Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 287 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: VỀ ĐÔNG SƠN – HÙNG VƯƠNG Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
venguon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 1 of 11: Đă gửi: 02 March 2005 lúc 8:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn venguon

Tôi xin đưa lên diễn đàn từng phần trong cuốn “ VỀ ĐÔNG SƠN – HÙNG VƯƠNG” của tác giả Đoàn Nam Sinh. Đây là cuốn sách được giáo sư Trần Quốc Vượng viết lời tựa, có nhận xét của GS Đinh Xuân Lâm, phó chủ tịch Hội khoa học Việt Nam; nhân sĩ Trần Bạch Đằng giao ông Vơ Sĩ Khải, nguyên Giảng viên Đại học Văn khoa Sài G̣n, nguyên Chuyên viên Khảo cổ thuộc viện Khoa học xă hội Tp. ***, Giáo viên Khảo cổ học, ĐH KHXH và NV tp. *** viết thẩm định.. Kính mong các bậc tiền bối cho ư kiến.
Cuốn sách có các phần sau:
Về tượng “Cóc” trên trống Đông Sơn với nghề rẫy
Nghề dệt tiền Đông Sơn và tên gọi Sài G̣n
Cối giă chày tay trên trống Đông Sơn
Thuyền Đông Sơn với nghề sóng gió
Nhà Đông Sơn – từ một cách nh́n lên trống đồng
Theo dấu khèn bầu
Chế tác đá và sự xuất hiện văn minh kim khí
Đúc trống Đông Sơn – Qui tŕnh trên những phù điêu
Hà Đồ trên trống Đông Sơn
H́nh tượng Lạc Thư ở Việt Nam
Người Việt xưa
Rồng Tiên và Lạc Hồng – góp bàn về tổ tiên của người Việt
Thay lời kết

“HÀ Đồ” TRÊN TRốNG ĐÔNG SƠN

Hệ thống số đếm từ 1 đến 9 (thực ra là 10) được sắp xếp theo một h́nh đồ có trật tự lạ lùng, có ư nghĩa Triết học, mà từ đó đă phát triển lên thành một bản kinh – Kinh Dịch – quán triệt cho các ngành khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật, … ở Phương Đông.
Những ứng dụng của Dịch học vào đời sống là vô tận, nên hàng chục thế kỷ qua loài người vẫn chưa ngừng đào sâu nghiên cứu, phát triển để có được bề dầy tri thức như ngày nay. Khởi nguyên lại là Hà Đồ.
LƯỢC KHẢO
Hà Đồ là một sơ đồ gồm các chấm đen và trắng có thể nối liền nhau hoặc không, sắp xếp theo dẫy không liên tục, thể hiện cho các số nguyên dương từ 1 đến 9. Vị trí của các số này trên sơ đồ là nhất định, tạo ra một h́nh vương hay h́nh tṛn.
Đại Việt Sử Lược chép rằng: Đời vua Lư Nhân Tông, “ … mùa hạ, tháng 4 ngày Kỷ Hợi (năm Canh Thân, 1080) rùa thần hiện, lưng rùa có dấu bức đồ”.
Theo Nguyễn Hiến Lê: “ … Bản in cổ nhất về sơ đồ này được công bố trong khoảng đời vua Tống Huy Tôn (1101-1125), duy tŕ đến ngày nay”.
Trước đó ngót 12 thế kỷ (thời vua Hán Vũ Đế, 140-86 TCN), ông Khổng An Quốc, cháu 12 đời của Đức Khổng Phu Tử, chưa rơ căn cứ vào đâu để lập hai h́nh Hà Đồ và Lạc Thư và không thấy tài liệu nào giới thiệu chi tiết.
Truyền thuyết về Hà Độ cho rằng: đời vua Phục Hy bên Trung Quốc có một con Long Mă xuất hiện. Người bảo tại sông Hoàng Hà, có người viết tại Mạnh Hà. Con Long Mă là ngựa thần, h́nh thù như rồng ḿnh xanh vằn đỏ, đội một bức đồ. Có sách viết rằng con Long Mă có trên lưng nhiều điểm đen trắng, phân bố như Hà Đồ ngày nay.
Hà Đồ, cũng theo tương truyền, “… là sách mệnh trời ban cho vua Phục Hy để trị thiên hạ. Mỗi đời có thánh vương như Nghiêu, Thuấn đều được trười ban cho Hà Đồ”.
Đức Khổng Phu Tử cũng tin như thế:” .. Đời ông không thấy được Hà Đồ xuất hiện nên đă than với môn đệ là đạo của Người không có thánh vương ra đời để tạo cơ hội thực thi phục vụ nhân quần” (Hà bất xuất đồ, phụng điểu bất chí, ngô dĩ hỉ phù (Luận Ngữ).
Người ta cho rằng: “… h́nh Hà Đồ và Lạc Thư đă mất trước Tây lịch gần bảy thế kỷ, mà trật tự, h́nh dạng của sơ đồ ấy không ai biết ra sao”.
Thuyết Hà Đồ có lẽ rất phổ biến ở thời Chu, nhưng chưa có tài liệu nào nói chắc là vua Phục Hy hay Văn Vương căn cứ vào Hà Đồ để vạch ra Bát Quải (tám quẻ). Mối liên hệ giữa hai h́nh đồ Hà Đồ và Bát Quải c̣n chưa rơ ràng, “… không thể tin được”.
Trong bài viết này, chúng tôi tŕnh bày nhận xét của ḿnh – theo các phù điêu trên mặt trống đồng Đông Sơn, chủ yếu là trên trống đồng Ngọc Lũ I – chiếc trống tinh mỹ nhất trong các trống cùng thời với những phù điêu nhiều chi tiết mà lại sắc sảo, đường nét phóng khoáng nhưng rất tinh vi. (Khảo cứu nguyên bản tại Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam – Hà Nội, tháng 6 năm 2000).
Phù điêu trên mặt trống đồng Ngọc Lũ I
Trống đồng Ngọc Lũ I được phát hiện từ năm 1893 trong ḷng đất thuộc xă Như Trác, huyện Lư Nhân, tỉnh Hà Nam, hiện được lưu trữ tại Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, thủ đô Hà Nội. Trống phục chế được nhà nước Việt Nam mang đến Trụ sở Liên Hiệp Quốc đặt năm 1995, biểu tượng cho lịch sử lâu đời và nền văn hiến Việt Nam trong cộng đồng thế giới.
Tôi không thể upload h́nh lên được, mong các bạn thông cảm, xin đến địa chỉ này để tham khảo về các h́nh http://chimvie2.free.fr/tacpham2/hvdn/anhtrong/
     (đây là h́nh trống tôi tải từ trên mạng từ trang web nói về “hành tŕnh về thời đại Hùng Vương”, trong sách tác giả ghi H́nh 1: Bản vẽ mặt trống Ngọc Lũ I)

Trống Ngọc Lũ I có đường kính mặt trống 79 cm, chiều cao 63 cm. Nổi cao lên giữa tâm mặt trống là phù điêu “mặt trời” với 14 tia sáng, xen kẽ các phù điêu được xem như “ hoa văn lông công” giới hạn bởi một gờ lớn đúc nổi bao quanh.
Kế tiếp là 5 vành hoa văn h́nh học: dải chấm nhỏ, ṿng tṛn có tâm, hoa văn chữ S găy góc, lại ṿng tṛn có tâm rồi đến dải chấm nhỏ. Từ một bán kính bất kỳ, có thể nhận thấy các vành hoa văn h́nh học chấm dải, vành h́nh tṛn, như đối xứng qua vành hoa văn chữ S găy góc ấy – mà có tác giả gọi là loại văn Sấm.
Đường chỉ ngoài các vành hoa văn h́nh học cũng chính là đường phân giới với vành phù điêu “hiện thực” thứ nhất. vành phù điêu này, thoáng qua như đối xứng qua tâm, kỳ thực là không đối xứng đến chi tiết. Nhiều nhà nghiên cứu coi đó là sự đối ứng.


__________________
venguon
Quay trở về đầu Xem venguon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi venguon
 
venguon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 2 of 11: Đă gửi: 03 March 2005 lúc 12:04am | Đă lưu IP Trích dẫn venguon

Do vậy, có thể chia thành hai nhóm: từ kho trống, người giă cối (hát đối đáp), nhà sàn, dàn đúc trống (xem chuyên khảo “Đúc trống Đông Sơn ..” và các “vũ công” đang nhảy múa.
Nhưng do c̣n những sai khác rất lớn giữa hai nhóm đối ứng qua tâm này, mà chỉ có thể chia chúng ra thành 4 nhóm, gồm 2 nhóm “vũ công” và 2 nhóm phù điêu c̣n lại, chiếm một phần cung tương đương nhau trên ṿng tṛn.
Dĩ nhiên c̣n có thể chia nhỏ nữa – nhưng không thể chia đôi nhóm vũ công – mà chỉ chia được các nhóm nhỏ của nhà kho, nhóm người giă cối, nhà sàn và dàn đúc trống, tức là thành 6,8 hay 10 phần, mà các đoạn cung được chắn tỏ ra sai khác nhau nhiều quá, dường như không đúng với ư người xưa khi khắc chạm, tức là khoảng cách thưa hay nhặt giữa các phù điêu ấy.
Thêm một vành ‘hoa văn h́nh học’ phân cách, là các ṿng tṛn có tâm, chúng ta có thể khảo sát vành thứ ba.
Trên vành này, khởi sự từ điểm giữa bên dưới dàn đúc trống (về nguồn: tác giả cho rằng những h́nh người trong nhà đang đúc trống, theo các sách khác th́ đó là người đang đánh trống), khoảng vị trí số 5 trên ṿng đồng hồ 12 chữ số, tức là cuối đàn chim bay, ta đếm được 8 con. Từ vị trí số 2 (giờ) ta có 10 con hươu đang đi. Gần vị trí 11, cũng ngược chiều kim đồng hồ ta đếm được 6 chim đang bay; cuối cùng, quá vị trí 9 (giờ) một chút ta lại đếm được 10 hươu đang đi tới.
Qua thêm một vành hoa văn phân cách, ta thấy có vành phù điêu chim bay và chim đứng. chim bay khá giống nhau về h́nh thể của 18 con, khác nhau căn bản là các họa tiết trên phần phướn, (GS Hà Văn Tấn đă khảo sát cả sự khác nhau ở 4, 5 và 6 lông đuôi). Đây là h́nh tường của một số loài chim nước lớn mà chúng tôi khảo sát riêng trong chuyên khảo Rồng Tiên và Lạc Hồng – Góp bàn về tổ tiên của người Việt.
Bên dưới đàn chim bay, các chim chạy đang đứng với nhiều nhất là một loài mỏ nhọn có b́u như Gà nước, loài c̣n lại mỏ cong dài, có vẻ tư lự như chim Cốc.
Vành hoa văn h́nh học sau cùng cũng có 6 vành nhỏ: vành chấm, đến vành phù điêu tam giác lồi lơm xen kẽ vào nhau, trong phần lơm có hai chấm tṛn, hiện nổi. Kế tiếp là vành các ṿng tṛn có tâm có tiếp tuyến. Vành tiếp theo cũng vậy, nhưng phương tiếp tuyến ngược lại. Sau cùng lặp lại văn tam giác và đường chấm nhỏ, bọc bởi một chỉ và một rănh sâu boa quanh mặt trống.
Sát ngoài ŕa mặt trống – c̣n sót lại những dấu đinh – có ít nhất hai vết thủng h́nh đa giác ở vị trí 9 và 10 giờ của mặt đồng hồ.
So sánh các phù điêu với Hà Đồ thời Tống.
1/ vị trí trung tâm của Hà Đồ là 5 ṿng tṛn trắng sắp xếp 1 ṿng ở tâm h́nh vuông tưởng tượng và 4 ṿng ở trung tâm các cạnh h́nh vuông ấy, tạo ra một chữ thập tưởng tượng theo hai hướng ngang và dọc. Tâm trên trống đồng chính là vành phù điêu mặt trời, bồn nhóm bao quanh là bốn nhóm phù điêu đối ứng mà không đối xứng, cũng tạo ra một chữ thập.
2/ Trên ṿng Hà Đồ kế tiếp, theo hướng dọc th́ phía trên có 5 ṿng đen, phía dưới cũng 5 ṿng đen. Bên phải của trục ngang có 4 ṿng đen, bên trái có 3 ṿng trắng.
Trên trống Ngọc Lũ phía trên có 5 đôi hươu, đối ứng với 5 đôi bên dưới. Phía phải có 4 đôi chim, đối ứng với 3 đôi bên trái
3/ Kế tiếp, theo Hà Đồ phía trên hướng dọc có 2 ṿng đen, phía dưới có 1 ṿng trắng. Ta dễ nhận ra ở mặt trống phía trên, theo bản in trên sách, nóc nhà sàn 2 có 2 con chim và phía dưới, nóc nhà sàn 1 có 1 con chim (h́nh 2a).
H́nh vẽ hai nhà sàn, phù điêu chim bay và phù điêu hươu. Tác giả chú thích: “tượng” số 1, số 2, số 3 và số 5.
4/ Cũng vành hoa văn nhà cửa này, ta thấy phía trái có 7 ‘vũ công’, trong khi phía phải chỉ có 6 người. Khác với Hà Đồ, vị trí của 7 ṿng trắng lại ở phía trên hướng nằm ngang, c̣n 6 ṿng đen ở phía dưới (h́nh 2b)
H́nh phù điêu người đánh chập cheng, thổi khèn.. và h́nh phù người đoàn người chiến binh.
Tác giả ghi chú: tượng số 6 và 7



__________________
venguon
Quay trở về đầu Xem venguon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi venguon
 
venguon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 3 of 11: Đă gửi: 03 March 2005 lúc 4:29am | Đă lưu IP Trích dẫn venguon

5/ Ở đây có 1 điểm cần lưu ư là trong vanh hoa văn này c̣n có 2 chim bay trên đầu của người quay lưng lại với chiều chim bay. Chúng đối xứng nhau khá chuẩn xác, tạo ra 2 vị trí đặc biệt mà chúng tôi sẽ nêu dưới đây, cho phép đếm thêm 1 người ở trong kho, 1 người đứng quay lựng lại đang dùng sàn với 2 người giă gạo, một người chơi trống bên dưới (ngoài) nhà sàn và 4 người đúc trống, th́ bên ngoài nhà số 1 có 9 người, tương tự bên ngoài nhà số 2 có 8 người. vị trí 8 ṿng đen của Hà Đồ thời Tống ở phía trái c̣n vị trí 9 ṿng trắng ở phía phải (h́nh 2c).
H́nh 2c: tượng số 8 và 9
NHẬN XÉT VỀ TƯỢNG SỐ THEO HÀ ĐỒ
Hà Đồ của thời Tống như đă nói ở trên, là sự sắp xếp các ‘số’ từ 1 đến 9 theo các phương vị nhất định, trong đó ‘số’ 5 được phân bố ở 2 vị trí và ‘số’ 1 (ṿng) có 6 vị trí. Tất cả các chi tiết về các ‘số’ ấy thể hiện đầy đủ trên mặt trống Ngọc Lũ I.
H̀nh Hà Đồ có 15 vị trí, 5 ở trung tâm, 3 ở phía trên, 3 ở phía dưới của hướng ngang, 2 ở phía phải và 2 ở phía trái của hướng dọc.
So với các phù điêu hay nhóm phù điêu trên mặt trống th́ có 11 vị trí đúng hướng, 9 vị trí vừa đúng hướng vừa đúng sơ đồ phân bố của Hà Đồ thới Tống. C̣n lại các vị trí 6 và 7 ṿng (tượng của số 6 và 7) xoay đi 1 góc vuông. Tượng số 8 và 9 trên mặt trống được thấy ở trục 1&2 – ngược hẳn h́nh đồ 1, chúng tôi cho rằng người xưa xoay đi một góc vuông ngược chiều kim đồng hồ, tức là chiều của đàn chim bay, người đi và thú đi. Toàn bộ các chi tiết đều linh động ấy đă nói lên tính không dừng của dịch lư.
Các tượng số 1,2,6,7,9 đều dọc được trên vành phù điêu trong, tức vành phù điêu thứ nhất.
h́nh đồ 1: Hà Đồ Thời Tống
Các tượng số có phảng phất sự trung gian giữa Hà Đồ và Lạc Thư ở các chuyển vị trí 6,7,8,9 nhưng phân biệt âm dương rơ ràng hơn các đồ khác, cho thấy các tổng 4+6, 7+3, 8+2, 9+1 và 5+5 dễ dàng. H́nh Hà Đồ trên trống Ngọc Lũ I cho thấy các tổng bằng 15 rất giồng với cách định vị Lạc Thư


__________________
venguon
Quay trở về đầu Xem venguon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi venguon
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 4 of 11: Đă gửi: 04 March 2005 lúc 1:34am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

bravo! lần này không biết ông ta có được hoan nghênh không? có thể "hỏi" bằng gieo quẻ, nhưng không muốn. chắc ông ta không có "chỗ ngồi" ở đây, khẩu vị không hợp. tôi đă nói, đừng đưa ông ta lên.
==========
ông ta: tức GS.TQV

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 04 March 2005 lúc 1:36am
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
venguon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 5 of 11: Đă gửi: 07 March 2005 lúc 12:38am | Đă lưu IP Trích dẫn venguon

Thưa bác Thienkhoitimvui
Tôi chỉ muốn đăng một sách nghiên cứu về văn hiến Lạc Việt của tác giả Đoàn Nam Sinh. Tôi đă đọc hết những cuốn sách đă xuất bản của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Tôi rất cảm phục anh NVTA với những chứng minh rất logic và chặt chẽ của ḿnh. Tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy thiếu về phần khảo cổ học (do 1000 năm Bắc thuộc đă bị tàn phá và hủy diệt). Phần Về Đông Sơn Hùng Vương tôi đưa lên chỉ muốn được minh chứng thêm những ǵ tác giả NVTA đă chứng minh bằng những khảo cổ học (mà điển h́nh là trống đồng Ngọc Lũ I) để các bậc tiền bối cho ư kiến. Việc tôi đưa lên ông TQV chỉ v́ ông ta có trong sách đó, thực ra tôi cũng không thích đọc sách của ông đó lắm.
trân trọng

__________________
venguon
Quay trở về đầu Xem venguon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi venguon
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 6 of 11: Đă gửi: 10 March 2005 lúc 10:58am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Venguon thân mến!
Tôi sẽ cố gắng t́m một bản vẽ trống đồng Đông Sơn để minh hoạ cho bài viết của bạn.
Tôi coi di vật khảo cổ Đông Sơn này với h́nh ảnh có sự liên hệ với Hà Đồ; như là một sự minh hoạ cho luận điểm của tôi về nguồn gốc của Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt (Tựa bài viết trong mục VĂN HIẾN LẠC VIỆT).
Rất cảm ơn sự nhiệt t́nh của bạn.

Thiên Sứ
--------------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buốn


Sửa lại bởi ThienSu : 10 March 2005 lúc 10:59am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
venguon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 7 of 11: Đă gửi: 10 March 2005 lúc 7:09pm | Đă lưu IP Trích dẫn venguon

Cám ơn bác Thiên Sứ đă đọc bài viết của tôi. Tôi sẽ cố gắng trích đăng dần dần các phần trong cuốn sách đó.
Một điểm nữa tôi muốn đưa lên diễn đàn để bác và các bậc trí giả trên diễn đàn nghiên cứu, đó là: việc chứng minh những luận điểm của anh NVTA cũng sẽ dựa trên những điểm mà anh NVTA đă chứng minh và nếu đưa vào áp dụng trong thực tiễn mà đúng th́ đó là một minh chứng không cần phải chứng minh. Điều này phải nhờ đến các bậc trí giả thông hiểu dịch học, tử vi, phong thủy địa lư, bát tự hà lạc… trên diễn đàn đă có nhiều năm kinh nghiệm trong việc áp dụng khoa học phương đông trong thực tế kiểm nghiệm. Hy vọng rằng một ngày nào đó, không chỉ các bậc trí giả Việt Nam mà cả Trung Quốc đều phải sử dụng những luận điểm của anh NVTA vào áp dụng thực tiễn.
Xin cám ơn.

Về Nguồn


__________________
venguon
Quay trở về đầu Xem venguon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi venguon
 
venguon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 8 of 11: Đă gửi: 10 March 2005 lúc 10:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn venguon

5/ Ở đây có 1 điểm cần lưu ư là trong vanh hoa văn này c̣n có 2 chim bay trên đầu của người quay lưng lại với chiều chim bay. Chúng đối xứng nhau khá chuẩn xác, tạo ra 2 vị trí đặc biệt mà chúng tôi sẽ nêu dưới đây, cho phép đếm thêm 1 người ở trong kho, 1 người đứng quay lựng lại đang dùng sàn với 2 người giă gạo, một người chơi trống bên dưới (ngoài) nhà sàn và 4 người đúc trống, th́ bên ngoài nhà số 1 có 9 người, tương tự bên ngoài nhà số 2 có 8 người. vị trí 8 ṿng đen của Hà Đồ thời Tống ở phía trái c̣n vị trí 9 ṿng trắng ở phía phải (h́nh 2c).
H́nh 2c: tượng số 8 và 9
NHẬN XÉT VỀ TƯỢNG SỐ THEO HÀ ĐỒ
Hà Đồ của thời Tống như đă nói ở trên, là sự sắp xếp các ‘số’ từ 1 đến 9 theo các phương vị nhất định, trong đó ‘số’ 5 được phân bố ở 2 vị trí và ‘số’ 1 (ṿng) có 6 vị trí. Tất cả các chi tiết về các ‘số’ ấy thể hiện đầy đủ trên mặt trống Ngọc Lũ I.
H̀nh Hà Đồ có 15 vị trí, 5 ở trung tâm, 3 ở phía trên, 3 ở phía dưới của hướng ngang, 2 ở phía phải và 2 ở phía trái của hướng dọc.
So với các phù điêu hay nhóm phù điêu trên mặt trống th́ có 11 vị trí đúng hướng, 9 vị trí vừa đúng hướng vừa đúng sơ đồ phân bố của Hà Đồ thới Tống. C̣n lại các vị trí 6 và 7 ṿng (tượng của số 6 và 7) xoay đi 1 góc vuông. Tượng số 8 và 9 trên mặt trống được thấy ở trục 1&2 – ngược hẳn h́nh đồ 1, chúng tôi cho rằng người xưa xoay đi một góc vuông ngược chiều kim đồng hồ, tức là chiều của đàn chim bay, người đi và thú đi. Toàn bộ các chi tiết đều linh động ấy đă nói lên tính không dừng của dịch lư.
Các tượng số 1,2,6,7,9 đều dọc được trên vành phù điêu trong, tức vành phù điêu thứ nhất.
h́nh đồ 1: Hà Đồ Thời Tống
Các tượng số có phảng phất sự trung gian giữa Hà Đồ và Lạc Thư ở các chuyển vị trí 6,7,8,9 nhưng phân biệt âm dương rơ ràng hơn các đồ khác, cho thấy các tổng 4+6, 7+3, 8+2, 9+1 và 5+5 dễ dàng. H́nh Hà Đồ trên trống Ngọc Lũ I cho thấy các tổng bằng 15 rất giồng với cách định vị Lạc Thư

H́nh đồ 2, sắp xếp theo trống đồng Ngọc Lũ I, th́ tượng số 1, 2 ở trong, tượng số 3, 4 ở ngoài có vẻ hợp với tự nhiên hơn. Song 6, 7, 8, 9 cũng ở trong mà 3, 4, 5 ở ngoài lại không giống với lề thói tư duy logic. Trong khi đó, theo Hà Đồ thời Tống th́ hai hàng 5 ở trong mà 1, 2 ở ngoài cũng hơi trái với tuần tự dăy số (?).
    ● ● ● ● ●
● ● ● ● ● ● ● ●
        ● ●
O
O           ;     ●
                 O     O    &nbs p;    ●    &nb sp;     ● ●
                 O     O    &nbs p;O O ●     ● ●
                 O     O    &nbs p;    O     &nb sp;    ● ●
                     O                 ● ●
O           ;     ●
         O
O O O O O O O O
      O O O O O

           H́nh đồ 2: “Hà Đồ” trên trống Đông Sơn

Qua “Hà Đồ” trên trống đồng Ngọc Lũ này, Dịch học sẽ có cơ sở giải thích tại sao Hà Đồ phân bố trên h́nh tṛn (tượng trời), c̣n Lạc Thư phân bố trên h́nh vuông (tượng đất). Đó là lời giải thích thỏa đáng cầu hỏi từ bao đời nay.
Hơn nữa, một “Hà Đồ” trên mặt trống hẳn đă giúp tiền nhân tính toán phát triển nghề làm nông, hái thuốc, chữa bệnh, vượt sông biển, phát triển lịch pháp, thiên văn, binh pháp … để đạt đến đỉnh cao tri thức thời bấy giờ.

TƯỢNG CÁC QUẺ

Phần trước, chúng tôi có nêu ra hai vị trí đặc biệt ở chỗ hai con chim nhỏ, như chia đôi không gian mặt trống, khiến chúng tôi liên tưởng đến chuyện cổ của người Mạ, ‘K’Ho’, Mơ Noong… nói đến việc “con chim sẻ lúa bay ngang, bay dọc để t́m tâm của mặt đất, từ đó mà dựng nên núi non, sông biển”.
Theo hướng “cánh sao” hay “tia” mặt trời, từ tâm mặt trống chiếu thẳng vào một chim sẽ bay cạnh nhà sàn số 1, ra đến phướn của chim bay ngoài cùng, ta nhận ra trên phướn của nó có “tượng” của quẻ Càn hay Kiền là ba gạch liền (tam liên hay thuần dương) giữa hai ṿng tṛn
(h́nh 3). Gần như đối xứng qua tâm, cũng trên phướn chim bay có hai ṿng tṛn cũng có tâm cân bằng, cách đều như thế, nhưng không một liên kết nào giữa hai ṿng ấy (không, thái hư hay thuần ly) thể hienẹ một quẻ khôn, đây cũng là vị trí của Khôn trong Hậu thiên Bát quái. Tượng này giống hai bầu ngực trần, nơi mà các dân tộc thiểu số anh em đều cho là sạch và đẹp nhất trong cơ thể phái nữ.
Chúng tôi cho rằng khi đúc trống và in lên mặt trống, theo giả thuyết của chúng tôi về việc đúc trống Đông Sơn, th́ tổ tiên ta ắt phải nắm rất chắc về h́nh học với các khái niệm dọc ngang, trên dưới, hay hướng trời, hướng đất mà đă “làm dấu” Càn Khôn cho hướng của khuôn in phù điêu.

H́nh 3: tượng quẻ “Càn” trên trống Ngọc Lũ I (bản dập) (h́nh có một con chim lạc đang chuẩn bị cất cánh, phía dưới cổ có một con chim bồ nông?)

Cần chú ư rằng, nếu căn cứ vào h́nh đồ bát quái hiện đại, đối chiếu với “Hà Đồ” trên trống Ngọc Lũ I, th́ hướng Càn thuộc về Bắc Đông Bắc. Theo lịch mặt trăng th́ đúng với vị trí Hạ chí, nên khác hẳn với hướng Càn trong đồ h́nh Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái ngày nay (?) theo phương Bắc Nam (1,2) quy định ở Hà Đồ thời Tống.
GS. TQV giải thích rằng “Hà Đồ” là tiền thân của la bàn. Ta vẫn gọi là kim chỉ Nam, trong lúc các la bàn của Âu, Á ngày nay đều dùng kim chỉ Bắc (?!). Điều thú vị là vị trí này rất gần với đường chỉ đúc, dấu của 2 mang khuôn ngoài. Bàn chỉ Nam mới được “phát minh” tại Trung Quốc vào khoảng thời Lưỡng Hán, đầu Công Nguyên. (Lưu Bá Ôn, Địa lư toàn thư, 1998).

TƯỢNG CỬU TRÙ HỒNG PHẠM

Sách xưa viết rằng, vua Vũ nhà Hạ căn cứ vào Lạc Thư để vạch ra Hậu Thiên bát quái và đặt ra Cửu Trù hồng phạm, tức là chín mẫu mực, qui phạm rộng lớn trong trời đất gồm cả cách hành sử trên dưới, cai trị thiên hạ của vua quan. Điều ấy liên quan đến Bát Quái và Kinh Dịch ra sao th́ chưa rơ, chỉ có điều xem xét 18 cặp chim bay và chim chạy ngay bên dưới, có thể nhận ra những cách ứng xử kiểu quân thần:” …Vua coi bầy tôi như chó ngựa, ắt bề tôi xem vua như trộm cướp..”. Chúng tôi thấy sử xưa viết lại đạo vua tôi nước ta thời cổ có “.. phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút…” mà nghĩ rằng việc thâm cứu vành hoa văn này ắt có sự liên quan đến nhiều mặt như căn bản đạo đức của dân tộc, cách điều hành chính sự với đạo lư trên dưới, trong ngoài của bộ máy. Xa hơn nữa là triết lư về sự vận động giữa biến dịch với cơ đồ.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin được xem như một gợi mở, các nội dung sâu kín bên trong nó c̣n mong các bậc thức giả lưu tâm.

GÓP BÀN VỀ CÁC “TƯỢNG” SỐ, ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH VÀ BÁT QUÁI TRÊN TRỐNG ĐÔNG SƠN.
Khi bàn về nghệ thuật tạo h́nh trong văn minh Đông Sơn, GS. Nguyễn Văn Huyên đă có nhận xét:” … nghệ nhân Lạc Việt đă đạt tới một cách nh́n khái quát … Qua đó ta thấy ở người Lạc Việt tồn tại một định lư về mặt ư thức là “bộ phận thay cho toàn thể”, xuất phát từ nguyên lư “trừu tượng hóa một cách tiết kiệm”, người cổ đại thường hướng tới việc truyền đạt lượng thông báo tối đa bằng lượng tín hiệu tối thiểu”.
Trong chuyên khảo về hoa văn h́nh học thời cổ, chúng tôi sẽ đề cập dưới góc cạnh khác, nguồn gốc và ư nghĩa của chúng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tŕnh bày ư nghĩa Dịch học của một vài phù điêu theo “chủ nghĩa phồn thực”, nền tảng của Dịch học nguyên thủy.
Trước nhất, bao quanh “mặt trời” trung tâm – mà người Mạ gọi là mu của khiên – mbul khiêl (tiếng mạ -venguon) là những “văn lông công”. Ư nghĩa phồn thực của phù điêu này dễ nhận ra, bên dưới là âm mao của người nữ (tam giác định nhọn ở phía trên), h́nh hạt đậu nổi lên là hai b́u dái mà tổ tiên c̣n điêu khắc thêm 2 ṿng tṛn nhỏ thể hiện h́nh trứng – ngọc hoàn -ở bên trong. Hướng về đỉnh tam giác có h́nh mũi tên, biển hiện cho quy đầu. Đúng là “nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh” (đực cái giao cấu, vạn vật sinh sôi). Nhận xét này gần giống với cụ Bùi Huy Hồng
(venguon: tôi có đọc một cuốn sách nói cụ Bùi Huy Hồng đă phát hiện bản đồ hay đồ h́nh trên trống Đông Sơn năm 1972 mà không được các nhà khảo cổ để ư đến, h́nh như trong sách của anh NVTA, không biết bác Thiên Sứ có nhớ đó là vật ǵ không?)
Sự ḥa hợp ÂM DƯƠNG này quyện vào nhau, ư tuy hai mà một. Măi về sau này mới có những phát hiện sinh học rằng hai nửa (n nhiễm sắc thể), chỉ khi nào ḥa hợp thành một với 2n nhiễm sắc thể th́ mới tạo phôi, mới bắt đầu sinh trưởng phát triển thành sinh vật (bậc cao).
Sự biến cách trên các trống khác như trống Phú Chánh I, B́nh Dương là một dương bên cạnh một âm – có ư nghĩa lư giải, trừ trống Nha Trang nói lên quá tŕnh tiến hóa từ thụ tinh đến sinh nở trong ṿng 10 phù điêu (xem chuyên khảo “Hinh tượng Lạc Thư ở Việt Nam”)

C̣n tiếp.


__________________
venguon
Quay trở về đầu Xem venguon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi venguon
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 9 of 11: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 11:03am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

VeNguon và quí vị quan tâm thân mến!
Nhà nghiên cứu Bùi Huy Hồng - mà Venguon nhắc tới - đă chứng minh những ṿng tṛn liên tiếp tạo thành một vành đai trên trống đồng; trùng khớp hoàn toàn với năm mặt trăng. Tài liệu này được Giáo sư Bùi Văn Nguyên sử dung như một minh chứng cho tri thức thiên văn của tổ tiên Lạc Việt.
Tôi sẽ cố gắng t́m lại cuốn sách của ông Đoàn Nam Sinh để kiểm chứng về Hà Đồ trên trống Đồng.
Thật tuyệt vời; nếu mọi sự đều trùng khớp.
Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ

Sửa lại bởi ThienSu : 11 March 2005 lúc 11:05am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
venguon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 10 of 11: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 9:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn venguon

Cám ơn bác Thiên Sứ.
Bác có thể t́m cuốn "Về Đông Sơn - Hùng Vương" tại hiệu sách Nguyễn Văn Cừ, đường Cách mạng tháng 8.
Nếu không t́m được bác th́ bác hăy cho địa chỉ, venguon xin được tặng bác cuốn sách đó để bác ngiên cứu

__________________
venguon
Quay trở về đầu Xem venguon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi venguon
 
venguon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 11 of 11: Đă gửi: 12 March 2005 lúc 2:45am | Đă lưu IP Trích dẫn venguon

Chúng tôi cũng nhận ra rằng số chẵn có thể là tổng của hai số lẻ cộng lại hoặc hai số chẵn; c̣n số lẻ chỉ có thể là tổng của một số lẻ và một số chẵn; nói lên trong âm có dương, trong dương có âm. Số lẻ từ 1, 3,5,7 là các số nguyên tố, chỉ chia chẵn cho 1 và cho chính nó, đến 9 th́ mất đi tính “nguyên tố” (dương tiêu). C̣n dăy số chẵn th́ chỉ có số 2 là số nguyên tố, nên hệ thống số Hà Đồ cho là số thiếu âm, nói lên quy luật âm dương tiêu trưởng.
Tổ tiên ta chạm khắc người và vật để biểu thị hệ thống số đếm của ḿnh, cao hơn nữa, hay khái quát hơn, cho mọi sự vật hiệnt tượng là các số với hệ thống số rất gần gũi với Hà Đồ, đều mang tính phản ánh lại hiện thực khách quan gắn với tư duy trừu tượng cực kỳ tinh diệu. Tính của số, âm dương, chẵn lẻ rơ ràng. Từ đó các học giả nước ngoài cũng đă góp thêm biết bao kiến văn cao nhă, minh triết h́nh thành Dịch học như ngày nay.
Nhận xét trên cho thấy đến đời Tống, Thiệu Ung của phái Đồ Thư phát triển sở học của Hi Di, vẽ thành h́nh đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái nhưng không lấy tượng số làm cứu cánh mà chọn đạo và lư:’ Có ư th́ mới có lời, có lới th́ tất có vượng, có vượng th́ tất có số, số và tượng làm cho lời và ư sáng tỏ. Tượng và số ví như cái đó, cái lưới; lời và ư ví như cá, như thỏ. Được cá, được thỏ mà quên đó, quên lưới th́ được, chứ bỏ đó, bỏ lưới không dùng mà muốn được cá, được thỏ th́ chưa thấy (được cá, được thỏ) bao giờ”.
Ở đây, từ cách giải số mới có thể đi vào NGŨ HÀNH. Điểm vi diệu trên trống đồng Ngọc Luc I cho thấy 2 đàn hươu, mỗi đàn 10 con; cứ 1 đực lại 1 cái, nhắc ta phải nghĩ đến từng đôi. Có vậy mới có tượng “số” 5, mà trong Kinh Dịch cũng cho rằng 5 mà chỉ một (ngũ hành), hay “hai năm rơ mười”. Mười và năm ở trung cung, chỉ hành Thổ, căn bản của bốn hành c̣n lại, tỏa ra ngoài. Dịch học c̣n cho thấy ngũ hành tuy 5 mà 10 v́ có âm ngũ hành và dương ngũ hành.
Hai đàn hươu ấy, là hai dăy ṿng tṛn đen, biểu hiện số âm trên Hà Đồ, trong khi đó 5 là một số dương. Điều kỳ dị này khiến phải liên tưởng đến ngày và đêm: hươu vốn là một sinh vật ưu bóng, ăn đêm và ngủ ngày. Hươu có sừng, mà sừng hươu là mẫu sừng của Rồng. Nhưng sao hươu cái trên trống cũng có sừng dài thế? Hay đó cũng chỉ là h́nh tượng của Rồng?
Từ cuối đàn hươu, ba đôi chim bay đi, chúng phân biệt rất rơ trống mái do con trống có tích dài, là phần da dư ra dưới tai, để cho đẹp khi khoe mẽ, con mái tích không rơ. Chúng bay đi kiểm ăn v́ đầu chúng vươn cao, diều đă nhẹ, đến nỗi đỉnh đầu chúng sắp chạm vào đường phân cách với vành hoa văn có các ṿng tṛn. B́nh minh đă lên và đă là ngày, thuộc dương, nên số 3 là dương số. Năm đôi hươu kế tiếp đang về ngủ nên năm cũng phải là dương số.
C̣n phía đối diện, bốn đôi chim bay về tổ, đầu chúi xuống (khoản cách xa giữa vành phân cách với đỉnh đầu) diều lớn nên cổ như ngắn lại, lúc ấy đă hoàng hôn, âm sinh, nên 4 là âm số. Con hươu kế tiếp như mới đứng dậy đi ăn nên tượng số 5 đó phải là âm số.
Chúng tôi đoán chắc rằng phù điêu “mặt trời” chính là hành Thổ. Tổ tiên muốn nói đất Văn Lang với bộ lạc Gia Ninh ở trung tâm quần tụ 14 bộ lạc c̣n lại thành nước, là 14 “cánh sao”. Đến nay chúng tôi chưa t́m được cách ǵ, nếu tổ tiên ta chưa biết đến số Pi và ṿng tṛn là 360 0, để chia thành 14 cung bằng nhau, là đỉnh của các “cánh sao”, th́ ư nghĩa và công phu tạo nên nó như là đất thuộc 14 bộ lạc quả là cao diệu.
Quan sát phần lồi của tâm trống (xin xem trống đồng Ngọc Lũ I bằng ảnh chụp – venguon), chúng ta dễ dàng nhận ra rằng tổ tiên đă cố công chạm khắc nó thành h́nh nửa bầu dục, nó giống với h́nh ảnh thật của quả đất trong không gian. Góc tạo bởi trục 1&2 và trục càn khôn xấp xỉ 270, chính là góc tạo bởi đường Xích đạo và Hoàng đạo. Từ đó có thể nhận ra ngay cách định vị trong không gian của tổ tiên ta là vật thể được xác định bởi bốn phương tám hướng và hai cực Càn Khôn, tạo ra 14 tia vuông ở tâm. Nét gồ ghề trên phần lồi ấy cũng cần được tiếp tục khảo cứu.
Ngày nay, Thổ ở trung tâm ngũ hành, phía đông là hành Mộc, phía Tây là hành Kim, phia Nam là hành Hỏa, c̣n phía bắc là hành Thủy. Kim, Thủy ắt phải âm, th́ “Hà Đồ” trên trống Ngọc Lũ I phân ra âm dương rơ rệt theo trục phân lưỡng nghi Hậu Thiên.
Chúng ta có thể đọc được ngay trong ṿng phù điêu thứ nhất, phía tây, ‘vũ công’ đầu tiên lắc chuông, ‘vũ công’ cuối cùng cầm ngọn giáo, chắc chắn là giáo đồng Đông Sơn, ấy là hành Kim.
Phía đông, nhóm “’vũ công’ chơi bộ gơ bằng gỗ”, thực ra đó là những dụng cụ dệt nhuộm như bên dưới thân trống (hai nhóm đều có khèn bầu giống nhau) ấy là hành Mộc.
Phía bắc, cây phướn định hướng gió, để nầu đồng, rót đồng đă buông thẳng đứng (venguon: trong nhà Dong Son, tac gia cho rằng đó là toàn cảnh về cách đúc trống đồng; theo các nhà khảo cổ học từ xưa tới nay cho đó là cảnh đánh trống đồng), người đứng trên trống đầu tiên đă thong thả, trống đă đúc xong tức là mới tưới nước giải nhiệt xong (xem chuyên khảo về “Đúc trống Đông Sơn..”) ấy là hành thủy.
Phía Nam, phướn gió đang bay, mọi người hối hả, lúc này chắc đang nấu đồng, rót đồng, in khuôn … đó là hành Hỏa. Ở đây có một vấn đề cốt tủy là tượng số 1 chỉ hướng Nam, trái với lư “thiên nhất sinh thủy”, nói cách khác hướng Càn trên trống Ngọc Lũ chính hướng Nam đông Nam, v́ sao?
Chúng tôi không đi sâu vào phần luận về ngũ hành tương sinh, tương khắc, v́ không có ǵ mới so với ngày nay, nhưng chỉ có một điều chưa rơ là các Đạo gia, theo kinh sách đă đưa ra lư thuyết của ḿnh vào Hà Đồ và Bát quái như thế nào? C̣n ở ta, tổ tiên đă vạch ra mọi sự có lẽ là như vậy.
Cụ thể là trống đồng, sản phẩm kim khí h́nh thành từ âm dương, ngũ hành. Bởi lẽ, “… có khuôn mới đúc nên hinh” (tục ngữ Việt Nam), hay dương bản (époque) tạo ra âm bản rồi sau đó tái tạo lại dương bản. C̣n việc đúc, trước nhất, lơi hay cốt đúc trống, khuôn bao để đúc trống, trong ngoài đều Thổ. Lấy củi hay than nấu đồng, rót vào khuôn, ấy là tượng kim khắc mộc hay kim chuyển hóa bởi mộc; cây cối làm vỏ quả đất (thạch quyển với kim loại là chính) bị phong hóa dần dần. Lấy lửa đốt củi, Hỏa khắc Mộc, rồi lấy nước dập lửa, giải nhiệt cho trống mới đúc, Thủy khắc Hỏa. Đó cũng là sự ứng nghiệm quy luật tương khắc của Lạc Thư.
Có thế mới thấy, trống đồng Ngọc Lũ I của ta phải là kết quả của tri thức và ứng dụng âm dương, ngũ hành vào công nghệ đúc, nó đại diện cho văn minh Đông Sơn, cho Việt Nam. Việc bản đúc lại trống đồng Ngọc Lũ I được tặng Liên hợp quốc đă đưa ra trước cộng đồng thế giới một bằng chứng sống động tuyệt vời về một đất nước có hơn 4000 năm văn hiến.

C̣n tiếp


__________________
venguon
Quay trở về đầu Xem venguon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi venguon
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.1914 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO