ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 13 December 2002 lúc 2:28pm | Đă lưu IP
|
|
|
Trong kinh Dịch, Hệ từ truyện viết: "Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi". Từ đó đến nay trải bao nhiêu ngàn năm, người ta vẫn bảo rằng "Hà xuất đồ" là trên sông Hoàng hà có con Long Mă hiện ra, trên lưng có những ṿng xoáy kỳ lạ; vua Phục Hy sở cứ vào đấy mà vẽ lên một đồ h́nh gọi là Hà đồ và làm ra Tiên thiên bát quái. C̣n Lạc thư là do vua Đại Vũ sở cứ vào những ṿng tṛn trên lưng rùa thần ở sông Lạc thủy để tạo ra đồ h́nh này. Sau đó hàng ngàn năm vua Chu văn Vương lấy Lạc thư để sắp lại bát quái từ Tiên thiên thành Hậu thiên, tạo ra Chu dịch (Tức bản kinh Dịch hiện đang lưu truyền). Nhưng từ đó về sau chẳng ai c̣n biết đồ h́nh Hà &Lạc ấy ra làm sao cả. Măi đến đời Tống, mới thấy các nhà Lư học công bố hai đồ h́nh này và hai đồ h́nh cấu trúc Tiên thiên và Hậu thiên bát quái. Trong đó, Tiên thiên bát quái liên quan đến Hà đồ và Hậu thiên bát quái liên quan đến Lạc thư, như các bậc tiền bối đă nói tới từ hàng ngàn năm trước đó. Đến lúc ấy, các nhà nghiên cứu Dịch lư uyên bác mới ngă ngửa v́ Hà Lạc lại liên quan đến ngũ hành, vậy mà các bản Dịch lại chẳng có một chữ nào nói đến ngũ hành cả. Ngũ hành do vua Vũ nói đến là trong Hồng phạm cửu trù là sở cứ vào Lạc thư mà làm ra. Nhưng ngài lại không bảo Lạc thư mang trong nó lư ngũ hành. Phải để đến ba ngàn năm sau, con cháu ngài mới nói đến điều này. Xét h́nh Hà đồ với tiên thiên bát quái và Lạc thư với Hậu thiên bát quái th́ thấy tính chất của các hành khí quái vị như: Khảm Thủy; Ly Hỏa; Đoài Kim; Chấn Mộc th́ chúng lại chẳng ăn nhập ǵ với nhau. Nếu bảo rằng Âm Dương chẳng liên quan đến ngũ hành th́ tại sao cuốn Hoàng đế nội kinh tố vấn (tục truyến do Hoàng đế làm ra trước cả vua Vũ 1000 năm) lại có cả Âm Dương lẫn ngũ hành? Nếu bảo Âm Dương ngũ hành liên quan đến nhau th́ tại sao kinh Dịch ra đời sau đó cả hàng mấy ngàn năm lại chỉ nói đến Âm Dương mà không thấy nói đến ngũ hành? Mọi chuyện cứ rối mù, sơ sơ cũng ngót dăm ba ngàn năm, đến tận bây giờ.
Theo những cứ liệu sưu tầm được đă giới thiệu với quí vị, tôi xin diễn đạt thực chất của Lạc thư như sau:
Đồ h́nh Lạc thư gồm những chấm đen trắng được nối với nhau bằng những đường thẳng thực chất là sự tóm gọn của một bản đồ thiên văn cổ miêu tả các phương vị để định hướng trên bầu trời gọi là Lạc thư cửu tinh đồ. V́ tôi không biết vẽ, nên xin miêu tả như sau: Sao Bắc cực – phương Bắc (thuận tay phải tiếp theo); cḥm sao Hoa cái – Đông Bắc gồm 8 sao; cḥm sao Hà bắc – chính Đông gồm 3 sao; cḥm sao Tứ phụ - Đông Nam gồm 4 sao; cḥm sao Thiên kỷ - chính Nam gồm 9 sao; cḥm sao Hổ bôn – Tây Nam gồm 2 sao; cḥm sao Thất công – chính Tây gồm 9 sao; cḥm sao thiên trù – Tây Bắc gồm 6 sao. Ở chính giữa là cḥm sao Ngũ đế tọa gồm 5 sao. Căn cứ vào phương vị này, các v́ sao gồm Kim, Mộc , Thủy, Hỏa, Thổ trong Thái Dương hệ vận động theo những tŕnh tự tạo nên độ số Hà đồ. Trước khi miêu tả tŕnh tự này tui xin được qui số giờ Âm Lịch như sau:
Giờ Tư = 1; Sừu = 2; Dần = 3; Măo = 4; Th́n = 5; Tỵ = 6; Ngọ = 7; Mùi = 8; Thân = 9; Dậu = 10; Tuất = 11; Hợi = 12.
Từ đó, sự chuyển động của 5 v́ sao nói trên nh7 sau:
* Sao Thủy ở phương Bắc của bầu trời;
Trong ngày: giờ thứ 1, 6
Trong tháng: ngày 1,6,11,16,21,26; mặt trời, mặt trăng gặp sao Thủy ở phương Bắc.
Trong năm: tháng 11, 6 lúc chiều thấy ở phương Bắc.
Ứng với độ số 1, 6 ở phương Bắc của Hà đồ.
* Sao Hỏa ở phương Nam của bầu trời:
Trong ngày: giờ thứ 2, 7
Trong tháng: ngày 2,7,12,17,22,27; mặt trời, mặt trăng gặp sao Hỏa ở phương Nam.
Trong năm: tháng 2, 7 lúc chiều thấy ở phương Nam.
Ứng với độ số 2, 7 ở phương nam của Hà đồ.
* Sao Mộc ở phương Đông trên bầu trời:
Trong ngày: giờ thứ 3, 8
Trong tháng: ngày 3, 8, 13, 18, 23, 28; mặt trời, mặt trăng gặp sao Mộc ở phương Đông.
Trong năm: tháng 3, 8 lúc chiều thấy ở phương Đông.
Ứng với độ số 3, 8 ở phương Đông của Hà đồ.
* Sao Kim ở phương Tây trên bầu trời:
Trong ngày: giờ thứ 4, 9
Trong tháng: ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29; mặt trời, mặt trăng gặp sao Kim ở phương Tây.
Trong năm: tháng 4, 9 lúc chiều thấy ở phương Tây.
Ứng với độ số 4, 9 ở phía Tây của Hà đồ.
* Sao Thổ ở giữa bầu trời:
Trong ngày: giờ thứ 5, 10
Trong tháng: ngày 5, 10, 15, 20, 25 ,30; mặt trời, mặt trăng gặp sao Thổ ở giữa.
Trong năm: tháng 5, 10 lúc chiều thấy ở giữa trời.
Ứng với độ số 5, 10 ở giữa.
Như vậy, Lạc thư và Hà đồ thực chất là kết quả của việc quan sát thiên văn và từ đó người xưa đă t́m ra những quy luật vũ trụ để ứng dụng vào đời sống con người. Tôi hi vọng các vị sẽ quán xét để chứng nghiệm và xin được tiếp tục tŕnh bày những sở kiến của tôi với hoài vọng t́m về cội nguồn của nền văn hóa Đông phương vốn dĩ c̣n huyền bí.
Thiên Sứ
|