Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 305 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Huyền Diệu Cảnh Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 1 of 43: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 10:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

LỜI TỰA





Bởi Đại Đạo sanh ra trước khi có Trời, Đất, nên ngôi Diêu Tŕ Kim Mẫu là cái gốc của đại đạo, là ḍng dơi của Trời đất, là cha mẹ của các v́ Tiên, Phật, là tổ của muôn Phật. Trời Đất bởi trong cái khí hạo nhiên mà sanh ra, do âm dương ngưng tựu mới có khí ôn nhiệt rồi khí ấy huân chưng mà sanh ra muôn loài.



Trước hết sanh ra Tứ Đại Bộ Châu là: thủy (nước), hỏa (lửa), mộc (cây) và kim (kim thạch), kêu là Tứ Lăo ở bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Sau mới sanh ra tại chính giữa Huỳnh Lăo là thổ (đất). Thổ khí xung lên trên Trời, chính giữa đại tinh mà hoá ra Đạo Khí kim quang ở trên hạ xuống bao trùm Huỳnh lăo trung ương, mới có hơi hô hấp. Ấy là cái khí huyền huyền thánh mẫu. Công thành ngũ lăo hiệp với ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) mà biến ra muôn vật, và sanh dưỡng các loài. Bởi thuỷ, hoả, thổ, ba lăo tại nơi đảnh núi chiếu giúp kim lăo, mộc lăo đặng an lư lập đảnh và hạ luyện thất thất chi nhựt (49 ngày) mới sanh ra anh nhi trạch nữ mộc công Kim mẫu mỗi vị đều bảo dưỡng Anh Trạch. Anh Trạch lại hôn phối với nhau mà sanh ra hai trai, hai gái. Bốn đứa ấy lớn lên mới phối hiệp cùng nhau, th́ Anh Trạch lại thối vị, nương theo cha mẹ mà tu luyện.



Bởi đó cái gốc của nhơn loại mới hưng vượng, biến sanh ra thiên hạ cho đến đời Bàng Cổ. Bàng Cổ là vua đầu tiên trong loài người. Ông ấy mở đường, làm cầu cho tiện bề giao thông qua lại, sau mới sanh ra Tam Hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhơn hoàng). Ba ông này cũng đắc đạo tu chơn mà về cơi thánh.



Kế sau nữa là Phục Hy, Huỳnh Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Vơ Vương (nhà Hạ), Thang Vương (nhà Thương) đều đặng chơn truyền. Tới đời nhà Châu th́ ông Lư Đam (là Lư Lăo Tử hay Lư Đạo Quân) xuất thế dạy Đại đạo. Ấy là một ông làm đầu trong Tam Giáo. Qua thời Trung Châu lại có đức Thích Ca ra đời tại Ấn độ (Thiên trước) mà lập ra đạo Thích. Đến rốt nhà Châu, lại có đức Khổng tử ra đời lập nên đạo Nho, và truyền cho đến ông Nha Uyên, ông Tăng tử, ông Tử tư, ông Mạnh tử. Bốn vị thánh này đều được tâm truyền, cho nên khi ông Mạnh tử chết rồi, th́ đạo Nho bế lại, v́ không c̣n ai ra gánh nổi mối đạo.



Qua đến đời nhà Hán, nhà Đường, Đại đạo lại hưng thạnh cho nên người tu hành thành Tiên vô số. Đến triều Lương th́ Đại đạo lại suy vi.



Sau có ông Đạt Ma qua xứ Đông lâm mà truyền đạo Phật cho Nhị Tổ là Thần Quang (Huệ Khả), Tam Tổ Phổ-Am (Tăng-Xáng), Tứ Tổ Tào Đồng (Đạo Tính), Ngũ tổ (Huỳnh Mai - Hoàng Nhẫn), Lục tổ Huệ Năng. Truyền đến Lục tổ Huệ Năng th́ đạo Thích bế lại nữa.



Đến triều nhà Tống, nhà Ngươn, Đại đạo được phục hưng lại. Sĩ dân đắc đạo thành chơn hơn mười mấy muôn người. C̣n bực bạc trạch có hơn tám ngàn nhà. Tới đời nhà Minh th́ Đại đạo lại suy vi nữa, cho nên ít thấy người đắc đạo thành chơn.



Ta nay th́nh ĺnh đặng hồng phước gặp chơn nhơn chỉ điểm tánh mạng căn đề, mới rơ cách tu luyện chắc chắn. Đă hơn 10 năm ta đă xem trong đơn kinh thấy lời nói rơ ràng, chỉ mối Đại đạo chỗ thiệt giả, nên ta mới đặng minh tâm kiến tánh.



Nay ta làm sách này tên Huyền Diệu Cảnh, chia ra làm 3 thiên. Trong sách tuy lời nói siểng lộ, chớ cơ quan nhiệm mầu đều nói thiệt hết, nói nhiều chỗ tột lư, suy xét tột chỗ, chơn truyền chỉ ngay, thiên cơ bày rơ.



Từ xưa đến nay, trong Tam giáo thánh thơ, tuy là ngàn kinh muôn điển, mà huyền lư sâu sa, hoặc bày, hoặc giấu. Chẳng nói phải luyện phép chi trước, phép chi sau, không nói khúc giữa phải luyện phép chi. Lời nói lộn xộn. Trong sách tuy có chú giải mặc dầu, mà không phân biệt đầu đuôi. Luận về Châu thiên, không nói cách nào là Đại Châu thiên, cách nào là luyện Tiểu Châu thiên. C̣n nói qua dược miêu, cũng không nói rơ ràng là tiểu hay đại dược, nội hay ngoại dược. Chẳng chỉ cách bá nhựt trúc cơ, thập ngoạt hoài thai, tam niên nhũ bộ, cửu niên diện bích. Lời nói không phân biệt rơ ràng, th́ hậu thế làm sao thấu đáo đặng mà hiểu nghĩa lư. Vậy th́ có thể nào mà hiệp mấy phép lại mà dùng. Bởi lư do đó nên đời sau, nhiều kẻ hiền sĩ bị lầm lạc, nên dụng tâm uổng công mà rốt lại cũng vô ích.



Không làm làm sao biết đuọc sanh tử là việc lớn trong Trời đất. Ta thấy vậy, không lẽ làm ngơ, dạ ta chẳng đành, e ngày sau kẻ hiền sĩ, thánh chơn bị đoạ lạc vào bàng môn tả đạo, nên ta làm sách này để lại cho đời sau coi theo đó mà tu luyện. Ta tỏ bày hết chơn thiệt, khẩu khuyết. Lời ta nói ra chắc, văn ta viết ra thiệt. Chơn khuyết đều lộ ra hết, không giấu lời nào. Điều chi thuở nay cổ thánh chưa nói lậu ra, ngày nay ta làm sách này đều nói ra hết. Vậy th́ bộ sách này trong thiên hạ rất quí trọng. Người phàm mà nghe được, hiểu sách này th́ tỉ như có cái linh quang, nương theo đó mà tiến lên thượng thiên, thánh vức. Cũng v́ một ng̣i viết mà ta quét 3600 đạo bàng môn, 96 giống ngoại đạo. Cũng bởi lời ta nói mà mấy ngàn đạo ấy bị rả rời, cả trăm phe giả dối bị bỏ hết.



Phải suy xét kỹ lưỡng lời ta nói, xem cho chắc chắn h́nh ta vẽ trong sách này. Trong ấy đều chỉ rơ phép tu luyện, cứ noi theo đó mà hạ thủ công phu.



Làm cho kẻ hậu thế khỏi mê muội, khỏi lầm lạc theo bọn bàng môn tả đạo, v́ sách này coi mà làm bằng chứng đặng khỏi lạc vào cửa manh sư (thầy mù) huyền hoặc. Từ xưa đến nay, các v́ Cổ-Thánh Tiên, Phật không nói lộ ra trong các sách sự bí pháp, tâm truyền của Đại đạo rất cao quí. Nay ta nói lậu ra hết. Nên kẻ hậu hiền gặp được sách này th́ là tam sanh hữu hạnh.



Người nào có công, thành chí suy xét cho thấu đáo mấy lời nói huyền diệu trong sách này, rồi cầu chơn sư chỉ bày phép tu luyện, th́ thành Tiên, Phật nào có khó chi.



Ta nguyện sao trong hàng thiện sĩ, mỗi người đều có sách này, đặng hiệp cùng lời nói của ta, lấy ḷng từ bi mà cứu vớt sanh linh khỏi lầm lạc.



Triều Đại Thanh, đời vua Đồng trị, năm thứ năm, tháng hạnh, ngày rằm, người ở huyện Ngô Hưng, núi Biền Sơn, tự là Lư Trần Tử tên là Lư Xương Nhơn, làm lời tựa trên.



Phụng dịch ngày 12 Mars 1927 (Đinh Mẹo, tháng hai, ngày mùng chín).









THƯỢNG QUYỂN



NHẬP ĐẠO CHƠN TRUYỀN





I. SANH NHƠN - SANH TIÊN



Ông Lư Trần Tử nói rằng: " Trời đất hay sanh ra loài người, mà người cũng hay trở về Thiên Kinh".



Hễ vô trung th́ sanh ra có tướng, c̣n hữu trung th́ sanh ra không h́nh. Cái khí trong sạch nhẹ nhàng th́ nổi lên trên, kêu là Trời, c̣n cái khí dơ dáy nặng nề th́ lóng xuống dưới gọi là ĐẤT. Trời, đất lấy khí hạo nhiên tu luyện mà thành Tiên, Phât. Bởi vậy có trước người, sau mới có Tiên, Phật. Ấy là lẽ tự nhiên của Trời, Đất.



Khí Tiên thiên là cái khí hạo nhiên ở nơi hư vô (không không). Nó hay sanh ra Trời, sanh ra đất, sanh ra mặt Trời, sanh ra loài người và muôn vật. Muôn vật trong Trời đất cũng bởi tại khí tiên thiên mà sanh ra, và cũng nhờ khí ấy mà sanh sản ra thêm, rồi nuôi nấng cho truởng thành.



Trời th́ có khí hạo nhiên nhỏ xuống nơi đất, c̣n đất th́ có huyền khí xung lên trời. Trời th́ có khí dương, mà trong khí dương ấy lại có ẩn một phần khí âm, lại cũng có lửa hư vô trầm xuống nơi đất. Đất th́ có khí âm. Mà trong khí âm ấy có ẩn một phần khí dương, nó nghịch xung lên trời. Nên khí Trời xuống, khí đất lên, phối hiệp cùng nhau, làm cho khí âm dương đầm ấm. Hễ có khí ấm nóng th́ tự nhiên ngưng lại, rồi lâu lâu lại có sức đủ mà thành thai. Tự nhiên sanh ra loài người, cùng các loài thai noăn, thấp hoá và sanh ra muôn vật có h́nh thể.



Trời là Đại thiên sanh ra loài người, mà người là Tiểu thiên cũng hay luyện thành Tiên, Thánh. Vậy cho nên dùng cái đầu mà làm Trời, cái bụng mà làm đất. Trong ḿnh con người cũng có khí hạo nhiên, nên mới sanh ra cái thân người (cái mang), lại sanh ra Tiên Phật.



Như người cầu được chơn sư, chỉ điểm gốc rễ của tánh (là cái hồn), của mạng (xác phàm) th́ cung Càn là khí Trời nhập vào trong bụng. Khôn là đất, c̣n huyền chi của Khôn-địa xung lên nơi càng-thu, mà vào chính giữa Càn. Nên Trời xuống, đất lên, âm dương ngưng kiết, mới có thấp nhiệt huân chưng mà hoá thành thánh thai. Rồi sau cái dương thần nó mới xuất hiện. Đó là sanh ra Tiên, Phật. Lâu lâu dương thần thuần thục bỏ xác bay lên mà nhập vô trong khí hạo nhiên huyền khí, th́ được đồng thể với Trời Đất, Phật Tiên, Thánh chơn. Lúc đó th́ đời đời kiếp kiếp c̣n hoài. Tuỳ theo cái tâm ḿnh muốn mà tụ tán, hoặc ngao du thế gian, thiệt là vui vẻ vô cùng, không chỗ nói hết được.



Ta luận rằng phép ấy là huyền khí của khí hạo nhiên. Âm dương kết cấu nên kêu là ĐẠO.



Bởi đạo có động có tịnh, nên khí âm dương lên xuống chẳng ngớt, chói sáng rở rở. Khí ấy lại nhập vào trong ḿnh con người, lộn xộn bao hàm khí hậu thiên xuất ra, nhập vô đặng mà dẫn thông với khí hư vô của Trời đất trong chỗ hư không, c̣n huyền khí hư không lại vào nơi trong chơn thân của con người, làm cho huyền khí trong ḿnh con người xuất ra, mà tiếp với khí hạo nhiên của hư vô nhập vào. Hạo nhiên và huyền khí ra vô, tiếp nhau chẳng khi nào thôi, giây phút chẳng ĺa nhau.



Bởi v́ Trời đất hay trộm lấy cái huyền khí trong ḿnh con người, mà nếu nhơn thân bị mất hết huyền khí th́ phải chết. Như may gặp đặng minh sư chỉ vẽ phép cướp cái huyền khí của Trời đất lại được, mà đem vào trong ḿnh, th́ cái xác ḿnh được đầy đủ sung túc huyền khí th́ khỏi chết. Đó là phép tu luyện thành Tiên Phật, chớ không có phép chi khác hơn nữa.



Tại nơi ḿnh có công ngưng thần tựu khí, hay dưỡng cái khí hạo nhiên, hưng vượng th́ sống, c̣n khí hạo nhiên suy vi th́ chết.



Người cướp được cái khí hạo nhiên ấy của đấng tạo hoá và lấy sức thần công mà vận chuyển khí hạo nhiên cho hay và cướp đặng huyền khí của hư vô, mà luyện bát bửu kim đơn ắt dưỡng thành được thánh thai, th́ dương thần được siêu xuất nơi trong khí hư không. Vậy th́ được liễu đạo thành Tiên Phật nào có khó chi. Vậy nên mới nói: A nậu đa la tam diệu tam bồ đề là rất quí, rất tốt.



Nếu tâm chẳng đặng chơn thật, th́ chẳng khỏi: được dễ mà mất cũng dễ. Ắt phải bị duyên lành qua khỏi, th́ muôn kiếp cũng khó gặp cơ hội tốt như vầy trở lại được.





II. NHƠN ĐẠO THUYẾT



Muốn học đạo trường sanh của Tiên thiên, trước hết phải vụ tất làm đạo người cho trọn.



Sao kêu là nhơn đạo?



Nhơn đạo là: làm vua phải có ḷng chí nhơn với kẻ dưới, làm tôi phải ở cho tận trung, làm con phải chí hiếu với cha mẹ, ở cùng bằng hũu phải có dạ thật t́nh, đùng gian dối.



Từ xưa đến nay, kẻ trung lương hiếu hạnh cũng chẳng thiếu chi. Phàm kẻ trung lương v́ nước quên ḿnh, cực nhọc ngàn điều chẳng tránh, nhịn nhục cho hết ḷng trung, khi chết rồi được siêu sanh nơi Thiên đường, thắng cảnh Cực lạc. C̣n kẻ có tiết, có hiếu, khi thác rồi đặng vào cơi tiên. Trời trả lại cho mỗi người tuỳ theo việc làm lành dữ của ḿnh làm tại thế gian này. Đấng tạo hoá thuởng phạt phân minh, chẳng sai chạy.



Đức Lử Tổ (là Lử thuần dương, tức Lử Đồng Tân) nói rằng: Đức tu thiên đạo, nhơn đạo hiệp tiên; nghĩa là muốn tu đạo Trời, th́ phải làm xong đạo người, mới là hiệp phù với ư của tiên đạo. Nếu xét theo lời đức Lử tổ mà làm cho y lời, th́ ḿnh cũng đồng vai với Phật, Tiên, Thánh được. V́ không có vị nào bất trung, bất hiếu mà thành Phật, Tiên, Thánh được.





III. THIÊN ĐẠO LUẬN



Thiên đạo ấy là lẻ trời. Khí hạo nhiên của hư vô kêu là đạo. Hễ đạo c̣n th́ sống, đạo tan th́ chết. Ấy vậy đạo thiệt là hay sanh mà cũng hay sát. Hễ người nào mà suy xét tánh lư cho cùng tột, th́ người ấy cũng đă gần thiên đạo rồi. Sách Trung Dung có nói rằng: Thiên mạng kêu là tánh, xuất tánh kêu là đạo.



Thầy Tăng tử nói: Tri chỉ nhị hậu hữu định, định nhi hậu năng tịnh, tịnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc; nghĩa là biết đủ thế t́nh nhơn dục rồi th́ phải thôi, hễ thôi th́ cái tâm mới định được, hễ định được tâm rồi th́ mới thanh tịnh được, hễ thanh tịnh được th́ mới b́nh an được, mà khi trong ḷng b́nh an rồi th́ phải lo làm sao đặng cái đạo trường sanh ấy.



Tri chỉ là biết thôi, là biết nhàm danh lợi, ân ái, mỗi món đều chẳng tuởng tới nữa, cho đến muôn việc trần thế đều coi như không không. Hễ biết thôi, rồi sau mới định cái phóng tâm của ḿnh được. Định là định trong nơi khí huyết, như mèo ŕnh chuột (một nháy mắt cũng không xao lăng), như gà ấp trứng (cứ bo bo chăm non hoài, chẳng cho nới ra), một mảy nhơn dục chẳng phát vọng tới tâm, một mảy trần thế không muốn đến, vậy mới gọi là định.



Định rồi sau mới tịnh. Tịnh ấy là trong ḷng không lo việc thế, ngoài dầu ngó cũng không thấy h́nh dạng chi, mờ mờ mịt mịt, đó là lúc tịnh đốc chi thời, nghĩa là lúc thiệt hết sức tịnh, mới có cảnh ấy.



Tịnh rồi sau mới an. An đây là thần, khí xung hoà, cái ḿnh ḿnh có huân-chưng là ấm ấm, mắt nh́n mà chẳng thấy, tai lóng mà chẳng nghe. Muôn phép trở về một, th́ thần nhóm khí gom, trăm bịnh đều tiêu hết. Đó là an, mà an rồi sau mới lo. Lo là thần biết mà chẳng hôn mê, lúc đó như các ngoại thận nó cử động lần đầu tiên th́ ắt có kim đơn sanh ra. Lúc đó th́ cái thần của ḿnh tự nhiên nó biết. Chính lúc này phải lo đem kim đơn vào chỗ huyệt khí (cần minh sư chỉ điểm cho). Nếu chẳng lo mà đem cho nhằm chỗ, th́ chơn khí tựu rồi lại tan mất, rất uổng cho cái công luyện thuốc mà không được chi cả. Hễ có một mảy tâm ư hoảng hốt, th́ đơn dược lại chạy bậy ra ngoài. Phải dùng ư mà lấy thuốc đem vào ḷ. Thoảng như tâm chẳng lo mà đem đơn dược cho nhằm chỗ huyệt khí, cho hiệp ngày giờ, th́ thần tŕ, khí tán (thần chạy, khí tan) làm cho dược miêu không đặng qui căn. Cho nên nói rằng: Lo rồi sau sẽ đặng, là đặng kim đơn, đắc được qui lư. Được thuốc rồi phải gói gấm kỹ lưỡng mà ôn dưỡng thuốc ấy, đặng đợi tới giờ mà lấy thuốc, rồi vận hành châu thiên lên xuống, theo phép, theo chừng. Đợi dược miêu chừng đúng sức, không non, không già, th́ lấy thuốc. Nếu ngoại thân động mà chẳng dùng lấy thuốc th́ rất lầm đó. Luyện lâu cho khí đủ th́ hoá ra kim đơn.





IV. TAM HUÊ TỤ ĐẢNH, NGŨ KHÍ TRIỀU NGƯƠN LUẬN



Tam huê ấy là Tinh, Khí, Thần. Tinh, khí, thần ban đêm th́ trú nơi thận. C̣n ban ngày th́ ở 3 nơi khác nhau. Ba chỗ ấy là: Tinh ở nơi lổ tai, Khí ở nơi miệng, Thần tại con mắt. Miệng nói tai nghe, con mắt thấy điều này điều kia, mà làm cho lần lần hao ṃn tinh, khí, thần.



Kẻ tu hành phải lấy chơn ư thâu tinh, khí, thần. Đem cho nó vào trong kim đảnh, đó là tam huê tụ đảnh.



Ngũ khí triều ngươn là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tức là ngũ hành. Đêm ngày mỗi món đều ở yên một chỗ, nghĩa là phần của hành nào th́ hành này phải ở đó, chẳng được đi bậy qua chỗ khác. Ban ngày th́ kim khí ở nơi con mắt, mộc khí ở nơi lổ tai, thủy khí ở tại lổ miệng, hỏa khí ở tại lổ mũi, thổ khí nơi ngoài da. C̣n ban đêm th́ kim khí ở tại phổi, mộc khí trú tại gan, thủy khí trú tại thận, hỏa khí trú tại tim, thổ khí trú tại bao tử. Mỗi ngày ngũ khí đều có hao kém bởi v́ ngũ tạng là tâm, cang, tỳ, phế, thận nó hay chuyển động.



Như may mà gặp được minh sư truyền chỉ phép hồi quan phản chiếu, đặng làm cho ngũ hành triều tựu (chầu nhóm) nơi huyền-quan-khiếu. Đó là ngũ khí triều ngươn.





V. HUYỀN DIỆU LUẬN



Người học đạo mà chẳng sự huyền diệu th́ khó tu luyện cho thành Phật, Tiên đặng.



Nếu học thiên văn mà không biết huyền diệu trong việc Thiên văn th́ không hiểu được tinh tú trên trời. Nghề địa lư mà không biết huyền diệu th́ khó t́m được chánh huyệt. Kẻ tu hành mà không biết huyền diệu của sự tu luyện th́ khó phân biện chánh đạo hay là tà đạo. C̣n t́m thầy học đạo mà không hiểu huyền diệu th́ khó gặp được minh sư. T́m đạo mà chẳng rơ huyền diệu th́ không biết đặng là minh sư. Cầu đạo mà không biết huyền diệu th́ khẩu quyết (lời truyền dạy bằng miệng) th́ chẳng đặng chơn chánh. Coi các đơn kinh mà không biết huyền diệu th́ thiệt giả khó phân. Luyện kỷ mà không biết huyền diệu th́ muôn việc trần duyên khó dứt. Trúc cơ (là đấp nền) mà không biết huyền diệu th́ nhứt dương khó sanh. Ngoại dược chẳng biết huyền diệu tiểu dược không sanh. Thế dược (lấy thuốc) không được huyền diệu th́ thuốc không đi về ḷ. Khẩu quyết mà chẳng truyền huyền diệu th́ già non khó phân. Khi tu luyện thể thủ không được huyền diệu th́ thuốc chẳng đi theo một lượt được. Vận dụng chẳng được huyền diệu th́ ng̣i thuốc khó xây. Ôn dưỡng chẳng được huyền diệu th́ giờ khắc khó phân. Vỏ hóa chẳng được huyền diệu th́ thần khí chia ĺa. Tấn hóa chẳng được huyền diệu th́ châu-thiên xây không ích chi. Thối phù chẳng được huyền diệu th́ dược miêu chẳng về gốc được (bất qui căn). Mộc dục (nghỉ) chẳng được huyền diệu th́ thần chẳng được xung ḥa. Dụng công chẳng được huyền diệu th́ kim đơn chẳng biết. Vận tiểu-châu-thiên chẳng được huyền diệu th́ dược hỏa chẳng tắc được. Thế đại dược chẳng biết huyền diệu th́ đại dược chẳng sanh. Luyện xây đại-châu-thiên chẳng được huyền diệu th́ thuốc chẳng quá quang dược. Lúc quá quang (qua ải) chẳng biết huyền diệu th́ diệu dược tựu rồi lại tan. Qui trung chẳng biết huyền diệu th́ dược vật khó giữ. Dưỡng thai chẳng biết huyền diệu, thực khí khó dứt. Định thai chẳng được huyền diệu, thánh thai nan viên (khó tṛn). Siêu thoát chẳng được huyền diệu, khó dời thần lên thượng-đơn-điền. Nhũ bộ chẳng được huyền diệu th́ không có phần về cơi tiên thiên. Diện bích chẳng được huyền diệu khó thành Kim-Tiên là Phật.



Hỏi: -Làm sao được phép huyền diệu?



Đáp: -Muốn biết tâm pháp huyền diệu phải có thầy truyền phép ấy, là trao lời khẩu quyết. Khẩu quyết là lời nói miệng truyền miệng với nhau đặng chỉ cho tột chỗ. Huyền diệu có nói tại Đơn kinh chớ đâu. Vậy cho nên phải t́m kiếm minh sư chỉ bày tỏ rơ phép huyền diệu th́ đại đạo thành được. Kim đơn kiết đặng, thánh thai cũng khá đặng, dương thần khá xuất, th́ học Thiên tiên đại đạo sẽ thành Tiên, Phật được.



Tôi học đơn kinh hơn 20 năm mà c̣n chưa rơ thấu máy huyền diệu, nên không có hiệu nghiệm chi hết. Sau gặp người chí nhơn chỉ bày tôi mới rơ. Tôi lại suy xét thêm mấy năm nữa, mới rơ thấu huyền vi nhiệm mầu. Quả nhiên cũng đồng một lẽ với đơn kinh chẳng sai. Th́ tôi mới hiểu phép tắc tu luyện.



Đời thượng cổ, các thánh nhơn lấy lời nói mà truyền phép tu luyện cho nhau, chớ chẳng bày tỏ sự huyền diệu trong các đơn kinh xưa. Qua đời trung cổ, thánh nhơn có bày khẩu quyết nơi kinh sách mà chẳng dám nói ra. C̣n đời hiện tại bây giờ, chẳng những các v́ thánh nhơn để lời khẩu quyết trong kinh điển, mà lại c̣n vẽ h́nh đồ làm cho kẻ nào muốn tu cho thành linh đơn th́ coi đơn kinh cho thiệt kỹ lưỡng, rồi cầu minh sư truyền cửu khiếu chánh chơn (chánh pháp nhăn tàng). Lo rửa ḷng trong sạch, ra công mà tu luyện.



Trước hết phải trừ ba điều này cho tận tuyệt:



1. Dâm thân

2. Dâm tâm

3. Dâm niệm



Nếu trừ không được th́ làm sao luyện tinh cho đặng tinh, luyện khí cho ḥa khí, luyện thần cho xuất thần được. Ấy vậy th́ kim đơn dầu cho có kiết đặng, thánh thai cũng chẳng tṛn.



Vậy một mảy hồng trần đừng mơ tưởng tới, phủi bỏ sạch hết rồi mới ra công tu luyện, mới có thể thành bực thánh nhơn.





VI. THÁNH HIỀN TIÊN PHẬT LUẬN



Như người đă gặp đặng minh sư chỉ bày chơn quyết, mà việc hồng trần khó dứt, lại thêm ân ái c̣n ràng buộc, tuy cái việc thiệt giả lành dữ đều biết, việc phàm t́nh đă suy xét tận ngũ luân đều trọn, chẳng tiếc của tiền cứu vớt kẻ nghèo khổ, hành công lập đức, các việc dầu nhỏ, dầu lớn chẳng bỏ qua, chẳng dời đổi. Người như vậy mà chẳng biết được huyền diệu linh đơn là người hiền.



Người hiền may gặp được minh sư chỉ khẩu quyết tu hành, lại công phu cần mẫn, luyện tập cho được dược miêu, thấy hiệu nghiệm ứng ra thường thường. Tuy phàm thánh đều trọn, ngặt chưa đủ sức cần tu khổ luyện, nên chưa khỏi bị kim đơn chưa kiết, là bực người Thánh.



Nếu gặp minh sư chỉ vẽ về huyền diệu, phế nhà cửa sự sản, ĺa vợ con, một thân vô sự, hoặc ở riêng một nơi, hoặc ở ẩn non cao, muôn việc đều dứt, bền ḷng khổ chí đêm ngày cần mẫn, bởi có công nên thành dược miêu thuốc đă đặng lại tu đắc đạo trường sanh bất tử là được bực Tiên.





VII. HIẾU SỰ THIÊN



Kẻ học đạo tu hành phải vụ tất sự cung kỉnh ông thầy dạy ḿnh, cũng như kính trọng ông Thần vậy. Phải ân cần phục thị ngày đêm, thầy tṛ không ĺa nhau, giằng ḷng nhẫn nhục, chịu lời dạy dỗ, mọi việc phải tuân y lời thầy. Tuy lời thầy nói ra nghịch ư tṛ, mà tṛ cũng phải vui ḷng thuận tùng theo. Bền ḷng chặc dạ chẳng chút than van, không nài lao khổ, tự nhiên minh sư đem dạ thương yêu, mới chỉ truyền tận tột chơn cơ. Bằng chẳng vậy, th́ uổng công gặp thầy sáng, mà không được lời chỉ vẻ rơ ràng, th́ rất vô duyên với đạo pháp.



Đời này không tu cho thành đạo, muôn kiếp bị trầm luân, chẳng đặng siêu xuất. Dầu đạo tâm có cao cho mấy đi nữa, mà chẳng dằng ḷng ḷn cuối học cho đặng đạo mầu, theo ư muốn của ḿnh ở ngoài đời, th́ cũng không thành được.



Tôi khuyên kẻ hiền lương phải mến thầy gần bạn. Muốn đặng đạo cao chánh, phải kính trọng thầy dạy ḿnh. Phải siêng lo việc đạo và làm các điều lành, công đức đầy đủ, mới có kiết kim đơn, hườn thánh thai, xuất dương thần, lên đến chín từng trời, đó là lúc trả công ḷng thảo thuận ở cùng thầy khi học đạo.





VIII. PHỎNG SỰ TU CHƠN LUẬN



Hễ tu luyện th́ phải có lời truyền khẩu quyết của minh sư mới rơ đặng sự huyền diệu của dược vật, mới luyện thành kim đơn đặng, mới kiết thánh thai. Nếu gặp thầy Bàn-môn, những kẻ ấy không rơ đặng đạo lư, biết đâu mà dạy người khác đặng.



Phàm kẻ tu hành học đặng đạo, ắt kiếp trước phải có công quả với đời, kiếp này sanh ra lại thêm có đức hạnh, hay là nhờ ông bà làm lành thuở trước. Bởi có đức nên động ḷng Trời, khiến gặp chơn sư chỉ điểm phép tu luyện. Phải lập chí lớn,, ḷng bền chặc như sắc đá, muôn việc đều dẹp hết, nên lại thêm dự bị sẵn tài, lử song toàn (tiền bạc để dành ăn mà tu, và anh em bạn bè theo lo miếng ăn đồ mặc). Được như vậy rồi, mới kiếm một chỗ cho thanh tịnh ở cho an thân, dưỡng nhàn mà tu luyện.



C̣n như tâm chí yếu ớt, ḷng tham chưa dứt, ham luyến phiền ba, trần tục khó ĺa, không phước đức, không bồi đấp âm chất. Chắc khó gặp minh sư được. Chơn truyền, diệu khuyết khó nghe, chẳng đặng chơn tu, thiệt luyện.



Nếu có công, có chí, ḷng thật chơn tu mà gặp Bàng môn dẫn dắt tu tŕ, th́ kiếp sau chuyển kiếp lại mà hưởng hồng phước, chớ sánh cùng người đại căn, đại chí, xả thân hành đạo, xả phú cầu bần, quyết chí hành công lập đức, th́ khác xa lắm.



C̣n như kẻ gặp đặng đại đạo, rơ hết thiên cơ, tu tâm định chí, chẳng hay giao thiệp với ai, thân vững bền như núi Thái sơn, th́ kiếm 2 người làm bậu bạn, đặng lo việc ăn uống, ra vào có giờ khắc, để cho người luyện đạo không tưởng, không lo, tay chơn chẳng động, môi miệng chẳng hở, tai chẳng nghe quấy. Vậy mới gọi là phép Bảo tinh, Dưỡng khí, Tồn thần.





IX. DUYÊN ĐỐI LUẬN



Ở đời việc nhơn duyên chẳng nên đối, nghĩa là không nên cho việc phàm trần dính dấp với ḿnh: như vợ con, danh tiếng, tiền bạc.



Ḿnh đây là một, duyên là hai, đối là ba. Nếu bỏ được duyên mà thân c̣n cũng chưa liểu đạo. Cho nên phá bỏ hết duyên, đối là chướng đạo (bờ đê). Lại kêu là vô-danh-hóa nó theo nhơn duyên mà lừng lên, muôn việc phải tưởng như không không, th́ cái vô tâm, vô-danh-hóa mới trừ được. Như vậy cái chỗ vọng niệm của ḿnh thiệt mới sanh diệt đặng. Chỗ vọng niệm tức sứ ấy là Chơn-ngươn, gốc của huyền-môn là bỏ sự niệm tưởng.



Đạo Thích lấy vô niệm làm gốc. Vô niệm là bỏ hết sự tà niệm. Tưởng có, tưởng không, lo lành, lo dữ, vui buồn sanh diệt đều là tà niệm. Bỏ được hết là chánh niệm.



Đời thượng cổ, các v́ Tiên, Phật, Thánh chơn cũng nhờ minh tâm tức niệm mà đặng huyền diệu. Thánh
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 2 of 43: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 10:33pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

xưa có nói: "Huyền diệu chơn khuyết vô đa ngữ, thức phá nguyên lai tiếu sát nhơn". Sự huyền diệu, chơn khuyết chẳng cần chi nói nhiều tiếng, miễn biết được cái gốc th́ diệt được tà niệm trong ḷng.



Tam bửu là Tinh, Khí, Thần đều theo con mắt, lổ tai, lổ nhỉ, lưỡi, thân, ư mà tiêu tán ra hồng trần.



Chẳng biết giữ chặc chịa, cho nên chưa đến tuổi già mà đă hao ṃn tam bửu, không đặng trường sanh.



Nếu được minh sư chỉ phép đem tinh, khí, ngươn thần thâu về trong, đặng an lư lập đảnh, hạ luyện th́ tịnh được đầy đủ, ắt có khí sanh. Hễ khí đủ th́ sanh thần, thần đủ th́ nên Tiên, thành Phật. Chừng ấy có hào quang chói xa ngàn dặm, cùng chư Tiên, chư Phật đồng vai, mà tiêu diêu nơi thiên ngoại. Cho nên nói: "Tu tiên th́ có một việc dứt ḷng phàm, chớ chẳng có điều chi lạ."



Trước hết phải dùng phép khao trước oán qui, cố kiềm chiêu phụng. Sau mới dùng phép qui xà bàng truyền, long hổ tranh đấu, anh trạch đồng phong, huỳnh bà bạn lử, rồi đem long châu tịnh dưỡng, đừng trễ nải giờ khắc, vận hành cho hết diên mà thêm hống. Khi kim đơn thành rồi th́ phải tắt lửa. Ôn dưỡng thánh thai, chờ cho diên khô, hống tuyệt, thai viên thần xuất, lúc đó phải điều thần cho ra khỏi xác, ắt đặng biến hóa vô cùng.





X. CHƠN TÂM TU HÀNH LUẬN



Việc tu hành cái tâm phải cho chơn chánh, cái ư phải cho thiệt thà và có tánh từ bi, nhẫn nhục, tham, sân, si chi chi đều bỏ hết.



Người xưa nói: "Nếu cái tâm ĺa sự chơn thật trong gang tấc c̣n sự luyện đạo không gián đoạn, lo chi mà không nên Tiên, thành Phật."



Ông Lư Trần Tử nói: "Dục tưởng thần thông hiển hiện, chỉ yếu nhứt niên trú gia vô hữu tức", nghĩa là muốn gấp thấy thần thông trước mắt chỉ yếu một năm tu luyện mà thôi. Đều phải ngày đêm lo lắng siêng năng luyện vận chẳng nghỉ, đi đứng nằm ngồi động tịnh cho phân minh. Sớm tối giờ khắc phải coi chừng hỏa hầu cho đúng th́ thực khí dứt tuyệt (hết ăn), hai hơi khí đều dứt hết, trăm mạch trong ḿnh ngưng lại hết. Lúc đó dương thần của ḿnh xuất hiện ra, thần thông biến hóa, tùy theo ư muốn của ḿnh. Luyện được vậy, th́ dầu trời đất có hư ṃn, chớ cái dương thần của ḿnh không hoại.





XI. BIỆN ĐẠO LUẬN



Tu luyện kim đơn có nhiều chỗ khó lắm, nhứt là Trúc cơ. Trúc cơ đặng huyền diệu th́ dược vật mới chơn thiệt, bằng không th́ là giả, nếu lấy thuốc ấy mà dùng không thành kim đơn được. Như thủy nguyên (nước nguồn) lóng trong dược vật mới thiệt trong, c̣n như chẳng trong, không nên lấy mà dùng. Lúc lấy thuốc cũng phải để cho đúng mới đặng (không già, không non) như vậy kim đơn mới dễ thành. Như thuốc già quá dùng hết được, non quá thuốc yếu quá cũng không thành đơn dược. Phép luyện kim đơn rất khó, nếu không có người chỉ truyền bí pháp, không thành kim đơn được, mà c̣n nguy hiểm.



Đắc liểu nhứt, vạn sự tất. Hễ đặng một lời chơn truyền, th́ muôn việc đều đủ hết. Cho nên hễ vô tâm th́ vô sự, vô sự th́ lụy tâm là không có việc chi, th́ cái tâm nó không bị ràng buộc. Đă được vô tâm vô sự, th́ cái tâm ngó cảnh vật chi, cũng như không không. Đặng vậy mới nhập thất, hạ công luyện đạo. Bằng không, có luyện cũng uổng công, chung cuộc vô ích.



Đắc đạo giả như ngưu hào, thành đạo giả như thố giác, nghĩa là được đạo như lông con trân nước, kẻ tu luyện thành đạo như cái sừng của con thỏ (ư nói vật ít có, khó làm được). Như thiệt gặp minh sư chỉ truyền huyền cơ, người học đạo phải chơn tâm, thành ư, siêng năng không trễ nải, khổ chí kiên tâm, lập công bồi đức. Những người có ư chí như vậy, có lư nào tu luyện không thành Tiên, Phật đặng.





XII. HỎA-HẦU CHÂU-THIÊN THUYẾT



Trong sách Tham-Đồng-Khế nói hỏa hầu đă biến ra là 600 thiên. Một trăm ngày trúc cơ, thế phủ (lấy thuốc) và vận châu thiên phải dùng hỏa hầu.



Một châu thiên là 12 giờ: Tư, Sửu, Dần, Mẹo, Th́n, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Từ giờ tư tới giờ tỵ là sáu giờ dương, mỗi giờ chia ra làm 36 hào, cộng lại là 36x6 = 216 hào. Từ giờ ngọ tới giờ hợi là sáu giờ thuộc âm, nên mỗi giờ có 24 hào, cộng lại là 24x6 = 144 hào. Vậy th́ một châu thiên, kể về dương và âm th́ được 12 giờ, phân ra làm 216/144 = 360 hào. Trừ ra giờ mẹo, giờ dậu mộc dục (nghỉ) th́ một châu thiên c̣n lại 300 hào.



Giờ mẹo = 36 hào

Giờ dậu = 24 hào

-----------------------

Tổng cộng = 60 hào



dư lại là 300 hào. Đó là Tiểu châu thiên.



Khi ngoại đơn thành rồi, thế đại dược, quá quang phục thực trung-đơn-điền, phải dùng một châu thiên, cũng 300 quái hào.



Vậy th́ muốn thành linh thai phải vận 2 châu thiên cộng 300x2 = 600 quái hào. Gọi là Lục-bá hỏa-hầu, là chỉ nghĩa kiết thành linh thai. Luyện cho thai-hoàn thần xuất, nhũ bộ diện bích không dùng châu thiên hỏa hầu, không giờ không khắc, không quái không hào chi hết.



Lại nói: tả truyền (bên tả xây), hữu truyền (bên hữu động), tam thập lục hầu, ấy là tán dương hỏa, phải dùng 36 hỏa hầu.



Nói hữu truyền, tả chuyển nhị thập tứ hầu là nói thối âm phải dùng 24 hỏa hầu.



Nói rằng: trong 36 hầu có một hầu làm đầu. Những lời nói ấy là nói thánh hầu, chớ chẳng phải phàm hầu. Ấy là dạy khí bên dương hỏa, hồi mới khởi sự dầu hết th́ kể là giờ tư. Vậy trong 36 hào đó là lời ví dụ nói về thần công tấn dương hỏa. Lời nói: tứ điệp tấn thăng bốn giờ là: sửu, dần, th́n, tỵ là tứ điệp. Thối gián cũng 4 giờ là: tư, ngọ, mẹo, dậu. Bốn giờ ấy đều có phép dùng hay hết thảy.





XIII. NỘI NGOẠI PHÁP - TÀI, LỮ, ĐỊA LUẬN



Những người đại chí quyết tu hành phải có tài, lữ, pháp, địa cho đủ. Bốn điều đó thiếu một cũng không đặng.



Luận theo bề trong: Pháp là chơn quyết, diệu pháp. Tài là kim-ô, ngọc thố, huỳnh kim, bạch ngân. Lữ là huỳnh-bà chơn ư. Địa là đơn điền chỗ hay chỗ quí.



Luận theo bề ngoài: Pháp là chỗ tịnh-vật của sự tu hành. Tài là vàng bạc, tiền của. Người xưa nói rằng: Muốn kiếm báu của Trời, th́ phải mượn của thế gian. Lữ là bậu bạn hộ tŕ, theo giúp cơm nước cho ḿnh trong lúc tu luyện. Địa là chỗ ḿnh tu hành phải sạch sẽ, khoảng khác và thanh tịnh. Chẳng nói năng cùng ai, đừng cho ai xáo động tới, nết na kín đạo. Chẳng luận chợ hay búa, núi rừng, miễn cái ḷng dè dặt cho thanh tịnh, đặng luyện đạo cho thành kim đơn, th́ quí hơn hết.



Ngă dục qui ư thế, lực miêng sự đại nan vi. Muốn trở lại trần thế v́ sự tu luyện rất khó, việc lớn, sức yếu khó làm. Tôi đă đặng diệu quyết 30 năm, than v́ không tiền bạc, nên liểu đạo chưa đặng. Trương Tam Phong nói rằng: "Muốn t́m người lo việc cơm nước mà chưa gặp kẻ cao hiền, ta phải ôm thiên cơ, giữ vậy 10 năm". Lại nói thêm rằng: Không tiền khó tu luyện, chẳng dám hở môi với ai, phiền phận ḿnh sao không tiền, ngày đêm cứ than thở cùng trời xanh.



Kinh Vô-Căn-Thọ nói rằng: "Nếu kiếm được bậu bạn tử tế, phải có của cải mới tu luyện được. Tử Dương nói: Đắc quyết mà không tiền việc không trọn vẹn được. Pháp, tài hai lẽ có đủ mới thành Tiên, nên Phật đặng.



Sách Kim-quí-tàn nói: Không có số vàng mười, chẳng luyện đạo được. Muốn thành Tiên phải để tâm hóa khí, nhẫn nhục từ bi, chẳng khá nóng ḷng, tính gấp, rồi kiếm lương bằng giúp cho mà tu luyện. Có tài, lữ đủ hết, mới nên ra công mà lo đại sự (luyện đạo). C̣n như có bạn lữ th́ phải ra công lập tức, chẳng khá chậm trễ. Nên nói rằng: Tài lữ đă đặng, nhập thất ra công khổ chí kiên tâm mạnh mẽ tinh tấn chẳng khá biếng nhác. Được vậy nào có lo chi không được bực Thiên Tiên.





XIV. LUYỆN ĐƠN CHI SỞ THUYẾT



Người mà mới nghe qua pháp luyện đạo, chẳng nên lật đật đi ẩn nơi rừng rậm non cao.



Hằng ngày phải xài phí tiền bạc, nếu không cày cấy th́ lấy chi mà độ nhựt. C̣n đem theo nhiều tiền của để trong thất, th́ kẻ bàng nhơn thấy lạ con mắt, mà quan làng cũng đem dạ nghi ngờ. Rủi gặp trộm cướp đă mất tiền lại hại đến thân. Phải đợi khi luyện tam niên nhũ bộ, cửu niên diện bích, sẽ t́m danh sơn, nhàn động tịnh dưỡng ngươn thần. Chưa đến bực ấy th́ nên ở lộn lạo với kẻ thế gian, nhưng phải ở riêng trong tịnh thất một ḿnh. Nếu 2 người ở chung 1 pḥng, chẳng đặng tịnh th́ kim đơn không kiết.



Xưa kia đức Lục-Tổ Huệ-Năng ở đậu với người làm nghề ăn ong. Ở xa người nhà để lánh việc dữ mà cầu đắc quả Phật. Ông Đạo-Quang Thoàn-Sư ở nơi mé biển tu đặng thành đạo vậy. Ông Thái-Hư Chơn-nhơn qua ở nơi Vỏ-Di bảy tháng cũng được thành công. Ông Trường Sanh chơn nhơn ở Lạc Dương thành 3 năm th́ thành đạo. Ông Bàn cư sĩ ở nơi trong nhà mà luyện đạo.



Lời xưa nói: Ở chỗ thành thị náo động, mà giữ cái tâm được thanh tịnh, lại không bị tiếng tăm. Nhưng phải có bậu bạn giúp đỡ, hoặc giả đ̣ có bịnh hoạn, hoặc mượn cớ niệm Phật, hoặc đóng cửa xem kinh. Như vậy th́ chắc thành đạo chẳng sai.





XV. THANH TỊNH NÁO NHIỆT LUẬN



Hễ người thanh tịnh th́ muôn việc trần đều dứt bỏ, đập phá cho được lưới trần, nhảy cho khỏi cái ṿng trần tục.



Cái tâm con người cũng như nước, hễ bị gió th́ nó hay chuyển động. Hễ gió dậy th́ làm cho người hay điên đảo. Tâm tỷ như mặt nhựt, mặt nguyệt. C̣n cái sự nóng nảy của con người cũng như là mây. Hễ mây che th́ mặt trời, mặt trăng lờ mờ, không sáng được.



Đó là giải nghĩa chữ náo. Ấy là nói cái tâm của con người hay xao xuyến, mờ mịt, nên ít ai minh tâm, kiến tánh được là liểu đạo.



C̣n nhiệt là như vầy: Việc đời danh lợi, ân ái, hoặc tùng cái tâm ḿnh mà khởi. C̣n việc thương giận vui mừng hoặc tại cái ư ḿnh mà sanh ra. Vậy nên tâm phiền ư náo gọi là Nhiệt.



Con người mà được cái tâm thường thường thanh tịnh th́ thấy sống lâu được. Ấy vậy, buổi luyện kỷ phải cho thanh tịnh th́ muôn việc trần duyên mới dứt được. Hồi luyện trúc cơ mà được thanh tịnh, th́ tinh hoa mới tụ. Khi điều ngoại được mà đặng thanh tịnh, th́ tinh mới hóa ra khí. Lúc luyện tiểu dược, mà đặng thanh tịnh th́ huyền khí mới đầy đủ. Khi luyện đại dược mà đặng thanh tịnh, th́ thần khí mới yên định. C̣n khi luyện nhũ bộ mà đặng thanh tịnh th́ dương thần mới xuất hiện, và khi ngồi diện bích mà được thanh tịnh th́ thần thông vô cùng.





XVI. TAM DIÊU LUẬN



Nếu không trừ đặng 3 sự diêu, th́ luyện kim đơn khó thành. Tam diêu là: h́nh diêu, tâm diêu, tinh diêu. Nghĩa là xao xuyến, lung lay, động địa:



1. Hễ ư động th́ h́nh diêu, hại cho khí

2. Con mắt động th́ tâm diêu, hại cho thần

3. Tưởng quấy th́ tinh diêu, tổn tinh (chạy bậy xuống dưới mà chảy ra ngoài)



Ông Quảng Thành Tử nói: Đừng cho mệt nhọc h́nh thể ngươi, đừng cho tinh diêu th́ h́nh tướng tự nhiên chánh đặng. Bà Tây Vương Mẫu nói: Nếu thinh sắc không trừ được th́ cái tâm chẳng yên. Hễ tâm chẳng yên th́ thần chẳng ngưng (gom). Thần chẳng ngưng th́ đạo không thành. Lại nói thêm rằng: Con mắt chẳng xem điều quấy, cái tâm mới tịnh định. Cái tâm không phóng (là tưởng việc này, việc kia lăng xăng) th́ cái thần mới định, cái ư mới tịnh. Lổ tai chẳng hay nghe, tịnh giữ được. Miệng không nói, khí giữ được. Con mắt chẳng ngó, thần giữ được. Hễ thần ngưng th́ khí tựu, tinh cố, vậy thần mới trọn đủ.





XVII. TAM ĐẠO NGŨ TẶC LUẬN



Hễ con mắt ngó thấy sắc đẹp th́ cái thần bị cướp. Lổ tai nghe lời dâm dục, hoặc ca hát th́ tinh bị cướp. Lổ miệng hay ăn đồ ngon ngọt thơm tho th́ khí bị cướp.



Vậy cho nên, người tu hành trước phải luyện kỷ (sửa ḿnh) đặng làm cho tinh, khí, thần hưng vượng lại, làm cho thất t́nh, lục dục chẳng động. Thất t́nh là hỉ, nộ, ái, ố, lạc, ai, dục. Ngũ tặc là: tham, giận, dại, thương, muốn, kêu là nội ngũ tặc. Nhăn (con mắt), nhĩ (tai), tỷ (mũi), thiệt (lưỡi), ư (cái ư) ấy là Thiên-Chi ngũ tặc (năm mối giặc của trời cho). Sắc (sắc tốt), thinh (tiếng), hương (mùi thơm), vị (đồ ăn ngon), xúc (khiến cho ḿnh làm) là Thế-Chi ngũ tặc (năm mối giặc của thường đời).



Ngũ tặc chẳng loạn, lục căn thanh tịnh, tinh không diêu động. Đó gọi là giặc chẳng đánh phá nhà nghèo khó. Nếu thiên chi ngũ tặc không cẩn thận, th́ nội chi ngũ tặc nó dấy loạn. C̣n ngũ tặc của thường thế không trừ được, th́ ngũ tặc của trời phải sanh. Cho nên con mắt thấy sắc tốt chắc phải ưa, th́ hóa ra hại tinh. Tai nghe giọng lảnh lót, ắc sự muốn lừng lên, th́ diêu tinh. Lổ mũi hửi mùi thơm th́ tham động làm cho hao tinh. Miệng nếm đồ ngon th́ sự ưa thích lừng lên, khiến cho hao thần. Ư gặp xúc (là nó làm cho ḿnh làm) ắc ngây dại lừng lên, làm cho hao tinh. Ấy là năm đạo binh giặc ngày đêm hằng ẩn trong ḿnh người ta, th́ làm sao mà có chơn tinh cho đặng. Phàm kẻ nào muốn luyện đơn, th́ phải tỷ cái thân ḿnh như một nước, tỷ tinh khí ḿnh như là dân. Hễ tinh không động th́ dân b́nh an. Hễ thần khí đủ th́ gọi là nước giàu. Luyện đơn là chiến dịch (đánh giặc) tỷ tiên thiên nhứt khí là thánh quân (vua sáng).



C̣n trước khi luyện kỷ phải lo đuổi ngũ tặc, không cho nó làm hại trong ḿnh, đặng bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần, rồi sau mới chiến thắng. Chiến thắng (đánh giặc ăn) th́ đặng khí Tiên-Thiên chơn nhứt, chừng đó mới có chỗ trống, luyện được kim đơn.





XVIII. PHỤ NỮ TU HÀNH LUẬN



Đàn bà con gái tu hành, chẳng nên vào rừng lên núi, xa các xóm làng. Phải ở gần thành thị, làm chỗ tịnh thất mà an thân.



Hoặc trú nơi chùa miễu, đóng cửa giả đ̣ người tụng kinh, niệm Phật. C̣n như có tiền bạc, đủ sức th́ làm buồng kín, cất tịnh thất mà tu luyện. Hoặc dùng một, hai người hộ pháp lo việc ăn mặc, chẳng nên làm chán chường, phải cho kiểm mật mà tu luyện mới được. Phải ở một người một pḥng riêng, chẳng nên hai người ở chung một buồng. Nếu hai người ở chung chắc phải chuyện văn mà không tịnh, th́ huyết chẳng hóa khí, khí chẳng hóa thần đặng.



Lại nói rằng: đàn bà con gái tu hành, trước hết phải giữ nhũ pḥng cho lắm. Nhũ pḥng là chỗ sanh khí. Đàn ông con trai luyện tinh hóa khí th́ lấy trảm Bạch hổ (là hết tinh) làm ấn chứng, đàn bà con gái lấy chỗ trảm Xích long (hết đường kinh) làm ấn chứng.





Đời nhà Tống, Ông Lử Đồng Tân độ kỹ nữ Huỳnh Oanh tu luyện dạy phải lo chứa khí nơi vú (nhũ pḥng). Dùng hống làm chủ (dương), lấy duyên làm khách (âm). Lại cũng độ kỹ nữ xứ Ngô Hưng tên Trần Nô, dạy luyện chỗ giáp tích song-quang và côn-lôn. Lúc luyện khí qua mấy khí ấy, phải nhớ lời thầy dạy, và về sau trong phép chiết khảm, điền ly, phân tư, ngọ, thái âm luyện h́nh mấy phép đó cũng luyện y một cách như đàn ông con trai vậy.





XIX. NAM NỮ HỮU BIỆT LUẬN



Nữ sắc hay trộm tinh, cướp khí, hại thần. Người mà thấy sắc tốt (gái đẹp) tự nhiên huyền khí trong ḿnh nó hóa ra ngươn tinh. Như ḷng c̣n dâm niệm nữa, th́ ngươn tinh hóa ra trược tinh, rồi nó đi theo đường dương quang mà chạy bậy ra ngoài. Cho nên đàn ông con trai chẳng nên gần đàn bà con gái. C̣n đàn bà con gái cũng phải xa lánh đàn ông. Người xưa có nói rằng: Ngừa sắc tốt cũng như ngừa cọp dữ. Ngăn ḷng dục cũng như ngăn giặc mạnh.



Vậy nên đàn ông, đàn bà chẳng đặng gần nhau. Xưa kia ông Liên Tŕ (đi tu luyện) về thăm nhà 3 lần, không cho vợ gặp mặt.



Nếu đàn bà, đàn ông không ở riêng ra, ắt là luyện kim đơn khó thành được.










Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 3 of 43: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 10:35pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

TRUNG QUYỂN



TÂM PHÁP TRỰC CHỈ





XX. QUYẾT NGƯNG THUYẾT



Ông Lư Trần Tử nói: người tu hành, việc chi cũng đừng tưởng tới, đừng biết tới, phải coi như không vậy, th́ chung cuộc mới thành công. C̣n mỗi việc đều trứ hữu (ư tưởng có) rốt cuộc cũng hóa ra không.



Kẻ tu ngoại đạo, tuy là ngồi thoàn cho khô xác, mà ư c̣n tư tưởng, mờ mời mịt mịt đại định, tâm không cảnh giới, ấy là thỉ chung trứ vô (tưởng không). Dầu tu cách đó, cực khổ măn một đời rồi chết cũng xuất âm thần mà thôi. Chớ chẳng đặng siêu xuất ra kiếp ngoài được. C̣n phải bị đọa luân hồi. Hễ hưởng hết quả th́ cũng đầu thai. C̣n kẻ bàng môn tu tŕ sau trước trứ hữu, nên tu hành trọn đời, mà chẳng khỏi đường sanh tử luân hồi.



Nếu muốn tu cho liễu đạo, đặng ra khỏi ṿng luân hồi, th́ phải t́m chơn sư chỉ chơn khuyết, và máy huyền diệu, đặng mà luyện huyền cơ, chỉ phép hữu trung hóa vô, vô trung biến hữu, h́nh phép diệu dụng. Hữu vi nghĩa là: khi chưa tu, trong ḷng muốn việc chi đều là hữu h́nh, khi gặp đặng minh sư truyền chỉ, bày cách luyện kỷ, th́ trong cái tâm ḿnh nó trở nên vô vi, muôn việc đều không biết đến nữa. Rồi lần lần sau sẽ luyện trúc cơ, một trăm ngày, vận tiểu châu thiên, an lư lập đảnh mà hạ luyện thuốc kim đơn. Trong mấy phép ấy th́ có mượn tên giả mà đặt cho mỗi việc. Vậy chẳng phải không mà hóa ra có sao?



Lúc ba năm nhũ bộ, chín năm diện bích th́ dương thần xuất hiện, biến hóa vô cùng. Như vậy chẳng phải là có hay sao?



Lại nói rằng đảnh lư chẳng vẽ h́nh ra được, ấy là phép diệu dụng biến hóa. Mỗi món thảy thảy đều lấy tên giả mà thí dụ. Nếu không lập giả danh mà dùng, th́ người tu hành học đạo có biết chỗ nào mà hạ thủ. Nên các v́ thánhh xưa mượn muôn ngàn giả danh mà thí dụ. Mượn giả mà làm thiệt, mới thành ra tiếng mà dùng trong đại đạo.



C̣n phía sau có Tam Quang, cửu khiếu là mấy đường kinh lộ để luyện linh đơn đó. C̣n phía trước cũng có tam điền, cửu khiếu là chỗ tựu khí mà luyện kim đơn. C̣n chỗ khí huyệt phát xuất huyền quang khiếu, ấy là cái khiếu trong khiếu sanh ra khiếu trung chi khiếu. Phật, tiên, thánh đều tại cái khiếu đó mà sanh ra. Nếu không gặp chơn sư chỉ cái khiếu ấy cho mà luyện, dầu cho có tu đến già, đến chết cũng không thể thành Tiên, Phật đặng.





XXI. LUYỆN KỶ LUẬN



Tu luyện kim đơn, trước hết phải luyện kỷ (là sửa ḿnh cho đầy đủ tinh, khí, thần).



Dù cho hành trú, tọa, ngọa (đi, đứng, nằm, ngồi) cũng chẳng quên việc luyện kỷ. Thứ nhứt đừng cho dâm niệm khởi động. Lại phải đoạn dứt những t́nh dục ta đă nhiễm khi trước. Muôn việc đều phải bỏ tuyệt hết. Phải bỏ cái tánh tham lam, giận hờn, sự ngây dại, t́nh ân ái, việc giàu sang, đường danh lợi. Luyện sao trong ḷng đặng trong ngần như khí thái hư vậy. Một điểm tà niệm chẳng khởi, một mảy trần gian không nhuốm. Trong lúc luyện, hễ niệm tưởng, ấy là bịnh. Mà bịnh chẳng lành là tại nơi thuốc chẳng hay. Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác tŕ (là biết chậm).



Cho nên có lời nói như vầy: Muốn tu thân cho đặng làm khách trường sanh, th́ phải luyện sao cho cái tâm tánh ḿnh như cái tâm tánh của người đă chết rồi vậy.





XXII. ĐIỀU TỨC LUẬN



Nghĩa điều tức khó nói cho rơ đặng. Người học đạo hễ mạnh mẽ siêng năng tập luyện th́ ngày sau tự nhiên biết rơ đặng.



Điều tức là cái tâm và hơi thở chẳng ĺa nhau, phải đi cặp với nhau hoài. Khi thời giờ đến, th́ thần nó biết. Nếu không biết là bởi tâm tức xa nhau.



Điều là cách thở lúc tấn dương hỏa, thối âm phù, khi mộc dục, ôn dưỡng. Một hơi thở ra và một hơi hít vô, gọi là hơi thở nhứt tức. Cái tâm và cái hơi thở cứ nương nhau hoài. Thần (tâm) không rời khí (hơi thở), mà khí cũng chẳng rời thần, chẳng mau, chẳng chậm. Thần khí đều dùng hết th́ âm dương mới hiệp lại một. Nếu thở mau th́ nôn quá, nếu dễ động, chẳng hội điều. C̣n thở chậm quá, th́ nó theo khí hữu tướng, cũng chẳng hội điều đặng. Vậy nên sanh bệnh nặng, v́ không hội điều.



Phải thở cho mau mà không động, phải thở chậm răi mà không ngừng, mới trúng phép chơn tức của chánh đạo. Chẳng thấy có mà không giúp sức cho hơi thở, đừng thấy không mà quên phức đi. Cái lư nó th́ là chẳng có, chẳng không. Chẳng thở ra, chẳng hít vô là một hơi thở thiên nhiên. Chơn hỏa hầu tự nhiên tịnh định. Tịnh định hoài không thôi. Luyện được như vậy rồi, lâu lâu mới được "an". An ấy là ḥa. An rồi cái lư xung ḥa ắt đặng. Chơn tức ở trong ḿnh, chớ nó không có h́nh tượng chi hết, như không không vậy. Tuy chẳng thở, mà thiệt là có hơi thở.



Như-Lai Tạng nói: "Biết đặng chơn không, thiệt là tại tánh người, rồi sau mới đặng điều chơn tức". Như điều chơn tức chẳng đặng, th́ rốt cuộc khó đại tịnh.



Lại nói rằng: ban ngày đồng đi, chẳng trước, chẳng sau, ban đêm đồng ngưng, chẳng thông cũng chẳng ĺa. Luyện đặng dường ấy th́ biết đạo rồi.





XXIII. DƯỢC HỎA LUẬN



Trúc cơ thể dược, vận hành tấn hỏa, đề hỏa, ôn dưỡng, mộc dục là lửa của ngươn thần. Khởi hỏa, gián hạ, thối phù, là lửa phanh luyện. Điều tức, dẫn hỏa là lửa của hơi hít vô thở ra. Khôn hỏa, khảm hỏa, dương sanh sản dược, ngoại dược, nội dược, tiểu dược, đại dược là lửa huyền khí.



Trong lửa có thuốc, mà trong thuốc cũng có lửa. Thể luyện là lửa, vận hành là thuốc. Hỏa dược (lửa thuốc), cũng là một nghĩa lư. Mượn tên mà nói hỏa dược, chớ gốc nó cũng là thần khí mà thôi. Thần là hỏa, khí là dược. Việc thêm hay bớt lửa phải có chơn sư truyền chỉ mới biết được.



Nếu hỏa dược chẳng rơ th́ đại đạo khó thành. Vậy nên phải cần kiếm cho đặng chơn sư chỉ bày rạch ṛi hỏa dược. Cắt nghĩa rơ ràng mấy chỗ giả danh và thí dụ. Rồi mới nên hạ thủ mà luyện hỏa dược.





XXIV. BÁ NHỰT TRÚC CƠ



Khi luyện trúc cơ cần nhứt là thôi tưởng niệm.



Khi nhập định th́ lần lần phải bớt hơi thở. Đó là công pháp. Lổ miệng và lổ mũi th́ phải thở ra nhẹ nhẹ tự nhiên, chớ chẳng nên chú ư thở nhẹ, nếu chú ư, th́ tâm ư lại lo thở nơi miệng, mũi, cho nên chơn khí chẳng định được. Hễ không định th́ thuốc không hiệu nghiệm. Cho nên bế tức (không thở) mà cũng như không bế lại, tự nhiên hơi thở nó nhẹ nhẹ.



Chữ trúc cơ là bồi đấp cái linh căn, nghĩa là đem tam bửu (tinh, khí, thần) thâu về nơi trong lư. Phản quang vô trong, chẳng cho nó chạy ra ngoài. Ấy là ngưng thần nhập khí huyệt. Lửa trong quẻ ly lần lần giáng xuống nơi quẻ khôn. Nghĩa là lửa trong tâm ḿnh nó đi lần xuống nơi hạ đơn điền. Phúc nhiên, yểu minh đại định. Một mảy tư niệm chẳng lừng lên, một mảy hồng trần chẳng nhuốm. Định tại khảm vị (là hạ đơn điền). Như mất, như c̣n. Ngoài th́ chẳng biết h́nh thể trời đất, nhơn ngă, trong th́ không có dấu tích thân tâm chi hết. Làm được vậy, lần lần mới được an. An đây nghĩa là ḥa. Ấy vậy, cái lư xung ḥa đă đặng rồi. Công tu luyện đến đó, như đài cao 100 thước, mà bước được đến chót, mà vẫn c̣n phải lần lên nữa.



Hễ ở dưới đáy nồi, có hơi lửa nóng, th́ hơi nước phải lừng lên, như nấu nước vậy. Đó thiệt là hỏa bức kim hành.



Lại nói khi trúc cơ, ngoài th́ lổ tai đừng cho nghe, con mắt đừng cho thấy, c̣n trong th́ tâm đừng cho biết lo lường, chẳng biết đến, chẳng hay đến việc chi hết. Cái tâm phải cho trong sạch như khí thái hư vậy. Đến đối tưởng cái thân của ḿnh cũng như không có. Lúc đó th́ yểu yểu, minh minh, hoảng hoảng hốt hốt, lâu lâu sẽ



..... (missing 2 pages)



Please see Quang Khiếu Đồ Illustration





XXVII. THỂ TIỂU DƯỢC LUẬN



Hễ thuốc chín th́ thần của ḿnh nó biết tự nhiên. Nếu thần không biết th́ đă có lầm lỗi điều chi trong việc luyện thuốc đó rồi vậy.



Lúc tiểu dược sanh ra, th́ hai con mắt có hào quang phóng ra, hai lổ tai có hơi gió thổi ù ù, đàng sau ót có động tiếng lớn, ở trong huyệt khí th́ nóng cũng như nước sôi, cái khí nóng ra nơi đường dương quang, chạy ṿng ṿng lại nơi đơn điền, rồi đi thẳng đến vĩ lư. Lúc đó cái dạ dưới (bas-ventre) và hai cái bắp đùi nó làm như muốn đi. Phải dùng thần công mà giáng phục nó, đặng biện phân già non. Lấy thuốc mà nấu luyện, rồi vận một châu thiên, động rồi lại động thêm, tịnh rồi lại tịnh nữa, vận châu thiên rồi vận thêm nữa.



Nếu thuốc già quá th́ khí tán, ắt kim đơn chẳng kiết, c̣n non quá khí ít, cũng không thành đơn đặng. Phải cho đừng già, đừng non. Khí nóng phải ấm ấm hoài, như hồi mới tắm vậy. Lúc đó không già quá, mà cũng không non quá, thiệt là lúc phải thời lấy thuốc mà vận hành, th́ kiết kim đơn chẳng sai.



Phàm khi nào tại trong đơn điền có chơn khí phát động, th́ phải luyện vận một châu thiên. Luyện thuốc mà chẳng vận một châu thiên th́ lửa tắt chẳng đủ.



Lời xưa có nói: "Vận rồi cái máy hà sa, ngươi sẽ đi ngủ lại. Rồi mai sẽ làm y theo cái đó mà tiếp thiên căn. Luyện cho đến ngươn tinh chẳng động nữa, cái dâm căn (ngoại thận) thụt vô như đầu con rùa vậy, th́ ngoại thận chắc thành rồi.



Phải thổi điều hậu thiên vơ hỏa, mà giữ văn hỏa như cũ, đặng ôn dưỡng tịnh định mà đợi cho dương quang (lằn khí sáng) phát ra lần thứ hai nơi trước mặt, thổi khí ấy nó chạy đến cây cột cờ trước cửa ngơ (sóng mũi) th́ kim đơn thành rồi vậy.



Đây là nói sự nguy hiểm trong giờ công phu tu luyện.



Thuốc sanh ra mà chẳng biết thời, là chẳng biết già non, là nguy hiểm. Thể thu thái quá hay là bất cập cũng là nguy hiểm. Thể vận mất chừng đổi là nguy hiểm. Vận hành chẳng thấy trở lại chỗ ban đầu là nguy hiểm. Tấn dương hỏa chẳng biết chỗ tắt lửa, là nguy hiểm. Thổi ấm phù chẳng biết chỗ qui căn là nguy hiểm. Lửa đủ chẳng biết chỗ tắt là nguy hiểm. Nơi khí phải xoi mấy quang khiếu, mà xoi chẳng thiệt thông là nguy hiểm. Lúc quá quang phải tụ, mà lại tán là nguy hiểm.



Lúc quá quang chỗ thước kiều là nơi nguy hiểm. Lúc phục thực nơi huỳnh đ́nh phải làm như hư không, nếu có trứ ư chi một mảy th́ là nguy hiểm rất lớn. Chẳng mất dương thần đặng, th́ là nguy hiểm. Lúc nhập định, xuất định cũng nguy hiểm lắm. Mà khi đạo thành rồi, biết đặng thiên biến vạn hóa, th́ các sự nguy hiểm đều dứt hết.



Lúc vận hành châu thiên th́ phải chủ nhơn ư nơi đơn điền. Phát ư cho gió tốn phong thổi động chuyển càn khôn. Lúc lấy thuốc phải dùng ư đặng giữ thuốc nơi đơn điền. Phải giữ cho thiệt cẩn thận, rồi mới nên vận chuyển.





XXVIII. THỂ DƯỢC QUI LƯ LUẬN



Lấy thuốc mà đem vào ḷ, ấy là ngưng thần đem vào khí huyệt. Phải mượn hơi hít vô thở ra của khí hậu thiên mà t́m hô hấp (hơi thở) của chơn nhơn. Mỗi hơi thở đều qui căn, th́ tự nhiên khí nó kêu, nó động, nó hít vô, nó thở ra, lại đi ngược trở về.



Nói rằng thở ra, th́ khí về nơi khiếu, nên hơi khí thở trong cái ống tiêu khổng lồ ở trong ḿnh ta (cái họng thở). Thường biết bởi cái khí ấy nó qui căn.



Nói rằng: Cái hơi thở đó nó sâu lắm. Khí hậu thiên hô hấp hay lưu luyến thần khí. Khí hậu thiên hít vô thở ra nhẹ nhẹ mà chẳng dứt, cứ đi về chỗ gốc nó chẳng khi nào thôi. Chơn khí đă đặng sức mạnh thần lực của khí, vậy th́ khí đó tự nhiên trở về gốc nó.



Nói rằng: Phải dùng ư nhiệm mầu mà vận động hơi khí ở trong, đặng chiêu nhiếp cái khí động ấy cho nó qui căn. Lại nói: Hễ khí nó chạy nơi ngoài, th́ thần cũng ở nơi ngoài. C̣n thần trở về nơi gốc (qui căn) th́ khí nó cũng trở về nơi cung. Thần mà trở lại nơi ḿnh rồi, th́ tự nhiên khí cũng trở về rồi.



Nói rằng: Lúc ấy tâm ư chẳng nên hôn trầm, tán loạn (tối tâm lộn xộn), phải chuyên tâm thành ư, một việc trần thế chi cũng đừng biết tới, một mảy chi việc nhơn dục không biết đến. Phải lo lấy thuốc mà đem về ḷ, rồi sau sẽ gói gấm ǵn giữ thuốc ấy theo phép.





XXIX. PHONG CỐ LUẬN



Khi đem thuốc vào ḷ rồi th́ phải lo phong cố (niêm cất) chớ chẳng nên để nó chạy ra ngoài.



Phải ngưng thở khí tốn phong, ngưng thần nhập định. Liểu tâm liểu ư. Định tâm nơi không vị, đợi cho thuốc đúng (là không già, không non) đặng có phát ư mà khởi hỏa, vận hành châu thiên. Cái tâm và hơi thở phải nương nhau. Chẳng nên mau quá, mà cũng chẳng nên chậm quá. Phải giữ xung ḥa mà vận hành cho đến cung càn. Khí âm, khí dương giao cấu với nhau rồi, th́ lại trở xuống khôn cung mà qui căn, huân chưng, mà đợi khí dương sanh ra, ấy là vận châu thiên đặng giáp ṿng rồi.



Nói rằng: Lúc trúc cơ đặng yểu minh là huyền diệu. Khí dương mới động lần thứ nhứt mà cái tâm ḿnh nó biết, ấy là huyền diệu. Điều ngoại dược, phải ráng sức mà nấu luyện mới có huyền diệu. Lúc thuốc sanh ra ngưng thần mà chiêu nhiếp thuốc ấy là huyền diệu. Lúc phong cố bỏ dứt được các niệm tưởng không sanh, không diệt là huyền diệu. Dưỡng thai mà việc niệm tưởng không sanh, không diệt là huyền diệu. Thánh thai đă viên thành rồi, mà chẳng xuất thần là huyền diệu. Chiêu thần lên thượng đơn điền đặng ôn dưỡng, mà thần không xuất là huyền diệu. Điều thần , xuất xác mà cẩn thận chiếu cố được là huyền diệu. Diện bích mà tịch diệt đại định được ấy là huyền diệu.



Please see Can Chi Bát Quái Đồ Illustration





XXX. THỦY NGUYÊN THANH CHƠN LUẬN



Thủy là dược, nguyên là đơn điền. Thể dược th́ phải tịnh, đặng đợi cho khí phát động th́ dược yểu yểu minh minh mà đại định. Việc lo lường vọng tưởng một mảy chẳng biết đến, chẳng hay chẳng biết việc chi hết, một việc trần thế chi nhỏ mọn hết sức cũng không đến ḷng. Khi ấy thủy động mới là thiệt chơn thủy. Dược miêu lấy hồi đó mới là chơn thanh dược miêu.



Như vậy th́ lúc tịnh định cho dược miêu sanh ra, nếu trong ḷng c̣n lo lường việc chi, vọng tưởng điều ǵ, làm cho trần duyên tạp nhiễm, cho nên c̣n biết, c̣n thấy, c̣n nghe, th́ thủy nguyên chẳng đặng thanh chơn, nếu lấy dược miêu ấy mà dùng th́ không thành chơn đặng.



Bởi dược miêu theo nơi nguồn trong mà phát sanh, nếu lấy dùng thứ đó mới thành đơn dược. C̣n tại nơi trược nguyên (nguồn đục) mà sanh ra th́ phải bỏ đi, không nên lấy mà dùng.



Lại như dâm niệm phát sanh, th́ không nên lấy thuốc lúc đó mà dùng. Hễ mà dùng th́ chẳng thấy khỏi thành huyễn đơn, chớ chẳng thành chơn đơn bao giờ.





XXXI. HƯỢT TƯ THỜI LUẬN



Hượt tư thời có nhiều thế. Lúc trúc cơ trong ḿnh có chơn khí rọ rạy là lúc hượt tư thời. Hồi dương khí động lần đầu tiên, sanh chơn chưởng là hượt tư thời. Khi ngươn tinh ra quang khiếu là hượt tư thời. Tiểu dược sản sanh là hượt tư thời. Dược khí nó chạy ra ngoài lúc hành động là hượt tư thời. Khí nóng ấm ấm là hượt tư thời. Chơn khí lên xuống là hượt tư thời. Đơn dược phóng hào quang chói rỡ là lúc hượt tư thời.



Hễ hào quang phóng ra 3 lần th́ phải lấy thuốc, mà khi đại dược phát sanh là hượt tư thời. Khi đại dược quá quang hành động là hượt tư thời. Chơn khí chẳng chuyển mà tự nhiên động là lúc hượt tư thời. Khi thánh thai đầy đủ, có hiện ra như bông tuyết phiêu phiêu phưởng phưởng là lúc hượt tư thời. Điều thần ra khỏi xác cũng là lúc hượt tư thời.



Nói rằng: huyền quang cũng là hượt tư thời. Mỗi món công phu chi chi có huyền diệu, cơ quan đều là hượt tư thời. Người tu luyện km đơn mà chẳng rơ hượt tư thời th́ chung cuộc khó luyện nên đơn dược đặng.



Lại nói rằng: Đi, đứng, nằm, ngồi mà khi không ngoại thận cử động là lúc hượt tư thời.



Đức Lữ Tổ nói: Ngoại thận cử động th́ phải ra công luyện vận, c̣n người thận tịnh th́ nghỉ. Hễ ngoạ thận mới động, tức khắc phải chế phục nó, như động nhiều th́ phải ráng hết sức mà nấu luyện. Hượt tư thời cũng là tên riêng của huyền quang. Hễ huyền quang thấu lộ, bất kỳ động hay tịnh, lúc đó đều là hượt tư thời.



Hượt tư thời chẳng phải dễ t́m được. Phải có người truyền chơn quyết mới biết đặng. Kẻ hậu học phải thành tâm mà đợi đến lúc hư cực tịnh đốc, th́ tự nhiên huyền quang thấu lộ (có h́nh dạng lố ra).





Please see Thiên Can Địa Chi Illustration





XXXII. LƯ ĐẢNH LUẬN



Lư đảnh là thần khí. Khi ngưng thần cho nó vào trong khí huyệt: Lúc đó thần là đảnh, khí là lư. Khi thuốc sanh là đảnh, đơn điền là lư. Lúc lấy thuốc đem vô ḷ, khí là đảnh, thần là lư. Lúc vận khí đặng thể thủ, thần là đảnh, khí là lư. Khi vận khí lên càn cung (trên đầu), càn là đảnh, khôn là lư. Lúc giáng hạ qui căn, ly là đảnh, khảm là lư. Khi vận đại châu thiên, khí là đảnh, thần là lư. Lúc tam niên nhũ bộ, thần xuất nhập, khí là đảnh, thần là lư. Nói tóm lại, hễ ở trong hay là ở trên th́ là đảnh (chảo), c̣n ở dưới hay ở ngoài là ḷ. Dù có ngàn thí muôn dụ đi nữa, cũng là thần khí mà thôi, chớ không có chi khác hơn nữa.



Muốn tu luyện kim đơn, trước hết phải lo lập tam điền là:



1. Hạ đơn điền: là chỗ luyện bá nhựt trúc cơ thành đơn

2. Trung đơn điền: là chỗ dưỡng thai trong 10 tháng (thập ngoạt hoài thai)

3. Thượng đơn điền: là chỗ tam niên nhũ bộ, xuất thần tại nơi đó

4. Mạch nhâm, mạch đốc là hai đường của thần khí qua lại, lên xuống.





XXXIII. TIỂU CHÂU THIÊN QUỐC ÂM CA DIỂN



Muốn học cho đặng thành Tiên, thành Phật không có chi khác hơn là luyện sao cho được mờ mờ mịt mịt, cho đặng dương thần gom lại, mà vào trong huyệt khí, th́ thành Tiên, Thánh, Phật được.



Muôn việc chi dính dấp với đời đừng biết tới, th́ chẳng có một mảy niệm tưởng chi sanh ra được. Một mảy trần tục chẳng nhiễm th́ mới trừ được các sự mê tâm. Phải lấy ư mà đem sự sáng của 2 con mắt vào trong khí huyệt cho lâu, th́ thần khí nó trở về chỗ gốc sanh ra nó (qui căn).



Nước lửa gặp nhau rồi, th́ kim mộc đều giao tiếp với nhau. Rồng (hỏa), Cọp (thủy) tranh đấu với nhau, th́ mặt nhựt, mặt nguyệt đều vào 1 chỗ (là ư nói hồi quang phản chiếu) cho âm dương hội hiệp. Anh (dương), Trạch (âm) giao cấu với nhau th́ được xung ḥa, huân chưng. Lửa đốt dưới đáy ḷ th́ khí nóng nó hừng lên. Khi có khí dương hừng lên lần đầu hết, th́ nó rọ rạy nơi đường dương quang, như là tinh muốn chảy ra ngoài vậy. Lúc khí âm nhiều hết sức rồi, th́ có khí dương sanh ra. Lúc đó là lúc tiểu dược mới sanh ra. Nên phải tận lực nấu luyện cho tinh hóa ra khí. Hễ đơn dược sanh sản ra rồi, mà thần của ḿnh tự nhiên nó biết, th́ mỗi hơi thở đều trở về gốc.



Phải lấy ư mà giữ chỗ quang ngươn hoài, vậy th́ có khi biết, mà có khi cũng không biết v́ bởi tịnh định. Lấy thuốc đem vô ḷ th́ phải giữ thuốc tại đó cho ấm ấm hoài, khí nóng nó hừng lên, như hồi mới tắm vậy. Vậy phải mau mau vận hỏa, chớ đừng chậm trễ không nên.



Phải lấy ư mà giữ trung cung đặng mà vận châu thiên. Đừng vận mau lắm, phải vận chậm rải cho thần khí xung ḥa. Rồi lo tấn dương hỏa, th́ thần khí đều đi một lượt với nhau.



Chẳng nên đi trước, cũng không đi sau, thần khí phải đồng đi một lượt. Lại phải vận thần khí đi đến khiếu nê hườn, đặng nuôi nấng thần cho nó mạnh mẽ chiếu định. Lúc đó âm dương đă giao cấu với nhau rồi, nên phải thở nhẹ nhẹ như hơi thở của các v́ Tiên, Thánh vậy. Khi dương khí nhiều hết sức rồi, th́ phải thối âm phù.



Phải thở ra, hít vô cho nhằm nhịp đặng hơi thở nó trở về gốc. Lúc ấy là lúc phải thời cho khí hậu thiên và lửa vỏ hỏa đi chạy. Khi đơn dược về đến đơn điền rồi th́ cũng cứ ôn dưỡng nó cho ấm ấm như đă vận luyện trước vậy.



Lúc đó phải đợi cho khí dương sanh ra nữa, rồi cứ nấu luyện vận xây, y một cách như đă luyện vận trước vậy.



Giờ Tư khởi hỏa cho nó đi nghịch lên trên Côn lôn (đầu). Trong 36 hào dương (của 6 giờ dương) th́ có 4 hào là tứ điệp đi theo đường kinh lộ (mạch máu).



Tới giờ ngọ th́ đem thuốc xuống cho nó thuận thời mà đi một lượt. Trong 24 hào (của 6 giờ âm) th́ cũng 4 hào thuộc về tứ điệp nó trở về gốc.



Giờ mẹo, giờ dậu không kể vô, v́ mắc mộc dục (nghỉ) nên mới dư ra mà làm nhuần. Vận được 300 châu thiên th́ kim đơn tụ ngưng (gom lại). Khí đủ th́ phải tắt lửa đặng chờ dương quang hiện ra lần thứ hai.



Luyện được kim đơn rồi th́ được qui túc, là dâm căn nó thun lại như đầu con rùa vậy. Hết muốn dâm dục nữa. Đó là luyện tiểu châu thiên.



Please see Bát Quái Biến Hóa Đồ Illustration





XXXIV. THỂ ĐẠI DƯỢC LUẬN



Khi lửa đúng th́ phải tắt lửa. Nếu lửa chẳng dứt th́ lửa vỏ hỏa của hậu thiên sót lại, ắt kim đơn chẳng khỏi bị hại bởi lửa dư ấy.



Nếu tắt lửa cho hiệu nghiệm th́ ngoại thận teo lại cũng như đầu con rùa vậy, thường chữ kêu là qui túc.



Ngoại thận không cử động chi hết, cho đến đổi lại gần đàn bà nó cũng xụi lơ. C̣n nơi đơn điền th́ thường thường lại âm ẩm ngoài. Từ con mắt cho đến nơi lổ rún th́ có 1 con đường sáng chói ḷa kêu là bạch quang khí.



Như lúc ấy mà ngươn tinh chưa động th́ đừng vận châu thiên nữa, phải tịnh mà đợi cho dương quang (khí sáng) phát hiện ra lần thứ hai. C̣n như hậu thiên ngươn khí nó động, chẳng nên lấy thuốc mà dùng. Phải ngồi mà nhập định, đợi cho dương quang hiện chói lần thứ ba. Lúc ấy lửa đủ th́ đơn dược mới thành. Chừng đó trong hạ đơn điền mới có đại dược. Phải lấy đại dược đó mà thủ luyện th́ mới thành kim đơn.



Rồi trở lại dùng phép đại châu thiên đặng trừ diên, thêm hống (bớt âm, thêm dương). Lần lần khí dương nhiều th́ khí âm phải tiêu ṃn hết. Tự nhiên thuần dương, hết âm, th́ dương thần thành tựu, ắt sau thần định. C̣n như thần không định th́ dương thần chẳng xuất hiện ra đặng. Ông Xung Hư chơn nhơn nói rằng: Tắt lửa là luyện sao cho dược vật chẳng động nữa. Lại có dương quang hiện ra lần thứ hai là chừng ấy phải tắt lửa đó. Phải tắt cho hết vỏ hỏa, c̣n văn hỏa th́ để vậy mà ôn dưỡng khá rời.



Dương quang nó phát hiện ra trước chơn mày, có ḷa ra như điện khí chớp nhoáng, đó là dương quang hiện lần thứ nhất. Lúc ấy lửa chưa đủ, nên ngoại thận cũng chưa thụt vô.



Như gặp có khí dương sanh phát th́ lấy mà vận luyện. Phải vận 1 châu thiên, cứ luyện như vậy hoài cho được nhiều phen. Tịnh rồi lại tịnh nữa, vận châu thiên cho giáp ṿng, rồi vận nữa cho đến khi đầy đủ, lo nhập định đặng bồi bổ chơn dương, đặng đợi cho dương quang hiện ra lần thứ nh́. Như lúc hiện lần thứ hai đó có khí động, chẳng nên lấy thuốc mà dùng. Phải lo nhập định mà thôi, đặng đợi dương quang hiện lần thứ 3, mới nên lấy thuốc đại dược. Lấy thuốc ấy mà vận luyện.



Đại dược khi nó mới khởi ra th́ h́nh nó như trái châu lửa (hỏa châu). Lúc đại dược sanh th́ có hiệu nghiệm như vầy: 2 con mắt phóng kim quang (hào quang chói sáng như điện khí), 2 lổ tai nghe gió thổi vù vù, đàng sau ót nghe tiếng kêu, hai bên thanh cật (sau lưng chỗ gần eo lưng) nóng tợ nước sôi, c̣n dưới hạ đơn điền nóng tợ lửa đốt.



Hễ có cái cảnh tượng như vậy th́ là có đại dược sanh. Phải lấy ư dời nó lên trung đơn điền. Trước hết phải dùng hà sa (*thủy xa*) mà vận cho siêu thoát, th́ lục căn mới không lậu (hở chảy ra) ở tại đường cốc đạo, th́ giữ ǵn đừng cho nó địt.



Hễ đại dược sanh ra th́ nó chạy vọt lên tâm (tim). Nếu tâm vị không chứa đặng th́ nó hạ xuống nơi vĩ lư. Như vĩ lư chẳng thông, nó lại chạy thẳng xuống cốc đạo mà tẩu triệt ra ngoài.



Lúc ấy phải thủ tịnh mà đợi cho chơn khí động lại, rồi nhẹ nhẹ dùng ư mà dẫn đại dược qua khỏi cốc đạo, v́ sợ nó chạy bậy ra ngoài. Nếu gặp nhầm vĩ lư bị điều chi ngăn trở, chẳng thông th́ phải thủ tịnh nữa. (Một mảy vọng niệm chẳng tưởng tới, một ư trần gian chẳng muốn đến) Tịnh mà đợi cho chơn khí động lại nữa. Chẳng nên bất tử mà dẫn đại dược đi, phải đợi cho chơn khí động lại, rồi cũng dùng ư nhẹ nhẹ mà dẫn đại dược qua vĩ lư.



Bắt từ giáp tích cho tới ngọc chẩm (sau ót), đi đến minh đường, xuống trùng lầu (cuống họng) rồi quá quang. Như có việc chi ngăn trở th́ phải đợi cho chơn khí động lại nữa, rồi cũng nhẹ nhẹ vận dụng mới được. Lúc xuống trùng-lầu ấy cũng như hồi phục thực vậy. Đại dược vào nơi trung đơn điền, chỗ thần nhất (là chỗ dưỡng thần). Cho nên trung đơn điền và hạ đơn điền thông rồi th́ hiệp lại làm một.



Khi ấy dưỡng đại dược nơi trung đơn điền th́ ngươn thần tịch chiếu nơi hạ đơn điền và trung đơn điền, th́ đại dược cần phát sanh. C̣n ngươn thần tuy ở trung đơn điền, mà cũng vận động tới cả về trung và hạ đơn điền. Nên nhị khí mới diệu dụng, hóa ra cảnh giới hư không.



Lúc ấy phải dùng lửa ấm ấm, dường như có mà cũng dường như không, th́ văn hỏa mới hiệp mầu nhiệm, và nhị khí lên xuống tự nhiên. Chẳng cần để ư mà dẫn nó, cứ để tự nhiên cho nó đi.



<*Châu thân con người có tam điền: thượng điền từ đầu tới cổ, trung điền từ cổ tới rúng, hạ điền từ rúng sấp xuống. Lại có tam xa: ở hạ tiêu gọi là hà xa (thủy xa), trung tiêu có hỏa xa, thượng tiêu có khí xa (thần xa)*>





XXXV. THẬP NGOẠT HOÀI THAI LUẬN



Mười tháng dưỡng thai chẳng dùng hà xa, cứ thở nhẹ nhẹ như thai của con hạt, như hơi thở của con rùa.



Trong một năm mộc dục đó phải ngăn ngừa sự nguy hiểm. Pḥng đây là pḥng cái tâm chẳng định. Thường thường phải giữ hơi lửa ấm ấm hoài và cho có chừng, đừng cho lửa nhiều mà cũng đừng cho không lửa. Thường định, thường biết. Nếu chẳng hay, chẳng biết e tại lửa lạnh quá, th́ đơn dược ắp phải chậm.



Lại nói rằng: Hồi mới nhập định, phải dùng hỏa hầu mà luyện khí cho thành thai, đặng hóa thần anh nhi (ngươn thần). Khi ngươn thần được linh và thánh thai thành rồi th́ không dùng hỏa hầu nữa. Nếu vọng ư c̣n hành hỏa nữa, th́ chẳng khỏi làm hại cho thánh thai.



Chủ yếu cho có lửa ít ít mà phải cho c̣n lửa hoài th́ 2 hơi khí mới định được hết.



Rồi th́ thành được cái cảnh hư vô, nên kêu rằng: Mười tháng đậu thai thần. Hễ thần được trọn rồi ắt xuất ra tại nơi hạ đơn điền và trung đơn điền, dời lên thượng đơn điền.



Lúc mới nhập định phải giữ định 3 tháng, cho 2 khí động nhẹ nhẹ nơi rúng. Phải lấy chỗ rúng làm chỗ hư cảnh (chỗ không không).



Ǵữa định cho đến 4, 5 tháng th́ 2 hơi khí âm dương đều ngừng, chừng ấy cái tánh ăn đă dứt được <tuy không ăn mà trong bụng không biết đói cũng như có ăn vậy, v́ khí đầy đủ rồi>. C̣n có một ḿnh ngươn thần tịch chiếu mà làm chủ cái thai Tiên mà thôi.



Định đến 6, 7 tháng trong tâm chẳng sanh việc chi hết mà cũng chẳng diệt. Lại không ngủ nữa <không ngủ mà vẫn khỏe như đă ngủ vậy. C̣n người phàm không ăn, không ngủ th́ làm sao sống được>. Định tới 8, 9 tháng, trăm mạch trong ḿnh đều ngưng lại hết.



Đến 10 tháng, tiên thai đă đặng thuần dương <là trọn khí dương, không c̣n khí âm nữa> th́ thần trở về đại định. Hễ thần đại định rồi, th́ hay sanh huệ <là sáng láng, thông minh> tự nhiên có cảnh nghiệm lục thông phát ra. Lục thông là: lậu tận thông, thiên nhăn thông, thiên nhĩ thông, túc mạng thông, tha tâm thông, thần cảnh thông. Trong lục thông, dầu được 1 miếng thần cảnh thông cũng đủ vui rồi, v́ biết được việc họa phước của người thế gian, biết được việc qua rồi, cùng việc xảy tới.



Như người tu luyện chẳng dùng sự huệ ấy, th́ sự huệ đó hóa thành ra trí <trí là biết so sánh, biết việc phải, việc quấy, rơ việc nên việc hư. Nhiều người dùng sự huệ mà bói khoa, quyết đoán họa phước>.



Please see Đại Châu Thiên Đồ Illustration



…missing 12 pages…



Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 4 of 43: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 10:38pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

HẠ QUYỂN



MÔN NHƠN VẤN ĐÁP



Ông Quán Trung hỏi: Dương thần của các bậc Tiên là làm sao? Xin thầy chỉ bảo.



Đức Lư Tử đáp: Dương thần có 5 bực:



1. Nhơn Tiên

2. Địa Tiên

3. Thần Tiên

4. Thiên Tiên

5. Kim Tiên



Trong một trăm ngày công hạnh, khí đủ nơi hạ điền th́ chứng bực nhơn tiên. Nhơn tiên cũng chẳng ĺa người, giữ cho được như vậy ích thọ diên niên. Bằng không th́ thần tŕ, khí tán, không khác nào phàm nhơn.



Nhơn Tiên gia công lấy đại dược, quá quan phục thực ở trung điền th́ chứng quả Địa Tiên. Địa Tiên cũng chẳng ĺa đất, nên không khỏi thác, ấy thiện thần khí phân hai. Chết rồi ngươn thần chẳng độc lập đặng, th́ chẳng khỏi đầu thai. Cho nên nhơn tiên cùng địa tiên cũng đồng một thể. Địa tiên gia công dưỡng thai 10 tháng, không ăn không thở, 100 mạch đều ngừng, thánh thai đầy đủ xuất thần, gọi là dương thần. Ở trên thượng điền th́ chứng quả thần tiên. Thần tiên chẳng ĺa thần, dương thần c̣n non chẳng hay vượt ra ngoài trời, cũng không thần thông, bất quá sống lâu bằng trời đất mà thôi. Thần tiên gia công điều thần xuất xác, luyện hư vô chi dương thần, luyện thần hườn hư, tam niên nhũ bộ, thần khí tiệm lăo, thông thiên triệt địa, thiên biến vạn hóa, chứng quả nơi thượng điền, ấy là bực thiên tiên đó. Thiên tiên chẳng ĺa trời đất. Thiên tiên gia công 9 năm diện bích, luyện hư hườn vô, thần công thường định, thường tịnh, lâu dương thần kiên cố, pháp lực quảng đại, ngao du bắc cực, siêu xuất thiên ngoại, vĩnh kiếp trường tồn, tiêu diêu cực lạc, chứng quả kim tiên.



Ông Quán Trung hỏi: Dương thần 5 bậc, c̣n âm thần th́ dường nào? Xin thầy chỉ rơ.



Ông Lư Tử đáp: Âm thần cũng có 5 bậc. Bậc thứ nhất nói sự họa phước trên đời, thấy quỉ, thấy thần. Bậc thứ nh́ thấy thiên cung cùng địa phủ. Bậc thứ ba đi chơi trên thiên đường cùng dưới địa phủ. Bậc thứ tư thành thần, bậc thứ 5 thành quỉ tiên.



Bậc thứ 1: nói sự họa phước của người và thấy quỉ thần là bởi tiền thế có căn, ấy là bậc giả đạo gạt người.



Bậc thứ 2: thấy thiên cung cùng địa phủ, ấy là bàng môn tả đạo. Bậc này dụng công cẩn bế lục môn, xuất âm thần, thường làm hại người.



Bậc thứ 3: đặng đi chơi trên thiên đường cùng dưới địa phủ, gọi là ngoại đạo. Bậc này ngồi thiền c̣n tư lự, vọng tưởng ấy là ma đạo phỉnh người.



Bậc thứ 4: thành thần. Vốn là thiên thượng thần tiên, lầm lỗi phải đọa xuống phàm trần. Hoặc quỉ tiên, địa tiên mượn xác người mà chuyển kiếp. Hoặc thần tiên du hư chốn nhân gian, bất muội linh căn, khi c̣n nhỏ đă hiểu đặng vị lai quá khứ, cũng có thần thông. Nhưng không biết tu tŕ, nên khi chết làm thần.



Bậc thứ 5: là quỉ tiên. Bậc này chẳng gặp chánh đạo. Khô tọa, bàng môn. Ngày đêm công siêng, âm thần xuất hiện, chứng quả thượng đẳng quỉ tiên, trung đẳng quỉ tiên, sau chết xuống âm phủ làm vua. Bậc hạ đẳng quỉ tiên, sau chết rồi cướp thai người mà tái sanh.



Hỏi: Tư, ngọ, mẹo, dậu, ôn dưỡng, mộc dục là nghĩa làm sao?

Đáp: Khi mới hạ công luyện đạo, thần khí nhập định là dậu thời mộc dục. Định chờ dương sanh, động rồi lại tịnh, là tư thời mộc dục. Tấn dương hỏa rồi thôi. Hỏa là mẹo thời mộc dục. Chơn tức pháy động là ngọ thời mộc dục. Cho nên tư, ngọ, mẹo, dậu đều có nghĩa là mộc dục ôn dưỡng. Ấy là sự diệu dụng của kẻ tu Tiên, Phật. Nói tấn là tấn dương khí chi hỏa. Thủ là lấy ngươn tinh trong thận. Nói thối là thối âm khí chi phù. Thể là vơ hỏa, phanh cũng là vơ hỏa. Luyện là luyện âm tinh. Hỏa trung hữu phù, phù trung, hữu hỏa.



Hỏi: Già non dường nào?

Đáp: Già dậu mộc dục rồi, dương khí động, th́ phải lấy thuốc. Thuốc mới sanh gọi là non, chẳng hay thành đơn. Động rồi lại tịnh, là tư thời ôn dưỡng. Tịnh rồi lại động, chẳng lấy thuốc th́ già quá, cũng chẳng thành đơn đặng. Tấn hỏa mẹo thời mộc dục, đơn chưa thuần thục, thối phù sớm quá ngọ thời ôn dưỡng chẳng thối phù, th́ cũng thái quá, cũng chẳng thành đơn.



Hỏi: Già non trong lúc nào?

Đáp: Âm cực dương sanh. Hễ dương vượng th́ phải thể vận lên càn cung. Dương cực âm sanh, hễ âm vượng th́ phải thối phù qui căn. Già ấy là giờ chẳng già, chẳng non. Tấn dương hỏa, hỏa ấy là khí. Thối âm phù, phù ấy là thần. Hỏa trung hữu phù, phù trung hữu hỏa. Hỏa phù hiệp luyện thành kim đơn. Tấn là tấn chơn khí chi dương hỏa. Thối là thối âm thần chi âm phù. Tấn thối đều tại nê hườn. Thể thủ là lấy cái ngươn tinh của chơn dương. Phanh luyện là chưng nấu trược tinh của âm khí. Thể thủ phanh luyện đều ở nơi khí huyệt.



Lại nói: Tấn là đi từ cung khảm lên thượng đơn điền. Thối là đi từ cung ly xuống hạ đơn điền.



Lại nói rằng: Thiên can địa chi bát quái, đảnh lư đều là lời diệu dụ trong phép luyện đơn.



Người đời chấp trứ có thiệt tướng của phương vị, nên tu luyện đến chết cũng không thành. Vả lại, quan khiếu là đường tắt của phép luyện, người đời bởi chấp trứ có thiệt tướng, nên cũng là luống công vậy. Phàm hết thảy những lời ví dụ, là sự diệu dụng của phép tu đơn, kỳ thiệt tóm lại là thần, khí, hai vật hiệp làm một vậy mà thôi.



Hỏi: Tu luyện ngồi cách nào phải phép?

Đáp: Tu luyện kim đơn, ngồi lâu ngồi mau tùy sức ḿnh, chẳng khá cượng dụng vậy. Chẳng luận ngồi lâu, ngồi mau, tổng yếu là phải có tiên truyền chơn quyết. Nếu không chơn quyết, nào sợ trường tạ mà chẳng nằm, v́ cũng là vô dụng vậy.



Đức Lục Tổ nói rằng: ngồi lâu nhiều yêu quái, bồ đề sao đặng lớn, nằm ngủ chẳng lo lường, bồ đề ngày ngày lớn, giờ sống thường ngồi chẳng nằm, giờ chết sau thường nằm chẳng ngồi, một đống xương cô lâu, hai dạng hạnh làm ǵ?



Kẻ trai tráng ngồi thường cũng tốt. Người tuổi già thường nằm chẳng ngồi. C̣n ngồi hoài, thần mỏi khí yếu, làm sao mà đặng kiết kim đơn. Phải bảo dưỡng ngươn tinh làm diệu, chẳng khá ngồi hoài mà chẳng nằm. (Mười tháng dưỡng thai mới nên trường tọa đó).



Hỏi: Tiền tam tam, hậu tam tam, hai cái tam tam làm một gánh nghĩa lư làm sao?

Đáp: Tiền tam tam là tam điền, hậu tam tam là tam quan. Trước tam điền cửu khiếu là một gánh, sau tam quan cửu khiếu là một gánh, há chẳng phải hai cái tam tam là một gánh hay sao? Đều phải ra nơi huyền quan vậy. Nhiều năm công khó không người biết, một kỷ phi thăng thiên hạ nghe.



Ông Minh Tánh hỏi: Bàng môn ngoại đạo cũng thành đạo chăng?

Đáp: Chẳng đặng thành đạo, vậy 3,600 thứ bàng môn, 96 giống ngoại đạo đều là hồng phước, tụng niệm ca xướng, nghe rất đẹp tai. Vả lại bỏ hồn phách, tinh khí thần: tư, ngọ, mẹo, dậu là giờ định mà nuốt âm khí, hớp dương khí, ấy là ma căn. Khô tọa bàng môn c̣n tư tưởng, hễ tinh thần tiêu hết, th́ mạng khó giữ. Lạy tinh tú là sự hao sức vô ích. Vẽ bùa vẽ quái, uổng tinh thần. Đạp quái, niệm chú là lộng phỉnh quỉ thần. Một đời lao nhọc công không có. Bế hơi lo lắng tổn huyền khí. Mặt vàng gầy ốm h́nh tướng quỉ. Thọ giới đốt ḿnh thiệt người ngu. Ngỗ nghịch mẹ cha hại thân thể. Ngoại đạo phép tà kêu gió mưa. Đằng vân giá vơ thiệt yêu tinh. Vị lai quá khứ nó biết đặng, một tánh âm linh cũng không dùng. Đánh giặc trong pḥng tổn âm đức. Mắt trời lồng lộng chẳng dung t́nh. Đánh bảy luyện ma đau khổ huyết. Lầm tin thầy là hại tánh mạng. Hết thảy bàng môn cùng ngoại đạo, các ngươi b́nh luận lấy trong ḷng.



Ông Minh Tánh hỏi: Đời nay, tăng nhơn xưng ḿnh là đại ḥa thượng, có đắc đạo chăng?

Đáp: Chẳng phải vậy. Kẻ kia miệng xưng đại ḥa thượng, truyền phép trên giấy, truyền câu chữ phàm, là giả danh, cũng như ca nhi ở trên sân khấu làm vua, tôi, cha, con, chớ nguyên là con hát vậy. Kẻ kia biết việc quá khứ vị lai, cượng xuất âm thần, như trong giấc mộng, mơ màng chẳng rơ phép minh tánh.



Hỏi: T́m thầy học đạo có lỗi chi chăng?

Đáp: T́m thầy học đạo phải hết ḷng bền chặc. Chẳng nên tánh gấp. Phải trèo núi lội nước, lao khổ thân tâm, t́m khắp thiên hạ, cảm động ḷng trời, khổ công hạng mă, th́ gặp chơn sư. Xưa vua Huỳnh Đế t́m đạo đến 81 tuổi mới gặp đức Quảng Thành Tử truyền đạo tu chơn. Ông Bạch Ngọc Thiềm tổ sư 14 tuổi xuất môn, t́m đạo, đến 59 tuổi mới gặp đức Lưu Hải, thiềm tổ sư được truyền đạo tu hành.



Ông Hưu Phàm hỏi: Người xưa nói đất mọc sen vàng (địa đủng kim liên) có thiệt chăng?

Đáp: Phật Quan Âm sanh rốt đời thượng, luyện đạo trên núi Phổ Đà Lạc Gia, trong Triều-Âm-Động, tên là Thanh Liên Nữ, chưa biết ở xứ nào. Phật bà được thần thông quảng đại mà cứu khắp muôn dân. Người đời sau gọi là Phật Từ Hàng. Triều Âm Động làm sao mà mọc sen vàng. Phép tu luyện, hễ nhứt dương sơ động th́ ngươn thần thấu lộ, sắc tợ vàng ṛng, nên thí dụ là sen vàng vậy thôi.



Hỏi: C̣n cái thuyết mộng lau xỏ đầu gối (Lư nha xuyên tất) là thế nào?

Đáp: Đức Thích Ca sanh giữa đời Châu, luyện đạo trên núi Tuyết Sơn, trong Bàn Đà Thạch, làm sao mộng lau xỏ đầu gối đặng. Khi luyện đơn, thuốc sanh th́ chạy ra ngoài đầu gối. Ngươn tinh sắc trắng, nên diệu dụ là mộng lau vậy.



Hỏi: Cái thuyết đạp lau qua sông (đạp lư quá giang) là nghĩa làm sao?

Đáp: Đức Đạt Ma là người Nam-Thiên-Trước, lúc ban đầu qua nước Lương, muốn độ vua Vơ Đế. Vua Vơ Đế không tin, nên phải sang nước Ngụy. Phàm người tu hành, khi chưa thành đạo, th́ thân thể nặng như núi Thái Sơn, làm sao đứng trên cây lau qua sông cho đặng. Bởi hạ đơn điền, tỷ như khúc sông, khi thuốc qua khỏi thước kiều, nên diệu dụ là qua sông.



Ông Hưu Phàm hỏi: Chim sẻ trắng làm ổ trên đầu (bạch tước tu đảnh), cái thuyết ấy có thiệt chăng?

Đáp: Đức Như Lai trước đến Tuyết Sơn, sau về La Sơn. Xác phàm ngồi luyện đạo, làm sao chim làm ổ trên đầu cho đặng. Khi thuốc về Càn Đảnh, sắc trắng như bạch tước, ấy là thí dụ mầu nhiệm vậy.



Ông Tu Ngươn hỏi: Sư cô có thành đạo chăng?

Đáp: chẳng hay thành đạo. Từ xưa đến nay, đâu có vị nữ tiên, nữ Phật nào không tóc mà múa tụng om ṣm. Cũng không nói đàn bà đốt đầu thành đạo. Duy có đạo cô bao tóc thành tiên. Sư cô muốn thành đạo, đều phải để tóc, và ẩn thân luyện đạo mới thành Tiên, Phật.



Hỏi: Đàn bà, con gái làm sao tu thành chánh quả?

Đáp: Đàn bà con gái muốn thành chánh quả th́ đổi chí khác phàm, mới thành Tiên, thành Phật đặng. Hoặc giả điên, giả cuồng, sắc tốt đổi xấu, áo gấm đổi vải bô, trí huệ tài năng đều bỏ hết, ẩn thân luyện đạo mới đặng.



Con trai có thất bửu, kim thân (ḿnh vàng bảy báu), con gái có ngũ lậu chi thể (chưng vóc năm hèn). Ngừa đờn ông con trai như ngừa cọp, nếu chẳng cẩn thận, cọp già liền nhảy đến bắt.



Hỏi: Từ xưa đến nay, người người thuyết đạo, nói đặng huyền quan, mới đặng thành Tiên, Phật. Huyền quan ấy ở chỗ nào, tên ǵ, họ ǵ?



Đáp: Vật ấy không tên chi khác. Cần cầu sư phụ chỉ đường tắt th́ biết rơ huyền quan. Huyền quan là tiên thiên tổ khí. Cư trú tại Nam Thiệm Bộ Châu, nước Vô Song, phủ Thần Châu, huyện Thần Sa, trong núi Côn Lôn là Linh Sơn Thái Tử, tên Chơn Ngươn, tự là Ngươn Dương, hiệu Tây-Lai-Ư. V́ bởi sắc dục chưa dứt, tham tưởng hồng trần. Nhơn trời đất mở cửa mới xuống Bác Cu Lư Châu, nước An Dưỡng, phủ Huyền Huỳnh, huyện Bạch Kim, làng Bồ Đề, nơi chơn núi Linh Sơn. Con nuôi là nhà Thận, cha nuôi là Hạo Nhiên, là người tâm tánh nhơn từ, mẹ nuôi là Trần Thị Tâm, là tham luyến phàm huê lại lo lắng hoạn nạn, cực nhọc, lao lực phí thần. Huyền quan ăn năn, v́ lúc ban đầu giận mà tưởng lầm. Ngày nay muốn chết mà chẳng hay chết, muốn sống mà chẳng hay sống, oán hận chẳng thôi. Trong lúc nửa đêm, khi ở trên giường ăn năn, hờn giận lo tưởng, bỗng nghe cách vách, linh phu khuôn mẫu hiệp thương. Huyền quan ḷng mừng nhảy nhót, mau mau đứng dậy chạy vào bụng khuôn mẫu, lộn lạo biến hóa anh nhi, chịu khổ 3 năm, đến năm Đinh Tỵ, 30 tháng 5 ngày hạ chí, mượn mẹ đầu thai. Ở trong bụng mẹ tính đợi 100 ngày, đến đời vua Phục Hư (hườn hư), năm Bính Ngọ, mùng 1 tháng 11, ngày đông chí, giờ Tư sanh ra. Linh phụ khuôn mẫu già cả đặng một con th́ rất hân thiên, hỉ địa, cũng như ban đêm được ngọc Minh Châu, mới đặt tên là Huyền Quan.



Huyền Quan nói rằng: Tôi làm cực nhọc cha mẹ, cha mẹ nuôi tôi mới đặng ra đời. Nếu không cha mẹ giao cấu, tôi phải đọa khổ hải, chuyển đầu thai trong loài ḅ bay, máy cựa (tứ sanh) trọn không ngày ra đặng. Ơn cha mẹ banh da, xẻ thịt, thiệt khó báo đáp vậy. Huyền Quan c̣n có cha nuôi tên Huyền Tông, mẹ nuôi họ Khôn tên Nguyệt Bửu. Thầy của Huyền Quan là ông Chánh Nhứt Tử chơn nhơn, truyền cho phép làm trời, đất. Huyền Quan đêm ngày công cần tập tành thành thần thông, mới có phép di sơn, đảo hải, thiên biến vạn hóa. Nhưng cha mẹ Huyền Quan trong ḷng lo sợ, e sanh họa đến ḿnh, cho nên giờ khắc nào cũng chăm nom, không giây phút thả lỏng. Trong cung có nàng long tử, mới chiêu thân với Huyền Quan làm chức nữ (tân lang). Lại chuyển pháp luân xuống đáy biển, cả phá long cung. Trong long cung có nàng long nữ mới phối hôn với Huyền Quan. Huỳnh Kim mảng thất, dị bửu mảng đ́nh. Có khi ngủ trên thiên cung. Cha mẹ yêu như trân bửu. Huyền Quan khôn lớn, nên người cứ quen thói cũ, dời lên núi Côn Lôn. Lại xưng đại danh là chơn nhơn. Huyền Quan ra cửa du ngoạn. Bà khuôn mẫu giờ khắc nào cũng trông nom chẳng dám rời.



Thuở vua Minh Đế, năm thứ bảy, nhằm năm Mậu Tư, tiết trung thu, ngày rằm, giờ tư, Huyền Quan ra cửa. Khôn mẫu dặn rằng: ram au, phải về mau, chẳng khá ở lâu nơi ngoài. Huyền Quan lúc nào cũng uống sữa chẳng ĺa Khuôn mẫu, lâu lâu mới dám đi xa. Đến chừng Huyền Quan khôn lớn, cha mẹ vui long mới để cho ĺa mẹ chơi xa. Cha mẹ lại cưới nàng Hằng Nga ở cung trăng cho làm đôi bạn, mới sanh đặng đứa con trai tên Kim Đồng, lại đẻ 1 nàng con gái tên Ngọc Nữ. Huyền Quan ra ngoài du ngoạn, anh em bạn mới cho hiệu là Dương thần tử. Phật Như Lai, Địa Tạng kết làm an hem. Phật Đẩu Mẩu, Quan Âm là em gái. Đức Ngươn Thỉ Ngọc Hoàng là đạo hữu. Chư Phật bồ tát là bà con quyền thức. Ông nội Huyền Quan là mộc công, bà nội là Kim mẫu. Thái công vô thượng (illimité) Thái bà vô danh (incrée). Huyền Quan ở tại thiên cung, phật quốc làm Tiên, khoái lạc vô cùng. Huyền Quan công hạnh viên măn, tính là 9 năm, tháng giêng ngày ngươn đán, giờ tư thoát xác sắc phi thăng, cỡi rồng về trời.



Ông Tu Ngươn hỏi: Có xứ nào tốt mà gặp Huyền Quan chăng?

Đáp: Có chỗ gặp mà chẳng trước ư. Mi phải thành tâm cầu th́ tự nhiên tương hội. Huyền Quan khi mới lên cung Linh Tiêu làm tân tiên, chịu chức, công thành viên măn, lâu ngày thành Lăo tiên, ngao du trong thiên hạ, tiêu diêu cơi ngoại, ở an trong các danh sơn động phủ. Huyền Quan chịu chức chủ tŕ đẩu bính, thôi vận châu thiên, nhựt nguyệt tinh thần, đều phải do đó mà tải vận, nếu sai lầm giờ khắc th́ trời phạt xuống phàm trần, cho nên phải đi th́ đi, phải dừng th́ dừng, chẳng đặng miễn cưỡng, mà hao tâm khí lực. Ngày 30 th́ ngủ, đến mùng 1 giờ tư th́ thức, mùng 3 đứng dậy, mùng 8 ra đi. Đến ngày rằm th́ lên núi Côn Lôn quê cũ, th́ lại ngủ, đến 23 mới trở về Linh Sơn. Ngày 30 lại ngủ, mùng 3 thức dậy mà lo sắp đặt trong 5 ngày, đến mùng 8 lại phải ra đi, đi cho khắp, rồi trở lại đầu, mới đặng nghỉ ngơi. Nếu ngươi muốn gặp Huyền Quan th́ ngày 30 phải đến chơn tâm mà chờ. Khi nó đứng dậy sắp đặt mọi việc xong, th́ sẽ tương hội với mi mà đàm luận. Phải chờ đến ngày mùng 6, mùng 7 mới có thể tương hội mà đàm luận việc huyền diệu đạo lư. Bằng mi không thành ư mà chờ nó, th́ nó đi ngủ, không thức mà tương hội với mi. Bằng mi không thành ư tịnh, đến chậm trễ, th́ nó vô buồng, dầu nó muốn thức dậy, cũng không thể cùng mi tương hội đặng.



Người chẳng đặng chánh đạo xem qua mù tịt, chẳng rơ chẳng biết chi hết. C̣n người đặng chánh đạo xem qua th́ thấy mỗi câu đều có huyền lư, mỗi chữ đều có diệu dụng. Sách này thiệt là một bộ kim công, chơn kinh. Bằng người chẳng giải ra nghĩa huyền diệu này th́ là bàng môn, ngoại đạo. C̣n ai hay giải đặng ra huyền lư này th́ là cao hiền, thánh nhơn đó. Vả chăng người đại trượng phu thật là bậc tiểu thiên địa hay trộm tinh ba của muôn vật, hay cướp cơ tạo hóa của trời đất, hay đoạt thần công của Tiên Phật, hay tu bác bửu kim đơn, hay luyện phép trường niên bất hoại mà siêu thoát ra ngoài trời đất, vĩnh kiếp trường tồn, bất luận giàu sang, nghèo hèn, duy có chí cùng không chí mà phân biệt nhau. Kẻ có chí thành Tiên, tác Phật. Kẻ không chí th́ đọa lạc tứ sanh. Tuy ngu muội, đứa tiểu nhơn được Huyền Quant tu luyện cũng đặng về cơi Thánh, chớ chưa có khi nào mà không thành đạo đặng.



PHÁ MÊ KHUYẾT THẾ CA



Hồng trần sóng vợn mịt mù thay

Nhẫn nại khiêm ḥa thiệt chước hay

Đáo xứ tùy nhơn dài năm tháng

Giữ ḿnh an phận độ qua ngày

Chớ cho tâm tánh ḿnh mê muội

Đừng thấy lỗi người lại vạch bươi

Dặt dè thù tạo tua chính chắn

Công việc làm ra phải liệu toan

Tiền của giấu nhiều người khác hưởng

Rộng chứa âm công phước sâu dày

Tội nghiệp khó dung gian phụ nữ

Quỉ thần rất trọng hiếu gia nương

Thế t́nh cung cứng dây hay đứt

Gươm bén thường hay dễ hại ḿnh

Gây họa bởi chưng hay nói bỡn

Chác lỗi chính v́ tại nóng long

Phải quấy chẳng cần tranh đây đó

Tốt xấu màng chi luận dở hay

Tranh đua tiền của mang tai sớm

Tích đức tu nhơn phước chẳng lường

An số qua thời không hại lớn

Học làm ngu dại có hại chi

Vinh huê vốn thiệt đồ dối giả

Phú quí dường như giấc mộng kia

Già đau chết mất ai vô thế

Khổ năo lo lường ḿnh chịu đây

Người tuy gian xảo khéo danh lợi

Vốn có trời cao đứng chủ trương

Chước quỉ quanh co là địa ngục

Công b́nh chánh đạo ấy thiên đường

Khi thế gian hung thần khó thứ

Khắc bạc người nhà sau chẳng lành

Một mặt đặng an ḥa khí tụ

Hai điều cần kiệm dạy con nhà

Đừng tranh đấu thắng, đừng tranh mạnh

Trăm năm một giấc mộng huỳnh lương

Ỷ chúng hiếp cô rầy cả chợ

Trời tai người họa ngày ngày lo

Nháy mắt bạc đầu người đă già

C̣ hoang mồ mả ấy gia hương

Khuyên người kíp sớm hồi đầu ngộ

Trau phước chứa lành chước ấy hay

Thiện chí đủ đều ác đức

Tiêu tai danh thọ tánh danh hương



HẬU BẠT



Từ xưa, những kinh học đạo của tiền Thánh như kinh Đồng Khế, ngộ chơn, những sự huyền lư trong đơn kinh minh lộ một hai, mà ẩn tàng tám chín. Làm cho kẻ hậu học khó hiểu, không biết chỗ nào mà hạ thủ. Ta làm bộ kinh “Huyền Diệu Cảnh” này khá gọi là tường tận. Người sau học theo kinh này th́ trong long đă có mực thước, học hỏi đặng rơ rang, hỏa hậu từ đầu chí cuối. Kim đơn già non, mầu nhiệm trước sau bày đủ, đặng thêm ḷng sốt sắn. Ta từ nhỏ đă lánh hồng trần, t́m huyền lư trong Thích đạo nhị môn mà chẳng đặng rơ thấu. Sau trở ra ngoài, may nhờ gặp chơn sư học đạo. Chơn sư chỉ bày đại lược chơn quyết, giúp thầy hành đạo, 5 năm lao khổ chẳng màng, mới đặng nghe đạo. Siêng năng tập luyện mới rơ kín trau cái chí đạo, 8 năm công thành, cho nên làm bộ sách này bày Thượng, Trung, Hạ, 3 thiên lưu truyền hậu thế. Ta muốn cho kẻ hiền lương không lầm Manh sư (thầy mù) trong bàng môn, mới chẳng uổng ḷng ước ao của ta cực nhọc độ đời.



Đời vua Đồng Trị, năm Đinh Măo, tháng 2 ngày sóc. Núi Hà Hộ. Lư Trần Tử (Lư Xương Nhơn) kỉnh vớt.



HẾT

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
minhthuan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1101
Msg 5 of 43: Đă gửi: 10 March 2006 lúc 2:33am | Đă lưu IP Trích dẫn minhthuan

Cảm ơn bác phoquang đă post sách quư.

__________________
minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
Quay trở về đầu Xem minhthuan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhthuan
 
minhthuan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1101
Msg 6 of 43: Đă gửi: 11 March 2006 lúc 2:41am | Đă lưu IP Trích dẫn minhthuan


Hỏi: Từ xưa đến nay, người người thuyết đạo, nói đặng huyền quan, mới đặng thành Tiên, Phật. Huyền quan ấy ở chỗ nào, tên ǵ, họ ǵ?

Đáp: Vật ấy không tên chi khác. Cần cầu sư phụ chỉ đường tắt th́ biết rơ huyền quan. Huyền quan là tiên thiên tổ khí. Cư trú tại Nam Thiệm Bộ Châu, nước Vô Song, phủ Thần Châu, huyện Thần Sa, trong núi Côn Lôn là Linh Sơn Thái Tử, tên Chơn Ngươn, tự là Ngươn Dương, hiệu Tây-Lai-Ư. V́ bởi sắc dục chưa dứt, tham tưởng hồng trần. Nhơn trời đất mở cửa mới xuống Bác Cu Lư Châu, nước An Dưỡng, phủ Huyền Huỳnh, huyện Bạch Kim, làng Bồ Đề, nơi chơn núi Linh Sơn. Con nuôi là nhà Thận, cha nuôi là Hạo Nhiên, là người tâm tánh nhơn từ, mẹ nuôi là Trần Thị Tâm, là tham luyến phàm huê lại lo lắng hoạn nạn, cực nhọc, lao lực phí thần. Huyền quan ăn năn, v́ lúc ban đầu giận mà tưởng lầm. Ngày nay muốn chết mà chẳng hay chết, muốn sống mà chẳng hay sống, oán hận chẳng thôi. Trong lúc nửa đêm, khi ở trên giường ăn năn, hờn giận lo tưởng, bỗng nghe cách vách, linh phu khuôn mẫu hiệp thương. Huyền quan ḷng mừng nhảy nhót, mau mau đứng dậy chạy vào bụng khuôn mẫu, lộn lạo biến hóa anh nhi, chịu khổ 3 năm, đến năm Đinh Tỵ, 30 tháng 5 ngày hạ chí, mượn mẹ đầu thai. Ở trong bụng mẹ tính đợi 100 ngày, đến đời vua Phục Hư (hườn hư), năm Bính Ngọ, mùng 1 tháng 11, ngày đông chí, giờ Tư sanh ra. Linh phụ khuôn mẫu già cả đặng một con th́ rất hân thiên, hỉ địa, cũng như ban đêm được ngọc Minh Châu, mới đặt tên là Huyền Quan.

Huyền Quan nói rằng: Tôi làm cực nhọc cha mẹ, cha mẹ nuôi tôi mới đặng ra đời. Nếu không cha mẹ giao cấu, tôi phải đọa khổ hải, chuyển đầu thai trong loài ḅ bay, máy cựa (tứ sanh) trọn không ngày ra đặng. Ơn cha mẹ banh da, xẻ thịt, thiệt khó báo đáp vậy. Huyền Quan c̣n có cha nuôi tên Huyền Tông, mẹ nuôi họ Khôn tên Nguyệt Bửu. Thầy của Huyền Quan là ông Chánh Nhứt Tử chơn nhơn, truyền cho phép làm trời, đất. Huyền Quan đêm ngày công cần tập tành thành thần thông, mới có phép di sơn, đảo hải, thiên biến vạn hóa. Nhưng cha mẹ Huyền Quan trong ḷng lo sợ, e sanh họa đến ḿnh, cho nên giờ khắc nào cũng chăm nom, không giây phút thả lỏng. Trong cung có nàng long tử, mới chiêu thân với Huyền Quan làm chức nữ (tân lang). Lại chuyển pháp luân xuống đáy biển, cả phá long cung. Trong long cung có nàng long nữ mới phối hôn với Huyền Quan. Huỳnh Kim mảng thất, dị bửu mảng đ́nh. Có khi ngủ trên thiên cung. Cha mẹ yêu như trân bửu. Huyền Quan khôn lớn, nên người cứ quen thói cũ, dời lên núi Côn Lôn. Lại xưng đại danh là chơn nhơn. Huyền Quan ra cửa du ngoạn. Bà khuôn mẫu giờ khắc nào cũng trông nom chẳng dám rời.

Thuở vua Minh Đế, năm thứ bảy, nhằm năm Mậu Tư, tiết trung thu, ngày rằm, giờ tư, Huyền Quan ra cửa. Khôn mẫu dặn rằng: ram au, phải về mau, chẳng khá ở lâu nơi ngoài. Huyền Quan lúc nào cũng uống sữa chẳng ĺa Khuôn mẫu, lâu lâu mới dám đi xa. Đến chừng Huyền Quan khôn lớn, cha mẹ vui long mới để cho ĺa mẹ chơi xa. Cha mẹ lại cưới nàng Hằng Nga ở cung trăng cho làm đôi bạn, mới sanh đặng đứa con trai tên Kim Đồng, lại đẻ 1 nàng con gái tên Ngọc Nữ. Huyền Quan ra ngoài du ngoạn, anh em bạn mới cho hiệu là Dương thần tử. Phật Như Lai, Địa Tạng kết làm an hem. Phật Đẩu Mẩu, Quan Âm là em gái. Đức Ngươn Thỉ Ngọc Hoàng là đạo hữu. Chư Phật bồ tát là bà con quyền thức. Ông nội Huyền Quan là mộc công, bà nội là Kim mẫu. Thái công vô thượng (illimité) Thái bà vô danh (incrée). Huyền Quan ở tại thiên cung, phật quốc làm Tiên, khoái lạc vô cùng. Huyền Quan công hạnh viên măn, tính là 9 năm, tháng giêng ngày ngươn đán, giờ tư thoát xác sắc phi thăng, cỡi rồng về trời.

Ông Tu Ngươn hỏi: Có xứ nào tốt mà gặp Huyền Quan chăng?

Đáp: Có chỗ gặp mà chẳng trước ư. Mi phải thành tâm cầu th́ tự nhiên tương hội. Huyền Quan khi mới lên cung Linh Tiêu làm tân tiên, chịu chức, công thành viên măn, lâu ngày thành Lăo tiên, ngao du trong thiên hạ, tiêu diêu cơi ngoại, ở an trong các danh sơn động phủ. Huyền Quan chịu chức chủ tŕ đẩu bính, thôi vận châu thiên, nhựt nguyệt tinh thần, đều phải do đó mà tải vận, nếu sai lầm giờ khắc th́ trời phạt xuống phàm trần, cho nên phải đi th́ đi, phải dừng th́ dừng, chẳng đặng miễn cưỡng, mà hao tâm khí lực. Ngày 30 th́ ngủ, đến mùng 1 giờ tư th́ thức, mùng 3 đứng dậy, mùng 8 ra đi. Đến ngày rằm th́ lên núi Côn Lôn quê cũ, th́ lại ngủ, đến 23 mới trở về Linh Sơn. Ngày 30 lại ngủ, mùng 3 thức dậy mà lo sắp đặt trong 5 ngày, đến mùng 8 lại phải ra đi, đi cho khắp, rồi trở lại đầu, mới đặng nghỉ ngơi. Nếu ngươi muốn gặp Huyền Quan th́ ngày 30 phải đến chơn tâm mà chờ. Khi nó đứng dậy sắp đặt mọi việc xong, th́ sẽ tương hội với mi mà đàm luận. Phải chờ đến ngày mùng 6, mùng 7 mới có thể tương hội mà đàm luận việc huyền diệu đạo lư. Bằng mi không thành ư mà chờ nó, th́ nó đi ngủ, không thức mà tương hội với mi. Bằng mi không thành ư tịnh, đến chậm trễ, th́ nó vô buồng, dầu nó muốn thức dậy, cũng không thể cùng mi tương hội đặng.

Người chẳng đặng chánh đạo xem qua mù tịt, chẳng rơ chẳng biết chi hết. C̣n người đặng chánh đạo xem qua th́ thấy mỗi câu đều có huyền lư, mỗi chữ đều có diệu dụng. Sách này thiệt là một bộ kim công, chơn kinh. Bằng người chẳng giải ra nghĩa huyền diệu này th́ là bàng môn, ngoại đạo. C̣n ai hay giải đặng ra huyền lư này th́ là cao hiền, thánh nhơn đó. Vả chăng người đại trượng phu thật là bậc tiểu thiên địa hay trộm tinh ba của muôn vật, hay cướp cơ tạo hóa của trời đất, hay đoạt thần công của Tiên Phật, hay tu bác bửu kim đơn, hay luyện phép trường niên bất hoại mà siêu thoát ra ngoài trời đất, vĩnh kiếp trường tồn, bất luận giàu sang, nghèo hèn, duy có chí cùng không chí mà phân biệt nhau. Kẻ có chí thành Tiên, tác Phật. Kẻ không chí th́ đọa lạc tứ sanh. Tuy ngu muội, đứa tiểu nhơn được Huyền Quant tu luyện cũng đặng về cơi Thánh, chớ chưa có khi nào mà không thành đạo đặng.

--------------------
kính chào bác phoquang
MT không rơ bác có tu tập tiên đạo hay không, nếu có kính mong bác giảng giải dùm đoạn văn trên, v́ đây là đoạn cốt yếu nhất của tu đơn, nếu bác c̣n những tài liệu cổ hay như vậy, mong bác chia xẻ với mọi người yêu thích t́m hiểu đạo trên diễn đàn, công việc bác đang làm chính là công việc của một vị Bồ Tát tại thế.

Sửa lại bởi minhthuan : 11 March 2006 lúc 2:45am


__________________
minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
Quay trở về đầu Xem minhthuan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhthuan
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 7 of 43: Đă gửi: 11 March 2006 lúc 8:21pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

kính chào Bạn!

*Tôi cho Bạn 4 Câu thơ KHẨU HUYẾT nè!

" Đêm trường thanh vắng rán ŕnh xem
Một khối tṛn vo hiện hẳn ḥi
Muôn đạo hào quang ḷa trước mắt
Ấy là xá lợi rán xăm soi "

*Bạn xem thêm chuyện Thất Chơn Nhơn Qủa tại:

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=683

*Huyền Quan Khiếu chính là THIÊN TÂM ( Điểm giữa 2 chân mày vậy ) theo Lă Động Tân. Đây là khiếu đầu tiên tu luyện của nội đan vậy. Đây là bí pháp mật truyền mà Lă Động Tân đă truyền dạy.Tu Tiên bước đầu phải khai mở Thiên Tâm là nền tản đầu tiên của mọi việc tu luyện nội đan. Bạn có thể t́m thầy học hỏi thêm bí pháp. Bạn có thể ra nhà sách mua cuốn " Bí pháp luyện công của Lă Động Tân " do Tác giả Nguyễn Thế Trường dịch, thật đầy đủ và rơ ràng mà Bạn có thể tham khảo trong suốt quá tŕnh tu luyện nội đan. Kính chúc Bạn như sở nguyện.

Kính mong quí vị và các bạn góp ư thêm, về vấn đề tu luyện này. Kính mong các bậc cao minh trong diễn đàn này nhất là bác Kim Cang Trí và các vị có kinh nghiệm trong việc tu luyện nội đan chỉ dạy và hướng dẫn rơ hơn để Bạn MinhThuận hiểu rơ hơn. Chân thành cảm ơn quí vị và các bạn.
Phổ Quảng
thân chào
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
Huyền Môn
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2
Msg 8 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 5:55am | Đă lưu IP Trích dẫn Huyền Môn

Chào các bạn ,
      Theo Huyền bí học Đông Phương , phần Đạo gia th́ Đơn kinh dùng biểu tượng học quá nhiều để hướng dẩn người tu tập ; về Huyền quang nhất khiếu là Khiếu Trung Chi Khiếu ,là một khiếu bí mật , không thể t́m ra trong kinh lạc hoặc giải phẩu cơ thể học được ; thật ra theo Trường sinh học ( Bio-energy ) th́ Khiếu Huyền quang tức là Khí H́nh đấy , nói theo Phật giáo tức là mở Tâm nhản , nói theo Huyền học Tây Phương th́ là Mind creen .
tức là khi ḿnh nhắm mắt lại thấy tối đen là tại ḿnh chưa mở được khiếu nầy , tức là Tâm nhản chưa mở , khí quang chưa mạnh , nên khí h́nh chưa hiện ; người mới tu tập th́ khi nhắm mắt lại nhiều khi chỉ thấy Hà sa , tức là có nhiều điểm sáng xẹt qua lại như cát của sông Hằng Hà bên Ấn Độ ; nhưng khi dầy công tu luyện , khí quang mạnh , th́ khí h́nh sẽ hiện rỏ , tức là dùng Nguyên Thần để xem , không thể dùng Thức Thần mà xem , v́ nếu dùng Thức thần mà xem th́ khí h́nh sẽ tan biến ngay ...
Đạo gia và Phật gia thường dùng Định và Quán cộng thêm Chú Ngữ để làm mạnh khí h́nh để mở tâm nhản thấy được cảnh giới trong không gian bốn chiều , trong cỏi trung giới ; mà ngày nay danh từ ngoại cảm Tây phương c̣n gọi là Remote Viewing ( Thấu thị) hay là Astral Projection ( Xuất Vía) hoặc OBE's ( Kinh nghiệm của Hồn xuất ra khỏi thể xác )......
     Khi khí h́nh đủ mạnh ,và rỏ ràng th́ sẽ dùng phương pháp chuyển di thần thức Phowa sang Lunar body tức là Dương Thần , đệ nhị xác thân của ḿnh để bay thung dung tự tại ở tam thiên đại thiên thế giới mà không bị vướng mắc ....Đấy là bước đầu trên con đường vượt khỏi âm dương ngũ hành mà tiến đến quả vị Kim Tiên đấy quí vị...... [=D>] [=D>] [=D>]
Quay trở về đầu Xem Huyền Môn's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Huyền Môn
 
minhthuan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1101
Msg 9 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 7:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn minhthuan

Cảm ơn các bác đă giảng dạy về huyền quan khiếu
MT tôi được sự đồng ư của sư phụ nay xin thay lời thày có đôi hàng chỉ điểm huyền quan khiếu, trong sách này dùng lối nói ẩn dụ nhiều, nên chỉ điểm có thể thiếu sót hoặc không sát ư mong các cao nhân bỏ quá cho và hy vọng được các vị bổ túc thêm cho, những ai muốn nhận biết huyền quan hăy đọc thuộc ḷng đoạn văn trên, đêm ngày nghiền ngẫm đến khi 'tâm hội tâm', sẽ lĩnh được ư chỉ của tác giả mà tự nhiên khai ngộ.

__________________
minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
Quay trở về đầu Xem minhthuan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhthuan
 
minhthuan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1101
Msg 10 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn minhthuan

CHỈ ĐIỂM HUYỀN QUAN KHIẾU

1.Huyền quan là tiên thiên tổ khí. Cư trú tại Nam Thiệm Bộ Châu, nước Vô Song, phủ Thần Châu, huyện Thần Sa, trong núi Côn Lôn là Linh Sơn Thái Tử, tên Chơn Ngươn, tự là Ngươn Dương, hiệu Tây-Lai-Ư
-----------------------------------
Nam Thiệm Bộ Châu là phương nam, theo thuật tướng mệnh phương nam là thượng đ́nh thuộc trán, núi côn lôn, linh sơn là vị trí từ huyệt mỏ ác xuống tới sơn căn, vậy huyền quan khiếu nằm tại sơn căn.

2.V́ bởi sắc dục chưa dứt, tham tưởng hồng trần. Nhơn trời đất mở cửa mới xuống Bác Cu Lư Châu, nước An Dưỡng, phủ Huyền Huỳnh, huyện Bạch Kim, làng Bồ Đề, nơi chơn núi Linh Sơn
-----------------------------------
bắc cu lư châu là phương bắc, sau khi tiên thiên khí nhập thân th́ xuống ở tại phương bắc, ỡ thân người là thận, thường tạo tác t́nh dục.
------------------------------------
3.Con nuôi là nhà Thận, cha nuôi là Hạo Nhiên, là người tâm tánh nhơn từ, mẹ nuôi là Trần Thị Tâm, là tham luyến phàm huê lại lo lắng hoạn nạn, cực nhọc, lao lực phí thần
------------------------------------
đoạn này ư nói tiên thiên khí sau khi nhập thân th́ cư trú ở thận, nhận tâm, thận, khí hô hấp là quyến thuộc, gọi là cha, mẹ, con nuôi ư nói nguồn gốc khác nhau, một đàng là tiên thiên , một đàng hậu thiên, hai đàng nương dựa vào nhau mới tồn tại được.
------------------------------------
3.Trong lúc nửa đêm, khi ở trên giường ăn năn, hờn giận lo tưởng, bỗng nghe cách vách, linh phu khuôn mẫu hiệp thương. Huyền quan ḷng mừng nhảy nhót, mau mau đứng dậy chạy vào bụng khuôn mẫu, lộn lạo biến hóa anh nhi, chịu khổ 3 năm, đến năm Đinh Tỵ, 30 tháng 5 ngày hạ chí, mượn mẹ đầu thai. Ở trong bụng mẹ tính đợi 100 ngày, đến đời vua Phục Hư (hườn hư), năm Bính Ngọ, mùng 1 tháng 11, ngày đông chí, giờ Tư sanh ra. Linh phụ khuôn mẫu già cả đặng một con th́ rất hân thiên, hỉ địa, cũng như ban đêm được ngọc Minh Châu, mới đặt tên là Huyền Quan.
------------------------------------
linh phụ khuôn mẫu hoà hiệp tức là âm dương phối hợp th́ tiên thiên khí từ huyền quan chạy xuống bụng khuôn mẫu là hạ đan điền, biến hoá anh nhi tức là đă có h́nh có dạng, có thể nh́n thấy được, gọi là huyền quan lộ xuất, giờ tư sinh ra là thời điểm hoạt tí thời trong tu luyện, ví huyền quan như ngọc minh châu v́ khiếu huyệt này phát sáng như ngọc minh châu vậy.




Sửa lại bởi minhthuan : 12 March 2006 lúc 8:09pm


__________________
minhthuan - thuanminh - thuần dương - lăo 9
Quay trở về đầu Xem minhthuan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhthuan
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 11 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Chơn Ngôn Bí Truyền
Của Chơn Sư Tiên Trưởng

1
Pháp luật bí mật của Đạo Vô Vi
Đây, dưới đây là ch́a Khóa bí-mật để mở cửa kho
phép-tắc nhiệm-mầu của Đại-Đạo Vô-vi do nơi đó mà
biến hóa vô cùng vô tận...

Sơ Giải
Luyện Đạo là lấy cái nghịch điều ḥa cho cái
thuận dùng cái thuận mà khám phá ra cái nghịch
Nhưng phải hiểu cội-lư nó như vầy :
Cái H́nh của Đạo có 2 yếu-tố : 1 Âm và 1 Dương.
Cái Hồn của Đạo là vô Tướng vô Sắc,
Người tu phải mượn cái H́nh-Đạo mà lập nền cho
Đạo thể củng như ta mượn xác phàm của ta đặng tu
luyện hóa ra xác Thánh cho ta vậy.
Thời kỳ vô-thể, Thái Cực c̣n nguyên vẹn chưa phân
làm Lưỡng-nghi, Tứ-tượng, th́ Đạo không Động,
không Tịnh, bao phủ lấy âm-dương đó là Đạo-Thể.
Đến khi Thái-Cục chia 2. Âm Dương tách ra 2
nẻo tuần hoàn sanh ra Đạo ; ấy là Đạo Dụng.
Từ đây Tiên-thiên giữ ǵn Đạo-khí, c̣n Hậu-Thiên
là H́nh-Thức của Âm-dương.
Hậu thiên động tịnh trong ḷng Tiên-Thiên tức là Âm
Dương động tịnh trong ḷng Đạo. V́ đó Đạo-kkí cũng bị
ảnh hưởng mà tiêu hao, xem ra th́ chính Đạo sanh ra
Âm Dương mà Âm Dương là rường cột của Đạo, có
Bạo mới có Âm Dương.
Trái lại có Âm Dương mới có Đao, đó là Thái Cực
tạo ra Âm Dương, và nghịch trả lại là Âm Dương giao
cảm tất hiệp thành Thái Cực, là hỏi :

168
Lúc Thái Cực phân ra 2 ngôi th́ Âm Dương cũng
phân ra 2 đường .
1- Ở ngôi Tiên Thiên th́ có Thiên-Thiên Âm Dương
2- Ở ngôi Hậu-Thiên th́ có Hậu-Thiên Âm-Dương
1- Tiên-Thiên Âm-Dương là KHÍ cho nên chẳng thể
rờ được, bóp được, nắm được, hưởi được.
2- Hậu-Thiên Âm-Dương là CHẤT cho nên rờ được,
bóp, nắm, chứa được.
1- Tiên-Thiên Âm-Dương là Nước cốt.
2- Hậu-Thiên Âm-Dương là Cặn bă.
1- Bởi nơi Thái-Cực Tiên-Thiên Âm-Dương sẵn có.
2- C̣n Hậu-Thiên Âm-Dương là do Thái-Cực sanh ra .
1- Tu luyện Kim Đơn phải hiểu chỗ Hậu-Thiên Âm-
Dương mà dùng.
Mà phải nhờ có Tiên-Thiên Âm-Dương mới thành
đạt đươc
Thái-Cực Tiên-Thiên Âm-Duơng sanh Hậu-Thiên
Âm-Dương, Hậu-Thiên Âm-Dương sanh ra loài-người.
Bây giờ loài người 1ấy Hậu-Thiên Âm-Dương của
ḿnh mà hiệp với Tiên-Thiên Âm-Dương th́ sẻ được một
Thái-Cực, tức là Hườn-Đơn gọi là Thánh-Thai hay là
Kim-Đơn đó .
Vậy nếu biết làm cho âm-dương trong ngoài thân ta
mà giao cảm được th́ ta nắm được mối Đạo của Trời
tức là biết được phép mầu-nhiệm của đấng Tạo-Hóa vậy!
Muốn rỏ phép giao cảm âm-dương Tiên-Thiên và
Hậu-Thiên th́ phải học tlông Thiên-Can và Địa-Chi, cùng
là phải biết Huyền-quang là nơi giao cảm âm-dương ;
phải biết Khảm-Ly Tiên-Thiên và Khảm-Ly Hậu-Thiên,
phải biết ngoại dược là Chơn Diên, c̣n nội dược là
Chơn-HốngĐạo hữu nào muốn học thông phép nhiệm mầu trên
đây th́ phải lo tu tâm, luyện tánh, có hạnh đức hoàn

169
toàn sẽ gặp Đại-Đức Chơn-sư Tiên-trưởng có đủ
quyền năng tiếp dạy mới thấu rỏ máy Thiên-Cơ đặng !

2
Tại sao là Lảo và Tử
(Có già, có Chết)
Chú giải:
Đạo là : Âm-Dương tiêu trưởug ;
Làm người khá thông, lo chưởng lấy Tinh thần
hầu lo tu-luyện cho kịp th́ giờ.
l- Thuần-Dương : Nhựt-Nguyệt, là căn cơ của
Thiên-địa.
2- Người do Tinh thần mà bảo tồn tánh mạng.
1- Càn-Khôn, th́ Nhựt là Dương, thường tồn
thường tưởng .
C̣n Nguyệt là Âm, thường luân thường chuyển.
Bởi vậy con người có sanh trưởng, th́ có lăo có
tử !.
Thần và Tánh của con người thuộc Dương, nên bất
tiêu bất diệt !
C̣n Tánh mạng thuộc-Âm, thường tiêu thường vong,
có sanh có trưởng, có Lảo và có Tử.
Như Nguyệt, Âm, sanh trưởng, ấy là: bực
thượng đức, c̣n lảo và tử là phẩm hạ đức.
Ngườl Thượng-Sỉ, nên tùng sanh trưởng mà giải thoát
tục trần, đặng vào nơi Thánh Đạo !
Kẻ Hạ-Sỉ, sẻ phải bị tiêu vong, th́ nên tùng cơ Đạo mà
Chấp Đức vậy.
Chấp Đức cho kịp lúc Lảo thành ; bởi Âm Dương
tiêu trưởng có đôị đường :

Khi sơ sanh th́ Thiên vô Nguyệt! c̣n Nhơn th́ vô Tinh

170
ấy là quẽ Khôn Vi-Địa
1- Đến ngày sơ-tam, th́ sanh đặng Nhứt dương,
biến-khôn thành phục quái !
1- Người đặng 96O ngày, mớỉ có 1 điểm tinh !
2- Cho đến Sơ ngủ, th́ Nguyệt biến Âm, thành Nhị-
dương, là biến phục thành Lâm.
2- Người đặng 5 tuổi, 4 tháng, mới có 2 điểm
Chơn-tinh ! 3- Đến sơ-bát th́ Nguyệt thâu đặng Tam dương
biến Lâm thành Thới
3.- Người đặng 8 tuổi mới có 3 điểm Tinh !
4- Đến thập nhứt, th́ Nguyệt thâu đặng Tứ dương
biến Thới thành Trán !
4- Người đặng 12 tuổi, 8 tháng, mới có 4 điểm
Tinh !5- Đến ngày thập-tam, th́ Nguyệt thâu đặng Ngủ
dương, biến Trán thành Ương !
5- Người đặng 13 tuổi, 4 tháng, mới có 5 điểm
Tinh .6- Đến ngày thâp-ngủ-nhựt, th́ Nguyệt thâu đặng
Lục-dương, biến Ương thành Càn !
6- Người đặng 16 tuổi, mới có 6 điểm Tinh, th́
Càn khôn chói rạng Lục-dương sanh trưởng !!!
Nguời nơi đây đă lớn, Tinh thần đầy đủ, th́ kiếp mau
tầm đường siêu sanh Liễu Tử ! Giờ nầy chẳng tu, th́ 8
năm lại biến thành Nhứt Âm !...
C̣n Nguyệt , biấn thành Nhứt-Âm, Càn đổi ra Cấn (l)
Ooo

1- Người đặng 24 tưổi, th́ đả khuyết 1 điểm
Chơn-tinh, nếu chẳng lo tu-luyện, th́ đến 32 tuổi, th́
đả khuyết 2 điểm-dương rồi !
1- Như mặt Nguyệt ; đến Nhị thập-nhứt-nhựt, khuyết

171
nhi-dương, biến Cấn thành Độn ! Nơi đây chẳng dụng
trí tri mà tu-luyện ; để đến 40 tuổi, khuyết 3 điểm-
Dương ắt khó hườn : Nhưng gắng công lâu ngày th́ củng
thành đặng.
3- Như mặt Nguyệt; đến Nhị-thập-tam-nhựt, th́
khuyết tam-dương, biến Độn thành Bỉ !
4- Người chẳng tu đợi đến 48 tuổi, th́ đă khuyết
4 điểm Dương, rồi th́ thêm khó; nhưng gắng công mài
sắt, ắt ngày nên kim.
Như mặt Nguyệt; đến nhị-thập-ngủ-nhựt, đă thành tứ-
Âm, biến Bỉ thành Quang !
5- Người chẳng siêng cần, để đến 56 tuổi, th́
khuyết đến 5 điểm Chơn-dương !
Như mặt Nguyệt; đến nhị-thập-bát-nhựt, đă thành
Ngủ-Âm, biến Quang thành Bát .
6- Người chẳng kịp tu, th́ đến lục-thập tứ-tuế (64
tuổi) th́ khuyết hết 6 điểm Chơn-Tinh đă hết rồi, ô hô
lâm mạng !
Như mặt Nguyệt; đến tam-thập-nhựt th́ lục Âm
thuần toàn, biến Bát thành Khôn, th́ trên Trời không
trăng, nơi người không mạng !

Nơi đây c̣n có sát chơn-Âm, th́ dùng Âm-trung, phản
luyện thành Dương, th́ thật là khổ-gay ; nhưng Chí-tâm.
Chí-đức gắng công phục hồi, cũng đặng thành Thánh-
Đạo !
Vậy thiện-nam và Tín-nữ, mau tầm Đại-Đạo, hầu
phản-bản huờn-nguyên, cho kịp kỳ lảo-tử !
------------
(1 ) = Càn (thuộc Kim) - Cấn (thuộc Thổ) – Khôn (thuộc Thổ)

172
3
Tu Thân Luyện Kỷ
Con người là Tiểu-Thiên-Địa, v́ trong thân con người
cũng có âm-dương như Trời-Đất vậy.
Nhờ nhị khí Âm-Dương mà hóa-sanh đặng.
Phía trước thân người là Mạch-nhâm.
Phía sau thân người là Mạch-Đốc.
Hai mạch nầy nối nhau hai đầu :
Phía trên gọi là Thượng-thước-Kiều.
Phía dưới gọi là Hạ-thước-Kiều.
Vậy Nhâm-mạch đi qua từ lổ-mũi theo cuống họng
xuống Bao-tử tới Đại-trường và Tiễu-trường đó là
thống-lộ của tam-Điền là Nê-huờn-cung , Huỳnh-đ́nh
cung và cung Khí-huyệt .
C̣n Đốc-mạch đi từ Cốc-đạo lên Côn-lôn-đảnh,
lúc là Kỉnh-đồ trong Tam-quang là Vỉ-Lữ quang, Giáp-
tích quang v Ngọc-chẩm quang .

Giải nghĩa hai mạch này
Khi Thai-nhi c̣n ở trong Thai-bào th́ mạch nầy lưu-
thông với nhau, điều-ḥa luân-chuyển ăn nhịp với trong
thân Thai-nhi.
Bởi vậy cho nên Thai-nhi không ăn không uống không
thỏ mà vẫn sống là do nơi tam-bủu (Tinh-Khí-Thần) c̣n
trong sạch ở nơi Tiên-Thiên vậy.
Con người có :
Mắt tức là Thần.
Mũi tức là Khí. .
Tai tức là Tinh.
Nếu ba món nầy trong sạch, nghĩa là Mắt không thấy,
Mũi không hưởi, Tai không nghe, th́ gọi Tiên-thiên Tinh
Khí-thần vậy, trái lại : nếu thấy được, nghe được, thở được



174
th́ Tiên-Thiên tam-bửu sẽ trở xuống thành Hậu-Thiên tam-
bủu .
Th́ bây giờ : Càn-khôn đổi thành Ly-khảm tức là 2
Mạch Nhâm-đốc phải rờ́ ră ở nơi thước-kiều, (Nhị
Thước kiều) do đó anh-nhi mất lẻ trường sanh.
T'u tức là nơi chỗ nầy :
Đạo là vận trù t́m trường-sanh nơi đây vậy. Nếu
Tham thiền nhập định nên nhớ để chơn-ư vào chỗ thước-
Kiều hầu ráp lại 2 mạch Nhâm-Đốc lại. V́ Nhâm-Đốc cụ-
thông, bá mạch tương thông th́ nhơn thân vô bịnh ! đó là
trường-sanh; nếu 2 mạch Nhâm-Đốc thông hiệp nhau rồi
th́ liền có hào quang của Tiên-thiên-khí hiện sáng ḷa
vậy. Lúc nầy con người cảm thấy thân nhẹ nhàng yên-lặng
khỏe-khoắn, trí chẳng nhiễm một điểm trần nào hết.
Có câu rằng : Nhứt niệm bất sanh, toàn thể hiện, lục-
căn tái động bị vân già.
C̣n luyện trường sanh Đơn-dược chỉ là dụng 8 lượng
Diên và 8 lượng Hống để tại Thượng-thức-kiều do bởi
Chơn-ư đủ huyền diệu làm cho Nhâm-Đốc tương thong.
Phải ǵn Ngươn Thần cho chính !!... Nơi nầỵ phải trao
Khẩu khuyết.
Phải để chơn-ư Thượng-thước-kiều th́ bổn-chi bất-
động. Ngủ-uẩn giai không, phải cấm-khẩu tồn-thần định
điều-tức miên miên, mạc giao gián đoạn, dĩ hữu như-vô,
đó là ngưng thần tổ khiếu là để chơn-thần nơi Tổ-Đạo
mà hấp thụ Tiên-Thiên-khí vậy (Ngủ-huẩn : sắc, thọ, tưởng,
hành, thức).
Th́ trong thân ta lúc nào cũng có khí Tiên-Thiên.
Bởi v́ : Hữu thử Tiên-Thiên tắc sanh
Vô thử Tiên-Thiên tắc tử .

    

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 12 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

147
Khẩu Khuyết Tâm Truyền
1- Khẩu-khuyết Chơn-truyền
2- Luyện-Đạo theo Tân-pháp Cao Đài .
3- Chơn-Ngôn bí-truyền của Chơn-Sư Tiên-Trưởng.

I
KHẨU-KHUYẾT CHƠN-TRUYỀN
Tu-luyện cần phải :
1- Quảng-đại, từ-ḥa, ân-xá.
2- Bế-khẩu dưỡng Khí.
3- Tịnh-tâm tồn-thần hầu đặng bảo-nguơn thủ nhứt tam-bửu ((Tinh-Khí-Thần)).
Tu mà không tịnh-dưỡng Tam-bửu cho đầy đủ đặng tiếp Linh Khí Hư-Vô, hườn lại bổn-thể, để cho hao-tán hết Tam-bửu th́ c̣n ǵ mà tu.
Phép tu-đơn luyện-thần, hườn-hư th́ phải tập-quán tịnh-tọa hư-vô cho đặng nhiều ngày đặng dẹp trừ thành-kiến do trược-dục mà ra.
Nguơn-thần an-tịnh th́ mới có định-thần dưỡng Khí đặng.
Phải dẹp bỏ phàm-tâm, sẽ có ứng chơn-tâm. Trong chơn-tâm sẻ sanh ra chơn-khí tựu hườn trong Khí căn huyệt .

148
Trước khi muốn tu luyện phải hiểu đoạn này :
Trời-Đất-Người có liên can tương hiệp

I
Tam Giáo Qui-Pháp Ngủ-Hành
THÍCH-GIÁO lấy Ngủ-giáo làm đầu là Đức .
Nhứt = bất sát sanh ( 1 chẳng giết loài sống).
Nh́ = bất du đạo (2 chẳng trộm cướp).
Tam = bất dâm-dục (3 chẳng tà dâm) .
Tứ = bất ẩm tửu (4 chẳng rượu thịt).
Ngủ = bất vọng ngữ (5 chẳng nói dối).

NHO-GIÁO lấy Trung-thứ làm đầu là Hạnh làm khuôn
Nhơn = nghe tiếng chẳng nở ăn thịt là Nhơn.
Nghĩa = đừng làm cho người cái điều ḿnh không
muốn là Nghĩa.
Lễ = không gian dâm vợ con người là Lễ.
Trí = không uống rượu cho loạn tánh là Trí.
Tín = không nói gạt người và chẳng sai lời là Tín.

ĐẠO GIÁO lấy cảm-ứng Ngủ-hành làm Thăng.
1.- Kim 2.- Mộc 3. - Thủy 4- Hỏa 5.- Thổ di Đức.

II
NHỨT-KHÍ HẠO-NHIÊN TẠI SAO MÀ KHUYẾT
Giải-nghĩa
1.- Nếu chẳng răn SÁT-SANH th́ không Nhơn.
Không-Nhơn th́ KHUYẾT-MỘC, ở tại Trời Sao Tuế Tinh chẳng an, ở tại Đất th́ Đông Phương có tai nạn, trong thân Người tại Can-Đởm có hại vậy .

149
2.- Nếu sanh ra TRỘM-CƯỚP th́ không Nghĩa.
Không-nghiă th́ KHUYẾT-KIM, ở tại Trời, Sao Thái-Bạch chẳng an, ở tại Đất th́ Tây-Phương có tai nạn, trong than Người tại Phế-Trường có hại vậy.
3.- Nếu sanh ra DÂM-DỤC tà dâm th́ không Lễ
Không-Lễ th́ KHUYẾT-HỎA ở tại Trời, Sao Vinh-Hoặc chẳng an, ở tại Đất th́ Nam-Phương có tai nạn, trong thân-Người tại Tâm-Trường có hại vậy.
4.- Nếu ham UỐNG-RƯỢU mất trí, không Trí.
Không-Trí th́ KHUYẾT-THỦY ở tại Trời, Thần-Tinh chẳng an, ở tại Đất, Bắc-phương có tai nạn, trong thân- Người tại Thận-thủy và Bàng-quang bị hại vậy.
5.- Nếu NÓI DỐI tức là không Tín
Không-Tín th́ KHUYẾT-THỔ, ở tại Trời,Trấn-tinh chẳng an, ở tại Đất th́ Trung-Ương có tai nạn trong thân Người tại Tỳ-Vị phải bị hại vậy.
Đó là Bỗ-khuyết khá nhớ.

3
THẤT-T̀NH LỤC-DỤC
TẠI SAO PHẢI NGĂN NGỪA CHÚNG

Lục-dục là : Nhăn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ư.
1. NHĂN th́ ưa màu sắc tốt đẹp, v́ mắt ngó thấy sự tốt đẹp màu sắc th́ sắc động lên.

2.- NHĨ th́ thích nghe những giọng nói tao nhă thanh bai, ưa nghe điều phi lễ mà sanh ra Buồn, Giận, Vui, Mừng, Sợ, Ghét.
3.- TỈ ưa mùi thơm, hơi ngọt mà khiến ḷng tham muốn.
4.- THIỆT lưỡi thích nếm vật lạ món ngon nên phạm tội sát-sanh mà sa đọa vào đường lục đạo .

150
5.- THÂN th́ mến vợ đẹp hầu sinh, dục t́nh dâm niệm, ham dâm dục quá độ làm cho hao tán Ngươn Tinh, Ngươn Khí, Ngươn Thần .
6.- Ư th́ biến sanh tưởng vất vơ quấy quá. Cái Ư là mối đại hại nhứt cho con người, có khi lợi ích và có lúc làm cho tội lỗi nữa.
Nó tưởng sự nầy sang qua sự nọ, chuyện kia hết sức rồi tới chuyện nọ sanh ra, nhảy vô hiện ra lẹ làng không chi ngăn đón nó đặng.
Vậy th́ Mắt thấy, Tai nghe, Mũi hưởi, Miệng niếm Thân ham, xúm nhau làm cho Thần hồn xao động sanh ḷng quấy quá. Lục Dục là sáu con quỉ tức là sáu đứa du côn ; nhưng biết cách thâu phục chúng nó đặng th́ sáu con quỉ ấy trở nên LỤC THÔNG là đắc Đạo.
Muốn thâu phục chúng nó th́ làm cách nào ?
Là cần phải chủ cái TÂM, Tâm thanh tịnh, định cái trí tự nhiên. LỤC DỤC được an th́ LỤC THẦN đầy đủ.
Hể có LỤC TRẦN, mà có LỤC TRẦN mới sanh ra LỤC TẶC, có Lục Tặc th́ làm lại Lục Căn, Lục Thức, Lục Thần nên sa vào ĐỊA NGỤC hay LỤC ĐẠO,
Lục tặc là 6 con Ma Quỉ hại người ; bởi vậy người Tu hành phải giữ Lục Trai cho chín chắn, dồi luyện Mắt, Tai., c̣n cảm giác sự dơ hèn của Trần thế . Rồi cần phải Tâm Cảnh Trai nửa th́ mới được hoàn toàn mà đắc Đạo.
THẤT-T̀NH là : Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ.
Hỷ là Mừng, Nộ là Giận, Ái là Thương, Ố là Ghét, Ai là Buồn. Lạc là vui, Cụ là Sợ,
Muốn tránh Thất t́nh th́ phải tập chí cho cao thượng, đừng để chúng nó cám dổ, Lục Dục khiến sai , ḿnh phải

151
mạnh bạo cương quyết mà làm chủ nó, chớ đừng yếu ớt lôi thôi, để nó sai khiến ḿnh rồi nó muốn chi cứ phải vừa theo nó măi th́ làm sao tu cho thành được.

4
V́ tại sao phải Qui Tam Bửu Ngũ Hành ?

TAM-BỬU
1:- Lo lắng, vọng-tưởng, nầy nọ th́ LAO THẦN (LINH HỒN).
2.- Ham muốn, mơ mộng phú qui vinh huê th́ TÁN-KHÍ.
3.- Dâm mê-sa t́nh trường dục-hải th́ tổn Tinh.
Nếu Tam-bửu hao hoài th́ tự-nhiên ngũ-hành (5 tạng) củng phải xiêu bè suy nhược cũng theo nhau cả.

NGŨ-HÀNH
Tại sao phải cần giữ ngũ-hành tức là ngũ-tạng ? V́ sợ bị hao tán nên phải tránh.
1- HAM GIÀU SANG phải trù nghĩ kế nọ mưu kia, phương nầy chước nọ báo hại phải hao cái Chơn Tâm .
TÂM ấy thuộc HỎA
2. - MƯU KẾ định rồi, th́ phải phấn đấu tranh đua để đoạt sao cho kỳ được mục-đích mới nghe th́ báo hại tới lao Can.
CAN ấy thuộc MỘC.
3.- MỤC ĐÍCH SANG GIÀU đả đoạt xong th́ muốn vui xác thịt, sanh bể-dục, sóng-t́nh tha hồ đấm đuối ngày đêm, báo hại thêm ra lao Thận.
THẬN ấy thuộc THỦY.
4.- SẮC-DỤC vui say, bèn tầm kiếm món ăn vật lạ thèm ngon của Miệng Lưỡi mà lắm khi chất độc khắc cũng chẳng từ, báo hại phải tổn Tỳ .

152
Tỳ ấy thuộc THỔ .
5- NGON MIỆNG thấm lưỡi no say ngon khoái rồi, th́ bị vật-thực bằng huyết-nhục kia nó mới phát sanh ra tánh con người hiểm độc hung-hăng, táo bạo, ganh-gổ, tự phụ, tự kiêu, ham sân v́ máu nóng sanh ra báo hại thêm cho hao Phế.
Phế ấy thuộc Kim.
Đó là NGỦ-HÀNH đả suy mà NGỦ TẠNG đả nhược.
Vậy th́ người Tu-luyện phải không ham giàu, không ham sang, không ham ngon béo, không ham dục ; các sự đều Không, Không. Không hết thể mới thành công đắc-quả
Thi rằng :
Tu hành ngủ-giới với tam-qui.
Hai nẻo cho xong mới kịp th́.
Tứ cú kim-cang phân chỉ rỏ.
Muốn về cực-lạc phải làm y.

Ngủ Khí Triều Ngươn cùng Tam Huê Tụ Đảnh
Ngủ Khí:
1- Không MỪNG)) th́ HỒN-ĐỊNH tức là Khí Thanh Đế. Đông Phương Triều Ngươn.
2- Không GIẬN th́ PHÁCH ĐỊNH tức là Khí Bạch Đế. Tây Phương Triều Ngươn.
3- Không VUI th́ THẦN ĐỊNH tức là Khí Xích Đế. Nam Phương Triều Ngươn.
4- Không THƯƠNG th́ TINH ĐỊNH tức là Khí Hắc Đế. Bắc Phương Triều Ngươn.
5- Không DÂM th́ Ư-ĐỊNH tức là Khí Huỳnh Đế. Trung Ương Triều Ngươn.
Đó là cách giữ ǵn cho Ngủ Khí Triều Ngươn.

153
Muốn cho Ngủ Khí Triều Ngươn th́ phải cữ Ngủ Huẩn, Ngủ-huẩn là năm món thảo mộc khí vị độc dữ kỵ với phép luyện-đơn là :
Khói thuốc, Hành, Hẹ, Tỏi, Củ-Kiệu.
KHÓI-THUỐC : Khắc tạng PHẾ thuộc KIM phạm nhầm th́ tán khí hư Phổi.
Hẹ : Khắc tạng CAN thuộc MỘC phạm nhầm th́ làm cho tổn can là Gan.
HÀNH : Khắc tạng THẬN thuộc TIIỦY phạm nhầm th́ sẽ hư trái Cật.
TỎI : Khắc tạng TÂM thuộc HỎA phạm nhầm hại Tim th́ tuyệt Hỏa.
Củ KIỆU : Khắc tạng Tỳ thuộc THỔ phạm nhầm th́ phạt Bao-tử,
Người tu luyện Đơn-Kim nếu phạm nhằm Ngủ Huẩn th́ không Kết-Đơn, mà nó khắc Ngũ Tạng làm cho đau ốm c̣n bị lây phạm tới Ngủ Giới th́ không đặng Ngủ Khí Triều-Ngươn đó.Ngủ-khí ]à Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tức là ngủ hành (trong ḿnh con người). Đêm ngày mỗi món đều ở yên mỗi một chỗ, là hành nào th́ hành nấy ở đó, chẳng đặng đi bậy qua chỗ khác.
a- Ban ngày thời Kim-khí ở nơi CON MẮT; MỘC-KHÍ ở nơi LÔ TAI ; THỦY-KHÍ ở tại Lỗ MIỆNG; HỎA-KHÍ ở nơi LÔ MỦI; THỔ-KHÍ ở nơi NGOÀI DA.
b- C̣n ban đêm th́ KIM-KHí trú lại PHỔI; MỘC-KHÍ trú lại GAN; THỦY-KHÍ trú tại CẬT; HỎA-KHÍ trú tại TRÁI TIM; THỔ-KHÍ trú tại BAO-TỬ. Mỗi ngày ngũ-khí đều có

154
hao kém, v́ bởi ngủ tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận nó hay chuyển-động.
Như may mà gặp đặng minh-sư truyền chỉ phép hồi quang phản chiếu, th́ mới biết làm cho ngũ-hành triều tụ (chầu nhóm) nơi HUYỀN-QUANG-KHIẾU.
Đó là Ngủ-Khí Triều-Nguơn vậy.

TAM-HUÊ TỤ ĐẢNH PHẢI LÀM CÁCH NÀO ?
TAM-HUÊ
((Tam-Huê là Tinh-Khí-Thần)).
Ban đêm Tinh-khí-thần trú nơi trái cật.
Ban ngày th́ ở ba nơi khác nhau. Ba chỗ ấy là :
Tinh ở nơi Lổ-tai,
Khí ở tại lổ miệng.
Thần tại con mắt : miệng nói tai nghe, con mắt thấy điều nầy kêu điều kia, mà làm cho lần lần hao ṃn Tinh Khí Thần.
Kẻ tu hành luyện-đạo phải lấy chơn-ư mà thâu Tinh-Khí-Thần đem vào nơi Kim-đảnh (là trong óc).
Đó là làm cho Tam-Huê Tụ Đảnh vậy.

6
Dùng Ngủ-Vị cho phù hợp với Ngủ Chất .
Ngủ-chất là : Cay, Mặn, Đắng, Ngọt, Chua .
Mà phải đồng chất nhau.
Ngủ-chất y Ngủ-hành v́ nó dưỡng Ngủ-tạng cho nên nếu dùng tạp-chất th́ thọ bịnh.
Nếu phế thanh mà Tâm suy th́ củng chẳng đặng :
Ngủ-Tạng phải đồng cùng nhau mới có an Khí khởi hành.
Chất Cay là Kim sanh ra Khí khô ráo mở đường nhuận tả thăng xuống khiếu phổi.
Chất Chua là Mộc sanh ra khí ấm áp có thể thâu liễm

155
rút lại và sáp lợi cho Gan.
Mặn là Thuỷ hóa khí , sanh hàn làm cho mềm, bền trong chơn Thận.
Đắng là Hỏa , sanh ra khí nhiệt làm cho ráo Tim bền lại được
Ngọt là Thổ, sanh khí ra ẩm thấp mở mang con đường thông thả theo lá-lách mà đi vô Tỳ.

Ngũ Vị bổ Ngủ Tạng .

Màu Xanh là đậu xanh ăn bổ Gan
Màu Trắng là đậu trắng ăn bổ Phế
Màu Đen là đậu đỏ ăn bổ Thận
Màu Đỏ là đậu đỏ ăn bổ Tâm
Màu Vàng là đậu vàng ăn bổ Tỳ

Song phải biết nhiệt-hàn

Nếu bế Dương-quang th́ đặng Trường-sanh và ít có đau :
Ít nói bổ Phế
Ít ăn bổ Tỳ.
Dứt lo-tưởng bổ Tâm.
Trừ được hờn, giận nảo phiền bổ Can.
Ĺa sắc-dục bổ Thận.
Chỗ Trường sanh là tại Chơn-thần tịnh-chơn.

7
Phương pháp bảo hộ Nội Tâm vệ sanh về Tu luyện .
Mấy điều yếu-lư
I.- Khi ăn cho đúng giờ chở nên ăn nhiều mà Tỳ tướng ph́nh lên.
II.- Ăn rồi phải đi đứng , lúc đi cho thong thả khoan

156
thai ước độ 300 bước rồi sẽ nằm hay là ngồi.
III. Khi đi đại tiện, nơi đại-biền và tiểu-biền chớ nên dục tốc, củng chẳng nên rặn mà phải bị hao Khí nghe !
IV Nếu có chi lậu (là địch) chờ nên nín mà trược khí trở lên làm hại cho Nê-hườn cung nghe !...
V Chớ khá ngồi lâu, nằm lâu, bước ra đi phải cho thật chẳm rải, chớ nên hối hả xạo-sự nội chỉ (là đại-trường chuyển-động).
Đi phải cho thẳng lưng, càng cho đều đồng tiếp theo y như Hành-Thoàn vậy.
VI C̣n sự ăn nói : Tiếng phải cho Diệu-diệu, Sự nói ấy là cách (nuôi Chơn Khí vậy). Và củng chẳng nên lóng nghe những các thứ tiếng ở ngoài vội vàng.
VII Không nên trứ Ư vào đâu cả ! cũng đừng ngó Sắc ǵ hết cả ! nếu ngó Sắc th́ phải động Tâm mà sanh ra Vọng T́nh.
VIII Nếu ngỏ rỏ th́ thuộc về Thức-quang mới sanh ra Vọng, bởi c̣n có phân biệt bỉ-thử.
Tánh-quang ngó qua rồi hiểu liền ít hay phân tể.
Sự Sanh Vọng bởi do Tỳ-tướng không teo làm cho Sanh-khí phát động mà khó ngồi an Thoàn-Tọa.
IX - Khá giữ ǵn nơi Nhăn-quang là đôi mắt củng kêu là Song-Mâu-quang.
X - C̣n sự thở hơi cho riêu-riêu chớ cấp tốc củng đừng thở theo hơi ruột v́ nếu thở hơi ruột th́ Chơn-khí trở ra hết.
XI Tu luyện phải giữ Tam-bửu cho đầy đủ sung túc tươi tắn, đừng mộng tưởng mà sanh ra Vọng-t́nh Vọng-ư th́ tự nhiên khỏi bịnh

    

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 13 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:30pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Luyện Đạo theo Tân Pháp Cao Đài

1
Phép luyện kỷ
Biển lặng thấy Ngọc trầm đáy biển
Ḷng gạn đục Đạo trổ nơi Tâm.
Luyện-kỷ trước hết phải dẹp Thất-t́nh Lục-dục, nhứt
trần bất nhiễm, vạn duyên đốn tuyệt, Nhăn-nhỉ-tỷ-thiệt-
Thân-Ư đều là bế thâu lại. Đi, đứng, nằm, ngồi, bằng
chuyên tâm niệm tưởng Lục-tự Tân truyền (là Nam-mô
Cao-Đài Tiên-ông) hay là Lục-tự Cổ-truyền là (Nam-mô-A
Di-Đà-phật) đặng để Tâm không .
Khi niệm tưởng th́ hít khí Trời vô nhẹ nhẹ cho chí
Rún, niệm tưởng nghe ở bực Nam-mô-Cao, khi thở ra
Đài Tiên-Ông (từ Rún sấp ra là Đài-Tiên-Ông cho tới mủi,
hít vô thở ra như vậy, niệm tưởng như vậy đặng thâu
Thất-t́nh Lục-dục).
C̣n khi Tịnh-tọa, (tọa Thoàn) lưng cho ngay thẳng
như cây thước để dựng đứng vậy, mặt phải b́nh, (lưỡi để
trên ổ-gà), mắt nhắm phải cho hí hí vừa thấy yến sáng.
mà cũng đừng tưởng nơi yến sáng.
Khởi sự th́ trước hết hít vô mạnh cho chí nún, rồi
hà ra hít vô 3 lần như vậy đặng cho quên hết cuộc trần,
đó cũng gọi là Mộc-dục.
Kế đó Niệm Lục-tự tân-truyền rồi Thần-Quang phản .
chiếu nơi (Linh-Sơn là Tâm) ư thủ Quang-Môn (là Rún)
hơi hít thở niệm tưởng cho điều ḥa, một hồi rồi không
niệm tưởng nửa, phải vong-ngă, chừng nào có phóng tâm
th́ ư niệm tưởng như trước, một hồi cho lâu rồi cũng phải

158
Vong-ngả nửa mới tiềm nội-tức đặng, cùng tiếp diễn của
Tạo-hóa !

PHÉP HUỜN-HƯ
Hơi thở Hậu-Thiên t́m Nội-Tức
Máy Trời phẳng-lặng im-ĺm,
Định-tâm, định-tánh mới t́m Chơn-Như.
Hườn Hư là tập cái Tâm và cái Thân được yên tịnh.
Khi Tịnh được thuần thục rồi th́ luyện cho cái Khí Hậu-
Thiên tiếp với Khí Tiên-Thiên mà hiệp cùng Hư-Vô Chi-Khí.
Luyện th́ buổi đầu phải dùng hơi thở làm gốc :
Hơi thở nhẹ điều ḥa là Thanh.
Hơi thở mạnh không điều ḥa là Trược.
Khi khởi sự, Nhản phản chiếu Linh-Sơn, Ư thủ Huỳnh-
Đ́nh, hơi trên hít vô cho chí rún, Ư niệm tưởng nghe 3
bực : Nam-Mô-Cao tới Rún ; hơi dưới lên th́ 1 hơi trên
xuống giao hội tại Trung-tâm niệm 3 bực Đài-Tiên-Ông,
cho hơi ra chí Mũi ; khi 2 hơi giao hội tại Trung-tâm, làm
như nín hơi mà chẳng phải nín, rồi niệm tưởng cho hơi
ra, hít thở một hồi rồi cũng phải vong-ngă, thở như vậy
th́ đói cũng no, lại Đạo-thơ có câu : Trường-sanh tu-phục
Khí ; chừng nào đặng Nội-Tức rồi, bịt mũi cũng thở được.
cứ y thủ thành như vậy, đợi đấn Tiết-hàn Đông-Chí mới
đặng phép luyện Bá-Nhựt Trúc Cơ.

3
PHÉP LUYỆN BÁ-NHỰT
Chí-công đại-tịnh trăm ngày
Vạn-duyên đốn-tuyệt sanh hai điển-lằng
Tấn-dương thối-phù hạ-thăng
Thâu-điển Hiệp-thiên, linh-căn Đạo-thành
Khởi sự Tọa-thoàn, Tâm không vọng-niệm, khi có
Dương Sanh rồi, Thần-quang phản-chiếu nơi Khí-huyệt, ư

159
thủ Trung-cung tiếp dụng hô-hấp, Tấn-dương-hỏa hít vô
1 hơi, hà ra củng 1 hơi, mà 5 chặn, hít-hà như vậy là kể
1 lần, rồi Thần-quang dần từ Giáng-tắc-cung qua Vỉ Lữ,
chớ mau chớ chậm, dẩn lần cho tới Thận-đường th́ đại-
định trong 1 hơi gọi là Mẹo, hữu Mộc-dục. C̣n sự Hô-hấp
Tấn-dương-hỏa cho đủ 18 lần, cũng phải cho đúng tới
Thận-đường, đại-định một hơi xong rồi, khởi sự Thần-
Quang bắt từ Thận Đường, dẩn tới NÊ-HƯỜN, c̣n Sự hô-
hấp như trước 18 lần nửa cũng phải cho đúng tới Nê-hườn
rồi ngưng trụ đại định một hơi gọi là Ngọ-hữu Mộc, Vậy
là trọn phép Tấn-dương-hỏa.

KẾ THỐI-ÂM PHÙHít vô 1 hơi, mà để ư đến 5 chặn, hà ra th́ có 1 hơi.
Hô Hấp như vậy là kể 1 lần. C̣n Thần-quang bắt từ Nê-
Hườn dẩn xuống tới Quang-Môn. Đại-định 1 hơi gọi là :
Dậu-hữu Mộc-dục. C̣n sự hô hấp 12 lần cũng phải cho
đúng tới Quang Môn (Rún). Đại-định 1 hơi xong rồi khỏi
Hô-Hấp như trước 12 lần nửa cho tới Giáng-tắc-cung ;
c̣n Thần-Quang cũng dẩn được khí đi, từ Quang Môn
lần xuống Giáng-tắc-cung, cũng ngưng trụ Đại-định một
hơi gọi là Tí-hữu Mộc-dục rồi dụng ư dẩn về Hụỳnh-Đ́nh,
gọi là đủ 1 ṿng Châu-thiên !!!
Chẳng luận giờ khắc nào Tâm không vọng-niệm mà
có Dương sanh, th́ cứ việc vận-luyện y như trên đây,
chừng nào có Dương-quang lộ, nhứt hiện tới nhị hiện là
đủ 300 Châu-thiên th́ thôi vận-luyện.

4
ĐẠI ĐỊNH
Đại-Định thêm 7 ngày chờ cho có Dương-Quang tam
hiện th́ Kim-Đơn đả kết-thành rồi, có cảnh lục-Căn chấn
động ?
1.- Lưỡng-thân như hơi nước nóng .
2.- Đơn-điền như hơi lửa hực.

160
3.- Cặp mắt có tủa ánh-sáng vàng.
4.- Sau lổ tai nghe có gió.
5.- Ngọc-chẩm nghe kêu như chim gơ kiến
6.- Lổ-mũi làm như nhảy Mủi.

Hể Dương-quang tam-hiện có cảnh lục-căn chấn-động
th́ Đại-Dược đả thành. Khi Đại-Dược đă thành, động
thương nơi Tâm ; Tâm chẳng chứa mới giáng hạ xuống
Giáng-tắc-cung là gần chỗ Cốc-Đạo mà phá cửa Ngoại-
Thận, th́ phải Đại-Định chờ Đơn-dược tái động mới dụng
ư mà đưa vào Vỉ-Lư, rồi chơn-ư trở lại thủ Huỳnh-Đ́nh !
rồi khởi hành Hậu-thiên-tức, vận Tấn-dương-hỏa, Thối-
âm-phù như thể vận-luyện Bá-Nhựt Tiểu-châu-thiên vậy ;
mà vận 2 ṿng gọi là Đại-châu-thiên ! Hể đại-dược có
trắc-trở nơi Tam-quang th́ dụng Chơn-ư đưa cho khỏi
cửa, rồi dụng hô-hấp Tấn-dương-hỏa, Thối-âm-phù cho
đủ 2 ṿng, củng khởi sự từ Giáng-tắc-cung vận hành theo
đường Nhâm-đốc-mạch 2 ṿng.

5
Thập Ngoạt Hoài Thai
Đây là 10 tháng dưỡng thai th́ Thần ở Khí-huyệt
đơn-khí ở Tâm, Ư ở Huỳnh-đ́nh mà đại-định.
Đến đây c̣n có một Chơn-Thần với Ư mà thôi, cứ
chơn-định dụng văn-hỏa là Chơn-nhơn Tức, mà nuôi âm,
chớ không có vận luyện chi nữa, nhơn định cho được 2
tháng th́ tánh ăn Tân-dịch đả dứt; định cho đến 4,5 tháng
th́ huyết-mạch đều ngưng cho đến 8-9 tháng th́ lục-thông
phát-huệ.
Đủ 10 tháng rồi th́ Thần-dương, Thái-viên quả-măng
rồi có cảnh Liên-hoa loạn-xạ, dụng ư mà dẩn về thượng-
điền, mà Đại-Định, chơn-ư cứ thủ Nê-Hườn chớ không
thủ Huỳnh-Đ́nh nửa.
C̣n khi có cảnh Liên-hoa là cảnh xuất-thần th́
phải tập xuất thần

161
6
Phép Tam Niên Nhủ Bộ
Khi có cảnh Liên-hoa th́ tập xuất thần ra rồi phải
thâu lại liền, ban đầu xuất Thần đi gần, lần lần mới
đặng đi xa; 7 ngày mời đặng phép xuất Thần một lần, xuất
Thần th́ ít, đại định th́ nhiều. Khi xuất-thần ra có gặp
Quỉ-quái Tinh-ma nó giả Tiên-Phật mà khuyến dụ dẩn đi
cho lạc đàng, đặng hết thành chánh quả phải mau nhập
vô Nê-huờn !!!

7
Phép Cửu Niên Diện Bích .
Đến đây c̣n có một Chơn-linh mà thôi, cứ đại-định
cho tới chín năm th́ đă thành Chánh-quả, hết sức nhẹ
nhàng thuần-dương, khinh-phù thăng-thượng về nơi
ngoại Càn-Khôn. Khi đủ 9 năm rồi, như muốn xuống
thế cứu đời, th́ hạ-thế mà độ đời.
C̣n muốn tu thêm th́ Đại-Định lâu chừng nào th́
Linh-quang (Linh-hồn) càng mạnh, càng lớn chừng nấy,
lại chứng quả vị cao hơn nửa.

8
H́nh đồ khi Luyện Kỷ
Giờ Tư hồi-quang soi Tâm Ư ở Huỳnh Đ́nh . Trên th́
Tâm dưới th́ Tỳ, Huỳnh-Đ́nh ở vào giữa, cuối Tâm trên
Tỳ khá hiểu .

Quang Nhản soi vào tâm

@- Tâm
!
X- Huỳnh-Đ́nh .
!
sau là Thận O O O ngay ngoài là Rún
!
Tỳ

162
H́nh đồ Trúc Cơ
Lúc sơ khởi Hồi-quang phản-chiếu th́ Nhăn ở Thận-
Đường, Ư-Khí ở Huỳnh-Đ́nh phải định, chờ cơ hái thuốc.
O- Nê-Huờn
!
O- Tâm
!
X- Huỳnh-Đ́nh
!
Khí-Huyệt
--O O O--
Thận-Đường ! Tỳ
Vỉ Lử O !
! O- Rún
! O- Giáng-tắc-cung
! Bàng-quang

Khá nhớ lấy Nhản chiếu Khí-huyệt, ư thủ trung-cung
cho nên nói ư là Mai-Mối gọi là Huỳnh-Bà.
Hể Ư ở đầu gốc th́ Tinh-kkí cũng về gốc.
Hể Lửa đốt th́ nước thành hơi, lấy hơi mà làm
thuốc lấy Tinh đổi ra hơi đem về Khí. Gọi là luyện-
Tinh hóa Khí. Cũng gọi là Càn-khôn giao-cấu, Khảm-
Ly tương hiệp. Càn hảm Khôn Thần-quang ở vào cung
Càn, đem vào Khí-huyệt, Khảm ở cung Khôn mà giao-cấu
đây nghỉa là phản-cấu mới nên Tiên .
Giao cấu mà dục cấu tức là thuận-cấu th́ sanh phàm.

Lẻ thuận Nghịch như vầy
I
Thuận-cấu sanh phàm.
Trước khi sanh th́ từ Huỳnh-đ́nh trở lên Nê-Huờn
là Càn dương mà Tâm ly hỏa thuộc Quang ở trên Huỳnh-
đ́nh th́ nó thuận-cấu. Tâm-huyết-thần nó nguyên-căn

163
thuộc âm mà hăm giao nơi cung Càn; Ly ở Càn mà giao cấu. Đó là thuận.

II
Nghịch cấu sanh Tiên.
C̣n phản-cấu th́ Tâm-quang là Ly mà chiếu soi khí
huyệt Khảm ấy là Ly giao Khảm. Ly phản về Nguyên.
Thần trở về âm Khôn, th́ tức nhiên Ly-thần chủ về nhà
Khảm Linh : Khách phải thất vị tức phải hóa Khí hồi Nguyên.

Từ Huỳnh Đ́nh O Nê Hườn
trở lên !
Càn Dương O Tâm
! Huỳnh Đ́nh
O
----------------------------------
Khí huyệt OO Tư
! ! Từ Huỳnh Đ́nh trở xuống
! ! ---------
! ! gián-tắc –cung là khôn-âm
O Gián-tắc-cung

10
Luận về hô-hấp thần-công.
V́ Tâm ở trên, Thận ở dưới tức nhiên Tâm là Lửa,
Thận là Nước ; Tỳ là Ḷ. C̣n Thập-nhị-trùng-lầu là Thoát
Thược ; Hô-hấp là lấy hơi gió thổi Lửa đặng đốt Nước
thành Hơi ; chẳng có ǵ lạ hơn có 1 âm-dương mà thôi .
Âm-Dương lại có chủ có thầy. Chủ của Tâm-huyệt-Âm là
Thần-nhăn nên hồi quang phản chiếu th́ Thần-nhăn đem
về Khi-huyệt là đem chủ Thần-hỏa về đặng hơi gió thổi
lửa mới theo Tướng soái mà đến đó.
(Kẻ phàm do Hô-hấp mới tiêu hóa vật-thực, cho nên
ăn no th́ hơi thở phải nhiều. C̣n muốn t́m chơn-
nhơn-tức, phải bớt ăn là vậy).

164
C̣n Ư là chủ của Vạn-khí Dương-tinh, nên Ư ở Huỳnh
Đ́nh, để chờ đắc Khí dược về Huỳnh-đ́nh.
Tấn dương-hỏa th́ tấn công dụng một hơi hít một cái
tới Rún rồi hà ra 5 bực.
C̣n Thối phù th́ hà ra một hơi chí Mũi hít vô 5 bực.
Hể Tấn-dương th́ lấy hấp làm đại-hào, hà làm-tiểu
hào,
C̣n Thối-phù lấy hà làm đại-hào, hấp làm tiểu-hào.
Tấn-dương hít một hơi, tay lần một hột chuỗi ; Thối-
Phù hà một hơi, tay lần 1 hột chuỗi .
(Xâu chuỗi tiểu-châu làm như vầy tiện hơn : làm riêng
một xâu 6O hột và một xâu 126 hột tiện hơn. Trong lúc
Trúc-Cơ dựng xâu 6O hột, ngăn làm 4 lớp, lớp đầu 18
hột th́ gút riêng, kế 18 hột gút riêng nửa để làm 2 thời
Tấn-dương, rồi 12 hột gút riêng, kế 12 hột cho dể trong
khoản tứ-thời Mộc-Dục (Mộc-dục là Đại-Tịnh, gọi là tắm
rửa bụi trần, chẳng nhiễm một măi trần ai đó là tắm gội.
chớ không phải lấy nước mà tắm sạch ḷng đặng đâu).
C̣n xâu trường 120 hột để dụng Đại-Châu-Thiên
ngăn ra làm 8 chặn theo 2 lớp Tiểu-châu, riêng 6 hột để
làm 6 hơi giúp .(Nơi đây kẻ lầm tưởng hậu học mang chuỗi gọi là
hiệu nghiệm của người tu th́ lầm lắm, mang chuỗi mà
không làm độ-số th́ có ích ǵ đâu ?)
C̣n về Lục-Tự-niệm lại lầm hơn nữa, tưởng kêu Phật
th́ Phật rước, kêu Thầy mà 'Thầy rước đặng đâu. Nếu
niệm Lục-Tự Phật mà không dùng giờ Luyện Kỷ th́ không
ích chi !

11
Sự lầm Thất Nhựt Đại Tịnh
Lại c̣n lầm Thất-Nhựt Đại-Tịnh, tưởng rằng : Vào
Thất bảy ngày th́ thành.

165
Nhập-thất là để làm cho Thần-ư đại-định chờ đại-
dược, đủ cân-lượng không non không già, để hái lấy, chớ
nhập địh mà không có Đại-dược th́ có ích vào đâu.

12
Họa đồ Tấn-Dương-Hỏa , Thối Phù

Từ số 1 số 7 là Tấn Dương lộ, tam thập lục độ (36 độ) .
Từ số 8 tới số 12 Thối Phù lộ, nhị thập tứ độ (24 độ)
Trong 60 phân tiếp cho 300

I- Nê hườn cung
II- Tâm Linh sơn
III- Huỳnh Đ́nh
IV- Khí huyệt
V- Giáng-tắc cung

7
-----------
6 ! O ! 8
! I ! !
5 ! II ! ! 9
! III ! !
4 ! ---------! 10
! IV ! !
3 ! ! ! 11
! V ! !
2 ! ! ! 12
! O !
-----------
1

Khi Trúc-cơ Tiểu-châu-thiên th́ lúc dương-vật động
th́ Thần ở khí-huyệt
Ư ở Huỳnh-Đ́nh đại-định, chờ chơn linh tái động th́
một hơi 5 hà th́ Thần-quang cũng đi lần theo từ số 12
trở lại, dùng sự sáng con mắt cũng tưởng theo đường Đốc-
mạch mà dắc tinh theo hơi hít hà đưa Thần-quang th́ dắc
đủ 18 hơi hít, 90 hà th́ Thần-quang cũng đến số 3 rồi đại-
định trong một hơi, rồi khởi hít hà nửa đủ 18 hơi 90 hà th́
Thần quang cũng đến số 7, Mộc-dục Đại-định nữa. Kế
đơn động Thối-Phù thở một hơi hà, 5 hít, đủ 12 hà Thần-

166
quang cũng tưởng đến số 9 rồi cùng Đại-Định; kế tiếp 12
hà 60 hít th́ đến số 12 dùng Đại-tịnh rồi lấy Ư rước về
Huỳnh-Đ́nh đại-định nửa.
Như c̣n khỏe th́ lấy thuốc; mệt th́ nghỉ mà Ư cũng
Chẳng nên rời, giữ thuốc nơi Huỳnh-đ́nh, nếu rời th́
Thuốc tản mất. Đại-châu-thiên th́ hái, cũng như Tiểu-châu-
thiên mà măng 2 ṿng thần-khí đến số 12 th́ Ư vừa qua
hạ kiều rồi giúp 6 hơi Tấn-dương; măn 6 hơi đó đủ 126
hơi rồi đùng Ư dắc luôn về Tâm Huỳnh-Đ́nh gọi là phục-
thực. Giờ nầy Ư ở Huỳnh-Đ́nh, Thần ở Khí-huyệt, đó là
chiếc Khảm điền Ly; lấy Thần-hỏa ở cung Ly trở về cung
Khảm.
Lổ Huyền-quang tức là Khí-huyệt ấy là Mẹ, c̣n Huyền-
Quang Tốn là Tinh; hai bên th́ Thận-thủy. Thận-hỏa,
trước là Tỳ nó ở giữa.

    

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 14 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:31pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Tứ Thời Hư Vô
Giải nghĩa
Tịnh Tứ Thời Tư , Ngọ , Mẹo , Dậu .
Tịnh là phép diệt mê khử vọng .
Đặng an Thần bất động Khí căn .
Tư-ngọ-mẹo-dậu là lằn
Thường thường liên tiếp Thủy thăng trung b́nh
Hỏa giáng xuống dục t́nh khí-hải
Nhờ tham-thoàn khắp rải tiêu tan .
Vọng-ái mới đặng lặng trang
Đó là chiếc Khảm phản đàng về Ly
Mấy lời khá nhớ làm y
Thất-lục, đều lặng, Ngủ-chi điều ḥa
Đó là Tịnh tọa Tiên-gia.

Ooo

Giờ Tư - giờ Tư : Vong ngă là tịnh-luyện giống như Tử
thi vậy, nghĩa là : Chết mà không chết : Sống
mà không biết. Trong cảnh này Chơn-nhơn
xuất thẳng lên Nê-Hườn Cung mà hầu tiếp .
Thiên-điểu đó cũng gọi là Đại-Định vậy.
Cần nhứt phải dùng một ghế dưới chưn phải có cái
ǵ để dưới bàn chân đừng cho đựng đất ; ra nơi nào cao
Địa đêm thanh mà hít lấy Khí Hư Vô Thanh Khí , đó là
để thâu điển hơn ở trong nhà .

176
Bởi trong nhà là ổ Âm-khí bao bọc, v́ Âm Khi trước
độc, nó sẻ hại ta.
Âm-Dương phản khắc sẻ bị tiêu diệt đó.

Giờ-Tư = là giờ Dương-khí phát sanh phải ngồi ngó về
hướng đông, nên cần ngồi thoàn mặt ngó Đông
đặng thâu Thanh Khí mà dưỡng Thần, tay
phải ấn Tư, thân ḿnh cho ngay thẳng cho
các bộ phận được thông khiếu đó.
C̣n miệng cần nhứt ngậm lại nếu hở th́ tan Khí vậy.
Nhờ bế-khẩu và bế nhỉ mà được bổ Thận.

Giờ-Ngọ = Ngọ là đứng bóng tóm 24 Khí-Chơn tinh
anh thuần túy của Vỏ-trụ mà ban bố làm
cho tươi nhuận Vạn loại khắp cả Càn khôn
vậy
Ngọ là giờ của Khí giao bôi lại nơi điểm trung-tâm
của bầu Trời thế-giới. Nguyên vốn giờ Ngọ ấy Thượng-Đế
gom 24 khí hiệp lại làm một rồi bủa ra khắp cả Nhơn-
Gian chủng tộc cho các Nhơn-loại cỏ cây đều thọ hưởng.
Khí áy là điển-quang tuần-hườn chữ thường gọi
nhứt nhựt vận hành Châu-thiên vậy.

Giờ-Mẹo = cũng tịnh ngồi như Tư mà cũng phải như
Tử thi, vạn duyên đốn tuyệt, cấm vọng
tưởng, chẳng vậy nó sanh ra Ngủ-tạng sẻ
hư hỏng.

Giờ Dậu= cũng y như giờ Mẹo vậy.
Trong 4 giờ trên đó giờ nào cũng Mộc-dục là Không
Không trống lỏng, không nhớ những chi vào tâm cả.

Giải nghĩa Mộc Dục
Trong tứ thời : Tư , Ngọ , Mẹo, Dậu mới vô hay là sau,
thường hay dùng luyện Mộc-Dục đó .

177
Mộc-Dục là nghĩa làm sao ? .
Đó là Chơn-Định tắm rửa bụi trần chẳng nhiễm, để
tâm trí Không Không đừng nhớ, đừng lo tưởng chi cả ;
Củng gọi là Chơn-nhơn hô hấp ; nếu tịnh mà không Mộc-
Dục c̣n động là Hậu Thiên hô hấp (Trược-khí).
Phép Mộc-Dục là làm cho Vạn-duyên bất nhứt nhiễm
chớ không có ǵ lạ đâu.
Khi Mộc-Dục phải dùng Song-khuê (Mâu) mà trấn .
Mồ-kỹ cho vửng bền (Thái-thanh Hồi-quang).
-------------
Mồ-Kỷ nhị thổ là Khôn-Âm là Thổ về hiệp với
Cấn Dựơng củng là Thổ mà nên Đạo vậy .
Đó là Âm thổ hiệp với Dương Thổ là Khí hiệp Thần
mà nên Chơn-ư tức là lưỡng-thổ thành Đạo Khuê vậy !..
Muốn có Chơn-ư th́ phải nhờ tứ-tượng là Kỷ Thổ
Dương về với Mồ-Thổ Âm mới tạo thành đừng Chơn ư.
Bởi Đạo nhờ Chơn ư; nếu Đạo không Chơn-ư tức là
không Đạo .
Tánh T́nh : Tinh-thần qui ư Ư đó, c̣n nơi Trời là
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa qui ư Thổ.
Nếu muốn nên Đạo th́ phải Định –Thần Hiệp Khí qui
Về Chơn ư mà dẩn nó đem vào Huyền quang Khiếu vậy.
(Tứ-tượng phải xem bản đồ Tứ Tổ Qui Gia mà nghiệm
xét mới hiểu đặng).

Tứ-Tổ Qui Gia
Bản đồ và diễn nghĩa
1- Tứ-gia tức là kim mộc thuỷ hỏa hiệp lại sanh ra
Chơn-thổ ở tại Giữa (trọn Ngũ-Hành).
2- C̣n ở tại Người là Tâm, Can, Phế, Thận, hiệp lại
Tỳ là đủ (Ngủ-tạng) tức thị là Hồn Phách Tinh
Thần hiệp lại mới sanh ra Chơn-Ư ở trong vậy.

178
CHÂU-TƯỚC
Đất số 2 sanh ra Lửa (Hỏa) chủ tại Nam Phương
Tượng là Phụng-Đỏ. Thuộc về Trái Tim (Tâm)



HUYỀN-VỎ
Trời số 1 sanh Nước (Thủy) Chủ tại Bắc Phương
Tượng là Rùa-Đen. Thuộc về Trái Cật (Thận)
Trước hết là Vô-Cực sanh Thái-Cực một ṿng tṛn
tức là Càn-Khôn. Lập ra Thế-giới là một ngan đầu (Nhứt
Ngươn) phân ra Lưỡng-nghi, một sỗ xuống chia Tứ-tượng
chia có Đông-Tây, Nam-Bắc đó là phương-hướng.
Chữ Thập nầy rất là mầu nhiệm, ẩn cái nghĩa-lư sâu
xa gom đủ Ngủ-hành và Ngủ-tạng, là ư nói về : Thiên-
Nhơn đồng nhứt Khí th́ Trời hiệp Ngũ-hành lập thành
Thế-giới, Người biết hiệp Ngủ-tạng th́ trở nên Tiên-Phật .

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 15 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Tọa Thoàn
Khi tọa-thoàn ngồi cho ngay lưng.
Mặt phải b́nh. - Đôi mắt hí hí không mở hoạt, không
Nhắm lại ; Cặp mắt nhắm hở như hột lúa nằm ngang. Nếu
mở th́ thuộc Dương. Nhắm bít lại th́ thuộc Âm. Hễ thuộc
âm tức hại cho Phế và hại cho Mắt.
Khi điều ḥa đôi mắt rồi th́ Nhăn chiếu nơi Tâm
nhưng đừng đưa trồng mắt liếc xuống ngực, chỉ 1ấy ư
tưởng đem về Tâm mà lúc nào cũng b́nh diện.
Đôi Nhăn quang tưởng xuống nơi Tâm (trong Khẩu
Khuyết gọi là Hồ́-quang phản chiếu). C̣n Ư bất phóng
ngoại và phải điều ḥa Nội Tức.
Nội tức là thở ở trong, không thông ra ngoài, nhưng
chưa thở được theo như loài Thủy tộc, phải nghe hơi
thở cho điều ḥa, nhưng phải phân ba bực :
Hơi hít vào cho tới Rún th́ phân như vầy : (đó là lấy
từ mực cho điều ḥa hơi thở).
Khi hít vô tới Mũi gọi là Nam.
Khi đem hơi thở vô ngay trung Tâm là Mô.
Hơi thở vận xuống chí Rún gọi là Cao.
Từ Rún nghỉ một chút gọi là Đài.
Rồi dẩn hơi thở lên ngay Trung Tâm gọi là Tiên.
Đem hơi thở ra tới lổ Mũi gọi là Ông .
Làm như vậy cho điều ḥa hơi thở, nhưng lấy ư tưởng mà thôi, đừng đọc
danh hiệu 6 chữ đó. Cứ điều ḥa như thế luôn luôn. Tâm
cứ thủ vậy hoài đừng mong sự ǵ và củng đừng phóng ra,
ấy là phép Tịnh sơn thoàn, tập lần lược cho được rồi sẻ
đi đến lớp khác, là lớp Đại định Trúc Cơ.
Đây là dạy theo Tân Pháp chơn truyền của Cao Đài
Thượng Đế, chớ không dùng cựu pháp nửa.

180
Luyện Pháp Sơ thoàn nhập định, phải hiểu rỏ các
danh từ nếu làm sái th́ có hại như :
1- Cứ đưa hơi ra mau và mạnh th́ làm cho lổ Mủi
phải bịnh.
2- Thấy màu sắc hiện trước mắt ấy là Hỏa Vọng
Nhăn quang, là v́ đôi mắt khi lim diêm, khi nhắm lại th́
trước Khí xông lên thành không được đó.
3- Phép ngồi Tịnh Tọa chẳng cần ngồi kiết dà hay
bán dà cứ dùng ghế ngồi để 2 chơn xuống cho máu huyết
thông lưu th́ sau khỏi hại, bằng không th́ sau sẻ đau
bịnh tê.
4- Nhớ khi Phản chiếu hồi quang, đừng đem đôi
mắt xuống v́ hại về sau cho đôi mắt. Lấy ư tưởng chiếu
xuống Tâm, chớ không đưa trừng mắt liếc xuống ngực. (ư
thủ tại Huỳnh Đ́nh).

Đại Định Bá Nhựt Trúc Cơ
Yếu-Lư Sơ-Giải
Khi Đại Định, nhập vào Tịnh thất th́ cần phải hiểu :
((Nhứt Trấn bất nhiễm )) cần phải hiểu cho thông
phương pháp mới hành được. Nhứt là chỗ vận Hỏa-hầu,
phải biết cách vận hành, bằng không nó sẻ làm cho ta bị
thổ huyết, hoặc bị hư hại cả 5 tạng phủ nửa.
Vậy cách Sơ-thoàn phải hành y theo lời dạy trên đây
cho thuần thục hoàn toàn rồi mới luyện qua Bá Nhựt
Trúc Cơ. Chẳng nên khinh thường.

7
Phép trừ Dâm Căn Dương Vật
ngoài giờ Luyện-đạo cho người tu chơn
Ban ngày, hoặc ban đêm, bất luận là giờ phút nào,
v́ Tinh lực mạnh, nhiệt nóng nên dương vật chuyển động
th́ mau mau ngồi Kiết dà, hoặc bán-dà, thủ công theo
Phương pháp nay :

181
1- Hít 1 hơi mạnh vô từ lổ Mủi tới Hải Khí dưới
Rún, rồi nín thở (đ́nh-tức).
2- Nín thở một chút rồi Hà ra mạnh cho ra lổ Mũi
3-Hít-Hà đủ 36 lần th́ dương-vật thục đầy vô
Dâm-niệm tiêu-tan.
4- Nếu ǵn-giữ được lâu th́ Tinh khí đầy đủ nơi
Hạ-đơn-điền tất nhiên Tam-thần được sáng suốt minh-
tỉnh luôn luôn.
5- Nhưng trong giờ Tịnh Tứ Thời phải nhớ lấy
Thần-hỏa nấu Tinh thành hơi hóa Khí nhập vô ống
xương, bằng không th́ Tinh v́ bị đầy tràn phải xông ra
đường dương vật, tục gọi là Di-tinh.
Bài nầy dạy người Chơn Tu mà chưa biết vận-luyện
Hỏa Hầu (Thần là Nhăn-quang. Hảo là Tâm-Ư)

Trường Sanh Vô Bịnh
Người tu-chơn không luyện Hỏa hầu, nếu có học
và có thực-hành theo 2 phương-pháp lên đây (Sơ-
thoàn và trừ dâm-căn dương vật), th́ củng được
vô bịnh và sống lâu, tức là Nhơn-Tiên ở cỏi Trần Gian !

182
Hơi thở của Tiên Gia
(Nghịch hành)
Người tu Tiên luyện-đạo th́ khác, thở từ Mủi hít vô
tới Hải-Khí, từ Hải-Khí mở đường Vỉ-Lử ngang thanh cật
(Thận-đường) ở sau thân-người, rồi do xương sống theo
Mạch-Đốc mà đi ngược lên đến Nê-hườn-cung, tiếp đến
đem hơi thở chạy theo Mạch Nhâm xuống ngay vào Hải-
Khí, chớ không cho ra lổ Mủi. Hai Mạch-Nhâm và Đốc
thông nhau cho giáp một ṿng, không hề dứt đoạn, gọi
là ṿng châu-thiên .
Hơi thở cứ từ Hải-Khí qua Vỉ-Lử do Mạch-Đốc lên
Nê-Hườn rồi từ Nê-Hườn do Mạch-Nhâm đi ngay xuống
Hải Khí không cho ra lổ Mủi, cứ tiếp đi thường thường
Chẳng hở dứt, phải kềm giữ ư-tưởng trí-nhớ đưa theo hơi
thở điều ḥa luôn luôn, đến khi nào hơi thở nhẹ quá
dường như không biết nghe được nữa, th́ mới có nội-tức
mà luyện Hỏa-hầu được (Phật gọi là Phép-luân thường-
chuyển).

Phải biết phân biệt .
1
Huỳnh-đ́nh ở cuối Tâm trên Tỳ.
Bởi cơ-thể của Tâm có Huyết-khí. Khí-huyết thông
nhau bởi hô-hấp. Chỗ căn-cứ hô hấp đó tức là Huỳnh-
Đ́nh, trên là Tâm, dưới là Tỳ.

2
Thất-t́nh : Hỉ - Nộ - Ái - Ố - Lạc - Cụ.
Hỉ = Mầng (toại ư bên trong).
Lạc = Vui (Vui khoái xuất cảnh bên ngoài như ăn
chơi coi hát)
Ái = Thương yêu mến bên ngoài như t́nh-duyên).
Ai = Thương (trọng mến bên trong như cha mẹ)
183
Lục-dục : Nhăn - Nhỉ - Tỉ - Thiệt - Thân - ư.
Nhăn = mắt thấy mới ham muốn.
Thân = ưa sung sướng sang trọng, mặc sướng.
Ư = muốn toại ḷng ḿnh, dục-vọng

    
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 16 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Nữ Nhơn Luyện Đạo
Tín nữ học Đạo nên nghe dạy dưới đây .
Trong châu thân có 2 đường thở cốt yếu thông từ Nê
Hườn đến chổ Hạ-Điền ấy là Mạch-Nhâm và Mạch-Đốc đó .
Trước là Tam-Điển, cửu-Khiếu. Sau là_ tam quan củu lộ.
Tấn Dương Hỏa, Thối Âm Phù là chi vậy. Khẩu
Khuyết có nói tam bửu là Tinh Khí Thần và nói : Luyện
Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hườn Hư.
Nhưng xét kỷ ra th́ máy điều bao hàm trong chử, chỉ
có Tinh với Khí là đáng kể đó thôi. Bởi vậy muốn bảo
tồn 3 báu ấy, kẻ tu hành phải đoạn dâm căn là đầu mối
của khoa -học luyện Đạo.

Đoạn dâm căn có 2 phép là
1- Trảm Xích Long về phần Nử-nhơn (Xích Long là
Huyết)
2 - Sát Bạch-Hổ về phần Nam-nhơn (Bạch-Hổ là 'Tinh).
Nữ nhơn khác hơn Nam-nhơn chổ nầy :
Thường ngày huyết khí do theo 2 đường mạch máu
từ Rún chạy xuống vẩn lưu hành bao nhiêu huyết mạch
bao nhiêu chất bổ của xác thân đều đem về nuôi hai đùm
trứng trên Tử Cung.

184
Trên Tử-Cung, hai bên mặt và trái có 2 buồng trứng .
(ổ, trứng).
Hai đùm trứng nầy nhờ có khí huyết chạy xuống nuôi
dưỡng nên vận chuyển đều đều, đến khi đúng ngày trứng
ấy chín và rụng. Nhưng trong trứng nầy không đậu v́
thiếu Dương trùng nên màng huyết mạch lâu ngày phải .
lủng, những chất bổ lọc trong vật thực, không ra một lượt
nên phải hư hết, và bị tống ra ngoại, tục gọi kinh nguyệt .
Mỗi lần kinh nguyệt th́ hư hao chất bổ trong máu và
trong xương.
Bởi vậy Nữ Nhơn học Đạo phải biết ǵn giữ của ấy
(Khí-huyết) đem nó về nuôi châu thân ḿnh. Đơn dược
Thánh Thai, cũng do nơi đó mà sanh sản. C̣n muốn sống
lâu th́ phải xa lánh sự dâm-dục.
C̣n luyện Đạo, trước hết muốn đoạn dâm căn th́
phải thông Hồi-quang phản-chiếu, là biết điều-tức là
cần nhứt.

Trảm Xích Long
Thâu Thần Điển đặt tại Nê Hườn, dung ư đem xuống
hai bên Huyền-Ưng, và bên cặp Nhủ-pḥng lần đi
xuống nhẹ nhẹ đem về Huyệt Khí . Nơi Tam Xoa Lộ dụng
ư thâu 2 viên trứng trở về Khiếu-trung-Khiếu, rồi trả hơi
thở về Huyền-Ưng, hơi thở ra cửa miệng .



Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 17 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Cuộc tấn hóa Linh Hồn
Tức là Ngươn Thần trong một kiếp ở cơi trần thuyên biên

Trong một kiếp luân-hồi của Nguơn-thần (Thần Hồn
hay là Hạ-Trí) có thể làm được một viêc rất lớn lao vỉ-đại, đặng hay thất, tùy theo căn-quả và công-phu kể dưới đây :
1- Có thể nhờ thâu Tánh-quang Vỏ-Trụ về trong Huyền-quang-khiếu : (l) Nến biết định-tịnh tham-thoàn cố sức gắng-công nhẩn-nại mới-mong toàn bảo mới đắc cảnh đặng !...
Khi có được Tánh-quang về làm chủ trong thân mới ((diệt trừ dục-vọng)), vùng-vẩy vượt khỏ́ mảnh mù-ám kia của Thức-thần (là tạp-trược chất âm-khí kêu là Karma) mà hiệp lại với ANH-HỒN (là Chơn-linh hay là Thượng Trí) ! ! !
Sự diệt nầy là nhờ Tánh-Quang đă qui nhứt rồi mới Giải thoát được Giả-Quang (là tạp-tánh dục-vọng)

Il. Trong khi lên khi xuống hiệp với ANH-HỒN (chơn-linh) có thể không hiệp nổi ; bởi chưa dứt tuyêt Thức-Thần ; v́ tại mê-mộng, huyền ảo ; củng bởi tại bị Tạp-Trược-Âm nó làm mê-mẩn hôn trầm, củng là bị Thức Thần nó đương quyền làm chủ như vậy đó, là v́ chưa có đặng Định-tịnh tinh thần thống-nhứt ; vậy phải Hồi-Quang phản chiếu, đó là cách thâu Tánh-quang về hầu mượn lấy ánh-linh của Tánh-quang kia, đặng trừ diệt Thức-thần cho tuyệt gốc-căn trần-trược th́ đâu c̣n ǵ là Mê.
------------------------
(1) Xem trang 37

136
Đó là cảnh-t́nh của phần đông chưa Ngộ nên mới ra cớ đó. (Ngộ nghĩa là gặp Chơn-sư truyền dạy). Cho nên nhà Đạo gọi vậy là (chưa có tu luyện) hay là (Vị Đắc chơn-truyền) cùng một nghĩa vậy.
Nếu học đạo mà Đắc-ngộ chơn-truyền rồi, th́ Ngươn- Thần sẻ vượt lên khoản từng mây như chơi ...

III- Bị Hôn trầm nhẫn nhừ với Thức-thần mà ra mờ ám, do cho mờ-ám đó nên đành chịu hăm ḿnh với nó mà lại đành dứt dây liên lạc với Linh-căn chơn-chưỡng vậy !
Khi con người đă sa đọa hăm vào cảnh Dục-trược mờ ám ấy rồi ; th́ lại bị chia ra Thể và Dụng làm ra 2 h́nh thức là :
Bổn thể : H́nh-người.
Sự-dụng : Ḷng-thú.
Như vậy th́ kiếp sống của họ rất vô-vị, vô-năng vô- giác, đă chẳng giúp ích cho cơ-tạo tuần-hườn tấn hóa ; mà họ c̣n đem sự họa hại cho nhơn-loại và sự thối bộ của cơ tạo lại đành bích-màng, dứt-mần sự vạn-năng đi. Ôi cứ như vậy th́ biết bao giờ mà tán-thủ tới cực- điểm tấn-hiệp cùng Chơn-linh được ! ! !

YẾU LUẬN

Ngày nào Nguơn-Thần (Thần-hồn) được nhờ lấy (chỗ Tham-thoàn Định Tịnh, thâu Tánh-quang về được tới mới có thể tấn tới Chơn-Giải Thoát được .
Nếu mà chúng-sanh đoạn dục-vọng của Tâm-Viên Ư Mă rồi mới vọt lên tột cao-siêu hầu tiếp xúc với điển ((Linh Thiên chi-điển)) được trọn rồi, th́ khỏi bị lôi cuốn trong ṿng năng-lực của Thức-thần xô đẩy nữa.
Vậy mới có thể gồm đủ chỗ Tiên-Giác-Nhi-Hậu-Động
1- Là lối theo Phật-Đà nói ta Tự-giác Giác-tha ; lối này trí thức hoàn toàn sáng-suốt vậy . Tánh t́nh cao

137
thượng. Nếu con người đă hưởng nhờ Chơn tánh-quang tức là Chơn-linh-căn đă sẵn có đôi phần mới trọn đặng sự tự-trị, tự do, tự cường mà chế phục các sự Tà kiến th́ ít có thất bại và buồn bă lúng túng trong xác phàm hồi
chưa có tu vậy.

2.- Nhưng phải biết, trong lối Định-tịnh Vong-Ngả
như Tử-thi vậy, ta đă hưởng ứng vào Bổn-thân ta rồi, lối nầy là lối ngủ Hy-Di một giấc, th́ lại có cảnh lạ cho ta biết sự Ấn-chứng.
A) Như là Ngủ-tạng động như bánh xe lăn .
Nơi hạ-thận phát-gian th́ Qui-Đầu diêu động. (Khí về phải luyện lấy đơn dược).
Cứ như vậy là đă hưởng-ứng Chơn-khí về đặng rồi, đó là đắc cảnh ấn-chứng vậy. Do chỗ cảnh đó mà Tiên-gia Phật-Đạo kêu rằng Càn Khôn Giao-cấu hoặc Tịnh hoặc động th́ có huyền-diệu chí linh vậy. Chừng đặng Hồi-Quang Phục-Vị rồi th́ coi lại cảnh đau khổ của cảnh giả-tạp nơi dục-vọng trong kiếp phù-ba nầy c̣n ǵ mà hại ta trụy lạc nửa .

Muốn Ngươn Thần (Thần Hồn)
Đặng tấn hóa theo 3 việc Đắc Thất Vĩ Đại đă nói đó th́ phải làm sao ?

Muốn cho Nguơn-thần (Thần-hồn) đặng tṛn được 3 việc đă nói chỗ tấn-hóa, hầu diệt dứt tuyệt căn của Thức- Trần, th́ phải đem lấy Tánh-quang (thánb-trí) về trong Huyền-quang-khiếu hay là (Cốc-thần) mới có thể bồi bổ bổn-thể của con ggười được tươi-nhuận mà tuyệt cả
vạn kiếp trược trần lưu tồn lại nửa, đó là Thức Căn đă tiêu .

138
vậy th́ ta tất phải lo Thoàn Định Vong Ngă mới đặng Định nầy là Định cho tới tột chỗ Vô Định mới đúng việc tu theo Tân pháp của Thượng Đế Ngọc Hoàng dạy truyền từ năm Bính Tư (1936) 8 tháng 9 ban truyền Chơn Pháp vậy.
Đạo Trời rất tinh vi ; chỉ rỏ huyền vi bí pháp giữa thanh thiên bạch nhựt, cho các tṛ tâm đức học lấy mà làm đặng trở về ngôi xưa vị củ.

o o o

GIĂI-NGHĨA
1. - Tiên-Giác-Nhi-Hậu Động ấy là ((Thuần âm chi khí)) nó manh động là Tạp Khí Tịnh Khởi, trần căn phóng túng, trước muốn việc nầy, sau muốn việc nọ bèn tưởng tượng dục tâm mới sanh ra Ư Thức Dục Vọng ; Dục vọng bèn sanh và dục thúc dâm niệm giáo cấu, nên gọi là Tạp Niệm Phát Khởi chi động t́nh, vậy là (thuận Sanh Phàm Nhơn)) đó .
Nên kẻ tu thoàn phải trừ trược ư đó tức là cái ((trước biết mà sau động)) bằng không th́ sanh ra bịnh và hại.
Trái lại theo Tiên Gia Thánh Thể th́ Tiên Động Nhi Hậu Giác là ư nói : Sự Chơn niệm tự khởi là không có giả ư trong chỗ niệm, niệm chi hết ; tuy không có niệm tưởng chi chi hết, mà huyền-cơ mầu nhiệm tuần huờn đến khí độ, tự nhiên nhứt niệm niệm sanh, chơn dương sảng xuất liền liền liên tiếp theo sau !! Rất huyền diệu lắm .
Trống trống không không vong ngă mà có Chơn Tánh Khí phục huờn về phát Động Niệm Tâm, nên mới dám gọi là Chơn Niệm Chi Động.
Đoạn mới dùng Chơn Ư dẩn Chơn-niệm (hay chơn-chưởng) nầy mới có thể bồi bổ đặng khắp toàn châu thân Ngủ tạng thượng tầng mà c̣n điểm nhuận linh căn đó vậy .

139
mới gọi là Trường Sanh Cửu Thị, là lối Hoăng hoăng hốt hốt vong ngả kỳ trung hữu vật đó.
2. Tịnh-Định Vong Ngă như Tử-Thi gọi là Chơn Tịnh Chánh Pháp , đả có nói rằng : Chết mà không chết, sống mà không sống ((tử-nhi-bất-tử, Sanh-nhi Bất-Sanh) mới là trúng vậy. Trái lại mà mê-mẩn hôn trầm th́ c̣n bị Thức Thần nó đương quyền làm chủ vậy.
Nếu Chơn Tịnh vong ngă là Tịnh Cực, đặng thâu lấy Tiên Thiên Khí đó thôi.
C̣n Hậu-Thiên-Khí hết dụng đặng nữa do đó mới dám nói là Tử-nhi Bất Tử. Sanh Nhi Bất Sanh vậy ; v́ lối đó nó lủng đửng lờ đờ mà nhẹ nhàng thân thể vui khoái tứ chi vậy
Nếu đặng lối nầy th́ phải phân biệt 2 lẻ là :
I- Lối vong ngả nầy chỉ c̣n có Thần và Khí là Hồn Sanh mà thôi.
II - C̣n Bổn-mạng là Thức Thần ; đả bị tiêu diệt rồi.
Nhưng c̣n một bí yếu về Độc điều nữa đây là :
Phép tu Đại Đạo của Ngọc Hoàng chẳng dụng vật chi mà trợ nó đặng ; chỉ dùng Hư-Vô Tiên Thiên Khí mà thôi ; v́ nó thiệt là Chơn-khí nên gọi là Kỳ tựu tắc hữu Kỳ tán tắc vô.
Bởi vậy cho nên tu về Trường-sanh, trước hết học Tử rồi sau mới có Sanh... cho nên phải chịu xấu nhược mới nói là phép Bá Nhựt Trúc Cơ đó. V́ không tu th́ thuận hành theo cơ Thiên Địa ((nhứt Bổn tán vạn thù)) đó mà bảo dưỡng về xác thịt Hậu Thiên.Vậy nay tu theo về Tân Pháp Đại Đạo Cao Đài Giáo-Chủ th́ nghịch chuyển Châu-Thiên cho Vạn thù Qui Nhứt-Bổn; cho nên trước hết chịu Tử mà trừ khử nghiệp chướng cho Chơn Hồn qui về Đạo Tâm vậy. Nên phải chịu Tử trước ; rồi sau mới đặng phục sanh ; bởi trong Kinh Phật có câu rằng Văng Sanh của Di Đà là ((Bạc nhứt thiết nghiệp

140
chướng, Căn bổn Đắc sanh Tịnh Độ ĐÀ-LA-NI vậy )) Đó là sau mới Phục-sanh đặng mà Trường-Cửu v́ vậy ((phải lấy Khí mà nuôi Thần đó)).
Trái lại không nên dùng Thần mà bổ Khí nửa.

HIỂU TẠI SAO VẬY ?
Do tại Tỳ-tướng chưa được hẹp nhỏ lại v́ c̣n chứa nhiều tạp-chất quá ; bởi đó cũng thành không đặng Chơn-Tịnh, cho nên Dương-khí Tiên Thiên thâu vào mà tựu ở lại có đặng đâu ; lại c̣n lắm khi pha chất nhục-thể nửa. Như vậy đâu có gọi là Tịnh-Định Vong-ngă như Tử-thi (Chơn-Tịnh) cho đặng. (V́ vậy mà người luyện-Đạo phải ăn chay trường).
Thần-vị thạnh nên sanh ra mê-muội đó là Hôn-trầm, v́ bởi thâu Âm-khí vào nên Lục-dục Thất-t́nh vẩn c̣n mà ra vậy.
Nếu mà cứ thâu Âm-thần vào mải th́ lần lần phải bị tiêu diệt đâu là Đại-Đạo Tiên-gia nữa.

3.- Huyền-Quang-Khiếu là một cái lỗ-quang rất bí yếu bí-diệu phép mầu-nhiệm thâu lưỡng-khí Âm-Dương
ngưng tựu ḥa-hiệp mà có ra. Nên Đạo-gia gọi là Chơn- Diệu Khiếu-chánh là cho Khảm-Ly giao xứ đó.
Khảm-Ly giao-xứ là cho Trung tâm Thái-cực hay là Đạo-tâm của con người. Tức là Tiên-Thiên ngủ-nguơn là Lương-tri và Tiên-Thiên Ngủ-khí Lương-năng tương-hội tại nơi Cung-trung đơn-điền vậy. Duyên cớ đó mới gọi Khảm-Ly giao xứ là cho Huyền-Quang-Khiếu vậy.
Khiếu nầy ngoài Cửu Khiếu của Nhơn-thân, nhờ tu luyện lưỡng huyền-khí hiệp về mà có vậy.
Hể có tu có luyện mới có Khiếu Huyền-Quang nầy, nếu không tu-luyện th́ không có Khiếu-diệu nầy.
Trong Đơn-kinh nói rằng :
Thử Khiếu phi phàm Khiếu, Càn-khôn cộng hiệp-thành

141
Bổn lai vô nhứt vật ; nơi hửu Khăm-Ly-Tinh ( 1 )
Khảm-ly-tinh nầy là Tinh-hoa của Nhị-ngủ [/COLOR[COLOR=blue]]vậy ; rồi Tinh-hoa của Nhị-ngũ là Ngủ-nguơn với Ngủ-Đức
đó là chỉ rỏ Lương-tri Chơn-tánh và Lương-năng Chơn-Tinh của linh-khí Vỏ-trụ kết hiệp lại mà nên chổ nầy gọi là Thánh-Thai, mà bọc Thánh-Thai đây gọi là Huyền-Khiếu vậy.
Do chổ diệt-trừ Thức-Quang-Tữ đi, là những tạp-trược-âm lưu-tồn, tán tuyệt là bởi nhờ Tánh-quang (Thần-hồn) sống lại do nhờ rút thâu Linh-điển được nhiều ; là nhờ có nhiều ánh-sáng linh-điển. Đặng sự sáng suốt huyền-diệu mới hiệp được với Đạo vậy.

TỔNG KẾT LUẬN
Gom lại mà nói ; Nếu chẳng sớm lo tu Thoàn Định th́ Thức thần (vọng-niệm) xao-động hoài, vậy xin hỏi lấy đâu mà an-thần, lấy đâu mà định trí. Như T'hần không an, Trí không định ắc phải chịu hoại nát Linh-căn. Do chổ diệt-trừ Thức-thần, chỉ cần có thật-hành phép Nhứt bất-kiến hữu-vô là Chơn-tất Cảnh (I) đó là chơn-giăi-thoát.
Được chơn-giải-thoát mới làm trọn phận-sự một kiếp luân-hồi của Ngươn-Thần, mà tấn-thủ tới tột nơi
siêu việt th́ thấy thông-thă tiêu-diêu Linh-tánh đó là Chơn-giác.
Sự khổ về luân hồi của Ngươn-Thần phát thi hành chỗ trả vay, vay trả đó là tại Vọng-niệm của Thức- thần phát sanh mà có vậy.
Nếu có vọng-niệm của Thức-thần dục-thúc, mà ai biết được Định-tịnh cho lâu ngày th́ sẽ nhờ Tánh-quang dứt tuyệt thức quang (mạng quang) mà hễ thức quang chết rồi, th́ Ngươn Thần sống lại đâu c̣n là khổ và sanh nghiệp-quả.
-------------
(1 ) xem trương 139

142
Mà không Vọng-niệm nửa đó là tán tiêu trược âm th́ đâu c̣n khổ nữa !... Hết đau khổ là trọn ṛng Thanh Dương Khí thuần dương rồi.
Mà khi hết khổ là đến chỗ Linh-Chơn chứng quả "Tam Diệu, Tam Bồ-Đề vậy (2)
Nếu muốn đặng ((Chơn-Linh Toàn-Giác như Phật th́ chỉ có một đường là phải đem hiệp với Bổn-Tánh Thiên Chơn Chí Linh kia mà ta đă làm mất đi rồi, th́ bây giờ phải nhờ phép Định-Tịnh thâu Tánh-Quang trở về hiệp vớiCăn-Mạng nơi Khảm-Ly Giao Sứ (3)
Và phải tập quán phép Hồi-Quang phản-chiếu mới đặng Hồi-Quang. Quang tức là Linh-Quang phản chiếu qui ư Khí Huyệt.Khi Linh-Thiên-Điển qui ư Khí-huyệt nên Châu rồi th́ Chơn thể toàn-linh, nhẹ nhàng, hết ăn vật-chất chỉ c̣n có lấy thực-khí sơn-hà mà thôi.
-----------------
1 Tất-cảnh-không là Đắc Đạo vậy, mà đắc Đạo là vô Đắc vô-vô đắc hựu vô không không không ; vô vô không mới là thiệt Tất-cảnh-không nghĩa là không c̣n Tam-tâm và tứ tướng ǵ cả. Nếu Tam-tâm tứ-tướng bặt đứt th́ c̣n đâu vọng Niệm đó là Thoàn , Thâu đặng Bổn Tánh thiên nhiên cho sơ sanh đó , Phật gọi rằng ((Viên Minh phổ chiếu bổn hườn sơ))
2- Tam-diệu Tam Bồ-Đề là : Chơn hưởng-tử linh căn của Tinh Khí Thần ; có ra ánh linh này chiếu diệu huy hoàng mà phát hào-quang cũng nhờ Thoàn-Định đó !...
3- Khảm Ly giao-xứ ấy là chỗ chơn Tinh chơn-Khí chơn Thần ngưng tựu về cả ba, mới biến hóa ra chơn-chưởng-tử hay là Phật gọi Bồ-Đề , mà cũng kêu là chỗ Khí căn-huyệt của Tiên-gia vậy ; Tánh-mạng con người gom vào nơi đó cả

Linh Hồn
Hồn con người có 3 ngôi
1 Thần-hồn
2 Anh-hồn
3 Linh-hồn
1 THẦN HỒN thuộc về Khí Hạ-Thiên; chính là Linh thể trong 7 thể chẩt h́nh-hài của con người. Linh-Thể vô-h́nh nầy hiệp với các thể chất hữu-h́nh mà tạo thành một con người.
Linh-thể nầy là Nguơn-thần hay là Hạ-trí, trường-tồn bất-diệt. Mỗi khi con người chết rồi, nó ĺa bỏ xác thân của con người mà nghỉ-ngơi và sống độc lập trong cơi hư-linh, nơi chốn hư-không.
Thần-hồn thường bị Thức-thần cám-dỗ sanh ra nhiều dục-vọng nên mới mê-muội và truy-lạc; phải nhờ tu tâm,
luyện tánh th́ Thần-hồn mới được minh-linh và sáng suốt.

2.- ANH-HỒN là Nguyên-thủy chơn linh (gọi là Thượng-trí) của con người đă được tấn-hóa cao-siêu rồi là nhờ có học hỏi kinh nghiệm nhiều đời, nhiều kiếp nên mới được tinh-khôn và thanh-khiết như vậy.
Trong nhiều kiếp, Anh-hồn nhờ thọ tú-khí âm-dương mà tạo thành Huyền-linh-khí, rồi nhờ hơi nóng mặt Trời phóng ánh quang được lâu đời mà rút thâu Thiên-Điển vào mà hóa thành Linh-điển tức là Anh Hồn vậy.

3 LINH-HỒN thuộc về Khí Tiên-Thiên, chính là Linh-Thanh Điển. Tức đó là ((Linh-căn chơn-dương)) nhờ
133
tu hành Đạo-Đức trong nhiều kiếp trở nên Nguyên dương Thanh-Khí hết sức thuần-túy nhẹ nhàng, trong sạch. Nhờ có luyện-đạo mà được phát-huệ, thông-minh và
hiển-linh, hóa thành Linh-quang.
Linh-quang nầy tức là Linh Hồn vậy
Thi - Bài
Thầy quản-đại cao-dày sông biển
Thấy nhiều con nhác-biếng dại khờ
Thương con thầy chỉ huyền cơ
Cho con biết bến, biết bờ mà theo
Thần Đạo-học vừa gieo tính mạng
Luyện Linh-hồn vượt khoảng từng mây
Hồn con là ngọc của Thầy
Hồn con báu lạ xưa nay c̣n ngoài
Thân-thể với h́nh-hài vật-cbất
Có giác-hồn ba bưc tùy thân
THẦN-HỒN khôn dại không chừng
Theo màu thuốc nhuộm, theo lằn sống đưa
Noi chánh-lư ngăn ngừa nẻo dạy
Chính ANH-HỒN phải quấy phân minh
Hể người cốt-cách được than
THẦN-HỒN ít lúc cải canh ANH-HỒN
Kẻ tiền kiếp đeo c̣n nghiệp cốt
Nặng nhẹ mang những lốt thú cầm
THẦN-HỒN nhiều ít giả tâm
ANH-HỒN khó nổi việc châm nom liền
LINH HỒN vốn thiêng liêng hượt bát
Chính là ngôi bổn giác Thầy ban
Ǵn cho trong sạch hoàn toàn
134
Thần dày Đạo Đức, Linh càng phẩm cao
Giữ trong sạch, đừng hao tinh-khí
Nguơn-thần đừng đến lụy trần-ai
Trong-ngần chẳng chút lợt pbai
Có ngày chơn bước đến đài Cao-Xanh
Phải rán nhớ trong ḿnh sẵn đủ
Tánh linh Thầy ban phú từ xưa
Trăm điều vật-dục phải chừa
Đừng tham danh-lợi chớ ưa sang-giàu
Chữ chí-thiện là đầu trăm việc
Lẻ chánh-tà định quyết chớ từ
Thấy điều gian-trá phải trừ
Đừng cho ḿnh vấy tiếng- hư theo người.

NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ

    Luyện Đạo Xuất Hồn
Trạng thái h́nh thể
Lúc con người Luyện Đạo xuất hồn
Phương-pháp tu dưỡng Tinh-Thần.
Công-phu tu dưỡng luyện Đạo theo Tinh-thần bên Á-Đông thật là huyền-kỳ lắm, thứ nhứt là ở trong cửa Đạo-Giáo, những phép mầu siêu-việt không biết sao mà lược-thuật và tả ra cho hết được. Song tôi cũng ráng chí đem sự sở hành thực-nghiệm ra đâyđể giúp chư quí Đạo-hữu đồng-chí thêm nhiều sáng kiến được mau chơn nhẹ bước vào cửa Đạo vô-vi.
Những công-phu tu luyện có nhiều cách chia ra như dưới đây :
1-Thần tức điều ḥa.
2-Chí-thành Minh tưởng.
3-Linh năng khải phát.
4-Linh-năng vận dụng
5-Linh-năng xuất hiện
Năm cách thức trên đây đều là nhưng phương-pháp giải thoát cho loài người ra khỏi bến mê sông khổ và thoát kiếp luân-hồi được siêu thăng về cỏi thiêng-liêng cực-lạc.
Nhưng muốn luyện năm cách trên đây th́ trước hết phải luyện dứt bỏ cho được ḷng dục vọng Trần ai, diệt cho được mất cả tầm viên ư mả. Cách luyện đầu cơ nầy gọi là phương-pháp tu-dưỡng tinh-thần mà tôi xin giải luận ngay dưới đây :
Thần khí không thể ĺa xác tbịt mà hượt-động một ḿnh được, nên hễ gặp khi xác-thịt có điều khổ thống, th́ rất cản trở phần chơn-giả Linh-năng quát hiện, lại hại



123
cho xác-thịt điên đảo chẳng an, mà Thần-khí lại làm chủ
sự họa ấy. Muốn tu dưỡng Tinh Thần cùng công phu luyện
tập làm cho ((Tâm linh xuất hiện)) cần phải lo trau
giồi xác thịt cùng tâm ư thường ngày. Bước thứ nhứt chúng ta phải luyện cái công-phu gọi là : Nhắm mắt Lóng ḷng.
Cách nhắm mắt_bên Phật-giáo gọi là Tham-thiền (Méditation).
1 Nhắm mắt, th́ bao nhiêu trần-duyên hệ-luy khêu gợi ḷng người, đều dứt tuyệt hết.
2 Nhắm mắt, th́ tâm-niệm dễ ngưng-tụ, thâu phục được ư mả tâm-viên .
3- Nhắm mắt, th́ các bộ cảm giác thần kinh được yên nghỉ; tinh thần có cơ hội b́nh tịnh, hồi phục cái sức đă tiêu hao, vẩn bị mệt nhọc suốt ngày.
4- Nhắm mắt, th́ ((tâm-cảnh)) dễ lóng trong; như cảnh xuân-b́nh thủy, phẳng lặng trong veo, như vùng minh nguyệt treo giữa trời thu, không một mảy sầu vân u ám.
5- Nhắm mắt, để dưỡng-thần là một cái phương-pháp độc nhứt vô nhị, của các bậc Thánh-triết xưa nay.
Cách tu dưỡng nầy chia ra từ tuần để luyện cho dễ :

TUẦN THỨ NHỨT
Con mắt là một cơ quan rất trọng yếu, để cảm giác nhận biết tất cả các sự vật. Tới giờ công phu tu dưỡng muốn lóng ḷng cho trong sạch, đặng giải thoát những phiền lao tục ly, th́ phải cần nhắm mắt lai. Nhắm mắt với Lóng ḷng rất quan hệ mật thiết cùng nhau, nên phải thực-hành phương pháp sau đây :
Lựa một nơi vắng vẻ êm đềm, tránh bớt những tiếng ồn ào nhiệt náo, không khí được sạch sẽ có gió lưu thông.
Ngồi trên ghế thân h́nh cho ngay thẳng, thong dong êm ái
124
đừng có chút chi trở ngại mới ngồi được lâu. Cách ngồi thế nào cho được điềm tịnh an nhiên, dường như quên cả hiện tượng bốn phía, quên cả xác thân, hiệp với cơi hư vô, cùng trời đất dung ḥa làm một. Bây giờ mới nhắm hai mắt lại, rồi lại muốn mở ra, cái thời gian nhắm mắt rất vắn không đặng lâu. Nhân v́ tránh chẳng khỏi với sự hay biết các thứ tiếng tâm diêu động bốn phía, cũng v́ lập chưa quen, hay nhẩn nại ráng chí tập luyện cho bền, th́ nhắm mắt được lâu, khi ấy mí mắt nháy lia, làm cho con ngươi cảm sự xốn-xan khó chịu, nên muốn mở ra, không giữ
được lâu tới mười phút, ấy là sự trải qua rất thường có, của mấy người mới luyện lập.
Mới bắt đầu luyện tập cho trọn một tuần, chẳng hạn thời giờ nào, miễn là mỗi khi luyện tập cho được như dưới đây :
1 Mỗi lần nhắm lại được lâu;
2 Chẳng nhớ tưởng tới sư mở mắt ra ;
3 Dầu có tiếng tâm ǵ xao động cũng mặc;
4 Mí mắt chẳng dực nháy ;
5 Mỗi lần tập được như thế, chừng nửa giờ cho tới một giờ trở lên, th́ đă thành công.

TUẦN THỨ NH̀
Tuần thứ nhứt chỉ tập cách nhắm mắt và ngồi cho êm thắm mà thôi, v́ chỉ mới thâu hồi dứt được tánh loạn động của xác thịt, c̣n phần Tâm-ư không phương xử-trí.
Tuần nầy một phuơng-diện th́ nhắm mắt, một phương-diện tập luôn công phu đề ((Lóng-ḷng)) cho trong sạch, (nghĩa là tâm trống lỏng, tâm không)
Kết quả của sự ((Lóng-ḷng)) cho đạt mục-đính là :
1 Cho được quên ḿnh.
2 Tâm cảnh hư không.
125
3 Tinh-thần an-tịnh .
4 Không nhớ chuyện đả qua .
5 Không toan điều sẻ tới .
6 Dứt hết các lằng sóng liên tưởng chẳng
cho làm bận trí khôn.
Cảnh này gọi là ((Hư Tâm Trạng Thái )) . Nhưng mà mới bước đầu muốn cho được ((Tâm Ư)) trống không , chẳng nhớ việc nầy tưởng việc nọ, thiệt là chuyện chẳng phải dể. Nên cần có phương pháp để luyện tập mới được.
Muốn qua sông th́ phải chờ đ̣, muốn tới chỗ xa phải
mượn xe, muốn cho được tới cảnh ((hư-tâm)) phải nhờ
phương-pháp tập luyện. Tóm lại đ̣, xe, phương-pháp, chẳng qua là một thứ phương tiện cho ḿnh dùng đỡ cho tới chỗ mục-đích mà thôi. Bây giờ muốn lóng ḷng cho trong sạch được trở vào cảnh ((Hư-Tâm)) th́ phải thâu tư-tưởng tán loạn, chú-ư vào một món mới được .
Ngồi nơi thanh-vắng, nhắm mắt lại, đoạn chỉnh-đốn Những tư-tưởng tán-loạn, gom lại một điểm, chỉ nhớ mải bốn chữ ((CAO ĐÀI TIÊN-ÔNG)) chớ cho lao xao lảng trí. Hoặc gom hết Tâm-ư đặng lóng nghe rỏ tiếng đồng-hồ tích tắc nhẹ nhàng. Hoặc tập chú hết bao nhiêu ư-tưởng, 1óng nghe hơi thở êm dịu của ḿnh. Ba cách ấy muốn dùng cánh nào cũng đặng.
Ban đầu mới tập cách thâu tâm-ư lại, cũng rất gian nan, mới thâu lại vừa được một điểm th́ những cái tư tưởng khác lại xen vào, hoặc nhớ những chuyện đâu đâu
viễn vọng.
Có khi đương ngồi luyện tập, trong tâm cảnh càng nhiễu loạn, c̣n quá khi chưa biết luyện tập nửa. Ấy là cái bằng cớ chỉ rỏ cho ḿnh biết rằng đă được ((Tự- Giác)), cảnh nầy là đường trải qua ai cũng không tránh khỏi, v́ có như thế, nên mới có ((công-phu tu-tập)) để hàng phục lủ tinh-quái dục vọng ấy .
126
Khi xưa ((Phật)) thâu phục được lủ ấy mà chứng quả Bồ Đề, Đức Gia-Tô không nghe lời nó dụ dỗ mới trở nên vị Giáo-chủ Thánh-Triết.
Kinh sách nói tà ma quỉ mị ấy là lời nói bóng dáng, chớ lẻ thật là thâu phục được những dục-vọng, tư-tưởng, tà niệm tán loạn của ḿnh mà thôi. Nếu nhờ công phu
chính chắn, hết ḷng luyện tập chế trị Tâm Ư đả quen, th́ sẻ hóa thành tự nhiên, mỗi lần ngồi lại luyện tập th́ :
1 Bao nhiêu Tâm-ư đều chuyên chú vào một chuyện đả định, không xao-lăng .
2 Không c̣n một mảy nhớ tưởng chuyện xưa việc tới nào xen vào khuấy rối.
3 Thâu hết phóng tâm, trở lại cảnh ((Nhứt tâm bất loạn)) là mục đích tuần nầy vậy.

TUẦN THỨ BA
Cách luyện lập tuần rồi là khiến tất cả bao nhiêu tâm ư ngưng lại, chuyên chú gom vể một điểm, chẳng cho phóng táng. Càng tập th́ thấy ấn-chứng, phải lâu cho thật
quen đặng làm nền tảng cho sự tu dưỡng tinh-thần củng như muốn dựng nên ṭa đền cho chắc-chắc, mới hầu đặng trăm năm bền bỉ.
C̣n tuần nầy đả nhờ công-phu tu lập trong tuần thứ hai đả quen, nên tuần nầy sự luyện tập có dể. Tuần này cách luyện tập như vầy : Gom hết bao nhiêu Tâm-ư lại
một điểm, chẳng cho một mảy tạp niệm vọng tưởng xen vào ước được nửa giờ hay một giờ trở lên Lúc nầy tâm thần được yên tịnh, mơ màng dường muốn quên ḿnh,
th́ lập tức bỏ luôn không nhớ tưởng tới cái điều ḿnh tạm mượn chú ư đó đi, hoặc câu kinh ḿnh đọc đó đăng trở vào cảnh ((Hư Tâm)) là đả được thành công kết quả .
127
Muốn cho dể hiểu hơn, th́ giăi nghĩa kỷ như vầy :
1- Thâu cái tâm tán loạn, gom lại ((một)) cho quen, rồi cái ((một)) đó cũng phải bỏ đi, ấy là vào cảnh ((không)) (Hư Không).
2- Ban đầu phải tập trong cảnh thanh vắng, quen lần lần sẻ thử đến nơi cảnh nhiệt náo. Nhơn tập ((Lóng Ḷng)) trong sạch đả quen, nên dầu có tiếng tâm xao động kích thích cũng chẳng cảm động, hoặc trong tại có nghe mà cũng bỏ qua luôn, chớ không nghĩ tiếng đó là ǵ, nghĩa ǵ , Tâm không hề vọng niệm, không hay biết tới.
3 - Khi tập quen rồi, th́ giảm bớt các điều hạn chế h́nh thể, hoặc đi, đứng, nằm, ngồi đều đặng thích hợp cả . Miễn là Tâm cảnh trở nên không không chẳng c̣n một mảy nhớ tưởng ǵ, đó là đặng Chánh Tâm rồi.

TUẦN THỨ TƯ
Cách luyện tập trong tuần thứ tư, là tuần chót, trong tuần này, hầu cho tới mục đích là cảnh ((Hư Tâm)) V́ mấy tuần trước tập chẳng cho tán loạn. Tâm ư trở lại một điểm, cho tới một điểm ấy cũng tập bỏ đi, ấy là lúc c̣n phải luyện tập, nhờ tập quen như vậy, lâu ngày sẻ hóa thành tự nhiên, nên khỏi khó khăn như lối ban đầu.
Tuần nầy nhờ sự quen ấy rồi, nên cố tập mỗi khi ngồi lại hể nhắm mắt th́ bước liền vào cảnh ((Hư không) khỏi tập gom tư tưởng lại một điểm nửa. Trong tinh thần lúc nầy cảm như đả không c̣n dính dấp chi với cỏi hồng
trần nầy nửa, phơi phở nhẹ nhàng, dường như ngồi dưới chiếc ((khinh-thoàn)) gặp hồi nước xuôi gió thuận, buông cả lái lèo, mặc dầu trôi chăy tới đâu cũng được.
Nếu được như thế th́ là đă được giăi thoát, và đă thành công: trong tuần nầy vậy. Gom hết đại ư lại như vầy :
128
1 Dứt các điều tập niệm, vọng tưởng ,
2 Thân tuy ở nơi trược thế, mà tâm hồn đả nhập Thánh cảnh rồi, thoát khỏi đời vật chất thô bỉ, chỉ sống vào cỏi tinh thần siêu-việt.
3 Dầu bao nhiêu cái đáng mừng, đáng giận, đáng muốn, đáng lo, củng chẳng động tâm.
4 Đi, đứng, nằm, ngồi hay đi đi lại lại giao thiệp với xă hội, trong chốn phiền ba nhiệt náo, mà tâm cảnh vẩn trong trẻo tinh khiết như tấm gương trong, rọi vật mà không nhiễm vật.
5 Dầu đương lúc luyện tập, hay là lúc thường cũng ở vào cảnh ((Hư tâm trạng thái ))

TÓM LUẬN SỰ LUYỆN ĐẠO
Những t́nh cảnh trảị qua trong lúc luyện tập
Ban đầu khi ngồi lại mà bước liền vào cảnh ((Hư tâm)), không thế nào tránh khỏi sự nhớ tưởng điều này việc kia đặng. Song nhờ tập gom hết bao nhiêu ư tưởng vào một chuyện mà ta tạm mượn đặng chủ ư vào Một đó, cho đặng nửa giờ hay là một giờ, rồi sau tập bỏ luôn cái tư tưởng hiệp Một đó đi, đặng trở vào cảnh Hư-Tâm. Ấy là mới luyện tập lúc đầu. Rốt lại hể mỗi lần ngồi lại nhắm mắt th́ bước ngay vào cảnh vô ngả (non-moi) trong trí chẳng c̣n phải tư tưởng hay chuyên chú vào một món như lúc đầu nữa. Đặng như thế th́ cái công phu ((nhắm mắt lóng long)) đả thành công viên măn.
Cái công phu tu dưỡng ((nhắm mắl lóng long)) nầy cho đạt tới mục đích là cảnh ((Hư-không)) mới xem qua dường chẳng phải dể, nhưng mà nhờ ba tuần đầu chế-ngự tâm ư đả quen, nên không chi khó khăn cả. Thí dụ như hồi mới tập viết chữ hoặc là cởi xe máy, th́ lúc đầu củng khó khăn, sau tập quen mà hóa thành tự nhiên, hể cầm viết hoặc lên xe máy, tth́ trí khônn khỏi chủ ư chi cho lắm, mà phần (( Thức tỉnh tinh thần)) (Conscient) sẻ hoạt động rất dể dàng
129
Và con người là một thứ động vật dể tập quen lắm, rất đổi là chuyện ǵ rất gay trở khó khăn thế mấy đi nửa , hể quyết chí th́ làm đặng liền, chịu theo cảnh đặng ngay.
Huống hồ ǵ chuyện rất dể, là chỉ tập cho trí khôn yên nghỉ chẳng cho làm việc nữa, th́ có ǵ là khó đâu, nếu tuần thứ nhứt rất dể như thế, mà tập không được, th́ là người ư chí c̣n xao-lảng, chẳng đủ tư-cách tu dưỡng tập-luyện.
Cái khóa-tŕnh luyện tập trong tuần đầu, là nền-móng cho sự tu dưỡng rất thiết yếu, rất mật thiết. Bằng luyện tập chẳng tới cảnh ((Hư Tâm)), trí-khôn c̣n tán loạn, th́ khó bước qua mấy tuần sau, ví như thi rớt th́ c̣n phải ở lại lớp củ là tuần thứ nhứt nửa. Nếu cẩu-thả tập liền qua tuần thứ hai, mà tâm cảnh vẫn c̣n hổn loạn chưa thuần tịnh th́ không có hiệu lực chi cả. Kết-quả th́ tinh-thần cùng năng-lực cũng như người thường, chẳng có chút cái gọi là quyền oai của Linh-năng phát triển cả. Nếu tuần thứ nhứt là cơ-sở, mà cho đặng chín chắn vững vàng, th́ bước qua tuần thứ hai, thứ ba và mấy tuần sau chót, sẻ đặng thuận hành, cho tới ngày thành công cũng không điều chi cản trở. Dầu cho giữa chừng, chưa tới lúc thành công hoàn toàn, mà tuần nào cũng có cái hiệu-quả tuần nấy th́ thân với tâm cũng đă được nhiều điều ích-lợi. So lại với lúc chưa biết luyện-lập tu duỡng rất khác xa ; tinh-thần cùngg xác-thịt cảm được sự khoái-lạc thiên-nhiên vô hạn .
Khi luyện tập trong 4 tuần đă được thành-công nhập cảnh ((Hư không)) được rồi th́ chừng đó cảnh ((Hư-tâm)) đả phát hiện, Thần hồn xuất ra khỏi xác, rồi nhập trở vô ; đến lúc nầy xác thân con người thức cũng như ngủ, mà ngủ cũng như thức gọi là ((thức tỉnh)) ((conscient)) Thần khí vô ra rất nhẹ nhàng dể dàng lắm tùy theo người luyện Đạo dày công hay ít công phu mà thôi.
Xin xem Bản-đồ số 5. Muốn cho (( Thần hồn)) được mạnh mẻ
130
cứng cát và linh thiêng th́ phải luyện qua ((Thượng-Thừa)) là 5 cách nầy ;
1. Thân-tức điều-ḥa.
2. Chí-thành minh-tưởng.
3. Linh-năng khải phát .
4. Linh-năng vận-dụng.
5. Linh-năng xuất-hiện.
Nhưng 5 điều nầy muốn đạt được th́ cần phải có nhờ vị Chơn-sư điểm Đạo tiếp dẩn cho thời mới đắc quả được.
Cách luyện-đạo xuất-thần, xuất-viá ngày nay bên Âu-Mỹ có một phần học-giả háo-kỳ ưa phương-pháp ấy :
Như ông Henri-Durville có viết một quyển sách nhan đề ((les protections psychique)) để phổ thông và cổ-động cho thuyết ((Tinh-Thần-học)) và ông Yram cũng có viết hai quyển sách (Le Médecin de l’Âme) và (L'évolution-dans les mondes supérieurs) ông học tập cách xuất-vía trọn 12 năm rất công phu và kết-quả được chắc chắn, nên ông mới viết hai quyển sách tường thuật rỏ ràng để lại cho người sau biết.
Bên Ấn-Độ có nhiều Đạo Sỉ về phái Du-Già (Yoga) tu hành luyện-đạo rất cao, họ đều biết phép xuất-thần cả. Có nhiều khi họ xuất-hồn đi thăm các Đạo-hữu ở đường xa muôn dậm. Đường đi cách trở khó khăn mà họ xuất-thần đi trong giây lát đến mấy chỗ non cao lịch-mịch ở trong chốn rừng-sâu động-cả là mấy chỗ các vị cao-tăng ẩn ḿnh tu luyện, là nơi không ai từng để bước chơn đến đó được, mà họ đều xuất-thần đến bái yết các vị cao-nhân kỳ-sỉ ấy đặng thọ giáo chơn-truyền học các phép-tắc linh-nghiệm để về cứu-dân độ-thế.
Nếu ta muốn khai khiếu mở được các tạng-phủ quí báu là các thể chất trong ḿnh ta theo Khoa học luyện Đạo đặng xuất thần cho được th́ ta phải sửa ḿnh trong
sạch, diệt các điều duc-vọng phàm tâm ích-kỷ th́ mới mong biết được phép quí báu ấy.
131
chớ ta c̣n những ư-tưởng cao-vọng tranh-danh đoạt lợi th́ dầu học trọn đời cũng không hề xuất hồn được.
Về khoa luyện Đạo tới đây tôi xin tạm dứt để quí Đạo Hữu nào có đủ đức-bạnh hoàn toàn sẽ gặp Chơn-sư Tiên Trưởng d́u dắc dẩn độ mới đắc quả được.
   
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 18 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Trạng Thái H́nh Thể
Trong lúc con người thoát xác (chết)

Bản-đồ số 4 chỉ về lúc chết đă phát họa ra một cách
rỏ ràng để cho ta thấy-biết một vài chỗ rất cần ích, đó là
chỉ về lúc con người ĺa bỏ cỏi trần vậy.
Theo lời truyền-dạy của chư Vị Tôn-sư ((les Maitres))
(1) th́ tôi được hiểu-biết rằng : cái chết tự-nhiên
của con người cũng như thay đổi áo-quần không có ǵ
là lạ cả ; không phải là bị mắc bịnh mất thần-trí và
củng không phải là bị rời-rả các phần thể-chất trong
châu-thân ; mà chính thật là do bởi tạng phủ của xác-thân
hữu-h́nh lâu ngày bị hao-ṃn đi, v́ tại ta không biết
ǵn-giữ cho kỷ-lưỡng ; nếu ta không biết giữ-ǵn xác thân
cho được mạmh khoẻ th́ càng mau ĺa bỏ nó hơn nửa
(2) Trước khi bỏ xác, th́ các thể-chất trong ḿnh đều
ngưng lại, con người lấy làm khó chịu vật ḿnh trăn-trở
xác-thân chuyển động, thần khí sắp ĺa, nên lúc nầy coi
con người dị-h́nh quá; đó nghĩa là trước khi có sự ngưng
ĺa các thể-chất của cơ-thể, cho nên hết thảy những thể
chất trong châu thân đều bị ảnh hưởng-chung và sức
vận-động xung-khởi lên một lúc, thể như ngọn đèn lúc
hết dầu trước khi tắt, nó củng bật lên tia sáng một chút
rồi mới lần tắt luôn.
Cái bản đồ chỉ về lức chết theo cảch-thức ở bên Viển
Đông đả tác-kiến ra đó, có thể dẩn đưa chúng ta về đường
----------------
(1) Là các vị Đắc-Đạo rồi
(2) Bởi vậy Đức Khổng Tử có nói vua Ai Công nước Lổ rằng : “ Khôn th́ sống lâu , Dại th́ phải chết yểu ”



112
tra-xét bộ máy cơ-thể rất linh-hoạt tinh-tường và xác
đáng, có thể làm tài-liệu cho các vị Bác-Sỉ thông thạo về
Y-khoa. Lức sắp hấp-hối chết th́ con người mất hẳn phần
Cảm giác thuộc về trí-tuệ, nghĩa là lúc đó th́ sự thông-
minh sáng-láng bị đoạn tuyệt : mà hết thảy căn-bản trong
các cơ-quan thuộc về thân-thể đều ở trong trạng-thái điên
đảo vẩn-vơ và mệt-ngất ; lúc ấy người ta thường gọi là
hấp-hối mất thần Lúc nầy trong thân-thể bị giảm thiểu
lần lần sức vận-động ; nhiệt độ và tri-giác cũng giảm lần
cho tới tắt hơi thở cuối cùng th́ xác-thân phải chết (đó
là lúc các thể chất trong cơ-thể bị phân-ĺa bởi mất phần
Sanh-khí rồi tức là tuyệt-khí vậy).
Những kỳ-trạng ngưng-ĺa trong bộ máy cơ-thể đó bày
tỏ ra trong bản đồ rất là rỏ-ràng minh-bạch cũng có khi
một vài thể-chất trở lại như lúc trước (cũng như lúc mạnh)
và cũng có khi xác-thân bề ngoài coi như đă chết lâu rồi
mà bên trong bộ máy cơ thể chưa ngưng liệt hẳn là v́ cái
thể-chất chánh-yếu của Khí c̣n chút sanh lực, nên trong
xác thân mới c̣n ấm-nóng mà hồi dương được một lúc,
chưa đến nổi phải ngưng-liệt ngay toàn cả cơ-thể.
Khi chết rồi đem mai-táng (chôn dưới đất) th́ trong
một thời-kỳ thể chất xác-thân sẻ phải tiêu-ră mục-nát
cả. Lúc con người chết th́ ngay ở trong Thận thủy không
c̣n khí Âm nữa , nên thể chất của máu phải bị ngưng lại
và bị lạnh-lẻo, là v́ Sanh-khí không c̣n hoàn-toàn, chỉ
riêng có một phần dưỡng-khí ở nơi Phổi hoi-hóp c̣n lại
chút đỉnh làm cho máu ấm-áp được một chút mà thôi. - Thể
chất của Thận ( Thận-thủy hay Thận-hỏa) lúc nầy bị hự-
bại hẳn, nên phải ngưng-liệt lại (đó là lúc hấp-hối của con
người) bởi v́ sự hoạt-động là lẻ sống ở đời, mà cơ thể bị
liệt bại bất-động th́ xác thân phải tức-khắc chết liền
113
Khí Âm ở Thận lúc đó bị tuyệt lần lần, Dưỡng-khí(l )
ở Phổi c̣n lại bao nhiêu phải-bù vào để san-sớt cho các
thể-chất kia rồi thủng-thẳng củng bắt-đầu vắn sức vận-
động, chừng lúc kiêt sanh-lực rồi th́ lúc ấy Sanh-khí sẻ
mất hẳn căn-bản. Rồi lúc đó Thần khí sấp ĺa H́nh mà
nhập vào Cỏi Hạ Thiên (Monde Astral). Lúc ấy Thần khívui vẻ lắm, v́ bỏ được cái xác-phàm ô-trược nặng nề rồi
ra ngoài được nhẹ nhàng lắm. Lúc chết là lúc những
huyếl-mạch trong cơ-thể đều bị ngưng bế hết không c̣n
năng-lực hoạt-động ǵ cả.- Thể-chất của Thần v́ đó mà
hết liên-lạc, bởi không c̣n sức vận-động ở bộ Thận
nửa, nên Sanh-khí mới không đủ sức mà nối tiếp với cơ-
thể, thành bị bứt ngang mà trở về Nguyên-khí của Hư-
Linh. C̣n cái Thể-chất của Tinh lúc nầy v́ bởi Thần hết
----------
(l ) Người ta có thể không ăn uống đến 3 ngày mà vẩn c̣n sống được,
chớ nếu hết không khí , như ch́m xuống nước hay bỏ vào thùng đóng kín lại trong
vài phút đồng hồ th́ phải ngộp hơi chết liền v́ Không khí rất quan hệ cho thân
thể con người lắm.
Người ta hít Không khí vô phổi , cốt nhờ một phần dưỡng khí là chất
hơi nhẹ nhàng mà con mắt phàm không thể trông thấy được, lúc hít không khí vô
trong phổi, th́ Dương Khí thâu nhập vào tổng huyết mạch rồi châu lưu khắp toàn-
thân. Dưỡng Khí là một phần trọng yếu ở trong Không khí , thân thể cần phải có
Dưỡng Khí mới có nuôi sanh mạng để phát nhiệt và có sức khỏe, cho nên thứ
không khí mà hít vô phổi, có một phần Dưỡng Khí rât nhiều. Song thứ hơi đă thở
ra rồi, không nên hít trở vô, v́ ít Dưỡng Khí không đủ bổ dưỡng cho than thể
Theo cách luyện Đạo về sự hô hấp (respiration) th́ trước khi ngồi hay đứng
cũng phải cho ngay thẳng lấy ngón tay bên mặt bịch lổ mũi bên trái , hít không khí
cho vô, rồi nín hơi kế bịch lổ mũi bên mặt cho Dưởng Khí dơ bẩn ở trong phổi
theo lổ mũi bên trái mà ra, và khi thở ra rồi th́ chịu khó hít vô và bịt lổ mũi đó
lại cho Dưỡng Khí ra bên mặt lỗ mũi kia, cứ làm đi làm lại vậy hoài chừng năm
mười phút hay độ nửa giờ th́ ta biết trong ḿnh ta khỏe khoắn dường nào .
-------------------
114
liên-lạc, nên bị tiêu-tán mất, không c̣n đắc dụng nửa Ta
phải biết rằng dầu con người mà chết nghĩa là bỏ xác
song thể-chất của Dương (Wun) th́ vẩn c̣n nguyên hoài
đến lúc Sanh-khí đoạn-tuyệt th́ đôi mắt con người sẻ bị
lạc tinh không c̣n trông thấy ǵ nửa (hai mắt hết thần coi
khờ dại đục-lờ) v́ thế trọn cơ-thể con người không c̣n
linh-khí tinh-anh nửa, nên xác-thân sẻ phải hư nát tiêu-diệt.
Đó là lúc mà xác-thân con người không c̣n chi phối
về sự sống liên-lạc nửa, nhưng mà sự sống của Thần khí
c̣n trường-tồn, v́ rằng : chết chẳng qua là ĺa phạm-vi
hữu-h́nh đặng sang phạm-vi vô-h́nh nghỉ-ngơi cùng học-
hỏi đặng tấn-hóa thêm nửa mà thôi (nên chi người hiểu
Đạo thấu biết cơ mầu của Tạo-hóa nên coi sự chết là
lẻ thường). Những trạng-thái liên-tiếp thay đổi trong lúc
chết, tóm lại như vầy .
1- Cái thể-chất thứ nhứt của Thần, khi bị giảm thiểu
lần lần rồi, th́ sự liên-lạc về h́nh-chất và sự rời-rạc về
bản năng trong các thể chất kia đều bị ngưng ĺa cả, nên
bắt ép Dưỡng khí ở nơi Phổi c̣n chút sanh khí nào
phải đem ra tiêu dung để làm căn bổn sanh-lư cho nó.
v́ thế Thận ( thủy hỏa) lúc nầy mất hết thế-lực, đó là
cái dấu-chỉ trước nhứt về sự chết của con người. Khi
Sanh-khí đoạn tuyệt rồi th́ hết thảy các thể-chất trong
cơ-thể đều thấy rỏ như vầy : Mạch lạc đứng yên, huyết-
mạch ngưng tu, h́nh thể châu thân xanh dợt và lạnh ngắt,
cơ thể không c̣n sự hoạt động, mất hết sự cảm giác, các
thể chất thuộc về hạ bộ th́ đều xanh xám cả : Đó là trạng
thái của sự chết thuộc về động vật (con người củng là một
loài động vật, nhưng thứ động vật có tinh thần tri giác).
C̣n lúc chết giả củng là ở trong trạng thái trầm mặc
mê man thiêm hiếp, nhưng chẳng phải ở trạng thái trầm
mặc chánh thức, có khác là khác cái kiến thức bề trong mà
115
thôi; sự đó người Đông-phương ai cũng đều biết cả, ngay
bên Tây-phương (Âu-châu) cũng mới biết đây, v́ người ta
thường thấy có sự chết giả luôn luôn; nhiều khi họ đem
chôn lầm xác những kẻ mà họ tưởng là chết rồi, chớ có dè
đâu những kẻ đó chưa chết, c̣n ở trong trạng-thái mê-man;
nên những kẻ đó sau khi bị người ta mai-táng rồi th́ phải
chết thiệt liền! Nhưng trước khi chết thiệt, họ c̣n tĩnh lại
một lúc và dật ḿnh trở qua, trở lại, nhưng không thế
nào được v́ đă bị liệm chắc-chắn trước khi đem mai-táng.
Bởi vậy có khi người ta đào mă lấy cốt th́ thấy người
chết đổi lại nằm xấp khác hơn khi liệm xác. V́ thế mới
có cái hại về bịnh Thiên-thời, hề kẻ nào vương-chứng ấy
mà rủi có chết th́ họ lập tức bó lại đem chôn liền, v́ sợ
bịnh truyền nhiễm lan ra - Than ôi ! khi bịnh-nhân hồi
tĩnh lại th́ không thế nào sống được , có phải là tội-nghiệp
không ? Cho nên người xưa thường hay truyền dặn nhau
rằng : Khi có người chết, th́ phải đợi sau lúc 48 giờ (nghĩa
là phải để người chết nằm yên tronq 2 ngày rồi mới
được chôn-xác; nhưng cũng có khi xảy ra những kẻ chết
c̣n ở trong trạng-thái chết-giả trái tim c̣n hoi hóp th́ có
lẻ phải để lâu đến mấy tuần, mấy tháng, cũng chưa chết
thiệt; v́ thế nên có nhiều giống dân bày ra cái lối thiêu
xác chủ ư là để đánh thức kẻ chết-giả cho biết để đem
thần-hồn về nhập xác; nhưng chưa chắc sự thiêu-đốt xác-
thịt ấy mà làm cho kẻ chết giả thức-thần được đâu. Giả
thử như lúc đó mà kẻ chết-giả thức tỉnh được, v́ sự thiêu
xác một cách th́nh-ĺnh dữ-dội như vậy , thử hỏi kẻ đó dù
kiên-tâm chịu đau đến đâu vị tất đă sống nổi, mà không
bị chết tức thời sao ? - Xem như thế th́ có lẻ người ta
thường chôn lầm biết bao kẻ chưa bị chết thiệt, chắc hẳn
rằng : Nếu cái tục thiêu-xác mà c̣n giữ theo như vậy th́
có lẻ người ta sẽ thiêu-đốt lầm nhiều người sống và bịnh
nhân (v́ sư thiêu-xác thường có luôn) Cái tục nầy kêu là
116
Hỏa-táng (l). về bên Ấn-Độ và xứ Cao-miên c̣n giữ cổ
truyền tới giờ.
Lại c̣n có nhiều ông Lương-Y tưởng lầm rằng bịnh
nhân chết thiệt, nên bỏ không trị bịnh nửa; được một vài
ông có kiên-tâm nghị-lực mới chịu ráng sức chịu khó mà
điều trị nên bịnh-nhân có thể sống lại được; c̣n ngoài ra
phần nhiều họ xem xét không kỷ mà tin lầm là chết thiệt
rồi, th́ họ không c̣n biết t́m phương-kế nào mà điều-
trị hay là tra-xét bịnh-nhân coi ra thế nào ? V́ vậy cái
phương-diện chánh-yếu về sanh mạng của con người là
đường Sanh-tử, th́ hiện khoa-học ngày naỵ cũng chưa
thấu hiểu rơ-rệt được, lẻ đó khoa-học hăy c̣n ở trong
ṿng tối tăm. Chỉ trừ ra người học Đạo mới là am-hiểu
được lẻ huyền vi của Tạo-hóa mà thôi.
2 - Khi nào trong cơ thể mất hết sức vận-động rồi
Thận-thủy và Thận hỏa đều ngưng máy th́ sự chết tới
liền ngay. (V́ vật cái thể chất của bộ Thận là một thể chất
cần yếu đứng đầu trong các thể chất thuộc về hạ-bộ). Sự
bại-liệt của Thận ảnh-hưởng ngay đến Thần, lúc nầy Thần
--------------
(l)- Trong đời có 4 cách táng người chết kêu là Tứ-táng :
1-Thủy-táng- Ném người chết xuống sông. Các táng lạ này do ở
phía Bắc nước Phi-Châu, người Mọi da đen hay dùng. Hay là bên xứ Ấn Độ
(Inde) có con sông Hằng-Hà (Gange) khi chết họ cũng đem thây thả xuống gịng
sông nầy đặng cho linh hồn được siêu thăng về miền Cực-Lạc.
2-Hỏa-táng- Đốt thây thành tro. Cách táng nầy theo tục người Ấn-
Độ và người Cao-Miên , Xiêm, Lào gần xứ ta thường thấy .
3-Thổ-táng - Chôn thây dưới đất . Theo nước Việt ta, hoặc Tầu
Nhật Bản Đông phương ḿnh và củng có cả các nước Âu Châu củng đều dùng cách
Táng này .
4- Điểu-táng – Phơi thây cho chim ăn. Cách táng lạ nầy ở về miền ngoại bộ lạc nước Mông Cổ có dùng
------------------------
117
c̣n riêng được mảnh lực nào đều hiệp với sức vận chuyển
của sanh Khí để làm cho con người được sung sức mà
sống thêm. Nhưng Thần (tức là Thần Khí, bởi v́ Khí với
Thần là hai thể chất bao giờ cũng liên lạc khắng khít với
nhau luôn luôn) lúc nầy c̣n lại được chút ánh sáng nào
th́ cũng không giúp ích cho các thể chất khác được ;
C̣n thể chất của Tinh c̣n đọng lại bao nhiêu đều bị tiêu-
tán hết, và hết thảy nhưng tàn lực của các thể chất c̣n
dư lại (bởi khí Dương chưa đoạn tuyệt) củng không thể
nào bảo vệ cho toàn cơ thể được nửa, dầu khí Dương c̣n
dính dấp chút đỉnh cũng không ăn thừa ǵ, mà nó cũng
không hư liệt ǵ hết, tới lúc con người từ trần th́ nó thoát
ĺa ra ngoài. Đó là kỳ trạng thứ nh́ của sự chết thuộc về
động vât (La mort animale),
3- Cái kỳ trạng thứ ba th́ rất mau chóng ; đó là lúc
mà Dưỡng-khí đả bị hao tán rồi, nên con người thành
ra đuối sức, không thể giữ cho xác thân được vững chăi
nửa . - Chơn-khí là một thể chất trường tồn bất diệt
nhưng lúc nầy Chơn-khí cũng muốn cho cơ thể có được
sanh lực khả quan nên mới lưu lại để bảo vệ cho xác thân
nhưng cũng chẳng ăn thua ǵ, nên chi Thần mới từ từ
thoát lần ra ngoài, để lại Phách (corps éthérique) c̣n
lưu luyến chút đỉnh chung quanh xác, nên sanh khí mới
c̣n chút đỉnh ngưng tụ ở trong những thể chất thượng-bộ.
Đó là sự chết thuộc về Linh Tánh (l) (La mort animique).
Khi Thần-khí đả thoát ĺa ra ngoài xác-thân rồi, th́
con người mới thiệt chết, nhưng lẻ đó cũng chưa lấy ǵ
làm đúng hẳn v́ ngay lúc đó dầu khí Dương đoạn tuyệt đi
-------------
(1) Kẻ chết về Linh tánh thường hay biết trước ngày giờ chết của ḿnh
nhứt là người Đắc đạo đều biết trước năm, tháng, ngày, giờ chết của ḿnh , nên trước khi chết họ để lại biết bao nhiêu là dấu tích linh hiển cảm hóa ḷng người .

118
nửa, mà con người c̣n quyên luyến Hồng trần th́ Thần
chưa vội đi ngay liền. Lúc Thần chưa chịu ĺa hẳn cơ thể
th́ cái căn bản của Khí củng c̣n vấn-vương chút đỉnh nơi
thượng bộ ; nhưng lúc vừa mới phân ĺa th́ Thần c̣n vơ
vẩn ở trên khu xác một lúc, như tỏ t́nh thương tiếc,
không nở dời đi. Cho nên lúc này Khí mới thũng-thẳng
giảm thiểu lần lần, chớ không có dứt ngang th́nh ĺnh
ngay, nó thủng thẳng thoát-ĺa xác một cách nhẹ nhàng êm
ái giống in như ngọn đèn lúc hết dầu, nó cũng giảm sự
sáng lần lần cho tới khi tắt hẳn mới thôi. V́ lẻ đó mà khi
xưa hằng thấy người cha chết th́ người con thường trèo
lèn trên máy nhà để khẩn cầu Thần Thánh hộ độ, đừng
sớm cho Thần xuất dương ; đó là theo những lễ giáo cổ
truyền bằng cách bóng dáng mà thôi. Cho nên những nhà
tin Thuật số và bọn Bàng môn hay nói rằng : trong lúc
con người lâm bịnh, hay lúc vừa mới thoát xác th́ có ma
quỉ theo bên ḿnh ám ảnh mà tỏ ra các hiện tượng lạ
lung, nên mỗi khi có mặt người nào chết th́ người ta hay
để ư ŕnh xem ở bên khu xác coi có xảy ra những trạng
thái nào kỳ dị và có thể chữa trị được hay không ? Nên
trong lúc nầy họ kêu hồn trục vía đủ mọi cách để mong
cho người chết được tỉnh sống lại, hoặc làm phù phép ếm
đối vân ..vân... (theo ta thường mục kích thấy các Thầy
pháp ở trong đồng-bái hay chuyên chửa bịnh nhân bằng
một cách mê-tín dị-đoan quá lẻ); nhưng dầu cho bịnh-
nhân có tỉnh được chút ít đi nửa, là bởi nhờ Sanh khí (là
một thể chất hằng sống) c̣n đọng ở trong xác thân, chưa
thoát ra hết mà thôi, giây phút sau cũng phải chết luôn.
Thần Khí từ từ thoát-ĺa ra khỏi xác, th́ sanh lực ở trong
xác con người bị giảm thiểu lần lần, cho tới lúc Thần
thoát hẳn ra ngoài không gian, th́ lúc đó con người mê-
man bất tỉnh, không biết ǵ nửa cả ; cho tới lúc Dương
Khí đoạn tuyệt rồi, th́ con người mới thiệt chết
119
Khi con người chết rồi, nghĩa là ĺa bỏ xác thân lại
th́ Thần Khí vẩn c̣n trường cửu, ra nhập vào cỏi Hư-
Linh, tạo lập nên đời sống khác hạp với các thể chất thuộc
về thể chất trên không trung mà tồn-tại ở trong một Thế
Giới mới thuộc về cỏi Hư-linh (Monde Astral), nhưng vẩn
giống in như h́nh thể cũ ở cỏi Phàm gian vật chất (Monde
physique) ; có khác là cái Linh Thể không c̣n giữ theo
phạm vi hữu h́nh nửa, nhưng sống trong sự trường tồn
bất diệt.
Đó là theo cái bản đồ chỉ về lúc chết ở bên Á Đông đả
chỉ dạy như vậy. Đối với những kiểu bản đồ mường tượng
như nhau, th́ rất khó khăn cho người không học-đạo hiểu
thấu tận tường được, và đối với một cái Đạo-lư tức là Đạo
Giáo đă có từ năm ngàn năm nay rồi, th́ cũng rất khó
khăn và không tài nào khảo cứu cho hết để nhắc lại cho
thiệt đúng được ; huống chi những giáo điều dạy về h́nh
thể rất quí báu của con người là một sự rất quan trọng
chẳng bao giờ dời đổi được; cho nên nhờ bởi có cái h́nh
thể ấy và cũng nhờ có cái giáo điều ấy, mà ông Thánh
Saint-Paul đă giảng cho mọi người biết rằng : ((chết thảy
vạn vật trên trần gian đều phải trải qua trong ṿng kinh
nghiệm để tiến hóa, nghĩa là phải: vui, buồn, sướng, khổ
cùng với sinh, lảo, bịnh, tử, rồi lần lần mới đạt đến mục
đích trường-tồn, hư linh bất-diệt )) - (Saint-paul : Romains.
VI-5 ; - VIII-37, 38, 39. - Cor : 1e épitre, VI -13, 14 ;
XV - 19. 20,21,22,42, 43, 44, 52, 45. - Cor : 2e épitre,
V-15).
Đó chẳng qua là làm người ở cỏi Phàm-Gian vật chất
th́ phải học tất các luật lệ ở cỏi Trần rồi phải học cho hiểu
thấu máy huyền vi và luật chưởng quản của Đấng Tạo Hóa
Chẳng phải người ta sanh ra ở giữa Trần gian chỉ biết ăn
uổng và cấu xé giành giựt hại lẩn nhau rồi chết (sanh rồi
lại tử) mà thôi .

120
Đời người mộng tưởng, lăn lóc, cực nhọc, vất vả, đau
đớn, khổ-đọa, nhọc xác, mệt hồn, rồi ra cũng dinh hư tiêu
trưởng, cái thân-h́nh rốt cuộc cũng hư nát với cỏ cây.
Mục đích của cuộc đời đâu phải thế. Vậy ai là người đă
từng kinh nghiệm cái thế-sự Trần gian nầy th́ cũng đều
công nhận rằng : (( Cuộc đời là một con đường đi, mà nhân
t́nh thế sự là một cái trường học để cho con người luyện
tập điều khôn lẻ dại đặng cho mau tấn hóa hạp với cơ Trời))
Thế th́, lập Đức, học Đạo lư là điều cần nhất của bổn
phận làm người ở chốn Trần Gian !
   

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 19 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Trạng thái H́nh thể
Lời nói đầu
Dưới đây tôi phát-họa Trạng-Thái h́nh-thể của con người
c̣n sống, trong khi ngũ, lúc chết và luyện Đạo xuất Hồn,
hầu để giúp một phần sáng-kiến cho những người
luyện ĐẠO rồi mà chưa thấy ấn-chứng

Số 1
TRẠNG-THÁI H̀NH-THỂ
trong lúc con người c̣n sống .
Tôi phát-họa vẻ ra cái bản đồ số 1 rất giản-dị để chỉ
Vẻ (đời sống) của con người trong lúc b́nh-thường cho
dễ hiểu, mà dưới đây tôi tóm-luận lại ít điều đại-khái
như vầy ?
Theo như bản-đồ đó, th́ người ta nhận biết được rỏ
ràng trong châu-thân con người có bảy thể-chất bí-yếu liên
thuộc với nhau rất có thứ-tự, mà sự liên-thuộc của các
thể-chất ấy đều một mực như nhau và mỗi thể-chất có một
đặc-tính khác nhau ; như sự phối- hiệp của Tinh-khí và
Thần, đó là chỉ về những sự ảnh hưởng và cần yếu của
ba thể làm cho thân con người được trở nên khỏe mạnh.
Cái thể-chất đứng ở phía trên cao hơn hết là bộ
xương cốt mà nó dính liếu với sáu thể chất ở dưới một
cách trực-tiếp ; c̣n Thể-chất chót là dương chỉ dùng
cái Ư Chí chánh-thức riêng của nó mà thôi, chớ theo nó
không có phụ thuộc một thể chất nào cả ; và người ta
nhận biết rằng : cái thể-chất cuối cùng ấy có tính-chất
ḥa-đồng hết thảy, nó liên-thuộc mật-thiết với toàn châu



92
phân trong ngoài một cách gián-tiếp nhưng các thể-chất
kia không liên-thuộc được với nó, nó chỉ đứng biệt lập
riêng ra một ngôi vị tùy cảnh của nó.
Theo về khoa học luyện Đạo Á Đông nói rằng : Chất
dương thuộc về khí (Tiên Thiên) có những mẹo-luật
tối trọng hệ và mảnh-liệt hơn các thể-chất khác, và ngoài
cái binh giả-tạm mà chúng ta thường gọi là xác-thân, th́
người ta cho biết rằng c̣n một linh-thể chơn-thiệt có thể
sống được trường-tồn vĩnh-viển chớ không phải cần có
xác thịt nầy mà con người mới sống được hoàn toàn đâu ;
Linh-thể đó tức là Thần thuộc về khí ((Hạ-Thiên) vậy.
Cái bản-đồ số 1 ấy là cái gốc-rễ về h́nh-tướng của
con người, để dể hiểu mà giác luận viết ra được đủ mọi
cách-thức về khoa (Thần-trí Tâm-lư Diệu-pháp). V́
nếu như có một chứng bịnh nào xảy ra, th́ người trị-bịnh
có thể tự (xem bản-đồ ra mà xem xét, tra cứu, thiệt-nghiệm
coi bịnh đau ấy căn cứ ở tại đâu ? Trước hết xern cái căn-
thể của nó ở lại chỗ nào ? Trong cơ-thể coi nó thiếu Hỏa
hay nhiều Hỏa, rồi tùy theo cái máy vận-động. mà tăng
thêm Hỏa hay gọi là Điển-quang cùng hoặc giảm bớt cái
nhiệt-độ cho được điều ḥa, rồi xen đến gốc bịnh của
nó phát sanh tại đâu ? - Sau hết t́m đến cái thể-chất
nào ở châu-thân bị hư nhược, th́ ra tay điều trị riêng ngay
chỗ đó. - Về sự tra xét theo khoa (Thần Trí Tâm-lư
Diệu-pháp) coi trong cơ thể th́ biết rơ căn bịnh hơn là
xem xét mạch-lạc ở ngoài xác-thân.
Bởi vậy hết thảy những lực-độ b́nh thường thuộc về
(đời sống) của con người đều rút tóm cả vào trong bản
đồ số 1 ; theo bản đồ nầy có thể trị bịnh-nhân mạnh
được. Cái phương-pbáp điều-trị bịnh-nhân cũng giống hệt
như cái qui-tắc của những bản-đồ trị-bịnh mà các nhà Y-
sĩ đả vẻ ra dùng để kê-cứu bịnh-nhân vậy . Cứ theo cái
bản đồ h́nh thể chỉ về lúc con người c̣n sống đem ra
93
tra-xét th́ biết ngay cái lực-độ b́nh-thường trong cơ-thể
của người đau ra sao ? Ta chỉ xét-nghiệm riêng về thể-chất
nào có can hê đến bịnh nhân mà thôi ; thí dụ như cái
nhiệt độ của bịnh thay đổi về bực nào, hoặc sự điều-ḥa
của nó gián-đoan bất thường như là bị chậm-chạp, bị giảm
thiểu hay là tăng-đa ; rồi theo phương-pháp lư-luận mà
điều dẩn cái thể-chất bị hư nhược ấy cho được cân-đồng
điều ḥa vời sức vận-chuyển của nó như vậy th́ toàn cơ-
thể sẻ được trở nên bộ máy hoàn-toàn thời con người mới
được vô bịnh. Nếu trong bộ máy cơ-thể mà có một cái bị
hư, th́ toàn-thể đều bị ảnh-hưởng hết. Lúc đó phải đem
bản-đồ ra tra xét, nếu mắc phải bịnh ǵ th́ phải cắt-
nghĩa cho minh-bạch hoặc bằng lời nói hay bằng bút-tích;
chừng đó mới đem ra thực-nghiệm bịnh nhơn th́ bịnh
nhân ắc mạnh được liền.
Phương pháp nầy là cách trị bịnh của các Vị Tiên
Trưởng phát-minh ra để dạy đệ-tử trước khi dạy cách luyện
Đạo
Người ta xét về Bản-đồ h́nh thể mà biết được khoa
mầu luyện Đạo cũng đủ chứng tỏ ra rằng đạo-lư của người
phương Đông (Á -Châu) là siêu-việt, không phải chỉ riêng
thờ phụng về chủ-nghĩa thần-quyền đâu (panthéisme).

số 2
Trạng thái H́nh thể
Trong lúc con người ngủ , Thần xuất .


Tôi đả luận rỏ về kiếp sống rồi, nay tôi xin vẻ
Bản đồ số 2 và số 3 để luận ngoài sự sống của con
người nghĩa là trong khi ngũ, trong hồi mặt tưởng để
hiến cho người luyện Đạo được hiểu rỏ hơn nửa



95
Nói về trong giấc-ngủ tự nhiên của con người (c̣n
giấc ngủ ép buộc th́ có nhiều cách khác nhau) Đây chỉ
nói về giấc ngủ tự nhiên khi ban đêm ; khi ngủ th́ huyết-
mạch chạy chẩm rải trở nên ḥa-huởn rồi lần lần yếu
bớt, c̣n các lằn tư-tưởng đều tan mất hết. Thần xuất
ra khỏi xác thân.Ta hăy coi nơi ((bản-đồ h́nh-thể)) số 2, 3 th́ ta hiểu
rơ : Trong khi con người ngủ, về phần vật-chất th́ cái
Hơi-khí trong phổi giảm lần, c̣n máu-huyết trong tim
(Tâm) chạy chậm lần lần. Về bên Thần-trí th́ Thần và
khí hiệp nhau thành Thần-khí tức là cái Vía rồi tuế-
nhuyễn tinh-anh và xuất ra khỏi xác rất lẹ làng.
Vă chăng trong giấc ngủ th́ Thần không thể hiệp với
Tinh được nửa, tách ĺa Tinh ra để một ḿnh Tinh ở lại
nơi H́nh-xác, v́ thể-chất của Tinh không có dấu chi
dính-dấp đến sự ngủ của con người. Lúc con người nghỉ
ngơi là lúc Thần không c̣n phận sự như hồi con người
c̣n thức hoạt-động, nên chi lúc ngủ nó phải xuất ra khỏi
xác thân liền đặng cũng nghỉ-ngơi nơi cỏi hư-linh, chớ
không c̣n trú ngụ ở trong thân con người nửa.
Khi xuất ra khỏi xác rồi th́ Thần khí không c̣n liên
thuộc chi với Tinh và không c̣n ư-chí ǵ nữa ; cho nên
nó cởi mây lước gió, tiêu diêu đảnh Thứu Non-Bồng, tự
toại 4 phương trời, nhàn lạc nơi chốn Hư-không.
Bàn đồ h́nh-thể số 2 về giấc ngủ đó th́ tôi miêu tả
thêm ra cho biết về lúc ngủ-mộng hay là chưa được thức
tỉnh (Inconscient) nơi cỏi Trung-giới (plan astral). Ban
ngày người ta đem ḷng dục-vọng tư tưởng một vật-chi
thái-quá hoặc để trí nhớ một điều nào đả qua rồi, khi ngủ
nó tạo ra h́nh ảnh ở trong cái Vía, thành ra mộng (chiêm
bao) y như vậy, khi tỉnh giấc cũng c̣n nhớ lại mơ màng
những đều đă thấy ở trong cỏi mộng.
96
Cũng có nhiều khi ta nằm mộng, gặp nhiều tin dữ.
hoặc thấy bị cháy nhà, té sông, té cây, ma nhát quỉ đè
v v đều gọi là ác-mộng (Cauchemar) lục kêu là mộc đè.
Ấy bởi tại nhiều duyên cớ nên ta nằm mộng như vậy:
một là tại có khi ăn no quá, đồ ăn chưa kịp tiêu-hóa nơi
dạ dầy cho nên thể chất trong ḿnh coi khó chịu; hai là
tại lúc ta nằm ngủ bị cấn vật chi trên ḿnh làm cho máu-
huyết ứ lại chẳng vận-chuyển được thành ra phải gặp
nhiều cái mộng hung dữ ấy, chờ chẳng có đều chi lạ mà
phải đi đoán xâm đoán mộng cho biết hung kiết làm ǵ
thành ra dị đoan vô ích.
Bởi vậy người tu hành luyện-đạo lúc buổi cơm chiều
họ pḥng khi nào dùng, để bụng trống đặng Tham-thiền
(Méditation) cho dễ . Ta cũng thường thấy thầy Sải Cao-
Miên dùng cơm đúng ngọ v́ lẻ đó.
Mỗi khi con người đang ngủ, cái Vía (Corps astral)
xuất ra khỏi xác, và nó thường chỉ lẩn quẩn theo chung
quanh cái xác không dám đi đâu xa là bởi nó c̣n khờ dại
và liên lạc với cái thân nhờ tiếp xúc bởi một sợi giây từ-
khí (lien magnétique) làm trung-gian.
C̣n người luyện Đạo đắc-quả biết xuất thần (dédou-
bler) th́ dùng cái Vía đi thần-du khắp chỗ nơi xa xuôi
đặng; mà trước khi đi họ làm cái Vía giă bằng một chất
thanh-khí theo cơi trung-giới bao bọc khắp xác thân rồi
họ mới cởi mây lướt gió tiêu diêu tự toại khắp đầu non
cùng góc biển.Về sự luyện Đạo nầy có 2 bực :
1- Một là bắt đầu luyện có Dương-thần ở xác, mà
làm nội thân (Immanence) làm cơ-chuẩn (Postulate) nghĩa
là: phải đoạn trừ những các sự ham muốn vọng tưởng của
xác thịt (cái ham muốn vọng tưởng đó gọi là âm-thần);
phải luyện cho tiêu diệt chẳng c̣n một măi sự ham muốn
97
chi, tâm tánh được tự nhiên, như nhiên (tức là thâu được
Dương-thần).
2- Rồi sau mới luyện xuất Dương-thần. Duy có
cách nầy tuyệt-diệu hơn hết, là tập ((thai-tức)). Phương,
pháp như sau đây : lấy ư-Chí (volonté) điệu ḥa hơi thở
ban đầu c̣n thở dài và mạnh, lập quen thỉnh thoảng thở
hơi vắn và êm, dịu lần tới nhẹ nhàng phái phái, có thở
như không thở rồi mới lấy tư tưởng đem cái Linh-khí
của Vỏ-trụ ngưng tụ lại nơi Đơn-Điền, miêu miêu chẳng
giứt như loài trập-trùng trong lúc mùa Đông ; lâu ngày
ngưng kết lại mà thành một điểm (( Linh Minh)). Đó thật
là cố-công, có công-phu lắm mới đắc-quả được, rồi phải
học tập cách sai khiến điểm (Linh-Minh)) ấy, vận chuyển
khắp cả châu-thân hoặc ra khỏi xác hiệp Một dung ḥa
cùng Đại-Linh (Tiên-thiên khí) mà thần du trong Vỏ-trụ
biến hóa vô cùng, sớm dạo non Nam, chiều chơi biển Bắc
Đó là tới thời kỳ đạt được máy Thiên-cơ, lẻ nhiệm mầu
của Đức Hóa-công vậy.
Hể Thần-khí mà xuất ra khỏi xác-thân rồi, th́ cái xác
chỉ là vật vô-dụng, nên người ta hay nói giấc-ngủ là giấc
chết, thật vậy ; bởi đó cho nên người ta trọng giấc
ngủ lắm ; hể khi nào người ta ngủ-mê th́ ít ai dám phá
khuấy động chạm mạnh. Như muốn kêu thức dậy th́ phải
kêu nhỏ nhẹ êm thấm đừng làm giựt ḿnh ; nếu ta đánh
thức một cách bạo động lớn tiếng th́nh ĺnh quá e cho có
sự hại, v́ người đang ngủ mê Thần-khí (vía) xuất ra
khỏi xác c̣n đương vơ-vẩn, nếu ḿnh làm cho người
ta giựt ḿnh một cách th́nh ĺnh th́ Thần khí nhập xác-
thân không kịp hoảng-hốt thành ra hại to, hoặc nó làm
cho người ta phải bị điên-khùng mất trí và nhiều khi
phải chết luôn nửa,
Theo khoa Sinh-lư-học (physiologie) Người ta củng
công nhận và khảo cứu đả lâu rồi, y như vậy không sai,
98
nhà Hiền-triết Pháp-quốc là ông Montaigne (1533-1592)
củng b́nh luận giống y một cách thức. Ông cho rằng :
nhất là đối với đám trẻ-thơ lúc đương ngủ mê nếu la
lớn tiếng làm cho chúng nó giựt ḿnh th́ chúng nó xính-
dính kinh-hồn gọi là hoảng vía mà nguy đến tánh mạng
nó. Vả chăng Hồn (âme) của mấy đứa nhỏ mới đầu-thai
nhập-xác th́ những hồn ấy nó c̣n đương vui vẻ và vẩn
vơ nơi cơi Trung-giái hoài, chưa có thiệt nhập đủ vào
thân nó, chừng đúng 12 tuổi sấp lên th́ chúng nó mới
đầy đủ Thần khí. Lúc đứa nhỏ c̣n mang ở trong thai th́
cái điểm Linh-quang chưa nhập vào h́nh-hài thể-chất
của đứa nhỏ : khi nào đứa nhỏ ra đời (lọt khỏi ḷng mẹ)
th́ Thần-khí mới nhập liền vào xác-thân đứa nhỏ, song
nó chưa nhập trọn, cũng c̣n vơ vẩn nơi cỏi Trung-giới
(plan astral) hoài là v́ cái vía măng c̣n ham vui nơi trên
cảnh ấy, cho nên ta thường thấy mấy đứa con nít khi ở
trong nôi lúc ngủ chúng nó hay chơi dởn và cười trửng
nơi miệng đó là v́ chúng nó c̣n ham thích tưởng mộng
ở trên cỏi Hư-linh, mà người đời cho rằng là các Mụ-bà
dạy bảo chúng nó vậy. Bởi thế, cho nên Linh-khí của trẻ
con chưa thật đầy đủ, nếu ta muốn đánh thức trong giấc-
ngủ mê của chúng th́ ta phải kêu nhỏ nhẹ êm-tai như
tiếng đờn th́ mới đúng phép Vệ-Sanh và bảo-tồn được
vô hại.
Tại sao lạ vậy ? Là v́ theo lẻ dưới đây :
A.- Tôi xin luận về khoa Sanh-lư-học (physiologie)
như vầy : Về phần thể-chất hữu-h́nh th́ khi ta đánh thức
cách bạo-động đó là ta làm cho Hơi-khí trong phổi và
huyến-mạch trong tim (tâm) đương ḥa-huởn êm ái
th́nh ĺnh bị kích-thích một cách quá ư mạnh mẻ làm cho .
cả Điền lực trong xác-thân phải rung-động chuyển-xây
tức tốc và bị tán-loạn bậy bạ khắp cả.
Đang khi đó cái Vía thuở nay xuất nhập trong xác-thân
99
nhẹ nhàng quen theo lối cũ đường xưa , rồi nay th́nh ĺnh
bị một vật cái liên-động bất ngờ nên vụt nhập vào xác
gặp lúc Hơi khí và điển-lực gián loạn không có trật tự điều
ḥa nên thành ra Thần-khí nhập càng vô sái đường đi
mà làm cho các giây thần-kinh hệ (sytème nerveux) bị
ngưng trệ và nhiều khi con người bị ứ máu lại chết lập
tức.
Th́ đây ta thử đề ư đến điều nầy th́ ta dư biết ngay,
là đang khi ta ngủ mê mà có ai rủi đánh thức ta th́nh
ĺnh quá, tuỵ ta thức dậy rồi, nhưng ban đầu ta c̣n mơ
màng chưa thật tỉnh giấc c̣n ngây ngắt trông ra dáng
người mệt nhọc lắm, kế một lật lâu ta mới định trí tỉnh
hồn được.
C̣n nếu ta thử lấy kim chích vào xác-thân của kẻ
đang say giấc ngủ th́ ta liền thấy kẻ ấy giựt ḿnh hoảng-
hốt chồm dậy ngay, nhưng chưa biết đau đớn là chi, và
ḿnh ở chỗ nào, ngơ ngáo một lật lâu rồi mới định trí
tĩnh hồn biết đau và hiểu biết ḿnh bị người ta chích. Đó
là ban đầu xác-thân cùng tổng huyết-mạch bị động th́nh
ĺnh rồi mới kích thích ngày đến cái Phách (corp éthé-
rique) kế sang qua đến cái Vía (corps astral), chừng cái
Vía nhập trọn vào xác phân (corps physique) th́ kẻ ấy
mới định trí và biết đau cùng được hiểu mọi lẻ vừa đă
xảy qua đó .
C̣n nhiều cách thí nghiệm mà các nhà Thôi miên
(Les hypnotiseurs) và các vị Truyền-thần (Les Magnéti-
seurs) dùng cách thức thâu thần đặng coi cái Phách và
Vía của người trong khi đau ốm ra sao ?
Bên Âu-Châu có hai vị biệt tài về khoa nầy là ông
Charles Lancelin và Hedri-Durville dùng nhiều phương
thí nghiệm về cách thâu hồn đoạt-phách v. v...
Phải biết rằng trong khi hoăng-hốt ấy, th́ tổng huyết
Mạch trong châu-thân vận chuyển tán loạn và các giây
100
thần kinh-hệ bị kích-thích dử dội và rung động khắp cùng
thân-thể làm cho xác-thân của con người khó chịu làm, v́
trước khi cái Vía nhập vào cái xác vội-vàng tức-tốc quá
làm rung động cái Phách, cho nên cái Phách rút sanh-lực
(I) vô cái Xác không kịp, thành ra con người lúc đó ngó
coi ra dáng lạ lùng lắm. Phải biết rằng cái Phách là một
thể chất để dùng rút sanh-lực đặng nuôi cái Xác, nhờ
vậy con người mới biết cảm-xúc được. .
B.- Về khoa Tâm-linh (Spiritualisrne) cũng có
Luận giải rành rẽ nói rằng : cái Vía ( Thần Khí) có cái
thiên-tư rất đặc-biệt là nó biết nh́n cái xác thân nào của nó
rồi nó mới chịu nhập vô. Thật vậy mấy người biết luyện
Dương khí, nghĩa là biết cách xuất Thần (dédoubler)
khi ra khỏi xác thân th́ nh́n biết xác (corps physique) của
ḿnh một cách rỏ ràng và thấy được cả các vật ở chung
quanh ḿnh như bàn, ghế, tủ v. v. chiếu ra màu sáng như
con đơm đớm vậy (légèrement lumieux). Mỗi khi cái Vía
xuất ra khỏi xác th́ nó nh́n kỷ cái h́nh-trạng của xác
rồi nó mới đi vào cỏi Hư Linh Trung-giới mà ngơi nghĩ. C̣n
mọi khi nó trở lại nhập xác th́ nó cũng xem xét lại kỷ
lưỡng nếu phải thiệt là h́nh trạng cái xác của nó th́ nó
không hề chịu nhập đâu.
Bởi vậy trong khi mê giấc ; thử ai khoấy chơi đổi quần
áo hoặc vẻ đen đỏ hay rằn rực nơi mặt của người đương
ngủ, đổi h́nh dạng ra khác cách rồi đánh thức người ấy
dậy, th́ người đó chổi-dậy một cách kỳ-quái hoảng-hốt,
ngơ ngáo, đó là tại tâm linh biến đổi nên phải phát tiết
đâm ra chứng lạ kỳ, thần-trí lộn-xộn mới phát ra điên
khùng mắt trí-khôn v. v. . .
Tại sao lạ vậy ? Là tại hồi
---------
(I ) Tiếng Phạn gọi Sanh-lực là Prâna (ou globule de vitalité sanh lực)
   
Guest Gửi vào: Aug 26 2004, 12:16 PM   


Unregistered









101
cái vào về nhập vào xác th́ nó nh́n thấy h́nh dạng của
xác nó đổi thay khác th́ nó tưởng là không phải xác của
nó, nên nó sợ không dám nhập vô, cứ lẩn quẩn chung
quanh cái xác hoài và không chịu nhập trọn vào xác. Dầu
có nhập vào đi nữa th́ phân nửa mà thôi. V́ thế xác thân
ấy tuy đi đứng nằm ngồi được mà coi bộ lơ láo không
nhứt định vào đâu. Người ta thường gọi là kẻ mất hồn
mất Vía là vậy đó.
Bởi vậy cbo nên khi xưa có luật-h́nh nghiêng cấm
không ai được phép vẽ mặt mày của người đang ngủ mê ;
nếu ai phạm tội ấy sẽ bị trừng phạt một cách rất nặng nề
về tội phá khuấy tôn-giáo và sẽ bị xử lưu là khác. Thật
là một luật hành trang nghiêm thuộc về Lể-giáo vậy.

số 3
Trạng thái h́nh thể
Trong lúc con người trầm tư mặc tưởng

Bản đồ số 3 chỉ về lúc trầm mạc. Trạng thái nầy là sự
mê mang hoặc bị thâu thần hay chết giả, v́ những lúc đó
con người bị kích thích ở ngoại giới mà sanh ra, nên mấy
thể chất bày ra rơ-rệt như trong bản đồ số 3 chỉ cho ta biết
trong lúc ấy con người đang ở trạng thái mê mang. Trong
lúc trầm mặt thiêm thiếp mê mang ấy, th́ các mạch máu
chạy rất chậm chạp, cũng có khi ngưng hẳn lại một chốc lát.
Các bản đồ mà tôi phát định vẽ ra những dấu chỉ ấy
là cốt ngoại ư mong cho người đời xem cho hiểu biết căn
bệnh ngay, khỏi phải luận đoán mất nhiều thời giờ. - Lúc
mạch máu bị ngưng th́ Thận Thủy chịu ảnh hưởng một
phần hơi Khí c̣n lại ở trong lá phổi (Kkí-phổi), lúc
nầy cái căn bản ở nơi Thận Thủy không c̣n ích lợi ǵ



103
và nó cũng không hoạt-động tự do được nửa, nên phải
chịu giảm thiểu.
(V́ thế trong lúc trầm mặc là lúc thiếp-mê, con người
bị mất hết động lực cảm giác, lúc nầy cái trang-thái bề
ngoài giống hệt như lúc chết vậy) - C̣n phần bên kia
th́ Thận-hỏa bị Chơn-khí lên quá mực-độ nên làm cho nó
nóng quá và sức mạnh cao hơn lúc b́nh-thường V́ Thủy
là Chơn-Âm c̣n Hỏa là Chơn-Dương cho nên lúc nầy
nhiệt độ trong cơ thể tăng lên nhiều ; và Thần-khí đáng lẻ
hiệp thành một, mà lại biến thành ra hai đường thông-lưu
với nảo-cân, rồi sanh ra một thứ nguyên động-lực trong
châu-thân giống in như lúc nhiệt-độ đả bị hồi suy kém mà
c̣n sung-khởi lên nửa, như h́nh các thể-chất đả vẻ ở
trong Bản- đồ đó vậy.
Như cái bản đồ h́nh-thể số 1 về đời sống giống
tựa như bản đồ h́nh-thể số 2. Theo Bản đồ số 2 th́ cái
diệu-dụng và sức vận-động của Khí-phổi trong giấc ngủ
củng tương-đương như cái diệu dụng và vận động của Khí
phổi trong lúc sống b́nh thường, Nhưng Thần không có
thể biểu lộ bằng h́nh-thể được, v́ nó chỉ do bởi cảnh vô-
h́nh mà vận-chuyển với các thể-chất thuộc về hạ bộ là
nhờ h́nh thể-thể số 1 làm trung-gian cho nó mà thôi, cho
nên căn-bản của h́nh-thể (( 2 )) là chú trọng ở Thần, th́
không có dính liếu ǵ đến Tinh cả. V́ thế lúc nầy Dương-
khí mới thành ra cái lư độc-nhứt trong sự tồn tại, mà
Khí-Dương không hề bao giờ thấy rỏ hiển-hiện ra được
mà nếu thân thể được sung-măn Khí-Dương th́ đời sống
của con người mới được trường thọ viên măn. Bởi vậy,
mổi khi Lương-y xem mạch người bịnh mà tuyên-bố :
tuyệt-dương. Th́ khó mà trị bịnh. Bịnh nhơn ắc phải
chết, ta phải nhận biết rằng : theo Bản-đồ số (( 2 )) nhờ
sức nội công vận-chuyển Dương-khí ở ngoài mà đem
104
được Thần lên th́ con người có thể xuất-vía hay xuất-
thần được là v́ c̣n chưa am hiểu cách vận-chuyển
Dương Khí. Trong lúc xuất Vía th́ Tinh không c̣n đắc
dụng ǵ với các thể-chất thuộc về hạ-bộ nữa, nghĩa nó
cố kết ở bên trong, không cho tẩu lậu, lúc này là lúc nó
ngăn-cản được hết thẩy ư-chí và sức ngoại-cảm mà vượt
được lên trên các thể-chất khác ; cho nên h́nh-thể xác
thịt (xương và máu) trong lúc nầy dường như tiều-tụy
giảm-thiểu vậy, song tinh-thần ư-chí càng được năy-nở
minh giác thêm ra để thâu nhập cho được một cái năng-
lực linh-thiêng mầu-nhiệm của Vỏ-trụ - Ngày nào người ta
hiểu đến lẻ đó th́ mới biết được chơn-lư một cách rỏ rệt
Luận đến Thần, Khí và Tinh là ba thể-chất chánh nếu
chủ-sự về ư-chí lư-tưởng th́ rất cần phải giữ-ǵn, đừng
để cho một trong 3 thể ấy bị tẩu-lậu hay tán loạn. Vả chăng
chúng nó hay trêu-chọc xác-thân mà t́m đường lậu tán,
nhưng đối với người biết phương-pháp luyện Đạo th́ dùng
ư chí cùng tư tưởng mạnh bạo và trong sạch mà ngăn
giữ chúng nó rất dể-dàug. Nhờ sự tuế-nhuyễn tinh anh
của hai thể-chất vô-h́nh là Thần và Khí nên Khí Thần
có thể hiệp nhứt thành một Linh-thể thông-thiên đạt-địa,
dời xuất ra ngoài xác-thân rồi lại được. Nhờ đó
cho nên những điều học hỏi nào mà con người chưa
hiểu biết được, th́ do nơi những đặc-tính riêng của hai
thể-chất đó mà có thể khám phá được hết cơ-mầu của
Tạo-hóa ; Thí-dụ muốn thấu-đáo những h́nh-trạng huyền
bí của Vũ-trụ th́ phảt biết xuất vía hay xuất-thần mới thấu
triệt được, chớ với sự nặng-nề trọng trược của xác-thịt)
cùng với sự thô bỉ vụng-về của tánh t́nh sự hiểu
biết về điều huyền-bí siêu-việt con người không tài nào
phát-triển cùng hiểu thấu nổi đâu.- Ngưới biết phương
pháp luyện-đạo th́ làm chủ được xác-thân và Thần Trí
105
nên có thể làm chủ được toàn cơ-thể sự sống của ḿnh ;
biết được quyền sanh-tử mạng vận ra sao ? V́ một ngày
kia con người sẽ chết, th́ xác-thịt phải hư hoại, lúc đó
chỉ có Linh-hồn của người đắc Đạo mời siêu-thăng nhập
tịch lên mấy cảnh Thượng-Thiên gọi là : Thiên Đường
(Paradis). Cực-Lạc Niết-bàn (Nirvana) mà hưởng cuộc
vui vẻ (1)
Chính cái đó mới thật là cần thiết quan hệ hơn là có
cái h́nh thể của xác thân ở trần thế , v́ Linh Hồn thật
là trường-sanhh bất diệt. Bởi vậy các vị Đạo Sư hiểu
phương pháp thí nghiệm mỗi lần sai Hồn trục Vía, hoặc
dùng cách đánh thiếp cho Thần-khí xuất ra giao du ở
đâu th́ các vị ấy đều hằng lo pḥng bị coi chừng các
Hồn vơ vẩn (Les force vives errantes) ở cỏi Hư-linh
Đến nhập vào xác đồng-tử ((mediums) rồi phá khuấy.
Hồn ấy ta hay gọi là đảng Cô-hồn Ngạ-quỉ. (2) Các
Hồn Ngạ-quỉ đó thườpg vắt vả theo mây gió không chỗ
nương dựa nên hay khuấy rối chận đường chận ngỏ làm
cho hư cuộc thí-nghiệm đi.
Những Thần-hồn nào mà có vị Đạo-sư sai khiến đó
nến không đủ khí-lực th́ có thể bị các đảng Cô-hồn Ngạ-
Quỷ ấy chận bắt lại được và cám dỗ vv... Ta phải biết
rằng nếu một Linh-thể nào siêu-việt hơn th́ có thể khiến
được các thể-chất của Hồn c̣n khờ yếu là v́ nếu Thần-
Khí yếu th́ không bao giờ tự-vệ cho ḿnh và không thể
nắm chủ quyền Xác-thân của ḿnh cho được.
-----------------------
( 1) V́ lẽ đó mà người thấu lư đạo rồi th́ họ trọng phần hồn hơn phần
xác, nhưng ta cũng phải ǵn giữ xác cho được mạnh giỏi đặng tạm mượn nó có
chỗ để cho Linh hồn nương ngụ nơi cơi Trần-gian hầu học hỏi thêm tấn hóa. Cho
nên xác thân là về phần vật chất, c̣n phần hồn thuộc về Tinh-thần mà hai lẻ nầy
cần phải tương đương mới được.
(2) Như Hồn của các Cô, các Cậu thường hay nhập xác Đống Cốt mà
ta hằng có thấy ở xă hội Việt-Nam ta vậy
106
có khi trong một cuộc đàn thí-nghiệm nào mà có ai
nặng bóng-vía (Les non-voyants) th́ Pháp-sư hay Đạo-sư
không hề trực Vía (Thần khí) họ ra khỏi xác-thân đặng.
C̣n trái lại nếu ai mà nhẹ bóng vía (les voyants) th́ rất
dể thí nghiệm lắm, v́ mấy hạng Đạo-sư là hạng người
đầy đủ tinh-thần mạnh mẻ, cho lên có thể sai khiến các
thể chất của kẻ nhẹ bóng vía xuất ra theo ư muốn điều
khiển của Đạo-sư. Lúc ấy họ dùng tư-tưởng, mà thâu
phục sai khiến Tinh-thần của người dự cuộc một cách
nhậm lẹ phi thường.
Bởi vậy trong lúc người luyện đao đang trầm-tư
mặc-tưởng hay là các nhà Sư đương tham-thiền th́ ta
chớ nên động tịnh các bực ấy để cho họ an vui trong
giấc đại định của họ. Lúc ấy là lúc họ đưa những tư-
tưởng tốt lành của họ vào mấy cảnh cao hết sức cao,
ḿnh gọi là cảnh Thượng giới Niết Bàn (plan mental
nirvanique). (l)
Lúc ấy họ chỉ c̣n để cái xác-thân tạm chết giả lại đó
mà thôi ; cho nên lúc đó dầu có đụng chạm họ hay là loài
muỗi ṃng chích đến họ đi nửa th́ họ cũng không hay
biết chi cả.
Tôi đă miêu-tả Bản-đồ h́nh-thể số 3 để cho ta coi
đó mà tầm hiểu rơ được, nhứt là để giúp cho những
người mới luyện-đao, hoặc người muốn học phép xuất-
thần (dédoubler) được thêm tài liệu và rộng thêm kiến
văn nữa.
Mấy năm gần đây người Âu-Châu mới bắt đầu ham-
mộ nghiêm-cứu học hỏi về các khoa huyền-bí đă nói ở
---------
( 1). Khi tư tưởng tốt ấy nhập vào cảnh Niết bàn rồi th́ rải xuống Trần Gian cho nhơn loại .
107
trên đó, là v́ họ cho là một sự lạ mới mẻ rất cần ích. ( l)
C̣n đối với người Á Đông th́ họ cho là sự thường v́
người nước da-vàug đă từng có học và thông thạo tự cổ
cập kim mà cả thảy sự ǵ huyền-bí cũng đều ở trong
cửa Đạo Giáo mà ra.
Vả chăng tôi không có chút ḷng nào mong bày bố tạo
ra một sự ǵ phi thường hay là một lư-tưởng ǵ mờ-ám
vơ vẩn đâu, tôi chỉ đem điều Chơn-lư thực-nghiệm rỏ
ràng hầu kết giây tinh-thần giúp dạy lẩn nlau để cho chư
quí đao hữu được biết cả những khoa-học bí truyền
huyền-diệu của nền Đạo Giáo mà thôi .
Nhưng tôi học-biết bao nhiêu luận tóm bấy nhiêu chớ
không hề thêm bớt quá sức của tôi, là v́ nếu càng thêm
bớt chừng nào càng xa chơn-lư chừng nấy mà lại dắc người
đồng Đạo vào chốn tối tâm u-ám thêm nửa; vậy tốt hơn
là đừng thêm bớt hoặc đừng nói nhiều là hay hơn (mặc,
mặc, mặc Thần-Tiên tùng thử đắc).
Những đều ǵ tôi đă luận-giải ở trên đó đều nhờ công-
phu học Đạo của tôi từ bấy lâu nay; c̣n các Bản-đồ
h́nh-thể tôi đă miêu tả ra cũng được rành rẻ y theo bản-
đồ cổ truyền dạy ở trong nền Đao-giáo và đă có thí-
nghiệm hẳn ḥi rồi. Song các Huyền-pháp đă nói đó
như muốn học cũng khó mà quán-thông đắc-thành
--------------
(1) Bắt đầu thế kỷ hai mươi nầy (XX siècle) gần lối bốn mươi năm nay bên Âu Châu , người Hồng Mao (Anglais), Đức (Allemands) , Nga (Russes) , và bên Mỹ Châu người Hoa Kỳ (Américains) họ hết sức nghiêm cứu để đoạt cho được cái huyền bí cách luyện Đạo của người bên Á Đông , nên chi họ lập được nhiều Hội để cho phổ thông Đạo Đức , nhưng mà chưa đạt đến cách luyện Đạo của người Trung Hoa lối cổ như Phục Hi , Huỳnh Đế v.v…
Nay họ đă khỏi sự lần lần nghiêm cứu đặng tầm cái chơn lư huyền diệu của đạo học , nhưng mà không dể ǵ khám phá được đâu .
108
được, ít ra phải ngộ Đạo mầu của vị Chơn-Tiên chỉ
biểu mới đặng, chớ chẳng phải dễ ǵ mà học Đạo một
ḿnh được đâu. C̣n những lời khuyên bảo của Đức Tiên-
Trưởng mà nếu ta đem dạ khinh-thường và vô-ư không
chú tâm cẩn thận th́ có ngày ta sẽ bị đọa và phải trả quả
một cách nặng nề.
Theo tôi biết th́ nội một cái năng-lực về bề ngoài
các Thể chất hữu h́nh của xác-thân cũng đủ thí-nghiệm
được rồi, bởi v́ chỉ dùng Tinh-thần tư-tưởng tốt lành
th́ cũng làm được một món đồ-nghề theo khoa-học luyện
Đạo. Nội trong cái Tinh-thần đó cũng có thể trị được
các điều dục-vọng phá tan những sự ác-vọng vô-minh
của con người rồi.
Đó ta cần nên biết nếu Thần-khí nào c̣n vơ-vẩn
(nghĩa là người c̣n ở trong thời kỳ vô-minh xuất ra
gặp một Chơn Khí nào sáng suốt và siêu việt hơn th́
Thần-khí ấy phải chịu khiếp-phục ngay.
V́ thế người chưa am hiểu đường Đạo Đức th́
Thần Khí c̣n trược nặng nề tư tưởng không đủ tốt lành khó
mà bảo-an về phần vật-chất lẫn cả Tinh-thần nữa. Cho
nên về khoa luyện đạo muốn được xuất Dương-thần
không phải dể đâu, ít ra phải thạo biết các thể chất trong
châu-thân trước nhứt (hăy coi theo bản đồ h́nh-thể mà
ḍ) rồi tập cách điều-trị mỗi thể chất cho được hóa đồng
rồi sau mới lần học qua khoa luyện-đạo. Ta chớ nên thấy
các vị Đồng-cốt (Médiums) đang khi thiêm-thiếp mê-mang,
mà ta lầm tưởng là họ biết xuất Thần được, là v́ trước
khi họ bị cảm-giác một điều chi hoặc họ bị kích thích một
vật nào rồi trong các thể-chất của họ mới lần lần thay đổi, .
huyết mạnh chạy chậm chậm ; Thần-khí của họ liền xuất
ra khỏi xác nhưng vơ vẩn không chú ư điều chi cả, cho nên
các vị pháp sư luyện đồng tử họ ǵn giữ kỷ lưỡng lắm .
109
không dám hờ hẳn, sợ Thần-khí của Đồng-tử tán loạn
tách dời xa đề, rồi khi hườn lại nhập vào xác rất nguy
hiểm cho tánh mạng lắm. Phải biết rằng cách mê mang đó
không phải như cách mê mang của giấc ngủ tự nhiên vậy.
Đối với sự học Đao th́ tôi không hề khi nào chịu
tin đều chi dị-đoan vô-lối. Những Bản-đồ h́nh thể vẻ
trên đó đều có khuôn-mẩu và di tích trong nền đạo-giáo
từ thuở năm ngàn năm trước kia chớ không phải mới
bày đặt ra bây giờ đây. C̣n y-khoa tài-t́nh đời nay đó
củng nhờ trước kia nghiêm cứu theo khoa Thần-Trí-Tâm
lư diệu pháp của đạo-giáo rồi mới đem ra lưu truyền
kế tục mải đến ngày nay. V́ thế Đạo-học càng ngày càng
phát minh thêm mải cho đến bực tinh-vi vô cùng, vô tận.
   
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 20 of 43: Đă gửi: 12 March 2006 lúc 8:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Thiên I
Đạo
Đạo là Hư-Vô (L'ABSOLU)
Đạo là Cái Không, cái im lặng.
1. Đạo-giáo gọi là Nhứt điểm Nguyên khí (Logos).
2- Phật-giáo cho là cái Trực giác (Intuition).
3- Nho-giáo gọi là Đường Chí-Thiện (la voie par excellence).
4- Thần đạo (Shinto) bên nước Nhựt gọi là Hư-vô (L'Absolu).
5- Đạo Phương-tây gọi là Nguyên-lư-độc nhứt (Oeos).
6- Đạo Thiên-Chúa gọi là Chơn linh tuyệt-đích ( Aôyoc)
7- Đạo Cao Đài gọi là Nguyên Khí Thái Cực (Verbum)
Đạo là thoạt kỳ-thủy th́ không có ǵ cả, bởi cái không
mà thành ra cái có, rồi do cái có đó, lập thành ra muôn
vật nghĩa là trước hết là không, rồi tự nhiên tránh ra
một vật độc nhất trong khoản không-gian, do vật Độc
nhất ấy mà sanh ra muôn vật trong vũ-trụ. Vật Độc nhất
ấy không biết gọi tên ǵ, tạm đặt tên nó là Đạo
Đạo là vật tự nhiên hổn thành ra trước khi chưa có
Trời Đất, mờ mờ, mịt-mịt, im lặng một ḿnh trong khoảng
không-gian; ở đâu cũng có mà bao giờ củng thế, không
suy viễn, không hao ṃn chút nào; mà muôn vật trong
Vũ trụ cũng bởi đó mà sanh ra cả. Do cái tánh đơn nhứt

69
của Đạo mà sanh ra Âm Dương, tức là Trời Đất. Cái tính
đơn-nhứt ấy thật là linh hoạt.
Trời có nó mới sáng. Đất có nó mới vững, Thần có
nó mới thiêng, Vạn-vật có nó mới sinh sản ra mải mải.
Tác-giả : Nguyễn Hữu Đắc
(Chơn-Hư-Tử)


Đạo-học Á Đông giải nghĩa chữ Đạo như vầy .
Trong chữ ĐẠO có chữ TẨU và chữ THỦ
THỦ nghĩa là sơ-khởi đầu tiên, trước hết.
TẨU nghĩa là chạy, vận hành trong mối Đạo. -
ĐẠO tức là nơi khởi hành của vạn-vật muôn loài.
Vậy th́ Đạo là cội nguồn của vỏ-trụ, là lư độc nhứt,
tức là khí Hư-vô của Thái Cực, Vô-động mà cũng là
Hữu-động nửa.
Theo khoa học Bí pháp Tâm-truyền của Đức-Lăo
Tử th́ Đạo là Nhứt điểm Nguyên Khí do nơi đó mới
phân ra Âm-dương cấu tạo lập thành Càn-khôn mà
dựng nên Vỏ Tru.
Bởi vậy Ngài luận chữ VÔ (Bất-động) tức là bổn tánh
của Trời-đất
C̣n chữ HỮU ( Hữu động ) tức là mẹ đẻ ra muôn-loài
vạn-vật. .
((Vậy th́ Bất-động chủ về tinh-thần, c̣n Hữu-động
chủ về vật-chất. Cả hai đồng phải tương đương hiệp lại
mới sanh được Âm-Dương, và muôn-loài vạn-vật mới
sinh tồn được.
Phàm ở đời hễ có đẹp th́ có xấu có lành th́ có dữ

70
Đạo lư mầu nhiệm tựa hồ nào khác : hể có TỊNH th́ có ĐỘNG.
Trong cái KHÔNG th́ sanh ra cái CÓ .
Bởi thế cho nên muôn loài vạn vật đều ở trong cái
ĐỘNG, mà cái ĐỘNG là nó phát nguyên ở chốn Hư vô.
Mấy hàng trên đây cũng đủ giăi-nghĩa rỏ hai chữ Hư
Vô của Đạo.
Cái lư ĐỘNG và TỊNH đồng tương ḥa đối lẩn nhau
khác nào như NGÀY với ĐÊM vậy.
Đạo tức là VÔ CỰC (PARABRAHM) = tiếng Nam
Phạn, Pâli ) Hư-không. Người ta không thể nào lấy cái
phạm vi chật hẹp mà hiểu được Đạo, cùng đem cái danh-
từ để đặt tên cho Đạo được.
Hiouan, tức là âm-dương gọi là lưỡng nghi (Aditi)=
tiếng Pâli) phân đồng giữa cỏi Hư-vô, là nơi có sự ĐỘNG
(êtrê) và sự BẤT-BỘNG (non-être) cùng nhau luân chuyển
ăn rập như kiến rọi h́nh (subjectif et objectif)
Theo lời giăn luận của ông Hiền Lư-thiết-Qnả th́ sự
Động và Bất Động (âm-dương) là Thanh-khí tinh-ba
của Tạo-hóa. Với bản năng nhăn quang phàm tục th́
không bao giờ thấy và rờ được cái chất hết sức nhẹ
nhàng ấy. Trước khi muôn vật có h́nh thể sanh ra th́
người ta không biết cái NGUỒN GỐC TỐI THƯỢNG
(principe suprême) ấy tên là ǵ .
Vả lại lời hiền xưa cũng có nói : đem cặp mắt phàm-
nhơn không thể nào nhận biết được cảnh Hư-vô ; c̣n có
mục kích được là các giống chi thuộc về hữu h́nh kia.
Ta phải biết mỗi vật chi sanh ra có thể-chất th́ đều
Chuyển-động do nơi sự Bất động (Tịnh) mà ra rồi mới tạo
nên danh tự tùy theo h́nh-thể và sự rung-động của nó.
Từ khi hổn-độn (không có ǵ), cho đến lúc biến thái đủ
cà h́nh-trạng th́ hết thảy sự ấy thuộc về quyền-năng của
một vị Chủ-Tể tức là Đấng Tạo-Hóa làm ra vậy .

71
Có người lầm tưởng rằng đối với cái tiếng bất-động
Trường-tồn có thể gọi là Đạo chớ có dè đâu cái chữ Đạo
là gom-chung cả, dầu cho bất Độnq hay hữu Động cũng là
Đạo hết .
Ông Hồ-thượng-Công có nói rằng ; Đạo tức là cái
giới hạn của sự hổn-độn mà cũng là cái nguồn đầu tiên
của sự vô-h́nh chưa lập nên Vỏ-tru . Cái vô-động ấy là
cội rể của Trời-Đất ; đó là cái thời-kỳ c̣n u-minh chưa
định chất ǵ, chừng có sự Động th́ lúc ấy là lúc Âm-
Dương phân đồng ; chừng mới có hiện-tượng đủ cả
h́nh-thức và sanh ra muôn loài vạn-vật .
ĐỘNG sanh ra là do chốn Hư-vô, thế ở chốn Hư-vô đă
có một chất bất hoại rồi ; chất ấy nó có trước thuộc về ở
trong cỏi Thiên-nhiên của Trời vậy. Động và Tịnh củng
như một, tương đương đều nhau như lai ḥn núi. Ngôi
vị của Trời-Đất củng do nơi chúng nó mà có ra. C̣n cái
lương-năng (trí-huệ) của con người củng ở nơi sự vô-
động (Tịnh) về phần thể cách Thiêng-liêng , dầu cho cả
muôn loài vật sanh-sanh hóa-hóa ở chốn trần-gian cũng
đều tùng y theo nhứt luật là luật Thiên Điển của đấng
Hóa-Công cả thảy.
Giải-nghĩa theo môn siêu-h́nh th́ Động (êtrê) tức là
Dương (principe male) ; c̣n Tinh (non-être) là Âm
(principe femelle).
Trời có Âm Dương. Con người th́ có sự Sống về
h́nh-thể vật-chất (vie matérielle) và trí-huệ thiêng-
liêng (nature spirituelle) phối hiệp với Trời-Đất cho nên
mới gọi là Tiểu Thiên Địa .

72
Ḷ Tạo Hóa
Các Đấng Thiên-Liêng , các Hành-tinh và Muôn-loài, Vạn-vật
Trong khoản Trời-Đất cũng giống như cái ống thục ;
mảnh trên là Trời, mảnh dưới là Đất, để không cũng
không dẹp xuống, mà động đến th́ có hơi ra măi không
bao giờ hết .
Chỗ không gian ấy gọi là nơi bản-căn của Thiên-địa
và của máy Thiên Cơ, tức đó là ḷ TẠO-HÓA, là mẹ đẻ
ra muôn loài. Ông Chalmer, vị Triết học ở nước Anh
công nhận rằng lư-thuyết nay rất đúng.
C̣n ông Cố-Đạo Pauthier cũng có nói : Đức Lăo
Tử Đạo tổ biết rơ lúc đầu tiên Càn-Khôn c̣n hổn-độn
th́ âm-dương chưa phân biệt, nên vạn-vật c̣n ở trong
ṿng u-ám rồi dần dần mới có một chất nguyên khí giao-
ḥa phân đồng vận-chuyển đặng dưỡng-dục quần-sanh
hóa ra muôn loài cho hạp với Thiên Cơ, đó là cái khuôn
mẫu tạo nên Càn-khôn, vũ trụ ở trong nền Cổ Đạo
phương-Đông vậy.
Bởi cớ ấy cho nên Thiên Địa gọi là LƯỠNG-NGHI
Cấu tạo nên khí âm-dương, là lư cao-sâu của Trời-Đất
không thể ḍ ra cho được.
Không phải lại nơi cái gốc cội giữa chỗ giao-ḥa
phân đồng ấy mà thôi đâu, v́ theo lời ông Hồ-Thượng
Công nói như vầy : ((vô tức là Tinh mà tịnh lắm phải
Động (cực lạc sanh bỉ). Đó là máy âm-dương của Trời-
đất muốn phân đồng. không quá, không thặng, đặng để
sanh ra muôn loài vạn-vật mới có cuộc sống sót sanh
tồn theo phép nhiệm mầu của Đấng Hóa-Công

73
ông Hiền Lư Thiết-Quả cũng cỏ luận rằng : Giữa
(khoản Hư không của Trời-đất bao dầy các chất thanh-
khí hết sức nhẹ-nhàn, hết sức mỏng-mảnh và vẩn mịnh
màng, song nó không phải giống như các vật-chất ở
trần-giạn. Nó vẩn chuyển động luôn không hề dứt, song
đối với con mắt phàm của ta, th́ ta không thể thấy nó
đặng. Loài-người nhờ đó mà sống và cũng không bao
giờ nó tuyệt hết được.
Máy Thiên-cơ tức là Đấng TAỌ-HOÁ vô h́nh vô ảnh.
Tuy là vô h́nh vô ảnh nhưng mà biến thái muôn-h́nh
Vạn-trạng, hằng ngày tiếp xúc với vạn vật ở cỏi Trần
luôn luôn tuỳ theo cơ chuyển đạt.
Ta thất trong khoản không-gian kia trống lỏng vô-h́nh
và khôn ḍ được mà nào dè đâu nơi chốn ấy có những
các ĐẤNG THIÊNG-LÊNG hành động biến cố một cách
châu đáo. Trong khoản ấy có các dảy HÀNH-TINH nhấp
nhán trong một luật tương-đối hấp-dẩn cùng nhau ăn rập
với sự hành động của các Đấng Thiên-Liệng
Chúng ta lại càng không hiểu rỏ lại sao mà trong các
Chất không thấy đó mà trong Trung-Thinh-Giới có ảnh
hưởng tiếp xúc cảm-động đến việc làm của nhơn-loại một
cách thiết-thực ! Đó là cái ánh-sáng mở rộng cho các nhà
Pháp-môn (les occultisles) đương truy-tầm nghiêm cứu.
Bởi vậy những kẻ tu-hành đắc-quả đều có thể dùng
các pháp thần-thông sai khiến được những thể-chất ở trên
Hư-không của Tạo-hoá hằng vận chuyền cả càn-khôn
Vỏ trụ mà ta không thể thấy bằng mắt được. Họ không
lạ ǵ mà không biết máy thiên-cơ là gốc vận-chuyển càn-
khôn vỏ-trụ .
Âm-Dương tức là Lưỡng-nghi, là cái hiện-tượng rỏ
ràng của Tạo-Hoá ; ta không thể chối cải đươc

74
Trong muôn việc của Thiên Cơ tạo thành mà ta đều
thấy bằng mắt được, hoặc như biết được, thấy được cái
hoa thơm, con chim đẹp, đó là do nơi quyền-phép tối-trọng
của Đầng Thiêng-Liêng tùy theo cơ chuyển-đạt rất phân-
minh. C̣n theo khoa Pháp-môn siêu h́nh ở trong chỗ
vô-vi th́ nó là chất Hư-Không tuyệt-đich, nếu ai không
lăo-luyện và không đủ quả-lành ở lên đường đạo th́
không bao giờ đạt được sự hiểu biết thấu các huyền-bí mầu-
nhiệm cao thâm của máy Thiên-cơ !
Nhiều vị Hiền-triết giảng-luận giáo-lư huyền-vi nầy
nói khoa Nội-giáo bí-truyền (ésotérique) rằng : các phép
tối trọng ấy đều do ở trong Đạo-cổ là Đạo rất cao-thâm
vi diệu vậy. Chính Đức Lăo-Tử Đạo-Tổ là người cao-nhơn
đầu tiên đă từng biết trước hết về khoa bí truyền ấy rồi
mà khoa bí-truyền ấy là Ngài hấp thọ của vua Huỳnh-Đế
ngày xưa. (I). Bởi vậy ở chương đầu về phần Đức-kinh
của Ngài có luận như vầy :
Đạo sanh ra Một, Một sanh ra Hai, Hai sanh ra Ba,
Ba sinh ra muôn-loài vạn-vật, rồi vạn vật lại trở về với
Đạo.
Hết thảy vạn vật đều thọ khí âm-dương điều-ḥa mà
sanh-sanh hóa-hóa tùng theo nhứt-luật là luật Thiên-Diễn.
Vậy th́ Đạo là vật trường-tồn bầt-hoại, bất-diệt; Đạo
tức là lư Độc-nhứt nguyên-thủy của vạn-vật càn-khôn Vỏ-
tru. Lư Độc-nhứt ấy gọi là Thái-cực vậy
(I) Huỳnh Đế là vị Vua ở trong Tam Hoàng ( Phục Hi , Thần Nông , Huỳnh Đế là tam Hoàng .

75
Rỏ-ràng chốn Hư-Vô đó là trung-tâm điểm của Vỏ-trụ.
là cội nguồn của sự Vô-động và Hữu-động, là chỗ phát
sanh khí âm-dương. Theo trong Kinh thánh, giáo-lư của
Đạo-cổ th́ Thái-cực sanh Lưỡng-nghi, Lưỡng-nghi sanh
Tứ-tượng. Trời Đất (Thiên-địa) là bắt đầu khi có ngôi
Thái-cực là 1 , biến ra Lưỡng-nghi là 2 , sanh ra Tứ-tượng
là 4; Hiệp cọng thành ra 7 rồi âm-dương mới phân đồng
cấu tạo sanh-sanh hóa-hóa ra muôn-loài vạn vật mà loài
người được hiệp với Đạo cho nên ở trong Pháp môn gọi
con người là TIỂU THIÊN ĐỊA .

   
Guest Gửi vào: Aug 23 2004, 11:23 PM   


Unregistered









76
Thiên II
Linh Hồn và bảy thể chất của con người

Trời đất có âm-dương và Tam Bửu : Nhựt-
Nguyệt Tinh. Con người cũng có âm-dương và Tam-bửu :
Tinh-khí-thần đồng vận-chuyển trong châu-thân con
người cũng như một bầu Vũ-trụ nhỏ vây. Bí mật của Trời
là Hạo-nhiên-khí. Trong thân người cũng có ẩn Khí-hạo-
nhiên.
Bởi vậy trong pháp-môn gọi con người là Tiễu Thiên-
Địa
Tuy là chịu dưới quyền Thiên-liêng thống-xuất,
nhưng Thần-hồn của con người có thể thăng-thượng đi
ngay về cỏi Thượng-thiên khỏi phải tùng theo luật Luân-
Hồi chuyển kiếp của Tạo-hóa, nếu con người thông hiểu
được Đạo, am hiểu được cơ mầu của Đấng Hóa-công, biết
dùng các thể chất trong xác-thân và diệt đặng Bản Ngă
mà điều-ḥa với Đại-Ngă của Vũ-trụ.
Diệt bản Ngă mà điều ḥa với Đại - ngă tức là
phương-pháp luyện-đạo vậy.
Trước khi muốn luyện-đạo, cần phải am hiểu Bảy-thể
chất đầu tiên của con người, châu thân ḿnh phải vận
động hô hấp cách thế nào cho hạp vệ-sanh, và cho biết
phân biệt mỗi thể chất, ứng dụg trúng đường đi nước
bước của nó, chớ nếu làm ngang dùng bướng th́ chỉ là
làm nguy hiểm cho thân mạng hoặc bị điên khùng, lăng
trí có khi thiệt mạng là khác nữa
77
Bảy thể chất ấy là :
l) Xương-cốt thân-thể (Le corps).
2) Huyết mạch (máu) (Le sang) .
3) Thận (Le mouvement).
4) Khí (Le souffle).
5) Thần (La lumière).
6) Tinh (L'association des idées)
7) Dương (La volonté d'en haut).
C̣n bên Âu-châu th́ theo học-phái Thông-thần-học
(Théosophie) th́ 7 thể chất y như đây :
l) Cái xác (Corps physique).
2) Cái phách (Corps éthérique).
3) Cái vía (Corps astral).
4) Cái hạ-trí (Corps mental inférieur).
5) Cái thượng-trí (corps causal)
6) Phật-thể (corps bouddhique)
7) Kim-thân (corps atmique )
Xin nói tắt cho mau hiểu rằng : Nếu muốn rỏ về
phương-pháp luyện-đạo th́ ít ra ta phải kềm ư-chí đừng
cho loạn động, biết tự trị (Maitrise de soi) lấy ḿnh trước
và cần nhứt là phải hiểu đến y-khoa, đau đâu chửa đó ;
thêm phải bác lảm về khoa vật lư học đặng điều trị lấy
sanh mạng của ḿnh. Chớ nếu không biết một tí ǵ nghề
y khoa, không am hiểu ngủ-tạng lục phủ trong thân
thể ḿnh ra sao chỉ có nghe rồi mê tín làm theo th́ chung
cuộc kết-quả chỉ có điên khùng, có phải là hại không ?
Bởi vậy về cách luyện đạo ta chớ nên khinh thường mà

78
bắt chước làm cần theo ; cần phải có vị Chơn-Sư (Gourou)
ở bên ḿnh để điểm đạo, chỉ mối huyền-cơ cho ; mà muốn
ngộ vị Chơn-Sư (Đức Tiên-Trưởng) không phải dể cần
phải đủ đức-hạnh cho thật hoàn-toàn mới gặp được Ngài.
V́ sự cố công gắng chí dày công-phu học Đạo tự bấy
lâu nay nên tôi mới soạn được bộ ((Giáo lư)) nầy , cũng
chưa dám gọi là quán-thông lẻ nhiệm-mầu, song cũng giúp
ít tài liệu cho người Đồng-chí mộ đạo, để tầm cái ánh sáng
cho rỏ ràng, cùng là phá mê những người tin lầm theo
kẻ lợi dụng tôn-giáo, ám ảnh Đức Tin của các Tin đồ,
dắt-d́u nhơn sanh vào ṿng mờ-ám !
Họ nhồi sọ tín đồ đủ cách, theo tà thuyết quái-giáo
của họ bày đặt ra có h́nh thức mục đích đồ danh trục-lợi.
Vậy muốn luyện Đạo, cần phải có 3 điều kiện tối
quan trọng :1 Đức hạnh hoàn toàn.
2 Thông hiểu các thể chất trong châu-thân.
3 Biết cách trị bịnh.
Cách trị bịnh của Đạo-học có 2 Giáo-khoa rất cần yếu
là :
1- Khoa Độc vật Học .
2- Thần Trí Tâm Lư Diệu Pháp .


   
Guest Gửi vào: Aug 23 2004, 11:37 PM   


Unregistered









79
Phương Pháp Luyện Đạo
Theo khoa Chánh Giáo trước hết người luyện Đạo
phải tầm kiếm và học các thể chất diệu dụng trong
châu thân con người cho được phân minh rồi mới
lo t́m kiếm các mối huyền-vi nguồn gốc của Trời-đất;
cách đó mới hạp với cơ Trời, chớ ḿnh chưa biết cơ-thể
trong thân ḿnh mà lo học cái Đạo Cao Siêu mối nhiệm
mầu của Hóa công trước, th́ khác nào ṃ trăng đáy nước !
bởi lấy chơn-lư mà biện-luân th́ sự thật là ta cần phải
lọc các thể-chất trong châu-thân cho được hoàn toàn, đó
là bằng cớ Giáo Khoa học Đạo thứ nhứt của ta, rồi
mới tới Giáo Khoa thứ nh́ là cách luyện Đạo về
h́nh nhi thượng-học (Métaphysique).
Chính đó là nền móng (base) giáo-lư thực-hành của
khoa Đạo-học Á Đông. Hởi các người học Đạo hảy bền chí,
chẳng nên ngă ḷng v́ sự khó-nhọc, hoặc đem dạ hoài.
nghi rằng các giáo khoa dạy Đạo không bao giờ kết quả
được Ta hăy thực-hành Đạo-Đức và khởi sự thí nghiệm
đi th́ ta mới tường chơn giả ra sao !
Tôi đă nói rỏ Khoa Tinh thần Đạo Học Á-Đông phát
minh được sức linh-dịu ẩn tàng trong châu-thân con người
và t́m ra cái quyền thiên-linh của Vũ-trụ rồi mới t́m cách
tu luyện là cho Linh-hồn xuất ra khỏi xác-thân để hiệp
với Tạo-hóa. Thật vậy, chắc chắn như vậy không sai !
Điều tối cần-yếu của sự luyện Đạo là phải đoạn-tuyệt
trần-duyên, nghĩa là phải diệt trừ hết các dục-vọng trần-ai.
chính sự dục-vọng là nguồn gốc các căn bịnh của loài
người trên thế-gian nầy. Sự dục-vọng gây ra thất- t́nh lục
lục rồi phạm đến ngủ tạng lục phủ mà phải sanh ra trăm
bịnh đau đớn và sầu khổ của con người .

80
Trừ được thất-t́nh lục-dục th́ các cơ thể trong thân
mới an-tịnh được rồi tâm-thần mới im-lặng. Trong khi
châu thân con người hoàn toàn im lặng tức nhiên Thần
Hồn xuất ra khỏi xác thân, rồi nhập trở vô , như vậy là
đắc Đạo, hết sức linh-diệu

   
Guest Gửi vào: Aug 24 2004, 11:40 PM   


Unregistered









81
Thiên III
Đạo Học Bí Pháp Thánh Truyền

I
Đặc tánh của mỗi thể chất con người

Theo khoa Thực Nghiệm th́ người đắc Đạo nói rằng :
Về cách luyện Đạo tuy là giản dị chớ thật rất khó khăn
lắm, nào khác con tầm kéo tơ của nó vậy.
Muốn am hiểu về khoa luyện-đạo th́ phải dày công
phu học Đạo ; trước phải lo học các thể-chất diệu dụng
trong châu thân ḿnh rồi thời mới biết được các mối
huyền diệu ở ngoài ; cho nên nhà H́ền-triết ở Hy-lạp là
ông Pythagore có nói rằng : ngươi hăy tự biết ngươi đi,
rồi sẽ biết đến Vỏ-trụ và các vị Thượng Đế (Connais-toi
toi même et tu connaitras les Dieux et l'unvivers).
Bởi vậy ta chớ thấy sự tu giăn-dị mà gọi rằng dễ Th́
đây tôi xin sơ luận về cách thức luyện-đạo của người
phương Đông như dưới đây :
Châu-thân (corps) gồm cả bộ xương cốt và huyết-
mạch hiệp lại thành các thể chất con người (xương-cốt
tức là vật-chất h́nh-thể, máu-huyết là cái xe luân-chuyển
sự sống của muôn-loài vạn-vật).
C̣n Dương tức là Thiên Ư nắm mạng-số con người.
Loài người sanh tử cũng do nơi Dương-khí là chủ tễ hiệp
với Trời Đất. Vậy sách có câu rằng : "Trời là ta, ta là trời
Đức Lữ-Tổ là Thuần-Dương chơn-nhơn cũng có nói câu
nầy : một phần âm mà c̣n th́ không được đắc quả
thành Tiên, mà một phần Dương c̣n chút ít th́ người ta
không thể chết ( Phần âm vị tận tắc bất Tiên , phần
82
Dương vị tận tắc bất tử ) , Tuy là lời ông nói lộn lạo
nghe khó hiểu, chớ phương-pháp luyện-đạo tu Tiên
hiểu th́ củng đả được làm Tiên phân nửa.
Dương-khí tức là sanh-khí. C̣n không-khí (air) mà
ta hít vào nuôi phổi đó khác với Dương-khí, v́ ở trong
không-khí có một phần sanh-khí mà thôi. C̣n Sanh-khí
là cái chủ chốt mạng vận của con người, nó vẩn thường
thường nuôi dưỡng chung khắp cả muôn loài vạn vật ; bởi
vậy trong ḿnh sắt đá cây cỏ thú-vật cũng có phần khí cả.
Nên chi người ta không ăn 3 ngày cũng có thể sống được
nhờ sanh-khí ấy bảo dưỡng trong 3 ngày đó.
Đức-Lử-Tổ cũng c̣n khuyên đời một câu này rất hay:
Người ta mà khôi phục được cái Chơn-dương đă hao
tán mất đi và biết ngưng tụ cái Thanh-khí lại th́ đường
bước lên cỏi Tiên không khó ǵ ; tiếc cho người Thế-
nhơn đả loạn ở trong mà muốn che ở ngoài, v́ vậy cho
nên không có ai hiểu rỏ được phương-pháp bí-truyền đó).
Thật vậy, phần Tinh ba (Thanh-khí) không phải là
mầm-lư-trí để mở mang trí-khôn mà thôi, nó vốn cũng là
cái kho chứa các ư-tưởng cao-thượng đặng ngưng tụ các
thể chất siêu-h́nh. Bởi vậy H́nh với Thần hiệp một
(union) làm thành ra con người ở trên thế gian nầy.
Tuy nhiên có cái xác phàm mang cả huyết nhục dầu
cho được trong sạch tinh tấn thanh-khiết cách mấy đi
nữa th́ cũng chỉ ứng dụng theo vật-chất hữu-h́nh mà
thôi. C̣n đối với Thanh-khí ở cỏi Thiên-liêng làm sao
cho bằng được, nếu muốn hiệp chung nó với xác-thân
cũng phải cần có vật chi làm trung-gian để làm cho 2
thể chất ấy liên lạc lại. Vật trung gian nầy tức là sợi
giây từ khí (lien magnétique) mà hể giây từ-khí nầy
đứt th́ con người tức khắc phải chết liền. V́ thế trong
châu thân người ta đầy cả lằn điển lực ở khắp thân thể
83
C̣n cách vận-chuyển Tinh- Khí- Thần có 3 lối đặc-biệt
rỏ ràng và củng khác cách không giống nhau được. Nếu
ta không biết ứng dụng làm sái cách th́ càng hại vô ngằn.
Bên Tây- Tạng có phái Đạo-sỉ (Yoguis) dung cách thế ấy
mà luyện Đạo gọi là luyện Hỏa Hầu (raité à la Yoga).
Bởi vậy các thể-chất huyền-vi ở trong như Tinh Khí Thần
là các thể chất tuế nhuyễn tinh-anh (subtils) có một cái lực
lượng phi-thường nếu ta biết dùng đặng th́ thân ta được
thoái ra khỏi ṿng sanh tử .
C̣n đến như các thể-chất phụ thuộc như các điển-
quang trong ḿnh con người mà ta biết ứng dụng th́ củng
có một phần quan-trọng về thân-thể, nhờ dùng nó mà đè
nén được dục-t́nh và phá-tan các vật-độc như là tham lam
ích kỷ, mê muội, nghĩa là các vật-chi mà ta c̣n đem
ḷng duc-vọng luyến-mộng trần ai ; nhờ ta biết ứng dựng
lư tính mà đè nén cảm-t́nh. Đó là ta biết nghiệm theo
phương-pháp triết-học là thực-nghiệm-túc (Rigorisms)
tức là học-thuyết lấy Lư tính đè nén cảm-tính, tắt dứt
ḷng dục-vọng th́ Đạo-Đức của con người mới thành-lập.
V́ nhờ thực-nghiệm theo phương-pháp này, loài
người mới mau tấn-hóa về tinh-thần văn-minh Đạo-Đức
Chớ con người mà cứ tranh đua chen lấn bả-lợi mồi-danh
trên trường đời hoài th́ càng sanh ra nhiều chứng tâm
bịnh nào là rầu-lo buồn-tủi, cho nên thân thể bị ốm o gầy
ṃn, tinh-thần hao kém, xương hư cốt lỏng, h́nh-tướng
bạt nhược.
Nguồn gốc của bịnh nhơn do nơi đó mà phát triển
th́ tinh-thần con người càng ngày càng thêm trụy-lạc.
Vậy hết thảy các chứng bịnh chi sanh ra đều do một
cho trong bảy cho bí yểu về thể-chất của con người bị hư
nhược. Trừ ra chỗ bí yếu thứ bảy là là Dương Khí không
84
hư hao được ; chỉ có cái chết bất đắc kỳ-tử là cái chết th́nh
ĺnh mới có thể làm cho nó bị rung động và kém sức,
nhưng cái chết đó không phải tại do cơ-thể hư hoại mà
ra, khi nào người ta bị bịnh mới làm mất sự chi phối liên
lạc với các chỗ bí yếu trong châu thân. V́ thế nên hết
thảy mọi chứng bịnh chi của con người đều luận chứng do
có một cái nguyên nhân Dục Vọng từ trước gieo mầm
căn bịnh mà sanh ra, cho nên mới biến ra đủ các chứng.
Bởi vậy, học Đạo phải luyện cửu khiếu, trừ thập ác,
Cấm Thất t́nh lục dục (xem giáo-lư tiểu học của Huỳnh
Tiên Cô).
Ở trong khoa học luyện-Đạo bí-pháp Thánh-truyền
luận rằng : Phần Dương là một thể chất rất yếu-điểm
cho loài người v́ Dương-khí là lằn hơi đại khái giúp
ích cho sự sống và thông chuyền cả trong châu thân con
người để giúp cho ngũ tạng lục phủ có sức vận động hằng .
ngày. Dương-khí mà thông th́ người mới sống được và
các thể chất xác thân mới chuyển động được. Dương-khí
mà ngưng lại hoặc tuyệt đi th́ con người phải chết liền.
(Khác nào như khoa học lợi dụng cái sức mạnh của hơi
nước đặng làm cho các máy móc chuyển động như bộ máy
trong thân thể loài người vậy. Hễ hơi nước hết th́ máy .
ngưng lập lức). .
Trong thân thể con người có 3 tạng rất quí báu cần
yếu cho sự sống, là Tinh-khí-thần gọi là Tam-bửu
tức là 3 thể chất hết sức tuế nhuyễn tinh anh.
Dương-khí chiếm trọn một địa vị tối yếu trong thân
thể con người ; các nơi châu thân đâu đâu cũng đều có
hơi khí thông đồng để phối hiệp liên lạc Tinh-thần và
các thể chất trong thân con người. Khí tuyệt, Tinh cũng
phải rả th́ con người phải chết ngay. Tuy xác thân hư
hoại chớ Thần vẫn c̣n trường tồn.
85
Bởi vậy đối với sự sống th́ phải có một phần H́nh
và một phần Thần mà H́nh và Thần phải liên-lạc nhau
không thể chia ĺa được. Thần có thể sai khiến H́nh được
chớ H́nh không thể sai khiến Thần được. H́nh là vật-
chất nơi cỏi tạm nên có sanh có tử, c̣n Thần là nguyên
thủy nhơn linh nơi cỏi thiêng liêng tuyệt đích muôn kiếp
ngàn đời không hề hư hoại ; bởi vậy Tinh-thần là vật quí
báu hơn H́nh-hài. Nếu H́nh-hài có chỗ thương tổn mà
Tinh Thần c̣n trọn th́ vật ấy có thể sống lâu được, chớ
c̣n H́nh-hài dầu cho nó được hoàn toàn mà Tinh-thần
rủi hư hoại một chút th́ vật ấy không thể thọ được.
Gẩm xem muôn vật trên thế gian nầy cũng đồng tuân
y theo một luật Tuần Huờn tự nhiên của Vỏ trụ.
Hễ Thần ĺa H́nh rồi th́ Thần vẫn sống độc lập nơi
Cỏi Hư-không tiêu diêu tự loại, nhàn lạc với khí Hư vô
chẳng có điều ǵ trở ngại cả, v́ không h́nh nên không có
diệt ; không có sanh nên không có tử ấy là chỗ diệu
dụng của Thần Khí không thế nào lấy đủ tài-liệu vật-
chất ǵ mà cân lường và phân-đoán cho thấu-đáo được.
Khi Thần-khí muốn chuyển kiếp trở lại cơi Trần-
gian th́ phải ngưng tụ lại mượn H́nh và Thần hiệp một
(Union) tạo nên thể-phách tinh-anh mới mẻ làm thành
một con người mới khác.
V́ lẻ đó mới có cuộc sanh-tử của con người mà trong
Đạo giới gọi là chuyển-kiếp luân-hồi vậy.
Nhờ có Sanh Khí con người mới đi đứng nằm ngồi
được thông thả mà cũng nhờ có Sanh Khí ấy cho nên
con người mới có đầy đủ sanh-lực trí-khôn sáng-láng,
thế-th́ Khí là Vận-mạng của con người. Hề Khí đầy
đủ th́ con người được vô bịnh.
Cho chi muôn loài vạn-vật ở trong càn-khôn Vỏ
86
trí cũng nhờ Chơn Khí anh-linh hấp dẩn tương-đồng
mới trường-tồn đứng vững được. Loài người mà được
đắc quả siêu phàm nhập thánh củng do nơi đó mà thành.
C̣n luật về thể-chất phàm-gian th́ Khí là mối tiêu-
biểu cho các nhà vận-động trên trường thể -tháo (thể dục).
Mỗi lần con người cữ-động H́nh thể của ḿnh th́
Không khí vừa thông vào phổi và trong tạng-phủ, giúp
cho phổi nở nang và làm cho được điều-ḥa mạnh-mẻ
có sức lực thêm, chuyển-vận vừa máu-huyết lưu thông
cùng khắp trong xương-gân-cốt-tủy.
Trong không khí (ár) có chứa một phần Sanh-khí
(Azote) và một phần Dương khí (oxygène) mà con mắt
phàm không thế nào thấy được.
Nếu bàn về mặt tinh-thần th́ Khí là một món diệu
dụng cho Thần Trí. Tinh mà hiệp Khí với Thần th́ kêu
là (( Tinh khí thần )) qui nhất chừng ấy con người được
phát huệ siêu phàm nhập thánh.
Ta cần phải biết nếu không có Khí, một ḿnh Thần
th́ Thần không định được rồi Tinh phải loạn mà hể
Tinh loạn th́ Thần phải ĺa ngôi vị.
Bởi vậy Thần, Khí và Tinh cần phải liên
lạc chi phối hiệp cùng nhau rất mật-thiết để làm ra cái
Kho Trí Huệ đựng sự Thiên- Tư (intuition) cho con người
V́ thế ta thựng gọi Thần khí là một điểm Linh-
Quang của càn Khôn Vũ Trụ
C̣n cái thể-chất Tinh chỉ là vật để chứa các sanh
lực và vận chuyển vào trong khối óc những lằn tư-
tưởng ư-chí tốt-xấu của con người. Nhưng Tinh chỉ có
dùng trong lúc người c̣n sống hiện tại mà thôi. Khi con
người thoát xác rồi th́ chất Tinh là vật vô dụng. Chớ
Thần khí là vật trường-tồn thiên-nhiên vẩn sống hoài hoài
không hề dứt mất đặng.
87
Ở trong sách Phản-khoa-tự (Livre du Revers )
có nói rằng : nên muốn làm cho ḿnh được trở nên toàn
dương như một bực Chơn-nhơn th́ lợi hại lắm là v́
phải dùng cách nội-công vận chuyển hô-hấp thanh-khí
thay đổi cơ-thể trong ḿnh, mà nếu không biết dùng làm
sái đường th́ phải nguy hiểm đến tánh mạng Dương-khí
chỉ là một vật hiện-tượng vô h́nh của cỏi hư-linh, bởi
vậy nếu không biết phương-pháp dùng nó rồi làm mất
đường lạc nẻo th́ thân mạng nan tồn, ta nên để nó nên
theo luật Tự-nhiên của Tạo-vật. C̣n như muốn rỏ cách
thức th́ phải nhờ có vị Chơn-sư chỉ dạy luật Sanh-mạng
cho th́ mới khỏi nguy đến tánh mạng.
Nên ở đây tôi xin tiếp luận một phần về các thể-chất
vận-động Thanh-khí vào trong châu thân loài người phải
làm sao cho thuận hạp với luật Tạo-hóa, những cơ quan
hữu h́nh đề lập thành nên cơ-thể về xác-thịt của con
người mà thôi.
Tuy vậy tôi cũng tùy sức mà bày-giải sơ-lược qua về
cái nguyên-lư của âm-dương (nguyên-lư tương-đối có
tánh cách về vạn-vật sanh-lư, nghĩa là cái ǵ thuộc về
nóng hay lạnh, khô hay ướt, là do cái nguyên-lư của
âm-dương cấu-tạo). .
Âm-dương là cái nguyên-lư tương đối, nghĩa là bao
giờ cũng đi đôi với nhau. - Người phát-minh ra môn Siêu-
H́nh bí-pháp là Đức Phuc-Hy (Fohi), môn ấy là cái nền
tảng về Khoa-học Truyết-lư Siêu- h́nh của người Trung-hoa
Trong sách ấy, người ta có bày-giải hết thảy cả chi nhánh
về các thứ khoa học trên thế gian, luận lư rất minh-bạch
xác đáng lắm. Tới bây giờ các nước Văn-minh ở Âu-Châu
c̣n đương tầm kiếm môn bí-pháp ấy.
Cái xác thân của con người là một bộ-phận thuộc về
huyểt-nhục, đó là cái màu-sắc giả-h́nh bề ngoài do con
88
người mượn để học-hỏi sự tấn-hóa của ḿnh ở thế-gian
và kinh-nghiệm đường đời vật-chất mà gầy-dựng nên một
Linh Hồn hoàn toàn tấn-hóa củng như ta dùng y-phục tạm
mà mặc đỡ, có ngày cũng phải rách-rả ; ta cần phải thay
đổi lại cái khác ; song tuy nhiên luận về h́nh-hài xác-thịt
cũng đồng tương-đối với nguyên-lư của khí âm-dương
tạo thành mà ra.
Ngày xưa trong sách có nói bà Nữ-Hoa luyện đá vá
trời, đó cũng là câu ẩn ư nói về âm-dương tương đối.
Hết thảy các thứ hơi chi do lổ chưn lông của xác-thân
con người bay xông ra ngoài đều do có một sự vận động
ở trong mà hóa ra tự nơi bộ máy của sự vận-động ấy là
bộ Thận, tức là cái ḷ để vận-chuyển các mạch-lạc chính
nó là chủ của sự bài-tiết (xua đuổi) các thứ hơi ra bên
ngoài, và nó cũng dùng để thông-lưu các thể-chất thuộc
về hạ bộ.
Bộ-Thận chia ra hai phần :
Một thứ để làm trung gian cho các thể chất khác, nó
gọi là Thận Thủy. Đó là phần thuộc về Âm của nguyên
lư tương-đối.
C̣n một phần kia th́ thuộc Hỏa. - Về luồng Hỏa
củng có một sự vận-chuyển riêng của nó và sự vận
chuyển ấy củng có một nơi làm căn bản gọi là Thận Hoả.
Luồng Hỏa tự vận-chuyển được là nhờ bởi Khí Tiên-
Thiên nếu không có Khí ấy th́ các bộ máy trong cơ-thể
không tài nào vận động liên-tiếp được ; trong lực vận-
động th́ Luồng Hỏa là một cơ-quan chánh-thức của
châu-thân vậy.
Muốn cho phần Dương hiệp với phần Âm cho được
sung-măn, th́ bộ Thận cần phải vận-chuyền Thủy Hỏa
đặng tương-đương đồng sức với nhau gọi là : Thủy Hỏa
kư tế .Do đó mà không-khí (air) vào trong châu-thân được
89
thanh-sảng một cách b́nh-thường, và cân đồng ngay một
phần số tương-đương ở trong bộ Thận, rồi Thần mới được
minh tỉnh phát-sanh ra trí tuệ. Không khí ấy thấm-nhuận
vào mạch máu, rồi vận-động lưu-chuyển khắp xác-thân
(chỗ căn-bản của khí vận-động là bộ Phổi) mà cái nguyên-
lư âm-dương nối tiếp vào phần Âm thuộc về hạ-bộ là
nhờ bởi sự vận-chuyển liên tiếp (chỗ căn-bản sự vận-
chuyển ấy là bộ Thận) và bộ thận tiếp xúc nhau là nhờ
bởi Khí Dương nên nó mới được điều-ḥa một cách
b́nh-phu ; sự vận chuyển điều-ḥa nầy cứ theo mực-độ
Thủy-hỏa mà liên-tiếp hoài, bởi v́ Thận bên trái th́
thuộc về phần Âm mà Thận bên mặt th́ thuộc về phần
Dương, Thủy-hỏa cứ phải xứng-hợp và quân b́nh nhau
luôn, đó là cái trạng-thái làm cho cơ-thể con người có
được phần sanh-lực, th́ xác thân mới được b́nh an và
được khỏe mạnh .

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 

Trang of 3 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.2852 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO