Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 213 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: KIÊU MẠN LÀ GÌ? Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 1 of 6: Đă gửi: 05 June 2005 lúc 6:10am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Kiêu Mạn Là Ǵ ?

Bốn điều khiến cho lùi mất trí huệ của Bồ Tát đều liên hệ mật thiết với nhau: v́ không tôn trọng Phật Pháp, cho nên không kính trọng Pháp sư, cho nên giữ lại Phật Pháp thâm sâu và làm chướng ngại cho những kẻ vui sướng tu hành, cho nên có ḷng kiêu mạn và khinh thường hạ thấp người khác. Hoặc cũng có thể hiểu từ điều thứ tư (kiêu mạn) trở lui đến điều thứ nhất (không tôn trọng Phật Pháp); v́ có ḷng kiêu mạn cho nên không tôn trọng Phật Pháp và tôn kính Pháp sư.

Kiêu mạn là ǵ?

Kiêu khác với mạn; kiêu có liên hệ với những cái ḿnh đang có tạm thời, c̣n mạn có liên hệ tới những ǵ ḿnh không có và tưởng rằng ḿnh có. Kiêu và mạn gọi chung là kiêu mạn để nói lên thái độ tâm thức về những cái ḿnh đang có tạm thời và sẽ mất (kiêu), và về những ǵ ḿnh không có mà lại vọng tưởng rằng ḿnh có. Hai thái độ (kiêu và mạn) đều phát xuất từ cái vọng tưởng về sự xác nhận: “tôi là” (như”tôi hiện là thế” “tôi bằng ngang với...”, “tôi thấp thua đối với...”, “tôi lớn cao hơn đối với...”)

Trong kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta) đức Phật đă dạy rằng có ba điều gọi là kiêu :

I. vô bệnh kiêu (àrogya-mado; kiêu ngạo về sức khỏe lành mạnh của ḿnh)
II. niên tráng kiêu (yobbana-mado; kiêu ngạo về tuổi trẻ của ḿnh)
III. hoạt mệnh kiêu (j́vita-mado; kiêu ngạo về đời sống sinh tiền của ḿnh)
“Vô bệnh kiêu”, “niên tráng kiêu”, “hoạt mệnh kiêu” là những điều đang tạm có đó nhưng sẽ mất. Ḿnh đừng nên tự phụ và khoe khoang rằng ḿnh không bệnh, rằng ḿnh c̣n trẻ, rằng ḿnh đang sống, v́ tất cả đều vô thường. Ba điều “kiêu” này khiến ḿnh làm điều ác về thân, khẩu và ư, để rồi “sau khi thân hoại mạng chung, bị sinh vào cơi dữ, đọa xứ, địa ngục”; cũng v́ ba cái “kiêu” này mà kẻ tu hành đă “từ bỏ Phật Pháp và trở lui lại đời sống thế tục” (Anguttara Nikaya, Kinh Bộ Tăng Chi, chương Ba, tiết 39).

C̣n về mạn, đức Phật dạy rằng có ba mạn:

I.thắng mạn (atimàna; tự phụ cho rằng ḿnh cao quí hơn...);
II. đẳng mạn (màna; tự phụ cho rằng ḿnh bằng ngang như...);
III. ty liệt mạn (omàna; tự phụ cho rằng ḿnh kém thua...);

Theo kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta), đây là ba h́nh thức của mạn
a) “tôi tốt đẹp hơn...” (“seyyo’ham asmiti” vidhà...)
b) “tôi ngang bằng với...” (“sadiso’ham asmiti” vidhà...)
c) “tôi tệ thua đối với...” (“hino’ham asmiti” vidhà...)

Kinh luận Phật Giáo thường nói đến ba mạn, bảy mạn và mười hai mạn, nhưng tất cả đều xuất phát từ ngă mạn (Asmimàna).
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (quyển 9 có liệt kê ra bảy mạn (thất mạn):

I. Mạn (màna: hơn ít mà tưởng hơn nhiều)
II.     Ngă mạn (asmimàna: tưởng ḿnh tài giỏi, khinh thường kẻ khác)
III. Tà mạn (mithyàmàna: ngạo v́ chấp trước tà kiến)
IV. Quá mạn (abhimàna: bằng mà tự cho là hơn hoặc thua mà cho là bằng)
V. Mạn quá mạn (mànàtimàna: thua nhiều mà tự cho là hơn)
VI. Tăng thượng mạn (adhimàna: chưa chứng đạo mà tự cho chứng đạo)
VII. Ty liệt mạn (ùnamàna: thua nhiều mà cho là thua ít hoặc không thua; có ít lại khoe nhiều)

Chúng ta cũng có thể hiểu bảy cái mạn một cách cụ thể rơ ràng trong những trường hợp khác như vầy:
a)   thấy tưởng ḿnh cao siêu hơn một người nào đó kém thua ḿnh;
b) thấy tưởng ḿnh cao siêu hơn một người nào đó ngang hàng với ḿnh;
c) thấy tưởng ḿnh cao siêu hơn một người nào đó cao siêu hơn ḿnh;
d) thấy tưởng ḿnh có bản ngă cao siêu hơn mọi người về nhiều phương diện (cá tính, màu da, vị thế xă hội, quốc tịch, giáo dục, vân vân);
e)   thấy tưởng ḿnh cao siêu về những đức tính mà ḿnh tưởng rằng ḿnh đạt được nhưng thực ra đó chỉ là tưởng tượng;
f)       thấy tưởng ḿnh cao siêu v́ tự cho rằng ḿnh ngang hàng hay gần ngang hàng với những kẻ quá vĩ đại hơn ḿnh đến một trời một vực, chẳng hạn cho rằng ḿnh ngang hàng với Phật, với chư Đại Bồ Tát, với những bậc Đại Thánh Tăng, Đại Sư Trưởng, Đại Thiền Sư hay Đại Vĩ Nhân, vân vân.
g) thấy tưởng ḿnh cao siêu v́ tưởng rằng ḿnh hơn người qua những tài vặt, như kiểu anh hùng rơm qua những thành công có tính cách thế tục như đào hoa, trụy lạc, buôn lậu, thể thao, săn bắn, đánh bạc, du côn, đàng điếm hay bất cứ mánh khóe bịp bợm nào khả dĩ qua mặt và lường gạt người khác.

Có một điều dễ nhận rơ ràng: bất cứ kẻ nào c̣n có một chút mảy may kiêu ngạo th́ không bao giờ có thể học được Phật Pháp một cách đứng đắn; tu hành chứng nhập những giáo lư cơ bản ở ngay bước đầu hành tŕnh cần phải dẹp trừ tính kiêu căng, khinh mạn, tự phụ, tự cao,tự đại.

Kiêu mạn làm dơ bẩn tâm thức và đóng chặt lại trí óc. Một Phật tử kiêu mạn là người phá hoại Phật Pháp, và một thầy Tỳ kheo kiêu mạn là kẻ chỉ mang danh hiệu “Tỳ kheo” mà thực chất th́ tệ hại hơn kẻ phàm phu tục tử, v́ chính sự kiêu mạn trong hàng tăng chúng sẽ đưa Phật Pháp đến chỗ tiêu diệt. Đó là lư do mà đức Phật đă nêu ra về sự thối thất trí huệ của bậc Bồ Tát: “Không tôn trọng Phật Pháp, không kính Pháp sư, kiêu mạn tự cao, và khinh bỉ, làm thấp hèn kẻ khác.”

NHỮNG BIẾN THÁI ĐA DẠNG CỦA SỰ KIÊU MẠN.

Tự tin khác hẳn sự kiêu mạn. Tự tin rằng ḿnh có khả năng dẹp bỏ tất cả mọi kiêu mạn; tự tin rằng ḿnh có khả năng vô tận để tiêu diệt tất cả những phiền năo; tự tin rằng ḿnh có khả năng vô biên để thành Phật v́ lợi ích bao la cho tất cả chúng sinh; tự tin rằng ḿnh có sức mạnh tâm linh mênh mông để giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi tất cả nỗi sợ hăi và đau khổ trong cơi luân hồi; tự tin rằng ḿnh không khác ǵ ảo tưởng phù du và như một giấc chiêm bao; tự tin rằng lúc chết ḿnh sẵn sàng hóa kiếp xuống địa ngục để cứu giúp những kẻ đọa đày bi thảm, vân vân...

Có thể tự tin như vậy, v́ thấy hiểu rằng cái “tôi” không có thực, và “ḿnh” chính là tất cả những ǵ được thấy và được hiểu; chính là tất cả những ǵ chưa được thấy và chưa được hiểu; chính là tất cả những ǵ không thể thấy và không thể hiểu.
C̣n sự kiêu mạn chỉ là xây dựng tất cả những “thần thoại” và “huyễn thoại” chung quanh ngũ uẩn vô thường. Sự kiêu mạn được thành h́nh từ vọng tưởng về cái “tôi là thế này” hay “tôi là thế kia”, “tôi không là thế này”, “tôi không là thế kia”, “tôi đă như thế” và “tôi sẽ như vậy”, vân vân...

“Mặc cảm tự tôn” chỉ là h́nh thức khác của “mặc cảm tự ty”, và chính “mặc cảm tự ty” lại là h́nh thức ẩn giấu vi tế của “mặc cảm tự tôn” : thấy tưởng rằng ḿnh hơn chỉ là h́nh thức khác của việc thấy tưởng ḿnh thua, c̣n thấy tưởng rằng ḿnh ngang hàng với ai hoặc với cái ǵ đó chỉ là kết quả của sự so sánh giữa hơn và thua. Dẹp bỏ tất cả sự so sánh, sự đo lường, sự tính toán, sự phân biệt giữa cái này và cái kia, đây là bước đầu phá vỡ sự kiêu mạn.

Từ ba mối đầu của Mạn:

I. Tôi cao siêu hơn kẻ khác (thắng mạn)
II. Tôi ngang hàng kẻ khác (đẳng mạn)
III.Tôi kém thua kẻ khác (liệt mạn)

Chúng ta có thể nh́n thấy bao nhiêu biến thái đa dạng của sự kiêu mạn (gọi chung là “kiêu mạn”, nhưng mạn vẫn trọng hơn kiêu và tất cả kiêu đều khởi phát từ mạn, từ ngă mạn); trong kiêu đă hàm ư mạn, do đó, chúng ta có thể diễn giải ba kiêu như sau:

I. Vô bệnh kiêu: tôi lành mạnh hơn kẻ khác;
II. Niên tráng kiêu : tôi trẻ tuổi hơn kẻ khác;
III. Hoạt mệnh kiêu : tôi linh động tràn trề sức sống hơn kẻ khác.

Chỉ có chứng nhập pháp vô thường là dẹp bỏ mọi kiêu, mọi mạn, và mọi kiêu mạn. Một người sắp chết khó ḷng tiếp tục giữ được tâm kiêu mạn. Sự bất khuất của một anh hùng trước cái chết không phải là kiêu mạn mà là thái độ bất lay chuyển của một người dám hy sinh bản thân cho một cái ǵ siêu việt cao cả vượt lên trên kiếp người.

Sau đây, cũng nên liệt kê ra những biến thái đa dạng của kiêu mạn để chúng ta dễ nhận những phiền năo đă trói buộc ḿnh và khiến cho ḿnh đánh mất trí huệ Bồ Tát:

a) Ḿnh tưởng ḿnh cao siêu, v́ ḿnh cho rằng ḿnh hơn kẻ khác;
b) Ḿnh tưởng rằng ḿnh cao siêu, v́ ḿnh cho rằng ḿnh bằng kẻ khác;
c) Ḿnh tưởng rằng ḿnh cao siêu, v́ ḿnh cho rằng ḿnh kém thua kẻ khác.

Điều kiêu mạn thứ ba ở trên có vẻ mâu thuẫn, sự thực th́ sự kiêu mạn càng tăng trưởng qua sự mâu thuẫn bề ngoài: có những sự “khiêm tốn” hay “hạ ḿnh” chỉ là h́nh thức tế nhị của kiêu mạn; nhận rằng ḿnh thua kém chỉ là lùi lại để nhảy thực xa hơn nữa... Nói một cách văn chương: có sự toàn thiện của cái bất toàn...Hay nói một cách thơ mộng cải lương: “t́nh chỉ đẹp lúc dang dở...” hay nói một cách triết lư: sự thành tựu của cái ǵ chưa xong, sự có mặt của cái vắng mặt...

Ngoài ba h́nh thức kiêu mạn chính yếu trên, có thể nh́n ra những dạng thái phồn thịnh khác của kiêu mạn:

a) Ḿnh tưởng rằng ḿnh cao siêu, v́ ḿnh cho rằng ḿnh hơn cả cái hơn của kẻ khác;
b) Ḿnh tưởng rằng ḿnh cao siêu, v́ ḿnh cho rằng ḿnh ngang bằng cái hơn của kẻ khác;
c) Ḿnh tưởng rằng ḿnh cao siêu, v́ ḿnh cho rằng ḿnh thua kém hơn cái hơn của kẻ khác;
d) Cao siêu, v́ hơn cả cái trung b́nh của kẻ khác;
e) Cao siêu, v́ ngang bằng với cái trung b́nh của kẻ khác;
f) Cao siêu, v́ thua kém với cái trung b́nh của kẻ khác;
g) Cao siêu, v́ hơn cái kém của kẻ khác;
h) Cao siêu, v́ bằng với cái kém của kẻ khác;
i) Cao siêu, v́ thua kém với cái kém của kẻ khác...

Tóm lại, tất cả mọi dạng thái của kiêu mạn đều là tṛ hư luận chằng chịt của tâm thức vọng động, xô đẩy con người ra ngoài sự tịch lặng của Phật Pháp, khiến cho ḿnh đánh mất trí huệ của Bồ Tát, v́ khinh thường chúng sinh, tự tôn tự đại, không tôn trọng Phật Pháp và không tôn kính Đạo sư, chướng ngại cho chúng sinh và chướng nạn cho sự thành tựu Phật Đạo ra ngoài sáu nẻo luân hồi.

“Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc
Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương”

PHẠM CÔNG THIỆN
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
vuithoi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 375
Msg 2 of 6: Đă gửi: 05 June 2005 lúc 9:31am | Đă lưu IP Trích dẫn vuithoi

Wow, bài nài liệt kê đầy đủ tất cả những ǵ gọi là kiêu mạn và cũng nêu lên được:

"Kinh luận Phật Giáo thường nói đến ba mạn, bảy mạn và mười hai mạn, nhưng tất cả đều xuất phát từ ngă mạn (Asmimàna)."

nhưng chưa thấy phần giải quyết vấn đề.

Không biết Phạm Công Thiện có viết phần này tiếp không. Nếu có rất mong bác thiennhan post tiếp cho bà con thưởng lăm.

Kính

__________________
vui thoi ma
Quay trở về đầu Xem vuithoi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuithoi
 
tu_tai_vo_uu
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 21
Msg 3 of 6: Đă gửi: 05 June 2005 lúc 11:28am | Đă lưu IP Trích dẫn tu_tai_vo_uu

Cảm ơn thiennhan,
Tại hạ biết không phải vô duyên vô cớ bác thiennhan viết lên bài này đâu, có lẽ là đang muốn nhắc nhở những kẻ thực sự kiêu mạn mà chưa biết ḿnh kiêu mạn đó. Hiểu biết và sở học không biết tới đâu cứ hay nhảy vô đề tài của người khác và khen chê đủ thứ trong khi về phần ḿnh chưa chắc làm được cái ǵ hay ho hơn. Ví dụ như các bác trong diễn đàn hăy thử so sánh coi trong 1 thời gian ngắn như thế mà đề tài bùa chú của Anh KimCangTri đă có bao nhiêu lượt người xem, bản thân tại hạ cũng thấy quá hả hê với những hiểu biết thâm sâu về huyền bí thuật như vậy và quả thực lấy làm khó chịu khi có vài kẻ cứ nhảy vào phá bỉnh hoài y như các diễn đàn khác vậy. Biết rằng nơi đâu cũng có những kẻ như vậy nhưng tại hạ nghĩ ở đây có các Quản Trị Viên giám sát chặt chẽ và nếu được th́ xin hăy cảnh cáo hoặc cấm IP luôn những thành viên post bài với tinh thần đi ngược với tinh thần người mở ra Mục Khoa Học Huyền Bí này.Nếu không thích th́ xin đừng xem hoặc đừng có ư kiến ǵ cả để thể hiện sự hiểu biết và phong cách cư xử của người có văn hoá. V́ ở đây vốn có rất nhiều người tham gia và khi người ta quan tâm tới vấn đề này tự họ biết nên làm ǵ hay không nên làm ǵ, họa phước thế nào không cần được dạy khôn là nên làm hay không nên làm. Thế cho nên trong mục huyền bí ai thấy ḿnh quá khôn rồi ,hiểu nhiều về luật nhân quả rồi th́ hăy tự cứu cánh lấy ḿnh đừng phát ngôn bừa băi ảnh hưởng đến những người khác.Tại hạ nghĩ cũng có những người quan tâm đến huyền thuật cũng có ư nghĩ như tại hạ nên mới viết nên những lời này, có ǵ xin lượng thứ.
Vài hàng chân thành.
" Hoà thượng hoà thượng, dĩ hoà vi thượng
Thiện tai thiện tai, không thiện tức tai"

__________________
Giải thoát là Nghĩa Dũng
Từ Bi là Oai Hùng
Quay trở về đầu Xem tu_tai_vo_uu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tu_tai_vo_uu
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 4 of 6: Đă gửi: 06 June 2005 lúc 4:40am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Code:
Một Tách Trà
      Nan-In, một thiền sư Nhật Bản vào thời Minh – Trị (1868 - 1912), tiếp một ông giáo sư đại học đến t́m hiểu về Thiền.
     Nan-In mời dùng trà. Ông đă rót đầy vào tách của khách và vẫn tiếp tục rót thêm.
     Ông giáo sư nh́n nước tràn cho đến khi tự ḿnh không nhịn được thêm nữa. "Tách đă đầy tràn rồi. Không thêm vào được nữa đâu!"     
     "Giống như cái tách này" Nan-In nói, "ông mang đầy ư kiến và suy đoán riêng của ông. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền trừ phi ông cạn cái tách của ông trước đă?"

Cửa Thiên Đường
           Một chàng lính tên là Nobushige t́m tới Hakuin và hỏi: "Thật sự là có một thiên đường và một địa ngục hay không?"
     "Anh là ai?" Hakuin hỏi.
     "Tôi là một hiệp sĩ," chàng chiến sĩ trả lời.
     "Anh mà là lính à!" Hakuin kêu lên. "Loại giới chức nào mà lại nhờ anh làm kẻ hộ vệ cho ḿnh? Mặt anh trông giống như mặt của một tên ăn mày."
     Nobushige nổi cơn tức giận đến độ bắt đầu rút kiếm của chàng ta ra, nhưng Hakuin nói tiếp: "Vậy là anh có một thanh kiếm! Khí giới của anh có lẽ quá cùn lụt làm sao chém được đầu của ta."
     Khi Nobushige rút kiếm của chàng Hakuin chỉ trích: "Cửa địa ngục mở ra đây này!"
     Với những lời này chàng hiệp sĩ, nhận thức ra được phương pháp giáo huấn của thiền sư, tra kiếm vào trong bao và cúi chào.
     "Cửa thiên đường mở ra đấy thôi," Hakuin nói.

Không Có Ǵ Hiện Hữu
      Yamaoka Tesshu, khi c̣n là một thiền sinh trẻ, đi thăm viếng hết thầy này đến thầy nọ. Ông đến thăm Dokuon ở Shokoku.
     Muốn tỏ lộ sự chứng ngộ của ḿnh, ông nói: "Tâm, Phật, và chúng sinh nói cho cùng chẳng hề hiện hữu. Bản chất thực sự của mọi hiện tướng là không. Không có thực chứng, không có si mê, không có hiền triết, không có phàm tục. Không có ban phát và không có ǵ để thụ nhận."
     Dokuon, đang hút thuốc một cách yên lặng, không hề nói ǵ cả. Bỗng nhiên ông đập mạnh vào Yamaoka bằng cái ống điếu trúc của ông. Chuyện đó làm cho chàng trẻ tuổi rất giận dữ.
     "Nếu không có ǵ hiện hữu," Dokuon hỏi, "vậy th́ cơn giận này từ đâu đến?"



Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
tamthuyen
Học Viên Lớp Dịch Lư
Học Viên Lớp Dịch Lư


Đă tham gia: 01 June 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 880
Msg 5 of 6: Đă gửi: 29 June 2005 lúc 7:41am | Đă lưu IP Trích dẫn tamthuyen

TT đề nghị anh ThienNhan lồng bài viết này vào các chủ
đề đang tranh luận coi như là dóng 1 hồi chuông thức tỉnh . Đó cũng là 1 công đức vậy.

__________________
tt
Quay trở về đầu Xem tamthuyen's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tamthuyen
 
ThuyTho
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 192
Msg 6 of 6: Đă gửi: 29 June 2005 lúc 9:25am | Đă lưu IP Trích dẫn ThuyTho

Kính chào bạn TTVU,

tu_tai_vo_uu đă viết:
Cảm ơn thiennhan,
Tại hạ biết không phải vô duyên vô cớ bác thiennhan viết lên bài này đâu, có lẽ là đang muốn nhắc nhở những kẻ thực sự kiêu mạn mà chưa biết ḿnh kiêu mạn đó. Hiểu biết và sở học không biết tới đâu cứ hay nhảy vô đề tài của người khác và khen chê đủ thứ trong khi về phần ḿnh chưa chắc làm được cái ǵ hay ho hơn. Ví dụ như các bác trong diễn đàn hăy thử so sánh coi trong 1 thời gian ngắn như thế mà đề tài bùa chú của Anh KimCangTri đă có bao nhiêu lượt người xem, bản thân tại hạ cũng thấy quá hả hê với những hiểu biết thâm sâu về huyền bí thuật như vậy và quả thực lấy làm khó chịu khi có vài kẻ cứ nhảy vào phá bỉnh hoài y như các diễn đàn khác vậy. Biết rằng nơi đâu cũng có những kẻ như vậy nhưng tại hạ nghĩ ở đây có các Quản Trị Viên giám sát chặt chẽ và nếu được th́ xin hăy cảnh cáo hoặc cấm IP luôn những thành viên post bài với tinh thần đi ngược với tinh thần người mở ra Mục Khoa Học Huyền Bí này.Nếu không thích th́ xin đừng xem hoặc đừng có ư kiến ǵ cả để thể hiện sự hiểu biết và phong cách cư xử của người có văn hoá. V́ ở đây vốn có rất nhiều người tham gia và khi người ta quan tâm tới vấn đề này tự họ biết nên làm ǵ hay không nên làm ǵ, họa phước thế nào không cần được dạy khôn là nên làm hay không nên làm. Thế cho nên trong mục huyền bí ai thấy ḿnh quá khôn rồi ,hiểu nhiều về luật nhân quả rồi th́ hăy tự cứu cánh lấy ḿnh đừng phát ngôn bừa băi ảnh hưởng đến những người khác.Tại hạ nghĩ cũng có những người quan tâm đến huyền thuật cũng có ư nghĩ như tại hạ nên mới viết nên những lời này, có ǵ xin lượng thứ.
Vài hàng chân thành.
" Hoà thượng hoà thượng, dĩ hoà vi thượng
Thiện tai thiện tai, không thiện tức tai"


Nếu ai khác th́ tôi nghĩ các KSV nên chú ư những bài phá bỉnh, nhưng riêng với anh Kim Cang Trí th́ tôi nghĩ không cần thiết. Bởi anh anh ấy là người làu thông Phật Pháp, hẳn biết được người phá bỉnh hay chửi bới là phước đức giúp tiêu trừ nghiệp chướng. Huống nữa, ở đây anh ấy chưa được cái phước bị người ta chửi, vậy mà bạn đă lấy làm khó chịu. Trong Kinh Pháp Hoa Phật có nói: "Kẻ nào chuyên tŕ kinh Pháp Hoa, nếu đời trước gây nhiều Nghiệp Chướng, mà do tŕ tụng Pháp Hoa khi bị người chửi bới, phỉ báng, th́ Nghiệp Chướng ấy sẽ được tiêu trừ".

Kẻ tu tŕ nghiêm mật như anh KCT th́ đời nào lại nổi sân si hay nóng giận. Nếu anh ấy c̣n sân si nóng giận th́ hóa ra kém hơn cả tôi à .
Quay trở về đầu Xem ThuyTho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThuyTho
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.0703 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO