Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 192 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Mối Tương Quan Giữa Các Pháp Và Giáo Pháp Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
kimlong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 21 October 2005
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 71
Msg 1 of 1: Đă gửi: 12 January 2006 lúc 12:30am | Đă lưu IP Trích dẫn kimlong

Trong sự vận hành bất tuyệt của thời gian, cuộc sống con người luôn mới mẻ, sinh động và mầu nhiệm trong từng giây phút với đầy đủ hiện hữu của nó. Sự kiện kỳ diệu này có mặt chỉ khi nào tất cả mọi hiện tượng tâm thức đều hiện sanh rơ ràng nơi nội tâm trong sáng và tĩnh lặng vô biên. Bấy giờ sự sanh diệt, đến đi, có không của các pháp đều tất yếu, đó chính là sự linh hoạt tuyệt vời, là sự uyển chuyển đầy màu sắc, mang âm điệu vui tươi và hạnh phúc.

Phải chăng, sau khi đức Thích Ca thành đạo, ánh sáng trí tuệ bắt đầu vươn tỏa trong đời sống tâm linh của nhân loại. Ngài đă đưa kinh nghiệm thấy biết qua ngôn từ giáo dục mọi người trong nội dung của PHÁP (Dharma). Do vậy, PHÁP trở thành một vị trí xứng đáng trong nội dung và tư tưởng của giáo lư Phật Giáo, theo tinh thần “Văn dĩ tải đạo”. Dù xuất hiện với bất cứ h́nh thức nào, từ Pháp cũng không ngoài mục đích của chủ thể sử dụng. Nguồn tư duy phong phú và uyên áo là vai tṛ của ngôn ngữ tích cực hoạt dụng trong mọi lănh vực, và giá trị của ngôn ngữ bao giờ cũng thông báo ư nghĩa nào đó trong văn cảnh nhất định. Vậy Pháp là ǵ? Mối liên hệ thiết yếu giữa các Pháp và giáo Pháp như thế nào?

Pháp xuất hiện trong giáo lư Phật giáo bao hàm nhiều nghĩa sâu rộng. Tùy theo phương pháp nghiên cứu mà các học giả có sự phân định khác nhau, nhưng xét về phạm trù căn bản th́ giống nhau. Theo Nguyên Thủy Phật Giáo giải thích:

- Pháp đầy đủ lư pháp tự nhiên, hoặc là phép tắc.
- Pháp chỉ pháp tánh(Dammata) và giáo pháp (Pariyata)
- Phật âm có 4 nghĩa: giáo pháp, nhân duyên, đức, hiện tượng.

Mặt khác, Pháp – chúng ta thường bắt gặp trong Kinh – Luật – Luận có cùng một ư nghĩa. Tuỳ theo nội dung tư tưởng người nghe mà từ “Pháp” có ư nghĩa sai biệt. C̣n theo nghĩa thông thường Pháp là một vật có đủ tánh, dụng và thể. Chẳng hạn như cái bàn là một pháp, một cái búng móng tay là một pháp hay lửa là một pháp, nước là một pháp,... Như vậy, bất luận là vật ǵ, khi nó giữ được tính chất căn bản và bày ra tướng bên ngoài cho người ta thấy rơ th́ gọi là pháp. Đây là danh từ chung để gọi sự vật vạn hữu trong vũ trụ nhân sinh. Pháp bao gồm pháp tướng và pháp tánh.

PHÁP TƯỚNG

Tướng là sự biểu hiện các pháp trên phương diện hiện tượng. Nó bao gồm các pháp bị vô thường chi phối, đi đôi với khổ đau và hoại diệt. Trong kinh Lăng-già đức Phật dạy: “Nói tướng là do nhăn thức chiếu soi gọi là sắc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân; ư thức phân biệt gọi là thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đó là tướng”. “Tướng là những ǵ có h́nh dáng, h́nh ảnh, dấu hiệu, v.v… và có thể nh́n thấy được th́ gọi là tướng” hay “Tướng vô ngại là trí, cảnh giới tướng vô ngại là thức”.(1)
Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật dạy: “Nay Như lai gạn hỏi tâm con ở chỗ nào, con dùng tư tưởng th́ cái suy t́m ấy con cho là tâm. Phật bảo: sai rồi A-nan! Cái ấy chẳng phải là tâm của ngươi, A-nan giật ḿnh đứng dậy, chấp tay bạch Phật rằng: Cái ấy chẳng phải tâm của con là ǵ? Phật bảo A-nan: Ấy là tướng vọng tưởng của tiền trần, mê hoặc chơn tánh của ngươi, xưa nay nhận giặc làm con, lạc mất bản chất chơn thật nên bị luân chuyển”.(2)

Đoạn Kinh này đức Phật dạy tâm vọng tưởng là tướng của vô minh, là tâm sanh diệt chẳng phải chơn tâm, chấp cảnh thấy biết là thật, do vậy chịu khổ đau triền miên.

PHÁP TƯỚNG QUA DUY THỨC HỌC

Khởi nguyên của Duy thức tông đă được đức Phật giảng giải một cách tổng quát ở trong các kinh Lăng-già, A-bạt-đà-la, kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Giải Thâm Mật. Ngoài ra c̣n tŕnh bày rải rác trong các kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cang, v.v… Về sau các vị luận sư Phật giáo hệ thống hóa các tư tưởng Duy thức thành bộ môn học quan trọng trong giáo lư Phật giáo và trở thành một tông riêng gọi là Pháp tướng tông.

Duy thức cho rằng: “Vạn pháp đều do tác dụng phân biệt của thức”. Tất cả mọi hiện hữu đều do năng lực của thức biến. Ngoài năng lực vận động của thức ra không có ǵ khác nên gọi là Duy thức. Thông thường, chúng ta xem các hiện tượng là thật ngă, thật pháp; nhưng thực chất nó chỉ là phản ánh của tạng thức, sự vật hiện hữu chỉ là ảo ảnh của thực tại. Kiến phần và tướng phần nương nhau mà tồn tại. Khi t́m hiểu về pháp tướng, thường bàn đến con người và thế giới với hai yếu tố vật chất và tinh thần. Con người luôn luôn t́m hiểu về hiện tượng để tiên liệu cho tương lai của ḿnh. Các tôn giáo khác thường xem con người và thế giới do một đấng toàn năng tạo dựng. Đó là quan điểm sai lầm. Đối với đạo Phật, vật chất hay tinh thần đều do thức biến, không có cái nào tồn tại độc lập. Tất cả mọi yếu tố nương nhau mà sinh khởi, tồn tại và do nhân duyên tạo thành không có nguyên nhân đầu tiên cũng không có sự kết thúc của một sự vật. Bởi lẽ, bản chất của sự vật hiện hữu vận động liên tục. Thời gian hay không gian cũng là trạng thái giả lập, một quy ước giả lập trong một giai đoạn của ḍng sanh diệt.
Như vậy, pháp tướng theo Duy thức giúp con người hiểu rơ mọi tướng trạng của tâm và sự vật tồn tại theo nguyên lư duyên sanh, sau đó xa ĺa vọng tưởng giác ngộ thực tại, gọi là phương thức “tùng tướng nhập tánh.”

PHÁP TƯỚNG QUA NHÂN QUẢ LUÂN HỒI

Tam giới là phạm vi luân hồi của chúng sanh, nó biểu hiện mọi tướng trạng của nguyên lư nhân quả.
Các pháp diễn ra như một ḍng chảy của sắc, tâm và thay đổi theo thời gian. Tất cả mọi hiện tượng sự vật xảy ra xung quanh đời sống của chúng ta đều có nguyên nhân của nó. Do cấp độ trí tuệ và nghiệp lực mà phân định chúng sanh trong ba cơi, không có một ông thần nào tùy tiện ưa bắt ai th́ bắt thả vô địa ngục hay bắt người kéo lên Thiên đàng. Sự luân hồi chủ yếu tùy theo hành động của thân, miệng và ư mà quyết định kết quả sai khác trong các cảnh giới. Nếu giải thích theo tác dụng của A-lại-da th́ có ba nghĩa:

1 - Năng tàng: là khả năng duy tŕ tất cả các pháp ở trạng thái hiện hành hoặc ở trạng thái chủng tử.
2 - Sở tàng: Gồm những ǵ được bảo tồn và duy tŕ.
3 - Ngă ái chấp tàng: Trạng thái thức Thứ bảy chấp thức Thứ tám làm tự ngă, luyến ái các chủng tử đă huân tập.

Ngoài ra, Duy thức cho rằng không có một linh hồn nào tồn tại mà không do sức vận động của A-lại-da. Giả sử một người chết, bao nhiêu hành động thiện ác từ trước biến thành chủng tử sở tàng chín muồi bắt đầu tiếp nhận cuộc sống mới, giai đoạn này người ta gọi là thân trung ấm (gandhabha), tức là thân thức tồn tại giữa đời trước và đời sau. Bát thức quy củ diễn tả A-lại-da hoạt động khi bắt đầu vào kiếp mới, có nghĩa là thức A-lại-da rời khỏi thân thể sau khi chết và đi đầu thai vào cuộc sống mới.

Như vậy, nhân quả luân hồi vốn là nghiệp tướng, chẳng phải là ngă cố định, do vậy tu tức là chuyển nghiệp để cải thiện đời sống an lạc và giải thoát. Căn cứ theo quy luật các hành động của ba nghiệp mà chúng ta thấy sự biểu hiện của các quả thọ báo theo nguyên lư nhân quả. Lĩnh vực này chỉ có những bậc chứng đạt Thánh trí mới thấy biết trọn vẹn.

PHÁP TÁNH    

Pháp tánh là thuật ngữ thường dùng trong giáo lư Phật giáo, là thể tính của muôn sự muôn vật. Tức là ngoài h́nh thức tồn tại của các pháp c̣n có yếu tố nâng đỡ cho mọi hiện tượng mà chúng ta không thể tư duy hay miêu tả được, v́ nó không có tướng trạng, không bị vô thường chi phối. Trong kinh điển Phật giáo thường đề cập đến Pháp tánh là cảnh giới của sự chứng đắc chơn lư. Ngoài ra Pháp tánh c̣n gọi là Niết-bàn, thật tướng, bất sanh bất diệt… Do vậy Pháp tánh đang bàn ở đây là sự suy luận, chỉ có sự tự chứng chơn lư mới thấu triệt, nên chúng ta thường nói: “như nhơn ẩm thủy lănh noăn tự tri” (ví như người uống nước, nóng lạnh tự biết); v́ rằng một khi chưa chứng đắc th́ sự mô tả, lư luận đều vô nghĩa. Như vậy pháp tánh là sự tự chứng, sự từ bỏ mọi pháp chấp, ái dục để thấu triệt chơn lư.

PHÁP TÁNH QUA HỆ TƯ TƯỞNNG ĐẠI THỪA

Trong Phật giáo Đại thừa, kinh Bát-nhă được xem là bộ kinh đầu tiên, là cầu nối của hai hệ tư tưởng Đại thừa và Tiểu thừa chủ trương “nhất thiết pháp không.” “Không” được khái quát thành một hệ tư tưởng chủ đạo, có vị trí cao tột trong lịch sử triết học nhân loại. Đó là cơ sở cho các bộ luận xuất hiện sau này. Đặc biệt bộ Trung Quán luận của ngài Long Thọ đề cập đến “tánh không” là cơ sở để tồn tại các pháp, phủ định mọi yếu tố sự tướng thiết lập thế giới siêu việt. Trong luận Đại Trí Độ nói:
“Ngài Xá Lợi Phất xác nhận: - Pháp tánh chẳng phải tướng nắm bắt.
Ngài Phổ Hoa Bồ-tát lại hỏi rằng: - Pháp tánh chẳng phải tướng nắm bắt, thời ông ĺa pháp tánh được giải thóat chăng?”

Ngài Xá Lợi Phất đáp rằng: - Không? V́ sao? V́ pháp tánh là tướng không biến hoại.”(3)
Kinh Hoa Nghiêm cũng như kinh Bát-nhă, thuộc hệ Duy thức luận. Lập trường Hoa nghiêm: “Tịnh tâm duyên khởi”, đề cập đến tâm trong ư nghĩa pháp tánh năng động. Thế giới trong kinh Hoa Nghiêm trùng trùng duyên khởi. Nói Nhất tâm tức là Chơn như, mà nói Chơn như là trùm khắp pháp giới, do trùm khắp pháp giới nên tất cả các pháp đều đồng nghĩa với lư Chơn như. Giống như sóng biển có sai biệt nhưng có cùng một bản thể của nước biển là mặn.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm đề cao “sức định tam muội” để phát huy diệu dụng bất tư ngh́ giải thoát, bằng cách quán tất cả các pháp là “không”. Đức Phật thuyết pháp nhằm đánh thức đối tượng nghe trực nhận chơn tính vốn bất sanh bất diệt. Do mê lầm bỏ mất bản tâm, nhận phân biệt bóng dáng tiền trần làm bổn tâm. Sự thật xưa nay “Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu” nghĩa là pháp tánh hằng giác, không phải vô tri. Diệu tức là duyên khởi ra sự vật, minh là nhận biết ra sự vật một cách sáng suốt. Do mê lầm tánh giác cho là minh, không theo diệu, nhận cái minh làm giác nên biến thành sở minh. Năng sở thành lập th́ theo duyên mà phân biệt. Cho nên đức Phật dạy: “Tính diệu giác viên măn cùng khắp, bản lai là diệu minh cùng khắp”. Qua đó, ta thấy kinh Lăng Nghiêm tŕnh bày Pháp tánh là sự vận hành của các pháp.

Kinh Pháp Hoa, pháp tánh được hiểu là “pháp thân thường trú”, quan hệ Phật và pháp b́nh đẳng và khẳng định chúng sanh đều có Phật tánh và có khả năng thành Phật. Trong phẩm phương tiện nói:

“Chư Phật lưỡng túc tôn
Tri pháp thường vô tánh
Phật chủng trùng duyên khởi
Thị cố thuyết nhứt thừa”.(4)

Nghĩa là: “Chư Phật phước huệ toàn hảo, thấy biết các pháp thường không cố định, cũng như chư Phật cũng phát xuất từ các yếu tố thấy biết như vậy, nên chư Phật đă tuyên thuyết giáo pháp là cổ xe duy nhất”. Như thế chư Phật giác ngộ từ giáo lư duyên khởi, v́ đó là sự thật tuyệt đối, nên gọi là nhứt thừa. Trong kinh nói tam thừa chỉ là phương tiện, muốn thoát ṿng sống chết phải quyết trạch lư tính của các pháp và tinh tấn tu hành. Đó là sự thật trong hiện tượng giới. Như câu chuyện: có một thiền sinh hỏi Thầy: “Bạch Thầy con đi t́m cái bất sanh bất diệt ở đâu? Thầy đáp: “T́m cái bất sanh bất diệt ngay trong cái sanh diệt”. Có nghĩa là t́m sự giác ngộ ngay trong nguyên lư của các pháp, tức Phật pháp b́nh đẳng.

Kinh Duy Ma chủ trương tư tưởng “không” một cách linh hoạt và tự tại, biểu trưng cho tinh thần nhập thế của giáo lư Đại thừa. Duy Ma cật xuất hiện trong kinh với tư cách một vị Bồ-tát cư sĩ sống trong cuộc đời tục lụy mà đầy đủ phong thái thoát tục, chúng Thanh văn đều thua kém Ngài về trí tuệ. Với quan điểm “sanh tử là Niết-bàn”, tự tánh các pháp vốn b́nh đẳng, dù chúng sanh lang thang trong biển khổ sanh tử nhưng tánh ấy vẫn luôn tṛn đầy. Như thế, chư Bồ-tát khi đă chứng ngộ th́ sầu bi khổ ưu năo đều rơi rụng và tự tại trong mọi hoàn cảnh. Do vậy ngài Duy Ma Cật kiến tạo hạnh phúc chân thật ngay trong ḷng đời. Đó là do tâm không trú bất cứ tướng nào nên không bị chướng ngại bởi ngoại cảnh.

Kinh Đại Bát Niết-bàn, phát triển tư tưởng Tánh không, cơ sơ lư luận là Phật tánh vốn bất hoại, các pháp thiện ác vốn không có tự tánh. Do vậy mà hạng Nhứt xiển đề cũng có thể thành Phật, v́ có Phật tánh. Trong kinh dạy: “Này thiện nam tử! Tất cả chúng sanh quyết định sẽ thành vô thượng Bồ-đề. Do nghĩa này nên trong kinh Phật nói tất cả chúng sanh nhẫn đến kẻ có tội ngũ nghịch, phạm tứ trọng tội và nhứt xiển đề đều có Phật tánh”. Hay trong phẩm Trường Thọ có nói: “Phật và pháp thường trụ, là pháp không biến đổi” và tập 1 phẩm Hạnh có nói “Vô sở đắc là đệ nhứt nghĩa đế”(5). Như thế, chân lư được tŕnh bày ở đây rất sâu rộng, qua việc đề cao tính đồng nhất của Phật, pháp tánh và nghĩa không.      

Vậy, qua sự tŕnh bày về pháp tánh, chúng ta thấy rằng dù Nam tạng hay Bắc tạng đều thừa nhận các hiện tượng tâm vật lư có sai biệt, nhưng pháp tánh luôn b́nh đẳng. Quá tŕnh tự chứng phải đoạn trừ hết vọng tâm, không bị ô nhiễm làm khuấy động. Từ đó mới có thể đạt đến quả vị giải thoát.

Qua sự tŕnh bày trên, nếu căn cứ theo cách phân loại đơn giản là lư pháp và giáo pháp, tất cả đều y theo Phật tính. Về phương diện khảo sát nhận xét, mục đích của Phật là pháp lư về hiện tượng giới như thật, liên quan đến lư tướng giới như thực, nói theo thuật ngữ là lư pháp giới như thật về luân hồi giới và giải thoát giới.

Vậy, Pháp là bao hàm muôn sự muôn vật hữu h́nh, vô t́nh thuộc trong hiện tượng giới. Pháp chỉ cho sự thật tối hậu mà tư duy hay nắm bắt được, chúng ta đề cập đến nó như một khái niệm. Pháp là chỉ cho pháp tắc đạo lư từ phàm phu cho đến bậc Thánh đều thực hành nhằm giáo dục con người. Chúng ta thường gọi là Pháp, tức là Pháp của đức Phật nói ra (hay c̣n gọi là giáo pháp, giáo lư,...). Bởi lẽ mục đích trọng yếu của Phật giáo giúp con người với ba phương diện là nhận thức đúng, tu tập đúng, và đạt được giác ngộ. Có thể nói rằng đức Thế Tôn biết rất nhiều vấn đề khác nữa, nhưng Ngài không nói mà chỉ sử dụng những ngôn ngữ có ư nghĩa căn bản để tŕnh bày về mục tiêu phạm hạnh và giải thoát, ví như “nắm lá trong tay”; c̣n những lời Phật dạy so với sự thấy biết bằng trí tuệ của Ngài th́ như “nắm lá trong rừng”. Ngược lại, tất cả mọi sự thấy biết của phàm t́nh chỉ là cái bóng của thực tại, v́ sự thật tuyệt đối không cần đến sự mô tả ǵ cả, nó nằm ngoài sự tư duy và ngôn ngữ diễn đạt. Như thế “Pháp và giáo Pháp” liên quan với nhau rất chặt chẽ.

Thiết nghĩ, giáo pháp đức Phật thuyết nhằm khai thị cho chúng sanh thấy rơ sự thật của các Pháp, mà Pháp là giáo pháp và giáo pháp cũng là pháp. Như thế, đó chính là nguyên lư căn bản “một là tất cả, tất cả là một”.

Vậy, Phật pháp là pháp, bất cứ hiện tượng tâm lư nào Phật thường gọi là chư Pháp hay Nhứt thiết pháp. Chư Pháp nghĩa là nhiều Pháp, mà giáo pháp hay c̣n gọi là giáo lư được đức Thế Tôn thuyết pháp 49 năm, tựu trung không ngoài hai lănh vực trọng yếu là nhân sinh quan và vũ trụ quan. Đặc biệt là “nhân sinh quan” cho chúng ta thấy sự ra đời của đức Phật, sự xuất gia của đức Phật, sự thành Đạo của đức Phật, ngay cả nhập Niết-bàn của đức Phật, tất cả đều v́ lợi ích của chư thiên và loài người. V́ đức Phật đă thành Đạo vô thượng từ a tăng kỳ kiếp, Ngài không phải thành Phật dưới cội Bồ-đề, mà Ngài thị hiện Bát tướng thành Đạo để “khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. C̣n chúng ta chỉ là những người ở trong “Thập nhiễm ô xứ” (nhập thai, trụ thai, xuất thai,...) đều là nhiễm ô uế trược. V́ thế Thái tử Tất-đạt-đa đă hy sinh cả cuộc đời quyền quư tột bậc để vào Hy Mă Lạp Sơn, 11 năm tầm sư học đạo và 6 năm khổ hạnh rừng già là v́ con người thật của đức Như Lai (nhân sinh quan). Nhằm vào hai phương diện lư tưởng và thực tại, mà vấn đề được Phật thuyết minh lại là vấn đề thuần nhân sinh, tức là sự thành lập và hoạt động của con người. Bởi thế vũ trụ luận của Phật rốt cuộc cũng chỉ là vũ trụ quan lấy nhân sinh làm trung tâm. Nghĩa là nếu vũ trụ xa ĺa nhân sinh th́ Phật không chấp nhận. Song, khi đức Phật lấy nhân sinh làm trung tâm để khảo sát vũ trụ th́ đó là một sự thật mà quán sát cái chân tướng của nó để t́m ra cái qui thú tối cao của con người.

Như vậy, mục đích quan sát thế gian của đức Phật là t́m ra các Pháp (Dhamma, hay Dhaminata) thường hằng bất biến, tức là khảo sát để quán triệt các phép tắc thống nhất hết thảy mọi hiện tượng trong thế gian. Đồng thời, đức Phật nói pháp không phải nhằm giải thích hay luận bàn về thế giới, nhân sinh để thỏa măn yêu cầu của khoa học hay triết học mà chỉ với mục tiêu duy nhất là giúp con người thiết lập một cái nh́n và tư duy đúng như thật về chính ḿnh và vũ trụ, khiến họ đi vào cuộc sống hạnh phúc của thực tại. Do vậy, phủ nhận và vượt qua ba quan niệm đương thời về thế giới là: túc mệnh luận, thần ư luận, và ngẫu nhiên luận. Đức Phật khi thuyết minh về sự có mặt của nhân sinh và vũ trụ đă dùng đến giáo lư Tứ đế, Ngũ uẩn và 12 nhân duyên. Trong đó, quan yếu nhất là giáo lư 12 nhân duyên.

Thật vậy, 12 nhân duyên, theo phương pháp quan sát văng quan, là một chuỗi mắc xính, một ṿng tṛn khép kín mà theo đó, sự sống phát sinh, tồn tại, tiếp diễn và đoạn diệt. Mỗi một yếu tố trên vừa là nhân vừa có quả, vừa bị định đoạt bởi, vừa làm điều kiện cho. 12 nhân duyên này, về điều kiện tính, tương đối tính và tính tương liên, là sự triển khai về định thức duyên khởi như sau:

“Cái này có th́ cái kia có
Cái này sanh th́ cái kia sanh
Cái này không th́ cái kia không
Cái này diệt th́ cái kia diệt”.

Theo định thức duyên khởi trên th́ mọi hiện hữu luôn được phô trần theo chiều hướng duyên sinh, tiếp nối nhau bằng h́nh thức vận động, tương quan, ḥa hợp và sinh hóa, chứ không chủ trương rằng mọi hiện tượng trong thế giới đều do nhân duyên mà thành lập; nghĩa là sự thành lập thế giới hoàn chỉnh hay không tất cả đều do “Duyên sinh” dù lớn nhỏ, trực tiếp hoặc gián tiếp không ngoài sự quan hệ hỗ tương đối với tất cả các pháp. Dù bất luận thế nào, tất cả các pháp đều nương nhau tồn tại, không có một pháp nào tồn tại độc lập.

Như vậy, 12 nhân duyên không những đă h́nh thành bản chất tồn tại của con người mà c̣n kiến giải một cách đầy đủ về tiến tŕnh hiện hữu của con người từ sinh thành đến hoại diệt. Cho nên trong kinh Trung Bộ, đức Phật dạy: “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Như Lai”.

Nh́n chung, trong Pháp có chứa giáo Pháp và ngược lại giáo Pháp luôn có mặt của Pháp. Hai yếu tố này bổ khuyết lẫn nhau không thể thiếu được. Pháp bao gồm 84.000 pháp môn do đức Phật thuyết giáo, nên gọi là giáo Pháp. Bởi v́, chỗ lập cước căn bản của Phật giáo, chung cuộc không ngoài hai việc thực tu và liễu ngộ pháp đó. Nếu đứng trên phương diện giáo đoàn mà nhận xét th́ sự thành lập Phật giáo tuy là do mối quan hệ giữa Phật và các đệ tử cũng như cha con, nhưng trong đó mối liên lạc quán thông th́ lại là Pháp. Phật sở dĩ là Phật v́ ngài đă thể nghiệm và thực chứng được Pháp, mà Tăng-già được gọi là Tăng v́ muốn thể nghiệm và thực chứng Pháp ấy. Nhưng đối với đức Phật, Ngài là bậc giác ngộ giải thoát, tất nhiên là tất cả chúng sanh đều trở về nương tựa Ngài. C̣n đối với bản thân đức Phật th́ nương tựa ai? Không nương tựa ai cả, bởi chính Ngài là đấng Vô thương sư nên trong kinh thường nói: thấy Pháp chính là thấy Ta. Bởi điểm xuất phát của Phật giáo, không nương tựa ở Thần, không nương tựa ở Trời, mà chỉ lấy việc thể nghiệm và truyền bá Chánh pháp làm sứ mệnh. Cho nên, sau 49 năm giáo hóa, trước khi nhập diệt đức Phật vẫn c̣n căn dặn: “Này A-nan! sau khi ta nhập diệt, hăy tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi, hăy nương tựa chính ḿnh, không nương tựa một ai khác, hăy nương tựa vào Chánh pháp, không nương tựa một nơi nào khác.”

Theo ư nghĩa ấy th́ “Pháp” chính là ngọn đèn soi sáng cho chính ḿnh, là nơi tuyệt đối an toàn để nương tựa; chỉ có Pháp là quan trọng, mà việc thể nghiệm pháp ấy không có liên quan ǵ đến sự xuất hiện hay không xuất hiện của đức Phật. Pháp chính là lời đức Phật dạy, nhằm mục đích hướng dẫn con người đạt được đời sống Chân – Thiện – Mỹ, kết quả tối hậu là giải thoát sanh tử. Giáo lư Tứ đế và Duyên khởi là nội dung căn bản của lời Phật dạy, đó là con đường nhận thức và rèn luyện đạo đức của mọi người bằng sự thực nghiệm và chứng ngộ. Giáo lư ấy là kinh nghiệm tâm linh vô cùng hữu hiệu cho nhân loại, v́ chính bản thân đức Phật đă trải qua. Cho nên, đối với một Tăng sĩ trong thời đại hiện nay, cần phải ư thức rằng, tất cả những ǵ xảy ra trong cuộc sống không phải ngẫu nhiên, mà đều do nhân quả, duyên sinh đặt để các Pháp. Hạnh phúc và khổ đau đều do tâm tạo, chúng ta cần phải thanh lọc thân tâm để tô điểm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, đạo Phật ngày càng hưng thịnh.




__________________
Muốn kiếp phù sinh sau khỏi luỵ .Quyển kinh câu kệ chớ nài công
Quay trở về đầu Xem kimlong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kimlong
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.2305 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO