Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 305 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Người Việt và quan niệm thờ cúng Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 1 of 1: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 12:23am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Tục thời cúng tổ tiên đă được h́nh thành từ rất sớm đối với các cư dân ở vùng Châu Á, đặc biệt với những tộc người chưa có điều kiện quan tâm nhiều tới hệ triết học tŕu tượng, minh triết sâu xa có tầm thế giới. Trong không gian đó th́ tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một sinh hoạt tâm linh thường trực đối với bất kể người nào. Nó không phụ thuộc vào tôn giáo, tín ngưỡng mà họ đă từng mang theo. Người Việt thường coi tổ tiên của ḍng họ ḿnh, nhà ḿnh là thần linh riêng luôn đứng bên cạnh hỗ trợ về mọi lẽ đời, lẽ đạo của từng con người. Sở dĩ hiện tượng này dù cho mang tính tự nhiên, tự phát nhưng suy cho cùng đă được nhiều nhà nghiên cứu coi rằng nói xuất phát từ một khía cạnh của bản sắc văn hoá dân tộc. Hầu như trước đây, không một người Việt nào quan niệm chết là hết, mà sự chết chỉ là hiện tượng chuyển kiếp từ không gian vật chất sang không gian tâm linh với một linh hồn vĩnh cửu mà thôi. Linh hồn này bất biến, tự nhiên, tự tại và luôn có khả năng chi phối lại với những kiếp đời ở trần gian. Một đặc điểm khác là, người Việt thường nh́n những linh hồn vĩnh cửu ấy "thuộc ḍng họ của ḿnh" là những chuẩn mực về cả đạo và đức, dù cho sinh thời kiếp đời đă qua đó vẫn c̣n nhiều nhược điểm. Suy cho cùng những bậc bề trên sau khi khuất núi thường được coi như thần linh của con cháu, mà người Việt đă từng nhận thức về thần linh như sau: “Anh tú của đất trời là sông núi, Anh tú của sông núi là thần linh...” như vậy thần linh là vẻ đẹp thánh thiện của con người, có khả năng đem ân huệ đến cho đời. (Bia Chùa Bối Khê, Thanh Oai, Hà Tây). Chính v́ những điều đó người Việt đă "kính thần như thần tại". Trong nhận thức xưa, người Việt chưa có ư thức đẩy thần linh lên cao, thần luôn tồn tại cùng thế gian, đặc biệt là Ông, Bà, Cha, Mẹ... đó là một thế lực tinh thần đảm bảo sự an toàn về mặt tâm linh cho mọi con người trên đất Việt.

Tuy nhiên, việc ứng xử với thần linh, không phải nhận thức của mọi người trong cộng đồng đều nhất loạt như nhau, mà lệ thuộc vào thành phần giai tầng, vào học thức, vào tôn giáo, tín ngưỡng và cả sự giàu nghèo nữa. Hiện nay, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng một bộ phận lớn cư dân ở miền Nam Trung bộ và Nam bộ thường có tinh thần ứng xử với tổ tiên cao hơn cư dân của những vùng phía Bắc! Một số nhà lịch sử học văn hoá có đưa ra một “giả thiết để làm việc” đă giải thích rằng: Đất gốc của nền văn hoá toàn cộng đồng dân tộc bao giờ cũng phải nghĩ tới mẫu số chung là Bắc bộ (Về mặt văn hoá, có thể coi địa giới Bắc bộ là vào đến tận sông Ranh, Hà Tĩnh). Hoàn cảnh lịch sử của thế kỷ 17-18, với nạn kiêm tính ruộng đất của địa chủ đă xô đẩy hàng chục vạn nông dân nghèo ở Bắc bộ phải xuất tổ ly tông, theo chúa Nguyễn đi khai phá đồng bằng Nam bộ. Do hoàn cảnh nghèo đói, nên ngay tại quê hương gốc, họ cũng không có điều kiện để tiếp xúc với những hệ tôn giáo lớn như Phật giáo, Nho giáo, thậm chí không có cả điều kiện tham gia vào sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống như "Đạo Mẫu”... và hành trang tinh thần, gắn với tư tưởng của họ, đem theo vào vùng đất mới, chủ yếu chỉ có một tục thờ cúng tổ tiên, Ông - Bà mà thôi. Tới đất Nam Bộ, cuộc sống dễ dàng hơn rất nhiều, khiến họ không cần phải lo tới những yêu cầu cơ bản của cuộc sống như ăn, mặc, ở..., rơ ràng đă có một sự đổi đời, họ không phải lo tới cái lo thường trực như ở quê hương gốc nữa. Và, tất nhiên trong hoàn cảnh đó th́ một yêu cầu khác thuộc lĩnh vực tinh thần trở nên chiếm thế “thượng phong” . Họ lục vấn tinh thần và trong hành trang tư tưởng của ḿnh như chỉ có một tục thờ cúng tổ tiên, ông bà là hằn lên trong tâm tưởng. Cuộc sống vẫn phát triển kéo theo sự đ̣i hỏi cân bằng trong tư tưởng luôn được đặt ra, dẫn tới sự hụt hẫng do thiếu bệ đỡ của tôn giáo, tín ngưỡng, khiến họ có những biểu hiện riêng biệt để đáp ứng sự thiếu hụt này. Theo như cố Giáo sư Từ Chi th́ một biểu hiện cụ thể là h́nh thức ông "Đạo" và gần đây có đôi nhà nghiên cứu dân tộc học văn hoá đă đặt vấn đề rằng đẩy việc thờ cúng ông bà lên đến mức độ cao cũng là một yêu cầu cần thiết, mang tính lịch sử để phần nào chống sự hụt hẫng, và đạo Ông, Bà được nảy sinh. Thực tế gọi là đạo nhưng tục này mới chỉ dừng ở mức độ rất thấp, v́ tuy nó khá phổ biến song tản mạn không có hệ thần linh chung, không có hệ giáo lư mang tính chất “h́nh nhi thượng học” (trừu tượng) bàn về vũ trụ quan và nhân sinh quan. Như vậy, thực tế đạo thờ Ông - Bà ở phía Nam nước ta vẫn xuất phát từ miền đất gốc, chỉ khác trong mối ứng xử do những đ́êu kiện và môi trường sống có khác nhau mà thôi. Tới nay, nh́n chung Bàn thờ tổ tiên của khắp mọi miền đất nước đều xuất phát từ một tinh thần tương đồng, lấy ư thức tôn sùng làm trọng và ít nhiều vẫn tùy thuộc vào kinh tế của từng gia đ́nh mà ban thờ Tổ Tiên thể hiện đơn giản hoặc phức tạp khác nhau.

Tạm lấy những Bàn thờ Tổ Tiên phổ biến của những gia đ́nh ít nhiều chịu ảnh hưởng của Đạo phật và tín ngưỡng dân gian phổ biến làm ví dụ. Quan niệm chung nhất của người xưa và nhiều gia đ́nh c̣n “nề nếp” hiện nay thường cho rằng tổ tiên là thần linh của chính ḍng họ và gia đ́nh đó, mà trong quan niệm chia vũ trụ làm ba tầng th́ thần linh thường ở tầng trên, nơi thiêng liêng gắn với bầu trời, v́ thế Bàn thờ cũng là một biểu tượng của bầu trời tinh khiết. Về nguyên tắc nơi đây phải được thanh tịnh và mang tư cách nơi để thông tam giới, để con người làm lễ thông linh. V́ thế, người ta thường bày Ban thờ thích hợp với những yêu cầu đó. Cụ thể là, để biểu tượng cho bầu trời th́ ở hai góc ngoài của Ban thờ phải có hai cây đèn hoặc nến để tượng trưng cho mặt trời (đặt phía bên trái ban thờ) và cho mặt trăng (bên phải ban thờ). Bát hương ở giữa để tượng cho tinh tú. Trong quá tŕnh phát triển của tín ngưỡng th́ sự hội nhập những yêu cầu tâm linh của con người vào Bàn thờ là lẽ tất yếu, nhất là theo ước vọng cầu phúc luôn thường trực của cư dân nông nghiệp nước ta. Họ luôn mong có nguồn sinh khí của trời cha truyền xuống cho muôn loài sinh sôi, cho cây cối phát triển, cho mùa màng bội thu, nên thông thường trong bát hương bao giờ cũng có một trụ cắm hương ṿng. Trụ này mang tư cách trục vũ trụ, cái gạch nối của tầng trên với tầng dưới là con đường chuyển tải sinh khí (nên chỉ có thể chấp nhận là màu đỏ), nhờ đó mà hạnh phúc tràn đầy, nên giữa thân cây hương bao giờ cũng có chữ Hỷ. Nhiều gia đ́nh giàu có, hay ở nhiều Di tích đă nh́n nhận trục vũ trụ này dưới dạng một cây “thiên mệnh” nên đôi khi thay bằng một cành “trầm” hay “kỳ nam” khúc khuỷu.

Trong nhận thức của người Việt cũng như nhiều cư dân trên thế giới xưa kia, người ta đă sớm nhận ra: H́nh như có một thế lực siêu phàm nào đó, vô h́nh, có khả nang chi phối đến thế gian và mọi kiếp đời. Một yêu cầu tâm linh từ Cổ đại được đặt ra là làm thế nào tiếp cận với thế lực siêu h́nh này. Người xưa không t́m thấy thế lực đó trên mặt đất và ở dưới mặt đất, nên đă có ư thức đẩy lên tầng trên. Song, con người không thể tự đi lên trời, chỉ tới khi t́m ra lửa và đưa vào sinh hoạt văn hóa người ta mới nhận ra rằng có lửa th́ có khói, khói thường bao giờ cũng bay lên, v́ thế mới nhờ khói để chuyển những ước vọng của ḿnh lên các đấng thiêng liêng. Cụ thể những người Châu Phi đen và rất nhiều cư dân khác, trong đó có cả người Việt ngày nay (Lễ hội Lồng Tồng – xuống đồng) thường đốt một đống lửa rất lớn rồi nhảy múa xung quanh (những cư dân thờ mặt trời thường múa tập thể, đi ngược chiều kim đồng hồ). Động tác của họ thường liên hệ tới yêu cầu sinh sôi phát triển, mà phần nào biểu hiện ra ở những động tác liên quan đến đôi vú, bụng và hông v.v... Con người đă dùng chính bản thân thông qua lửa, khói để gửi những h́nh ảnh lên thần linh như muốn nhắc nhở rằng: Hỡi các đấng siêu linh quyền năng vô lượng hăy theo gợi ư của chúng tôi đây mà ban phát cho trần gian nguồn của cải vô biên để con người tràn đầy hạnh phúc.

Trên ḍng trôi chảy của văn hóa, dần dần ở phương Đông, với sự kính trọng người ta đă hội vào đèn hương (hương có nghĩa là thơm) để dâng lên thần linh ḷng sùng kính tối thượng của ḿnh... Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng trong mối giao tiếp với thần linh và tổ tiên th́ hương – lửa là điều không thể thiếu, mà hương nến bắt buộc phải tạo khói mới có khả năng thông linh. Hiện nay do nhận thức vượt ra ngoài truyền thống và không gian tâm linh, người ta đă “đùa giỡn” với các đấng thiêng liêng bằng thứ hương nến điện. Có thể coi h́nh thức này là sự suy lạc của tín ngưỡng và v́ đời hơn v́ đạo. Có nghĩa hương nến điện chủ yếu để trang trí nhiều hơn là sự kính cẩn và thông linh.

Ở trên trục trung tâm của Bàn thờ, ngay sau bát hương thường để một chiếc Tam sơn dạng như chiếc ỷ có ba cấp chêng lệch. Tam sơn (đỉnh núi ba ngọn) tượng trưng cho gạch nối giữa trời và đất với ư thức chuyển tải sinh lực từ tầng trên xuống tầng dưới. Trên tam sơn thường đặt ba cái đài đựng ba chén nước trong. Người Việt vốn dĩ là nông dân, nên rất trọng nước, v́ thế ba chén nước trong này vừa là nước thiêng đồng thời cũng tượng trưng cho hạnh phúc tràn vào cơi thế (không để rượu hoặc nước chè).

Phía sau Tam sơn (với một số Ban thờ của gia đ́nh b́nh thường), đa số xếp một cái đỉnh ba chân (những đỉnh bốn chân thường là sản phẩm muộn), nắp đỉnh được thể hiện phổ biến h́nh một con lân trong tư thế nh́n ra. Người xưa quan niệm rằng lân là hiện thân của sức mạnh tầng trên, của sự trong sáng và trí tuệ, nên nó có trách nhiệm kiểm soát tâm hồn kẻ hành hương (kiểm soát sự trong sáng của con cháu khi đứng trước Bàn thờ). Đây là đỉnh trầm, nó chỉ thiêng nhờ chất liệu bằng đồng/đất nung và khói thơm. Đỉnh phải được đặt một chân đưa ra phía trước, hai chân để phía sau, nhằm biểu tượng cho chính nhân quân tử. Mỗi chân của đỉnh c̣n được coi là một con “quỳ”, linh vật có đầu giống hổ phù và chỉ có một chân mà thôi. Từ thời Khổng Tử đă đề cập đến linh vật này và cho rằng sự xuất hiện của nó gắn liền với sự xuất hiện của thánh nhân (người tài giỏi, xuất thế cứu đời). Tinh thần này phù hợp với ước vọng truyền đời của người dân Việt, trong ư thức:

Phi trí bất hưng
Phi thương bất phú
Phi công bất hoạt
Phi nông bất ổn

Ở một số gia đ́nh có khả năng, thường đằng sau chiếc đỉnh có đặt một khám thờ được chạm trổ rất kỹ, khám có mái mui luyện hoặc mái chảy xuống phía sau, mặt trước tạo "cửa vơng" theo lối "trướng rủ màn che", điểm xuyết những đề tài hoa, lá, rồng cùng các linh vật khác... đă tạo thêm sự linh thiêng và vẻ đẹp uy nghi cho Bàn thờ. Khám có cửa ở phía trước, hé mở vào ngày giỗ tết, trong ḷng khám thường chỉ để một bài vị chung, hoặc bài vị ông tổ của ḍng họ. Xưa kia, với các nhà thờ họ c̣n có nhiều bài vị của các tổ nối ḍng được đặt ở hai bên, theo thứ tự: thế hệ lẻ ở bên trái, thế hệ chẵn ở bên phải. Cũng có khi, tùy thuộc vào "công lao" mà người nữ đóng góp đối với ḍng họ th́ cũng được đặt thờ ở đây. Chẳng hạn từng cặp vợ chồng th́ (trong cách nh́n ra) chồng ở bên trái, vợ ở bên phải, c̣n những người phụ nữ hoàn tông nhân (trở lại họ ḿnh) hoặc bà Cô thiêng th́ chắc chắn để ở bên phải khám thờ.

Ban thờ của người Việt c̣n chịu ảnh hưởng của Đạo phật và tín ngưỡng dân gian, v́ thế ở hai bên của chiếc đỉnh, cũng thường được bày theo cách: "đông b́nh, tây quả". Có nghĩa là bên trái của đỉnh đồng thường chỉ đặt một chiếc b́nh không (độc b́nh). Những người theo phật giáo cho rằng tuy đây là một điểm nhấn về nghệ thuật ở trên Bàn thờ, song ư nghĩa phật triết c̣n cao hơn, v́ nó tượng trưng cho tâm không của nhà Phật, để nói lên bản thể chân như, tức cốt lơi chung của muôn loài, muôn vật. Từ đó đưa tới ư thức đại từ tâm… B́nh này cùng lắm chỉ sử dụng để cắm cành đào ngày tết với ư thức cho tâm thanh, ḷng tĩnh và hạnh phục tràn đầy. V́ cành đào khúc khửu như h́nh tượng của cây thiên mệnh (cây chứa đầy sinh khí và quyền lực). Hoa đào màu đỏ tượng trưng cho sức sống vô biên, cành đào c̣n mang nghĩa trừ tà ma, giữ yên b́nh cho con người, cắm trong độc b́nh có nghĩa như một lời nhắc nhở với những Phật tử : Hăy vén đám mây mù ngu tối che đậy thân tâm th́ tự nhiên ánh sáng trí tuệ sẽ rọi tới…Phía bên phải của đỉnh đồng thường để một mâm bồng thấp đựng quả, tượng cho "ngũ phúc lâm môn". Gồm Phú: Giàu có, Quư: Sang trọng, Thọ : Sống lâu, Khang : Khỏe mạnh, Ninh : Yên ổn ; cũng tượng trưng cho nguồn của cải năm phương đổ về, tạo nên sự trù phú viên măn. Thông thường đó là nải chuối xanh tượng trưng cho phương Đông, bưởi vàng tượng trưng cho Trung phương, hồng đỏ: Nam phương, lê trắng : Tây phương, một quả sẫm màu : cho phương Bắc, năm quả này tùy theo điều kiện mà có thể thay thế, song màu th́ ít thay đổi. Cũng có người nói năm quả tượng cho ngũ hành (trong trường hợp không có đỉnh đồng, mà thay bằng bàn tṛn thái cực). Người Việt thường hay kết hợp những ư nghĩa về các loài quả với việc cầu sinh sôi phát triển. Nên cũng hay sử dụng quả có nhiều hạt, nhiều múi, chùm.

Như trên đă nói, Ban thờ tổ tiên được coi như tầng trời nên cần phải thanh tịnh. V́ thề đồ lễ đặt ở đây thường chỉ là hương hoa, đăng/đèn, trà, quả, thực/oản, Bàn thờ này không có đồ mặn của trần gian. Về hoa, b́nh thường cũng thường để ở hai góc trong hai cành hoa giấy, mà ở trung tâm mỗi cành là một bông cúc cách điệu lớn được bao quanh bởi mười bông cúc nhỏ, bông hoa cúc trung tâm màu vàng, thường đặt bên trái để tượng cho ngày, bông cúc trung tâm màu trắng đặt bên phải tượng cho đêm, các bông cúc nhỏ tượng cho tinh tú. Nhiều gia đ́nh cũng sử dụng hoa tươi để biểu hiện sự thành kính của ḿnh. Song, hoa tươi mang kiếp phù du nên nó ít có vị trí ỏn định, tuy vậy nó cũng được đặt ở hai bên bàn thờ sao cho cân xứng.

Vào những ngày giỗ tết, ḷng thành kính của con cháu muốn dâng lên những "kiếp đời đă qua" một số đồ mặn, th́ các đồ này thường được đặt ở một bàn phụ phía trước, thấp hơn Bàn thờ chính chút ít. Nhiều gia đ́nh cầu kỳ thường lấy con số chín (là số phiếm chỉ, tượng cho số nhiều, đầy đủ) nên kích thước của mọi Ban thờ dù chính dù phụ, ngang, dọc đều chia hết cho con số chín, người ta tin rằng với con số này th́ sức linh của tổ tiên ứng cho con cháu được đủ đầy hơn.

Một đặc điểm khác, xuất phát từ bản sắc chung của dân tộc, nhiều gia đ́nh hiểu biết đă đặt Ban thờ tổ tiên không theo cách thức của phương Bắc, v́ họ cho rằng người phương Bắc gần gũi với yếu tố âm, phương Nam gắn với yếu tố Dương, nên áp dụng cách thức của phương Bắc vào phương Nam thường không thích hợp. Mặt khác, từ cách đây hơn 2000 năm, đời Thương - Chu, sự phân hóa xă hội ở Trung Hoa đă khá mạnh, quyền lực tập trung trong tay lănh chúa... dẫn đến vai tṛ của cá nhân có quyền lực được đề cao. C̣n ở đất Việt, tính dân chủ tập thể trên nền tảng ruộng đất công vẫn c̣n tồn tại đến giữa thế kỷ 20, ư thức cộng đồng mạnh hơn ư thức cá nhân (trong đó có ư thức bảo vệ đất nước) nên trong tín ngưỡng của người Việt ít thấy biểu lộ tính chất v́ con người cụ thể đang có mặt trên thế gian này mà Ban thờ phải quay hướng cho thích hợp. Ban thờ chủ yếu v́ thần linh, có nghĩa là v́ vẻ đẹp thánh thiện của con người và v́ những kiếp đời đă qua.

Thực tế cho thấy hướng của Ban thờ người Việt xưa nay không lệ thuộc vào bất kể một cá nhân nào với tuổi tác của họ. Nếu có sự không thích hợp về hướng th́ người đó cần né tránh đi, dù là trưởng tộc, có nghĩa không thể quay hướng Bàn thờ theo tuổi tác của người đang sống. Ban thờ của người Việt, b́nh thường được theo hai hướng cơ bản: Hướng Tây hoặc hướng Nam, v́ hướng Tây hợp với quy luật của âm dương đối đăi, nên thần ngồi yên vị, lúc nào tổ tiên cũng ở cùng con cháu, hướng Nam là hướng của Bát nhă, tức trí tuệ nhờ trí tuệ nên diệt trừ được ngu tối, mà ngu tối là mầm mống của tội ác. V́ thế Ban thờ quay hướng Nam là hướng tới thiện căn trên nền tảng trí tuệ. Hướng Nam cũng là hướng của sinh khí, hạnh phúc tràn đầy với mọi sự hanh thông, đồng thời cũng là hướng đề cao thần linh và tổ tiên (thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ).

Một đặc điểm khác của người xưa, nhất là đối với nơi thờ tự, người ta thường để Ban thờ sát mặt đất, nền nhà gần với Ban thờ hầu như không bao giờ lát, chỉ nện chặt mặt đất dưới nhiều h́nh thức khác nhau, nhằm mục đích tránh cho âm dương cách trở, để mọi sự hanh thông, dài ḍng lớn họ v.v... Vào khoảng thế 18 về sau, để tránh sự mối mọt và ẩm thấp, người ta buộc phải lát nền nhà bằng gạch có khả năng hút ẩm, nhưng dưới Bát hương chính thường được để một huyệt lộ đất không lát, hoặc đặt vào đó một phiến đá dày. Tất cả chỉ nhằm mục đích thông tam giới (trời đất và thế gian). Hiện tượng lát như hiện nay bằng gạch men sang trọng đă biến cơi thiêng liêng nḥe vào cơi trần tục, khiến “rác rưởi” của cuộc đời (chủ yếu thuộc lĩnh vực tâm linh) uà vào chốn tôn nghiêm và bản sắc phần nào bị cạn ṃn.

Hải Ninh
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 4.1680 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO