Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 307 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Bài của Nguyễn Quang Trọng về người Việt Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 1 of 6: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 2:34am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Những «người» đầu tiên trên đất Việt :
Homo erectus và Gigantopithecus
----------------------------------
Giống «người» đầu tiên đến đất Việt

Những người đầu tiên đến đất Việt là Homo erectus, «người đứng thẳng». Họ đă sống trên đất Trung Hoa từ gần hai triệu năm trước. Đa số khoa học gia cho là họ từ Phi Châu đến, nhưng một số nhà khoa học Trung Hoa cho là họ sinh ra từ khỉ nhân h́nh tại chỗ. Từ Trung hoa họ đi về phía nam, đến Bắc Việt cách đây độ năm trăm ngàn năm. Các nhà khảo cổ t́m được một ít di cốt tại VN : khoảng mươi răng đă hóa thạch (thuộc nhiều loài nhân h́nh) trong tầng đất đá đỏ trầm tích trong các hang Thẩm Khuyên, Kéo Lèng và Thẩm Hai ở 65 km tây bắc Lạng Sơn. Trừ một răng cửa hàm trên, các răng khác đă bị thú gặm nhấm ăn mất phần chân răng (phần này có tủy mà không có men cứng, dễ ăn) trước khi răng bị hóa thạch. Các nhà khảo cổ Việt Nam không định tuổi chính xác được khi t́m ra chúng vào thập niên 1960 (v́ thiếu phương tiện ?).


Tuy nhiên, người ta đoán chừng chúng rất xưa, qua sự kiện chúng đă hóa thạch và qua tuổi phấn hoa cùng di cốt động vật thuộc thời Pleistocene giữa (mấy trăm ngàn năm trước) nằm trong lớp đá trầm tích. Gần đây, răng t́m thấy trong hang Thẩm Khuyên được Ciochon và Vũ thế Long định tuổi lớp men răng bằng ESR (electron spin resonance), là trong khoảng 401 ± 51 đến 534 ± 87 ngàn năm trước đây.

Tuổi của lớp trầm tích định bằng ESR và phóng xạ Uranium/Thorium cũng khoảng thời gian đó. Những răng này không phải của sinh vật sống trong hang, mà của sinh vật chết bên ngoài bị nước lũ đưa luồn từ ngoài trời vào hang, cùng với đất cát, khoáng chất, làm thành lớp trầm tích hóa thạch. Có thể v́ thế nên không có dụng cụ đá trong những hang này, như trường hợp mà các nhà khảo cổ thường gặp trong vùng có di cốt người cổ.

Tuy người ta không t́m ra dụng cụ đá nào cùng thời với Homo erectus ở miền Bắc Việt Nam, không có nghĩa là thời này người cổ ấy không biết làm và sử dụng dụng cụ đá.

Ở Vân Nam (nam Trung Hoa) cách nước Việt Nam vài trăm cây số, người ta t́m thấy vào năm 1965 răng Homo erectus xưa đến 1.7 triệu năm (trong hang Yuanmou - Nguyên Mưu) lẫn dụng cụ nạo bằng đá trong vùng. Và trong những thập niên sau đó người ta t́m được cả mấy trăm răng và nhiều hàm của nhiều giống humanoid khác nhau trong lớp trầm tích sâu (xưa) hơn. Đa số những di cốt thuộc họ khỉ nhân h́nh (giống người, humanoid) Ramapithecus, trong đó có một loài vượn nhân h́nh được các nhà khảo cổ lấy tên vùng Lufeng ở Vân Nam (nơi t́m thấy) để đặt tên là Lufengpithecus. Các đồ nạo bằng đá, than và xương cháy đen t́m được trong vùng cũng được cho là bằng chứng dấu vết người Homo erectus sống tại đấy.

Mới đây, tại Bose thuộc tỉnh Quảng Tây (nam Trung Hoa), nơi cách Lạng Sơn hơn trăm cây số, các nhà khảo cổ khai quật một số lớn đồ bằng đá cứng đẽo hai mặt theo kỹ thuật acheulean, chứ không phải dụng cụ thô sơ. Đây là một sự kiện khảo cổ quan trọng (đăng trên báo Science và phần lớn các tạp chí thông tin khoa học), v́ lần đầu tiên người ta chứng minh được giống Homo erectus ở Đông Á Châu cũng đạt được tŕnh độ kỹ thuật đẽo đá cao như người Phi Châu. (Năm 1948, giáo sư đại học Harvard Movius đưa ra thuyết theo đó người cổ Á châu lạc hậu v́ không biết làm đá đẽo hai mặt theo kỹ thuật acheulean như người Phi Châu hơn triệu năm trước. Ông vẽ «đường Movius» chia thế giới tiền sử thành hai vùng, mà vùng Đông Nam Á là vùng lạc hậu).

Khám phá này của Potts (Smithsonian Institution's National Museum of Natural History, Washington D.C.) và Yamei (Hàn Lâm Viện Trung Quốc) cho thấy người cổ châu Á không lạc hậu chút nào. Đồ đá đẽo hơi khác với đồ phương tây cùng thời điểm nhưng tinh vi không kém, nếu không muốn nói là hơn. Điểm đặc biệt là tất cả đồ đá đều đẽo với thứ đá cứng khó t́m ra trong vùng từ nam Trung Hoa đến Việt Nam. Trong vùng này, đá dễ thấy nhất là đá vôi, một loại đá bở rất khó đẽo gọt một cách tinh vi. Trong cùng lớp đất với đồ đá, người ta c̣n thấy than và loại đá tektites sinh ra bởi thiên thể (meteorites). Khi thiên thể rơi từ không gian với vận tốc cao tông mạnh vào mặt đất, sức ép và nhiệt độ rất cao làm chảy đá nơi nó rơi trúng. Nhờ có các mảnh tektites, người ta định được tuổi đồ đá này bằng phương pháp phóng xạ Argon (trên tektites lấy từ 3 nơi khác nhau) : 800 000 năm trước, cùng tuổi với lớp địa chất có đồ đá. Người ta biết được lúc đó có một thiên thể nổ trên vùng trời của xứ Indonesia ngày nay, bắn những mảnh văng ra khắp Đông Nam Á, đến tận Úc Châu. Một mảnh lớn rơi vào vùng bắc VN - nam Trung Hoa, làm cháy rừng và tàn phá một vùng rộng. Nhóm người Homo erectus đến vùng đất trơ trụi (hay đang ở đó nhưng thoát chết nhờ tránh lửa trong hang) đă biết chọn những ḥn đá cứng để đẽo dụng cụ. Nhờ thiên thể rơi gây cháy rừng, và thổi bay lớp đất phủ trên những ḥn đá cứng bị nước lũ cuốn vào các ḷng sông cổ, nên họ mới có thể t́m thấy loại đá này. Họ cũng biết dùng kỹ thuật thích ứng để đẽo. Như vậy ta có thể nói là người Homo erectus tại Á Châu sở dĩ chỉ có đồ đá thô sơ là v́ họ không có đá tốt để đẽo thành đồ đẽo hai mặt, chứ không phải v́ kém thông minh. Họ chỉ làm khi cần, như là lúc không c̣n tre để làm dụng cụ nữa (sau trận cháy rừng). Tài làm và sử dụng đồ chế bằng tre của dân Đông Nam Á ngày nay ai cũng biết (họ chế đồ đựng, bẫy thú, vũ khí, dao cắt), và người ta nghĩ rằng họ đă biết làm từ thời tiền sử.

Bà Lynne Schepartz, giáo sư Đại học Cincinatti, vừa bật mí tại một Hội nghị ở Hawai năm 2001, một loại dụng cụ người Homo erectus sáng chế chỉ t́m thấy tại nam Trung Hoa. Khai quật di tích Panxian đại động ở Quế Châu trong ṿng năm năm, bà t́m thấy một số lượng lớn răng hàm và xương đùi tê giác và Stegodon (voi tiền sử), những thú to tiền sử nay không c̣n nữa. Hang này rộng bằng hai sân banh football, vốn là một ngôi chùa vào thời Minh, vào thời Mao dùng làm rạp hát (quày bán vé vẫn c̣n đó !). Bằng vào xương đùi loài thú rừng không có trong hang, và răng người t́m thấy lẫn với xương thú, bà cho rằng người sống ở đó đă xẻo đùi thú săn được trong rừng đem vào hang ăn, v́ chỉ có đùi mới dễ vác đi từ rừng về hang. Nhưng bà rất ngạc nhiên khi thấy trong một tầng khảo cổ dày một thước chỉ thấy toàn là răng của loài thú to, có cái to bằng quả táo tây nhỏ, mà lại không có hàm. Nghiên cứu kỹ hơn, bà phát giác ra người cổ đă sáng chế dụng cụ bằng răng thú to. Người ta quả có t́m được vài dụng cụ đá đơn giản, nhưng như đă nói trên, trong vùng không có đá tốt để đẽo dụng cụ. Người cổ sống ở đấy đă khám phá ra rằng khi răng vỡ th́ lớp men răng c̣n lại rất cứng và sắc. Họ có thể đă dùng răng vỡ với lớp men bén làm đồ nạo, cắt, và có thể đă dùng chúng để tạo dụng cụ bằng tre (không c̣n nữa). Tuổi của di tích định bằng ESR trên men răng là 200 ngàn năm trước, phù hợp với tuổi định bằng từ trường và di tích những loài động vật xưa. Với tuổi di tích ấy, người sống ở đấy phải là Homo erectus; họ chứng tỏ đă có óc sáng tạo khi dùng răng thú tiền sử làm dụng cụ.


Cũng ở nam Trung Hoa, một mảnh xương hàm c̣n dính vài cái răng t́m được cùng với nhiều dụng cụ đá thô sơ ở trong hang Longgupo (tỉnh Tứ Xuyên) cho thấy người nguyên thủy đă có mặt trong vùng 1,9 triệu năm trước, dù người ta không định được những răng này là của loại người nào, có thể là của người c̣n nguyên thủy hơn người erectus. Người Trung Hoa rất tự hào về những vết tích cổ xưa về loài người trên đất họ. Ngoài cái nôi Phi Châu của loài người, có lẽ Trung hoa là nơi có dấu vết người cổ xưa nhất : các nhà khảo cổ công bố vào năm 2000, sau hai năm khảo cứu hang Renzidong ở tỉnh An Hội (nam sông Dương Tử), là có những người thật xưa cách đây 2.25 triệu năm đă dùng những dụng cụ đá thô sơ để xẻ thịt thú bị rơi vào một khe núi. Nhưng họ không biết đó là loại người nào v́ không t́m được xương người hóa thạch. Nhưng sự kiện có xương voi cổ chất dọc theo một bên vách hang, hay xương lợn ṿi (tapir) xếp nằm giữa những dụng cụ đá, cho thấy đấy không phải là mảnh đá vỡ tự nhiên, hay thú chết tự nhiên. Hơn nữa, đồ đá tuy đẽo thô sơ nhưng lại làm bằng đá silic hay mă năo, là đá không có tại chỗ (chỗ có đá này cách hang hơn 20 km).

Nổi tiếng nhất phải kể «người Bắc Kinh». Việc cố đạo người Pháp Teilhard de Chardin t́m thấy trong hang Chu Khẩu Điếm (Zhoukoudian) di cốt của nhiều người Homo erectus đầu thế kỷ 20, đă làm vang động thế giới. Một số lượng lớn di cốt xưa đă hóa thạch nằm trong cùng hang : 15 mảnh sọ từ nhiều người, 12 mảnh hàm, 6 mảng xương mặt, nhiều xương chân, 150 răng và hơn 100 ngàn đồ đá (đa số là flakes, mảnh đánh rời khi đẽo đá), cùng với rất nhiều xương thú vật. Nhiều thế hệ sống vào khoảng hai đến năm trăm ngàn năm trước tại đấy. Ngày nay ngành khảo cổ xếp cư dân Zhoukoudian vào Homo erectus. Nhờ số lượng lớn di cốt này mà người ta biết được diện mạo Homo erectus Á châu.

Một tượng «người Bắc Kinh» đă được tạo dựng từ những mảnh mặt và dầu của nhiều người khác nhau. Họ có trán thấp, và sọ dài về phía sau, nhưng óc đă gần bằng người sapiens : 1075 phân khối. Khuôn mặt họ c̣n nhiều nét hoang sơ, với mặt ngắn, trên hai mắt có ṿm xương lồi hẵn ra, miệng nhô ra phía trước. Họ làm nhiều dụng cụ bằng đá, và đă sử dụng lửa trong hang, nhưng người ta không biết họ đă biết nhóm lửa hay chỉ lấy lửa thiên nhiên giữ không cho tắt. Điều đáng tiếc là toàn bộ sưu tập «người Bắc Kinh» cổ không c̣n nữa. Khi phát xít Nhật đe dọa vùng bắc Trung Hoa năm 1941, các nhà khảo cổ đóng thùng bộ sưu tập gửi xe lửa ra hải cảng để đưa đi nơi an toàn ở ngoại quốc (Mỹ ?) ; toàn bộ sưu tập không bao giờ đến nơi. Nhưng người Homo erectus đă sống nhiều nơi khác tại Trung Hoa đến cách đây một trăm ngàn năm, c̣n để lại di cốt và dụng cụ đá ở Xihoudu, Lantian, Xiaochangliang, Donggutou, dù không đầy đủ như ở Chu Khẩu Điếm.

Những răng người cổ t́m được ở nhiều nơi tại Trung Hoa có điểm đặc biệt của nhóm dân Mongoloid ngày nay (Tàu, Mông Cổ, Việt Nam) : đó là răng cửa h́nh xẻng. Những nhà khảo cổ Trung Quốc c̣n nh́n thấy một số chi tiết sọ người cổ có mặt trong sọ người Trung Hoa ngày nay, nghĩa là theo họ, người Trung Hoa ngày nay đă thừa hưởng gien người sống tại chỗ trước kia. Theo đa số các nhà khoa học, Homo erectus trên thế giới đă tuyệt chủng khoảng 100 000 năm trước, nhưng các nhà khảo cổ theo thuyết «tiến hóa đa vùng» cho rằng người erectus thật ra đă lai giống với người sapiens đến sau, hợp thành những dân địa phương như người Tàu cổ (hay thổ dân Úc) cho nên một số yếu tố nhân dạng cổ mới truyền đến dân địa phương.

Đười ươi khổng lồ Gigantopithecus blacki

Đặc biệt tại vùng nam Trung Quốc- bắc Việt Nam có giống đười ươi khổng lồ Gigantopithecus blacki độc nhất trên thế giới. Chúng sống ở đấy trong cùng thời điểm với người Homo erectus và đă tuyệt chủng từ lâu. Ở Việt Nam, di chỉ Gigantopithecus xưa chỉ t́m thấy ở hang Thẩm Khuyên cùng với di chỉ của Homo erectus. Các nhà khảo cổ cho rằng răng cửa hóa thạch t́m thấy tại trong hang Thẩm Ồm (Nghệ An) là răng Gigantopithecus, nhưng khi xem lại một số nhà khảo cổ xếp chúng vào răng đười ươi (tức orangutan, khỉ thuộc họ pongo chưa tuyệt chủng). Người ta cũng t́m được trong hang này năm răng hàm hóa thạch, trong đó 3 răng của người, hai răng của đười ươi. Lúc đầu, người t́m ra cho là răng xưa từ 150 đến 250 ngàn năm. Nếu răng đười ươi cùng nơi không phải của Gigantopithecus, th́ người ở đấy có thể không phải là Homo erectus, dù chúng có nét cổ.

Người Tàu dùng răng đười ươi khổng lồ này làm thuốc bắc từ rất lâu. Họ gọi là răng rồng (lóngyá - long nha). Năm 1935, nhà khoa học von Koenigswald t́nh cờ mua được răng rồng trong một tiệm thuốc bắc tại Hongkong, và khám phá ra đó chỉ là răng đười ươi khổng lồ. Các khoa học gia khi đó đổ xô đi đào xới trong các hang động và t́m ra ba hàm cùng hơn ngàn răng đười ươi khổng lồ. Nhiều nhất là trong «động đười ươi khổng lồ» Liucheng ở Liuzhou (984 răng), nhưng người ta t́m ra răng trong nhiều hang khắp trung và nam Trung Hoa, nhất là ở Quảng Tây và Quảng Đông.

Ciochon là chuyên gia Mỹ về giống đười ươi khổng lồ. Ông đưa ra giả thuyết về sự tuyệt chủng của chúng như sau :

Theo ông, đười ươi khổng lồ là loài nhân h́nh to nhất (có thể trừ loài đười ươi tối cổ khổng lồ hơn nữa - Gigantopithecus giganteus - mà chỉ có vài răng t́m được ở bắc Ấn Độ). Sau khi tính toán tỷ lệ đầu/thân thể các giống khỉ vượn to khác, Ciochon nhờ Bill Munn, chuyên gia Hollywood về quái vật và khủng long, làm thành một con giả : họ đi đến kết luận là «nó» phải cao đến 10 ft (hơn 5m) và nặng 1200 lbs (gần 600 kg). Không phải ai cũng đồng ư với mô h́nh loại King Kong này, nhưng ít ra «nó» cũng phải cao 9 ft và nặng hơn 600 lbs, và vẫn là loài nhân h́nh to nhất. Nhưng con to như thế phải là con đực, c̣n con cái chỉ nhỏ bằng phân nửa. Người ta phân tích gần tám trăm răng và thấy có hai nhóm răng với độ lớn khác nhau rơ rệt. Căn cứ vào số lượng «răng con đực» và «răng con cái» bằng nhau, ông cho là sự khác biệt thân thể không phải do con đực cần lớn con hơn để tranh được con cái. Cũng theo ông, đười ươi khổng lồ sống trên mặt đất chứ không đu trên cây, và đi chống trên hai nắm tay (như khỉ đột của Diane Fossey) chứ không đứùng thẳng như người ta. Tuy nhiên, khó có thể suy ra các giải thích cho những chuyện này, khi chỉ căn cứ trên răng và hàm mà thôi !

Nhưng Ciochon suy ra khá rơ thức ăn của đười ươi khổng lồ qua dạng răng và những ǵ c̣n dính trên men răng. Kính hiển vi điện tử (SEM) cho thấy trên men răng c̣n dính nhiều phytoliths (chất vô cơ không phân hủy theo thời gian) của thực vật họ cỏ. Trong vùng nam Trung Hoa - bắc Việt Nam, tre là thực vật họ cỏ có số lượng lớn đủ nuôi sống đười ươi khổng lồ. Răng hàm thấp và có men rất dày, răng tiền hàm cũng gần giống răng hàm, mặt rộng và bằng, răng nanh không nhọn mà rộng và ngang ra, răng cửa nhỏ và xít nhau ; tất cả những chi tiết này cùng sự to khoẻ của xương hàm đều hướng về tre, thức ăn dồi dào nhưng nhiều sợi, dai, cần bộ máy nghiền thích hợp. Ciochon c̣n t́m ra điểm khác về thức ăn : đười ươi khổng lồ cũng ăn trái cây, và v́ thức ăn ngọt nên bị sâu răng khá nhiều (11% số răng).

Ciochon đề nghị ba yếu tố gây ra sự tuyệt chủng của loài Gigantopithecus blacki : sự lệ thuộc vào thức ăn chính (tre), sự hiện diện của gấu tre khổng lồ (tổ tiên gấu panda), và người Homo erectus. Các yếu tố này liên quan lẫn nhau. Gấu tre cũng ăn toàn lá tre. Rừng tre cứ đến đúng chu kỳ tự nhiên chết hàng loạt. V́ tùy thuộc quá nhiều vào tre, khi tre không c̣n nhiều, lại bị gấu tre ăn bớt phần, thêm vào đó người (ăn mụt măng hay dùng tre làm dụng cụ), đười ươi khổng lồ đành rơi vào tuyệt lộ. Ciochon căn cứ vào bằng chứng đười ươi khổng lồ và người erectus đă sống cùng lúc và cùng nơi với nhau ở vùng Lạng Sơn (Thẩm Khuyên) để đưa ra giả thuyết theo đó người erectus đă làm đười ươi khổng lồ tuyệt chủng. Hà văn Tấn nói : giả thuyết thú vị đấy, nhưng cần chứng minh thêm !

Vùng bắc Việt Nam - nam Trung Hoa nửa triệu năm trước

Dù lư do ǵ đi nữa, đười ươi khổng lồ đă tuyệt chủng vào khoảng thời gian người erectus vào Việt Nam từ nam Trung Hoa, cách nay hơn ba trăm ngàn năm. Một trong những nguyên nhân khác có thể là người erectus đă săn đười ươi khổng lồ. Người erectus ăn thịt thú to như đă thấy trong một số di tích ở nam Trung Hoa. Con người cá nhân không thể đọ sức với các thú dữ hay to hơn nên có thể họ đă dùng sức của cả nhóm, và dùng mưu để săn bẫy, hoặc bắt giết những thú yếu, bệnh, hay bị thương. Những thổ dân nơi rừng núi hẻo lánh ngày nay vẫn c̣n săn khỉ to, huống hồ người cổ xưa. Thêm vào đó, cứ sau bốn, năm mươi năm, tre nở hoa một lần rồi chết hết lá. Vào lúc đó, con người (tranh) ăn những loại trái của đười ươi khổng lồ, và gấu tre khổng lồ tranh ăn những lá tre c̣n lại, tất nhiên đười ươi khổng lồ tuyệt chủng v́ đói. Loài đười ươi nhỏ có thể ăn tạp hơn nên sống đến ngày nay

Một loại gấu tre khổng lồ khác Ailuropoda là sinh vật đặc trưng thời ấy, cũng tuyệt chủng, nay chỉ c̣n gấu tre Panda ở Tứ Xuyên (có một dạo cũng bị đe dọa tuyệt chủng). Khí hậu lúc đó nóng ấm nên thú vật toàn vùng nhiệt đới phong phú hơn ngày nay, với các loài tê giác, khỉ (Macaca), vượn (Hylobates), hươu nai, trâu ḅ dê, nhím, lợn, chồn chó, và hổ báo. Về sau, ngoài đười ươi khổng lồ, voi tiền sử (Palaeloxodon) voi răng kiếm (Stegodon) và lợn (có) ṿi (Tapirus) cũng tuyệt chủng. Sau những thay đổi khí hậu, môi sinh, một số loài không thích ứng được, chết dần, đến khi sĩ số c̣n lại dưới mức cần thiết để duy tŕ giống loài th́ chúng tuyệt chủng. Hà văn Tấn cho là các giống voi cổ đă bị diệt tuyệt sau giai đoạn lạnh ác liệt khoảng ba mươi ngàn năm trước.

Đa số các nhà khoa học đồng ư rằng người erectus ở vùng Việt Nam - Trung Hoa này tuyệt chủng vào khoảng trăm ngàn năm trước. Sau đó có một khoảng trắng thời gian (cho đến khoảng bốn mươi ngàn năm trước đây) trong đó không t́m được di cốt người nào trong toàn vùng. Theo một số nhà khảo cổ Việt Nam, những dụng cụ đá t́m được trong vùng núi Đọ (Thanh Hóa) và đồ đá Hàng G̣n (Xuân Lộc) và Gia Tân là thuộc giai đoạn này, nhưng những đồ đá t́m được lại nằm trên mặt đất, ngoài các tầng đất khảo cổ, nên tuổi không định được mà chỉ được ước đoán theo kiểu dáng, kỹ thuật.

Giai đoạn kế tiếp tương ứng với văn hóa «Ngườm» và Sơn Vi, trái lại, có tuổi định rơ và có di cốt cùng di vật, tôi sẽ đề cập đến trong bài tới. Người cổ thuộc các văn hóa này có thể xem như tổ xa xưa nhất của người Việt. Ngành sinh học di truyền đưa giả thuyết sau : những người sống trong giai đoạn sau người erectus là người sapiens đến từ Phi Châu qua ngả Đông Nam Á trước khi đến Trung Hoa. Họ sinh sôi, thiên di, hợp chủng qua lại, thành người ngày nay. Riêng lư do chính xác sự tuyệt chủng giống người erectus không ai rơ lắm.



Những người đầu tiên đặt chân trên đất Việt nửa triệu năm trước thuộc giống người erectus, đă tuyệt chủng, không dính dáng đến người Việt ngày nay. Họï đến Việt Nam từ nam Trung Hoa, và có thể chính họ đă tiêu diệt loài đười ươi khổng lồ Gigantopithecus trong cuộc tranh sống trong môi trường biến đổi. Và tuy có khả năng thích ứng với môi trường cao hơn một số loài vật, họ cũng không sống nổi sau khoảng trăm ngàn năm trước đây. Rồi năm mươi ngàn năm sau đó, một nhóm người sapiens từ Phi Châu đến dọc theo mạn nam châu Á, chiếm lĩnh không gian bỏ trống tại Đông Dương, sinh sôi, lai với những di dân đến sau, làm thành người Việt ngày nay.

Gigantopithecus c̣n một huyền thoại, huyền thoại «người rừng» khổng lồ, mà nhiều người trên thế giới cho là c̣n lẩn khuất đâu đó trong rừng núi : đó là người rừng ở cao nguyên nam Việt Nam, Yeti ở bắc Ấn Độ - Pakistan, Sasquatch ở Canada, Bigfoot ở Mỹ. Dù một số người kiên tŕ săn lùng họ, hiện nay thế giới chưa có bằng chứng rơ ràng về sự hiện hữu của họ, trừ một đoạn phim video quay ở bắc Mỹ, nhưng phim này cũng không thuyết phục mọi người. Có thể v́ quá có kinh nghiệm đau đớn về loài người nên họ phải tiếp tục trốn tránh?


11/2002

Tài liệu biên khảo :

Sách :

01) Hà văn Tấn (chủ biên), 1998, Khảo cổ học Việt Nam, Tập 1, Thời đại đá Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, pp. 9-69.

02) Russel L. Ciochon, Vũ thế Long, R. Larick, et al…., 1996, Dated co-occurrence of Homo erectus and Gigantopithecus from Tham Khuyen Cave, Viet Nam, Proc. Natl. Acad. Sci., USA, 93 : 3011-3020.

03) Eric Pettifor, 2000, From the teeth of Dragon to Gigantopithecus blacki :

04) Russel L. Ciochon, Dolores R. Piperno, and Robert G. Thompson, 1990, Opal phytoliths found on the teeth of the extinct ape Gigantopithecus blacki : Implications for paleodietary studies, Proceedings Natl. Acad. Sc., 87: 8120-8124.

05) Russel L. Ciochon, John Olsen, and Jamie James, 1990, Other Origins: The Search for the Giant Ape in Human Prehistory, New York: Bantam Books.

06) Robert S. Corruccini, 1973, Multivariate Analysis of Gigantopithecus Mandibles, Amer. J. Phys. Anthropol., 42: 167-170.

07) David W. Frayer, 1972, Gigantopithecus and Its Relationship to Australopithecus, Amer. J. Phys. Anthropol., 39: 413-426.

08) Jeffry H. Schwartz, 1991, Book Review of Other Origins : The Search for the Giant Ape In Human Origins, Amer. Anthropologist, 93: 1029-1030.

09) Elwyn L. Simons and Peter C. Ettel, 1970, Gigantopithecus, Scientific American, January, 1970: 77-85.

10) G.H.R. Von Koenigswald, 1952. Gigantopithecus blacki & G.H.R. Von Koenigswald, A giant fossil hominoid from the pleistocene of southern China, Anthropological Papers of the American Museum of Natural History, 43 : 295-325

11) Huang Wanpo, Russel L. Ciochon, Gu Yumin, et al., 1995, Early Homo and Associated Artefacts from Asia, Nature 378:275-278.

12) H. Yamei, R. Potts, et al., 2000, Mid-Pleistocene Acheulean-like stone technology of the Bose Basin, South China, Science 287(March 3) : 1622-1626.

Internet sites :

http://abcnews.go.com/sections/scitech/DailyNews/ (Schepartz’s work from Cincinnati University on Panxian Dadong)

http://www.mnh.si.edu/anthro/humanorigins/whatshot/2000/wh20 002.html

http://www.mnh.si.edu/anthro/humanorigins/whatshot/2000/wh20 002.html (Bose bifacial stone tools)

http://www.sciencenews.org/20000304/fob1.asp

http://www.sciencenews.org/20000304/fob1.asp (Bose bifacial stone tools)

http://abob.libs.uga.edu/bobk/ccc/cc030600.html

http://abob.libs.uga.edu/bobk/ccc/cc030600.html (Bose bifacial stone tools)

http://www.archaeology.org/0001/newsbriefs/china.html

http://www.archaeology.org/0001/newsbriefs/china.html, & http://www.uiowa.edu/~bioanth/china.html (ancient fossil site of Renzidong)

http://dawning.iist.unu.edu/china/bjreview/98Apr/98-13-35

http://dawning.iist.unu.edu/china/bjreview/98Apr/98-13-35 (Yuanmou man datation)



Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 2 of 6: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 5:24am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Xem từ đầu bài đến chữ cuối cùng; tôi không hề thấy sự liên hệ của chủng người cổ đại - mà bài viết gọi là "Homo erectus" từ hàng triệu năm trước - với người Việt hiện nay. Vậy mà người ta gọi bài viết này là: "Bài của Nguyễn Quang Trọng về người Việt".
Thật buồn thay!
Thiên Sứ
------------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 3 of 6: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 5:35am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

thienkhoitimvui đă viết:
Những «người» đầu tiên trên đất Việt :
Homo erectus và Gigantopithecus
----------------------------------
Giống «người» đầu tiên đến đất Việt

Những người đầu tiên đến đất Việt là Homo erectus, «người đứng thẳng». .....



Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 4 of 6: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 10:30am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Chủ đề: Bài của Nguyễn Quang Trọng về người Việt


Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Trọng Ca&
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 February 2005
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 48
Msg 5 of 6: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 10:20pm | Đă lưu IP Trích dẫn Trọng Ca&

Nguyễn Quang Trọng đă viết:

Những răng người cổ t́m được ở nhiều nơi tại Trung Hoa có điểm đặc biệt của nhóm dân Mongoloid ngày nay (Tàu, Mông Cổ, Việt Nam) : đó là răng cửa h́nh xẻng. Những nhà khảo cổ Trung Quốc c̣n nh́n thấy một số chi tiết sọ người cổ có mặt trong sọ người Trung Hoa ngày nay, nghĩa là theo họ, người Trung Hoa ngày nay đă thừa hưởng gien người sống tại chỗ trước kia. Theo đa số các nhà khoa học, Homo erectus trên thế giới đă tuyệt chủng khoảng 100 000 năm trước, nhưng các nhà khảo cổ theo thuyết «tiến hóa đa vùng» cho rằng người erectus thật ra đă lai giống với người sapiens đến sau, hợp thành những dân địa phương như người Tàu cổ (hay thổ dân Úc) cho nên một số yếu tố nhân dạng cổ mới truyền đến dân địa phương.

Có lẽ đây là lư do của các đặc điểm Mông Cổ.
Kỷ thuật phân tích dùng mitochondrial DNA lên trên người Á châu chỉ cho thấy gốc chính người cực khôn ngoan (homo sapiens-sapiens) từ châu Phi, mà không loại trừ khả năng lai với giống người (hominid) khác, ví dụ như người đứng thẳng, trong trường hợp này.
Người da trắng và người da đen nét giống nhau, ngoại trừ môi và mũi; nhưng mũi có thể là một bộ phận mà sự chọn lọc tự nhiên của môi trường có thể giải thích.
[QUOTE:Nguyễn Quang Trọng]
Giai đoạn kế tiếp tương ứng với văn hóa «Ngườm» và Sơn Vi, trái lại, có tuổi định rơ và có di cốt cùng di vật, tôi sẽ đề cập đến trong bài tới. Người cổ thuộc các văn hóa này có thể xem như tổ xa xưa nhất của người Việt.
11/2002
[/QUOTE]
Phân tích DNA cho thấy người ở Nam Trung Quốc, người Việt Nam, và thổ dân Úc gần nhau, nhưng người Việt gần người ở Nam Trung Quốc hơn. Người thuộc văn hóa Ngườm là người thổ dân Úc bây giờ.

__________________
"Giày củ, gươm cùn, ta đi đây."
Hành Phương Nam, Nguyễn Bính
Quay trở về đầu Xem Trọng Ca&'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Trọng Ca&
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 6 of 6: Đă gửi: 12 March 2005 lúc 5:07am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Nguyễn Quang Trong viết:

Theo đa số các nhà khoa học, Homo erectus trên thế giới đă tuyệt chủng khoảng 100 000 năm trước, nhưng các nhà khảo cổ theo thuyết «tiến hóa đa vùng» cho rằng người erectus thật ra đă lai giống với người sapiens đến sau, hợp thành những dân địa phương như người Tàu cổ (hay thổ dân Úc) cho nên một số yếu tố nhân dạng cổ mới truyền đến dân địa phương.


Sự tuyệt chủng từ 100.000 năm trước của người Homo erectus với một giả thuyết của một tộc người đến sau - từ đâu ko rơ sự phát triển và tiến hoá - th́ chỉ là một cách giải thích rất chủ quan; chứ ko phải là một luận thuyết khoa học được minh chứng. Nói một cách khác nó chẳng khác nào cho rằng: Đó là ư muốn của Thượng Đế.
Chẳng dính dáng và có tính thuyết phục cho sự h́nh thành một giống Bách Việt cả.
Thiên Sứ
--------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa


Sửa lại bởi ThienSu : 12 March 2005 lúc 5:16am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 4.7578 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO