Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 430 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: Âm lịch Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 1 of 75: Đă gửi: 01 August 2006 lúc 12:17pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Thân chào các bạn,
Âm lịch được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau cho nên việc xác định tính chất đúng sai của việc làm lịch rất quan trọng. Bài viết này sẽ nói lên một số phần căn bản cần biết, trong đó sẽ nêu lên sự khác biệt giữa âm lịch Việt Nam và Âm lịch Trung Quốc. Trong bài viết có thể có những sơ sót, mong các bạn đóng góp
TMT

Giờ quốc tế (Universal Time) và giờ địa phương (standard time)
Kinh tuyến (meridian) là các ṿng tṛn trên mặt địa cầu đi qua hai cực là Bắc cực và Nam cực. Kinh độ của một địa điểm trên trái đất là cung nằm trên đường xích đạo được xác định bởi kinh tuyến chính (prime meridian) và kinh tuyến của khu vực đó. Kinh tuyến chính có kinh độ là 0 độ. Khu vực thời gian (time zones) được tính toán căn cứ vào kinh tuyến đi qua Greenwich của nước Anh (Meridian of Greenwich) (tại kinh độ 0 độ) và được thế giới công nhận là kinh tuyến chính (prime meridian) để tính toán kinh độ (longitude). Đường thời gian quốc tế (International Dateline) là kinh tuyến có kinh độ 180°, chia trái đất thành 2 khu vực thời gian (time zone) chính: khu vực cộng 12 giờ và khu vực trừ 12 giờ (the -12h/+12h time zone) (http://www.friesian.com/british.htm). Thời gian quốc tế (Universal Time) (UT), đồng nghĩa với Greenwich Mean Time (GMT) được sử dụng để nói đến thời gian tại kinh tuyến Greenwich (kinh độ 0°) (có thể tham khảo thêm tại http://aa.usno.navy.mil/faq/docs/UT.html)
Ta có thể căn cứ vào bản đồ khu vực thời gian thế giới để biết giờ tại từng nước khác nhau (World time zone map, có thể tham khảo tại địa chỉ sau: http://aa.usno.navy.mil/faq/docs/world_tzones.html) theo công thức giờ địa phương (standard time) bằng giờ thế giới (universal time) cộng với số giờ điều chỉnh. Mỗi nước thông thường đều chọn một đại biểu cho nước ḿnh. Việc chọn lựa giờ được căn cứ vào kinh độ của địa điểm. Việt Nam th́ căn cứ vào kinh tuyến 105° Đông.
Từ Greenwich, đi về hướng đông (cho đến trước 180° Đông) th́ thuộc về khu vực cộng giờ, đi về hướng tây (cho đến trước 180° Tây) th́ thuộc về khu vực trừ giờ
Ví dụ:
Giờ của Trung Hoa (China Beijing Time) hoặc Đài Loan (Taiwan Standard Time) được xác định tại kinh độ 120° Đông (Longitude East 120°)
Giờ của Việt Nam được xác định tại kinh tuyến 105° Đông
Giờ của Mỹ có hai khu vực, một khu vực sử dụng giờ Pacific PST (Pacific Standard Time) được xác định tại kinh tuyến 120° Tây và giờ Eastern EST (Eastern Standard Time) được xác định tại kinh tuyến 75° Tây
Tại một số vùng sử dụng Daylight Saving Time (Summer Time) thông thường th́ sớm hơn một giờ so với Standard Time
Giờ tại Greenwich, kinh độ 0 độ, là giờ gốc để tính toán giờ địa phương tại các địa điểm khác, như vậy tại Greenwich, múi giờ GMT = 0 Tại Greenwich, đi về hướng đông th́ cộng giờ, đi về hướng tây th́ trừ giờ, cứ thay đổi thêm bớt 15° th́ múi giờ thêm bớt một giờ.
Ví dụ
Hà Nội tại kinh tuyến 105° đông, nằm vào múi giờ 7.0 , có nghĩa là đi trước GMT 7 giờ (GMT + 7.0)
Bắc Kinh tại kinh tuyến 120° đông, nằm vào múi giờ thứ 8, có nghĩa là đi trước GMT 8 giờ (GMT + 8.0).
California sử dụng giờ PST, múi giờ GMT - 8.0.

Nếu tại Greenwich 2 giờ sáng th́ tại Hà Nội là 9 (= 2 + 7) giờ sáng cùng ngày, tại Bắc Kinh là 10 (= 2 + 8) giờ sáng cùng ngày (có nghĩa là giờ Hà Nội đi sau giờ Bắc Kinh là một giờ), California là 2 - 8 + 24 = 18 giờ ngày hôm trước.
Chú ư là âm lịch của Việt Nam được tính toán theo giờ tại kinh tuyến 105° đông, c̣n của Trung Quốc được tính toán theo giờ tại kinh tuyến 120° đông nên sự sẽ có sự khác biệt sẽ phân tích sau
(c̣n tiếp)
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 2 of 75: Đă gửi: 01 August 2006 lúc 12:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Tuần trăng (Lunar Phases)
Để bàn về âm lịch, trước hết chúng ta nên t́m hiểu một chút về tuần trăng là hiện tượng chính để người xưa xác định tháng âm lịch
Từ bất kỳ vị trí nào trên trái đất, Mặt Trăng dường như có h́nh là một đĩa tṛn và phản chiếu ánh sáng của mặt trời. Giống như trái đất, phân nửa mặt trăng th́ phản chiếu ánh sáng của mặt trời, nhưng ta chỉ thấy được một phần ánh sáng phản chiếu khi mặt trăng xoay quanh trái đất. Trong một tháng âm lịch, h́nh ảnh đĩa tṛn mặt trăng biến đổi từ lúc không thấy được ánh sáng phản chiếu cho đến thấy được một phần rồi toàn phần, và sau đó trở lại thấy một phần và không thấy được. Trong chu kỳ này, có tám thời kỳ nổi bật đặc biệt được gọi là tuần trăng. Tám thời kỳ này theo thứ tự được liệt kê như sau:

Không trăng (New Moon): vào lúc này, mặt không phản chiếu ánh sáng của mặt trăng hướng về trái đất. Mặt trăng không thể thấy được, trừ khi có nhật thực. Vào lúc này, mặt trăng và mặt trời th́ rất gần nhau trên bầu trời

Trăng lưỡi liềm đang lên (Waxing crescent, h́nh chữ C ngược): một phần đĩa tṛn mặt trăng, nhưng ít hơn một nửa, sáng lên bởi ảnh sáng mặt trời, và phần sáng của đĩa tṛn này đang tăng lên

Nửa sáng bên mặt (First quarter): một nửa đĩa tṛn mặt trăng sáng lên bởi ánh sáng mặt trời, và phần sáng của đĩa tṛn này đang tăng lên. Vào lúc này th́ mặt trăng và mặt trời cách nhau khoảng 90 độ trên bầu trời, và mặt trăng đă đi được khoảng một phần tư quĩ đạo của nó tính từ lúc không trăng

Hơn nửa sáng bên mặt đang lên (Waxing gibbous): hơn phân nửa đĩa tṛn mặt trăng sáng lên bởi ánh sáng mặt trời, và phần sáng của đĩa tṛn này đang tăng lên

Trăng rằm (Full Moon): phần tỏa sáng của mặt trăng đang hướng về trái đất. Đĩa tṛn mặt trăng dường như tỏa sáng hoàn toàn bởi ánh sáng mặt trời. Vào lúc này th́ mặt trăng và mặt trời hầu như là đối diện với nhau trên bầu trời. Đó là lư do tại sao lúc này mặt trăng lại lặn khi mặt trời mọc và mọc khi mặt trời lặn tại hầu hết các nơi trên trái đất

Hơn nửa sáng bên trái đang xuống (Waning gibbous): hơn phân nửa đĩa tṛn mặt trăng dường như tỏa sáng bởi ánh sáng mặt trời, và phần tỏa sáng này đang giảm dần

Third quarter (nửa sáng bên trái): một nửa đĩa tṛn mặt trăng dường như tỏa sáng bởi ánh sáng mặt trời, và phần tỏa sáng này đang giảm xuống. Vào lúc này th́ mặt trăng và mặt trời cách nhau khoảng 90 độ trên bầu trời, và mặt trăng đă đi được khoảng ba phần tư quĩ đạo của nó tính từ lúc không trăng

Trăng lưỡi liềm đang nhỏ dần (Waning crescent, h́nh chữ C): một phần, nhưng ít hơn một nửa, của đĩa tṛn mặt trăng dường như tỏa sáng bởi ánh sáng mặt trời, và phần tỏa sáng này th́ đang giảm dần

Mặt dù Trăng rằm xảy ra tại một thời điểm nhất định của mỗi tháng, nhưng đĩa mặt trăng có thể có vẻ tṛn đầy cho vài đêm liên tục nếu trời trong sáng, do tỉ lệ phần trăm của đĩa tṛn có vẻ tỏa sáng th́ thay đổi rất chậm. Mặt trăng có vẻ hoàn toàn tỏa sáng vào đêm gần nhất với thời gian xảy ra trăng rằm, nhưng vào đêm trước hoặc sau ngày trăng rằm th́ mặt trăng có vẻ từ 97 đến 99 phần trăm tỏa sáng, và như vậy khó nhận ra được sự khác biệt. Ngay cả cách trăng rằm hai ngày, đĩa tṛn cũng tỏa sáng từ 93 đến 97 phần trăm

Không trăng, nửa sáng bên mặt, trăng rằm và nửa sáng bên trái là 4 giai đoạn chính của tuần trăng.

Mối quan hệ giữa tuần trăng và khoảng cách góc (angular distance) trên bầu trời tính từ mặt trời th́ cho phép chúng ta định nghĩa chính xác được tuần trăng, bất kể đĩa tṛn được thấy như thế nào. Về kỹ thuật, 4 tuần trăng chính (Không trăng, nửa trăng bên mặt, trăng rằm, nửa trăng bên trái) được định nghĩa khi sự chênh lệch kinh độ của mặt trăng so với mặt trời (the excess of the apparent ecliptic (celestial) longitude of the Moon over that of the Sun) theo thứ tự là 0, 90, 180 và 270 độ

Coi mặt trăng là một đĩa tṛn, và gọi tỉ lệ phần trăm tỏa sáng (the percent illuminated) là tỉ số của phần diện tích tỏa sáng bởi ánh sáng mặt trời so với toàn diện tích đĩa tṛn nhân với 100 th́ Không trăng có tỉ lệ phần trăm tỏa sáng là 0, Trăng rằm có tỉ lệ là 100%, Nửa phần bên trái tỏa sáng và nửa phần bên mặt tỏa sáng có tỉ lệ là 50%, trăng lưỡi liềm đang lên và trăng lưỡi liềm đang nhỏ dền có tỉ lệ nằm giữa 0 và 50%, hơn nửa sáng bên trái đang lên và hơn nửa sáng bên mặt đang xuống có tỉ lệ giữa 50% và 100%

Chú ư v́ mục đích thực hành, tuần trăng và tỉ lệ tỏa sáng th́ độc lập với vị trí quan sát trên trái đất, có nghĩa là tất cả tuần trăng th́ xảy ra đồng thời tại bất kỳ một vị trí quan sát nào

Muốn biết tuần trăng của một năm nào đó th́ ta có thể tham khảo tại trang: http://aa.usno.navy.mil/data/docs/MoonPhase.html, trong đó ngày tháng năm giờ của 4 tuần trăng chính th́ được cung cấp theo giờ quốc tế (UT)
(c̣n tiếp)

Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 3 of 75: Đă gửi: 01 August 2006 lúc 12:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Nguyên tắc xác định ngày đầu tiên của tháng âm lịch và độ dài của tháng âm lịch
Có hai chuyển động chính của trái đất: vừa tự xoay đều quanh chính nó và vừa xoay đều quanh mặt trời theo một chiều nhất định trên một quĩ đạo gần như là h́nh tṛn nằm trên một mặt phẳng. Trên ṿng tṛn quĩ đạo này, trái đất luôn di động theo một chiều nhất định, đi hết một ṿng th́ là một năm. Trong khi di động quanh mặt trời, trái đất cũng tự xoay theo một chiều nhất định theo một trục cố định gọi là trục Bắc Nam, xoay hết một ṿng th́ mất một ngày.

Trái đất tự xoay đều quanh chính nó, tạo ra hiện tượng ngày và đêm. Thời gian để xoay quanh chính nó đúng một ṿng th́ gọi theo qui ước là một ngày. Từ cơ sở đơn vị ngày này, người xưa đă đưa ra khái niệm giờ: một ngày được chia đều thành 12 giờ âm lịch, và giờ Tí (tính theo giờ dương lịch th́ bắt đầu từ 23 giờ đến trước 1 giờ sáng) là giờ đầu tiên bắt đầu một ngày âm lịch

Mặt trăng th́ xoay quanh trái đất theo một thời gian nhất định không đổi th́ được một ṿng quay. Người xưa đă thấy được sự tuần hoàn này và đă chọn một đơn vị thời gian nữa là tháng âm lịch để phản ảnh hiện tượng trên. Tháng âm lịch th́ căn cứ vào sự chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất. Một tháng âm lịch có 29 hoặc 30 ngày. Người xưa đă chọn ngày Sóc, là ngày không trăng (New Moon) làm ngày bắt đầu của một tháng âm lịch. Chênh lệch giữa hai ngày Sóc của hai tháng liên tiếp là bao nhiêu ngày sẽ cho ta biết số ngày của tháng âm lịch đó. Nếu lấy ngày làm đơn vị đo chính xác thời gian một tháng âm lịch kéo dài bao lâu th́ ngày nay ta biết được một tháng âm lịch kéo dài 29.53059 ngày. Hiện nay người ta xác định ngày Sóc là ngày chứa điểm Sóc. Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời, khoảng cách góc giữa mặt trăng và mặt trời là 0 độ (gọi là "hội diện" v́ mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất). Chu kỳ của điểm Sóc bằng với chu kỳ một ṿng quay của mặt trăng quanh trái đất, nghĩa là là khoảng 29,53 ngày. Ngày Sóc tại các vị trí trên trái đất có khác nhau, phụ thuộc vào kinh độ dùng cho việc tính toán. Kinh độ cho ta xác định được múi giờ và từ đó tính toán được giờ chênh lệch giữa hai vị trí trên địa cầu.

Hiện tại người ta xác định thời điểm Sóc theo giờ quốc tế (UT, GMT) các địa phương muốn biết điểm Sóc xảy ra vào lúc nào theo giờ địa phương th́ cần phải chỉnh lại theo giờ địa phương. Chú ư rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc th́ chênh lệch nhau một giờ, giờ Việt Nam th́ đi chậm hơn giờ Trung Quốc một giờ, ví dụ như là tại Việt Nam là 23:30 th́ tại Trung Quốc là 0:30 giờ ngày hôm sau. Tuy chỉ có chênh lệch nhau một giờ nhưng âm lịch Việt Nam và Trung Quốc nhiều khi có sự khác biệt khi thời điểm Sóc rơi vào trong khoảng từ 23:00 đến 23:59 của ngày v́ tại thời điểm này, tại Việt Nam vẫn c̣n trong ngày nhưng tại Trung Quốc th́ đă chuyển qua ngày sau, hoặc có khi là tháng sau (nếu ngày này là ngày cuối tháng), hoặc năm sau (nếu ngày này là ngày cuối năm)

Chưa rơ là thời xưa người ta xác định ngày Sóc như thế nào trong khi hiện tại người ta dùng điểm Sóc để xác định ngày Sóc. Cũng cần nhấn mạnh một điểm là khi tính toán ngày Sóc th́ ngày nay cả Trung Quốc và Việt Nam đều căn cứ vào giờ dương lịch (lấy 0 giờ là giờ bắt đầu của ngày) và chỉ cần biết là thời điểm Sóc rơi vào ngày nào, ví dụ như là thời điểm Sóc rơi vào lúc 0:00:00 ngày 23 hoặc rơi vào 23:59:59 ngày 23 dương lịch th́ ngày Sóc (ngày mùng một) cũng vẫn là ngày 23 dương lịch. Thế nhưng ta biết giờ Tư của một ngày âm lịch bắt đầu từ lúc 23 giờ đến trước 1 giờ sáng. Do đó, với cách tính toán ngày Sóc như trên ta cần điều chỉnh lại ngày âm lịch bằng cách trừ đi một ngày nếu thời điểm Sóc rơi vào khoảng thời gian từ 23 giờ đến 23:59:59. Tại thời điểm này theo ví dụ trên th́ nếu căn cứ vào giờ dương lịch th́ mùng một của tháng bắt đầu lúc 0:00:00 ngày 23 dương lịch, đưa đến người sinh vào lúc 23:00:00 ngày 23 dương lịch th́ sinh vào giờ Tí ngày mùng hai âm lịch, nhưng nếu căn cứ vào giờ Tí là giờ bắt đầu ngày âm lịch th́ mùng một của tháng bắt đầu từ lúc 23:00:00 ngày 23 dương lịch, và do đó người sinh vào 23:00:00 ngày 23 dương lịch th́ sinh vào giờ Tí ngày mùng một âm lịch
(c̣n tiếp)
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 4 of 75: Đă gửi: 01 August 2006 lúc 10:42pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Năm dương lịch, năm âm lịch
Ngày nay ta biết được trong khi vừa tự xoay quanh chính nó, trái đất c̣n xoay quanh mặt trời theo một quĩ đạo gần như là ṿng tṛn (thật ra th́ là h́nh bầu dục ellipse với hai tiêu điểm, và mặt trời nằm tại một trong hai tiêu điểm này. Toàn bộ các hành tinh của mặt trời đều có quĩ đạo h́nh ellipse với mặt trời nằm tại một trong hai tiêu điểm), quĩ đạo này nằm trên một mặt phẳng (gọi là The Plane of the Ecliptic). Hầu hết các hành tinh của Thái Dương hệ đều vận hành gần như là trên mặt phẳng này. Khi quay, trục quay Bắc Nam của Trái đất không thẳng góc với mặt phẳng này mà lại luôn luôn nghiêng khoảng 23.5 độ so với trục thẳng góc với mặt phẳng, tạo ra mùa và sự thay đổi khí hậu. Trục trái đất tại các vị trí khác nhau trên quĩ đạo th́ song song và luôn hướng về sao Bắc Đẩu (The North Star, or Polaris), hay nói khác đi tại Bắc cực th́ sao Bắc Đẩu ngay trên đỉnh đầu. Tia sáng mặt trời khi đến trái đất th́ hầu như là song song với nhau. Trục xoay của trái đất nghiêng nên trên quĩ đạo của nó, phần nào của trái đất bị nghiêng về phía mặt trời là phần có mùa hạ v́ nhận được hầu hết các tia sáng trực tiếp của mặt trời. Hai điểm trên trái đất nằm tại trục Bắc Nam th́ gọi là Bắc Cực và Nam Cực. Người ta chia trái đất ra làm hai phần coi như bằng nhau, Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu bằng một ṿng tṛn (mà trục trái đất thẳng góc với mặt phẳng chứa ṿng tṛn này) gọi là đường xích đao. Các đường tṛn song song với đường xích đạo gọi là vĩ tuyến (parallel). Đường xích đạo có vĩ độ (latitude) là 0. Bắc Cực tại vĩ độ 90 Bắc, Nam cực tại vĩ độ 90 Nam. Các đường tṛn nối liền Bắc Cực và Nam Cực th́ gọi là kinh tuyến. Tại một điểm nào đó trên quĩ đạo, vùng phía Bắc trái đất nghiêng tối đa về phía mặt trời th́ vùng phía nam sẽ cách xa mặt trời

Trên quĩ đạo này th́ vận tốc của trái đất có thay đổi, nhanh hơn khi gần tâm (mặt trời), và chậm hơn khi xa tâm (theo luật thứ hai của Kepler th́ bán kính đi từ tâm h́nh ellipse tức là mặt trời tới hành tinh th́ quét một diện tích bằng nhau trong một khoảng thời gian bằng nhau) đưa đến sự chênh lệch của số ngày trong các mùa, nhưng ta có thể giả thiết là chuyển động đều trên một ṿng tṛn để tính toán đơn giản hơn. Lấy ngày làm đơn vị thời gian th́ ngày nay ta biết được thời gian để trái đất đi hết một chu kỳ ṿng quanh mặt trời là 365.256 ngày. Để phản ảnh hiện tượng tuần hoàn này th́ các nhà làm lịch tây phương đă chọn năm dương lịch có 365 ngày và cứ 4 năm th́ có một năm 366 ngày gọi là năm nhuận để bù lại phần thiếu hụt (0.256 ngày) của mỗi năm. Như vậy cứ sau 4 năm th́ sai số thiếu chỉ c̣n 0.024 (= 0.256 x 4 - 1.000) ngày mà thôi. Trong dương lịch, các năm chia chẵn cho 4 được chọn làm năm nhuận, ngoại trừ các năm cuối thế kỷ th́ cần phải chia chẵn cho 400 (ví dụ năm 2000 th́ nhuận nhưng năm 1700, 1800, 1900, 2100 th́ không nhuận). Trong năm nhuận, tháng hai thông thường có 28 ngày th́ sẽ có 29 ngày. Ngày xưa, người ta cho rằng trái đất đứng yên và mặt trời xoay quanh trái đất và dùng đơn vị năm để đo thời gian mặt trời xoay quanh trái đất và diễn tả sự tuần hoàn của mùa màng. Người xưa qua quan sát biết rằng thời gian mặt trời xoay quanh trái đất hết một ṿng th́ kéo dài hơn 12 tháng âm lịch, do đó sau một thời gian, trong một năm nào đó sẽ cần phải điều chỉnh thêm một tháng nữa để khoảng cách thực tế và khoảng cách ban đầu trên quĩ đạo ngắn lại, và như vậy sẽ có hiện tượng tháng nhuận, và năm nhuận là năm có tháng nhuận. Trong âm lịch th́ căn cứ vào mặt trăng để định tháng. Nếu ta lấy một tháng âm lịch có đúng 29. 53 ngày th́ 12 tháng âm lịch chỉ có 354.36 ngày (thực tế th́ năm âm lịch có năm có 354 ngày, có năm có 355 ngày), c̣n thiếu 10.90 ngày (= 365.26 - 354.36) trái đất mới đi đủ một ṿng quanh mặt trời, và như vậy trung b́nh khoảng 3 năm ta phải có một năm nhuận (qua 3 chu kỳ quay th́ thiếu 10. 90 x 3 = 32.70 ngày, thêm một tháng nhuận 29.53 ngày vào năm thứ 3 th́ vẫn c̣n thiếu khoảng 32.70 - 29.53 = 3.17 ngày mới đi hết 3 ṿng quĩ đạo), và thỉnh thoảng th́ mới hai năm đă có một năm nhuận. Các nhà âm lịch đă điều chỉnh sự sai lệch bằng cách phân ra năm b́nh thường có 12 tháng âm lịch, năm nhuận có 13 tháng (có độ dài khoảng 383.89 ngày (= 29.53 x 13)) (thực tế th́ năm nhuận có độ dài từ 383 đến 385 ngày) và tháng nhuận th́ mang tên như tháng thường nhưng thêm chữ nhuận. Việc xác định tháng âm lịch nhuận rơi vào tháng nào trong năm nhuận th́ không tùy tiện mà tuân theo nguyên tắc nhất định. Thông qua tính toán, ta ước lượng được cứ khoảng 19 năm th́ có 7 năm nhuận và khi đó trái đất cần 0. 39 ngày để đi về vị trí ban đầu của năm đầu tiên (10.90 x 19 - 29.53 x 7 = 0.39 ngày). V́ một tháng âm lịch kéo dài khoảng 29.53 ngày cho nên tháng âm lịch có tháng thiếu (có 29 ngày) và tháng đủ (có 30 ngày), và tháng đủ th́ nhiều hơn tháng thiếu một chút.
(c̣n tiếp)

Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 5 of 75: Đă gửi: 01 August 2006 lúc 11:10pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Mười hai tiết và mười hai khí
Âm lịch kết hợp cả hai hệ thống mặt trời và mặt trăng. Năm và ngày th́ sử dụng hệ thống mặt trời. Tháng âm lịch th́ có hai loại tháng, loại dùng hệ thống mặt trăng (gọi là tháng âm lịch) và loại dùng hệ thống mặt trời. Loại tháng dùng hệ thống mặt trời th́ chia một năm thời tiết (tương đương với một năm hiện tại) thành 24 tiết khí (solar segments), bao gồm 12 tiết và 12 khí nằm xen kẽ với nhau, căn cứ vào vị trí của mặt trời trên đường hoàng đạo (tropical zodiac). Ta có thể tạm gọi một tiết và một khí là tháng thời tiết, và một năm gồm 12 tháng thời tiết. Tên của các tiết khí này được đặt nhằm mục đích cho các nông dân sử dụng vào nông nghiệp. Ngày bắt đầu các tiết khí này (tạm gọi là điểm tiết và điểm khí) th́ được xác định bằng kinh độ của mặt trời (the sun longitudes). Kinh độ có trị số từ 0 độ cho đến 360 độ, không kể 360 độ. Điểm tiết và điểm khí là các điểm cách nhau 15 độ trên đường hoàng đạo. Một tiết bắt đầu tại thời điểm mà kinh độ mặt trời có giá trị là 15 độ cộng với một bội số của 30 (15 độ, 45 độ, 75 độ, 105 độ, 135 độ, 165 độ, 195 độ, 225 độ, 255 độ, 285 độ, 315 độ, 345 độ). Giữa một tiết khí th́ gọi là trung khí (center point). Trung khí chính là điểm khí. Một trung khí là thời điểm mà kinh độ mặt trời có các giá trị là bội số của 30 (0 độ, 30 độ, 60 độ, 90 độ, 120 độ, 150 độ, 180 độ, 210 độ, 240 độ, 270 độ, 300 độ, 330 độ). Có 4 trung khí đặc biệt là Xuân Phân (0 độ), Hạ chí (90 độ), Thu Phân (180 độ) và Đông chí (270 độ).

Khí xuân phân bắt đầu khi kinh độ mặt trời là 0 độ, kế đến ta lần lượt có tiết Thanh Minh bắt đầu khi kinh độ mặt trời có giá trị 15 độ...

Thứ tự của 24 tiết khí trong một năm và trị số của kinh độ của mặt trời khi bắt đầu tiết khí:
Tiết Lập xuân (bắt đầu mùa xuân) (Start of Spring, the Spring Begins), 315 độ
Khí Vũ thủy (nước mưa) (the Rain Water), 330 độ, thuộc tháng Dần (tháng 1 âm lịch)
Tiết Kinh trập (sâu bọ ngọ nguậy) (the Excited Insects), 345 độ
Khí Xuân phân (giữa mùa Xuân) (Vernal Equinox), 0 độ, thuộc tháng Măo (tháng 2 âm lịch)

Tiết Thanh minh (sáng trong) (Clear and Bright), 15 độ
Khí Cốc vũ (mưa tưới lúa) (Grain Rains), 30 độ, thuộc tháng Th́n (tháng 3 âm lịch)

Tiết Lập hạ (bắt đầu mùa hạ) (Start of Summer,the Summer Begins), 45 độ
Khí Tiểu măn (cây cỏ mới lớn) (Grain Fills), 60 độ, thuộc tháng Tỵ (tháng 4 âm lịch)

Tiết Mang chủng (lúa trổ đ̣ng đ̣ng) (Grain in Ear),75 độ
Khí Hạ chí (hạ cực độ) (Summer solstice), 90 độ, thuộc tháng Ngọ (tháng 5 âm lịch)

Tiết Tiểu thử (nóng ít) (Slight Heat), 105 độ
Khí Đại thử (nóng nhiều) (Great Heat), 120 độ, thuộc tháng Mùi (tháng 6 âm lịch)

Tiết Lập thu (bắt đầu mùa thu) (Start of Autumn, the Autumn Begins), 135 độ
Khí Xử thử (hết nóng) (Still Hot, the Limit of Heat), 150 độ, thuộc tháng Thân (tháng 7 âm lịch)

Tiết Bạch lộ (có sương trắng) (White Dew), 165 độ
Khí Thu phân (giữa thu) (Autumnal Equinox), 180 độ, thuộc tháng Dậu (tháng 8 âm lịch)

Tiết Hàn lộ (sương lạnh) (Cold Dew), 195 độ
Khí Sương giáng (sương rơi) (Frost Descends, the Hoar Frost Descends), 210 độ, thuộc tháng Tuất (tháng 9 âm lịch)

Tiết Lập đông (bắt đầu mùa đông) (Start of Winter, the Winter Begins), 225 độ
Khí Tiểu tuyết (tuyết ít) (Light Snow, the Little Snow), 240 độ, thuộc tháng Hợi (tháng 10 âm lịch)

Tiết Đại tuyết (tuyết nhiều) (Heavy Snow), 255 độ
Khí Đông chí (mùa đông cực độ) (Winter Solstice), 270 độ, thuộc tháng Tí (tháng 11 âm lịch)

Tiết Tiểu hàn (lạnh ít) (Little Cold), 285 độ
Khí Đại hàn (lạnh nhiều) (Severe Cold), 300 độ, thuộc tháng Sửu (tháng 12 âm lịch)

Trên bảng này th́ tên gọi của từng tháng âm lịch tương ứng được căn cứ vào Trung Khí, ví dụ nếu tháng âm lịch có chứa khí Vũ thủy th́ gọi là tháng Dần
(c̣n tiếp)
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 6 of 75: Đă gửi: 04 August 2006 lúc 12:00am | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Tháng nhuận và nguyên tắc xác định tháng nhuận:

Tháng nhuận
Tháng âm lịch được đặt tên căn cứ vào Trung Khí. Một tháng âm lịch phải chứa đúng điểm khí của nó và có thể chứa điểm tiết đứng trước điểm khí (nghĩa là kinh độ điểm tiết nhỏ hơn điểm khí) hoặc chứa điểm tiết đứng sau điểm khí (nghĩa là kinh độ điểm tiết lớn hơn kinh độ điểm khí. Chú ư 0 độ th́ lớn hơn 345 độ).
Ví dụ tháng 4 âm lịch bắt buộc phải chứa điểm khí Tiểu măn 60 độ, nhưng có thể chứa điểm tiết Lập hạ 45 độ hoặc chứa điểm tiết Mang chủng 75 độ.
V́ chênh lệch kinh độ giữa hai điểm tiết lận cận hoặc hai điểm khí lận cận là 30 độ, nên một tháng âm lịch (có chiều dài cung là 29.11 độ nếu trái đất di chuyển theo vận tốc không đổi trên một quĩ đạo h́nh tṛn) không thể chứa được hai điểm tiết hoặc hai điểm khí. Điều này chỉ đúng nếu vận tốc của trái đất là chuyển động đều và quĩ đạo là h́nh tṛn. Thật tế th́ vận tốc của trái đất có thay đổi và quĩ đạo chỉ gần như h́nh tṛn nên có khả năng có tháng âm lịch có chiều dài cung trên 30 độ (khi trái đất vận chuyển gần mặt trời nên nhanh hơn b́nh thường) và do đó có thể chứa cả hai điểm tiết hoặc hai điểm khí, và khi tháng âm lịch chứa hai điểm khí th́ vài tháng sau sẽ có hiện tượng tháng giả nhuận, sẽ bàn đến sau.

Nguyên nhân có tháng âm lịch không chứa Trung Khí
Như ta đă biết, Trung khí (điểm khí) là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau, trong đó bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3 dương lịch), Hạ chí (khoảng 22/6 dương lịch), Thu phân (khoảng 23/9 dương lịch) và Đông chí (khoảng 22/12 dương lịch).
Điểm Sóc là thời điểm bắt đầu một tháng âm lịch. Một tháng âm lịch kéo dài 29.53059 ngày, với thời gian này mặt trời đi được một cung có độ dài 29.11 độ (= 360 / 365.256 * 29.53059) trên đường hoàng đạo (giả sử vận tốc của trái đất là chuyển động đều và quĩ đạo trái đất quanh mặt trời là h́nh tṛn). Ta đă biết kinh độ của điểm tiết và điểm khí trên đường hoàng đạo cách nhau 15 độ và mặt trời trung b́nh cần khoảng 15.22 ngày (= 365.256 /24) để đi từ điểm nọ đến điểm kế, và một tháng thời tiết bao gồm một tiết và một khí kéo dài b́nh quân 30 độ, khoảng 30.44 ngày (= 365.256 / 12 hoặc 15.22 x 2)
Giả sử trong một năm thời tiết nào đó, mỗi tháng âm lịch đều có hai điểm, điểm tiết và điểm khí (năm này là năm không có tháng nhuận). Để hiện tượng này xảy ra th́ mỗi tháng âm lịch, kinh độ của điểm Sóc phải nhỏ hơn hoặc bằng kinh độ của điểm tiết của tháng, và đồng thời kinh độ của điểm Sóc của tháng âm lịch kế tiếp phải lớn hơn kinh độ của điểm khí (trung khí) tương ứng với tháng đó.
Ví dụ trong tháng 4 âm lịch, kinh độ của điểm Sóc là 44. 20 độ, như vậy kinh độ của điểm Sóc kế tiếp sẽ là 73.31 độ (= 44.20 + 29.11) và như vậy tháng 4 âm lịch này (có kinh độ bắt đầu từ 44.20 độ đến trước 73.31 độ) sẽ chứa hai điểm tiết lập hạ 45 độ và khí tiểu măn 60 độ.
V́ một tháng âm lịch th́ ngắn hơn một tháng thời tiết trung b́nh là 0.91 ngày (= 30.44 - 29.53) nên sau mỗi một tháng âm lịch chênh lệch giữa kinh độ của điểm tiết và kinh độ của điểm Sóc của mỗi tháng thay đổi tăng hoặc giảm 0.89 độ (= 30.00 - 29.11).
Đối với tháng âm lịch chứa kinh độ điểm tiết đứng trước (nhỏ hơn) kinh độ điểm khí (ví dụ như tháng âm lịch có kinh độ điểm Sóc là 63 độ, kinh độ điểm tiết là 75 độ, kinh độ điểm khí là 90 độ hoặc tháng âm lịch có kinh độ điểm Sóc là 350 độ, kinh độ điểm tiết là 15 độ, kinh độ điểm khí là 30 độ) th́ v́ kinh độ điểm tiết cách kinh độ điểm khí là 15 độ, nên khi chênh lệch giữa kinh độ của điểm Sóc và điểm tiết của một tháng vượt quá 14.11 độ (= 29.11 - 15) th́ tháng âm lịch đó không có Trung Khí của tháng đó
Ví dụ trong tháng 4 âm lịch, kinh độ của điểm Sóc là 31.19 độ, như vậy kinh độ của điểm Sóc kế tiếp sẽ là 60.30 độ (= 31.19 + 29.11) và tháng 4 âm lịch này (có kinh độ bắt đầu từ 31.19 độ đến trước 60.30 độ) sẽ chứa hai điểm tiết lập hạ 45 độ và khí tiểu măn 60 độ. Trong tháng này, chênh lệch giữa kinh độ điểm tiết và điểm Sóc là 13.81 độ (= 45.00 - 31.19)
Qua đến tháng kế tiếp, tháng 5 âm lịch, kinh độ của điểm Sóc là 60.30 độ và như vậy tháng âm lịch này (có kinh độ bắt đầu từ 60.30 độ đến trước 89.41 độ) sẽ chứa điểm tiết Mang chủng 75 độ, không chứa khí Hạ chí 90 độ. Trong tháng này, chênh lệch giữa kinh độ điểm tiết và điểm Sóc là 14.70 độ (= 75.00 - 60.30 hoặc = 13.81 + 0.89). V́ tháng này không chứa trung khí Hạ chí của tháng 5 âm lịch nên tháng này không được coi là tháng 5 âm lịch mà được coi là tháng 4 nhuận (sẽ đề cập rơ khi bàn về nguyên tắc xác định tháng nhuận)

Đối với tháng âm lịch chứa kinh độ điểm tiết đứng sau (lớn hơn) điểm khí (ví dụ như tháng có kinh độ điểm Sóc là 116 độ, kinh độ điểm khí là 120 độ, kinh độ điểm tiết là 135 độ hoặc tháng có kinh độ điểm Sóc là 352 độ, kinh độ điểm khí là 0 độ, kinh độ điểm tiết là 15 độ) th́ qua từng tháng âm lịch, chênh lệch giữa kinh độ điểm Sóc và kinh độ điểm tiết tăng dần (sau mỗi tháng âm lịch chênh lệch tăng thêm 0.89 độ) cho đến lúc vừa vượt quá 29.11 độ th́ tháng âm lịch đó sẽ chỉ chứa điểm khí mà không chứa điểm tiết, và tháng âm lịch sau đó th́ chứa kinh độ điểm tiết đứng trước điểm khí. Từ tháng này trở đi, khả năng xuất hiện tháng nhuận mới có được

Tiếp tục ví dụ trên, tháng 5 âm lịch, kinh độ của điểm Sóc là 89.41 độ và tháng âm lịch này (có kinh độ bắt đầu từ 89.41 độ đến trước 118.52 độ) sẽ chứa điểm khí Hạ chí 90 độ và tiết Tiểu thử 105 độ. Chênh lệch giữa kinh độ điểm tiết và kinh độ điểm Sóc là 15.59 độ (= 105.00 - 89.41)

Tháng 6 âm lịch, kinh độ của điểm Sóc là 118.52 và tháng âm lịch này (có kinh độ bắt đầu từ 118.52 đến trước 147.63 ) sẽ chứa điểm khí Đại thử 120 độ và tiết Lập thu 135 độ. Khoảng cách giữa kinh độ điểm tiết và kinh độ điểm Sóc là 16.48 độ (= 135.00 - 118.52)

Tháng 7 âm lịch, kinh độ của điểm Sóc là 147.63 và tháng âm lịch này (có kinh độ bắt đầu từ đến trước 176.74 ) sẽ chứa điểm khí Xử thử 150 độ và tiết Bạch lộ 165 độ. Chênh lệch giữa kinh độ điểm tiết và kinh độ điểm Sóc là 17.37 độ (= 165.00 - 147.63)

Tháng 8 âm lịch, kinh độ của điểm Sóc là 176.74 và tháng âm lịch này (có kinh độ bắt đầu từ đến trước 205.85) sẽ chứa điểm khí Thu phân 180 độ và tiết Hàn lộ 195 độ. Chênh lệch giữa kinh độ điểm tiết và kinh độ điểm Sóc là 18.26 độ (= 195.00 - 176.47)

Tháng 9 âm lịch, kinh độ của điểm Sóc là 205.85 độ và tháng âm lịch này (có kinh độ bắt đầu từ 205.85 độ đến trước 234.96 độ) sẽ chứa điểm khí Sương giáng 210 độ và tiết Lập đông 225 độ. Chênh lệch giữa kinh độ điểm tiết và kinh độ điểm Sóc là độ 19.15 độ (= 225.00 - 205.85)

Cứ thế tính toán, sau mỗi tháng âm lịch, chênh lệnh tăng lên 0.89 độ th́ tháng 10 âm lịch, chênh lệch giữa kinh độ điểm tiết và kinh độ điểm Sóc là 20.04, tháng 11 là 20.93, tháng 12 là 21.82, tháng 1 là 22. 71, tháng 2 là 23.60, tháng 3 là 24.49, tháng 4 là 25.38, tháng 5 là 26.27, tháng 6 là 27.16, tháng 7 là 28.05, tháng 8 là 28.94, tháng 9 là 29.83, tháng 10 là 30.72 độ
Tháng 8 âm lịch, kinh độ điểm Sóc là 166.06 độ (= 205.85 + 11 * 29.11) nên chứa khí Thu phân 180 độ và tiết hàn lộ 195 độ (điểm khí vẫn đứng trước điểm tiết)
Tháng 9 âm lịch, kinh độ điểm Sóc là 195.17 (205.85 + 12 * 29.11 - 360.00) nên chứa khí sương giáng 210 độ và không có tiết lập đông 225 độ
Tháng 10 âm lịch, kinh độ điểm Sóc là 224.81 nên chứa tiết lập đông 225 độ và khí tiểu tuyết 240 độ (điểm tiết đứng trước điểm khí)

Qua thí dụ trên, ta thấy khi có tháng nhuận, v́ tháng nhuận đă chứa một điểm tiết mà không chứa điểm khí nên các tháng âm lịch kế tiếp sau tháng nhuận tuy chứa Trung khí của tháng đó, nhưng lại không chứa điểm tiết đứng trước điểm khí mà lại chứa điểm tiết đứng sau điểm khí, và phải trải qua một số tháng, ta mới có sự xuất hiện của tháng âm lịch không có điểm tiết, rồi sau đó, tháng âm lịch có điểm tiết đứng trước điểm khí. Cần chú ư rằng đây chỉ là thí dụ minh họa cho dễ hiểu, đặt trên giả thuyết trái đất chuyển động đều, và quĩ đạo là h́nh tṛn.

Nguyên tắc xác định tháng nhuận
Hiện tại, lịch Trung Quốc sử dụng các nguyên tắc sau đây để xác định tháng nhuận (có thể tham khảo thêm tại http://www.fortuneangel.com/CLC/LeapMonth.htm#Fake):

Ngày không trăng (New Moon) là ngày bắt đầu một tháng âm lịch
Tên của tháng âm lịch được đặt căn cứ vào tên Trung khí (điểm khí, Center point, solar center point)
Tháng âm lịch đầu tiên của một năm là tháng Dần (tháng 1 âm lịch), tức là tháng chứa trung khí Vũ Thủy
Tháng âm lịch không có Trung Khí th́ gọi là tháng nhuận (Leap Month, Intercalary Month)
Trong trường hợp một tháng âm lịch chứa hai Trung Khí th́ một thời gian sau sẽ có hiện tượng xuất hiện tháng âm lịch không chứa Trung Khí. Tháng này không được coi là tháng nhuận mà chỉ là tháng giả nhuận. Nguyên tắc này được các nhà làm lịch Trung Quốc bổ xung mới đây
(c̣n tiếp)
















Sửa lại bởi TTruMeTin : 04 August 2006 lúc 12:34am
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 7 of 75: Đă gửi: 04 August 2006 lúc 11:22pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Lịch thiên văn (Astronomical Calendar) và lịch thường (lịch dân sự, Civil Calendar) và sự khác biệt giữa chúng
Âm lịch được sử dụng trong đời sống hằng ngày là lịch thường. Ngày Sóc là ngày bắt đầu một tháng âm lịch. Nếu điểm trung khí rơi vào đúng ngày Sóc (là ngày chứa điểm Sóc), bất kể vào giờ phút giây nào trong ngày, th́ tháng âm lịch đó vẫn là tháng thường, không phải là tháng nhuận
Hiện nay, ngoài lịch thường th́ Trung Quốc cũng sử dụng thêm một lịch nữa gọi là lịch thiên văn và cho rằng lịch thiên văn chính xác hơn lịch thường. Theo lịch thiên văn th́ tháng âm lịch bắt đầu từ thời điểm Sóc này đến thời điểm Sóc khác, không bắt đầu từ ngày Sóc này đến ngày Sóc khác. Do đó, nếu điểm trung khí rơi vào đúng ngày Sóc th́ chưa thể nói lên điều ǵ, cần phải xét thêm thời điểm (tính chính xác đến giây) , nếu điểm trung khí rơi trước thời điểm Sóc th́ tháng âm lịch đó là tháng thường, nhưng nếu điểm trung khí sau thời điểm Sóc th́ tháng âm lịch đó do không có điểm Trung khí nên là tháng nhuận

Ví dụ năm 1998
Dưới đây là các thời điểm Trung Khí và điểm Sóc theo thứ tự thời gian năm 1998 của Trung Hoa (theo http://www.fortuneangel.com/CLC/AstroData.htm):
1998/06/21 22:03:39 Trung Khí
1998/06/24 11:51:00 Điểm Sóc
1998/07/23 08:56:26 Trung Khí
1998/07/23 21:44:00 Điểm Sóc
1998/08/22 10:04:00 Điểm Sóc
1998/08/23 15:59:59 Trung Khí
1998/09/21 01:02:00 Điểm Sóc

Theo lịch thường của Trung Hoa th́ ta có các thời điểm:
1998/06/21 Trung Khí
1998/06/24 Điểm Sóc
1998/07/23 Điểm Sóc
1998/07/23 Trung Khí
1998/08/22 Điểm Sóc
1998/08/23 Trung Khí
1998/09/21 Điểm Sóc
Tháng âm lịch bắt đầu từ 24 tháng 6 năm 1998 và kết thúc vào trước ngày 23 tháng 7 năm 1998 hoàn toàn không chứa điểm Trung Khí nên tháng này là tháng nhuận. Chú ư rằng ngày 23 tháng 7 năm 1998 th́ chứa cả hai điểm Sóc và điểm Trung Khí, trong đó điểm trung khí được coi là thuộc tháng âm lịch bắt đầu tử ngày 23 tháng 7 năm 1998

Theo lịch thiên văn của Trung Hoa th́:
1998/06/21 22:03:39 Trung Khí
1998/06/24 11:51:00 Điểm Sóc
1998/07/23 08:56:26 Trung Khí
1998/07/23 21:44:00 Điểm Sóc
1998/08/22 10:04:00 Điểm Sóc
1998/08/23 15:59:59 Trung Khí
1998/09/21 01:02:00 Điểm Sóc
Tháng âm lịch bắt đầu từ 11:51:00 ngày 24 tháng 6 và chấm dứt trước 21:44:00 ngày 23 tháng 7 th́ có chứa điểm trung khí lúc 08:56:26 ngày 23 tháng 7 nên không phải là tháng nhuận. Tháng âm lịch bắt đầu từ 21:44:00 ngày 23 tháng 7 và chấm dứt trước 10:04:00 ngày 22 tháng 8 th́ không chứa điểm trung khí nên tháng này là tháng nhuận

Qua trên ta nhận thấy lịch thiên văn và lịch thường có thể đưa đến tháng nhuận chênh lệch nhau một tháng khi điểm trung khí rơi vào đúng ngày có điểm Sóc

Ví dụ một lịch có tháng 5 nhuận và một lịch có tháng sáu nhuận th́ sự khác biệt giữa hai lịch như sau:
Tháng 1, 2, 3, 4, 5, 5 nhuận, 6,         &nbs p;7, 8, 9, 10, 11, 12

Tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6,         &nbs p;6 nhuận, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Tháng nhuận giả (Fake Leap Month)
Vào mùa Đông, một tháng âm lịch có thể kéo dài hơn một tháng thời tiết. Do đó có thể xảy ra trường hợp một tháng âm lịch chứa thêm một trung khí của tháng kế nó (như vậy tháng âm lịch này có hai điểm trung khí) và hậu quả là các tháng âm lịch kế tiếp đều chứa trung khí của tháng sau nó, và hiện tượng này xảy ra cho đến khi có một tháng âm lịch không chứa trung khí. Khi trường hợp này xảy ra, tháng âm lịch này tuy không có điểm trung khí nhưng không được coi là tháng nhuận, mà chỉ là tháng nhuận giả. Tháng nhuận giả khác với tháng nhuận một điểm là khi có tháng nhuận giả, th́ tháng âm lịch sau đó lại chứa đúng trung khí của tháng, trong khi đối với tháng nhuận "thiệt", nếu không sử dụng tháng nhuận th́ tất cả các tháng âm lịch đứng sau tháng nhuận sẽ chứa trung khí của tháng kế tiếp chứ không chứa trung khí của nó.

Ví dụ lịch thường Trung Quốc năm 1984 - 1985 (theo http://www.fortuneangel.com/CLC/AstroData.htm) th́ tháng nhuận xảy ra vào năm 1984 và tháng nhuận giả xảy ra vào năm 1985:
1984/10/24 20:09:00 Điểm Sóc
1984/11/22 11:11:33 Trung Khí
1984/11/23 06:57:00 Điểm Sóc (tháng nhuận do không có trung khí)
1984/12/22 19:47:00 Điểm Sóc (tháng có hai trung khí)
1984/12/22 00:23:44 Trung Khí
1985/01/20 10:58:29 Trung Khí
1985/01/21 10:29:00 Điểm Sóc (tháng không chứa đúng trung khí của tháng)
1985/02/19 01:08:19 Trung Khí
1985/02/20 02:43:00 Điểm Sóc (tháng nhuận giả, không chứa trung khí)
1985/03/21 19:59:00 Điểm Sóc (tháng chứa đúng trung khí của tháng)
1985/03/21 00:14:40 Trung Khí
1985/04/20 13:22:00 Điểm Sóc
1985/04/20 11:26:43 Trung Khí
1985/05/20 05:42:00 Điểm Sóc
1985/05/21 10:43:51 Trung Khí

Ví dụ lịch thường Trung Hoa năm 1052 - 2053:
2052/12/21 12:16:00 Điểm Sóc (tháng có hai trung khí)
2052/12/21 12:18:32 Trung Khí
2053/01/19 23:00:35 Trung Khí
2053/01/20 07:13:00 Điểm Sóc (tháng không chứa đúng trung khí của tháng)
2053/02/18 13:03:15 Trung Khí
2053/02/19 00:32:00 Điểm Sóc (tháng nhuận giả)
2053/03/20 15:12:00 Điểm Sóc (tháng chứa đúng trung khí của tháng)
2053/03/20 11:48:44 Trung Khí
2053/04/19 02:49:00 Điểm Sóc (tháng chứa đúng trung khí của tháng)
2053/04/19 22:31:37 Trung Khí

Ví dụ lịch thiên văn của Trung Hoa năm 2052 - 2053: (http://www.fortuneangel.com/CLC/LeapMonth.htm)
2052/11/21 14:47:21 Trung Khí
2052/12/21 04:16:00 Điểm Sóc (tháng có hai trung khí)
2052/12/21 04:18:32 Trung Khí
2053/01/19 15:00:35 Trung Khí
2053/01/19 23:13:00 Điểm Sóc (tháng không chứa đúng trung khí của tháng)
2053/02/18 05:03:15 Trung Khí
2053/02/18 16:32:00 Điểm Sóc (tháng không chứa đúng trung khí của tháng)
2053/03/20 03:48:44 Trung Khí
2053/03/20 07:12:00 Điểm Sóc (tháng nhuận giả)
2053/04/18 18:49:00 Điểm Sóc (tháng chứa đúng trung khí của tháng)
2053/04/19 14:31:37 Trung Khí
2053/05/18 03:44:00 Điểm Sóc (tháng chứa đúng trung khí của tháng)
2053/05/20 13:20:55 Trung Khí
Trên bảng, tháng âm lịch từ 2052/12/21 đến 2053/01/19 chứa hai điểm trung khí là Đông chí 2052/12/21 và Đại hàn 2053/01/19 đă đưa đến hiện tượng tháng âm lịch từ 2053/03/20 đến 2053/04/18 tuy không có trung khí nhưng không phải là tháng nhuận

Một năm có thể có một tháng nhuận giả, và cũng có khi có hai tháng nhuận giả, ví dụ như là từ năm 1645 cho đến 2245 th́ có 3 năm có hai tháng nhuận giả: năm 2033, 2118, 2242 trong lịch thường của Trung Quốc (theo http://www.fortuneangel.com/CLC/AstroData.htm)

Qua trên ta nhận thấy việc bổ sung khái niệm tháng nhuận giả vào nguyên tắc xác định tháng nhuận là một điều cần thiết, cho dù là áp dụng vào lịch thường hoặc lịch thiên văn
(c̣n tiếp)





Sửa lại bởi TTruMeTin : 04 August 2006 lúc 11:25pm
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 8 of 75: Đă gửi: 05 August 2006 lúc 12:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Nhận định về các nguyên tắc xác định tháng nhuận của Trung hoa:
Để xác định tháng nhuận th́ phải biết tháng âm lịch bắt đầu và kết thúc vào lúc nào nên ta trước hết cần phải có nguyên tắc ngày Sóc là ngày bắt đầu tháng âm lịch. Việc đặt tên cho các tháng âm lịch là điều cần thiết và người xưa đă chọn tên của tháng âm lịch được đặt căn cứ vào trung khí để điều chỉnh thứ tự của các tháng âm lịch cho ăn khớp với một năm thời tiết. Có 12 trung khí nên tương ứng với đó là 12 tháng âm lịch. Trường hợp có tháng âm lịch không có Trung Khí th́ sẽ được gán với tháng âm lịch trước đó và tháng âm lịch này được mang tên của tháng trước và thêm chữ "nhuận" để phân biệt. Sự xuất hiện của tháng nhuận là điều cần thiết để điều chỉnh lại thứ tự của tháng khiến cho các tháng âm lịch sau đó đều chứa đúng trung khí của tháng. Năm nhuận này tuy có 13 tháng âm lịch nhưng vẫn đảm bảo mỗi tháng âm lịch đều chứa đúng trung khí của nó, trong đó có điểm đặt biệt là tháng nhuận kết hợp với tháng chính (ví dụ tháng 4 âm lịch và tháng 4 nhuận) th́ chứa đúng trung khí của tháng. V́ có hiện tượng giả nhuận, một tháng âm lịch chứa hai trung khí nên nguyên tắc đặt tên tháng nhuận căn cứ vào Trung Khí sẽ không hoàn toàn đúng, tháng có hai trung khí được đặt tên căn cứ vào trung khí đầu tiên, các tháng âm lịch sau đó tuy chứa trung khí của tháng sau nó nhưng tên lại đặt căn cứ vào trung khí của tháng trước và sự đặt tên của tháng âm lịch căn cứ theo trung khí lại được áp dụng sau tháng có hiện tượng tháng nhuận giả.
Qua phân tích, chúng ta nhận thấy tháng nhuận là tháng không chứa trung khí, và đây là thời điểm nếu không điều chỉnh bằng cách sử dụng tháng nhuận th́ các tháng âm lịch sau tháng không có trung khí đều xảy ra hiện tượng là chứa trung khí của tháng đứng trước nó, khiến cho tháng âm lịch không c̣n ăn khớp với tháng thời tiết. Ví dụ như tháng 3 phải là tháng 3 nhuận, nếu không xác định tháng 3 này là tháng nhuận th́ theo thứ tự, nó sẽ là tháng 4 không chứa trung khí, và như vậy tháng 5 sẽ chứa trung khí của tháng 4, tháng 6 chứa trung khí của tháng 5 và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi ta sử dụng tháng nhuận th́ các tháng âm lịch mới có đúng trung khí của nó. Theo ví dụ trên, tháng 7 chứa trung khí của tháng 6, tháng 8 chứa trung khí của tháng 7. Giả sử ta chọn tháng 9 (chứa trung khí của tháng 8) là tháng có nhuận, th́ tháng 9 nhuận sẽ chứa trung khí của tháng 9 và tháng 10 sẽ chứa trung khí của tháng 10. Nguyên tắc áp dụng tháng âm lịch nào không có Trung khí sẽ là tháng nhuận sẽ điều chỉnh ngay các tháng âm lịch cho phù hợp vơi năm thời tiết.
Tóm lại các nguyên tắc xác định tháng nhuận mà Trung Hoa đang áp dụng th́ hợp lư. Nếu vận dụng các nguyên tắc trên trong một thời gian dài th́ ta có thể thấy rằng tất cả các tháng âm lịch có khả năng không chứa Trung Khí và do đó đều có thể là tháng nhuận
Ngoài các nguyên tắc trên th́ ta c̣n nhận thấy có một số nguyên tắc được đưa ra như sau:
Tháng 11 âm lịch (tháng Tí) phải chứa trung khí Đông Chí
Tháng âm lịch đầu tiên (tháng 1 âm lịch, tháng Dần) phải chứa trung khí Vũ Thủy
Hai nguyên tắc này được đưa ra có lẽ nhằm để khớp đúng tháng âm lịch với tháng thời tiết trong năm, nguyên tắc tháng 11 âm lịch (tháng Tí) phải chứa trung khí Đông Chí có lẽ áp dụng khi tháng 11 là tháng bắt đầu năm âm lịch, và sau đó v́ đổi lại tháng 1 âm lịch là tháng bắt đầu năm âm lịch nên sử dụng tháng 1 âm lịch phải chứa trung khí Vũ Thủy
Như ta đă biết, hiện tượng tháng âm lịch không chứa trung khí là hiện tượng khách quan, không thể chi phối được, tháng nào cũng có khả năng không có trung khí.
Thử phân tích tháng 1 âm lịch phải là tháng chứa trung khí Vũ Thủy. Giả sử sau tháng 12 th́ tháng kế tiếp là tháng không có trung khí. Tháng này là tháng 12 nhuận nên tháng 1 âm lịch kế luôn luôn chứa đúng trung khí của nó.
Giả sử sau tháng 1 th́ tháng kế là tháng không có trung khí. Tháng này là tháng 1 nhuận nên tháng 1 âm lịch luôn luôn chứa đúng trung khí của nó.
Cả hai trường hợp đều đưa đến tháng 1 âm lịch đều chứa đúng trung khí của nó.
Tóm lại hai nguyên tắc trên th́ thừa thăi

Ta c̣n có các nguyên tắc sau:
Tháng 12 âm lịch và tháng 1 âm lịch (tháng Sửu và Dần) không chứa tháng nhuận
Tháng 11 âm lịch, tháng 12 âm lịch, tháng 1 âm lịch (tháng Tí, Sửu và Dần) không chứa tháng nhuận
Để vận dụng được hai nguyên tắc này th́ ta phải chọn tháng kế tiếp là tháng 2 âm lịch sẽ là tháng chứa tháng nhuận
Ví dụ sau tháng 12 th́ tháng kế tiếp không có trung khí. Đúng ra th́ tháng không có trung khí này phải là tháng 12 nhuận, nhưng v́ tháng 12 không chứa tháng nhuận nên tháng này là tháng 1 âm lịch (không có trung khí), tháng kế là tháng 2 âm lịch sẽ là tháng chứa tháng nhuận (cả hai tháng 2 và tháng 2 nhuận đều chứa trung khí, tháng hai chứa trung khí của tháng 1 và tháng 2 nhuận chứa trung khí của nó) và như vậy tháng 3 mới chứa đúng trung khí của tháng.
Hai nguyên tắc này đưa đến thay v́ chọn đúng tháng nhuận để tháng sau đó chứa đúng trung khí của tháng th́ lại dời lại việc chọn tháng nhuận vào một tháng nào đó sau nó khiến cho có hiện tượng tháng âm lịch không chứa đúng trung khí của tháng, và tháng gọi là nhuận lại chứa trung khí. Việc chọn tháng 1 âm lịch không nhuận có lẽ để khỏi phải ăn tết hai lần
(c̣n tiếp)
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 9 of 75: Đă gửi: 06 August 2006 lúc 12:33pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Tóm lại, sự đặt tên cho tháng âm lịch không có trung khí là tháng nhuận đă đưa đến tất cả các tháng âm lịch đều chứa đúng trung khí của nó. Nếu tháng âm lịch nào không chứa đúng trung khí của nó th́ rơi vào hai trường hợp:
- trường hợp có tháng âm lịch chứa hai trung khí khiến cho một số tháng sau đó không chứa đúng trung khí của tháng và sau đó sẽ xảy ra tháng nhuận giả
- áp dụng thêm các nguyên tắc khiến cho tháng nhuận bị dời lại, ví dụ như nguyên tắc tháng 12 âm lịch và tháng 1 âm lịch không chứa tháng nhuận

Ví dụ năm 1813 theo lịch thường trung hoa th́ tháng 11 âm lịch chứa khí Đại hàn v́ trước đó, tháng 9 âm lịch chứa hai trung khí:
1813/09/23 19:07:56 Trung khí (Center, C)
1813/09/24 22:02:00 Điểm Sóc (New Moon, N) (tháng 8 âm lịch nhuận)
1813/10/24 13:40:00 Điểm Sóc (tháng 9 âm lịch)
1813/10/24 03:05:23 Trung khí
1813/11/22 23:28:33 Trung khí
1813/11/23 07:44:00 Điểm Sóc (tháng 10 âm lịch)
1813/12/22 12:07:40 Trung khí Đông Chí
1813/12/23 03:14:00 Điểm Sóc (tháng 11 âm lịch chứa khí Đại hàn)
1814/01/20 22:45:21 Trung khí Đại hàn
1814/01/21 22:24:00 Điểm Sóc (tháng 12 âm lịch)

Ví dụ tháng giêng của năm 1681 không chứa khí Vũ thủy mà chứa Trung khí Xuân Phân bởi v́ tháng 10 âm lịch của năm trước chứa hai trung khí:
1680/11/21 06:38:00 Điểm Sóc (tháng 10 âm lịch)
1680/11/21 08:52:54 Trung khí Tiểu tuyết
1680/12/20 21:05:31 Trung khí Đông chí
1680/12/21 01:45:00 Điểm Sóc (tháng 11 âm lịch)
1681/01/19 07:44:22 Trung khí Đại hàn
1681/01/19 19:51:00 Điểm Sóc (tháng 12 âm lịch)
1681/02/17 23:01:08 Trung khí Vũ Thủy
1681/02/18 11:49:00 Điểm Sóc (ngày đầu năm mới của tháng 1 âm lịch)
1681/03/20 00:00:49 Trung khí Xuân Phân
1681/03/20 01:01:00 Điểm Sóc (tháng nhuận giả)
1681/04/18 11:22:00 Điểm Sóc

(c̣n tiếp)

Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 10 of 75: Đă gửi: 06 August 2006 lúc 9:33pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Sự sai lầm khi sử dụng giờ dương lịch vào cách xác định ngày Sóc và ảnh hưởng của nó
Như ta đă biết, một ngày dương lịch bắt đầu từ lúc 0 giờ sáng và kết thúc vào lúc 23:59:59 giây trong khi một ngày âm lịch th́ bắt đầu từ giờ Tí và kết thúc vào giờ cuối giờ Hợi (từ 23:00:00 ngày hôm trước đến 22:59:59 ngày hiện tại). Như vậy trong khoảng thời gian từ 23:00:00 đến 23:59:59 th́ đối với dương lịch vẫn c̣n là ngày cũ nhưng đối với âm lịch th́ đă bắt đầu vào ngày mới.
Ngày nay, như đă đề cập, cả Trung Quốc và Việt Nam đều dùng thời điểm Sóc tính theo giờ dương lịch để xác định ngày Sóc là ngày mùng một của tháng âm lịch: khi thời điểm Sóc rơi vào ngày dương lịch nào th́ ngày đó là ngày mùng một âm lịch. Chú ư ngày âm lịch bắt đầu từ 23:00:00 của ngày dương lịch trước cho đến 22:59:59 của ngày dương lịch hiện tại. Điều này đôi khi sẽ đưa đến sự xác định sai lầm ngày âm lịch so với thực tế và được minh họa bằng thí dụ sau cho đơn giản.

Giả sử ngày 6 tháng 9 dương lịch là ngày 28 tháng 7 âm lịch
Như vậy, ngày 7 tháng 9 dương lịch là ngày 29 tháng 7 âm lịch: giờ Tí của ngày 29 tháng 7 âm lịch bắt đầu từ lúc 23:00:00 ngày 6 tháng 9 dương lịch và ngày âm lịch này kết thúc vào lúc 22:59:59 ngày 7 tháng 9 dương lịch

Nếu ngày 8 tháng 9 dương lịch thời điểm Sóc rơi vào trong khoảng thời gian từ 0:00:00 đến 22:59:59 th́ cho dù ta lấy giờ dương lịch làm chuẩn (0:00:00), hay giờ âm lịch làm chuẩn (23:00:00) th́ ngày 8 dương lịch cũng là ngày 1 tháng 8 âm lịch và do đó, giờ Tí của ngày 1 tháng 8 âm lịch phải bắt đầu từ lúc 23:00:00 ngày 7 tháng 9 dương lịch và ngày 1 tháng 8 âm lịch kết thúc vào lúc 22:59:59 ngày 8 tháng 9 dương lịch. Như vậy từ lúc 23:00:00 đến 23:59:59 ngày 7 tháng 9 dương lịch sẽ là giờ Tí ngày mùng 1 tháng 8 âm lịch. Tháng 6 âm lịch này có 29 ngày

Nếu ngày 8 tháng 9 dương lịch thời điểm Sóc rơi vào từ 23:00:00 đến 23:59:59 của ngày:
     Nếu lấy giờ dương lịch làm chuẩn để tính th́ ngày này vẫn là ngày đầu của tháng âm lịch, và giờ Tí của ngày 1 tháng 8 âm lịch bắt đầu từ lúc 23:00:00 ngày 7 tháng 9 dương lịch, và ngày 1 tháng 8 âm lịch kết thúc vào lúc 22:59:59 ngày 8 tháng 9 dương lịch. Như vậy từ lúc 23:00:00 đến 23:59:59 ngày 7 tháng 9 dương lịch sẽ là giờ Tí ngày mùng 1 tháng 8 âm lịch. Tháng 6 âm lịch này có 29 ngày
    Nếu lấy giờ âm lịch làm chuẩn để tính toán ngày Sóc th́ ngày này vẫn là ngày 1 tháng 8 âm lịch nhưng giờ Tí của ngày mùng 1 lại bắt đầu từ lúc 23:00:00 ngày 8 tháng 9 dương lịch, chậm đi một ngày dương lịch, và ngày 1 tháng 8 âm lịch kết thúc vào lúc 22:59:59 ngày 9 tháng 9 dương lịch. Như vậy từ lúc 23:00:00 đến 23:59:59 ngày 8 tháng 9 dương lịch sẽ là giờ Tí ngày mùng 1 tháng 8 âm lịch. Tháng 6 âm lịch này có 30 ngày và ngày 30 tháng 6 âm lịch sẽ bắt đầu vào lúc 23:00:00 ngày 7 tháng 9 dương lịch đến 22:59:59 ngày 8 tháng 9 dương lịch.

Như vậy, khi lấy giờ dương lịch làm chuẩn th́ ngày âm lịch của tháng 7 âm lịch sẽ đi sớm hơn khi lấy giờ âm lịch làm chuẩn là một ngày (ví dụ đúng là ngày 6 âm lịch nhưng lại tính là ngày 7, đúng là ngày 30 tháng 6 nhưng lại là ngày mùng một tháng sau), tháng 7 âm lịch khi lấy giờ dương lịch làm chuẩn th́ dài thêm một ngày so với lấy giờ âm lịch làm chuẩn, và ngược lại tháng 6 âm lịch khi lấy giờ dương lịch làm chuẩn th́ ngắn đi một ngày so với lấy giờ âm lịch làm chuẩn

Tóm lại, khi lấy giờ dương lịch làm chuẩn để xác định ngày Sóc th́ sẽ đưa đến hiện tượng là tháng âm lịch sẽ sớm đi một ngày nếu lấy giờ âm lịch làm chuẩn, và hiện tượng này chỉ xảy ra khi thời điểm Sóc nằm trong khoảng từ 23:00:00 đến 23:59:59. Sự sai lầm này chỉ kéo dài một tháng âm lịch, và kết thúc khi thời điểm Sóc của tháng âm lịch sau không rơi vào khoảng thời gian từ 23:00:00 đến 23:59:59.
Rất may là hiện tượng thời điểm Sóc rơi vào khoảng thời gian từ 23:00:00 đến 23:59:59 th́ không có nhiều nên sự sai lệch này cũng không thường xuyên gặp. Các bạn nào muốn có ngày âm lịch chính xác th́ cần t́m các thời điểm Sóc rơi vào khoảng thời gian nói trên để điều chỉnh lại ngày âm lịch cho chính xác
(c̣n tiếp)


Sửa lại bởi TTruMeTin : 06 August 2006 lúc 9:41pm
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 11 of 75: Đă gửi: 10 August 2006 lúc 12:33am | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Sự khác biệt về âm lịch tại các địa điểm khác nhau và phương pháp t́m âm lịch của một địa điểm khi biết âm lịch của địa điểm kia

Địa điểm của bất kỳ một nơi nào đó trên trái đất được xác định bởi kinh độ và vĩ độ của nó. Kinh độ có mối liên hệ với múi giờ và sự chênh lệch về kinh độ giữa hai địa điểm cũng cho ta biết được sự chênh lệch về thời gian giữa hai địa điểm. Do đó tại một nơi nào đó là ngày th́ nơi khác có thể là đêm tùy theo sự cách biệt về kinh độ như thế nào.

Các nhà thiên văn hiện tại đă có thể xác định chính xác thời điểm Sóc với sai số rất thấp thông qua các phương tŕnh toán học. Như đă đề cập, điểm Sóc là điểm khi sự chênh lệch kinh độ của mặt trăng so với mặt trời là 0 độ, và thời điểm Sóc là thời điểm có điểm Sóc. Ngày Sóc là ngày đầu tiên của tháng âm lịch và là ngày chứa điểm Sóc. Thời điểm Sóc hiện nay được xác định theo giờ quốc tế UT. Để biết thời điểm Sóc xảy ra tại một địa điểm nào đó th́ cần phải biết múi giờ hoặc kinh độ của địa điểm đó và căn cứ vào thời điểm Sóc tính toán theo giờ UT để xác định. V́ thời điểm Sóc tại các địa điểm có kinh độ khác nhau th́ khác nhau nên ngày Sóc có thể khác nhau. Do đó, cho dù sử dụng cùng một nguyên tắc giống nhau khi làm âm lịch, nhưng âm lịch tại các địa điểm khác nhau trên trái đất có thể khác nhau tùy theo ta chọn kinh độ nào để làm lịch.

Về dương lịch, tùy theo sự chênh lệch về kinh độ, ta có thể từ cơ sở đó mà qui đổi ngày tháng năm giờ tại một nơi nào đó sang ngày tháng năm giờ của một nơi khác theo nguyên tắc cộng trừ với giờ chênh lệch. V́ số ngày trong một tháng dương lịch của bất kỳ năm nào th́ không đổi (ví dụ tháng 8 dương lịch luôn có 31 ngày) nên cách qui đổi rất dễ dàng
Ví dụ, tại một nơi có kinh độ là 105 độ Đông (GMT +7) có thời gian là 12:24:35 ngày 26 tháng 2 th́ cùng lúc đó, nơi có kinh độ là 120 độ Đông (GMT +8) có thời gian là 13:24:25 ngày 26 tháng 2 v́ hai nơi này có thời gian chênh lệch là một giờ

Về âm lịch, vấn đề đặt ra là ta có thể căn cứ vào sự chênh lệch về giờ dương lịch hoặc kinh độ của hai nơi mà t́m được ngày tháng năm giờ âm lịch tại một nơi nào đó khi biết ngày tháng năm giờ âm lịch của một nơi khác hay không. Điều này th́ có thể làm được nhưng phức tạp hơn dương lịch, v́ số ngày của một tháng âm lịch không cố định (tuy cùng một tháng âm lịch, nhưng số ngày có khác biệt qua các năm, ví dụ như cùng một tháng 4 âm lịch nhưng có năm có 29 ngày, có năm có 30 ngày) và sự khác biệt về kinh độ có thể đưa đến sự khác biệt về thời điểm Sóc và từ đó có thể đưa đến sự khác biệt số ngày trong cùng một tháng âm lịch giữa hai địa điểm

Để tiện lợi, trước hết ta bắt đầu bằng âm lịch Trung Quốc và âm lịch Việt Nam. Cần nhớ là tuy Trung Quốc là nước có diện tích trải qua nhiều kinh độ khác nhau nhưng chỉ sử dụng kinh độ 120 độ Đông (GMT +8) để lập âm lịch và Việt Nam th́ chọn kinh độ 105 độ Đông (GMT + 7) để lập âm lịch

Ví dụ năm 2006. Các tháng dương lịch 5, 6, 7, 8 của năm 2006 có thời điểm Sóc theo giờ UT là
2006/05/27 05:26:00 N
2006/06/25 16:06:00 N
2006/07/25 04:32:00 N
2006/08/23 19:10:00 N
(theo http://www.fortuneangel.com/CLC/Sample/Moon/NewMoonUT.txt)
hoặc theo http://aa.usno.navy.mil/data/docs/MoonPhase.html#y2006 th́ ta có các số liệu dưới đây (theo thứ tự tháng, ngày, giờ, phút):
MAY   27 5 26
JUNE 25 16 05   
JULY 25   4 31   
AUG. 23 19 10
Sự chênh lệch giữa hai số liệu có khi là 1 phút, ta chọn số liệu đầu tiên để tính toán
Như vậy, tại Việt Nam, GMT + 7 th́ thời gian sẽ là:
2006/05/27 12:26:00 N
2006/06/25 23:06:00 N
2006/07/25 11:32:00 N
2006/08/24 02:10:00 N
và tại Trung Quốc, GMT + 8 th́ thời gian sẽ là:
2006/05/27 13:26:00 N N
2006/06/26 00:06:00 N
2006/07/25 12:32:00 N
2006/08/24 03:10:00 N

Vào tháng 5 dương lịch, do thời điểm Sóc cùng xảy ra trong ngày 27 tháng 5 dương lịch nên ngày 1 tháng 5 âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc đều xảy ra vào ngày 27 tháng 5 dương lịch
Tại Việt Nam, thời điểm Sóc xảy ra vào lúc 23:06:00 ngày 25 tháng 6 dương lịch nên ngày mùng 1 tháng 6 âm lịch bắt đầu vào ngày 25 tháng 6 dương lịch nên tháng 6 âm lịch có 30 ngày (từ 2006/06/25 đến 2006/07/24) trong khi tháng 5 âm lịch chỉ có 29 ngày (từ 2000/05/27 đến 2006/06/24)
Tại Trung Quốc thời điểm Sóc xảy ra vào lúc 00:06:00 ngày 26 tháng 6 dương lịch nên ngày 1 tháng 6 âm lịch bắt đầu vào ngày 26 tháng 6 dương lịch, chậm hơn một ngày so với Việt Nam nên tháng 6 âm lịch có 29 ngày (từ 2006/06/26 đến 2006/07/24) trong khi tháng 5 âm lịch có 30 ngày (từ 2006/05/27 đến 2006/06/25)

Vào tháng 7 và 8 dương lịch, do thời điểm Sóc xẩy ra trong khoảng thời gian từ 00:00:00 đến 22:59:59 giờ Việt Nam nên ngày 1 âm lịch của hai tháng 7 và 8 âm lịch của hai nước đều là ngày 25 tháng 7 và 24 tháng 8 dương lịch và do đó số ngày trong tháng 7 âm lịch đều như nhau

Qua trên, ta nhận thấy sự chênh lệch về múi giờ để tính toán khi lập lịch giữa hai nước là 1 giờ sẽ đưa đến ngày khởi đầu của tháng âm lịch sẽ khác nhau một ngày khi thời điểm sóc tính theo giờ Việt Nam nằm trong khoảng thời gian từ 23:00:00 đến 23:59:59, v́ tại khoảng thời gian này, tại Việt Nam vẫn c̣n trong ngày nhưng tại Trung Quốc th́ đă chuyển qua ngày đầu của tháng âm lịch kế tiếp, đưa đến kết quả là tháng âm lịch của Việt Nam trước thời điểm Sóc th́ kéo dài hơn một ngày (tháng 5 âm lịch) và ngay sau thời điểm Sóc sẽ ngắn đi một ngày (tháng 6 âm lịch) so với lịch Trung Quốc. Khi thời điểm Sóc nằm trong khoảng thời gian từ 00:00:00 đến 22:59:59 tính theo giờ Việt Nam th́ ngày âm lịch trong tháng của hai nơi đều như nhau.

Qua trên, ta có thể qui định cách t́m ngày tháng âm lịch của một trong hai nước khi biết được ngày tháng âm lịch của một nước như sau:
Nếu thời điểm Sóc nằm trong khoảng từ 23:00:00 đến 23:59:59 giờ Việt Nam (hoặc từ 0:00:00 đến 0:59:59 giờ Trung Quốc) th́ lịch Việt Nam chậm hơn Trung Quốc một ngày trong tháng âm lịch khởi đầu từ ngày Sóc đó. Trong tháng âm lịch đó, đối với Việt Nam th́ ngày cuối tháng âm lịch trước (tháng đứng trước ngày Sóc) sẽ là ngày đầu tháng âm lịch của Trung Quốc (ví dụ như âm lịch Việt Nam ngày cuối tháng là ngày 30 âm lịch th́ ngày này là ngày 1 âm lịch tháng kế của lịch Trung Quốc, ngày 1 âm lịch của Việt Nam là ngày 2 âm lịch của Trung Quốc..... Đối với Trung Quốc, ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày cuối tháng âm lịch trước của Việt Nam (ví dụ âm lịch Trung Quốc tháng trước có 29 ngày th́ ngày 1 âm lịch của Trung Quốc sẽ là ngày 30 âm lịch tháng trước của Việt Nam), ngày 2 âm lịch Trung Quốc là ngày 1 (cùng tháng) của âm lịch Việt Nam)

Nếu thời điểm Sóc nằm trong khoảng từ 0:00:00 đến 22:59:59 giờ Việt Nam (hoặc từ 01:00:00 đến 23:59:59 giờ Trung Quốc) th́ lịch Việt Nam và Trung Quốc đều giống nhau trong tháng âm lịch đó

Phương pháp chuyển đổi âm lịch này có thể sửa chữa và vận dụng để t́m ngày tháng âm lịch tại các địa điểm khác nhau khi biết sự chênh lệch về kinh độ hoặc múi giờ của địa điểm cùng thời điểm Sóc.

(c̣n tiếp)

Sửa lại bởi TTruMeTin : 10 August 2006 lúc 12:41am
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
Bach-Long
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 February 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 311
Msg 12 of 75: Đă gửi: 13 August 2006 lúc 10:46am | Đă lưu IP Trích dẫn Bach-Long

Kính bác,

Khi nào bác rảnh xin cho cháu hỏi ké một câu . Cháu có đọc trong một vài tài liệu chuyển giờ theo mùa, giờ sinh theo mỗi mùa là khác nhau, ví dụ vào tháng 5 âm lịch th́ từ 5h tới 7h là giờ dần chứ không phải giờ Măo .
Phân như thế e có phần cực đoan, nhưng nếu chiết giảm đi một chút, th́ có căn cứ nào để tính toán sai khác về thời điểm căn giờ, dựa theo mùa không ạ?

Cháu cám ơn bác,
Kính chúc bác một ngày vui !

__________________
www.nhantrachoc.net.vn
Website về Nghiên cứu con người
Quay trở về đầu Xem Bach-Long's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Bach-Long
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 13 of 75: Đă gửi: 15 August 2006 lúc 2:50am | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Thân chào bạn,
Vấn đề bạn thắc mắc cũng là vấn đề tôi dự định sẽ đề cập trong bài viết này. Mong bạn ráng đợi
TMT
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 14 of 75: Đă gửi: 15 August 2006 lúc 2:51am | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Sự chuyển đổi âm lịch theo phương pháp trên trở nên phức tạp hơn nếu sự chênh lệch thời gian giữa hai nơi khiến cho có tháng âm lịch tại nơi này chứa trung khí nhưng tại nơi khác lại không chứa trung khí

Để hiểu rơ sự kiện này, dưới đây là một ví dụ so sánh âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc năm 1984 - 1985, trong đó có tháng tại Việt Nam là tháng thường nhưng tại Trung Quốc là tháng nhuận và ngược lại. Số liệu được lấy từ http://www.informatik.unileipzig.de/~duc/amlich/calrules_en. html)

Việt Nam (GMT +7)
Ngày Sóc         &nb sp; 02:25:21     27/08/1984 (tháng 8)      
Khí Thu phân      03:32:55      23/09/1984     &n bsp;     
Ngày Sóc         &nb sp; 10:10:31     25/09/1984 (tháng 9)     
Khí Sương giáng 12:45:27     23/10/1984            
Ngày Sóc         &nb sp; 19:08:13     24/10/1984 (tháng 10)    
Khí Tiểu tuyết     10:10:24   ;   22/11/1984     & nbsp;     
Ngày Sóc         &nb sp; 05:56:45     23/11/1984 (tháng 11)    
Khí Đông chí       23:22:42 & nbsp;   21/12/1984    &nb sp;     
Ngày Sóc         &nb sp;18:46:36     22/12/1984 (tháng 12)    
Khí Đại hàn        09:57:34     20/01/1985       
Ngày Sóc         &nb sp;09:28:16     21/01/1985 (tháng 1)
Khí Vũ thủy       00:07:26      18/02/1985
Ngày Sóc         &nb sp;01:42:38     20/02/1985 (tháng 2)
Khí Xuân phân   23:13:38       20/03/1985
Ngày Sóc        18:58:36      21/03/1985 (tháng 2 nhuận)
Ngày Sóc        12:22:00      20/04/1985 (tháng 3)
Khí Cốc vũ       10:25:25&nb sp;      20/04/1985
Ngày Sóc        04:41:12      20/05/1985 (tháng 4)
Khí Tiểu măn     09:42:34   & nbsp;  21/05/1985
Ngày Sóc        18:57:55      18/06/1985    (tháng 5)
Khí Hạ chí        17:43:55      21/06/1985
Ngày Sóc        06:56:18      18/07/1985    (tháng 6)
Khí Đại thử       04:36:11& nbsp;     23/07/1985

Trung Hoa (GMT +8)
Ngày Sóc        03:25:21      27/08/1984 (tháng 8)
Khí Thu phân     04:32:55       23/09/1984
Ngày Sóc        11:10:31      25/09/1984 (tháng 9)
Khí Sương giáng 13:45:27      23/10/1984
Ngày Sóc         &nb sp;20:08:13      24/10/1984 (tháng 10)
Khí Tiểu tuyết    11:10:24    ;   22/11/1984
Ngày Sóc         &nb sp;06:56:45      23/11/1984 (tháng 10 nhuận)
Ngày Sóc         &nb sp;19:46:36      22/12/1984 (tháng 11, tháng có 2 trung khí)
Khí Đông chí      00:22:42  & nbsp;   22/12/1984
Khí Đại hàn       10:57:34 & nbsp;    20/01/1985
Ngày Sóc        10:28:16      21/01/1985 (tháng 12 chứa trung khí tháng 1)
Khí Vũ thủy       01:07:26      19/02/1985
Ngày Sóc        02:42:38      20/02/1985 (tháng 1 chứa trung khí tháng 2)
Khí Xuân phân   00:13:38       21/03/1985
Ngày Sóc        19:58:36      21/03/1985 (tháng 2 chứa trung khí tháng 3)
Khí Cốc vũ       11:25:25&nb sp;      20/04/1985
Ngày Sóc        13:22:00      20/04/1985 (tháng 3 không chứa trung khí, tháng nhuận giả)
Ngày Sóc        05:41:12       20/05/1985 (tháng 4 chứa trung khí tháng 4)
Khí Tiểu măn     10:42:34   & nbsp;   21/05/1985
Ngày Sóc        19:57:55       18/06/1985 (tháng 5 chứa trung khí tháng 5)
Khí Hạ chí        18:43:55       21/06/1985
Ngày Sóc         &nb sp;07:56:18      18/07/1985 (tháng 6)
Khí Đại thử        05:36:11      23/07/1985

Qua trên, chúng ta nhận thấy mặc dù giờ Việt Nam và Trung Quốc chỉ chênh lệch nhau một giờ, nhưng nếu trong một tháng âm lịch nào đó cả Việt Nam và Trung Quốc đều có ngày cuối tháng âm lịch như nhau (theo thí dụ th́ ngày cuối tháng âm lịch là ngày 21/12/1984) và thời điểm Trung Khí của tháng lại rơi vào ngày cuối tháng âm lịch trong khoảng 23:00:00 đến 23:59:59 giờ Việt Nam (theo ví dụ th́ là 23:22:42 ngày 21/12/1984 tại Việt Nam) th́ tháng đó tại Việt Nam vẫn là tháng thường v́ chứa Trung khí (theo ví dụ th́ là tháng 11) nhưng tại Trung Quốc th́ tháng này lại là tháng nhuận (theo ví dụ th́ là tháng 10 nhuận thay v́ tháng 11) v́ tháng này không có Trung Khí. Trung Khí đă rơi vào ngày Sóc của tháng kế tiếp tại Trung Quốc (lúc 00:22:42 ngày 22/12/1984)


Việt Nam
Ngày Sóc         &nb sp; 19:08:13     24/10/1984 (tháng 10)    
Khí Tiểu tuyết     10:10:24   ;   22/11/1984     & nbsp;     
Ngày Sóc         &nb sp; 05:56:45     23/11/1984 (tháng 11)    
Khí Đông chí       23:22:42 & nbsp;   21/12/1984    &nb sp;     
Ngày Sóc         &nb sp;18:46:36     22/12/1984 (tháng 12)    
Khí Đại hàn        09:57:34     20/01/1985      

Trung Quốc
Ngày Sóc         &nb sp;20:08:13      24/10/1984 (tháng 10)
Khí Tiểu tuyết    11:10:24    ;   22/11/1984
Ngày Sóc         &nb sp;06:56:45      23/11/1984 (tháng 10 nhuận)
Ngày Sóc         &nb sp;19:46:36      22/12/1984 (tháng 11, tháng có 2 trung khí)
Khí Đông chí      00:22:42  & nbsp;   22/12/1984
Khí Đại hàn       10:57:34 & nbsp;    20/01/1985

Sự xuất hiện của tháng nhuận tại Trung Quốc trong khi Việt Nam không có đă đưa đến sự chênh lệch của các tháng âm lịch kế tiếp giữa hai nước là một tháng. Hiện tượng này chỉ chấm dứt sau khi Việt Nam có tháng nhuận (theo ví dụ th́ lịch Việt Nam, tháng 2 nhuận) mà Trung Quốc không có. Chênh lệch giữa hai lịch như sau: tháng 11 âm lịch Việt Nam là tháng 10 nhuận Trung Quốc, tháng 12 âm lịch Việt Nam là tháng 11 âm lịch Trung Quốc, tháng 1 âm lịch Việt Nam là tháng 12 âm lịch Trung Quốc (tại Việt Nam ăn tết trước Trung Quốc 1 tháng), tháng 2 âm lịch Việt Nam là tháng 1 âm lịch Trung Quốc, tháng 2 nhuận Việt Nam là tháng 2 Trung Quốc, từ tháng 3 âm lịch trở đi th́ giống nhau

(c̣n tiếp)

Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
TTruMeTin
Thượng Khách
Thượng Khách
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 December 2002
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 262
Msg 15 of 75: Đă gửi: 16 August 2006 lúc 12:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn TTruMeTin

Chuyển đổi giờ dương lịch sang giờ âm lịch
Hiện nay, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường dùng đồng hồ để theo dơi thời gian, và một ngày lúc nào cũng có 24 giờ dương lịch. Người xưa th́ chia một ngày thành 12 giờ âm lịch, và chính Ngọ (noon) là lúc mặt trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời. Tại thời điểm này th́ h́nh và bóng của một vật trên trái đất th́ trùng nhau. Thời gian để mặt trời trở về vị trí cao nhất trên bầu trời luôn luôn là 24 giờ (được gọi là solar day). Chưa rơ người xưa xác định từng giờ âm lịch theo nguyên tắc nào nhưng hiện nay, để đo đạc thời gian tính toán theo vị trí mặt trời (solar time), ta có thể sử dụng dụng cụ đo đạc thời gian theo vị trí mặt trời (gọi là sundial). Thời gian đo đạc bằng đồng hồ (clock time, mean solar time) th́ không ăn khớp với thời gian tính toán theo vị trí mặt trời (ví dụ như khi đồng hồ chỉ đúng 12 giờ trưa th́ lúc đó mặt trời không ở tại vị trí cao nhất trên bầu trời) mà thay đổi tùy theo từng ngày và tùy theo vị trí quan sát. Điều này cho ta thấy cách chuyển đổi thời gian sử dụng đồng hồ sang giờ âm lịch (ví dụ từ 23 giờ đến trước 1 giờ là giờ Tí, từ 1 giờ đến trước 3 giờ là giờ Sửu) th́ sẽ sai sót (vào thời điểm giao giờ là chủ yếu).
Để biết được chính Ngọ của một ngày nào đó theo giờ đồng hồ tại một địa điểm ta cần biết kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó và t́m chính ngọ (sun transit) tại
http://aa.usno.navy.mil/data/docs/RS_OneDay.html
(ta có thể biết được kinh độ và vĩ độ của các thành phố lớn tại Việt Nam tại http://www.world-gazetteer.com/c/c_vn.htm)
Nếu một giờ âm lịch kéo dài đúng hai giờ dương lịch th́ từ chênh lệch giữa giờ đồng hồ và thời điểm chính Ngọ ta có thể suy ra giờ âm lịch vào ngày đó (ví dụ như chính Ngọ lúc 12 giờ 5 phút th́ có nghĩa là nhanh hơn giờ đồng hồ 5 phút, do đó giờ Ngọ vào ngày đó bắt đầu từ 11 giờ 5 phút cho đến trước 1 giờ 5 phút)
(c̣n tiếp)


Sửa lại bởi TTruMeTin : 16 August 2006 lúc 12:29pm
Quay trở về đầu Xem TTruMeTin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi TTruMeTin
 
tv_nam2002
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 December 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 16 of 75: Đă gửi: 17 August 2006 lúc 3:34am | Đă lưu IP Trích dẫn tv_nam2002

Xin phép bác TrMT cho phép chen ngang hỏi một chút, vợ cháu sinh ngày 8/3/1979 Dương lịch. Khi lập lá số trong Thuongviet th́ chuyển ngày sinh sang âm lịch là ngày 10/2-Kỷ Mùi. Tuy nhiên khi vào Vietshare th́ ngày sinh lại đổi thành 11/2-Kỷ Mùi.
Vậy xin hỏi ngày nào là đúng ạ. Cháu biết khoảng thời gian này lịch của Vietnam có sai khác với lịch Trung Quốc do yếu tố lịch sử, như vậy ḿnh xem tuvi theo ngay nào mới chính xác?

Xin cảm ơn bác TrMT nhiều.
Quay trở về đầu Xem tv_nam2002's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tv_nam2002
 
chindonco
Trợ Giáo
Trợ Giáo
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 March 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 5248
Msg 17 of 75: Đă gửi: 17 August 2006 lúc 2:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn chindonco

tv_nàm002 đă viết:
Xin phép bác TrMT cho phép chen ngang hỏi một chút, vợ cháu sinh ngày 8/3/1979 Dương lịch. Khi lập lá số trong Thuongviet th́ chuyển ngày sinh sang âm lịch là ngày 10/2-Kỷ Mùi. Tuy nhiên khi vào Vietshare th́ ngày sinh lại đổi thành 11/2-Kỷ Mùi.
Vậy xin hỏi ngày nào là đúng ạ.
Cháu biết khoảng thời gian này lịch của Vietnam có sai khác với lịch Trung Quốc do yếu tố lịch sử, như vậy ḿnh xem tuvi theo ngay nào mới chính xác?


Phải biết nơi sinh, rồi dùng múi giờ đó mà tra theo lịch Hồ Ngọc Đức.

Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chindonco
 
CindyNg
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 353
Msg 18 of 75: Đă gửi: 17 August 2006 lúc 5:25pm | Đă lưu IP Trích dẫn CindyNg

tv_nam2002 đă viết:
vợ cháu sinh ngày 8/3/1979 Dương lịch. Khi lập lá số trong Thuongviet th́ chuyển ngày sinh sang âm lịch là ngày 10/2-Kỷ Mùi. Tuy nhiên khi vào Vietshare th́ ngày sinh lại đổi thành 11/2-Kỷ Mùi.
Vậy xin hỏi ngày nào là đúng ạ.


Bạn xem cả hai lá rồi chọn lá số thích hợp
Quay trở về đầu Xem CindyNg's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi CindyNg
 
tv_nam2002
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 December 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 84
Msg 19 of 75: Đă gửi: 17 August 2006 lúc 8:00pm | Đă lưu IP Trích dẫn tv_nam2002

Xin cám ơn bạn CindyNg va chincodon nhieu. Vo tôi sinh tai Nam Dịnh. Khi tra lịch của Hồ Ngọc Đức thi ngày 8/3/1979 là ngày 11/2/Kỷ Dậu, nhưng ở góc trên của ngày đó lại có đề [10/2] làm tôi phân vân.
Cách lấy 2 lá số cũng được, nhưng tôi muốn biết lư do tại sao lại có sự khác biệt này, để sau này gặp các trường hợp khác c̣n biết lối giải thích.
Mong nhận được những ư kiến của các bác và các bạn.
Quay trở về đầu Xem tv_nam2002's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tv_nam2002
 
fisubie
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 17 August 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1
Msg 20 of 75: Đă gửi: 17 August 2006 lúc 11:28pm | Đă lưu IP Trích dẫn fisubie

Góc trên ghi [10.2] đó là tính theo lịch của Trung quốc. Để giải thích cho vấn đề này nói chung th́ bác TTMeTin đang làm trong bài này đấỵ

Nam Định có tọa độ là 20.25 Bắc - 106.1 Đông, nếu bạn dùng lịch của bác Hồ Ngọc Đức th́ vào phần "Calendar  Tool" (ở phía trên bên trái), lấy khung chọn sẵn là "Hà Nội" cũng được, chỉ cần ghi ngày tháng sinh vào và bấm "compute" sẽ  ra ngày âm lịch VN và cả âm lịch thiên văn để xem giờ sinh, phần giải đóan sẽ ra như sau:

Ngày 08/03/1979
Âm lịch Viê.t Nam:
11/2 Kỷ Mùi - Ngày Giáp Tuâ't, tháng Đinh Măo
Tiê't: Kinh trâ.p
Trực: Nguy ++ Sao: Giác ++ Sao hoàng đạo: Thiên Lao
Giờ hoàng đạo: Dâ`n, Th́n, Tỵ, Thân, Dâ.u, Hợi
Chính Ngọ: 12:08

Âm lịch thiên văn (21.3 Bắc, 105.85 Đông, GMT+7:00)
11/2 Kỷ Mùi - Ngày Giáp Tuâ't, tháng Đinh Măo
Tiê't: Kinh trâ.p

Giờ Giáp Tư        23:08 - 01:08
Giờ Â't Sửu        01:08 - 03:08
Giờ Bính Dâ`n        03:08 - 05:08
Giờ Đinh Măo        05:08 - 07:08
Giờ Mâ.u Th́n        07:08 - 09:08
Giờ Kỷ Tỵ        09:08 - 11:08
Giờ Canh Ngọ        11:08 - 13:08
Giờ Tân Mùi        13:08 - 15:08
Giờ Nhâm Thân        15:08 - 17:08
Giờ Quư Dâ.u        17:08 - 19:08
Giờ Giáp Tuâ't        19:08 - 21:08
Giờ Â't Hợi        21:08 - 23:08

Quay trở về đầu Xem fisubie's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi fisubie
 

Trang of 4 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.7813 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO