Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 181 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Y Học Thường Thức (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Y Học Thường Thức
Tựa đề Chủ đề: Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
NgocLinhTu
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 July 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 203
Msg 1 of 2: Đă gửi: 02 April 2005 lúc 7:24pm | Đă lưu IP Trích dẫn NgocLinhTu



Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung măn.

Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch cân kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…

T́m nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng răị Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ư hướng về Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân).

Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷụ Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vàọ Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở rạ Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vàọ Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía saụ Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc taỵ Làm liên tục nhiều cáị Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh th́ mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.

Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức b́nh thường, tương ứng với nhịp thở điều ḥa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậỵ Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lư thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.

Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá tŕnh lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy tŕ t́nh trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.

Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.

Cơ chế tác động của phất thủ liệu pháp

Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều ḥa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đ́nh trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rơ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóạ Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.

Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao ḥa thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận: “Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót”. Những động tác của phất thủ liệu pháp tuy đơn giản nhưng đă trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.

Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh dương và mạch Đốc.

Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa ḷng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cáị Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.

Theo học thuyết Kinh lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. V́ lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương.

Phất thủ liệu pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏạ Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếụ Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn). Phất thủ liệu pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giăn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hỏạ Nguyên tắc này đ̣i hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giăn về h́nh, hư linh về ư. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.

Phất thủ liệu pháp cũng giúp điều ḥa thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây rạ Chính tâm lư căng thẳng do t́nh chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đă có. Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngàỵ Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.

Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ th́ những phần c̣n lại của vỏ năo sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơị Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều ḥa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hệ thần kinh trung ương.

Tập phất thủ liệu pháp có gây phản ứng nguy hiểm ǵ không?

Phất thủ liệu pháp có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lư; nó không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Trong quá tŕnh tập, người tập có thể đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này bị thải trừ hết. Thông thường, những phản ứng trên sẽ tự chấm dứt sau một vài ngàỵ

Do không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp người tập bị ảo giác làm rối loạn tâm lư. Phất thủ liệu pháp tác động kích thích đồng thời các huyệt bách hội, hội âm và trường cường. Do đó, bách hội và hội âm tạo ra những van an toàn để trung ḥa với chân hỏa phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.

Phất thủ liệu pháp tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ư quán chiếu Đan điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho năo, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập mạ

Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn làm nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra sự thông nhau giữa hai bể khí âm và dương. Sự tương thông này giúp nội khí tuần hoàn trong thân người, điều ḥa âm dương và sinh lực giữa lục phủ ngũ tạng.

Sưu Tầm
Quay trở về đầu Xem NgocLinhTu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NgocLinhTu
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 2 of 2: Đă gửi: 03 April 2005 lúc 10:35pm | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Chào anh NgocLinhTu
Tôi có bài Phất thủ nguyên bản xin được bổ xung thêm cho các bạn tập đúng cách, anh có nhiều bài hay quá mong post tiếp

DỤNG THỦ VẬN CÔNG

Tất cả có 16 khẩu quyết như sau:
Điều cơ bản tối trọng yếu là: “Thượng hư hạ thực, Thượng tam hạ thất”

1      Thượng nghi hư (Trên nên hư nhu)
2     Đầu nghi huyền (Đầu như treo trên một sợi dây)
3      Hạ nghi thực (Dưới nên thực)
4      Khẩu nghi nọa (Miệng tự nhiên, trễ biếng)
5      Hung nghi nhứ (Ngực nên mềm mại như sợi tơ)
6      Bối nghi bạt (Lưng thẳng phẳng nở ra)
7      Yêu nghi trực (Eo, thắt lưng thẳng như cây trực)
8      Tư(bí) nghi dao (cánh tay dao động, vận động)
9      Trửu nghi trầm (Khủyu tay trầm xuống)
10      Uyển nghi trọng (Cánh tay ng̣ai nặng, trầm trọng)
11      Thủ nghi qua( Bàn tay bơi như bơi thuyền)
12     Phúc nghi thực(Bụng dưới đùa hơi xuống, chắc thực)
13     Khóa nghi tung (háng mở rộng khoan khóai )
14     Ang nghi đề (Lỗ đít rút lên, rất cần yếu)
15     Cấn nghi thạch (Gót chân ấn chắc như đá rất cần yếu)
16     Chỉ nghi trảo (Ngón chân quặp chắc, rất cần yếu).

1.     Thượng nghi hư: Tâm trung vô tư vô lự, tư tưởng tập trung, động tác nhu ḥa tâm b́nh khí tĩnh.
2.     Hạ nghi thực:      Tự hoành cách mô (mô ác,ngực) dĩ ha yếu bảo tŕ (thực), bảo tŕ khẩn trương, yếu dụng lực, tiểu phúc yếu thu súc,cước chỉ dụng lực troa ủ địa.
3.     Đầu nghi huyền:     Đầu bộ yếu hảo tượng hữu nhất điều thắng sách bả đầu quải trước nhất ban, kiểm bộ yếu thong dong tự nhiên, tả ca hữu tả, hoặc thị đê đầu ngưỡng thượng. Cước cấn dă yếu dụng lực đạp lao ư địa thượng, đại tiểu thối đô bảo tŕ khẩn trạng thái, trích trùng cốt yếu tượng thông trụ nhất ban trực lập.
4.     Khẩu nghi đọa:     Khẩu bộ yếu phong tùng tự nhiên, khẩu thần yếu khinh khinh bế hợp nha sỉ bất khả giảo khẩn, đăn yếu khinh khinh hợp thượng, thiệt đầu tắc khinh thỉ diện đô thị bất chính xác đích tư thế.
5.     Hung nghi nhứ:     Hung bộ yếu tự nhiên b́nh chính, bất diệt bất đột, sử hung bộ hữu khoan thư chi cảm, lưỡng biên kiên bộ yếu phóng tùng nhi vi vi hướng tiền khả bang trợ tiêu hóa.
6.     Bối nghi bạt:     Chú ư bất yếu lộng thành đà bối tư thế, yếu bộ thùy trực, lưỡng kiên tùng khởi xuất bối hậu tự nhiên hướng hậu đột xuất, nhân thử vi hư quả hung bộ phóng tùng tựu khả sử huyết khí hạ trầm, phối hợp thượng hư hạ thực đích yêu cầu.
7.     Yêu nghi trục:     Yêu bộ yếu phóng túng, yếu chii trực tịnh cụ hạ trầm chi thế, đốn bộ bất độn, bảo tŕ thượng hạ thân chi thùy trực.
8.     Tí (bí) nghi dao:     Yếu sử lưỡng kiên dữ trửu tự nhiên phóng trầm tụng tịnh cụ hạ trôm chi kính, bang trợ khí huyết văng hạ.
9.     Trửu nghi trầm:     Trầm, kiên trửu văng hạ.
10.     Uyển nghi trọng:     Thủ chỉ bất yếu khai chương, bất yếu dụng lực bằng khẩn, đăn cầu tự nhiên, thủ bối hướng tiền, hưởng
11.     Thủ nghi qua:      Tâm hướng hậu động tác trầm, lưỡng bế tự nhiên giao động nhất thượng nhất hạ, nhi sử khí huyết họat dược, ṭan thân tương thông, mạch mạch tương liên.
12.     Phúc nghi thự:     Dụng khí trầm tiểu phúc, phóng túng phúc bộ cơ nhục, tự nhiên hạ trầm nhi trục tiệm sung thực, sử hạ thân hạ .
13.     Ang nghi đề:     On trầm tượng qua thuyền, uyển ưng cự hữu hướng hạ trụy đích kích lực, dụng lực thời kích lực tại uyển bộ phát xuất.
14.     Khóa nghi tùng:     Lưỡng túc cự li đẳng ù lưỡng kiên đích khoan độ kháo quan tiết cập cơ nhục phóng tùng khả trợ yêu thốc cánh linh họat. Chí ư ang nghi đề ư tứ tựu thị yếu hảo tượng đại tiện cấp bách thời tự nhiên bả ang men tứ chu đích cơ nhục khẩn thúc khởi lai đích động tác nhất dạng.
15.     Cấn nghi thạch:     Cước hcỉ thị b́nh hành ḥa chi sanh ṭan thân đích căn cơ, sở dĩ cước chỉ yếu trảo tượng.
16.     Chỉ nghi trảo:     Thạch dần nhất dạng ổn định. Mạch ṭng cấn khởi dụng thủ đích trọng tâm tại hồ cước, như lăo thụ sinh căn nhất dạng, sử cước lư huyết khi khởi liễn án ma tác dụng nhi thông đạt ṭan thân. Chí ư túc tại điểm lập thời tùy tượng trảo vật nhất dạng địa trảo chú địa diện.
DỤNG THỦ VẬN ĐỘNG
( LƯỢC DỊCH 16 THẾ )
1)     TRÊN NÊN HƯ:     Trong tâm không nghĩ ngợi ǵ, lo ǵ (tâm b́nh) tư tưởng tập trung vào ấn đường là giữa 2 chân mày. Vận động mềm mại, điều ḥa, tâm b́nh thản, hơi thở nhẹ tĩnh.
2)     DƯỚI NÊN THỰC:     Từ ngang ngực chỗ mỏ ác giáp bao tử trở xuống. Cần duy tŕ khẩn trương (chắc, thực) cần dùng sức. Bụng dưới thu rút chắc (phải tống hơi xuống tận đan điền cho đầy, tác dụng cần thiết cho khí huyết dẫn xuống). Hai bàn chân gót và các ngón đạp chắc sát xuống đất, dùng sức đạp xuống tựa như gốc rễ cây cổ thụ, 2 gót và bàn chân ấn sát chặt xuống đất như tảng đá, các ngón quào bám chắc vào mặt đất cùng với 2 ống chân, 2 đùi vế duy tŕ khẩn trương, chắc, thẳng, ẻo lưng thẳng tựa cây trụ cột đứng thẳng ( tác dụng làm cho mạch lạc từ dưới chân cùng khí huyết dẫn lên, mà bụng dưới tống xuống). Hạ trầm là tác dụng dẫn khí huyết đi xuống (làm cho đạt tới chu lưu thông ṭan thân), cần sao cho cột trụ xương sống thẳng đứng.
3)     ĐẦU NHƯ TREO:     Lơ lửng trên sợi dây, mặt ung dung thư thái tự nhiên có tác dụng nhẹ nhàng như cành lá cây đong đưa theo gió.
4)     MIỆNG NHƯ TRỄ:      Một cách tự nhiên, ngậm môi, răng hơi khép, đầu lưỡi cong chấm vào chân hàm răng trên, cho nước bọt tiết ra và ướt tự nhiên.
5)     NGỰC MỀM MẠI NHƯ SỢI TƠ:      Bằng phẳng tự nhiên, không thót vào hay ph́nh ra khiến sao cho ngực khoan thai. Hai bên bờ vai hơi mở ra hướng về trước, thân phía trên phải đúng “thượng hư”.
6)     LƯNG NÊN THẲNG PHẲNG:     Chớ gù, do hai vai mở ra nên lưng sẽ thẳng tự nhiên chứ không cố và cứng đờ.
7)     EO LƯNG NÊN THẲNG NHƯ TRỤC:     Nên nơ nở mà cần bằng thẳng, và có cái thế hạ trầm xuống, mông đít chớ gù ra, để duy tŕ cho ṭan thân trên dưới đều thẳng mà có cái thế nặng trĩu xuống.
8)     CÁNH TAY CẦN NÊN DAO ĐỘNG:
9)     KHỦYU TAY (GIỮA CÁNH TAY) NÊN TRẦM TRĨU XUỐNG : Để khiến cho 2 vai cùng khủyu tay tự nhiên trầm trĩu xuống càng để xuống càng cứng, giúp cho khí huyết hạ trầm (dẫn xuống ) vai và khủyu tay hạ trầm, th́ 2 cánh tay tự nhiên dao động, đưa lên đưa xuống mà khí huyết họat dược, ṭan thân lưu thông, các mạch lạc đều cùng liên lạc giao lưu họat động.
10)     CỔ VÀ CÁNH TAY NÊN TRĨU XUỐNG : Hướng xuống với sức mạnh vận dụng ra ở 2 cổ tay ( để bơi đong đưa tựa quả lắc).
11)     BÀN TAY NÊN BƠI: Không x̣e ra, không khép chặt, để tự nhiên và cũng không dùng sức, mu tay hướng phía trước động tác tựa như bơi thuyền.
12)     BỤNG DƯỚI (ĐAN ĐIỀN) NÊN THỰC: Bởi đùa hơi xuống khiến căng chắc.
13)     HÁNG NÊN MỞ RỘNG KHOAN THAI: Thịt da tự nhiên chĩu xuống
14)     HẬU MÔN RÚT LÊN:     Làm cho bên dưới ch́m xuống và ổn cố. Đồng thời hậu môn rút mạnhlên tựa như lúc mắc đại tiện buồn đi cấp bách mà phải hăm lại tự nhiên gân da co lại và háng lại mở rộng ra với 2 chân rộng bằng 2 bên vai, khiến eo lưng và đùi rất linh hoạt chắc chắn.
15)     GÓT CHÂN ẤN CHẶT XUỐNG NHƯ TẢNG ĐÁ:     Gót và 2 bàn chân là cơ sở.
CÁC NGÓN CHÂN QUẶP LẠI BẤU QUÀO XUỐNG ĐẤT: Ṭan thân, cần ổn cố chắc chắn như 2 tảng đá, gốc rễ cây đại thụ, trọng tâm của phép luyện tập này là ở 2 bàn chân cố sao đạp quào bấu chặc xuống như dính liền với đất và luôn luôn ở tư thế đó cho hết buổi tập. Điểm trọng yếu là “Thượng hữu hạ thực” “Tâm b́nh khí tĩnh”.


Bản này của cha tôi dịch trong sách ra
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.7813 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO