Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 193 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: NHẪN NẠI Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
anhkhoi09
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 October 2005
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 63
Msg 1 of 2: Đă gửi: 11 March 2006 lúc 5:06am | Đă lưu IP Trích dẫn anhkhoi09

NHẪN NẠI

Thế nào gọi là đức tính nhẫn nại?

Đức tính nhẫn nại là một đức hạnh cao thượng, một thiện pháp đặc biệt, biết chấp nhận, biết chịu đựng mọi cảnh trái ư nghịch ḷng, mà không hề có thái độ sân hận, bực tức, vẫn giữ vững thiện tâm trong sạch một cách tự nhiên, không bị dao động khi gặp đối tượng làm cho bất b́nh nào.

Đức tính nhẫn nại đặc biệt hơn các thiện pháp khác, là chỉ có thể tạo được trong những trường hợp sau:

-- Khi tiếp xúc với cảnh thiên nhiên khắc nghiệt như: khí hậu lạnh lẽo quá, nóng bức quá, muỗi ṃng cắn khó chịu quá, rắn rít cắn đau đớn quá v.v… mà vẫn chấp nhận chịu đựng, không hề có thái độ sân hận, bực ḿnh, khó chịu, vẫn giữ vững thiện tâm trong sạch một cách tự nhiên, không bị dao động bởi những đối tượng làm cho bất b́nh ấy. Đó gọi là đức tính nhẫn nại.

-- Khi tiếp xúc với người ác nghiệt như: chửi rủa, mắng nhiếc thậm tệ, vu oan giá hoạ tày trời, đánh đập tàn nhẫn, v.v… mà vẫn chấp nhận chịu đựng, không hề có thái độ sân hận, tức giận người ấy, vẫn giữ vững thiện tâm trong sạch một cách tự nhiên, không bị dao động bởi những đối tượng làm cho bất b́nh ấy. Đó gọi là đức tính nhẫn nại.

Như vậy, pháp hạnh nhẫn nại không phải tạo được bất cứ lúc nào, bất cứ đối tượng nào, mà chỉ có thể tạo được khi tiếp xúc với đối tượng làm cho bất b́nh, nghịch cảnh, nghịch duyên mà thôi. Những đối tượng làm cho bất b́nh ấy dễ phát sanh tâm sân hận; nhưng người có phát nguyện hành pháp hạnh nhẫn nại, đó là cơ hội tốt đối với họ, thay v́ tâm sân hận th́ tâm vô sân phát sanh, tạo được pháp hạnh nhẫn nại trở thành một đức tính nhẫn nại cao thượng.

Do đó, đức hạnh nhẫn nại là một thiện pháp rất đặc biệt hơn các thiện pháp khác. Các thiện pháp khác như: bố thí, giữ giới, hành thiền… người ta có thể tạo bất cứ lúc nào ḿnh muốn, bất cứ đối tượng nào ḿnh chọn; nhưng đối tượng làm cho bất b́nh, nghịch cảnh, nghịch duyên này chỉ xảy ra một cách tự nhiên, người có đức tính nhẫn nại tiếp xúc với đối tượng làm cho bất b́nh ấy vẫn giữ vững thiện tâm trong sạch, mọi thiện pháp được phát triển tốt. Cho nên, đức tính nhẫn nại có một vai tṛ rất quan trọng, hỗ trợ cho mọi thiện pháp được phát sanh và tăng trưởng, đem lại sự lợi ích cả cho ḿnh lẫn cho người.




5 điều tai hại đối với người không có pháp hạnh nhẫn nại là:

1-Người không có pháp hạnh nhẫn nại là người không được phần đông yêu mến, không hài ḷng.
2- Là người gây nhiều oan trái với người khác.
3- Là người tạo nên nhiều tội ác.
4- Là người mê muội lúc lâm chung.
5- Sau khi chết, do ác nghiệp cho quả tái sanh cơi ác giới, điạ ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh.

-- Này chư Tỳ khưu, 5 quả báu lợi ích của người có pháp hạnh nhẫn nại là:

1- Người có pháp hạnh nhẫn nại là người được phần đông yêu mến, hài ḷng.
2- Là người không gây oan trái với người khác.
3- Là người không tạo nên tội ác, tạo phước thiện.
4- Là người không mê muội, có tâm sáng suốt, minh mẫn lúc lâm chung.
5- Sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh cơi thiện giới, cơi trời….

-- Này chư Tỳ khưu, đó là 5 quả báu lợi ích của người có pháp hạnh nhẫn nại.

Và trong bài kinh khác, Đức Phật dạy:

-- Này chư Tỳ khưu, 5 điều tai hại đối với người không có pháp hạnh nhẫn nại là:

1- Người không có pháp hạnh nhẫn nại là người không được phần đông yêu mến, không hài ḷng.
2- Là người có tâm tàn nhẫn với người khác.
3- Là người hay tức giận, nóng nảy.
4- Là người mê muội lúc lâm chung.
5- Sau khi chết, do ác nghiệp cho quả tái sanh vào cơi ác giới, điạ ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh….

Đó là 5 điều tai hại đối với người không có pháp hạnh nhẫn nại.

-- Này chư Tỳ khưu, 5 quả báu lợi ích của người có pháp hạnh nhẫn nại là:

1- Người có pháp hạnh nhẫn nại là người được phần đông yêu mến, hài ḷng.
2- Là người không có tâm tàn nhẫn, có tâm từ thương yêu mọi chúng sinh.
3- Là người không tức giận, không nóng nảy, có tâm từ mát mẻ.
4- Là người không mê muội, có tâm sáng suốt, minh mẫn lúc lâm chung.
5- Sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh cơi thiện giới, cơi trời….

-- Này chư Tỳ khưu, đó là 5 quả báu lợi ích của người có pháp hạnh nhẫn nại.

Pháp hạnh Nhẫn nại Ba la mật

Đức tính nhẫn nại là một trong mười pháp hạnh ba la mật mà chư Bồ Tát cần phải thực hành để trở thành Đức Phật Toàn Giác hoặc Đức Phật Độc Giác hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác tùy theo sở nguyện của ḿnh.

TÍCH ĐẠO SĨ KHANTIVĀDĪ

Đạo sĩ Khanṭivādī là Đức Bồ Tát tiền thân của Đức Phật Gotama, thực hành pháp hạnh nhẫn nại ba la mật trong tích tiền thân Khanṭivādījāṭaka (Khud. Bộ Jāṭaka, phần Caṭukanipāṭa, tích Khanṭivādī jāṭaka) được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại chùa Jeṭavana thuyết giảng về tiền thân của Ngài là một đạo sĩ tên Khanṭivādī, thực hành pháp hạnh nhẫn nại ba la mật. Trong quá khứ, Đức Bồ Tát sanh trưởng trong gia đ́nh Bà la môn phú hộ tại kinh thành Bārāṇasi, tên Ngài là Kuṇṇala. Khi trưởng thành, Đức Bồ Tát được gởi đến kinh thành Takkasila để học các bộ môn theo truyền thống Bà la môn, tốt nghiệp xong trở về kinh thành Bārāṇasi. Thời gian sau, cha mẹ của Ngài qua đời, để lại toàn bộ gia sản cho Ngài.

Một hôm, Ngài suy tư rằng: "Ông bà, cha mẹ đă tích lũy của cải, tài sản nhiều như thế này, nhưng khi từ giă cơi đời, chẳng ai mang theo được một thứ nào cả, đến phiên ta cũng như vậy thôi! Ta nên đem tất cả của cải, tài sản này làm phước bố thí đến những người nghèo khổ, rồi ta sẽ bỏ nhà, đi vào rừng núi Himavanṭa xuất gia trở thành đạo sĩ, sống bằng hoa quả…".

Thực hiện theo ư nguyện, Đức Bồ Tát xuất gia trở thành đạo sĩ sống trong rừng núi Himavanṭa một thời gian khá lâu. Để thay đổi món vật thực, Ngài ra khỏi khu rừng núi Himavanṭa, đến kinh thành Bārāṇasi, trú tại vườn thượng uyển của Đức vua Kalābu (Bộ Jāṭaka nước Thái Lan gọi Kalāpu). Hằng ngày Ngài đi khất thực đến từng nhà, vị quan thừa tướng của Đức vua Kalābu nh́n thấy Đức Bồ Tát phát sanh đức tin trong sạch, xin hộ độ cúng dường vật thực đến Ngài.

Một hôm, Đức vua Kalābu cùng với nhóm cung nữ đờn ca múa hát, du lăm đến vườn thượng uyển. Đức vua dùng rượu say nằm ngủ trên tảng đá, gối đầu trên đùi của một nàng cung nữ xinh đẹp. Nhóm cung nữ thấy Đức vua ngủ say, nên ngưng đờn ca múa hát và cùng nhau đi dạo chơi trong vườn thượng uyển, gặp Đức Bồ Tát đang ngồi dưới gốc cây, họ kéo nhau đến đảnh lễ Ngài, thỉnh Ngài thuyết pháp, rồi cùng nhau chăm chú ngồi lắng nghe pháp.

Đức vua Kalābu vừa tỉnh ngủ, nhưng vẫn c̣n say, không nh́n thấy nhóm cung nữ bèn hỏi:

-- Các cung nữ đi đâu cả rồi?

Nàng cung nữ ngồi tại đó tâu:

-- Tâu Bệ hạ, các cô ấy dẫn nhau đến chỗ vị đạo sĩ, đang ngồi lắng nghe pháp nơi cội cây đằng kia.

Đức vua nổi cơn thịnh nộ, vội vàng cầm thanh gươm đến định giết vị đạo sĩ, nhóm cung nữ nh́n thấy Đức vua giận dữ, tay cầm thanh gươm hằn học bước đến, một nàng cung nữ lanh trí chạy đến đón Đức vua, cướp lấy thanh gươm, t́m cách làm cho Đức vua nguôi bớt cơn thịnh nộ.

Đức vua bèn hỏi Đức Bồ Tát rằng:

-- Sa môn, ngươi thuyết pháp ǵ?

-- Tâu Đại vương, bần đạo thuyết giảng pháp hạnh nhẫn nại.-Đức Bồ Tát tâu.

-- Pháp hạnh nhẫn nại là thế nào?-Đức vua hỏi.

Đức Bồ Tát từ tốn tâu rằng:

-- Tâu Đại vương, pháp hạnh nhẫn nại là pháp vô sân, không tức giận người chửi rủa, mắng nhiếc ḿnh, đánh đập làm khổ ḿnh.

Đức vua nổi giận quát tháo rằng:

-- Được rồi! Bây giờ ta sẽ thấy pháp hạnh nhẫn nại của ngươi.

Đức vua liền truyền lệnh gọi tên đao phủ đến ngay. Tên đao phủ mang mă tấu, roi gai đến tŕnh diện Đức vua tâu rằng:

-- Tâu Bệ hạ, hạ thần phải làm ǵ?

Đức vua truyền lệnh tên đao phủ xô Đức Bồ Tát nằm xuống đất, dùng roi gai đánh trước ngực, sau lưng, hai bên hông tất cả hai ngàn (2.000) roi.

Tên đao phủ tuân theo lệnh của Đức vua, đánh Đức Bồ Tát làm rách da, nát thịt, máu chảy ra dầm dề.

Đức vua hỏi lại một lần nữa:

-- Sa môn, ngươi có pháp ǵ?

Đức Bồ Tát tâu rằng:

-- Tâu Đại vương, bần đạo có pháp hạnh nhẫn nại, Đại vương tưởng rằng pháp hạnh nhẫn nại của bần đạo ở nơi da thịt hay sao! Pháp hạnh nhẫn nại không có trên da thịt, Đại vương không thể nh́n thấy pháp hạnh nhẫn nại được đâu.

Tâu Đại vương, pháp hạnh nhẫn nại của bần đạo an trú trong tâm.

Đức vua càng tức giận truyền lệnh tên đao phủ lấy mă tấu chặt hai tay, hai chân của Đức Bồ Tát, máu phun ra từ cánh tay, hai ống chân bị đứt.

Đức vua bèn hỏi lại:

-- Sa môn, ngươi có pháp ǵ?

Đức Bồ Tát vẫn điềm nhiên tâu rằng:

-- Tâu Đại vương, bần đạo có pháp hạnh nhẫn nại, Đại vương tưởng rằng pháp hạnh nhẫn nại của bần đạo ở hai tay, hai chân hay sao. Pháp hạnh nhẫn nại không có nơi hai tay, hai chân, Đại vương không thể nh́n thấy pháp hạnh nhẫn nại được đâu.

Tâu Đại vương, pháp hạnh nhẫn nại của bần đạo an trú sâu thẳm trong tâm.

Đức vua càng thêm tức giận điên cuồng truyền lệnh tên đao phủ cắt hai lỗ tai, lỗ mũi, toàn thân máu chảy ướt dầm dề.

Đức vua hỏi lại:

-- Sa môn, ngươi có pháp ǵ?

Đức Bồ Tát có thiện tâm trong sáng với vô sân tâm sở vững chắc, từ tốn tâu rằng:

-- Tâu Đại vương, bần đạo có pháp hạnh nhẫn nại, Đại vương tưởng rằng pháp hạnh nhẫn nại của bần đạo ở nơi hai tai, lỗ mũi hay sao! Pháp hạnh nhẫn nại không có nơi hai tai, lỗ mũi, Đại vương không thể nh́n thấy pháp hạnh nhẫn nại được đâu.

Tâu Đại vương, pháp hạnh nhẫn nại của bần đạo an trú sâu thẳm ở trong tâm.

Đức vua vô cùng thịnh nộ, điên cuồng quát tháo rằng:

-- Này tên Sa môn ương ngạnh, ngươi nằm ở đây mà ǵn giữ pháp hạnh nhẫn nại của ngươi.

Đức vua lấy chân đạp mạnh vào ngực của Đức Bồ Tát rồi bỏ đi.

Khi Đức vua Kalābu đi khỏi nơi ấy, vị quan thừa tướng cảm thấy vô cùng thương xót Đức Bồ Tát, lấy khăn lau máu toàn thân, nhặt hai tay, hai chân, hai lỗ tai và mũi bỏ vào trong bao rồi đỡ Đức Bồ Tát ngồi dậy, đảnh lễ Đức Bồ Tát bèn bạch rằng:

-- Kính bạch Ngài đạo sĩ cao thượng! Nếu Ngài tức giận, th́ chỉ tức giận một ḿnh Đức vua làm khổ Ngài mà thôi, cúi xin Ngài có tâm bi thương xót, không giận dân chúng trong xứ sở này, để cho xứ sở này tránh nạn diệt vong.


Đức tính nhẫn nại đó là vô sân tâm sở đồng sanh trong đại thiện tâm, khi tiếp xúc với đối tượng làm cho bất b́nh, nghịch cảnh, nghịch duyên. Cho nên, đối tượng xấu hoặc tốt không quan trọng, mà điều quan trọng là tâm hiểu biết khi tiếp xúc đối tượng ấy, làm cho phát sanh đại thiện tâm hoặc bất thiện tâm (ác tâm).

Ví dụ:

-- Đức Phật là một đối tượng tốt, hoàn hảo: Đối với hàng Phật tử chiêm ngưỡng Đức Phật, phát sanh đại thiện tâm, có đức tin trong sạch tăng trưởng mọi thiện pháp. Nhưng đối với hàng ngoại đạo nh́n thấy Đức Phật, phát sanh bất thiện tâm (ác tâm), bởi v́ họ nghĩ rằng: "Do Sa môn Goṭama này làm cho chúng ta mất nhiều lợi lộc, mất nhiều sự lễ bái cúng dường".

-- Tử thi là một đối tượng xấu: Đối với hành giả tiến hành thiền định, tử thi là đề mục thiền định, mà họ có thể chứng đắc đệ nhất thiền sắc giới, và đối với hành giả tiến hành thiền tuệ có thể chứng đắc Thánh Đạo-Thánh Quả và Niết Bàn. Nhưng đối với số người có tánh hay sợ khi gặp tử thi trong rừng, nơi thanh vắng, th́ tâm sân phát sanh hoảng sợ đến mất trí.

Quan niệm về đối tượng rất quan trọng làm cho phát sanh thiện tâm hoặc ác tâm.

Trong đời, người ta đối xử tốt hoặc xấu với ḿnh như thế nào, là quyền của người ta; c̣n ta nên có đức tính nhẫn nại, có trí tuệ sáng suốt, chọn lựa tạo thiện nghiệp mà tránh ác nghiệp, để cho đại thiện tâm phát sanh, đồng thời làm cho ác tâm bị diệt, đó chính là quyền của ḿnh. Như vậy, ta giữ ǵn được sự lợi ích, sự tiến hoá trong mọi thiện pháp, sự an lạc lâu dài.



Đức tính nhẫn nại không gây oan trái

Oan trái là một điều đáng kinh sợ trong ṿng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh.

Sự oan trái lẫn nhau giữa đôi bên: Người này gây oan trái với người kia và ngược lại, người kia gây oan trái với người này; người này trả thù người kia, rồi người kia trả thù lại người này. Cứ như thế, sự oan trái lẫn nhau từ đời này sang kiếp khác, mỗi khi gặp lại nhau, nối tiếp kéo dài đến vô chung.

Chúng sinh thấy rơ sự oan trái là điều đáng kinh sợ trong ṿng tử sanh luân hồi của ḿnh, cho nên không c̣n muốn gây oan trái với nhau, đó là điều tốt hơn hết. Người có đức tính nhẫn nại là người không gây oan trái với tất cả chúng sinh. Nếu người khác gây oan trái với ta, th́ ta làm thế nào để giải oan trái?


Sự thật trong đời này,
Chẳng bao giờ oan trái,
Dập tắt bằng oan trái.
Oan trái dập tắt được,
Bằng sự không oan trái,
Đây thật sự là pháp,
Bậc trí tự ngàn xưa).

Thật vậy, những đồ dơ bẩn không thể rửa sạch bằng thứ nước dơ bẩn, mà chỉ có thể rửa sạch bằng thứ nước trong sạch mà thôi. Cũng như vậy, người ác này chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập người kia… đă gây oan trái với người kia; nếu người kia lại chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập trả đũa lại người ác này một cách tàn nhẫn hơn, ḥng dập tắt oan trái, th́ chẳng những không dập tắt được oan trái, mà c̣n gây thêm sự oan trái lâu dài, càng chồng chất thêm nhiều nữa.

Sự thật, oan trái không bao giời dập tắt được bằng sự oan trái. Bậc Thiện trí có đức tính nhẫn nại, có tâm từ, tâm không oan trái với tất cả chúng sinh, mới có thể dập tắt được sự oan trái.

Thắng rồi không bại

Trong đời này, người chiến thắng thường gây oan trái; c̣n kẻ chiến bại lại ngủ không yên giấc, bởi v́ mưu tính việc trả thù. Cho nên, thường xảy ra thắng rồi lại bại, hoặc bại rồi lại thắng. Đó là do không có đức tính nhẫn nại.

Làm thế nào để thắng rồi không bị bại trở lại?

Bậc Thiện trí tự thắng phiền năo trong tâm của ḿnh rồi, không bị bại trở lại, đó mới thật là chiến thắng vinh quang nhất.

Tự thắng phiền năo: tham, sân, si… trong tâm của ḿnh


Thắng được người sân hận,
Bằng tâm không sân hận.
Thắng được người độc ác,
Bằng thiện pháp cao thượng.
Thắng được người keo kiệt,
Bằng phước thiện bố thí.
Thắng được người nói dối,
Bằng lời nói chân thật).
Đó là cách thắng rồi không bị bại trở lại.

Pháp không nhẫn nại, pháp nhẫn nại thuộc loại tâm nào?

Pháp không nhẫn nại (akkhanti) thuộc về loại sân tâm sở (adosacetasika) đồng sanh trong sân tâm, thuộc loại ác tâm, có trạng thái nóng nảy, khổ tâm.

1) Pháp không nhẫn nại: thuộc về loại sân tâm sở (dosacetasika).

Sân tâm sở đồng sanh trong tâm sân, thuộc loại ác tâm, có trạng thái sân hận, nóng nảy, tự làm khổ ḿnh. Nếu tâm sân có năng lực, th́ có thể làm hại đối tượng là người hoặc vật không hài ḷng.

Sân tâm sở có 4 tính chất là:

1-Có trạng thái thô bạo với đối tượng.
2- Có phân sự làm cho tâm của ḿnh nóng nảy, làm khổ ḿnh và làm khổ người khác.
3- Làm hại đối tượng là quả.
4- Có 10 điều thù oán là nguyên nhân gần, để phát sanh sân tâm sở đồng sanh với sân tâm.

Tâm sân phát sanh do nguyên nhân thù oán, có 10 điều là:

1- Thù oán do nghĩ rằng: người này đă từng làm hại ta.
2- Thù oán do nghĩ rằng: người này đang làm hại ta.
3- Thù oán do nghĩ rằng: người này sẽ làm hại ta.
4- Thù oán do nghĩ rằng: người này đă từng làm hại người thân của ta.
5- Thù oán do nghĩ rằng: người này đang làm hại người thân của ta.
6- Thù oán do nghĩ rằng: người này sẽ làm hại người thân của ta.
7- Thù oán do nghĩ rằng: người này đă từng giúp đỡ kẻ thù của ta.
8- Thù oán do nghĩ rằng: người này đang giúp đỡ kẻ thù của ta.
9- Thù oán do nghĩ rằng: người này sẽ giúp đỡ kẻ thù của ta.
10- Tức giận trong những trường hợp bất trắc: đi đạp nhằm vỏ chuối trượt té, đi vấp cục đá té đau, v.v….

Đó là những nguyên nhân gần làm cho tâm sân phát sanh, làm khổ ḿnh và có thể làm khổ đến người khác. Tuy nhiên, xét về những nguyên nhân xa từ quá khứ làm nhân phát sanh sân tâm, có 5 chi pháp:

1- Người có tính hay sân hận, bực tức.
2- Suy nghĩ nông cạn.
3- Người thất học, ít hiểu biết về thiện pháp, ác pháp.
4- Gặp phải đối tượng không hài ḷng.
5- Gặp phải điều thù oán (trong 10 điều thù oán).

Đó là những nguyên nhân gần, nguyên nhân xa dễ phát sanh sân tâm.

Người nào thường phát sanh tâm sân, người ấy rất khổ tâm, tâm bực tức, nóng nảy, làm cho bộ mặt dữ tợn, trông đáng ghê tởm, đáng sợ, và c̣n làm cho những người gần gũi phải bị liên lụy. Nếu tâm sân đến mức nóng nảy, điên cuồng, th́ có thể làm hại đến đối tượng vật hoặc người không hài ḷng ấy, gây ra những thiệt hại hoặc tội ác. Tâm sân thường phát sanh đến người nào, người ấy tâm cảm thấy nóng nảy, sắc thân bị thiêu đốt làm cho mau già, da dẻ sần sùi, khô khan, thân h́nh xấu xí, dễ sanh bệnh hoạn. Khi người khác gần gũi với người hay sân ấy, cảm thấy nóng nảy, khó chịu, muốn xa lánh.

Người nào tạo ác nghiệp do năng lực của tâm sân, người ấy sau khi chết, do ác nghiệp ấy cho quả bị sa đoạ trong cơi điạ ngục, chịu khổ do ác nghiệp của ḿnh đă tạo; đến khi măn nghiệp ở địa ngục, do thiện nghiệp nào khác cho quả nếu được tái sanh làm người, th́ người ấy sẽ là người có thân h́nh xấu xí, trông đáng ghê tởm, bởi ác nghiệp do sân tâm, không nhẫn nại ấy c̣n dư sót, cho quả sau khi đă tái sanh, ít người muốn gần gũi, thân thiện với người ấy.

* Nhân sanh sân tâm

Tâm sân phát sanh do 2 nhân duyên:

si mê không hiểu rơ biết rơ thực tánh của danh pháp, sắc pháp, không hài ḷng nơi đối tượng.

đối tượng thù nghịch làm phát sanh sân tâm.

* Nhân diệt sân tâm

Tâm sân bị diệt do 2 nguyên nhân là:

-- Yonisomanasikāra: trí tuệ hiểu biết rơ thực tánh của danh pháp, sắc pháp trong tam giới, hoặc biết rơ đối tượng chúng sinh đáng thương yêu.

tiến hành thiền định, niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh, không phân biệt bạn với kẻ thù, để chứng đắc đến cận định và các bậc thiền sắc giới (trừ bậc đệ ngũ thiền sắc giới).


* Các pháp để diệt sân tâm

Sáu pháp để diệt sân tâm:

1- Học hiểu rơ đề mục niệm rải tâm từ cho ḿnh và đến tất cả chúng sinh, không phân biệt bạn và kẻ thù. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

2- Tiến hành thiền định đề mục niệm rải tâm từ cho ḿnh và đến tất cả chúng sinh, không phân biệt bạn và kẻ thù. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm

3- Quán xét mọi chúng sinh có nghiệp là của riêng ḿnh. Hành giả tự dạy ḿnh rằng: Ta thù hận người ấy, ta có thể phá hoại được mọi thiện pháp của người ấy được hay không? Hay ta chỉ phá hoại mọi thiện pháp của ta mà thôi. Người nào có tâm sân hận phát sanh, giận dữ người khác; người ấy tự làm khổ cả tâm lẫn thân của ḿnh trước, rồi mới làm khổ đến người khác sau; chỉ có thể làm khổ thân người khác, c̣n có làm khổ tâm người khác được hay không, hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự hiểu biết của họ. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

4- Biết quán xét về nghiệp rằng: Người nào tạo thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, người ấy sẽ thọ hưởng quả của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp; nếu ta tạo ác nghiệp, th́ ta phải chịu quả khổ của ác nghiệp ấy. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

5- Gần gũi, thân cận với các bậc thầy khả kính để nương nhờ, học hỏi về pháp hành thiền định, đề mục niệm rải tâm từ. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

6- Lời nói thuận lợi: nói về pháp hành, đề mục niệm rải tâm từ, quả báu của pháp hành niệm rải tâm từ. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

* Nhân sanh bất thiện tâm hoặc ác tâm

Bất thiện tâm hoặc ác tâm, đó là tham tâm, sân tâm và si tâm; những bất thiện tâm này phát sanh do 5 nhân duyên:

1- Không tích luỹ được nhiều phước thiện từ kiếp trước.
2- Sanh sống nơi chốn không có bậc Thiện trí.
3- Không được gần gũi, thân cận với bậc Thiện trí.
4- Không được nghe chánh pháp của bậc Thiện trí.
5- Tâm hiểu biết sai lầm, không đúng theo chánh pháp.

Năm nhân duyên này có liên quan với nhau.

Do không tích luỹ được nhiều phước thiện từ nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ, nên tái sanh ở nơi chốn không có bậc Thiện trí, không được gần gũi, thân cận với bậc Thiện trí, không được nghe chánh pháp của bậc Thiện trí, không hiểu biết rơ thiện pháp, ác pháp, phước thiện, tội ác, v.v… do tâm si mê không hiểu biết đúng theo chánh pháp; cho nên, tâm hiểu biết sai lầm, làm nhân duyên phát sanh mọi bất thiện tâm hoặc ác tâm, tạo nên mọi nghiệp ác, do bởi thân, khẩu, ư tự làm khổ ḿnh, làm khổ người, tự làm khổ cả ḿnh lẫn người, cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Xét trong 5 nhân duyên này, nhân duyên thứ nhất thuộc về tiền kiếp quá khứ, c̣n 4 nhân duyên sau thuộc trong kiếp hiện tại. Nếu người nào biết t́m đến gần gũi, thân cận với bậc Thiện trí, lắng nghe chánh pháp, th́ người ấy có thể thay đổi được tâm tính, cải ác ṭng thiện, cải tà quy chánh. Kể từ đó, người ấy có thể tiến hoá trong mọi thiện pháp, nâng đỡ họ trở thành con người cao thượng.

2) Pháp nhẫn nại: thuộc về loại vô sân tâm sở.

Vô sân tâm sở (adosacetasika) đồng sanh trong thiện tâm, có trạng thái không sân hận, tâm mát mẻ, không tự làm khổ ḿnh, không làm khổ người và không tự làm khổ cả ḿnh lẫn người.

Vô sân tâm sở có 4 tính chất là:

1- Có trạng thái không bực tức, không nóng giận.
2- Có phận sự diệt tâm sân hận, thù oán.
3- Tâm mát mẻ an lạc là quả.
4- Có trí tuệ hiểu biết đúng thực tánh của các pháp là nguyên nhân gần để phát sanh vô sân tâm sở đồng sanh trong thiện tâm.

Người nào có thiện tâm, có vô sân tâm sở nhiều năng lực, th́ thân tâm của người ấy thường được mát mẻ an lạc, giúp giữ ǵn duy tŕ sắc thân được trẻ trung, lâu già, được phần đông mọi người yêu thương, kính mến. Mỗi khi người ta gần gũi, thân cận với người vô sân, nhẫn nại ấy, họ có cảm giác mát mẻ an lạc.

Pháp nhẫn nại là vô sân tâm sở đồng sanh trong thiện tâm, tạo nên thiện nghiệp, có tính chất đặc biệt, sau khi chết, nếu thiện nghiệp ấy cho quả tái sanh làm người, th́ người ấy sẽ là người rất xinh đẹp tuyệt vời, đáng chiêm ngưỡng, được phần đông mọi người thương yêu, kính mến, ai ai cũng muốn gần gũi, thân cận với người ấy.

* Nhân sanh thiện tâm

Thiện tâm phát sanh do 5 nhân duyên là:

1- Đă tích luỹ được nhiều phước thiện từ nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ.
2- Sanh sống nơi chốn có nhiều bậc Thiện trí.
3- Được gần gũi, thân cận với bậc Thiện trí.
4- Được lắng nghe chánh pháp của bậc Thiện trí.
5- Thiện tâm hiểu biết đúng đắn theo chánh pháp.

Năm nhân duyên này có liên quan với nhau.

Do tích luỹ được nhiều phước thiện từ nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ, nên được tái sanh ở nơi chốn có nhiều bậc Thiện trí, có được cơ hội gần gũi, thân cận với bậc Thiện trí, được lắng nghe chánh pháp của bậc Thiện trí; cho nên, thiện tâm hiểu biết rơ thiện pháp, ác pháp, phước thiện, tội ác, v.v… trí tuệ hiểu biết đúng theo chánh pháp, làm duyên lành phát sanh mọi thiện tâm, tạo mọi thiện nghiệp do thân, khẩu, ư đem lại sự lợi ích cho ḿnh, cho người, cho cả ḿnh lẫn người, cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Trong 5 nhân duyên này, nhân duyên thứ nhất thuộc về thiện nghiệp từ những kiếp quá khứ, c̣n 4 nhân duyên sau thuộc trong kiếp hiện tại.

Lợi ích của sự diệt sân tâm

Người diệt sân tâm rồi, nên ngủ được an lạc.
Diệt được sân tâm rồi, không c̣n sầu năo nữa.
Này ông Bà la môn! Chư bậc Thánh trong đời,
Thường tán dương, ca tụng, diệt sân tâm nóng nảy,
Có tính chất đặc biệt, gốc độc [*], nhưng ngọn ngọt [*].
Người diệt sân tâm rồi, không c̣n sầu khổ nữa.

Gốc độc nghĩa là sân tâm tạo ác nghiệp cho quả khổ ví như chất độc. Ngọn ngọt (madhuraggassa): nghĩa là chửi rủa, mắng nhiếc, đánh đập trả đũa lại người,… trả thù được rồi cảm thấy thoả măn ví như ngọn có vị ngọt.



Người nào diệt tâm sân, không c̣n nóng giận nữa,
Sống an nhiên tự tại, giải thoát khỏi khổ tâm,
V́ chứng ngộ chân lư, dập tắt mọi phiền năo,
Tâm sân hận từ đâu, mà phát sanh lên được?
Người nào hay nổi giận, trả thù kẻ giận ḿnh,
Người ấy thấp hèn hơn, kẻ giận ḿnh gấp bội.
Người không giận trả đũa, với kẻ đă giận ḿnh,
Gọi là người chiến thắng [*], mà người thường khó thắng.
Người nào biết ai giận, có chánh niệm giữ ḿnh,
Dập tắt mọi phiền năo, người ấy gọi là người,
Thực hành pháp nhẫn nại, giữ ǵn sự lợi ích,
Cho ḿnh và cho người, cả hai đều cùng lợi.
Người giữ ǵn lợi ích, cả cho ḿnh lẫn người.
Những người không trí tuệ, không biết rơ thiện pháp.
Hiểu lầm người ấy rằng: "Một hạng người khờ dại".

[*] Chiến thắng được phiền năo của ḿnh






__________________
Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
Quay trở về đầu Xem anhkhoi09's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhkhoi09
 
anhkhoi09
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 October 2005
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 63
Msg 2 of 2: Đă gửi: 11 March 2006 lúc 5:10am | Đă lưu IP Trích dẫn anhkhoi09

Sân tâm không sanh do đức tính nhẫn nại

Người nào có đức tính nhẫn nại thật sự, th́ dù tiếp xúc với bất cứ đối tượng xấu hoặc tốt như thế nào, người ấy vẫn giữ ǵn thiện tâm trong sáng hợp với tính nhẫn nại, nên chắc chắn không bị ảnh hưởng bởi đối tượng xấu hoặc tốt ấy.

Như Đức Phật dạy: Trong đời này, người ta nói với ḿnh có 5 trường hợp:

1- Nói hợp thời hay nói không hợp thời.
2- Nói thật hay nói không thật.
3- Nói lời hoà nhă hay nói lời thô tục.
4- Nói lời lợi ích hay nói lời vô ích.
5- Nói với tâm từ hay nói với tâm sân.

Đức Phật dạy: Người ta nói hợp thời hay nói không hợp thời; nói thật hay nói không thật; nói lời hoà nhă hay nói lời thô tục; nói lời lợi ích hay nói lời vô ích; nói với tâm từ hay nói với tâm sân; như vậy, dù bất cứ điều nào, các con nên có trí nhớ giữ ḿnh, thực hành như vầy: "Ta vẫn giữ thiện tâm hợp với đức tính nhẫn nại vững chắc, không để bị ảnh hưởng, chi phối bởi đối tượng ấy, ta không nên nói đáp lại bằng lời thô tục, nên tiếp độ người ấy với đức tính nhẫn nại của ta, để giữ ǵn sự lợi ích cho ḿnh và cho người, ta không để tâm sân phát sanh, mà nên có tâm từ phát sanh rải đến người ấy và đến khắp tất cả chúng sinh, mọi phương hướng không có giới hạn, cầu mong tất cả chúng sinh không oan trái lẫn nhau, không làm khổ lẫn nhau, cầu mong tất cả chúng sinh được thân tâm an lạc".

Người có đức tính nhẫn nại là người biết ǵn giữ sự lợi ích cả cho ḿnh và lẫn người.

Nhân duyên có sắc đẹp

Phàm là phụ nữ, ai ai cũng muốn có sắc đẹp, duyên dáng, dễ thương, song không phải người phụ nữ nào cũng có sắc đẹp, duyên dáng như ḿnh muốn.

Trong đời này, có số phụ nữ xinh đẹp, có số phụ nữ xấu xí. Do nguyên nhân nào lại có số phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng, dễ thương và do nguyên nhân nào lại có số phụ nữ xấu xí, vô duyên?

Tóm lại, nghiệp và quả của nghiệp phân loại chúng sinh, muốn quả như thế nào, th́ nên tạo nghiệp như thế ấy.

Quả của nghiệp tương xứng với nghiệp.
Nghiệp thiện cho quả tốt, an lạc.
Nghiệp ác cho quả xấu, khổ năo.


- Suy xét về sự lợi ích:

Trong tất cả mọi sự lợi ích, sự lợi ích của đức tính nhẫn nại là hơn cả. Bởi v́, đức tính nhẫn nại đem lại sự lợi ích cả cho ḿnh lẫn cho người. Hơn nữa, người có đức tính nhẫn nại dễ dàng giữ ǵn giới hạnh được trong sạch và đầy đủ; tiến hành thiền định phát triển tốt; tiến hành thiền tuệ được tăng trưởng tốt, dẫn đến sự chứng đắc Thánh Đạo-Thánh Quả và Niết Bàn, đó là sự lợi ích cao thượng nhất. Do xét thấy lợi ích lớn lao ấy, nên cố gắng giữ ǵn đức tính nhẫn nại.

2- Suy xét về nghiệp và quả của nghiệp:

Trường hợp có người đến làm khổ ta, nên có chánh kiến về nghiệp thấy đúng, hiểu đúng rằng: Đó là quả của ác nghiệp mà chính ta đă tạo trong kiếp hiện tại này hoặc trong những tiền kiếp của ta; nay đến thời kỳ cho quả của ác nghiệp ấy. Ta đă tạo ác nghiệp, nay ta phải chịu quả khổ của ác nghiệp ấy, xem như đă trả xong một món nợ, đó là lẽ đương nhiên, hợp với tính chất công minh chính trực của định luật nhân quả, hoàn toàn không có sự bất công nào cả. Nhưng thật đáng thương cho người thi hành theo mệnh lệnh của ác nghiệp mà chính ta đă tạo, đến làm khổ ta như chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập, v.v… để rồi người ấy lại phải tạo nên ác nghiệp do bởi ta, th́ thật đáng thương biết dường nào!

Ví dụ cụ thể để so sánh dễ hiểu:

Một tên cướp của giết người bị bắt tại trận, có tang chứng, vật chứng rành rành; toà kết án tử h́nh, thế là tội nhân mang bản án tử h́nh được giao cho người đao phủ thi hành theo phán quyết của toà án. Người đao phủ thừa lệnh thi hành bản án, giết chết tên tội nhân (theo lệnh toà án); mà hoàn toàn không có oán thù với y. Nhưng người đao phủ đă phải phạm giới sát sanh giết người, th́ thật đáng thương biết dường nào! Nếu người kia không tạo ác nghiệp cướp của giết người, th́ không có bản án tử h́nh, và người đao phủ cũng không phải phạm giới sát sanh giết người. Cũng như vậy, nếu ta không từng tạo ác nghiệp nào, th́ không có quả khổ của ác nghiệp ấy, chắc chắn chẳng có một ai đến làm khổ ta được.

Ác nghiệp mà ta đă từng tạo trong quá khứ, một khi đến thời kỳ cho quả của ác nghiệp ấy, sẽ xui khiến cho người khác đến làm khổ ta. Người ấy phải thi hành theo mệnh lệnh quả của ác nghiệp mà chính ta đă tạo, để rồi người ấy lại tạo nên ác nghiệp do bởi ta. Như vậy, người ấy đáng thương hay đáng ghét?

Nếu cảm thấy người làm khổ ta đáng thương, th́ tâm sân không phát sanh, chỉ có tâm bi đáng thương người ấy phát sanh mà thôi; bi tâm sở đồng sanh với thiện tâm phát sanh, không có tâm sân bực tức người ấy, mà có đức tính nhẫn nại chịu đựng một cách tự nhiên, như người thừa kế quả ác nghiệp của ḿnh.

3- Suy xét về thiện nghiệp-ác nghiệp:

Trường hợp có người đến làm khổ ta như: chửi rủa, mắng nhiếc, vu oan giá hoạ, hăm doạ, đánh đập ta một cách tàn nhẫn. Khi ấy, ta nên có chánh kiến thấy đúng về nghiệp của ḿnh (kammassakaṭā sammādiṭṭhi) rằng: Đó chỉ là quả khổ của ác nghiệp mà chính ḿnh đă tạo trong quá khứ của kiếp hiện tại, hoặc trong những tiền kiếp của ḿnh; nghiệp ác ấy đến thời kỳ cho quả khổ, dù muốn dù không ta cũng phải chịu đựng chấp nhận, mà không có quyền lựa chọn; nay ta có trọn quyền lựa chọn là:

-- Nếu ta sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức, chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập, v.v… để trả thù lại người ấy, th́ ta không những chịu quả khổ của ác nghiệp cũ, mà lại c̣n tạo thêm ác nghiệp mới, để rồi phải chịu quả khổ trong vị lai.

-- Nếu ta có đức tính nhẫn nại, không sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức, không chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập, v.v… không trả thù người ấy, th́ ta không những chịu đựng trả quả khổ của ác nghiệp cũ, mà c̣n có cơ hội tạo thiện nghiệp mới, do nhờ đức tính nhẫn nại của ḿnh, để rồi được hưởng quả an lạc trong vị lai.

4- Suy xét về tính chất công minh của nghiệp:

Trong cuộc sống của ta nói riêng, tất cả chúng sinh nói chung đều do quả của nghiệp chi phối, phân chia từng mỗi chúng sinh. Khi nghiệp cho quả, th́ rất công minh chính trực, không hề thiên vị một ai, dù là Đức Phật.

Thiện nghiệp cho quả tốt, an lạc.
Ác nghiệp cho quả xấu, khổ năo.

-- Khi thiện nghiệp đến thời kỳ cho quả, khiến cho nhiều người đối xử tốt với ta bằng thân, khẩu, ư để đem lại sự an lạc. Đó là quả của thiện nghiệp do chính ta đă tạo, ta thọ nhận dễ dàng.

-- Khi ác nghiệp đến thời kỳ cho quả, khiến cho người khác đối xử tệ với ta bằng thân, khẩu, ư để đem lại sự khổ năo. Đó là quả của ác nghiệp do chính ta đă tạo, nếu ta không chịu chấp nhận, th́ ta không công minh chính trực với ḿnh.

Một người Phật tử có trí tuệ sáng suốt, có chánh kiến về nghiệp của ḿnh (kammassakaṭā sammādiṭṭhi), hiểu biết đúng đắn rằng: "Tất cả mọi quả đă hiện hữu trong đời này, đều sanh từ nghiệp: quả an lạc sanh từ thiện nghiệp và quả khổ năo sanh từ ác nghiệp; thiện nghiệp, ác nghiệp chính do ta tạo, rồi sẽ hưởng quả của nghiệp ấy". Người nào có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, tin ở sự công minh chính trực của nghiệp cho quả, th́ chắc chắn không hề phiền trách ai làm khổ ḿnh, người ấy sẽ có đức tính nhẫn nại chịu đựng quả khổ mà không hề phát sanh tâm sân hận.

Một số người quan niệm rằng: "Có sự bất công trong đời này", đó là cách nh́n rất thiển cận xét theo nhân hiện tại. Cuộc đời của mỗi chúng ta nói riêng, tất cả chúng sinh nói chung không chỉ tuỳ thuộc vào nhân duyên hiện tại, mà phần lớn tuỳ thuộc vào nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp, vô lượng kiếp trong quá khứ.

5- Suy xét về chúng sinh:

Đức Phật dạy: Trong ṿng tử sanh luân hồi trải qua vô số kiếp từ vô thủy không sao biết được cho đến kiếp hiện tại này, một chúng sinh chưa từng là mẹ của ḿnh, không dễ ǵ t́m thấy được (nghĩa là đă từng là mẹ của ḿnh trong tiền kiếp), bởi v́ trong ṿng tử sanh luân hồi vô số kiếp từ vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại, trải qua thời gian quá lâu dài không sao kể xiết.

Cũng như vậy, một chúng sinh chưa từng là cha, ông, bà, chú, bác, cô, d́, anh, em,… không dễ ǵ t́m thấy được. Nghĩa là bất cứ một chúng sinh nào cũng đă từng là thân bằng quyến thuộc của ta, gần trong kiếp hiện tại hoặc xa trong những tiền kiếp quá khứ. Chính ta đă mang ơn họ, dù họ có làm khổ ta, bởi do ác nghiệp của ta đến thời kỳ cho quả, chẳng lẽ ta lại căm thù người ấy, nghĩa là ta căm thù ân nhân là thân bằng quyến thuộc gần hoặc xa của ta hay sao!

Do suy xét về sự biết ơn và đền đáp công ơn đối với ân nhân của ta, nên tâm sân hận và căm thù không phát sanh; đức tính nhẫn nại đó là vô sân tâm sở đồng sanh với đại thiện tâm phát sanh chịu đựng mọi nỗi khổ một cách tự nhiên.

6- Suy xét về đức tính nhẫn nại là pháp hạnh ba la mật:

Ư nguyện muốn trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác cần phải tạo đầy đủ các pháp hạnh ba la mật tuỳ theo mỗi bậc:

-- Để trở thành Đức Phật Toàn Giác cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba la mật: 10 pháp hạnh ba la mật bậc thường, 10 pháp hạnh ba la mật bậc trung, 10 pháp hạnh ba la mật bậc thượng.

-- Để trở thành Đức Phật Độc Giác cần phải tạo đầy đủ 20 pháp hạnh ba la mật: 10 pháp hạnh ba la mật bậc thường, 10 pháp hạnh ba la mật bậc trung.

-- Để trở thành bậc Thánh Thanh Văn Giác cần phải tạo đầy đủ 10 pháp hạnh ba la mật bậc thường.

10 pháp hạnh ba la mật đó là:

1) Bố thí ba la mật.
2) Giữ giới ba la mật.
3) Xuất gia ba la mật.
4) Trí tuệ ba la mật.
5) Tinh tấn ba la mật.
6) Nhẫn nại ba la mật.
7) Chân thật ba la mật.
8) Chí nguyện ba la mật.
9) Tâm từ ba la mật.
10) Tâm xả ba la mật.

Như vậy, nhẫn nại là một trong mười pháp hạnh ba la mật để trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác, để làm duyên lành dẫn đến sự chứng ngộ chân lư Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo-Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài, được an lạc tuyệt đối.

Trong 10 pháp hạnh ba la mật, pháp hạnh nhẫn nại ba la mật có tính chất đặc biệt về đối tượng, c̣n lại 9 pháp hạnh ba la mật khác có thể tạo trong bất cứ đối tượng nào, bất cứ thời gian nào theo ư muốn của ḿnh. Riêng đối tượng của pháp hạnh nhẫn nại ba la mật không thể tạo theo ư muốn của ḿnh. V́ sao?-Bởi v́ những đối tượng làm cho bất b́nh, không đáng hài ḷng, cảnh trái ư nghịch ḷng, v.v… xảy ra không ngờ trước.

Ví dụ: Bỗng nhiên có người nào đến chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập ta,… những đối tượng này dễ làm cho tâm sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức phát sanh, nhưng đây chính là các đối tượng của đức tính nhẫn nại, của pháp hạnh nhẫn nại ba la mật. Cho nên, khi nào bổng nhiên có người nào đến chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập ta…, khi ấy mới có cơ hội tốt để cho ta rèn luyện đức tính nhẫn nại cao thượng, để tạo được pháp hạnh nhẫn nại ba la mật.

Sự thật, ta có được đức tính nhẫn nại cao thượng, tạo được pháp hạnh nhẫn nại ba la mật, là nhờ đâu?-Nhờ người khác bỗng nhiên đến chửi rủa, mắng nhiếc,… đánh đập ta. Như vậy, người ấy trở thành ân nhân giúp đỡ ta tạo được đức tính nhẫn nại cao thượng, tạo được pháp hạnh nhẫn nại ba la mật; ta cần phải biết ơn người ấy, do đức tính biết ơn nên tâm sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức người ấy không thể phát sanh, chỉ có đức tính nhẫn nại là đại thiện tâm phát sanh mà thôi. Hơn nữa, người ấy c̣n là người thật đáng thương. V́ sao?-Bởi v́ họ thi hành theo mệnh lệnh vô h́nh do năng lực ác nghiệp của ta đến thời kỳ cho quả, rồi tự tạo nên ác nghiệp của họ. Nghĩa là người ấy tạo ác nghiệp do bởi ta, nên thật đáng thương; ta có tâm bi đầy thương cảm, nên tâm sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức người ấy không thể phát sanh, chỉ có đức tính nhẫn nại là đại thiện tâm phát sanh mà thôi.

Nếu ta có tâm sân phát sanh bên trong, cố nhịn nhục, không có biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói thô tục hoặc hành vi, cử chỉ thô bạo, th́ cũng không thể gọi là đức tính nhẫn nại cao thượng, không tạo được pháp hạnh nhẫn nại ba la mật, do tâm bị ô nhiễm bởi phiền năo sân hận.

Vậy, để đạt được đức tính nhẫn nại cao thượng, pháp hạnh nhẫn nại ba la mật, th́ ta nên có đức tin trong sạch nơi nghiệp và quả của nghiệp; có chánh kiến về nghiệp của ḿnh; có trí tuệ thấy rơ biết rơ sự tai hại của tính không nhẫn nại và sự lợi ích của đức tính nhẫn nại; cho nên, dù tiếp xúc với đối tượng làm cho bất b́nh như thế nào hay gặp cảnh trái ư nghịch ḷng ra sao, th́ vô sân tâm sở đồng sanh với đại thiện tâm phát sanh, mà sân tâm không hề phát sanh; giữ ǵn thiện tâm tăng trưởng để tạo pháp hạnh ba la mật cho được đầy đủ, ngơ hầu mong trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác, đạt đến mục đích cứu cánh cuối cùng tịch diệt Niết Bàn, giải thoát mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

-ooOoo-

ĐOẠN KẾT

Đức tính nhẫn nại thuộc về tâm sở vô sân (adosacetasika) trong thiện tâm, có trạng thái hiền lành, không làm khổ ḿnh, không làm khổ mọi người, mọi chúng sinh.

Tính không nhẫn nại thuộc về tâm sân trong ác tâm, có trạng thái sân hận, giận dữ, bực tức, tự làm khổ ḿnh, làm khổ mọi người, mọi chúng sinh.

Đức tính nhẫn nại như là một thành luỹ vững chắc để tránh xa mọi ác nghiệp do thân, khẩu, ư và làm nền tảng để tạo mọi thiện nghiệp do thân, khẩu, ư, hỗ trợ cho mọi thiện pháp được phát sanh và tăng trưởng tốt như:

-- Đức tính nhẫn nại hỗ trợ giữ ǵn giới hạnh được trong sạch và đầy đủ; hỗ trợ việc tiến hành thiền định được phát triển tốt, dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền sắc giới, bậc thiền vô sắc giới; hỗ trợ việc tiến hành thiền tuệ được tăng trưởng tốt, dẫn đến sự chứng ngộ chân lư Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo-Thánh Quả và Niết Bàn.

-- Đức tính nhẫn nại là vật trang sức của bậc Thiện trí, là pháp hạnh của bậc Phạm hạnh, là sức mạnh bảo vệ của bậc xuất gia, hàng tại gia.

-- Người có đức tính nhẫn nại dễ có tâm từ vô lượng phát sanh, chúng sinh gần gũi thân cận hưởng được sự mát mẻ; có danh thơm tiếng tốt được lan truyền khắp gần xa; giữ ǵn được sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài cho cả ḿnh lẫn mọi người, mọi chúng sinh.

-- Người có đức tính nhẫn nại là người thực hành theo lời giáo huấn của Đức Phật, cúng dường Đức Phật một cách cao thượng nhất.

* Quả báu của đức tính nhẫn nại trong kiếp hiện tại là:

-- Người có đức tính nhẫn nại được phần đông chư thiên và nhân loại thương yêu, kính mến, mong muốn được gần gũi, thân cận.

-- Không gây oan trái với ai, nên được nhiều người yêu thương.

-- Không tạo mọi tội lỗi, ác pháp, mà chỉ có tạo mọi phước thiện, nên thiện tâm lúc nào cũng được an lạc tự nhiên, mặt mày trông đáng kính mến.

-- Đến lúc lâm chung, cuối cùng của cuộc đời, tâm không mê muội, tâm trí sáng suốt, minh mẫn, có trạng thái an nhiên tự tại.

* Quả báu của đức tính nhẫn nại trong kiếp vị lai là:

Tâm trí sáng suốt, minh mẫn có trạng thái an nhiên tự tại lúc lâm chung, cho nên sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh cơi thiện giới:

-- Nếu dục giới thiện nghiệp cho quả, th́ được tái sanh làm người trong cơi người, sẽ là hạng người có đủ tam nhân (vô tham, vô sân, vô si = trí tuệ), hoặc hoá sanh làm chư thiên ở một trong 6 cơi trời dục giới tuỳ theo năng lực thiện nghiệp của ḿnh.

-- Nếu sắc giới thiện nghiệp cho quả, th́ được hoá sanh làm Phạm thiên ở một trong 16 cơi trời sắc giới tuỳ theo bậc thiền sở đắc của ḿnh.

-- Nếu vô sắc giới thiện nghiệp cho quả, th́ được hoá sanh làm Phạm thiên ở một trong 4 cơi trời vô sắc giới tuỳ theo bậc thiền sở đắc của ḿnh.

-- Nếu là bậc Thánh A-ra-hán, th́ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Trong đời này, chẳng có ai yêu thương ḿnh bằng ḿnh cả. Yêu thương ḿnh đúng với ư nghĩa, th́ cần phải có đức tính nhẫn nại, v́ chỉ có đức tính nhẫn nại cao thượng này mới đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc cho ḿnh thật sự; mới có thể nâng đỡ ḿnh lên bậc cao thượng. Yêu thương người đúng với ư nghĩa, th́ cũng phải có đức tính nhẫn nại, v́ chỉ có đức tính nhẫn nại cao thượng này mới thật sự đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc cho mọi người, mọi chúng sinh.

Người có đức tính nhẫn nại, nên giữ ǵn, duy tŕ đức tính nhẫn nại ở trong tâm ḿnh, để làm nền tảng cho mọi thiện pháp được phát triển tốt.

Người chưa có đức tính nhẫn nại, nên thành tâm phát nguyện thọ tŕ rằng:

"Con xin thành tâm phát nguyện thọ tŕ pháp hạnh nhẫn nại suốt đời, dù tiếp xúc phải những đối tượng làm cho bất b́nh như: kẻ ác chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập, v.v… làm khổ con; con vẫn giữ vững đức tính nhẫn nại, không hề có tâm sân hận".

Sau khi đă phát nguyện thọ tŕ xong, đức tính nhẫn nại ví như một thành luỹ vững chắc bảo vệ ḿnh; mỗi khi có người đến làm khổ ḿnh, đó là cơ hội tốt để ḿnh rèn luyện đức tính nhẫn nại cao thượng, để tạo pháp hạnh nhẫn nại ba la mật cần thiết cho đầy đủ các pháp hạnh ba la mật, làm duyên lành hầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.




__________________
Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
Quay trở về đầu Xem anhkhoi09's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhkhoi09
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.2266 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO