thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 12:40am | Đă lưu IP
|
|
|
Tới nay, tín ngưỡng thờ Mẫu đă được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm mong t́m về cốt lơi khởi nguyên và vẻ đẹp muôn đời muôn thuở của tâm linh nông dân Việt, để t́m lấy một số yếu tố thuộc bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó không có nghĩa là chúng ta ủng hộ sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu theo một chiều hướng mới ...
Mở cuộc hành hương về cội, có một con đường thánh thiện nhập vào miền của bà mẹ thiêng liêng. Người đời thường đến những nơi này để thực hiện những nhu cầu về tín ngưỡng, để t́m cách thông linh rồi theo ước vọng mà gửi cầu xin lên đấng tối thượng. Thực tế thường chỉ như vậy. Nhưng, nếu chỉ có thế th́ sẽ có ít nhất hai vấn đề được đặt ra, một là: Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu/Mẹ thế gian sẽ tàn phai dần trên ḍng tâm tưởng; hai là: tín ngưỡng này khó tránh khỏi con đường mê tín dị đoan, v́ hầu như các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này đều hiểu rằng, tín ngưỡng và mê tín dị đoan là chị em sinh đôi bú chung một bầu sữa. Như vậy, chỉ có nhận thức đúng đắn và ḷng kính trọng thiết tha với một tâm hồn rộng mở vị tha... th́ người ta dễ đi đúng đường và dừng lại ở tín ngưỡng. C̣n hiểu biết nông cạn, tin theo một cách mù quáng, tâm tư vụt chạt... th́ dễ đi vào con đường mê tín dị đoan. Vậy, trước hết phải hiểu Mẫu là ǵ, bước đường phát triển của tín ngưỡng này từ khởi nguyên tới Thánh Liễu có ǵ liên quan tới lịch sử và xă hội...? Vượt qua giai đoạn đầu gắn với thời nguyên thuỷ, lúc người Việt cũng như nhiều cư dân trên thế giới c̣n thờ các thế lực tự nhiên như đất, đá, cây cối, thú vật..., đến giai đoạn thờ thần linh nhân dạng, th́ một đối tượng đáng quan tâm nhất là bà mẹ quyền năng. Vào thời kỳ hái lượm, vai tṛ của người phụ nữ đă quyết định tới sự tồn tại của gia đ́nh và cộng đồng, đó là một điều kiện để bà mẹ rừng mang tính khởi nguyên của thần linh nhân dạng trong tín ngưỡng của người Việt xuất hiện. Người ta thường nghĩ tới một điểm hội tụ là đền Đông Cuông (thuộc Bắc Yên Bái). Sau đó, theo ḍng sông Hồng, người Việt xuống dần để khai phá ruộng đất mà ổn định dần một nền nông nghiệp lúa nước. Có thể đó là một nguyên nhân tạo nên bà mẹ xứ sở Âu Cơ ở đất Phú Thọ và tạm nghĩ đây là hiện tượng cư dân trên cạn kết hợp với cư dân chài lưới, rồi qua huyền thoại hoá, đă làm nảy sinh cặp uyên ương khởi nguyên Âu Cơ - Lạc Long Quân. Có lẽ vùng đất này cũng là địa điểm hội tụ chính về sự giao thoa giữa các tộc người như: Môn Khme, Tạng - Miến, Tày-Thái, Mă Lai Nam đảo - những thành phần cơ bản để h́nh thành hệ tộc Việt Mường. Sau đó, Phú Thọ -Việt Tŕ cũng như c̣n chứng kiến sự tách tộc: Kinh - Mường, mở đầu cho cuộc trường chinh khai phá mạnh mẽ châu thổ sông Hồng. Có thể sau đó có một cuộc “va đập” văn hoá lớn, giữa Lạc Việt và Âu Việt (ở Đông Bắc) để chấm dứt thời Hùng, chuyển sang nhà Thục. Đó là một cuộc cách mạng lớn của dân tộc, thúc đẩy lịch sử và xă hội phát triển. Ở lĩnh vực tín ngưỡng thờ Mẫu, do kết hợp với nhiều yếu tố văn hoá bên ngoài (cả Bà La Môn, Phật giáo, văn hoá Trung Hoa...), mà các vị thần nông nghiệp (ở đây là thần gắn với mưa) được Phật giáo hoá để h́nh thành hệ Mẫu Tứ Pháp. Sự “kết duyên” giữa văn hoá bản địa và văn hoá bên ngoài, nhất là Phật giáo, đă làm nảy sinh một dạng Mẹ xứ sở mới - Bà Man Nuơng (mô h́nh chung của nhân loại về mẹ xứ sở là: Bà thường “tằng tịu” với người ngoại tộc, tức người không cùng hệ, thành phần...). Một số người đă từng nghĩ Bà là hoá thân của mẹ đất, sự phối hợp giữa bà và các con (Vân, Vũ, Lôi, Phong = mây, mưa, sấm, gió) là nguồn gốc của hạnh phúc no đủ... Hiện nay, không gian tập trung về Tứ Pháp gốc được coi là ở ranh giới giữa vùng cao và thấp của châu thổ sông Hồng. Từ đây, tín ngưỡng Tứ Pháp lan xuống các vùng dưới, như ở Hà Nội, để chuyển hoá thành Bồ Tát... Và ở ngay trên đất Phủ Giày, phần nào đă như
thấy, có sự hội nhập giữa Tứ Pháp (1) với Tứ phủ. Nh́n chung, tín ngưỡng Tứ Pháp nhạt dần, để tới khi khai phá xong châu thổ sông Hồng, th́ chuyển hoá thành tín ngưỡng Tứ phủ. Hàng ngàn năm nay, tín ngưỡng Tứ phủ tồn tại cùng nền kinh tế nông nghiệp nhằm phản ánh ước vọng truyền đời của người nông đân Việt - Trên thần điện của tín ngưỡng này, có thể tạm xếp thành mấy hệ cơ bản sau: Một là, hệ sáng tạo: bao gồm Tứ phủ Thánh Mẫu (bốn vị tối thượng thần ở bốn miền vũ trụ: Trời, rừng, nước, đất), được chia làm hai hệ phụ gắn với cuộc sống và cái chết. V́ thế, tuy là Tứ phủ nhưng chỉ có Tam toà là hệ phụ thứ nhất, gồm ba thế lực gắn với ước vọng nông nghiệp: Trời, nước và đất - Hệ phụ thứ hai được gắn với Mẫu Thượng Ngàn, nơi liên quan tới các kiếp đời đă qua (người chết thường được chôn ở rừng, dù là rừng nhân tạo). Khi đạo Tứ phủ chuyển đổi thành phần tín đồ, được sự hỗ trợ của tầng lớp phi nông, chủ ư đề cao nước và rừng, mang ư nghĩa gắn với sự giàu có, th́ mặc nhiên Mẫu Địa bị gạt ra ngoài, để tam toà chuyển hoá, gồm: Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Mẫu Thoải (mặc dù vẫn có một động Sơn Trang riêng). Hai là, hệ thực hiện ư đồ sáng tạo, gồm: Ngũ vị Tôn Ông/Quan. Ba là, hệ phát huy thành quả sáng tạo, gồm: Tứ phủ quan Hoàng và Tứ phủ Chầu/Chúa Bà, là những vị có công với nước với dân trong xây dựng và bảo vệ quốc gia. Bốn là, hệ chúng sinh chuẩn mực, được hưởng quả phúc, gồm: Cô và Cậu. Đây là những chúng sinh có đạo và đức, được tái sinh về thế giới thánh thiện này. Hệ này có nhiều cư dân trên thế giới tôn thờ, được nhập vào thần điện của Mẫu khi tín ngưỡng này chiếm địa vị thượng phong trong xă hội b́nh dân. Nh́n chung, tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ là sản phẩm của tư duy mênh mông tràn vũ trụ của nông dân, nó vừa được tôn sùng đề cao, vừa gần gũi và gắn với bước đi cơ bản của lịch sử, nhất là tín ngưỡng này lại có hậu trên tinh thần giáo dục bằng gợi ư nhẹ nhàng...
Từ khoảng cuối thế kỷ XV - XVI tới thế kỷ XVII (chủ yếu dưới thời nhà Mạc), nền kinh tế thương mại có phần phát triển đă dẫn tới mối ứng xử với thần linh theo tinh thần mới. Xu hướng chuyển đổi và quy tụ một số thần đă được đặt ra (một cách tự nhiên) để thích ứng với thời cuộc. Cùng với việc sử dụng con sông Hồng một cách tích cực hơn dưới góc độ kinh tế, th́ một vị thần gắn với chài lưới được chuyển hoá thành thần buôn để có thể nhập vào hệ “Tứ Dân”, đó là Chử Đồng Tử. Không gian đậm đặc liên quan tới tín ngưỡng Thánh Chử tạm được xác nhận là từ cuối huyện Gia Lâm tới giáp thị xă Hưng Yên, đồng nhất với khu vực phát triển kinh tế thương thuyền đương thời - Thực ra, dù nền kinh tế thương mại ở thế kỷ XVI có khá phát triển, th́ nó vẫn c̣n liên quan chặt chẽ với nông thôn, và có thể tạm coi như vẫn là một phạm trù của kinh tế nông nghiệp, song một tư duy mới, vượt qua sự dàn trải cố hữu nông dân, là sự quy tụ để thích hợp với hoàn cảnh (thương thuyền luôn lưu chuyển). V́ thế, ở nơi kinh tế thương mại có phần phát triển, như các tỉnh ven biển và nơi giao thông nhiều con sông, đă nẩy sinh một vị thần linh mới: Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bà đă theo các con thuyền xuôi ngược mà xuất hiện tại rất nhiều vùng khác nhau. Ở một giới hạn nào đó, có thể nghĩ, Bà là kết tinh nhuần nhuyễn của tất cả các thánh Mẫu (với các sự tích và di tích ở Lạng Sơn, Tây Hồ (Hà Nội), Nam Định, Đồi Ngang (Ninh B́nh), Đền Ṣng (Thanh Hoá) và nhiều nơi khác). Nhưng, suy cho cùng, Bà là một đại diện tinh thần của thế lực mới đang lên, có thể coi là chỗ dựa đắc lực của triều đ́nh nhà Mạc - tầng lớp thương nhân Việt ở thế kỷ XVI. V́ vậy, ở lĩnh vực hệ ư thức, đă có một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa Bà và các thế lực đối lập - Cuối cùng, Bà đă bị thất bại bởi gian kế của Tiền Quân Thánh. Qua sự tích này, tạm đưa ra một giả thiết để làm việc là: Mẫu Liễu đă bị Tiền Quân Thánh thu phục, sự tích này phản ánh về sự thắng thế của nhà Lê - Trịnh với nhà Mạc. Sau đó, Mẫu Liễu đă được đức Phật cứu thoát và quy y để mang tư cách như một Bồ Tát, phải chăng hiện tượng đó cũng đồng nhất với một thực tế lịch sử là nhà Lê-Trịnh, tuy thắng lợi, đă không thể đàn áp tiêu diệt được giới thương nhân của thời Mạc, mà vẫn phải sử dụng họ dưới một sự kiềm chế nào đó (đồng nhất với sự quy y của Mẫu Liễu). Từ sự tích này, nên ở Phủ Giày trước đây không có Tam Toà mà chỉ có Tam Thân. Chính mắt tôi đă nh́n thấy tượng Mẫu Liễu dưới dạng một nhà sư - ở bên trái, dạng chân thân Thánh Mẫu - ở giữa và dạng chúa mang h́nh thức đạo sĩ - tiên nhân - ở bên phải; phía trước là tượng Thánh phụ, Thánh Mẫu theo nguyên tắc “tả dương, hữu âm”.
Nh́n chung, Thánh Liễu đă đi vào đáy sâu của tâm hồn tín ngưỡng Việt, Người đă theo bước chân của người Việt để đánh dấu quyền năng ở khắp mọi miền đất nước. Nhưng, trong các chế độ cũ, việc thờ Thánh chỉ được coi như một tín ngưỡng bên lề. Đó là thứ tín ngưỡng dân gian tồn tại và phát triển trên ḍng trôi chảy của lịch sử, nó đủ độ dẻo để thích ứng với mọi hoàn cảnh xă hội khác nhau. Một số điều đáng quan tâm là: tín ngưỡng này tuy phát triển có phần rộng khắp, nhưng chưa bao giờ, và cả về sau này nữa, nó có đủ điều kiện để trở thành một hệ tôn giáo chính thống hay trở thành một “đạo”, v́ nó:
- Không hề đựoc sáng lập bởi một vị giáo chủ cụ thể nào.
- Không hề có hệ thống giáo lư gắn với nhân sinh quan và vũ trụ quan một cách rành mạch - Nó v́ nhu cầu thiếu hụt của tâm linh quần chúng ở các thời khác nhau rồi tự điều chỉnh để tồn tại, v́ thế nó thâm nhập vào mọi nơi mọi chốn, thậm chí cả vào các hệ giáo lư lớn, để cho mọi tôn giáo ngoại lai chỉ có thể phổ cập trong quần chúng khi tôn giáo đó dung hội được với tín ngưỡng này (các tượng Phật giáo phần nhiều mang dạng nữ, nhất là Quan Âm Bồ Tát...).
- Tín ngưỡng thờ Mẫu, sở dĩ tồn tại dài lâu hơn mọi tôn giáo khác và giữ được nhiều yếu tố về đạo và đức đậm bản sắc dân tộc, v́ theo chúng tôi, là ở chỗ xưa nay nó không có một tổ chức từ trên xuống mang tính giáo hội, để chi phối tới mọi sự việc liên quan. Thực tế lịch sử đă cho thấy, việc không có tổ chức khiến mọi chính quyền quân chủ thời trung cổ không biết dựa vào đâu để chi phối nó, nhất là khi ảnh hưởng của nó quá rộng, dễ tập hợp được quần chúng..., là một điều đáng lo ngại cho mọi chế độ xă hội chứa đầy mâu thuẫn giai tầng/cấp. V́ thế, trước đây, nhiều khi tầng lớp thống trị và Nho sĩ thường chê bai đạo Mẫu, gán cho tín ngưỡng này nhiều yếu tố tiêu cực, thậm chí đả kích cả vào Thánh Liễu. Họ bài bác và gán cho tín ngưỡng này đậm yếu tố mê tín dị đoan có lẽ nhằm khống chế một khi cần thiết.
Tới nay, tín ngưỡng thờ Mẫu đă được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm mong t́m về cốt lơi khởi nguyên và vẻ đẹp muôn đời muôn thuở của tâm linh nông dân Việt, để t́m lấy một số yếu tố thuộc bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó không có nghĩa là chúng ta ủng hộ sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu theo một chiều hướng mới - Khi nghiên cứu về sự phát triển của đạo Phật trong thời mạt pháp, một số nhà Phật học đă chỉ ra rằng: Người ta chỉ t́m thấy chân lư tuyệt đối của đạo ở nơi mà đạo chưa tới. Hoặc là: Giáo hội là kẻ đào mồ chôn chính tôn giáo đó.
Ở một lĩnh vực nào đó, tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay chưa phải ở thời kỳ mạt. Với truyền thống tự thích ứng để tồn tại, tín ngưỡng này đi vào con người bởi “tâm”, không hẳn bằng “pháp”, v́ thế chúng ta chỉ cần giữ sao cho nó không bị “thái quá”, sa đà vào mê tín dị đoan, và nhất là không để cho những kẻ hoạt đầu tôn giáo tín ngưỡng lợi dụng. Việc đưa tín ngưỡng thờ Mẫu vào tổ chức (có tính chất giáo hội) dễ làm biến chất vẻ trong sáng hồn nhiên của tín ngưỡng này, làm tàn phai yếu tố dân gian mà chúng ta hằng tôn trọng...
Một vấn đề cũng cần bàn tới ở đây, là hiện tượng hầu đồng. Thực ra, nếu không có hầu đồng, th́ mọi điện/phủ thờ Mẫu cũng chẳng khác ǵ các ngôi đền khác. Tất nhiên, có nhiều cách hầu đồng khác nhau, song về cơ bản, tạm có thể nghĩ, hiện tượng này c̣n là một bóng dáng ít nhiều mang yếu tố Shaman giáo, người ta xuất cái “hồn cá thể” để cái “đại ngă” quyền năng mượn xác thân đó mà biểu hiện sự giao tiếp với các tín đồ. Vậy hầu đồng là ǵ? Tạm thời hội lại trong mấy ư sau (theo tài liệu của Vơ Hoàng Lan):
Hầu đồng: Đồng là đứa trẻ. Hầu đồng là hiện tượng xuất thần để trở về với tâm hồn trẻ thơ, là trở lại với sự trong sáng không bị dày ṿ bởi cuộc đời trần tục... Nhờ đó mà dễ tiếp cận được với thế giới linh thiêng, để như nghe thấy tiếng “thâm th́” của vũ trụ và quá khứ tổ tiên.
- Đồng có nghĩa là cùng, là đồng chất, vừa có tính chất xuất thần vừa có tính chất nhập thần, con đồng xuất cái hồn cá thể ra khỏi xác thân, hội nhập về một linh hồn thánh thiện, như để thần linh dễ tiếp cận với chúng sinh - Và ở mặt nào đó, là một hiện tượng thông linh.
- Hầu đồng là một hiện tượng diễn xướng dân gian. Thông qua lên đồng, trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người ta muốn giáo dục truyền thống qua sự tích về các anh hùng một cách nhẹ nhàng, để quần chúng không quên tổ tiên và giữ ǵn bản sắc.
- Lên đồng là một hiện tượng Yoga tinh thần, qua động tác và xuất thần, con người như tự thanh lọc được những xấu xa của tâm hồn và thậm chí, cả thể xác, khiến họ cảm thấy thanh thản và khoẻ mạnh hơn.
- Lên đồng là một hiện tượng làm cân bằng cuộc sống, gây cho người ta một ảo giác như được thay đổi thân phận, như xoá nhoà được sự bất công xă hội... Con đồng có cảm giác lâng lâng trong sự hoà nhập với linh hồn vũ trụ và được mọi người rất kính nể (dù cho trước đó họ là ai). Hiện tượng này phần nhiều thích hợp với phụ nữ, một thành phần chịu nhiều bất công trong các chế độ xă hội xưa.
- Có thể c̣n nhiều ư nghĩa khác gắn với lên đồng, song cũng như nhiều biểu hiện khác của tín ngưỡng, đôi khi hầu đồng cũng rơi vào hiện tượng lệch lạc, thái quá như: “Thứ nhất ngồi đồng, thứ nh́ lấy chồng quan”, rồi “ghen vợ ghen chồng không bằng ghen đồng ghen bóng”; mặt khác, đôi khi từ lên đồng mà nhiều phụ nữ đă có hành động sai trái, để dẫn tới “chết đường chết chợ không bằng lấy vợ ngồi đồng”.
Nh́n chung, về thực chất, hầu đồng chỉ là một h́nh thức giao tiếp với thế giới thiêng liêng của tín ngưỡng dân gian. Cũng như đạo thờ Mẫu, nó cần được chấn chỉnh để tránh những tiêu cực dầy ṿ tâm hồn nhân thế.
Hương Nguyện
--------------
Chú thích:
1- GS. "xxx" (không nêu tên, không lợi) và TS Nguyễn Hồng Kiên đă phát hiện: ở Phủ Dầy, có Phủ chính là trung tâm, phủ Vân gắn với Mây, đền Đề Sát gắn với thần Mưa, phủ công đồng kiêm thờ Lôi công, đền Đông Cao liên quan đến thần Gió.
Sưu tầm
|