Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 316 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Truyện ông Đùng bà Đà của người Việt Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 1 of 1: Đă gửi: 10 March 2005 lúc 11:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

1. H́nh tượng ông Đùng bà Đà và tục thờ cúng.

Một trong những biểu hiện khá tiêu biểu của tín ngưỡng thờ phồn thực ở đồng bằng Bắc bộ là h́nh tượng ông Đùng - bà Đà với vóc dáng khổng lồ, như dân gian đă miêu tả:

“Con sắt đập ngă ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay”

Ông Đùng bà Đà trong dân gian tuy có nhiều tên gọi khác như ông Cồ bà Cộc, hay ông Đực mụ Cái cũng đều là chỉ cặp vợ chồng có h́nh dáng khổng lồ khác người, những người được dân gian coi là “những người lao động đầu tiên đă đào sông xây núi và làm ra đất nước”(1).

Trước hết chúng ta hăy lư giải về những người khổng lồ. Cho đến nay trong dân gian vẫn tồn tại hai quan niệm song hành về người khổng lồ của nhân loại. 1/ Quan niệm thứ nhất cho rằng vũ trũ gồm 3 tầng 4 thế giới và trong mỗi tầng vũ trụ đó lại có những cá thể có vóc dáng rất khác nhau. Ở tầng thứ nhất trên có sự hiện hữu của các thần linh với thân h́nh khổng lồ, tầng thứ hai là nhân gian với những con người có vóc dáng b́nh thường như chúng ta hiện nay; và tầng thứ ba là âm ti với những con người có h́nh dáng hết sức nhỏ bé. 2/ Quan niệm thứ hai lại chia thế giới nhân sinh này theo thời gian thành 2 dạng là người khổng lồ với thân h́nh hết sức to lớn và người có vóc dáng b́nh thường như ngày nay. Theo quan niệm này th́ người khổng lồ là sản phẩm thuộc thế hệ thứ nhất của tạo hoá, to xác nhưng ngờ nghệch lại sống dựa vào trời đất. Đến một lúc, trời không thể chịu nổi sự dựa dẫm của họ, nên đă gây nên một trận đại hồng thuỷ xoá sạch họ đi. Đến nay những chứng tích c̣n lại của những người khổng lồ trước đây là các chuôm ao ở vùng đồng bằng hay các vết chân, vết nứt lớn… trên đá cơn đại hồng thuỷ qua đi cuộc sống lại dần được hồi sinh. Sau đó tạo hoá đă sinh ra một loại người khác, có vóc dáng nhỏ nhưng lại có trí khôn, tự sống được bằng hai bàn tay lao động của chính ḿnh. Nhờ đó họ đă tồn tại.

Như vậy, dù theo quan niệm nào th́ người khổng lồ cũng đă từng có mặt trong tâm linh dân gian thời trước. Có thể thấy rằng h́nh tượng ông Đùng bà Đà cũng nằm trong hệ thống người khổng lồ h́nh thành trong tâm tưởng người xưa. Và, cho đến ngày nay người ta vẫn luôn thờ cúng họ, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, để tỏ ḷng biết ơn cũng như khẳng định sự tồn tại của họ trong ḍng văn hoá tâm linh truyền thống.

Với người Việt, ở đồng bằng Bắc bộ, tục thờ cúng ông Đùng bà Đà không rơ đă được thờ từ bao giờ và cho đến nay vẫn được duy tŕ (mặc dù có thể đă có những biến thái) để gắn liền với tín ngưỡng phồn thực và trở thành một nghi thức trong lễ hội của nhiều làng quê.

Trong dân gian, chúng ta vẫn biết đến ông Đùng bà Đà thông qua truyền thuyết cổ xưa. Tục truyền rằng: Đă lâu lắm rồi, không c̣n ai nhớ chính xác là từ bao giờ, ở một ngôi làng nọ có hai chị em sinh đôi sinh ra đă có vóc dáng khác người. Không chịu được những lời chê bai của làng xóm nên bố mẹ đă bỏ hai chị em ra ngoài b́a rừng. Càng lớn hai chị em càng to lớn dị thường nên bị dân làng xa cách và không thể kết hôn với người trong làng được. Hai chị em quyết định bỏ làng ra đi và hẹn nhau trên đường nếu gặp người nào hợp duyên th́ kết hôn với người đó. Họ chia tay mỗi người theo một hướng. Sau bao ngày t́m kiếm vất vả mà chẳng gặp một ai, cuối cùng số phận lại run rủi để họ gặp lại nhau. Cho đó là định mệnh, hai người sống với nhau như vợ chồng. Sau đêm tân hôn, họ đều cảm thấy tội lỗi. V́ thế, nhiều lần người vợ đă bỏ trốn, người chồng phải đi t́m về. Và cứ thế họ sống với nhau trong mặc cảm tội lỗi và sự chê bai của xóm làng. Tin đồn hai chị em ruột lấy nhau đến tai nhà vua. Biết chuyện, nhà Vua đă xử họ tội loạn luân và đem ra chém để răn đe mọi người(2). Chết rồi nhưng hai người vẫn rất linh thiêng nên được nhân dân trong làng lập đền thờ và hàng năm mở hội kỷ niệm. Sau này dân gian gọi họ là ông Đùng bà Đà (chỉ sự to lớn dị thường của họ), coi họ là Thành hoàng làng và thờ phụng họ.

Sau này lễ rước ông Đùng bà Đà được tổ chức hàng năm với những nghi thức và tục hèm rất độc đáo tạo dưới sự bí ẩn thiêng liêng, làm nên sức mạnh đặc biệt của nghi lễ này.

2. Yếu tố phồn thực của tục thờ ông Đùng bà Đà.

Trong tín ngưỡng thờ ông Đùng bà Đà, phồn thực là yếu tố chủ đạo làm nên bản sắc của tín ngưỡng, việc thờ ông Đùng bà Đà cũng chính là thờ hành vi giao phối của hai vị thần, một môtíp có tính chất chung của nhân loại. Trên thế giới đă có rất nhiều cổ tích kể về chuyện anh em, chị em ruột phải kết hôn với nhau, dựa vào một cốt truyện chung: Sau cơn đại hồng thuỷ, trên trái đất chỉ c̣n lại hai anh em (hoặc chị em) 1 đực 1 cái. Không thể khác được, số phận đă buộc hai người phải lấy nhau và họ đă trở thành thuỷ tổ của loài người, trở thành đôi uyên ương khởi nguyên của nhân loại.

Tuy nhiên quan niệm đạo đức Nho giáo chính thống th́ không thừa nhận truyền thuyết về ông Đùng bà Đà cũng như sự hiện hữu của tín ngưỡng này và cho rằng đây là những “tà thần”, “dâm thần” nên đă ngăn cấm người dân thờ phụng. Người ta không công khai nói đến ông Đùng bà Đà với sự “loạn luân” nữa, mà chuyển hoá thành Thiên Tiên và Địa Tiên. Tuy nhiên, tại những nơi có tục thờ ông Đùng, bà Đà, người ta lại xây dựng nên một truyền thuyết mới với những biến thái phù hợp với đời sống tâm linh và giá trị tinh thần của người dân địa phương. Điều này được thấy rơ trong lễ hội về ông Đùng bà Đà ở An Xá (Hưng Yên) và Quang Lang (Thái B́nh), hai địa danh có tục thờ ông Đùng bà Đà khá tiêu biểu và hiện vẫn c̣n được lưu giữ mà chúng tôi muốn lấy làm minh chứng.

2.1. Tuỳ từng địa phương mà lễ hội về ông Đùng bà Đà có thời gian và tṛ diễn khác nhau.

Tại làng An Xá (xă An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên), từ rất lâu đă truyền tụng nhau một truyền thuyết về ông Đùng bà Đà với yếu tố phồn thực được thể hiện rơ nét thông qua các tṛ diễn trong lễ hội (diễn ra từ ngày 6 đến ngày 12 tháng tư âm lịch hàng năm), nhái lại các hành động mang tính giao phối rơ rệt.

Trước hết, lớp văn hoá nằm ở tầng sâu nhất của tín ngưỡng này là quan niệm “lưỡng phân lưỡng hợp”. Trước đây, với tŕnh độ và phương tiện sản xuất c̣n hạn chế, mùa màng thường bị thất bát, những cư dân trồng trọt đều đặt mọi ước vọng vào phồn thực, vào việc hoà hợp âm dương mà biểu hiện của nó là Đực - Cái. Sự liên tưởng giữa Trời - Đất, Dương - Âm, Đực - Cái luôn tồn tại trong tâm thức người nông dân Việt. Do vậy, cây trồng, vật nuôi và thậm chí con người muốn ra hoa kết hạt, sinh sôi nảy nở phải có sự giao hoà âm dương. Người xưa tin rằng hành động giao phối của con người sẽ gây cảm hứng sang muôn vật(3) . Chính v́ vậy trước mùa gieo cấy, bao giờ người ta cũng thờ cúng và tái hiện việc giao hoà Âm - Dương, Đực - Cái dưới dạng các tṛ diễn để mong rằng cây cối sẽ bắt chước theo và sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Việc nhái lại các hành động tính giao giữa ông Đùng bà Đà trong các lễ hội cũng không ngoài mục đích trên.

Trong lễ hội làng An Xá, yếu tố phồn thực được thể hiện trong tín ngưỡng này bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian: Ông Đùng bà Đà là hai chị em nhưng do hoàn cảnh xô đẩy, hai người đă lấy nhau và sau đó bị nhà vua xử chết v́ tội loạn luân, sau khi chết, nhân dân lập đền thờ và hàng năm mở hội diễn lại tích ông Đùng bà Đà với những hành động được cho là thiêng liêng. Thực chất việc diễn lại những hành động hoà hợp giữa ông Đùng bà Đà trong đêm hội là nhằm tái hiện đêm tân hôn của hai người, sau đó, ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy việc diễn lại cuộc hành h́nh ông Đùng bà Đà bằng việc cắt từng bộ phận của tượng, chính là nghi lễ hiến sinh đôi trai gái đang trong trạng thái giao hoan cùng cực để dâng lên vị thần nông nghiệp.

Yếu tố phồn thực của tục thờ ông Đùng bà Đà c̣n được thể hiện trong cả tục rước và tṛ diễn. Đó là hành động hai h́nh nhân ông Đùng bà Đà (có kích thước khá lớn) công khai ôm chầm lấy nhau tỏ rơ sự hoan lạc của quan hệ nam nữ trong đám rước mà người dân vẫn gọi là múa mèn, cùng với việc trai gái làng “tranh thủ” lúc này để được đụng chạm vào nhau. Đó là hành động cắt đầu tượng Ông nhét vào thân dưới của tượng Bà, mà dân gian vẫn gọi là “đầu Ông đút đít Bà” khi diễn lại cảnh hành h́nh hai người. Đó c̣n là việc nam nữ trong làng được tự do quan hệ yêu đương, bất kể đă có gia đ́nh, trong đêm làm lễ triệt đăng.

2.2. Tại làng Quang Lang (xă Thuỵ Hải, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái B́nh) th́ yếu tố phồn thực của tục thờ này cũng được thể hiện rơ ràng khi rước Đùng và múa Đùng trong lễ hội Đùng của làng được diễn ra vào ngày 12 đến 14 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Trong ngày hội làng, khi rước Đùng, dân làng chạy theo sau Đùng, đa số là những nam nữ thanh thiếu niên và trẻ con, vừa xô đẩy ḥ reo vừa nô đùa chọc ghẹo, sờ soạng nhau một cách thoải mái tạo nên một không khí hội làng vui nhộn.

Trong lúc múa Đùng, các h́nh Đùng có kích thước khá lớn được làm cẩn thận bằng tre lắc lư, chao đảo theo nhịp trống. Cứ một lúc lắc lư như vậy th́ từng đôi một Đùng nam và Đùng nữ lại “chập chập cheng cheng” mặt áp mặt, thân áp thân thể hiện hành động tính giao. Dân làng thấy vậy ḥ reo tán thưởng trong khi một loạt các Đùng nhỏ do các gia đ́nh, ngơ xóm cũng “bắt chước” chập vào nhau. Đặc biệt, nhân cơ hội đó, trai gái trong làng lại được dịp đụng chạm vào nhau để thể hiện cách tỏ t́nh thân mật(4).

Qua lễ hội làng An Xá (Hưng Yên) và lễ hội làng Quang Lang (Thái B́nh), hai địa phương hiện c̣n lưu giữ tục thờ ông Đùng bà Đà khá tiêu biểu và đậm nét, chúng ta có thể thấy lộ rơ một nghi lễ phồn thực trong tín ngưỡng nông nghiệp của cư dân Việt. Cũng qua tục thờ này ở hai địa phương chúng ta bước đầu có cái nh́n tổng thể về tục thờ ông Đùng bà Đà ở đồng bằng Bắc bộ cùng những đặc trưng tiêu biểu của tục thờ - yếu tố phồn thực - Chính yếu tố phồn thực c̣n rơ nét ấy đă góp phần làm nên tính đặc sắc của tín ngưỡng thờ Ông Đùng bà Đà, hay nói cách khác, phồn thực chính là yếu tố chủ đạo h́nh thành nên tín ngưỡng thờ này và cũng chính nó đă tạo nên sức sống mănh liệt cho tục thờ.

3. Bước đầu xem xét tục thờ này trong hệ thống tín ngưỡng phồn thực nói chung của cư dân Việt đồng bằng Bắc Bộ.

Gắn với từng hoạt động sản xuất của con người đều có các h́nh thức tín ngưỡng tương ứng, trong đó quan trọng nhất có tín ngưỡng nông nghiệp. Với người Việt, những lễ nghi nông nghiệp được diễn ra ở hầu khắp các công đoạn của việc trồng trọt và hoa màu, nhất là với canh tác nương rẫy. Họ đặt mọi ước vọng vào sự sinh sản, sinh sôi dồi dào của cây trồng và liên tưởng nó với một lực lượng siêu nhiên nào đó, coi đó như là nguồn gốc của mọi sự sinh sản của giống loài. Điều này bắt nguồn từ quan niệm của người xưa cho rằng mọi thứ có được là do sự giao hoà đầy “bí ẩn” giữa âm - dương, nguồn gốc sản sinh ra con người và vạn vật của vũ trụ.

Trong điều kiện xă hội cổ truyền c̣n lạc hậu, mùa màng thất thường, nạn thiếu ăn xảy ra thường xuyên. Về hiện tượng này, Tôkarép đă viết “Nguồn gốc này chính là sự bất lực của con người trồng trọt. Cây trồng không phải bao giờ cũng được mùa, mà mùa màng phụ thuộc vào những điều kiện mà con người cần đến sự phù trợ, giúp đỡ việc trồng cây,...”(5). Chính v́ vậy, nhu cầu của con người về việc cầu mong sự sinh sôi nảy nở của cây trồng là rất lớn. Điều này dẫn tới việc h́nh thành nên các nghi thức, tín ngưỡng tôn thờ lực lượng siêu nhiên quyết định sự sinh sôi nảy nở, từ đó xuất hiện các lễ nghi ma thuật gắn với nông nghiệp. Tín ngưỡng phồn thực (Culte de fécondité) ra đời cùng các nghi lễ và tṛ diễn đặc trưng. Tín ngưỡng này đă có mặt ở Việt Nam cách ngày nay 3000 năm(6), thông qua sự liên tưởng/ tương liên giữa chính sự sinh sản (bao gồm cả cơ quan sinh sản) của con người và sự sinh trưởng của cây cối và động vật mà nhờ đó, con người và muôn vật được bảo tồn và phát triển ṇi giống. Tín ngưỡng phồn thực được biết đến gắn với việc thờ cơ quan sinh dục của con người (sinh thực khí) hoặc thờ một cặp trai gái có tên gọi hẳn hoi như ông Đùng bà Đà, ông Khiu bà Khiu và thờ bản thân hành vi giao phối nhằm cầu mong cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi. Ước vọng mănh liệt ấy được họ thể hiện bằng những h́nh vẽ mô tả lại cảnh giao phối giữa một đực một cái ở mọi nơi, trong hang đá, trên các công cụ sản xuất, trên thạp đồng...

Tuy nhiên, bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng nguyên thuỷ dựa trên nguyên lư kết hợp hài hoà âm dương là nguồn cội của sinh sản nảy nở, th́ dân tộc Việt lại luôn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của đạo đức Khổng Mạnh về sự tách biệt nam nữ và coi bản năng t́nh dục tự do là điều xấu xa cần giấu giếm hay xoá bỏ. Chính những điều này đă tạo nên nghịch lư giữa cái vô thức khi con người thể hiện quan niệm nguyên sơ và hồn nhiên về bản năng của ḿnh với cái hữu thức của văn hoá người Việt khi bị áp đặt một số quan niệm về đạo đức. Và, với sự uyển chuyển vốn có của người Việt, người ta t́m cách giải quyết nghịch lư ấy một cách hài hoà nhất, hợp lư nhất, ẩn chứa nó vào các trường hợp đặc biệt và các h́nh thức đặc thù, đó là tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội. Trong tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội chúng ta lại t́m thấy các dạng thức khác nhau, các h́nh thức biểu hiện khác nhau với những đối tượng thờ khác nhau nhưng cùng chung một mục đích: Cầu phồn thực.

3.1. Trước hết, nói về việc thờ sinh thực khí của người Việt. Đối tượng thờ, cùng là cơ quan sinh dục (âm vật, dương vật) với một nguyên tắc chung: “vật tượng cho sinh thực khí nam luôn có h́nh khối trụ, tṛn hoặc dài và mang tính động. Những vật tượng cho sinh thực khí nữ th́ hoặc có dáng bẹt (như mo nang hoặc đan bằng tre, nứa) h́nh vuông hay tṛn hoặc ở dạng lỗ {...}, rănh, hốc, khe, kẽ nứt... và mang tính tĩnh”(7). Trong rất nhiều lễ hội của cư dân Việt trên địa bàn Bắc bộ, ta có thể thấy sự hiện diện của “các kiểu” sinh thực khí này. Đó là trái phết, trái cầu (biểu trưng cho sinh thực khí nam) được đánh vào các lỗ, “lồ” có h́nh vuông hoặc tṛn (biểu trưng cho sinh thực khí nữ) được đào ở giữa hoặc ở 2 góc phía Đông và Tây của sân đánh phết như trong lễ hội Hiền Quan, lễ hội thôn Đông Viên, lễ hội Sơn Vi, Trương Xá (Phú Thọ). Đó là chiếc kén tằm bằng gỗ đẽo h́nh sinh thực khí nam và sinh thực khí nữ được xỏ vào nhau trong đám rước sau mỗi câu hát “Cái sự làm sao, cái sự làm vầy/ Cái sự thế này, cái sự làm sao” như trong hội làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) được tổ chức từ ngày 30 tháng chạp đến 16 tháng giêng. Đó c̣n là chiếc lao và tấm bia bằng gỗ trong tṛ thi ném lao ở hội Hiền Quan, là chiếc dùi gỗ và cái mu rùa trong tṛ Trám (Phú Thọ) hay c̣n là chày và cối ở hội làng Nối (Hưng Yên) được mang ra giă theo nhịp câu xướng cổ truyền: “cái này là cái ǵ/ làm thế nào, làm thế này” và trai gái cũng nhân lúc đó đùa nghịch nhau... Đặc biệt là trong lễ hội ở làng Khúc Lạc và Dị Nậu thuộc tỉnh Phú Thọ, người ta không chỉ thấy thờ hai sinh thực khí, một của nam, một của nữ mà trên bàn thờ, ngoài các lễ vật thường thấy khác c̣n có 36 sinh thực khí (trong đó có 18 dương vật và 18 âm vật) gọi là cái nơ nường. Hay được thể hiện bằng bánh dầy (biểu tượng âm vật), và bánh cuốn hay bánh tét (biểu tượng dương vật) dưới dạng các vật dâng cúng, như trong hội làng Sơn Đông (Hà Tây), hay dưới dạng thi làm bánh dầy ở nhiều hội làng đồng bằng Bắc bộ khác.

Việc thờ sinh thực khí của người Việt c̣n được biến cải và đưa vào trong các tṛ chơi dân gian trong ngày hội như tṛ “tùng dí” trong hội đền Hùng. Thanh niên nam nữ múa từng đôi một, mỗi người cầm trong tay những vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ mỗi khi nghe trống đánh tùng họ lại giơ hai vật đó lên rồi chọc vào nhau (dí), cứ như vậy nhiều lần. Hay trong tṛ cầu tế nơ nường ở Đức Bác (Vĩnh Phúc) diễn ra vào tối 1 tháng 2. Trong lễ cầu đinh được cử hành tại đ́nh Mẫu, trai cầm chày bằng gỗ vông, gái cầm chiếc mo cau. Khi chủ lễ tŕnh thánh xong, anh con trai hỏi “cái sự làm sao?”, cô gái đáp “cái sự làm vầy” và hai người vừa nói vừa đưa hai vật chọi vào nhau 3 lần. Nếu trúng cả th́ năm đó làng sẽ sinh nhiều con trai và làm ăn thịnh vượng.

3.2. Bên cạnh việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng thờ phồn thực c̣n được biểu hiện dưới dạng thờ các hành vi giao phối, đôi khi cụ thể hơn là thờ cặp trai gái đă được hoá thân vào vai tṛ Thành hoàng làng. Đó là việc thờ ông Khiu bà Khiu hay thờ ông Đùng bà Đà. Thường ngày, những vị thần này được biết đến như những vị thành hoàng của làng và lại hoá thân vào các vị thần phồn thực khi có lễ hội. Ví dụ, như trong lễ hội làng An Xá, Hưng Yên, hai vị Thành hoàng này đă được dân gian cho phép thể hiện những hành động mang tính giao phối rất rơ rệt như ôm chầm lấy nhau một cách hoan lạc trong lễ rước, hay trong đêm hội khi người ta tháo phần thân trên của tượng Ông lắp vào với phần thân dưới của tượng Bà. Khi để ông Đùng bà Đà thể hiện hành động giao phối ấy, người dân tin rằng nhờ vậy mà mùa màng, cây cối và thậm chí cả con người ở đây sẽ sinh sôi nảy nở, ra hoa kết trái. Với người dân nơi đây, việc thờ ông Đùng bà Đà là thờ hai vị thành hoàng làng nhưng cũng chính là thờ phụng vị thần nông nghiệp của cả làng, vị thần tạo ra sự sinh sôi nảy nở của cây trồng. Như vậy, khác với tục thờ sinh thực khí, tục thờ ông Đùng bà Đà với các nghi thức và tṛ diễn nhái lại hành động tính giao nam nữ đă bộc lộ công khai và nguyên h́nh cổ tục phồn thực dưới dạng nguyên thuỷ nhất, thể hiện ước vọng sinh sôi nảy nở, an khang vật thịnh của những người nông dân trong xă hội cổ truyền.

Tôn thờ hành vi giao phối và thực hiện hành vi đó trong các lễ hội cúng thần linh, người Việt cho rằng hành vi đó được xem như một hành động có tính ma thuật, có tác dụng làm mẫu và kích động cây trồng, nhắc nhở trời đất... Chính v́ vậy, trong tục thờ này, người ta không thể bỏ qua được những động tác giao hoan thể hiện sự hoà hợp âm – dương. Thực tế, sự giao cấu giữa ông Đùng bà Đà trong ngày hội, chính là bức thông điệp để cư dân nông nghiệp được hoà vào thiên nhiên vũ trụ, họ muốn được đem chính ḿnh ra làm h́nh ảnh gợi ư để nói rằng: Hỡi các vị thần linh, hỡi muôn loài cây cỏ, hăy theo cách gợi ư của chúng tôi, hăy làm theo cách của chúng tôi đây, cho thóc lúa đầy đồng, vụ mùa bội thu, để cuộc sống này thêm phần tươi đẹp.

3.3. Tuy nhiên, cho đến nay việc thờ các hành vi giao phối không c̣n phổ biến mà h́nh thức thờ dưới dạng các nghi thức, những tṛ diễn, tṛ đùa vui mang tính phồn thực ở làng xă, nhất là trong các dịp hội làng, th́ lại phổ biến và phong phú hơn nhiều. Các nghi lễ này được diễn ra liên tục trong năm ở các địa phương khác nhau với các tṛ diễn và lễ nghi trong các lễ hội, nhất là lễ hội mùa xuân, mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài. Trong các nghi lễ này chúng ta có thể gặp tục tắt đèn trong đêm hội, một cổ tục được t́m thấy ở nhiều nơi trên đồng bằng Bắc bộ như: Đêm ră hội ở làng La (Hà Tây), trai gái tha hồ đùa nghịch nhau, làm những điều mà ngày thường bị coi là “xằng bậy”. Tục tắt đèn của làng Niệm Thượng (Bắc Ninh) lại được thực hiện trong khi hai giáp thi thổi xôi tế thần trong ngày hội, lúc đèn tắt trai gái trong làng cũng “tranh thủ ” tự do đùa nghịch nhau. Phong tục này cũng c̣n thấy trong lễ hội làng Đan Nhiễm (Hưng Yên), hay thoáng thấy trong lễ mở cửa rừng ở Phú Lộc (Vĩnh Phú).

Ngoài ra có một phong tục nữa cũng cần nhắc tới trong các lễ hội có nghi lễ phồn thực, đó là tục “chen” ở lễ hội làng Nga Hoàng (Bắc Ninh). Trong hội, nam nữ không kể già trẻ, trai gái, người trong làng và thậm chí cả người ngoài làng đều t́m cách chen lấn nhau. Đặc biệt, trong đêm tế ră hội, tục chen đă đi đến cao trào khi giữa cuộc tế lễ đèn nến tắt hết để trai gái thoải mái chen lấn, đùa nghịch nhau…

Tương tự như tục chen, tục trai gái bắt trạch trong chum cũng là một tṛ chơi mang đầy tính phồn thực mà chúng ta có thể t́m thấy trong lễ hội làng Văn Trưng (Vĩnh Phúc). Trước đ́nh làng bầy một dăy chum đựng nước pha loăng bùn trong đó có thả trạch. Từng cặp nam nữ muốn tham gia bắt trạch phải tuân thủ luật là một tay của trai và gái vừa ôm gh́ lấy nhau để đùa nghịch c̣n tay kia cùng nhúng vào chum cố bắt cho được con trạch đang thả trong đó. Tṛ “linh tinh t́nh phộc” trong hội làng Tứ Xă (Vĩnh Phúc) lại c̣n giữ nét nguyên thuỷ hơn nhiều. Trong ngày hội, vào những khoảng khắc nhất định trai gái có thể thoải mái... “chung chạ” mà không sợ bị phê phán hay chê cười(8).

3.4. Tế nhị hơn các tṛ trên và được thể hiện dưới h́nh thức sân khấu hoá, có tính tượng trưng là tục hát đối đáp giao duyên trong lễ hội mùa xuân. Đây là một tṛ diễn ở trạng thái thuần khiết nhất song vẫn là một biểu hiện khá phổ biến và gợi tả của tín ngưỡng phồn thực của người Việt, (hát giao duyên giữa trai gái có nhiều thể loại như hát quan họ, hát ghẹo, hát xoan, hát đúm, hát dặm, hát trống quân...). Khi hát như vậy nam nữ có thể mời chào nhau, trao đổi tâm t́nh hay bày tỏ t́nh cảm với nhau.

Như vậy, có thể thấy tín ngưỡng thờ phồn thực có một vai tṛ rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ xưa kia và phần nào c̣n cả trong đời sống ngày nay. Chính tín ngưỡng này đă góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú trong đời sống tinh thần của người Việt nói riêng, góp phần làm nên bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung.

---------------
Sưu tầm
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.6289 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO