Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 228 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Mộng & Thực Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
saohom
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 February 2006
Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 32
Msg 1 of 3: Đă gửi: 15 March 2006 lúc 6:55pm | Đă lưu IP Trích dẫn saohom

Mộng & Thực


Trong chiêm bao mà chợt thấy chiêm bao lại càng thêm ch́m đắm,
Chính cái thân ngoài chiêm bao mới là thân thiệt.

Hai câu thơ trên đây của Thái Hư Đại sư (1889-1947), Ngài xuất gia hồi 16 tuổi, pháp danh Duy Tâm, thọ giới với Ḥa thượng Kư Thiền tức Kính An (1851-1912). Sau đó, Ngài đóng cửa thất duyệt tạng 3 năm, bừng ngộ tâm trí khi đọc kinh Bát-nhă. Năm 1951, Ngài bắt đầu vận động đổi mới Phật giáo Trung Quốc cùng mấy vị cư sĩ nổi danh là Dương Nhân Sơn và Âu Dương Tiệm. Ngài chủ trương cách mạng giáo lư, giáo chế, giáo sản; từ đó lập hội Phật giáo, xuất bản tạp chí Phật học. Năm 1922, Ngài lập Phật học viện Vơ Xương dạy theo lối Tây phương đầu tiên (trước giờ học theo lối nghe giảng bộ kinh). Ở đây học cả triết Đông, triết Tây theo thời khóa biểu hằng tuần. Ngài từng du khảo Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp quốc và là người sáng lập Hội Phật giáo Pháp. Trong nước, lập Trùng Khánh Phật học viện, Hoằng thệ Phật học viện và nhiều Phật học viện ở các tỉnh để đào tạo Tăng tài, ngoài ra c̣n lập Hán tạng giáo lư viện. Cả đời Ngài như một chiến sĩ tả xông hữu đột không ngừng hoạt động để làm mới lại sinh hoạt Phật giáo Trung Hoa bị tiêu trầm một thời gian khá lâu theo vận nước hồi ấy. Ngài giảng giải kinh điển, sau này đệ tử Ngài biên tập thành Thái Hư toàn thư 65 quyển. Trong đó có nhiều bài thơ, kư, điếu, văn bia.

Nội dung hai câu thơ nhằm chỉ ra khi ngủ, ta chiêm bao đủ thứ. Có khi trong chiêm bao, ta lại thấy có những thứ khác nữa, tức chiêm bao chồng lên chiêm bao đương có. Cũng ngộ, trong khi cứ lẩn quẩn trong hoạt động của chiêm bao trôi theo thức tâm đó th́ càng đi xa như kẻ lạc vào rừng rậm, th́ trong khi ấy cái Thân nhiệt (không phải thân hoạt động nói cười trong chiêm bao) chính là cái thân đang nằm ngủ bên ngoài chiêm bao. Nhưng nếu không có thân thiệt này th́ làm sao có thân chiêm bao?

Ư sâu hai câu nầy muốn chỉ ra rằng cái thân cao cả chân như mới là thân thiệt, c̣n thân ta đang sống đây là thân chiêm bao. Đó là thí dụ cho ta sống đây là sống với ỨC TƯỞNG, tức sống bằng kho kỷ niệm thói quen từ nhiều đời, bao gồm tham ái, giận dữ cố chấp với nguyên cả hệ thống t́nh cảm lư trí, nhưng lư trí th́ kẹt vào tà chấp, vào tha cầu ỷ lại thần linh cứu ḿnh, c̣n mắc vào biết bao quan điểm sai lầm. Tất cả đều như người chiêm bao, sống hoạt động với chiêm bao đó, chỉ khi thức giấc mới biết vừa rồi là chiêm bao. Khi ta thức giấc, tinh thần tức ngộ Pháp duyên sanh chẳng hạn ấy là ta tỉnh thức, hết chạy theo ngoại trần. Sống phóng dật theo đối tượng kích động của giác quan là sống chiêm bao. Tổ Lâm Tế nói, sống như hồn ma bóng quế nương đầu cây ngọn cỏ.

Những hoạt động trong chiêm bao, ta sống vào nó là sống thật với nó, khi đau buồn khóc vẫn chảy nước mắt, thấy ăn trộm cũng la oai oái, thấy con cọp chụp cũng chạy bay tóc trán v.v…, chỉ khi thức tỉnh th́ mới biết rằng đó là chiêm bao, qua mau, không có thật vĩnh viễn.

Đời sống hiện thực nơi mặt trời đây là có thực đối với ta, nhưng kinh điển bảo là Mê, là Mộng, cùng mê chấp. Mê nghĩa đen là lạc đường, chợt biết lạc đường là giác, thay đổi lối cũ là giác, là đi đúng đường tới nơi. Chiêm bao là cứ loay hoay trong đó măi là mê, là sống với tri giác sai lầm, t́nh cảm khuôn bó bởi ngă và ngă sở ái. Thí dụ, khi thân nhân qua đời, ta khóc thương tỉ tê; trong khi nghe đại chiến thế giới chết 20 triệu người ta nghe như làn khói thoảng qua trí tưởng, không hề có chút xúc động; hay nghe trận động đất chết mấy chục ngàn người, ta cũng dửng dưng như không, v́ sao? V́ ta chỉ sống với t́nh cảm nhỏ hẹp, ngă sở. Đó gọi là mê. Bọn băng nhóm đánh cướp tiệm vàng, chúng làm chuyện đó hết sức kế hoạch tỉnh táo, nhưng đó là mê, là vô minh, v́ sao? V́ không thấy rơ hậu quả. Như vậy mọi việc làm từ bản ngă, từ tham đắm, từ thiếu hiểu biết chánh lư nhân quả đều là mê lầm. Giác là tỉnh thức, là biết rành luật nhân quả, biết hậu quả đau khổ tử h́nh bỏ mạng, không làm. Tương giao nổi giận gây gỗ là xung động t́nh cảm quyền lợi bị đụng chạm, đưa tới hậu qủa có khi mất mạng. Đó là mê, nhưng khi trả thù ấy th́ ḿnh thấy sướng lắm, chửi mắng tha hồ, hành động vun vút hả hê, nào biết hậu quả, đó là mê lầm không biết lư nhân quả cực sáng ngay trước mặt.

Tiến lên từng nữa th́ người giác ngộ thấy ai nấy lặn lội tử sinh khổ hận trùng trùng vô tận là mê, khi thức giác là hết khổ năo, chấm dứt khổ hận sanh tử. Do đó khổ hận sanh tử là do ta chấp, bám dính vào mọi hành tác, như dầu mỡ đổ vào bánh xe luân hồi. Nay thức tỉnh giác ngộ, chấm dứt hành tác cũ là ra khỏi cơn mê, thảnh thơi ngay đây. Kinh điển dùng h́nh ảnh chiêm bao, mộng nhằm nói qua mau, không vĩnh viễn. Kinh Nguyên thủy đưa ra 7 thí dụ, trong đó có thí dụ rằng ham mê năm dục như giấc mộng đêm xuân, có nghĩa không tồn tại lâu măi. Về ham mê ngũ dục c̣n ví như người mắc bệnh ghẻ ngứa hơ ḿnh trên hố than hừng mới đă ngứa. Trị lành ghẻ ngứa rồi th́ có ai đó bắt người này hơ lên than hồng th́ anh quyết chống cự chạy thoát.

Cái mê tỉnh trong đời sống này chỉ ngắn hạn, cái tỉnh giác ngộ vĩnh viễn mới hoàn toàn ra khỏi mê lầm tai hại. Bao người tham vọng quá mức không lấp đầy được, đi măi cuối đời bỗng la lên đời là ảo mộng, nhứt là nhà văn nói ảo mộng như tiếng nói từ Thánh triết, chứ không thực tập chỉ rơ ảo mộng là ǵ, v́ ngay đời ảo mộng này ta giỏi thực tập mà có tỉnh biết hết khổ, đâu phải kêu ảo mộng để rên la than thở nằm đó măi.

Đạo Phật nói khổ là sự thật liền chỉ ngay nguyên nhân cho ta đốn trừ, đạt hạnh phúc bất diệt. Nhiều người nghe nói khổ, nói mộng liền rũ rượi nằm ỳ, đó là cái bậy nhứt, cho rằng đạo Phật tiêu biểu cho văn minh già cỗi, đó là sai lầm quá lắm.



__________________
Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
Quay trở về đầu Xem saohom's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi saohom
 
saohom
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 February 2006
Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 32
Msg 2 of 3: Đă gửi: 15 March 2006 lúc 6:56pm | Đă lưu IP Trích dẫn saohom

Mang Nghiệp Đi Về



Các kinh điển thuộc văn hệ A-hàm và Nikàya là những kinh điển được các Thánh đệ tử kết tập bằng trùng tụng và bằng văn bản sớm nhất, sau khi đức Phật Niết-bàn so với các kinh điển thuộc văn hệ Phương đẳng, Bát nhă, Hoa nghiêm, Pháp hoa và Niết-bàn. Ở trong các kinh điển thuộc văn hệ A-hàm và Nikàya ấy, ta có giáo lư nói về Tứ Thánh hướng và Tứ Thánh quả của các hàng đệ tử đức Phật chứng ngộ.

Trong giáo lư ấy nói rằng, Thánh quả A-la-hán là Thánh quả giải thoát cao nhất. Khi một vị tu tập Tứ Thánh đế hiện quán một cách sâu sắc, vị ấy có khả năng chiến thắng và diệt trừ sạch hết thảy các phiền năo, vượt ra khỏi khổ đau sinh tử, chứng nghiệm đời sống Niết-bàn ngay trong từng giây phút hiện tại của sự sống; họ đă đặt gánh nặng sinh tử xuống ở phía sau lưng, họ có hạnh phúc và an lạc ngay trong đời sống hiện tại và tự tuyên bố:

“Sự tái sinh đă diệt tận,
Sự thanh tịnh đă h́nh thành,
Điều đáng làm đă làm xong,
Vĩnh viễn không c̣n sinh tử”

Ngay trong đời sống hiện tại, vị ấy thành tựu Chánh hạnh, Tịnh hạnh, Chơn hạnh, đă đi đến đời sống của Chánh trí và Chánh giải thoát, nên Thánh giả A-la-hán là xứng đáng được cung kính, đảnh lễ và cúng dường bởi thế giới của chư thiên và loài người.

Vị chứng Thánh quả Bất lai hay c̣n gọi là A-na-hàm, họ thành tựu Thánh quả này là do tu tập Tứ Thánh đế hiện quán, vĩnh viễn đoạn trừ Thân kiến thủ, nghĩa là vĩnh viễn đoạn trừ những vướng mắc sai lầm đối với những nhận thức về sự hiện hữu hay không hiện hữu đối với tự ngă; vĩnh viễn đoạn trừ những nghi ngờ đối với Phật, Pháp và Tăng; vĩnh viễn đoạn trừ giới cấm thủ, nghĩa là vĩnh viễn không c̣n có tâm mê tín, tin và tuân thủ vào những giáo điều và tín điều sai lạc, cũng như những tín ngưỡng sai lầm; vĩnh viễn đoạn trừ tham dục và sân hận thuộc Dục giới, họ hoàn toàn thoát ly sự sống chết ở nơi cơi tham dục, đi từng bước vững chăi về hướng của A-la-hán và sẽ thoát ly sinh tử.

Vị chứng Thánh quả Nhất lai hay c̣n gọi là Tư-đà-hàm, là do tu tập Tứ Thánh đế hiện quán, vĩnh viễn đoạn trừ Thân kiến thủ, Nghi, Giới cấm thủ, giảm trừ tham dục và sân hận, phải c̣n trải qua một lần sống chết ở trong thế giới tham dục và sẽ từng bước vững chăi đi về hướng Thánh quả A-na-hàm và hướng tới đời sống giải thoát, giác ngộ.

Vị chứng Thánh quả Thất lai hay c̣n gọi là Tu-đà-hoàn là do tu tập Tứ Thánh đế hiện quán, vĩnh viễn đoạn trừ Thân kiến thủ, Nghi và Giới cấm thủ, tuy họ dự vào được ḍng dơi của bậc Thánh, hoàn toàn không đọa vào thế giới của địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, nhưng c̣n phải trải qua bảy lần sống chết ở trong thế giới của tham dục nữa để tu tập và thực nghiệm giáo lư Tứ Thánh đế, từng bước vững chăi đoạn trừ các lậu hoặc, hướng đến các thánh quả giải thoát cao hơn.

Như vậy, ta thấy Tứ Thánh quả mà kinh điển A-hàm và Nikàya đề cập, trong đó chỉ có Thánh quả A-la-hán là hoàn toàn dứt sạch các phiền năo, c̣n từ Thánh quả A-na-hàm trở xuống th́ các phiền năo vẫn c̣n. Điều ấy cho chúng ta biết rằng, ta có thể mang phiền năo hay nghiệp mà đi vào cơi Thánh và ngay nơi cơi Thánh, ta tiếp tục tu tập để chuyển hóa và thăng tiến để đạt tới đời sống giải thoát hoàn toàn. Và tinh thần của giáo lư này lại rất gần gũi và tương ưng với giáo lư “Đới nghiệp văng sanh” của Tịnh độ.

Trong Tịnh độ, ta có giáo lư “Đới nghiệp văng sanh”, nghĩa là người đă văng sanh về cơi Tịnh độ mà c̣n mang nghiệp đi theo. Đây là giáo lư rất đặc biệt và rất khoáng đạt của Tịnh độ. Giáo lư ấy đă chuyển tải chất liệu đại bi và đại trí của Phật giáo Đại thừa. Và chính giáo lư ấy đă khẳng định rằng, Tịnh độ là quê hương của tất cả mọi người, và là giáo lư đáp ứng nhu cầu tu tập cũng như sống đời giải thoát cho mọi thành phần xă hội.

Sự tu tập Tịnh độ của ta hằng ngày chưa đủ năng lực để chuyển hóa những tạp niệm, hoặc chưa đủ năng lực để chuyển hóa những tập khí phiền năo lâu đời của ta thành chất liệu Tịnh độ ở trong tâm ta; chỉ đến khi lâm chung do đức tin Tịnh độ của ta phát khởi một cách mănh liệt và dẫn đạo tương ứng với tâm, nguyện và cảnh Tịnh độ của đức Phật A-di-đà, nên ngay trong giây phút ấy, dù ta đang c̣n nghiệp, nhưng vẫn có thể tái sanh lên cảnh giới Tịnh độ của Ngài một cách dễ dàng.

Nhưng, khi ta sinh về đó, môi trường sinh hoạt không c̣n có điều kiện nào để cho những tập khí cũ hay nghiệp cũ của ta phát sinh, nên chúng từ từ bị hủy diệt và vô thời hiệu. Cũng giống như một người ghiền thuốc lá, họ đem cái chất liệu ghiền thuốc lá của họ đi đến một xứ sở khác, mà ở xứ đó không có một người nào hút thuốc lá, không có ai bán thuốc lá, không có nguyên liệu và nhà máy chế tạo thuốc lá và cũng chẳng có ai nhắc nhở ǵ đến thuốc lá cả, th́ cho dù người kia mang nghiệp ghiền thuốc lá đến xứ kia, nghiệp ấy vẫn không có điều kiện để biểu hiện, và lâu ngày nghiệp ghiền thuốc lá của người ấy mất hẳn thời hiệu và tự tiêu.

Nên, để đi về thế giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà thực tế có rất nhiều cách, ta có thể đi về Tịnh độ bằng chính tự tâm thanh tịnh ở nơi ta, hay bằng sự thực tập quán chiếu A-di-đà là bản thể không sinh diệt ở nơi linh tánh của ta, và ta cũng có thể quán chiếu để nhận ra tự tánh A-di-đà nơi bản tâm ta có vô lượng ánh sáng, có vô biên ánh sáng, có ánh sáng vô ngại, có ánh sáng mà không có bất cứ một loại ánh sáng nào có thể đối lập, ánh sáng ấy là vua của hết thảy các loại ánh sáng, có ánh sáng thanh tịnh, có ánh sáng hoan hỷ, có ánh sáng trí tuệ, có ánh sáng không thể nghĩ bàn, có ánh sáng liên tục, có ánh sáng tuyệt vời không thể ca ngợi hết, có ánh sáng siêu việt cả ánh sáng mặt trời và mặt trăng,… Tự tánh ấy không bị lệ thuộc bởi bất cứ không gian và thời gian nào, tự tánh ấy không bị hạn chế bởi không gian và không bị hủy diệt bởi bất cứ thời gian nào, nên ta có thể về Tịnh độ trong từng giây phút của sự quán chiếu tự tánh A-di-đà nơi bản tâm ta; hoặc ta đi về Tịnh độ bằng sự nhất tâm chấp tŕ danh hiệu của Ngài, nhưng dù ta có đi về bằng cách nào đi nữa, th́ trước hết ta phải có đức tin Tịnh độ, ta tin rằng tâm ta là Tịnh độ, tâm ta có Phật tính và có khả năng tạo thành thế giới Tịnh độ của chư Phật. Ta cũng tin rằng, ngoài đức Phật Thích-ca c̣n có vô số đức Phật quá khứ, có vô số đức Phật trong hiện tại và ta sẽ có vô số đức Phật thị hiện ở trong tương lai nữa; và ta không phải chỉ có một cơi Ta bà mà ta có rất nhiều cơi Ta bà đă có mặt trong quá khứ, đang có mặt trong hiện tại và sẽ tiếp tục có mặt trong tương lai nữa. Không những vậy, mà ta c̣n tin rằng có vô số thế giới Tịnh độ của chư Phật quá khứ, chư Phật hiện tại và chư Phật trong tương lai ở khắp mười phương. Và ta cũng tin rằng, A-di-đà là tự tánh vốn sẵn ở tự tâm của mỗi chúng ta, ta có thể tiếp xúc với tính ấy mỗi ngày và mỗi ngày làm cho tự tính ấy hiển lộ trong đời sống của chúng ta.

Mỗi thế giới Tịnh độ đều có mỗi nét đặc thù, do công hạnh tu tập cũng như bản nguyện của các Ngài và những người cùng hạnh nguyện tạo nên.

Và cũng vậy, thế giới Ta bà được h́nh thành không do bản nguyện mà do cộng đồng nghiệp lực ô nhiễm của những chúng sanh có nhân duyên với cơi này tạo thành.

Ta sinh ra trong cơi Ta bà, nhằm thời đại kiếp trược, nghĩa là thời đại mà sự hủy diệt càng lúc càng tăng, đời sống dơ bẩn càng lúc càng nặng nề, con người càng lúc càng sa đọa vào đời sống vật chất, sự thanh cao giảm thiểu, mạng sống ngắn lại. Những nhận thức của ta th́ lại quá thô thiển, cạn cợt và nhiều sai lầm; thời đại sa đọa, chúng dẫn ta đi theo những sự sa đọa về nhận thức và tâm hồn. Tâm hồn của ta đầy dẫy những tham dục, những hận thù, những si mê cố chấp, những kiêu mạn và nghi ngờ, khiến cho ta không c̣n thanh cao trong sự đối xử với nhau và đời sống của ta lại được nuôi dưỡng bằng chính những xảo trá và lừa đảo, chính những chất liệu ấy đă tạo nên thế giới của ta và chính ác nghiệp của ta đă tạo ra thế giới ấy. Cái ǵ được tạo nên bởi nghiệp, cái ấy hoàn toàn không có tự do.

Nên, ta muốn có tự do ở trong cơi Ta bà th́ trước hết ta phải tu tập để chuyển hóa nghiệp lực thành nguyện lực. Ta phải chuyển hóa những hạt giống Ta bà ở trong tâm thức ta thành hạt giống Tịnh độ. Ta phải tịnh hóa những ước muốn của ta thành những bản nguyện Tịnh độ. Ta phải tịnh hóa mọi hoạt động của ta thành những hoạt động Tịnh độ và quan trọng hơn hết là ta phải biết chuyển hóa tâm thức ta thành linh tâm Tịnh độ Một khi chúng ta đă chuyển hóa, tịnh hóa được những điều đó th́ Tịnh độ Tây phương của đức Phật A-di-đà, dù xa cách thế giới Ta bà của chúng ta trải qua khoảng mười vạn ức cơi Phật, cũng đều có mặt trong đôi mắt và tâm hồn của ta.

Thế giới Tịnh độ là thế giới của nguyện lực, nên ta muốn sanh về thế giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà, ta không phải chỉ có đức tin, mà c̣n phải có nguyện lực và c̣n phải có sự thực tập đời sống Tịnh độ một cách cụ thể để bảo chứng cho niềm tin và nguyện lực của chúng ta.

Ta thực tập đời sống Tịnh độ với niềm tin, với hạnh và nguyện như vậy, dù ta đang sống ở cơi Ta bà, nhưng ta đă dự phần vào thế giới Tịnh độ, ta đă và sẽ có niềm tin không thối chuyển đối với địa vị giác ngộ cao tột của chư Phật và thế giới Tịnh độ của các Ngài.

Nên, thân ta tuy ở Ta bà mà niềm tin, hạnh và nguyện của ta đă thực sự có mặt ở Tịnh độ. Niềm tin, hạnh và nguyện của ta đă và đang mang nghiệp của ta đi vào Tịnh độ, đang và sẽ tạo thành thế giới Tịnh độ cho ta trong hiện tiền và trong cả tương lai.



__________________
Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
Quay trở về đầu Xem saohom's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi saohom
 
anhkhoi09
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 October 2005
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 63
Msg 3 of 3: Đă gửi: 15 March 2006 lúc 7:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn anhkhoi09

Vô Ngă Và Nhân Cách Thời Đại


Vô ngă là một trong những quan niệm đặc hữu của Phật giáo. Nó làm nền tảng cho mọi nhận thức của người Phật tử về chính ḿnh và thế giới. Ngay từ thời đức Phật, quan niệm này đă được sử dụng để loại trừ nhận thức sai lầm về một thực thể hằng hữu trong một chúng sinh, đồng thời được xem như yếu tính quyết định sự tồn tại của nó qua mọi h́nh thái khác nhau của ṿng sinh hóa. Với quan niệm này, Phật giáo mặc nhiên nh́n nhận con người chỉ là một tổ hợp bao gồm các thành phần khác nhau và vận hành theo một qui luật phổ quát: những hoạt động của chính các phần này quyết định cách tồn tại của chúng. Như vậy, mặc dù con người tồn tại như một hữu thể bất định tính, hay nói rơ hơn, mặc dù không có một chủ tể bất biến trong chuỗi tồn tại tương tục như thế, nhưng con người như một tổ hợp kết cấu bằng lực vận hành của chính nó vẫn phải chịu sự luân chuyển trong ḍng sinh diệt vô tận.

Khi con người được định nghĩa và mô tả như thế, một sự thật khác đă được mặc nhiên thừa nhận: con người không thể tồn tại như một cá thể độc lập bên ngoài cộng đồng xă hội cũng như tự nhiên. Trái lại, nếu chỉ là một tổ hợp động th́ mọi việc làm của con người như một cá thể bắt buộc phải có những tác động nhất định nào đó đối với các cá thể khác và ngược lại. Từ đó quan niệm vô ngă được sử dụng như một quan niệm nền tảng để h́nh thành những nhận thức đúng của người Phật tử về sự tồn tại của chính ḿnh trong cộng đồng và thế giới. Thành tựu cao nhất của nhận thức này trong ḍng phát triển của Phật giáo là sự phát hiện con người không thể cải thiện cách thế tồn tại của ḿnh chỉ bằng vào những nỗ lực đơn phương. Thay v́ thế, một cải thiện nào đó, nếu có, chỉ có thể xảy ra trong tương quan với các cá thể khác. Nói cách khác, trong một cơ cấu tồn tại như thế chúng ta khó có thể t́m thấy an lạc thật sự khi những người chung quanh đang đau khổ. Và đây là điều không quá khó hiểu. Khi nói rằng chúng ta đang nỗ lực t́m kiếm một sự an lạc nào đó th́ điều hiển nhiên là chúng ta đang t́m kiếm cái đó cho chính chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng ḿnh đang đau khổ và v́ thế hành động t́m kiếm một sự an lạc là điều rất tự nhiên. Thật ra, khi suy nghĩ và hành động như thế chúng ta không biết rằng ḿnh đang làm một công việc cực kỳ ngớ ngẫn và vô bổ, ít nhất theo cái nh́n của Phật giáo.

Nếu đă không có một chủ tể nhất định th́ sự đau khổ hay trói buộc sẽ phải thuộc về một hoặc những thành phần nào đó trong tổ hợp có tên gọi là “người” này; và v́ thế sự an lạc hay giải thoát nào đó, nếu có, cũng chỉ có thể xảy ra cho một hoặc những thành phần đó. Thế nhưng, theo quan niệm của Phật giáo, tất cả năm thành phần cấu tạo nên mỗi chúng ta đều có một đặc tính chung là biến dịch. Có nghĩa, mỗi một thành phần cũng chỉ là một tổ hợp vận động; v́ thế, tất cả chỉ là một ḍng chảy tương tục không ngừng nghỉ. Trong một t́nh trạng được mô tả như thế, tất cả những ǵ được cho là đau khổ và an lạc, trói buộc và giải thoát, v.v… chắc chắn sẽ không thể nào thật sự tồn tại như chúng ta tưởng. Như vậy, nếu chúng ta vẫn thấy chúng xuất hiện dưới dạng nào đó th́ rơ ràng chúng chỉ có thể tồn tại như một nỗi ám ảnh, một ảo tưởng trong tâm tưởng của chúng ta. Kết quả, cái chúng ta hy vọng và t́m kiếm chỉ là những ǵ không thực được sản sinh từ chính nhận thức của chúng ta. Nếu thực chất của chúng đă là không thực nhưng chúng ta vẫn không từ bỏ sự nỗ lực t́m kiếm th́ điều đó có nghĩa chúng ta đang mong muốn bảo vệ và nuôi dưỡng một cái ǵ đó trường cửu cho chính chúng ta. Bởi v́ một điều chắc chắn là không bao giờ chúng ta chịu bỏ công sức vào cái mà chúng ta biết rơ là không thể tồn tại dài lâu. Trong trường hợp này, điều đó nói lên cái ǵ? Có phải chúng ta đang t́m cách thay thế cái ātman mà chính đức Phật đă cực lực bác bỏ để thay vào đó một cái ātman nào đó do chính chúng ta tạo ra?

Phật giáo đă minh định nội dung hai phạm trù khổ và trói buộc cho dù chúng được hiểu và khai triển như thế nào trong các cộng đồng Phật giáo khác nhau. Khổ không chỉ bao gồm những ǵ được cảm nhận qua tri giác mà c̣n cả những ǵ qua nhận thức: đó là sự biến hoại và biến dịch của tất cả những ǵ được cấu thành có điều kiện. Đồng thời, cái đang trói buộc chúng ta không ǵ khác hơn những phiền năo và nhận thức sai lầm của chúng ta. Với một cấu trúc được h́nh thành trong những điều kiện như đă nói, chúng ta khó có thể hiểu đúng về chính ḿnh và thế giới. Và chính v́ sự hiểu sai này, chúng ta liên tục tạo ra hết sai lầm này đến sai lầm khác trong mọi suy nghĩ và hành động của chính ḿnh, ngay cả những suy nghĩ và hành động được cho là phù hợp với giáo lư nhà Phật nhất. Đây là điều chúng ta thường không nhận ra hoặc nếu có nhận ra th́ rất khó thừa nhận. Tuy nhiên, một sự thật chúng ta không thể và không phủ nhận được là những giáo pháp của đức Phật chúng ta đă nghe hay đọc được, tất cả đều phải qua sự xử lư của đầu óc chúng ta trước khi trở thành đề tài cho sự suy nghĩ hay một quyết định thực hiện nào đó. Sự thật này cho thấy không có ǵ bảo đảm cho tính chân thực của những giáo pháp đó sau khi đă trải qua một bộ máy xử lư yếu kém, ́ ạch, hạn hẹp, nông cạn, cố chấp như chúng ta đang có. Nếu ai đó trong chúng ta không chịu thừa nhận điều này th́ cũng không khó hiểu. Bởi v́ ngũ uẩn c̣n có một tính chất chung khác, đó là tất cả chúng đều nuôi dưỡng tham ái, đồng thời là đối tượng của tham ái. Nói rơ hơn, chúng luôn làm cho tham ái tăng trưởng; và ngược lại, tham ái không bao giờ chịu để cho chúng bị “xúc phạm” hay “hạ thấp”.

Nếu thừa nhận những ǵ nói trên là cái mà Phật giáo muốn đóng góp vào sự cải thiện nhận thức của con người trên trái đất th́ chúng ta phải đối mặt với một sự thật bi đát, đó là Phật giáo không thể đáp ứng những đ̣i hỏi cấp thời của chúng ta như đă nói. Ít ra, với một khẳng định về năng lực hạn chế của một cơ cấu con người như thế th́ việc t́m kiếm một cái ǵ đó thực sự an lạc hay giải thoát chỉ là một ảo tưởng. Và điều đau khổ hơn nữa cho chúng ta là đạo Phật chỉ cung cấp những tri kiến như thực chứ không phải ru ngủ chúng ta bằng những hứa hẹn về một loại hạnh phúc hư ảo nào đó. Mặc dù đức Phật thường được xưng tán như một vị Dược sư trong việc giúp chúng ta chữa trị khổ đau, nhưng Ngài không bao giờ chủ trương việc sử dụng các loại thuốc “giảm đau” hay “an thần.” Người ta thường nói đến hai chữ “phương tiện” ở trong Phật giáo; rồi theo những lư giải riêng của ḿnh họ tự động gán ghép cho Phật giáo đủ mọi thứ theo một cách rất là “phương tiện” của họ. Chúng ta nên nhớ rằng không ai có đủ tư cách nói đến hai chữ này, đừng nói là t́m cách thực hiện nội dung của nó, ngoài các vị Bồ-tát. Trong mười giai đoạn của tiến tŕnh tu tập của một Bồ-tát, chỉ có những vị nào đang ở vào giai đoạn thứ bảy, tức sau khi đă phát tâm cầu giác ngộ, thực hành bố thí Ba-la-mật, đoạn trừ ngă kiến (ở giai đoạn thứ nhất); hoàn thiện giới luật, không c̣n thối thất, thực hành thiền định (ở giai đoạn thứ hai); liễu ngộ tính chất vô thường của vạn hữu, phát triển kham nhẫn trong sự nghiệp độ sinh, đoạn tận tham sân si, thành tựu tám loại thiền định sắc giới và vô sắc giới, sở đắc năm trong sáu thần thông của đức Phật (ở giai đoạn thứ ba); đốt cháy các tà kiến cuối cùng, phát triển trí tuệ, thực hành tinh tấn Ba-la-mật, hoàn thiện ba mươi bảy giác chi (ở giai đoạn thứ tư); nhập thiền định và quán triệt tứ đế, đoạn nghi, tiếp tục hoàn thiện ba mươi bảy giác chi (ở giai đoạn thứ năm); quán chiếu thực tướng của vạn pháp là vô tướng, vô sinh, bất nhị, thấu đạt lư duyên khởi, siêu việt tâm phân biệt nhờ thành tựu Bát nhă ba-la-mật và thấu triệt tánh Không (ở giai đoạn thứ sáu) th́ Bồ-tát đó mới có thể có đủ tri kiến và phương tiện thiện xảo để dẫn dắt chúng ta đến giác ngộ tùy theo khả năng riêng biệt của mỗi người chúng ta.

Từ một số phẩm tánh của tiến tŕnh giác ngộ nói trên của một Bồ-tát, chúng ta có thể nhận ra rằng không phải tất cả những ǵ đức Phật giới thiệu cho chúng ta đều “an lạc”, “dễ chịu”, hay “thoải mái”. Kinh điển từng mô tả các trường hợp đức Phật đă cảnh báo thính chúng không nên kinh sợ trước những ǵ Ngài sắp tuyên thuyết hay đă tuyên thuyết. Và ở đây, trường hợp điển h́nh chính là lư Vô ngă. Nếu người nào trong chúng ta tương đối nhạy cảm hoặc có sự liên tưởng nhanh sẽ cảm nhận được tác động khốc liệt của một sự thật như thế. Đối với chúng ta, từ bỏ luôn luôn là một điều khó khăn, cho dù với những ǵ ít giá trị nhất. Thế mà ở đây cái được gợi ư từ bỏ lại chính là cái lâu nay đă h́nh thành nên chính chúng ta. Nếu chúng ta có niềm tin vào Phật pháp, và muốn cải thiện tồn tại của ḿnh theo đường hướng đó th́ điều này có nghĩa sớm muộn ǵ chúng ta cũng phải từ bỏ cái chúng ta yêu quí nhất. Đối với chúng ta, đây không phải là một nuối tiếc mà là một sự tuyệt vọng, bởi v́ chúng ta sẽ mất tất cả. Và càng tuyệt vọng hơn nữa là không phải chúng ta mất cái đó mà sự thật là chúng ta được dạy rằng không có cái mà chúng ta nghĩ là ḿnh đă sở hữu lâu nay. Nếu vậy, chúng ta sẽ thu được những ǵ trên con đường này? Một sự thật hiển nhiên, chúng ta cần phải can đảm nh́n thẳng vào mà nó không run sợ, không tuyệt vọng là chúng ta không thu được cái ǵ hết, hay nói một cách dễ chịu hơn, chúng ta không bao giờ đáp ứng được những đ̣i hỏi vô minh của chính chúng ta nếu chúng ta chọn lựa con đường này. Đôi khi v́ quá bạc nhược chúng ta đă mơ ước được tái sinh vào một cơi trời nào đó; và chúng ta quên rằng nếu ước mơ này là hiện thực th́ đó là tai họa lớn nhất trong chuỗi dài sinh tử của chúng ta. Bởi v́ thiên giới là nơi nhận ch́m chúng ta trong biển dục lạc chứ không phải là đạo tràng tu tập. Nếu chúng ta không bị sai sử bởi những tham vọng vô minh điên cuồng của chúng ta th́ chúng ta có thể trực nhận rằng, chỉ cần với một tiền đề có tính phổ quát như quan niệm vô ngă th́ tất cả những ǵ thường được chúng ta mô tả là thành tựu, hoạch đắc, chứng đắc đều không thể tồn tại. Chúng chỉ là những sản phẩm được h́nh thành trong quá tŕnh vận hành của ngũ uẩn chúng ta. Làm sao có thể có cái để ta sở đắc khi cứu cánh cuối cùng của Phật giáo là giải thoát. Nói rơ hơn, nếu giải thoát được chúng ta xem như cái mà chúng ta sở đắc th́ giải thoát đó thực chất chỉ là sự trói buộc được ngụy trang bằng những từ ngữ tốt đẹp. Dĩ nhiên người ta có thể dẫn chứng từ kinh điển những phát biểu của đức Phật về những thành tựu nào đó dành cho một hành giả dưới những tên gọi như sa môn quả, Phật quả, v.v…Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng đó chỉ là những mô tả về tiến tŕnh giải thoát. Có nghĩa là nếu một hành giả giải thoát được những trói buộc nào đó th́ sẽ được mô tả là “thành tựu” một quả tương đương nào đó. Không có một quả có sẵn nằm đâu đó trong không gian và thời gian để chờ đợi chúng ta hoạch đắc như một địa vị có sẵn trong xă hội, như một ngôi nhà, một chiếc xe, v.v… chúng ta sở hữu được. Tiến tŕnh nỗ lực và thành tựu của Phật giáo là một tiến tŕnh chuyển hóa cơ cấu ngũ uẩn để cuối cùng chúng ta có thể nh́n thấy như thế nào đó, một cái nh́n chấm dứt mọi sự đeo bám vào cái thân ngũ uẩn với đủ mọi thứ sai lầm của nó. Đức Phật là một minh chứng đầy đủ nhất cho điều này. Tất cả những ǵ đức Phật tuyên thuyết sau khi “đắc” được giác ngộ đều chỉ là một cố gắng tường thuật về những ǵ Ngài đă nh́n thấy; và điều mong mỏi nhất của Ngài, nếu có, đối với chúng ta là một ngày nào đó chúng ta cũng có thể nh́n thấy được như Ngài.
Đây chính là điểm tích cực đầu tiên được rút ra từ quan niệm vô ngă tưởng chừng như quá tiêu cực. Khi không có thật một chủ tể điều động và sai sử chuỗi dài sinh tử tiếp nối của con người th́ đó cũng là lúc con người t́m lại được tự do đầu tiên. Chính con người quyết định vận mạng của ḿnh chứ không phải ai khác. Tất cả những ai đă từng trải qua cái cay đắng trong những lúc bị bức bách cùng tột bởi sự khốn cùng, tuyệt vọng trước một “số phận định sẵn” mới có thể tri ân đức Phật về điều này. Phật tử là những con người ngang nhiên thách thức với số phận của chính ḿnh. Bởi v́ chính họ là người duy nhất quyết định cách thế tồn tại của họ.

Từ sự tự do đầu tiên này, chúng ta hoạch định một chuyến đi dài trên chính đôi chân của ḿnh. Đây không phải là cuộc hành tŕnh chạy trốn khổ đau hay t́m kiếm an lạc mà là một tiến tŕnh nỗ lực chuyển hóa tâm thức. Và số lượng hành trang quí giá nhất không ai có thể tước đoạt được của chúng ta là sức mạnh ư chí và niềm tin tuyệt đối vào Phật pháp. Sở dĩ chúng ta nỗ lực ǵn giữ và phát triển hai điều này mà không sợ gặp nguy cơ phải tiếp tục tṛ chơi nhàm chán cũ rích là tạo dựng một ảo tưởng về một định tính nào đó trong chúng ta, là nhờ tự thân Phật pháp vốn là cái có khả năng chặt đứt những loại đeo bám như thế và nhờ ư chí là sức mạnh giúp chúng ta duy tŕ tiến tŕnh chuyển hóa một cách bền bỉ.
Dĩ nhiên, bước đầu của cuộc hành tŕnh sẽ rất gian khổ. Tin vào Phật pháp h́nh như là vốn liếng đă được tích lũy từ lâu trong chúng ta; nhưng c̣n sức mạnh của ư chí? Chúng ta vốn thường quen chỉ hăng hái trong những nỗ lực nào qui hướng về chính ḿnh; và v́ thế thường khó t́m thấy sức mạnh trong những việc làm tưởng chừng như chẳng liên quan ǵ đến ḿnh. Và điều này có thể trở nên tồi tệ hơn khi chúng ta nghĩ rằng nếu thật sự không có cái làm nền tảng hằng hữu cho chính tồn tại của chúng ta th́ thật vô ích để phải tiếp tục những nỗ lực hoàn thiện nào đó. Thật ra, quan niệm vô ngă không hoàn toàn phủ nhận tồn tại của con người trên mặt đất. Nó chỉ giúp chúng ta thoát khỏi ảo tưởng về một thực thể quyết định nào đó trong con người chúng ta. Ngoài ra, sự tồn tại và vận hành của các thành phần khác vẫn là những ǵ h́nh thành hiện hữu của chúng ta. V́ thế những nỗ lực đầu tiên của chúng ta sẽ bắt đầu từ chính những thành phần này. Có nghĩa, chúng ta vẫn phải bắt đầu với những ǵ như chúng ta đă có trước đây; thế nhưng với một nhận thức mới. Cần lưu ư rằng cái chúng ta sẽ dồn hết mọi nỗ lực vào đó chính là sự chuyển đổi tâm thức; v́ thế một nhận thức mới như thế về chính tồn tại của chính ḿnh dưới ánh sáng của lư vô ngă có thể xem như “thành tựu” đầu tiên chúng ta đạt được khi vừa mới lên đường. Với niềm tin và ư chí, chúng ta nh́n vào sự vận hành của ngũ uẩn không phải như một cá thể biệt lập với những cá thể khác trong cộng đồng và thế giới mà là trong một quan hệ hỗ tương dung nhiếp. Chỉ với một nhận thức như thế, chúng ta mới có thể bắt đầu và tiếp tục cuộc hành tŕnh này, bởi v́ mọi thứ chướng ngại chúng ta có thể gặp phải đều xuất phát từ sự đeo bám của một ư tưởng sai lạc nào đó về “ḿnh”. Có nghĩa chúng ta sẽ phải nỗ lực rất nhiều mà chẳng hy vọng thành tựu được ǵ cho “bản thân” chúng ta cả. Bởi v́ nếu có cái gọi là công đức được thành tựu do những nỗ lực của chúng ta, dù trong một ngày một đêm, th́ cái đó sẽ được chuyển giao toàn bộ cho tất cả chúng sinh khổ đau ở khắp mười phương thế giới. Đây quả thật là điều rất khó chịu đựng cho chúng ta. Nhưng chúng ta không thể làm khác hơn. Niềm tin vào Phật pháp sẽ giúp chúng ta làm được điều đó và sức mạnh của ư chí sẽ giúp chúng ta tiếp tục làm được điều đó. Nhờ Phật pháp chúng ta đă biết được thế nào là cảm thọ và những vị ngọt nguy hiểm của nó. Sẽ có rất nhiều điều khó chịu hơn mà chúng ta phải tập làm quen. Chẳng hạn, chúng ta sẽ phải giúp đỡ cho rất nhiều người mà chúng ta không được phép ghi nhớ số lượng của họ; chúng ta sẽ phải nỗ lực trong rất nhiều hoạt động của cộng đồng Phật tử cũng như xă hội; và nhờ những nỗ lực này chúng ta có thể rất nổi tiếng. Tuy nhiên cần nhớ rằng một ngày nào đó khi chúng ta bỗng nhiên cảm thấy “rất dễ chịu” trong ánh sáng ngọt ngào của một ṿng hào quang nào đó chung quanh ḿnh th́ đó cũng là ngày cáo chung sự nghiệp cầu đạo của chúng ta. Phật pháp là sinh mạng của chúng ta chứ không phải một món đồ trang sức. Chúng ta sẽ phải chấp nhận cuộc sống như một kẻ bần hàn nhất thế giới và sẽ chết như một kẻ vô danh ở một xó xỉnh nào đó chẳng ai hay biết trên trần gian này. Đây quả là điều không dễ chịu đựng. Thế nhưng, có ai trong chúng ta không cảm thấy xót xa khi chứng kiến một lần quay về trước đôi cánh cửa tùng khép chặt!



__________________
Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
Quay trở về đầu Xem anhkhoi09's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhkhoi09
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.1064 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO