Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lý
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 193 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
5/2025
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
 
 
 
 
 
 
 
 
1
4/4
2
5
3
6
4
7
5
8
6
9
7
10
8
11
9
12
10
13
11
14
12
15
13
16
14
17
15
18
16
19
17
20
18
21
19
22
20
23
21
24
22
25
23
26
24
27
25
28
26
29
27
1/5
28
2
29
3
30
4
31
5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem
65512509
lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lý Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: ĐẠO PHẬT : ĐẠO DIỆT KHỔ Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tranthanh03
Hội viên
 Hội viên


Đã tham gia: 01 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 1 of 5: Đã gửi: 29 March 2006 lúc 3:21am | Đã lưu IP Trích dẫn tranthanh03

ĐẠO PHẬT : ĐẠO DIỆT KHỔ




-        Con người sẽ thoát khổ trọn vẹn,

nếu con người tu diệt được Tam độc.

-        Đạo Phật trọng thực hành hơn là lý thuyết suông.

-        Ăn bánh vẽ không no được lòng là thí dụ chí lý của đức Phật !



“Tránh khổ tìm vui” là hy vọng chung của người đời. Nhưng có mấy ai là người dám tự hào mình đã thoát khổ, vì loài thường sợ kết quả mà không sợ nguyên nhơn, sợ khổ mà vẫn tạo nhơn khổ, muốn được vui mà không gieo nhơn vui. Bởi thế, cố lánh khổ mà khổ cứ theo hoài, mong tìm cho được vui mà vui cứ xa lánh. Như ngày nay thế giới đang lo sợ họa chiến tranh, mà mầm chiến tranh không chịu chấm dứt, lại còn bỏ phân tưới nước thêm cho nó ngày thêm đơm bông kết trái. Trong kinh có câu : “Chúng sanh sợ quả mà không sợ nhơn, Bồ tát sợ nhơn hơn là sợ quả”. Bồ tát lo tiêu diệt khi còn ở trong nhơn, nghĩa là dừng lại tất cả những hành động xấu xa hèn mạt, thì không có những kết quả khốn khổ đớn đau. Ai cũng lo ngại sự nghèo thiếu mà vẫn cờ bạc suốt ngày, đến khi hết cơ nghiệp, đâm ra thất chí điên cuồng.



Khổ nó đến với tất cả mọi người, không chừa sót một hạng nào ; nghèo có cảnh khổ của người nghèo, giàu có cảnh khổ của kẻ giàu ; sang, hèn, trẻ, già cũng đều chịu chung một số phận là khổ cả. Đời không khổ, nhưng khổ là tại ta quá tham cầu và ích kỷ, nên phải chuốc lấy sự khổ. Có nhiều người rất thèm muốn cảnh sung sướng bề ngoài của cảnh giàu sang vì họ dựa vào sự ăn mặc sang trọng và nụ cười trên môi, mà họ đánh giá nỗi vui sướng của người sang. Than ôi ! Họ có biết bề ngoài thì nói nói, cười cười, ăn mặc ra phết, mà những ẩn tình bên trong thì chín chìu ruột thắt, tan tát nỗi lòng ; nếu họ biết nhìn sâu thì họ sẽ thấy sau tiếng cười có ẩn một tiếng khóc than sầu não ; sự ăn mặc bề ngoài che đậy sự thiếu thốn gian trá bên trong. Người đời chỉ nhìn cái bề ngoài, mà không nhận biết bề trong, nên thường bị đời gạt gẫm.



Nỗi khổ của người đời có thể tóm lại trong hai phương diện : Vật chất và Tinh thần. Về vật chất trên đường mưu sống, con người phải lăn lộn, cực nhọc không giờ phút nghỉ ngơi. ; như thế mà sự nhu cầu vẫn thiếu mãi ; có lúc con người ngã gục trên đường tìm lẽ sống, vì không chịu nỗi gió táp mưa sa ; hay không ngã gục thì cũng mắc phải bệnh hoạn khổ thân ; đến khi tuổi già, bao nhiêu nhựa sống của tuổi trẻ đã hết, ngồi mà nhìn lại quảng đời oanh liệt đã qua, mà than tiếc ; muốn sống lại đời sống của tuổi trẻ mà không bao giờ tìm lại được nữa, vì cõi đời xê dịch luôn luôn, chứ không bao giờ dừng đứng cho người ta tận hưởng. Già không khổ, mà khổ là tại người tiếc nuối tuổi thanh xuân ; chết không khổ, mà khổ là tại người muốn chống cự với tử thần, để sống với vợ con, để còn hưởng được của thế gian.

Vật chất thiếu cũng khổ thật, nhưng chưa lấy gì làm khổ, vì nếu thiếu vật chất mà lấy làm thật khổ, thì những người nghèo thiếu, họ làm sao sống nỗi ? Ta vẫn thấy lắm người nghèo thiếu vui cười sung sướng đối với gia đình vợ con.



Khổ về tinh thần mới là nỗi khổ tế nhị sâu sắc lâu dài, có thể giết chết mạng người, vì chúng ta thấy thiếu cơm ăn, áo mặc, nhà ở không mấy người tự tử, chứ kẻ thất vọng buồn rầu có thể quyên sinh nơi giòng sông lạnh. Đời người có nhiều tiếng khóc hơn là tiêng cười ; trên đường lập nghiệp, nhiều lúc người chịu nhiều thất bại ê chề, tính một đường đi một ngã ; thất vọng, toàn là thất vọng, không bao giờ con người được thòa mãn với lòng tham không đáy. Hơn nữa, trong khi vật lộn với cuộc sống, người đời còn gặp nhiều việc bối rối khổ sở về tinh thần nữa ; có nhiều bài toán đời không sao giải quyết được, dù cho bóp trán nặn đầu, suy nghĩ suốt đêm cũng không thể làm xong. Đang sống một gia đình đoàn tụ đầm ấm vui vẻ, sự vui vẻ chưa thỏa mãn thì sầu chia ly lại đến ; hoặc tản mát bốn phương, hoặc kẻ còn người mất. Rồi con người than : “Sanh bất phùng thời” hay là “Họa vô đơn chí”.

Vả lại, có khi còn xảy ra sự gay cấn thù hiềm đến nỗi chém giết với bạn đồngnghiệp. Đời người ai lại không có những nỗi khổ như trên.

Đức Phật dạy : “Đời người là một bể khổ bao la” và trong kinh nói : “Ta bà thật khổ, cõi Ta bà thật khổ, khổ ở cõi Ta bà không thể tính kể được, thế mà người đời lấy khổ làm vui, vùi thân chịu khổ, không biết thoát ly”.

Trận chiến tranh vừa qua và hiện nay sẽ tới, đã gieo rắc, hiện gieo rắc, sẽ gieo rắc sự khốn khổ tang tóc cho mọi gia đình ; con quỷ La sát chiến tranh đang hầm hầm đạp đổ những lâu đài nguy nga, gạt hết những mầm non (thanh, thiếu niên) của các dân tộc. Nó chính là tay sai của dục vọng tham tàn. Ai là người có từ tâm không sa nước mắt trước cảnh tang thương đang phủ dày khắp nhơn loại mà đành tâm ngảnh mặt làm ngơ, không tìm phương giải cứu. Cảnh mưa bom, lửa đạn rùng rợn ghê gớm kia, ai gây nên khổ ? Theo đạo Phật quả quyết do lòng tham, giận và mê mờ của con người gây ra. Cho nên đạo Phật cổ võ diệt lòng tham vọng của mọi người ; tham vọng mê mờ đã trừ tuyệt, thì con người hết khổ được vui. Người đời thường tặng cho đạo Phật là đạo của Từ bi, tức là đạo cứu khổ ban vui. Bởi thế, nên Muốn Biết Khổ Phải Tu Theo Đạo Phật.



Nói đến cảnh khổ thì ai cũng ngao ngán muốn tránh xa ; nhưng nghe đề cập đến muốn hết khổ phải tu, thì có rất nhiều người giựt mình e ngại, vì tưởng rằng, bỏ hết một cuộc đời son trẻ, tươi đẹp, vào chùa am, mặc nâu sòng, ăn tương dưa, mai kinh, chiều kệ, coi như đời mình đã chết rồi. Chữ Tu như thế chỉ dành riêng cho hạng chán đời thất vọng, hoặc người già cả, hưu quan, hoặc là hạng đã sống giàu sang không còn bận tâm về sự sống nữa, hay là việc riêng của các nhà Sư. Còn chúng ta là những người đang còn có gia đình, đang hoạt động để tìm lẽ sống mà Tu nỗi gì ?



Quan niệm chữ Tu như trên, đã ăn sâu trong đầu óc của mọi người, cho đến trong thi ca cũng thường lộ những quan niệm ấy. Vì thế nhiều người muốn theo đạo Phật mà không dám theo, vì sợ chữ Tu của đạo Phật, hay là nghe có người đang sống một cuộc đời sóng gió đầy danh dự mà theo đạo Phật thì ngạc nhiên thốt lên : “Anh ấy như thế mà Tu được à !”. Đúng nghĩa chữ Tu trong đạo Phật có phải như thế không ?



– Đáp : “Đó, mới chỉ là một phần trong chữ Tu mà thôi”.



(Quý vị muốn biết rõ chữ Tu trong đạo Phật, xin tìm đọc bài Tu là gì ở phần trước đây)



Chúng tôi thường nghe nhiều người nói, tu tâm sửa tánh đủ rồi, cần gì phải theo đạo Phật. Nếu chúng ta hỏi đến tâm tánh là gì, ở đâu ? thì họ không thể trả lời được ; nếu không biết, làm sao mà tu được ; hơn nữa, tâm ta nó cứ biến đổi luôn luôn, nên đức Phật thường dạy : “Tâm người như vượn chuyền cây, như ngựa chạy rong ngoài đồng rộng ; các ngươi chớ nên quá tin tưởng mà sa ngã không hay, chừng nào chứng đến quả thánh rồi hãy tin”.



Tâm ta như thế nên phải dùng những phương pháp của đạo Phật, ghìm chân nó lại, để nó khỏi bị sa vào hầm hồ trụy lạc ở hai bên đường đời ; vả lại, trên miệng hầm phủ đầy những hoa thơm, cỏ lạ, nếu không cẩn thận, bình tỉnh và sáng suốt, sẽ vấp ngã ngay.



Phương pháp của đạo Phật kiến lập trên ba điểm : Giáo lý - Thành thật - Kết quả. Pháp nào đủ ba điểm ấy, mới đem lại sự lợi ích thiết thực cho mọi người ; chúng ta chỉ thấy có đạo Phật. Những người theo đạo Phật cần phải có đầy đủ ba điểm trên ; vì chỉ hiểu giáo lý mà không làm thì không bao giờ hưởng được kết quả. Trong kinh tỉ dụ : Người nói rành cách thức nấu ăn mà không chịu bắt tay vào việc làm thì không bao giờ có thức ăn ngon để dùng. “Trong các phương pháp của đúc Phật dạy có phương pháp ít ham muốn, biết vừa đủ, trị tâm tham rất có hiệu quả và làm cho con người khỏi khổ vì ham muốn”.



Cảnh nghèo cực của anh phu xe xích lô không phải thực là khổ, mà khổ là vì sự mong ước được làm người chủ hãng ; có những khi anh ta dệt mộng đẹp, quên đi cả việc ăn ngủ, không còn biết thời gian dài ngắn ra sao nữa là. Người nhà giàu nọ bao giờ cũng lo nghĩ toan tính những phương kế để giàu thêm, trằn trọc suốt canh thâu, lăn mình tìm một chỗ êm để dỗ giấc ngủ, nhưng không sao ngủ được, vì cuốn phim sanh kế cứ quay mãi trong đầu óc, rồi đâm ra giận trách người nhà. Hy vọng của con người không biết lấy đâu làm mức cùng tột, vì khi ở nhà lá, thì muốn có nhà ngói ; đến khi có nhà ngói thì ước ao muốn có một ngôi nhà đúc cao ráo, khang trang, nguy nga đồ sộ, lòng tham cứ thế tiến mãi tới không ngừng nghỉ.

Đức Phật dạy : “Lòng tham con người như thùng không đáy, bỏ vào bao nhiêu cũng không đầy”.

Nghèo, khổ đã đành, mà giàu cũng không tránh khỏi khổ ; vì không bao giờ thỏa mãn lòng mong ước, mà hễ có mong ước thì có khổ đi theo. Muốn hết khổ thì giảm bớt lòng ham muốn.

Đức Phật dạy : “Chỉ có phương thuốc ít muốn và biết đủ mới trị được bệnh tham lam”. Đức Khổng Tử cũng dạy đời : “Nghèo nên thủ phận trong cảnh nghèo, đừng mơ ước làm giàu mà mang phải khổ”.

Trong kinh nói : “Người biết vừa đủ, ít ham muốn, dù ăn cơm hẩm ở nhà rách, nằm dưới đất, cũng vẫn sung sướng, an lòng ; trái lại, người không biết thủ phận, cầu mong mãi, thì dù ở chỗ sang cả sung sướng như thiên đường đi nữa, họ cũng chưa mãn nguyện”.



Ta đừng mơ ước tương lai quá tươi đẹp, mà quên mình đang sống trong cảnh thực tế chán chưòng của hiện tại : Như có người đi đường cứ cố nhìn những cảnh vật hữu tình ở phương trời xa tít mà quên những hầm hố chông gai dưới chân họ. Nếu ta chịu đem hạnh Ít muốn và Biết đủ để thay thế cho lòng tham ích kỷ, thì sống trong hoàn cảnh nào, đời ta vẫn sung sướng luôn, tinh thần không bận rộn khổ não vì ước mong.



Hơn nữa, chúng ta muốn diệt tận gốc lòng tham lam nóng giận, ích kỷ thù hiềm, thì phải áp dụng triệt để lòng từ bi vào mọi hành động, mới trừ tuyệt nỗi khổ của mình và người, và lại đi đúng theo tinh thần của đạo Phật là từ bi và cứu khổ. Từ bi là nguồn cội của muôn hạnh tốt. Lòng từ bi không bao giờ xa cảnh khổ của người đời ; chỗ nào có tiếng kêu đau thương thì chỗ ấy có lòng Từ hiển hiện.



Người tu theo đạo Phật cần Phải áp dụng lòng Từ trong đời sống của mình, thì ít muốn và biết đủ mới hoàn thành được.



Người có lòng từ bi, thì không bao giờ ích kỷ, chia rẽ, thù hiềm và ganh ghét.



Người có lòng từ bi không đành lòng sống an vui trong sự đau khổ của kẻ khác. Lòng từ bi sẽ làm cho lòng dân tộc gặp gỡ nhau trong tình thân ái, không thấy có màu da chủng tộc khác nhau mà chỉ thấy là người : Anh đau khổ tức là tôi đau khổ. Cao hơn nữa, chỉ đồng là một trí giác, có tâm từ bi, không thấy có kẻ oán người thân, hay là sự chia cách giữa người với người, giữa người và loài vật. Nhưng từ bi không chỉ dùng lý thuyết suông mà cần phải làm ; một mặt tổ chức những cơ quan từ thiện để giúp cho những người nghèo có được một đời sống vật chất tạm đủ ; một mặt khác đem ngọn đèn giáo lý để cho mọi người cùng soi những chỗ tối tăm mờ mịt, tránh những điều tai hại do mê muội gây ra.



Người Phật tử đừng đem đức từ bi làm bức tranh đẹp để mà ngắm, mà đức từ bi phải là một cái gì sống và hoạt động : Toàn thân của người Phật tử phải là hiện thân của đức từ bi. Thật hành hạnh từ bi trong ngày hôm nay không hẹn đến ngày mai, không chọn người, không lựa chỗ. Người thật hành đạo từ bi đến triệt để, thì đã hoàn thành sáu hạnh (lục độ) tốt đẹp, trừ được sáu tánh hư tệ trong chúng ta.



Vì từ bi nên bố thí, do có bố thí mà dứt được tham lam, bỏn sẻn. Có người cắt nghĩa sở dĩ xảy ra cảnh bóc lột trộm cướp là tại xã hội bất công (kẻ thiếu, người thừa).

Đạo Phật cắt nghĩa lòng tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ, chứ không phải tại người giàu, kẻ nghèo. Muốn không có cảnh bóc lột trộm cướp thì phải diệt lòng tham lam, bỏn sẻn. Chỉ có lòng thương cứu giúp kẻ khốn cùng, mới diệt hết được lòng tham lam, bỏn sẻn đê hèn.



Vì từ bi nên mới trì giới, do giữ giới không còn giết hại và hành động trái đạo lý nữa. Giữ giới là vì thương mến người và vật, không muốn gây tổn thương tai hại cho người hay loài vật.



Vì từ bi nên mới nhẫn nại, do nhẫn nại mà dập tắt được lòng nóng giận thù hiềm. Bởi thương người nên nhẫn nhịn không muốn tranh đua, chứ không phải thua sức yếu hèn mà nhẫn chịu.



Vì từ bi nên mới tinh tấn, do tinh tấn mà trừ được biếng nhác. Vì tấm lòng thương người, nên dù trãi qua gian lao khổ sở cũng cố lướt qua, để đem lại sự an vui cho mọi người. Đức Bổn sư ta là một gương mẫu sáng ngời.



Vì từ bi nên mới chuyên tâm định tĩnh, do chuyên tâm định tĩnh mà hết sự bối rối loạn động, không bị mất bình tĩnh. Bởi tình thương thúc giục, nên chú tâm vào một việc hữu ích cho đời ; đến nơi không thấy có thân, không biết ngày giờ và đói với no ; bao giờ cũng trầm ngâm tư lự, chuyên chú vào vấn đề lợi tha.



Vì từ bi nên mới luyện trí huệ sáng suốt, do có trí huệ sáng suốt mà mê lầm tiêu tan. Lòng thương giúp cho người luyện trí huệ, để quán sát nỗi đau khổ bộc lộ hay thầm kín ; hành động phải hay trái ; giáo pháp tà hay chánh, thì sự cứu đời giúp người mới khỏi xen vào những niệm lợi danh ; đã có lợi danh thì việc làm trở thành vì mình, chứ không còn vì người nữa.



Như thế là lòng từ bi điều khiển sáu hạnh cao cả, những cử chỉ tốt đẹp đều phát nguyên từ lòng thương mà ra.



Từ một cá nhơn cho đến toàn thể nhơn loại đều tu theo đạo Phật thì sẽ thoát khỏi những khổ não đau đớn.



Kết luận



Như trên, chúng tôi đã trình bày cảnh khổ của người đời và phương pháp thoát khổ của đạo Phật. Giờ đây chúng tôi xin kết luận : Cảnh khổ của người có hai mặt : Vật chất và Tinh thần. Khổ về tinh thần mới thật là cái khổ sâu sắc lâu bền. Muốn hết khổ phải tu. Tu là trau giồi, sửa đổi những tật hư tánh xấu, trở thành những đức tánh hiền lương, tốt đẹp và rộng rãi ; cũng như chiếc áo dơ ta phải giặt cho trắng sạch, chứ không phải tu chỉ gõ mõ tụng kinh, mà không lo đào luyện tâm tính, không chịu giúp ích mọi người. Hơn nữa, tu theo đạo Phật tức là thực hành lòng từ trong mọi trường hợp. Đạo Phật kết tinh lại chỉ có hai chữ Từ-Bi mà thôi. Đời sống của người tu đạo Phật phải là đời sống nhịp nhàng với lòng Từ. Đức Bổn sư của chúng ta, được đời ca ngợi và tôn thờ, cũng do Ngài thực hành lòng Từ Bi triệt để.



      Xem như thế, chúng ta muốn hết hổ, được vui, nên tu theo đạo Phật, và khuyên mọi người đồng tu. Được như vậy, chẳng những chúng ta trọn bổn phận Phật tử, nghĩa là hành động ta không phản lại tinh thần của đạo Phật (tinh thần Từ Bi) mà lại còn làm cho ngay trong đời hiện tại, ta và người đều được an vui.



Con người là nòng cốt của gia đình và xã hội, hành động của con người rất có ảnh hưởng lớn trong gia đình cũng như ngoài xã hội.



Con người nóng giận, tàn ác, tham lam và trụy lạc gia đình thường xô xác và sẽ tan nát chia ly. Gia đình đã thế, thì ngoài xã hội làm sao không sanh ra cảnh tượng bóc lột, trộm cướp chém giết lẫn nhau. Muốn tạo một xã hội mới, trong đó không có mạnh hiếp yếu, không có cướp bóc oán thù giết chóc mà chỉ có sự tương trợ thân ái, bình đẳng và thương nhau như anh em một nhà, thì phải lo đào tạo con người mới, để sống với xã hội mới. Con người mới là con người đủ ba phương diện : Lòng thương người - Chí cương quyết - Óc sáng suốt. Đạo Phật có thể tạo nên con người đủ ba phương diện nói trên. Chừng nào thần hòa bình hạnh phúc đến với nhơn loại - Khi nào nhơn loại đều tu theo đạo Phật - Ấy là bổn ý của bài giảng hôm nay.



Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.



Quay trở về đầu Xem tranthanh03's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi tranthanh03
 
tranthanh03
Hội viên
 Hội viên


Đã tham gia: 01 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 2 of 5: Đã gửi: 29 March 2006 lúc 3:23am | Đã lưu IP Trích dẫn tranthanh03

KẾT SANH TƯƠNG TỤC LUẬN

hay VẤN ĐỀ

SỐNG CHẾT TRONG ĐẠO PHẬT



Khi đã hiểu rõ :



“Kết Sanh Tương Tục”, chúng không còn khổ sở về vấn đề sống chết nữa, xả thân nầy thọ thân khác nối tiếp mãi để diễn thành nghĩa luân hồi, sanh tử, tử sanh ; nhưng chúng ta cần hiểu rõ để tìm phương pháp thoát khỏi cái vòng vây ấy, cho bánh xe sanh tử ngừng quay, sợi dây luân hồi tung dứt, đó mới là cái chí khí của kẻ đại trượng phu.



Trong thế gian, đối với vấn đề sống chết, đã phát sinh ra nhiều tư tưởng, rất nhiều học thuyết, chẳng phải không ai để tâm nghiên cứu, chỉ vì thế gian duy biết có đệ lục thức (tức là Ý thức) mà thôi, nên kẻ chấp thường còn, người chấp đoạn diệt, không đúng sự thật.



Bên chấp đoạn diệt thì tin rằng : Chết rồi là mất hẳn và ngoài cái thân thể vật chất ra, không thể có gì đáng gọi là tâm thức nữa. Song xét cho kỹ, chính trong một thân người từ nhỏ đến lớn, vật chất thay đổi mãi mãi mà ta vẫn là ta, chưa hề hóa thành người khác ; nếu thật tâm thức do vật chất tạo thành, thì đến khi tất cả vật chất trong một thân thể đã thay đổi rồi, tâm thức ắt cũng phải thay đổi ra thành một tâm thức khác ; mà nếu tâm thức thiệt thay đổi hẳn, thì những sự học hỏi từ khi nhỏ đến khi khôn lớn tất phải quên hết, cho đến phải quên luôn cả tên họ, quên cả thân quyến, không còn biết mình là ai, lại cũng không còn biết ai là ai nữa. Hiện nay chúng ta dầu tuổi đã đến sáu mươi, bảy mươi cũng còn nhớ những việc đã học tập lúc mưới bốn, mười lăm tuổi ; thế đủ biết cái thuyết tâm thức do vật chất tạo thành là không hợp lý. Vả lại, khi chúng ta còn nhỏ, nhắm mắt cũng thấy tối đen, đến khi lớn tuổi nhắm mắt cũng thấy tối đen, cái thấy tối đen trong lúc nhắm mắt ấy, thật chưa hề vì thân thể có trẻ, có già mà thay đổi. Vậy chính nơi thân chúng ta, quyết định có một tánh không thay đổi. Cái tánh ấy quyết định không phải do vật chất trong thân thể tạo thành, vì hiện nay chúng ta chưa từng thấy, một vật thay thường đổi sanh ra được một cái khác không thay không đổi. Huống chi chúng ta hiện thấy giữa đời, các món vật chất tuy thường thay đổi đi nữa, mà cũng chỉ thay đổi dạng chứ chưa hề mất hẳn, dầu cho món vô hình như điện lực đi nữa cũng không lúc nào thật mất hẳn cả. Vậy thì cái tâm lực chúng ta, dầu thể nào cũng không thể mất hẳn như chỗ chấp của phái đoạn kiến.



Về phái chấp thường, thì tuy đã xét biết tâm thức không mất hẳn, nhưng lại tin rằng tâm thức người chết quyết định giống như như khi còn sống không có sai khác, nghĩa là sau khi chết, tâm thức cũng biết mình biết người, biết tên biết họ của mình, cho biết thân thể mình thế nào, quyến thuộc xóm làng của mình ở đâu, biết giận biết thương, biết đền ơn, trả oán. Phái nầy nghĩ như vậy, vì chưa biết rằng cái thức biết mình biết người, biết thương biết ghét đó là Đệ lục Ý thức, một cái thức gián đoạn, chính khi ngủ mê đã không phát khởi, huống nữa là khi chết. Vì cái thường kiến đó, nên các ngoại đạo tin có cái linh hồn, biết phân biệt như ý thức của người sống, khi lên thiên đường hưởng phước, khi xuống địa ngục chịu tội, mà vẫn biết mình là tên Giáp, tên Ất ở chỗ nầy chỗ nọ, vì đã làm những việc công đức gì được lên thiên đường, hoặc đã làm những tội ác gì mà phải bị xuống địa ngục. Cái linh hồn của ngoại đạo đó sẽ là thế nào ? Đáp lại câu hỏi ấy, trong các ngoại đạo vốn có nhiều thuyết, nhưng cũng không ngoài hai thuyết là có thân và không thân. Nói rằng không có thân thì cũng phi lý, vì nếu thật không có thân, thì còn cái gì đụng chạm với cái gì mà có cảm giác ; đã không có cảm giác thì biết nương vào đâu mà cho rằng có hưởng sự vui hay cịu sự khổ. Còn như nói rằng có thân, thì cái thân ấy sống hay không sống ; nếu thân ấy không sống, thì cũng giống như cái thân người đã chết, còn biết chi là vui hay là khổ ; còn như cái thân ấy như có sống, thì đã có sống tất nhiên phải có chết, vì chúng ta thấy từ xưa cho đến nay cái gì có sống mà không chết, mà đã có sống chết thì sao lại còn gọi là hưởng phúc chịu khổ đời đời ! Vả chăng người sống, sau khi chết thành ra cái thân linh hồn, vậy đến khi cái thân linh hồn chết rồi thì nó mới thành một cái thân gì ? ?



Lại nữa, cái vui trêen Thiên đường là vui về tinh thần hay vể vật chất ? Nếu như vui về tinh thần thì chỗ nào lại không vui được, cần gì phải lên thiên đường ? Nếu như vui về vật chất thì vui lâu quá cũng chán, còn biết gì là vui nữa ? Lại những sự chịu khổ ở địa ngục thường hay vô thường ; nếu như vô thường thì không thể gọi là thường thường chịu khổ được ; còn nếu như thường thì cái khổ ấy có thể làm thiệt hại đến sự sống, hay không thể làm thiệt hại đến sự sống ? Nếu cái khổ có thể làm thiệt hại đến sự sống, thì tất nhiên kẻ chịu khổ phải chết, mà đã chết rồi thì còn biết gì về khổ nữa ; còn cái khổ ấy không bị thiệt hại gì đến sự sống, thì chịu lâu quá hóa quen thuộc như loài cá trê ở trong nước bùn dơ nhớp, cũng không còn biết gì đến khổ nữa.



Lại cái thân linh hồn ấy giống y như thân người khi còn sống hay là không giống ? Nếu như không giống y thì đã hóa thành thân khác đâu còn biết được thân mình lúc trước là thế nào nữa ; mà đã không biết thân trước của mình là người nào, thì cũng không biết mình đã làm những việc gì ; mà nếu thật không biết, không lẽ lại còn thưởng công phạt tội, như không ai bắt tội phạm pháp trong lúc điên cuồng ; lại có người điên, tuy một thân mà sự hành động phân biệt, tùy lúc, giống như hai người, vậy thì cái linh hồn đó sẽ là người nào ? Lại cái linh hồn của người điên đối với khi chưa điên là một cái linh hồn hay là hai cái ? Nếu như một cái, vì sao đến khi điên lại không tự biết mình là ai nữa, còn nếu như hai cái, thì cái tri giác trong lúc điên đó, cái linh hồn cũ núp ẩn ở chỗ nào ?



Còn như nói rằng cái thân linh hồn giống y như caí thân người sống, thì già sẽ có thân già, con nít mới đẻ sẽ có thân con nít mới đẻ, tật nguyền sẽ có thân tật nguyền, phung hủi sẽ có thân phung hủi, có gì đâu đáng gọi là vui, là sướng.



Nói tóm lại, những lối chấp cái linh hồn biết người biết mình, biết thương biết ghét (tức là chấp cái Đệ lúc Ý thức) là thường còn, thật không đúng lý, vì cái đệ lục ý thức khi nhỏ khác, khi lớn khác, khi đau khác, khi điên khác, khi vui khác, khi giận khác, không phải nhất định ; lại vì cái đệ lục ý thức chính khi ngủ mê, khi chết giấc đã không phát khởi, huống nữa là khi chết.



Chúng ta xết rõ những chỗ sai lầm của các phái chấp thường chấp đoạn, vậy đối viớ sự sống chết giữa đời, chúng ta cần phải có cái quan niệm thế nào mới đúng với sự thật ?



Định Danh



Nói đến vấn đế sống chết, trong kinh Phật thường nêu bốn chữ “Kết Sanh Tương Tục”, do các trường hợp hòa hợp kết cấu mà hóa ra có sanh, nên gọi là Kết sanh ; niệm nầy sang niệm khác, nối kết nhau mãi mãi không có gián đoạn, nên gọi là Tương tục. Nói đến Kết sanh Tương tục tức là nói đến vấn đề sống chết, tức là nói về cái hiện trạng gây nghiệp chịu báo sau khi chết vậy. Vì đó nên lấy bốn chữ Kế Sanh Tương Tục làm đầu đè cho bài luận giảng nầy, một bài luận giảng nghiên cứu riêng về vấn đề Sống Chết.



Tự Luận



Về phương diện Kết Sanh Tương Tục, đức Phật tùy theo cơ cảm của chúng sanh mà chỉ dạy nhiều cách, như đối với hàng Nhơn Thiên thừa thì Phật dạy về “Nghiệp cảm Duyên khởi”, đối với hàng Nhị thừa, thì Phật dạy về “Vô minh Duyên khởi”, còn đối với Đại thừa Sơ tâm thì Phật dạy về “A lại da Duyên khởi”, còn đối với các bậc Đại tâm Phàm phu, thì Phật dạy cái nghĩa “Pháp giới Trùng trùng Duyên khởi” ; bốn lối Duyên khởi ấy đều là Chánh pháp, chúng ta nên lần lượt nghiên cứu rõ ràng, để thấu hiểu cái đạo lý chơn chánh.



1.- Nghiệp Cảm Duyên Khởi



Nghiệp cảm Duyên khởi nghĩa là do sự cảm ứng của cái nghiệp lành, dữ làm nhơn duyên mà phát khởi ra sự Kết sanh Tương tục. Người ta trong một đời, hoặc làm phước nghiệp, hoặc làm phi phước nghiệp, hoặc làm bất động nghiệp, nên cảm ứng ra cái nghiệp quả về sau có khác, như phước nghiệp thời cảm ứng ra phước quả, phi phước nghiệp thì cảm ứng ra phi phước quả, cho đến bất động nghiệp thì cảm ứng ra bất động quả. Các nghiệp quả có thể chia ra hai phần là : Y báo và Chánh báo. Chánh báo tức là Căn thân, Y báo tức là Khí giới (hoàn cảnh). Y báo, Chánh báo đều ở trong phạm vi ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức.



Chúng sanh tùy theo nghiệp nhơn mà có ngũ uẩn của nghiệp quả, chấp định ngũ uẩn là thân của mình, là cảnh của mình, mà không biết ngũ uẩn đều duyên khởi như huyễn, nên gọi cái ngũ uẩn đã bị chúng sanh chấp như vậy là ngũ thủ uẩn, hay là ngũ ấm. Ngũ ấm khi mới sanh thì gọi là sanh hữu, ngũ ấm đương lúc chết thì gọi là tử hữu, từ tử huữ cho đến sanh hữu đời sau (hậu hữu), Phật vì thương xót chúng sanh, phá trừ đoạn kiến, nên lập ra trung hữu (trung ấm). Trung hữu là cái chủng tử ngũ uẩ nối nhau không gián đoạn từ tử hữu cho đền hậu hữu. Như trong Du già Sư địa luận đã nói : Do cái lòng ngã ái không xen hở, do sự huân tập cái nhơn say đắm các danh tướng hý luận vô thỉ, do sự huân tập cái nghiệp nhơn tịnh và bất tịnh mà cái thể của Đệ bát thức biến hiện ra cái Trung hữu Dị thục Vô gián. Trung hữu dị thục vô gián nghĩa là cái Dị thục thức (đệ bát thức) nối luôn không xen hở, từ tử hữu cho đền hậu hữu. Vậy thì biết trung hữu thân là thúc thân chứ không phải là sắc thân. Lại trong luận có nói : Trung hữu của người làm nghiệp lành như cái đêm trời tạnh trăng sáng, trung hữu của người làm việc dữ như cái đêm mây mù tối tăm, thế là Phật đã chỉ cái tướng phần của dị thục thức trong lúc các chủng tử tịnh hay nhiễm đủ thế lục mà hiện hành, chứ không chi khác. Trong luận lại nói có cái thiên nhãn tột thanh tịnh, đó là chỉ rõ cái kiến phần của đệ bát thức, thời các chủng tử tương ưng với nghiệp quả ấy đã đủ nhơn duyên mà hiện hành, nên trong đệ bát thức, đã sẵn các chủng tử thành thục về căn thân khí giới và đã hiện ra cái vô chất tan1h cảnh của nghiệp quả ấy rồi ; vậy trong luận nói : Trung hữu tuy không có gì ngăn ngại, song chỉ có thể đến cái chỗ mình phải thọ sanh mà thôi ; lại các trung hữu về sắc giới cũng sẵn có sắc chủng tử, về dục giới cũng có sẵn dâm dục chủng tử. Lại đệ bát thức là sanh diệt tương tục nên cũng có sanh tử, mỗi tuần bảy ngày, các nghiệp duyên quá khứ có thể chuyển thành quả dị thục của nghiệp khác được. Xét nghĩa như vậy thì biết, trung hữu là cái dị thục quả đã hiện tiền nơi đệ bát thức trước khi thục sanh, chứ không chi khác. Ví như có người đã tạo hạ phẩm phước nghiệp và cảm ứng cái nghiệp quả Tu La, thì trong tạng thức người ấy, các chủng tử ngũ ấm về nghiệp Tu la đã đủ nhơn duyên mà phát khởi. Vậy tùy người ấy chưa gặp nhơn duyên thọ sanh trong nghiệp Tu la, mà thức tâm của người ấy đã hóa thành A lại da thức của nghiệp Tu la rồi. Vì cái A lại da thức Tu la ấy, nên người đó chỉ có thể nhận thân Tu la là mình, nhận cảnh Tu la là cảnh của mình, mà không thể nhận thân khác, cảnh khác. Đó là cái nghiệp duyên kết cấu làm cho thọ sanh về cõi Tu la là vậy. Đến khi đã thọ sanh làm Tu la rồi, thì người ấy chỉ một mặt nhận cái ngũ ấm Tu la là thân của mình, là cảnh của mình, cho đên khi cái nghiệp lực Tu la tiêu diệt thì người ấy mới chết. Lúc vừa chết, các chủng tư Tu la cùng với các chủng tử cõi khác xen lộn, chưa nhất định chủng tử cõi nào có thế lực hơn, thì gọi là tử hữu. Lần lần tùy theo sự cảm ứng của các nghiệp, chủng tử cõi nào tương ứng với nghiệp cảm ấy, thì đủ nhơn duyên mà đàn áp các chủng tử khác và chuyển đổi cái thức tâm hóa thành cái thức tâm cõi đó khi ấy gọi là Trung hữu.



Cứ theo cái nghiệp cảm duyên khởi mà nói, thì sự kết sanh tương tục, toàn căn cứ nơi sự chiêu cảm của các nghiệp đã làm chứ không chi khác.



2.- Vô Minh Duyên Khởi



Tâm tánh của chúng ta vốn là diệu minh, vẫn rất sáng suốt, chúng ta nhơn nơi sáng suốt nhận có cái sở minh, nên cái tánh minh của tâm chúng ta trở lại hóa thành năng minh. Đã có năng minh, thời có sở minh và cái tánh minh hóa ra giới hạn, hóa ra hẹp hòi chấp nê, không giữ được cái bản tánh diệu minh ; vì đó nên gọi là vô minh, nghĩa là không sáng suốt. Tâm của chúng sanh đã phân biệt có năng có sở thì làm gì mà không khỏi nhận cái năng là mình, nhận cái sở là các vật khác, và đó mà có thân, có cảnh, thân đối với cảnh, cảnh đối với thân, sanh ra có chỗ thân, chổ sở, chỗ đồng, chỗ dị, rồi nhơn nió thân, sơ, đồng, dị mà hóa ra có phiển não, có già, có đau, có sống, có chết. Các hàng Nhị thừa xét rõ chúng sanh có khổ đều do lòng tham ái chấp trước - có tham ái chấp trước kia là vì có lãnh thọ, có lãnh thọ là vì có căn có cảnh - có căn có cảnh là vì cái thức tâm phân biệt - có thức tâm phân biệt là vì niệm niệm nối luôn không hỏ, mà cái nguyên do niệm niệm nối luôn đó là vì vô minh vậy. Xét ra cho thật kỹ thì chính nơi Năm ấm, Sáu nhập, Mười hai xứ, Mười tám giới, tìm một cái chi có tánh cách tự tại, chủ tể đáng gọi là ngã, thật không có thể tìm được. Ngã vốn không có, chỉ vì vô minh nên in tuồng như có, rồi nhơn nơi chấp ngã mà phân biệt chỗ thân, chỗ sơ, chỗ ưa, chỗ ghét, nhơn có thân của mình, có cảnh của mình, gây nghiệp nhơn chịu nghiệp quả, thật ra chưa hề có cái gì đáng gọi là thân hay là cảnh của mình ? Xét như vậy thì biết, tuy chúng sanh luân hồi mãi mãi, thật ra chưa hề lúc nào có sanh, chưa hề lúc nào có diệt, chỉ vì chúng sanh chấp ngã, nên in tuồng có luân hồi sanh tử đó thôi. Hàng Nhị thừa xét như vậy, nên thường tu tập phép quán vô ngã, đến khi ngã chấp tiêu trừ, vô minh đoạn diệt thì không còn gì đáng gọi là mình, là thân mình, và cảnh mình nữa, lại cũng không ai gây nghiệp, cũng không ai chịu báo. Nên phá được cái nguồn gốc của sự Kết sanh Tương tục và chứng được cái quả vô sanh của các bậc La hán.



3.- A Lại Da Duyên Khởi



Các pháp môn trước tuy đã chỉ rõ nhơn quả của sự kết sanh tương tục nhưng chưa chỉ đích cái nguồn gốc nhơn quả, nên khó bề phát khởi tín tâm cho những bậc Thượng căn Thượng trí. Vì vậy nên trong các kinh Phương đẳng, Phật lại khai thị cho biết cái nghĩa “A lại da Duyên khởi”. Theo nghĩa ấy thì sự sự vật vật đều do chủng tử trong đệ bát thức (A lại da) phát khởi ra cả.



Nơi tâm chúng ta hiện nay, chúng ta chỉ biết có Năm thức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và có Đệ lục ý thức là cái thức biết mình, biết người, biết ưa, biết ghét mà thôi ; nay nghe nói cái thức thứ Tám thì không khỏi có người nghi hoặc, vậy trước khi nghiên cứu cái nghĩa A lại da thức Duyên khởi, chúng ta cũng nên suy xét vì sao mà nhận biết được rằng : Chúng ta thật có Đệ thất thức và Đệ bát thức.



Trước hết chúnhg ta phải rõ phạm vi của đệ lục ý thức cho khỏi sự lầm lạc. Đệ lục ý thức là cái thức phân biệt rõ ràng muôn sự muôn vật, biết suy nghĩ, biết tìm tòi, biết thế nầy là mình, thế kia là người, vật nầy là cái bàn, vật kia là cái ghế, biết nhớ tưởng các vật quá khứ, biết ức đạt các việc vị lai, cho đến biết lo, biết buồn, biết thương, biết giận. Nói tóm lại, hiện nay chúng ta biết các cảnh vật một cách rành rẽ, thật đều nhờ đệ lục ý thức cả. Đệ lục ý thức của chúng ta vẫn biết rành rẽ thật, song từ nhỏ đến lớn, cái lối biết rành rẽ đó, tùy chỗ học hỏi, tùy chỗ kinh nghiệm có thay đổi nhiều, như người học chữ Hán thì biết chữ Hán, người học chữ Pháp thì biết chữ Pháp, người học kế toán thì biết kế toán, người học vật lý thì biết vật lý, thật không thể quyết định cái đệ lục ý thức của chúng ta về sau ra thế nào cả.



Song xét lại, thì thời kỳ chúng ta học tập khác với thời kỳ chúng ta thực dụng, vậy trong thời gian giữa hai lúc đó, những sự chúng ta đã học tập rồi, chúng ta cất giữ vào chỗ nào mà đến khi thực dụng lại có thể đem ra mà thi thố ?



Chúng ta cất giữ những sự học ấy trong đệ lục ý thức chăng ? Đệ lục ý thức là một thức gián đoạn như đến khi ngủ mê, không phân biệt rành rẽ thì đã không có đệ lục ý thức nữa. Vậy nếu chúng ta cất giữ trong đệ lục ý thức, đến khi ngũ mê đệ lục ý thức không có, những điều đã cất tất nhiên phải theo đệ lục ý thức mà mất luôn, thì làm sao lại nhớ được mấy mươi năm về trước ?



Hay là chúng ta cất giữ trong ngũ thức chăng ? Ngũ thức cũng gián đoạn, lại mỗi cái mỗi phần việc làm sao cất đủ mọi sự đã kinh nghiệm giữa hoàn cảnh ?



Chúng ta xết như vậy thì biết, thế nào chúng ta cũng có một thức khác, một cái không gián đoạn để làm cái kho cất chứa những sự đã học tập của chúng ta. Cái thức kho chứa ấy, trong đạo Phật gọi là Tạng thức tức là A lại da thúc. Song tùy Tạng thức nắm giữ đó chắc không phải thật như lối nắm giữ của một cái kho cất giữ vật hạn ; vì tạng thức là vô hình, làm sao lại cất chứa được những vật hữu hình. Lại nếu tạng thức thật như một cái kho, thì lớp trước lớp sau không thể xen lộn, mà đến khi chúng ta muốn nhớ một việc gì mười năm về trước, tất nhiên lại phải ôn lại tất cả các công việc trong mười năm ấy, chứ có đâu lại gặp việc nhớ liền cho được. Vậy lối nắm giữ sự học tập trong A lại da thức là về lối huân tập. Huân nghĩa là ướp, tập nghĩa là luyện thành thói quen. Ví như một gói trà, ướp bông sen thì nước trà có mùi sen, ướp bông lài thì nước trà có mùi lài, mà bản chất gói trà vẫn không thay đổi ; A lại da thức cũng vậy. A lại da thức là A lại da thức mà tùy chỗ luyện tập hằng ngày, A lại da thức có cái năng lực thế nấy hay năng lực thế khác ; như luyện tập làm toán thì A lại da thức phát sanh ra cái ý thức biết làm toán, tập học luận lý thì A lại da thức có cái năng lực phát sanh ra có cái ý thức biết luận lý, v..v... A lại da thức chẳng những chịu huân tập về mặt hiểu biết, lại còn chịu huân tập về mặt tánh hạnh, như một người tập lối kiêu mạn thành thói quen thì người ấy hóa ra có tánh kiêu mạn, một người tập lối khiêm tốn thành thói quen thì người ấy hóa ra có tánh khiêm tốn.



Hiện nay chúng ta biết thật có A lại da thức chịu huân tập như trên, song A lại da thức ấy cần phải có tánh cách gì mới có thể chịu huân tập ? Vì nếu tánh nó là lành thì tất nhiên không thể chịu huân tập đủ cả điều lành, điều dữ, thì tất nhiên A lại da thức phải có tánh cách không nhất định là lành, là dữ và không phân biệt sự lành, sụ dữ. Lại nữa, những sự học tập lâu năm hiện chúng ta có thể nhớ được, vậy A lại da thức tất nhiên phải tiếp tục mãi, không gián đoạn mới đủ cái năng lực bảo tồn các sự huân tập về quá khứ.



Lại A lại da thức cần phải có quan hệ mật thiết với các thức trước, mới có thể phát khởi ra các thức và lãnh thọ những sự huân tập nơi các thức trước. A lại da thức đã có những tánh cách như vậy, thì chính nơi A lại da thức, quyết không thể có các sự chấp trước, các món thành kiến, quyết không có phân biệt điều lành điều dữ, điều ô nhiễm, điều thanh tịnh, như một cái kho gặp vàng thì chứa vàng, gặp đá thì chứa đá. Đệ bát thức đã vậy, thì vì sao trong lúc đệ lục ý thức chúng ta phát ra các thiện niệm, quán cái lý vô ngã, vậy cái thầm thầm chấp ngã bề trong đó về thức nào ? Về đệ lục thức chăng ? Không lẽ như vậy, vì đệ lục ý thức lúc ấy đang phát thiện niệm, đang quán vô ngã, lẽ nào lại còn chấp ngã, Về A lại da thức chăng ? Cũng không phải, vì A lại da thức phải có cái tánh cách không phân biệt lành dữ, không thiện, không ác, mới có thể chịu huân tập về các phương diện, chứ nếu đệ bát thức thật có chấp ngã, thì làm sao các vị quán vô ngã lâu ngày lại được cái tánh không chấp ngã, gọi là vô ngã trí. Vậy cái thức làm cho chúng ta trong lúc phát thiện niệm, quán vô ngã mà vẫn thầm thầm chấp ngã đó là cái gì ? Xét cho kỹ thời biết phải có một cái thức riêng cái thức ấy tuy không giao tiếp với ngoại cảnh, tuy không phân biệt rành rẽ, nhưng vẫn thường thường chấp ngã, cái thức chấp ngã đó tức là Đệ thất thức. Trong khi chúng ta ngủ mê vẫn không biết gì, nhưng xét cho kỹ vẫn thầm thầm chấp ngã, đó là do công năng của đệ thất thức.



Đệ thất thức cũng có tên là Mạc na thức. Chúng sanh luân hồi trong lục đạo, hết nhận thân nầy, đến nhận thâ khác làm mình, đèu vì cái đệ thất thức của chúng sanh thường chấp ngã vậy.



Có người lạ nghi ràng : Đệ thất thức đã không gián đoạn, thì cứ cho rằng đệ thất thức chịu huân tập cũng được, cần gì phải lập thêm đệ bát thức. Nghĩ như vậy không đúng, vì đệ thất thức có thành kiến, nghĩa là đã thầm thầm chấp ngã, thì quyết định không thể chịu huân tập theo cái lối quán vô ngã ; nếu vậy thì người mê cứ mê mãi, làm sao lại có người được giác ngộ ; xét như vậy nên biết quyết định có Đệ bát thức.



Đệ thất thức đã thường thường chấp ngã, khi ngủ cũng chấp, khi thúc cũng chấp, khi chủ ý cũng chấp, khi không chủ ý cũng chấp, vậy đệ thất thức đã là năng chấp tất nhiên phải có cái gì làm sở chấp. Lại năng chấp đã không gián đoạn, thì sở chấp quyết định không thể gián đoạn ; sở chấp không gián đoạn đó xét ra duy có đệ bát thức là đủ tánh cách mà thôi ; vậy Đệ bát thức chính là thức đã bị đệ thất thức chấp làm ngã.



Đệ bát thức trong khi đã chịu huân tập hóa ra có nhiều thói quen, có nhiều năng lực gọi là chủng tử, như chủng tử tham thì sanh lòng tham, chủng tử nghi thì sanh lòng nghi, song các chủng tử lại cần phải nhờ nhiều trường hợp giúp đỡ mới phát khởi ra hiện hành, nghĩa là sanh ra cái tự quả của mình. Ví dụ như cò người sẵn có tánh hay giận, đó là sân chủng tử, đến khi người ấy phát ra cơn giận thì gọi là sân hiện hành. Sân chủng chủng tử mà phát ra sân hiện hành, tất nhiên cần phải có các trường hợp giúp đỡ, phụ trợ vào, như thấy điều chướng mắt, nghe trái tai, chứ không lẽ tự nhiên mà nổi cơn giận. Các trường hợp vẫn có ảnh hưởng thật, nhưng đối với một trường hợp như nhau, mà có người không giận, có người giận ít, có người giận nhiều đều do huân tập sân chủng tử nơi đệ bát thức từ trước.



Đã thành lập đệ bát thức rồi, chúng ta nên nghiên cứu thế nào là A lại da Duyên khởi ?



Theo nghĩa A lại da thức Duyên khởi, thì tất cả các sự vật giữa đời, đều do các chủng tử nơi A lại da thức phát khởi ra. Trong một thời kỳ sống còn, A lại da thức nằm giữa căn thân, khí giới cho khỏi hư nát và thâu góp các sự huân tập. Đến khi cái quả của sự huân tập đời trước hết rồi, thì đệ bát thức không chấp cái thân đó nữa, nên thân đó phải chết và lần lần hư nát (những bậc vào định Tứ thiền không có hơi thở, những bậc vào định Vô tưởng không có Ý thức, những bậc vào Diệt tận định không có Thất thức, mà thân thể không có hư nát là nhờ có đệ bát thức chấp trì vậy). Khi đã chết thì các thức ngoià đều bị tiêu diệt, duy chỉ còn Đệ thất thức và Đệ bát thức mà thôi. Đệ thất thất thức chỉ một mặt chấp đệ bát thức làm ngã chứ không biết gì, còn đệ bát thức thì tùy chỗ huân tập mà biến ra cõi nầy cõi khác. Nói cho đúng thì từ vô thỉ cho đến nay, đệ bát thức xoay vần trong lục đạo, vẫn đủ tất cả các chủng tử, nghĩa là đủ tất cả các năng lực phát sanh ra căn thân, khi giới của các nghiệp, song tùy chỗ mới huân tập, có chủng tử đủ trường hợ mà phát khởi hiện han2h, lại có chủng tử không đủ trường hợp mà phát khởi hiện hành. Vì các chủng tử đủ trường hợp phát khởi hiện hành kia, mà các trường hợp của A lại da thức mà phải biến đổi than2h ra thức cõi nầy hay ra thức cõi khác. Ví dụ như một người vùa chết, A lại da thức của người ấy vẫn đủ tất cả các chủng tử của nghiệp trời, nghiệp A tu la, v..v...song vì người ấy trong một đời đã tạo các thượng phẩm phước nghiệp, nên chủng tử nghiệp trời đủ trường hợp mà phát khởi hiện hành ; A lại da thức nhơn đó mà đổi thành thức của cõi tròi và người ấy được thọ sanh lên cõi trời ; trái lại, nếu trong một đời người ấy làm ccá nghiệp độc dữ thì chủng tử địa ngục đủ thế lực mà phát khởi hiện hành. A lại da thức của người ấy biến thành A lại da thức của địa ngục và người ấy lại phải chịu quả báo địa ngục. Theo nghĩa A lại da thức duyên khởi tùy chỗ huân tập chủng tử về nghiệp nào có thế lực hơn, thìđệ bát thức biến thành đệ bát thức của nghiệp ấy ; rồi đệ bát thức, thức của nghiệp, có các chủng tử biến ra thân cảnh của nghiệp ấy ; nhờ đó mà có Kết sanh Tương tục.



Chúng ta đã rõ nghĩa A lại da thức duyên khởi rồi, thì chúng ta hằng ngaỳ cần phải huân tập đệ bát thức y như chánh pháp, để cho các chủng tử thanh tịnh nới đệ bát thức chúng ta đủ thế lực mà hiện hanh mới có thể phá cái ngã chấp nơi đệ thất thức (làm cho không đủ nhơn duyên mà hiện hành thì gọi là phá) và chứng được Duy thức tánh.



4. – Pháp Giới Duyên Khời



Toàn thể pháp giớ đối đãi nhau mà phát khởi. Cả pháp giới làm duyên phát khởi mtộ pháp, một pháp làm duyên khởi cả pháp giới, duyên qua duyên lại, trùng trùng vô tận, dầu sự gì vật gì cũng đều do toàn thể pháp giới làm duyên mà phát khởi ra cả. Theo nghĩa nầy thì một tâm niệm đã do toàn thể pháp giới duyên khởi mà phát sanh ra và toàn thể pháp giới cũng đều do cái duyên của tâm niệm ấy mà phát khởi, cho đến sự gì vật gì cũng vậy, từ vật hết sức lớn, cho đến vật hết sức nhỏ, từ cái tâm niệm toàn thiện cho đến caí tâm niệm cực ác cũng đồng là pháp giới duyên khởi cả pháp giới, nghĩa là cũng đồng một pháp giới tánh. Pháp nào đã đồng một tánh thì không có tự có tha, không có nhơn có ngã, không có thời gian, không có không gian, không có sống có chết, không có nhiễm có tịnh, chính nơi một pháp mà xét, thì toàn thể pháp giới làm duyên phát khởi ra pháp ấy chứ pháp ấy không tự tánh, mà chính cái pháp không tự tánh đó lại làm duyên phát khởi ra toàn thể pháp giới. Trong đó một pháp tức là hết thảy các pháp, hết thảy các pháp tức là một pháp thật không có chỗ nói phô, không có chỗ nghĩ ngợi.



Song một tâm niệm đã cùng khắp pháp giới, thì sự sự là tâm, vật vật là tâm, thân là tâm, cảnh là tâm, cho đến do tâm niệm mà có nhơn ngã, do tâm niệm mà có sống chết, nhơn như vậy thì quả như vậy, không có trước không có sau, không có năng, không có sở. Do tâm niệm duyên khởi pháp giới, pháp giới duyên khởi tâm niệm mà in tuồng có thức, in tuồng có chủng tử, in tuồng có mê, in tuồng có ngộ. Lại tùy chỗ tâm niệm duyên khởi mà hết, duyên khởi cái sống thân nầy lại duyên khởi cái sống thân khác, đối đãi với nhau in tuồng có đi lên đi xuống, đi qia đi lại, nhưng thật ra đâu đâu cũng là tâm, đâu cũng là pháp giới tánh, cùng ba đời, khắp mười phương vẫn một pháp giới tánh, không có chi đáng gọi là sanh, không có chi đáng gọi là diệt, cho đến không có chi đáng gọi là thân, không có chi đáng gọi là cảnh.



Tam thế chư Phật chứng rõ pháp giới tánh, nên không thấy có mình, không thấy có vũ trụ, mình là vũ trụ, vũ trụ là mình ; một chúng sanh sống là mình sống, một chúng sanh biết là mình biết, cái nhơn trong một niệm cững cùng khắp pháp giới, nhơn với quả đồng một thời, nhơn với quả đều viên mãn, thật không gì đáng gọi là Kết sanh, cho đến không có gì đáng gọi là Tương tục. Dầu cho chúng sanh không nhận được pháp giới tánh, không nhận chỗ trùng trùng duyên khởi, phát ra cái tâm niệm sai lầm nó duyên ra có nhơn có ngã, có sống có chết, mà tâm niệm ấy vẫn cùng khắp pháp giới, pháp giới vẫn duyên khởi tâm niệm ấy, không một pháp gì ra ngoài pháp giới tánh. Nhận được chỗ nầy rồi thì ý thức là một pháp, mạt na là một pháp, A lại da thức là một pháp, thế giới là một pháp, cho đến hội bụi cũng là một pháp, diệu danh của các vị Đại Bồ Tát là một pháp, mê chấp của chúng sanh cũng là một pháp, pháp nàp pháp nào cũng là trùng trùng duyên khởi, cũng đồng là một pháp giới tánh như như bình đẳng. Như vậy là Pháp thân, như vậy là Phật tánh, trong ấy thật không có gì là sanh tử, thật không có gì là khứ lai, cho đến thật không có gì là ngộ, là mê, là vô minh, là Phật tánh.



Vậy cái lối Kết sanh Tương tục của chúng sanh đồng là cảnh giới của chư Phật, thật khôngcó gì đáng gọi là chúng sanh cả.



Kết Luận



Trong thời kỳ Phật ra đời, tùy theo căn cơ thuyết pháp, về phương diện Kết sanh Tương tục, Phật vẫn dạy nhiều cách, nhưng đại ý không ngoài bốn món duyên khởi đó. Trong bốn món ấy, chúng ta tùy theo căn cơ mà lãnh thọ, không nên vì danh tự sai khác mà sanh lòng phân biệt, nhưng một điều cốt yếu là chúng ta cần phải y như chánh pháp mà suy xét để cho khỏi lạc vào thường kiến và đoạn kiến của các ngoại đạo.


Quay trở về đầu Xem tranthanh03's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi tranthanh03
 
tranthanh03
Hội viên
 Hội viên


Đã tham gia: 01 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 3 of 5: Đã gửi: 29 March 2006 lúc 3:27am | Đã lưu IP Trích dẫn tranthanh03

PHƯƠNG PHÁP HỌC PHẬT



Sách nói:



-        Mộc chi hữu dưỡng, tắc căn bản cố nhi chi diệp mậu.

-        Nhân chi hữu dưỡng, tắc chí khí đại nhi kiến thức tinh.



Nghĩa là:



-        Cây mà biết cách trồng, thời gốc sâu chắc và cành, lá mới sum sê.

-        Người lập thân có phương pháp thời chí khí mới to lớn mà kiến thức mới tinh vi.





      Sách có câu : “Mộc chi hữu dưỡng, tắc căn bản cố, nhi chi diệp mậu, nhơn chi hữu dưỡng, tắc chí khí đại, nhi kiên thức tinh”. Đại ý nói : Người trồng cây nếu biết cách thức, cây mới mạnh, cành, lá mới sum sê, người lập thân có biết phương pháp thời chí khí, kiến thức mới được lớn lao, rộng rãi. Trên bước đường tu học của chúng ta, lẽ tất nhiên cũng không thể vượt qua ngoài công lệ ấy. Công phu tu học của ta sẽ giảm bớt rất nhiều hiệu lực, nếu ngay lúc đầu, ta không đạt ngay vào đó những nhận thức đúng đắn, và sức cố gắng của mình. Sáng suốt về ý niệm và cố gắng trên bước đường đi là nền tảng chánh cho mọi thành tích trong xã hội. Trên bước đường đạo đức, những điều kiện ấy lại càng cần thiết hơn nữa. Vì thiếu sáng suốt và cố gắng, nên một số đông đã đi vào con đường nầy, hoặc con đường khác, gây thành những hành động và ý niệm tương phản nhau, đã không lợi gì cho công huân đạo đức của mình, mà tạo nên nhiều ảnh hưởng xấu xa cho Phật giáo.



      Vì quan niệm hay vì tập quán, một khi nói đến Phật, người ta chỉ thấy đó là một vị thần trong bao nhiêu vị thần linh khác có quyền năng ban phước, giáng họa.



      Cũng vì thế, một số đông tín đồ Phật giáo đều có quan niệm thần quyền, nên ngoài công việc cúng vái thờ lạy, không nhận thấy một trách nhiệm gì về vấn đề tu thân, hoằng đạo. Từ xu hướng thần quyền đến những hành vi mê tín, một số đông tín đồ đã đi sai đường lạc nẽo, trong lúc mà họ vẫn cho mình là đệ tử chơn chánh của đức Phật.



      Một số khác lại cho rằng : Đức Phật chỉ là một con người đã tìm ra con đường đạo đức như ông Khổng Tử đã xương minh luân lý và ông Lão Tử thành lập thuyết vô vi, vì thế nên họ đem con mắt của nhà học giả để nhìn Phật giáo với những hiểu biết cạn cợt của mình.



      Chúng ta còn nhớ, cách đây mấy năm, trên một tập san, một nhà học giả đã viết : “Tôi rất phục và mến đạo Phật, vì Phật tổ đã tìm ra con đường cứu khổ một cách thiết thực, song tôi không phải là tín đồ Phật giáo”.



      Nghe câu đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên lắm, vì “biết phải” là một việc mà “làm phải” là một việc khác.



      Chúng ta chỉ lấy làm lạ, có một số tín đồ tự nhận mình là Phật tử, mà cũng có quan niệm học giả ấy, nên dững dưng đối với công việc cải tân đời sống của mình trên bước đường tu học.



      Quan niệm thần quyền đã không phải là quan niệm chánh đáng, thì cho rằng : Phật là một nhà học giả, hay một triết gia lại càng sai lầm.



      Để tránh xa mọi sự sai lầm, để gây thành nguyên nhơn chánh đáng trên bước đường tu học, người Phật tử phải nhận thế nào là Phật, và sao gọi là Phật giáo ? Xem qua lịch sử của Phật, chúng ta đều nhận thấy rằng Phật là một vị đã giác ngộ và đã tìm ra con đường giải thoát để đưa muôn loài đến chỗ hạnh phúc cao tột về trình độ trí thức cũng như đạo đức, Phật đã đến địa vị cùng cực do những công đức huân tập trong vô lượng kiếp. Đối với chúng sanh, Phật là một vị lương y của người bệnh, đang cầm đuốc trong đường tối, người thức tỉnh trong đêm trường mênh mộng, một vị đạo sư đối với kẻ lầm đường.



      Đức Phật không bao giờ cưỡng bức tín ngưỡng, bắt buộc hay quyến rũ tín đồ với những hình thức bao phủ bằng quyền năng của Thượng đế, Ngài dạy chúng sanh nên tin đạo ta bằng lý trí. Vì thế nên một đệ tử Phật không bao giờ chịu nô lệ, hay phục tùng theo những quyền năng không bằng cớ, với những tánh cách dua nịnh thần quyền. Người Phật tử trung thành với Phật giáo một cách sáng suốt, người Phật tử đã nhận thật rằng : Đức Phật là một vị đạo sư, giáo pháp của Phật là bó đuốc sáng để đem chúng ta qua khỏi đoạn đường sanh tử vô biên, sang bên bờ giác ngộ. Với tất cả lòng thành khẩn, hết sức cố gắng, tâm vọng cầu, người Phật tử lần tiến theo con đường đạo đức mà Ngài đã vạch sẵn.



      Khế kinh có câu : “Vô lượng sanh tử ngô kim dĩ tận” là lời nói của vị giác ngộ, sau khi đã xa lìa và dứt sạch các phiền não mê lầm, bánh xe sanh tử ngừng quay, quả vị niết bàn đã chứng được.



      Vì thế, hiểu đức Phật qua những quan niệm hẹp hòi, đem lời Phật dạy để làm tài liệu nông cạn về lý thuyết, là một điều sai lầm nên tránh. Không phải thiêng liêng, huyền bí, độc tài như thần quyền, cũng không phải cạn cợt theo kiểu học giả chỉ biết lý thuyết suông. Tín đồ Phật giáo hiểu và tin Đạo Phật theo đúng lý trí sáng suốt của mình, nhận thức rõ ràng sự hiểu biết và những lời vàng ngọc của Ngài để phù hợp theo sự hiểu biết và những lời nói cũng như việc làm của mình, gây thành một đời sống thanh cao, tốt đẹp như đức Phật.



      Hàng Phật tử luôn luôn nhận chân rằng : Chúng ta là những người bệnh và chỉ lành bệnh khi nào chịu uống thuốc đắng của lương y, chỉ có thể tạo thành một đời sống tốt đẹp của mình khi đã thực hành theo phương pháp Phật đã dạy. Để làm nền tảng thứ hai trên bước đường tu tập, chúng ta phải nhận rõ thế nào là dường lối của Phật đã vạch ra, và làm thế nào để đi đến mục đích cao tột ấy ? Phật giáo là những phương pháp nhiệm mầu mà Thái tử Tất Đạt Đa đã áp dụng trên đường tu hành, để đi đến một địa vị cao tột : Giải thoát, thành Phật



      Chính ba tạng giáo điển của Phật là những câu trả lời, là những sự thí nghiệm của Phật về trạng thái tâm cảnh phức tạp của nhơn sanh, vũ trụ, một lời dạy là một phương thuốc đối với bệnh căn.



      Toàn bộ Phật giáo là một phần khoa học cụ thể của nhà y học. Đau gì ? Vì sao phải đau ? Chữa bằng cách gì để đi đến một kết quả tốt đẹp nào ?



      Đức Phật đã dạy : Đời là đau khổ, thân mạng là vô thường, quốc độ là nguy thúy (Khổ), do nguyên nhơn nào gây ra (Tập), làm thế nào để giải thoát nỗi thống khổ ấy (Đạo), để đi đến một cảnh giới hoàn toàn sáng suốt tốt đẹp (Diệt). Phật pháp tức là những nguyên lý của nhơn sanh, vũ trụ, là những bài học kinh nghiệm trong vô lượng kiếp, về nội thân, ngoại cảnh mà chính Ngài đã thân chứng, tức là con đường sẽ đưa chúng ta đến chỗ giác ngộ hoàn toàn mà chính Ngài đã đi. Phương pháp ấy, tuy vô lượng, song có thể chia ra làm hai bộ phận :



      a.- Những Lý Thuyết Về Nhơn Sanh, Vũ trụ (Lý Pháp) :



      Muốn chỉ nhơn sanh từ đâu mà đến, sau khi chết sẽ ra thế nào, Ngài nói pháp Thập nhị nhơn duyên để chỉ rõ sự quan hệ vòng quanh liên tiếp của sắc, tâm, đã dệt thành những lượng sóng trong bể cả vô biên. Muốn chỉ cái gì có thể chi phối và hướng dẫn thành những đời sống sai khác cách biệt. Ngài dạy lý nhơn quả, để chỉ rõ sự quan hệ của những công năng thiện, ác, chơn, ngụy, chính nó đã làm thành những đời sống tốt đẹp hay xấu xa.



      Đạo Phật không bao giờ thừa nhận một quyền năng thiêng liêng không hiểu ở đâu đem lại. Để hiểu rõ chơn tướng của vạn vật, Ngài đã dạy lý nhơn duyên hòa hợp biến động như huyễn, để chỉ rõ vạn pháp hoàn toàn là không, - không có tự tánh, có, - mà không phải thật có, không, - nhưng không phải thật không, - vì giả có, như ảo thuật, tức là chơn tướng như thật của nhơn sanh, vũ trụ.



      b.- Những Đường Lối Trở Về Với Bản Giác Thanh Tịnh Của Mình (Chúng Pháp) :



      Sau khi đã tìm ra bản lai diện mục của sự vật, chơn tướng sanh mạng của nhơn sanh, để kết luận, Ngài dạy : Đời là một bể khổ vô biên, chúng sanh phải ra vào hụp lặn, từ cái khổ nầy đến cái khổ khác, nối liền không ngớt, là vì không biết cách diệt trừ nguyên nhân đã gây ra sự thống khổ ấy, phương tiện để trở về với tự tánh sáng suốt của mình tức là con đường đạo, nghĩa là những phương pháp thực tìễn trên đường tu học. Làm thế nào để diệt trừ những tham lam ích kỷ, nguyên nhơn làm cho chúng sanh quay cuồng trong nguồn danh bể lợi, để khó nhọc trong sự tìm cầu, nghi ngờ khi được và đau khổ khi mất.



      Một mặt, đức Phật đã chỉ rõ huyễn tướng của sự vật, một mặt khác, tích cực hơn, Ngài lại dạy mở rộng lòng thương để sang sớt hạnh phúc, gây thành một đời sống thanh cao tốt đẹp, mà muôn loài là một đại ngã. Cứ như vậy, Ngài dạy cho chúng sanh thấy lòng tham lam ích kỷ băng một tâm lượng rộng lớn vị tha, đổi sự sầu hận, ghét ganh ra đức độ thương người quảng đại.



      Một phương diện khác, Phật dạy trừ bỏ những tập nhơn phiền não, thu nhận vào những đúc tánh hiền lương sáng suốt và tùy theo sự thay đổi, người Phật tử dần dần được phát triển về hai phương diện : Trí thức và đạo đức, một cách hoàn toàn.



      Đến đây, mỗi một chúng ta đều nhận chân ra rằng : Duy có đức Phật là người đã giác ngộ, sớm tìm ra con đường giải thoát và pháp của Phật là phương tiện để đưa mọi loài đến chỗ giác ngộ, song nếu không tự mình thực hành lấy, thì khác nào anh chàng chỉ nói ăn mà trông cho no bụng, không uống thuốc mà mong lành bệnh.



      Vì thế, đìều kiện thứ ba của người học Phật là chính mình phải thực hành những phương pháp của Phật đã dạy, áp dụng Phật pháp trong sự cải tân đời sống xấu xa hiện tại về ba mặt : Ý nghĩ, lời nói và việc làm.



      1.- Ý nghĩ : Ý nghĩ không thanh tịnh là một nguyên nhơn sâu xa gây ra tội lỗi đau khổ, tạo ra sự bất bình của lòng tham dục, hờn ghét, tối tăm. Người Phật tử sáng suốt trong ý niệm mở rộng tâm tư nhỏ hẹp và luôn luôn phát lòng từ bi bình đẳng, không bến hạn, bằng cách giúp đỡ cứu vớt muôn loài.



      2.- Lời nói : “Nhứt ngôn táng bang, nhứt ngôn hưng bang”, sức mạnh của lời nói có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của người, của mình, vì thế người Phật tử phải tránh xa ngôn từ có thể hại đến sự thật, gây điều bất hòa, và, thay vào đó những lời chắc thật, nhu hòa, hữu ích, ...



      3.- Việc làm : Căn cứ vào ý niệm rộng lớn sáng suốt, người Phật tử phải tran1h xa mọi hành động giết hại, giành giựt và phi pháp, khi nào cũng nhắm ngay vào mục tiêu lợi mình, ích người, lấy lòng từ bi làm phương châm tiến thủ và cố gắng xây dựng hạnh phúc chung trên nền tảng đạo đức, ý chí từ bi của đức Bổn sư.



      Tóm lại, người Phật tử học theo ý niệm, ngôn ngữ và hành vi của Phật để gây thành một đòi sống cao quý tốt đẹp, giải thoát cho mình, sáng suốt trong tâm tưởng, chơn thật trong lời nói và hữu ích ở việc làm.



      Được như vậy mới gọi là người Phật tử và học Phật một cách chơn chánh.


Quay trở về đầu Xem tranthanh03's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi tranthanh03
 
tranthanh03
Hội viên
 Hội viên


Đã tham gia: 01 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 4 of 5: Đã gửi: 29 March 2006 lúc 3:30am | Đã lưu IP Trích dẫn tranthanh03

PHẬT TỬ

CẦN PHẢI CÓ MỘT

THÁI ĐỘ CHƠN CHÁNH





- Hiểu đúng và Hành đúng theo lời đức Phật đã chỉ dạy.

- Nhìn thẳng và đi thẳng theo đường lối giải thoát và giác ngộ của đáng Đại giác ngộ đã vạch.



*****

* Không tấp vào hai bên bờ sanh tử,

không ghé vào bến Nhị thừa,

chỉ một mặt tiến thẳng đến

bến Đại giải thoát Phật quả.





             1.- Thái Độ Không Chân Chánh Của Phật Tử



             Chữ Từ Bi đã bị một số tín đồ Phật giáo hiểu lầm, hay lạm dụng một cắch đáng tiếc.



             Hiểu lầm ; -   Người ta tưởng rằng : Hễ đã theo đạo từ bi là lim dim đôi mắt lại và niệm “Nam Mô Phật” trước mọi bất công, mọi tàn ác, tham dục, đã đạt con người xuống hàng thú tánh. Từ bi không phải là để mặc cho dục vọng đê hèn hoành hành, không phải là để cho ma vương chiếm lại cõi đời nầy mà đức Phật đã ra công phá màn hôn ám ? Từ bi không phải là thụ động. Nhẫn nhục không phải là đầu hàng. Một hôm, đức Phật Thích Ca đang thuyết pháp trong vườn Lộc uyển, bỗng thấy một con nai đang ăn cỏ gần đấy, Ngài lấy gậy đuổi đánh nó đi. Các đệ tử ngạc nhiên nhìn Ngài, không hiểu tại sao đức Phật lại có thái độ lạ lùng như vậy. Phật mới bảo: “Nếu ta không đuổi đánh nó đi, nó còn trở lại đây nữa thì thế nào cũng bị người ta bắt mất”.



             Ông A Nậu Lâu Đà khi mới xuất gia, vì nghiệp nặng quá ham mê ngủ nghỉ, mất rất nhiều thì giờ tu tập. Một hôm, đức Phật kêu ông và quở ngay giữa đại chúng : Ông sao ngủ nghỉ nhiều như thế, như vậy có khác nào là loài sò, vọp, óc, trai?



             Cũng nhờ Phật quở dạy, mà ông A Nậu Lâu Đà tinh tấn tu tập đến đui cả hai mắt. Phật lại dạy cho phép: Nhạo kiến chiếu minh Kim cang Tam muội, ông cố gắng hết sức và sau cùng, ông chứng được Thiên nhãn thông đệ nhất, mắt ông có thể thấy tất cả ba ngàn đại thiên thế giới như xem trái Yêm la trong lòng bàn tay.



             Đấy, lòng từ bi không phải bao giờ cũng thụ động, không dám làm trái ý người, dù có lợi cho họ - không phải bao giờ cũng nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho cõi đời mỗi ngày trở nên ô uế.



             Sự hiểu lầm của ý nghĩa từ bi trên đây, tuy thê vẫn còn tha thứ được, vì dù sao nó cũng do nguồn thương thành thật mà ra. Chứ nếu lợi dụng danh nghĩa từ bi hỷ xả như một lớp men để che dấu lòng lo sợ, hèn nhác trước một sức mạnh tham tàn, độc ác mà không phản đối, không ra công hoán cải để khỏi mang lụy vào mình, nếu lạm dụng như thế thì thật là một sự tự dối mình, dối người, không đẹp đẽ chút nào với một Phật tử. Đạo Phật không phải là một nơi để che đậy những tấm lòng vị kỷ, những lo sợ thấp hèn cho bản thân hay quyền lợi ngắn ngủi của mình, mà bề ngoài vẫn lên mặt đạo đức: “Tôi tu” hai chữ ấy càng đẹp đẽ bao nhiêu ở miệng, một kẻ thật tâm tu luyện, thì trái lại, càng xấu xa bấy nhiêu ở đầu lưỡi một kẻ rắp tâm lợi dụng đạo đức để bảo tồn quyền ích kỷ của mình.



             Những thái độ trên là những thái độ không chân chính, đã khôngích lợi gì cho mình - vì không có một sự thiếu thành thật nào mà được ích lợi thiết thực cả - lại còn nguy hại chung cho cả sự truyền bá đạo Phật nữa là khác.



             2.- Vậy Thái Độ Chân chính Của Phật Tử Phải Như Thế Nào ?



             Sáng Suốt: -   Trước hết, một Phật tử cần phải sáng suốt. Đức Phật là một bậc Giác ngộ hoàn toàn, thì con Phật, nếu không theo kịp cha, ít ra cũng phải được giác ngộ một phần nào. Giác ngộ rằng: Quyền lợi của mình và quyền lợi của người là một ; rằng sự sống có một nguồn gốc chung cùng với mọi hình thức khác nhau ; rằng giữa người và mình, giữa mình và vũ trụ có một sự tương quan mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau, sự sáng suốt rất cần cho người Phật nhận thấy đâu là ma, đâu là Phật, đâu là chánh, đâu là tà, đâu là quyền lợi nhỏ nhoi cần phải hy sinh cho đại cuộc. Hơn bao giờ hết, sự sáng suốt rất cần cho người Phật tử trong giai đoạn hiện tại để nhận định tình thế ; để khỏi đi ngược lại trào lưu tiến triển chung của dân tộc, để khỏi vô tình làm tay sai cho những phần tử thoái bộ, phản tinh thần bình đẳng tự do, bác ái của đạo Phật, mà cũng ta hại cho nhân loại nữa.



             Vị tha: -   Có sáng suốt mới có thể vị tha, một đức tánh thứ hai của người theo Phật, chỉ có thể vị tha ở những người thấy rộng. Tự bưng bít mình trong cái vỏ vị kỷ, những người ấy đã không làm lợi cho ai mà trái lại phản quyền lợi của mình mà không tự biết. Kẻ vị kỷ chỉ là người mù quáng, không thể nhận thấy được mạch lạc giữa mình và toàn thể mọi người chung.



             Có lẽ nhân loại chỉ chung hưởng được an vui, khi nào mỗi người chung quanh đều góp sức để xây dựng, vị kỷ chỉ là sự phân ly. Không có một sự phân lý nào là không đáng tiếc. Phật tử là những người may mắn hơn ai hết, đã đưọc giác ngộ rằng : Cái tâm rất bình đẳng phổ biến chung cùng như nước đại dương, thì lẽ nào còn đi làm việc trái đạo, là phân chia, nhân, ngã, phân chia thân, sơ để bản nhạc đời phải lỗi nhịp, bức tranh đời phải nhòa lệ đau thương.



             Bác ái: -   Nhưng vị tha chưa đủ. Vị tha mới là phần lý trí, do sự hiểu biết mối tương quan cần thiết giữa quyền lợi chung cùng và riêng biệt của mình mà ra. Nó là kết quả của sự tính toán phải lẽ, sáng suốt. Nhưng cái gì thuộc lý trí cũng khô khan và có khi trái với con tim mình nữa. Có những sự hy sinh rất đẹp đẽ, nhưng cũng rất đau khổ, cần phải có một tình thương. Có bao giờ người mẹ hy sinh cho con mà nghe đau khổ đâu ? Có bao giờ, trong một tình yêu thành thật, sâu xa, mà người yêu nghĩ đến mình trước đâu ? Tình yêu càng rộng lớn thì những cử chỉ hòa hiệp càng dễ dàng, tình thương càng mãnh liệt thì công phá những thành trì ngăn che giữa mình và người càng hùng hậu. Chỉ có kẻ thiếu tình thương mới ích kỷ. Chỉ có kẻ thiếu tình thương mới dửng dưng được trước nỗi khổ của mọi người.



             Phật tử thiếu tình thương không phải là một Phật tử chân chính. Đạo Phật được nhân loại chú ý vì đã chủ trương một tình yêu triệt để, không bờ bến như hư không. Phật tử không có lòng thương rộng lớn là một sự vô lý. Làm ngơ nhắm mắt trước những cảnh đau thương, những cảnh tàn sát dã man, những cảnh ức hiếp bất công đã làm rơi bao nhiêu máu đào, lệ nóng, Phật tử như thế chỉ có tên mà không có thực. Đức Phật đã vì tình thương mênh mông mà đi tìm đạo và cuối cùng chứng được đạo. Chúng ta nay muốn theo Phật, lẽ nào lại bỏ sót tình thương ?



             Đại Hừng Đại Lực: - Phật tử cần phải trao đổi nung nấu một tình thương, một tình thương mãnh liệt, hoạt động, hùng dũng như sóng đại dương, chứ không động và ẻo lả như một nỗi lòng đa cảm. Trước cảnh đau thương, nếu chỉ nhỏ vài gọt nước mắt bi cảm rồi thôi, thì những những giọt nước mắt ấy cũng vô dụng, lạt lẽo như nước ốc, đáng để cho Trang tử cười mãi trong câu :



             “Thế sự nhược hoàn khốc đắc chuyển,

             Ngã diệc nhiên hàng lự vạn hàng”.



Nghĩa là:



             Nếu khóc mà chuyển được thế sự thì ta đây cũng đổ xuống đến hàng ngàn lệ.



             Không, tình thương của Phật tử phải là một tình thương hữu ích, một động lực chánh để hoán cải cuộc đời, san phẳng những nỗi bất công, hàn gắn những vết thương của tâm hồn, hay xác thịt. Tình thương ở đây, phải là một tình thương Đại Hùng Đại Lực, như ngọn triều lên, như giòng thác đổ, có thể kéo phăng đi tất cả những chướng ngại trên đường hạnh phúc của giống nòi, của nhân loại và của chúng sanh.



             Hởi các bạn Phật tử ! Bao nhiêu con mắt tin tưởng hay ngờ vực đang nhìn thái độ của chúng ta đây. Thái độ của chúng ta phải rõ ràng. Là Phật tử, chúng ta cần phải sáng suốt vị tha, từ bi và hùng lực, những đức tánh căn bản của đức Bổn sư chúng ta. Với những đức tính ấy, chúng ta có thể đối phó với mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, trong lúc vẫn tiến dần lên trên con đường giải thoát. Thái độ ấy đã thuận theo lòng người mà không trái với lẽ đạo cao cả. Nó nâng cao giá trị của người Phật tử, và kẻ đối lập bất kỳ ở phía nào lại, dù có ghét cũng phải kính nể chúng ta là một Phật tử ở trên hàng triệu tín đồ, chúng ta là một sức mạnh có thể gây ảnh hưởng tốt hay xấu cho cuộc diện nước nhà, tùy thái độ của chúng ta.



             Và ảnh hưởng tốt hay xấu, sẽ trở lại gây một phản ứng lợi hay bất lợi cho sự truyền bá Phật giáo hôm nay và ngày mai.



             Đấy là một điều mà chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ.


Quay trở về đầu Xem tranthanh03's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi tranthanh03
 
tranthanh03
Hội viên
 Hội viên


Đã tham gia: 01 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 5 of 5: Đã gửi: 29 March 2006 lúc 3:32am | Đã lưu IP Trích dẫn tranthanh03

TÂM TỊNH QUỐC ĐỘ TỊNH

                                         Kinh Đại Danh







Ý nghĩa và giá trị nhơn gian, thì các sách xưa của Tàu đã có nói rõ, cùng các nhà Triết học ngày nay cũng đã luận thuyết nhiều rồi.



Song đối hay không đối với chánh lý, chúng ta không quản đến việc ấy làm chi, mà chỉ nên đặt vấn đề : Về ý nghĩa cùng giá trị của nhơn gian, trong kinh Phật giảng nói thế nào ?



Muốn giải đáp về vấn đề nầy, chúng ta căn cứ trên cái “Đắc” của nhơn sanh nhỏ như đất đóng trên đầu móng tay, và cái “Thất” của nhơn sanh lớn bằng quả địa cầu, mà trả lời cũng đủ để hiểu. Nếu muốn nói đến nhơn gian, thì phải cần thiết đến Phật giáo, là vì nhơn gian còn khuyết điểm nhiều, lòng dục vọng của nhơn gian không thể đầy đủ, nên phải nhu yếu Phật pháp mới được.



Nếu nói cho dễ hiểu thì vậy, chứ phân tích theo luật nhơn quả thì nhiều chuyện, biết bao nhiêu lời để mô tả cho cùng tận được. Bây giờ xin chỉ về quốc độ để làm thí dụ, nào là : Thiên tai, hạn hán, nào là bão lụt, v..v... thỉnh thoảng xảy ra liên miên như mấy năm về trước, làm cho con người lo sống, lo chết, đói không cơm ăn, rách không vải mặc, ngoài ra cũng còn gặp gỡ hoàn cảnh khắc khe, những cái đau đớn ép ngặt, so với sự vui sướng trên đường đời của người Âu Mỹ thật chẳng biết nói thế nào !



Không những thế mà thôi, chúng ta lại còn chịu thảm với nỗi gió mưa sái tiết, sấm sét giết người, cho đến sanh, già, bệnh, chết, hết lớp nầy đến lớp khác, phô diễn không biết bao nhiêu tấn tuồng khổ ách giữa sân khấu vũ trụ. Như thế mà ai chẳng đau lòng !



Con người sanh ra ở đời, trong lúc mày xanh tuổi trẻ, vẫn muốn thỏa thích khoái lạc cho bền lâu, nhưng đâu ngờ chỉ được sống gởi trong một thời gian ngắn ngủi, sáng tối như tên bắn, ngày tháng tợ thoi đưa, may mà khỏi chết non chết héo, có khó khỏi với thời tiết nắng hung lạnh lắm, nó giục giã cho con người phải chóng già cả lụm cụm, phải tật bệnh rét run, rồi cái chết gần kề thúc giục.



Ôi thôi ! Ruộng sâu, trâu đàn, bạc triệu cũng chẳng cứu mình được, vợ đẹp con cưng, ruộng vườn, lúa má cũng không cứu chuột được thân mạng ! Vậy thì cái ý nghĩa của nhơn gian, tưởng đến thế là rõ ràng cùng tột.



Cho nên từ xưa đến nay, người ta tưởng sự làm ăn cho gặp thời, đặng chơi với đời, cho sung sướng xác thân, đó chính là nhơn nơi khổ thống mà sanh ra sự mong cầu vậy.



Song nói như thế, hẳn không phải là quá thiên về sự cực khổ, mà chỉ vì nhơn gian thật còn lắm điều khuyết điểm, nên cần nhu yếu Phật pháp ra giúp đời. Chúng ta hẳn tịnh tâm mà thử nghĩ : Vì ý gì con người xuẩn động đến đổi dắt nhau lên đường tiêu diệt như thế ? Có phải là vì miếng ăn, tấm mặc, canh cánh bên lòng, dành trâu, cướp ruộng, đoạt lợi, tranh danh, mà lường gạt với nhau hay không ?



Nói cho sát đề, thì ý nghĩa cùng giá trị của nhơn sanh, chính ở nơi sự tàn hại và đồ sát nhau chứ gì ?



Nếu ai còn không chịu tin, xin cứ mở ngay pho lịch sử của thế giới ra xem thì thấy không tờ nào, chữ nào không phải là giọt máu của nhơn sanh, cũng không một chuyện nào là chẳng phải cái thảm trạng đau đớn của quần chúng.



Đến như ngày nay, là ngày mà người ta đều trầm trồ khen ngợi rằng : Văn minh rất cực điểm của thế kỷ hai mươi, mà sao chúng ta thường thấy trên mặt báo, thống kê những việc áp bức, cướp của, đốt nhà, ám sát lẫn nhau, cho đến chỗ nầy chết đói mấy trăm người, chỗ kia tàn sát mấy mươi mạng ?



Nói cho đúng lẽ, nếu con người sanh trong thế kỷ hai mươi nầy, quả là văn minh thật và tiến bộ thật, thì đâu còn những quái tượng lạ lùng đó ?



Nếu ai là người có chút tâm linh còn sống, xin coi có phương thế nào toan chuyển cõi đời ác trược khổ não, tức tối và gian tà nầy, cho trở nên chơn chánh an lạc hòa bình hay không ?



Theo trí ngu của chúng tôi tưởng, thì phải dùng Phật pháp mà cứu tế mới được. Phật giáo đã là một món cần thiết cho thế gian, vì vậy cần phải dùng Phật giáo để cứu tế ; song người ở giữa để giới thiệu đó là ai ? ?



Điều đó các vị Trụ trì Tòng lâm đủ tài hoạt bát, làu thông Tam tạng, giới hạnh tinh nghiêm mới có thể gọi là người giới thiệu được.



Thuở trước những Đại đức trong nhà Phật, chẳng những không vận động về nhơn gian Phật giáo, nhưng ngặt phải bị nhiều cách trở làm cho ngăn ngại bước đường thực hiện, nên tinh thần lực lượng của các Ngài, tất nghiệp chỉ gom vào lối dịch kinh, viết sách mà thôi.



Cho nên công việc lo thực hiện nhơn gian Phật giáo trong giai đoạn hiện tai, cốt cần có người chủ trương hay không mà thôi, chẳng luận là bên phái xuất gia hay tại gia, ý cũng giống như trong sách xưa nói rằng : Đạo chẳng hay hoằng, chỉ người mới hay hoằng đạo vậy.



Đây nói đến nhơn gian đọa lạc mà sao lại cần cầu Phật pháp ra cứu tế làm gì ?



Việc ấy chẳng thể không đem chỗ yếu nghĩa của Phật giáo mà lần lượt giải rõ ra trước, rồi sau mới biết nhơn gian cần phải nhu yếu.



Nếu nhơn địa không chơn chánh, thì kết quả phải cong co, trong luật nhơn quả cũng nói như vậy, hễ trồng dưa thì đặng dưa, trồng đậu thì đặng đậu, ấy là cái lẽ tất nhiên không bao giờ sai chậy.



Còn “động cơ” sanh ra Phật pháp, ta có thể dùng câu “vì một nhơn duyên lớn mà Phật phải xuất hiện ra nơi đời” làm đại biểu cho hết thảy (Xin xem Phật học Phổ thông, khóa 1, bài 1).



Nếu phật không vì lẽ cứu độ chúng sanh, thì Phật cần gì phải xuất hiện ra thế gian.



Việc đó trong kinh luật thường nói, mà nhất là trong kinh Phạm võng, có mấy câu như thế nầy :



1.- Phật vãng lai trong thế giới nầy tới tám ngàn lần.



2.- Nếu cứu độ chúng sanh chưa hết, Phật thề không thành Phật.



3.- Phật chẳng vào địa ngục, thì ai vào địa ngục ?



Vậy thử hỏi : Nếu không phải vì cứu độ chúng sanh, thì Phật tới lui, lui tới cõi nầy làm gì cho đến tám ngàn lần và vào làm gì trong địa ngục ?



Cho nên, Phật sở dĩ chứng được ngôi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thiệt không phải là ngẫu nhiên vậy.



Đến đời sau, các vị Tăng già làm đại biểu cho Ngài, trước tác những sách luận lý, như bộ A Tỳ Đạt Ma, thì cũng thường nói rằng : Phật pháp ở thế gian, chẳng phải xa lìa thế gian mà có giác ngộ, lìa thế gián mà cầu đạo Bồ đề, giống như đi tìm sừng thỏ, lông rùa, là một việc không thể có được.



Lại như chí nguyện của các Ngài viết sách, lập luận, tóm lại thì cũng đều đã nói rằng : “Vì muốn cho chúng sanh hết thảy được xa lìa khổ ách, được phần vui cứu cánh, nên góp nhiều pháp uẩn mà khắp thí cho chúng sanh”.



Cái chí nguyện cứu đời rất vẻ vang to lớn như thế, đủ chứng minh rằng : Phật pháp rất thiết thực vì chúng sanh, lẽ ấy không ai còn nghi ngại được nữa.



Nguyên nhơn sinh ra Phật pháp đã nói rõ như trên đây rồi, nhưng phương pháp của Phật dạy, chúng sanh làm người thì phải như thế nào ?



Về đạo làm người, thì Phật đã dạy chuyên làm việc tự lợi mà cũng phải làm những sự nghiệp lợi ích cho quần sanh, như Mười việc lành sau đây :



1.- Không sát sanh,

2.- Không trộm cắp,

3.- Không dâm dục,

4.- Không nói dối,

5.- Không hai lưỡi,

6.- Không ác khẩu,

7.- Không thêu dệt,

8.- Không tham,

9.- Không sân,

10.- Không si.



Và Sáu hạnh Ba la mật nầy :



1.- Bố thí,

2.- Trì giới,

3.- Nhẫn nhục,

4.- Tinh tấn,

5.- Thiền định,

6.- Trí huệ.



Trong kinh sách dạy những người học Phật phải phát tâm bồ đề, tức là khởi lòng cứu thế cứu nhơn vậy.



Chẳng phải lên núi moi rễ cây, đào củ ngãi, hay là học bùa luyện chú, rồi trở về đi cùng làng mút xóm, tới tỉnh nầy, qua huyện nọ, mà bán hay cho người uống bị đau, rồi trở lại chữa bệnh như nhìều kẻ ngoại đạo kia vậy, mà gọi là “cứu thế cứu người”.



Muốn đạt tới mục đích ấy, thì phải phát tâm nhẫn khổ, nại lao, cố làm được những việc rất khó làm, chứ không phải hô hào những tiếng từ bi ra cửa miệng, dầu môi chót lưỡi, mà trong tâm tư cứ tham cứ sân cứ gạt người lấy của, ganh hiền ghét ngõ, mà gọi là người tu hành, người có học Phật.



Về sự cứu thế cứu nhơn, Phật lại muốn bố thí cả đầu, mất, tay chân của mình cho chúng sanh là tại làm sao ?



Bởi vì trí huệ và lòng thương xót cực điểm lên rất mạnh, mà Phật phải làm những hạnh siêu nhơn xuất chúng để cứu độ quần sanh ra khỏi vòng khổ ách.



Lại còn thêm một nỗi nầy nữa : Phật rõ biết suốt cả sự lý trong vũ trụ dinh hoàn, biết “Ta” và “Người” tuy thấy rõ ràng là hai, mà thậ khôngphải hai. Phật và chúng sanh vẫn một mặt bình đẳng, cho nên, không chúng sanh ắt là không chư Phật, mà than2h Phật tức là tu chứng ngay từ trong chúng sanh.



Bởi vậy, Phật thấy chúng sanh chịu những khổ não, trong tâm của Ngài lấy làm bức rức xống xang, in như Ngài đang bị khổ vậy, nên Ngài ra sức cứu độ quần sanh trong vòng khổ hải, tức là Ngài tự cứu lấy Ngài vậy.



Ví như một người kia, đương lúc hưởng những sự vui thú khoái lạc, mà thấy vợ con, anh em cùng cô bác, gặp cơn hoạn nạn, não nề thì trong lòng cũng thảm thiết ngậm ngùi, nhứt định không chịu hưởng an vui một mình mà để cho ca thân tộc phải chịu những điều đau khổ.



Phật đối với chúng sanh tuy đã giải thoát hết đau khổ của phần Ngài rồi, nhưng thấy chúng sanh còn đang mang khổ ách, thì không lúc nào Ngài vui lòng quên lo cho họ được.



Bởi vậy nên khi Phật còn tại thế, thường quở trách bậc Tiểu thừa là chỉ lo bề tự tu tự lợi, nghĩa là lo tu cho phần mình nhờ mà thôi, mà Ngài khuyên dạy phải thật han2h Mười điều lành và gắng làm Sáu hạnh Ba la mật, là những phương pháp lợi tha, nghĩa là lợi ích cho cả thảy quần chúng.



Nếu do theo đó mà nói, thì Phật giáo dạy về phương pháp làm người, tức là chỗ chẳng hư ngụy, chẳng dối trá, phải rõ biết ta với người chẳng phải là hai, rồi sau phát khởi lòng đại từ đại bi, tâm bồ đề, bơi thuyền đại nguyện ra giũa biển “Hoặc, Nghiệp, Khổ” mà cứu vớt chúng sanh đang chìm đám trong lúc gió to sóng lớn, đặng qua bờ cứu cánh niết bàn.



Nói tóm lại, phương pháp làm người bên nhà Phật, tức là dạy một nhóm người ra tay giúp đỡ lẫn nhau, phải thương yêu nhau, phải tán thành nhau, đặng cùng nhau chung hưởng hạnh phúc, trong lúc sống còn mà vui phần chức nghiệp.



Ý nghĩa ấy cũng giống như trong Tứ thơ nói về đạo lý rằng : “Muôn vật đều nuôi mà không hại nhau, các đạo đều hành mà không trái nhau”.



Vả lại Phật đã sáng suốt cả mọi lẽ, biết thấu cả chơn đế của hết thảy mọi sự vật và mọi vật trong vũ trụ, đều là chẳng trái nhau, cho nên Ngài dạy tất cả mọi người đều phải giúp đỡ lẫn nhau, phải làm hết cái trách nhiệm của mình, nghĩa là phải thực hành trọn Mười điều lành và các hành như sáu pháp Ba la mật, và Tứ nhiếp pháp, nhẫn đến các phẩm trợ đạo pháp, v..v...



Nếu được như vậy, thì những tấn tuồng hư ngụy giả dối, thường phô diễn lắm trò trái tai gai mắt trên sân khấu dinh hoàn bấy lâu nay, sẽ lần lần bặt tích, thì nhơn sanh mới được chung hưởng hạnh phúc hòa bình, chừng đó đâu còn những sự khổ như bây giờ nữa.



Vì sao vậy ? Bởi vì tâm mọi người trong sạch, thì thế giới ác trược nầy thỉnh thoảng do theo lòng người hiền lương mà trở nên một cõi Tịnh Độ Phật Quốc.


Quay trở về đầu Xem tranthanh03's Thông tin sơ lược Tìm các bài viết đã gửi bởi tranthanh03
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đã bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm dò ý kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm dò

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đã được tạo ra trong 3.0410 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐÃ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO