vuithoi Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 375
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 29 November 2005 lúc 11:58am | Đă lưu IP
|
|
|
NHỮNG BƯỚC CHÂN NHẸ NHÀNG TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG - CHƯƠNG SÁU - Phạm Công Thiện đă viết:
Những vị tu sĩ và cư sĩ trẻ tuổi Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại đáng nên nh́n kỹ lại ḿnh và nh́n lại Tarthang Tulku và Chogyam Trungpa để cười lớn lên một trận cười qua tinh thần hài hước như Chogyam Trungpa viết nơi chương Sense of Humor trong quyển Cutting through Spiritual Materialism mà chúng tôi xin trích dịch dưới đây:
II. TINH THẦN HÀI HƯỚC
“Đề tài này sẽ trở nên thú vị hơn, khi ta t́m coi cái chi là cái tinh thần đi ngược lại tính hài hước, cái ǵ không là tinh thần hài hước. Sự đánh mất tính hài hước dường như khởi phát từ thái độ tư thế ḿnh đối với cái gọi là “dữ kiện nan giải”, “thực tế khó khăn”, “sự kiện ngặt nghèo khó cải được” (“Hard Fact”).
Mọi sự việc đời sống trở nên vô cùng khó khăn quá đổi chính thực, quá đổi nghiêm trọng, không khác ǵ một thây ma di động ỳ ra đó. Chàng ta sống trong t́nh trạng đau đớn khổ sở, nét mặt lúc nào cũng lộ ra nỗi đau đớn dày ṿ, quằn quại. Chắc hẳn chàng ta đă trải qua bao nỗi tang thương ǵ đó, va chạm “thực tế phủ phàng”, thành ra trở nên quá đổi nghiêm nghị trang trọng đứng đắn, khắc khổ, đến nổi hắn ta di động như một thây ma xác chết. Sự cứng rắn nghiêm khắc của điệu bộ thây ma ấy quả thực là trái nghịch hẳn tinh thần hài hước. Điều ấy giống như t́nh trạng ḿnh bị ai đứng sau lưng cầm một thanh kiếm bén nhọn đưa sau gáy. Nếu ta không tham thiền cho đàng hoàng, không ngồi thẳng lưng yên lặng th́ sẽ bị kẻ sau lưng chực sẵn để chẻ kiếm vào người. Hoặc nếu ta không đối xử với đời sống một cách thích đáng thẳng thắn, trực tiếp, th́ sẽ có ai đó chực để đập chém ta. Chính đó là ư thức tự thân đang quan sát bản thân, tự quan sát dè dặt một cách không cần thiết. Những ǵ ḿnh làm đều bị thường trực ḍm ngó, kiểm soát. Thực ra không phải tên đại ca anh chị nào đang ḍm ngó; chính cái tôi phóng đại đang tự đề pḥng kiểm soát! Một khía cạnh khác của con người tôi đang ḍm ngó tôi, ở đằng sau lưng tôi, chực sẵn đó để chém tôi, chực sẵn đó để điềm chỉ sự thất bại của tôi. Sống trong đời theo điệu ấy th́ chẳng có ǵ vui sướng cả, chẳng có ǵ là hài hước cả. Cái điệu sống trang trọng khắc nghiệt ấy có liên hệ với vấn đề mà tôi thường gọi là “chủ nghĩa duy vật theo điệu tâm linh” (Spiritual materialism). Cái thứ chủ nghĩa duy vật tâm linh thường tự lư luận lăi nhăi đại loại như vầy: “v́ tôi là thành phần một tông hệ thiền gia đặc thù, thuộc giáo hội và tổ chức giáo hội, v́ trách nhiệm dấn thân phục vụ đạo pháp, tôi phải là một thanh niên hay một thiếu nữ đứng đắn đàng hoàng, lễ chùa tụng kinh đầy thành tâm gương mẫu. Tôi phải giữ khuôn thước, lề lối, mẫu mực, tiêu chuẩn giáo hội. Nếu tôi không làm tṛn bổn phận trách nhiệm th́ tôi sẽ bị chỉ trích phán xử và thành ra hạng người thân tàn kiệt quệ, vô ích với cộng đồng đạo pháp”. Chính đó là nỗi đe dọa khởi phát từ sự trang trọng chững chạc, từ sự chết đứng trong đời sống cái chết ở đây phải được hiểu như sự chấm dứt chận đứng lại mọi tiến tŕnh sáng tạo sâu thẳm. Chính cái thái độ này đẻ ra cảm thức giới hạn chật hẹp, sự cứng đơ khô cằn trong thể xác tinh thần; không c̣n chỗ nào để đi đứng ăn nói di động cho thoải mái.
Các anh các chị có thể hỏi tôi như thế này: “Vậy th́ truyền thống giáo lư, đạo lư cao cả ra làm sao nữa ? Tất cả đều dạy ta phải giữ ǵn giới luật, tu hành nghiêm chỉnh đàng hoàng Làm thế nào chúng ta có thể giải ḥa điều hợp những giới luật này với tinh thần hài hước ?” Đây này, chúng ta hăy cùng nghiên cứu câu hỏi này một cách thích đáng đàng hoàng hơn. Có phải chăng những điều luật, kỷ luật, tu hành luân lư, đạo đức, đă thực sự được xây dựng trên thái độ hoàn toàn có tính cách phê phán kết án theo điệu “cái tốt” chống lại “cái xấu” ? Có phải đạo lư tâm linh cao cả quả thực bênh vực khuyên dạy ta phải đánh đuổi điều ác bởi v́ ta đứng bên bờ ánh sáng, bên phe ḥa b́nh ? Có phải đạo lư dạy ta phải chống lại phe khác cái phe “không ra ǵ, đáng gạt ra ngoài, không ai thèm muốn”, cái phe xấu xa, đen đúa ? Đây là một câu hỏi quan trọng. Nếu giáo lư linh diệu chứa đựng đạo lư trí huệ th́ nhất quyết không thể nào có cái gọi là đánh giặc, chiến tranh phe phái, tranh đấu giành cái này cái kia. Khi c̣n có kẻ nào chỉ lo tranh đấu tranh chiến, chỉ lo cố gắng pḥng thủ hoặc tấn công th́ hành động kẻ ấy chắng có ǵ thiêng liêng đáng kính cả; thái độ kẻ ấy chỉ là quá tầm thường thế tục, nhị nguyên; đó chỉ là rơi vào t́nh thế mê đồ, hỗn chiến, giao tranh của băi chiến trưởng Ta không thể coi giáo lư vĩ đại, cao siêu theo điệu ngây ngô khờ khệt như vậy, nghĩa là cố gắng làm người tốt, theo “cái thiện” và đánh phá tiêu trừ “cái ác”. Điệu đó đúng là điệu cải lương phim ảnh cao bồi Hollywood–ngay trước khi phim kết thúc, ta đă thừa biết rơ ràng phe “chính” sẽ không bị giết và phe “tà” sẽ được phá tan tiêu trừ. Hiểu đạo lư theo điệu này quả thực là ấu trĩ non nớt khờ dại; thế mà chính chúng ta thường chỉ tạo ra những hoàn cảnh đại loại như vậy, theo điệu môi mép như sự tranh đấu “tâm linh” , sự thành tựu chứng đắc “tâm đạo”.
Nói như thế không có nghĩa là tôi cho rằng phải để cho tinh thần hài hước được buông thả lộng hành một cách điên cuồng hỗn loạn. Tôi chỉ nói đến cái ǵ khác hơn.
Nếu chúng ta nh́n con đường tu hành như một băi chiến trường th́ chúng ta quả thực quá yếu đuối, bạc nhược, thấp hèn. V́ lúc ấy sự tinh tấn trên đường đạo phải lệ thuộc vào mức độ đất đai chinh phục của ḿnh và của những kẻ khác, lệ thuộc vào mức độ tinh thần tiêu cực mà ḿnh đă tiêu trừ. Đó chỉ là sự lệ thuộc tương đối với mức độ đen tối mà ḿnh đă tiêu trừ được để từ đó có thể khai sinh ra ánh sáng đối đăi tương đối. Đó thực quả là quá yếu đuối bạc nhược, ḿnh khó gọi đó là giải phóng hay tự do hay giải thoát (mukti), hay niết bàn (nirvana). Ḿnh đă “đạt đạo”, “chứng đắc”, đạt đến sự “giải thoát” v́ đă chiến thắng một cái ǵ khác; đây quả thực là tương đối hạn chế, c̣n mang tinh thần lệ thuộc vào một cái ǵ đó, chứ chưa đúng nghĩa giải thoát, tâm chứng giác ngộ.
Tôi không muốn làm tinh thần hài hước trở nên một cái ǵ quá nghiêm trọng; tôi sợ thiên hạ sẽ trở thành nghiêm trọng đối với cái tinh thần hài hước này. Nhưng v́ muốn thực sự hiểu thế nào là cái tính cứng đơ, cứng nhắc vô hồn trong đời sống như một xác chết thây ma, th́ ḿnh khó tránh biến đổi tinh thần hài hước trở nên một cái ǵ có vẻ nghiêm chỉnh, trịnh trọng. Cảm tính hài hước có nghĩa là sự nh́n thấy cả hai cực điểm của một hoàn cảnh, đúng như thế nào th́ y như thế ấy, nh́n thấy từ một chỗ nh́n bay rộng ở trên cao, cái nh́n từ trời cao chiếu xuống (Sense of humour means seeing both poles of a situation as they are, from an aerial point of view). Ở đời này đều có cái tốt và có cái xấu, và ḿnh nh́n thấy cả hai với cái nh́n bao quát toàn cảnh như ở từ trời cao vọng xuống. Rồi từ đó ḿnh bắt đầu cảm thấy rằng những con người nhỏ bé kia ở dưới đất như một bầy kiến đang giết hại lẫn nhau, đang làm ái t́nh với nhau, đang yêu đương vớ vẩn hay chỉ đáng thế thôi, chỉ là những con người bé nhỏ; tất cả mọi thứ ấy đều trở nên quá vô nghĩa nhỏ mọn, khi ḿnh thấy họ tỏ vẻ làm ra việc hệ trọng làm lớn chuyện tranh đấu hơn thua, hay chuyện làm ái t́nh thế này thế nọ, khi ḿnh thấy vậy, ḿnh thấy ngay khía cạnh mỉa mai của mọi ồn ào la lối, điều phát biểu thế này thế kia của thiên hạ người đời. Nếu chúng ta cố gắng mệt nhọc để xây dựng một cái ǵ đó thực vô cùng ư nghĩa, vô cùng vững mạnh, đầy uy thế uy lực, như điệu nói trịnh trọng “Tôi đang thực sự khao khát t́m kiếm một cái ǵ đó. Tôi đang thực sự cố gắng tranh đấu chống lại những sai lầm, lỗi lầm của tôi”, hay “Tôi đang thực ḷng cố gắng trở nên cao cả tốt đẹp”, lúc ấy mọi điều ấy đều mất đi sự nghiêm chỉnh đứng đắn và trở thành một con cọp giấy; sự việc ấy quả thực là mỉa mai vô cùng.
Tinh thần hài hước dường như khởi phát từ một niềm vui sướng bao la trùm phủ hết mọi sự, một niềm vui lớn rộng đủ chỗ trống trăi dàn ra một t́nh thế hoàn toàn cởi mở, v́ đó là niềm vui không vướng bận vào trận chiến giao tranh giữa “cái này” với “cái kia”. Niềm vui sướng lớn mạnh phát triển ra thành một t́nh thế thống quát, khả dĩ nh́n thấy hoặc cảm thấy được toàn diện lănh địa cơ sở lộ thiên. T́nh thế cởi mở này không gợi chút mảy may hạn định, chật hẹp, không gợi chút mảy may trang trọng, chửng chạc, gượng ép. Nếu ḿnh hết sức cố gắng coi cuộc đời như một “đại cuộc trầm trọng”, nếu ḿnh cố gắng cưỡng đặt trên đời sống một điệu dáng trịnh trọng, cơ hồ như một cuộc thương lượng làm ăn to tát th́ quả thực là quá tức cười. Tại sao cơ sự lại quan trọng đến thế ? Có người chịu khó tham thiền đúng cách với một tư thái chính xác 100% hay 200%. Quả thực là đại cuộc quan trọng Thực là quá tức cười. Ngược lại cũng có người khác lại cố gắng phát triển tính hài hước, bất cứ đối với mọi điều ǵ cũng đùa cợt, cũng t́m thấy điều khôi hài trong mọi nơi, mọi kẻ ngách. Điều ấy thực sự là một tṛ chơi sao mà quá đứng đắn, thành ra cũng hóa ra khôi hài nữa.
Khi ḿnh cảm thấy đầy sự căng thẳng đến độ ḿnh phải nghiến răng cắn lưỡi, lúc ấy bất thần có cái ǵ bỗng thọc nhột vào người ḿnh, v́ ḿnh đă đẩy sự căng thẳng quá độ chịu đựng; đó là điều quá phi lư khi ḿnh phải trải qua những sự cực đoan như vậy. Cường độ cực đoan lại trở thành hài hước, một cách tự động.
Có một câu chuyện Tây Tạng về một ông thầy tu từ bỏ đời sống luân hồi hỗn độn và quyết định sống trong một hang núi để tham thiền suốt ngày đêm. Trước đó, ông thưởng hay suy nghĩ liên miên về sự phiền năo, khổ sở của kiếp người. Tên ông là Ngonagpa ở vùng Langru, tiếng Tây Tạng có nghĩa là “Lăo Mặt Đen ở vùng Langru”, v́ ông ta không bao giờ mỉm cười với ai cả, và nh́n mọi sự trong đời đầy dẫy đau đớn, đen tối. Ông nhập động tu thiền nhập định trong nhiều năm đằng đẳng rất trang trọng trang nghiêm, khắc khổ, và vô cùng chân thành, chí tâm, cho măi đến một ngày kia, ông nh́n lên bàn thờ và thấy ai dâng cúng ông một ḥn lam ngọc to tướng Lúc ông nh́n món quà tặng cúng đường ấy của đệ tử, ông bỗng thấy một con chuột ḅ ra cố gắng kéo lôi ḥn ngọc. Chú chuột không tài nào làm việc ấy được, bèn chạy vô hang để kêu rủ một chú chuột khác. Cả hai chú chuột cố gắng lôi kéo ḥn ngọc to tướng nhưng không thể nào làm được. Chúng bèn kêu nhau chít chít, gọi thêm tám chú chuột nữa ra trợ giúp, và sau cùng kéo lôi được ḥn ngọc vào trong hang chúng Lúc đó là lần đầu tiên thầy Ngonagpa mới vụt cười ầm lên, rồi cứ tiếp tục mỉm cười. Đó là lần đầu tiên thầy được đưa vào cơi mở rộng thênh thang luồng sáng giác ngộ bất thần.
Như thế ta thấy là tinh thần hài hước không phải chỉ là kể chuyện đùa cợt hay nói giễu chơi chữ nghĩa, không phải cố gắng khôi hài, một cách cố ư. Khôi hài đúng nghĩa là nh́n thấy được cái trớ trêu, cái cắc cớ, mỉa mai ở thế đâu lưng đấu cật của những cực đoan cực điểm, phải thấy như thế để khỏi bị kẹt vào việc xem trọng sự việc trên đời, để đừng trang trọng chơi giỡn cái tṛ măi miết hy vọng hoài mong sợ hăi, hoảng hốt.
Đó là lư do cắt nghĩa tại sao kinh nghiệm trên đường tâm linh thực là có ư nghĩa, quan trọng là lư do cắt nghĩa tại sao sự thực hành thiền định là kinh nghiệm vô nghĩa nhất và không có ǵ quan trọng cả. Vô nghĩa là v́ ḿnh không đặt sự quan trọng vào việc phán đoán giá trị ở đó. Chỉ khi nào ḿnh được thể nhập trọn vẹn vào hoàn cảnh không quan trọng hoàn cảnh vô nghĩa của sự mở rộng thênh thang ấy, mà không bị kẹp vào óc phán đoán giá trị của cái này cái kia, th́ lúc ấy ḿnh mới bắt đầu thấy được tất cả mọi tṛ chơi, tṛ đùa của đời sống chung quanh ḿnh. Một kẻ nào đó chẳng hạn cố gắng nghiêm khắc và có vẻ long trọng nghiêm trang trong việc tu hành, cố gắng làm một người cao cả gương mẫu. Nếu có ai xâm phạm làm mất ḷng hoặc lăng nhục kẻ ấy, th́ hắn ta dễ coi trọng việc ấy và trả đủa đánh đập lại ngay. Nếu ta thể hiện mọi điều thuận theo cái vô nghĩa, cái vô quan trọng căn bản của hiện thể (the basic insignificance of what is) th́ lúc ấy ḿnh mới thấy được tính hài hước trong điệu loại trang trọng hợm hĩnh kia, cái điệu bộ kênh kiệu của hạng người cứ thích làm ra cho to chuyện đối với những điều thực ra chẳng quan trọng ǵ cả trong đời sống này.
Chúng ta vừa đọc qua những ǵ Chogyam Trungpa viết về tinh thần khôi hài, những ǵ đại sư nói trông rất dễ hiểu và giản dị, nhưng thực ra đó là cả tinh túy của Phật Giáo Mật tông Tây Tạng mà đại sư đă đúc gọn lại vào một câu: “Trí huệ Mật tông là đem niết bàn vào trong luân hồi”. Điều này nghe có vẻ chướng tai gai mắt làm sửng sốt tâm thần. Trước khi đạt tới mức độ của Phật Giáo Mật tông th́ ta c̣n cố gắng từ bỏ luân hồi, và nỗ lực đạt tới Niết Bàn. Nhưng rồi sau đó ta phải nhận ra sự phù phiếm của mọi nỗ lực cố gắng và lúc ấy ta trở thành nhập một với Niết Bàn, một cách trọn vẹn toàn triệt (Tantrio wisdom brings nirvana into samsara. This may sound rather shocking. Before reaching the legel of tantra, you try to abandon samsara and strive to achieve nirvana. But eventually you must realize the futility of striving and then become completely one with nirvana). Và một câu cao siêu khác của đại sư đáng ghi nhớ: “ḿnh chỉ có thể hiểu được cái tinh túy của Niết Bàn bằng cách nh́n sâu thẳm vào tinh túy của luân hồi” (You can only understand the essence of nirvana by looking into the essence of samsara). Đó cũng là bài học lớn nhất mà đại Bồ Tát Long Thọ đă để lại cho nhân loại: đỉnh núi cao nhứt chỉ là một với hố thẳm sâu nhất. Dĩ nhiên là như thế, nhưng muốn thấy được như thế, cần phải trải qua bao cơn đau đớn không thể c̣n chịu đựng nổi nữa, rồi vụt nhận ra rằng nỗi đau khổ lớn lao nhất cũng chính là cánh cửa bùng nổ ra cơn vui sướng nhứt, bay trên tận đỉnh đầu nhật nguyệt.
Chùa Việt Nam, Los Angeles 8/8/83 |
|
|
__________________ vui thoi ma
|