yĩ đào vi thượng’: trong 36 kế, kế chạy trốn là hay nhất. 36 chính là = 18 nhân 2. Cũng ít thấy ai cho biết chi tiết của từng mưu kế trong con số 36 kế đó. Chùa Thiếu Lâm cũng vậy. Nhiều phim kungfu hư cấu cho thấy phái Thiếu Lâm có đến 36 pḥng luyện vơ. Mỗi pḥng một kiểu luyện khác nhau. Nhưng cũng ít khi quay cho thấy đầy đủ 36 pḥng đó.

Đọc Tây Du Kư, ta để ư hai nhân vật có bùa phép thần thông quảng đại nhất. Người thứ nhất là Tôn Ngộ Không, tức Tề Thiên Đại Thánh. Người thứ hai, Dương Tiễn tức Nhị Lang. Cả hai đều có đến 72 thứ phép tắc thần tiên. Thường gọi: thất thập nhị huyền công. Xin kể vài thứ phép. Tôn Ngộ Không có thể bứt một cọng tóc thổi phù một cái. Presto! Cọng tóc biến ngay ra thành một Clone Tôn Ngộ Không khác, với khả năng bùa phép, vơ nghệ y hệt như Tôn Ngộ Không thiệt. Tôn Ngộ Không cũng có thể uốn người nhảy lên không trung một cái, lập tức biến thành con chim. Nhị Lang Dương Tiễn cũng vậy. Cũng đầy đủ 72 thứ bùa phép y như Tôn Ngộ Không. Nhưng có lẽ v́ y thuộc loại quan ở trên Trời, đi đâu cũng có chó theo, nên tác giả cho y thuộc phe chánh đạo, phải trên rơ phe tà đạo đại diện bằng Tề Thiên. Cũng có thể y mang mạng Kim, phía Tây, nên có vẻ trên cơ hơn một chút và khắc được Tôn Ngộ Không, mạng Thổ, phía Đông. Tuy cả hai cùng có ‘thất thập nhị huyền công’ như nhau.


Nhưng đặc biệt để ư, tác giả Ngô Thừa Ân không bao giờ liệt kê đầy đủ 72 thứ phép thần thông đó gồm những thứ phép nào. Ta chỉ biết 72 là một bội số của 18, và tất nhiên của 9: 72= 18 x 4; 72= 9 x 8.


Như vậy có thể tóm tắt: Trong văn minh người Hoa, họ rất thích dùng những con số như 9, 18, 36, 72, 108 (108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong ‘Thủy Hử’),… Tất cả đều là bội số của 18, đặc biệt cũng là bội số con số 9.


Thế tại sao họ lại thích con số 9? Có nhiều lư do, và xin để lư do chính qua phần sau. Lư do thông thường: số 9 là số dùng để chỉ vua chúa.


Người Trung quốc từ thời xa xưa đă dành số lẻ để chỉ đàn ông, và số chẵn chỉ đàn bà. Con số 9 tượng trưng cho người đàn ông có uy quyền nhất. Số 9 do đó dùng để chỉ các bậc đế vương.

Theo chuyện kể của Ngọc Phương [10], ‘những toà điện trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh gồm 9900 gian nhà. Các tháp canh ở bốn góc cung điện đều có 9 xà và 18 cột. C̣n trên các bức từơng b́nh phong có trạm khắc 9 con rồng…



Một ví dụ điển h́nh nhất về con số 9 huyền thoại là bệ thờ ở Thiên Đàn Bắc Kinh – nơi các hoàng đế thời Minh và Thanh hàng năm thường tế Trời để cầu cho quốc thái dân an. Bệ thờ có h́nh tṛn, xây thành 3 cấp. Mặt trên của bệ thờ ghép bằng 9 ṿng đá đồng tâm. Ṿng đá trong cùng gồm 9 phiến đá h́nh quạt, ṿng thứ hai gồm 18 phiến (9x2), ṿng thứ ba 27 phiến (9x3), … cho đến ṿng ngoài cùng, ṿng thứ 9 gồm 81 phiến (9x9) ghép lại.’



Hệ số đếm dùng con số 9



Giải đáp số 9 là số của vua chúa, tuy tiến thêm 1 bước nhưng vẫn chưa giải thích được toàn diện tại sao người Hoa từ xưa vẫn ưa dùng các bội số của 9, như 36, 72, 108, và nhất là 18. Mặc dù rằng chúng ta đă khá đủ tư liệu, kể trên, để chứng minh rằng: số 18 trong ‘18 đời vua Hùng’ chỉ là một con số quy về ư niệm của một liên tục, một châu ḱ, một tập hợp kín.



Đóng góp quan trọng thứ hai của bài này chính là giả thuyết: Người Hoa nguyên thủy, kể luôn cả chủng Yueh (Việt) ở phía Nam sông Dương Tử, vào thuở khai thiên lập địa, tạo dựng nên xă hội, đă dùng hệ thống đếm dựa trên con số 9, chứ không phải con số 10 theo hệ thống thập phân hiện nay. Phát hiện này, mặc dù c̣n trong dạng giả thuyết, có lẽ từ xưa đến nay chưa thấy bàn đến trong sách vở. Và có lẽ chính người Hoa cũng không ngờ tới chuyện này.

Thế nào là hệ thống đếm số 9? Muốn hiểu hệ thống đếm số 9 ta thử nhờ một em bé đếm thử từ 1 đến 20. Em đếm, bằng mọi ngôn ngữ trên thế giới:

1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 rồi 10. Tức con số lớn nhất trong hệ thống thập phân. Sau đó, em đếm tiếp: 10+1, em gọi tắt ‘mười một’, rồi 10+2, gọi tắt 12, 10+3, gọi tắt 13,… tuốt đến 19 (tức 10+9). Sau đó, em đếm 10+10. Nhưng 10+10, em nghĩ có vẻ bất tiện, nên thế bằng: 2 lần 10, gọi tắt thành ‘hai mười’, tức ‘hai mươi=20’. Tiếp theo đó: 20+1, tức 21; 20+2, tức 22, v.v.



Như đă phân tích kỹ trong bài viết về hệ thống đếm số của người Mường (hệ 9) [11], ở thời cổ đại có nhiều hệ thống đếm số khác nhau. Thí dụ, người Khờ-Me tức Cam Bốt ngày nay, dùng hệ thống đếm số 5. Tức khi đếm tới số 5 là hết. Họ phải đếm lại dùng số 1 ban đầu. Nghĩa là họ xem số 6 như là 5+1. Tiếp tục: 7=5+2,…



Phát âm về số đếm trong tiếng Cam Bốt, từ 1-12, xin liệt kê như sau:



0 = son {đọc như: /sohn/} => không

1 = múay /mooeh/ => một

2 = bpii /bpee/ => hai

3 = bey /bay/ => ba

4 = buan /booan/ => bốn

5 = bram /blam/ => năm => Số lớn nhất trong hệ 5.



Muốn đếm tiếp, phải dùng đến số 5, rồi cộng thêm:



6 = bram-múay /blam-mooeh/ => sáu => sáu (6)= bram (5)+muay (1): bram-muay

7 = bram-bpil /bram-bpee/ => bảy=> bảy (7)= bram (5)+bpil (2): bram-bpil

8 = bram-bey /bram-bay/ => tám => 8= bram (5)+bey (3)

9 = bram-búan /bram-booan/ => chín => 9= bram (5)+buan (4)

10 = dop /dup/ => mười => một tên gọi mới có nghĩa 2x5

11 = dop-muay /dup-mooeh/ => 11= dop (10)+muay (1), mười một

12 = dop-bpii /dup-bpie/ => 12= dop (10)+bpie (2), mười hai

……………………

16 = dop-brammuay /dup-blammơoeh/ => 16= dop (10)+bram(5)+muay(1)



Như vậy, đối với hệ đếm số 5, số 5 là số lớn nhất. Hệ đếm này dựa vào lối đếm dùng bàn tay 5 ngón.



Đối với hệ thống đếm số 10 như toàn cầu xử dụng hiện nay, số 10 là số lớn nhất. Hệ đếm số 10 xử dụng cả 10 ngón tay.



Đối với hệ thống đếm số 9, số 9 là số lớn nhất. Trong hệ đếm đó, số 9 lớn nhất đă được dùng để chỉ vua chúa. Hệ thống đếm số 9, theo thiển ư, đă dành 1 ngón tay để chỉ số không (0). C̣n lại 9 ngón kia dành cho số đếm từ 1 đến 9.



Hệ thống đếm số 9 vận hành ra sao? Như thường, đếm từ 1 đến 9. Số 10 đă được đếm như 9+1. Mười một: 9+2, v.v. cho đến 17= 9+8.



Rồi 18 sẽ được gọi như= 2 lần 9. Tức 29. Số 19 sẽ trở thành ‘2 lần 9 + 1’.



Đếm tuốt đến 27 ta sẽ đếm theo hệ thống 9 thành 39, tức 3 lần 9. Ba lần chin = 39 = 3x9 = 27. Đúng là những con số B́nh Nguyên Lộc [5] đă nêu lên thắc mắc không hiểu tại sao người Mường lại đếm số khác với Việt. Việt gọi số đếm 27, trong khi Mường gọi đó 39. Số 39 của Mường mang nghĩa 3 lần 9, thuộc hệ thống đếm số 9. Việt 27 = Mường 39. Hai mươi bảy bằng vơí ba nhân cho chin lần, 27= 3x9. Mường đọc ‘ba chỉn’, tức 39. Muốn biết rơ về người Mường, và nếp sống cùng văn hoá của họ xin xem tác phẩm của Jeanne Cuisinier về xă hội Mường xuất bản vào năm 1946 [15].

Rất có thể người Hoa ở thời mới tạo dựng xă hội đă dùng hệ thống đếm 9, bởi những lư do sau:




(i) Họ đă dùng số 9 để chỉ người đàn ông có quyền lực nhất. Số 9 là số lớn nhất trong hệ thống đếm số 9. Chứ không phải trong hệ thống đếm số 10 như Ngọc Phương đă tŕnh bày [10].

(ii) Vào thời cổ đại, thật cổ, văn minh Trung Đông chưa truyền đến Trung Quốc. Người Hoa chắc chắn phải có một hệ thống đếm hơi khác với hệ đếm số 10, của Trung Đông. Mặc dù rằng có thể đến đời nhà Thương, hoặc đầu đời nhà Châu (khoảng năm 1000 trước Công Nguyên), hệ thống đếm số 10 đă du nhập đến Khu vực sông Hoàng Hà.

(iii) Người Hoa vẫn thích dùng bội số của 9, như 18, 36, 72,… Y như những người quen hệ thống 10, sẽ thích dùng: 10, 20, 30, 40…

(iv) Người Mường cho đến giữa thế kỷ 20 vẫn c̣n dùng hệ thống đếm số 9, họ đă mang theo khi di cư về phía Nam. Người Mường là ai? Đại khái họ cũng cùng chung chủng Yueh (Việt), nhưng thuộc chi Thái. Khi xưa họ tập trung ở vùng phía Nam sông Dương Tử, đặc biệt tại nước Ba và Thục, giáp giới với nhà Tây Châu (770-476 TCN). Sau khi nước Thục bị nhà Tần dứt điểm, họ thiên cư về Nam, và gia nhập cộng đồng Tây Âu ở khu vực Quảng Tây, Quí Châu, ngày nay. Bởi những ǵ họ c̣n giữ, rất có khả năng đă được chia xẻ qua lại với Hoa chủng bên nước Châu ngày trước. Nên nếu họ c̣n giữ hệ thống đếm số 9, người Hoa thứ thiệt tại nước Châu ngày xưa thật xưa chắc cũng đă dùng hệ đếm số 9 đó.

(v) Nếu ở cổ thời, lúc văn minh phương Tây chưa mang sang hệ đếm số 10, rất có khả năng cả hai vùng Hoa Nam và Hoa Bắc đều xử dụng và quen thuộc với hệ đếm theo số 9. Từ đó họ sẽ quen dùng những bội số như 18, 24, 36, 72, v.v.

(vi) 18 đời vua nhà Hạ, triều đại khởi thủy của nước Tàu, đă xử dụng con số 18 theo thói quen của hệ thống đếm số 9 đó. Và từ đó việc vay mượn ư niệm triều đại Hồng Bàng của Tàu đưa vào truyền thuyết dựng nước ở phía Nam, chắc cũng không có ǵ lạ cả.


Tóm tắt

Bài này thử nh́n vấn đề ’18 đời vua Hùng’ dưới góc độ toán học và văn minh Hoa Hạ. Kết quả cho thấy con số 18 thật ra chỉ là một con số bất chợt, không liên hệ đến chi tiết lịch sử.



Số 18, trong văn hoá Trung quốc, thông thường được dùng để chỉ một chu kỳ. Hoặc một liên tục, một tập hợp, mà những phần tử trong tập hợp đó có cùng chung một số đặc tính. Ở một mặt khác, nó là một con số che lấp những thiếu thốn về hiểu biết và chi tiết về tính chất của từng phần tử trong tập hợp đó. Nói một cách khác, số 18 chỉ là một lối nói cho văn vẻ, dùng toán số (2x9= 18) của giới sĩ phu Trung quốc. Có lẽ với mục đích… để hù những người không biết chữ, và cũng để cho bài viết, bài văn cho được trôi chảy, không có những điều ‘không biết’. Số 18 là một con số dùng để…che mắt, lấp loát những cái không biết.



Số 18 hoặc 36, 72, hay về sau ‘Bách’ tức 100, như dùng để chỉ khối chủng Yueh (Bách Việt), đă được xử dụng hết sức tiện nghi. ‘Bách’ dùng để chỉ số nhiều, đếm không hết, chứ không phải 100. Bởi vào thời Xuân Thu, ở phía Bắc sông Dương Tử có đến trên dưới 1000 nước [12]. Khối Yueh ở phía Nam chắc cũng tương tự, vượt trên 100 rất xa. Do đó nếu ‘Bách’ (100) là một con số bất chợt, th́ ‘thập bát’ (18) cũng chỉ như vậy mà thôi.



Nh́n lại công tŕnh của Ngô Sĩ Liên dười góc độ của thế kỷ 21 hiện nay, bắt buộc ta phải có một cái nh́n khác. Trong góc nh́n đó, chúng ta phải nhớ, Ngô Sĩ Liên và cộng sự đă có tư duy rất khó vượt khỏi lối suy nghĩ, lối viết lách của những sư phụ ở Bắc phương. Họ phải theo một khuôn khổ định trước để chứng tỏ tri thức đă đạt tới mức chuẩn của giới khoa bảng ở phương Bắc. Từ đó ta có thể thấy:

(i)     Truyền thuyết viết ra sao, họ chép y lại như vậy. Chỉ được phép than thở hoài nghi trong phần luận bàn mà thôi. Đặc biệt nhất, Ngô Sĩ Liên đă căn dặn hậu bối: ‘Hoàn toàn tin vào sách chẳng bằng không có sách’.

(ii)         &n bsp;    Lối viết sử kiểu Tàu ra sao, họ sẽ theo y như vậy. Tàu không biết nhiều về nhà Hạ, nên phải gom góp các chuyện cổ tích, các truyền thuyết, rồi đưa vào con số 18 rất phổ thông, để gói ghém một trang sử cổ cho được đẹp mắt. Không có cách ǵ khác, phía bên An-nam cũng làm theo y như vậy. Họ làm việc qua nhiều tác phẩm và nhiều năm tháng, để rồi sau cùng, Ngô Sĩ Liên và các cộng sự thu thập tất cả, đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng, rồi đưa vào bộ Sử Kư có tầm vóc đầu tiên của nước Nam.

(iii)         & nbsp;  Đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng Việt Nam, rập y khuôn 18 đời vua nhà Hạ, triều đại hồng bàng ở bên Tàu. Để ư rất nhiều bài viết trong vài thập kỷ qua ưa liệt kê danh sách các đời vua Hùng. Khổ nỗi tất cả đều viết tên hiệu bằng…chữ Hán ṛng. Thí dụ, Hùng Huệ Vương, Hùng Tấn Vương, v.v. Y như là cái nước của mấy ông vua Hùng giống như mấy cái nước chư hầu ở đời nhà Châu phía bắc sông Dương Tử, thời Xuân Thu Chiến quốc. Và những vua Hùng này có lẽ nói với thần dân của các ông bằng tiếng Tàu, trước khi người Tàu đến nước đó cả ngàn năm.

(iv)         &n bsp;  Truyền thuyết dựng nước đó, ở mặt cội nguồn, cũng không quên lôi thêm một trong những biểu tượng xă hội nguyên thủy của Tàu là ‘vua’ Thần Nông. Theo thiển ư, Thần Nông chỉ là một biểu tượng, chỉ một xă hội đă tiến lên ngành canh nông để kiếm ăn, sinh sống. Nó cũng giống như thời bây giờ, người ta dùng ‘Thế Kỷ 18’ để chỉ thời đại con người đạt đến cách mạng công nghệ. Hoặc, trong một tương lai nào đó, có thể người ta dùng ‘thời đại Bill Gates’ để chỉ thời đại điện toán, và internet. Chứ không phải Bill Gates là ông tổng thống toàn cầu ở vào thế kỷ 21, đối với hậu thế 4 ngàn năm sau, có thể đoán nhầm, v.v.

(v)         &nb sp;    Con số 18, thường dùng trong văn hoá Trung quốc để chỉ một chuỗi tŕnh nào đó theo với chiều thời gian, mà chi tiết thường không biết rơ. Như một tập hợp, như một liên tục nay đă khép kín. Bản chất chi tiết của từng phần tử trong tập hợp hay liên tục đó vẫn là ẩn số cho đến ngày nay.



Tháng 3, 2005

N.N.



Ghi Chú



[1] Trần Trọng Kim ( 1971) Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục xuất bản. Đại Nam tái xuất bản tại Hoa Kỳ.

[2] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1697). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xă Hội Việt Nam được tŕnh bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite

[3] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nxb Thành Phố HCM. Bộ Môn Á Châu Á Học. Đại Học Tổng Hợp, TP HCM.

[4] Họ Châu và họ Chu là hai họ hoàn toàn khác nhau. Từ phát âm, ư nghĩa, lối viết chữ Hán. Họ Châu có: Châu Nhuận Phát, Châu Ân Lai, nhà Châu bên Tàu (Đông Châu liệt quốc), Châu Chỉ Nhược (Ỷ Thiên Đồ Long Kư), v.v.. Họ Chu có: Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ), Chu Dung Cơ (cựu Tổng Lư), v.v. Từ ‘châu’ và ‘chu’ cũng vậy. ‘Châu báu, Trân Châu Cảng,…’ đáng nhẽ phải được viết và phát âm ‘chu báu, Trân Chu Cảng,…’. Ngược lại ‘Chu kỳ, Đông Chu liệt quốc,…’ đúng ra phải được viết và đọc ‘châu kỳ, Đông Châu liệt quốc,…’. Người Việt ưa lẫn lộn hai thứ họ và từ 'châu' và 'chu', do việc kị húy chúa Nguyễn Phúc Chu. Xin xem [6].

[5] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (USA) tái bản.

[6] Nguyên Nguyên (2004) Loạt bài: ‘Từ chữ Nôm đến quốc ngữ’ (tổng cộng 8 bài). Có đây đủ.tại các mạng: Khoahoc.net, Aihưucongchanh.com, honque.net, perso.wanadoo.fr/charite.

[7] Ở một đoạn bàn luận về Lạc Long Quân, Ngô Sĩ Liên [2] cho thấy ông cũng có một viễn kiến đi trước Charles Darwin khá lâu: 'Trong buổi trời đất mới mở mang có người do khỉ mà hoá ra...'

[8] Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002) Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại. Nxb Văn Hoá Thông Tin.

[9] Arthur Cotterell (1995) China – A History. Pimlico (Random House)

[10] Ngọc Phương (2003) Kể chuyện Văn Hoá Truyền Thống Trung Quốc. Nhà Xuất Bản Thế Giới (Hànội)

[11] Nguyên Nguyên (2004) Thử t́m hiểu số đếm 1-10 trong văn minh Đông Sơn. Xem các báo mạng: khoahoc.net, honque.net, aihuucongchanh.com, perso.wanadoo.fr/charite,...

[12] Nguyễn Hiến Lê (2002) Sử Trung Quốc. Nxb Văn Hoá

[13] Janet McRae & Peg White (1984) The Chinese Way. Brooks Waterloo

[14] Phục Hy, đặt ra bát quái, căn bản của Kinh Dịch. Thần Nông: tổ nghề nông và dược thảo. Hoàng Đế: biểu tượng của vua đất màu vàng (Hoàng). Đất vàng có tên khoa học là loess, chính là đất bồi do gió mang đến. Ở Trung thổ có lớp dày đến 3 thước. Rất ph́ nhiêu bởi nước thẫm dễ dàng. Người Hoa cho dân tộc họ mang mạng Thổ, màu vàng, ở miền chính giữa: Trung. Bởi vậy nước của họ gọi Trung Hoa hay Trung Quốc. Thời xưa, nếu đối chiếu với bên ngoài họ vẫn gọi đất của họ: Trung nguyên. Thí dụ, trong truyện của Kim Dung, giới giang hồ ưa hỏi nhau: ‘Không biết tin đồn Tạ Tốn đă trở lại Trung nguyên có thật hay không’. Hiện diện của bà Nữ Oa, được sắp xếp rất lộn xộn, chỉ chứng tỏ giai đoạn cổ thời theo Mẫu hệ của Hoa chủng. Theo đó bà Nữ Oa đáng lẽ phải được sắp xếp trước tiên. Điển h́nh, Thái Dương Thần Nữ của dân tộc Phù Tang bị kẹt cứng thành mẫu tổ của dân Nhật. Dân Trung Hoa xưa sau khi chuyển qua Phụ hệ đă thay đổi thứ tự và đưa bà Nữ Oa xuống.

[15] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mương – Géographie humaine et sociologie. Institut d’Ethnologie. Paris

[16] Cũng có thể ‘tá’ ở thời thượng cổ dùng để chỉ ‘hai chục’ theo hệ 9. Hai chục trong hệ 9 tức là 2x9 = 18. Bởi ‘tá‘ (= 打 /da/ = ‘đôi’(?) = đôi chín = đôi chục?) ngày xưa tại Viêt Nam, có nơi chính là 18. Một tá xoài= 18 trái xoài = 2 x 9 trái xoài. Tất nhiên khi văn minh các nơi khác đến, ‘tá’ được đem ra dùng để dịch ‘dozen’, rồi trở thành 12. Nhưng đây chỉ là tản mạn mà thôi.

[17] Xin để ư ngoài cái mốt 18 cho một liên tục về thời đại, cổ sử Hoa ưa cho việc mất nước v́ đàn bà đẹp. Có lẽ ‘suy diễn ngược’ từ vụ Đường Minh Hoàng với Dương Quí Phi. Đầu tiên vua Kiệt nhà Hạ v́ mê nàng Muội Hỉ nên bị Thành Thang diệt. Kế đó vua Trụ nhà Thang v́ sủng ái Đắt Kỉ nên mất nước với nhà Châu. Tiếp theo đó, vua nhà Châu v́ mê Bao Tự nên thua giặc rợ Khuyển Nhung và bị giết. Sau đ̣ phải di đô về phía Đông: Đông Châu.

[18] Sử Việt Nam có vẻ mang khuynh hướng dễ dăi xem những vị Tam Hoàng Ngũ Đế này có thật. Người Tây Phương lại khác. Họ ưa xem những vị thần thánh nguyên thủy này như những biểu tượng xă hội.
___

Bài này cung chuẩn bị & đả định viết cách đây cũng 3-4 tháng {1 sự trùng hợp ngẫu nhiên} trong 2 chủ đề:
a/nguồn gốc Kinh Dich
hay
b/Kinh Dịch - Di sản sáng tạo của Việt Nam (?)

Có lẻ buồn t́nh v́ bị hăm dọa nên HH xin tự ngưng hoạt động .
Nay xin mạn fép bổ túc & bổ sung theo để trao đổi & trả lời 1 thành viên sáng giá khac đả hăm dọa ḿnh.


Sửa lại bởi Hoailong : 10 May 2005 lúc 11:51pm
Quay trở về đầu Xem Hoailong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Hoailong
 
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 3 of 31: Đă gửi: 11 May 2005 lúc 10:39am | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&

Con số 18 được dùng trong đoạn sử này về sử dân tộc Hàn:
Bai Dal/Bội Đạt quốc, c̣n gọi là Gu Ri/Cửu Lê hay Hữu Hùng, một quốc gia, mà theo một số người Hàn Quốc bây giờ chủ trương, được lập bởi người Hàn vào năm 3898 Trước Kytô, gồm đa phần Măn Châu, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Giang Tô, An Huy, Triết Giang. Họ đặt chữ viết mà người Hoa mượn và nói là của ḿnh, tiêu chuẫn hóa Đông Y, phát triễn nông nghiệp, và những phát minh khác được xem như của người Hoa. Vương quốc Bội Đạt kéo dài 1565 năm, dưới 18 đời vua. (1)

1. http://kimsoft.com/2004/go-chosun.htm


__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 4 of 31: Đă gửi: 11 May 2005 lúc 10:47am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Tại sao người Việt với số đếm đến 10 lại cứ phải có gốc từ Khờ Me mà lại ko phải Khờ Me có gốc từ người Việt nhỉ?

Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
dungtuvi
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 21 June 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 423
Msg 5 of 31: Đă gửi: 11 May 2005 lúc 8:23pm | Đă lưu IP Trích dẫn dungtuvi

Tại sao người Việt với số đếm đến 10 lại cứ phải có gốc từ Khờ Me mà lại ko phải Khờ Me có gốc từ người Việt nhỉ?

Thiên Sứ

            ..............................
h́ h́
thật cũng chả hiểu sao
dungtuvi

            ..............................

- thienkhoitimvui và hoailong .2 bạn thật có công sưu tầm ghê. hay tuyệt v́ thật tế đây là lần đầu tiên tôi mới biết chuyện này. số đếm đơn giản vậy mà đào sâu lại phức tạp rắc rối như vậy .

thân
dungtuvi




Quay trở về đầu Xem dungtuvi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dungtuvi
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 6 of 31: Đă gửi: 12 May 2005 lúc 1:27am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Dũng Tù Và ui!
Ngày mai mùng 6 Âm lịch tuy ko phải ngày lành tháng rách; nhưng cũng là ngày chẵn ông ạ. Ông có thể cho tôi dược diện kiến cái dung nhan gầy g̣ của ông được ko?
Có cuốn sách hay hay muốn ông xem. Công xem của ông là bia uống thả giàn với ốc hoặc ṣ nướng. Tôi là khổ chủ. Hi!
Thân
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
dungtuvi
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 21 June 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 423
Msg 7 of 31: Đă gửi: 12 May 2005 lúc 9:24pm | Đă lưu IP Trích dẫn dungtuvi

h́ h́, chào THIÊN SỨ
DU LỊCH MỚI VỀ HẢ, KHOẺ HÔNG.
h́ h́ tôi có số ăn ngon mặc đẹp,bây giờ tôi thấy có lư thiệt.
- sao tôi ăn nhậu mấy chục năm mà bây giờ tôi vẫn chưa thấy chán nhỉ, vẫn khoái h́ h́.

* năm nay tôi bấm ông một quẻ rồi h́ h́
năm 2005 : là năm thuỷ (ông biến thành hoả )
            ngày 6 tháng 4 âm lịch là ngày : hoả ông hoá
                                               thuỷ
   năm 2005 cung phi : nam = tốn
                        nử = khôn
h́ h́ ông có duyên thuỷ hoả tốn khôn quá nhỉ. năm nay ông chắc căi lộn khùng luôn (theo thuyết của ông ).

-ngày 6 âm lịch là ngày khá tốt đó, nhưng là ngày có sao xấu là đại hao + ngũ quỉ + chu tước : h́ h́ chắc chắn là hao tài (ông hao tài bia mồi là chắc h́ h́ ), nhậu th́ ông chọn quán ở hẻm hoặc hông nhà v́ có ngũ quỉ +chu tước. chọn quán mặt tiền nhậu là có chuyện bực ḿnh hà.chắn chắn đến gặp anh.

thân
dungtuvi





Quay trở về đầu Xem dungtuvi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dungtuvi
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 8 of 31: Đă gửi: 13 May 2005 lúc 12:53am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Helo Dũng TV.
Hân hạnh đón tiếp. Híc!
Năm nay có thể phải đem chuông đi đánh xứ người wá! Híc!
Dũng gơ chiêng phụ zdí!

Thiên Sứ
-------------------
Giang hồ nào có ai phong ấn
Nên khó từ quan trở lại quê
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 9 of 31: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 7:23am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

ThienSu đă viết:
Tại sao người Việt với số đếm đến 10 lại cứ phải có gốc từ Khờ Me mà lại ko phải Khờ Me có gốc từ người Việt nhỉ?


câu hỏi của ông cũng đơn giản chưa đi sâu, mà chỉ mới dừng ở mức độ về logic "nếu 2 cái giống nhau th́ biết ai học ai".

do đó, tôi cũng chưa đi sâu vào bài viết trên mà tôi sưu tầm!

nhưng, nếu như vậy, th́ cũng chưa chắc đă là người Khờ Me bị ảnh huởng bởi người Việt, đúng không?

Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 10 of 31: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 7:41am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Hoailong đă viết:

1 số lư giăi mới về con số 18 đời vua HÙNG:


Tôi có nghe một số lập luận như sau:

- 18 đời Hùng Vương không phải 1 đời là 1 người
- Do đó, 18 đời Hùng Vương, chữ "đời" được hiểu là "1 giai đoạn", trong 1 giai đoạn có nhiều vua.

Như thế, 18 đời vua Hùng không phải là 18 ông vua, nên không có chuyện tuổi thọ trung b́nh của các vua Hùng "dài quá" như "huyền thoại" "thần thoại" vậy.

Nhưng, vấn đề là "làm sao khẳng định 18 đời Hùng Vương th́ bao hàm mỗi đời nhiều vua, chứ không phải 18 đời ông vua" như cách hiểu thông thường.

Bộ sử nào nói 18 đời Hùng Vương, mỗi đời gồm nhiều đời vua? Đại Việt Sử Kí Toàn Thư có nói như vậy không?

Theo chỗ tôi biết, trong sử không những ghi chung chung "18 đời Hùng Vương" mà họ c̣n ghi đủ "18 đời mỗi đời là 1 ông vua" luôn. Như thế, theo cách tŕnh bày, cách hiểu của người viết sử, họ không có ư nghĩ 18 đời, mỗi đời là một giai đoạn có thể bao gồm nhiều đời vua, mà là 18 đời Hùng Vương là 18 đời vua Hùng Vương.

Như thế, nếu đúng theo như Sử ghi là 18 đời ông vua, th́ tuổi thọ của họ quá lớn, khá vô lí. C̣n nói 18 đời Hùng Vương, mỗi đời gồm nhiều ông vua th́ không đúng như mô tả trong sử.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 11 of 31: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 8:02am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Trích trong gia phả họ Phan
Code:
Theo bản Ngọc Phả Hùng Vương cổ nhất đời Vua Lê Đại Hành ghi (980), th́ 18 đời Hùng Vương là "thập bát diệp, nhất thập bất thế" có nghĩa là 18 ngành lá, 118 đời, mỗi ngành có nhiều đời vua với thời gian nhiều năm. Vua Kinh Dương Vương ở ngôi 250 năm, truyền cho ngành Lạc Long Quân 269 năm, rồi Lạc Long Quân truyền cho ngành trưởng con ḿnh 270 năm (12 VNT4. T163-164).

Như vậy theo Đại Việt sử kư toàn thư ghi: Vua Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng làm vua vào năm Nhâm Tuất tức 2879 trước công nguyên, th́ nhiều người không tin. Qua các cứ liệu, thông thường hiện nay, giới sử học ước đoán vào khoảng đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên (34 ĐVN-T.6) ư kiến này được nhiều người chấp nhận. Gần đây các nhà sử học Trung Quốc phân tích t́nh h́nh xă hội Trung Quốc từ thời cổ đến Nghiêu Thuấn Vũ tức 2140 TCN về trước là thời đại Công xă thị tộc. Thời đại Hạ Thương Chu (2140-1066 TCN) là thời đại chiếm hữu nô lệ (32 TQTT.T8.10). Đầu đời Tây Chu đă chuyển sang phân phong kiến địa (phong kiến), nhưng cơ sở vật chất và quan hệ chiếm hữu nô lệ vẫn kéo dài cho măi đến Xuân Thu (770-475 TCN) thời Đông Chu mới hết.


gia pha ho Phan
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
quite
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 February 2005
Nơi cư ngụ: El Salvador
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 65
Msg 12 of 31: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 8:07am | Đă lưu IP Trích dẫn quite

thienkhoitimvui đă viết:
Hoailong đă viết:

1 số lư giăi mới về con số 18 đời vua HÙNG:


Tôi có nghe một số lập luận như sau:

- 18 đời Hùng Vương không phải 1 đời là 1 người
- Do đó, 18 đời Hùng Vương, chữ "đời" được hiểu là "1 giai đoạn", trong 1 giai đoạn có nhiều vua.

Như thế, 18 đời vua Hùng không phải là 18 ông vua, nên không có chuyện tuổi thọ trung b́nh của các vua Hùng "dài quá" như "huyền thoại" "thần thoại" vậy.

Nhưng, vấn đề là "làm sao khẳng định 18 đời Hùng Vương th́ bao hàm mỗi đời nhiều vua, chứ không phải 18 đời ông vua" như cách hiểu thông thường.

Bộ sử nào nói 18 đời Hùng Vương, mỗi đời gồm nhiều đời vua? Đại Việt Sử Kí Toàn Thư có nói như vậy không?

Theo chỗ tôi biết, trong sử không những ghi chung chung "18 đời Hùng Vương" mà họ c̣n ghi đủ "18 đời mỗi đời là 1 ông vua" luôn. Như thế, theo cách tŕnh bày, cách hiểu của người viết sử, họ không có ư nghĩ 18 đời, mỗi đời là một giai đoạn có thể bao gồm nhiều đời vua, mà là 18 đời Hùng Vương là 18 đời vua Hùng Vương.

Như thế, nếu đúng theo như Sử ghi là 18 đời ông vua, th́ tuổi thọ của họ quá lớn, khá vô lí. C̣n nói 18 đời Hùng Vương, mỗi đời gồm nhiều ông vua th́ không đúng như mô tả trong sử.
Quay trở về đầu Xem quite's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi quite
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 13 of 31: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 8:33am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

THƯA BẠN THIENNHAN:

TÔI ĐĂ ĐỌC THẦN PHẢ ĐỀN HÙNG, TÔI HI VỌNG CÓ THỂ T̀M LẠI MÔ TẢ CỦA BẢN THẦN PHẢ NẦY, ĐẠI Ư NHƯ BẠN ĐĂ VIẾT TRONG CODE.

Thế nhưng, bản thần phả, ngay như cái tên và lĩnh vực của nó, cho phép thấy rất khó coi nó là "tư liệu sử (sử liệu) tin cậy". Rất đơn giản, v́ trong thần phả c̣n nhiều chi tiết rất thần linh, huyền hoặc, hoặc là tài liệu gnhiên cứu riêng cho những người có nhă hứng với lĩnh vực nầy (thần linh). Trong điều kiện đó, tôi sẽ tranh luận với họ. Nhưng, nói về một môn khoa học là sử học, th́ thần tích thần phả không thể coi là "tư liệu sử tin cậy được".

C̣n trong các bộ sử, tôi chưa đọc những bản mô tả 18 đời Hùng Vương là 18 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều đời Vua. Trong các bộ SỬ của Việt Nam, xin hỏi có bộ nào mô tả mỗi đời gồm nhiều ông vua.

V́ thế tôi mới giới hạn vấn đề tôi viết là CÁC BỘ SỬ - CÁC SỬ GIA" những người khi chấp bút ghi "18 đời Hùng Vương" trong tác phẩm sử của họ, thí dụ như Đại Việt Sử Kí Toàn Thư!
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 14 of 31: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 11:02am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Ông Thienkhoitimvui viết:

V́ thế tôi mới giới hạn vấn đề tôi viết là CÁC BỘ SỬ - CÁC SỬ GIA" những người khi chấp bút ghi "18 đời Hùng Vương" trong tác phẩm sử của họ, thí dụ như Đại Việt Sử Kí Toàn Thư!


Kính thưa quí vị quan tâm!
Nếu giới hạn trong các bộ sử và các sử gia th́ thời Hùng Vương kéo dài từ năm Nhâm Tuất 2879 trước CN và kết thúc vào năm 257 trước CN. Cương vực nước Văn Lang dưới thời trị v́ của các vua Hùng: Bắc giáp Động Đ́nh Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông Hài và Tấy giáp Ba Thục. Tất cả các bộ sử sau đó đều viết như vậy.

Xin xem Đại Việt sử kư toàn thư

Thiên Sứ
--------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 15 of 31: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 11:14am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Đúng, nếu nếu giới hạn như vậy th́ cũng có 18 đời Hùng Vương là 18 ông vua cụ thể. đem chia ra th́ tuổi thộ một ông sẽ quá lớn.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 16 of 31: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 11:17am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Hoài Long thân mến!
Những người có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hoá sử Việt với 5000 văn hiến cho rằng quan điểm của họ được:
"Hầu hết các nhà khoa học trong nước và công đồng khoa học thế giới công nhân.
Điều này cũng thể hiện trong bài viết của Hoài Long ở trên (Mà hôm nay tôi mới xem). Hoài Long đừng buồn v́ những nhận xét sau đây của tôi về t/g bài viết:
# Chỉ đặt ra những giả thiết để nghi ngờ mang tính phủ định truyền thống văn hoá sử Việt.
# Không hề có sự chứng minh thuyết phục.
# Không có một hệ luận nhất quán và chặt chẽ.
Quí vị quan tâm hăy xem kỹ lại.
Rất cảm ơn.

Thiên Sứ
--------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 17 of 31: Đă gửi: 15 May 2005 lúc 11:31am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

đó là quan điểm của ông, không sao, nhưng người khác sẽ không nghĩ như vậy.

chúng ta làm sao có thể trở về 5000 năm trước để biết chắc sai hay đúng.

ông tin ông đúng, c̣n những người không tin vào ông, bao gồm tất cả những nhà sử học trong và ngoài nước là "một lỡ ngu xuẩn". một khi ông tự tin như vậy, không ai đủ sức để khiến ông suy nghĩ ông có thể sai.

cũng như, trong dự đoán, ông tin rằng ông có thể đoán đúng, nhưng rồi thực tế nhiều khi ông đă sai. thí dụ như ông đoán về ngầy đăng quang của Giáo Hoàng mới đă sai.

đó là một sự kiện dễ kiểm chứng, nên sau đó đợi ít lâu là người ta biết sai hay đúng.

nhưng như câu chuyện lịch sử mấy ngàn năm th́ rất khó cụ thể như thế. trở lại 5000 năm trước th́ không thể, chỉ có thể nói về lí luận, mà nói lí luận th́ có nhiều cái trừu tượng, nếu khăng khăng không công nhận cũng được thôi.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
Hoailong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 20 June 2003
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 40
Msg 18 of 31: Đă gửi: 16 May 2005 lúc 8:21pm | Đă lưu IP Trích dẫn Hoailong

Chào các Bạn & ông TS:
Bài viết của HL có mục đích là trả lời ông TS về v/đ giữa cái lư của ông Lê Thành Khôi & cái Lư của ông TS trong 2 chủ đề:
a/nguồn gốc Kinh Dich :
http://tuvilyso.com/forum/forum_posts.asp?TID=3539&PN=4&TPN= 2
Msg 32 of 42: Đă gửi: 14 November 2004 lúc 9:05pm
hay
b/Kinh Dịch - Di sản sáng tạo của Việt Nam (?)
c̣n có 1 cái lư thứ 3 là cái nghịch lư giữa 2 cái lư này & cả 3 đều cho là có lư (& chân lư):
Vậy v/đ là ở chổ nào ?
Tôi xin tiếp tục đóng góp 1 sưu tầm sau đây:

Lịch Đoi của người Mường Bi

Mường Bi là một trong bốn mường lớn và là mường được xếp thứ nhất trong bốn mường lớn của người Mường ở tỉnh Hoà B́nh. Người Mường có câu: Nhất Bi, nh́ Vang, tam Thàng, tứ Động. Không chỉ người Mường Bi, mà người Mường ở các nơi khác như người Mường Thanh Hoá, cũng đều nhận Mường Bi là mường gốc, là đất tổ… Quả thật, tại Mường Bi, người ta c̣n thấy lưu lại khá nhiều giá trị văn hoá cổ của người Mường. Một trong những giá trị văn hoá đó là cách tính lịch riêng mà người Mường ở Mường Bi gọi là lịch Đoi, hiện vẫn c̣n được giữ ǵn trong các gia đ́nh trí thức truyền thống của người Mường, gia đ́nh thuộc tầng lớp các thầy Mo. Sở dĩ người Mường ở Mường Bi gọi lịch này là Lịch Đoi, bởi lịch này đă phân chia ngày tháng trong một năm theo sự vận hành của sao Đoi - sao Tua Rua (cḥm sao nhỏ có bảy ngôi vận động theo chiều từ Đông sang Tây). Sao Đoi chuyển động nhanh hơn mặt trăng. Vị trí giữa sao Đoi và mặt trăng tuỳ theo các tháng trong một năm. Khi sao Đoi vượt qua mặt trăng, người Mường Bi gọi đó là ngày "Đoi vào" hay "ngậm Đoi”. Căn cứ vào các ngày "Đoi vào" và sự chuyển dịch của các ngày đó mà người ta phân biệt các tháng, các ngày trong một năm. Theo lịch Đoi, người Mường Bi quan niệm một năm có 12 tháng, mỗi tháng có tên riêng. Điều đáng chú ư là các tháng đó đều tính sớm lên so với tháng âm lịch của người Việt bốn tháng (bởi thế, người Mường ở Mường Bi mới có câu nói khái quát những đặc điểm trong sinh hoạt của tộc người Mường: Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới).

Như vậy là tên trong tháng lịch Đoi Mường Bi có 10 tháng được đặt tên theo hệ số từ 1 đến 10, c̣n hai tháng c̣n lại (tháng Giêng - tháng Giêng Mười và tháng Hạp - tháng Chạp) đều có tên khác, tương tự cách gọi tên tháng của người Việt.
Đó là hệ số đếm của người Việt cổ mà ngày nay chúng ta chỉ c̣n thấy trong bốn dáng mờ nhạt ở một số cách đếm ngày, tháng… mà thôi.. Cũng theo cách tính lịch Đoi, một tháng của người Mường có từ 29 đến 30 ngày, được chia làm 3 "tuần", mỗi tuần có 10 ngày, có tên gọi khác nhau. Thượng tuần gọi là ngày "Kâl", trung tuần gọi là ngày "Loồng", hạ tuần gọi là ngày "Cối". Như vậy, ngày 11 trong lịch Đoi được gọi là 1 loồng, và ngày 21 được gọi là ngày 1 cối, c̣n ngày mùng 1, gọi là ngày 1 kâl. Một năm, theo lịch Đoi, được chia làm 8 giai đoạn và mỗi giai đoạn được định kỳ và có tên gọi khác nhau.

Các thầy Mo, thầy bắt chữ (tính giờ, tính ngày lành tháng tốt) dựa vào cách phân giai đoạn này để tính toán công việc. Điều lư thú là cách phân kỳ một năm làm 8 giai đoạn của lịch Mường Bi trùng hợp với cách phân 8 định kỳ trên lịch trống đồng Hoàng Hạ, vẫn được các nhà nghiên cứu cho rằng, đó là lịch của người Việt cổ, thời kỳ Hùng Vương. 8 giai đoạn đó nằm trong khoảng thời gian từ tháng Giêng (tháng Giêng) đến tháng Tám (tháng Thám) lịch Mường Bi, là khoảng thời gian canh tác của nền nông nghiệp cổ xưa của người Việt. (Trong Les Mương của J. Cuisinier, Paris, 1947, tác giả có một liên hệ tới 8 định kỳ của người Chăm, một tộc người có nền nông nghiệp phát triển từ rất sớm). Căn cứ vào thời tiết, vào sự phát triển của cây trồng, người Mường liên hệ tới những sinh hoạt của con người, từ đó suy luận về "ngày lành tháng tốt", để tính toán khi bắt đầu làm một công việc ǵ. Kinh nghiệm xem ngày tính việc được người Mường đúc kết thành lời nói vần để lưu truyền từ đời này sang đời kia, từ vùng này sang vùng khác:- Làm mùa Kâl tha, làm nhà Kâl trong.

(Làm mùa thường làm vào ngày Kâl tha, tháng Một, Chạp Mường Bi, được coi là công việc làm ăn sẽ thuận lợi, sẽ được “mát mẻ, nhẹ nhàng", c̣n làm nhà vào ngày Kâl trong tức tháng Hai, tháng Ba lịch Mường Bi, sẽ được kín đáo, chắc chắn).

Hoặc:

- Thướm tha được cái may thú
Thướm trong được cái may cá
Khoá hổ được giờ đi đường
Thướm ngàng may cơm may rượu

(Ngày Thướm tha, tháng mười, đi săn thú sẽ gặp may mắn, ngày Thướm trong, tháng bốn, đi bắt cá gặp nhiều may mắn; ngày Khoá hổ, tháng bảy, đi đường gặp nhiều may mắn, ngày Thướm ngàng, tháng Giêng, hay được người ta mời cơm mời rượu).

Không chỉ tính toán cho từng tháng, lịch Mường Bi c̣n tính toán đến từng ngày, từng giờ. Các thầy bắt chừ (bắt giờ, tính giờ) đều rất thạo công việc này. Lịch Mường Bi là một sự tổng hợp của các sự phân kỳ, phân thời trong một năm dựa trên cách tính toán, căn cứ vào sự vận động của mặt trăng, sao Tua Rua, kết hợp với lịch hậu vật… Lịch Mường Bi là một biểu hiện rực rỡ của tư duy Mường - hay nói đúng hơn, của tư duy Mường - Việt trong sự nhận thức thế giới, trong đó có sự nhận thức về thời gian, trước khi chịu ảnh hưởng của văn minh - văn hoá Trung Hoa. Điều đó chứng tỏ, văn hoá Mường - Việt ở thời kỳ tiền Trung Hoa, đă đạt tới những tŕnh độ khá cao và phát triển khá độc lập, song song với các nền văn minh - văn hoá khác trong khu vực.

Lịch Đoi - hay lịch Mường Bi, ra đời từ bao giờ?
Mối quan hệ của nó với âm lịch ra sao?
Đó là những vấn đề c̣n phải nghiên cứu tiếp tục. Song, sinh ra từ một nền văn hoá bản địa, lại kết hợp chặt chẽ với lịch hậu vật, lịch Đoi chắc chắn sẽ rất phù hợp với sự phân thời của canh tác nông nghiệp trong khu vực sinh sống của các tộc người Mường - Việt hiện nay.
(Theo Nhân dân)
   

Sửa lại bởi Hoailong : 17 May 2005 lúc 7:22pm
Quay trở về đầu Xem Hoailong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Hoailong
 
CindyNg
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 353
Msg 19 of 31: Đă gửi: 18 May 2005 lúc 10:26pm | Đă lưu IP Trích dẫn CindyNg

Hoailong đă viết:
Suu tầm (

Theo sách vở cu, các dời vua Hùng bắt dầu từ nam 2879 và kết thúc vào 258 TCN. Tổng cộng 2622 nam. Nếu chia ra 18 dời th́ mỗi một dời vua kéo dài trung b́nh 146 nam. Một chuyện hết sức hoang duờng, nếu nhớ: (i) Các triều dại vua chúa bên Tàu vào thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài trung b́nh khoảng 10-20 nam, nhu Châu Trang Vuong (696-682 TCN), 14 nam chẳng hạn; và (ii) Đời sống con nguời thời dó trung b́nh chỉ kéo dài khoảng 50 nam. Hon thời sống trong hang dộng chừng 20 nam.


Đại Việt Sử Kư Toàn Thu [2], xuất hiện khoảng 1479 duới dời vua Lê Thánh Tôn, chính là bộ sử dầu tiên dua truyền thuyết Âu Co - Lạc Long Quân, rồi Hùng Vuong vào sử sách nuớc Việt. Truớc thời Đại Việt Sử Kư Toàn Thu, có 2 bộ sử nữa, nhung hoàn toàn không dề cập dến truyền thuyết Lạc Long Quân. Đó là Đại Việt Sử Kư của Lê Van Huu, xuất hiện nam 1272, và Đại Việt Sử Luợc với tác giả khuyết danh, ra dời trong khoảng cuối thế kỷ 14 duới dời nhà Trần. Bộ sách của Lê Van Huu, tuy thất truyền từ lâu nhung phần lớn duợc Ngô Si Liên xử dụng khi soạn Đại Việt Sử Kư Toàn Thu. Đại Việt Sử Luợc thất lạc nhiều nam, nhung về sau duợc một vị quan nhà Thanh t́m duợc ở một thu khố bên Tàu.


Chuyện tích vua Hùng với 18 dời, cùng những truyền tích khác nhu: Phù Đổng Thiên Vuong, Son Tinh Thủy Tinh,..., thật ra duợc Ngô Si Liên nhập vào bộ Đại Việt Sử Kư Toàn Thu, từ những sách thuật chuyện u linh hoang duờng nhu: 'Việt Điện U Linh Tập', và 'Linh Nam Chích Quái', xuất hiện trong khoảng thế kỷ 14. Đặc biệt 'Linh Nam Chích Quái', do tiến si Vu Quỳnh hiệu dính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngu Linh (Linh Nam), tức phía Nam của nuớc Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xua (722-221 TCN).


Trở lại với nam dầu và nam cuối của thời Hồng Bàng. Trần Trọng Kim dùng thẳng tài liệu của Đại Việt Sử Kư Toàn Thu (2879-258 TCN) - nhung dặt thêm một dấu hỏi (?) sau nam khởi dầu: 2879 TCN. Bởi thật ra, chính Ngô Si Liên cung chỉ dề cập dến 18 dời ở bên ngoài phần 'Ngoại Kỷ' (từ thời Hồng Bàng dến Ngô sứ quân). Đặc biệt Ngô Si Liên có chép lời bàn ở cuối 'chuong' về thời Hồng Bàng [2], bày tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Co: 'Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết dâu không phải là thế'. C̣n Son Tinh Thủy Tinh th́ ông cho: 'rất là quái dản, tin sách chẳng bằng không có sách, hăy tạm thuật lại chuyện cu dể truyền lại sự nghi ngờ thôi'.


Ngô Si Liên dă doán rất dúng: Khi nhét các truyền tích vào cổ sử, ông dă tiếp tục gieo nghi ngờ và thắc mắc với mọi nguời Việt từ lúc dó cho măi dến ngày nay. Mặc dù dă can dặn kỹ: 'tin sách chẳng bằng không có sách' (tận tín thu bất nhu vô thu) [7].

Măi cho dến cuối thế kỷ 20, nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử dă dua dến một số diều chỉnh về nam tháng. Trong dó niên dại kết thúc dời Hồng Bàng (và bắt dầu thời Thục Phán) duợc dời về nam 208 TCN (xem ghi chú trong [3]). Đặc biệt, gần dây, họ phối hợp những luận cứ dựa trên các khám phá khảo cổ học về thời dại van minh Đông Son với một doạn ngắn của quyển Đại Việt Sử Luợc [2], thất truyền lâu nam nhung về sau t́m lại duợc ở thời Măn Thanh (bên Tàu):


'Đền dời Trang Vuong nhà Châu [4] (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có nguời lạ dùng ảo thuật áp phục duợc các bộ lạc, tự xung là Hùng Vuong, dóng dô ở Van Lang, dặt quốc hiệu là Van Lang, phong tục thuần luong chon chất, chính sự dùng lối kết nút. Truyền duợc 18 dời, dều xung là Hùng Vuong'.

Xin chú ư dến một vài diểm:

(i) Đại Việt Sử Luợc vẫn cho thời dại Hùng Vuong kéo dài 18 dời.

(ii) Không có ghi chi tiết Cha Mẹ của Hùng Vuong. Tức 'giấy khai sinh' của Hùng Vuong không có tên Lạc Long Quân và Âu Co.

(iii) Vua Hùng thứ nhất khởi dầu 'sự nghiệp' vào khoảng nam 688 TCN, và kết thúc vào nam 208 TCN. B́nh quân 26 nam cho mỗi một dời vua.

(iv) Chính sự dùng dây kết nút dể... truyền thông với nhau. Tức không có chữ viết. Không có sử sách ǵ hết. Tức không giống nhu van minh Hoa Hạ ở khu vực b́nh nguyên sông Hoàng Hà.

Tóm tắt:

- Theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thu, 18 dời vua Hùng: 2879-258 TCN

- Theo nhiều tài liệu sử hiện nay, dựa trên tài liệu khai quật và Đại Việt Sử Luợc, 18 dời Hùng Vuong: khoảng 688-208 TCN


Thế nhung vẫn có nhiều nguời hăy c̣n ... 'ấm ức' không dồng ư, bởi làm nhu vậy số nam van hiến của nuớc Việt sẽ bị rút xuống c̣n duới 3000 nam, thay v́ 4000 nam van hiến nhu xua. (Xem [8]). Tức trong khi van minh Hoa Hạ dă nở rộ, dời sống con nguời ở nuớc Nam hăy c̣n khá ...man di.



Tôi thấy trong tiêu dề "Nuớc Van Lang & Nguời Lạc Việt " có tài liệu giải thích về con số 18 dời Hùng Vuong. Nhung tôi không biết nguời ta làm thế nào dể ghi lại tên hiệu và tên húy của các dời vua bằng chữ Hán (với nghia dẹp) nhu vậy.
Quay trở về đầu Xem CindyNg's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi CindyNg
 
CindyNg
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 353
Msg 20 of 31: Đă gửi: 18 May 2005 lúc 10:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn CindyNg

Một bài toán xua của nguời Việt

Trâu dứng an nam (5 bó cỏ)
Trâu nằm an ba (3 bó cỏ)
Lụm khụm trâu già
Ba con một bó
Tram trâu an cỏ
Tram bó no nê
Hỏi dến giảng dề
Ngô nghê nhu diếc.

Đại ư: Có 1 dàn trâu 100 con. 100 con trâu này có 3 loại: Trâu dứng, trâu nằm, và trâu già. Nguời ta mang 100 bó cỏ dến cho trâu an, và nhận thấy rằng mỗi con trâu dứng an 5 bó, mỗi con trâu nằm an 3 bó, và cứ 3 con trâu già th́ an 1 bó. Hỏi có bao nhiêu con trâu dứng, trâu nằm, trâu già trong dàn ?

Đố quí vị nguời Việt xua dă giải bài toán này nhu thế nào?
Quay trở về đầu Xem CindyNg's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi CindyNg
 

Trang of 2 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.9063 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO