Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 390 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: THĂNG LONG Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
NhapMon
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 1 of 3: Đă gửi: 26 April 2007 lúc 4:35pm | Đă lưu IP Trích dẫn NhapMon

HÀ NỘI ĐĂ CÓ BAO NHIÊU TÊN GỌI?
Hoài Vũ
15/04/2007

Những tên gọi của Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử?
Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lư (1010) đă là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tuỳ (581 - 618), Đường (618 - 907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi h́nh thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi. Chúng tôi xin chia các tên gọi ấy thành hai loại: Chính quy và không chính quy, theo thứ tự thời gian như sau:


TÊN CHÍNH QUY:

Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra:

Long Đỗ: Truyền thuyết kể rằng, lúc Cao Biền nhà Đường, vào năm 866 mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Thí dụ vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quư Ly có ư định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời kinh đô về đất An Tôn, phủ Thanh Hoá. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ư nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Nguỵ dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng răi". Điều đó cho thấy, Long Đỗ đă từng là tên gọi đất Hà Nội thời cổ.

Tống B́nh: Tống B́nh là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tuỳ (581-618), Đường (618 - 907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tuỳ chúng mới chuyển đến Tống B́nh.

Đại La: Đại La hay Đại La thành nguyên là tên ṿng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh Đô. Theo kiến trúc xưa, Kinh Đô thường có "Tam trùng thành quách": Trong cùng là Tử Cấm thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chăi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La. Thí dụ trong Chiếu dời đô của vua Lư Thái Tổ viết năm 1010 có viết: "... Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất..." (Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr 241).

Thăng Long (Rồng bay lên). Đây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nội. Sách Đại Việt sử kư toàn thư cho biết lư do h́nh thành tên gọi này như sau: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long" (Toàn thư, Tập I, H, tr 241).

Đông Đô: Sách Đại Việt sử kư toàn thư cho biết: "Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương - TM) coi phủ đô hộ là Đông Đô" (Toàn thư Sđd - tr 192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích: "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô" (Cương mục - Tập 2, H 1998, tr 700).

Đông Quan: Đây là tên gọi Thăng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của Việt Nam, chỉ được ví là "cửa quan phía Đông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ cho biết, năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quư Ly đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan. Sách Đại Việt sử kư toàn thư chép: "Tháng 12 năm Mậu Tư (1408), Giản Định đế bảo các quân "Hăy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch như sét đánh không kịp bưng tai, tiến đánh thành Đông Quan th́ chắc phá được chúng" (Toàn thư Sđd - Tập 2, tr224).

Đông Kinh: Sách Đại Việt sử kư toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: "Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi - TM) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thăng Long. V́ Thanh Hoá có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh" (Toàn thư - Sđd. Tập 2, tr 293).

Bắc Thành: Đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787 - 1802 - TM). V́ kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế - TM) nên gọi Thăng Long là Bắc thành"(Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá - Đường phố Hà Nội - H. 1979, tr 12).

Thăng Long (Thịnh vượng lên). Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Năm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế - TM), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đă chuyến làm trấn thành th́ tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng v́ tên Thăng Long đă có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ "Long" là Rồng thành chữ "Long" là Thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây th́ không được dùng chữ "Long" là "rồng" (Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).

Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805, sau đó vua Gia Long c̣n hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, v́ vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá.

Hà Nội: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ ứng Hoà, phủ Lư Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội". (Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Hà Nội. H. 1960, tr 82).

TÊN KHÔNG CHÍNH QUY:

Là những tên trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ... dùng để chỉ thành Thăng Long - Hà Nội:

Trường An (Tràng An): Vốn là tên Kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 tr CN - 8 sau CN) và Đường (618 - 907). Do đó, được các nhà nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô. Từ đó cũng được người b́nh dân sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ kinh đô Thăng Long.

Thí dụ:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An


Rơ ràng chữ Trường An ở đây là để chỉ kinh đô Thăng Long.

Phượng Thành (Phụng Thành):

Vào đầu thế kỷ XVI, ông Trạng Nguyễn Giản Thanh người Bắc Ninh có bài phú Nôm rất nổi tiếng:

PHƯỢNG THÀNH XUÂN SẮC PHÚ
(Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng).

Nội dung của bài phú trên là tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ thành Thăng Long.

Long Biên: Vốn là nơi quan lại nhà Hán, Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều (thế kỷ III, IV, V và VI) đóng trị sở của Giao Châu (tên nước Việt Nam thời đó). Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ văn để chỉ Thăng Long - Hà Nội. Sách Quốc triều đăng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên Trần Bích San (1838 - 1877); ghi lại bài thơ của vua Tự Đức viếng ông, có hai câu đầu như sau

Long Biên tài hướng Phượng thành hồi
Triệu đối do hi, vĩnh biệt thôi!


Dịch nghĩa:

Nhớ người vừa tự thành Long Biên về tới Phượng Thành.
Trẫm c̣n đang hy vọng triệu ngươi và triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay.

Thành Long Biên ở đây, vua Tự Đức dùng để chỉ Hà Nội, bởi v́ bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Hà Nội. Năm 1877 vua Tự Đức triệu ông về kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi th́ mất.

Long Thành: Là tên viết tắt của Kinh thành Thăng Long. Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thăng Long mở trường dạy học và làm thuốc. Ngô Ngọc Du là người được chứng kiến trận đại thắng quân Thanh ở Đống Đa - Ngọc Hồi của vua Quang Trung. Sau chiến thắng xuân Kỷ Dậu (1789), Ngô Ngọc Du có viết bài Long thành quang phục kỷ thực (Ghi chép việc khôi phục Long thành).

Hà Thành: Là tên viết tắt của thành phố Hà Nội được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội. Thí dụ như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, bài Hà Thành thất thủ, tổng vịnh (khuyết danh), Hà Thành hiểu vọng của Ba Giai?...

Hoàng Diệu: Ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.

Ngoài ra, trong cách nói dân gian, c̣n nhiều từ được dùng để chỉ Thăng Long - Hà Nội như: Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ - Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ), Thượng Kinh, tên này để nói đất kinh đô ở trên mọi nơi khác trong nước, dùng để chỉ kinh đô Thăng Long (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh). Kinh Kỳ, tên này nói đất có kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nh́ phố Hiến).

Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như "Ăn Bắc, mặc Kinh". Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ kinh đô Thăng Long.

Loại tên "không chính quy" của Thăng Long - Hà Nội c̣n nhiều được sử dụng khá linh hoạt trong văn học, ca dao... kể ra đây không hết được./.

Hoài Vũ (Theo Tạp chí Xưa và Nay)


Sửa lại bởi NhapMon : 26 April 2007 lúc 7:14pm


__________________
NhapMon
Quay trở về đầu Xem NhapMon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NhapMon
 
thanh van
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 619
Msg 2 of 3: Đă gửi: 29 April 2007 lúc 3:25am | Đă lưu IP Trích dẫn thanh van

Kính gửi A nhập Môn

"Thăng Long (Rồng bay lên). Đây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nội. Sách Đại Việt sử kư toàn thư cho biết lư do h́nh thành tên gọi này như sau: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long" (Toàn thư, Tập I, H, tr 241). "

Hồi nhỏ TV nghe chương tŕnh Phát Thanh Học Đường giải thích rằng .

Lư thái Tổ muốn dời đô bèn khấn vái thần linh xin đất tốt để lập Kinh Đô và thấy rồng vàng hiện ra vua và tùy tùng đi theo đến nơi đất tốt th́ rồng biến mất vua bèn đặt tên đất ấy là Thăng Long .Thăng là biến mất trái nghỉa với giáng là hiện ra . Không biết cái nào đúng .



Sửa lại bởi thanh van : 29 April 2007 lúc 3:27am


__________________
Hoanguc
Quay trở về đầu Xem thanh van's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thanh van
 
NhapMon
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 August 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 3 of 3: Đă gửi: 30 April 2007 lúc 8:28pm | Đă lưu IP Trích dẫn NhapMon

thanh van đă viết:

Kính gửi A nhập Môn


"Thăng Long (Rồng bay lên). Đây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nộị Sách Đại Việt sử kư toàn thư cho biết lư do h́nh thành tên gọi này như sau: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long" (Toàn thư, Tập I, H, tr 241). "


Hồi nhỏ TV nghe chương tŕnh Phát Thanh Học Đường giải thích rằng .


Lư thái Tổ muốn dời đô bèn khấn vái thần linh xin đất tốt để lập Kinh Đô và thấy rồng vàng hiện ra vua và tùy tùng đi theo đến nơi đất tốt th́ rồng biến mất vua bèn đặt tên đất ấy là Thăng Long .Thăng là biến mất trái nghỉa với giáng là hiện ra . Không biết cái nào đúng .



NM cũng không rơ nguồn gốc cái tên Thăng Long, nhưng thấy đa số đều đồng ư với giải thích trên .
Chương tŕnh Phát Thanh Học Đường là chương tŕnh ǵ vậy bác ?

__________________
NhapMon
Quay trở về đầu Xem NhapMon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NhapMon
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.3906 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO