Tác giả |
|
thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 1 of 5: Đă gửi: 16 March 2005 lúc 11:38am | Đă lưu IP
|
|
|
Thả diều là một tṛ chơi thú vị, hấp dẫn, có từ lâu đời. Những năm gần đây, diều được phục hồi và cải tiến, xuất hiện nhiều kiểu, nhiều vẻ, rất đẹp mắt. Nhiều địa phương tổ chức thi diều, triển lăm diều, thu hút đông người tham dự. Nhưng, diều không chỉ là một tṛ chơi mà c̣n là một phong tục cổ truyền có nhiều ư nghĩa sâu xa.
Tục thả diều phổ biến ở nhiều nước Đông Nam á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc (vốn thuộc cơ tầng văn hóa Đông - Nam á), Việt Nam cho đến các nước Đông - Nam á hải đảo. Một tài liệu có niên đại 972 ghi rằng các vật thờ của người Khmer cổ gồm có chén, đĩa, nhạc cụ, lao và năm chiếu diều. Cũng ở Campuchia, xưa kia, khi có gió mùa đông Bắc, các nhà sư thường thả một hoặc hai chiếu diều bay lơ lửng trên các chùa. Diều có gắn công cụ phát ra âm thanh. Việc thả diều có ư nghĩa cầu sự b́nh yên tốt lành. Hễ có chiếc diều bị rơi, nhà chùa phải làm lễ xua đuổi tà ma và cầu an.
Diều c̣n là một phong tục của vua chúa. Ban đêm vào kỳ sáng trăng, vua và quần thần thả diều coi như là những vật dâng các đấng thần linh. Họ quan niệm tục thả diều là lễ cúng chiếc răng của Phật được cất giữ ở vương quốc của rắn thần Naga. ở Thái Lan, đôi khi người ta gắn vào diều một ngọn đèn tượng trưng cho ngôi sao và cũng có người đă ghép vào diều một mẩu vàng, để giữ cho dây diều khỏi đứt và phải kéo nó về nếu nó rơi xa. V́ vậy, vào dịp triều đ́nh thả diều, nhà vua phải ở ngoài trời suốt hai tháng và các quan phải theo dơi cẩn thận để cùng vua giữ cho diều khỏi đứt dây.
ở Thái Lan c̣n có tục đấu diều. Nhà vua trực tiếp tham dự cuộc đấu này. Người ta bố trí làm hai phe, diều đực gọi là Kula, diều cái là Pắc kao. Diều đực có nhiệm vụ làm đứt dây diều của đối phương. Diều cái có h́nh dáng nhỏ và thon theo h́nh thoi, có đính những dải dài để quấn quanh dây của diều đực, nhằm bảo vệ ḿnh, hạn chế sức công phá của diều đực.
Diều giấy là biểu trưng của loài chim ăn thịt. Nhiều tộc có người có tên diều giấy trùng với tên loại chim nói trên. ở Campuchia, diều giấy và chim diều đều là Khlen, người Chăm gọi là Kalan, người Mơnông gọi là Khang, người ÊĐê gọi là Rlang.... Cụ thể ở Việt Nam diều giấy và chim diều vừa là đồng âm vừa là cùng nguồn gốc. ở Trung Quốc cũng vậy.
Chim diều là loại bay lên trời, đối lập với loài dưới nước. Diều ở nơi cao ráo, đối lập với nơi ẩm thấp. Con diều được coi là sứ giả đem lại sự khô ráo. Tục thả diều chủ yếu được thực hiện sau mùa mưa, cầu mong tạnh ráo, cầu gió mát trăng thanh. Lúc bấy giờ nông nghiệp cần khô ráo để thu hái, phơi phóng.
Chùm diều mà hiện thân nhân tạo của nó là diều giấy được đặt trong sự đối lập Chim - Cá, Trời - Nước, Khô - ẩm là những đặc điểm trong hệ thống đặc điểm của nền văn minh các tộc người Đông - Nam á. Các đặc điểm gồm:
- Các tổ chức xă hội thành hai bộ phận ngoại hôn với những vật tổ đối lập nhau, một bên là các động vật sống nơi khô cạn, bên kia là là động sống nơi ẩm ướt hoặc sống ở nước. Mở đầu lịch sử của Campuchia là triều đại Mặt trăng của Rắn thần Naga, đối với bên kia là triều đại Mặt trời của Chim thần Garuđa.
- Hát giao duyên nam nữ và việc tính giao theo mùa liên quan đến truyền thuyết về ngôi tháp và v́ sao buổi sáng. Truyền thuyết này trong mối liên quan đến hát giao duyên lưu truyền rộng răi ở Campuchia, Thái từ Nam Trung Quốc cho đến Giava.
- Các huyền thoại đặt nền móng trên sự hướng lập Khô-ẩm, Chim-Rắn. ở người Mường trong lễ diễn xướng mo có một vật thiêng trên đó vẽ hai vật biểu tượng chim và cá... Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Việt ghi dấu quan niệm lưỡng lập giữa hai bộ tộc thủy tổ thờ hai vật tổ đối lập nhau. Rồng-Rắc (thuộc vế Nam) và Chim Âu (thuộc vế nữ)
Có rất nhiều dân tộc Đông-Nam á có huyền thoại tương tự như trên.
- Hội đua thuyền mang tính chất lưỡng lập gồm một bên là thuyền chim có đầu chim và đuôi chim, đối với bên kia là thuyền có có đầu cá, đuôi cá.
- Và đặc biệt là tục thả diều với quan niệm lưỡng lập Chim-Rắn, Khô-ẩm, cầu cho ưu thế của Chim và của Khô ráo (đă tŕnh bày ở trên).
Quan niệm lưỡng lập được rút ra từ toàn bộ hoạt động thực tiễn của đời sống kinh tế - xă hội, với nền văn minh sông nước, việc trồng cấy lúa nước và trở thành tư tưởng quán xuyến của huyền thoại, lễ tiết và cấu trúc xă hội ở Đông-Nam á. Có thể nói lưỡng lập là một trong những nền tảng tư duy của văn minh Đông-Nam á. Người Trung Quốc đă tổng kết lư thuyết này dưới dạng triết học về sự đối lập và ḥa hợp âm dương. Nó được tŕnh bày một cách chắc chắn lần đầu tiên trong Hy Tử, có thể được hoàn thành vào cuối thế kỷ 5, trước Công nguyên. Lư thuyết lưỡng lập của nền văn minh Đông-Nam á có lẽ h́nh thành từ thời tiền sử xa xưa.
Khuếch trương việc chơi diều là một việc làm đáng hoan nghênh. Nhưng bên cạnh việc coi nó như một tṛ chơi, cần phải t́m hiểu ở đây chiều sâu tâm nguyện của nhân dân, ư nghĩa triết học chứa đựng trong đó, cơ sở tư tưởng của nền văn minh Việt Nam (trong Đông-Nam á). Như vậy chúng ta thấy rơ hơn bản sắc văn hóa dân tộc qua phong tục truyền thống này.
sưu tầm
|
Quay trở về đầu |
|
|
chindonco Trợ Giáo
Đă tham gia: 28 March 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 5248
|
Msg 2 of 5: Đă gửi: 16 March 2005 lúc 3:26pm | Đă lưu IP
|
|
|
Trích dẫn:
Diều c̣n là một phong tục của vua chúa. Ban đêm vào kỳ sáng trăng, vua và quần thần thả diều coi như là những vật dâng các đấng thần linh. |
|
|
Tác giả bài viết bài này có nhầm chăng? Có ai mà thả diều vào ban đêm bao giờ?
Diều nhờ bằng giấy nên nhẹ mới bay lên cao khi gặp gió. Khi chiều xuống th́ bắt đầu có hơi sương, càng về đêm hơi sương càng nhiều, nhất là các quốc gia vùng Đông Nam Á. Sương nhiều làm ẩm ướt cánh diều gia tăng sức nặng, lại dễ làm hồ dán trở nên mềm ra. Lại nữa, vào lúc chiếu tối có một lúc (khoảnh khoắc) nào đó trời bỗng dưng im gió, mà diều th́ rất cần gió.
Chỉ là một nhận xét thiển cận của tôi mà thôi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 3 of 5: Đă gửi: 16 March 2005 lúc 3:34pm | Đă lưu IP
|
|
|
cũng có thể. nhưng tôi từng nghe tiếng diều sáo vào chập tối nhiều lần khi về nông thôn. theo thiển ư của tôi chỉ là diều sáo mới thế, v́ thả diều là để nh́n mà
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuyetmai Hội viên
Đă tham gia: 20 December 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 35
|
Msg 4 of 5: Đă gửi: 18 March 2005 lúc 12:46am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính Chào các bác
Bác Thienkhoitimvui có bài hay quá.
Ngày c̣n trẻ tôi hay thả diều chăn trâu. Quê tôi ven sông Thái B́nh, thường có hội thả diều. Chúng tôi hay làm diều Chu- Diều làm bằng tre hoá - một loại tre rất dẻo. Xải cách diều có thể tới 3m, phất bằng giấy bồi, phết nhựa sung, nhựa cậy. thậm chí c̣n lấy củ nâu để phết sao cho nước không thấm. Dây diều làm bằng sợi tre ngâm vôi và luộc thật kỹ- vừa dẻo lại vừa dai. Sáo diều khoét bằng của gáo đường kính khoảng 15-18cm. Diều có thể đeo được sáo 5 hoặc sáo 3.
Diều Chu thường chạy bằng gió thượng ( Gió trên cao), và chúng tôi thường thả suốt ngày đêm. Thả diều để nghe tiếng sáo- cách xa 4-5 km vẫn nghe tiếng sáo là chuyện b́nh thường.
Ban chindonco viết không ai thả vào ban đêm ư. Thưa rằng chúng tôi toàn thả vào ban đêm, chỉ nghe tiếng sáo cũng biết rằng diều của ai c̣n, ai mất.
Bây giờ tôi xa quê - không biết ở nhà c̣n có hội chơi không ! Mà sao bac Thienkhoitimvui lại nhắc đến nó,làm cho tôi nhớ quá đa !!
Thân TM
|
Quay trở về đầu |
|
|
chindonco Trợ Giáo
Đă tham gia: 28 March 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 5248
|
Msg 5 of 5: Đă gửi: 18 March 2005 lúc 5:09am | Đă lưu IP
|
|
|
Cám ơn tuyetmai cho biết cách làm Diều Chu của quê hương bạn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|
|