Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 257 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Thêm 1 bàn luận về dấu vết Mă Lai theo giả thuyết của B́nh Nguyên Lộc Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 1 of 1: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 12:20am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

1. Các vết tích Malayu trong văn hoá của người Việt

Hơn ba mươi năm về trước, ông B́nh Nguyên Lộc đă công bố một cuốn sách có thể nói là đồ sộ về: Nguồn gốc Mă Lai của Dân tộc Việt Nam(1). Tính xác thực của các luận điểm cũng như các nguồn tư liệu trong cuốn sách hẳn là c̣n nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và bàn căi, nhưng với độ dày gần chín trăm trang trong đó có “200 biểu đối chiếu sọ, ngôn ngữ cùng nhiều khám phá mới lạ về thượng cổ sử 5000 năm của dân ta”- như chính tác giả ghi ở đầu cuốn sách- rất đáng để chúng ta trân trọng công sức lao động của Ông. Có thể nói những chứng tích như A: Trống đồng; B: Kiến trúc; C: Cái đ́nh; D: Thờ mặt trời và âm dương vật... mà ông đưa ra trong chương V: Dấu vết Mă Lai trong xă hội Việt Nam là những tư liệu rất thú vị.

Noi theo người đi trước, chúng tôi lượm nhặt thêm một ít tư liệu về chủ đề mà chúng ta đang đề cập.

Tài liệu dân tộc học cho thấy có những cộng đồng cư dân dọc theo hai bờ ven sông Đáy đă sử dụng khoai sọ và mật mía, hoặc cây mía để tế thần hoàng làng, giống như cách làm ở Melanesia. Ở Bắc Ninh người dân vẫn thờ mía, họ sử dụng hai cây mía để nguyên dựng hai bên bàn thờ trong các dịp giỗ chạp nhất là dịp tết, mấy năm gần đây thờ mía vào dịp tết đă thành “mốt” ở Bắc Bộ. Có những người đă đặt câu hỏi tại sao giỏi làm hàng mă như người Việt mà lại sử dụng cây mía thật để thờ(2). Người Mường là một tộc người có cùng nguồn gốc với người Việt (Kinh), theo các nhà nghiên cứu th́ họ mới tách khỏi người Việt vào khoảng thế kỷ thứ X, c̣n bảo lưu được phong tục: khi đám cưới đang vui, có một người bán mía, gánh một gánh mía nguyên cả lá, lên đứng giữa nhà sàn. Chủ nhà phải đưa tiền ra cho, người đó mới chịu bỏ gánh mía xuống. Các cư dân ở Melanesia, kể cả các tộc người nói ngôn ngữ Malayo - Polynesian hiện vẫn cư trú ở nước ta như người Gia Rai, người Êđê... coi mía là cây vũ trụ nối liền đất với trời, như cây đa, cây gạo ở Đông Nam Á lục địa và cây sen ở Tây Âu. Đề tài Bích Câu kỳ ngộ của người Việt nằm trong thần thoại Melanesian, chuyện kể về mối t́nh giữa một anh ngư dân nghèo với một nàng tiên thường ẩn ḿnh trong cây mía.         &n bsp;     

Tục thờ thủy thần, trực tiếp là thờ rắn khá phổ biến ở người Việt. Ví dụ: Đền thờ Xạ Kang ở làng Bằng, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội; đền Cờn ở Nghệ An; miếu thờ Tam Lang ở Hà Tĩnh, miếu thờ ông Lang, ông Dài, ông Cụt ở ven biển Quảng Ninh và phổ biến ở hầu khắp các tỉnh phía nam.      

Nhiều người cho rằng tục thờ cá Ông(3) là người Việt mượn của người Chàm, mà người Chàm cũng thuộc nhóm Malayo-Polinesian. Thực ra tập tục này rất phổ biến trong các cộng đồng ngư dân dọc theo đôi bờ Thái B́nh Dương.

Như chúng ta biết ở Hà Nội có một địa danh mang tên là Chèm c̣n ở Hà Đông lại có một địa danh là Ba La Bông Đỏ, nó thường được liên tưởng theo cách của dân gian với Bôrôbuđua. Tại Nghệ An có một cửa biển được gọi là cửa Ḷ, c̣n tại Hà Tĩnh cũng có một cửa biển được gọi là cửa Kỳ La, cả hai tên gọi này cũng thường được giải thích theo kiểu từ nguyên dân gian là Kuala, trong tiếng Malayu có nghĩa là cửa sông đổ ra biển.

Lại nói dọc theo ven biển bắc miền trung từ Quảng B́nh đến Thanh Hoá, c̣n rất nhiều vết tích loại giếng lấy nước mà phía dưới đáy được ghép theo h́nh vuông bằng đá hoặc bằng ván. Loại giếng này rất phổ biến trong khu vực của người Chàm ở Ninh Thuận và B́nh Thuận. Trong lễ hội đầu xuân hoặc lễ tạ ngư, tại bắc miền trung ngư dân thường biểu diễn tṛ “chèo cạn”. Họ làm những con thuyền giả để rước trong lễ hội và khi rước có lúc họ biểu diễn cách thức chèo thuyền, vừa chèo thuyền vừa hát các điệu hát mà theo như ông Thái Kim Đỉnh - một nhà văn hoá dân gian ở Hà Tĩnh- th́ các điệu hát ấy giống như cách hát “bả trạo” ở vùng biển nam trung bộ, đặc biệt phổ biến tại Ninh Thuận và B́nh Thuận...

2. Các bộ phận cư dân trong tộc người Kinh có “dáng dấp” Nam đảo

Dọc theo ven biển nước ta hiện c̣n rất nhiều cộng đồng ngư dân thuỷ cư. Từ những nghiên cứu khá lâu dài trên thực địa, dựa theo nghề nghiệp kiếm sống có thể phân các cộng đồng này thành hai bộ phận chính: một bộ phận chuyên làm nghề Đăng, Đáy đánh bắt tôm cá trong sông, bộ phận c̣n lại đánh cá bằng câu, và lưới rút ngoài biển khơi. Về mặt nguồn gốc cũng có thể phân họ thành 2 nhóm: một nhóm có nguồn gốc nông dân trong nội đồng, nhóm c̣n lại đă cư trú lâu đời trên biển, có thể nói phần lớn nhóm thứ hai này có nguồn gốc Malayu. Đó là người Bồ Lô ở vùng biển từ Thanh Hoá tới Quảng B́nh và người Hạ ở vùng biển Khánh Hoà.

* Nhóm Bồ Lô

Nhóm này cư trú dọc theo ven biển từ Thanh Hoá tới Quảng B́nh. họ được mô tả lưng c̣ng, cổ rụt, đi như chạy, khi đi chúi đầu về phía trước, nói như chim hót... Người địa phương gọi họ là dân Nôốc câu, hay là dân Bồ Lô, hoặc dân Bố Chính. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945 “Bồ Lô” được dùng như một tộc danh để chỉ nhóm người mà dân cửa Sót quan niệm là “Mường nước mặn”.

“Bố Chính” là ǵ ? Nhất thống chí - tỉnh Quảng B́nh chép: “Huyện B́nh Chính, Đông, Tây cách nhau 55 dặm, Nam - Bắc cách nhau 45 dặm. Phía Đông đến biển 8 dặm, phía Bắc đến đèo ngang, giáp địa giới huyện Kỳ Anh, tỉnh Nghệ An, 42 dặm. Xưa là châu Bố Chính của Chiêm Thành; đời Lư là châu Bố Chính; đời Trần vẫn c̣n như thế. Đời Lê là châu bắc Bố Chính thuộc Nghệ An; bản triều đến đầu đời Gia Long là châu Bố Chính ngoại. Năm Minh Mệnh thứ 3, lại gọi là châu Bố Chính, năm thứ 8, đổi tên hiện nay, trước lệ Phủ Quảng B́nh. Năm thứ 12, đổi lệ Phủ Quảng Ninh. Năm thứ 19, đặt riêng Phủ Quảng Trạch, công việc huỵên này do Phủ kiêm lí. Hiện lănh tổng 50 xă, thôn, phường, ấp, giáp”(4).

Nhất thống chí - tỉnh Quảng B́nh, mục Dựng đặt và diên cách lại chép: “Xưa là đất Việt Thường Thị. Đời Tần thuộc Tượng quan. Đời Hán là cơi Nhật Nam. Đời Đường thuộc Lâm ấp. Đời Tống là đất Địa Lỵ, Bố Chính và Ma Linh của Chiêm Thành. Nước ta đời Lư, năm Thiên Huống Bảo Tượng thứ 3, Thánh Tôn thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được chúa Chế Củ đem về. Chế Củ xin đem 3 châu Địa Lỵ (Dư địa chí) chính để chuộc tội, Thánh Tôn y cho, Lư Nhân Tôn năm Thái Ninh thứ tư, đổi Địa Lỵ làm châu Lâm B́nh, Bố Chính làm châu Nam Bố Chính (xem bài thơ Bố Chính hải khẩu của Lê Thánh Tôn), và Ma Linh làm châu Minh Linh (có sách chép là Địa Linh) rồi chiêu dân đến ở. Năm Long Phù thứ 3, chúa Chiêm Thành là Ma Na sang cướp lại đất 3 châu; năm thứ tư, sai Lư Thường Kiệt đi đánh, Chế Ma Na lại nộp trả đất ấy”(5).

Như vậy, tên gọi “Bố Chính” gán cho người Bồ Lô chỉ là tên châu Bố Chính cũ. Người Bồ Lô cho chúng tôi biết rằng ông cha họ mới ra cửa Sót từ khoảng 8 đến 10 đời(6). Về mặt thuần tuư ngoại diện, cũng dễ phân biệt họ với cư dân địa phương: da của họ sẫm hơn, tóc xoăn, môi dày... thoáng nh́n, họ có dáng dấp gần với người Chăm hơn.

Vậy họ có phải là di duệ của người Chiêm Thành xưa nay hay không? Chúng ta c̣n quá ít tư liệu.

C̣n từ “Bồ Lô” ? Trong tiếng Việt hiện đại, từ Bồ Lô không có nghĩa. Qua những cuộc trao đổi với các bạn đồng nghiệp, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ đoán định, từ này có gốc Mă Lai [1]. Trong các ngôn ngữ thuộc ḍng Nam Đảo, Bù-lao hay Pu-lao có nghĩa là đảo. Đến Nam Bộ từ này được Việt hoá thành “Cù lao” (cù lao Thượng, cù lao Thới...). Phải chăng, trên duyên hải Nam Nghệ Tĩnh này, từ “Bù lao” lại được Việt Hoá thành “Bồ Lô” để chỉ nhóm người mà dân địa phương quan niệm là người từ ngoài đảo vào ? Như vậy, phải chăng có thể ghép người Bồ Lô vào cùng một loại với người Mô-ken, cũng là dân thủy cư sống thành những chấm trên duyên hải Đông Nam Á lục địa, từ Mianma qua Thái Lan, đến Malaixia, hay là người Mô-rô sống trên biển giữa Nam Philippin và Đông Inđônêxia? Thật đáng tiếc chúng tôi chưa đủ cứ liệu trong tay để trả lời câu hỏi hắc búa này. Nhưng, mặc dù chẳng có chứng cứ ǵ, không riêng chúng tôi mà các đồng nghiệp khác cũng ngờ vực họ có nguồn gốc Nam đảo. Có một nhà báo người Mỹ ở Hawaii, ông ta chuyên nghiên cứu và viết về lối sống của các cư dân Polinesian ở vùng các đảo Thái B́nh Dương(7). Sau khi cùng chúng tôi t́m hiểu người thủy cư, trở về Hawaii ông đă viết một loạt bài báo về lối sống của cư dân thủy diện trên. Tôi c̣n nhớ tên của một trong những bài báo ấy: as in polinesia - water is their world (cũng như ở Polinesia - nước là thế giới của họ), hoặc The Vietnam - Polynesia connection (Mối họ hàng Việt Nam - Polynesia). Nhưng cũng như tôi, ông chỉ viết bằng cảm nhận mà chẳng hề có chứng cứ ǵ.

*Người Hạ ở Khánh hoà

Thực ra vùng biển Khánh Hoà không chỉ bó hẹp trong thuỷ vực của tỉnh Khánh Hoà ngày nay mà nó thường được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm toàn bộ khu vực ven biển cực nam Trung Bộ. Tại vùng biển này có nhiều nhóm dân thuỷ cư làm nghề đánh cá, trong đó có một bộ phận đă định cư từ lâu trên đảo Phú Quư ngày nay thuộc về tỉnh B́nh Thuận.

Nhóm ngư dân thuỷ cư này trước đây được gọi là người Hạ. Trong trường hợp cụ thể này, chí ít th́ từ Hạ cũng có 2 nghĩa, một nghĩa để đối lập với từ Thượng, được dùng để chỉ nhóm cư dân phân bố ở địa bàn có độ cao kém thua: người Hạ so với người Thượng, các cư dân ở biển thường được cư dân đồng bằng gọi là người Hạ Bạn; nghĩa khác đem tính xă hội, hàm nghĩa miệt thị “hạ đẳng”, được sử dụng để chỉ các nhóm người “hèn kém” trong xă hội. Về mặt sinh kế, người Hạ ở Khánh Hoà cũng kiếm sống bằng nghề đánh cá ngoài biển khơi với hai loại công cụ chính đó là câu và lưới rút. Cần phải nói thêm rằng, trước đây, cũng như người Bồ Lô, cha ông của người Hạ rất thành thạo nghề câu kể cả câu cá mập.

Về người Hạ, ông Lê Quang Nghiêm đă từng giải thích: “Người Hạ, theo đồng bào hiện nay nói là người Thượng lai. Nhưng họ là người Hạ-Châu, có lẽ là dân Phù-Nam,gốc ở Inđônêsia, xây dựng Vương quốc tại miền NamViệt Nam, đă có một thời oanh liệt (thế kỷ thứ 6). Đến sau bị Vương quốc Khờ Me (Căm bốt) tiêu diệt, dân Phù Nam ở miền Nam Trung phần trong lănh thổ Chiêm Thành. Người Việt gọi họ là người Hạ Châu để phân biệt với người Thượng. Hiện nay người Hạ đă hoàn toàn đồng hoá Việt Nam”(8).

Về người Hạ, chúng tôi chưa có dịp nghiên cứu sâu, nhưng những tư liệu bước đầu có được cũng có thể cho phép chúng ta giả thuyết đây là một bộ phận cư dân có nguồn gốc Nam đảo.

Như vậy là, căn cứ vào những nghiên cứu bước đầu, có thể giả thiết người Bồ Lô tại vùng biển Bắc Trung Bộ, người Hạ tại vùng biển Nam Trung Bộ, có thể cả một số nhóm thuỷ cư tại các nơi khác nữa đều có chung nguồn gốc Nam đảo. Đương nhiên đấy chỉ là chuyện nguồn gốc, c̣n ngày nay họ đă Việt hoá hoàn toàn và đă trở thành một bộ phận chung trong tộc người Kinh (người Việt). Nhưng đứng về mặt nghiên cứu, việc chỉ ra nguồn gốc của họ có ư nghĩa để hiểu về mặt nguồn gốc tộc người của người Kinh (Việt).

3. Văn hoá Malayu thẩm thấu đến người Việt bằng những con đường nào?      
                                           
Có thể nói đây là một vấn đề rất thú vị và rất có ư nghĩa không chỉ đối với việc nghiên cứu các cư dân thủy cư, mà nó c̣n có cả ư nghĩa đối với việc nghiên cứu nguồn gốc của người Kinh, tộc người chủ thể ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nôi h́nh thành của cộng đồng cư dân Malayo - Polynesian, là ở khu vực ven biển phía đông nam Trung Lào ngày nay), sau đó đến Tây Nguyên, Việt Nam, rồi ra biển. Chứng tích cho con đường thiên di này về mặt ngôn ngữ, là các ngôn ngữ thuộc nhóm Kadai (cũng gọi là nhóm Klao- Lachí) c̣n lại, được phân bố rải rác ở nam Trung Quốc, bắc Lào và bắc Việt Nam - nhóm ngôn ngữ mà theo Benedict P.K, th́ ngôn ngữ của họ là điểm gạch nối giữa tiếng Thái và tiếng Nam đảo; c̣n về mặt văn hoá là các di tích trụ đá ở bắc Lào, di tích chum đá rất nổi tiếng ở Húa Phăn... những di tích mà các nhà khảo cổ học gọi là cự thạch, về mặt nguồn gốc thường gắn với các cư dân Nam đảo; hấp dẫn hơn, các nhà dân tộc học Lào c̣n t́m thấy những bài cúng ở mường Khoang (nay là tỉnh Sê Koong) mà một số địa danh trong đó được nghi là có liên quan với người Nam đảo.

Con đường thứ hai trực tiếp từ vùng ven biển Quảng Đông, Trung Quốc, thiên di xuống vùng biển phía nam theo hai hướng. Hướng thứ nhất đi ven theo dọc bờ biển từ Trung Quốc đến Việt Nam, người Chăm dừng lại ở vùng ven biển miền trung của Việt Nam, c̣n các bộ phận khác tiếp tục đến miền tây Inđônêxia, rồi từ đó đi về phía đông và đông bắc, đến Philippin và Đài Loan. Hướng thứ hai từ Quảng Đông, Trung Quốc, qua Đài Loan, sang Philippin, từ đó sang Inđônêxia, rồi vào Đông Nam Á lục địa. Con đường thiên di này đă để lại tiếng Bê ở Đài Loan, cũng như một hệ thống các di chỉ khảo cổ học theo tŕnh tự thời gian của các đợt thiên di.

Nếu giả thiết trên đây của các nhà khoa học sát với thực tế của lịch sử, th́ từ đó, chúng ta cũng có thể suy luận thêm đôi ba điều. Thứ nhất là khu vực vùng biển Đông nam Trung Quốc, trong không gian thời tiền sử, chắc chắn là được tồn tại trong một mối liên hệ mật thiết với vùng ven biển Việt Nam, nhất là từ vùng biển Trung Bộ trở ra. Văn hoá Sa Huỳnh theo nghĩa rộng, có quan hệ như thế nào với quá tŕnh tộc người thời tiền sử, ở trong khu vực mà chúng ta đang xem xét ? Hơn thế nữa, trước đây, mà có thể là cách ngày nay chưa bao xa, trừ những cồn cát dọc theo ven biển, c̣n lại các đồng bằng của Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng Bắc Bộ, hẳn là c̣n ngập nước. Cảnh quan chính thời bấy giờ có thể là sông ng̣i và các đầm lầy. Cũng có thể là giữa cảnh quan sông nước ấy đă từng tồn tại một số làng chài thủy cư, thủy canh. Sau này khi các cư dân khác từ các vùng cao hơn tràn xuống khai thác đồng bằng đă đẩy họ đến các khu vực khác, trong đó có cả một số làng chài - như cách gọi của chúng ta ngày nay. Đương nhiên trong suốt hàng ngh́n năm sau đó việc giao lưu vẫn tiếp diễn bằng nhiều cách theo nhiều con đường.

Quá tŕnh như vừa nói, cũng đă tích hợp một số đặc trưng về chủng tộc và văn hoá của các cư dân tiền Mă Lai cho việc h́nh thành cả về mặt chủng tộc lẫn văn hoá của một cộng đồng người mới, mà hậu duệ chính của cộng đồng ấy, ngày nay là tộc người Kinh. Có lẽ bởi do quá tŕnh như vừa đề cập, mà ngày nay trong văn hoá của tộc người Kinh c̣n bảo lưu một số yếu tố đậm tính chất nguồn gốc Mă Lai.

Qua những cứ liệu vừa tŕnh bày có thể nghĩ rằng chất Malayo, không phải chỉ ảnh hưởng mà có một số yếu tố đă tham gia cấu thành văn hoá Việt (Kinh). Dĩ nhiên, đối với một số cộng đồng cư dân vạn chài th́ có vẻ như là có nguồn gốc trực tiếp từ các cư dân Mă Lai. Cho tới ngày nay có nhiều nhóm người như người Đản ở vịnh Hạ Long, người Bồ Lô từ Thanh Hoá đến Quảng B́nh, một bộ phận cư dân trên phá Tam Giang, người Hạ ở biển Khánh Ḥa và dọc theo ven biển miền Trung... mặc dù đă bị Việt hoá, vẫn c̣n lại các dấu tích cả về cấu trúc thể chất, lẫn sinh hoạt văn hoá không thể chối căi được về nguồn gốc Malayo – Polynesian.

Đương nhiên các nhóm cư dân như vừa tŕnh bày có thể bởi nhiều nguyên nhân đă chuyển đổi đặc tính tộc người và đă bị Kinh (Việt) hoá hoàn toàn. Đă từ lâu họ đă hoà nhập và trở thành một bộ phận trong tộc người Kinh, tộc người đa số ở Việt Nam. T́m hiểu về nội dung đang bàn hẳn là rất thú vị và có ư nghĩa để hiểu biết về nguồn gốc tộc người của người Kinh, một vấn đề mà cho tới nay chưa hoàn toàn sáng tỏ.

Đáng tiếc là cho tới nay vấn đề đang bàn hoặc là được nhấn mạnh thái quá kiểu B́nh Nguyên Lộc hoặc là chưa được nhận thức và quan tâm nghiên cứu đúng mức./.

Nguyễn Duy Thiệu

____________________
Chú thích

1.B́nh Nguyên Lộc. Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Bách bộ xuất bản. Sài G̣n, 1971.
2.Nguyễn Từ Chi. Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người. Nxb. Văn hoá và thông tin. Hà Nội, 1996.
3. Cứ liệu những người này viện dẫn là tục thờ cá Ông chỉ phổ biến từ Thanh Hoá trở vào và theo họ đây là khu vực ảnh hưởng Văn hoá Chăm.
4.Đại Nam Nhất thống chí. T. II. Nxb. KHXH, Hà Nội, 1970.
5. Tài liệu đă chú (xem ghi chú số 5).
6. Theo cách tính Dân tộc học, mỗi đời khoảng từ 20-25 năm.
7.Bob Krauss. Keneti South Seas Adventures of Keneth Emory. A Kolowalu Book. University of Hawaii Press. Honolulu, 1988( 89- 90-91-92-93).   
8. Lê Quang Nghiêm. Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh Hoà. Trung tâm Văn bút Việt Nam. Sài G̣n, 1970, ghi chú của trang 131.
Xin xem một số công tŕnh sau:
- Heine - Geldern. Quê hương và những cuộc thiên di sớm nhất của người Nam Đảo. Bản dịch từ tiếng Đức. Viện Khảo cổ học.        &n bsp;         &n bsp;         &n bsp;         &n bsp;         &n bsp;
- Benedict, Paul K. Thai, Kadai and Indonesian: a new alignment in Southeastern Asia. “American Anthropologiest”. N. 44, 1942.
-Condominas G. Ethnologie Regionale du Sud-Est, Ethnologie Regionale II, Encyclopédie De La Pléiade. Paris, 1983.

-------------------
sưu tầm
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 4.1328 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO