Msg 4 of 5: Đă gửi: 08 February 2007 lúc 3:46am | Đă lưu IP
|
|
|
Nha_Quynh đă viết:
Tôi tin 100% rằng, thành Cổ Loa truyền thuyết của An Dương Vương (nếu có), th́ ở Quảng Tây chứ không thể ở đồng bằng sông Hồng.
Khi Âu Lạc = Đất Nước th́ Phiên Ngung cũng là Âu Lạc, Hợp Phố Quảng Tây trước năm 111 TCN cũng là Âu Lạc và đồng bằng sông Hồng cũng là Âu Lạc. Nó sẽ phủ nhận sự nhầm lẫn của sử gia trước đây cho rằng An Dương Vương đă dựng nên quốc gia Âu Lạc tại bắc VN ngày nay.
Cố chứng minh Cổ Loa Đông Anh là của An Dương Vương th́ chẳng khác nào cố chứng minh chùa Một Cột ở Thủ Đức, Sài G̣n được dựng từ TK 11. |
|
|
Tôi có mấy suy nghĩ này không biết có giúp ǵ được cho lập luận của Nha_ Quynh Trương Thái Du không?
Thành Cổ Loa c̣n được gọi là thành Côn Lôn. Ở khu tự trị Quảng Tây - TQ, thời Tống có một cửa ải cũng có tên là Côn Lôn (thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây), là nơi Lí Thường Kiệt đón đánh quân Tống đến cứu viện. Không biết cái tên cửa ải Côn Lôn kia có liên quan ǵ đến thành Cổ Loa (Côn Lôn) thời An Dương vương hay không?
Với lại, khi Lí Thường Kiệt sang đánh thành Ung Châu (khu tự trị Quảng Tây), quân Tống do Tô Giàm đóng giữ đă dùng tên thần tí một lúc bắn được nhiều mũi tên để bắn lại quân Lí, khiến quân Lí thiệt mất 2 tướng và rất nhiều voi, khiến tôi liên tưởng đến "nỏ thần" trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Cũng theo truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ, nàng Mị Châu bị vua cha An Dương vương xử chém, máu chảy xuống biển thành ngọc châu (ngọc trai). Điều này chắc là có liên hệ đến bờ biển ở quận Hợp Phố (một quận thuộc bộ Giao Chỉ thời Hán, thời Đông Ngô thuộc Giao Châu, nay thuộc tỉnh Quảng Đông) xưa, nơi đây nổi tiếng v́ có ngọc châu đẹp, nên mới có câu: "Châu về Hợp Phố". Có phải v́ thế mà truyền thuyết đă hư cấu Mị Châu biến thành ngọc châu chăng?
Cũng theo truyền thuyết, An Dương vương sau khi chém nàng Mị Châu rồi rẽ nước ra biển với rùa thần Kim Quy (người đọc ngầm hiểu là vua An Dương xuống biển tự vẫn), nhưng theo cốt truyện, ông không hề tự vẫn, bởi v́ là vị vua mặc dù thua chạy đến bờ biển, trước khi chém Mị Châu th́ ít ra vẫn c̣n các tuỳ tướng và các cận vệ binh sĩ trung thành đi theo, chẳng lẽ lại tự vẫn, mà không có con thuyền nào để vượt biển hay sao? Có phải An Dương vương đă từ Hợp Phố vượt biển đi đến một vùng đất nào khác, cũng có thể là bị băo đánh trôi dạt đến bờ biển Diễn Châu (nay là tỉnh Nghệ An) hoặc mất ở đấy, nên ở đây hiện nay vẫn c̣n đền thờ vua?
|