Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 203 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: DDi.a dda`ng o*? phu*o*ng ddo^ng Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
cafeden
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 February 2005
Nơi cư ngụ: Argentina
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 358
Msg 1 of 8: Đă gửi: 25 February 2005 lúc 6:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn cafeden

Địa đàng ở phương Đông
-
Cuốn sách gây chấn động trong giới nghiên cứu phương Tây. Phải chăng phương Đông, cụ thể là khu vực Đông Nam Á, là cái nôi cổ của văn minh nhân loại?

Tên sách: Địa đàng phương Đông
Tác giả: Stephen Oppenheimer
Lê Sĩ Giảng, Hoàng Thị Hà dịch từ nguyên tác tiếng Anh: Eden Of The East
Hiệu đính: GS. Cao Xuân Phổ
Sách dày 800 trang, giá b́a: 100.000 đồng
Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành, Hà Nội, 1/2005.

Lời giới thiệu

T́m hiểu cội nguồn văn minh và văn hóa dân tộc hiện đang là một đề tài thời sự nóng trên thế giới, bởi v́ trong xă hội hiện đại và thế kỷ 21, văn hóa sẽ là một yếu tố nhận dạng của một dân tộc. ở nước ta, sách vở và các công tŕnh nghiên cứu khoa học về văn hóa dù đă và đang phát triển, nhưng nói chung vẫn c̣n khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất quan trọng về lịch sử văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Cuốn sách thực chất là một công tŕnh nghiên cứu văn minh và văn hóa thời tiền sử, và có liên quan mật thiết đến Việt Nam. Cuốn sách này đă làm cho Tây phương, và sẽ làm cho bạn đọc, thay đổi cái nh́n cố hữu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á. Để làm sáng tỏ hơn câu phát biểu trên, tôi muốn có vài hàng thưa chuyện cùng bạn đọc về những diễn biến dẫn đến sự ra đời và ư nghĩa của tác phẩm này.

Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như “chính thống” của đại đa số giới học giả Tây phương là văn hóa Đông Nam Á chỉ là một sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến ǵ đáng kể.


Cuốn sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại, và sẽ thay đổi những định kiến trên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất thế giới, và là tổ tiên của người miền Nam Trung Quốc ngày nay. Qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau được tŕnh bày trong sách, bạn đọc sẽ nhận thức rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới. Những kỹ thuật này đă được truyền đi khắp thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ Đông Nam Á. Những khám phá mà nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G. Solheim II, làm cho người ta phải suy nghĩ lại vai tṛ và vị trí của người phương Tây trong quá tŕnh tiến hóa của văn hóa thế giới, bởi v́ có nhiều bằng chứng cho thấy một cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi đă đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại.

Trước đây, Đông Nam Á là một lục địa nhỏ chạy dài từ miền Nam Trung Quốc và một phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc. Vào thời đó, biển Đông, vịnh Thái Lan và biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa. Nói cách khác, phần đất phía Nam sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng được xem là một phần đất của Đông Nam Á cổ. Sau khi kỷ Băng hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị ngập bởi nước biển. Những vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển Đông ngày nay, và những vùng cao phía Nam lục địa nay là các quần đảo thuộc Indonesia. Những vùng đất liền hiện nay thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar (Miến Điện), Thái Lan và Malaysia. Do đó, Địa đàng ở phương Đông bắt đầu bằng một giả thuyết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện nay đang nằm dưới ḷng biển. (Khoảng 5 năm trước đây, người ta phát hiện một số công tŕnh xây cất, ṭa nhà được kiến trúc rất độc đáo dưới ḷng biển thuộc Đài Loan). Giả thuyết này có nhiều cơ sở khoa học mà chúng ta sẽ thấy trong sách.

Người Tây phương, dẫn đầu là người Bồ Đào Nha, bắt đầu biết đến Đông Nam Á từ thế kỷ 16, khi họ đến đây và thành lập những trạm t́m kiếm hương liệu hiếm để buôn bán. Người Bồ Đào Nha trở thành độc quyền trong việc mua bán hương liệu (như hạt nhục đậu khấu, cây đinh hương, cây chùy... ) cả trăm năm liền. Đến đầu thế kỷ 17, Anh và Hà Lan dùng lực lượng hải quân của họ đẩy lui người Bồ Đào Nha, và lập các trang trại để bành trướng khai thác hương liệu sang khai thác cao su, trà (chè) và thiếc. Các đế quốc lần lượt xâm chiếm Đông Nam Á: Anh chiếm Ấn Độ và Miến Điện, Hà Lan chiếm đóng Java và Sumatra ở Indonesia, Pháp th́ chiếm đóng Việt Nam, Campuchia và Lào, một vùng đất mà họ đặt tên là “Indochina”. (Qua cách đặt tên của thực dân Pháp, chúng ta cũng có thể thấy định kiến của người Pháp lúc đó xem ba nước Việt, Miên, Lào chỉ là phần phụ của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa!) Chỉ có một phần đất duy nhất không bị thuộc địa hóa là Siam hay Thái Lan ngày nay.

Năm 1858, trong khi người Pháp đă thiết lập ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á, một học giả tên là Henri Moubot tiến hành một cuộc thám hiểm khoa học vào các vùng đất liền Đông Nam Á. Những ghi chép trong cuộc hành tŕnh này được ông sắp xếp cho xuất bản vào năm 1864 (sau khi ông qua đời) làm cho thế giới bắt đầu chú ư đến những di tích lịch sử quan trọng như đền Angkor phía Bắc Biển Hồ (Tonle Sap), lúc đó đang bị bỏ hoang và bị cây rừng bao phủ, nhưng qua kiến trúc hoành tráng và nghệ thuật điêu khắc độc đáo nó nói lên sự thịnh vượng của một nền văn minh tiên tiến. Song, Moubot chỉ ghi lại chi tiết và đề nghị nghiên cứu thêm, chứ không diễn dịch, những ǵ ông thấy.

Bốn thập niên sau chuyến thám hiểm của Moubot, năm 1898, Nhà cầm quyền thuộc địa Pháp cho thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Êxtrême Orient, hay EFEO) và nhiều cuộc nghiên cứu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á được tiến hành. Qua nhiều nghiên cứu khảo cổ, các học giả thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ mới phát hiện ra một số thành phố Khmer bị chôn vùi trong rừng, và Angkor từng là thủ đô của đế quốc hùng mạnh Khmer vào đầu thiên niên kỷ (khoảng 2000 năm về trước). Họ c̣n phát hiện thêm rằng một nền văn minh rực rỡ khác, Văn minh Chăm, cũng hiện hữu cùng thời với nền Văn minh Khmer.

Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coedès, giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến 1950, bỏ ra nhiều năm để phiên dịch những văn bia tiếng Phạn mà ông t́m thấy ở các tháp Chăm tại Việt Nam. Coedès và nhiều đồng nghiệp của ông thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đến Ai Cập, rồi lan sang Hy Lạp và La Mă. Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy đây là hai nền văn minh phát triển sau nền văn minh Lưỡng Hà. Coedès từ đó suy luận rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi. Năm 1966, Coedès c̣n viết: người Đông Nam Á “có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo và năng khiếu tiến bộ”.

Măi đến năm 1971, nhà sử học người Anh Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh Đông Nam Á. Ông cho rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi Thời đại Đồ đá (Stone Age) để tiến lên Thời đại Đồ đồng như các nền văn minh khác. Clark viết rằng không như văn minh Lưỡng Hà hay Trung Hoa, “người Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại Kitô giáo”. Từ năm 1879, trước một số di vật được sản xuất bằng đồng và một số đồ gốm thuộc thời tiền sử được t́m thấy ở Đông Nam Á, Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của một nền văn minh Đông Nam Á: ông cho rằng đó chỉ là những phát hiện “khác thường” và tin rằng đó là những công cụ do các nền văn minh khác đem lại cho Việt Nam mà thôi.

Vào thập niên 1920, Nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani bắt đầu khảo cứu các vùng duyên hải Việt Nam và qua các di vật thu thập được, bà chứng minh rằng tại đây đă có cư dân sống qua từ Thời đại Đồ đá. Tiếp theo phát hiện đó, bà Colani tiến hành khai quật quanh vùng Ḥa B́nh và phát hiện một nền văn hóa săn bắt cá biệt mà bà gọi là “Văn hóa Ḥa B́nh”. Sau này, qua bằng chứng về các công cụ săn bắt làm bằng đá từ Văn hóa Ḥa B́nh được phát hiện tại nhiều nơi dọc theo bờ biển Nam Hải chạy dài đến Mă Lai Á, các nhà khảo cổ học kết luận rằng những di chỉ từ Văn hóa Ḥa B́nh không phải xuất phát từ một nhóm người mà từ một công nghệ đồ đá.

Thoạt đầu, những phát hiện của Colani có vẻ xác định những giả thuyết của Grahame Clark và Georges Coedès rằng văn minh Đông Nam Á lạc hậu so với hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng mặt khác Colani c̣n phát hiện đồ gốm từ Văn hóa Ḥa B́nh có niên đại 8000 năm về trước - tức c̣n cổ hơn thời kỳ mà các nhà khảo cổ tin rằng cư dân Đông Nam Á vẫn c̣n học cách làm đồ gốm! Thế rồi, đến khi những trống đồng lớn có hoa văn tinh vi được phát hiện tại Đông Sơn cho thấy một công nghệ luyện kim khá hoàn chỉnh từ thời tiền sử đă được h́nh thành.

Phải diễn dịch sao cho hợp lư trước những phát hiện này? Năm 1932, Nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern đề ra một giả thuyết để giải thích những sự thật trên như sau: Đông Nam Á là vùng đă kinh qua nhiều “làn sóng văn hóa”, và một làn sóng di cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những kỹ thuật hiện đại. Ông tin rằng những cái ŕu mang h́nh lưỡi ṿm hay những người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất phát từ miền Bắc Trung Quốc. Thế c̣n trống đồng Đông Sơn? Heine-Geldern đề ra giả thuyết rằng đó là thành quả của một làn sóng văn hóa khác, lần này th́ xuất phát từ người Đông Âu, những người - theo ông - di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm trước CN và đến Đông Nam Á vào khoảng 500 năm sau đó. Mặc dù giả thuyết của Heine-Geldern, ngày nay mới đọc qua ai cũng phải lắc đầu về sự thiếu cơ sở khảo cổ và phi lư của nó, cực kỳ sơ sài, nhưng được chấp nhận như là một cách giải thích khoa học nhất thời đó!

Nhưng nhiều bằng chứng thu thập sau đó cho thấy giả thuyết “làn sóng văn hóa” của Heine-Geldern không thể đứng vững được. Năm 1930, học giả người Hà Lan F. D. K. Bosch tái thẩm định những văn bia được khắc trên các đền đài ở Nam Dương, và ông khám phá rằng các văn bia này không hề đề cập đến sự xâm nhập hay chinh phục của Ấn Độ. Những ảnh hưởng của Ấn Độ trong ngôn ngữ và biểu tượng thường thấy trong các vương quốc trong lục địa hơn là trong các vùng duyên hải. Nếu ảnh hưởng của Ấn Độ đến Đông Nam Á có thật th́ nó phải biểu hiện ở các vùng duyên hải hơn là các vùng trong đất liền. Do đó, phát hiện này cho thấy cách diễn giải của Heine-Geldern và vài học giả trước đó như Coedès hay Clark là không đúng.

Ngoài ngành khảo cổ học và nhân chủng học, giới thực vật học cũng thu thập nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết của Heine-Geldern thiếu cơ sở khoa học. Các nhà thực vật học nghiên cứu nguồn gốc của cây cỏ và cây ăn trái từng suy luận rằng Đông Nam Á là quê hương của một số loài thực vật như cây lúa, khoai mỡ, khoai nước, mía và chuối. Năm 1952, nhà địa lư học người Mỹ Carl Sauer, qua quan sát khí hậu và nhiều giống cây trồng, đưa ra ư kiến rằng Đông Nam Á có thể là nơi phát sinh nền nông nghiệp trên thế giới. Nhưng lúc đó, chưa có bằng chứng khoa học nào để làm cơ sở cho đề xuất này.

Năm 1965, Chester Gorman, một học tṛ của Wilhelm Solheim II, quyết chí đến Thái Lan truy t́m những di chỉ về nông nghiệp Thời đại Đồ đá để làm bằng chứng cho giả thuyết của Sauer. Để làm việc này, Gorman phải học tiếng Thái và bỏ ra nhiều năm tháng sống với người Thái trong các làng xă xa xôi. Ông lang thang từng thôn làng và hỏi thăm có ai biết bất cứ di chỉ nào từ các hang động cổ hay không. Tháng 4/1966, một người thợ săn làng Mai Sang Nam dẫn ông đến một hang động đá vôi gồm có ba ngăn. Ông bèn đi ngay đến hang động và đặt tên là Động Linh hồn (Spirit Cave). Qua những phương pháp khảo cổ hiện đại, Gorman và các cộng sự nghiên cứu viên ước đoán rằng Động Linh hồn đă được con người sử dụng khoảng 10.000 năm trước CN. Tại đây, Gorman phát hiện một cây ŕu và dao có niên đại 7.000 năm trước CN (niên đại này c̣n cổ hơn các cây ŕu t́m thấy ở Trung Quốc đến 2.000 năm. Trước đó, người ta vẫn cho rằng các công cụ như thế do Trung Quốc “xuất cảng” sang Đông Nam Á khoảng 3.000 năm trước CN). Cũng tại Động Linh hồn, Gorman c̣n phát hiện con người tại đây đă biết nấu ăn và đă bắt đầu dùng (hay sản xuất) đồ gốm có trang trí hoa văn.

Sau ba năm phân tích và viết về khám phá từ Động Linh hồn, Gorman quay lại Thái Lan vào năm 1972 để khai quật các hang động chung quanh. Ông t́m thấy hai động khác, và có thể kết luận rằng có một quá tŕnh định cư tại đây khoảng 10.000 năm trước CN đến 1.000 năm sau CN. Ông đặt tên nền kinh tế thịnh vượng này là nền kinh tế Ḥa B́nh (v́ các công cụ dùng có cùng h́nh dạng với công cụ t́m thấy tại Ḥa B́nh trước đó).

Năm 1966, một học tṛ khác của Solheim là Donn Bayard tiến hành khai quật một nghĩa trang thời tiền sử có tên là Non Nok Tha (Thái Lan). Tại đây, dù chỉ đào xuống 1,5 mét, ông đă phát hiện 800 b́nh, lọ làm bằng gốm được chôn cất cùng với những chủ nhân của chúng. Qua phân tích cẩn thận, Bayard ước tính niên đại của các di chỉ này từ 3.500 trước CN đến 2.000 năm trước CN (thời gian này cũng là lúc các thành phố vùng Lưỡng Hà bắt đầu xuất hiện). Ngoài ra, Mayard c̣n khám phá một số công cụ như ŕu, ṿng đeo tay làm bằng đồng và thiếc. Những công cụ t́m thấy ở đây hoàn toàn không có dấu hiệu thô sơ chút nào; ngược lại, chúng cho thấy người sản xuất đă nấu chảy kim loại và đổ khuôn.

Những phát hiện tại Động Linh hồn và nghĩa trang Non Nok Tha là một thách thức nghiêm trọng đến những giả thuyết từng được lưu hành và chấp nhận trước đây. Wilhelm Solheim II không ngần ngại tuyên bố rằng Đông Nam Á là cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại. Nhưng quan điểm của Solheim và những phát hiện quan trọng vừa tŕnh bày trên có ít người trên thế giới biết đến, v́ những tài liệu khảo cổ thường chỉ lưu hành trong giới chuyên môn, chưa được truyền bá đến mức độ đại chúng. Cuốn Địa đàng ở Phương Đông là một tác phẩm được viết ra cho quần chúng.

Kế tiếp sự nghiệp của Solheim và những người trước đó, qua cuốn sách bạn đang cầm trên tay, Stephen Oppenheimer, một bác sĩ nhi khoa, đă bỏ ra 15 năm trời để thu thập, phân tích và tổng hợp dữ kiện từ các ngành nghiên cứu như di truyền học, nhân chủng học, thần thoại học, văn học dân gian, ngôn ngữ học, hải dương học và khảo cổ học để cho ra đời một tác phẩm làm cho nhiều nhà nghiên cứu Đông Nam Á học và khảo cổ học phải ngẩn ngơ. Giả thuyết mà Oppenheimer tŕnh bày trong cuốn sách này lần đầu tiên đặt Đông Nam Á vào trung tâm của các nguồn gốc văn hóa và văn minh thế giới. Oppenheimer chứng minh rằng khoảng 9.000 đến 10.000 năm về trước, một số dân vùng Đông Nam Á đă là những nhà canh nông chuyên nghiệp, không chỉ là những người sống bằng nghề săn bắn ban sơ như giới khảo cổ học Tây phương mô tả. Vào khoảng 8.000 năm trước đây, mực nước biển tăng một cách đột ngột và gây ra một trận đại hồng thủy, và trận lụt vĩ đại này đă làm cho những nhà nông đầu tiên trên thế giới này phải di tản đi các vùng đất khác để mưu sinh. Trong quá tŕnh di cư đến các vùng đất mới, họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật và đẳng cấp xă hội đến vùng đất mới. Thực vậy, ngày nay, dấu vết của cuộc di dân trên vẫn c̣n ghi đậm trong các quần đảo Melanesia, Polynesia và Micronesia; dân chúng những nơi này nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Theo Oppenheimer, những “người tị nạn” này có thể là những hạt giống cho những nền văn minh lớn khác mà sau này được phát triển ở Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Địa Trung Hải.

Những kết luận và phát biểu của Oppenheimer cũng phù hợp với hàng loạt nghiên cứu di truyền học mới được công bố gần đây. Chẳng hạn như qua phân tích DNA, các nhà khoa học Mỹ đă có thể tái xây dựng quá tŕnh di cư thời tiền sử. Con người hiện đại di dân khỏi châu Phi đến châu Á vào khoảng 100.000 năm trước đây. Có thể trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được v́ thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành tŕnh thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á. Cũng có thể họ đi thẳng từ Đông Phi, dọc theo đường biển ảrập ngày nay băng ngang qua Ấn Độ, và đến định cư ở Đông Nam Á. Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra châu úc và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á.

Nhưng những phát hiện mới nhất về văn minh Đông Nam Á có ư nghĩa ǵ đến đời sống tinh thần của người Việt chúng ta? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng ta cần phải nói rơ rằng tọa độ văn hóa Việt Nam nằm trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á. Là người Việt, chúng ta cần phải hiểu và biết về nguồn gốc văn minh và văn hóa nước nhà, bởi v́ văn hóa là tài sản quí báu nhất mà tổ tiên ta đă truyền lại qua bao thế hệ.

Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của ư thức hệ, th́ thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa. Suốt 100 năm tranh chấp dai dẳng trong thế kỷ 20, người ta phân biệt các quốc gia qua chủ nghĩa, và cao điểm của sự phân biệt đó là cuộc “Chiến tranh lạnh”. Trong tương lai, các quốc gia trên thế giới có thể sẽ quy tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo. Trong thế kỷ 21, người ta sẽ hỏi “Anh là ai” thay v́ “Anh thuộc phe nào” như trong thời Chiến tranh lạnh. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ phe phái sang diện mạo. Câu trả lời trước tiên là dựa vào diện mạo văn hóa, bởi v́ văn hóa gắn liền với con người trong thế giới hiện đại. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay góp phần trả lời cho câu hỏi đó.


Người viết lời giới thiệu này có may mắn đă đọc Eden in the East và đă có dịp giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc Việt Nam qua Tạp chí Tia Sáng vài năm trước đây. Nay, có cơ hội viết lời giới thiệu cho bản tiếng Việt của một cuốn sách viết bằng tiếng Anh là một vinh hạnh cho người viết, bởi v́ tôi thấy những câu trả lời khoa học của cuốn sách đă vượt biên giới quốc gia, âu cũng là một ước muốn của tác giả và những người tổ chức dịch và xuất bản cuốn sách này sang tiếng Việt. Trước khi viết những ḍng giới thiệu này, người viết đă đọc hết bản dịch, và người viết rất phấn khởi thấy bản dịch có chất lượng cao, v́ người dịch tỏ ra trân trọng với tiếng Việt và cẩn thận với các thuật ngữ chuyên môn. Cuốn sách quả xứng đáng có trong tủ sách văn minh và văn hóa của bạn đọc.

Cuốn sách tuy cung cấp cho chúng ta câu trả lời đầy đủ cho toàn vùng, những vẫn chưa cụ thể cho người Việt chúng ta. Tổ tiên gần nhất của chúng ta xuất phát từ đâu, hay họ đến Việt Nam bằng cách nào vẫn c̣n là những vấn đề khoa học “nóng”, đ̣i hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm trở lại đây, chúng ta có thể tin rằng việc nghiên cứu quá tŕnh lịch sử di truyền của người Việt sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Nhưng muốn làm sáng tỏ vấn đề, xă hội cần đến sự đóng góp của nhiều người, kể cả bạn đọc. V́ thế bạn đọc không nên chỉ đọc sách, mà cần phải bỏ th́ giờ để suy nghiệm về những dữ kiện trong sách, để đặt vấn đề và giả thuyết, để tự ḿnh tiến hành nghiên cứu thêm.

Tôi thực sự hân hạnh mời đón bạn đọc cùng tác giả và dịch giả đi ngược thời gian để t́m về cội nguồn của một nền văn hóa và văn minh huy hoàng ở Đông Nam Á và Việt Nam, để t́m thấy h́nh dáng tổ tiên ḿnh trong những trang sách kế tiếp.

Nguyễn Văn Tuấn
Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan
Sydney, Australia
Quay trở về đầu Xem cafeden's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi cafeden
 
cafeden
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 February 2005
Nơi cư ngụ: Argentina
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 358
Msg 2 of 8: Đă gửi: 25 February 2005 lúc 6:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn cafeden

bên trên là một bài giới thiệụ Cafeden thấy rất liên hệ đến nguồn gốc van minh Lạc Việt. Tin ràng van minh Lạc Việt có gốc từ trước cả van minh Hoa hạ nữa đó.
Quay trở về đầu Xem cafeden's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi cafeden
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 3 of 8: Đă gửi: 26 February 2005 lúc 12:15am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Hoan hô Cà fé đen. Bỉ phu mới đi nhậu với TV - Đáng nhẽ có cả SD - th́ nhận được tin vui này. Bỉ phu sẽ đi kiếm mua cuốn sách này; ngay ngày mai thui.
Như vậy bỉ phu đă có đồng minh rùi. Cà fé đen ạ!
Vấn đề c̣n lại: Nền VĂN HIẾN LẠC VIỆT- một giá trị cao cấp của văn hoá - thuộc về dân tộc Việt.
Dù Ca fé đen có ít tuổi hơn; nhưng bỉ phu xin kính tặng một ly Cafe Sữa uống cho ngọt giọng viết tiếp.
Thân ái.
Thiên Sứ
----------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
HieuHoc
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 February 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6
Msg 4 of 8: Đă gửi: 01 March 2005 lúc 3:23pm | Đă lưu IP Trích dẫn HieuHoc

Cafeden,
Ddọc lời tựa của cuốn sách trên hay quá, chắc tôi cũng phải đi mua bản tiếng Anh đem về đọc.

Thưa bác ThienSu,

Cháu mới được biết website này vài tuần nay . Tuy vậy cũng có đọc khá nhiều bài viết của bác . Cháu rất kính trọng bác và những ǵ bác đă và đang làm mặc dù nhiều lúc không hiểu hết những bài bác viết (v́ lư do ngôn ngữ và kiến thức hạn hẹp về Dịch lư). Cầu mong bác và những người như bác, luôn vui khỏe để con cháu được nhờ.

Không biết bác có dịp đọc qua những tác phẩm của Nguyễn Thiếu Dũng như "Văn Lang cội nguồn Kinh Dịch", Khoa học & phát triển số 67, năm 2000 hay "Một phát hiện mới về Kinh Dịch: Trung Thiên Đồ",Thông tin khoa học ĐH DL Duy Tân tháng 05/1999 chưa . Cháu cũng chưa đọc những tác phẩm này nhưng có đọc một bài đăng bên Viện Việt Học ( http://www.viethoc.org/phorum/read.php?f=9&i=2004&t=2004 ), thấy hay lắm mặc dù có nhiều điểm phải xem lại .      




Sửa lại bởi HieuHoc : 01 March 2005 lúc 3:32pm


__________________
Lá rụng về đâu?
Quay trở về đầu Xem HieuHoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HieuHoc
 
HieuHoc
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 February 2005
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6
Msg 5 of 8: Đă gửi: 01 March 2005 lúc 3:45pm | Đă lưu IP Trích dẫn HieuHoc

HieuHoc vừa mới t́m ra link đễ download bản dịch tiếng Việt của cuốn sách trên, nhưng không đọc được v́ không có phong chữ đó trong MS Word .

Link vào đây mà download nè quí vị .
http://www.biendong.info/forum/index.php?showtopic=98

__________________
Lá rụng về đâu?
Quay trở về đầu Xem HieuHoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HieuHoc
 
that tinh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 July 2004
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 28
Msg 6 of 8: Đă gửi: 01 March 2005 lúc 6:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn that tinh

Quyển sách Địa Đàng Phương Đông mà HieuHoc giới thiệu được viết bằng font chử ABC. Nếu quư vị không có font chử này th́ quư vị hăy download các font chử dưới đây vào c:\windows\fonts (windows xp) hay c:\winnt\fonts (windows 2000) để đọc được quyển sách trên:

.VnCentury Schoolbook

VnCentury SchoolbookH

.VnTime

.VnTimeH

Sửa lại bởi that tinh : 01 March 2005 lúc 6:10pm


__________________
that tinh
Quay trở về đầu Xem that tinh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi that tinh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 7 of 8: Đă gửi: 01 March 2005 lúc 6:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Hiếu học và các bạn thân mến.
Rất cảm ơn sự cổ vũ của các bạn. Hiếu Học có thể chép lại hai bài của ông Nguyễn Thiếu Dũng đưa lên đây được ko. Trước đây báo Thanhnienonline cũng đăng bài viết của ông Nguyễn Thiếu Dũng với tựa là:
"Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam". Anh em cũng có đưa lên đây bàn luận sôi nổi. Phương pháp của ông Dũng và của tôi khác nhau; mặc dù cùng mục đích; có thể hỗ trợ và bổ sung. Tôi cũng có nhiều điểm chưa tán thành cách chứng minh của ông ấy.
Hy vọng Hiếu Học sẽ chép và đưa lên đây để cùng tham khảo.
Cảm ơn sự nhiệt t́nh của bạn.
Thiên Sứ
----------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 8 of 8: Đă gửi: 10 April 2005 lúc 9:26pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

về văn minh cổ và
nguồn gốc dân tộc Việt Nam
trả lời nhóm Tư Tưởng
nguyễn quang trọng





Trước hết, xin cám ơn các tác giả Cung Đ́nh Thanh, Nguyễn văn Tuấn, và Nguyễn Đức Hiệp đă cống hiến cho cộng đồng những công tŕnh nhiều giá trị, và hân hạnh cho riêng tôi, nhân qua bài viết trên Hợp Lưu số tháng 4 năm 20021 , hôm nay được các tác giả thảo luận phê b́nh nghiêm túc trên căn bản khoa học cũng như cung cấp thêm tài liệu về văn minh cổ và nguồn gốc dân tộc Việt Nam2, theo lời họ tự giới thiệu, tôi xin phép gọi chung cả ba tác giả là "nhóm Tư Tưởng".



Việc phê b́nh các giả thuyết không những là chuyện thường t́nh, mà c̣n hữu ích. Hữu ích v́ có thảo luận thẳng thắn các quan điểm mới có thể sáng tỏ, các giả thuyết có cơ hội điều chỉnh để trở thành sự thật hoặc bị lọai trừ vĩnh viễn hoặc vẫn cứ c̣n là giả thuyết. Và dù sao đi nữa, ngay những giả thuyết trở nên sai lầm v́ bị tiến triển khoa học phản bác hoặc v́ bị cải chánh bởi nhiều bằng chứng mới khác được thu thập sau đó, cũng đă đóng góp "vai tṛ lịch sử" của chúng, v́ chúng đă thúc đẩy khiến sinh ra những phản đề, những chứng minh hoàn toàn khác hay ngược hẳn.



Trong các ngành khoa học thực nghiệm, một giả thuyết có thể được kiểm chứng qua những thí nghiệm hay phản nghiệm do ngườikhác thực hiện để làm sáng tỏ vấn đề.



Ngành khảo cổ là ngành khó hay không thể kiểm nghiệm được (trừ phần kỹ thuật). Một vết tích, một di vật hay di cốt đào lên rồi không c̣n nằm trong tầng đất khảo cổ nữa, nên người khác muốn xem xét lại chỉ có thể nghiên cứu, quan sát (hay thử nghiệm) trên món đồ đă nằm ở bên ngoài nơi chốn khám phá đầu tiên. Việc định tuổi các di tích cổ rất tế nhị, có rất nhiều di vật / di cốt không thể được trực tiếp định tuổi. Nghĩa là người ta phải suy tuổi chúng bằng cách so sánh với những ǵ có thể định tuổi thẳng (bằng phương pháp C14 và nhiệt huỳnh quang) nằm trong cùng lớp đất khảo cổ. Trong rất nhiều trường hợp, đất bị xáo trộn do thiên nhiên hay con người, làm sai lạc việc suy ra tuổi. Sự phân hủy nhanh chóng các vật chôn dưới đất ở vùng nhiệt đới, cũng như sự kiện vùng thềm lục địa ngập nước làm mất một số bằng chứng quan trọng. Đối với vùng Đông Nam Á, những nhà khảo cổ được nêu tên trong hai bài trên đă đưa ra nhiều giả thuyết trong những thập niên gần đây, nhưng hiện nay vẫn chưa có sự đồng thuận về nguồn gốc và đường thiên di của các nhóm dân trên đảo Đài Loan, Indonesia, Đông Nam Á lục địa và hải đảo, Đông Bắc Á, Úc châu.



Nói chung, rất khó chứng minh một giả thuyết (hoàn toàn) sai trong ngành khảo cổ, v́ thường có một số dữ kiện phù hợp, có thể chứng minh cho giả thuyết đó, và ngược lại cũng có các dữ kiện khác phản bác. Dĩ nhiên, các tác giả thường hay lựa chọn số dữ kiện (và giả thuyết cục bộ)phù hợp nhất với giả thuyết của ḿnh. Như thuyết mới của Oppenheimer, tuy chống lại thuyết cũ của Bellwood, nhưng không có nghĩa là thuyết của Bellwood bị đào thải, và người ta vẫn c̣n tiếp tục t́m ra thêm dữ kiện phù hợp với thuyết của Bellwood, kể cả dữ kiện sinh học di truyền3. Hay thuyết của Nichols về đường di chuyển của ngôn ngữ Đông Nam Á tư ?biển lên núi không loại trừ thuyết ngược lại của Blust.



Ngành khảo cổ không phải là ngành chuyên môn của tôi, mà chỉ là ngành tôi say mê t́m hiểu. Cho nên kiến thức tôi giới hạn, cần được bổ sung, nhất là về mặt dữ kiện. Nhờ bài của nhóm Tư Tưởng, tôi biết thêm một giả thuyết mới. Đó là giả thuyết gốm Lapita có nguồn từ gốm cổ t́m thấy ở Việt Nam, tôi rất mong được đọc tài liệu về giả thuyết này. Sở dĩ tôi đề cập đến gốm Phùng Nguyên (giai đoạn Đồng Đậu) khi nói về gốm Lapita v́ thấy hoa văn trang trí gốm của hai loại gốm có nhiều nét tương tự (xin xem h́nh a và b). Thật ra không dễ kết luận gốm loại này là bắt nguồn từ gốm kia ; phải hội đủ nhiều dữ kiện mỹ thuật và kỹ thuật để so sánh chúng trên nhiều khía cạnh : trang trí, hoa văn, h́nh dáng, kỹ thuật tạo mô típ, nguyên liệu dùng, thành phần, độ mịn, độ dày, loại màu dùng, nhiệt độ nung qua tính chất cứng chắc. Sự gần gũi về hoa văn và h́nh dáng giữa gốm Lapita và gốm Bắc Sơn (khám phá bởi Saurin trước năm 1940) tại Thường Xuân / Quỳ Châu, Thanh Nghệ Tĩnh, đă được Golson tŕnh bày năm 19674. Nếu hai loại gốm này giống nhau trên cả hai khía cạnh mỹ thuật và kỹ thuật, hoặc có thêm bằng chứng khác, khi đó người ta mới có thể đặt giả thuyết gốm Lapita có gốc gác từ Việt Nam. Trong trường hợp này, những di dân từ Thanh Nghệ Tĩnh đến Lapita phải là người nói tiếng Nam đảo, v́ ai cũng biết chỉ người nói tiếng Nam đảo mới có khả năng di chuyển trên biển cả để đến tận những đảo xa. Nếu thật thế th́ điểm này lại phù hợp với giả thuyết của tôi về sự di dân của người nói tiếng Nam đảo từ thềm vịnh Hạ Long đến vùng duyên hải trên toàn vịnh Bắc Việt, khi thềm vịnh Hạ Long bị ngập.



Cũng v́ không có kiến thức khảo cổ thực tiễn nên tôi hoàn toàn căn cứ vào báo cáo khoa học của các nhà khảo cổ trong nước để có chi tiết về Tiền Sử ở Việt Nam, đặc biệt là những công tŕnh tổng kết về thời Sơn Vi, thời đồ đá, thời kim khí, thời Đông Sơn, và "Theo dấu các nền văn hóa cổ." Đội ngũ các nhà khảo cổ Việt Nam, say mê nghề, và giàu kinh nghiệm thực địa, đă có công lớn trong việc khai quật, phân loại liên tục các di tích trong nước. Họ thiếu phương tiện, nhưng không thiếu nhiệt t́nh, không quản công sức. Từ gần năm mươi năm nay, chính họ đă sắp đặt những dữ kiện về khảo cổ Việt Nam theo thời kỳ, văn hóa (trừ vài công tŕnh trong miền Nam của Saurin). Họ thận trọng trong việc phân tích, tổng hợp, và không kết luận vội vă bởi v́ họ thực hành với tinh thần trách nhiệm công tác khảo cổ chuyên nghiệp. Ầy thế mà họ vẫn không tránh được chỉ trích của đồng nghiệp ngoạiquốc, như trong trường hợp di chỉ núi Đọ5.







Những đồng thuận tổng quát, những khác biệt tiểu tiết



So sánh bài của tôi và bài của nhóm Tư Tưởng, người ta có thể t́m ra những điểm đồng thuận, tuy có sự khác biệt về ngôn từ. Dĩ nhiên cũng có những khác biệt về quan điểm, mà tôi cho là do diễn giải, và do đôi bên dựa vào một vài dữ kiện khác nhau. Các quan điểm cũng như dữ kiện khác biệt vẫn có thể bổ túc lẫn nhau, v́ ít ai nắm được toàn bộ các khám phá, các dữ kiện cũ mới, trong bối cảnh sinh động của ngành khảo cổ Đông Á.



1- Điểm đồng thuận đầu tiên là hướng di dân của người hiện đại sapiens vào Đông Á, dựa trên kết quả di truyền học (phân tích mtDNA và Y-chromosomes của Chu et al. và Su et al.). Nói vắn tắt là khoảng 60000 năm trước, khi người sapiens từ Phi Châu di chuyển về phía đông đă đến vùng Đông Nam Á,trong đó có Việt Nam, trước khi lên tới Đông Bắc Á. Nhưng tôi không dùng từ "bắc tiến" để chỉ sự thiên di. Mặt khác, tôi không xem những người đến và ở lại đất Việt Nam vào 60000 năm trước này là người VN cổ, v́ theo tôi, họ thuộc chủng (tiền-)Australoid, chủng đă ngự trị trên toàn vùng Đông Nam Á thời cổ đến cuối thời đá cũ, chứ không phải là chủng nam Mongoloid như người Đông Sơn Việt ngày nay. Tuy nhiên nếu nói họ là người VN cổ v́ đă truyền lại một phần nhiễm thể cho người Việt ngày nay th́ cũng chấp nhận được, nhưng xin lưu ư là chưa có bằng chứng sinh học di truyền về điểm này, dù tôi tin là người Việt thừa hưởng một phần genes của người cổ sinh sống ở Bắc Việt (xin xem đoạn nói về genes trong bài của nhóm Tư Tưởng). Muốn như thế phải có nghiên cứu và so sánh mtDNA chứa trong di cốt cổ ở Bắc Việt với mtDNA người VN ngày nay, thí dụ như trường hợp công tŕnh thực hiện trên di cốt sáu người cổ sống trên bán đảo Mă Lai mới được công bố kết quả: các người cổ nói trên, sống hai mươi sáu ngàn năm đến tám ngàn năm trước đây chính là tổ tiên của thổ dân Semang và Senoi6 hiện sống trên cùng vùng ấy.



2- Một cách tổng quát, tôi cũng đồng ư nguồn gốc của việc trồng lúa là ở vùng Đông Nam Á, nếu xem vùng này bao trùm luôn nam Trung Hoa2 theo định nghĩa địa lư. Trong bài trước trên Hợp Lưu, tôi dùng từ Đông Nam Á để chỉ thực thể chính trị ngày nay, nghĩa là Đông Nam Á không bao gồm miền nam Trung Hoa. Khi nói về những người trồng lúa đầu tiên ở lưu vực Trường giang, tôi muốn nói đến nhóm người sống tại đấy vào những thiên niên kỷ trước công nguyên. Tôi đă nói rơ trong bài trên Hợp Lưu1 (cũng như trong bài Tổ tiên tộc Việt cổ tại Triết Giang) là dân nam Trung Hoa cổ không thuộc tộc Hán, mà là người cổ đến từ Đông Nam Á.



Một ngày nào đó, những kết quả khảo cổ mới sẽ cho biết vị trí chính xác của cái nôi nghề trồng lúa. Ngay bây giờ, một số kết quả công bố tại hội nghị quốc tế về Khảo Cổ Nông Nghiệp năm 1997 tại Nanchang (TQ) cho thấy vài di tích dọc sông Dương tử hội đủ bốn điều kiện cần cho việc chứng minh nguồn gốc sự trồng lúa7: có vết tích trồng lúa hoang và lúa thuần hóa, có di tích người với công cụ trồng lúa, và có môi trường thiên nhiên thích hợp cộng với áp lực đ̣i hỏi về lương thực khiến cư dân đó phải trồng lúa. Di tích cổ nhất loại này là Xianrendong gần động Diaotonghuan1 nhưng xưa hơn Diaotonghuan nhiều (lúa hoang -20 000 năm, lúa thuần hóa -11 000 năm và lúa trồng - 8000 7 ). Tôi không thấy, không biết có những bằng chứng tương tự cho di tích hang Sakai ở bán đảo Mă Lai, hay ở đồng bằng Bắc Việt1, nên về chi tiết, tôi vẫn nghĩ gốc gác lúa trồng là tại vùng lưu vực Trường giang. Trong khi chờ đợi t́m được ở Việt Nam dấu vết lúa xưa hơn những nơi khác như Sakai, nam Trường giang, tôi xem vùng Đông Nam Á theo nghĩa địa lư tổng quát (tính luôn Nam Trung Hoa) là quê hương đầu tiên của lúa trồng. Tôi không quên hiện tượng nước biển dâng ở vịnh Bắc Việt (cũng như ở những nơi gần biển khác, như bán đảo Mă Lai, như cửa Trường Giang ), nên đă dẫn chứng sách của Oppenheimer8, của Hà văn Tấn9, và đă đặt giả thuyết về di dân tại vùng vịnh Bắc Việt trên hiện tượng này. Xin nhớ rằng mực nước dâng tối đa khoảng 5 mét trên mức biển ngày nay vào khoảng 5500 năm trước, như vậy các vùng rià đồng bằng cao trên (+) 5 m , th́ không bị ngập, và cư dân cổ tại các nơi đó chắc chắn đă sinh sống, ăn uống và để lại vết tích. Nếu ở những nơi gần biển khác người ta đă t́m được vết tích lúa cổ (Sakai trên bán đảo MăLai, Hemudu gần cửa biển của Trường giang1) th́ ngày nào đó cũng sẽ t́m ra vết tích lúa cổ ở Bắc Việt. Tuy nhiên, như nhóm Tư Tưởng đề nghị, chúng ta có thể xem vị trí chính xác của nghề trồng lúa là "tiểu tiết", và những tài liệu mới đă dẫn1,7 không làm thay đổi kết luận tổng quát.



3- Đồng thuận tổng quát về Đông Sơn : Người Đông Sơn đă có một nền văn hóa cao; kỹ thuật làm đồ đồng của dân Đông Sơn đạt tŕnh độ rất cao. Sự đồng thuận ngừng ở chữ "cao"; sự khác biệt nằm trong chữ "nhất" sau đó. Là người Việt Nam, sao tôi lại chẳng tự hào với những trống Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh và hàng ngàn đồ đồng tuyệt xảo do tổ tiên Đông Sơn sáng tạo? Nhưng tôi vẫn không đồng ư với chữ "nhất" mà tác giả Nguyễn văn Tuấn đă dùng để chỉ tŕnh độ kỹ thuật này. Để dẫn chứng, tôi có đưa trường hợp đồ đồng kỹ thuật cao Sanxingdui t́m được ở Tứ Xuyên, nhưng không cho niên đại, v́ không có niên đại chính xác, mà tôi lại không muốn đưa niên đại Trung Hoa gán cho, là 1200 năm B.C. (trước Thiên chúa). Theo nhiều nhà khảo cổ Tây Phương, Trung Hoa đă gán cho đồ đồng Sanxingdui niên đại trẻ hơn tuổi thật, v́ Trung Hoa đă dùng chuẩn niên đại đồ đồng thời Thương để định tuổi một văn hóa đồng thau hoàn toàn khác biệt. Như đă nói1, đồ đồng Sanxingdui được t́m thấy trong hai hố to (có lẽ hố chứa đồ tế lễ) chứ không nằ? trong tầng lớp khảo cổ nên không định niên đại được. Nhưng v́ nền văn minh Shu (Thục) đă đúc nên đồ đồng này vốn có mặt tại Tứ xuyên từ 5000 năm trước, th́ đồ đồng to tuyệt xảo ấy nhất định phải xưa hơn đồ đồng thời Thương (1300 B.C.), mà nước Tàu vẫn hănh diện (xin xem thêm phần chú thích 10)



Mà ngay cả đồ đồng tế lễ thuộc niên đại nhà Thương (thế kỷ 13 trước Thiên chúa) cũng đă đạt tới đỉnh cao kỹ thuật (đỉnh đồng to chạm h́nh quái vật, trưng ở bảo tàng Thượng Hải ). Vào thời đó, ở miền Bắc Việt Nam chỉ có đồ đồng loại nhỏ như mũi tên, giáo, lao , nông cụ. Đồ đồng Đông Sơn thường có pha ch́ nên hoa văn rơ nét và tiếng trống vang xa, nhưng không phải là đặc điểm kỹ thuật: đồ đồng Trung Hoa cũng có ch́ (thành phần có ghi trong bảo tàng Thượng Hải).



Những niên đại cũng như thời kỳ văn hóa tôi dùng đều lấy từ sách khảo cổ Việt Nam9,11, 12, 13. Theo những nhà khảo cổ Việt Nam chính tay khai quật, nghiên cứu, và so sánh với những kết quả khảo cổ vùng Đông Nam Á công bố trên thế giới, thời đại Đông Sơn ở cả hai vùng chính ở sông Mă (nơi có làng Đông Sơn) và sông Hồng, bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 trước Thiên chúa (trang 268 sách9 ). Đồ đồng quả đă được đúc ở Bắc Việt sớm hơn, từ thời Phùng Nguyên (tức Tiền Đông Sơn) vào hậu thiên niên kỷ thứ II trước Thiên chúa (trang 145 sách 11), nhưng là đồ đồng nhỏ dạng vũ khí, và nông cụ (liềm...) với số lượng nhỏ hơn số đồ bằng đá 11? Kỹ thuật đồng thau chỉ mới phát triển mạnh vào giai đoạn Đông Sơn chính (giữa thiên kỷ I B.C.) để trở thành tuyệt xảo, với trống, thạp, lưỡi cày, tượng... Xin để độc giả thẩm định xem kỹ thuật đồng thau Đông Sơn như vậy có cao "nhất" hay không. Nhưng đây chỉ là một tiểu tiết, nhất là khi chúng ta muốn xếp hạng. cái đẹp.



4- Đồng thuận tổng quát về văn hóa Ḥa B́nh : văn hóa Ḥa B́nh có "tính cách rộng lớn và phức tạp, và có phân bố chung rộng khắp Đông Nam Á, nhưng không nhất thiết phát xuất từ Ḥa B́nh." Về niên đại văn hóa Ḥa B́nh, tôi dùng niên đại đề nghị trong sách khảo cổ Việt Nam, tức là bắt đầu từ 18000 năm trước (trang 180 sách12) chứ không phải dùng loại niên đại thuần lư luận, không bằng chứng (50000 năm! ) của Solheim1,2. Khảo cổ Việt Nam nhận định nền văn hóa đá cuội (chopper, chopping tools) sớm nhất ở Việt Nam là văn hóa Sơn Vi I1, 14, có trước văn hóa Ḥa B́nh (trang 107 và 180 sách12). Di chỉ Thẩm Khuyên (32000 năm) thuộc văn hóa này. C̣n di chỉ mái đá Ngườm và hang miệng Hổ lại thuộc một kỹ thuật khác thuộc hậu kỳ đá cũ (chương 3, sách 12). Đây là vấn đề từ ngữ chuyên môn; trong khi chưa có sự đồng thuận nhất trí, tôi dùng các từ theo khảo cổ Việt Nam, nhóm Tư Tưởng dùng nhóm từ "văn hóa Ḥa B́nh" chung cho Sơn Vi, Ngườm, và Ḥa B́nh (cũng như họ gộp Phùng Nguyên- tiền Đông Sơn vào Đông Sơn) cho gọn hơn, âu cũng là khác nhau điều tiểu tiết. Nhưng tôi cũng xin thông báo là các từ Sơn Vi và Phùng Nguyên đă được dùng trong các Hội nghị quốc tế và trong tài liệu khảo cổ và sách (như Tự Vị Tiền sử của Leroi-Gourhan), Encyclopedia điện tử (như Universalis). Tôi xem đó là điểm son cho ngành khảo cổ Việt Nam.



Cũng tương tự như văn hóa Ḥa B́nh, văn hóa Sơn Vi được phân bố trên một vùng rất rộng; khi xếp một vùng vào văn hoá Sơn Vi không có nghĩa cư dân tại vùng ấy là phát xuất từ địa bàn Sơn Vi Việt Nam. Bởi v́ tôi nghĩ nếu một vùng nhỏ như Ḥa B́nh mà phân phối dân ra bốn phương Đông Nam Á (chưa bao giờ bị biển ngập9), th́ vùng đó phải có mức độ sinh sản cao, không đủ lương thực nên cư dân phải đi nơi khác. Theo tôi, Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung là giao lộ, nơi các nhóm dân thời cổ thiên di qua lại v́ dễ đi qua hơn vượt cao nguyên Vân Nam hay Himalaya, hay vượt biển Đông, chứ không phải là nơi bắt nguồn các dân tộc Đông Nam Á, dù có một số ở lại. Đặc tính cổ của genes Đông Nam Á chỉ phản ảnh sự thiên di của nhóm người sapiens cổ nhất từ Phi châu (-60000 năm), khi đến Đông Nam Á một số dừng lại ở rải rác, c̣n số khác đi xa hơn về Đông Bắc và hải đảo.



Văn hóa đá cuội (đặc trưng cho vùng Đông Nam Á) rất có thể đă h́nh thành để đáp ứng với môi trường thiên nhiên của vùng: ở đấy đá lửa (là đá núi lửa silica, dạng không kết tinh, rất cứng, ḍn nhưng dễ đẽo) không có hoặc rất khan hiếm, nên cư dân đó phải dùng đá cuội. Đá cuội dễ t́m ra hơn ( trong ḷng sông, ở bờ biển), và nếu cuộc sống không đ̣i hỏi dụng cụ gọt đẽo tỉ mỉ th́ họ đâu cần phải bỏ công đẽo. Nó giải thích tại sao dụng cụ cuội của những văn hóa cuối thời đá mới ven biển Thanh Hóa / Nghệ An như Đa Bút, Quỳnh Văn đẽo rất thô, có cuội dùng nguyên không đẽo: vùng này hiếm loại cuội có thể đẽo thành h́nh chính xác (trang 185 sách 12). Điều này cũng giải thích tại sao người hiện- đại khi đi từ Phi Châu đến Iran, Pakistan, Ần độ vẫn c̣n đẽo đá lửa, nhưng đến Đông Nam Á th́ lại chế dụng cụ bằng đá cuội, ngoại trừ ở một số đảo Indonesia v́ các đảo này có đá lửa. Như vậy sự hiện diện của mô h́nh Ḥa B́nh trên một vùng rộng lớn Đông Nam Á có thể do tác động của môi trường thiên nhiên, hơn là do người Ḥa B́nh túa đi khắp nơi.



Hai giả thuyết về nguồn gốc dân Việt 1,2:



Xin nói ngay là có một khác biệt về ngôn từ trong hai bài 1,2. Dân Việt mà tôi t́m nguồn gốc là những người sống gần đây ở Bắc Việt (khoảng ba ngàn năm trước) có liên hệ trực tiếp với người Việt ngày nay. Nếu lấy cổ sử làm căn bản, th́ đó là dân Lạc Việt thời Văn Lang. Trong khi nhóm Tư Tưởng h́nh như nói đến nhóm dân cổ xưa hơn (từ 60000 năm trước?).



1- Trước hết tôi xin bổ túc một số điểm mà nhóm Tư Tưởng đă phê b́nh để làm rơ hơn giả thuyết thiên di người hiện- đại ở Đông Nam Á của tôi.



1.1 -Có ǵ chứng minh những người cổ lên phía Đông Bắc Á là thuộc chủng Australoid ?



Quả thật tôi không có dữ kiện về xương sọ để chứng minh họ là những người thuộc chủng Australoid. Điểm khó khăn là rất ít sọ người được t́m ra ở đấy, dù có di tích đồ đá ở Mông Cổ (văn hóa Hetao) và ở bắc Trung Hoa vào hậu kỳ đá cũ. Ngoài ba sọ thuộc lớp khảo cổ trên ở trong hang Zhoukoudian2 mà Wu Xinzhi xem như thuôc chủng tiền (proto) Mongoloid, người ta chỉ t́m được sọ "Liujiang" (Quảng tây, nam TQ ). Sọ nầy có tuổi định khá trẻ (10000 năm trước), nhưng di vật trong Bailiandong (Bạch Liên Động) gần đó lại có tuổi khoảng 30000 năm trước15.



Giả thuyết của tôi là kết quả đến từ những lư luận sau đây:



1.1.a-Theo Chu 1,2,16, có những người sapiens từ Đông Nam Á đi lên phía bắc, nhưng họ đến vùng Mông cổ-Siberia vào thời gian nào th́ không ai rơ. Khi ta biết rằng con người thiên di qua Mỹ châu bằng cầu Beringia vào khoảng 30000-12000 năm trước2 (vào kỳ băng giá cuối), và kết quả phân tích genes cho thấy các nhóm dân Mỹ châu cócùng gốc di truyền lẫn ngôn ngữ với dân Đông Bắc Á17 (Altai, Ainu, Mông Cổ...), th́ trước đó đă phải có người sống tại Đông Bắc Á, và từ đấy họ mới có thể thiên di đến Mỹ châu được. Genes này là genes tổ của dân Altai, tức là người từ Đông Nam Á đă lai với gịng người thiên di?qua vùng Trung Á đến Đông Bắc Á (khoảng 35000 năm trước).



Theo hiểu biết của tôi, Chu16 không phủ nhận giả thuyết - được chấp nhận bởi hầu hết các nhà khoa học -theo đó có một nhóm người hiện- đại thứ hai thiên di từ Phi châu xuyên qua vùng Trung Á đến Bắc Á châu mà không ṿng qua Đông Nam Á. Chu cũng không hề kết luận, như bài của nhóm Tư Tưởng, rằng người Altai cổ bắt nguồn từ người Đông Nam Á16. Ông chỉ chứng minh là nhóm người Altai cổ này không xuống Nam, ngược với giả thuyết Cavalli-Sforza nêu ra trước đây18, tức là họ không thể là tổ tiên của người Đông Nam Á v́ họ đă theo một đường khác, đường qua Trung Á, để đến vùng đông Siberia (độc giả có thể kiểm chứng dễ dàng qua h́nh 2 của bài "Genetic relationship of population in China"16 ).



Sinh học di truyền cũng cho thấy người ở Đông Bắc Á là một nhóm có genes khá khác biệt với genes của nhóm Đông Nam Á, nên tôi suy ra rằng người Đông Bắc Á do người từ Đông Nam Á "Bắc tiến" đă hợp chủng với người Altaic cổ. Sự hợp chủng này phải xảy ra khá sớm (trước - 30000 năm, chứ không phải 15000 năm trước2) để tạo ra người mang genes Altaic lai, đi sang châu Mỹ trước khi biển ngập eo Beringia.



1.1.b- Người Đông Nam Á "Bắc tiến" hợp chủng với người Altai cổ là người thuộc chủng ǵ?



Có nhiều khả năng họ là proto -Australoid. Hầu hết các nhà khoa học chấp nhận những người hiện- đại sapiens sống ở Đông Nam Á cho đến hậu kỳ (cuối thời? đá cũ là người thuôc chủng Australoid, theo kết quả nghiên cứu sọ vùng Đông Nam Á, từ Bắc Việt (trang 138 sách 12) đến Mă Lai (Niah), Lào (Tampong) Thái (Saiyok), Indonesia (Wadjak I)...



Theo những nhà khảo cổ, sọ người cổ sống ở Việt Nam biến chuyển dần theo thời gian, từ dạng thuần Australoid sang dạng sọ Australoid pha thêm nhiều yếu tố Mongoloid: đó là loại h́nh trước đây gọi là Indonesian12, 13 thuộc tiểu chủng Nam Mongoloid. Biểu đồ so sánh sọ cổ và sọ hiện đại ở Việt Nam và ở Đông Nam Á (trang 195 sách13) cho thấy có sự khác biệt rơ ràng giữa sọ cuối thời?đá cũ (sọ Động Can và mái đá Nước thời Ḥa B́nh, sọ Liujiang, Wadjak I, hang trên Zhoukoudian) với sọ thời đá mới, với sọ Đông Sơn cũng như với sọ dân Đông Nam Á ngày nay, mà ba loại sọ kể sau này lại ít khác nhau.



Cho nên các nhà khảo cổ Việt Nam kết luận rằng Australoids đă tiếp xúc và hợp chủng với Mongoloids từ thời đá giữa, tạo thành người lai thuộc loại h́nh Indonesian vào đầu thời đá mới11- 13. Những người này tiếp tục lai với Mongoloids để thành người Đông Sơn 11- 13 (người Đông Sơn ít đen hơn người loại h́nh Indonesian). Nếu tính ra niên đại, người Australoid là dạng chính tồn tại đến khoảng mười hai ngàn năm trước đây. Vậy nhóm người lên đến Mông cổ vào khoảng 35000 năm trước (gặp và lai với nhóm thiên di qua Trung Á) phải là Australoid.



Niên đại này phù hợp với sự kiện một số ít người thuộc chủng Australoid (dạng proto - australoid hay Negrito) c̣n tồn tại, hiện sống trong miền núi Phi Luật Tân (và tại Mă Lai, Tân Guinea). Thật vậy, những người này là hậu duệ của chủng Australoid thiên di từ vùng Sundaland quanh đảo Kalimantan (Borneo) vào nam Philippins khi đó c̣n dính với Borneo bằng một cầu đất. Khi băng tan, vào khoảng mười ngàn năm trước, nước biển dâng cao, quần đảo Philippins bị cắt đứt với Đông Nam Á lục địa.



Theo các nhà khảo cổ Việt Nam, trong số hàng trăm sọ cổ t́m thấy ở Bắc Việt không có sọ nào thuần Mongoloid (trang 207 sách13).



V́ vậy tôi suy ra rằng Australoids không thể tiếp xúc thẳng với Mongoloids ở tại Việt Nam, mà ở xa hơn nữa về phía Bắc, tức là tại trung hay nam Trung Hoa. Sọ Liujiang vừa có nét Australoid và Mongoloid phù hợp với suy diễn này. Tuy nhiên, tôi không biết, theo như nhóm Tư Tưởng khẳng định, rằng xương cốt người cổ thuộc văn hóa Yangshao của tổ tiên Hoa tộc (tộc thuộc chủng Mongoloid) lại thuộc chủng Nam Mongoloid2 nhưng nhiều tài liệu về nhân học cho thấy người hắc chủng (tức là Australoid) c̣n sống ở bắc Trung hoa ít ra đến cuối thời đá mới, và rất có thể chính họ đă lập ra những triều đại đầu tiên của Trung Hoa: nhà Hạ và nhà Thương19.



2- Cư dân thuộc chủng Australoid sống trên miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ đồ đá nào? Theo phân tích trên đây, dân thuộc chủng Australoid sống tại Bắc Việt Nam ít nhất đến cuối thời đá cũ (khoảng 12000 năm trước). Những sọ và di cốt ở cả vùng văn hóa Ḥa B́nh và vùng văn hóa duyên hải khoảng 6000-4000 năm trước c̣n nhiều sọ đậm nét Australoid (chương Văn Hóa Đá Mới sau Ḥa B́nh, từ trang 18512). Khi đó, họ c̣n nói tiếng gốc Austric, hay gốc Austric đă phân thành hai thành phần, với hai ngôn ngữ, tiền- Nam Á (proto- Austroasiactic) và tiền- Nam Đảo (proto-Austronesian)? Điểm này rất khó trả lời, v́ theo các nhà ngữ học, việc truy t́m nguồn gốc tiếng nói khó có thể thực hiện ngược gịng quá 4000 năm. Tôi đặt giả thiết là tiếng Austric ban đầu khi đó đă tách ra làm hai, v́ trên điạ bàn rộng lớn gồm Bắc Việt và thềm vịnh Hạ Long, với các nhóm dân cư ít ỏi (như mọi nơi khác trên thế giới, trước khi vào thời đá mới) và môi trường sống khác nhau (vùng núi khác vùng biển về thực vật và động vật, khí hậu, khung thiên nhiên), những người sống trên hai vùng khác nhau hẳn đă sáng tạo ra những từ ngữ khác nhau để dễ dàng truyền đạt, trao đổi ư kiến. Khi vùng thềm thấp bị biển dâng ngập, vào khoảng -6500 năm ở vịnh Hạ Long9,12, nơi thềm không sâu quá 50 m, những người đi tị nạn mang theo tiếng nói và phong tục nhóm nói tiếng Nam Đảo đến nơi họ định cư.







Để kết luận, tôi thấy có đồng thuận giữa tôi và nhóm Tư Tưởng về tổng quát tuy có những dị biệt tạm gọi là tiểu tiết. Tóm tắt ở cuối bài của nhóm Tư Tưởng như sau :



"Khởi thuỷ người hiện- đại từ Đông Phi đến Đông Nam Á, rồi từ đó họ tiến lên phía Bắc. Sau v́ có sự phối hợp với chủng từ Tây Bắc xuống, họ hợp thành cái cốt lơi của dân sống ở Trung Quốc ngày nay. Giai đoạn này khoảng từ sau 40.000 năm cách ngày nay cho đến 3.000 năm cách ngày nay th́ Trung Hoa bắt đầu có loạn Xuân Thu Chiến Quốc. Đến khi nhà Tần thống nhất lục quốc, nhất là từ khi nhà Hán cai trị Trung nguyên, những dân thuộc Đại tộc Bách Việt ở các nước lưu vực sông Dương Tử xuôi về Nam, không chịu sự đồng hóa của người Hoa Hán đă di dần về phương Nam. Một số những người thuộc nhóm này đă sát nhập với dân Lạc Việt"2.



Tôi thấy kết luận này không ngược lại với thuyết thiên di của tôi (xem bản đồ và bài 1), trong đó phần giả thuyết về sự gặp gỡ và kết hợp giữa Lạc Long Quân -văn hóa biển (Nam đảo) với văn hóa Ấu Cơ - tiên miền cao (Nam Á) tạo nên văn hóa Lạc Việt (trước khi tiếp nhận văn hóa của nhóm dân Bách Việt từ nam Trung Hoa chạy trốn tộc Hán) là nhằm giải thích những yếu tố Nam đảo vốn hiện diện rất nhiều trong văn hóa người Việt1. Đây cũng là điểm khác biệt được đề cập đến bởi nhóm Tư Tưởng. Về thời điểm của việc dân tị nạn biển dâng ở Bắc Việt (từ núi?) trở về đồng bằng "để tái thiết" sau Đại hồng thuỷ, nhóm Tư Tưởng cho là 5500 năm trước. Theo số liệu tôi có, vào 5500- 4500 trước, biển chưa rút khỏi Bắc Việt mà lại ở khoảng mức biển cao nhất. Đó là số liệu nghiên cứu về biển tiến của Lưu Tỳ và cộng sự viên ghi lại trong sách khảo cổ Việt Nam 9,12 . Số liệu này cũng phù hợp với số liệu mức biển lên xuống vào thời đá mới ở eo Malacca (Mă Lai), trong biểu đồ của Oppenheimer8 trang 37 (theo đó khoảng -5500 năm mức nước biển bắt đầu xuống. ở nơi khác: vịnh Ả Rập). Như vậy sự bành trướng về đồng bằng sông Hồng phải diễn ra sau 4000 năm, khi nước rút, như tôi đă đề nghị.



Tôi xin ghi nhận thuyết đột biến genes của cư dân sống tại Bắc Việt Nam, đột biến đưa đến sự h́nh thành chủng Nam Mongoloid và sự bành trướng của những người Nam Mongoloid đi tứ phía, cũng như những phê b́nh khác của nhóm Tư Tưởng. Trong tương lai, tôi sẽ đối chiếu thuyết của tôi cũng như thuyết của nhóm Tư Tưởng với những khám phá mới, trong chiều hướng góp phần làm rơ tiền sử đất Việt.



Nguyễn Quang Trọng



Chú Thích:



1 Nguyễn Quang Trọng, Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và "Địa đàng ở phương Đông" Hợp Lưu 64, 4-2002, 26-53; có thể xem thêm Tổ tiên tộc Việt cổ tại Triết Giang trên Thế kỷ 21 Xuân 2001



2 Cung Đ́nh Thanh, Nguyễn văn Tuấn và Nguyễn Đức Hiệp, Một vài ghi chép thêm về văn minh cổ và nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Hợp Lưu, số này



3 Melton T, Peterson R, Redd AJ, Saha N, Sofro AS, Martinson J, Stoneking , Polynesian genetic affinities with Southeast Asian populations as identified by mtDNA analysis. Am J Hum Genet 57(2) (1995)403-14 và Melton T, Clifford S, Martinson J, BatzerM, Stoneking M, Genetic Evidence for the Proto-Austronesian Homeland in Asia: mtDNA and Nuclear Đông Nam Á variation in Taiwanese arboriginal tribes, cùng tạp chí, 63 (1998) 1807-23



4 Saurin E, Station préhistorique de Quy Châu et de Thưong Xuân, Proceedings of the 3rd Congress of Prehistorians of the Far-East, Singapore (1940), p. 71. ; Golson J, Both sides of the Wallace line: New Guinea, Australia, Melanesia of Asian prehistory, in: Early Chinese arts and its possible influence in the Pacific Basin, Procceedings of the Symposium arranged by the Department of Art History and Archeology, Columbia University, New York 08-1967, Barnard N Ed., Taiwan, p. 577



5 Leroi- Gourhan A., in "Dictionnaire de la Préhistoire", Presse Universitaire de France, Paris, (1994)



6 Oota H, Kurosaki K, Pookajorn S, Ishida T, Ueda S, Genetic study of the Paleolithic and Neolithic Southeast Asians, Human Biology, 73 (2001) 225



7 Zhang P Q, Discussion of Chinese domesticated rice - 10 000 year-old rice at Xianrendong, Jiangxi province, và nhiều bài khác ở International Symposium on Agricultural Archeology, China, 1998. Xin xem bài tiếng Anh trên web site http://www.carleton.ca/~bgordon/Rice/papers/ ; Một ví dụ, Jane Libby : INTERDISCIPLINARY STUDIES BEARING ON THE ORIGIN OF RICE AGRICULTURE, 20000- 6000 year-old cave sites were found in the Diaotonghuan and Xianrendong archaeological project (SAJOR). Both were used for original rice agricultural research using five analytical methods. Phytology by Zhijun Zhao show people began using wild rice 20,000 years ago, with change in rice morphology ca. 11,000 years ago, and rice agriculture nearly 8,000 years ago. Bruno Marino suggested adopting a method to classify hoes, sharp heavy digging tools, shell-tools, etc. Isotopes C12-13 and (4) N14-15 in human bone showed rice agriculture already existed in developed form 11,800-8,000 years ago. Wild rice began to change 11,000 years ago (i.e. Late Pleistocene). Rufipogon evolved to japonica and then indica. Such an evolution finished ca. 8,000 years ago, with plant evolution quite complicated" Bà Libby là nghiên cứu gia của Andover Foundation for Archaeological Research (USA) đă tham gia nghiên cứu động Xianren



8 Oppenheimer S, Eden in the East The Drowned Continent of Southeast Asia, Phoenix, 1999



9 Hà văn Tấn, Theo dấu các nền văn hóa cổ, Nhà Xuất bản Khoa học xă hội, Hà Nội, 1998



10 Những di vật ở Sanxingdui được t́m thấy năm 1986, nhưng Trung Hoa không thông tin đúng mức quan trọng của nó. Măi đến năm 1996 những nhà khảo cổ Nhật tham gia khai quật mới công bố rầm rộ (xin xem Jin X , Xiong L, L'énigme des bronzes du Sichuan, La Recherche, 19 (1988) 262-3; AmanoY, Aux sources de la civilisation chinoise, Courrier international, nº 319, 35, (1996).

Ngày nay Trung Hoa đặt tên văn hóa này là "văn hóa nước Thục". Thục là nước bị vương quốc Tần chiếm vào thời Chiến Quốc, nhưng văn hóa Sanxingdui có trước lúc đó trên hai ngàn năm. Khám phá khảo cổ Sanxingdui được thế giới xem là khám phá quan trọng nhất trong hậu bán thế kỷ 20. Tất cả những sách mới về những nền văn minh cổ đều có giới thiệu nền văn hóa này; ngay cả sách về du lịch cũng nói đến. Trong một thời gian khá dài, Trung Hoa lúng túng trong việc giới thiệu văn minh Sanxingdui. Tại sao một nền văn minh rực rở ở ngay kế bên nước Trung Hoa mà không sách cổ nào nói đến, trong khi cổ thư Tàu không thiếu những đoạn nói về những "rợ", những "di" ở xa hơn ; làm thế nào cho người Hoa chấp nhận có nền văn minh cổ khác, không phải của người Hán, lại có kỹ thuật đúc đồng không thua văn minh nhà Thương, cùng thời hay sớm hơn nhà Thương ? Gần đây Trung Hoa h́nh như đă t́m ra cách tŕnh bày về những nền văn hóa cổ trên đất của họ: Trung hoa xem tất cả các vùng văn hóa khác nhau trên lănh thổ họ, dù không phải của tộc Hán đi nữa, cùng là những cái nôi văn minh Trung Hoa. Từ năm 1997, kho tàng báu vật Sanxingdui (Tam tinh đồi, tức đồi ba sao) được đưa đi triển lảm ở những viện bảo tàng lớn trên thế giới: London (1997), Seatle (2001), New York (6-2002), Toronto (8-2002). Trong những báu vật có mặt nạ người bằng đồng thau, tượng người cao hơn người thật (xem h́nh)



11 Khảo cổ học Việt Nam. Tập 2: Thời đại kim khí, Hà văn Tấn chủ biên, Nhà Xuất bản Khoa học xă hội, Hà Nội, 1998



12 Khảo cổ học Việt Nam. Tập 1: Thời đại đá, Hà văn Tấn chủ biên, Nhà Xuất bản Khoa học xă hội, Hà Nội, 1999



13 Văn Hóa Đông Sơn ở Việt Nam, Khảo cổ học, Hà văn Tấn chủ biên, Nhà Xuất bản Khoa học xă hội, Hà Nội, 1994



14 Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử, Tŕnh Năng Chung, Văn hóa Sơn Vi, Nhà Xuất bản Khoa học xă hội, Hà Nội, 1999



15 Etler D A, gallery sọ t́m được Trung Hoa, www.cruzio.com và www.chineseprehistory.org/pics6.htm



16 Chu J Y, Huang W, Huang SQ, Xu JJ, Chu Z T, Yang Z Q, Lin K Q, Li P, Wu M, Geng Z C, Tan C C, Du R F, Jin L, Genetic relatioship of populations in China, Proc Nat Acad Sci USA, 95(1998) 11763 ; Su B, Xiao J, Underhill P, Deka R, Zhang W, Akey J, Huang W, Shen D, Lu D, Luo J, Chu J, Tan J, Shen P, Davis R, Cavalli-Sforza L, Chakraborty R, Xiong M, Du R, Oefner P, Chen Z, Jin L, Y-chromosome evidence for a northward migration of modern humans into eastern Asia during the last Ice Age, Am J Hum Genet, 65, 1718-1724 (1999)



17 Bonatto SL, Salzano FM Diversity and age of the four major mtDNA haplogroups, and their implications for the peopling of the New World, Am J Hum Genet 61(1997)1413-423 ; Karafet TM, Zegura SL, Posukh O, Osipova L, Bergen A, Long J, Goldman D, Klitz W, Harihara S, de Khijff P, Wiebe W., Griffiths RC, Templeton AR, Hammer MF, Ancestral Asian sources of New World Y-chromosome Founder Haplotypes, Am J Hum Genet, 64, (1999) 817-31 ; Pena S, Santos F, L?origine des Amerindiens, Pour la Science, 277 (2000) 82-5; Hemecek S, Les premiers am?icains, Pour la Science, 277 (2000) 76-80



18 Cavalli-Sforza LL, Des gènes et des langues, Pour la Science, 171 (1992) 121-26



19 Chang, K C , Prehistory and Early Historic Culture Horizon and Traditions in South China, Current Anthropology 5, no5 ; Winters C A, Blacks in Ancient China, Part 1:The Founders of Xia and Shang, Journal of Black Studies 1,no2 (1983c). Có thể xem websites : http://homepages.luc.edu/~cwinter/xia.htm;
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.4219 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO