Tác giả |
|
thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 1 of 6: Đă gửi: 19 March 2006 lúc 4:30am | Đă lưu IP
|
|
|
BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Kinh của sự tỉnh thức
Mê thức. Không phải đợi đến ngủ mới mê mà ta có thể mê ngay khi thức. Thí dụ như kẻ sai rượu nói rượu là chất bổ, người đó bị chai gan mà c̣n uống rượu như uống nước. Kẻ đó bị mê thức.
Khi sống trong mê thức ta có thể dùng lư trí để biện hộ cho sự sai lầm của ta. Cái logic của lời lẽ biện hộ có thể thật vững nhưng cái nguồn gốc của sự biện hộ đó là tham, sân và si. Từ đó sanh ra sự tranh căi trong cùng tôn giáo và giữa các tôn giáo. Suy nghĩ mê thức như người luật sư giỏi dùng luật pháp để biện hộ cho thân chủ trắng án.
Cái đối đăi đúng-sai, có-không không phải chân lư mà ngược lại là nguồn gốc của tranh chấp và đau khổ.
Người không có trí Tỉnh thức (mê thức) thường hay bám vào kiến thức ḿnh. Sự cố chấp đó là nguồn gốc của ngạo mạn và chiến tranh.
Tỉnh thức. Khi không có trí Bát Nhă hay trí Tỉnh thức th́ ta tuy thức mà tâm c̣n mê, không biết hướng đi đúng sai như thế nào, tranh căi trong sự mờ mịt của văn tự. Đó là hiện tượng vô minh, sự thiếu ánh sáng trong nội tâm.
Trong cuộc sống nếu có trí Bát Nhă th́ đau khổ tan như sương mù dưới ánh nắng mặt trời.
Bờ bên này, bờ bên kia. Hành giả kinh này sẽ trải qua 3 giai đoạn: không hiểu kinh, hiểu kinh và không hiểu kinh. Có thể nói không hiểu ở giai đoạn đầu là ở bờ mê, hiểu kinh là thời kỳ dùng con thuyền kiến thức làm phương tiện tu tập. Khi qua bờ giác ngộ rồi, cái bờ của không hiểu ở giai đoạn cuối th́ phải bỏ con thuyền.
V́ nhận ra cái tâm trạng không hiểu nên mới có thể “quán tự tại được”. Hiểu bằng kiến thức liền bị mất cái tự tại đó. Phật có thí dụï như bụi vàng dù quư nhưng khi rơi vào mắt sẽ làm mắt bị xốn. Chỉ có trí Bát Nhă hay trí Tỉnh thức mới giúp ta nhận ra cái tâm trạng không hiểu đó.
Ngày xưa, tổ Ca Diếp nhận ra được cái tâm không hiểu đó nên Ngài mỉm cười khi nh́n Phật đưa cành hoa lên. Trước đó th́ Phật dă nói: “Trong 49 năm thuyết pháp, Như lai chưa từng nói một lời.” Gần hơn, th́ tổ Trúc Lâm có bài kệ sau đây:
Câu có câu không
Hồi hổ hay không
Nón tuyết, giày hoa,
Ôm cây đợi thỏ.
Ôm cây đợi thỏ như ta ôm kiến thức đợi giác ngộ. Tranh luận đạo không khác nón tuyết và giày hoa, tuy những món đó đẹp và lạ mắt nhưng chúng không giúp ích ǵ được cho ta. V́ thế, tranh luận đạo đối với thiền tông tạo sự ô nhiễm của tâm.
Khi giảng sự cứu cánh của Phật giáo cho người khác hiểu làm họ cố chấp th́ ta phạm hỗn ngữ. Khi người chưa nhận đạo mà tự cho cái hiểu của ḿnh là đạo và đem truyền cho kẻ khác, đó là mê ngữ. Để tránh hai con đường này Phật và các vị tổ sư dùng thuật ngữ. Như giơ cành hoa lên là thuật ngữ, là một loại ngôn ngữ không lời, không nghĩa để trực chỉ sự cứu cánh đó.
Quán-tự-tại Bồ tát hành thâm Bát nhă ba la mật đa thời chiếu kiến ngủ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách.
Khi Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa pháp Bát Nhă Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy 5 uẩn đều không, độ hết thảy khổ ách.
Bồ tát là người tập sự làm Phật, cũng là người tu tại cơi thế gian, không cần ĺa thế gian để tu hành. Bồ tát là chúng ta nếu chúng ta dùng trí Tỉnh thức để tu.
Quán: soi xét tâm ta trong yên lặng (contemplation, meditation). Đây là một phương pháp thiền, ta là chuû, khi thiền ta nh́n những tư tưởng đến và đi, chúng là khách. Ta không theo những tư tưởng vui buồn, hờn dỗi, lo âu, suy tính. Ta sống với “ông chủ” tâm thanh tịnh, ta sống với “chân không”. Khi thiền ta là ly nước trong. Ta kiên nhẫn đợi những tư tưởng lăng xăng lắng dong. Ta không chấp nhận những cặn bă trong ly nước là ta, ta chờ đợi tiếp đón sự trong suốt của nước.
Tổ Huệ Năng có dạy: “Khi không nghỉ thiện, không nghỉ ác, cái ǵ là mặt thật của thượng tọa Minh?” (Kinh Pháp Bảo Đàn).
Tại sao Phật lại dùng tên bồ tát Quán tự tại? Bồ tát Quán tự tại chuyên tu đến độ vị đó không c̣n thực tập một pháp tu quán chiếu mà chính vị đó trở nên, trở thành, là một với pháp tu đó. V́ thế mới nói là quán tự tại được.
Tự tại: Những thí dụ từ “tự tại thấp” đến “tự tại cao”. Đă là tự tại th́ không có cao thấp, tuy nhiên đây là những thí dụ để quư vị dễ hiểu.
Khi ta bi gạt món tiền lớn mà dùng trí Tỉnh thức quán xét không buồn hay giận: đó là tự tại thấp.
Khi đứa con duy nhứt của ta lập gia đ́nh ra ở riêng mà ta không buồn là tự tại cao hơn một bậc.
Khi ta ở thế yếu (bịnh hay thất nghiệp) mà chồng hay vợ bỏ ta theo t́nh nhân mà ta không hờn giận th́ tự tại khá cao.
Khi ta đang ở tuổi trung niên có đầy đủ hạnh phúc mà bác sĩ cho ta biết ta bị ung thư nặng không c̣n sống bao lâu mà ta không xao xuyến th́ tự tại cao.
Trong kinh này Phật không dạy ta quán ngă sở (vật hay người thân của ta) mà dạy ta quán chiếu lại chính bản ngă ta. Khi ta quán chiếu đến tận cái không của chính ta th́ ta mới tự tại được.
Hành thâm: là thực hành sâu sắc nơi chính ta. Ta không dùng kiến thức tôn giáo để tranh căi đúng sai, phô trương hiểu biết hay vẽ cái bánh đạo ảo tưởng hứa hẹn để quên lo âu, mà ta dùng sự hiểu biết đạo để nh́n lại chính ta. Hành thâm nói lên sự “đam mê” đạt đến sự tột cùng của đạo. Có đam mê th́ ta mới có thể tu thiền hàng ngày, rồi hàng giờ, rồi hàng phút... đến độ trong giấc ngủ cũng thiền. Hành thâm là ta thực hành thiền trong mọi thời gian và không gian. Rồi ta không phải là người thực hành thiền, ta là thiền, thiền là ta.
Thời chiếu kiến: Chữ “thời” đây rất quan trọng. Đó là thực tại (here and now). Đó là cái giây phút tâm ta bị sét đánh, cái màn vô minh bị rách toẹt và ta nh́n thấy được tánh không. Chiếu kiến là sự trực diện ta với tánh không, không bị ngăn cách qua danh từ, khái niệm, hiểu biết. Danh từ chuyên môn gọi là đốn ngộ (satori, enlightement).
Ngủ uẩn giai không: 5 tập hợp - sắc (thân thể), thọ, tưởng hành, thức (tinh thần) đều không. Chúng tôi sẽ đề cập đến cái không này ở phần sau.
Độ nhứt thế khổ ách: chuyển tất cả khổ ách. Người trần thế chúng ta thích diệt trừ nhưng Phật không dùng chữ diệt trừ mà dùng chữ đoä khổ ách. Độ có nghỉa là chuyển biến cái xấu thành tốt. Trong độ có sự thông cảm của từ bi và thông hiểu của trí tuệ. Nếu ta dùng cái sân của bản ngă để trấn áp kẻ khác th́ ta sẽ tạo nghiệp chiến tranh chớ ta không chuyển hóa được đau khổ. Chỉ khi ta thông cảm và hiểu biết kẻ thù ta th́ ta mới biến kẻ thù thành bạn.
Nói trên phương diện thực hành, ta chấp nhận ta có tham, sân, si, ta nh́n nhận ta có tham, sân, si, ta ư thức được ta có tham, sân, si. Như thế ta không che đậy chính ḿnh, ta không đổi thừa kẻ khác chọc ta giận hay dụ dỗ ta, ta không t́m cách tự biện hộ cho ta. Ta có trách nhiệm với chính ta. Tu là hiểu và thông cảm chính ḿnh. Như vậy ta mới độ được tham, sân, si của ta.
Thoạt đầu ta chấp nhận ta có tham, sân, si. Chấp nhận nghiêng về lư trí hơn. Tu cao hơn tí nữa th́ ta nh́n nhận ta có tham, sân, si. Tuy nhiên với sự nh́n nhận ta chưa hẳn nhận ra tham, sân, si lúc chúng đang hiện diện. Chỉ khi tu với trí Tỉnh thức ta mới ư thức được tham, sân, si khi chúng đang bùng lên.
Những tư tưởng tham, sân, si cứ để cho chúng hiện lên nhưng nếu ta ư thức mà không theo th́ chúng sẽ chán và bỏ ta đi. Nói th́ dễ, thật sự đ̣i hỏi rất nhiều công phu tu tập. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dùng chữ bố thí, với ngụ ư rằng ta đem cho, bỏ ra, không theo những tư tưởng vọng tâm. Dựa trên sự chứng nghiệm, độ (70 trí /30 bi) nghiên về trí huệ c̣n bố thí (70 bi/30 trí) nghiên về từ bi hỷ xả.
Ngược lại nếu ta tu nặng về diệt trừ, không chấp nhận, ta sẽ dễ đi vào con đường cực đoan, lo sợ, tâm hồn căng thẳng khắc khổ. Ta dễ bị mặc cảm tội lỗi. Ta muốn diệt sân nhưng lại dễ cau có, muốn diệt tham mà tham ái càng lớn dần, muốn diệt si nhưng cứ bị ám ảnh bởi ảo vọng. Lại c̣n có cái nguy cơ “tức nước vỡ bờ” v́ tâm lư bị đè nén cực độ. Đó là v́ ta dùng sự đối đăi trong tu tập: sắc khác với không, bỏ sắc t́m không!
Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Này ông Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Sắc tức là không, Không tức là Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.
Xá lợi tử là đệ tử giỏi nhất về suy luận của Phật. Phật gọi Xá lợi tử để giảng kinh này là muốn gợi ư rằng đến giai đoạn cứu cánh của việc tu tập th́ ta nên thận trọng về kiến thức v́ không khéo kiến thức suy luận sẽ ràng buộc thay v́ giúp ta giải thoát. Phật sẽ dùng trí Tỉnh thức để soi sáng bản ngă, giúp ta phá cái chấp ngă. Về phương diện tâm linh, tái sinh có thể xảy ra khi ta theo một h́nh ảnh, một tư tưởng. Ngă (tôi) mê bám ngă sơ û(của tôi) , đó là khởi kỳ thủy của luân hồi. Nói cho dễ hiểu, tái sanh là theo một h́nh ảnh quảng cáo, ta lầm tưởng đó là sản phẩm tốt, khi bị lôi cuốn vào cuộc rồi th́ mới vỡ lẽ. Cho nên muốn vô sanh th́ ngă là cái gốc để trị. Khi ngă không c̣n th́ ngă sở như bọt nước. Khi ta tự tin không cần mua những sản phẩm có hiệu đắc tiền để bồi đắp cho cái ngă nửa th́ chúng sẽ trở thành những vật tầm thường không lôi cuốn được ta.
Sắc không khác không; không không khác sắc. Đây là câu ấm (warm) để chuẩn bị cho câu nóng (hot) sau đó. Mắt phàm chúng ta nh́n thân thể ḿnh, tay sờ mắt thấy rơ ràng, là người chớ không phải là ma, nên có rành mạch. Tuy nhiên đứng trên phương diện thời gian và không gian th́ cái có đó rất tạm thời. Nếu tính theo thập niên th́ tuổi thọ loài người trung b́nh là 7 đến 8 tuổi, tính theo bách niên th́ ít có ai được một tuổi. Tính theo thời gian của quả địa cầu (triệu năm) th́ cuộc sống ta như chóp nhoáng. Đứng trên không gian mà nói sự sống thân thể được duy tŕ khi lúc nào cũng phải có sự ra vào của hơi thở, thức ăn, những chất sa thải. Nếu không có sự ra vào đó th́ sức khoẻ ta bất ổn (suyễn, táo bón, bí đái...). Ngoài ra hàng phút ta c̣n mất một phầïn nhỏ của ta, đó là các tế bào da (khô, tróc đi), tóc (rụng), nước (hơi thở, mồ hôi bóc hơi) mà ta không biết. Cơ thể ta nhỏ, lớn lên, rồi teo dần lại khi già. Như vậy, cái thân mà ta đồng hóa với tôi, ta nương tựa vào đó, thân đó lúc nào cũng thay đổi để dần dần đi đến cái không.
Phần trên nói đến cái ngả-thân vật chất. C̣n cái ngả-tinh thần (thọ, tưởng, hành, thức) th́ sao? Nếu nói lúc có cảm giác là tôi, trong một phút ta có hàng trăm cảm giác khác nhau, thí dụ như mắt nh́n đóa hoa, mũi ngửi hương hoa, ngón tay vô t́nh đụng vào cái gai thấy hơi đau...Như vậy cảm giác (thọ) nào là ta? Trong một phút có hàng trăm h́nh ảnh (tưởng), suy nghĩ (hành) trôi qua trong đầu ta, như vậy suy nghĩ nào là ta? Khi ngủ, ta có nhiều giấc mơ (thức), vậy cái ta trong giấc mơ nào là ta? Nếu quán xét trên tinh thần, ta thấy sự thay đổi c̣n nhanh hơn phương diên vật chất nửa. V́ thế mà Phật nói cái bản chất của thọ, tưởng, hành, thức không khác với không. Thọ, tưởng, hành, thức có thể ví như mây không khác với hư không. Mắt tuy thấy mây có đó nhưng khi máy bay bay qua th́ như không.
Sắc tức là không, không tức là sắc. Đây là câu nóng nhứt của kinh này. Ai c̣n chấp tướng sắc th́ nghe đến câu này như bị trù chết vậy. Khác nào như câu: ông đang sống mà như chết vậy. Sự sống là cái chết, cái chết là sự sống. Như vậy tu c̣n ǵ là thú vị nửa! Người ta thích tu để khỏe mạnh sống dai. Những người c̣n chấp tướng nghe đến đây đều không thích. Họ cho Phật giáo là chủ nghĩa xóa bỏ (nihilism) không giúp ích ǵ cho đời hết. Xin thưa là Phật muốn chỉ ta sự sống mới của tâm linh không bị lệ thuộc bởi luật vô thường chi phối như cái “tôi” sinh lư và tâm lư (ngủ uẩn).
Câu trên không phải để hiểu mà có thể coi như một kỹ thuật để phá cái kiến thức đối đăi đúng sai làm trở ngại trong việc tu thiền. Phật sẽ dùng nguyên đoạn kinh sau để phá những kiến thức Ngài từng dạy một cách kỷ lưỡng hơn. Người tu đến giai đoạn này như anh lính nhảy dù lần đầu tiên thực tập trên máy bay. Khi diễn tả nhảy dù chân không đụng đất, tay không bám vào vật ǵ, khó ai mà tưởng tượng được cái cảm giác khi nhảy ra khỏi máy bay và khi nh́n xuống đất thật là xa. Nhưng mà cái tưởng như chết đó biến thành một cảm giác tự do thật khó tả.
Về sau này khi văn minh phát triển, con người lại chấp vào kiến thức sâu đậm hơn nên các tổ sư thiền tông áp dụng công án hay quán thoại đầu làm phương pháp thiền. Có thể coi câu: sắc tức thị không; không tức thị sắc trên là nguồn gốc của pháp môn công án. Công án là một câu dẫn đến nghịch lư (paradox), mà lư trí không giải được. Khi ly trí đến chổ bí cùng, ta tuyệt vọng buôn bỏ tất cả suy tưởng th́ mới có khả năng cảm nhận được không.
Như vậy không là ǵ?
Trên phương diện đối đăi, không là không có. Cái thân là có, hư không là không có. Cái thân từ có theo luật vô thường biến thành không. Nếu ta dùng trí huệ nh́n xuyên qua thời gian th́ hiểu rằng cái thân ta chỉ tạm có chớ bản tánh chân thật của nó là không có, nên gọi “tánh không”. Khi hiểu được tánh không của thân, ta bớt khổ sở khi nó biến đổi, già yếu, sanh bịnh tật rồi chết.
Hiểu được như vậy có giúp ta bớt khổ không, xin thưa là có nhưng có làm ta hết khổ không, xin thưa là không. V́ đây là lư ngữ, nói và hiểu trên phương diện lư luận. Cái lư ngữ không có khả năng dẫn ta đến sự tự tại của vô sanh diệt được. Ta hiểu được nhưng không chứng nghiệm được. Nhà thiền gọi đó là kiến giải, thấy qua suy luận chớ chưa “chứng kiến tận mắt”. Đây chỉ là giai đoạn thứ nh́, dùng đ̣ qua sông: dùng chữ nghĩa để hiểu kinh.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật cho người đánh một tiếng chuông và hỏi ngài A nan: “ông có nghe ǵ không?”. A nan thưa: “Bạch Đức thế tôn, con nghe tiếng chuông”. Khi tiếng chuông dứt, Phật lại hỏi: “Này A nan, ông có nghe ǵ không?”. A nan thưa: “Bạch Đức thế tôn, con không nghe ǵ hết”. Phật mới quở ngài A nan: “Nếu ông không nghe ǵ sao biết không có tiếng chuông?”
Khi quư vị chợt thức tỉnh khi nghe lời dạy của Phật và mỉm cười th́ quư vị đă hành thâm Quán thế âm. Quư vị đă nghe được cái âm thanh như thế, cái âm thanh chưa từng sanh diệt. Quư vị chợt nhận âm thanh không khác với không, âm thanh tức là không, không tức là âm thanh. Tiếng chuông, tiếng khen, tiếng chửi tức là không. Nếu được vậy th́ có ǵ làm ta lay động được?
Thiền sư Mả tổ có câu kệ:
Đêm nghe gà gỗ gáy
Tâm liền biết quê xưa
Trước nhà trong vườn ấy
Liễu xanh hoa tươi hồng.
Gà hay gáy vào buổi sáng, c̣n ban đêm mà nghe gà bằng gỗ gáy th́ cái âm thanh đó rất kỳ diệu. Khi chợt nghe được th́ ta liền biết quê xưa. Cái nhận ra đó xảy ra rất nhanh. Khi khởi niệm suy nghĩ th́ ta chợt xa quê xưa ngàn dậm. Con gà gỗ không phải là con gà chết, khi nghe được nó gáy th́ bỗng dưng hành giả rơi lệ sung sướng v́ nhận ra được sự sống trong cái chết. Nhận ra được không tức thị sắc, sắc tức thị không. Nhưng tại sao phải vướng vào danh từ. Xin mời nh́n “liễu xanh hoa tươi hồng” mà nở nụ cười hàm tiếu.
Xá-lợi-tử! Thị Chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức; vô sắc thanh hương vị xúc pháp; vô nhăn giới, nải chí vô ư thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận; nải chí vô lăo tử diệc, vô lăo tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô Trí diệc vô Đắc.
Này ông Xá Lợi Phất! Vậy mọi pháp (vũ trụ bao gồm con người) không tướng, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tánh không không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư; không có h́nh tướng, âm thanh, mùi hương, vị nếm, cảm giác xúc chạm, dối tượng của ư (pháp); không có thế giới của mắt cho đến không có thế giới của ư nghĩ; không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có cái hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ cũng không có chứng đắc.
Đoạn này Phật giúp ta phá ngă sở. Cái tánh của pháp (ngă sở) là không. V́ tánh của pháp là không nên tánh đó không bị lệ thuộc vào sự đối dải của vô thường như cặp sanh-diệt, nhơ-sạch, thêm-bớt. Ta không thể bỏ diệt t́m sanh, bỏ nhơ t́m sạch, muốn thêm mà không bớt được. Cái thái độ bỏ (sân) cái này để được (tham) cái kia là nơi sanh trưởng của tham, sân và si. Nói theo vật lư, khi nào có lực (force) th́ lúc đó có phản lực (counterforce), đó là nguồn gốc của nghiệp lực sanh tử.
Sau đó Phật lập lại thêm một lần nữa, như để nhấn mạnh phá ngă chấp thêm một lần nủa, rằng tánh không đó không có ngủ uẩn (ngăû), không có những cơ quan bắc cầu giữa ngă và ngă sở, như 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư) bắc cầu với 6 trần (sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp), rồi không có cái thế giới 6 căn và 6 trần họp lại tạo ra. Ngă sở có thể chia làm 2 loại: ngă sở vật chất qua thân thể (6 trần) và ngả sở ư tưởng (nhăn giới đến ư thức giới). Sáu trần là những nhu cầu vật chất. Ta có thể hiểu ngành điện ảnh là một cách diển tả nhăn giới và ư thức giới, âm nhạc là một cách diển tả nhỉ giới và ư thức giới.
Thêm một bước nửa, Phật phá cái chấp vào Tứ diệu đế, phá cái ngả sở tinh vi hơn, đó là sự chứng đắc quả vị. Ta bỏ cái thô sơ để chấp cái vi tế th́ vẫn c̣n bị vướng mắc, không tự tại được. Tự tại là khi nhận ra Trí tuệ vaø vô minh tánh đều không. Như vậy có ai khen ḿnh ngu, ḿnh cũng không giận, khen minh khôn, ḿnh cũng không tự cao.
Quư vị có nh́n thấy “con gà gỗ” của Mả tổ ở đâu không?
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đảo y Bát nhă ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật y Bát nhă ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu tam bô đề.
V́ không có chỗ chứng nên Bồ Tát y theo Bát Nhă Ba La Mật Đa mà tâm không ngăn ngại. V́ không ngăn ngại nên không sợ hăi, xa hẳn điên đảo, mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn. Chư Phật trong 3 đời cũng y vào Bát Nhă Ba La Mật Đa, được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.
V́ không có chỗ chứng đắc nên Bố tát (cũng là chúng ta) khi y theo trí Tỉnh thức th́ tâm không ngăn ngại. Tâm không ngăn ngại là tâm không chấp vào đúng sai, được (khen thưởng, chấp nhận) và mất (bị phản đối, chê cười). Nếu được như vậy th́ có ǵ phải lo âu, che đậy? Nếu trên đời này giây phút nào ta sống được với tâm tự tại không lo âu th́ giây phút đó là Niết bàn tại thế. Nếu ta kết họp những giây phút tự tại đó càng nhiều th́ Niết bàn càng hiện ra lâu hơn.
Chư Phật 3 đời, quá khứ, hiện tại và tương lai đều nương theo kinh này mà được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Trí Tỉnh thức là chân lư, nó không thay đổi như thời trang. Hôm nay họp thời, ngày mai lỗi thời. Phật quả quyết nhấn mạnh chư Phật 3 đời đều y vào trí Bát nhă hay trí Tỉnh thức mà đắc quả vị Phật. Phật nói như thế để khuyến khích chúng ta kiên tŕ tu hành.
Cái cửa thiền đă dược khai mở. Có người vào được ở phần trước (sắc tức thị không), nhưng cũng có nhiều người chưa dám vào. Phật nói câu trên đây cho những người chưa dám bỏ “có” vào “không”. Kinh này tuy ngắn gọn nhưng hết sức quan trọng v́ cả 3 đời chư Phật đều nương nơi đó mà đạt được quả vị cứu cánh, tột cùng: không có quả nào cao hơn, đến đó ai cũng ngang hàng như nhau và cùng hiểu như nhau.
Nói trên phương diện thực hành th́ chư Phật 3 đời tượng trưng cho tâm ta ở 3 thời điểm, khi ta tỉnh thức th́ tâm quá khứ, hiện tại và tương lai đồng thời là tâm không. Nếu ta duy tŕ cái tâm không đó ở mọi thời điểm th́ trong khoảnh khắc đó ta gặp chư Phật 3 đời.
Xin mời quư vị đọc bài kệ của thiền sư Huệ Sinh, đời Lư ở Việt Nam:
Pháp gốc như không pháp
Chẳng có cũng chẳng không
Nếu người biết pháp ấy
Chúng sanh cùng Phật đồng
Cố tri Bát-nhă Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, nhân trừ nhất thế khổ, chân thực bất hư. Cố thuyết Bát-nhă Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Cho nên biết Bát Nhă Ba La Mật Đa là chú có thần hiệu lớn, là chú soi sáng lớn, là chú cao cả hơn các chú khác, là chú không c̣n chú nào cao hơn, chú trừ được hết thảy khổ, chân thật không hư. V́ vậy, nói ra bài chú Bát Nhă Ba La Mật Đa. Liền nói bài chú ấy rằng: “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”
Chú từ chữ Hán dịch ra, chữ Phạn là Đà-la-ni, ngôn ngữ chân thật. Kinh là chân lư giăi bày, chân lư mở rộng có thể dùng trí suy luận để hiểu. C̣n chú là ngôn ngữ không giăi bày, là loại ngôn ngữ trực chỉ.
Tại sao Phật đang nói về không mà cuối kinh Bát Nhă lại bắt qua chú? V́ chú là ngôn ngữ diễn tả chân lư hiện hữu trong lúc văn tự chỉ diễn tả được cái chân lư tưởng tượng, cái chân lư bánh vẽ mà thôi. Chú diễn tả một kinh nghiệm, một cái ǵ đó huyền diệu đang xảy ra mà văn tự không diễn đạt được. Vừa mở miệng khởi nghỉ văn tự là ta đă sai ngàn dặm rồi. Cho nên trong thiền Lâm Tế, thiền sinh nào khôn lanh về văn tự nhứt lại bị đ̣n hay bị hét nhiều nhứt. Vừa mở miệng định trả lời là bị ăn một gậy.
Một hôm Lục tổ Huệ Năng hỏi trong chúng:
-Ta có một vật không đầu, không đuôi, không tên, không họ. Vậy các người nói nó là vật ǵ?
Sa di Thần Hội nhanh nhẩu thưa:
-Bạch Ḥa Thượng, đó là bản nguyên của chư Phật, là phật tánh của Thần Hội
Lục Tổ nói:
-Ta đă nói không tên không họ mà ông c̣n gọi là bản nguyên, là phật tánh. Ông đă lấy tranh che đầu rồi.
Nếu ta hằng tụng được cái chú Tỉnh thức vô niệm ấy th́ mọi khổ đau chướng ngại sẽ trở thành đám mây, đám khói không cản trở được ta. Được như vậy chú Bát Nhă là cái chú có thần hiệu lớn nhứt giúp ta “qua bờ bên kia” ngay trong cuộc sống hiện tiền. Ta có thể qua bờ bên kia trong một tích tắc tức thời.
C̣n nếu ta chỉ tụng kinh Bát Nhă và lư giải kinh này th́, như Tổ Huệ Năng nói, ta “lấy tranh che đầu” rồi. Ta lấy tranh kiến giải che con mắt sáng của ḿnh.
Để kết luận, chúng ta hăy lắng nghe câu chuyện của ngài Ngưỡng Sơn bàn đạo với thiền sư Trung Ấp.
Ngài Ngưỡng Sơn thưa:
- Bạch Ḥa thượng, thế nào là nghĩa Phật tánh?
Thiền sư Trung Ấp đáp:
- Một con khỉ được nhốt trong ḷng có 6 cửa. Ở ngoài ḷng có một con khỉ chạy quanh ḷng tới cửa thứ nhứt kêu “chéo chéo”, con khỉ trong ḷng ứng ra “chéo chéo”, khỉ ngoài ḷng chạy lại cửa thứ 2 kêu “chéo chéo”, khỉ trong ḷng ứng ra “chéo chéo”, cửa thứ 3, 4 cũng vậy...
Thiền sư Trung Ấp nói tới đó th́ ngài Ngưỡng Sơn thưa:
- Bạch Ḥa thượng, nếu con khỉ trong ḷng ngủ th́ sao?
Thiền sư Trung Ấp từ trên ṭa bước xuống nắm tay Ngưỡng Sơn nói:
- Chúng ta đă thấy nhau rồi.
Quư vị có biết ai thấy ai không?
|
Quay trở về đầu |
|
|
thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 2 of 6: Đă gửi: 19 March 2006 lúc 4:33am | Đă lưu IP
|
|
|
CỐT LƠI CỦA ĐẠO PHẬT LÀ GIẢI THOÁT
TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CON PHẬT
(TTT)
Đề tài chúng tôi nói hôm nay, Giải thoát là cốt lơi của đạo Phật. Vấn đề này tôi nghĩ chư Tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lơi? Bởi v́ tất cả chúng ta tu đều có sở nguyện giải thoát sanh tử luân hồi. Muốn xứng đáng với mục đích tối quan trọng đó, chúng ta phải tu như thế nào? Trước hết phải biết giải thoát cái ǵ, mới t́m ra cách tu để được giải thoát. Đây là vấn đề hết sức quan trọng.
Phật đă dạy thân này vô thường, vô ngă cho nên giải thoát không phải là giải thoát thân này. V́ thân này tới ngày cuối cùng cũng phải bỏ, phải hoại diệt th́ đâu có ǵ để giải thoát. Thân bại hoại không thể giải thoát được th́ chỉ c̣n tâm. Vậy tâm giải thoát là không c̣n kẹt vướng trong sanh tử nữa, gọi là giải thoát. Tâm đó là tâm nào? Tâm nghĩ thiện nghĩ ác, nghĩ phải nghĩ quấy, nghĩ tốt nghĩ xấu phải không? Không phải, v́ tâm đó cũng là tâm sanh diệt, có rồi mất, làm sao giải thoát được. Đây là vấn đề thứ hai.
Thân sanh diệt, tâm sanh diệt không thể giải thoát được. Vậy cái ǵ giải thoát sanh tử? Đó là vấn đề chính yếu nhất của người tu mà lâu nay ít ai để ư tới. Thường chúng ta cứ nghĩ giữ giới, ăn chay, làm những việc công đức là tu, là tiến trên con đường giải thoát, không ngờ các việc ấy chỉ được phước sanh diệt thôi, chưa phải giải thoát. Chúng ta tu muốn giải thoát phải t́m cho ra lẽ thực của nó. Chừng nào thấy được lẽ thực đó mới có thể tin rằng ḿnh tu giải thoát sanh tử. C̣n không t́m được th́ không thể tin ḿnh giải thoát.
Người ta hay nói tâm là cái biết phải biết quấy, biết thương biết ghét, biết buồn biết giận. Nếu thế tâm có cả trăm thứ th́ ta là cả trăm thứ đó sao? Thương là ta, giận ghét cũng là ta, tâm suy tính phân biệt ấy lại sanh diệt vô thường, như vậy khi ḿnh có khi ḿnh không chăng?
Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật hỏi ngài A Nan:
- Lư do ǵ ông đi tu?
Ngài A Nan thưa:
- Bởi con thấy Đức Thế Tôn có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, con kính mến nên phát tâm xuất gia.
Phật hỏi:
- Ông lấy cái ǵ để thấy và lấy cái ǵ để kính mến?
Ngài A Nan trả lời:
- Con lấy mắt thấy và lấy tâm hiểu biết.
Đó là nguyên do có thất xứ trưng tâm, tức bảy chỗ hỏi tâm của Đức Phật. Theo thứ tự Phật gạn hỏi tâm, ngài A Nan trả lời tâm ở trong thân, ở ngoài thân, ở giữa thân v.v... cho tới cuối cùng Ngài nói cái hay suy nghĩ phân biệt là tâm con. Tất cả đều bị Phật quở và bác bỏ: “Đó là ông nhận định sai lầm, cái suy nghĩ không phải là tâm của ông”. Ngài A Nan hoảng hốt thưa như vậy con không tâm sao. Phật bảo không phải ông không có tâm, nhưng cái suy nghĩ là tướng sanh diệt, không phải tâm của ông.
Chúng ta lâu nay cũng lầm nhận như ngài A Nan vậy, cho cái suy nghĩ sanh diệt vô thường đó là tâm của ḿnh. Phật muốn chỉ ngay nơi ḿnh có cái chân thật nhưng chúng ta bỏ quên, nên cứ nhận thân sanh diệt là ḿnh, tâm sanh diệt là tâm ḿnh. Thân là tướng vô thường sanh diệt, tâm là bóng dáng các trần không thật, nhận hai cái đó là ḿnh nên phải chịu sanh tử luân hồi. Bây giờ muốn ra khỏi luân hồi sanh tử, phải t́m cho ra cội gốc sai lầm ấy. Nếu c̣n bám vào thân tâm sanh diệt th́ không thể giải thoát được.
Người tu là người thực hiện một chí nguyện rất cao thượng, siêu xuất trần thế. V́ vậy ai đi tu rồi cũng phải biết rơ mục đích giải thoát sanh tử, cứu độ chúng sanh, chớ không chỉ để có phước đời này, đời sau thôi. Tu như vậy không đúng mục đích siêu thoát của một tu sĩ.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật chia tâm ra làm hai thứ: một là vọng tâm, hai là chân tâm. Vọng tâm là tâm hư dối, chân tâm là tâm chân thật. Lâu nay người ta thường cho phần tinh thần là tâm, nhưng không hiểu nghĩa chánh của tâm là ǵ. Tâm là biết. Cái biết sanh diệt, luôn luôn đổi thay gọi là cái biết hư dối. C̣n cái biết thường c̣n không sanh không diệt là cái biết chân thật, gọi là chân tâm.
Như vậy muốn nhận ra tâm phải phân biệt rơ tâm nào thật, tâm nào không thật. Tâm thật là chân tâm, tâm không thật là vọng tâm. Tất cả những suy nghĩ của chúng ta thuộc về vọng tâm. Nếu cho suy nghĩ buồn thương giận ghét là tâm ḿnh tức chúng ta nhận vọng làm chân. Cái vọng là dối, dối th́ làm sao giải thoát được. Như vậy giải thoát phải là cái chân thật, bất sanh bất diệt, chớ không phải cái hư dối. Đó là chỗ chúng ta phải suy gẫm nhận xét cho thật chín chắn.
Muốn chỉ ra cái chân thật đó, Đức Phật đă đưa tay lên hỏi ngài A Nan: “Ông thấy không?”. Ngài A Nan đáp: “Dạ thấy”. Phật để tay xuống hỏi: “Ông thấy không?”. Ngài A Nan thưa: “Dạ không thấy”. Phật quở: “Ông là người quên ḿnh theo vật. Tay ta đưa lên là thấy có tay, khi ta để xuống là thấy không có tay. Tay là vật, c̣n cái thấy là ḿnh. Tại sao lại lầm lẫn giữa ḿnh và vật như vậy?".
Lâu nay chúng ta cũng lầm lẫn như vậy. Thấy tức là biết. Thấy cảnh vật xanh vàng đỏ trắng, biết rơ ràng. Thấy là có biết, cái thấy đó có suy nghĩ không? Thấy trắng là trắng, vàng là vàng, xanh là xanh, đâu cần suy nghĩ ǵ. Chỉ khi cộng với ư thức phân biệt mới có suy nghĩ, chớ cái thấy ban đầu không suy nghĩ.
Kế đến Phật bảo ngài La Hầu La đánh tiếng chuông rồi hỏi ngài A Nan: “Ông có nghe không?”. Ngài A Nan thưa: “Dạ nghe”. Giây lâu tiếng chuông bặt, Phật hỏi: “Ông có nghe không?”. Ngài A Nan thưa: “Dạ không nghe”, liền bị Phật quở lần nữa. Đánh tiếng chuông “boong” th́ nghe có tiếng chuông, tiếng chuông bặt th́ nghe không có tiếng chuông, chớ đâu phải điếc. Sao lại nói không nghe?
Nếu không nghe làm sao biết không tiếng? Không tiếng là v́ âm thanh bên ngoài không có, nhưng cái nghe của ḿnh luôn hiện tiền. Vậy mà không có tiếng lại nói không nghe. Đó là quên mất tánh hay nghe, hay thấy của ḿnh, chạy theo sắc tướng âm thanh bên ngoài, v́ vậy Phật quở quên ḿnh theo vật. Đó là điều đáng thương của chúng ta.
Trong nhà Phật nói nơi sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư đều có cái biết. Cái biết đó hằng hữu, nhưng chúng ta lại bị cái biết phân biệt của ư nó theo đuổi, hợp tác, rốt cuộc quên cái biết hằng hữu chân thật đó. Thí dụ khi ngồi thiền có dấy niệm, lúc đó ta biết ḿnh khởi nghĩ và đang chạy theo vọng tưởng không? Biết rơ rằng ḿnh đang bị vọng tưởng, đang khởi nghĩ. Như vậy cái khởi nghĩ, cái vọng tưởng là cái bị biết. Nếu nó là cái bị biết th́ ai là cái hay biết? Rơ ràng ḿnh là cái hay biết. Cái biết này không có tướng trạng, không khởi nghĩ ǵ cả.
Cho nên chúng ta tu ngay nơi thân này, có cả chân tâm và vọng tâm. Vọng tâm là tâm phân biệt tốt xấu, hơn thua, phải quấy. Tâm này tạo nghiệp sanh tử luân hồi khiến ta phải chịu vô lượng khổ đau. Bởi v́ nghĩ thiện th́ tạo nghiệp lành, nghĩ ác th́ tạo nghiệp dữ, th́ phải đi trong ba đường lành hoặc ba đường dữ. Lâu nay nhà Phật khuyên tu là bỏ dữ làm lành, đó là giai đoạn đầu tu trong sanh tử, nhưng sanh tử theo đường tốt, chớ chưa phải giải thoát sanh tử.
Đến chỗ giải thoát sanh tử không nói thiện ác lành dữ nữa. Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng khi được y bát trở về phương Nam, có một đoàn người đuổi theo giành lại. Trong đó Thượng tọa Minh đuổi kịp, Lục Tổ để y bát trên tảng đá rồi trốn vào bụi rậm. Thượng tọa Minh chạy đến thấy y bát để trên bàn đá mừng quá ôm lên nhưng không được. Ngài mới biết trong đây có điều mầu nhiệm vượt quá thường t́nh. V́ vậy Ngài liền đổi tâm giành y bát thành tâm cầu pháp, nên gọi to lên: “Hành giả, hành giả! Tôi tới đây v́ pháp, không phải v́ y bát”.
Lục Tổ trong bụi rậm chui ra bảo: “Nếu ông v́ pháp hăy yên lặng tỉnh táo nghe tôi hỏi”. Thượng tọa Minh đứng yên lặng giây lâu, Tổ liền hỏi: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái ǵ là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?”. Ngay câu đó Ngài liền ngộ đạo. Như vậy hết sức giản đơn.
Lâu nay chúng ta cứ nhận cái nghĩ thiện nghĩ ác là tâm ḿnh, nhưng nó không phải là tâm thật. Chỉ khi nào buông hết thiện ác, các thứ nghĩ tưởng hai bên lặng xuống, mà vẫn thường biết đó mới thật là tâm ḿnh. Bản lai diện mục là bộ mặt thật muôn đời của chúng ta, ḿnh có từ thuở nào nhưng bị các thứ nghĩ thiện, nghĩ ác phủ che nên nó không hiện ra. Chừng nào dứt hết niệm đối đăi th́ tâm chân thật hiện tiền.
Chúng ta từ người thế gian tới người tu, đa số chỉ nhận tâm sanh diệt thôi, mà không thấy được tâm chân thật bất sanh bất diệt của chính ḿnh. Do đó cứ lẩn quẩn, không biết ḿnh ngồi thiền để làm ǵ. Có người nghĩ thiền định để được thần thông, điều này rất sai lầm. Định là dừng tâm suy nghĩ đối đăi tạo nghiệp. Dừng được tâm ấy rồi là dừng được nghiệp, dừng được nghiệp th́ cái ǵ trói buộc, cái ǵ dẫn ḿnh đi trong sanh tử nữa? Chỉ c̣n một tâm chân thật bất sanh bất diệt, đó là giải thoát sanh tử. Tâm giải thoát sanh tử đó đă sẵn ngay nơi ḿnh, chỉ cần quay đầu lại là nhận được thôi.
Ví dụ tôi ngồi trong thất, có khách tới tôi chào và nói chuyện. Khách về tôi lặng yên, thấy vắng khách. Thấy khách đến, biết khách đi là ai thấy ai biết? Là chủ thấy chủ biết, chớ c̣n ai nữa. Cũng vậy, khi ngồi thiền chúng ta thấy vọng tưởng dấy lên, thấy vọng tưởng lặng xuống th́ rơ ràng ông chủ thấy. Nếu không có ông chủ làm sao biết có vọng tưởng hay không vọng tưởng. Cái biết có vọng tưởng, cái biết đang lặng lẽ đó là cái biết thật của chính ḿnh. Lâu nay chúng ta cứ ngỡ hết suy nghĩ là hết ḿnh. Đó là chỗ lầm lẫn.
Tâm chân thật ấy không có tướng mạo, không dấy động, không khởi một niệm suy nghĩ, nó bàng bạc khắp cả, ở đâu cũng có. Dưới chân vừa đạp cây gai liền thấy đau, trên tay con muỗi vừa cắn liền thấy ngứa. Tất cả chỗ nào trên thân cũng biết hết, mà không cần phải suy nghĩ. Chúng ta tu là để trở về với tâm chân thật đó. Biết ḿnh có tâm chân thật rồi, ta mới mạnh dạn kiên quyết dẹp bỏ tâm nghĩ suy hư dối. Nếu không, ta cứ cho cái suy nghĩ là tâm ḿnh nên không dám bỏ, nuôi dưỡng tâm sanh diệt ấy măi nên không được giải thoát.
Tất cả pháp tu của Phật dạy đều đưa chúng ta đến chỗ cuối cùng đó, nhưng phương tiện có khác. Có người dùng trí tuệ quán chiếu nhận hiểu rồi tu. Có người đặt ḷng tin tha thiết mà tu. Cho nên dùng trí tuệ quán chiếu th́ Phật dạy tu Thiền. Quán chiếu lại thân này hư giả không thật, tâm sanh diệt lăng xăng cũng không thật, buông hết hai thứ giả đó th́ cái thật hiện ra. Từ quán sát đó, ta dừng không chạy theo vọng tưởng nữa, đó là nhờ trí tuệ mà tâm được an định. Tâm lăng xăng dừng là định, trí tuệ quán chiếu soi sáng là tuệ. Đây gọi là định tuệ song tu.
Người nhiều ḷng tin Phật dạy niệm Phật. Niệm tới chừng nào nhất tâm, tức niệm đến chỗ vô niệm, không c̣n một nghĩ suy ǵ hết, tâm hoàn toàn lặng lẽ thanh tịnh. Lúc đó nhắm mắt thấy Phật Di Đà cùng chư Thánh chúng đến tiếp dẫn. Như vậy phương tiện tuy có khác, nhưng mục đích đều dẹp những suy nghĩ lăng xăng.
Tu Thiền định để chặn đứng, buông bỏ suy nghĩ, tu Tịnh độ dẹp hết suy nghĩ, cuối cùng tới chỗ không c̣n một niệm, đó là giải thoát sanh tử. Cho nên nói niệm được nhất tâm bất loạn từ một ngày, hai ngày tới bảy ngày, người ấy nhắm mắt được Phật rước về Cực lạc. Cực lạc tức Phật Di Đà hiện tiền, là thấy ông chủ của ḿnh, thấy được tâm chân thật rồi.
Chúng ta tu Thiền cũng vậy, buông tất cả tạp niệm để tâm chân thật hiện ra. Bởi tâm thường biết đó không có tướng mạo, cho nên vừa dấy niệm chúng ta dễ chạy theo niệm. Ví dụ trên bầu trời không có mây, ta nh́n thẳng lên không có ǵ hết nên không thấy vui. Bây giờ vừa có đàn chim bay qua, thích quá liền đuổi theo đàn chim. Nếu có một chiếc phi cơ bay lại th́ càng chú ư hơn nữa. Cứ chú ư những ǵ có h́nh có tướng, c̣n cái trong trẻo rỗng rang của hư không ta ít quan tâm.
Cũng thế, tâm ta phẳng lặng hằng tri giác mà ḿnh không biết, cứ đợi nghĩ tưởng liền theo nghĩ tưởng, chạy theo thương chạy theo ghét. Cứ thế cuồng loạn cả ngày, quên cái thật của chính ḿnh. Cho nên Phật dạy chúng ta tu lặng hết những thứ đó, th́ tâm hằng tri hằng giác mới hiện bày, đó là giải thoát sanh tử.
Khi Tổ Huệ Khả được Tổ Đạt Ma nhận làm đệ tử. Một hôm Ngài tu đến chỗ hoàn toàn an ổn liền bạch với Tổ Đạt Ma: “Bạch Ḥa thượng, tâm con đă dứt hết các duyên”. Tổ Đạt Ma bảo: “Coi chừng rơi vào không”. Ngài thưa: “Con rơ ràng thường biết, làm sao không được”. Tổ liền ấn chứng: “Ngươi như thế, ta như thế, chư Phật cũng như thế”. Dứt hết các duyên tức là tâm không c̣n chạy theo sáu trần. Tới đó ta tưởng không c̣n ǵ, nhưng thật ra có cái rơ ràng thường biết.
Chúng ta tu biết được ḿnh có tâm chân thật mới giải thoát sanh tử luân hồi. Nếu không nhận được tâm ấy, rất dễ lạc vào tà đạo, ưa thích thần thông, hào quang sáng ngời. Phải biết tu là sống thực với tâm chân thật của ḿnh, nó có sẵn nơi mỗi chúng ta, trong các vận động thi vi, hiển hiện nơi sáu căn, chớ không có chỗ nào khác.
Cho nên chúng ta dụng công tọa thiền, dụng công niệm Phật ngày đêm liên tục là cốt để dừng tất cả vọng tưởng. Vọng tưởng dừng lặng được rồi th́ các công phu kia cũng dừng theo, cuối cùng chỉ c̣n một tâm chân thật hiện tiền, không có phương tiện hay công phu ǵ ở đó cả.
Trong mười mục chăn trâu, từ t́m trâu, thấy trâu giằng co với trâu cho tới chinh phục được trâu th́ trâu cũng mất luôn. Trâu mất th́ chăn cũng đâu c̣n, chừng đó chỉ c̣n một vầng trăng tṛn giữa bầu trời trong. Đó là mười mục chăn trâu theo tinh thần Đại thừa, cho thấy khi c̣n có đối đăi th́ c̣n sanh diệt. Đến lúc hết đối đăi th́ hoàn toàn trong sáng, đó là giác ngộ giải thoát.
Chư Phật từng nói: “Ta là Phật đă thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Phật sẽ thành mà ḿnh có chịu thành không, hay muốn làm chúng sanh cho vui? Chúng ta tu là để đạt được chỗ cứu kính chân thật của ḿnh. Trong ba thân, chư Phật và chúng sanh b́nh đẳng trên phần Pháp thân, c̣n hai thân kia th́ sai biệt. Phật có Pháp thân, chúng ta cũng có Pháp thân. Pháp thân là thân không c̣n đối đăi sanh diệt, không có giới hạn, trùm khắp. Phật có Báo thân trang nghiêm thanh tịnh, phước đức vô lượng, c̣n Báo thân của chúng ta là thân nghiệp chướng hiện giờ ḿnh đang mang. Phật có Hóa thân diệu dụng như hằng sa, làm lợi ích vô lượng chúng sanh, c̣n Hóa thân của chúng ta là những suy nghĩ chuyện này chuyện nọ tạo nghiệp trong luân hồi.
Kinh Pháp Hoa, phẩm Hiện bảo tháp, nói từ ḷng đất vọt lên tháp báu. Trong tháp báu có thân của Đức Phật Đa Bảo. Bấy giờ đại chúng muốn chiêm ngưỡng thân Phật Đa Bảo, nên thưa hỏi Đức Phật Thích Ca làm sao để thấy? Đức Phật Thích Ca nói Phật Đa Bảo có nguyện lớn rằng, khi nào Hóa thân ở mười phương của Phật Thích Ca tụ hội về một chỗ th́ Phật Đa Bảo mới có thể mở cửa tháp để chiêm ngưỡng Ngài. Đức Phật Đa Bảo dụ cho Pháp thân. Pháp thân hiện khi nào Hóa thân tụ về một chỗ. Hóa thân tụ về một chỗ tức chỉ cho tâm chạy ngược chạy xuôi lặng xuống, không c̣n dao động nữa. Kinh này rất hay, rất thấu đáo, người thiếu chủng duyên sâu dày đọc không hiểu nổi, thấy như chuyện trên trời trên mây, không có lẽ thật.
Phật chỉ cho chúng ta muốn thấy được Pháp thân bất sanh bất diệt th́ các hóa thân của ḿnh tức những tâm niệm ngược xuôi, phân biệt đủ thứ đó phải tụ hội về một chỗ. Tụ hội tức là yên lặng, chừng đó Pháp thân mới hiện tiền. Hiểu như vậy mới thấy lư kinh cao siêu, phi thường. Đó là những điều thiết yếu tôi muốn chỉ quí vị nhận nơi ḿnh có cái chân thật, để đi tới chỗ giải thoát sanh tử được.
Bây giờ bước qua giai đoạn thứ hai, chúng ta biết ḿnh có cái chân thật giải thoát sanh tử rồi, nhưng làm sao để sống với cái đó đây? Muốn được giải thoát, trước nhất phải biết cái ǵ trói buộc ḿnh? Là nghiệp, bởi nghiệp trói buộc nên nó dẫn chúng ta đi trong trầm luân sanh tử. Cái ǵ tạo nghiệp? Thân, miệng, ư. Ư nghĩ tốt nghĩ xấu, nghĩ lành nghĩ dữ, nghĩ hơn nghĩ thua. Theo những suy nghĩ đó, mà miệng nói tốt thân làm tốt hoặc miệng nói xấu thân làm xấu. Đây là tạo nghiệp lành nghiệp dữ. Nếu ư nghĩ dừng lặng th́ hết tạo nghiệp. Hết tạo nghiệp là giải thoát sanh tử.
Tại sao chúng ta phải tụng kinh, tọa thiền? Tụng cho chí tâm, chuyên nhất nhớ kinh nên không nghĩ bậy. Ngồi thiền để buông xả hết những niệm nghĩ tưởng, đó là dứt mầm tạo nghiệp đi trong sanh tử. Không tạo nghiệp nữa th́ cái ǵ trói buộc được ḿnh? Tổ Đạo Tín khi c̣n là Sa di mười bốn tuổi, gặp Tổ Tăng Xán chắp tay thưa: “Bạch Ḥa thượng, xin Ngài dạy con phương pháp giải thoát”. Tổ Tăng Xán nh́n thẳng vào mặt hỏi: “Ai trói buộc ngươi?”. Ngài hoảng hốt t́m xem cái ǵ trói buộc ḿnh, t́m hoài không thấy liền bạch: “Bạch Ḥa thượng, không ai trói buộc con hết”. Tổ bảo: “Không trói buộc cầu giải thoát làm ǵ?”. Ngay đó Ngài ngộ đạo.
Vậy đạo ở chỗ nào? Ở ngay chỗ không c̣n ǵ trói buộc được ḿnh. Không có ǵ trói buộc tức là không tạo nghiệp, không tạo nghiệp là giải thoát rồi, cầu giải thoát làm chi nữa. Chúng ta cầu giải thoát mà cứ tạo nghiệp liên miên th́ làm sao giải thoát được. Giải thoát là cái chân thật sẵn có, không từ đâu đến, không do ai cho ḿnh, chỉ v́ ta không làm chủ được các niệm lăng xăng buồn thương giận ghét v.v... nên tạo nghiệp dẫn đi luân hồi.
Các vị tu theo Nguyên thủy được định tên là Diệt tận định hay Diệt thọ tưởng định liền chứng quả A la hán, tức diệt hết những thọ tưởng trong tâm th́ được vô sanh, là giải thoát. Cho nên tu dứt mầm tạo nghiệp là gốc ra khỏi luân hồi. Điều này rơ ràng như vậy, không có ǵ phải nghi ngờ cả.
Chúng ta là người chủ động tạo nghiệp th́ cũng là người chủ động dứt nghiệp. Tạo nghiệp là mê, dứt nghiệp là tỉnh. Nói tới tu là nói tới tỉnh hoặc tỉnh nhiều tỉnh ít thôi, chớ không thể tu mà c̣n mê được. Tỉnh tức là không tạo nghiệp nữa. Cho nên trong kinh Viên Giác, ngài Văn Thù hỏi Đức Phật: “Làm sao giải thoát sanh tử?”. Phật dạy: “Muốn giải thoát sanh tử phải dứt mầm vô minh”. Vô minh là mê mờ, phải sạch hết mê mờ mới giải thoát được sanh tử. Ngài Văn Thù hỏi tiếp: “Cái ǵ là vô minh?”. Phật dạy: “Chấp thân này là thật, chấp tâm sanh diệt là thật. Đó là vô minh”.
Người nào c̣n thấy thân này thật, thấy tâm sanh diệt hơn thua phải quấy thật, là c̣n vô minh. Muốn ra khỏi vô minh phải buông hai thứ chấp này. Tất cả kinh Phật đều xoáy mạnh vào chỗ phá chấp về thân tâm sanh tử luân hồi, nhận cho rơ tâm chợt có chợt không là giả dối, không phải tâm ḿnh. Phá được vô minh th́ chuỗi dài sanh tử ngang đó chấm dứt.
Như vậy con đường tu khó hay dễ? Chỉ cần chúng ta thấy thân tâm sanh diệt không thật, khỏi học lên tới cử nhân, tiến sĩ ǵ hết. Bởi v́ thấy đúng như vậy là đă có đầy đủ trí tuệ rồi. Trí tuệ này mới quư v́ đây là trí thật của ḿnh, c̣n trí tuệ học được của thế gian là trí sanh diệt, không chân thật, không phải của ḿnh, làm sao sánh nổi với trí tuệ chân thật được.
Chúng ta sống đây chỉ là cuộc sống tạm bợ, nên không cần tranh hơn tranh thua, tranh phải tranh quấy, như vậy là đă giải thoát nhiều rồi đó. Ngược lại, nếu chúng ta thấy thật th́ mê càng ngày càng đậm, v́ vậy luân hồi không biết bao giờ mới ra được!
Cho nên chúng ta tu học th́ phải thấy cho tường tận, hiểu cho thấu suốt để không bị lầm lẫn. Tu là giải thoát khổ đau, chớ không phải tu là không có thân bệnh. Người tu biết đúng như thật th́ những ǵ đến với ḿnh ta đều không khổ, đó là ta đang tiến trên con đường giác ngộ.
Buổi nói chuyện hôm nay nhằm nêu lên những điều cần thiết cho sự tu của chúng ta. Mong tất cả ghi nhớ và thể nghiệm bằng cách ứng dụng tu, sao cho đạt được hai điều. Điều thứ nhất là giác ngộ, điều thứ hai là giải thoát. Bởi v́ đạo Phật là giác ngộ. Tu không giác ngộ không phải là tu theo đạo Phật. Giác ngộ thấy đúng như thật rồi, chúng ta sẽ giải thoát sanh tử. Cho nên giác ngộ và giải thoát là hai điều không thể nào thiếu đối với người tu hành.
Cầu chúc toàn thể quí vị trong mùa An cư năm nay tinh tấn tu hành để được giác ngộ giải thoát như Đức Phật. Đó là mục đích chánh, là cốt lơi của người tu Phật vậy.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 3 of 6: Đă gửi: 19 March 2006 lúc 4:35am | Đă lưu IP
|
|
|
BẢY PHƯƠNG PHÁP ĐI ĐẾN GIÁC NGỘ
A. DẪN NHẬP
Giáo lư đạo Phật được xem là một nền giáo lư thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc do chính con người tạo nên, và nó đă trở nên một phương tiện, hay một phương pháp giúp cho mọi người vượt khỏi những bế tắc trong đời sống mà con người gặp phải, hay nói cách khác, giáo lư đạo Phật là những phương thuốc trị những căn bệnh cho mọi người, chính v́ thế mà chúng ta thường nghe : "Chúng sanh đa bệnh, Phật pháp đa phương" (chúng sanh có nhiều bệnh, Phật pháp cũng có nhiều phương thuốc trị cho nhiều căn bệnh khác nhau). Thất giác chi là bảy phương pháp nhằm giúp cho chúng sanh thoát khỏi những vọng niệm mê lầm để đạt sự tỉnh giác trong đời sống.
B. NỘI DUNG
I- Định nghĩa
Thất giác chi (Satta sambojjhanga) = The Seven factors of Enlightenment, c̣n gọi là Thất bồ đề phần, Trung Hoa dịch là Giác đạo (con đường đưa đến giác ngộ), một trong những thắng pháp (paramattha dhamma) của 37 phẩm trợ đạo được Đức Phật đề cập ở phần Đạo đế. Thất giác chi là bảy phương pháp tu tập nhằm giúp cho hành giả đạt được giác ngộ, thành tựu đạo quả giải thoát.
II- Nội dung của Thất giác chi
1)- Trạch pháp giác chi (Dhammavicaya sambojjhanga) :
Trạch là sự chọn lựa, pháp là pháp môn, trạch pháp là sự chọn lựa pháp môn tu tập sao cho phù hợp với tŕnh độ căn cơ của chính ḿnh. Nó c̣n giúp cho mọi người nhận thức một cách sáng suốt để phân biệt, lựa chọn một cách chính xác những phương thức khế hợp với chính ḿnh, v́ thế cho nên các vị Tổ sư thường dạy : "Thuốc không có quư-tiện, lành bệnh là thuốc hay, Pháp không có đốn-tiệm (mau, chậm), hợp cơ là pháp diệu". Chọn được hướng để đi đúng với chánh pháp là chúng ta đă thực hiện tinh thần trạch pháp giác chi. Trong kinh Sa Di Thập Giới nói : "Cái khổ ở địa ngục, của con lừa, con lạc đà chở nặng chưa phải là khổ, không t́m thấy được hướng đi mới thực sự là khổ". Người muốn có một chánh tư duy (suy tư một cách chân chánh) phải thực hành trạch pháp, v́ chính đây là một phương pháp phân tích, suy luận nhận chân các giá trị hiện thực. Đạo Phật xem sự tự giác trong niềm tin phải được qua gạn lọc của trí tuệ được gọi là chánh kiến (sự thấy biết một cách chân chánh), điều này Đức Phật nói : "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta". Trong kinh Kamala (Tăng Chi I), Đức Phật nói : "Đừng vội tin tưởng một điều ǵ dù điều đó thường nghe nhắc nhở đến luôn. Đừng tin tưởng điều ǵ mà điều đó là một tập tục đă qua cả ngàn xưa để lại. Đừng tin tưởng những điều sáo ngữ hay bất cứ một điều ǵ mà người ta thường nói đến nhiều quá. Đừng tin tưởng bất cứ điều ǵ, dù cho điều đó là bút tích của thánh nhân xưa để lại bảo ta phải tin. Đừng tin một điều ǵ dù điều đó ở dưới mănh lực của ông thầy hay nhà truyền giáo. Tất cả những sự thật, theo suy nghiệm riêng của ḿnh và sau khi xác nhận rơ ràng, phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc riêng cho ḿnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người th́ chính đó là sự thật và ta cố gắng sống theo sự thật ấy". Người xưa cũng thường dạy : "Thà ngàn năm không ngộ, c̣n hơn một phút sai lầm". Tổ Lâm Tế nói : "Nhất niệm hào ly, thiên địa huyền cách" (Một niệm ĺa xa, đất trời xa cách). Nếu chúng ta chọn sai con đường đi không đúng chánh pháp th́ muôn kiếp khó t́m lại được. Cho nên trạch pháp giác chi là yếu tố để giúp người học Phật nhận thức một cách sáng suốt tỉnh táo trên con đường chọn lựa pháp môn tu tập.
2)- Niệm giác chi (Sati sambojjhanga) :
Niệm là nhớ nghĩ, giác là sự tỉnh giác. Niệm giác chi là luôn luôn nhớ đến sự tỉnh giác. Đây là phương pháp được Đức Phật đề cập nhằm giúp cho con người phát triển tuệ giác, đồng thời có công năng làm cho các vọng niệm không dấy khởi. Như chúng ta biết, tạp niệm là nguyên nhân làm cho con người kinh nghi và thoái hóa, nó là bước trở ngại đáng kể cho tuệ giác phát triển, làm phân tán sức mạnh của tâm thức.
Trái lại, chánh niệm giúp cho chúng ta nhận thức một cách rơ sự vật hiện tượng qua các pháp vô thường, khổ, vô ngă trong đời sống, những đổi thay của những dục niệm, cho chúng ta cái nh́n xét đoán chuyển biến của tâm thức trong từng sát na sanh diệt, thấy rơ các tà niệm, có nhận thức đúng đắn (chánh kiến) và nhờ đó chúng ta nhận thức rơ sự thật của các pháp. Niệm giác chi giúp cho chúng ta luôn tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh khi đối diện với thực tế của đời sống.
3)- Tinh tấn giác chi (Virya sambojjhanga) :
Tinh tấn giác chi là nỗ lực chuyên ṛng hướng đến tỉnh giác để loại trừ các tư hoặc, thực hành chánh pháp làm cho tuệ giác được phát triển, dù chúng ta có một lư tưởng cao đẹp nhưng thiếu chuyên chú, nỗ lực và bền bỉ (tinh tấn) th́ khó thành tựu được chí nguyện. Nhà triết gia Huxley đă nói : "Mục đích tối cao trong đời người là sự hành động, không phải là sự hiểu biết suông". V́ thế cho nên tinh tấn là yếu tố tối quan trọng trong việc thực hiện lư tưởng giải thoát giác ngộ ; thiếu sự tinh tấn, nỗ lực của tự thân để tạo thành sức mạnh nội tại th́ không thể chiến đấu chống giặc phiền năo. H́nh ảnh đầy sinh động dưới cội cây bồ đề khi Đức Bổn Sư Thích Ca dùng bát sữa của Sujàta, xong Ngài quăng bát đựng sữa xuống ḍng sông Ni Liên Thuyền và phát đại nguyện : "Dù thân ta có khô, máu ta có cạn, nếu không thành đạo, ta nguyện không rời khỏi chỗ ngồi này".
Qua đó, chúng ta nhận thấy trong tu tập hay đời sống thường nhật của con người, bao giờ sự thành công cũng dành cho những con người siêng năng và chăm chỉ (tinh tấn), thiếu chuyên cần th́ dù có thông minh đến đâu cũng khó thành tựu được sự nghiệp. Đức Phật dạy : "Hết ngày này qua tháng khác, hết giờ nọ sang giờ kia, người thợ vàng phải nỗ lực công phu mới lọc được vàng ṛng. Con người muốn cho thân tâm trong sạch cũng phải cố gắng rèn luyện như thế" (Pháp Cú).
4)- Hỷ giác chi (Piti sambojjhanga) :
Hỷ giác chi là sự vui có tỉnh giác, khi tu tập, chúng ta luôn luôn cảm nhận niềm an lạ trong đời sống hàng ngày, không bị phiền năo trói buộc, tùy hỷ với những thiện pháp mà mọi người xung quanh đă đạt được. V́ thế cho nên người tu tập phải biết khởi tâm hoan hỷ trong mọi hoàn cảnh để vượt qua mọi chướng duyên, trở ngại trên bước đường t́m cầu sự an lạc giải thoát. Nếu như trong đời sống không có sự vui tỉnh giác th́ việc tu tập của hành giả khó mà đạt được cứu cánh của sự giác ngộ. Trong nền giáo lư của đạo Phật, tâm hỷ là yếu tố cơ bản, có công năng chuyển hóa và hóa giải các cấu uế phiền năo, nó là nhân tố giúp cho người thực hành pháp cảm nhận phấn khởi trên bước đường tu tập, giúp cho hành giả có một niềm tin mănh liệt để đi đến thành tựu đạo quả Bồ đề. Mục đích chính của đạo Phật là "chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc" (chuyển sự mê mờ làm cho chúng sanh giác ngộ, ĺa khổ được vui).
5)- Khinh an giác chi (Passaddhi sambojjhanga) :
Khinh có nghĩa nhẹ nhàng, an là an ổn, khinh an giác chi là trạng thái nhẹ nhàng an lạc tỉnh giác trong đời sống, luôn luôn thư thái do đạt được niềm hỷ lạc thanh tịnh của các pháp thiện. Nó có công năng làm cho các phiền năo trói buộc bị tiêu trừ và đối trị những bất thiện tâm sở làm dao động bất an. Khi người tu tập đạt được khinh an sẽ cảm nhận một trạng thái nhẹ nhàng, ví như người bị bệnh qua được cơn đau lâu ngày hành hạ cơ thể. Do đó, họ có thể vững bước trên con đường đi tới đích v́ đă đạt được sự nhẹ nhàng của tâm.
Trong kinh A Hàm kể một pháp thoại : Có một vị Tỳ kheo đang ngồi tĩnh tọa trong rừng bỗng nhiên tâm hoan hỷ phát sanh thốt lớn lên : "Ôi, hạnh phúc quá. Ôi, hạnh phúc quá...". Những người bạn đồng tu ngồi bên cạnh nghe được liền đem bạch lại với Phật. Đức Phật nhân câu chuyện đó giảng cho mọi người nghe và hỏi vị Tỳ kheo kia nguyên nhân v́ sao khi tĩnh tọa lại phát ra những lời như thế ?
Vị Tỳ kheo bạch Phật : "Trong lúc ngồi thiền đạt được trạng thái an lạc, cảm nhận thân tâm được nhẹ nhàng, con có thốt ra những lời đó v́ trước đây con làm quan trong triều, có đầy đủ cao lương mỹ vị, kẻ hầu người hạ nhưng không ngày nào con cảm thấy yên tâm, luôn luôn lo sợ bị người khác chiếm lấy quyền lực, địa vị của ḿnh, đối với nhà vua th́ sợ bị khiển trách do kẻ sàm tấu tâu lên. Trái lại từ khi con vào đây sống với đời sống phạm hạnh, con thấy không bị những bất an sợ hăi lo lắng như ở triều đ́nh, nên khi ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây, con cảm nhận có một niềm an lạc khinh an (nhẹ nhàng) hạnh phúc tràn ngập trong ḷng nên con thốt lên những lời như thế".
6)- Định giác chi (Samadhi sambojjhanga) :
Định là samadhi, là giữ tâm an trụ vào một điểm, một đối tượng, không cho tâm phan duyên phóng đi nơi khác. Định giác chi là tâm luôn luôn an định tỉnh giác, không bị chi phối bởi phiền năo vọng tưởng và các duyên bên ngoài tác động vào tâm thức. Chúng ta biết giáo lư đạo Phật là giáo lư nội quan, cho nên việc thực hành chánh định không thể thiếu trong đời sống của người con Phật. Mục tiêu của đạo Phật là giúp con người quay lại t́m về chính ḿnh, nhận chân giá trị của mọi giá trị không có giá trị nào bằng giá trị nơi từng con người, v́ chính hạnh phúc hay khổ đau đều do con người tạo nên. Cho nên Đức Phật từng nói : Con người là tối thượng. Việc tu tập để tâm định không có nghĩa là để biết người khác, t́m ṭi "soi căn, soi kiếp của người khác", hay để có thần thông, phép lạ trị bệnh chữa tà, sai khiến quỷ thần, những điều đó trái với tinh thần đạo Phật. Trái lại, định của Phật dạy là để chữa căn bệnh vọng tưởng chạy theo cảnh duyên bên ngoài, không nhận chân được giá trị của nguồn hạnh phúc của chính ḿnh, đây thực sự là điểm khác biệt của đạo Phật với các tôn giáo khác.
7)- Xả giác chi (Upekkhà sambojjhanga) :
ả là upekkhà, do hai từ gốc upa là đúng đắn, chân chánh, vô tư, và ikkha trông thấy, nhận thức, suy luận. Vậy, upekkhà là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, hoặc suy luận vô tư, không luyến ái, không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất măn. Kinh Jătaka nói : "Trong hạnh phúc, trong phiền năo, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất. Cũng như thế, trên đất, ta có thể vất bất cứ vật ǵ, dầu chua, ngọt, sạch, dơ, đất vẫn thản nhiên, một mực trơ trơ. Đất không giận cũng không thương". Dùng tuệ quán đối trị với chấp thủ của tâm, không để cho bóng dáng của vọng tưởng lưu lại nơi tâm thức, luôn luôn để tâm đạt được sự an tịnh, đó là chúng ta thực hành tâm xả. Không một đối tượng nào có thể làm cho người có tâm xả bị lay chuyển. Thuận và nghịch cảnh không làm cho người có tâm xả cảm thấy bất an trước những thuận nghịch của ngoại duyên. Bát phong không làm cho người thực hành pháp xả bị cuốn theo. Người thực hành tâm xả không chấp thủ vào các pháp ḿnh đă tu, đă đạt được. Kinh Kim Cang Sớ nói : "Người tu tập phải như thuyền qua sông, khi thuyền đă cập bến, nếu ta không bỏ để lên bờ th́ đừng ḥng đi đến đâu và biết được ǵ".
IV- Một số ư niệm khi thực hành pháp giác chi
1)- Khi thực hành trạch pháp giúp cho người con Phật nhận thức một cách độc lập, tự do, tự chủ, có tỉnh giác, không bị những tín điều, giáo điều, những xu hướng ỷ lại vào những quyền năng thần lực gia hộ, phù tŕ, làm đức tin bị mù quáng, thủ tiêu hết mọi ư chí suy tư tự chủ cá nhân của con người.
2)- Con người luôn luôn bị những tà niệm, tạp niệm chi phối không giữ được chánh niệm, phân tán sức mạnh nội tại, làm tiêu tan ư chí với những hoài nghi t́m cầu viển vông không thiết thực. Thực hành niệm giác chi là chúng ta đă điều chỉnh tâm sinh lư về mặt tự thân.
3)- Thực hành pháp tinh tấn giác chi là chúng ta loại trừ tính biếng nhác, do dự và bất nhất trong đời sống khi gặp nhiều chướng duyên trắc trở. Có thể nói tinh tấn là yếu tố phát triển đức tính kiên tŕ giúp cho con người thành công trên bước đường lập nghiệp.
4)- Những lo âu phiền muộn là nguyên nhân gặm nhấm thiêu đốt con người trở nên héo tàn theo thời gian, cho nên người ta thường nói : "Nụ cười hơn mười thang thuốc bổ". Thật vậy, ứng dụng hỷ giác chi là chúng ta có nụ cười trong tỉnh thức. Ngài Dhammanda nói : "Bí quyết của một đời sống hạnh phúc và thành công là cố gắng làm những điều đáng làm trong hiện tại không lo âu,tương lai không phiền muộn về quá khứ".
5)- Mọi sự chấp trước bất an, sợ sệt đều là những nguyên nhân làm cho thân tâm chúng ta nặng nề không thoải mái trong đời sống, bực dọc trong sinh hoạt. Thực hành khinh an giác chi là chúng ta có một thân tâm nhẹ nhàng, trút bỏ gánh nặng của lo âu, sợ hăi. Thảnh thơi tự tại ung dung trong công việc là chúng ta đă thể hiện người con Phật hưởng được pháp vị của Phật.
6)- Oán thù, chiến tranh, tranh chấp quyền lợi hơn thua, phải quấy làm khổ ḿnh, khổ người. Mọi sự đổ vỡ hạnh phúc, bạn bè thân thuộc, trong gia đ́nh đều bắt nguồn từ nguyên nhân không làm chủ được tâm. Hành pháp định giác chi là người con Phật học pháp làm chủ ḿnh, phát triển sức mạnh tinh thần, không bị những tác duyên bên ngoài sai khiến.
7)- Những đố kỵ ganh ghét, bỏn xẻn đều bắt nguồn từ chỗ thiếu tâm xả mà ra, cho nên phiền năo khổ đau cũng từ nơi đất này phát sinh trổ quả. Thực hành xả giác chi là chúng ta đă mở rộng ḷng từ, buông xả, tiêu trừ hết mọi tâm lư nhỏ hẹp, ích kỷ, đập tan tường thành cá nhân chủ nghĩa. V́ thế cho nên muốn cho đời sống của ḿnh và người có hạnh phúc an vui, phải thực hành xả giác chi : chỉ có ḷng thương yêu chân thật đặt trên tư tưởng b́nh đẳng mới đem lại ư nghĩa cho cuộc sống.
C. KẾT LUẬN
Qua những yếu tố trên, cho chúng ta một nhận thức : chỉ có con đường thực hành bảy phương pháp đưa đến giác ngộ (Thất giác chi) mới đem lại đời sống an vui hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau mà Đức Phật đă tuyên bố : "Nước của bốn biển chỉ có một vị duy nhất, đó là vị mặn của muối ; giáo pháp của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát".
|
Quay trở về đầu |
|
|
thaicuc Hội viên
Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 4 of 6: Đă gửi: 19 March 2006 lúc 4:43am | Đă lưu IP
|
|
|
THUYẾT PHÁP Trong sự tương quan TÂM – PHÁP
. MỞ ĐỀ:
Bằng tinh thần Vô ngă, Vị tha, phát huy Chánh trí, Chánh kiến, tính tích cực của giáo lư đạo Phật, người làm công tác Hoằng pháp, là Trưởng tử Đức Phật, là con Phật, không những có trách nhiệm làm sáng tỏ chân lư ngay chính ḿnh mà c̣n cho chúng sanh và cho thế giới – là môi trường sống của con người. Do đó, trong kinh Tư ích Thiên tử hỏi: “Tại sao Đức Thế Tôn nói pháp? – V́ Tâm Từ Bi, v́ lợi ích cho chúng sanh mà nói - Nói pháp là ǵ? – Như Lai có Pháp ǵ, th́ chúng sinh có pháp ấy – pháp từ bi hỷ xả, pháp Bala mật, pháp Niết-bàn, pháp giải thoát, thông qua 4 loại h́nh: Nói pháp bằng ngôn ngữ, nói pháp tùy nghi, nói pháp phương tiện, nói pháp pháp môn, nói pháp v́ ḷng Từ bi”.
Do đó vấn đề thuyết pháp có thể nói là từ Tín Tâm vị tiến lên mà thể hiện, tin hiểu và thực hành. V́ vậy, đối với chúng sanh nếu chưa có thể tin hiểu, th́ phải làm cho tin hiểu, để tu tập và phát triển. Thế nên, Bồ tát làm công việc nói Pháp, độ tâm ở giai tầng thấp nhất là Tín tâm, Tín giải và Tín hành. Tuy nhiên, ở đây là nói về mối tương quan giữa Tâm và Pháp trong quá tŕnh nói Pháp bằng sự vận hành của 3 tâm: Chơn tâm, Phương tiện tâm và Dị thục tâm.
II. NỘI DUNG:
A. Chơn Tâm nói Pháp:
Bằng tấm ḷng chân thật, không vị kỷ, mà vị tha, b́nh đẳng, từ bi vô ngă, thực hành Bồ-tát đạo, nói pháp tùy thuận Chân tâm – Chân thật, tương ưng Chánh trí – Chánh kiến. Cho nên Kinh A Hàm nói: “Đức Như Lai nói Pháp v́ ḷng Từ bi, muốn cho chúng sanh được an lạc, giải thoát, chứng Niết-bàn, chứ không muốn làm Thầy, được tiếng khen, được lợi dưỡng, đệ tử đông và thu hút đồ chúng của người khác” (K. Tán Đà Na).
V́ lấy Chơn như làm bản thể, do đó với tâm chân thật, nói pháp nói Chơn thật. Như Xuyên Công Thiền sư nói: “Chánh nhân nói tà pháp, tà pháp biến thành Chánh. Tà nhân nói Chánh pháp, Chánh pháp biến thành tà. Ở Giang Bắc th́ gọi là Chỉ xác, ở Giang Nam th́ gọi là quưt. Xuân về đều nở một loại hoa…” Rơ ràng là tất cả đều có nhân quả như nhau, chẳng qua là tốt hay xấu, đó là do tâm chúng ta chuyển, Tâm thanh tịnh, th́ Pháp thanh tịnh và người nghe thấm nhuần đạo lư thanh tịnh và lợi ích thiết thực tại Tâm, nên Tâm tánh càng mở mang, sáng suốt, niềm tin càng củng cố và phát triển. Do đó Luận Du già nói: “Bồ-tát nói pháp không được nói pháp điên đảo, phải tuần tự nói Pháp, từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu, từ gần đến xa, nói những điều ḿnh đă học từ Phật pháp, đă nghe từ thiện hữu tri thức, nói những điều ḿnh đă sống và đă thể nghiệm theo chánh pháp v.v… để cùng tu học chứng quả”. Cũng như kinh Tăng Chi nói: “Tỳ kheo giảng pháp hăy theo thứ lớp, không được bỏ sót ư Kinh, tŕnh bày theo nghĩa lư dễ hiểu, thuyết pháp v́ ḷng Từ bi, thuyết pháp không cầu lợi dưỡng, thuyết pháp không hại ḿnh, hại người”. (Chương 5)
Nói dễ hiểu hơn, nói pháp không phá hoại Tín tâm và Chánh kiến của chúng sanh. V́ Pháp là bao hàm ư nghĩa Tín tâm và Chánh kiến, do đó, huệ vô lậu un đúc Chánh kiến và Chánh tư và sau đấy thể hiện bằng Chánh ngữ ấy cũng là Ái ngữ hay Từ bi ngữ. V́ thế, Chơn tâm thuyết pháp là tương ứng với Chơn như pháp giới, pháp thân tùy duyên biến hiện. Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Từ pháp giới Chơn như, lưu xuất vô lượng ngôn từ, vô lượng giáo pháp, vô lượng nghĩa lư, Bồ-tát y cứ trên cơ sởpháp giới thuyết pháp độ sanh, thực hành Bồ-tát đạo, chứng nhập nhất chơn pháp giới, b́nh đẳng nhất như”.
Nói khác đi, tin ḿnh và chúng sinh có đầy đủ các pháp công đức tại Tâm – Như tự tính Từ bi hỷ xả, th́ nói pháp tứ vô lượng tâm, tự tính lục độ th́ nói 6 pháp Ba la mật, tự tính thiện th́ nói pháp thập thiện, tự tính Tam Bảo th́ nói về Pháp Tam Bảo – Phật pháp tăng, tự tính vô lậu th́ nói pháp năm giới, pháp 3 môn học Vô Lậu: Giới định tuệ, tự tính Pháp thân th́ nói về pháp thân: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến pháp thân, tự tính Niết-bàn, giải thoát, tự tính Bồ đề th́ nói pháp Niết-bàn, Bồ Đề .v.v… Như kinh Viên Giác nói: “Viên Giác là pháp môn tổng tŕ, có đầy đủ các pháp thế gian và xuất thế gian. Pháp thế gian như chúng sanh, thế giới v.v… Pháp xuất thế gian như 37 phẩm trợ đạo, Tứ vô lượng tâm, các Ba la mật, 10 lực, 4 pháp vô úy, 10 trí, thần thông, thần lực, Thiền định, giải thoát, Chân như v.v…” Đồng ư nghĩa, Thanh Hồng đại sư nói: “Chơn như trạm tịch duy thường tại, tự hữu lương điền vọng sở mông. Giác tánh hà tằng ly vọng hữu, hoa khai hoa lạc tự xuân phong” (Chơn Như vắng lặng thường hiện hữu, tự có ruộng mầu lại vọng cầu, Giác tánh chưa từng ĺa vọng có, hoa nở hoa tàn chỉ gió Xuân).
B. Phương tiện tâm thuyết Pháp:
Xuất phát từ Chân tâm, giáp giới, thể hiện diệu dụng ở mức độ thấp nhất là phương tiện tâm, bằng phương tiện trí. Nói cách khác là, tính co dăn của ư thức khi đă tùy thuận Chân như – Chánh trí. Từ đó phát sinh 4 phương tiện: Phương tiện giáo hóa, phương tiện dung thông 2 đế, phương tiện không chấp có và không, xa ĺa chủ thể và đối tượng, phương tiện hồi hướng.
Phuơng tiện giáo hóa:
* Thân thuyết pháp – biểu thị:
Giữ ǵn phạm hạnh có oai nghi và tư cách đạo đức trong hành động, trong cuộc sống phạm hạnh là bài pháp sống động, hùng hồn nhất, dù đó là bài pháp không lời. Như kinh Pháp Cú nói: Trước ḿnh tu chánh pháp, sau mới khuyên người tu. Nếu thực hành như vậy th́ nói, làm không trái nhau. Nếu khuyên người làm ǵ, ḿnh phải làm trước tiên, ḿnh làm mới là khó, khuyên người có khó chi”. (PC 158-159)
* Thân thuyết pháp-tiếp cận:
Cần có sự dấn thân đi vào đời bằng tâm hồn chúng sinh, phải đi sâu vào làng mạc, vùng sâu, vùng xa để nói pháp độ sanh, tránh tập trung tại các vùng đă có đủ điều kiện phát huy Phật pháp, như thủ đô, thành phố trung tâm tỉnh lỵ, quận huyện v.v… Như Đức Phật và các đệ tử Phật khi sinh tiền đă đi từ vùng này sang vùng khác, làng này sang làng nọ thuyết pháp độ sanh không biết mỏi. Và Đức Phật dạy: “Các Tỳ-kheo hăy đi truyền bá Chánh pháp Đức Như Lai, hăy đi một nơi một người, chứ không đi một nơi hai người, truyền bá Chánh pháp Đức Như Lai thật sâu rộng không biết mệt mỏi, nếu làm được như vậy là đền đáp công ơn của Đức Tôn” (Trung, Tăng). Tóm lại, như Trần Thái Tông đă nói: “Thuyết pháp là thỏa măn ư nghuyện của Phật”. (Khóa hư lục)
* Miệng thuyết pháp - ngôn ngữ:
Nói pháp theo 4 cách:
a) Nói pháp thế gian:
Tùy theo thế gian, phong tục, quốc độ, quan niệm của chúng sinh mà nói pháp: Duyên sinh, ngũ uẩn, vô thường, thế giới, tam giới, nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, lục đạo v.v… Như con người và thế giới đều do nhân duyên ḥa hợp mà có, do đó các yếu tố hỗ tương tác động mà tồn tại, do đó các pháp duyên sinh là Vô ngă, Tánh không làm cho người nghe thành tựu chánh trí về các pháp thế gian, chứng pháp giới tính. Như Kinh Niết-bàn nói: “Hữu vi là pháp vô thường, sớm c̣n tối mất vô phương vững bền. Một khi sinh diệt đă thông, Niết-bàn an lạc thong dong tháng ngày” (Kinh Tăng Nhất).
b) Nói pháp v́ mọi người:
Chúng sinh vô biên, chủng tánh vô lượng, căn sơ sai biệt bất đồng. Nhưng tựu trung không ngoài 3 hạng: Thượng căn, Trung căn và Hạ căn. C̣n gọi là Lợi căn (nhạy bén), Trung căn, Độn căn (chậm lụt). Do đó giáo pháp được h́nh thành gồm có Đốn giáo, Tiệm giáo hoặc có Tam thừa: Thinh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ-tát thừa; hoặc 5 thừa: Nhơn, Thiên, Thịnh văn, Duyên giác, Bồ-tát (Phật thừa). Qua đó người nghe pháp sẽ thành tựu công đức, thành tựu thiện căn, thành tựu pháp vị, thành tựu pháp quả. Như Pháp Trích lục nói: “Kính lạy pháp lời vàng cao cả, bốn chín năm Phật đă chỉ bày, ba thừa quyền thật không hay, căn cơ thuần thục nói ngay nhất thừa”.
c) Nói pháp đối trị:
Chúng sinh đa bệnh, phiền năo vô lượng, nghiệp chướng vô biên, do đó thuốc trị thân bịnh, tâm bịnh của chúng sinh cũng vô lượng, vô biên. C̣n gọi là Tùy theo bịnh mà cho thuốc. Bịnh ǵ?
Bịnh 3 độc tham sân si…thuốc ǵ để trị? Thuốc đó là Pháp Ngũ Đ́nh tâm quán: Quán thân bất tịnh để trừ tham dục. Quán từ bi để trừ tâm sân hận. Quán sổ tức để tâm tán loạn. Quán nhân duyên để từ tâm ngu si. Quán 18 giới để trừ tâm chấp ngă chấp pháp.
- Về nghiệp có 3 nghiệp, 10 nghiệp, do Pháp thập thiện, Tu tập 10 nghiệp thiện, trừ được 10 nghiệp ác.
- Về 3 chướng: Phiền năo chướng, Nghiệp chướng, Báo chướng, tu tập vô tham, vô sân, vô si trừ phiền năo chướng. Tu tập 10 điều thiện trừ 10 nghiệp chướng. Tu Quán Pháp thân, trừ quả báo chướng, chứng Pháp Thân giải thoát.
- Về 6 điều xấu trong Tâm: Xan tham, phá giới, sân hận, phóng túng, lọan tâm, si mê. Tu tập 6 độ: Bố thí độ, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ độ, trừ 6 điều xấu trong tâm. Như Cổ đức nói: “Pháp Phật cao siêu rất nhiệm mầu, hay trừ nghiệp chướng diệt lo âu, thân tâm thanh tịnh trời xuân sắc, phúc huệ trang nghiêm tỏ đạo mầu” (Pháp trích lục).
d) Nói pháp đệ nhất nghĩa:
Thuyết minh về chân lư tuyệt đối. Bản thể thanh tịnh của các pháp là Chân Như, Phật tánh, Bồ Đề, Niết-bàn, Viên Giác tánh v.v… là đệ nhất nghĩa đế, thanh tịnh, ly tướng, vô ngôn, vô nhị. Như Luận Khởi Tín nói: “Chơn như là ly khai tất cả tướng ngôn ngữ, văn tự, tâm phân biệt, B́nh đẳng nhất như không có cao thấp v.v… gọi là Chân như”. Và Đức Phật đă huấn thị: “Thắng nghĩa chứng tại tâm. Vô tướng biết bằng trí. Không thể dừng lời nói. Dứt hẳn mọi biểu thị. Đ́nh chỉ các tranh luận. Với thắng nghĩa như thế và siêu việt cả Tầm tứ” (Kinh Giải Thâm Mật).
* Thông hiểu tất cả ngôn ngữ chúng sanh: Anh-Pháp-Nhật-Hoa-Khmer…Thông qua ngôn ngữ, bằng sinh ngữ, cổ ngữ và dân tộc ngữ – Thế nên kinh A Hàm nói: “Các Tỳ-kheo, hăy truyền bá Chánh Như Lai bằng ngôn ngữ của chúng sanh theo từng thế giới, địa phương và vùng ấy”. Nói như thế, có nghĩa là ngày nay, chúng ta phải thông các ngôn ngữ, cổ ngữ, nếu muốn truyền bá Phật pháp ra nước ngoài, hy cho người ngoại quốc. C̣n dân tộc thiểu số th́ chúng ta phải học ngôn ngữ của họ. Do đó công tác truyền bá Phật pháp ở các vùng sâu vùng xa, th́ phải thông hiểu ngôn ngữ Bana, Êđê, Gia rai, Ê đăng v.v… Hiện nay Truờng Đại học Tây Nguyên, Trung học Gia Lai có mở chương tŕnh dạy ngôn ngữ dân tộc Êđê cho những người làm công tác dân tộc, do đó Giảng sư nên học cho thông thạo, để tuyền bá Phật pháp ở các tỉnh cao nguyên, dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa v.v…
Nếu làm được như vậy tức là thành tựu phương tiện tâm, phương tiện trí và phương tiện quyền xảo, tương ứng nhân quả của Ứng hóa thân. Tại sao? “V́ Ứng hóa thân th́ phải tùy thuận chúng sanh mà tiếp căn để giáo hóa thông qua thân nghiệp, khẩu nghiệp và ư nghiệp, nếu không được như thế th́ ư nghĩa ứng hóa thân không c̣n giá trị.” (K. Phật Địa).
* Đồng thời đầy đủ 8 năng lực về ngôn ngữ:
a/ Lời nói đáng ưa thích: Khi Pháp sư thuyết pháp, cần phải có văn kinh làm chứng cứ, nếu thính chúng chưa hiểu th́ phải ví dụ, giảng giải cho hiểu, câu văn thanh nhă, lời nói rơ ràng, khiến cho mọi người nghe hân hoan, vui vẻ, thích thú.
b/ Lời nói khai thông: Khi pháp sư thuyết pháp, phải khai thông những nghĩa lư thâm sâu, cao siêu vi diệu, làm cho người nghe rơ ràng, dễ hiểu, khiến cho mọi căn cơ đều được lợi ích.
c/ Lời nói khéo giải thích những nghi nạn: Khi Pháp sư nói pháp, nếu có người nghi nạn, thưa hỏi, th́ phải khéo léo giải thích, để cho nghĩa lư được rơ ràng, người nghe dễ dàng nhận hiểu.
d/ Lời nói khéo giải thích nghĩa lư: Khi Pháp sư nói pháp, biện tài vô ngại, khéo dùng ngôn ngữ, văn cú, trong một pháp mà phân tích ra vô lượng nghĩa lư.
e/ Lời nói có căn cứ: Khi Pháp sư nói pháp, cần phải y cứ nghĩa lư văn kinh, giải thích nghĩa lư rơ ràng, làm cho người nghe tu theo, thể nhập chánh đạo, ngoài ra không trích dẫn những tà luận của ngoại đạo làm mê hoặc người nghe.
f/ Lời nói khéo dẫn kinh khác làm chứng cứ: Khi Pháp sư nói pháp, nghĩa lư chưa được thông suốt, phải dẫn những lời trong các kinh khác để chứng minh cho lời nói của ḿnh, khiến người nghe tin nhận.
g/ Lời nói biện tài thù thẳng: Khi Pháp sư thuyết pháp, đem biện tài phân tích tất cả những nghĩa lư không c̣n nghi vấn, đă thông tất cả.
h/ Lời nói hợp với tông thú: Khi Pháp sư thuyết pháp cần phải tùy thuận theo nghĩa lư các tông, giải thích đúng lư, khiến cho chúng sanh hiểu rơ được pháp yếu. (Luận Du Già).
* Ư thuyết pháp:
- Trên b́nh diện Chánh trí, Chánh kiến bao gồm 3 ư:
* Phương tiện dung thông nhị đế:
Đó là Chơn đế: Các pháp xuất thế, đạo lư và Tục đế: Các pháp thế gian, pháp tương đối, dung thông tác động, không thiên vị, không chấp lệch một bên, nói thế có nghĩa là nói pháp có lợi cho đạo, cũng phải có lợi cho đời, cho xă hội. Do đó Toàn Nhật Đại Sư nói: “Lưng mang bức tượng Di Đà, chữ trung chữ hiếu việc nhà vẹn phân. Dù cho đi trọn đường trần, đạo tâm há để một lần phôi pha”. Tóm lại, là nói pháp mang ư nghĩa làm tốt Đạo đẹp Đời.
* Phương tiện ly khai nhị biên:
Thật tánh các pháp là không, không phải có không phải không, do đó không chấp thủ có không, không chấp ngă, ngă sở, không có chủ thể và đối tượng. Như Cổ đức nói: “Mượn áo bà để đảnh lễ bà, đảnh lễ rồi trả lại cho bà, bóng trúc quét sân trần không động, bóng trăng in nước nước không sao” (Xuyên Không Thiền sư). Nói cách khác, như Khế Kinh nói: “Giáo pháp của ta nói như bè đưa người qua sông, do đó chánh pháp c̣n xả bỏ huống hồ là phi pháp” (Kinh Tăng nhất – Kim Cang)
* Từ bi hỷ xả – B́nh đẳng lợi tha – Thanh tịnh giải thoát:
Bằng tâm b́nh đẳng dù thính chúng ít hay nhiều, với bao nhiêu pháp, với bao nhiêu thời gian, đều b́nh đẳng nói pháp như nhau, không v́ chúng đông mà nói nhiều, nói lâu, không v́ số chúng ít mà nói ít nói mau, nói rút ngắn thời gian để kết thúc, để giảng lấy lệ, không hấp dẫn, thất vọng v.v… như kinh Pháp Hoa nói: Đối với tất cả chúng sinh đều b́nh đẳng nói pháp, v́ thuận theo pháp nên không nói nhiều hay nói ít, cho đến người ưa thích pháp cũng không nói nhiều. (Kinh Pháp Hoa, P14)
* Phương tiện hồi hướng:
Hồi hướng 3 nơi gồm có: Hồi hướng quả vị vô thượng Bồ đề, v́ là quả sẽ chứng. Hồi hướng về Nhất Chơn pháp giới, v́ là cơ sở phát sinh các pháp, Hồi hướng cho chúng sinh v́ là đối tượng cần được hóa độ. Do đó bao hàm 3 ư nghĩa, hồi nhân hướng quả, hồi hướng chứng tánh, hồi tự hướng tha. Qua đó sự lư viên dung, tự tha hướng lợi. Tóm lại như Cổ đức nói: “Muôn hạnh trông về bi trí dũng, những mong sáng rơ bậc siêu trần”.
C. Dị thục tâm nói pháp:
C̣n gọi là sanh diệt tâm, hữu lậu vô lậu tâm, nghiệp thức tâm, bao gồm chủng tử nghiệp nhân nghiệp quả dị thục. Nói khác đi là nghiệp nói pháp, nói pháp bằng trách nhiệm, hay nói pháp bằng tấm ḷng v́ pháp yêu thích, say mê và biết hy sinh v́ pháp. Dị thục có hai loại: Bất thiện và thiện. Ở đây chỉ tương ưng thiện tâm Dị thục, do tương ưng thiện tâm nên câu hữu với các thiện tâm sở: Tín, tinh tấn, tàm, quư, vô tham, vô sân, vô si, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại, chính đó là căn bản thể hiện sự thuyết pháp. V́ sao? V́ tín tâm, tàm quư, vô tham bất hại chính là Giới, vô sân, khinh an chính là Định, vô si hành xả chính là Huệ. Do đó, từ chủng tử vô lậu, giải thoát chuyển vận qua tâm chúng sanh, làm cho chúng sanh tâm biến thành vô lậu, đầy đủ đức tính từ bi, hỷ xả, giới định tuệ đầy đủ. Đó là nền tảng của 3 thân căn bản. V́ giới là Giải thoát pháp thân, Định là Định pháp thân và Huệ là Bát nhă pháp thân. Thế nên kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Ba thân Phật vốn là tâm ta, bốn trí cũng là tâm sinh. Thân, trí dung hóa không chướng ngại, ứng hóa theo duyên mặc tùy t́nh”. V́ nghiệp thức, dị thục tâm thuyết pháp nên cả 2: Người nói và người nghe đều được kết quả 5 công đức như sau:
1. Thọ mạng lâu dài: Do thuyết pháp khuyên người giữ ǵn 5 giới nên được thọ mạng lâu dài (v́ người nghe pháp không sát sinh...)
2. Nhiều của cải: Do nói pháp về Lục độ: Bố thí... người nghe phát tâm bố thí, nên cả hai được phúc giàu sang của cải dư giả.
3. Đoan chánh trang nghiêm: Do nói pháp, nhất tâm không phóng dật, người nghe nhất tâm, đoạn trừ sân hận, vui vẻ, trang nghiêm tự thân, và trang nghiêm tự tâm.
4. Danh tiếng dồn xa: Do người nói pháp, khuyên quy y Tam bảo, người nghe phát tâm quy y Tam bảo, tán thán Tam bảo, kính cúng dường Tam bảo mà thành tựu công đức.
5. Trí tuệ tuyệt vời: Do nói pháp, giúp cho người nghe thành tựu ba huệ: Văn huệ, Tư huệ và Tu huệ, cuối cùng tích lũy thành Sinh đắc huệ, c̣n gọi là trí huệ bẩm sinh là một loại gen di truyền của chúng sinh chuyển từ đời này sang đời khác. (Kinh Hiền giả ngũ phúc).
Về mặt lợi ích thực tiễn, kinh Tăng Chi nói: “Người thuyết pháp, nếu nói điều đúng pháp cho là đúng pháp, điều đúng luật cho là đúng luật, điều không đúng pháp cho là không đúng pháp, điều không đúng luật cho là không đúng luật . . . th́ người ấy không những hiện tại có được phước đức mà c̣n duy tŕ Phật pháp được tồn tại lâu dài.
Về người nghe pháp, do nghe theo lời dạy của Pháp sư, nên thực hành theo điều đúng pháp, không thực hành theo điều không đúng pháp, không đúng luật . . . làm cho mọi thiện pháp tăng trưởng, từ Dục giới thiện pháp, Sắc giới thiện pháp, Vô sắc giới thiện pháp cho đến Siêu tam giới thiện pháp; nghĩa là từ phàm phu tiến lên Thánh quả cao thượng, từ sanh tử luân hồi đến Niết-bàn giải thoát không c̣n sanh tử luân hồi trong ba cơi bốn loài. (Tăng, 1 pháp).
Nói cụ thể hơn, những lời pháp của pháp được năng lực tâm chuyển động, gieo vào ḷng người nghe pháp, tạo thành những năng lực nội tại của đối tượng, từ đó tích lũy thành chánh nhân vô lậu, giải thoát mà chánh nhân đă có, th́ chánh quả không sai chạy. V́ vậy, Cổ đức nói: “Xuân về hoa nở trên đất tâm, gió mát trăng thanh sáng hơn Rằm. Vườn hoa đạo lư hương ngào ngạt, măi măi ngàn sau vẫn ngát hương”
III. KẾT LUẬN:
Xuất phát từ tâm từ bi, tinh thần trách nhiệm, nhất là tự tin ḿnh và tin người có đủ những yếu tố cơ bản, để có thể trở thành và v́ vậy mà chúng ta mới vững bước đi trên con đường hoằng pháp làm lợi lạc chúng sanh, vô ngă vị tha, phát huy chánh trí, chánh kiến, những tinh hoa của giáo lư Đạo Phật, đó là Đạo giác ngộ, giải thoát, Đạo từ bi, trí huệ và nhân bản tuyệt đối như Khế kinh nói: “Từ vũng bùn ô uế, vứt bỏ bên lề đường, một đóa sen xuất hiện, làm đẹp ư mọi người, từ vũng bùn sanh tử, phiền năo của thế gian, bậc trí tuệ sáng ngời, làm lợi lạc chúng sanh” (PC58 - 59).
Từ những ư nghĩa căn bản ấy, chúng ta tùy nghi, tùy thời, tùy xứ và tùy chúng và hành xử đúng pháp, nhằm lợi lạc hữu t́nh, trong đó chính ḿnh đă có lợi ích. V́ pháp giới tính th́ b́nh đẳng viên dung vô ngại, do đó A tức là B, và B chính là A và chính là C, D . . . Z v.v. . . Như Cổ đức nói: “Pháp là pháp vốn không lời, tùy duyên nói pháp muôn lời ngân vang. Pháp âm, pháp giới đôi đàng, chung quy một pháp trang nghiêm tuyệt vời”.
|
Quay trở về đầu |
|
|
saokhue Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 5 of 6: Đă gửi: 19 March 2006 lúc 4:51am | Đă lưu IP
|
|
|
KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG " KHÔNG "
TRONG KINH BÁT NHĂ
Tự bao giờ, hai tiếng "Sắc không" của Phật giáo đă trở nên quen thuộc với người Việt Nam, nó đi vào dân gian qua những câu ca dao, tục ngữ, và được thể hiện trong văn chương bác học, dứơi ng̣i bút của những thi sĩ văn nhân một cách tự nhiên, như nứơc thấm sâu vào ḷng đất mẹ . Thế nhưng sự dùng phổ cập hai tiếng "sắc không" này không có nghĩa về phương diện ngôn ngữ, nó là hai từ đơn giản, dễ hiểu và bất cứ người nào dùng nó cũng có thể hiểu một cách thấu triệt được nghĩa ư hàm chứa trong nó . Ngược lại, càng được dùng rộng răi, phổ cập bao nhiêu, th́ nó lại bị những người không am hiểu Phật giáo, hay nói một cách phiến diện – hiểu lầm, hiểu mơ hồ bấy nhiêu . Điều này đưa đến cái nh́n lệch lạc về Phật giáo, cho Phật giáo là siêu h́nh, là không thực tế, là chủ trương hư vô chủ nghĩa… Để tránh sự định nghĩa sai lầm về Phật giáo, để điều chỉnh được cái nh́n sai lầm của những người không hiểu rơ hai chữ "Sắc không" nhất là chữ "Không" th́ nghĩa "Không" phải được hiểu một cách thấu triệt, không chỉ trên b́nh diện ngôn ngữ mà cả trên b́nh diện triết học . Sau đây, chúng ta cùng nhau t́m hiểu nghĩa "Không" qua hai b́nh diện nêu trên để có thể khái quát nó ở mức cao nhất, từ đó ư nghĩa thâm sâu của tư tưởng "không" của Phật giáo, cụ thể là của văn hệ Bát Nhă được bộc lộ toàn diện .
Trước hết ta lướt qua b́nh diện ngôn ngữ thông thường để t́m hiểu nghĩa không theo tự vị.
"Không" là rỗng không – một từ để diễn đạt sự không hiện hữu của một sự vật hay hiện tượng, nó ngược nghĩa với chữ "hữu" và đồng nghĩa với chữ "vô" .
Tuy nhiên, trong giáo lư Phật giáo, chữ "không" không đựơc dùng đơn thuần như định nghĩa về từ vựng của nó ở trên, mà nó được dùng với nghĩa khác, cao hơn trên b́nh diện triết học . V́ trong triết học Phật giáo, chủ đề "không" là một chủ đề lớn, nếu nói theo từ hiện đại th́ nó được gọi là "Bản thể luận" hay "Thực tại luận". Chủ đề này, được thể hiện rơ nhất trong kinh Bát Nhă – đỉnh cao của triết học Phật giáo . Có thể nói kinh Bát Nhă nói về tư tưởng "không"một cách rơ nét nhất, đầy đủ nhất so với các kinh khác trong hệ thống triết học Phật giáo .
Tư tưởng "không" trong kinh Bát Nhă, như trên đă nói không phải cái không đối với cái có, cái không trống rỗng như hư vô, hay là cái không do sự hủy diệt của sự vật mà "không" đây là một ngôn từ biểu đạt lư thực tại "thực tướng tức không" (tức ngay nơi tướng trạng chân thật của vạn hữu là không) . Nói khác đi, từ "không"trong Bát Nhă được dùng để biểu thị tư tưởng "Tất cánh không", hay "Nhứt thiết giai không", trên từ "không" lại phải được hiểu dưới hai góc độ"hiện tượng giới và thực tại giới" .
Dưới hai góc độ này, tư tưởng "không" là một tư tưởng rất năng động nó được thể hiện qua 3 phương diện :
1. Một hữu bất biến tính (căn cứ vào chân tướng, chủ hành vô thường) .
2. Một hữu cố định tính (nương theo chân tướng chư pháp vô ngă) .
3. Một hữu độc tồn tính (căn cứ vào pháp tướng Niết Bàn tịch tĩnh) .
Sở dĩ nói tư tưởng "không" là năng động, căn cứ vào phương diện thứ nhất "chư hành vô thường" là v́ thế giới hiện tượng mà chúng ta đang sống, cũng như những sự vật mà ta tiếp xúc hàng ngày đều biến đổi mau lẹ trong từng sát na, mau lẹ đến nỗi những giác quan hạn chế của chúng ta không nắm bắt được và thường nhầm tưởng là ổn định . Heraclite – một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp thời cổ đại đă nhận chân được sự khác biệt, biến đổi trong từng phút giây của vạn hữu nên ông đă chủ trương thuyết biến dịch với câu nói nổi tiếng "Người ta không thể xuống hai lần trong cùng một ḍng sông khi mà nước sông luôn luôn trôi chảy, nước của sát na trước không phải là nước của sát na sau và bản thân nó là một ḍng chuyển lưu biến dịch . Vạn vật cũng như vậy nó biến đổi trong từng sát na cho nên sự tồn tại của nó là hết sức tương đối" .
Thứ hai, nếu căn cứ vào chân tướng "chư pháp vô ngă" ta cũng thấy được tính năng động của tư tưởng "không" . Bởi v́, dưới góc độ hiện tượng giới, không có bất cứ sự vật nào tự thân chúng có thể tồn tại độc lập riêng lẽ, chúng chỉ có thể tồn tại một cách tương đối trong mối quan hệ tương quan, tương duyên với nhau theo quy luật duyên khởi . "Cái này có th́ cái kia có, cái này không th́ cái kia không" Có nghĩa là các pháp tùy thuộc vào nhau, chịu đựng kết quả của nhau, làm nhân làm duyên cho nhau mà sanh khởi . Chính v́ lư do nhân duyên sinh khởi nên thực tướng của các pháp là không, không có ngă tính . Điều này đă được Đức Phật khẳng định qua bài kệ :
"Nhân duyên sở sinh pháp
Ngă thuyết tức thị không"
Nghĩa :
"Các pháp do duyên sinh
Ta nói đó là không "
Cuối cùng, dưới góc độ của thực tại giới, căn cứ vào pháp tướng Niết Bàn tịch tĩnh, tính năng động của tư tưởng "không" lại càng bộc lộ rơ nét . Chữ không ở đây vượt khỏi mọi khái niệm về "không" dù là "không "ở tầng cao như vô thường, vô ngă như đă tŕnh bày ở trên . Ở mức độ này, nếu ta chưa trút bỏ những tư duy những khái niệm ngôn từ theo logic thông thường để tư duy tư tưởng "không" trong Bát Nhă bằng tư duy triết học, th́ ta sẽ ngỡ ngàng không thể hiểu được chữ "không" với nghĩa độc đáo :"có đầy đủ". Chính v́ không có ǵ hết nên có khả năng có tất cả – chân không là diệu hữu, diệu hữu là chơn không . Không ở đây, không phải là cái không đơn thuần, mà là cái "hữu tức không", "hữu" cũng không là cái hữu đơn thuần, mà là cái "không tức hữu" – Đây là triết lư thâm sâu của câu "Sắc tức là không, không tức là sắc" trong Bát Nhă tâm kinh . Hơn nữa, sắc vốn là vật chất, vật chất th́ chịu sự chi phối của quy luật duyên khởi nên mang tính vô thường và vô ngă . Đă vô thường, vô ngă th́ không mang tính chất bất biến và cố định . Cho nên ngay nơi đương thể của vật chất đă là không (Đương thể tức không), v́ thế ta có thể nói ngay nơi sự tồn tại tương đối của vật chất là không, và cũng chính cái không ấy là nơi tồn tại của vật chất . Lư luận này của Bát Nhă có vẻ như mâu thuẫn nhau, nhưng thực tiễn vốn là như vậy . Bởi v́ "không" vốn là không định h́nh, là biến đổi cho nên có thể có ra tất cả như đă nói ở trên . Để diễn đạt ư nghĩa năng động độc đáo này của nghĩa "không" Ngài Long Thọ đă viết :
"Dĩ thử không nghĩa cố, nhứt thiết pháp đắc hành" có nghĩa là :"Do nghĩa không đó mà hết thảy pháp được thành tựu" .
Cũng dưới góc độ thực tại giới th́ chữ không trong kinh Bát Nhă c̣n có nghĩa là "không chấp thủ" Bát Nhă dùng tư tưởng này để phá sự chấp thủ những thiên biến về tương đối sai biệt, để chỉ đến cái "tuyệt đối không" – cái tánh không chân thật của vạn pháp . Như vậy "không chấp thủ" không có nghĩa là tiêu cực, thụ động mà nó có ư nghĩa phát huy một cách trọn vẹn tinh thần tự tại, vô ngại không vướng mắc vào danh tướng của thực tại v́ thực tại vốn không thể mô tả bằng ngôn ngữ thế gian, không thể nắm bắt bằng tư duy, khái niệm, thực tại là một cái ǵ toàn bộ không thể phân chia, là nhất nguyên mà từ vô th́ đến vô chung vẫn vắng lặng trong pháp giới trùng trùng vô tận . Kinh Pháp Hoa đă biểu đạt ư này trong hai câu kệ :
"Chư pháp tùng bản lại, thường trụ tịch diệt tướng", nghĩa :" Các pháp từ xưa đến nay, tướng nó thường vắng lặng, chính v́ thường vắng lặng, nên các tướng có, không, sinh, diệt, thường, vô thường… là những tướng do ư thức so sánh phân biệt giả định ra . Nếu ta rút hết những tướng ấy ra khỏi các pháp không có tướng ǵ cả nên gọi là "chư pháp không tướng"Các tướng không này mới chính là thật tướng và thật tánh cho các pháp, cho nên Bát Nhă gọi tánh của vạn pháp là không, nói khác đi là "tánh không" và chữ "không" ở đây như trên đă nói là được dùng chỉ cho thực tại của bản thể hay thực tánh của các pháp . Thật tại này vốn không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt, nó là chân không – một cái không tuyệt đối siêu tuyệt, đối đăi nhị biên vốn là "bất khả đắc" . Trí tuệ ngộ được tánh không này là trí Bát Nhă tức trí vô sở đắc hay c̣n gọi là tuệ không . Bởi v́ khi ta thể nghiệm quán"không bất khả đắc"trí không quán khởi lên, nó không vướng mắc tất cứ tướng nào . Nếu đạt được trí Bát Nhă, trí vô sở đắc hay tuệ không nói trên th́ ta sẽ soi sáng được chân tướng của vạn hữu . Ngược lại nếu ta khởi lên khái niệm, tương đối sai biệt th́ kiến giải ấy được gọi là kiến giải "hữu sở đắc" ngưng trệ nơi kiến giải này ta sẽ không thấy được chân tướng của vạn hữu tức tánh không hay trung đạo thật tướng . V́ cảnh giới thực tướng không thể nương nơi thật tướng phân biệt, tư duy khái niệm hay ngôn ngữ văn tự để lư giải mà phải nương chỗ hội đắc nội tại của chính bản thân ḿnh.
Như vậy qua phần tŕnh bày trên, ta đă thấy rơ được ư nghĩa chữ "không" trên cả hai b́nh diện ngôn ngữ và triết học . Trên b́nh diện triết học, tư tưởng không lại được phản ánh qua nhiều cấp độ từ thấp lên cao, từ tướng đến tánh, từ hiện tượng đến bản thể, từ nghĩa không đơn thuần dùng để phủ định tướng trạng của vạn hữu đến nghĩa không phức tạp, dùng để phủ định cái phủ định, tức phủ định cái không đơn thuần để đi đến cái không tuyệt đối, siêu tuyệt khái niệm "sắc không" . Không ở đây có nghĩa là sắc và sắc ở đây có nghĩa là không, "sắc tức là không, không tức là sắc" . Là tư tưởng không cao nhất :"Chân không diệu hữu" trong hệ thống triết học Bát Nhă của Phật giáo . Một thiền sư Việt Nam đời Lư đă nói lên được tính năng động của lư "Chơn không diệu hữu" này qua 2 câu thơ :
"Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không"
( Trích thơ văn Lư Trần )
Có nghĩa là :
" Có th́ có tự mảy may
Không th́ cả thế gian này đều không "
Theo triết lư không của Ngài Long Thọ cũng là văn hệ Bát Nhă th́ mọi sự vật trong hiện tượng giới đều do duyên sinh không có thực thể, do đó không thể nói có, không thể nói không, bởi v́ nó vừa là cái màn che, nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu qua đó ta t́m thấy thực tại . V́ thế, chấp có hay chấp không đều sai, đều không đạt được thực tướng của các pháp, cho nên bị sự vô thường, vô ngă của các pháp chi phối làm khổ đau, trong sự chấp trước mê lầm . Nếu chúng ta dùng lư "không"(lư) để quán chiếu vạn pháp (trí) có nghĩa là dùng trí chiếu lư th́ ta sẽ thấy rơ mọi sự vật ở hiện tượng giới đều là không, không có thực thể không đáng cho ta tham muốn, bám xíu chấp thủ cho là của ḿnh . Nhờ quan sát thấy mọi sự vật trong hiện tượng giới là không mà trí tuệ Bát Nhă phát khởi, ta có thể từ bỏ được ba độc tham, sân, si – những căn bản phiền năo – để được giải thoát . Ngài Long Thọ nói :"Giải thoát được thành tựu nhờ diệt trừ được mọi hành vi vị kỷ và dục vọng". Mọi hành vi vị kỷ và dục vọng đều do tâm thức chúng ta tưởng tượng thi thiết ra một cách sai lầm, nên ta chấp những vật, những điều không có giá trị thành ra giá trị . Nay nhờ quán không mà tư duy thôi không tạo tác hoạt động sai lầm nữa nên ta được giải thoát .
Tóm lại, nếu nh́n tư tưởng không của Bát Nhă dưới hai góc độ, hiện tượng giới và hiện tại giới như đă nêu trên th́ ta chỉ có thể khái quát tư tưởng "không" này trong một mệnh đề ngắn gọn, nhưng súc tích và thâm áo, ảo diệu :"Sắc tức thị không, không tức sắc" . Đấy là thực tại là chân lư tuyệt đối mà chúng ta không thể mô tả hay diễn đạt được . Điều mà Ngài Long Thọ đă nói rơ trong bài kệ "Bát bất" nổi danh mở đầu tác phẩm "Trung luận" của ḿnh :
Không sanh cũng không diệt
Không thường cũng không đoạn
Không một cũng không khác
Không đi cũng không đến
Thế nhưng nói thực tại hay chân lư tuyệt đối, hay bản thể tánh không, chân như… là không thể mô tả, diễn tả điều đó không có nghĩa là ta không thể chứng được thực tại ngộ được tánh không ta vẫn có thể chứng được thực tại, ngộ được tánh không khi ta dùng lư không và trí vô sở đắc để soi sáng và biểu ngộ được vạn pháp .
Nếu thực hành một cách miên mật được như vậy th́ chắc chắn sẽ có ngày ta sung sướng thốt lên những lời tương tự như Tổ Huệ Năng khi Ngài ngộ được tánh không :
"Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh
Nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt
Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đù
Nào ngờ tự tánh vốn không lay động
Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp"
( Pháp Bảo Đàn)
Khi đó ta hoàn toàn tự tại v́ đă thấu triệt về lư vô thường, thông được lư vô ngă nên không c̣n bị quy luật biến chuyển, vận động của nó chi phối làm khổ đau, ta hoàn toàn b́nh thản an lạc trước mọi thay đổi của cuộc đời . Đây chính là trạng thái Niết Bàn theo nghĩa đích thực của nó . Và như thế th́ nghĩa giá trị của tư tưởng "không" trong kinh Bát Nhă là một điều không thể phủ nhận . Nói như vậy không phải chúng ta cường điệu hoá, phóng đại hoá khả năng của ḿnh, mà đây là điều Đức Phật từng khẳng định :" Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh" Có nghĩa là tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật . Vấn đề là chúng sanh (trong đó có chúng ta) phải biết chuyển khả năng ấy trở thành hiện thực . Phương pháp để chuyển khả năng thành hiện thực một cách mau chóng nhất chính là sự tu tập "lư không" quán sát vạn pháp là không với trí Bát Nhă . Tu tập miên mật như thế th́ chắc chắn quả giải thoát sẽ nằm ngay trong tầm tay với của chúng ta v́ "Độ nhứt thiết khổ ách" chính là kết quả tất yếu của sự quán "ngũ uẩn giai không" của vị Bồ Tát "hành thâm Bát Nhă Ba la mật vậy ".
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 6 of 6: Đă gửi: 19 March 2006 lúc 8:02pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bát Nhă Là Phật Tánh
Ḥa Thượng Tuyên Hóa Giảng ngày 17 tháng 10 năm 1980
Bát nhă là Phật tánh, Phật tánh là Bát nhă. Nói Đại Bát nhă là nói Đại Phật tánh. Nói Đại Phật tánh là nói Đại Bát nhă. Danh tự tuy không đồng nhưng ư tứ cũng là một. V́ sao lại nói như thế? Bởi v́ Bát nhă lại trí tuệ, trí tuệ là đại giác ngộ, quư vị có thể đại giác ngộ, là có trí tuệ. Không thể đại giác ngộ, tức là không có trí tuệ. Đại giác ngộ là đại Phật tánh. Phật là tiếng Phạn, dịch ra là giác, là giác cho ḿnh, giác cho người khác, và giác hạnh viên măn. Nên Phật tánh là Bát nhă. Bát nhă có ba: Văn tự Bát nhă, Quán chiếu Bát Nhă, và Thật tướng Bát nhă. Giải thích sơ lược như sau:
1. Văn tự Bát nhă: Đây không phải là văn tự trí huệ giảng dạy trong các trường lớp trên thế gian, mà là văn tự trí huệ xuất thế gian, khiến quư vị phát tâm Bồ Đề, tu đạo Bồ Đề, đắc quả Bồ Đề, là văn tự trí huệ trong kinh điển.
2. Quán chiếu Bát nhă: từ văn tự Bát nhă mới sanh khởi Quán chiếu Bát nhă. Ví như quư vị đọc kinh văn, đối với bốn chữ ’’Như thị ngă văn’’ sanh ra nghi vấn. ‘’Như Thị’’ là ǵ ? Cái ǵ là ‘’Ngă văn’’? Như vầy là như vầy thế nào? tôi nghe, nghe cái ǵ? Do đó sanh tâm quán chiếu, xem xét rơ ràng. Sau khi quư vị đọc ’’Như thị ngă văn’’ bèn lấy văn t́m nghĩa, t́m ư tứ trong đấy. Đó gọi là Quán chiếu Bát nhă.
3. Thật Tướng Bát Nhă: Có được Quán chiếu Bát nhă rồi, ta biết được "như thị" là bổn thể của pháp và "ngă văn" nghĩa là "tôi nghe được đạo lư về bổn thể của các pháp". Đó là do quán chiếu nên đạt Thật tướng, mà ta nhận biết rằng bổn thể của các pháp là như thị (như thế, như vậy) -- bổn lai là không (Pháp thể bổn không). Cái bổn lai không đó chính là Thật tướng Bát nhă.
Quư vị đă rơ ba chủng Bát Nhă, sẽ biết được Tam Nhân Phật tánh. Tam Nhân Phật tánh là Duyên Nhân Phật tánh, Liễu Nhân Phật tánh, và Chánh Nhân Phật tánh.
1. Văn tự Bát nhă là Duyên Nhân Phật tánh, lấy văn tự làm trợ duyên, khiến quư vị biết được ba thứ Phật tánh, cũng biết được Phật tánh là Bát nhă, Bát nhă là Phật tánh. Nhân đó, khai mở phát chiếu thiện căn công đức của Thật tướng.
2. Quán chiếu Bát nhă là Liễu Nhân Phật tánh. Ví như cây đèn dầu có thể chiếu sáng căn pḥng, khiến các vị biết được trong pḥng có những vật ǵ: Trong pḥng có bộ kinh Hoa Nghiêm, có tượng Phật, có khám thờ Phật, lại có tám mươi tám danh hiệu Phật, các vị đều biết cả. Nhờ nhân duyên là cái đèn, nh́n rơ tất cả mọi vật. Cho nên chúng ta dùng cái đèn như thế chiếu pḥng ốc trong nội tâm chính ḿnh. Có sức mạnh quán chiếu, bèn sản sanh ra công năng của Phật tánh. Quư vị không có lực của Quán chiếu Bát nhă th́ không thể biết rơ ràng Liễu Nhân Phật tánh, cũng không biết cái pḥng bên trong nội tâm của quư vị, có nào là Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh, có Duyên giác đang tu hành pháp Thập Nhị Nhân Duyên, có Thanh Văn tu hành Tứ Diệu Đế, có vô lượng chư Thiên thọ nhận thù thắng diệu lạc, có vô lượng súc sanh điên điên đảo đảo, có vô lượng A tu la đang đánh nhau, có vô lượng chúng sanh trong cảnh luân hồi, sanh ra rồi chết, chết lại sanh ra, có vô lượng ngạ quỷ ăn lén vụng trộm thức ăn, có vô lượng chúng sanh ở địa ngục đang thọ cực h́nh núi đao, dầu sôi. Tất cả cảnh giới nầy đều không tách rời tâm quư vị, đều tương thông cùng tâm quư vị. Địa ngục có mười tám tầng lớn địa ngục, lại có năm trăm địa ngục nhỏ, quư vị muốn đến các cảnh địa ngục nào, tùy tiện quư vị. Quư vị có sức mạnh Quán chiếu Bát nhă, thời nhân duyên của mười Pháp giới đều biết rơ ràng. Sau khi biết rơ ràng, đương nhiên lựa việc thiện mà làm, việc bất thiện đều phải bỏ, thế thời sẽ không đọa xuống địa ngục.
3. Thật tướng Bát nhă là Chánh Nhân Phật tánh, cũng là Đệ nhất nghĩa không của Phật tánh, do quán chiếu mà đạt Chánh Nhân, chứng Thật tướng.
Làm thế nào sanh lên pháp giới Phật? Phật là giác, là giác ngộ. Có thể giác ngộ tức là Phật, không thể giác ngộ tức là chúng sanh. Cho nên nói: ’’Một niệm giác, là một niệm Phật, niệm niệm giác là niệm niệm Phật. Một niệm mê là một niệm chúng sanh, niệm niệm mê là niệm niệm chúng sanh. Thời thời giác là thời thời Phật. Thời thời mê là thời thời chúng sanh.’’ Quư vị biết được quư vị làm những việc điên điên đảo đảo, đó là Phật. Quư vị không biết chính ḿnh làm những việc điên điên đảo đảo, đó là chúng sanh. Cho nên giới hạn giữa Phật và chúng sanh, là giữa giác và mê. Muốn làm Phật hay làm chúng sanh, tùy quư vị lựa chọn.
Làm thế nào sanh được vào pháp giới Bồ Tát? Nói cách đơn giản, là thường nghĩ đến lợi ích của chúng sanh, đó là Bồ Tát, thường nghĩ đến lợi ích cho chính ḿnh là ma quỷ. Bồ Tát biết đến người khác, không biết đến có chính ḿnh. Ma quỷ chỉ biết có chính ḿnh, không biết đến người khác. Hai thành phần tương phản nhau. Bồ Tát biết có chúng sanh có thể độ, nên độ, nhưng chưa đến giai đoạn không có chúng sanh để độ. Đến cảnh giới Phật, căn bổn là không c̣n chúng sanh để độ. V́ sao? Bởi đă độ hết cả chúng sanh rồi, không c̣n chúng sanh có thể độ được nữa. Dù có cũng không có tướng chúng sanh, không dựa trên tướng. Đó gọi là quét sạch tất cả pháp, rời tất cả tướng. Quét tất cả pháp, giống như dùng chổi quét sạch pháp trần tục, để được thanh tịnh, rời tất cả tướng, là tất cả tướng không c̣n nữa. Các vị nên tu theo phép lục độ vạn hạnh, sẽ sanh lên pháp giới Bồ Tát.
Làm sao có thể sanh lên pháp giới Duyên Giác? Các vị quán Thập Nhị Nhân Duyên, vô minh duyên hành, hành duyên thức; cho đến sanh duyên lăo tử. Vô minh đứng đầu trong mười hai nhân duyên. Vô minh từ đâu đến vậy? Từ ba độc tham sân si mà đến. Có vô minh thời có hành. Có hành thời có thức, v.v... Nếu như t́m được và đốn ngả cội rễ của vô minh, dứt sạch hết vô minh thời không c̣n sanh tử. Làm thế nào cắt đứt được đây? Là cần phải tu giới, định, huệ tam vô lậu học thời cắt đứt được cội rễ của ba độc, đem vô minh biến thành trí huệ, có trí huệ rồi sẽ hiểu cái ǵ là thiện, cái ǵ là ác. Thế thời tâm được trong sáng, tâm được thanh tịnh. Phá được vô minh, Pháp thân sẽ xuất hiện, sẽ là Phật Bích Chi.
Làm thế nào sanh vào Pháp giới Thinh văn? Quư vị tu pháp Tứ Đế, là t́m căn nguyên của sự khổ. Căn của khổ do thấy, nghĩ lầm lẫn (kiến hoặc, tư hoặc) từ bên trong, cho nên phải dùng Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo để tiêu diệt hai cái nhầm lẫn thấy và suy tư. Thấy nhầm lẫn (kiến hoặc) có tấm mươi tám phẩm, nghĩ lầm lẫn (tư hoặc) có tám mươi một phẩm. Sau khi tiêu diệt cái thấy và suy tư nhầm lẫn trong Tam giới của ḿnh rồi, thời chứng đắc quả A La Hán, sẽ không sanh, không diệt. Trên đây là bốn pháp giới cơi Thánh.
Làm thế nào được sanh lên cơi trời? Quư vị phải tu pháp Ngũ giới, Thập thiện, tu ba nghiệp thân, khẩu, ư được thanh tịnh: Thân làm ba điều lành, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Miệng có bốn điều lành là không vọng ngữ, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không lưỡng thiệt. Ư có ba điều lành là không tham, không sân, không si. Có được những công đức nầy mới được sanh lên cơi trời. Nhưng chỉ sanh cơi trời Địa Cư Thiên, tức trời Tứ Thiên Vương và trời Đao Lợi mà không thể sanh đến Không Cư Thiên, tức cơi trời Da Ma, trời Đâu Suất, trời Tha Hóa, trời Tha Hóa Tự Tại. Trừ phi có công phu tu thiền định mới có thể tiến từng bước lên cao hơn. Từ mười tám trời của Sắc Giới, sanh đến trời Không Sắc Giới, trời Phi Tưởng, trời Phi Phi Tưởng Xứ, đó là cơi trời tối cao trong hai mươi tám cơi trời của Tam giới. Như tiếp tục tu tinh tấn tu tập thiền định sẽ thoát khỏi Tam giới, thoát ly phần đoạn sanh tử, mà chứng đắc quả vị A La Hán.
Làm thế nào sanh đặng cơi người? Quư vị có thể mọi việc ác đừng làm, tất cả việc thiện đều làm, sẽ không mất kiếp làm người. Kiếp trước tu phước huệ, cả phước huệ đều đủ, được sanh vào nhà phú quư, tất cả đều thuận lợi, mạnh khỏe, sống lâu, h́nh dáng trang nghiêm. Kiếp trước không tu phước huệ, sanh vào cảnh bần cùng, cả đời gặp khó khăn, nhiều bệnh, chết yểu, tướng mạo xầu xí, thô lậu, đó là do luật nhân quả. Đây là định luật bất biến, làm việc lành có quả báo tốt, làm việc ác, có quả báo dữ. Bởi kiếp trước không tu, cho nên đời nay chịu khổ, nếu như lại không tu, đời sau c̣n không được như đời nay. Nếu như phát nguyện tu hành, nhất định kiếp sau khá hơn kiếp nầy. Nhân v́ kiếp trước tu hành, cho nên kiếp nầy gặp tất cả thuận lợi, như quả kiếp nầy lại tu hành tiếp, nhất định kiếp sau c̣n tốt, thuận lợi hơn kiếp nầy. Nếu như không tu hành, nhất định kiếp sau tuyệt đối không bằng kiếp nầy. Đạo lư nầy rất đơn giản, người người đều có thể hiểu rơ ràng. Đời sau gặp thuận hay nghịch, hoàn toàn do tự các vị quyết định, Phật, Bồ Tát có muốn giúp, giúp cũng không nổi.
Làm thế nào không sanh vào bốn cơi ác? Nếu quư vị không c̣n tâm tranh giành, sẽ đoạn tuyệt qua lại với pháp giới A tu la. Nếu quư vị không tham, sẽ đoạn tuyệt qua lại pháp giới súc sanh. Nếu quư vị không sân hận, sẽ đọan tuyệt qua lại với pháp giới ngạ quỷ. Nếu quư vị không si, sẽ đoạn tuyệt không qua lại với pháp địa ngục. Trên đây là sáu pháp giới của lục phàm.
Mười pháp giới (trên) là mười con đường, do chính quư vị tự chọn mà đi. Gieo giống nào, gặt quả đó. Thử xem quư vị có hay không có trí tuệ Bát nhă, người có trí tuệ Bát nhă, làm mọi việc lành, tiêu trừ mọi nghiệp ác. Người không có trí huệ bát nhă, gieo nhiều việc ác, tiêu mất mọi giống nghiệp thiện. Trí huệ Bát nhă ai ai cũng có. Chỉ xem quư vị có biết dùng nó hay không mà thôi, nếu quư vị biết vận dụng, ánh sáng Bát nhă nầy chiếu sáng khắp cả mười pháp giới. Nếu như quư vị không biết vận dụng trí huệ bát nhă, th́ mười pháp giới xưa nay sẳn có trong tâm quư vị, quư vị sẽ không thể nào nhận biết.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|