Đă tham gia: 10 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 114
Msg 1 of 43: Đă gửi: 11 September 2005 lúc 12:11am | Đă lưu IP
Nhân đọc các thảo luận so sánh các phép xem tư vi, tứ b́nh và bát tự tôi tŕnh các bác bài viết tôi viết dang dở cho 1 tờ báo:
Từ xa xưa người ta đă có khái niệm về số mệnh. Từ khi khoa học phát triển, nhiều người đă phản đối số mệnh kịch liệt. Tuy nhiên, số người tiếp tục tin vào số mệnh không ít, kể cả trong giới trí thức. Chính v́ vậy, ở đây tôi xin tŕnh bày quan điểm của ḿnh về số mệnh và điểm qua các phương pháp đoán số để mọi người tham khảo. Tôi rất mong được chỉ giáo thêm.
I- Số mệnh là ǵ:
Thông thường người tin vào số mệnh cho rằng số mệnh là sự áp đặt trước số phận ( tương lai) mỗi người mà mổi cá nhân khó hoặc không thể thay đổi được. Theo tôi có thể diển đạt vấn đề như sau:
Ta có 1 vật thể bay trong không gian. Vật thể này chịu ảnh hưởng của rất nhiều trường lực. Các trường lực này biến đổi theo 1 qui luật nào đó. Nếu biết được qui luật của các trường lực này và biết thời điểm, vị trí vật thể bay xuất phát, ta có thể tính được quỉ đạo của nó. Qủi đạo này tạm gọi là quỉ đạo qui ước. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây giửa con người và số mệnh so với ví dụ trên là:
- Con người có khả năng sửa đổi chính ḿnh, từ đó sẻ bị ảnh hưởng bởi trường lực này hay khác nhiều hay ít hơn.
- Ư thức được ḿnh đang đi tới đâu và có khả năng thúc đẩy hay chống lại quá tŕnh đó.
- Thật ra con người không đơn độc mà c̣n tương tác qua lại với rất nhiều người (trong ví dụ trên là các vật thể) khác.
Các cố gắng trên chỉ có tác dụng trong chừng mực. Tuy nhiên, đôi khi chỉ 1 chút xíu lại thay đổi tất cả v́ đôi khi lệch khỏi quỉ đạo 1 vài milimét sẻ biến 1 cú va chạm chết người thành 1 vụ va quẹt nhẹ.
Tóm lại trong giả định về số mệnh của tôi có hai điểm mấu chốt:
1. Số mệnh là 1 sự tác động mềm dẻo lên từng cá nhân theo 1 qui luật nào đó mà chúng ta không thể ư thức được trọn vẹn.
2. Trong đời người có những điểm tới hạn (critical). Tại các điểm này, nổ lực cá nhân có vai tṛ rất lớn.
II- Các phương pháp đoán số và khoa học:
Một bộ phận các nhà khoa học tinh tưởng vào các phương pháp đoán số đă cố t́m cách giải thích các nguyên lư của các phương pháp đoán số bằng khoa học. Ví dụ: Có người đề cập đến trường sinh học và thời sinh học, có người cho rằng Tử vi là 1 cách phân tích tâm lư, có người đă t́m ra cách tính điểm các ngôi sao tại các vị trí khác nhau trên lá số tử vi và cuối củng đă chứng minh được tổng số điểm trên tất cả cac lá số tử vi là 1 hằng số, nhiều người so sánh kinh dịch với hệ nhị phân của máy vi tính …vv.
Theo thiển kiến của tôi th́ những khám phá trên tuy rất hay nhưng không đủ chặc chẻ và cũng không nên làm. Chắc hẳn người xưa đă không đi đến các qui luật lư số hoàn toàn bằng thực nghiệm, nghỉa là bằng cách đúc kết kinh nghiệm. Chắc chắn họ đă có hướng tiếp cận khác chúng ta và họ có cách tư duy và phát triển tri thức rất đặc biệt. Đành rằng 2 nền tản học thuật khác nhau cũng có thể đi đến 1 kết quả nhưng tại sau lại cố dùng thuyết này để chứng minh sự đúng đắng của 1 kết quả của một thuyết khác? Theo tôi, chúng ta nên theo cách xưa khi nghiên cứu học thuật của người xưa. Chỉ có điều, cách này đ̣i hỏi quá nhiều về bản thân người nghiên cứu.
Về phần khoa học, nói cho cùng th́ cũng dựa trên các tiền đề. Các tiền đề này th́ luôn được chỉnh sửa cho nó khớp với thực nghiệm kỹ thuật. Không nên cho rằng kỹ thuật là thành quả không thể tách rời của các học thuyết khoa học. Mải sau này con người mới biết đến vi khuẩn trong khi kỹ thuật thuộc da, làm rượu bia, ..vv đă có từ xa xưa. Kỹ thuật là hiểu biết của con gnười có tính thực nghiệm. Khoa học theo sau đưa ra các học thuyết. Các học thuyết này đôi khi đă thúc đẩy được kỹ thuật nhưng điều này không đủ chứng minh là các học thuyết ấy đúng hoàn toàn. Lịch sử khoa học đă từng có rất nhiều cuộc lật đổ các học thuyết khác nhau.
III – Bàn về các phương pháp đoán số:
Có 3 nhóm chính:
- Dựa vào thời điểm người sinh ra.( Tử vi, tứ trụ, bát tự…)
- Dựa vào biểu hiện trên chính cơ thể con người. ( Tướng số, xem mạch đốc, chỉ tay…)
- Dưa vào sự ngẩu nhiên ( Mai hoa dịch, độn, bói bài…)
1. Tử vi và các phương pháp thuộc nhóm 1:
Một câu hỏi thường được hỏi là hai người có 2 lá số giống nhau th́ có số mệnh giống nhau không? Nếu vây th́ tại sau vua chỉ có 1 mà người cùng lá số với vua th́ nhiều?
Theo 1 số tài liệu th́ với cách tính tử vi th́ có tối đa khoảng 500.000 lá số khác nhau. Như vậy, nếu dân số là 75.000.000 người th́ ta có số người có cùng 1 lá số là 150 người. Trở lại câu chuyện về vật thể bay, quỉ đạo của nó không chỉ phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm mà c̣n vị trí xuất phát nửa. Người sinh ra trong các gia đ́nh khác nhau, địa phương khác nhau th́ vận mệnh cũng khác nhau cho dù có chung lá số.
Cũng có người đă quan sát hai người có cùng lá số và đă thấy họ có những điểm tương tự tại các vận hạn khác nhau. Tuy nhiên, chuyện giống nhau hoàn toàn là không có. Thêm vào đó, như tôi đă nói về điểm tới hạn ( critical), sau những điểm giới hạn này số mệnh hai người có chung lá số có thể rất khác nhau. VD: Thi đại học, điểm chuẩn là 20 điểm. Anh A. trong t́nh trang khó khăn vẫn rất cố gắng và được 20 điểm. Anh B kém bản lỉnh hơn chỉ được 19.5 điểm. Thế là người đậu, kẻ rớt. Không bàn thêm cũng thấy cuộc đời họ sau đó sẽ khác nhau. Sau nhiều điểm tới hạn như vậy vận mệnh họ sẽ rất rất khác nhau.
Một điểm nửa cần chú ư là tử vi mạnh về định tính hơn định lượng, thế mà như ta biết, lượng đổi th́ chất đổi.
Xem tử vi theo tôi có các điểm sau nên chú ư :
- Tư vi phản ảnh quan điểm cổ xưa, khi áp dụng vào thời đại ngày nay cần có cái nh́n thoáng hơn.
- Tử vi phản ánh tương quan giửa người có lá số và sự vật xung quanh, không phải bản thân sự vật. Vi dụ: anh em đâu có cung phụ mẫu giống nhau.
(tôi bận quá xin tạm dừng ở đây, thành thật tạ lỗi)
Đă tham gia: 04 January 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 17
Msg 2 of 43: Đă gửi: 08 May 2006 lúc 7:22pm | Đă lưu IP
Chào anh simon, tôi thấy bài viết của anh rất khúc triểt, giúp mọi người thấy các môn khoa học huyền bí sẽ gần mới ḿnh hơn, khi nào anh có thời gian anh có thể nói tiếp những suy nghĩ của ḿnh không. Rất mong anh trở lại.
Đă tham gia: 25 October 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 71
Msg 4 of 43: Đă gửi: 08 November 2006 lúc 12:59am | Đă lưu IP
to simon : câu chuyện đang hấp dẫn sao lại tạm ngưng lâu thế..."clicd.."tí vậy :ví như niu-ton chưa t́m ra luật hấp dẫn?con người ta vẫn phát triển được không?v.đề ở đây là tại sao đến thời điểm đó niu-ton (tại sao lại là phải chính niu-tơn? )-cũng là một con người trong hàng tỉ kiếp nhân sinh :đặt ra v.đề đó mà nghiên cứu?cho là trong một giây "xuất thần " tư tưởng vĩ đại đó đă được khai sáng-một ánh chớp trời đất giao hoà-khai sáng nền văn minh nhân loại-người cảm ứng với tần số đó!nhận được trọng trách đó!một định mệnh phải đưa tư tưởng đó đến với loài người-chính niu-ton!chớ không phải ai khác!!vậy" khoa học hiện đại"đi sau trời đất-sau dịch!chỉ có thể làm tuần tự được việc :Dịch-"khoa học"-thực tế c.sống!nếu cho rằng "khoa học"để chứng minh dịch không chuẩn xác cũng gần với việc con người ngày nay chất lượng "sống" tốt hơn so với tiền nhân or lấy cái vô h́nh so với hữu h́nh!thực ra trong hữu h́nh có vô h́nh & ngược lại.ngặt nỗi là vô h́nh (ví như tâm linh)lại thúc đẩy ra đời vật hữu h́nh.con người v.chất là hữu h́nh chứa một tâm linh-tam thức & tâm linh đó thúc đẩy con người hữu h́nh .nên tri thức con người cụ thể th́ có giới hạn, khó nắm bắt kịp & được lẽ biến hoá trong trời đất!như phần trên simon có ư rằng :tử vi định tính không định lượng nên thiếu căn bản chuyển hoá từ lượng-chất!thiển nghĩ:dịch nói "sự việc tượng ở trên trời-thành h́nh dưới đất-nên sự việc của người "khi nói về dịch :thiên-địa-nhân không thể tách rời or trời chuyển-đấtchuyển-nhân tất chuyển là lẻ đương nhiên!!vậy th́ tử vi là xét sao là xét cái sự dịch chuyển của một dạng v.chất đặc biệt(sao)ở trên trời ứng với một v.chất đặc biệt dưới đất : con người!!!tiếp theo sẽ ra trăng ?sao?ǵ không đây? mong các quí nhân góp sức thêm náo nhiệt! thanks.
Đă tham gia: 24 July 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 619
Msg 5 of 43: Đă gửi: 05 January 2007 lúc 11:20pm | Đă lưu IP
Kính gửi anh Simon ,
Theo anh th́ ta giải thích việc này ra sao. Tôi có người em họ Năm 1977 đang học lớp 12 v́ gai cảnh khó khăn bỏ học lo kiếm tiền phụ giúp gia đ́nh đến cuối năm đứng hạng 63/64 tính ḅ thi tú tài luôn v́ đâu có học được chử nào đặc biệt là môn VĂN-HỌC CÁCH-MẠNG hoàn toàn xa lạ với anh ta nhưng gia đ́nh cứ khuyên mải nên anh ta phải cố gắng để làm vui ḷng cha mẹ chỉ c̣n 1 tuần nửa là bắt đầu thi mà anh ta phải lao vào học để đi thi nhưng trong ḷng không một chút ǵ hy vọng. Bí quá anh phải vào trưởng để học "phụ đạo" môn VĂN-HỌC CÁCH-MẠNG được dạy một bài mẩu (v́ là ngày cuối cùng ) không biết làm sao đành phải học thuộc ḷng để mong có một chút ư tưởng nào đó để làm bài thi. Đến ngày thi th́ đề bài chính là BÀI ĐÓ.
Đến ngày thi lư hóa v́ không thể nào học kịp nên lúc 4 giờ sáng hôm đó anh lấy sách vât lư và hóa học mở đại trúng bài nào học bài đó th́ đề thi cũng chính là bài đó.Nên cuối cùng anh ta đă thi đậu.
Đă tham gia: 10 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 114
Msg 6 of 43: Đă gửi: 15 January 2007 lúc 8:46am | Đă lưu IP
Hôm nay quay lại diễn đàng, chợt thấy bài ḿnh đang viết dỡ dang, tôi xin xin lỗi mọi người và xin bổ xung:
Việc đoán số dựa trên ngày tháng năm dỉ nhiên là phụ thuộc vào cách tính giờ và tính lịch. Môn tử vi là ảnh hưởng nặng nề nhất và ta phải chấp nhận với nhau là có một số lá số không đáng tin cậy:
- Từ khi ra đời đến nay, âm lịch đă qua không dưới 100 lần cải cách. Nếu như nói môn tử vi mà có từ thời Tống là đúng th́ xem tử vi có lẽ phải tính lịch theo kiểu Đại thống. Lịch âm mà ta dùng hiện nay là dựa trên cách tính lịch Thời hiến. Nếu đọc “Thời sinh học và khoa học cổ phương đông” sẽ nhận ra rằng những người làm lá số đă nổ lực rất lớn để bù trừ những cái sai khả dỉ có thể có từ việc tính lịch gây ra. Thế th́ liệu rằng ngày nay tính lịch chính xác hơn (hay đơn giản là khác đi), các phép bù đó có c̣n cần không?? Chưa ai nắm chắc nguyên lư của tử vi đến mức dám điều chỉnh cách tính cả. Lưu ư là chỉ cần chỉnh cách tính lịch một chút, hàng ngh́n, triệu người sẽ có lá số khác?!
- Như chúng ta biết, múi giờ và giờ là sản phẩm của khoa học hiện đại và giao ước xă hội. Ngày xưa người ta định thời khắc theo cách khác. Ví dụ thấy gà lên chuồng là giờ dậu, cọp quay về nơi ẩn nấp là giờ dần, hoặc nh́n bóng nắng …. Cách tính này phản ánh đúng ảnh hưởng của trời đất lên số mệnh con người khi họ được sinh ra. Ngày nay, chúng ta tính 11g00 là giờ tư, 1g00 là sữu … bất chấp mùa và vùng địa lư … hiển nhiên là có nhiều sai lệch. Có người đă đưa ra gia giảm giờ theo mùa nhưng cơ sở không vững lắm. Nhiều khi cứ hể thấy trời sẩm tối th́ lấy giờ dậu mà có khi linh ứng hơn.
- Cụ Thiên Lương chia lá số ra bốn nhóm, Thái tuế, Thiếu dương, Thiếu âm và Tang môn. Tuy tôi không dám bàn ở đây về tính chất mỗi nhóm (dù chưa hoàn toàn đồng ư với cụ Thiên Lương), tôi xin đưa ra nhận xét là những người thuộc nhóm thái tuế là chịu ảnh hưởng bởi tử vi nhiều nhất. Ư tôi là cấp độ chính xác của tử vi đối với 4 nhóm là khác nhau. Người thiếu dương rất rộng đường lựa chọn hướng đi trong khuông khổ vận mệnh của ḿnh, trong khi người thái tuế th́ chỉ có một đường thẳng tắp, không ngă rẻ.
Một chuyện cũng ít liên quang nhưng thấy có người đả động đến nên tôi nói qua: Các sao trong tử vi có thật trên bầu trời không? Theo thiển kiến của tôi th́ một số sao được đặt theo tên sao trên trời như Tham lang, Bạch hổ nhưng một số khác th́ chỉ mang tính kư hiệu, như Thái tuế (đánh dấu vị trí) và Tuế phá là vị trí xung chiếu của Thái tuế. Vấn đề này có thể tham khảo trong bộ sách được vua Càng Long ra lệnh biên soạn và đă được dịch ra tiếng Việt. Đó là bộ sách “Hiệp kỹ biện phương thư”. Tiếc là bản dịch không tốt lắm. Và như thế, các sao trong tử ci nặng tính kư hiệu hơn là sao thật.
Xem số theo hà lạc th́ ít bị vấn đề ngày giờ âm lịch hơn, nhưng không phải là không có. Thế mạnh của phương pháp này là cho người ta biết ḿnh nên làm ǵ. Tử vi nói “sẽ là …. “ trong khi BTHL nói “nên là ….”. Ví dụ có người tuế vận là “Thiên hỏa đồng nhân”, hào 2. Hào này nghĩa là chỉ giao du hạn hẹp trong bà, con anh em nên sẽ gặp khó khăn về sau. Nếu như đương số cố gắng mở rộng quan hệ, dung nạp người ngoài th́ rỏ ràng sẽ giảm thiểu những khó khăn sau này. Trong nhiều trường hợp, cần nghiên cứu đại tượng (chính quẻ) để hiểu rỏ v́ sao mà đương số nói trên rơi vào thế chỉ giao du với người nhà, từ đó, có thể điều chỉnh ngay trước khi đi vào tuế vận đó, như vậy sẽ tốt hơn nhiều.
Việc lấy tuế vận có một điểm không rỏ ràng là tuế vận đầu tiên (1 tuồi) là tính từ lúc nào? Tính từ ngày sinh hay tính từ mồng một tháng một năm được sinh ra? Theo nguyên tắc khi gieo quẻ, nếu nói “3 tháng nữa việc sẽ thành” th́ tức là tính từ lúc gieo quẻ. Nếu cùng nguyên tắc này th́ có thể nói là tính từ ngày sinh. Nhưng như vậy th́ khác xa với tử vi và các phép bói theo ngày giờ khác, vốn tính theo từng năm âm lịch. Tôi th́ thiên về ư tính từ ngày sinh hơn, có vị nào có lư luận chính xác hơn th́ xin chỉ giáo, tôi hết sức cảm kích.
Ngoài ra, như khi xem mai hoa hay bốc dịch, thời thần và nguyệt thần rất được coi trọng nhưng xem bát tự th́ chỉ xét thời thần và nguyệt thần trong chính và biến quẻ mà thôi, c̣n các đại, tiểu vận th́ sao? Tương quan giữa nạp âm và ngũ hành của các quẻ trong đại vận và niên vận cũng vậy, có xét không? Và mạnh đến mức nào? Theo kinh nghiệm cá nhân tôi th́ ảnh hưởng này là rất lớn. Lư do sẽ bàn trong mục 3, khi nói về bói dịch.
Vấn đề lớn nhất của các phép bói toán liên quang đến kinh dịch là phải biết Dịch lư và lư số. Nhiều nhà nghiên cứu c̣n đ̣i thay đổi vị trí các đơn quái trên ṿng tṛn bát quái, tôi thấy thật quá bạo phổi. Nếu họ hiểu rơ lư số th́ chắc sẽ không nghĩ như vậy. Tóm lại, đă có người từng nói: “Nghiên cứu Dịch mà hiểu được dịch lư th́ như thần tiên, nghiên cứu mà không hiểu th́ có khi thành quỉ. Xưa nay tiên th́ ít mà quỉ th́ nhiều vô kể”.
V́ xét hết các môn th́ quá dài ḍng, trong hai mục kế đầy tôi chỉ xét một môn tiêu biểu cho cả nhóm.
2. Tướng số:
Có thể thấy tướng số là phương pháp dễ thuuyết phục người ta nhất. Nó dựa đúng vào những biểu hiện của cơ thể người mà luận đoán. Tuy nhiên, đi sâu vào th́ thấy không phải là ngon ăn v́ rằng như nhiều người nói h́nh thể học như mũi, mắt, tai … chỉ là phần rất sơ đẳng và kém chính xác.
Để cho dễ vận dụng, có sách đă có lời nhắc, chủ yếu cố gắng chọn những cái nhận xét tương đối dễ và giống đời thường (tục nhản) như sau:
- Cơ bản nhất là xương cốt. Khung xương mà cân đối, đẹp và mạnh mẽ là nền tản tốt. Nếu thấy mấy từ “cân đối, đẹp và mạnh mẽ” mơ hồ quá th́ cứ xem bộ răng. Răng tốt hay xấu th́ dễ biết rồi.
- Kế là huyết mạch mà biểu hiện là da thịt. Da thịt hồng hào, mịn màng th́ tốt. Cũng tương tư, nếu thấy khó nhận biết quá th́ hảy tập chú vào tóc, râu, lông mài. Nếu thấy mượt mà, nhiều th́ từ khá trở lên. (Ngày nay kỹ thuật làm đẹp cao quá nên đoạn này cũng chưa chắc dùng được).
- Trên cùng là khí, là thần: Đoạn này th́ vô cùng khó với những người mới học. Chỉ c̣n trông cậy vào tiếng nói và cách hít thở, dáng đi. Việc xem cái thần toát ra từ một người thật sự không dễ nếu chính bản thân người xem không phải là người có tinh thần mạnh mẽ và thanh tịnh.
Cuối cùng mới đến các chi tiết trên mặt mũi … Các bộ vị này có đẹp mà các nền tản kia yếu kém th́ cũng không phát huy được. Thế mà có nhiều người cứ mong sửa mũi, cắt mắt để số tốt hơn !?
Và điều c̣n khó chịu hơn nữa là khí huyết, thần thái cũng có thể thay đổi theo thời gian làm cho việc dự đoán 5 hay 10 năm tời trở thành khó khăn.
Có một kỹ thuật có thể giúp ích rất nhiều cho việc xem tướng, đó là “Ngôn ngữ cơ thể” của khoa học hiện đại. Môn này chủ yếu quang sát cử chỉ của người đối thoại mà đoán thái độ của họ đối với chuyện ḿnh đang nói. Một cuốn sách về đề tài này đă được dịch ra tiếng Việt. Đó là quyển “Ngôn ngữ của cử chỉ”. V́ là sách của phương tây nên rỏ ràng dễ hiểu, dễ học, rất có ít mà là cầu nối để người ta tiếp cận học được cách quang sát thần thái theo kiểu phương đông.
3. Bói dịch:
Phương tây ngày nay có nhiều ngành khoa học dính dáng đến ngẫu nhiên. Người Nga có cả một môn khoa học nghiên cứu về sự ngẫu nhiên. Trong ngành nhiệt động lực học, khí tượng học, người ta phát biểu rất nhiều định luật về ngẫu nhiên, ví dụ như khi mà mọi cái hỗn độn, muốn xếp nó lại theo một qui luật nào đó th́ cần phải tốn năng lượng. Từ trật tự mà chuyển sang hổn độn th́ sẽ giải phóng năng lượng. Cả trái đất là hệ năng lượng, mọi thứ ảnh hưởng liên động, chỉ cần một con bướm trong rừng vỗ cánh mạnh hơn một tí th́ thay ǵ có gió nhẹ ở Thái b́nh dương, ta sẽ có một trận băo. Tóm lại, khi nghiên cứu ngẫu nhiên đến mức nào đó, người ta đi dần đến nhận định là không có ǵ là ngẫu nhiên !?
Chính v́ có sự liên lạc như vậy mà có những phép bói như bốc dịch, mai hoa … chủ yếu dựa vào ngẫu họp.
Nói đến Kinh Dịch th́ phải rất thận trọng. Khổng tử ngày xưa đọc đến kết lại sách 3 lần mà vẫn c̣n do dự (“Đời sau khen ta cũng v́ bộ sách này, mà chê ta cũng v́ bộ sách này”). Thế nên ư nghĩa cao thâm của Dịch thật không dám bàn, ở đây chỉ bàn chuyện dùng dịch để bói thôi:
- Trong quyển “Trung Quốc triết học” của Lưu Úy Hoa có một thống kê rất hay. Đó là thống kê các hào từ trong 64 quẻ dịch. Trong đó Đại cát, Nguyên cát có 21 hào tức chiếm 4%. Hanh, Lợi có 103 hào tức 19%, Cát Tường có 125 hào, chiếm 24%, Vô cữu, vô hối có 124 hào chiếm 24%, Hối, Lận, Cữu có 65 hào chiếm 12%, Hung Lệ có 56 và 27 hào chiếm 11 và 6%. Tóm lại, từ trung b́nh đến rất tốt chiếm đến 71%, c̣n xấu và rất xấu chỉ có 29%. Như vậy phải chăng là bói dịch th́ sẽ gặp tốt nhiều hơn xấu? Như trên đă nói, đại tượng rất quan trọng, nó chỉ cho chúng ta đang ở thời nào, hào từ chỉ chúng ta đang ở vị nào. Tùy theo đó mà hành động th́ có tới trên 71% là từ vô cữu (không có lỗi) và vô hối (không hối hận) trở lên. Chỉ có điều người xem phải rất tinh thông dịch lư chứ không th́ xác suất sai lầm là rất lớn. Bản thân việc hành động theo đúng lời khuyên của Dịch cũng chẳng dễ ǵ.
- Phương pháp xem dựa vào ngũ hành sinh khắc cũng có cái hay là dễ dàng, chỉ xếp các đơn quái ra, kết họp với nhật, nguyệt thần xem dụng hay thể thắng thế là xong. Khuyết điểm của nó là cho ra kết quả rỏ ràng dứt khoát quá mà trong đời thiếu ǵ chuyện như “tái ông thất mả”, hay dỡ đi kèm, làm sao mà dứt khoát tốt hay xấu được. Vậy nên việc chỉ dựa vào ngũ hành xem ra rất không chắc chắn và không hết cái lẽ uyên thâm của dịch.
- Đă vậy, nhiều người vận dụng thuyết ngũ hành rất không đúng. Ví dụ: ông xếp nọ mạng thủy, khi tuyển nhân viên th́ cứ ưu tiên chọn người mạng kim. Trong nhà th́ vợ cứ vác hết ti vi, đầu máy … đặt ngay giữa pḥng khách v́ cho rằng những vật này thuộc hành kim, mà kim th́ sinh thủy. Thật ra th́ âm dương vận hành, ngũ hành phải cân bằng hài ḥa mới tốt, ngay như kim với kim th́ va chạm không tránh khỏi trầy sướt, thủy với thủy th́ là Khảm, tất hung, hỏa với hỏa th́ là lửa cháy ngất trời… không có ǵ là hay (quẻ Ly cũng không hẳn là tốt v́ sáng tới cùng là tới lúc tối dần).
C̣n chuyện cho rằng tivi và máy nghe nhạc là hành kim th́ càng sai. Những vật này phát ra âm thanh, cố nhiên là thuộc quẻ chấn, tất là hành mộc. Chỉ khi nào bị ti vi hay cái loa bằng sắt rơi trúng đầu th́ đó mới là hành kim.
- Có nhiều thầy thường bắt thân chủ rửa tay, rửa mặt, thắp hương trước khi gieo quẻ. Thật sự th́ cũng không cần thiết lắm, cái chính là gieo quẻ cho người hay cho ḿnh cũng vậy, phải để tinh thần tỉnh tại, tập trung cho nguồn năng lượng nội tại liên thông với bên ngoài th́ gieo quẻ sẽ sát và dễ đoán hớn. Nhiều người tâm thần rối loạn, gieo một quẻ mà đến 3, 4 hào động th́ thật khó cho việc luận giải.
- Việc an thần sát (Câu trần, Châu tướt, Thanh long … ) và an lục thân (Huynh đệ, Thê tài, ….) hoặc t́m phi thần, phục thần … có ích trong nhiều trường họp nhưng không phải lúc nào cũng cần. Chú ư một lúc quá nhiều yếu tố nhiều khi làm rối trí. Tuy vậy, thế hào và không vong th́ phải xét, sách có câu “Thế hào vượng tướng tối vi cường”.
Trên đây là mấy ư kiến thô thiển, xin các vị huynh trưởng chỉ giáo nhiều. V́ tôi ít khi ghé thăm diễn đàn, có ǵ chỉ dạy, xin cứ mail thẳng cho tôi nếu điều đó không vi phạm nội qui của diễn đàng.
Đă tham gia: 04 September 2004 Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1457
Msg 7 of 43: Đă gửi: 15 January 2007 lúc 11:13am | Đă lưu IP
Anh Simon thân mến !
Thấy anh viết bài cho Báo, mà cũng đưa lên đây để tham khảo, th́ cũng đủ thấy trang TVLS đă có vai tṛ tích cực thế nào đối với cộng đồng . Đồng thời cũng có thể thấy được nhiệt t́nh học thuật của anh đối với nền Lư số Đông phương . Xem ra, bài đầu của anh đă viết khá lâu rồi, mà đến hôm nay, nhân t́nh cờ vào diễn đàn, nhờ có bài thứ hai của anh, nên Tôi mới có dịp đọc .
Như thường lệ, không vào th́ thôi . Mà vào th́ sẽ có ư kiến . Thấy ư kiến anh cũng "thoáng"!, nên Tôi không ngại có vài lời .
-Trước hết, có thể cảm nhận rằng , tham vọng của bài viết là rất lớn . Mong muốn trong một khuôn khổ bài báo, có thể nêu lên được những ư tưởng , dù là của riêng ḿnh, nhưng bao trùm toàn bộ lư học phương đông, th́ có lẽ đó là một điều quá sức . Tôi không nói quá sức của anh - bởi có thể anh là một kỳ nhân - , mà Tôi nói quá sức đối với khuôn khổ của một bài báo . Bởi theo Tôi, những vấn đề anh đă đặt ra, chỉ mới lược ở phần mào đầu thôi, th́ phải có nội dung của một cuốn sách mới tải nổi .
Có lẽ v́ thế, nên bài viết và cách đặt vấn đề của anh khá vội vă và thiếu mạch lạc . Gây hụt hẫng, và không nêu được quan điểm chính diện của anh ?.
Thế nên, Tôi, dẫu có ư kiến, không thể sa đà, dàn trải để cùng thảo luận với anh được . Đồng thời, Anh và Tôi, như Anh đă nói, không có nhiều thời gian, v́ thế, chắc chỉ có thể "tṛ chuyện với anh" đôi điều thôi .
...........................
Simon đă viết:
"I- Số mệnh là ǵ:
Thông thường người tin vào số mệnh cho rằng số mệnh là sự áp đặt trước số phận ( tương lai) mỗi người mà mổi cá nhân khó hoặc không thể thay đổi được. Theo tôi có thể diển đạt vấn đề như sau:
Ta có 1 vật thể bay trong không gian. Vật thể này chịu ảnh hưởng của rất nhiều trường lực. Các trường lực này biến đổi theo 1 qui luật nào đó. Nếu biết được qui luật của các trường lực này và biết thời điểm, vị trí vật thể bay xuất phát, ta có thể tính được quỉ đạo của nó. Qủi đạo này tạm gọi là quỉ đạo qui ước. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây giửa con người và số mệnh so với ví dụ trên là:
- Con người có khả năng sửa đổi chính ḿnh, từ đó sẻ bị ảnh hưởng bởi trường lực này hay khác nhiều hay ít hơn.
- Ư thức được ḿnh đang đi tới đâu và có khả năng thúc đẩy hay chống lại quá tŕnh đó.
- Thật ra con người không đơn độc mà c̣n tương tác qua lại với rất nhiều người (trong ví dụ trên là các vật thể) khác.
Các cố gắng trên chỉ có tác dụng trong chừng mực. Tuy nhiên, đôi khi chỉ 1 chút xíu lại thay đổi tất cả v́ đôi khi lệch khỏi quỉ đạo 1 vài milimét sẻ biến 1 cú va chạm chết người thành 1 vụ va quẹt nhẹ.
Tóm lại trong giả định về số mệnh của tôi có hai điểm mấu chốt:
1. Số mệnh là 1 sự tác động mềm dẻo lên từng cá nhân theo 1 qui luật nào đó mà chúng ta không thể ư thức được trọn vẹn.
2. Trong đời người có những điểm tới hạn (critical). Tại các điểm này, nổ lực cá nhân có vai tṛ rất lớn."
........................
Đọc đoạn văn ngắn này thôi, có thể thấy sự không logic, hay có thể thấy sự khập khiẽng trong tư duy suy luận của Bạn . Tại sao vậy ?. Xuất phát từ đầu, bạn đă nêu lên một mệnh đề: Số mệnh là sự áp đặt trước về tương lai của mỗi người, mà mỗi cá nhân khó, hoặc không thể nào thay đổi được .
Mệnh đề này, theo bất cứ quan điểm nào về định mệnh, đều có thể thống nhất được . Bởi thế, Tôi hăy tạm gác chuyẹn bàn đến nèn tảng triết lư của nó . Mà đi tiếp trong chiều suy luận của Bạn . Để đi vào cụ thể, bạn đă lấy ví dụ về trường hợp của Phi đạn bay trong Trường lực (nói tổng quát). Với lư luận về tính không thể đầy đủ trong khảo sát các trường tương tác lên phi đạn, đèo thêm giả thiết về tổng quát, có một quy luật nào đó của trường tương tác, để cho phi đạn bay theo quỹ đạo xác định . Nhằm tạo điều kiện so sánh với "quỹ đạo" - tôi để trong ngoặc kép - của đời người . Xin lưu ư - ư tưởng này tưong tự như ư tưởng về tính Hàm số của Tử vi, mà anh Nguyễn phát Lộc đă tŕnh bày hơn 30 năm về trước - .
Chỉ cần đến đây thôi, có thể nói, anh dễ được đồng cảm, bởi quan điểm của anh Nguyễn phát Lộc đă được tŕnh làng hơn 30 năm, cho đến nay, rất nhiều người, thậm chí có rất nhiều học giả ủng hộ . Chẳng nói đâu xa, một vị giáo sư Toán của Tôi, suốt một thời gian dài đă từng ủng hộ nhiệt t́nh quan điểm này . V́ thế, để bác quan điểm này, ở đây, có lẽ không thể làm nổi, bởi một không gian quá chật hẹp . Cái quan trọng là anh đă đi đến nhận định rằng:
-Số mệnh là 1 sự tác động mềm dẻo lên từng cá nhân theo 1 quy luật nào đó mà chúng ta không thể ư thức được trọn vẹn .
-Trong đời người, có những điểm tới hạn, mà tại điểm này, vai tṛ, hay năng lực cá nhân đóng vai tṛ rất lớn .
Ở quan điểm thứ nhất, anh đă "tách" số mệnh ra khỏi TRƯỜNG tương tác, cộng thêm với ư thức rằng, không thể nhận thức được hết tương tác của trường này lên mệnh .
Như thế, một cách tự nhiên nhất, vô t́nh anh đă "giết chết Mệnh". Xin thưa rằng, Mệnh, trước hết nói về Mệnh của con người cái đă, đă "bẩm thụ" linh khí của Trời Đất ngay từ thời điểm mới được sinh ra, chưa muốn nói rằng thời kỳ Bào thai, sự sống đă tồn tai. Quá tŕnh sống là quá tŕnh biến hoá và trao đổi giữa cái hữu h́nh và cái vô h́nh mà không thể tách rời nhau . Mệnh bao hàm cả cái vô h́nh và cái hữu h́nh mà tồn tại, bởi quy luật Thiên Nhân tương ứng mà h́nh thành số mệnh .V́ lẽ ấy, mà người xưa mới nghiên cứu số mệnh và đă có khả năng nghiên cứu số mệnh .
Từ đây, đi sang luận điểm hai, có thực sự tồn tại các điểm nút, nhưng vai tṛ của con người cũng không nằm ngoài số mệnh, chứ không thể nói được rằng con người có thể thoát khỏi số mệnh ở những điểm nút này, hoặc có thể cải tạo ít hay nhiều cuộc đời tại những điểm nút này . Thực sự, con người có thể thay đổi số mệnh, khi và chỉ khi tự ḿnh phá vỡ nguyên lư Thiên Nhân tương ứng mà thôi . Mà hậu quả cuối cùng của sự phá vỡ này là những tai hoạ không chỉ mang đến cho từng cá nhân, c̣n mang lại tai hoạ cho cả nhân loại .
Hiểu được điều này, mới có thể hiểu được người xưa đă lập lá số và nghiên cứu mệnh lư như thế nào . Nội dung của tư tưởng này, phải có một cuốn sách khá đồ sộ mới tải nổi . Nên Tôi chỉ sơ lược đem ra đây, và một sự lưu ư, sẽ có thể đem lại sự cải thiện quan điểm siêu h́nh trên của anh .
Gần một ngàn năm nay, tất cả những quan điểm siêu h́nh trong nghiên cứu lư học Đông phương đều thất bại . Nếu muốn nhân danh khoa học và khoa học hoá nền lư học Đông phương nói chung, và Tử vi nói riêng, cần phải thanh trừ các quan điểm siêu h́nh trwước đă .
Thân ái .
Đă tham gia: 10 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 114
Msg 8 of 43: Đă gửi: 15 January 2007 lúc 8:49pm | Đă lưu IP
Xin khẳng định là tôi không hề có ư định "nhân danh khoa học và khoa học hoá nền lư học Đông phương". Và, việc khoa học hóa một nền triết học là ... một ư định kỳ quái. Cuối cùng, tôi không phải là kẻ vô thần, xét ở một số góc nh́n nào đó.
Dù sao, cũng đa tạ đại ca VuiVui đă có lời chỉ dạy.
Đă tham gia: 26 October 2008 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2
Msg 13 of 43: Đă gửi: 20 November 2008 lúc 11:54am | Đă lưu IP
Đề tài này dă được đưa ra rất lâu (2005), nhưng tôi vẫn thấy hứng thú với quan điểm cua anh simon, Tất nhiên để phân tích hết các mặt của các môn dự đoán học cổ đ̣i hỏi anh phải nghiên cứu rất nhiều và có thể tŕnh bày nó trong một bài báo là tham vọng hơi lớn, tuy nhiên nó cũng có thể giúp định hướng cho người đọc về vấn đề ứng dụng dự đoán học phuơng đông. Mà tôi rất ủng hộ quan điểm: Dự đoán đề t́m những điểm nút nhằm thay đổi cuộc sống chứ không phải chỉ để biết mệnh trời và cam chịu. Xưa đức Khổng Tử dù nói rằng "50 tuổi là đă biết được mệnh trời" nhưng cũng luôn luôn nỗ lực can thiệp vào cuộc đời để "thuận theo mệnh trời" nhằm làm cuộc sống cá nhân và xă hội tốt lên. Quan điểm thiên nhân tương ứng của người xưa có lẽ cũng theo hướng này, trái lại với quan điểm "thiên nhân tương ứng" của bác Vuivui bởi lẽ nếu theo như bác ấy sự nỗ lực cá nhân không có vai tṛ thay đổi số mệnh th́ có lẽ ngày mai gia đ́nh nhà bác ấy có người ốm th́ chắc là bác ấy cũng chẳng cần đưa đi bệnh viện đâu nhỉ.
Đă tham gia: 04 September 2004 Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1457
Msg 14 of 43: Đă gửi: 20 November 2008 lúc 12:25pm | Đă lưu IP
Trích:
Quan điểm thiên nhân tương ứng của người xưa có lẽ cũng theo hướng này, trái lại với quan điểm "thiên nhân tương ứng" của bác Vuivui bởi lẽ nếu theo như bác ấy sự nỗ lực cá nhân không có vai tṛ thay đổi số mệnh th́ có lẽ ngày mai gia đ́nh nhà bác ấy có người ốm th́ chắc là bác ấy cũng chẳng cần đưa đi bệnh viện đâu nhỉ. To: cubakien.
H́nh như Cubakien đọc mà không hiểu ǵ th́ phải!. Tôi không muốn có những ǵ lôi thôi trước khi rút khỏi cái diễn đàn này, nên nếu Bạn có không hiểu biết hay không thể hiểu nổi, th́ cũng không nên châm chọc. Bạn có thật có hiểu nguyên lư thiên nhân tương dữ chưa ?. Người xưa đă nói chuyện Cải số, hay tác động làm cho Mệnh tốt lên nó như thế nào chưa ?. Ngay cả tác giả chủ đề này, quan điểm cũng sai từ gốc, Tôi đă không muốn gây sóng gió th́ đă quên nó đi, chứ đừng nghĩ rằng cái nền tảng quan niệm đó sai như thế nào là không thể chứng minh được, nhé!. Thực chất là chẳng hiểu về huyền học, cũng không hiểu các nguyên lư vận động của vũ trụ trong đông phương học, mà lại đ̣i lấy cách nh́n của Tây phương nhằm giải nghĩa hời hợt và nông cạn như thế. Nếu Bạn ủng hộ th́ cứ việc. Nhưng nếu chưa hểu những điều Tôi viết, th́ đừng cà khịa.
Bạn và cả chính tác giả này đă Cải số chưa ?. Mà dám nói rằng nguyên lư thiên nhân như Tôi đề cập ở trên là không Cải số ?. Cái mà Tôi muốn nói, cần phải hiểu nguyên lư vận động của vũ trụ của người xưa, muốn Cải, phải có những nguyên lư vận động phù hợp, chứ đừng nếu số mệnh theo cái kiểu hàm số hay quỹ đạo như vậy. Nó khập khiễng và thô lậu lắm.
Với khả năng đó, đừng tiếp cận đến các vấn đề đó mà gây họa đó !!!.
Chào !
Đă tham gia: 13 April 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 82
Msg 15 of 43: Đă gửi: 20 November 2008 lúc 12:57pm | Đă lưu IP
VuiVui đă viết:
"Thực sự, con người có thể thay đổi số mệnh, khi và chỉ khi tự ḿnh phá vỡ nguyên lư Thiên Nhân tương ứng mà thôi . Mà hậu quả cuối cùng của sự phá vỡ này là những tai hoạ không chỉ mang đến cho từng cá nhân, c̣n mang lại tai hoạ cho cả nhân loại ."
"Bạn và cả chính tác giả này đă Cải số chưa ?. Mà dám nói rằng nguyên lư thiên nhân như Tôi đề cập ở trên là không Cải số ?. Cái mà Tôi muốn nói, cần phải hiểu nguyên lư vận động của vũ trụ của người xưa, muốn Cải, phải có những nguyên lư vận động phù hợp, chứ đừng nếu số mệnh theo cái kiểu hàm số hay quỹ đạo như vậy. Nó khập khiễng và thô lậu lắm. Với khả năng đó, đừng tiếp cận đến các vấn đề đó mà gây họa đó !!!."
______________________________________________
To:Anh VuiVui,
"nguyên lư Thiên Nhân tương ứng" là ǵ? mời anh VuiVui viết thêm về nguyên lư này cho mọi người được hiểu biết thêm.
"Mà hậu quả cuối cùng của sự phá vỡ này là những tai hoạ không chỉ mang đến cho từng cá nhân, c̣n mang lại tai hoạ cho cả nhân loại .", anh VuiVui làm ơn giải thích cho mọi người biết rơ hơn về câu trên, tại sao lại mang họa cho cả nhân loại?
"Nguyên lư vận động của vũ trụ" là sao?, xin mời anh VuiVui giải thích cho mọi người được hiểu rơ.
"muốn Cải, phải có những nguyên lư vận động phù hợp", xin mời anh VuiVui cho vài thí dụ thực tế để mọi người học hỏi.
Đă tham gia: 10 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 114
Msg 16 of 43: Đă gửi: 22 November 2008 lúc 11:41am | Đă lưu IP
Kính các anh,
Quan điểm và nổi bực bội của anh vui vui tôi có thể thông cảm được. Và tôi phải than rằng mọi người công kích nhau gay gắt quá.
Việc dùng những h́nh tượng hiện đại để diễn đạt lư số đông phương cố nhiên là khập khiển như tôi nh́n nhận ngay từ đầu. Tuy nhiên, cách tŕnh bày đó giúp người đọc hiểu được dể hơn v́ tất cả chúng ta đều ít nhiều hấp thụ nền giáo dục theo kiểu Tây phương. Lăo tử nói "được ư bỏ lời". Khi đă nắm được ư, người ta có thể tự đào sâu theo ư hướng của ḿnh hoặc biện bác, kiểm nghiệm đúng sai.
Tôi cũng nh́n nhận: nếu hiểu việc sửa số là làm cho số tốt lên là một sai lầm. Thật ra là gần như có sự đánh đổi. Trong bài "Bàn về cách cải sửa số mệnh" của tôi cũng trong chuyên mục này có bàn kỹ hơn về chuyện này. Trong đó, việc sửa số thật ra cũng không ngoài cái lư "thuận thủy thôi xa".
Đúng là cố ư sửa số có khi mang họa nhưng nếu không sửa th́ có tránh được họa không?
Theo lễ của phương đông (cái mà ta bàn ở đây là học thuật phương đông) là khiêm cung, kính cẩn khi bàn luận. Theo tôi th́ không nên có lời lẻ giận dử.
Đă tham gia: 23 November 2008 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 18
Msg 17 of 43: Đă gửi: 23 November 2008 lúc 12:23pm | Đă lưu IP
Gửi anh Simon !
Trước tiên xin cảm ơn anh Simon v́ đă cho tôi nhiều kiến giải
trong lĩnh vực phương đông, cảm ơn anh v́ đă công phu viết phần mềm cho mọi người
dùng - phần mềm của anh chạy rất chính xác - đỡ bao nhiêu công lập số cho kẻ như
tôi nghiên cứu BTHL có đến ngót 20 năm mặc dù tuổi đời chưa nhiều. Qua những ǵ
anh công bố th́ đủ biết anh là người học thật (đọc nhiều, có thực hành) chứ
không “học giả”. Đọc những bài viết của anh tôi chắt lọc được nhiều thông tin bổ
ích, tôi chẳng quan tâm anh viết sai chỗ nào, tôi chỉ cần t́m giá trị hữu ích
trong thông tin anh đưa ra. Tôi đề nghị anh lúc nào rảnh biên tập lại thành một
bài hoàn chỉnh dưới dạng file văn bản word hoặc pdf, kư tên đóng dấu cho mọi người
nghiền ngẫm.
Người Việt Nam mà viết được như anh hiếm lắm - bây giờ các
nhà phê b́nh văn học, nghệ thuật nhiều hơn nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ. Văn hóa người
Hoa là lấy văn hóa các dân tộc khác biên dịch thành văn hóa của họ và phát triển
lên, tính cộng đồng rất cao. Văn hóa người Việt là dấu nghề nên viết sách để lại
cho hậu thế là rất hiếm, chưa kể là những sự chỉ chích thẳng thắn làm óc sáng tạo
của anh cụt hứng. Anh đừng nản, nhiều môn học người ta c̣n đẻ ra cả học viện -
tập hợp nhiều trí tuệ để nghiên cứu và giảng dậy. Anh cứ đưa ra quan điểm, tôi
tin sẽ có ư kiến đóng góp làm quan điểm của anh ngày càng được bổ sung hoàn thiện
- thế mới gọi là diễn đàn.
C̣n vấn đề cải vận - tôi tin theo thuyết nhân quả nhà Phật
nên tôi không tin bất cứ môn nào khác có thể cải được vận trừ khi kết hợp môn đó
với giáo lư của Phật. Thân khẩu ư của ta luôn luôn tích nghiệp, nghiệp lành quả
lành, nghiệp dữ quả dữ. Tôi nghĩ nó chỉ đơn giản như kinh sách Phật vẫn rao giảng
hơn hai ngh́n rưởi năm nay chứ chẳng có ǵ là cao siêu huyền bí. Phật dậy đệ tử
tám vạn bốn ngàn pháp môn nhưng Phật vẫn bảo những ǵ Phật dậy chỉ như nắm lá
trong tay Phật so với những ǵ Phật biết như lá của cả cánh rừng. Biết đâu anh sẽ
t́m được một cái lá có giá trị như lá trong nắm tay của Phật.
Đó là chút thiển
học của tôi muốn trao đổi đóng góp với anh.
Sửa lại bởi tujujoi : 23 November 2008 lúc 12:24pm
Đă tham gia: 10 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 114
Msg 18 of 43: Đă gửi: 24 November 2008 lúc 2:16am | Đă lưu IP
Đa tạ chân t́nh của tujujoi. Thật sự th́ tôi không nản cũng không buồn khi có ai đó chỉ trích v́ tôi viết để mà viết, giống như tinh thần thiền "đi để mà đi chứ không phải đi để mà đến". Tôi chỉ cố không làm ai phải tức bực, khó chịu.
Về góp ư của anh, nếu anh có đọc bài ""Bàn về cách cải sửa số mệnh" của tôi cũng trong mục Bát tự hà lạc này th́ sẽ thấy tôi có đề cập đến Nghiệp.
Một lần nữa, cám ơn anh. Mong rằng sẽ có duyên trao đổi thêm nhiều với anh.
Bạn không thể gửi bài mới Bạn không thể trả lời cho các chủ đề Bạn không thể xóa bài viết Bạn không thể sửa chữa bài viết Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ
Trang này đă được tạo ra trong 3.1070 giây.
DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG