Tác giả |
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 1 of 8: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 4:19am | Đă lưu IP
|
|
|
NIỆM ÂN ĐỨC PHẬT
. ÂN ĐỨC ỨNG CÚNG - ARAHAM
Bậc đáng được nhận sự cúng dường của chư thiên và loài người.
Ân đức Ứng cúng - Araham có 4 nghĩa:
1. Đức Phật là bậc đă xa ĺa và đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền năo.
2. Đức Phật là bậc đă phá hủy ṿng luân hồi trong ba giới bốn loài.
3. Đức Phật là bậc không bao giờ làm điều ác ở nơi kín đáo.
4. Đức Phật là bậc xứng đáng thọ nhận lễ bái cúng dường.
I. ĐỨC PHẬT LÀ BẬC ĐĂ XA L̀A VÀ ĐOẠN TUYỆT MỌI KẺ THÙ LÀ PHIỀN NĂO:
Từ Araham có nhân tố ari. Ari có nghĩa là kẻ thù. Và kẻ thù phá hoại sự an lạc của chúng sanh chính là phiền năo. Phiền năo (Kilesa) là những tâm sở bất thiện đồng sanh với những tâm bất thiện làm cho thân tâm nóng nảy, khó chịu, khổ thân, khổ tâm; phiền năo c̣n làm cho tâm, tâm sở bị ô nhiễm, khiến tạo nghiệp do thân, khẩu, ư, đề rồi chịu quả khổ trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.
A. Mười Loại Phiền Năo Chính:
1. Tham (Lobha): Tâm sở tham đồng sanh với tâm tham có trạng thái ham muốn, vừa ḷng, dính mắc và say mê trong đối tượng.
2. Sân (Dosa): Tâm sở sân đồng sanh với tâm sân, có trạng thái hung dữ, tàn bạo, nóng nảy, ưu phiền, không vừa ḷng với đối tượng.
3. Si (Moha): Tâm sở si đồng sanh với tất cả tâm bất thiện, có trạng thái si mê, lầm lạc, không biết thực tánh của các pháp.
4. Tà kiến (Ditthi): Tâm sở tà kiến, đồng sanh với tâm tham hợp với tà kiến, có trạng thái thấy sai, chấp lầm ở đối tượng.
5. Ngă mạn (Mana): Tâm sở ngă mạn đồng sanh với tâm tham không hợp với tà kiến, có trạng thái so sánh "Ta" hơn người, bằng người, kém hơn người.
6. Hoài nghi (Vicikiccha): Tâm sở hoài nghi đồng sanh với tâm si, có trạng thái hoài nghi ở đối tượng.
7. Buồn chán (Thina): Tâm sở buồn chán, uể oải, buồn ngũ, đồng sanh với tâm tham, tâm sân, cần sự động viên, có trạng thái không hăng hái, buông bỏ đối tượng.
8. Phóng tâm (Uddhacca): Tâm sở phóng tâm đồng sanh với tâm bất thiện, có trạng thái không an trụ ở đối tượng.
9. Không hổ thẹn (Ahirika): Tâm sở không hổ thẹn đồng sanh với tâm bất thiện, có trạng thái không biết hổ thẹn tội lỗi khi làm điều ác.
10. Không ghê sợ (Anottappa)ï: Tâm sở không ghê sợ đồng sanh với tâm bất thiện, có trạng thái không biết ghê sợ tội lỗi khi làm điều ác.
Trong 10 loại phiền năo nầy, có 3 phiền năo trọng đại: Tham lam (Lobho) là pháp làm cho tâm dính mắc. Sân hận (Doso) là pháp làm cho tâm nóng nảy ưu phiền. Si mê (Moha) là pháp làm cho tâm lầm lạc. Ba phiền năo nầy là nguồn cội của tất cả phiền năo khác, ví như một cây to có 3 nhánh lớn đâm chồi nảy lá ra khắp bốn phía.
B. Ba Loại Phiền Năo Xếp Theo Mức Độ:
1. Phiền năo loại thô (Vitikkamakilesa): Phiền năo loại thô thể hiện ra ở những hành động ác của thân và những lời nói ác của khẩu. Loại phiền năo nầy có thể diệt bằng cách tŕ giới, giữ ǵn giới cho thân và khẩu được trong sạch, và diệt từ từ với thời gian.
2. Phiền năo loại trung (Pariyutthanakilesa): Phiền năo loại trung phát sanh ở trong tâm, làm cho tâm cảm thấy khó chịu, khổ tâm, và ngăn cản mọi thiện pháp. Loại phiền năo này có thể diệt bằng cách hành thiền chỉ (Samatha). Khi chứng đắc bậc thiền, hành giả có thể diệt bằng cách đè nén, chế ngự được loại phiền năo này.
3. Phiền năo vi tế (Anusayakilesa): Phiền năo vi tế ẩn tàng ngấm ngầm trong tâm thức, không hiện rơ. Loại phiền năo nầy chỉ có thể diệt bằng cách hành thiền minh sát (Vipassana). Khi chứng đắc Thánh Đạo Tuệ, hành giả mới có thể đoạn tuyệt được loại phiền năo nầy.
C. 1.500 Loại Phiền Năo Tính Rộng:
10 loại phiền năo vừa kể trên, khi chúng liên quan đến đối tượng làm nhân duyên để phát sinh phiền năo, tạo thành 1.500 loại phiền năo.
1.500 loại phiền năo được tính như sau đây:
Có 75 pháp làm đối tượng của phiền năo: Tâm (Lokiyacitta) là 1 pháp v́ cùng có một trạng thái biết đối tượng. Tâm sở (Citasika) là 52 pháp v́ mỗi tâm sở có một trạng thái riêng biệt. Sắc (Rupa) có 18 pháp (đất, nước, gió, lửa, nhăn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc, nữ căn, nam căn, tâm chất, mạng căn, gọi chung là Nipphanna rupa) hiện hữu thật rơ ràng. Trạng thái của sắc có 4 pháp: Hư không (Akasa), Sanh (Jati), Già (Jara)ø, Tiềm thức (Bhavanga). Như vậy 1 + 52 + 18 + 4 = 75 pháp có thể làm đối tượng của phiền năo.
75 pháp này làm đối tượng của phiền năo ở bên trong ḿnh, là kẻ thù bên trong. 75 pháp này làm đối tượng của phiền năo ở bên ngoài ḿnh, là kẻ thù bên ngoài. Đối tượng của phiền năo bên trong ḿnh có 75 pháp và bên ngoài ḿnh có 75 pháp gồm lại thành cả thảy 150 pháp, nhân với 10 loại phiền năo (Tham, Sân, Si, Kiêu mạn, Nghi ngờ, Tà kiến, Buồn chán, Phóng tâm, Không hổ thẹn, Không ghê sợ) 150 x 10 = 1.500 loại phiền năo.
Thật ra, chỉ có 10 phiền năo bên trong tâm bất thiện của ḿnh mới trực tiếp làm khổ ḿnh, c̣n phiền năo bên ngoài của người khác không trực tiếp làm khổ ḿnh được, nếu ḿnh không tiếp nhận. Thí dụ, người ta mắng chưởi, đánh đập ḿnh. Nếu ḿnh có tâm nhẫn nại, không sân hận, phiền năo không sanh, th́ ḿnh không bị khổ tâm. Nếu tâm phiền năo sân hận phát sanh, th́ chính phiền năo bên trong ḿnh làm cho ḿnh khổ tâm, hoàn toàn không phải phiền năo bên ngoài của người khác làm cho ḿnh khổ tâm.
C̣n phần khổ thân thuộc về quả của nghiệp th́ không một ai tránh khỏi, dầu là Đức Phật hay chư bậc A La Hán. Đức Phật và bậc Thánh A La Hán diệt đoạn tuyệt được tất cả 1.500 loại phiền năo rồi, nên hoàn toàn không c̣n khổ tâm nữa. Nhưng c̣n sắc thân, các ngài vẫn c̣n khổ thân cho đến khi hết tuổi thọ tịch diệt Niết bàn, chấm dứt sinh tử luân hồi trong ba giới bốn loài. Khi ấy mới thật là giải thoát hoàn toàn mọi cảnh khổ.
D. 108 Loại Tham Ái:
Nghiệp được dẫn dắt bởi Tham ái (Tanha). Tham ái là tâm sở tham (lobha cetasika). Có tất cả là 108 loại tham ái. Cách tính 108 loại tham ái dựa trên 6 đối tượng, 3 tính chất, 2 bên, và 3 thời như sau:
1. Sáu đối tượng của tham ái là:
- Sắc ái: Sắc trần là đối tượng của tham ái.
- Thanh ái: Thanh trần là đối tượng của tham ái.
- Hương ái: Hương trần là đối tượng của tham ái.
- Vị ái: Vị trần là đối tượng của tham ái.
- Xúc ái: Xúc trần là đối tượng của tham ái.
- Pháp ái: Pháp trần là đối tượng của tham ái.
2. Ba tính chất của tham ái là:
- Ái dục (Kamatanha): Tham ái đắm ch́m trong 6 cảnh trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
- Ái hữu (Bhavatanha): Tham ái trong 6 cảnh trần hợp với thường kiến và tham ái trong thiền hữu sắc, thiền vô sắc, trong cơi sắc giới, cơi vô sắc giới.
- Ái phi hữu (Vibhavatanha): Tham ái trong 6 cảnh trần hợp với đoạn kiến.
4. 2 bên của tham ái là:
- Bên trong: Tham ái phát sinh bên trong ḿnh.
- Bên trong: Tham ái phát sinh bên ngoài người khác.
5. 3 thời gian của tham ái là:
- Quá khứ: Tham ái phát sinh ở thời quá khứ.
- Hiện tại: Tham ái phát sinh ở thời hiện tại.
- Vị lai: Tham ái phát sanh ở thời vị lai.
Như vậy, tham ái phát sanh cho 6 đối tượng, nhân với 3 tính chất, 2 bên, và ba thời thành 108 loại (6 x 3 x 2 x 3 = 108). Tham ái nầy là nhân phát sinh cái khổ của sự tái sinh, dẫn đến khổ già, khổ bệnh, khổ chết và bao nhiêu nỗi thống khổ khác không sao kể xiết được.
E. Một Số Loại Phiền Năo Khác:
1. Pháp trầm luân (Asava hay cankers): Có 3 loại: Trầm luân trong ngũ dục (Kamasava), trầm luân trong kiến thức hay tà kiến (Ditthasava), trầm luân trong vô minh (Avijjasava).
2. Điều lầm lạc (Vipallasa hay perversions): Có 3 loại: Tư tưởng lầm lạc (sannavipallasa), Tâm lầm lạc (Cittavipallasa), Kiến thức lầm lạc (Ditthivipallasa) xem những ǵ vô thường là thường, đau khổ là hạnh phúc, vô ngă là ngă, bất tịnh là tịnh.
3. Pháp ngũ ngầm (Anusaya): Có 7 loại: T́nh dục ngũ ngầm (Kamaraganusaya), Tà kiến ngũ ngầm (Ditthanusaya), Sân hận ngũ ngầm (Patighanusaya), Hoài nghi ngũ ngầm (Vicikiccha), Ngă mạn ngũ ngầm (Mananusaya), Ái hữu ngũ ngầm (Bhavaraganusaya), Vô minh ngũ ngầm (Avijjanusaya).
4. Tư vị và đi sai đường (Agati): Có 4 loại: Tư vị v́ thương (Chandagati), Tư vị v́ giận ghét (Dosagati), Tư vị v́ si mê (Mohagati), Tư vị v́ sợ (Bhayagati).
5. Điều ràng buộc (Gantha): Có 4 loại: Ràng buộc thân sắc trong sự thèm muốn (Abhijjhakaya gantha), Ràng buộc tâm trong sự thù oán và mong hại người (Byapadakaya gantha), Ràng buộc v́ tập quán và chấp lễ cúng tế (silabbattaparamasakaya gantha), Ràng buộc v́ chấp ư kiến của ta là chơn chánh, chắc thật, c̣n ư của người khác là sai lầm (Idamsaccbhinivesakaya gantha).
6. Vực thẳm, bảo táp, hay nạn hồng thủy (Ogha): Có 4 loại: Cơn băo ngũ dục (Kamaogha), cơn băo tam giới (Bhavogha), cơn băo tà kiến (Ditthogha), Cơn băo vô minh (avijjogha).
7. Cố chấp (Upadana): Có 4 loại: Cố chấp trong ngũ dục (Kamupadana), Cố chấp trong kiến thức hay tà kiến (Dittupadana), Cố chấp trong tập quán, trong lễ cúng tế thần thánh (Silabbattupadana), Cố chấp trong thân này có bản ngă (Attavadupadana).
8. Bỏn xẻn (Macchariya): Có 5 loại: Bỏn xẻn về chỗ ở (Avasa macchariya), Bỏn xẻn về gia quyến, môn đồ, đảng phái (Kula macchariya), Bỏn sẻn về sự khen tặng và sắc tốt (Vanna macchariya), Bỏn sẻn về lợi lộc (Labha macchariya), Bỏn sẻn về giáo pháp (Dhamma macchariya).
9. Pháp thế gian (Lokadhamma): Có 8 loại: Được nhận lợi lộc và của cải (Labho), Mất lợi lộc và của cải (Alabho), Được danh vọng, nổi tiếng (Yaso), Mất danh vọng và tiếng tăm (Ayaso), Bị chê bai, phỉ báng, soi mói lỗi lầm, làm cho nhục nhă (Ninda), Được khen hoặc làm cho sung sướng (Pasamsa), Được vui vẻ (Sukha), Bị khổ (Dukkho).
10. Pháp nhơ bẩn (Mandila): Có 9 loại: Hờn giận (Kodha), Vong ơn bội nghĩa (Makkha), Issa (ganh tỵ), Bỏn xẻn (Macchariya), Làm bộ, giả dối (Maya), Khoe khoang (Satheyya), Nói láo (Musa), Tham muốn những điều xấu xa tội lỗi (Papiccha), Tà kiến (Micchaditthi).
11. Pháp tà vạy (Micchatta Dhamma): Có 10 loại: Tà kiến (Micchaditthi), Tà tư duy (Miccha sankappo), Tà ngữ (Miccha vaca), Tà nghiệp (Miccha Kammanto), Tà tinh tấn (Miccha vayamo), Tà niệm (Miccha sati), Tà định (Miccha samadhi), Tà huệ (Miccha nanam), Miccha vimutti (Tà giải thoát).
12. Nghiệp ác (Akusalakammapatha): Có 10 loại và c̣n gọi là Thập ác: Sát sanh (Panatipato), Trộm cắp (Adinnadanam), Tà dâm (Kamesu micchacaro), Nói dối (Musavado), Nói đâm thọc (Pisunavaca), Nói lời độc ác, chưởi rủa (Pharusavaca), Nói lời vô ích, viễn vong (Samphappalapo), Tham lam (Abhijjha), Thù oán mong hại người (Byapada), Tà kiến (Micchaditthi).
13. Pháp thằng thúc (Samyojana): Có 10 loại: Thân kiến (Sakkayaditthi), Hoài nghi về nhân quả (Vicikiccha), Chấp theo lễ cúng tế thần thánh, chấp theo tập quán (giới cấm thủ) (Silabbataparamasa), Vui thích t́nh dục (Kamachanda), Thù oán mong hại người (Byapada), Mê thích trong cảnh sắc (Ruparaga), Vui thích cảnh vô sắc (Aruparaga), Ngă mạn, cống cao (Mana), Phóng tâm (Uddhacca), Vô minh (Avijja).
14. Tâm ác (Akulasacittuppada): Có 12 loại: 8 tâm san tham (Lobhamula), 2 tâm sân hận (Dosamula), 2 tâm si mê (Mohamula).
F. Tiền Khiên Tật (Vasana):
Đức Bồ tát Siddharttha không những đă diệt đoạn được tất cả 1.500 loại phiền năo, 108 loại tham ái mà c̣n có khả năng tận diệt được mọi tiền khiên tật (vasana) do tích lũy từ vô lượng kiếp ở quá khứ.[ii] Cho nên, mỗi hành vi cử chỉ đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng của Đức Phật không thể nào có thể chê trách được.
Bậc Thánh Thanh Văn A La Hán chỉ có khả năng diệt đọn được 1.500 loại phiền năo và 108 loại tham ái mà thôi, chứ không thể diệt hết tiền khiên tật. Ngài Xá Lợi Phất, người đă đắc quả A la hán và là một trong các đệ tử lớn của Phật làm thí du,ï khi đi tŕ b́nh, có thói quen nhảy qua các ḍng suối hay vũng nước nhỏ v́ một trong những kiếp trước của ngài, ngài đă từng là khỉ. Thói quen nhảy tới nhảy lui của khỉ vẫn c̣n sót lại trong bản chất của ngài. Ngài Pilindavaccha, một vị A la hán sống cùng thời với Đức Phật. Trong liên tục hơn năm trăm kiếp, ngài Pilindavaccha đă được sinh ra trong một họ tộc Bà La Môn rất kiêu ngạo và khinh người. Họ tộc nầy xem tất cả người ngoại tộc là vô lại và thường gọi những người phục vụ là "Tên vô lại nầy" hay "Kẻ du thủ du thực kia". V́ chưa hoàn toàn loại trừ được những vết tích của tâm kiêu ngạo nầy, nên dù không cố ư và đă đắc quả A La Hán, ngài Pilindavaccha vẫn vô ư phạm phải lỗi này. Lỗi của ngài không phải xuất phát từ tâm kiêu mạn của người quư tộc mà là từ một thói quen được lập đi lập lại nhiều lần trong quá khứ.[iii]
Tóm lại, Đức Bồ tát Siddharttha diệt đoạn được tất cả 1.500 loại phiền năo, 108 loại tham ái không c̣n dư sót, hoàn toàn quét sạch tất cả các tiền khiên tật c̣n sót lại trong tâm bằng 4 Thánh Đạo Tuệ dưới cội Bồ Đề vào canh chót đêm rằm tháng tư (âm lịch) trở thành bậc Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị đầu tiên trong toàn thế giới chúng sanh. V́ thế, Ngài có được ân đức Araham hay Ứng Cúng--Bậc đáng cho chư thiên và loài người đănh lễ và cúng dường.
II. ĐỨC PHẬT LÀ BẬC ĐĂ PHÁ HỦY V̉NG LUÂN HỒI TRONG BA GIỚI BỐN LOÀI:
Định nghĩa nầy dựa trên 2 nhân tố của từ Araham: Ara có nghĩa là nan hoa của bánh xe và Hata là người bẻ găy. Sở dĩ bánh xe luân hồi tiếp tục lăn được là nhờ sự chống đỡ của những nan hoa được cấu trúc theo ṿng tṛn giống như những cánh hoa chung quanh trục của bánh xe. Bẻ găy những nan hoa nầy, bánh xe hoàn toàn mất tác dụng.
A. Bánh Xe Luân Hồi:
Trong đạo Phật, biểu tượng Bánh xe luân hồi (Samsaracakka) có những ư nghĩa như sau:
- Vô minh và ái hữu (avijja) làm đùm xe hay trục của bánh xe.
- 3 pháp hành (sankhara) là hành thiện (punnabhi sankhara), hành ác (apunnabhi sankhara), hành điềm tỉnh, không lay động (anenjabhi sankhara) trong cơi dục giới và sắc giới là những nan hoa hay căm xe. - 29 tác ư (cetana) là 12 tác ư ác (akusala cetana), 8 tác ư đại thiện (mahakusala), 5 tâm lành trong sắc giới (Rupavacara kusala), 4 tâm lành trong Vô sắc giới (Arupavacara jusala) làm đầu nan hoa hay căm xe tra vào đùm.
- Những tác ư tạo nghiệp ác là những nan hoa của bánh xe lăn trong 4 cơi ác (Apaya).
- Những tác ư tạo nghiệp thiện sẽ là những nan hoa của bánh xe lăn trong cơi vô sắc giới.
- Khi những hành động tạo nghiệp nầy sinh khởi, chúng sẽ khởi động và thúc đẫy cổ xe lăn bánh.
- Năng lực phát sinh từ những hành động tạo nghiệp nầy sẽ được chuyển ra phía bên ngoài vành bánh xe mà đạo Phật cho là sẽ dẫn đến sự già (Jara) và sự chết (Maranam).
Tóm lại, vô minh được ví như cái đùm xe v́ là nơi quy hội của các nhân duyên. Sự già và sự chết được ví như vành xe v́ hằng lăn tṛn đi tới và đưa chúng sanh từ cảnh nầy đến cảnh khác. Ba pháp hành ví như căm bánh xe v́ bị sự sanh và sự chết bao chung quanh.
Khi bánh xe ấy được ráp vào thùng xe là Tam giới, nó sẽ là bánh xe luân hồi. Sự sống trong ba cơi dục giới, sắc giới, và vô sắc giới được mô tả như là "thùng xe" v́ tam giới là nơi sanh và trú của chúng sanh. Sự sinh khởi không ngừng nghỉ của năm uẩn (khanda), 6 căn (ayatana) và 6 trần được xem như là "bánh xe" của cỗ xe ngựa luân hồi sinh tử nầy. Bốn pháp trầm luân (Asava) gồm trầm luân trong ái dục hay ngủ trần (Kamasavo), trầm luân trong tam giới (Bhavasavo), trầm luân trong kiến thức (Ditthasavo), trầm luân trong vô minh (Avijjasavo) ví như cái gọng xe v́ các pháp ấy là chủ động, hằng lôi kéo chúng sanh đến chỗ sanh và chỗ diệt.
Muốn chấm dứt luân hồi sinh tử, không có cách nào khác là phá đi năng lực khởi động bánh xe, nói khác đi là chặt đứt những nan hoa của bánh xe mà thực chất là những hành động tạo nghiệp thiện hoặc bất thiện xuất phát từ tâm thức của chúng sanh. Đức Phật đă làm việc nầy bằng cách đứng vững vàng trên hai chân là Sự tinh tấn (Viriya), trên mặt đất bằng phẳng là Giới (Sila), dùng hai tay là Đức Tin (Saddha) cầm cây gươm bén là Trí tuệ (Panna) chặt ră, phá tan từng mảnh cái xe luân hồi ấy dưới cội bồ đề, từ đây không c̣n chở Ngài quanh quẩn trong ba cơi, sáu đường được nữa.[iv]
B. Pháp Thập Nhị Duyên Sanh:
1. Nhân quả liên quan:
Ṿng luân hồi cũng là tượng trưng của pháp "Thập nhị nhân duyên" gồm 12 chi:
- Do vô minh làm duyên, nên hành sanh.
- Do hành làm duyên, nên thức sanh.
- Do thức làm duyên, nên danh sắc sanh.
- Do danh sắc làm duyên, nên lục nhập sanh.
- Do lục nhập làm duyên, nên lục súc sanh.
- Do lục súc làm duyên, nên lục thọ sanh.
- Do lục thọ làm duyên, nên lục ái sanh.
- Do lục ái làm duyên, nên tứ thủ sanh (Tứ thủ là thủ về ngũ dục, thủ về kiến thức, thủ về nghi lễ cúng tế, thủ rằng có ta).
- Do tứ thủ làm duyên, nên nhị hữu sanh (Nhị hữu là hữu nghiệp kammabhava và hữu sanh uppattibhava).
- Do nhị hữu làm duyên, nên tái sanh sanh.
- Do tái sanh làm duyên, nên lăo tử ... sanh
Từ vô minh đến lăo tử gồm 12 chi pháp. Pháp nầy làm duyên để sanh pháp kia là quả; pháp quả ấy trở lại làm duyên để sanh pháp quả khác, và cứ như vậy duyên quả liên hoàn với nhau thành ṿng luân hồi, không có chỗ bắt đầu và cuối cùng. Như vậy vô minh là nhân duyên của quá khứ, không phải là nhân bắt đầu, v́ vô minh c̣n là quả của 4 pháp trầm luân. Như Đức Phật dạy: "Asavasamudaya avijjasamudayo..." (Do có sự sanh của bốn pháp trầm luân, nên có sự sanh của vô minh).
2. Tam Luân:
Ṿng luân hồi thập nhị nhân duyên sanh này phân chia làm Tam luân, chuyển biến theo chiều hướng nhất định:[v]
- Phiền năo luân: Gồm có vô minh, lục ái và tứ thủ.
- Nghiệp luân: gồm có nghiệp hữu và hành.
- Quả luân: gồm có cảnh hữu, thức, danh sắc, lục nhập, lục xúc, lục thọ, sanh, lăo tử.
Theo ṿng luân hồi th́ không thể biết được chỗ bắt đầu và chỗ cuối cùng, nên chỉ nhận biết theo định luật nhân quả, mà nhân quả theo pháp thập nhị duyên sanh, th́ mỗi chi pháp không thuần chỉ là nhân, là quả, mà sự thật, mỗi chi pháp là quả của pháp trước, trở lại làm nhân duyên của pháp sau, và cứ tiếp tục như vậy theo định luật nhân quả liên hoàn tiếp nối với nhau thành ṿng luân chuyển không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, từ vô thủy đến vô chung, trong ṿng sanh tử luân hồi trong ba giới bốn loài; thường chỉ có thể thấy rơ sự thay đổi về phần sắc thân hay gọi là sắc uẩn mà thôi; c̣n về tâm gọi là danh uẩn có 4 uẩn (thọ, tưởng, hành, thức) liên quan nhân duyên sanh rồi diệt, diệt rồi sanh liên tục không ngừng từ đời nầy sang đời khác, từ vô thủy đến vô chung đối với chúng sinh c̣n vô minh và tham ái.
Ṿng luân hồi "Thập nhị duyên sanh" luân chuyển, biến đổi theo ba luân: Phiền năo luân--Nghiệp luân -- Quả luân -- Phiền năo luân...
a. Phiền năo luân khiến tạo nghiệp luân:
Chúng sanh c̣n vô minh, lục ái, tứ thủ làm nhân duyên khiến tạo nên thiện nghiệp, bất thiện nghiệp do thân, khẩu, ư.
(1) Phiền năo làm nhân duyên tạo thiện nghiệp:
Số chúng sinh do vô minh không biết rơ chân lư Tứ Thánh Đế, không biết khổ của ngũ uẩn, do đó, muốn hưởng sự an lạc tạm thời nên tạo mọi thiện nghiệp như: Dục giới thiện nghiệp cho quả an lạc ở cơi dục giới. Sắc giới thiện nghiệp cho quả an lạc ở cơi sắc giới. Vô sắc giới thiện nghiệp cho quả an lạc ở cơi vô sắc giới. Sự an lạc trong cơi tam giới nầy không phải là chân lư, mà chúng chỉ có tính cách tạm thời tùy theo năng lực của thiện nghiệp ấy.
(2) Phiền năo làm nhân duyên tạo bất thiện nghiệp:
Số chúng sanh do vô minh không biết rơ bất thiện nghiệp (ác nghiệp) cho quả khổ ở kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp ở vị lai. Và cũng có số chúng sanh dầu nghe hiểu biết bất thiện nghiệp cho quả khổ như vậy, nhưng v́ vô minh, tham ái, có nhiều năng lực quá, nên xui khiến tạo mọi bất thiện nghiệp bằng thân như: sát sanh, trộm cắp, tà dâm; bằng lời nói như nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích; bằng ư như tham lam, thù hận, tà kiến.
Như vậy gọi là Phiền năo luân khiến tạo Nghiệp luân.
b. Nghiệp luân cho quả luân:
Chúng sanh c̣n phiền năo đă tạo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp, th́ ắt phải thọ quả của thiện nghiệp, bất thiện nghiệp ấy.
Nếu thiện nghiệp cho quả, chúng sanh được thọ hưởng quả báu an lạc ở kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai như sau:
(1) Quả báu ở kiếp hiện tại:
Mắt được nh́n thấy những h́nh ảnh đáng hài ḷng. Tai được nghe những âm thanh đáng hài ḷng. Mũi được ngửi những mùi đáng hài ḷng. Lưỡi được nếm những vị đáng hài ḷng. Thân được tiếp xúc êm ấm, đáng hài ḷng. Tâm được an lạc...
(2) Quả báu kiếp vị lai:
Dục giới thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người, sẽ là người lục căn đầy đủ, giàu sang phú quư... hoặc tái sinh làm chư thiên ở trong 6 cơi trời dục giới, sẽ hưởng sự an lạc, sự sống lâu ở cơi trời ấy cho đến hết tuổi thọ. Sắc giới thiện nghiệp, đó là 4 bậc thiền hữu sắc, sẽ cho quả tái sinh làm phạm thiên trong 16 cơi trời sắc giới tùy theo bậc thiền sở đắc của ḿnh, và sẽ hưởng sự an lạc vi tế hơn ở cơi dục giới, sự sống lâu theo tuổi thọ của cơi trời sắc giới ấy. Vô sắc giới thiện nghhiệp, đó là 4 bậc thiền vô sắc, sẽ cho quả tái sinh làm phạm thiên có tứ uẩn (không có sắc uẩn) trong 4 cơi trời vô sắc giới tùy theo bậc thiền sở đắc của ḿnh và sẽ hưởng sự an lạc vi tế hơn ở cơi trời sắc giới, sự sống lâu theo tuổi thọ của cơi trời vô sắc giới ấy.
c. Quả luân sinh phiền năo luân:
Quả luân là sự hiện hữu của mỗi chúng sanh trong tam giới: chúng sinh có ngũ uẩn ở cơi dục giới và cơi sắc giới, hoặc chúng sinh có tứ uẩn (không có sắc uẩn) ở cơi vô sắc giới, hoặc chúng sinh có nhất uẩn là sắc uẩn (không có danh uẩn), ở cơi sắc giới Vô tưởng thiên. Tất cả chúng sinh này đều chưa diệt đoạn tuyệt được phiền năo, vô minh, tham ái..., cho nên khi có nhân duyên th́ phiền năo phát sanh, khiến tạo nên thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp, rồi trở lại ṿng tam luân chuyển biến không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, từ vô thủy đến vô chung trong ṿng khổ sanh tử luân hồi trong ba giới bốn loài.
Ba luân nầy chuyển biến theo định luật nhân quả như: Phiền năo luân là Nhân - Nghiệp luân là quả ; Nghiệp luân là nhân - Quả luân là quả; Quả luân là nhân - Phiền năo luân là quả và tiếp tục như vậy thành ṿng tam luân.
Trong khi nhập đại định trọn 7 ngày đêm dưới cội bồ đề, Đức Phật đă xem xét thật vi tế sự sanh ra và sự diệt tắt của mỗi nhân duyên, xem thuận rồi xem nghịch, cho đến khi phát sanh trí tuệ thấy rơ các pháp hửu vi đều do nguyên nhân mà sanh ra, khi nguyên nhân bị diệt đi th́ các pháp ấy cũng diệt tắt theo. Khi thấy rỏ như thế rồi, Đức Thế Tôn diệt đoạn tuyệt được tất cả 1.500 loại phiền năo, nhổ tận gốc rễ của vô minh và tham ái bằng 4 Thánh Đạo Tuệ. Từ đó, ṿng tam luân tan ră và Đức Phật trở thành bậc Araham với ư nghĩa là Ngài phá hủy ṿng luân hồi sanh tử trong ba giới bốn loài.
3. ĐỨC PHẬT LÀ BẬC KHÔNG BAO GIỜ HÀNH ĐIỀU ÁC Ở NƠI KÍN ĐÁO:
Giải thích nầy dựa trên 2 nhân tố gốc của từ Araham. A là không; Raha là xấu. Nơi kín đáo là nơi không một ai thấy, không một ai nghe, không một ai biết, cũng không có một ai nghi ngờ. Đối với người c̣n bất thiện tâm, nơi kín đáo là nơi dễ hành ác do thân, khẩu, ư v́ không sợ ai chê trách. Tuy nhiên đức Phật th́ khác. V́ đă hoàn toàn tận diệt được tất cả phiền năo, bất thiện tâm không c̣n nữa. Nên thân, khẩu, ư của ngài lúc nào cũng hoàn toàn trong sạch thanh tịnh. Cho nên, dầu ở nơi kín đáo, không một ai thấy, không một ai nghe, không một ai biết, không một ai nghi ngờ, Đức Thế Tôn cũng không bao giờ hành ác do thân, khẩu, ư nữa.
Do đó, Đức Phật có ân đức Araham v́ ngài không bao giờ hành điều ác ở nơi khuất lấp.
4. ĐỨC PHẬT LÀ BẬC XỨNG ĐÁNG THỌ NHẬN SỰ LỄ BÁI CÚNG DƯỜNG CỦA CHƯ THIÊN VÀ NHÂN LOẠI:
Đức Thế Tôn là bậc cao thượng nhất trong tất cả thế giới chúng sinh. Thật vậy, trong toàn thế giới chúng sanh không có một người, một Sa môn, Bà La Môn, Chư thiên, Phạm thiên ... nào cao thượng hơn Đức Thế Tôn về Giới, Định, Tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Chỉ Đức Thế Tôn mới có đầy đủ 5 pháp: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến hoàn toàn thanh tịnh mà thôi. V́ vậy, Đức Thế Tôn là bậc xứng đáng cho chúng sinh lễ bái cúng dường. Chúng sinh lễ bái cúng dường rồi, sẽ được quả báo cao quư, sự tiến hóa, sự lợi ích, sự an lạc lâu dài. Như Đức Phật dạy: "Này chư Tỳ kheo, bậc cao thượng nhất, khi xuất hiện trên thế gian để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho phần đông chúng sinh, để tế độ chúng sinh, nhân loại, chư thiên, phạm thiên. Bậc cao thượng độc nhất ấy là ai?
Bậc cao thượng độc nhất ấy chính là Như Lai, bậc Araham, bậc Chánh Đẳng Giác.
"Này chư Tỳ kheo, Như Lai là bậc cao thượng độc nhất, khi xuất hiện trên thế gian để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho phần đông chúng sinh, nhân loại, chư thiên, phạm thiên"[vi]
Đức Phật có ân đức Araham với ư nghĩa là bậc xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của tất cả chúng sinh. Sự cúng dường ấy, ít hay nhiều, hèn hạ hoặc cao quư, thí chủ là bậc vua chúa oai quyền hoặc là hạng cùng đinh nghèo khó, đều được phước báo vô lượng nếu có đức tin vững chắc vào lư nhân quả và có tâm lành với đầy đủ 3 tác ư trong sự cúng dường. Đó là tác ư trong sạch đầu tiên toan tính sự dâng cúng (Pubbacetana), tác ư trong sạch khi dâng cúng (Munncana cetana), tác ư thỏa thích sau khi dâng cúng (Aparaparacetana).[vii]
Trong kinh Dipani có câu: "Tiddhante nibbute capisanam cettam samebhale" nghĩa là: "Khi Phật c̣n tại thế hay sau khi đă nhập Niết bàn rồi, nếu có thiện nhân nào, có tâm trong sạch đồng nhau cúng dường đến Phật cũng được phước báu như lúc Ngài c̣n tại thế vậy". Như thế, ta nên tin tưởng rằng dầu khi đức Thế Tôn c̣n tại thế, hay sau khi ngài nhập diệt rồi cũng vậy, quả phước phát sanh do sự cúng dường đến Ngài hoặc đến tháp thờ xá lợi của Ngài, cũng đồng nhau không kém, miễn là thí chủ có đức tin trong sạch và chú tâm lành trong sự phước thiện đồng nhau.
Trong kinh có chép lại rất nhiều sự tích về sự lễ bái cúng dường đức Thế Tôn. Từ các hàng Chư thiên, như Phạm thiên Sahamppati cúng dường Ngài một tràng hoa bằng ngọc to lớn như núi Tu Di, đức Đế Thích (Sakka), Tứ Đại Thiên Vương (Catumaharaja) v.v...; các bậc hoàng đế đồng thời với Ngài như vua Tần Bà Sa (Bimbisara), vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) v.v...; các bậc đại trưởng giả Cấp Cô Độc (Anathapindika) đă cúng dường Phật một khu viên lát bằng vàng và Visakha v.v... đến các hạng cùng đinh nghèo khổ như nàng Sumana Mala dâng bông lài, thầy Bà La Môn Culekasataka dâng khăn choàng v.v... Một thế kỷ sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, hoàng đế A dục (Asoka) xuất của kho ra 96 karof để xây 84 ngàn tu viện và thánh tháp khắp nơi trên vương quốc Jambuidipa[viii].
Tóm lại, chính nhờ Đức Thế Tôn đă xa ĺa và đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền năo, đă phá hủy ṿng luân hồi trong ba giới bốn loài, đă không bao giờ làm điều ác ở nơi kín đáo nên Ngài có danh hiệu là Araham hay Ứng cúng--Bậc xứng đáng thọ nhận lễ bái cúng dường của Chư thiên và loài người.
-ooOoo-
------------------------------------------------------------ --------------------
Về các phiền năo mà Đức Phật đă xa ĺa, xin xem Ḥa Thượng Bửu Chơn. Kinh Ân Đức Tam Bảo. Bản in không xuất bản. Trang 21- 25.
[ii] Đại đức Hộ Pháp. Sách đă dẫn. trang 29
[iii] Min Gun. Sách đă dẫn, trang 370.
[iv] Đại đức Bửu Chơn. Sách đă dẫn, trang 16
[v] Đại đức Hộ Pháp. Sách đă dẫn, trang 31- 37
[vi] Bộ Anguttaranikaya, phần Ekakadhamma. Trích dẫn trong T́m Hiểu Pháp Môn Niệm Phật. Tỳ Kheo Hộ Pháp. Trang 39
[vii] Đại đức Hộ Pháp. Sách đă dẫn, trang 38 - 39. Đại đức Bửu Chơn. Sách đă dẫn, trang 17 - 18.
Về những bậc đáng được cúng dường, chẳng những Đức Phật là bậc siêu nhân cao thượng xứng đáng cho chúng sanh lễ bái cúng dường mà thôi, các bậc Thánh nhân A la hán, A na hàm v.v... khác đă tận diệt phiền năo hay c̣n chút ít phiềm năo nơi tâm, hoặc các hạng phàm nhân có giới đức, tu hành chân chánh theo giáo pháp của Đức Thế Tôn cũng là những bậc đáng thọ lănh vật cúng dường của tín thí.
[viii] Min Gun, sách đă dần. trang 373. Karof là đơn vị tiền tệ ngày xưa của Ấn độ. 1 karof có giá trị tương đương với 10 triệu rupees (đơn vị tiền tệ ở Ấn độ hiện nay).
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 2 of 8: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 4:21am | Đă lưu IP
|
|
|
2. ÂN ĐỨC CHÁNH BIẾN TRI - SAMMA SAMBUDDHO
Bậc giác ngộ tối thượng không thầy chỉ dạy
Trong tiếng Pali, Samma là đúng, chân chánh. Sam là tự ḿnh tỏ ngộ không thầy giáo hóa. Buddho là bậc hoàn toàn giác ngộ, thông suốt các pháp, biết được tất cả những ǵ có thể biết được. Samma Sambuddho là bậc giác ngộ tối thượng không thầy chỉ dạy.
Tại sao Đức Bổn Sư có danh hiệu là Samma Sambuddha mà các vị Phật khác không có danh hiệu nầy?
Trước hết, chúng ta xét trường hợp của Độc giác Phật hay Bích chi Phật (Paccekabuddhas). Giống như Phật Thích ca, Độc giác Phật đă tự ḿnh tu tập và giác ngộ, không có thầy chỉ dạy. Tuy nhiên, khác với Đức Bổn Sư, Độc giác Phật không thể dạy người khác giác ngộ như ḿnh. V́ thế, Độc giác Phật chỉ được danh hiệu Sambuddha mà thôi tức là bậc tự ḿnh giác ngộ. Bây giờ đến trường hợp của các Vị Thánh (Ariya). Giống như Đức Phật Bổn Sư, các vị thánh đă tu tập giác ngộ và có thể dạy đệ tử ḿnh tu tập để giác ngộ. Nhưng sự khác biệt chính giữa các vị thánh và Đức Phật là họ không thể tự ḿnh tu tập và giác ngộ. Họ phải được sự chỉ dạy của Đức Bổn Sư. V́ thế họ chỉ có danh hiệu là Sammabuddha mà thôi tức là bậc có được sự hiểu biết chân chánh. Chỉ có đức Phật Bổn sư mới vừa có thể tự ḿnh tu tập để hoàn toàn giác ngộ và có thể hướng dẫn người khác tu tập và giác ngộ như ḿnh. V́ thế Đức Phật mới có cả hai danh hiệu: Samma Sambuddha.
Đức Phật đă tự ḿnh phát giác, hiểu biết tường tận về 4 chân lư vi diệu là Tứ Diệu đế (Caturariyasacca) và dạy cho chúng sanh giác ngộ về 4 chân lư vi diệu nầy.
Bốn chân lư vi diệu ấy là:
1. Khổ đế (Dukkha ariyasaccam)
2. Tập đế (Samudaya ariyasaccam)
3. Diệt đế (Dukkha nirodha ariyasaccam)
4. Đạo đế (Dukkha nirodha gaminipatipada ariyasaccam)[ii]
Chân lư vi diệu hay Diệu đế (ariyasacca) có nghĩa là:
1. Pháp chắc chắn và chân thật của bậc thánh nhân.
2. Pháp chắc chắn và chân thật dắt dẫn chúng sanh xa ĺa kẻ nghịch là phiền năo. Bậc nào đă đắc pháp Tứ Đế rồi th́ các kẻ nghịch là phiền năo không c̣n tồn tại trong thân tâm nữa.
3. Pháp chắc chắn và chân thật làm cho quả thánh phát sanh tṛn đủ, v́ bậc nào đă đắc pháp Tứ đế rồi th́ trí tuệ phát khởi thấy rơ: "Đây là khổ, đây là nguyên nhân phát sinh sự khổ, đây là nơi diệt khổ, đây là con đường đi đến nơi diệt khổ", có thể đắc đạo quả thánh nhân dễ dàng.
4. Pháp chắc thật đáng tôn quư. Tôn quư v́ tính cách hiển nhiên, chân thật của Tứ đế: Khổ, thật có trên thế gian nầy. Nguyên nhân phát sinh sự khổ, nguyên nhân ấy có thật. Nơi diệt khổ, nơi ấy có thật. Con đường đi đến nơi diệt khổ, con đường ấy có thật.
I. KHỔ ĐẾ:
Khổ đế là những điều thống khổ hiển nhiên mà chúng sanh ở đời không ai tránh được.
Có 12 sự khổ:
- Khổ sanh (Jatidukkham).
- Khổ già (Jaradukkham)
- Khổ đau (Byadhi dukkham)
- Khổ chết (Marana dukkham)
- Khổ v́ buồn rầu thương tiếc (Soka dukkham)
- Khổ v́ khóc than kể lể (Parideva dukkham)
- Khổ v́ sự khổ (Dukkha dukkham)
- Khổ v́ phiền muộn (Domanassa dukkham)
- Khổ v́ khó chịu và bực tức (Upayasa dukkham)
- Khổ v́ không ưa mà phải gần (Appiyehi sampayoga dukkham)
- Khổ v́ thương mến mà phải xa ĺa (Piyehi vippayoga dukkham)
- Khổ v́ muốn mà không được như ư, thất vọng (Yampiccham na labhati tampi dukkham)
Chữ "khổ" (Dukkha) nếu giải tóm tắt th́ chỉ có cái khổ về ngũ uẩn. V́ ta chấp là trong ngũ uẩn nầy, có ta, cho sắc thân là ta, là của ta... và chấp thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng như thế ấy, nên các sự khổ năo mới phát sinh lên được. Một lẽ nữa, ngũ uẩn là nguồn cội, là nơi chứa chất các sự thống khổ, v́ có thân ngũ uẩn nầy mới có khổ sanh, khổ già, khổ đau, khổ chết...
Tóm lại, khổ đế là ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp trong tam giới là pháp nên biết. Chính Đức Phật tự ḿnh đă biết rơ xong rồi.
II. TẬP ĐẾ:
Nguyên nhân sinh ra khổ là ḷng ái dục (Tanha). Ḷng ái dục có mănh lực ngấm ngầm trong tâm của tất cả phàm nhân, khiến cho chúng sanh ước ao t́m kiếm và cố giữ lấy những vật vừa ḷng đẹp ư, say mê, quyến luyến, theo ngũ trần không ngừng nghỉ. Chính ḷng ái dục dắt dẫn chúng sinh trầm luân từ kiếp này sang kiếp khác, trong ṿng sanh tử vô cùng vô tận.
Có 3 loại ái dục:
a. Tâm ham muốn và say mê theo ngủ trần, hoặc ước muốn được sanh làm người hoặc làm trời trong 6 cơi dục giới (Kama tanha)
b. Tâm ham muốn sanh về cơi trời sắc giới (Bhava tanha)
c. Tâm ham muốn sanh về cỏi vô sắc giới
Nếu kể rộng, ḷng ái dục có 108, như đă giải thích trong phần ân đức Ứng cúng (Araham)[iii]. Ái dục là nguyên nhân phát sinh ra các sự thống khổ. Nếu ái dục diệt th́ các sự khổ năo cũng diệt theo. Ái dục là pháp nên diệt. Chính đức Phật đă tự ḿnh diệt tất cả xong rồi.
III. DIỆT ĐẾ
Diệt đế là nơi diệt trừ hoàn toàn các sự khổ, tức là Niết Bàn. Niết Bàn theo tiếng Pali là Nibbana, tiếng Sanscrit là Nirvana. Ni có nghĩa là ra khỏi hoặc không c̣n. Vana có nghĩa là phiền năo hoặc tam giới.
Niết bàn có 32 nghĩa, nhưng nếu giải thích tóm tắt, đại khái có 2 nghĩa như sau:
A. Niết Bàn là trạng thái của tâm: Niết Bàn là trạng thái tâm đă đoạn tuyệt, diệt trừ hẳn ái dục. Ḷng ái dục phát sanh lên do sự tiếp xúc của lục căn (nhăn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ư) với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Nếu thu thúc lục căn cho thanh tịnh, không cho duyên theo, quyến luyến theo lục trần, th́ ḷng ái dục không c̣n phát sinh lên được. Ḷng ái dục đă diệt trừ th́ các sự khổ năo cũng diệt theo không dư sót.
B. Niết Bàn là nơi hoặc cơi: Niết bàn là nơi tịch tịnh, không có sanh, già, đau, chết, là cơi ngoài tam giới (xuất thế gian).
Đức Phật và các bậc A la hán đă đắc 2 Niết Bàn[iv]:
1. Phiền năo Biết Bàn (Kilesa Nibbanam) hoặc Hữu dư Niết Bàn (Saupadisesa nibbanam) là trạng thái tâm các bậc thánh nhân, ngay trong kiếp chót, đă diệt tận ái dục phiền năo, đă được giác ngộ và giăi thoát. Nhưng các vị nầy vẫn c̣n thân ngũ uẩn.
Đức Phật đă đắc Phiền năo Niết Bàn khi Ngài ngự dưới cội Bồ Đề, toàn thắng bọn Ma vương, dứt tuyệt Tham, Sân, Si, ngă chấp, tà kiến cùng 1.500 phiền năo và 108 ái dục xa ĺa tâm ngài như các giọt nước ĺa khỏi lá sen. Khi đă đắc Hữu dư Niết bàn, Ngài có tuyên ngôn như sau:
Khi Như Lai đang t́m người thợ (ái dục) là người cất cái nhà tức là thân tứ đại của Như Lai mà chưa gặp được, Như Lai hằng bị luân hồi trải qua vô lượng kiếp. Sự sanh ấy hằng đem những điều thống khổ đến cho Như Lai không ngừng nghỉ.
Nầy người thợ làm nhà kia! Như Lai đă t́m thấy ngươi rồi! Từ đây ngươi không c̣n cất nhà là thân tứ đại của Như Lai được nữa. Sườn nhà là các phiền năo của ngươi, Như Lai đă bẻ găy rồi. Nóc nhà là Vô minh mà ngươi đă tạo đó, Như Lai cũng đă phá tan rồi. Hiện nay, tâm Như Lai đă đắc Niết Bàn, ĺa khỏi sắc tướng. Như Lai đă liểu chứng quả A la hán là pháp tiêu diệt tất cả Ái dục rồi!
2. Ngủ uẩn Niết bàn (Khandha Nibbanam) hoặc Vô Dư Niết Bàn (Anupadisesa Nibbanam) là khi tuổi thọ đă đến lúc cùng tận, các bậc Thánh nhân ấy rời khỏi thân ngủ uẩn nhập vào cơi tịch tịnh, không c̣n sanh tử luân hồi nữa.
Đức Phật đem giáo lư cao thượng ra giảng giải tế độ chúng sanh trọn 45 hạ, đến khi phận sự đă viên dung, Ngài đến gần kinh thành Câu thi na (Kusinara), an ngọa dưới hai cây long thọ, nhập định rồi viên tịch. Lúc ấy Ngài tịch diệt cả ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Như thế gọi là Ngũ uẩn Niết Bàn.
Do đó Niết bàn là pháp nên chứng ngộ. Chính Đức Phật tự ḿnh đă chứng ngộ Niết bàn xong rồi.
IV. ĐẠO ĐẾ:
Đạo đế là con đường đi đến nơi diệt khổ. Con đường ấy là Bát Chánh Đạo (Ariyatthanika Magga), gồm có 8 chi:
1. Chánh kiến (Samma Ditthi) là thấy biết chân chính.
2. Chánh tư duy (Samma Sankappa) là suy nghĩ chân chính, chính hướng tâm.
3. Chánh ngữ (Samma Vaca) là lời nói chân chính.
4. Chánh nghiệp (Samma Kammata) là sự làm chân chánh.
5. Chánh mạng (Samma Ajiva) là sự nuôi mạng chân chánh.
6. Chánh tinh tấn (Samma Vayama) là sự cố gắng chân chánh.
7. Chánh niệm (Samma Sati) là sự ghi nhớ chân chánh.
8. Chánh định (Samma samadhi) là định tâm chân chính.
Bát chánh đạo chia ra làm 3 phần:
1. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về Giới.
2. Chánh tinh tân, chánh niệm, chánh định thuộc về Định.
3. Chánh kiến, Chánh tư duy thuộc về Tuệ.
V́ thế, người hành theo Bát chánh đạo cũng gọi là người tu Giới, Định, Tuệ.
Bát chánh đạo cũng là Trung Đạo (Majjhima paitpada), nghĩa là con đường ở giữa, không thiên về hai cực đoan, không khổ hạnh, ép xác thân (attakilamathanuyoga) và không lợi dưỡng, say mê theo ngũ trần (Kamasakhallikanuyoga). Con đường ấy có năng lực hằng làm cho phát sanh pháp nhăn (cakkhu) và trí tuệ (panna), khiến cho tâm trở nên thanh tịnh sáng suốt mà cứu cánh là sự giác ngộ và Niết bàn.
Tóm lại, Đức Phật đă tri tỏ đứng đắn chính xác những pháp đáng tri tỏ là Khổ đế có 12 điều như đă giải thích phía trước, nên Ngài có hiệu là Toàn tri Khổ Đế (Parinneyye dhamme sammasambuddho). Ngài đă tri tỏ những pháp đáng diệt trừ là Tập đế tức là tâm ái dục có 3 hoặc 108, nên ngài có hiệu là Toàn tri Ái dục (Pahatabbe dhamme sammasambuddho). Ngài tri tỏ những pháp đáng làm cho rơ rệt là Diệt Đế mà những bậc trí tuệ đang cố gắng hành theo để đạt bốn đạo quả và Niết Bàn, nên Ngài có hiệu là Toàn Tri Diệt Đế (Sacchikatabbe dhamme Sammasambuddho). Ngài tri tỏ những pháp đáng nương theo là đạo Đế tức là Bát Chánh Đạo có năng lực đem đến nơi giải thoát là Niết bàn, nên Ngài có danh hiệu là Toàn Tri Đạo Đế (Bhavetabhe dhamme sammasambuddho).
Đức Phật đă khẳng định điều nầy với nhóm 5 Tỳ kheo trong bài kinh Chuyển Pháp Luân:
"Này chư Tỳ kheo, khi nào trí tuệ thiền tuệ thấy rơ, biết rơ thực tánh của Tứ Thánh Đế theo tam tuệ luân (Trí tuệ học, trí tuệ hành, trí tuệ thành), thành 12 loại trí tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh tịnh đă phát sanh đến với Như Lai"
"Này chư Tỳ Kheo, khi ấy Như Lai khẳng định tuyên bố rằng "Như Lai đă chứng đắc thành bậc Chánh Đẳng Giác vô thượng vô song trong toàn thế giới chúng sinh, nhân loại, vua chúa, Sa môn, Bà la môn, chư thiên, ma vương, phạm thiên cả thảy"[v]
Như vậy, Đức Thế Tôn đă tự ḿnh chứng ngộ chân lư Tứ Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo-4 Thánh quả trở thành bậc thánh A la hán đầu tiên trên toàn thế giới chúng sanh nên ngài có ân đức là Chánh Biến Tri -- Sammasambuddho.
-ooOoo-
------------------------------------------------------------ --------------------
Trong tiếng Việt, Chánh là chân chánh. Biến là cùng khắp các nơi. Tri là hiểu biết. Sự hiểu biết đúng đắn và cùng khắp chứ không bị giới hạn nào. Bậc Chánh biến tri là bậc giác ngộ chân chính tối thượng, không ǵ hơn được. Ở đây, từ Chánh biến tri chỉ nhấn mạnh yếu tố samma (đúng và chân chánh) và buddho (hiểu biết cùng khắp). Yếu tố sam (tự ḿnh chứng ngộ) là yếu tố rất quan trọng nhưng lại không nổi bật .
[ii] Xin xem Đại đức Bửu Chơn. Sách đă dẫn, trang 26 - 32
[iii] Xin xem trang 4 trong tập sách nầy.
[iv] Có chỗ thêm Niết bàn thứ ba. Đó là Xá Lỵ Niết bàn (Dhatu Nibbanam). Hiện nay, Xá lợi Đức Phật ở rải rác khắp nơi cho Chư Thiên và nhân loại chiêm bái. Khi Phật giáo tṛn đủ 5.000 năm, Xá lợi của Ngài tự nhiên sẽ bay về quy tụ thành một khối tại Bồ Đề Đạo tràng (Buddha Gaya ở Ấn Độ), hóa thành một vị Phật Tổ như lúc Đức Thế Tôn c̣n tại thế, ngự trên bồ đoàn thuyết pháp trọn 7 ngày đêm. Lúc ấy, các vị Phạm Thiên và Chư thiên từ trên các cơi trời, tay cầm tràng hoa, bay xuốnglễ bái cúng dường và nghe Pháp, được đắc đạo quả từ Tu đà hoàn đến A la hán hằng hà sa số kể. Đến đủ 7 ngày, tự nhiên trong kim thân lửa phát cháy lên tiêu hoại Xá lỵ, kể từ ngày ấy, giáo pháp của Ngài hoàn toàn tiêu diệt. Như thế gọi là Xá lỵ Niết bàn
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 3 of 8: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 4:23am | Đă lưu IP
|
|
|
3. ÂN ĐỨC MINH HẠNH TÚC - VIJJACARANA SAMPANNO
Bậc có đầy đủ tuệ giác và đức hạnh
Trong tiếng Pali, Vijja hay Giác hoặc Minh là sự hiểu biết cùng tột và tinh tường có thể dẩn đến những năng lực thần thông. Carana là pháp tu tập hay những đức hạnh để có được tuệ giác nầy. Đầy đủ Tuệ giác có nghĩa là Đức Phật có 3 cái giác (Tam minh) như ghi trong kinh Bhayabherava (Trung Bộ Kinh) hay 8 cái giác (Bát minh) như ghi trong kinh Ambattha (Trường Bộ Kinh).
I. TÁM CÁI GIÁC HAY BÁT MINH CỦA ĐỨC PHẬT:
A. Túc Mạng Minh (Pubbe nivasa Nana): Trí tuệ thấy rơ, biết rơ, nhớ rơ thân ngũ uẩn của Ngài từ một kiếp, hàng trăm kiếp, hằng ngàn kiếp, hằng vạn kiếp, hằng triệu kiếp, hằng triệu triệu kiếp.. trong kiếp nào, Ngài sanh trong cảnh nào, khi ấy có tên họ chi, ḍng giống nào, sắc diện thế nào, tuổi thọ được bao nhiêu, khi thác rồi sanh trong cảnh nào v.v... Đức Phật toàn giác có khả năng ghi nhớ lại vô số kiếp không có giới hạn. Trong khi khả năng này của Đức Phật Độc Giác và bậc Thanh văn Giác có giới hạn.
Túc mạng minh biết rơ tiền kiếp thuộc loại chúng sinh nào, tên ǵ, thuộc ḍng dơi nào, tạo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp, ba la mật, thọ lạc, thọ khổ, tuổi thọ đều ghi nhớ rơ ràng chi tiết.
Đức Phật đắc túc mạng minh lúc đầu hôm, trong đêm thành đạo dưới cội Bồ Đề.
B. Thiên Nhăn Minh (Cutupapata vijja): Trí tuệ thấy rơ biết rơ như mắt của chư thiên, phạm thiên, có khả năng thấy rơ biết rơ quá khứ, vị lai của tất cả chúng sinh.
Có 3 loại thiên nhăn minh:
1. Sanh tử minh: Tuệ thấy rơ sự sanh tử luân hồi của chúng sanh đều do nghiệp ác hoặc thiện cấu tạo nên và quả tái sinh ở cảnh giới nào. Chúng sanh nào làm những nghiệp ác do thân, khẩu, ư chấp theo tà kiến, sẽ tái sinh trong các cảnh khổ (Duggati) là cảnh A tu la, ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục.
Chúng sanh nào làm những nghiệp lành do thân, khẩu, ư nói theo chánh kiến, sẽ tái sinh vào cơi yên vui (Sugati) là cơi trời và cơi người có nhiều hạnh phúc.
2. Vị lai kiến minh: Tuệ thấy rơ những kiếp vị lai của chúng sanh. Chư Phật dùng vị lai kiến minh này để thọ kư chúng sinh trong những kiếp vị lai xa xăm, c̣n thời gian bao nhiêu đại kiếp trái đất nữa sẽ trở thành bậc Chánh Đẳng Giác, bậc Độc Giác Phật, bậc Thánh Thanh Văn...
3. Thiên nhăn minh (Dibbacakku Nana): Tuệ thấy rơ thất cả chư thiên, nhân loại và các vật. Dù sâu dưới đất, trong ḷng núi hay bị che án; dù gần hoặc xa đến đâu, Ngài cũng đều thấy rơ ngay như trước mắt.
Tuy nhiên, ở đây chỉ nhấn mạnh Tử sanh minh là cái giác mà Đức Phật đă đắc vào khoảng giữa đêm Ngài thành đạo.
C. Lậu Tận Minh (Asavakkhaya Nana): Tuệ thiền minh sát (Vipassana) siêu tam giới, đó là 4 Thánh đạo diệt đoạn tuyệt được 4 pháp phiền năo trầm luân không c̣n dư sót. Đó là Trầm luân trong Ái dục (Kamasava), Trầm luân trong Tam giới (Bhavasava), Trầm luân trong tà kiến (Ditthasava), Trầm luân trong Vô minh (Avijjasava).
Về pháp trầm luân trong Ái dục, Đức Phật đă thấy rơ, hiểu biết tường tận: đây là khổ, đây là nguyên nhân của sự khổ, đây là nơi diệt khổ, đây là con đường đi đến nơi diệt khổ. Về ba pháp trầm luân c̣n lại là Tam giới, Tà kiến, Vô minh, Ngài cũng hiểu thấy rơ rệt. Pháp nầy là pháp trầm luân, pháp này là pháp sanh sự trầm luân, đây là nơi diệt pháp trầm luân, đây là phương pháp diệt trừ pháp trầm luân.
Đồng thời Thế Tôn tận diệt được tất cả mọi tiền khiên tật (vasana) do tích lũy từ vô lượng kiếp trong quá khứ.
Đức Phật đắc lậu tận minh vào lúc rạng đông thêm thành đạo.
Bát minh của Đức Phật như ghi lại trong kinh Ambattha (Trường Bộ Kinh) gồm có 3 cái giác vừa mô tả. Đó là Túc mạng minh, Thiên nhăn minh, Lậu tận minh và thêm 5 cái giác sau đây:
D. Minh Sát Minh (Vipassana vijja): Tuệï quán tưởng các pháp hành (sankhara), biết và thấy rơ ràng, đầy đủ, xuyên suốt, và như thật sự sinh và sự diệt của Vật chất và Tâm, theo 10 pháp minh sát và Tuệ siêu tam giới chứng đắc Thánh Đạo Tuệ và Thánh quả Tuệ và Niết bàn.
10 pháp minh sát nầy gồm có:
a. Tuệ quán tưởng các vật chất và tâm đều vô thường, khổ năo, vô ngă đúng theo thật tướng (Sammasanannana).
b. Tuệ quán tưởng sự sinh và diệt của vật chất và tâm (Udayabbayannana)
c. Tuệ quán tưởng sự diệt của vật chất và tâm (Bhangannana)
d. Tuệ quán tưởng cho thấy vật chất và tâm là đáng ghê sợ như là thú dữ (Bhayannana)
e. Tuệ quán tưởng cho thấy rơ sự khổ sở của vật chất và tâm như người thấy nhà ḿnh bị lửa cháy, t́m đường thoát ra cho khỏi (Adinavannana)
f. Tuệ quán tưởng cho phát sanh ḷng chán nản vật chất và tâm (Nibbidannana)
g. Tuệ quán tưởng cho phát sanh tâm mong mỏi thoát khỏi vật chất và tâm cũng như cá mắc lưới muốn thoát thân, như kẻ tù tội muốn ĺa khỏi cùm xích lao tù (Muncitukamyatannana).
h. Tuệ quán tưởng t́m phương thế giải thoát khỏi danh sắc (Patisankharannana)
i. Tuệ xả, tức là không c̣n chấp vật chất và tâm nữa, không vui, không buồn, ví như người bỏ hẳn vợ, chẳng c̣n mến tiếc nữa, dầu người vợ ấy có tư t́nh với người nào ḿnh cũng thản nhiên (Sankharupekkha nana).
j. Tuệ thấy rơ và dốc ḷng thực hành xuôi theo thánh đạo (Anulomannana).
Tuêï minh sát ẩn tàng trong tâm đức Phật từ khi Ngài chưa xuất gia tầm đạo. Tuy nhiên lúc ấy, tuệ minh sát của Ngài chưa được uyên thâm và sâu xa, tinh xảo và vi tế. Chính nhờ cái minh c̣n thô thiển ấy mà khi c̣n là Thái tử Siddartha, Ngài đă nhận thức được những điều thống khổ của sự Già, Đau, Chết khi trông thấy một người già, một bịnh nhân, một tử thi trong lúc Ngài đi du ngoạn ngoài thành. Lúc trở về nội cung, Ngài suy tưởng măi về cái thân ngũ uẩn vô thường, phát tâm chán nản thế sự phù du, cương quyết cắt ái ly gia mong t́m đường giải thoát. Tuệ minh sát là cái giác đầu tiên trong tám cái giác mà Đức Phật đă đắc. Chính v́ nhờ Tuệ Minh Sát mà Ngài mới hoàn toàn tri tỏ lư Tứ Diệu Đế.
Sau khi cảm thắng bọn Ma vương dưới cội bồ đề do nhờ 10 pháp Ba La Mật, Ngài liền nhập diệt thọ tưởng định (Samapatti hay Bát thiền). Lúc xuất định, Ngài dùng tuệ minh sát chiếu vào các pháp hành (hữu vi) và thấy rơ vật chất và tâm đều là vô thường (aniccam), khổ năo (dukkham), vô ngă (anatta).
Từ đó, Ngài ví ngũ uẩn theo lư Tứ diệu đế như sau:
- Khổ đế: Ngũ uẩn là chúa tể các sự khổ rất đáng sợ ví như 5 kẻ nghịch hung bạo.
- Tập đế: Ba tâm ái dục ví như 3 tên dẫn đường chỉ nẻo cho 5 kẻ nghịch ấy.
- Diệt đế: Niết bàn là khí cụ để ngăn chặn lối 5 kẻ nghịch ấy.
- Đạo đế: Bát chánh đạo là phương pháp diệt trừ bọn nghịch ấy.
Khi t́m thấy căn nguyên của sự khổ và phương pháp diệt tận sự khổ bằng Tuệ minh sát rồi, Đức Bồ tát mới xa ĺa được 3 cái trói buộc hay thằng thúc (samyojana) đầu tiên là Thân kiến (Sakkaya ditthi), Hoài nghi (Vicikiccha) và Giới cấm thủ (Silabbattaparamasa) hay chấp theo tập quán, theo lệ cúng tế thần thánh, bằng Tu đà hoàn đạo tuệ (Sotapatti maggannana).
Rồi ngài xa ĺa phần thô thiển của 2 cái trói buộc nữa là vui thích t́nh dục (Kamacchanda) và thù oán, mong hại người (Byapada) bằng Tu đà hoàn đạo tuệ (Sakidagami maggannana).
Rồi Ngài lại xa ĺa phần vi tế của 2 trói buộc trên và diệt tận cả 2 trói buộc trên bằng A na hàm đạo tuệ (Anagami Maggannana).
Kế tiếp, Ngài xa ĺa cả 5 trói buộc cuối cùng là:
- Vui thích cảnh sắc (Ruparaga)
- Vui thích cảnh vô sắc (Aruparaga)
- Cống cao, ngă mạn (Mana)
- Phóng tâm (Uddhacca)
- Vô minh (Avijja)
bằng A la hán đạo tuệ (Arahatta maggannana).
Khi phiền năo chướng ngại đă xa ĺa, thân tâm Bồ tát trở nên hoàn toàn trong sạch. A la hán quả phát sinh lên và 7 cái giác khác cũng tuần tự khởi phát lên tṛn đủ trong tâm Ngài.
E. Hoá Tâm Minh (Manomayiddhi Vijja) là cái tuêï có thể hóa thân khác theo mong muốn của ḿnh, do nhờ năng lực của thiền định. Đức Phật có thể dùng tâm lực tự hóa ra khi th́ làm người già, lúc th́ làm người trẻ. Như trường hợp Đức Phật thuyết giảng tạng Vi Diệu Pháp vào hạ thứ bảy tại cung trời Tam thập tam thiên suốt ba tháng. Mỗi ngày đến giờ đi khất thực, Đức Phật hóa thân khác như Đức Phật tiếp tục thuyết pháp, c̣n chính Đức Phật thật đi khất thực ở bắc Câu Lưu Châu. Khi độ ngọ xong, Ngài trở lại cung trời thay thế Đức Phật hóa thân, chỉ có một số ít chư thiên, phạm thiên bậc cao có nhiều oai lực mới biết được.
F. Thần Thông Minh (Iddhividhi vijja) là cái tuêï có khả năng biến hóa nhiều pháp thần thông khác nhau do nhờ năng lực thiền định. Vào trước thời kỳ của Đức Phật đă có những vị tu sĩ Bà La Môn rất làu thông kinh điển Vệ Đà và thực hành những pháp tu tập (caranas) đạt đến những tầng thiền tĩnh lặng rất cao (jhana abhinnas). Khi đạt đến những tầng thiền tĩnh lặng cao cấp, các tu sĩ Bà La Môn có thể thực hành những phép thần thông như thấy được (thiên nhăn) và nghe được (thiên nhĩ) toàn thể vũ trụ trong bất cứ giây phút nào (Dibbacakkhu Nana), thấy được kiếp trước của ḿnh (Túc mạng minh hay Pubbenivasa Nana), hiểu được tâm ư của người khác (Tha tâm thông hay Cetopariya Nana).
Đức Phật cũng đă tu tập và đạt đến mức độ cao nhất những sức mạnh thần thông này. Thí dụ, Đức Phật có thể biến hóa một người thành ra nhiều người hoặc nhiều người thành ra một người. Ngài có thể tàng h́nh, độn thổ, đi trên nước như trên đất bằng, đi ngang qua vách núi như đi trong khoảng trống, ngồi xếp bằng bay trên hư không, lấy tay rờ mặt trời, mặt trăng, làm cho đường gần thành xa, xa thành gần, vật nầy biến thành vật khác. Trong hàng đệ tử của Ngài, Ngài Mục Kiền Liên là người có thần thông khó ai có thể vượt hơn được nhưng ngài vẫn không thể thực hành được phép biến nước thành lửa và lửa thành nước từ lỗ chân lông (Yamaka patihariya) như Đức Phật . Và chính nhờ oai lực thần thông này mà Đức Phật đă thuyết phục và cảm hóa được nhiều người, khiến họ bỏ con đường ác và hướng về Phật pháp.
G. Thiên Nhĩ Minh (Dibbasota Nana) là tuệ có thể nghe những tiếng động từ rất xa, bị bịt kín, hoặc nhỏ nhiệm mà tai của người đời thường không thể nghe được. Do nhờ năng lực thiền định, Đức Phật có thể nghe tiếng các loài noăn sanh, thai sanh, thấp sanh, nhất là tiếng của loài người và chư thiên.
H. Tha Tâm Minh (Cetopariya Nana) là tuệ biết rơ ư tưởng hoặc tâm thức của người khác. Đức Phật biết rơ tâm của tất cả chúng sanh: Tâm người nầy c̣n tham, sân, si. Tâm người kia đă dứt phiền năo. Người này đang tưởng điều ác. Người kia đang nghĩ điều lành. Nhờ tha tâm minh mà khi có ai đến gần, Phật liền biết rơ người ấy muốn t́m ngài để làm ǵ, hỏi chi v.v...
Năm cái giác vừa kể trên, hiệp với ba cái giác đă giải thích phía trước làm thành 8 cái giác mà Đức Phật đă chứng đắc. Trong các tuệ giác nầy, Tuệ giác thứ tư (Trí tuệ Bát Nhă dựa trên thiền minh sát) thuộc dục giới. Tuệ giác thứ ba (tuệ giác diệt trừ các nhiễm ô siêu thế) thuộc sắc giới. Sáu tuệ giác thuộc vô sắc giới (Ruavacara kriya abhinna Nana).
II. MƯỜI LĂM ĐỨC HẠNH CAO THƯỢNG (CARANA) CỦA ĐỨC PHẬT:
A. Có giới đức hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh (Sila Samvara) là giữ ǵn trong sạch Tứ thanh tịnh giới hay 227 giới của các vị tỳ kheo (Patimokkha)
B. Thu thúc lục căn thanh tịnh (Indriyasamvara dvarata) là giữ tâm cho b́nh thản không vui không buồn, không cho cảnh trần chi phối khi lục căn tiếp xúc với lục trần. Thu thúc khi thấy bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi, nếm bằng lưỡi, tiếp xúc bằng thân, suy nghĩ bằng ư hoàn toàn thanh tịnh.
C. Biết tri túc trong vật thực (Bhojane mattannuta) là biết cách đi bát và sử dụng thức ăn đúng cách. Nếu thí chủ bố thí với tâm thành kính th́ dù thức ăn ít, Đức Phật vẫn nhận. Nếu thí chủ bố thí thật nhiều thức ăn nhưng thái độ ít thành kính, Đức Phật chỉ nhận một phần nhỏ thôi. Nếu thí chủ bố thí thật nhiều và với tâm thành kính thật sự, Đức Phật thọ nhận vừa đủ nhu cầu của ḿnh. Đây là hạnh biết nhận thức ăn đúng cách. Khi ăn những thực phẩm thọ nhận, Đức Phật chỉ ăn một buổi ngọ,và bao giờ ăn no. Ngài ngừng lại khi c̣n có thể ăn 5 hoặc 6 muỗng nữa mới no để dành uống nước. Và quan trọng nhất, ngài luôn luôn chánh niệm trong khi ăn. Đây là hạnh biết ăn đúng cách.
D. Tinh tấn tỉnh giác (Jagariya muyoga): Ngày đêm tinh tấn hành phận sự. Chuyên cần tỉnh giác ở đây không có nghĩa là Đức Phật chỉ thức và không ngủ. Ngài liên tục chánh niệm suốt ngày, đầu đêm và cuối đêm, trong lúc đi bộ và ngồi để ngăn ngừa không cho những tâm bất thiện khởi lên. Trong 24 giờ của ngày, Đức Phật chỉ ngủ khoảng 4 giờ--từ 10 đến 2 giờ khuya--để phục hồi năng lực. Ban đêm có 3 canh. Canh đầu, Ngài ngồi hành đạo, đi kinh hành. Canh giữa (22 giờ đêm) Ngài nằm ngũ nghỉ trong tư thế nằm riêng bên phải, có trí nhớ trí tuệ trước khi ngủ, sẽ thức dậy ở cuối canh giữa. Canh chót (2 giờ sáng), Ngài hành đạo, đi kinh hành. Phần th́ giờ c̣n lại của 24 giờ trong ngày, Ngài hành thiền và làm các công việc của một vị tỳ kheo.
Bảy hạnh kế tiếp (từ hạnh thứ 5 đến hạnh thứ 11) c̣n được gọi là 7 phẩm hạnh của người đạo đức (Thất thánh tài) là:
E. Đức tin chân chính và không lay chuyển ở Tam bảo, tin nghiệp và tin quả, tin ở sự giác ngộ của Đức Phật và ở 37 phần pháp Bồ Đề (Saddha)
F. Luôn luôn chánh niệm, có sự ghi nhớ chân chính và biết ḿnh, ghi nhớ theo Tứ niệm xứ (niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp) và biết rơ những hành vi của ḿnh về thân khẩu ư (Sati sampajanna)
G. Biết hổ thẹn khi làm điều tội lỗi, không làm điều tội lỗi (Hiri, Tàm).
H. Biết ghê sợ khi làm điều ác, không làm mọi tội ác (Ottapa, Quư).
I. Luôn luôn có sự tinh tấn theo Tứ chánh cần (samappadhana):
a. cố gắng diệt trừ các pháp ác đă phát sanh nơi thân tâm.
b. cố gắng ngăn ngừa các pháp ác chưa phát sanh không cho xâm nhập vào thân.
c. cố gắng làm cho tăng trưởng pháp các pháp lành đă có, hoặc làm hoàn bị những pháp lành đă đắc.
d. cố gắng làm cho phát sanh các pháp lành chưa có hoặc hành các pháp hành chưa đắc (Viriya).
J. Đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng tất cả các Pháp và giáo lư Phật, nhất là Kinh, Luật, Luận và các pháp giải thoát (Bahusacca)
K. Có trí tuệ hiểu thấy chân chánh, hiểu thấy theo ba thật tướng của vũ trụ (vô thường, khổ năo, vô ngă) theo lư Tứ Diệu Đế (Panna).
4 hạnh sau cùng (từ thứ 12 dến 15) là 4 tầng thiền vô sắc giới:
L. Đệ nhất thiền hữu sắc và vô sắc (Pathamajjhana)
M. Đệ nhị thiền hữu sắc và vô sắc (Dutiyajjhana)
N. Đệ tam thiền hữu sắc và vô sắc (Tatiyajjhana)
O. Đệ tứ thiền hữu sắc và vô sắc (Catutthajjhana)
Những tuệ giác (vijja) và đức hạnh (carana) nầy tác động qua lại lẫn nhau. Tuệ giác giống như đôi mắt trong khi đức hạnh giống như đôi chân. Muốn đi đến một nơi nào đó mà thiếu một trong hai th́ không thể nào đạt được ước nguyện của ḿnh.
Các bậc thánh (Ariya) có thể đạt được 8 tuệï giác và 15 đức hạnh nầy nhưng họ vẫn không có danh hiệu là Minh Hạnh Túc v́ Đức Phật là người đạt được các tuệ giác và đức hạnh nầy mức độ cao nhất. Nhờ toàn đắc 8 cái giác, Đức Phật phát sinh trí tuệ vô biên. Nhờ hành viên măn 15 đức hạnh, Đức Phật phát tâm đại bi vô lượng. Do nhờ trí tuệ mà Đức Phật thông suốt cái khổ. Do nhờ tâm Đại Bi mà Đức Phật dắt dẫn chúng sanh đến bờ giải thoát. Do nhờ trí tuệ mà Đức Phật đă chứng bậc Chánh đẳng Chánh giác. Do nhờ tâm Đại Bi mà Ngài thực hành trọn vẹn phận sự của một bậc Chánh Biến Tri. Do nhờ Trí Tuệ mà Đức Phật tri tỏ pháp nào có sự lợi ích; pháp nào có sự nguy hại đến chúng sanh. Do nhờ tâm Đại Bi mà Ngài khuyên bảo chúng sanh lánh xa những điều tội lỗi, khuyến khích chúng sanh làm những điều lành. Tóm lại, do nhờ 8 cái giác và 15 cái hạnh của Đức Phật mà các hàng tứ chúng môn đệ của ngài được dắt dẫn chu đáo trên con đường chân chánh, lánh xa những con đường sai lầm như pháp tu khổ hạnh, tà kiến, lợi dưỡng.... Do nhờ những ân đức cao quư vừa giải thích ở trên nên Ngài có danh hiệu là Vijjacaranasampanno hay Minh Hạnh Túc.
-ooOoo-
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 4 of 8: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 4:27am | Đă lưu IP
|
|
|
4. ÂN ĐỨC THIỆN THỆ - SUGATO
Đấng có sự hành tŕnh hoàn hảo (Sobhana gamana).
Đấng khéo léo thuyết pháp chân lư đem lại lợi ích cho chúng sanh (Sammagadatta).
I. ĐẤNG CÓ SỰ HÀNH TR̀NH HOÀN HẢO:
Trong tiếng Pali, từ Sugato có 2 phần, phần đầu là tiền tố Su, có nghĩa là hạnh phúc, toàn thiện, thiện xảo, khéo léo. Phần thứ nh́ là Gato. Gato có nghĩa là “đi qua” và “đi đến” (Gati). Sugato có nghĩa là người khéo léo đi qua, người làm cuộc hành tŕnh hoàn hảo.
Sự hành tŕnh hoàn hảo có của Đức Phật có 3 nghĩa:
A. Đi đến nơi trong sạch:
Đức Phật luôn luôn đi đến nơi trong sạch, v́ nơi nào cho dầu ô uế, nhơ bẩn đến đâu, khi Ngài ngự dến, đều trở nên sạch sẽ vui tươi.
Theo tích xưa, thành Vesali bị bọn phi nhơn là ngạ quỉ, dạ xoa v.v... hoành hành, gieo rắc bịnh dịch hạch làm cho dân chúng chết chóc vô số, đến nỗi không kịp chôn, mùi tử khí xông lên nồng nặc. Trước khi Đức Thế Tôn ngự đến thành ấy, Chư thiên hay biết liền tuôn một đám mưa lành rất lớn, quét tan các hàng phi nhơn và mùi tử khí, thành Vesali trở nên trong sạch và an lành.
B. Đi con đường chân chánh:
Đức Phật đă đi con đường chân chính, thanh tịnh là Thánh đạo (Ariya Magga), không hề quay lại, t́m các phiền năo trọng đại và ngủ ngầm mà Ngài đă diệt trừ do nhờ đạo quả Tu đà huờn, Tư đà hàm, A na hàm, và A la hán. Đức Phật khéo léo hành đủ 8 chi của Thánh Đạo: Chính kiến (Trí tuệ chứng ngộ được Tứ Diệu Đế), Chính tư duy (Tư duy thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ trần, tư duy không thù oán, tư duy không hại đến chúng sanh), Chánh ngữ (Không nói lời dối trá, hung dữ, đâm thọc chia rẽ, và vô ích), Chính nghiệp (Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm), Chánh mạng (Nuôi mạng sống của ḿnh một cách chân chánh, không hành ác), Chánh tinh tấn (Tính tấn không để ác pháp phát sinh, tinh tấn diệt ác pháp đă sinh, tinh tấn làm cho thiện pháp phát sinh, tinh tấn làm tăng tưởng các thiện pháp đă sinh), Chánh niệm (Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp), Chánh định (Định tâm trong nhất thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền có Niết Bàn làm đối tượng).
Con đường chân chính cũng có nghĩa là con đường trọn 4 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp của địa cầu mà Đức Thế Tôn đă đi từ lúc c̣n là Bồ Tát, được Đức Phật Nhiên Đăng thọ kư cho đến lúc thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác dưới cội Bồ Đề. Khi Đức Phật c̣n là Bồ Tát Sumedha, Ngài đă phát nguyện sẽ trở thành bậc Chánh Đẳng Giác và được Đức Phật Nhiên Đăng (Dipankara) thọ kư là trong 4 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp nữa, sẽ trở thành bậc Chánh Đẳng Giác có danh hiệu là Cồ Đàm (Gotama). Từ đó, Đức Bồ tát tiếp tục tu tập và bồi bổ 30 pháp hạnh Ba la mật (10 pháp bậc thường, 10 pháp bậc trung, 10 pháp bậc thượng) và đă gian lao khổ nhọc trên Trung đạo, không thiên về những quan niệm cực đoạn là "lợi dưỡng" và "khổ hạnh", "thường kiến" và "đoạn kiến" trong suốt 4 A tăng tỳ kiếp và 100 ngàn đại kiếp bất thoái chí. Đến kiếp chót, Bồ tát Si đạt ta (Siddhattha) từ bỏ ngai vàng và trở thành bậc Chánh Đẳng Giác. Nhờ tấm gương tu tập bất thoái chuyển trong 4 A tăng tỳ kiếp và 100 ngàn đại kiếp nầy, Đức Phật có danh hiệu là Sugato.
Với ḷng từ bi đối với tất cả chúng sanh, Đức Phật luôn đi t́m những chúng sanh nào xứng đáng và giúp họ thoát ly sinh tử luân hồi. Cho dù ngày hay đêm, bất cứ nơi nào, bất cứ phương tiện nào, hoặc bằng oai lực thần thông hoặc đích thân Ngài phải đi gặp, Ngài luôn t́m cách thực hiện ư nguyện này. Mỗi năm, Ngài chỉ trụ tại một chỗ trong mùa mưa (vassa). Chín tháng c̣n lại, Ngài luôn luôn đi đến các thành phố và châu huyện khác nhau để giảng pháp cho dân chúng. Suốt cuộc đời là Phật của Ngài, Ngài không bao giờ thối lui hay chuyển hướng. Ngài đă liên tục làm việc này cho đến lúc nhập diệt vào năm 80 tuổi. Tóm lại, do nhờ Đức Phật đă khéo léo tu tập trong nhiều đời, nhiều kiếp, đạt đến đạo quả Niết bàn và đă giúp chúng sinh khác sống và tiến đến giải thoát như Ngài, nên Ngài có danh hiệu là Sugato.
C. Đi đến nơi an lạc vô sanh bất diệt là Đại Niết bàn:
Đức thế tôn là bậc đầu tiên chứng ngộ Niết bàn bằng 4 thánh đạo tuệ và 4 thánh quả tuệ. Các vị A la hán cũng chứng ngộ Niết bàn nhưng không có danh hiệu Sugato v́ không phải là bậc đầu tiên chứng ngộ Niết Bàn. Trước ngày thành đạo, Ngài chưa từng đến nơi tịch tỉnh ấy, nhưng Ngài không mảy may e ngại, v́ thân tâm đă được hoàn toàn trong sạch thanh tịnh, không c̣n phiền năo. Khi đă diệt tận rồi, phiền năo ấy không c̣n trở lại lại tâm Ngài, và Ngài cũng không bao giờ quay lại t́m phiền năo ấy. Kinh Nhật Tụng của Cư Sĩ (Hệ phái Nam Tông) ghi Đức Phật là đấng Thiện Thệ (Sugato) v́ “Ngài đă ngự đến nơi an lạc, bất sanh, bất diệt, Đại Niết bàn”. Ḥa thượng Thanh Từ ghi Đức Phật là đấng Thiện Thệ "v́ Ngài là người khéo vượt qua các cơi thế giới và các cơi Trời"[ii].
II. ĐẤNG KHÉO LÉO DÙNG LỜI THUYẾT PHÁP ĐEM LẠI GIÁC NGỘ CHO CHƯ THIÊN VÀ LOÀI NGƯỜI.
Trong tiếng Pali, từ Sugato có 2 phần, phần đầu là tiền tố Su, có nghĩa là hạnh phúc, toàn thiện, thiện xảo, khéo léo. Phần thứ nh́ là Gato. Ngoài ư nghĩa là đi qua, đi đến như đă đề cập ở trên, Gato c̣n có nghĩa thứ hai là lời nói, câu cú (Gada).
Đức Phật là Đấng thiện thệ hay Sugato v́ Ngài thuyết những huấn từ chân thật đúng theo Giáo lư, nhắm vào sự lợi ích và sự giải thoát của chúng sanh, tùy theo trường hợp và tùy theo hoàn cảnh thích đáng.
- Lời nào không đúng theo chân lư, không lợi ích và không vừa ḷng chúng sanh. Thí dụ: Cho người thiện là người ác. Ngài không bao giờ thuyết.
- Lời nào đúng theo chân lư, nhưng không có lợi ích và không vừa ḷng chúng sanh. Thí dụ: Cho người xấu là xấu nhưng không phải với ư sửa đổi mà để mạ lỵ người đó. Ngài không bao giờ thuyết.
- Lời nào đúng theo chân lư, có lợi ích, nhưng không vừa ḷng chúng sanh. Thí du: V́ ḷng bi mẫn, Đức Phật cho biết là Đề bà đạt ba sẽ bị đọa xuống địa ngục. Ngài biết tùy theo cơ hội thuận tiện để thuyết.
- Lời nào không đúng theo chân lư, không có lợi ích, nhưng vừa ḷng chúng sanh. Thí dụ: Trích dẫn Kinh Vệ Đà cho rằng một người phạm tội sát sanh sẽ được sinh về cơi tốt. Ngài không bao giờ thuyết.
- Lời nào đúng theo chân lư, nhưng không có lợi ích, dầu vừa ḷng chúng sanh. Thí dụ: Điều đúng sự thật nhưng có thể gây chia rẽ những người khác, ngoài người nghe. Ngài không bao giờ thuyết.
- Lời nào đúng theo chân lư, có lợi ích và vừa ḷng chúng sanh, Ngài biết lựa cơ hội thuận tiện để thuyết.
Như một ngày nọ, đi ngang qua cánh rừng nhỏ gần thành Kosambi, đức Thế Tôn cầm một nắm lá trong tay và hỏi ngài A nan đa: "Này A nan đa, là cây mà Như Lai nắm trong tay đây và lá cây trong rừng này, lá nào nhiều hơn? " Ngài A nan đa bạch rằng: "Thưa Thế Tôn, lá cây mà Thế Tôn nắm trong tay rất ít, lá cây c̣n trong rừng thật là nhiều." Đức Phật mới phán rằng: "Này A nan đa! cũng như thế ấy, những pháp mà Như Lai đă thấy rơ, biết rơ th́ thật là nhiều ví như lá cây trong cánh rừng nầy, c̣n những pháp mà Như lai đă thuyết ra cho chúng sanh được biết, chỉ ít ỏi như nắm lá trong tay Như lai vậy".
"Tại sao thế? Bởi v́ các pháp mà Như Lai không thuyết ra là những pháp không đem lại sự lợi ích không liên hệ chi đến sự hành phạm hạnh, đến sự diệt tận phiền năo, đến sự yên lặng của tâm hồn, đến sự phát sanh trí tuệ viên dung về đến Niết bàn. V́ vậy, Như lai không thuyết ra."
"C̣n các pháp mà Như Lai đă thuyết là những pháp chỉ rơ đây là khổ, đây là nguyên nhân phát sinh sự khổ, đây là nơi diệt khổ là đây là con đường đi đến nơi diệt khổ. V́ các pháp ấy đem lại sự lợi ích liên hệ đến đời sống thanh cao, đến sự diệt tận phiền năo, đến sự yên lặng của tâm hồn, đến sự phát sinh trí tuệ viên dung và đến Niết bàn."
Mặc dầu Đức Phật đă hiểu biết tường tận vô lượng pháp, nhưng Ngài chỉ phổ cập những pháp nào đúng theo chân lư và đem sự lợi ích và sự giải thoát đến cho chúng sanh thôi. Đại đức Sri Dhammananda viết: "Đức Phật được gọi là Đấng Thiện Thệ có nghĩa con đường của Ngài là tốt, nói đến là thượng hạng, lời nói và phương pháp sử dụng là rất hài ḥa và không thể chê trách. Con đường đạt hạnh phúc chính đáng là thanh tịnh, đứng đắn, không cong queo, thẳng thắn, và chắc chắn[iii]." Do nhờ những ân đức cao quí vừa kể trên, nên Ngài có danh hiệu là Sugato (Thiện Thệ).
-ooOoo-
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 5 of 8: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 4:35am | Đă lưu IP
|
|
|
5. ÂN ĐỨC THẾ GIAN GIẢI - LOKAVIDU
Người hiểu thấu tất cả các pháp của thế gian.
Người thông suốt Tam giới .
Trong tiếng Pali, Loka có nghĩa là thế gian, là các pháp có sự sanh, sự diệt, sự thành, sự hoại. Vidu là người có kiến thức phân tích và hiểu biết thấu suốt.
Có hai cách chú giải về từ Loka trong Thanh Tịnh Đạo (Vissuddhimagga):
Theo cách thứ nhất, Loka là năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà chúng sanh bám díu và chấp chặt vào (Upadanakkhandha)[ii]. Năm uẩn nầy có 4 đặc tính: 1. đau khổ (dukkha). 2. bắt nguồn từ sự tham ái (tanha). 3. sẽ ngừng hoạt động khi con người đạt đến quả vị Niết bàn. 4. Bát Chánh Đạo là con đường chân chính dẫn đến sự ngừng hoạt động của năm uẩn hay Niết Bàn. V́ thế, Lokavidu hay Thế gian giải có nghĩa là Đức Phật có sự hiểu biết toàn hảo về bốn đặc tính của năm uẩn mà chúng sanh bám víu và chấp chặt nầy.
Theo cách thứ hai, rộng hơn và chi tiết hơn, có 3 loại Loka hay Thế gian: Thế gian của chúng sanh (Satta Loka), Thế gian của các cơi (Okasa Loka), Thế gian pháp hành (Sankhara Loka).
I. THẾ GIAN CHÚNG SANH (SATTA LOKA) VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ĐỨC PHẬT VỀ THẾ GIAN CHÚNG SANH:
A. Thế Gian Chúng Sanh (Satta Loka):
Satta Loka là thế gian của những vật đang sống, có sự sống hay chúng sanh (Satta). V́ chúng sanh có khuynh hướng chấp thủ vào những đối tượng của mắt, tai, mũi... nên thế giới chúng sanh cũng hàm ư thế giới của sự chấp ngă (ego identity). Từ đó chúng ta có từ Sattaloka (The animated world).
Về nơi sanh, thế gian của chúng sanh có 4 loại:[iii]:
1. Thai sanh: Chúng sinh sanh ra từ bụng mẹ như loài người, trâu, ḅ, v.v
2. Noăn sanh: Chúng sinh sanh ra từ trứng như gà, vịt, chim v.v..
3. Thấp sanh: Chúng sinh sanh ra từ nơi ẩm thấp như con ḍi, con trùng v.v..
4. Hóa sanh: Chúng sinh sanh hiện hữu ngay tức th́ như Chư thiên, phạm thiên, loài ngạ quỷ, Atula, chúng sinh địa ngục v.v..
Về uẩn, thế gian chúng sanh có 3 loại:
1. Chúng sinh có 5 uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn ở cơi dục giới và cơi sắc giới.
2. Chúng sinh có 4 uẩn: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (Không có sắc uẩn) ở cơi vô sắc giới.
3. Chúng sinh có 1 uẩn: sắc uẩn (không có các uẩn thuộc về tâm) ở cơi sắc giới Vô tưởng thiên v.v..
B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Đức Phật Về Thế Gian Chúng Sanh (Satta Loka):
Đức Phật hiểu biết đầy đủ và xuyên suốt bản chất, thói quen, phong tục tập quán, cách suy nghĩ, tính khí, tŕnh độ khả năng, quá khứ, hiện tại, tương lai của tất cả chúng sinh hửu t́nh, từ Chư thiên, Phạm thiên, người giàu đến người nghèo, từ người nội trợ, lái buôn, nông dân, tu sĩ Bà la môn, vua chúa, đến kẽ trộm cướp và từ đó t́m ra phương pháp thích hợp để giáo hóa họ.
Ngài hiểu biết tường tận:
1. Các nước tâm hay căn cơ cao và thấp (asaya)[iv].
2. Các phiền năo ngủ ngầm nặng hay nhẹ (anusaya).
3. Bản tánh hay tính chất riêng (carita).
4. Nguyện vọng, hướng tâm, ưa thích (adhimuti) của từng chúng sinh.
Nói khác đi, Đức Phật biết chúng sanh nào c̣n chút ít bụi phiền năo làm mờ đôi mắt trí tuệ của họ, chúng sanh nào c̣n một lớp bụi phiền năo rất dày che phủ tuệ căn của họ; Chúng sanh nào có căn và lực sắc bén như đức tin, chúng sanh nào c̣n mê muội; Chúng sanh nào hướng về sự giải thoát, chúng sanh nào quay lưng lại con đường đạo và quả; Chúng sanh nào sanh ra đă có đủ đức tin và trí tuệ để đi trên con đường của các bậc thánh, chúng sinh nào hoàn toàn không có những đức tính nầy. Chúng sanh nào không bị nghiệp, phiền năo, và quả báo của quá khứ ngăn chận trên Thánh Đạo của họ, chúng sanh nào bị quá khứ ràng buộc và ngăn chận bước đi giải thoát của họ.
1. Sự hiểu biết của Đức Phật về căn cơ (Asaya, proclivities) của từng chúng sanh:
Asaya nghĩa là căn cơ, tâm tính, nước tâm hay các pháp thường hiện hữu trong tâm của mỗi chúng sinh. Thí dụ: Con nai là chúng sanh có khuynh hướng tự nhiên sống trong rừng. Cho dù nai ăn cỏ trong cánh đồng, rừng xanh vẫn là nhà của nó. Con người cũng thế. Con người có thể t́m hiểu nhiều điều khác nhau nhưng sau khi t́m hiểu, người nào cũng trở về với tâm tính riêng của họ. Người có căn cơ tiếp tục sống trong luân hồi sanh tử sẽ tiếp tục giữ tà kiến của ḿnh. Người có khuynh hướng giải thoát sẽ t́m cách thanh lọc tâm và trao dồi tuệ giác của ḿnh. Trong trường hợp nầy, Tà kiến hay Tuệ giác là căn cơ hay asaya.
Có hai loại căn cơ:
1. Căn cơ tà kiến (dithiasaya)
2. Căn cơ tuệ kiến (pannaasaya)
Căn cơ tà kiến thường trụ trong các hạng phàm nhân và gồm 2 loại:
1. Thường kiến (Sassataditthi)
2. Đoản kiến (Uccheda ditthi). Thường kiến là quan điểm cho là có một linh hồn trường tồn vĩnh cữu. Đoản kiến là quan điểm cho là mọi sự đều chấm dứt với cái chết hay "chết là hết".
Căn cơ tuệ kiến hằng trụ trong tâm các bậc thánh nhân và gồm 2 loại:
1. Minh sát tuệ (Vipassana panna asaya)
2. Chân như tuệ (Yathabhuta nana asaya).
Minh sát tuệ là 10 tầng tuệ có được trên đường tu tập đạo quả. Chân như tuệ hay Thánh giác là tuệ có được khi đạt được 4 đạo và 4 quả.
Đức Phật thông suốt căn cơ của chúng sanh v́ Ngài hiểu là chúng sanh nầy tiếp tục trôi trong luân hồi sinh tử v́ chúng sanh ấy luôn tin là "chết là hết" (đoản kiến), chúng sanh kia tiếp tục trôi trong luân hồi sinh tử v́ chúng sanh ấy luôn tin là có một linh hồn bất diệt và trường cửu (thường kiến); chúng sanh nầy đang hướng về sự giải thoát v́ vị ấy có được tuệ minh sát trong tâm, chúng sanh kia được giải thoát v́ chân như tuệ hằng trụ trong tâm vị ấy. Và từ đó, Đức Phật t́m phương pháp thích hợp nhất để giáo hóa họ.
Thí dụ: Một trong những đệ tử Phật là một thanh niên, con của một người thợ bạc. Người thanh niên nầy học thiền với ngài Xá Lợi Phất và được ngài dạy cách quán sát sự bất tịnh của thân xác để diệt trừ ḷng tham ái. Vị tỳ kheo trẻ tuổi nầy công phu thiền định rất siêng năng và tinh tấn nhưng kết quả vẫn rất ít và chậm. V́ thế, ngài Xá Lợi Phất gửi vị tỳ kheo nầy đến Đức Phật và nhờ Đức Phật giúp. Nhờ biết rằng vị tỳ kheo trẻ nầy đă được đầu thai và sanh ra trong gia đ́nh làm thợ bạc trong 500 kiếp, Đức Phật bèn dùng thần thông biến hóa ra một hoa sen bằng vàng rất đẹp và yêu cầu vị tỳ kheo tập trung quán niệm trên hoa sen bằng vàng nầy. Sau một thời gian quán niệm, vị tỳ kheo chợt thấy hoa sen từ từ khô héo và tàn lụi. Và từ đó, vị ấy bừng ngộ về bản chất vô thường của tất cả sự vật, ngay cả chính bản thân của vị ấy, và dứt trừ được ḷng tham ái.
2. Phiền năo ngấm ngầm hay ô nhiễm ngủ ngầm (Anusaya, latent tendencies):
Coù những phiền năo mà chúng sanh chưa tận diệt trên con đường đạo quả (Magga Nana). Chúng ngấm ngầm tồn tại và chỉ sinh khởi khi có đủ duyên.
Có 7 loại phiền năo ngủ ngầm:
a. Tham ái ngủ ngầm (Kamaraganusaya).
b. Mê thích tam giới ngủ ngầm (Bhavaraganusaya).
c. Bất b́nh và sân hận ngủ ngầm (Patighanusaya).
d. Kiêu hănh, cống cao, ngă mạn ngủ ngầm (Mananusaga).
e. Tà kiến ngủ ngầm (Ditthanusaga).
f. Hoài nghi ngủ ngầm (Vicikicchanusaga).
g. Vô minh, si mê ngủ ngầm (Avijjanusaya).
Với trí tuệ siêu việt, nh́n một chúng sanh, Đức Phật có thể biết là chúng sanh nầy c̣n rất nhiều phiền năo ngủ ngầm tham ái, hoặc ngă mạn, hoặc sân hận v.v..
Phiền năo ngủ ngầm có xu hướng thể hiện ở 3 mức độ:
a. Phiền năo tiếp tục ngấm ngầm.
b. Phiền năo thật sự xuất hiện và phát triển thành 3 giai đoạn--sinh khởi (upada), phát triển (thiti), và hoại diệt (bhanga).
c. Phiền năo bùng nổ thành những hành động và lời nói bất thiện.
Thí dụ: Có một phàm nhân c̣n nhiều phiền năo tham ái ngủ ngầm đang cúng dường chư tăng. Khi bắt đầu hành lễ, tâm của vị nầy đầy những thiện pháp của tâm bố thí (maha kusala citta). Nhưng sau đó, khi vị ấy gặp một đối tượng xinh đẹp và tự nhiên sinh tâm tham ái. Tâm tham ái nầy bắt nguồn từ phiền năo tham ái ngủ ngầm mà vị ấy chưa dứt khỏi được và chỉ sinh khởi khi vị ấy gặp đối tượng xinh đẹp trên. Nếu vị ấy tiếp tục giao tiếp nhiều hơn với đối tượng xinh đẹp kia, tâm tham ái nầy sẽ biến thành những tư tưởng tham muốn rơ ràng và mạnh mẽ hơn (pariyutthana kilesa). Nhưng nếu lúc ấy, vị ấy quán niệm được tâm tham ái của ḿnh, tư tưởng tham muốn mạnh mẽ trên sẽ yếu dần đi và biến mất. Tuy nhiên, nếu lúc ấy vị ấy không những không chánh niệm mà c̣n tiếp tục chạy theo tư tưởng tham ái của ḿnh, không chóng th́ chầy, tư tưởng tham ái nầy nó sẽ trở thành những hành động và lời nói sàm sỡ bất thiện. Đây là giai đoạn bùng nổ của phiền năo ngủ ngầm. Đây là thí dụ về sự phát triển của phiền năo tham ái ngủ ngầm từ giai đoạn ngấm ngầm đến giai đoạn bùng nổ. Nguyên tắc nầy cũng áp dụng cho các loại phiền năo ngủ ngầm khác như sân hận, ngă mạn, hoài nghi... v.v..[v]
3. Tính chất, cá tính, phong cách, hành vi, hạnh kiễm (Carita, Habitual conduct)[vi]:
Carita là những tính chất, phong cách và hành vi thiện hoặc bất thiện thể hiện ra bên ngoài của chúng sanh. Có 6 loại tính chất hay phong cách:
a. Tính chất tham ái (Ragacarita): Tính nhiều ái dục, ưa thích những sắc tốt đẹp (người đẹp, quần áo sang trọng, nhạc hay... v.v.).
b. Tính chất sân hận (Dosacarita): Tính thường dễ giận, gây gỗ, bất b́nh, sợ hăi, lo âu.
c. Tính chất si mê (Mohacarita): Tính thường tối tâm, ngu độn, thiếu sáng suốt.
d. Tính chất tín (Saddhacarita): Tính dễ tin, thiếu suy xét.
e. Tính chất giác (Buddhicarita): Tính nhiều trí tuệ, mau suy xét, mau hiểu biết sáng suốt.
f. Tính chất tâm (Vitakkacarita): Tính suy nghĩ nhiều, sống về nội tâm, suy nghĩ nhiều mà không hệ thống.
Đức Phật không những biết tính chất (tham ái, sân hận, si mê v.v..) của mỗi chúng sanh mà c̣n biết những điều kiện làm nhiễm ô, những điều kiện làm trong sạch, những thuộc tính cơ bản, những nghiệp quả và hệ quả của các tính chất nầy.
4. Nguyện vọng (Adhimutti, Leaning or disposition):
Adhimuti là nguyện vọng hay sự ưa thích tự nhiên của mỗi chúng sanh.
Có 2 loại ưa thích: Ưa thích những pháp cao thượng hay phước báo (panitadhi mutta), ưa thích pháp thấp hèn và tội lỗi (hinadhi mutti). Những chúng sanh có nguyện vọng giống nhau thường t́m đến gần nhau. Chúng sanh hướng về pháp cao thượng sẽ t́m đến chúng sanh cao thượng. Chúng sanh hướng về tội lỗi sẽ t́m đến những người tội lỗi. Đức Phật biết rơ chúng sanh nào có nguyện vọng cao thượng và chúng sanh nào ưa thích việc làm tội lỗi. Không những thế, Đức Phật c̣n biết mức độ cao thấp của những nguyện vọng nầy.
5. Ngũ căn (Indriya, Spiritual faculties):
Trường hợp nầy áp dụng cho những chúng sanh đang đi trên Thánh Đạo.
Ngũ căn hay những năng lực tâm linh gồm Tín (Saddhindriyam), Tấn (Viriyindriyam), Niệm (Satindriyam), Định (Samadhindriyam), Tuệ (Pannindriyam), Trên đường tu tập, chúng sanh phải kết hợp hài ḥa giữa Tín (Saddha) và Tuệ (Panna), Tấn (Viriya) và Định (Samadhi). Nếu quá nhiều Tín hay Đức Tin mà thiếu Trí Tuệ, chúng sanh dễ tin một cách mù quáng và thiếu sáng suốt. Nếu quá nhiều Trí Tuệ hay hiểu biết mà thiếu Đức Tin, chúng sanh dễ bị cống cao và ngă mạn. Nếu quá nhiều sự tinh tấn hay cố gắng quá độ mà thiếu Định hay sự tĩnh tâm, chúng sanh sẽ bị trạo cữ và phóng dật. Nếu quá nhiều sự định tâm và thiếu sự tinh tấn hay cố gắng, chúng sanh dễ bị hôn trầm hay buồn ngủ và dă dượi. Niệm căn (Sati) là công phu tăng cường 4 căn Tính, Tấn, Định, Huệ đến độ cao nhất. Đức Phật biết rơ tŕnh độ phát triển ngũ căn và ngũ lực của chúng sanh, chúng sanh nào có bản căn tinh nhuệ thượng căn và thượng trí, chúng sanh nào hạ căn hay hạ trí.
6. Đức Phật thông hiểu chúng sanh nào có nhiều bụi trần hoặc ít bụi trần trong con mắt, nghĩa là có nhiều t́nh dục hoặc ít t́nh dục (Apparajjakkhe maharajjakkhe satte).
7. Đức Phật biết rơ chúng sanh nào có phẩm hạnh thanh cao lánh xa điều ác hoặc nết hạnh xấu hèn thích điều tội lỗi (Sva kara satte dvakare satte)
8. Đức Phật biết tường tận chúng sanh nào nhiều trí tuệ, mau thông hiểu các pháp hoặc ít trí tuệ khó thông hiểu các pháp (Suvinnapaya satte duvinnapaye satte)
9. Đức Phật tri tỏ chúng sanh nào có duyên lành có thể giác ngộ đạo quả hoặc không có duyên lành không thể giác ngộ đạo quả (Bhabbabhabbe satte)
a. Chúng sanh nào trong tâm c̣n nhiều ái dục (Tanha), phiền năo (Kilesa), nhiều tà kiến (Miccha ditthi) là những pháp ngăn cản (Avaram dhamma) thiện duyên có thể đắc đạo quả Niết bàn được:
Có 5 Ái dục trong ngũ trần: Ái sắc (Rupa tanha), Ái thinh (Sadda tanha), Ái hương (Gandha tanha), Ái vị (Rasa tanha), Ái xúc (Photthabba tanha).
Có 10 phiền năo: Tham lam (Lobha), Sân hận (Dosa), Si Mê (Moha), Ngă Mạn (Mana), Tà kiến (Ditthi), Hoài nghi về nhân và quả (Vicikiccha), Tâm dụ dự, uể oải, buồn ngũ (Thina), Phóng tâm (Uddhacca), Không hổ thẹn khi làm điều tội lỗi (Ahirika), Không ghê sợ khi làm điều tội lỗi (Anottappa).
Có 2 loại tà kiến:
- Thường kiến (Sassata ditthi): Thường kiến, là sự hiểu biết cho rằng trời, người hay súc sanh khi măn kiếp nầy sẻ tái sinh nhưng y như trước vậy, không hề có sự tiến hóa hay thối hóa.
- Đoản kiến (Uccheda ditthi): Đoản kiến, là sự hiểu biết rằng khi chết đi th́ mất luôn, chớ không có tái sanh lại ở đâu cả. Đoản kiến lại chia ra làm 3: Vô hành kiến (Akiriya ditthi), Vô nhân kiến (Ahetuka ditthi), Vô quả kiến (natthika ditthi).
Ngoài ra, chúng sanh nào phạm 5 tội vô gián nghiệp hay ngũ nghịch tội (Pancanantariya Kamma) là: Giết mẹ (Matughata), Giết cha (Pitughata), Giết A la hán (Arahantaghata), Làm Phật đổ máu (Buddhalohituppada), Làm cho Tăng chúng chia rẽ - từ 8 vị trở lên- (Sanghabheda) và phạm đến trinh tiết của Tỳ kheo ni thánh nhơn, chúng sanh ấy sẽ không thể đắc đạo quả trong thế gian nầy được.
b. Chúng sanh nào không c̣n ở 3 pháp ngăn cản, Ái dục, Phiền năo, Tà kiến, không chấp tà kiến, không phạm ngũ nghịch tội và không phạm đến trinh tiết của Tỳ kheo ni thánh nhơn. Đó là người chuyên cần bố thí, tŕ giới, tham thiền, có ḷng hiếu thảo hầu hạ cha me, chúng sanh ấy hằng tạo nhiều duyên lành có thể giác ngộ đạo và quả trong kiếp hiện tại. Bằng chưa đắc được đạo quả trong kiếp nầy, cũng hằng được hưởng những phước báu cao quư trong cơi người và cơi trời, đến khi trọn đủ các pháp Ba la mật th́ được giác ngộ đắc đạo quả Niết Bàn dễ dàng.
II. CƠI THẾ GIAN VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ĐỨC PHẬT VỀ CƠI THẾ GIAN (OKASA LOKA):
A. Cơi Thế Gian:
Okasa Loka hay Cơi thế gian gồm đất. nước, sông, biển, rừng rú, và hư không bao chung quanh chúng sanh (cakkavala hay lokadhatu), tùy theo thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp của chúng sanh mà cho quả và hỗ trợ chúng sanh, cho dù những chúng sinh đó vẫn c̣n lo âu sợ hăi như các phàm phu, các vị đă đạt quả thánh thứ nhất, quả thánh thứ hai, hay những vị không c̣n sợ hăi như các vị đạt quả thánh thứ ba và thứ tư. V́ những cơ sở nầy là nơi mà chúng sanh sinh và diệt nên được gọi là Okasaloka mà chúng ta có thể hiểu nôm na là Cơi Thế gian[vii], Thế gian hư không, Vũ trụ, hay Tam thiên đại thiên thế gian [viii].
Hư không thế gian hay vũ trụ gồm vô số thế gian (Lokadhatu hay Cakkavala), bao bọc quanh bởi những núi đá. Từ đông sang tây và từ nam lên bắc, thế gian dài khoảng 1.203.450 do tuần (yojanas)[ix]; Chu vi của mỗi thế gian dài khoảng 3.610.350 do tuần. Mỗi thế gian có mặt đất dày khoảng 240.000 do tuần, phía trên là đất, phía dưới là đá. Đất được bao phủ bởi một lớp nước dày 480.000 do tuần. Dưới lớp nước là gió hay không khí dày khoảng 960.000 do tuần. Dưới lớp gió là hư không vô biên. Đây là cấu trúc của một hệ thống thế gian.
Trung tâm của thế gian là nầy là núi Tu Di (Sineru hay Meru). Phần trên của núi Tu di cao 84.000 do tuần. Phần dưới ch́m trong nước ở độ sâu 84.000 do tuần. Chung quanh núi Tu di là 7 ṿng núi và sông (Sida) bao bọc. Bảy ṿng núi đó là: Yugandhara, Isadhara, Karavika, Sudassana, Nemindhara, Vinataka và Assakanna. Núi Tu Di và 7 ṿng núi ấy là do 4 thứ báu hợp thành chứ không phải bằng chất đất và sỏi đá như núi thường. Bề cao và bề sâu của ṿng núi Yagandhara bằng phân nửa của núi Tu Di; Bề cao ṿng núi Isadhara bằng nửa ṿng núi Yagandhara và cứ như thế, bề cao và bề sâu của ṿng núi bên ngoài chỉ bằng phân nửa của ṿng núi bên trong.
Trung tâm 7 ṿng núi ấy và ở 4 hướng, có 4 châu thiên hạ, mỗi châu đều có 500 ḥn đảo nhỏ bao bọc. 4 châu ấy là: Nam thiện bộ châu (Jambudipa), Đông thắng thần châu (Pubbavideha), Bắc cu lu châu (Uttarakuru) và Tây ngưu hóa châu (Aparagoyana). Trái đất chúng ta là Nam thiện bộ châu (Hán âm là Diêm Phù Đề). Mặt trời xoay vần chung quanh núi Tu Di vào khoảng giữa núi ấy và soi sáng 4 châu thiên hạ.
Trong mỗi thế giới có 3 cơi, c̣n được gọi là Tam giới: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Dục giới là cảnh giới mà chúng sanh c̣n vui thích, ưa muốn ngủ trần là sắc trần, thinh, hương, vị, xúc. Sắc giới là cảnh mà chúng sanh hưởng sự an vui do nơi quả phúc của Thiền định hữu sắc. Tùy theo năng lực của bậc thiền đă đắc tại cơi trần, các vị đă đắc từ sơ thiền đến ngũ thiền tái sanh về 4 cơi trời sắc giới, không c̣n phân biệt nam nữ và sống lâu từ một phần ba kiếp đến 16.000 kiếp quả địa cầu. Vô sắc giới là cảnh giới mà chúng sanh không c̣n có sắc tướng nữa, chỉ c̣n tâm tinh khiết, không nhơ bợn. Các vị trời nầy đă đắc 4 bậc thiền vô sắc khi c̣n làm người ở cơi trần, tái sanh về 4 cơi trời vô sắc và tuổi thọ từ 20.000 tiếp đến 84.000 kiếp quả địa cầu.
Tam giới có 31 cơi. Trong đó, Dục giới có 11 cơi, Sắc giới có 16 cơi, Vô sắc giới có 4 cơi.[x]
1. 11 cơi Dục giới:
a. 4 cơi ác dục giới (Apaya): Địa ngục, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sanh. 4 cơi nầy sống trên trái đất, bên cạnh cơi người, và không có tuổi thọ nhất định.
Vương quốc A tu la ở dưới chân núi Tu Di là các hạng thần nhiều sân hận, thường gây giặc với chư thiên ở cơi trời Dục giới mà thấp nhất là do Tứ Đại Thiên Vương (Catumaharaja) cai quản, để chiếm các triền núi thấp của Tu Di.
b. 11 cơi thiện dục giới (Kama sugati bhumi):
- Cơi người: Ở trên trái đất, không có tuổi thọ nhất định.
- Cơi trời Tứ đại thiên vương: Ngự trên đỉnh Yugandhara, cao bằng nửa núi Tu di, tuổi thọ là 500 tuổi trời hay 9 triệu năm cơi người.
- Cơi trời Đâu Lợi (Tavarimsa) ở trên đỉnh núi Tu di, do Đế Thích trị v́.
2 cơi trời Tứ đại thiên vương và Đâu lợi ngự trên mặt đất. Các cơi c̣n lại ngự trên hư không.
- Cơi Dạ Ma thiên (Yama): có tuổi thọ 2.000 tuổi trời hay 144 triện năm cơi người.
- Cơi Đâu suất thiên (Tusita): có tuổi thọ 4.000 tuổi trời, bằng 576 triệu năm cơi người.
- Cơi Lạc biến thiên hóa (Nimmanarati): có tuổi thọ 8.000 tuổi trời.
- Cơi Tha hóa tự tại thiên (Paranimitavasavati): có tuổi thọ 16.000 tuổi trời, bằng 9.216 năm cơi người.
2. 16 cơi sắc giới phạm thiên (Rupa vacara, Fine material sphere):
16 cơi sắc giới nầy ngự trên 11 cơi dục giới và gồm 4 tầng:
a. Đệ nhất thiền hữu sắc (First Jhana) có 3 cơi:
- Cơi Phạm chúng thiên (Brahmaparisajja, Brahmas' retinue): có tuổi thọ 1/3 A tăng tỳ kiếp (Vivattatthayi).
- Cơi Phạm phụ thiên (Brahmas, Brahmas' Ministers): có tuổi thọ 1/2 A tăng tỳ kiếp.
- Cơi Đại Phạm thiên (Mahabrahma, Great Brahmas): có tuổi thọ 1 A tăng tỳ kiếp.
b. Đệ nhị thiền hữu sắc (Second Jhana) có 3 cơi:
- Cơi Thiểu quang thiên (Parittabha hay Brahmas of limited radiance): có tuổi thọ 2 đại kiếp[xi].
- Cơi Vô lượng quang thiên (Appamanabha hay Brahmas of measurless radiance): có tuổi thọ là 4 đại kiếp.
- Cơi Quang Âm thiên (Abhassara hay Brahmas of streaming radiance): có tuổi thọ 8 đại kiếp.
c. Đệ tam thiền sắc giới (Third Jhana) có 3 cơi:
- Cơi Thiểu tịnh thiên (Parittasubha hay Brahmas of limited glory): có tuổi thọ 16 đại kiếp.
- Cơi Vô lượng tịnh thiên (Appamanasubha hay Brahmas of measureless joy): có tuổi thọ 32 đại kiếp.
- Cơi Biến tịnh thiên (Subbhakinna hay Brahmas of refugent glory): có tuổi thọ 8 đại kiếp.
d. Đệ tứ thiền sắc giới (Fourth Jhana) có 7 cơi:
- Cơi Quảng quả thiên (Vehapphala hay very fruitful): có tuổi thọ 500 đại kiếp.
- Cơi Vô tưởng thiên (Asannasatta hay non percepient biengs): có tuổi thọ 500 đại kiếp.
Trên 2 cơi nầy là 5 cơi dành riêng cho bậc thánh Bất Lai chứng đắc tứ thiền hữu sắc:
- Cơi Phước sanh thiên (Aviha hay bathed in their own prosperity), Cơi Vô phiền thiên (Atappa hay untormenting) có tuổi thọ 1.000 đại kiếp, cơi Vô nhiệt thiên (Sudassa hay fair to see) có tuổi thọ 2.000 đại kiếp, cơi Thiện hiện thiên (Sudassi hay clear sighted) có tuổi thọ 4.000 đại kiếp, cơi Thiện kiến thiên, có tuổi thọ 8.000 đại kiếp, và cơi Sắc cứu cánh thiên (Akanittha hay Supreme) có tuổi thọ 16.000 đại kiếp.
3. 4 cơi vô sắc giới phạm thiên (Non-material spheres):
a. Đệ nhất thiền vô sắc giới hay Không vô biên xứ thiên (Akasanancayatana hay Infinity of Space): có tuổi thọ 20.000 đại kiếp.
b. Đệ nhị thiền vô sắc giới hay Thức vô biên xứ thiên (Vinnanancayatana hay Infinity of Consciousness): có tuổi thọ 40.000 đại kiếp.
c. Đệ tam thiền vô sắc giới hay Vô sở hữu xứ (Akincannayatana hay Nothingness): có tuổi thọ 60.000 đại kiếp.
e. Đệ tứ thiền vô sắc giới hay Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasannanasannayatana hay Neither counsciousness nor-non-consciousness): có tuổi thọ 84.000 đại kiếp.
Do đó một thế giới có tam giới (dục giới, sắc giới, và vô sắc giới), gồm 31 cơi: 11 cơi dục giới (4 cơi ác dục giới, 7 cơi thiện dục giới), 16 cơi sắc giới phạm thiên ở 3 tầng thiền hữu sắc, và 4 cơi vô sắc phạm thiên. 1 tiểu thế giới có 31.000 cơi. 1 trung thế giới có 31 triệu cơi. 1 đại thế giới có 31 triệu triệu cơi hay 31.000 tỷ cơi.
Vô gián địa ngục (Lokantariya) ở khoảng giữa hư không, h́nh tam giác, luôn luôn tối tăm lạnh lẻo, không có ánh sáng mặt trời, là khoảng 3 thế giới giáp nhau.
Tất cả núi, biển, châu, cơi trời v.v... vừa kể trên gồm lại đủ như vậy, gọi là một thế giới nhỏ. Một ngàn thế giới nhỏ hiệp lại thành một cơi tiểu thiên. Một ngàn cơi tiểu thiên hợp lại thành một cơi trung thiên. Một ngàn cơi trung thiên hợp lại thành một cơi đại thiên. Như thế một thế giới đại thiên gồm: 1.000 x 1.000 x 1.000 = 1.000.000.000 thế giới. V́ nhân bội lên 3 lần 1.000 như vậy, nên gọi là "Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới." V́ một thế giới có tam giới (dục giới, sắc giới, và vô sắc giới), gồm 31 cơi: 11 cơi dục giới (4 cơi ác dục giới, 7 cơi thiện dục giới), 16 cơi sắc giới phạm thiên ở 3 tầng thiền hữu sắc, và 4 cơi vô sắc phạm thiên. 1 tiểu thế giới có 31.000 cơi. 1 trung thế giới có 31 triệu cơi. 1 đại thế giới có 31 triệu triệu cơi hay 31.000 tỷ cơi.
B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Đức Phật Về Các Cơi Thế Gian:
Nhờ năng lực thần thông, Đức Phật là người đầu tiên hiểu biết được sự sinh diệt và tính chất của thế giới tam thiên đại thiên hay vô số các thế giới và hành tinh như trăng sao, trái đất, và các vệ tinh có trong vũ trụ nầy. Đức Thế Tôn thông suốt 31.000 tỉ cơi thế gian trong Tam thiên đại thiên thế giới nên Ngài có danh hiệu là Thế gian giăi. Tuy nhiên, Ngài không nhấn mạnh tầm quan trọng của loại hiểu biết nầy. Theo Ngài, việc ước đoán nguồn gốc và sự tận cùng của thế giới nầy là vô nghĩa v́ nó không giúp ích ǵ cho sự giải thoát của chúng sinh. Trái lại, theo Đức Phật, nguồn gốc của thế gian và sự tận cùng của thế gian phải được t́m thấy trong tấm thân nầy của con người cùng với sự nhận thức và ư thức của con người
III. THẾ GIAN PHÁP HÀNH VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ĐỨC PHẬT VỀ THẾ GIAN PHÁP HÀNH (SANKHARA LOKA):
A. Thế Gian Pháp Hành:
Tất cả chúng sinh hữu t́nh và vô t́nh đều do duyên sinh mà có được nên được gọi là Sankhara. Và các loài hửu t́nh hay vô t́nh đều sinh và diệt nên được gọi là Loka. Sankhara Loka là thế gian hữu vi, thế gian pháp hành, thế gian duyên sinh. Sankhara Loka là một khái niệm rất quan trọng trong Đạo Phật. Thanh Tịnh Đạo viết: "Mỗi chúng sanh đều do những điều kiện đặc biệt tạo nên; Mỗi chúng sinh là một thế gian tự nó." (Eko loko sabbe satta aharathitika). Cho dù đó là loài hữu t́nh hay vô t́nh, cho dù đó là vật lớn như núi hay nhỏ như kim, điểm quan trọng nhất là bản chất duyên sinh của nó và chính bản chất duyên sinh nầy sẽ đưa đến sự sinh và diệt của muôn loài. Duyên sinh và sinh diệt là bản chất của tất cả thế gian.
Trong 3 thế gian nầy, thế gian chúng sanh hay thế gian hữu t́nh (Satta Loka) và thế gian vô t́nh (Okasa Loka) là Tục Đế hay Chế Định Pháp (Pannattidhamma) c̣n thế gian pháp hành (Sankhara Loka) thuộc về Chân Đế (Paramatthadhamma)[xii].
B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Đức Phật Về Thế Gian Pháp Hành (Sankhara Loka):
Đức Phật có sự hiểu biết thấu đáo và toàn hảo về thế gian pháp hành hay những pháp phát sanh lên do nhân duyên tạo tác khác nhau v́ Ngài hiểu[xiii]:
1. Thế gian có một pháp: Tất cả chúng sinh tồn tại là nhờ nhân duyên.
2. Thế gian có 2 pháp: Vật chất và Tâm (Sắc pháp và Danh pháp hay Rupa và Nama). Tâm gồm có 81 tâm vương (Citta) và 52 tâm sở (Cetasika) và 24 phụ sắc[xiv]. Sắc có 4 tứ đại sắc (Mahabhurarupa) là đất, nước, gio,ù lửa và 24 phụ sắc hoặc liên kết sắc (Upadaya rupa). Danh sắc cùng hợp lại với nhau, nương tựa với nhau thành lập nên thân h́nh có tri giác. Giống như chiếc thuyền và người lái thuyền, thuyền phải có người lái mới đi được.
3. Thế gian có 3 cảm thọ: Thọ lạc, thọ khổ, thọ xă (thọ không lạc không khổ).
4. Thế gian tồn tại được nhờ 4 vật thực (Ahara):
a. Vật thực hữu h́nh: Thức ăn như cơm, thịt, trái cây v.v.. gồm thứ đại, sắc, hương, vị, và chất bổ dưỡng để giúp cho mạng sống tồn tại (Kabalinkarahara hay đoạn thực).
b. Vật thực tiếp xúc (Phassahara hay xúc thực): Sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần làm cho cảm thọ (Vedana) phát sinh lên. Nói theo ngôn ngữ đời thường, để tồn tại, chúng sinh cần có t́nh cảm mà t́nh cảm chỉ phát sinh từ sự tiếp xúc giữa giác quan và thế giới bên ngoài. Nếu không có sự tiếp xúc và cảm thọ, con người và chúng sinh sẽ khô héo và chết dần đi.
c. Vật thực tác ư (Manosancetanahara): Vật thực tác ư gồm tác ư thiện hay tác ư bất thiện hay nghiệp thiện và nghiệp bất thiện để đưa chúng sinh đi tái sinh trong tam giới. Nói theo ngôn ngữ đời thường, nghiệp là vật sở hữu của chúng sanh và khi chết đi, chúng sanh sẽ đi với nghiệp của ḿnh.
d. Vật thực tâm thức (Vinnanahara): Tâm thức là vật thực cần để nuôi dưỡng tâm và sắc thân lúc mới thụ thai, là chỗ tâm sở nương nhờ và sắc pháp phát sinh từ nghiệp[xv]
5. Thế gian có năm thủ uẩn (Pancupadanakkhandha Sankhatam): Năm uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩ, hành uẩn, và thức uẩn. Gọi là thủ uẩn v́ chúng sinh chấp vào năm uẩn này cho chúng là ta, là thân ta, là của ta.
6. Thế gian có sáu xứ hay sáu căn bên trong (Chaajjhattikayatana Sankhatam): Mắt, tai, mũi. lưỡi, thân, ư và 6 xứ hay 6 trần bên ngoài: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
7. Thế gian có 7 chỗ trú ngụ của thức (Sattavinnanatthiti Sankhatam):
a. Nanattakaya nanattasanni: Chúng sanh có thân h́nh khác nhau và tư tưởng khác nhau. Thí dụ: sự khác nhau giữa loài người, chư thiên, và ngạ quỷ.
b. Nanattakaya ekattasanni: Chúng sanh có thân h́nh khác nhau nhưng tư tưởng giống nhau. Thí dụ: Chư thiên trong 3 cơi sắc giới thuộc hạng sơ thiên là Hành kiến thiên (Parisajja), Hành thần thiên (Parohita) và Đại Phạm thiên (Mahabrahma).
c. Ekarra kaya nanattasanni: Chúng sanh có thân h́nh giống nhau nhưng tư tưởng khác nhau. Thí dụ: Chư thiên trong 3 cơi sắc giới thuộc về hạng nhị thiên là Thiếu quang thiên (Parittabha), Vô lượng quang thiên (Appamanabha) và Thân quang thiên (Abhassara).
d. Ekattakaya Ekattasanni: Chúng sanh thân h́nh giống nhau và tư tưởng cũng giống nhau (chư thiên trong 3 cơi sắc giới thuộc hạng tam thiên là Thiều hảo Thiên (Paritta Subha), Vô lượng hảo thiên (Appamana Subha), Đa hảo thiên (Subha Kinha), và chư thiên trong 5 cơi Tịnh cư thiên (suddhavasa) thuộc về Tứ thiên, là chỗ ngụ của các bậc A na hàm đă diệt ḷng tham muốn cảnh dục, chờ đắc A La Hán nhập Niết bàn luôn nơi ấy chớ không trở lại cơi trần nữa nên gọi là hạng bất lai. 5 cơi tịnh cư thiên là: Vô phiền thiên (Aviha), Vô nhiệt thiên (Atappa), Hảo thân thiên (Suddassa), Hảo kiến thiên (Suddassi), và Vô thiểu thiên (Akanithaka).
e. Akasanancayatana: Chúng sanh mà tư tưởng vượt qua khỏi cảnh sắc, nhập vào cơi vô sắc thứ nhất là "Không vô biên thiên", lấy hư không vô tận làm cảnh giới.
f. Vinnanancayatana: Chúng sanh có tư tưởng vượt qua cơi "Không vô biên thiên", nhập vào cơi vô sắc thứ nh́, là "thức vô biên thiên", lấy Thức vô tận làm cảnh giới.
g. Akincannayatana: Chúng sanh có tư tưởng vượt qua khỏi "thức vô biên thiên", nhập vào cơi vô sắc thức ba là "Vô hữu sơ thiên", lấy "sự không có vật chi cả" (dầu vật chi hết sức nhỏ nhen vi tế cũng không có) làm cảnh giới.
8. Thế gian có tám pháp chi phối hành vi tâm của phàm nhân (Atthlokadhamma):
a. Được lợi (Labho)
b. Được danh (Yaso)
c. Bị chê (Nindha)
d. Được vui (Sukham)
e. Thất lợi (Akabho)
f. Thất danh (Ayaso)
g. Được khen (Pasamsa)
h. Bị khổ (Dukkham)
9. Thế gian có 9 chỗ trú ngụ cho chúng sanh: 9 chỗ trú ngụ nầy gồm 7 chỗ trú ngụ cũa Thức vừa kể trên cộng với 2 cơi trời sau đây: Cơi trời sắc giới Vô tưởng thiên (Asannisatta) thuộc vể tứ thiền và cơi trời vô sắc thứ tư là Phi phi tưởng thiên (Nevasannanasannayatana) là cảnh giới của hạng chúng sanh không có tưởng cũng không phải không có tưởng.
10. Ngũ căn và ngũ trần (Dasayatana Sankhatam):
a. Nhăn căn (Cakkhvayatana)
b. Nhĩ căn (Sotayatana)
c. Tĩ căn (Ghanayatana)
d. Thiệt căn (Jivhayatana)
e. Thân căn (Kayayatana)
f. Sắc trần (Sotayatana)
g. Thanh căn (Saddayatana)
h. Hương trần (Gandhayatana)
i. Vị trần (Rasayatana)
j. Xúc trần (Phottabbayatana)
11. Thế gian có 11 tâm duyên theo cảnh giới bên ngoài đưa đến (Ekadasavitharamana Sankhatam):
a. Tâm vui thích phối hợp với cảnh giới kèm theo trí tuệ. Sự vui thích nầy là tự động và thụ động (Somanassanana Sampayutta).
b. Tâm vui thích phối hợp với cảnh giới nhưng không có trí tuệ. Sự vui thích nầy là tự động và thụ động (Sammonassanana Vippayutta).
c. Tâm vô kư phối hợp với cảnh giới và kèm theo trí tuệ. Tâm vô kư nầy là thụ động và tự động (Upekkanana Sampayutta).
d. Tâm vô kư phối hợp với cảnh nhưng không có trí tuệ. Tâm vô kư nầy là thụ động và tự động (Upekkhanana vippayutta)
e. Tâm thọ lănh cảnh giới với ư vô kư (Upekkasampaticchanna).
f. Tâm xem xét cảnh giới với ư vô kư (Upekkhasantirana).
g. Tâm xem xét cảnh giới với ư vui thích (Somanassa santirana).
12. Thế gian có 6 căn và 6 trần (Dvahasayatana sankhatam):
a. Ngũ căn vừa kể trên, thêm ư căn (Manayatana) là sáu.
b. Ngũ trần vừa kể trên, thêm Pháp trần (dhammayatana) là 6.
13. Thế gian có 13 tâm vui thích (Terasahasanacitta sankhatam):
a. 4 tâm tham luôn cả ư vui thích (Lobhasomanassa)
b. 4 tâm đại thiện luôn cả ư vui thích (Mahakusalasomanassa)
c. 4 đại hạnh tâm hiệp theo ư vui thích (Mahakiriyasomanassa)
d. 1 tâm vui thích để sanh sự mỉm cười (Hisituppada)
14. Thế gian có 14 tâm bất thiện hay ác tâm (Cuddasacittuppada sankhatam):
a. Si mê (Moho)
b. Không hổ thẹn tội lỗi (Ahirikam)
c. Không ghê sợ tội lỗi (Anottappam)
d. Tâm phóng dật (Uddhaccam)
e. Tâm tham (Lobho)
f. Tà kiến (Ditthi)
g. Ngă mạn (Mano)
h. Sân hận (Dosa)
i. Ganh tị (Issa)
j. Bỏ xẻn (Macchariyam)
k. Tâm hay hối tiếc, lo nghỉ viễn vong, nhớ theo chuyện chi chi không nhất định (Kukkuccam)
l. Du dự, uể oải, không sốt sắng (Thinam)
n. Hôn trầm (Middham)
m. Hoài nghi, không tin chắc (Vicikiccha)
15. Thế gian có 18 chất hay yếu tố vật chất và tâm làm cơ sở cho quá tŕnh nhận thức (Addharasadhatu shankhatam):
a. Mắt (Cakkhu dhatu)
b. Tai (Sota dhatu)
c. Mũi (Ghana dhatu)
d. Lưởi (Jivha dhatu)
e. Thân (Kaya dhatu)
f. Ư (Mano dhatu)
g. Sắc cảnh (Rupa dhatu)
h. Thanh cảnh (Sadda dhatu)
i. Hương cảnh (Gandha dhatu)
j. Vị cảnh (Rasa dhatu)
k. Xúc cảnh (Photthabba dhatu)
l. Pháp cảnh (Dhamma dhatu)
n. Nhăn thức (Cakkhu vinnana dhatu)
m. Nhĩ thức (Sota vinnana dhatu)
o. Tỉ thức (Ghana vinnana dhatu)
p. Thiệt thức (Jivha vinnana dhatu)
q. Thân thức (kaya vinnana dhatu)
r. Ư thức (Mano vinnana dhatu)
V́ thông suốt tất cả các pháp của thế gian chúng sinh, thế gian các cơi, và thế gian pháp hành, Đức Phật có ân đức là Lokavidu.
-ooOoo-
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 6 of 8: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 4:41am | Đă lưu IP
|
|
|
Đức vô thượng giáo hóa chúng sanh.
Đấng điều ngự những chúng sanh chưa thuần thục không ai bằng.
Trong Thanh Tịnh Đạo, ân đức Anuttaro Purisadammasarathi, được chia làm 2 ân đức riêng biệt: Anuttaro: Đức Vô Thượng.
Purisadammasarathi: Đức giáo hóa chúng sanh.
Hai ân đức nầy được gộp thành một trong bài viết nầy. Nhưng v́ tầm quan trọng của ân đức Anuttaro hay Đức vô thượng, Vô thượng sĩ, chúng ta sẽ t́m hiểu riêng phần Đức Vô Thượng trước và sau đó là phần Đức Giáo hóa hay Đức Điều ngự trượng phu.
A. ĐỨC VÔ THƯỢNG- ANUTTARO:
Trong thế gian này, không ai có thể sánh bằng Đức Phật, v́ Ngài có những ân đức cao quí và đáng kính trọng như sau:
1. Quư trọng về sắc thân (Rupakayesu Anuttaro): Đức Phật được quư trọng v́ sắc thân không tội lỗi, tật nguyền, có oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) tốt đẹp, đằm thắm, đầy đủ 32 tướng hăo và 80 tướng phụ có hào quang phóng ra sáng ngời, nhân loại và chư thiên không ai sánh bằng (Rupakayesu Anuttaro).
2. Quư trọng về giới hạnh (Silesu Anuttaro): Đức Phật có 2 giới: Phàm giới (Lokiya sila) và Thánh giới (Lokuttara sila).
a. Phàm giới là ngũ giới, bát quan trai giới, thập giới và cụ túc giới. Đức Phật đă luôn luôn ǵn giữ những giới ấy không bợn nhơ trong lúc c̣n lặn hụp trong sanh tử luân hồi trọn 4 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp của địa cầu. Lại nữa, Ngài đă thực hành trọn đủ Giới Ba la mật: Bậc hạ (Sila parami), Bậc trung (Sila Upparami), Bậc thượng (Sila Paramattha parami).
b. Thánh giới: Từ vô số kiếp quá khứ, Ngài đă thực hành viên măn 3 pháp chân chánh là Chánh ngữ (Sammavaca), Chánh nghiệp (Samma Kammanto), Chánh mạng (Samma ajivo) khiến phát sanh Thánh đạo diệt tận các pháp ác.
3. Quư trọng về thiền định (Samadhimhi Anuttaro): Thiền định có 2: Cận định (Upacara samadhi) và Nhập định (Appana samadhi). Cận định là trạng thái tâm lành an trụ trong một cảnh giới song chưa vững chắc. Nhập định là trạng thái tâm lành an trụ kiên cố trong một cảnh giới.
Nhập định có 2: Phàm định (Lokiya samadhi) và Thánh định (Lokuttara samadhi). Phàm định là định trong thế gian, là thiền của phàm nhơn, có lúc tiêu hoại. Phàm định có 8 là 4 bậc thiền trong cơi sắc giới giới (Rupavacara Samapatti) và 4 bậc thiền trong cơi vô sắc giới (Arupavacara samapatti). Thánh định là định xuất thế, là thiền của bậc thánh nhân, chắc vững, không hư hoại.
4. Quư trọng về Trí tuệ (Pannasu anuttaro): Trí tuệ của Đức Phật có những đặc tính sau đây:
a. Trí tuệ vô lượng và vô biên, Chư thiên và nhân loại không ai sánh bằng (Mahapanno)
b. Trí tuệ thậm thâm, sâu dày như quả địa cầu (Pathupanno)
c. Trí tuệ làm cho chúng sanh vui thích khi nghe ngài thuyết pháp (Javanapanno)
d. Trí tuệ sắc bén (Tikkhanappanno)
e. Trí tuệ trong sự thuyết pháp, không bao giờ lẫn lộn hoặc vấp váp trong khi thuyết pháp (Nibbedhikappanno)
Những đặc tính nầy không phải lúc Đức Phật đắc đạo mới có mà ngay trong những kiếp quá khứ, lúc c̣n là Bồ tát tu huệ Ba la mật (Panna parami), Ngài có tên là Mahosotha, Vidhura v.v... Trí tuệ Ngài trội hẳn các bậc trí thức khác trong thời bấy giờ.
5. Quư trọng v́ sanh làm người nam (Thái tử Siddhartha) đầy đủ ngũ quan, diện mạo phi thường, học lực xuất chúng, thông hiểu trọn bộ kinh Vệ Đà, kiếm cung, tài lực siêu phàm ai ai cũng đều cảm phục kính nể (Purisasilamacaresu).
6. Quư trọng v́ phẩm hạnh thanh cao hơn tất cả chúng sanh trong tam giới (Bhavassa Sammacaresu).
7. Quư trọng v́ trí tuệ thông hiểu phương pháp giải thoát khỏi các pháp ác (phiền năo) hơn các bậc tri thức khác (Parapuggalavimuttinnane).
8. Quư trọng v́ trí tuệ biết rơ các tiền kiếp của Ngài và của các chúng sanh, là đắc Túc mệnh thông.
9. Quư trọng v́ Ngài có thiên nhăn thông (Dibbacakkhunnane).
10. Quư trọng v́ trí tuệ biết rơ cái quả của mỗi chúng sanh đều do nghiệp thiện hoặc nghiệp ác đă tạo (Kammavipakannane).
11. Quư trọng v́ Ngài đă dùng lưỡng thông, là thần thông hóa thân làm hai vị Phật: Một vị ở cơi trời Đạo lợi thuyết Tạng Luận, độ Phật mẫu liên tiếp trong 3 tháng hạ thứ 7, và một vị đi tŕ b́nh mỗi buổi sáng ở Bắc Câu lưu châu (Yamakappatihariyannane).
12. Quư trọng v́ Ngài đă dùng thần thông làm cho chư thiên, nhân loại, và chúng sanh trong địa ngục đồng nh́n thấy nhau rơ ràng sau khi Ngài thuyết xong Tạng Luận, từ cơi trời Đạo Lợi trở xuống trần gian (Lokavivarananappatihariyannane).
13. Quư trọng v́ Ngài hiểu biết rành mạch sự phạm tội, là vị tăng nào phạm tội (giới luật) hoặc không phạm tội. Ngài đều rơ biết (Apattikusalataya).
14. Quư trọng v́ Ngài hiểu biết rành mạch cách thoát khỏi tội, là nếu vị Tăng nào sơ ư phạm tội, Ngài từ bi cho pháp thực hành những phương thế giải tội (sám hối v.v...) (Apattivutthanakusalataya)
15. Quư trọng v́ Ngài hiểu biết rành mạch bản chất tứ đại hữu thức (upadinnaka dhatu) của chúng sanh và bản chất tứ đại vô thức (anupadinnaka dhatu) của đất, núi, cây, đá v.v... luôn cả bản chất của chúng sanh vui thích trong tứ đại là đất, nước, gió, lửa (Dhatukusalataya).
16. Quư trọng v́ Ngài rành mạch cách chú tâm và điều chí. Ngài để tâm ghi nhớ th́ không bao giờ quên (Manasikarakusalataya).
17. Quư trọng v́ Ngài rành mạch về nguyên nhân (hetu) hay không phải nguyên nhân (Thanathanakusalataya). Nhân dây là nhân lành. Có 3 nhân lành: Không tham (Alobho), không sân (Adoso), và không si mê (Amoho).
18. Quư trọng nhờ thần lực (Dvisu iddhisu): Có 2 loại thần lực: Thần lực do tâm (cittiddhi) là tâm thanh tịnh nhờ thiền định, thần lực do trí tuệ (vinamsiddi) là trí tuệ sáng suốt nhờ minh sát.
19. Quư trọng nhờ 2 oai đức cao thượng không ai sánh bằng (Dvisu anuttariyesu) là Giới cao thượng (Silanuttariya) và Trí tuệ cao thượng (Pannanuttariya).
20. Quư trọng nhờ 3 hạnh tuyệt luân (Tisukathavatthusu). Đó là Bố thí (Dana), Tŕ giới (Sila) và Thiền Định (Bhavana).
21. Quư trọng nhờ 3 bậc thiền định (Tisusamadhi). Đó là bậc thiền có đủ tầm sát (Vitakkavicarasamadhi), bậc thiền không tầm nhưng có sát (Avitakkasavicarasamadhi), bậc thiền không tầm và không sát (Avitakka avicarasamadhi).
22. Quư trọng v́ những điều phi thường xảy ra khi Ngài lên pháp ṭa, trong lúc đang thuyết pháp và khi xuống Pháp ṭa (Tisu patihariyesu).
23. Quư trọng v́ thông suốt Tứ niệm xứ (Catusu satipatthaesu): Niệm thân (Kayanupassana satipatthana), Niệm thọ (Vedananupassana satipatthana), Niệm tâm (Cittanupassana satipatthana), Niệm pháp (Dhammanupassana satipatthana).
24. Quư trọng v́ bốn điều đầy đủ (sampada) khiến cho sự phước thí được quả báu cao thượng:
a. Đầy đủ 3 tác ư (Cetana sampada): tác ư đầu tiên (pubba cetana) là suy tính trước khi làm phước, tác ư trong khi làm (mucana cetana) là tâm vui thích trong lúc đang làm phước, tác ư suy nghỉ thỏa thích sau khi làm rồi (aparapara cetana).
b. Đầy đủ tứ vật dụng (y phục, vật thực, cốc liêu, thuốc trị bịnh (Paccaya sampada).
c. Đầy đủ các vật cúng dường (Vatthu sampada).
d. Đầy đủ ân đức của cả hai bậc thánh nhân là A la hán khi các ngài vừa xuất đại định (Gunatireka sampada).
25. Quư trọng v́ tứ thần túc (Cũng gọi là 4 pháp căn bản để thực hành cho đắc thần thông):
a. Nguyện vọng thần túc (Chandiddhipada)
b. Tinh tấn thần túc (Viriyiddhipada)
c. Tâm năng thần túc (Cittiddhipada)
d. Trí tuệ thần túc (Vinamsiddhipada)
26. Quư trọng v́ 4 quả, bắt đầu từ Tu đà hoàn đạo, Tu đà hoàn quả (Catusu maggesu catusu phalesu)
27. Quư trọng v́ 4 pháp thánh tông (Catusu ariyavamsesu):
a. Có sự ham muốn ít (Appiccho)
b. Có sự tri túc (Sallekho)
c. Có đức tin kiên cố trong 10 pháp ba la mật (Saddha)
d. Tŕ giới trong sạch theo ngũ giới, bát quan trai giới, và tứ thanh tịnh giới (Silam)
28. Quư trọng v́ trí tuêï thông hiểu 4 phương pháp giải thoát khỏi các pháp ác (phiền năo) (Catusu vinuttinnanesu):
a. Giải thoát bằng thánh tuệ, là tuệ xuất thế gian (Pannavimuti)
b. Giải thoát bằng sự đoạn tuyệt (Samuccheda vimutti)
c. Giaiû thoát bằng sự đè nén của thiền định (Vikkhambhama vimuti)
d. Giải thoát các pháp ác trong mỗi nấc tâm do Minh sát tuệ (Tadanga vimutti)
29. Quư trọng v́ ngũ lực (Pancabalesu):
a. Tín lực là đức tin dũng mănh nơi Tam Bảo và lư nhân quả để diệt trừ ḷng mê tín và tà kiến (Saddha balam).
b. Tấn lực là tinh tấn dũng mănh để diệt trừ sự lười biếng, giải đăi (Viriya balam).
c. Niệm lực là trí nhớ dũng mănh để diệt trừ tâm nhớ vẩn vơ bên ngoài (Sati balam).
d. Định lực là thiền định dũng mănh để diệt trừ tâm không chăm chú, không an trụ (Samadhi balam).
e. Tuệ lực là trí tuệ dũng mănh để diệt trừ vô minh (Panna balam).
30. Quư trọng v́ ngũ căn (Pancindriyesu):
a. Tín căn là cội tin ân đức Tam bảo và tin nhân quả để diệt trừ tà kiến (Saddhindriyam).
b. Tấn căn là cội tinh tấn để diệt trừ sự lười biếng giăi đăi (Viriyindriyam)
c. Niệm căn là cội trí nhớ để diệt trừ tâm nhớ vẩn vơ bên ngoài (Satindriyam)
d. Định căn là cội chánh định để diệt trừ tâm không an trụ (Samadhindriyam)
e. Tuệ căn là cội trí tuệ để diệt trừ vô minh (Pannindriyam)
31. Quư trọng v́ ngũ thông:
a. Nhăn thông (Dibbacakkhu)
b. Nhĩ thông (Dibba sota)
c. Thần thông (Iddhividha)
d. Tha tâm thông (Paracitta vijja)
e. Túc mạng thông (Pubbenivasanussati)
Ngũ thông kể trên c̣n trong phạm vi của hạng phàm nhân, các bậc thánh nhân đắc thêm lậu tận thông (Asavakkhaya) là tuệ biết rơ các pháp trầm luân để diệt tận, cộng chung là 6 cái thông (abhinna)
32. Quư trọng v́ trí tuệï vô thượng (Chaasadharanannaneru). Có 6 trí tuệ vô thượng:
a. Trí tuệ biết rơ các pháp khuynh hướng (asaya) và các pháp ngủ ngầm (Anusaya) trong tâm chúng sanh (Asayanusayannana)
b. Trí tuệ biết rơ căn cơ dơng mănh hay yếu hèn của chúng sanh (Indriyaparopariyattinnana)
c. Trí tuệ lanh lợi trong sự dùng lưỡng thông là thần thông hóa làm hai vị Phật (Yamakappatihariyannana)
d. Trí tuệ biết rơ phương pháp tế độ chúng sanh khi xă Đại bi định (Mahakarunasamapattinnana)
e. Trí tuệ thông hiểu tất cả mọi vật không dư sót (toàn giác) (Sabbannutannana)
f. Trí tuệ thông hiểu mọi vật không chướng ngại, không chi che án được (Anavarannana)
33. Quư trọng v́ sự thuyết pháp về 7 pháp thanh tịnh (Sattavisuddhidesanasu):
a. Thanh tịnh do sự tŕ giới (Sila visuddhi)
b. Thanh tịnh do sự sửa trị tâm làm cho phát sanh cận định và nhập định (Citta visuddhi).
c. Thanh tịnh do sự hiểu thấy chân chánh, là tuệ thấy rơ "danh và sắc" (ngủ uẩn) do sự ḥa hợp của tứ đại và hằng bị chi phối bởi 3 tướng vô thường, khổ năo và vô ngă (Ditthi visuddhi)ơ.
d. Thanh tịnh do sự thấy rơ nhân duyên của danh sắc và dứt khỏi hoài nghi đối với danh sắc trong tam thế (Kankhavitarana visuddhi).
e. Thanh tịnh do tuệ không sai lầm theo 10 phiền năo của minh sát, thấy rơ là Đạo hay không phải là Đạo (Maggamaggannanadassana visuddhi).
f. Thanh tịnh do tuệ thấy rơ cách thức thiến hóa là nên thực hành 9 pháp Minh sát tuệ (Patipadananadassana visuddhi)ä.
g. Thanh tịnh do tuệ xuất thế gian, thấy rơ 4 thánh đạo và 4 thánh quả (Nanadassana visuddhi).
34. Quư trọng v́ thông hiểu đạo tuệ của 7 bậc thánh nhân là những bậc hữu học (Sekkho puggalo) có mănh lực tận diệt từng giai đoạn các pháp trầm luân, nhất là 10 kiết sử (samyojana: pháp thằng thúc). 7 bậc thánh nhân ấy là: Tu đà hoàn đạo, Tu đà hoàn quả; Tu đà hàm đạo, Tu đà hàm quả; A na hàm đạo, A na hàm quả và A la hán đạo (Sattakhinasavabalesu).
35. Quư trọng v́ sự thuyết pháp về 9 chỗ trú ngụ của chúng sanh (Navasattavasadesanasu).
36. Quư trọng v́ 10 đề kasina (Dasakasinayatanesu):
a. Đề mục đất (Pathavi kasina)
b. Đề mục nước (Apo kasina)
c. Đề mục lửa (Tejo kasina)
d. Đề mục gió (Vago kasina)
e. Đề mục màu xanh (Nila kasina)
f. Đề mục màu vàng (Pita kasina)
g. Đề mục màu đỏ (Lohita kasina)
h. Đề mục màu trắng (Odata kasina)
i. Đề mục hư không (Akasa kasina)
j. Đề mục ánh sáng (Aloka kasina)
37. Quư rộng v́ hiểu rơ 11 phước báo của sự rải ḷng bác ái hay tâm từ (Ekadasamettanisansadesanasu):
a. Khi ngủ được an vui (Skham supati).
b. Khi thức dậy cũng được an vui (Sukham patibujjhati)
c. Không nằm mộng thấy điều dữ xấu xa (Na papakam supinam passati)
d. Mọi người đều thương mến (Manussanam piyohoti)
e. Phi nhơn cũng thương mến (Amanussanam piyohoti)
f. Chư thiên thường hộ tŕ (Devata rakkhanti)
g. Lữa, thuốc độc, và khí giới không làm hại được (Nassa aggi va visam va sattham va Kamati)
h. Tâm tập thiền một cách mau lẹ (Juvatam cittam samadhiyatti)
i. Màu da, gương mặt được tươi tỉnh và sáng sủa (Mukkhvanno vippasidati)
j. Khi sắp lâm chung, tâm được b́nh tỉnh và không mê loạn (Asammulho kalam karoti)
k. Nếu chưa đắc đạo quả cao thượng th́ khi chết được sanh về cơi trời Phạm thiên (Uttarim appativijjhanto brahmalokpagohoti).
38. Quư trọng v́ biết rơ tâm chúng sanh ở trong đều tội lỗi, là 12 ác tâm (akusalacitta): 8 tâm tham, 2 tâm sân hận, và 2 tâm si mê (Dvadasakusaladesanasu).
39. Quư trọng v́ thông hiểu cách hành 13 pháp đầu đà:
a. Hành bằng cách lượm văi bỏ để may mặc (Pamsukulika)
b. Hành bằng cách chỉ có 3 y (Tecivarika)
c. Hành bằng cách chỉ đi khất thực không thọ trai tăng (Pindapatika).
d. Hành bằng cách thường đi khất thực theo mỗi nhà mỗi xóm (Sapadanacarita).
e. Hành bằng cách chỉ thọ thực 1 chỗ và chỉ thọ mỗi ngày một lần thôi (Ekasanika).
f. Hành bằng cách chỉ thọ thực trong bát mà thôi (Pattaindika).
g. Hành bằng cách khi đă không dùng, không thọ lănh vật thực người dâng rồi th́ không được phép thọ thực nơi nào nữa (Kalupacchabhatika).
h. Hành bằng cách chỉ ở trong rừng (không ở trong xóm làng) (Arannika).
i. Chỉ ở nơi cội cây, không được ở cốc hay liêu hoặc chỗ có che lợp (Rukkhamulika).
j. Chỉ ở ngoài trời, khoảng trống, dầu dưới bóng cây cũng không được (Abbhokasika).
k. Chỉ ở nơi mồ mả hoặc chỗ bỏ của tử thi (Sosanika).
l. Chỉ ở nơi nào chư tăng đă chỉ định đầu tiên, không dời đổi (Yathasanthalika).
m. Chỉ ngồi chứ không nằm, đi và đứng th́ được (Nesajjika).
40. Quư trọng v́ trí tuệ hoàn toàn được sáng suốt, vô lượng vô biên (Cuddasabuddhannanesu). Có 14 huệ:
a. Huệ thấy rơ khổ đế là chân thật (Dukkhe nanam)
b. Huệ thấy rơ tập đế là chân thật (Dukha samudaye nanam)
c. Huệ thất rơ diệt đế là thật (Dukkha nirodhe nanam).
d. Huệ thấy rơ đạo đế là thật (Dukkha nirodhagaminipatipadaya nanam).
e. Huệ thấy rơ cái quả hay cái lư, thông suốt các nghĩa lư của chú giăi (Atthapatisambhida)
f. Huệ biết rơ cái nhân, hay suốt thông cả các pháp (Dhammapatisambhida).
g. Huệ biết rơ ngũ căn hay suốt thông các thứ tiếng (Nirutti patisambhida).
h. Huệ phân tích rơ ràng và mau lẹ tất cả sự vật (Patibhana patisamghida)
Tám cái huệ vừa kể trên, cộng với sáu cái huệ đă giải ở chi số 32 là 14 cái huệ.
41. Quư trọng v́ sự thuyết pháp về Sanginippakarana (trong tạng Luận) (Ekavisatikkusladesanasu), chia tâm ra làm 21 loại:
8 thiện tâm trong cảnh dục giới (Kamavacarakusala)
5 thiện tâm trong cảnh sắc giới (Rupavacarakusala)
4 thiện tâm trong cảnh vô sắc giới (Arupavacarakusala)
4 thiện tâm của bậc thánh nhân (lokuttarakusala).
42. Quư trọng v́ sự thuyết pháp Duyên khởi đại luận (Mahapatthana) về 24 cái nhân (paccaya) (Catuvisatiaccayadesanasu): Hetu là cái nhân sanh ra (janaka). Paccaya là pháp củng cố (upatthambhaka) cái nhân ấy. Nói cách khác, hetu là cốt từ nguồn gốc (mula) c̣n Paccaya là phù trợ nhân, ví như phận sự của hột giống là làm cho mộc mầm non, c̣n phận sự của đất nước là phù trợ cho cái mầm ấy được vững chắc. Tuy chia ra danh từ riêng biệt như thế, nói chung Hetu và Paccaya cũng có thể gọi chung là nhân. Duyên khởi đại luận bắt đầu từ Hetuppaccaya (nguyên khởi nhân) và cuối cùng là Avigatappaccaya (bất tán nhân).
43. Quư trọng v́ huệ thông suốt hằng hà vô tận pháp môn (Kotisatasahassa sancaritadhamma vajirannanesu) như Dukapatthana (luận về duyên khởi từng đoạn 2 chi), Tikapatthana (luận về duyên khởi từng đoạn 3 chi), Dukatikapatthana (luận về duyên khởi 2 và 3 chi), Tikadukapattthana (luận về duyên khởi từng đoạn 3 và 2 chi).
Do nhờ những ân đức quư trọng không ai có thể sánh bằng vừa kể trên, nên đức Phật có hiệu là Anuttaro hay Đức vô thượng hay Vô thượng sĩ.
B. ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU (PURISADAMMASARATHI):
Trong tiếng Pali, Purisa có nghĩa là người nam. Sarathi là người hướng dẫn hay tế độ. Damma là đáng được giáo hóa.
1. Người hữu duyên: Người hữu duyên với Phật pháp là người trong kiếp quá khứ đă thực hành pháp Ba La Mật, là người năng bố thí, chuyên cần tŕ giới, tham thiền, thính pháp. Người đă thực hành những hạnh thanh cao ấy là người đă tập duyên lành (Upanissaya) đáng được tế độ. Tùy theo tŕnh độ phạm hạnh thấp hoặc cao, thiện duyên nhiều hoặc ít, Thế Tôn dùng phương tiện thích ứng để tế độ mỗi người hữu duyên. Không phải Đức Thế Tôn gặp chúng sanh nào cũng giáo hóa tế độ chúng sanh ấy được cả thảy.
Có hai hạng người hữu duyên:
a. Hạng người do Đức Phật tế độ (Buddhaveneyya)
b. Hạng người do các bậc Thanh Văn tế độ (Savakaveneyya).
Hạng người nào hữu duyên cùng đức Phật th́ tự Ngài đến tế độ. Hạng người nào ngài biết rơ có duyên với bậc Thanh Văn nào th́ Ngài bảo vị ấy đến tế độ.
2. Phương tiện tế độ chúng sanh:
Đức Thế Tôn tùy theo tâm tánh và căn cơ cũa mỗi hạng người mà giảng giải rơ ràng về phước hoặc tội:
- Chúng sanh nào ưa thích những điều lành th́ Ngài thuyết về các pháp hành thiện, là hành thiện do thân (Kaya sucarita), do khẩu (Vaci sucarita) và do ư (mano sucarita), cùng phước báo của các pháp ấy, hầu chúng sanh đó phát tâm thỏa thích trong sự làm các điều thiện.
- Chúng sanh nào ưa thích những điều ác, Ngài thuyết về các pháp hành ác, là hành ác do thân (Kaya duccarita), do khẩu (vari duccarita) và do ư (mano duccarita) cùng quả báo của các pháp ấy, hầu chúng sanh đó phát tâm nghê sợ những điều tội lỗi và hồi tâm làm các việc lành.
Kế tiếp, với những hạng người đă trau giồi giới hạnh thanh tịnh rồi, Ngài thuyết về các Pháp thiền định và phước báu do các pháp ấy từ bậc sơ thiền đến tứ thiền.
Với những bậc đă đắc thiền định, Ngài lại giảng giải về các pháp Minh Sát, hầu những vị ấy tu tập lần lần để phát sanh trí tuệ thấy rơ thật tướng các pháp hữu vi diệt trừ phiền năo và đắc đạo quả Thánh nhân từ Tu đà hoàn đến A la hán.
Chúng ta không lấy làm lạ rằng trong tích xưa có nhiều Chư thiên và bậc đại thiện duyên, khi nghe qua một câu kệ ngôn hoặc một thời pháp do đức Phật thuyết được liền chứng đạo quả Thánh nhân ngay tại chỗ ngồi của ḿnh. Nguyên do là các vị ấy đă thực hành viên măn các pháp Ba La Mật và tập hợp thiện duyên cao dày, qúy báo từ vô số kiếp quá khứ, đến kiếp hiện tại hữu phước gặp Đức Phật giảng dạy tế độ cho, nên được nếm hương vị an vui tuyệt đối, ví như một trái cây đă chín mùi từ bao nhiêu ngày trên cành cao, chỉ một luồng gió nhẹ thoảng qua là rơi rụng vậy.
Trong kinh Anguttara Kikaya, có câu Phật ngôn: "Này Kesi! Như Lai huấn luyện chúng sanh đáng tế độ khi th́ bằng cách dịu dàng, lúc th́ bằng phương tiện cứng rắn, và khi th́ bằng cả hai cách dịu dàng và cứng rắn."
Nói tóm lại, ngài tế độ chúng sanh bằng 3 phương tiện sau đây:
1. Abhinna: Ngài giảng dạy rơ ràng về các điều thiện và điều ác.
2. Sanidana: Ngài dạy bảo theo nguyên nhân, là tùy theo quả lành hoặc dữ xảy ra, Ngài chỉ cho thấy do nhân thiện hoặc nhân ác.
3. Sappatihariya: Ngài giáo hóa bằng 3 pháp phi thường là:
a. Iddhippatihara: bằng cách dùng các pháp thần thông.
b. Adesanapatihara: bằng cách biết rơ tâm của chúng sanh.
c. Anusasanipatihara: bằng những lời khuyên răn, nhắc nhở và giáo huấn về giới, định, tuệ.
Do nhờ hiểu biết tường tận tánh nết, hạnh kiểm, tŕnh độ trí tuệ và duyên lành của mỗi chúng sanh, nên Ngài mới có thể giáo hóa chư thiên và nhân loại một cách dễ dàng và các bậc hữu duyên nên tế độ đều vâng theo lời khuyên bảo và giáo huấn của ngài.
3. Chúng sanh được tế độ:
Nghĩa đen của từ Purisadammasarathi là bậc hướng dẫn (Sarathi) những người nam (Purisa) đáng được giáo hóa (damma). Như thế th́ có phải Đức Phật chỉ độ toàn những người nam thôi hay sao? Không phải vậy. Ngài tế độ cả người nam và người nữ nhưng lệ thường th́ nói đến người nam trước v́ theo Phật giáo, người nam hữu phước hơn người nữ và hành đạo cũng được tiện lợi dễ dàng hơn.
Đức Phật không những chỉ độ riêng cho nhân loại thôi, Ngài c̣n tế độ luôn cả loài thú và phi nhơn (chư thiên, dạ xoa, ngạ quỷ v.v...) có duyên lành. Hạng nam (Purisa) được tế độ có 3: Thú đực (Tiracchana Purisa), người nam (Manussa purisa) và phi nhơn nam (Amanussa purisa).
a. Đức Phật giáo hóa loài súc sanh:
Những thú đực như rồng chuá Apalala trong núi Hy mă lạp sơn, rồng chú Culodara và Mohadara trong thế giới loài rồng, Aggisikha và Dhumasikha trong đảo Tích Lan đă được Thế Tôn có tâm bi mẫn dùng thần thông tế độ khiến các rồng chú ấy hết hung dữ và dứt được nọc độc là ḷng sân hận, rồi thọ Tam quy và Ngũ giới. Ngài giáo hóa voi chúa Dhanapala trở thành hiền lành và thọ tam quy ngũ giới.
b. Đức Phật giáo hóa những người bất thiện, tội lỗi và ác trở thành bậc Thánh nhân:
Những người đă làm các điều tội lỗi, hằng chấp tà kiến như Saccaka, người con trai ngoại đạo Nigantha; những người Bà la Môn như Ambattha, Pakkharasati, Sonadanda, Kutadanta v.v... được Thế Tôn từ bi thuyết pháp tế độ cho, khiến phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam bảo, xa ĺa tà kiến; được chánh kiến và đắc đạo quả cao thượng.
Thí dụ 1: Vangisa nổi tiếng là người thông minh nhất trong thiên hạ nhưng cũng là người cực kỳ gây hấn và kiêu ngạo. Gặp ai, hắn cũng t́m cách chứng tỏ là ḿnh thông minh nhất và chưa hề chịu thua một người nào. Một ngày nọ, hắn gặp một đệ tử Phật và đặt ra câu hỏi để thách thức vị nầy trả lời. Vị đệ tử Phật trả lời: "Nếu ông muốn biết câu trả lời của tôi, trước hết, xin ông hăy trở thành một vị tu sĩ." Vangisa hung hăn xuất gia với mục đích là khi biết được câu trả lời, hắn sẽ hoàn tục. Nhưng khi gặp Đức Phật và được nghe giáo pháp của ngài, Vangisa đă được cảm hóa, quyết định ở lại tu tập và về sau đă chứng quả A la hán.
Thí dụ 2: Có một lần, vào cuối mùa gặt, trong khi đi tŕ b́nh, Đức Phật thấy năm trăm nông dân đang sắp hàng chờ người phú hộ phát gạo. Ngài bèn vào đứng sắp hàng chung với các nông dân nầy để chờ lănh gạo. Khi đến phiên Đức Phật, người phú hộ nhận ra Đức Phật không phải là người làm công cho ḿnh nên t́m cách đuổi ngài đi. Ông ta nói: "Tại sao ông không làm lụng để được nhận thực phẩm như những người kia? Tại sao ông lại đi ăn xin? Chân tay ông vẫn c̣n khỏe mạnh mà! " Đức phật không nổi giận v́ câu nói khinh miệt trên mà b́nh tĩnh đáp lại: "Tôi có đi làm đó chứ!" Người hào phú phản đối: "Tôi chưa bao giờ thấy ông làm việc cả." Đức Phật trả lời: "Vâng, tôi cũng làm công việc trồng trọt đấy! Đức tin của tôi là hạt giống được gieo trồng; công phu thiền định của tôi là nước mưa tưới lên hạt giống; và trí tuệ của tôi là cái cuốc mà tôi dùng để xới đất. Do đó, tôi là người lao động." Sau đó, đức Phật giảng thêm về Bát chánh đạo và đă thuyết phục được người hào phú. Ông ta quyết định đem cho tất cả đất đai và tài sản của ḿnh, xuất gia tu với Đức Phật, và về sau đă đắc quả A la hán. [ii]
Thí dụ 3: Angulimala là người cực ác đă cắt ngón tay những người hắn giết xâu thành ṿng đeo ở cổ. Người nầy có vơ nghệ cao cường, một ḿnh ở trong khu rừng, từng đoàn người 20 - 30 người đi qua khu rừng không ai thoát chết. Một hôm, Đức Thế Tôn một ḿnh đi vào rừng, nơi trú ẩn của Angulimala, để giáo hóa. Y thức tỉnh, từ bỏ sát nhân, xin xuất gia trở thành Tỳ kheo nơi Phật. Về sau không lâu Tỳ kheo Angulimala chứng ngộ chân lư Tứ thánh đế, chứng đắc từ Nhập lưu thánh đạo - Nhập lưu thánh quả, cho đến A la hán Thánh đạo - Alahán Thánh quả, trở thành bậc Thánh A la hán cao thượng....
c. Giáo hóa dạ xoa hung dữ trở thành bậc Thánh nhân:
Tích truyện Dạ xoa Akavaja rất hung ác, tàn bạo, ăn thịt người lại có nhiều pháp mầu cực kỳ nguy hiểm. Đức Thế Tôn đến ngự trên bảo tọa trong lâu đài của dạ xoa Alavaka, y bực tức dùng mọi phép mầu để xua đuổi Đức Thế Tôn ra khỏi cung điện của y. Nhưng y hoàn toàn bất lực, không xua đuổi Đức Thế Tôn được.
Cuối cùng y có những câu hỏi mà quên câu trả lời. Y đă hỏi nhiều Sa môn, Bà la môn mà không một ai có thể trả lời đúng được. Nay y đem những câu hỏi ấy đặt điều kiện hỏi Đức Thế Tôn.
Đức Thế Tôn đă giải đáp đúng ư nghĩa những câu hỏi, dạ xoa Alavaka vô cùng hoan hỉ liền chứng đắc Nhập lưu Thánh đạo-Nhập lưu thánh quả, trở thành bậc Thánh nhập lưu, bậc Thánh thứ nhất trong Phật giáo.
d. Giáo hóa phạm thiên tà kiến trở thành chánh kiến:
Phạm thiên Baka ở cung trời sắc giới Quang âm thiên phát sanh thường kiến mê lầm. Đức Thế Tôn từ chùa Jetavana, hiện lên cơi trời sắc giới để tế độ phạm thiên Baka từ bỏ tà kiến trỡ lại chánh kiến.
3. Huấn từ của Đức thế tôn:
Lời Đức Thế Tôn thốt ra để giáo hóa chúng sanh rất nhiều, không thể kể xiết. Khi giáo huấn, Ngài tùy theo tâm tính và duyên lành, theo trí tuệ và căn cơ mỗi chúng sanh, theo nguyên nhân, thời buổi và cơ hội, theo phong tục tập quán mỗi quốc độ v.v...
Huấn từ của Ngài có 3 điểm:
a. Không nên làm điều ác (Sabbapapassa akaranam): Đừng làm điều ác là nên xa lánh 10 pháp hành ác do thân, khẩu, ư gọi chung là thập ác: Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói lời đâm thọc, nói lời độc ác (chửi rủa), nói lời viễn vong vô ích, tham lam, thù oán, tà kiến (không tin nhân quả tội phước...)
b. Nên làm các điều lành (Kusalassupasampada): Ngài khuyên nên hành 10 pháp lành (Punnakiriya): Bố thí, phụng sự sốt sắng (veyyavacca), ngũ giới, tứ vô lượng tâm (Appamanna), xa lánh sự dâm dục (Methunavirati), chỉ vui thích vô minh (không ngoại t́nh), tinh tấn tŕ bát quan trai (Uposatha), bát thánh đạo (Ariyamagga),Thực hành giáo pháp: giới, định, tuệ (Sasana).
c. Nên trau dồi tâm cho trong sạch (Sacittapariyopadanam): Ngài dạy nên trau dồi tâm cho trong sạch là nên cố gắng diệt tận các phiền năo (kilesa) và các pháp ngũ ngầm trong tâm (Anusaya) là những điều làm cho tâm bợn nhơ và khiến chúng sanh sa đoạ trong ṿng sanh tử luân hồi.
Những phiền năo ấy chia ra 2 hạng:
- Phiền năo trọng đại (thô sơ) như tâm muốn sát sanh, tham muốn của cải người mong làm của ḿnh v.v... Những phiền năo nầy có thể diệt trừ được bằng sự tŕ giới và thiền định.
- Phiền năo vi tế, khó nhận được là căn nguyên làm phát khởi các phiền năo khác, chỉ có thể diệt được bằng thanh tuệ.
Nếu tóm tắt hơn nữa, huấn từ của Thế Tôn có thể thu ngắn trong 2 khuyên ngôn quư báu sau đây:
a. Nên xa lánh sự dể duôi (pamada) hay sự giăi đăi:
Sự dể duôi (pamada) hằng ngự trong tâm của hạng người hay quên ḿnh, thường buông lung trí nhớ, không nhứt quyết làm một điều ǵ cho lâu dài, thành tựu. Tâm của chúng sanh mải say mê theo sự cám dỗ của ngũ trần lục dục, tự nghĩ rằng ta c̣n trẻ chưa già, c̣n đang mạnh chưa đau, c̣n vui chưa khổ v.v... nên ít có dịp tưởng nhớ đến các pháp lành và các công đức. Dẩu có nhớ đi nữa cũng làm qua loa cho có chừng, không để hết tâm trí vào sự thực hành những thiện pháp. Đó là tâm dễ duôi.
Lại nữa, chẳng khác nào con cắc kè chạy một đoạn đường rồi ngừng lại một chập, không bao giờ chạy một mạch tới đích. Có người làm việc phước thí, hoặc tŕ giới hoặc thính pháp, tham thiền v.v... một hôm rồi bỏ luống nhiều ngày; có người xuất gia trong một thời gian rồi hoàn tục, không c̣n tưởng nhớ chi đến Phật pháp nữa...... Tất cả sự kiện ấy là tâm dễ duôi.
Sự dể duôi là nguồn cội và chủ động các pháp ác. Chúng sanh nào làm nô lệ cho sự dể duôi rồi, th́ hằng chất chứa phiền năo trong thân tâm, phải chịu những sự thống khổ của sanh, già, đau, chết đời này qua kiếp khác không ngừng.
b. Nên thực hành sự không dể duôi (appamada):
Sự không dể duôi (Appamada) nghịch hẳn với sự dễ duôi. Người không dể duôi là người hằng có sự ghi nhớ trong tâm, chẳng phải chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi, trong bất cứ lúc nào, nơi nào và hành động nào cũng vậy.
Người không dể duôi có 5 đặc tính:
1. Ở trong khuôn khổ giới luật (Silepatitthito)
2. Thu thúc lục căn cho thanh tịnh (Indriyesu samvuto)
3. Biết độ lượng trong sự ăn uống (Bhojane mattannu)
4. Thường hay thức tỉnh, ít mê ngủ (Jagariyam anuyanjati)
5. Tính tấn tham thiền hành đạo (Bhavagam kusalam dhammam)
Sự không dể duôi là bức tường ngăn cản rất hiệu quả các pháp ác không cho xâm nhập và nẩy nở trong thân tâm được, là nguồn cội và chủ động các pháp lành. Nên Đức Phật có nói: "Này các thầy Tỳ khưu, dấu chân của tất cả loài thú đều có thể nằm trọn trong dấu chân của con voi, như thế nào; các thiện pháp hằng qui tụ cả thảy dưới năng lực của sự không dể duôi như thế ấy!"
"Appamado amatam padam": Sự không dể duôi là con đường đi đến nơi bất diệt. Chúng sanh nào có tâm không dễ duôi, thường tưởng nhớ đến những pháp lành, chuyên cần thực hành các công đức như bố thí, tŕ giới, thính pháp, tham thiền v.v... và cố gắng không ngừng ǵn giữ lục căn thanh tịnh, không cho duyên theo trần dục, chúng sanh ấy, chắc chắn một ngày kia, sẽ diệt tận được các phiền năo trọng đại và vị tế, và sẽ được nếm hương vị Niết bàn là nơi vô sanh bất diệt vậy.
V́ thế, nên trong khi lâm trọng bệnh sắp nhập Niết bàn, Đức Thế Tôn đưa mặt nh́n hàng tứ chúng đang ngồi đầy dẫy trước mặt Ngài, người th́ gương mặt âu sầu buồn bả, người th́ giọt lệ đầm đ́a... ai ai cũng đều tỏ vẻ áo năo tiếc thương Đấng từ phụ trước giờ vĩnh biệt... Khi nh́n thấy cảnh tượng ấy, Thế Tôn thốt lời căn dặn: "Này các đệ tử! các người nên nhớ rằng các pháp hữu vi đều phải bị tiêu hoại, ấy là lẽ dĩ nhiên. Các người không nên dễ duôi, hay cố gắng hành những điều lợi ích đến thân tâm cho được mau kết quả!" Ấy là lời cuối cùng của Đức Thế Tôn khi sắp ĺa cơi thế gian, tiếng Pali là "Pacchimabuddhavacana" (Tối hậu ngôn).
Bao nhiêu lời ấy bao gồm trọn vẹn Giáo pháp mà đức Thế Tôn đă khổ công truyêøn bá trong 45 năm trường, v́ vậy chúng ta là hàng Phật tử, hữu duyên gặp được chánh pháp, cũng nên khắc tạc nơi tâm khảm lời di huấn vàng ngọc của Ngài và cố gắng thực hành "Sự không dễ duôi" hầu thấy rơ con đường giải thoát.
Nhờ ân đức giáo hóa các loài chúng sinh có duyên lành, mà không có một ai trong toàn thế giới chúng sinh có khả năng giáo hóa tế độ chúng sinh như Ngài được nên Đức Phật có danh hiệu là Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu hay Anuttaro Purisadammasagatha.
-ooOoo-
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 7 of 8: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 4:44am | Đă lưu IP
|
|
|
Niết bàn
Trong tiếng Pali, từ Acariya và Sattha đều có nghĩa là Thầy hoặc Sư. Tuy nhiên, theo Đại đức Sayagi U Kyaw Htut, từ Sattha dùng ở đây không nên hiểu theo nghĩa đơn thuần là một người thầy mà nên hiểu đúng, trọn vẹn, và ư nghĩa hơn, như trong Trường Bộ Kinh có ghi, là một vị Chính Biến Tri (Samma sambuddha Sattha), nghĩa là một vị thầy biết được tất cả những ǵ có thể biết được.[ii] Deva có nghĩa là chư thiên. Manussanam là con người. Trong sáu cơi luân hồi, chư thiên và loài người là những chúng sanh đă tích lũy nhiều phước đức, có đời sống tốt và có nhiều khả năng tu tập giải thoát. Chư thiên là những chúng sanh, do những nghiệp lành, đă vượt qua và vượt lên trên cảnh giới làm người, sống trong cảnh giới sung sướng mà người trần mắt thịt chúng ta không thể thấy được. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thoát khỏi luân hồi sinh tử. Trong Đạo Phật, chư thiên không có liên quan ǵ đến các vị thần thánh trong truyền thuyết cổ xưa.
I. ĐỨC PHẬT GIÁO HÓA CHƯ THIÊN VÀ LOÀI NGƯỜI VỀ SỰ LỢI ÍCH CỦA GIÁO PHÁP:
Đức Phật là Thầy của chư thiên và loài người v́ Ngài giáo huấn tất cả Chư thiên và nhân loại những pháp đem lại 3 sự lợi ích:
1. Sự lợi ích và sự an lạc trong kiếp hiện tại (Ditthadhammikattha)
2. Sự lợi ích và sự an lạc trong kiếp vị lai (Samparayikattha)
3. Sự lợi ích và an lạc cao thượng Niết bàn, tùy theo căn duyên trí tuệ của mỗi chúng sinh.
A. Sự Lợi Ích Và Sự An Lạc Trong Kiếp Hiện Tại (Ditthadhammikattha):
Thế Tôn dạy chúng sanh 4 pháp để đem lại những sự lợi ích và an lạc trong kiếp hiện tại:
1. Siêng năng và cần mẫn làm những việc nuôi mạng sống hàng ngày bằng những nghề nghiệp chơn chánh và không tội lỗi (Utthana samada), tức là những nghề lương thiện, không làm khổ ḿnh, không làm khổ người, không làm khổ ḿnh lẫn người. Những nghề nghiệp có tội là buôn bán khí giới (Satthavanijja), buôn bán người hoặc thú (Sattavanijja), nghề sát sanh các loài thú để bán thịt (Mamsavanjja), buôn bán rượu và các chất say(Majjavanijja), bán thuốc độc (Visavanijja). Chúng canh nên siêng năng cần mẫn trong nghề nghiệp ấy, có trí tuệ hiểu biết chuyên môn trong nghề nghiệp để tạo ra nhiều của cải tài sản cho ḿnh.
b. Biết giữ ǵn của cải tài sản (Arakkha sampada): Nên giữ ǵn tài sản đă kiếm đặng không cho hao ṃn tiêu hoại v́ những nguyên nhân khác nhau như lửa cháy, nước ngập lục cuốn trôi, bị trộm cướp, chơi bời, cờ bạc v.v...
c. Nên thân cận bạn lành hay bậc Thiện trí (Kalyanamittata) để học những thiện pháp, ác pháp và noi gương tốt của họ. Bậc Thiện trí là người có đức tin chân chánh; có giới hạnh trọn đủ; có đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng; thường hoan hỉ trong sự bố thí; có trí tuệ sáng suốt hiểu biết các pháp.
d. Nên tiêu xài tiền của một cách độ lượng cân phân, tùy theo sức ḿnh đă kiếm được, đừng hoang phí (Samajivita).
2. Sự lợi ích và an lạc trong những kiếp vị lai:
Có 4 lợi ích và an lạc trong kiếp vị lai:
a. Có đức tin trọn đuû (Saddha sampada): Đức tin trọn đủ là đức tin trong sạch nơi 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, và 9 ân đức Tăng. Tin nghiệp và quả của nghiệp trọn đủ, nghĩa là "nghiệp thiện cho quả an lạc; nghiệp ác cho quả khổ". Ngoài ra, không tin một ai có quyền lực cho quả an lạc hoặc cho quả khổ cho ḿnh.
b. Có giới hạnh trong sạch (Sila sampada): Người Phật tử là bậc xuất gia hoặc hàng tại gia cư sĩ là người có giới hạnh trong sạch và trọn đủ theo phẩm hạnh của ḿnh.
- Người cư sĩ nam hay nữ có ngũ giới, bát giới.
- Bậc Sa di có 10 Sa di giới, 10 pháp hoại, 10 pháp hành phạt, 75 điều học, 14 pháp hành...
- Bậc Tỳ khưu có 227 giới, 14 pháp hành, giới kể đầy đủ có 91.805.036.000 điều giới.
c. Có sự bố thí trọn đủ (Caga sampada): Người Phật tử có tâm từ tế độ, đem tiền của ra làm việc phước thí đến các bậc sa môn và kẻ bần cùng, bệnh tật v.v... tùy theo khả năng của ḿnh, có tác ư thiện tâm trong sạch hoan hỉ trước khi bố thí, hoan hỉ đang khi bố thí, hoan hỉ sau khi đă bố thí xong.
Người Phật tử không nên có tâm bỏn sẻn keo kiệt trong của cải và sự hiểu biết của ḿnh, có ít th́ bố thí ít, có nhiều th́ bố thí nhiều tùy theo khả năng, tùy theo người thọ thí. Ngừơi thí chủ nên có sự suy tư đúng đắn rằng: V́ của cải tiền bạc không phải là phước thiện mà là quả của phước thiện, thuộc về của chung cho mọi người. Nếu ta không biết đem làm phước bố thí, qua thời gian, của cải ấy cũng bị hư mất, không tồn tại lâu dài được; nếu ta biết đem của cải ấy bố thí, để biến thành phước thiện chắc chắn thuộc của riêng ḿnh, sẽ cho quả báu an lạc nhiều kiếp, có tánh bền vững lâu dài. Hơn nữa, cơ hội làm phước thiện bố thí chỉ có con người ở cơi Nam Thiện Bộ Châu (Trái đất chúng ta đang sống) này mà thôi, chúng sinh ở cơi khác khó hoặc không có cơ hội làm phước thiện bố thí. V́ vậy, chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội bố thí ấy.
d. Có trí tuệ trọn đủ (Panna Sampada): Hành giả nên có trí tuệ hợp trong mọi thiện pháp. Khi bố thí, thí chủ nên có đại thiện tâm hợp với trí tuệ đang khi bố thí. Cũng như vậy, hành giả nên có đại thiện tâm hợp với trí tuệ khi giữ giới, khi tiến hành thiền định (Samatha), khi tiến hành thiền tuệ (Vipassana)ä.
Trí tuệ để cho trọn đủ là trí tuệ thiền tuệ trong tam giới, thấy rơ biết rơ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rơ, biết rơ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngă của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến sự chứng ngộ chân lư Tứ Thánh đế.
Trí tuệ tṛn đủ chính là Trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới, đó là 4 Thánh Đạo Tuệ, đồng sanh trong 4 Thánh Đạo Tâm và 4 Thánh Quả Tuệï đồng sanh trong 4 thánh Quả Tâm, có Niết Bàn làm đối tượng. hành giả trở thành bậc Thánh nhân.
Người nào thực hành đầy đủ cả 4 điều kể trên là người đă dọn xong con đường đi về buổi vị lai; đến khi tan ră ngũ uẩn nầy (lúc chết) rồi sẽ đi dễ dàng không chướng ngại.
3. Sự lợi ích an lạc cao thượng Niết bàn:
Đức Thế Tôn có 2 loại trí tuệ đặc biệt:
- Trí tuệ thấy rơ biết rơ căn duyên cao thấp của mỗi chúng sinh.
- Trí tuệ thấy rơ biết rơ phiền năo ngũ ngầm của mỗi chúng sinh.
Hai loại trí tuệ nầy chỉ có nơi Đức Phật Toàn Giác mà thôi, c̣n bậc Thánh Thanh Văn hoàn toàn không thể có 2 loại trí tuệ nầy. Cho nên, mỗi khi Thế Tôn thuyết pháp tế độ chúng sinh nào, Ngài quán xét căn duyên của chúng sinh ấy. Chúng sanh nào ít duyên lành, nhiều phiền năo th́ Ngài dạy bảo về sự lợi ích hiện tại và vị lai. Chúng sinh nào thiện duyên cao dày, th́ Ngài dạy bảo về sự lợi ích cao thượng là Niết Bàn. Chúng sinh nào đă từng tạo Ba la mật nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ, đă từng gặp Chư Phật ở quá khứ đă từng thọ kư rồi và trong kiếp hiện tại nầy, gặp Đức Phật, Ngài thuyết pháp giáo huấn hợp với căn cơ và duyên lành của chúng sinh ấy. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp xong, có số chúng sinh liền chứng ngộ chân lư Tứ thánh đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập lưu Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu; có số chứng đắc đến Nhất lai Thánh Đạo - Nhất lai Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhất Lai; có số chứng đắc đến Bất lai Thánh Đạo - Bất lai Thánh Quả trở thành bậc Thánh Bất Lai; có số chứng đắc đến A la hán Thánh đạo - A la hán thánh quả trở thành bậc Thánh A La Hán.
Sự chứng đắc Thánh đạo - Thánh quả này tùy theo ngũ căn và Ba la mật, nhất là trí tuệ Ba la mật của mỗi chúng sinh. Bốn bậc Thánh nhân này đếu chứng đạt đến sự lợi ích, sự an lạc cao thượng Niết bàn.
II. BẬC DẪN ĐẠO TUYỆT LUÂN:
Trong bộ Maha Niddesa có giải về chữ "Thầy" (Satthu) như sau: "Đức Thế Tôn là thầy, v́ Ngài là bậc dẫn đạo chuyên nghiệp là dắt dẫn đoàn lữ hành qua những con đường xa hẻo lánh đầy sự hiểm nguy tai hại, về đến nhà hoặc đi đến nơi đă định trước một cách an toàn vô sự. Con đường xa hẻo lánh có đầy sự hiểm nguy tai hại:
1. Tai hại v́ trộm cướp (Corakantara).
2. Nguy hiểm v́ thú dữ (Balakantara).
3. Nguy hiểm v́ không có nước uống (Nirudakakantara).
4. Nguy hiểm v́ phi nhơn (Amanussakantara).
5. Nguy hiểm v́ không có vật thực (Appabhakkhakantara)."[iii]
Cũng như thế, Đức Thiên nhân sư đă hướng dẫn chúng sanh qua khỏi 13 con đường xa (kantara) có nhiều sự khổ năo và tai hại như sau:
1. Con đường nguy hiểm của sự sanh (Jati kantara)
2. Con đường nguy hiểm của sự già (Jara kantara)
3. Con đường nguy hiểm của sự đau bịnh (Byadhi kantara)
4. Con đường nguy hiểm của sự chết (Marana kantara)
5. Khổ v́ sự thống khổ của các sự khổ (Dukkha dukkha)
6. Khổ v́ buồn rầu thương tiếc (Soka)
7. Khổ v́ khóc than kể lể (Parideva)
8. Khổ v́ phiền muộn (Domanassa)
9. Khổ v́ khó chịu, bực tức (Upasa)
10. Tai hại v́ kiến thức (Ditthi)
11. Tai hại v́ phóng tâm (Uddhacca)
12. Tai hại v́ hoài nghi (Vicikiccha)
13. Tai hại v́ giới cấm thủ, chấp lệ cúng tế thần thánh, thần lửa v.v... (Silabbatta paramasa)
Đức Thế Tôn đă dùng 30 pháp Ba La Mật kết lại làm một thớt voi dũng mănh hoặc một chiếc xe kiên cố, vượt qua 13 con đường xa đầy khổ năo tai hại kể trên, đến nơi vô sanh bất diệt là Niết bàn. Sau khi tự ḿnh vượt qua rồi, Ngài từ bi dạy bảo chúng sanh dùng những phương tiện quư báu ấy và hướng dẫn chúng sanh qua những con đường xa đầy dẫy những sự thống khổ Sanh, lăo, bệnh, tử... đến nơi an lạc như ngài. Hoặc Ngài dùng 30 pháp Ba La Mật tạo thành một chiếc thuyền, tự ḿnh vượt qua khổ hải là sanh tử luân hồi, rồi Ngài lại dùng chiếc thuyền ấy đưa chúng sanh từ bờ mê đến bến giác "Ye te kappasatasahassa dhamma sutva pannaya passanti".
Chúng sanh nào đă thực hành các pháp ba la mật được 100 ngàn đại kiếp rồi hữu phước, được nghe pháp Đức Thế Tôn, khiến cho phát sanh trí tuệ thông hiểu giáo lư của ngài, thấy rơ Tứ Điệu Đế, diệt tận phiền năo ái dục trong thân tâm bằng A La Hán đạo tuệ; chúng sanh ấy được qua khỏi đường xa có nhiều thống khổ v́ sự sanh, nghĩa là không c̣n thọ sanh vào thai bào của người mẹ nữa như năm thầy Kiều Trần Như và ông Yasakola cùng người bạn.
Theo "Nhân quả liên quan" thường gọi là "Thập nhị nhân duyên", các pháp hữu vi đều do nguyên nhân mà phát sanh lên, khi nguyên nhân diệt tắt rồi th́ các pháp ấy cũng vị diệt theo. Sanh (Jati) là nguyên nhân của lăo, tử (Jara, Maranam) khi sanh diệt th́ lăo, tử diệt. Đúng với câu Phật ngôn "Jatinirodha jara maranam soka paridevadukkha domanassupayasa nirujjhanti": Khi sinh diệt đi rồi th́ sự già chết, thương tiếc, khóc than, khổ năo, phiền muộn, bứt rứt cũng diệt theo tất cả.
V́ thế, bậc thánh nhân nào không c̣n tái sanh nữa, th́ bậc ấy cũng không c̣n có thân ngũ uẩn; nếu không có thân ngũ uẩn th́ cũng không có sự già, đau, chết, và các điều thống khổ khác trong ngày vị lai. Khi các pháp hữu vi đều bị diệt tắc rồi, ta có thể nói rằng bậc thánh nhân ấy đă qua khỏi 13 đường xa vừa kể trên.
Sau đây là vài thí dụ về sự giáo hóa của Thế Tôn với Chư thiên và loài người:
Thí dụ 1: Vào trước thời Đức Phật, có rất nhiều người muốn biết "Điềm lành (Mangala) là ǵ?" "Điềm mang lại hạnh phúc là ǵ?" Có người tin dị đoan cho là khi chúng ta thức dậy mỗi buổi sáng, nếu chúng ta thấy một dấu hiệu ǵ đó hay nghe một âm thanh ǵ đó, chúng ta sẽ được an lành và hạnh phúc. Nhưng họ vẫn không thể nhất trí với nhau là điềm ǵ sẽ mang lại hạnh phúc cao thượng nhất. Cuộc bàn căi dằn dai và cuối cùng được mang đến cơi trời để các chư thiên giải quyết. Chư thiên vẫn không giải quyết thỏa đáng vấn đề nầy. V́ thế, một đêm nọ, một vị trời t́m đến đức Phật và cung thỉnh Ngài giảng về những điềm mang lại sự an lành và hạnh phúc. Đức Phật giảng cho vị trời về 38 điều mang lại hạnh phúc cao thượng, bắt đầu với việc tránh xa kẻ ác và chấm dứt bằng việc đạt được tâm thanh tịnh và tự tại, trong đó Ngài nhấn mạnh là "bất cứ việc ǵ mang lại kết quả tốt và không làm hại chúng sinh là dấu hiệu sẽ mang lại sự an lành trong tương lai." Từ đó mọi người chấp nhận lời giải thích của Phật và cuộc bàn căi chấm dứt.[iv]
Thí dụ 2: Mẹ của ngài Xá Lợi Phất là một phụ nữ quư tộc Bà La Môn. Bà chỉ thờ các vị thần Bà la Môn ở cơi trời Phạm Thiên. Trước khi nhập diệt, Ngài Xá Lợi Phất về nhà thăm mẹ. Trong thời gian Ngài ở nhà với mẹ, ban đêm các Chư thiên và Phạm thiên đến đảnh lễ ngài. Mẹ ngài thấy vậy bèn hỏi th́ Ngài bảo đó chính là các Chư thiên và Phạm thiên. Bà kinh ngạc và thán phục: "Con ta là đệ tử của Đức Phật và bây giờ đă được Chư thiên và Phạm thiên tôn kính!" Từ đó, bà hoàn toàn tin tưởng và kính phục Đức Phật và sau đó, xin quy y với ngài. Nếu Chư thiên và Phạm thiên tôn kính Ngài Xá Lợi Phất, chắc chắn các vị nầy càng tôn kính Đức Phật hơn.[v]
Đức Thế Tôn thuyết pháp tế độ chúng sinh, không những nhân loại, chư thiên, phạm thiên được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài, mà c̣n có loài súc sanh cũng được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài nữa. V́ mặc dù là loài thú trong kiếp hiện tại, nhưng khi nghe được pháp của Đức Thế Tôn rồi tạo duyên lành, và nhờ duyên lành ấy, trong hai ba kiếp tương lai sẽ được đắc đạo quả. Một lẽ nữa, các loại thú ấy, trong những kiếp quá khứ, khi làm người, lúc làm trời v.v... đă tập hợp được nhiều thiện duyện, đến kiếp hiện tại tuy đă trả quả khổ do nghiệp ác đă tạo nên thân làm súc sanh nhưng thiện duyên vẫn c̣n tồn tại đến khi kiếp này hữu phước được gặp Đức Phật tế độ cho.
Như câu chuyện Mandukadevaputta (Chư Thiên Ếch) trong Kinh Khuddanikaya, bộ Vimanavatthu, được tóm lược như sau:
Một thuở nọ Đức Thế Tôn ngự đến bờ hồ Gaggara thuyết pháp tế độ dân chúng trong thành Campa, có một con ếch nhận biết được một tiếng trong lời nói của Ngài, nhẩy lên bờ hồ nằm nghe lời giảng của Đức Thế Tôn, với đức tin trong sạch nơi Ngài.
Khi ấy, một người chăn ḅ đứng đàng sau lắng nghe pháp, tay cầm cây nhọn vô ư cắm xuống đất đụng phải đầu ếch đang nằm nghe giọng nói của Đức Thế Tôn với đức tin trong sạch, con ếch chết ngay khi ấy. Sau khi chết, do thiện nghiệp ấy (lắng nghe lời giảng pháp cuả Đức Thế Tôn), ếch liền hóa sanh thành một vị thiên nam ở cơi Tam thập tam thiên (có sách ghi là cơi trời Đạo lợi) trong một lâu đài bằng vàng nguy nga tráng lệ, rộng 12 do tuần (20km), có thiên nữ hầu hạ. Như mới thức dậy sau một giấc ngủ dài, khi nh́n thấy đền đài nguy nga và thiên nữ bao quanh, vị thiên nam ấy ngạc nhiên tự hỏi: "Ta đă làm điều phước thiện ǵ mà được như vậy?" Sau khi cố t́m trong trí, vị thiên nam mới nhớ ra rằng điều phước thiện mà ngài đă làm không chi khác hơn là khi c̣n là ếch bên bờ hồ Gaggara, ếch đă nhận biết được một tiếng trong lời thuyết Pháp của đức Phật thôi. Nh́n xuống thế gian chúng sinh, vị thiên nam thấy rơ Đức Thế Tôn vẫn c̣n đang thuyết pháp tại gần bờ hồ Gaggara. Ngài quyết định hiện xuống hầu Đức Phật, c̣n mang theo lâu đài bằng vàng cùng thiên nữ, có hào quang sáng ngời đảnh lễ đưới hai bàn chân của Đức Phật.
Đức Thế Tôn biết rơ, nhưng muốn cho hàng đệ tử thấy rơ quả báu của việc nghe pháp, Ngài bèn hỏi: "Này thiên nam, ngươi là ai mà có thân h́nh xinh đẹp, hào quang sáng ngời tỏa ra khắp mọi hướng, có nhiều oai lực, được nhiều chư thiên nữ hầu hạ, đến đây đảnh lễ dưới chân của Như Lai vậy?" (Ko me vandati padani, iddhiya yasasa jalam. Abhikkantena vannena, sabba obhasayam disa).
Chư thiên ếch bạch: "Kính bạch Đức Thế Tôn! con là Maduka, mới kiếp trước đây, là con ếch nhỏ sanh và sống ở trong nước tại hồ nầy, con nhảy lên hồ đang nghe pháp của ngài, chính tại nơi đây người chăn ḅ đứng nghe pháp vô ư cắm cây đụng đầu con, làm cho con chết." (Maduko'ham, pure asim, udake varigocaro. Tava dhammam sunantassa, avadhi vacchapalako...)
"Kính bạch Đức Thế Tôn, chỉ một khoảnh khắc, do nhờ đức tin trong sạch nơi giọng thuyết pháp của Đức Thế Tôn, sau khi chết do nhờ thiện nghiệp ấy liền hóa sanh lên cơi trời, như Ngài nh́n thấy, con có thân h́nh xinh đẹp, hào quang sáng ngời tỏa khắp mọi nơi, con hưởng sự an lạc, có nhiều oai lực và nhiều thiên nữ hầu hạ.
Kính bạch Đức Phật Gotama! Những chúng sinh nào có thời gian lâu dài được nghe pháp của ngài, những chúng sinh ấy chóng được chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và đạt đến Niết bàn giải thoát."
Sau đó, Đức Thế Tôn quán xét thấy các hàng đệ tử có đức tin trong sạch, nên Ngài thuyết pháp tế độ, vị thiên nam Manduka cùng với 84.000 chúng sinh gồm có chư thiên và nhân loại đều chứng ngộ chân lư Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập lưu Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn).[vi]
Vị thiên nam Manduka cùng chư thiên nữ cung kính đảnh lễ Đức Thế Tôn và chư Đại Đức tăng xin phép về cơi trời.
Do nhờ ân đức giúp chư thiên, phạm thiên và loài người vượt qua sinh, lăo, bịnh, tử, sầu năo, thương tiếc, đau đớn, tham ái, sân hận, hoang mang, ngă mạn, tà kiến và những nghiệp bất thiện khác, để cuối cùng an lành đến nơi giải thoát, nên Đức Phật có danh hiệu là Thiên Nhân Sư -- Sattha Deva Manussanam.
-ooOoo-
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 8 of 8: Đă gửi: 24 March 2006 lúc 4:51am | Đă lưu IP
|
|
|
Người hiểu biết trọn vẹn tất cả những ǵ có thể biết được.
Người hiểu biết sâu sắc Tứ thánh đế và dạy cho chúng sanh hiểu được Tứ thánh đế .
Đức Phật có danh hiệu là Buddho bởi v́ Ngài là 1. Bậc đă thức tỉnh. 2 Bậc đă thoát ly. 3. Bậc đă thông suốt lư Tứ Diệu Đế và đem ra giáo hóa chúng sanh cũng biết như Ngài.
I. BẬC ĐĂ THỨC TỈNH:
Đức Thế Tôn là bậc đă thức tỉnh v́ Ngài không c̣n trong tâm 7 pháp ngủ ngầm (Anusaya) hay những phiền năo vi tế tiềm tàng chờ có dịp th́ dấy động lên:
1. Mê thích t́nh dục ngủ ngầm (Kamaraganusaya)
2. Ưa thích tam giới ngủ ngầm (Bhavaraganusaya)
3. Bất b́nh ngủ ngầm (Patighanusaya)
4. Cống cao, ngă mạn ngủ ngầm (Mananusaya)
5. Tà kiến ngủ ngầm (Dithanusaya)
6. Hoài nghi ngủ ngầm (Vicikicchanusaya)
7. Vô minh ngủ ngầm (Avijjanusaya)
Ngài là bậc giác ngộ, nghĩa là tự ḿnh đă hiểu biết tường tận (bujjhi) và diệt tận trong tâm bảy pháp ngũ ngầm vừa kể trên, rồi Ngài lại cảnh tỉnh chúng sanh đang ngủ mê hoặc ngủ quên trong các pháp ấy cho tỉnh dậy như Ngài. Chúng sinh nào, tṛn đủ thiện duyên th́ tỉnh dậy liền, chúng sinh nào ít hoặc không có thiện duyên th́ lăn qua trở lại rồi tiếp tục ngủ nữa.
Đức Thế Tôn đă tự ḿnh tỉnh dậy, không ai nhắc nhở hoặc thức tỉnh cho, chỉ do nhờ 30 pháp Ba la mật đă dày công luyện tập trong 4 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Chính sự thực hành viên măn 30 pháp Ba La Mật ấy đă thức tỉnh Ngài, ví như người ngủ đă giấc hoặc đúng giờ rồi tự nhiên thức dậy không cần ai kêu gọi.
Từ khi thành đạo dưới cội Bồ đề đến lúc nhập Niết bàn, Ngài đă chu du hoằng hóa, tế độ quần sanh trong 45 năm không ngừng nghỉ, v́ Ngài là Bậc giác ngộ, thức tỉnh trước tiên, Ngài thấy rỏ tội lỗi và khổ năo trong sự ngủ quên và sự an lạc trong cơi Niết bàn. Ngài thấy chúng sanh đang lăn hụp rên xiết trong khổ hăi, nên phát tâm bi mẫn bao la, lo lắng nhắc nhở, cảnh tỉnh (bodhesi) chúng sanh đang ngủ mê trong ṿng sanh tử luân hồi cho tỉnh dậy cũng như Ngài.
II. BẬC ĐĂ THOÁT LY:
Đức Thế Tôn là bậc đă thoát ly, ra khỏi Vô minh.
Vô minh (Avijja) có 2 nghĩa: Không thấy (Adassanam) và không biết (Annanam).
A. Vô minh có nghĩa là không thấy, không biết những pháp chân thật là Tứ Diệu Đế:[ii]
1. Không biết rỏ cái khổ (Dukkha annanam): Chúng sanh có thức tánh như trời, người, thú v.v... đang bị các sự thống khổ đè nén hăm hại không ngừng là khổ sanh, khổ già, khổ đau, khổ chết, khổ thương tiếc, khổ khóc than, khổ phiền muộn, khổ thất vọng v.v... nhưng vẫn thản nhiên dường như không hay biết những sự thống khổ ấy, vẫn miệt mài theo ngủ trần lục dục, mê muội, không rỏ lẽ hiệp tan của ngũ uẩn. Cái khổ th́ cho là vui, cái nhiễm ô th́ cho là trong sạch, cái vô thường th́ cho là bền vững v.v...
2. Không biết, không thấy Tập đế là ḷng Ái dục (có 3 hoặc 108) là nguyên nhân phát sinh sự thống khổ (Dukkhasamudaya annanam).
3. Không thấy, không biết, diệt đế là nơi diệt tận các sự khổ (Dukkha nirodhe annanam).
4. Không thấy không biết Đạo đế là con đường dắt dẫn đến nơi diệt tắt các sự khổ (Dukkha nirodha gamini patipadaya annanam).
Trên đây là cách giải thích về vô minh dựa theo Kinh tạng (Suttanta). C̣n giải theo Luận tạng (Abhidamma) th́ có 8 điều giải về vô minh: ngoài 4 điều về Tứ diệu đế đă giải thêm 4 điều nữa:
5. Không biết rơ sự bắt đầu của ngũ uẩn (Pubbante annanam)
6. Không biết rơ sự chấm dứt của ngũ uẩn (Pubbantaparante annanam)
7. Không biết sự bắt đầu và sự chấm dứt của ngũ uẩn (Pubbantaparante annanam)
8. Không rơ lư nhân quả liên quan hay giáo lư Thập nhị nhân duyên (Paticcasamuppade annanam)
Màn vô minh bao trùm tất cả chúng sanh không cho thấy ánh sáng tức là trí tuệ thấy rỏ, biết rơ những pháp chân thật, ví như con gà con chưa nở, c̣n trong vỏ trứng không thể thấy ánh sáng mặt trời vậy. Đến khi gà con đó cố gắng lấy mỏ soi vỏ trứng, lấy chân phá lỗ cho rộng, mới chun ra khỏi vỏ và thấy ánh sáng mặt trời được.
Đức Phật là bậc đầu tiên đă phá tan vỏ trứng Vô minh bao bọc tâm Ngài từ bao A tăng kỳ kiếp quá khứ, đắc được tuệ giác thông suốt các pháp Diệu Đế, rồi Ngài chuyên cần thực hành Phật sự không ngừng nghỉ (Buddha kicca) cho đến lúc nhập Niết Bàn.
III. BẬC ĐĂ THÔNG SUỐT LƯ TỨ DIỆU ĐẾ:
Đức Thế Tôn đă thông suốt 4 pháp chân thật là Tứ Diệu Đế (Caturariyasacca): Khổ đế (Dukkha sacca), Tập đế (Samudaya sacca), Diệt đế (Nirodha sacca), Đạo đế (Magga sacca).
A. Lư của Tứ diệu đế (Attha): Mỗi Diệu đế đều có 4 lư hoặc trạng thái hay năng lực:
1. Khổ Đế có 4 lư:
- Có năng lực hăm hại, phá hoại chúng sanh (Pilanattho)
- Có trạng thái do nguyên nhân ái dục cấu tạo nên (Sankhatattho)
- Có năng lực làm cho nóng nảy bực bội (Santapattho)
- Có trạng thái luôn luôn thay đổi không bền vững (Viparinamattho)
2. Tập đế có 4 lư:
- Có năng lực hội họp các sự khổ đế cho phát sanh lên (Ayuhanattho)
- Có trạng thái là nguyên nhân của sự khổ (có sự khổ là quả) (Nidanattho)
- Có năng lực cột trói, giam hăn chúng sanh trong tam giới (trong sự khổ) (Samyyogattho)
- Có năng lực làm bận rộn chúng sanh trên con đường giác ngộ, không cho đắc đạo quả (Palibodhanattho)
3. Diệt đế có 4 lư:
- Có năng lực làm cho thoát khỏi phiền năo (sự khổ) và ra khỏi tam giới (Nissaranattho)
- Có trạng thái yên lặng lánh xa sự khổ (Vivekattho)
- Có trạng thái không cho nguyên nhân tạo thành được (vô sanh) (Asankhatattho)
- Có trạng thái không chết, bất diệt (Amatattho)
4. Đạo đế có 4 lư:
- Có năng lực đưa ra khỏi ṿng sanh tử luân hồi (Niyanattho)
- Có tánh cách là nguyên nhân đưa đến Niết bàn (Hetvattho)
- Có năng lực làm cho thấy rơ Niết Bàn (Dassanattho)
- Có tánh cách quan trọng trong các pháp hành cho thấy rơ Niết bàn (Adhipateyyattho)
B. Tướng hoặc Đặc tính (Lakkhana) của Tứ Diệu Đế:
Tứ diệu đế có 2 đặc tính: Đặc tính hữu vi (Sankhata lakkhana) và đặc tính vô vi (Asankhata lakkha).
1. Đặc tính hữu vi chia ra làm 3:
- Tính cách phát sinh lên (Uppado)
- Tính cách tiêu diệt (Vayo)
- Tính cách trụ lại (Thiti)
2. Đặc tính vô vi cũng chia làm 3:
- Tính cách không phát sinh lên (Anuppado)
- Tính cách không tiêu diệt (Navayo)
- Tính cách không an trụ.
Khổ đế, Tập đế, và Đạo đế thuộc về đặc tính hữu vi, c̣n Diệt đế thuộc về đặc tính vô vi.
C. Sự (Kicca):
Nếu chia Tứ Diệu Đế ra pháp thiện (Kusala), pháp ác (Akusala) và pháp không thiện không ác (Abyakata) th́ Tập đế là pháp ác, Đạo đế là pháp thiện, Diệt đế là pháp không thiện không ác, Khổ đế vừa là pháp thiện, vừa là pháp ác và cũng là pháp không thiện không ác.
1. Khổ đế là pháp thiện khi đi đôi với Đạo đế (pháp thiện): Điều này có nghĩa là khi người nào cố gắng học kinh và tham thiền hoặc hành 13 pháp đầu đà, hoặc chuyên cần làm những việc lành như bố thí, tŕ giới v.v..., trong sự học hỏi và tu tập như thế hằng có nhiều cam go cực nhọc nên gọi là Khổ. Nhưng những hành vi ấy đều là nghiệp lành, nên mới gọi Khổ đế là pháp thiện.
2. Khổ đế là pháp ác khi đi đôi với Tập Đế (pháp ác). Điều nầy có nghĩa là khi người nào cố gắng làm những điều ác (sát sanh, trộm cướp, tà dâm v.v...), nhiều lúc phải chịu dầm mưa, dăi nắng, t́m kiếm mưu kế để thỏa ḷng dục vọng và luôn luôn có tâm lo sợ (suy b́, chê bai, sợ bị hành phạt v.v...). Như thế gọi là Khổ. Lại nữa, những hành vi ấy đều là nghiệp ác, nên mới gọi Khổ đế là Pháp ác.
3. Khổ đế là pháp không thiện không ác đi đôi với Diệt đế (pháp không thiện không ác), ư nói: Các bậc đạo quả A la hán (Đức Phật, Thanh Văn...) đều cố gắng thực hành tṛn đủ phận sự cao thượng và thuyết Pháp phổ độ chúng sanh thật là mệt nhọc (khổ), nhưng không có phước báu (quả) chi cả, nên mới gọi Khổ Đế là pháp không thiện không ác.
D. Quán tưởng về ngũ uẩn theo lư Tứ Diệu Đế:
Nếu quán tưởng về ngủ uẩn theo lư Tứ Diệu Đế, phải quán tưởng từ uẩn một. Đầu tiên là Sắc uẩn.
Sự vui thích nào đă phát sinh lên do nơi xác, gọi là sự vui thích của sắc. Ấy là Tập đế. Có thể giác ngộ được nhờ sự dứt bỏ.
Sắc không bền vững, là khổ năo, luôn luôn thay đổi, vô thường, gọi là tội lỗi của sắc phát sanh lên do nơi sắc. Ấy là khổ đế. Có thể giác ngộ được bằng sự nhận thức.
Sự dứt bỏ được tâm ư ham muốn trong sắc gọi là thoát ly khỏi sắc. Ấy là Diệt đế. Có thể giác ngộ được bằng cách làm cho rơ rệt.
Bát chánh đạo có chánh kiến (là thấy biết chân chính trong 3 nhân) là đầu, gọi là Đạo đế, có thể giác ngộ được bằng pháp quán niệm tưởng.
Nên quán tưởng thêm về Thọ uẩn, Tưởng uẩn, hành uẩn, Thức uẩn y theo phương pháp đă giải trên về Sắc uẩn.
E. Quán tưởng nhân quả liên quan theo Lư Tứ Diệu Đế:
Pháp "Nhân quả liên quan" (Thập nhị nhân duyên hay Paticca Samuppada) có 12 chi nương nhau và liên hệ với nhau, ví như một sợi dây xích có 12 khoen liền nhau, khoen nầy là quả của khoen trước và cũng là nhân để nối liền với khoen sau.
12 chi là:
1. Vô minh (Avijja) sanh ra hành.
2. Hành (Sankhara) sanh ra thức.
3. Thức (Vinnana) sanh ra danh sắc.
4. Danh sắc (Nama Rupa) sinh ra lục căn.
5. Lục căn (Salayatana) sinh ra xúc.
6. Xúc (Phassa) sanh ra thọ.
7. Thọ (Vedana) sanh ra ái.
8. Ái (Tanha) sanh ra thủ.
9. Thủ (Upadana) sanh ra hữu.
10. Hữu (Bhava) sanh ra sanh.
11. Sanh (Jati) sanh ra Lăo, Tử (Jara Maranam)
12. Luôn cả sự thương tiếc, khóc than, khó chịu, phiền muộn v.v... là những sự thống khổ cùng phát sinh lên với già, chết thành 12 chi.
Nếu quán tưởng 12 nhân duyên ấy theo Lư Tứ diệu đế, th́:
- Lăo, Tử là khổ đế, Sanh là tập đế, Sự thoát ly lăo tử và sanh là Diệt đế, Tuệ biết rơ diệt đế là đạo đế.
- Sanh là khổ đế, Hữu là Tập đế, sự thoát ly khỏi sanh và hữu là diệt đế, Tuệ biết rỏ Diệt Đế là Đạo đế.
- Hữu là khổ đế, Thủ là Tập đế, sự thoát ly khỏi Hữu và Thủ là Diệt đế, Tuệ biết rơ Diệt đế là Đạo đế.
- Thủ là Khổ đế, Ái là Tập đế, sự thoát ly khỏi Thủ và Ái là diệt đế, Tuệ biết rơ Diệt đế là Đạo đế.
- Ái là Khổ đế, Thọ là Tập đế, sự thoát ly khỏi ái và thọ là diệt đế, Tuệ biết rơ Diệt đế là đạo đế.
- Thọ là Khổ đế, Xúc là Tập đế, sự thoát ly khỏi Thọ và Xúc là Diệt đế, Tuệ biết rơ Diệt đế là Đạo đế.
- Xúc là Khổ đế, Lục căn là Tập đế, sự thoát ly khỏi Xúc và Lục căn là Diệt đế, Tuệ biết rơ Diệt đế là Đạo đế.
- Lục căn là Khổ đế, Danh sắc là Tập đế, sự thoát ly khỏi lục căn và Danh sắc là Diệt Đế, Tuệ biết rơ Diệt đế là Đạo đế.
- Danh sắc là Khổ đế, Thức là Tập đế, sự thoát ly khỏi danh sắc và thức là Diệt đế, Tuệ biết rơ Diệt đế là Đạo đế.
- Thức là Khổ đế, Hành là Tập đế, Sự thoát ly khỏi Thức và hành là Diệt đế, Tuệ biết rơ Diệt đế là Đạo đế.
- Hành là Khổ đế, Vô minh là Tập đế, sự thoát ly khỏi hành và Vô minh là Diệt đế, Tuệ biết rơ Diệt đế là Đạo đế.
Những sự thống khổ do Già, Chết, Thương tiếc, Khóc than, khổ năo, phiền muộn, khó chịu, bực tức, thất vọng v.v... gọi là Khổ đế. Đức Phật đă thấy biết tường tận tinh vi Vô minh và Ái dục là hai gốc (Mula) của bánh xe nhân quả, là nguồn cội của Luân Hồi, là nguyên nhân phát sanh sự khổ, gọi là Tập đế. Do nhờ thánh đạo, Ngài đă cắt đứt cả hai gốc rễ ấy. Vô Minh và Ái Dục đă bị diệt rồi, th́ các pháp khác là Hành, Thức, Danh, Sắc v.v... cũng bị diệt theo và bánh xe Nhân Quả Liên Quan cũng ngừng quay. Sự Diệt Tận ấy gọi là Diệt Đế. Do nhờ Thiền Định và Minh Sát, Ngài đă thấy rơ rệt con đường đi đến nơi diệt khổ, gọi là Đạo Đế.
Sau khi Ngài giác ngộ, thông suốt lư Tứ Diệu Đế rồi Ngài đem ra giáo hóa chúng sanh cùng biết, hầu thực hành theo để diệt tận các sự thống khổ và được giải thoát như Ngài. Vào thời đức Phật, có rất nhiều người đi t́m con đường giải thoát cho chính ḿnh. Nhưng không ai t́m được con đường thật sự giải thoát họ khỏi khổ đau ngoại trừ Đức Phật, người đă khám phá ra Tứ Diệu Đế. Không ai hướng dẫn họ thật sự thoát khỏi khổ đau ngoại trừ Đức Phật bằng Bát chánh đạo. Trong Kinh Kevatta, Đệ tử Phật là Kevatta xin Phật dạy cho ngài phép thần thông để ngài nhiếp phục và kêu gọi nhiều người theo đạo Phật, đối phó lại các giáo chủ ngoại đạo như Makkhali Gosala và Purana Kassapa cũng đang ráo riết t́m tín đồ cho ḿnh. Đức Phật dạy cho ngài Kevatta 3 phương pháp để thuyết phục người bấy giờ theo đạo Phật: Thứ nhất là thuyết phục chúng sanh bằng oai lực thần thông (Iddhipatihariya) như thần thông biến thành nhiều người giống ḿnh, biến thành người khác ḿnh, không bị giết hại, tàng h́nh... Thứ hai là thuyết phục chúng sanh bằng oai lực hiểu biết được tâm của của người khác (Adesanapatihariya). Thứ ba là thuyết phục chúng sanh bằng cách chân thành dạy bảo, chỉ dẫn cho họ hiểu được những ǵ đúng và sai (Anusasanipathihariya)[iii]. Theo các chú giải, Đức Phật nhấn mạnh và nổi tiếng vượt bực hơn tất cả trong việc việc áp dụng phương pháp thứ ba nầy--phương pháp chân thành giáo hóa chúng sanh về giáo lư Tứ diệu đế mà không dựa vào thần thông. Chính v́ nhờ ân đức hướng dẫn, giải thích, và chỉ cho chúng sanh con đường thoát khỏi vô minh và giác ngộ được Tứ thánh đế mà Đức Phật có danh hiệu là Buddho.
-ooOoo-
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|