Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 385 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: SƯU TẦM "Tương quan giữa Truyện Kiều và Kinh Dịch" Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tuyetmai
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 December 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 35
Msg 1 of 14: Đă gửi: 03 April 2005 lúc 8:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn tuyetmai

Tương quan giữa Truyện Kiều và Kinh Dịch


(Theo Thanh Niên Online)


Từ trước đến nay nói đến Truyện Kiều các nhà nghiên cứu thường chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa Truyện Kiều và Phật Giáo, Nho Giáo, Lăo Giáo chứ chưa ai đá động đến mối liên hệ sâu xa giữa Truyện Kiều và Kinh Dịch. Sự thực ma lực của Kinh Dịch chi phối khá sâu sắc đối với Truyện Kiều.

Lúc nằm dưỡng bệnh ở quê nhà Nguyễn Du đă chịu ảnh hưởng Kinh Dịch khi viết:

An đắc huyền quan minh nguyệt hiện
Dương quang hạ chiếu phá quần âm

(Ngọa bệnh)

Nguyễn Huệ Chi đă viết khi dịch hai câu này: "Lúc chưa ra làm quan, sự ngột ngạt trong tâm hồn khiến Nguyễn Du đă có lúc phải kêu gọi ánh sáng:

Ước ǵ vầng trăng sáng xuất hiện ngay trước cửa
Ánh sáng dọi xuống xua đuổi mọi bóng tối

Thực ra đây là cách chơi chữ của Nguyễn Du. Câu này Nguyễn Du ám chỉ quẻ Phục. Quẻ Phục trong Kinh Dịch ghép bởi hai quẻ đơn: quẻ Khôn-Địa có 3 hào âm; quẻ Chấn-Lôi có 2 hào âm và một hào dương, thành ra quẻ Địa-Lôi-Phục có 5 hào âm ở trên và một hào dương ở dưới cùng. Phục là hồi phục, ở đây là ước muốn lành bệnh, 5 hào âm là quần âm, dương quang là hào dương. Theo Dịch lư mọi vật đến cùng cực th́ biến đổi, quẻ Thuần-Khôn có 6 hào âm nghĩa là đă đi đến cùng cực, lúc đó một hào dương sẽ xuất hiện ở dưới cùng (vị trí hào sơ) biến đổi quẻ Thuần-Khôn thành quẻ Địa-Lôi-Phục, sau đó dương sẽ lần lượt tiến lên thay thế hào âm ở các vị trí hào 2, 3, 4, 5, 6. Khi âm bị thay thế hoàn toàn đó là đến thời quẻ Càn, thuần dương, dương đến cùng cực th́ sẽ biến đổi, một hào âm sẽ xuất hiện ở dưới đổi quẻ Càn thành quẻ Cấu, ṿng chuyển đổi liên tục không ngừng.

Cách chơi chữ tài hoa này, không biết có được Nguyễn Du vận dụng trong khi viết Truyện Kiều hay không. Điều này khó biết được, ngay cả đến Phạm Quư Thích người đă từng viết "Chu Dịch vấn đáp toát yếu" bạn thân của Nguyễn Du cũng không nhắc đến. Nhưng sự kiện này lại bàng bạc ẩn dấu khắp Truyện Kiều như một sự thật hiển nhiên khiến ta không thể bỏ qua.

Một hiện tượng khá thích thú là Truyện Kiều và Kinh Dịch đều được quần chúng tôn sùng và dùng làm sách bói khá linh nghiệm. Có thuyết cho rằng Kinh Dịch vốn là sách bói toán sau được nâng thành sách triết đứng đầu ngũ kinh. Kinh Dịch gồm thâu vũ trụ trong 64 quẻ, mỗi lời hào được thiết kế theo kiểu bói toán với những lời phán ấn định giá trị cho mỗi sự kiện, cảnh ngộ, t́nh tiết là tốt hay xấu, có lợi hay hại, có lầm hay không, v́ vậy Kinh Dịch làm sách bói là chuyện hiển nhiên, nhưng sao một Truyện thơ như Kiều lại có thể thành sách bói, làm sao những nhân vật như Kiều, Từ Hải, Giác Duyên lại được con người t́m đến nhờ giải đáp những vấn nạn trước cuộc đời đa đoan kính tín như Tiên, như Phật: "Lạy vua Từ Hải, lạy văi Giác Duyên, lạy Tiên Thuư Kiều...". Truyện Kiều tuy là truyện phóng tác, nhưng nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân không đủ sức thần hoá như của Nguyễn Du, điều đó hẳn nhiên đă nói lên sức sáng tạo tuyệt vời của bậc thi thánh Việt Nam mà mỗi câu thơ như đồng cảm với tâm trạng, cảnh ngộ, thân phận nhân sinh trong "cơi người ta". Một trong những bí ẩn làm nên sức thu hút của Truyện Kiều chính là Nguyễn Du đă thiết kế Truyện Kiều trên đất Kinh Dịch, mỗi nhân vật trong truyện Kiều lại có sức chứa h́nh tượng của một quẻ đơn trong tám quẻ đơn cơ bản cấu tạo nên Dịch.

Toàn bộ Truyện Kiều có thể tóm lại trong một quẻ Phục, Phục là hồi phục, là trở về. Đó là chuyện một người con gái khuê các gặp nạn, phải đem thân lưu lạc giang hồ, sau 15 năm lại được trở về đoàn tụ với gia đ́nh, với người yêu, phục hồi nhân phẩm, tuyết sạch giá trong. Khi Thuư Kiều gieo ḿnh xuống sông Tiền Đường, Nguyễn Du đă dùng quẻ Phục để chuyển mạch: "Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay" (Kiều, 2646). Bố cục Truyện Kiều cũng được cấu trúc theo dạng quẻ Phục:

Quẻ Phục ứng với Truyện Kiều

Hào 6 Thượng Lục: Kiều gặp Kim Trọng, gia đ́nh Kiều mắc nạn
Hào 5 Lục Ngũ : Kiều bán ḿnh vào thanh lâu lần thứ nhất
Hào 4 Lục Tứ : Kiều gặp nạn Hoạn thư
Hào 3 Lục Tam : Kiều bị bán vào thanh lâu lần thứ hai
Hào 2 Lục Nhị : Kiều gặp Từ Hải mắc nạn Hồ Tôn Hiến
Hào 1 Sơ Cửu : Kim - Kiều tái hợp


Ở phần mở đầu Truyện Kiều, khi giới thiệu gia đ́nh Kiều, Nguyễn Du nói đến Vương Quan trước, tiếp đến là Thuư Vân rồi mới đến Thuư Kiều, không theo thứ bậc chị trước em sau. Trúc Viên Lê Mạnh Liêu cho rằng ngày xưa trọng nam khinh nữ nên giới thiệu Vương Quan trước "tả Thuư Vân trước Kiều là cố ư dồn hết cái đẹp cho em để đến khi tả chị chỉ dùng hai chữ "phần hơn" là đủ. Cách làm đó Lê Mạnh Liêu khen là cao diệu. Chính xác, nhưng đó là cái nh́n mặt nổi về thi pháp, c̣n một cách nh́n tiềm phục cũng đáng lưu ư là Nguyễn Du đă giới thiệu ba chị em nhà họ Vương theo tŕnh tự cấu trúc một quẻ Dịch. Quẻ đơn có ba vạch, vạch trên cùng tượng trưng cho hàng thiếu niên (em út) chỉ Vương Quan, vạch giữa chỉ hàng trung niên (em thứ) Thuư Vân, vạch dưới cùng chỉ hàng trưởng bối (cả) Thuư Kiều. Tại Hàn Quốc cũng có một bản dịch tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Thuư Vân là con út chứ không phải Vương Quan.

Kinh Dịch có 8 quẻ đơn:

- Quẻ Càn c̣n gọi là quẻ Thiên có tượng là Vua, là Vương, là cha
- Quẻ Khôn c̣n gọi là quẻ Địa có tượng là Hoàng Hậu, là mẹ
- Quẻ Khảm c̣n gọi quẻ Thuỷ có tượng là nước, là trăng, con trai thứ
- Quẻ Ly c̣n gọi quẻ Hoả có tượng là lửa, con gái thứ
- Quẻ Tốn c̣n gọi quẻ Phong có tượng là gió, chị cả
- Quẻ Chấn c̣n gọi quẻ Lôi có tượng sấm, con trai trưởng
- Quẻ Cấn c̣n gọi quẻ Sơn có tượng là núi, con trai út, quân tử
- Quẻ Đoài c̣n gọi quẻ Trạch có tượng là đầm ao, con gái út

Trong Truyện Kiều, Viên ngoại họ Vương cha đẻ Thuư Kiều tương ứng với quẻ Càn, mẹ Thuư Kiều tương ứng với quẻ Khôn.

Vương Quan, tương ứng với quẻ Cấn là con trai út. Cấn c̣n có tượng là hiền nhân quân tử phù hợp với cách mô tả của Nguyễn Du:

"Một trai con thứ rốt ḷng
Vương Quan là chữ nối ḍng nho gia"

Thuư Vân tương ứng với quẻ Ly v́ là con gái thứ. Ly là mặt trời có h́nh tượng tṛn đầy cao quư phù hợp với vóc dáng Thuư Vân:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang"

Kim Trọng và Thúc Sinh cả hai đều là người t́nh của Thuư Kiều, họ c̣n ở tuổi trung niên, tương ứng với quẻ Khảm có tượng là mặt trăng, cho nên giữa họ và Thuư Kiều có mối liên kết qua h́nh tượng mặt trăng.

Kim Trọng buổi ban đầu đến với Thuư Kiều: "Đề huề lưng túi gió trăng". Trăng là Kim Trọng, gió là Thuư Kiều, câu thơ như một dự báo, một định mệnh của Dịch.

Gặp Kim Trọng, Thuư Kiều về ôm mối tương tư, nh́n trăng lại nghĩ đến duyên phận, đến người mới gặp đă phải ḷng:

"Một ḿnh lặng ngắm bóng nga
Rộn đường gần với nỗi xa, bời bời"

"Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên ǵ hay chăng"

Khi bán ḿnh cho Mă Giám Sinh theo về "cơi khách xa xăm", ánh trăng lại gợi cho Thuư Kiều nhớ về Kim Trọng:

"Đêm khuya ngắt tạnh mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông"

Thuư Kiều đă đồng hoá Kim Trọng với trăng và sâu sắc hơn theo Dịch Kim Trọng chính là Khảm là Trăng.

Trăng cũng là Thúc Sinh, khi Thúc Sinh đi "khuất mấy ngàn dâu xanh", một ḿnh cô đơn Thuư Kiều nh́n trăng không khỏi nhớ đến Thúc Sinh:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường"

Từ Hải - người anh hùng "Đội trời, đạp đất ở đời" đă được Nguyễn Du cô đúc tương hợp với quẻ Chấn, quẻ này có tượng là sấm, là chúa tể. Khi Từ Hải nổi giận, Từ Hải là hiện thân của sấm sét: "Bất b́nh nổi trận đùng đùng sấm vang". Thuư Kiều nói với Từ Hải cũng là nói với Sấm "Trộm nhờ sấm sét ra tay". Đội quân của Từ cũng là đội quân của sấm sét: "Binh uy từ đấy sấm ran trong ngoài".

Thuư Kiều là chị cả tương ứng với quẻ Tốn có tượng là gió. Mệnh vận cả đời Kiều gắn liền với gió, bao nhiêu gió trong Truyện Kiều hầu như thổi dồn vào đời Kiều đẩy cô gái ngây thơ phong gấm vùi dập xuống chốn bùn nhơ. Ngay từ đầu Truyện Kiều phong ba đă nổi: "Phút đâu ngọn gió cuốn cờ đến ngay". Người báo mệnh cho Kiều, Đạm Tiên, đă mang gió táp đến trong buổi xuân xanh của đời nàng: "Ào ào đổ lộc rung cây, ở trong dường có hương bay ít nhiều". Đời Kiều hiếm khi được cảnh "gió mát trăng thanh", "gió quang mây tạnh" mà chỉ toàn cảnh "gió giật mây vần", "gió táp mưa sa", "gió thảm mưa sầu". Kiều đă dự cảm ḿnh sẽ hoá thân thành gió "Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió th́ hay chị về". Kim Trọng tương tư Kiều đă đồng hoá nàng với gió "Mành tương phân phất gió đàn, Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng t́nh", "Bẻ bài rầu rĩ tiếng tơ, Trầm bay lạt khói, gió đưa lay rèm, Dường như bên nóc bên thềm, Tiếng Kiều đồng vọng, bóng xiêm mơ màng". Ở thanh lâu, Sở Khanh lừa Kiều diễn cảnh "quyến gió rũ mây" đẩy nàng đến mức "dập d́u lá gió cành chim" khiến Kiều đau đớn ê chề "mặt sao dày gió dạn sương" chẳng c̣n thiết tha với cuộc sống "thờ ơ gió trúc mưa mai", cho đến khi gặp lại Kim Trọng, mặc dầu khát khao hạnh phúc lứa đôi, nàng cũng không dám nhận lại quá khứ: "Một lời tuy có ước xưa, Xét ḿnh dăi gió dầu mưa đă nhiều. Nói càng hổ thẹn trăm chiều, Thà cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi".

Số phận những nhân vật trong Truyện Kiều cũng không thoát khỏi sự chi phối của những quẻ chiếu mệnh.

Kim Trọng bước vào nhà Kiều là tai hoạ liền ập đến v́ Kim Trọng là quẻ Khảm-Thuỷ hợp với Vương Ông quẻ Càn-Thiên thành quẻ Thiên-Thuỷ-Tụng là tranh chấp, kiện tụng. Cả nhà Kiều mắc hoạ thằng bán tơ, tan cửa nát nhà.

Kiều quẻ Tốn-Phong gặp Kim Trọng tạo thành thế Phong-Thuỷ-Hoán (thay đổi) khiến nàng phải chịu cuộc biến động lớn, thay đổi hoàn toàn thân phận "Khi sao phong gấm rũ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường". Cũng thế khi Kiều gặp Thúc Sinh, đời nàng một lần nữa lại đổi thay. Số mệnh quẻ Hoán lại chiếu đến đời nàng khiến nàng phải chịu cảnh "làm cho nh́n chẳng được nhau". Điều này lư giải tại sao Kim-Kiều không thể nên vợ nên chồng. Ảnh hưởng quẻ Hoán đeo đẳng họ suốt đời, đến nỗi sau 15 năm lưu lạc họ may mắn gặp lại nhau, hạnh phúc vẫn không mỉm cười với họ, cho dù chàng độ lượng "hoa tàn mà lại thêm tươi, trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa" nhưng nàng không làm sao nguôi quên quá khứ "Thiếp từ ngộ biến đến giờ, Ong qua bướm lại đă thừa xấu xa". Họ đành "Đem t́nh cầm sắt đổi ra cầm kỳ" chịu sự an bài của số phận.

Kim không lấy được Kiều nhưng có duyên phận với Thuư Vân. Thuư Vân kết nghĩa với Kim Trọng là do sao Hoả (quẻ ly) chiếu mệnh hợp với Kim Trọng quẻ Khảm-Thuỷ thành quẻ Thuỷ-Hoả-Kư-Tế. Kư Tế là xong, nhưng chỉ xong, chỉ yên phận với Thuư Vân thôi, c̣n với Kim Trọng th́ chưa. Theo Dịch quẻ kép được ghép bởi hai quẻ nội và ngoại, trong Thuỷ-Hoả-Kư-Tế, Thuư Vân quẻ Hoả là quẻ nội, chủ thể. Đối với Kim Trọng th́ không thế v́ Kim Trọng hợp với Thuư Vân lại thành quẻ Hoả-Thuỷ-Vị-Tế, Vị Tế là chưa xong, ở đây Kim Trọng quẻ Thuỷ là quẻ nội giữ vai tṛ chủ đạo. Kim Trọng vẫn c̣n vương vấn Thuư Kiều.

Chỉ có Từ Hải có thể đưa Thuư Kiều lên "ngôi mệnh phụ đường đường" v́ Kiều quẻ Tốn-Phong hợp với Từ Hải quẻ Chấn-Lôi thành Phong-Lôi-Ích nghĩa là Từ Hải có thể mang lại lợi ích cho Kiều. Cả hai là "trai anh hùng, gái thuyền quyên" họ hợp lại cũng thành quẻ Lôi-Phong-Hằng nên mới có cơ "Phỉ nguyền sánh phượng, Đẹp duyên cởi rồng".

Dầu ư thức hay hoạt động theo sự dẫn dắt của vô thức trong Truyện Kiều vẫn chảy mạnh ḍng máu Kinh Dịch. Nguyễn Du đă cơ cấu Truyện Kiều trên nền Kinh Dịch hết sức tài t́nh, hết sức linh diệu, khó nhận thấy bàn tay thao tác của bậc đại thi hào. Mỗi t́nh tiết, mỗi số phận của nhân vật đều phản ánh một cách sinh động h́nh tượng quẻ chiếu mệnh, tự nhiên như hơi thở. Đọc Truyện Kiều không thể không chú ư đến hai lớp vận động, lớp trên các nhân vật đang chuyển dịch theo số phận, lớp dưới các quẻ Dịch tương ứng đang vận hành. Phù sa Kinh Dịch đă góp phần làm nên sắc màu rực rỡ cho hoa trái Truyện Kiều.

----------------------


Sửa lại bởi tuyetmai : 03 April 2005 lúc 8:40pm
Quay trở về đầu Xem tuyetmai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuyetmai
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 2 of 14: Đă gửi: 07 April 2005 lúc 10:54am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Tuyết Mai thân mến!
Chủ đề của Tuyết Mai rất đáng chú ư. Bởi v́ tôi biết đă có một công tŕnh nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đoàn Tuân (Dịch giả cuốn Thái Ất thần kinh giải mă toàn bộ truyện Kiều. Ông coi truyện Kiều như là một mật ngữ về cội nguồn văn hoá dân tộc.
Sách dày ước tính hơn 1000 trang khổ lớn.
Do đó phát hiện của tác giả trong bài viết của bạn sẽ là tiền đề chứng tỏ cho cuốn sách của Giáo sư Nguyễn Đoàn Tuân.
Vài lời tường sở ngộ.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
leductho
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 07 April 2005
Nơi cư ngụ: Korea, South
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 61
Msg 3 of 14: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 1:54am | Đă lưu IP Trích dẫn leductho

tuyetmai đă viết:
Tương quan giữa Truyện Kiều và Kinh Dịch


(Theo Thanh Niên Online)


Từ trước đến nay nói đến Truyện Kiều các nhà nghiên cứu thường chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa Truyện Kiều và Phật Giáo, Nho Giáo, Lăo Giáo chứ chưa ai đá động đến mối liên hệ sâu xa giữa Truyện Kiều và Kinh Dịch. Sự thực ma lực của Kinh Dịch chi phối khá sâu sắc đối với Truyện Kiều.

Lúc nằm dưỡng bệnh ở quê nhà Nguyễn Du đă chịu ảnh hưởng Kinh Dịch khi viết:

An đắc huyền quan minh nguyệt hiện
Dương quang hạ chiếu phá quần âm

(Ngọa bệnh)

Nguyễn Huệ Chi đă viết khi dịch hai câu này: "Lúc chưa ra làm quan, sự ngột ngạt trong tâm hồn khiến Nguyễn Du đă có lúc phải kêu gọi ánh sáng:

Ước ǵ vầng trăng sáng xuất hiện ngay trước cửa
Ánh sáng dọi xuống xua đuổi mọi bóng tối

Thực ra đây là cách chơi chữ của Nguyễn Du. Câu này Nguyễn Du ám chỉ quẻ Phục. Quẻ Phục trong Kinh Dịch ghép bởi hai quẻ đơn: quẻ Khôn-Địa có 3 hào âm; quẻ Chấn-Lôi có 2 hào âm và một hào dương, thành ra quẻ Địa-Lôi-Phục có 5 hào âm ở trên và một hào dương ở dưới cùng. Phục là hồi phục, ở đây là ước muốn lành bệnh, 5 hào âm là quần âm, dương quang là hào dương. Theo Dịch lư mọi vật đến cùng cực th́ biến đổi, quẻ Thuần-Khôn có 6 hào âm nghĩa là đă đi đến cùng cực, lúc đó một hào dương sẽ xuất hiện ở dưới cùng (vị trí hào sơ) biến đổi quẻ Thuần-Khôn thành quẻ Địa-Lôi-Phục, sau đó dương sẽ lần lượt tiến lên thay thế hào âm ở các vị trí hào 2, 3, 4, 5, 6. Khi âm bị thay thế hoàn toàn đó là đến thời quẻ Càn, thuần dương, dương đến cùng cực th́ sẽ biến đổi, một hào âm sẽ xuất hiện ở dưới đổi quẻ Càn thành quẻ Cấu, ṿng chuyển đổi liên tục không ngừng.

Cách chơi chữ tài hoa này, không biết có được Nguyễn Du vận dụng trong khi viết Truyện Kiều hay không. Điều này khó biết được, ngay cả đến Phạm Quư Thích người đă từng viết "Chu Dịch vấn đáp toát yếu" bạn thân của Nguyễn Du cũng không nhắc đến. Nhưng sự kiện này lại bàng bạc ẩn dấu khắp Truyện Kiều như một sự thật hiển nhiên khiến ta không thể bỏ qua.

Một hiện tượng khá thích thú là Truyện Kiều và Kinh Dịch đều được quần chúng tôn sùng và dùng làm sách bói khá linh nghiệm. Có thuyết cho rằng Kinh Dịch vốn là sách bói toán sau được nâng thành sách triết đứng đầu ngũ kinh. Kinh Dịch gồm thâu vũ trụ trong 64 quẻ, mỗi lời hào được thiết kế theo kiểu bói toán với những lời phán ấn định giá trị cho mỗi sự kiện, cảnh ngộ, t́nh tiết là tốt hay xấu, có lợi hay hại, có lầm hay không, v́ vậy Kinh Dịch làm sách bói là chuyện hiển nhiên, nhưng sao một Truyện thơ như Kiều lại có thể thành sách bói, làm sao những nhân vật như Kiều, Từ Hải, Giác Duyên lại được con người t́m đến nhờ giải đáp những vấn nạn trước cuộc đời đa đoan kính tín như Tiên, như Phật: "Lạy vua Từ Hải, lạy văi Giác Duyên, lạy Tiên Thuư Kiều...". Truyện Kiều tuy là truyện phóng tác, nhưng nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân không đủ sức thần hoá như của Nguyễn Du, điều đó hẳn nhiên đă nói lên sức sáng tạo tuyệt vời của bậc thi thánh Việt Nam mà mỗi câu thơ như đồng cảm với tâm trạng, cảnh ngộ, thân phận nhân sinh trong "cơi người ta". Một trong những bí ẩn làm nên sức thu hút của Truyện Kiều chính là Nguyễn Du đă thiết kế Truyện Kiều trên đất Kinh Dịch, mỗi nhân vật trong truyện Kiều lại có sức chứa h́nh tượng của một quẻ đơn trong tám quẻ đơn cơ bản cấu tạo nên Dịch.

Toàn bộ Truyện Kiều có thể tóm lại trong một quẻ Phục, Phục là hồi phục, là trở về. Đó là chuyện một người con gái khuê các gặp nạn, phải đem thân lưu lạc giang hồ, sau 15 năm lại được trở về đoàn tụ với gia đ́nh, với người yêu, phục hồi nhân phẩm, tuyết sạch giá trong. Khi Thuư Kiều gieo ḿnh xuống sông Tiền Đường, Nguyễn Du đă dùng quẻ Phục để chuyển mạch: "Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay" (Kiều, 2646). Bố cục Truyện Kiều cũng được cấu trúc theo dạng quẻ Phục:

Quẻ Phục ứng với Truyện Kiều

Hào 6 Thượng Lục: Kiều gặp Kim Trọng, gia đ́nh Kiều mắc nạn
Hào 5 Lục Ngũ : Kiều bán ḿnh vào thanh lâu lần thứ nhất
Hào 4 Lục Tứ : Kiều gặp nạn Hoạn thư
Hào 3 Lục Tam : Kiều bị bán vào thanh lâu lần thứ hai
Hào 2 Lục Nhị : Kiều gặp Từ Hải mắc nạn Hồ Tôn Hiến
Hào 1 Sơ Cửu : Kim - Kiều tái hợp


Ở phần mở đầu Truyện Kiều, khi giới thiệu gia đ́nh Kiều, Nguyễn Du nói đến Vương Quan trước, tiếp đến là Thuư Vân rồi mới đến Thuư Kiều, không theo thứ bậc chị trước em sau. Trúc Viên Lê Mạnh Liêu cho rằng ngày xưa trọng nam khinh nữ nên giới thiệu Vương Quan trước "tả Thuư Vân trước Kiều là cố ư dồn hết cái đẹp cho em để đến khi tả chị chỉ dùng hai chữ "phần hơn" là đủ. Cách làm đó Lê Mạnh Liêu khen là cao diệu. Chính xác, nhưng đó là cái nh́n mặt nổi về thi pháp, c̣n một cách nh́n tiềm phục cũng đáng lưu ư là Nguyễn Du đă giới thiệu ba chị em nhà họ Vương theo tŕnh tự cấu trúc một quẻ Dịch. Quẻ đơn có ba vạch, vạch trên cùng tượng trưng cho hàng thiếu niên (em út) chỉ Vương Quan, vạch giữa chỉ hàng trung niên (em thứ) Thuư Vân, vạch dưới cùng chỉ hàng trưởng bối (cả) Thuư Kiều. Tại Hàn Quốc cũng có một bản dịch tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Thuư Vân là con út chứ không phải Vương Quan.

Kinh Dịch có 8 quẻ đơn:

- Quẻ Càn c̣n gọi là quẻ Thiên có tượng là Vua, là Vương, là cha
- Quẻ Khôn c̣n gọi là quẻ Địa có tượng là Hoàng Hậu, là mẹ
- Quẻ Khảm c̣n gọi quẻ Thuỷ có tượng là nước, là trăng, con trai thứ
- Quẻ Ly c̣n gọi quẻ Hoả có tượng là lửa, con gái thứ
- Quẻ Tốn c̣n gọi quẻ Phong có tượng là gió, chị cả
- Quẻ Chấn c̣n gọi quẻ Lôi có tượng sấm, con trai trưởng
- Quẻ Cấn c̣n gọi quẻ Sơn có tượng là núi, con trai út, quân tử
- Quẻ Đoài c̣n gọi quẻ Trạch có tượng là đầm ao, con gái út

Trong Truyện Kiều, Viên ngoại họ Vương cha đẻ Thuư Kiều tương ứng với quẻ Càn, mẹ Thuư Kiều tương ứng với quẻ Khôn.

Vương Quan, tương ứng với quẻ Cấn là con trai út. Cấn c̣n có tượng là hiền nhân quân tử phù hợp với cách mô tả của Nguyễn Du:

"Một trai con thứ rốt ḷng
Vương Quan là chữ nối ḍng nho gia"

Thuư Vân tương ứng với quẻ Ly v́ là con gái thứ. Ly là mặt trời có h́nh tượng tṛn đầy cao quư phù hợp với vóc dáng Thuư Vân:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang"

Kim Trọng và Thúc Sinh cả hai đều là người t́nh của Thuư Kiều, họ c̣n ở tuổi trung niên, tương ứng với quẻ Khảm có tượng là mặt trăng, cho nên giữa họ và Thuư Kiều có mối liên kết qua h́nh tượng mặt trăng.

Kim Trọng buổi ban đầu đến với Thuư Kiều: "Đề huề lưng túi gió trăng". Trăng là Kim Trọng, gió là Thuư Kiều, câu thơ như một dự báo, một định mệnh của Dịch.

Gặp Kim Trọng, Thuư Kiều về ôm mối tương tư, nh́n trăng lại nghĩ đến duyên phận, đến người mới gặp đă phải ḷng:

"Một ḿnh lặng ngắm bóng nga
Rộn đường gần với nỗi xa, bời bời"

"Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên ǵ hay chăng"

Khi bán ḿnh cho Mă Giám Sinh theo về "cơi khách xa xăm", ánh trăng lại gợi cho Thuư Kiều nhớ về Kim Trọng:

"Đêm khuya ngắt tạnh mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông"

Thuư Kiều đă đồng hoá Kim Trọng với trăng và sâu sắc hơn theo Dịch Kim Trọng chính là Khảm là Trăng.

Trăng cũng là Thúc Sinh, khi Thúc Sinh đi "khuất mấy ngàn dâu xanh", một ḿnh cô đơn Thuư Kiều nh́n trăng không khỏi nhớ đến Thúc Sinh:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường"

Từ Hải - người anh hùng "Đội trời, đạp đất ở đời" đă được Nguyễn Du cô đúc tương hợp với quẻ Chấn, quẻ này có tượng là sấm, là chúa tể. Khi Từ Hải nổi giận, Từ Hải là hiện thân của sấm sét: "Bất b́nh nổi trận đùng đùng sấm vang". Thuư Kiều nói với Từ Hải cũng là nói với Sấm "Trộm nhờ sấm sét ra tay". Đội quân của Từ cũng là đội quân của sấm sét: "Binh uy từ đấy sấm ran trong ngoài".

Thuư Kiều là chị cả tương ứng với quẻ Tốn có tượng là gió. Mệnh vận cả đời Kiều gắn liền với gió, bao nhiêu gió trong Truyện Kiều hầu như thổi dồn vào đời Kiều đẩy cô gái ngây thơ phong gấm vùi dập xuống chốn bùn nhơ. Ngay từ đầu Truyện Kiều phong ba đă nổi: "Phút đâu ngọn gió cuốn cờ đến ngay". Người báo mệnh cho Kiều, Đạm Tiên, đă mang gió táp đến trong buổi xuân xanh của đời nàng: "Ào ào đổ lộc rung cây, ở trong dường có hương bay ít nhiều". Đời Kiều hiếm khi được cảnh "gió mát trăng thanh", "gió quang mây tạnh" mà chỉ toàn cảnh "gió giật mây vần", "gió táp mưa sa", "gió thảm mưa sầu". Kiều đă dự cảm ḿnh sẽ hoá thân thành gió "Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió th́ hay chị về". Kim Trọng tương tư Kiều đă đồng hoá nàng với gió "Mành tương phân phất gió đàn, Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng t́nh", "Bẻ bài rầu rĩ tiếng tơ, Trầm bay lạt khói, gió đưa lay rèm, Dường như bên nóc bên thềm, Tiếng Kiều đồng vọng, bóng xiêm mơ màng". Ở thanh lâu, Sở Khanh lừa Kiều diễn cảnh "quyến gió rũ mây" đẩy nàng đến mức "dập d́u lá gió cành chim" khiến Kiều đau đớn ê chề "mặt sao dày gió dạn sương" chẳng c̣n thiết tha với cuộc sống "thờ ơ gió trúc mưa mai", cho đến khi gặp lại Kim Trọng, mặc dầu khát khao hạnh phúc lứa đôi, nàng cũng không dám nhận lại quá khứ: "Một lời tuy có ước xưa, Xét ḿnh dăi gió dầu mưa đă nhiều. Nói càng hổ thẹn trăm chiều, Thà cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi".

Số phận những nhân vật trong Truyện Kiều cũng không thoát khỏi sự chi phối của những quẻ chiếu mệnh.

Kim Trọng bước vào nhà Kiều là tai hoạ liền ập đến v́ Kim Trọng là quẻ Khảm-Thuỷ hợp với Vương Ông quẻ Càn-Thiên thành quẻ Thiên-Thuỷ-Tụng là tranh chấp, kiện tụng. Cả nhà Kiều mắc hoạ thằng bán tơ, tan cửa nát nhà.

Kiều quẻ Tốn-Phong gặp Kim Trọng tạo thành thế Phong-Thuỷ-Hoán (thay đổi) khiến nàng phải chịu cuộc biến động lớn, thay đổi hoàn toàn thân phận "Khi sao phong gấm rũ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường". Cũng thế khi Kiều gặp Thúc Sinh, đời nàng một lần nữa lại đổi thay. Số mệnh quẻ Hoán lại chiếu đến đời nàng khiến nàng phải chịu cảnh "làm cho nh́n chẳng được nhau". Điều này lư giải tại sao Kim-Kiều không thể nên vợ nên chồng. Ảnh hưởng quẻ Hoán đeo đẳng họ suốt đời, đến nỗi sau 15 năm lưu lạc họ may mắn gặp lại nhau, hạnh phúc vẫn không mỉm cười với họ, cho dù chàng độ lượng "hoa tàn mà lại thêm tươi, trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa" nhưng nàng không làm sao nguôi quên quá khứ "Thiếp từ ngộ biến đến giờ, Ong qua bướm lại đă thừa xấu xa". Họ đành "Đem t́nh cầm sắt đổi ra cầm kỳ" chịu sự an bài của số phận.

Kim không lấy được Kiều nhưng có duyên phận với Thuư Vân. Thuư Vân kết nghĩa với Kim Trọng là do sao Hoả (quẻ ly) chiếu mệnh hợp với Kim Trọng quẻ Khảm-Thuỷ thành quẻ Thuỷ-Hoả-Kư-Tế. Kư Tế là xong, nhưng chỉ xong, chỉ yên phận với Thuư Vân thôi, c̣n với Kim Trọng th́ chưa. Theo Dịch quẻ kép được ghép bởi hai quẻ nội và ngoại, trong Thuỷ-Hoả-Kư-Tế, Thuư Vân quẻ Hoả là quẻ nội, chủ thể. Đối với Kim Trọng th́ không thế v́ Kim Trọng hợp với Thuư Vân lại thành quẻ Hoả-Thuỷ-Vị-Tế, Vị Tế là chưa xong, ở đây Kim Trọng quẻ Thuỷ là quẻ nội giữ vai tṛ chủ đạo. Kim Trọng vẫn c̣n vương vấn Thuư Kiều.

Chỉ có Từ Hải có thể đưa Thuư Kiều lên "ngôi mệnh phụ đường đường" v́ Kiều quẻ Tốn-Phong hợp với Từ Hải quẻ Chấn-Lôi thành Phong-Lôi-Ích nghĩa là Từ Hải có thể mang lại lợi ích cho Kiều. Cả hai là "trai anh hùng, gái thuyền quyên" họ hợp lại cũng thành quẻ Lôi-Phong-Hằng nên mới có cơ "Phỉ nguyền sánh phượng, Đẹp duyên cởi rồng".

Dầu ư thức hay hoạt động theo sự dẫn dắt của vô thức trong Truyện Kiều vẫn chảy mạnh ḍng máu Kinh Dịch. Nguyễn Du đă cơ cấu Truyện Kiều trên nền Kinh Dịch hết sức tài t́nh, hết sức linh diệu, khó nhận thấy bàn tay thao tác của bậc đại thi hào. Mỗi t́nh tiết, mỗi số phận của nhân vật đều phản ánh một cách sinh động h́nh tượng quẻ chiếu mệnh, tự nhiên như hơi thở. Đọc Truyện Kiều không thể không chú ư đến hai lớp vận động, lớp trên các nhân vật đang chuyển dịch theo số phận, lớp dưới các quẻ Dịch tương ứng đang vận hành. Phù sa Kinh Dịch đă góp phần làm nên sắc màu rực rỡ cho hoa trái Truyện Kiều.

----------------------
Quay trở về đầu Xem leductho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leductho
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 4 of 14: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 6:01am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

ông Nguyễn Du lại được cho là viết ra một mật ngữ. cái ǵ chưa chứng minh nổi cũng cho mật ngữ. Không rơ mật ngữ này có lí giải hoán vị tốn khôn và thuỷ hoả không đây?

Tôi thấy ông Nguyễn Du là một nhà Nho giỏi của một ḍng Nho gia giỏi (và quí tộc), nên kiến thức Dịch học của ông tất nhiên có, như vậy tác phẩm ông bàng bạc tinh thần dịch th́ cũng đương nhiên.

Ông Nguyễn Du, ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông Lê Quí Đôn chưa thấy viết lại sách nói hoán Tốn khôn Thuỷ Hoả mới đúng.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 5 of 14: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 6:42am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Ông Thienkhoitimvui thân mến!
Ông mở hẳn một topic gọi là:Sai lầm của thuyết đổi chỗ Tốn khôn và Thuỷ Hoả"ở mục Linh Tinh. Thế th́ ông hăy vào đấy để tiếp tục chứng minh nó sai mới đúng chủ đề.
Cảm ơn sự quan tâm của ông.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 6 of 14: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 11:05am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

tôi lại thấy tôi có thể nói ở đây, liên quan đến một nho gia là Nguyễn Du, mà chắc chắn có học Dịch, tuy không phải một nhà lí số chuyên nghiệp.

từ cụ Nguyễn Du, tôi liên tưởng đến những nho gia khác, chuyên lí số hơn, điển h́nh là cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm với "chiêu" thái ất thần kinh, mới danh dự tuyệt vời về tài đoán.

Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
NgocLinhTu
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 July 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 203
Msg 7 of 14: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 11:32am | Đă lưu IP Trích dẫn NgocLinhTu

NLT quen con cháu của Nguyễn Du sao chưa bao giờ nghe nói tới truyện Kiều và dịch học cả mặc dù là gia đ́nh này hiện đang giữ gia phả. Ngay cả con cháu cũng chỉ coi truyện Kiều chỉ là một bài thơ xuất sắc mà thôị

Ngọc Linh Tử
Quay trở về đầu Xem NgocLinhTu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NgocLinhTu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 8 of 14: Đă gửi: 08 April 2005 lúc 4:37pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Ông Thienkhoitimvui thân mến!
Bởi v́ ông viết câu này

ông Nguyễn Du lại được cho là viết ra một mật ngữ. cái ǵ chưa chứng minh nổi cũng cho mật ngữ. Không rơ mật ngữ này có lí giải hoán vị tốn khôn và thuỷ hoả không đây?


Cho nên tôi mới viết:

Ông mở hẳn một topic gọi là:"Sai lầm của thuyết đổi chỗ Tốn khôn và Thuỷ Hoả"ở mục Linh Tinh. Thế th́ ông hăy vào đấy để tiếp tục chứng minh nó sai mới đúng chủ đề.
Chứ nếu ông không viết câu trên th́ tôi đâu có quan tâm. Tôi cũng bận rộn lắm ông ạ!
Chào ông.
Thiên Sứ


Sửa lại bởi ThienSu : 08 April 2005 lúc 4:39pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 9 of 14: Đă gửi: 09 April 2005 lúc 9:36am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Tôi thấy ông rất thích nói "mật ngữ" và ông cũng cho cái câu quyết dùng để tính Cục Tử Vi là một "mật ngữ", và ông đă "giải mă mật ngữ", nhưng lại sai.

Tuy rằng việc giải mă câu quyết sai ko nói lên lí thuyết của ông sai/đúng, nhưng ít nhất ông đă không bảo vệ được quan điểm nó là một mật ngữ của người Việt.

Cho nên tôi mới nói một mật ngữ chỉ có giá trị khi người ta giải mă được mật ngữ ấy một cách có lí, thuyết phục, mới chứng minh nó đích thực là 1 mật ngữ. Nếu không th́ nó chỉ là 1 câu b́nh thường. Trong tư duy, không thể cái ǵ cũng cho là mật ngữ, nhưng rồi lại không chứng minh nổi nó là mật ngữ ǵ.

Cho nên tôi nêu 2 vấn đề:"ông Nguyễn Du lại được cho là viết ra một mật ngữ. cái ǵ chưa chứng minh nổi cũng cho mật ngữ./. Không rơ mật ngữ này có lí giải hoán vị tốn khôn và thuỷ hoả không đây?".

ư 1: một mật ngữ chỉ có ư nghĩa nếu chứng minh được nó là mật ngữ đích thực, và giải mă một cách chân xác, chứ không thể vơ vào, cái ǵ cũng nói mật ngữ.

ư 2: tôi chỉ băn khoăn liệu nếu nó là một mật ngữ th́ nó có liên quan đến thuyết của ông mà không thôi.

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 09 April 2005 lúc 9:39am
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
leminhchi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 216
Msg 10 of 14: Đă gửi: 16 May 2005 lúc 5:06am | Đă lưu IP Trích dẫn leminhchi

Ở Trung Hoa, từ thời nhà Hán, các nhà nho đă lấy Chu Dịch làm sách kinh điển của ḿnh. Kinh Dịch là một trong "ngũ kinh" của các bậc Nho gia. Năm bộ sách được coi là kinh điển của Nho giáo là : Kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Dịch và kinh Xuân Thu.
Theo Giáo sư Nguyễn Tài Thư, ở Việt Nam, từ thời nhà Lư, Kinh Dịch đă được đưa vào chương tŕnh học và thi cử. Hầu hết các bậc đại nho có tên tuổi của nước ta đều tinh thông Dịch lư, như Nguyễn Trăi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Hữu Trác, Lê Quư Đôn, Nguyễn Du, Nguyễn Đ́nh Chiểu, Phan Bội Châu…
Trong nhiều tác phẩm văn học hoặc chính luận của ḿnh, các vị đại nho thường thể hiện những tư tưởng, những nguyên lư, những khái niệm của Dịch học. Cho nên, có sự "Tương quan giữa Truyện Kiều và Kinh Dịch" cũng là sự đương nhiên . Và không chỉ “Truyện Kiều”, cả ở “Bài cáo b́nh Ngô” của Nguyễn Trăi, trong thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông, “Bạch Vân quốc ngữ thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong các tác phẩm của Lê Quư Đôn… cũng hàm chứa Đạo Dịch. Trong công tŕnh nghiên cứu của Giáo sư TS Nguyễn Đăng Na mang tựa đề “Kinh Dịch trong thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông”, ông c̣n tính được có 14 bài trong tổng số 207 bài, có đề cập đến Kinh Dịch.

Lê Minh Chi

Sửa lại bởi leminhchi : 16 May 2005 lúc 5:13am
Quay trở về đầu Xem leminhchi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leminhchi
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 11 of 14: Đă gửi: 24 May 2005 lúc 12:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Cụ Nguyễn Đoàn Tuân và cụ Doăn Kế Thiện là những bậc thầy về Thái Ất (Dịch giả cuốn Thái Ất thần kinh đầy đủ nhất đă xuất bản)- cũng đă viết cả ngàn trang về mật ngữ trong truyện Kiều liên quan đến nhiều v/d. Hiện tôi c̣n giữ bản thảo.
Bởi vậy; tôi cho rằng việc các cụ đặt v/d về tính tiên tri trong truyện Kiều (Yếu tố Dịch lư)rất có khả năng đúng.

Thiên Sứ

Sửa lại bởi ThienSu : 24 May 2005 lúc 12:40pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
chindonco
Trợ Giáo
Trợ Giáo
Biểu tượng

Đă tham gia: 28 March 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 5248
Msg 12 of 14: Đă gửi: 30 May 2005 lúc 4:52am | Đă lưu IP Trích dẫn chindonco

Trích dẫn:
Kim Trọng bước vào nhà Kiều là tai hoạ liền ập đến v́ Kim Trọng là quẻ Khảm-Thuỷ hợp với Vương Ông quẻ Càn-Thiên thành quẻ Thiên-Thuỷ-Tụng là tranh chấp, kiện tụng. Cả nhà Kiều mắc hoạ thằng bán tơ, tan cửa nát nhà.

Kim Trọng là khách tức là người ngoài phải là ngoại quái, Vương ông là chủ nhà phải là nội quái, vậy phải là quẻ Thuỷ Thiên Nhu. Bằng như quẻ Tụng th́ trật tự bị đảo lộn vậy.

Trích dẫn:
Quẻ Phục ứng với Truyện Kiều

Hào 6 Thượng Lục: Kiều gặp Kim Trọng, gia đ́nh Kiều mắc nạn
Hào 5 Lục Ngũ : Kiều bán ḿnh vào thanh lâu lần thứ nhất
Hào 4 Lục Tứ : Kiều gặp nạn Hoạn thư
Hào 3 Lục Tam : Kiều bị bán vào thanh lâu lần thứ hai
Hào 2 Lục Nhị : Kiều gặp Từ Hải mắc nạn Hồ Tôn Hiến
Hào 1 Sơ Cửu : Kim - Kiều tái hợp


Giải thích các hồi trong truyện Kiều để tương ứng với sáu hào trong quẻ dịch như thế này thật là khiên cưởng.
Sự việc bắt đầu phải ở hào Sơ, tiến lần đến hào Thượng là sự việc sau cùng. Giống như cất một cái nhà phải có nền rồi dựng cột làm tường vách cuối cùng mới là cái nóc nhà. Và nếu theo thứ tự ngược lại th́ là Sơn Địa Bác

Trích dẫn:
Thuư Vân tương ứng với quẻ Ly v́ là con gái thứ. Ly là mặt trời có h́nh tượng tṛn đầy cao quư phù hợp với vóc dáng Thuư Vân:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang"


Khuôn trăng là quẻ Khảm.

Trích dẫn:
Chỉ có Từ Hải có thể đưa Thuư Kiều lên "ngôi mệnh phụ đường đường" v́ Kiều quẻ Tốn-Phong hợp với Từ Hải quẻ Chấn-Lôi thành Phong-Lôi-Ích nghĩa là Từ Hải có thể mang lại lợi ích cho Kiều. Cả hai là "trai anh hùng, gái thuyền quyên" họ hợp lại cũng thành quẻ Lôi-Phong-Hằng nên mới có cơ "Phỉ nguyền sánh phượng, Đẹp duyên cởi rồng".


Chỉ có thể thành quẻ Hằng v́ chồng phải là ngoại quái c̣n vợ phải là nội quái. Tuy nhiên, Hằng nghĩa là lâu dài, nhưng duyên không được bền, vậy c̣n đâu là Dịch lư của quẻ Hằng?



Quay trở về đầu Xem chindonco's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi chindonco
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 13 of 14: Đă gửi: 30 May 2005 lúc 4:26pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu


Anh Chindonco giỏi quá!
Hoàn toàn chính xác.
Tác giả bài viết trên c̣n nhiều chỗ cũng giải mă chưa đúng. Nhưng sai lầm cũa t/g bài viết trên thanhnien ko có nghĩa là Tryện Kiều ko có ư nghĩa của Dịch lư.
Không phải ngẫu nhiên mà Truyện Kiều được dùng để bói toán.
" Lạy vua Từ Hải; lạy văi Giác Duyên; lạy tiên Thuư Kiều. Tôi là....cầu xin các ngài linh ứng cho tôi một quẻ.."

Thiên Sứ
-----------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa


Sửa lại bởi ThienSu : 30 May 2005 lúc 4:33pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
tdnguyenvietnho
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 27 December 2004
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 27
Msg 14 of 14: Đă gửi: 25 September 2006 lúc 11:12pm | Đă lưu IP Trích dẫn tdnguyenvietnho

kÍNH GỬI CHINĐONCO VÀ BÁC THIENSƯ CÙNG TẤT CẢ QÚI VỊ

Chín Đờn C̣luận(và Thiên Sứ cho rằng chính xác):
"Kim Trọng bước vào nhà Kiều là tai hoạ liền ập đến v́ Kim Trọng là quẻ Khảm-Thuỷ hợp với Vương Ông quẻ Càn-Thiên thành quẻ Thiên-Thuỷ-Tụng là tranh chấp, kiện tụng". Tôi cho rằng luận thế e không hợp v́: Nói đến Dịch là phải nghĩ đến thời và vị. Lúc Kim Trọng đến với gia đ́nh Vương Viên Ngoại là thời b́nh: Ở thời b́nh,ngôi chủ khách,ngôi vị phải phân minh, có nghĩa là phải xếp Vương Ông, chủ (qủe Càn) ở nội quái và Kim Trọng, khách,Khảm ở ngoại quái; xếp như vậy, sự phối hợp nầy sẽ là Thủy Thiên Nhu. Nhu có các nghĩa chính:
_ Nhu là nhu ḥa, thuận hợp, không chống bán...
_ Nhu là chờ đợi
_ Và nhu là nuôi ăn (như quân nhu)
Trong ba nghĩa chính trên đều thích hợp với việc kết hợp Kim Trọng và gia đ́nh Kiều: Kim đến với Kiều không bị sự phản đối của gia đ́nh Kiều; ngoài ra nó c̣n tiên tri rằng Kim phải chờ đợi một thời gian mới gặp lại Kiều và đ́ều nữa là chính Kim sẽ lo liệu, thay Kiều nuôi dưỡng vương gia khi Kiều vắng nhà...

Nên lưu ư: Người vào làm cho gia đ́nh vương ông bị "tụng đ́nh" không phải là Kim mà là thằng bán tơ và đám đầu trâu mặt ngựa. Họ cũng là con Khảm hay Thủy với nghĩa là hiểm ác và đây là giai đoạn mở đầu cho thời loạn... Ở thời loạn ngôi chủ khác sẽ bị hóan vị: Khách (thằng bán tơ và bọn lưu manh) vào nội quái làm chủ và chủ (Vương Ông) bị tống ra ngoại quái. Có ghĩa là ở thời nầy hai con Thủy và Thiên phải sắp là Thiên Thủy Tụng...

Như vậy như trên vừa nêu, bố cục truyện Kiều được đọc dưới lăng kính Dịch, sẽ không sai mà c̣n có tính rất chặc chẽ, chính xác và nó c̣n nói lên tính "có khả năng tiên tri" (như Thiên Sứ ưa dùng) nữa...

Vài ḍng xin góp ư và hứa sẽ có bài viết về: ĐỌC KIỀU DƯỚI LĂNG KÍNH DỊCH LƯ, trong một ngày gần đây để chào mừng mục VĂN HIẾN LẠC VIỆT mở trở lại. tdnguyenvietnho

__________________
Tdnguyenvietnho
Quay trở về đầu Xem tdnguyenvietnho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tdnguyenvietnho lần thăm tdnguyenvietnho's Homepage
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.3535 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO