Msg 1 of 5: Đã gửi: 13 October 2009 lúc 4:34am | Đã lưu IP
|
|
|
Như đã nói trước, Lục nhâm xử dụng 10 can và 12 chi để miêu tả vũ trụ (bao gồm không gian & thời gian), và các sự vật, việc xảy ra trong đó. 10 Can, 12 chi được "biến hoá" thành 12 thiên tướng, 12 thiên thần (tức thiên bàn) 12 địa bàn và rất nhiều các thần sát khác nhau để miêu tả mọi sự trên đời, y chang như trong một vở kịch mà trên đó có các nhân vật khác nhau với những tình tiết rõ rệt. Các diễn viên chính là 10 can, 12 chi; các nhân vật chúng đóng là đủ loại thần sát, và diễn tiến của vở kịch chính là các quan hệ hình, hại, xung, phá, hợp và vòng trường sinh. Sau đây là các quy tắc:
1 HỢP: CAN HỢP, TAM HỢP, LỤC HỢP
Hợp ứng chuyện hòa thuận, lâm Can hay nhập tam truyền tất có vui mừng do sự việc hòa hợp, thành tựu. Đó là bởi âm dương phối hợp giao cấu với nhau, sự việc tất thành hợp.
TAM HỢP (HÀNH HỢP: SINH - VƯỢNG - MỘ)
tam hợp còn gọi là hợp cục, chuyên ứng vào sự thành hợp. Lấy chữ chính giữa làm chính cục:
· Dần - Ngọ - Tuất là hỏa cục (Ngọ hỏa): hỏa hợp chuyên ứng về đảng phái hội họp bất chính.
· Tị - Dậu - Sửu là kim cục (Dậu kim): kim hợp chuyên chủ chia lìa, biến ra khác.
· Thân - Tý - Thìn là thủy cục (Tý thủy): thủy hợp chủ về sự lưu động mà không ngưng trệ
· Hợi - Mão - Mùi là mộc cục (Mão mộc) mộc hợp chủ về nhiều mà rối, tụ tập mà lộn xộn.
Tam hợp cục nhập truyền thì sự việc quan hệ nhau, buộc liền nhau, qua hết tháng mới có thể kết liễu, lại cũng là quẻ hợp đông người, cùng bọn cùng lứa thân thiết. Tam hợp ứng với sự thành hợp, muốn biết khi nào thành thì dùng Thiên tướng và chữ chót của tam hợp:
· Thiên không cùng loại với Tuất
· Quý nhân cùng loại với Sửu
· Câu trận cùng loại với Thìn
· Thái thường cùng loại với Mùi
Ví dụ: thấy tam truyền Dần - Ngọ - Tuất có Thiên không thì sự việc thành hợp phát tại Thiên không thừa thần, còn không thấy thiên không thì sự thành hợp sẽ tới trong tháng Tuất (như vậy là dùng thiên tướng thừa thần hoặc chữ cuối tam hợp để đoán). Trong tam truyền chỉ thấy có 2 chữ trong bộ tam hợp, tức là thiếu mất một chữ, thì gọi là "chiết yêu cách", vậy lấy chữ thiếu đó mà định ngày thành tựu sự việc, do đó cũng gọi là "hư nhất đãi dụng cách". Ví dụ: trong tam truyền thấy có chữ Thân - Thìn, tức thiếu mất chữ Tý trong bộ tam hợp, thì đợi tới ngày Tý sự việc mới thành tựu. Một trường hợp khác là thấy tam truyền thiếu mất một chữ, nhưng chữ đó lại là nhật thần thì gọi là "Tấu hợp cách, Tấu túc cách". Ví dụ: thấy trong tam truyền có chữ Ngọ Tuất, thiếu mất chữ Dần nhưng xem quẻ vào ngày Dần thì vẫn coi là đủ bộ tam hợp, vì vậy lấy Thiên tướng thừa chữ "tấu túc" đó mà luận việc. Ví dụ tam truyền có Ngọ Tuất, xem ngày Dần, coi chữ Dần đó có sao Quý nhân, đoán rằng có quý nhân giúp đỡ ngoài ý muốn.
CAN HỢP HAY NGŨ HỢP
Trong mười Can phân ra làm 2 nhóm sẽ có năm cặp hợp nhau như sau:
· Giáp & Kỷ: là cái hợp trung chính, nếu có thừa sao Quý nhân là điềm được quý nhân giúp cho mình thành tựu, yết kiến quý nhân ắt vui vẻ, nếu còn có Đức thần thì năng giải được các điều hung. Nếu thừa Thái âm, Thiên hậu, Huyền vũ, Thiên hợp tại Mão Dậu thì quý nhân có việc gian tà bất chính.
· Ất & Canh: là cái hợp về nhân nghĩa, nếu có thừa cát thần cát tướng là điềm trong ngoài hòa hợp, làm việc một cách cung kính. Nếu thừa các tướng Hậu, Hợp, Âm, Huyền lâm Mão Dậu là giả nhân giả nghĩa để hành động.
· Bính & Tân: là quyền uy hợp, nếu có thừa cát thần tướng thì chuyên dùng uy đức để ban bố hiệu lệnh, quan sát quân binh mà diễu võ dương oai. Còn nếu thừa các thần tướng hung thì cậy quyền cậy thế mà xâm phạm kẻ dưới, hàng ty ấu tất miễn cưỡng vâng theo.
· Đinh & Nhâm: là dâm dật hợp, nếu có thần tướng tốt thì chuyên ứng về âm mưu hoàn thành việc. Nếu thừa thần tướng Hợp, Hậu, Âm, Huyền lâm Mão Dậu là điềm con cái dâm bôn, làm việc xấu trong nhà.
· Mậu & Quý: là vô tình hợp, nếu thừa các cát tướng mà hỏi các sự việc sẽ ứng nửa thật nửa giả, còn nếu thừa thần tướng xấu thì ngoài hợp mà trong ly, lấy tâm ý giả dối vâng theo.
LỤC HỢP TỨC CHI HỢP
Quẻ lục hợp cùng với Đức thần cùng nhập tam truyền là quẻ mọi sự đều tốt, dù có hội với hung thần tướng thì cũng ở trong chỗ xấu mà hòa hợp. Nếu có lục hợp thì phải xem trong tam truyền thuận hay nghịch, tức là tiến hay thoái: nếu tam truyền tiến thì mình nên tiến tới để được lợi, tam truyền thoái thì mình nên lùi lại thì trăm việc như ý. Lục hợp nhập truyền thì mưu sự gì cũng như ý, nhưng không lợi cho việc hỏi bệnh tật, kiện tụng. Trong các loại hợp thì nhất là Can hợp rồi mới tới tam hợp và lục hợp. Cả ba loại hợp cần gặp Đức thần và Can lộc mới hoàn toàn tốt và giải trừ mọi hung hại. Còn nếu có thừa các hung thần tướng và không có các dữ kiện tốt khác thì gọi là hung hợp, sự trở nên hung hại, cần phải lưu ý. Sau đây là các chi tiết về lục hợp:
· Dần & Hợi vừa là lục hợp vừa là lục phá nên gọi "phá hợp", Thân & Tị vừa tác tam hình vừa tác lục hợp nên gọi là "hình hợp". Hai thứ này hợp mà chẳng hợp, thành mà không thành, nhưng nếu có thừa các thiên tướng Quý, Long, Đức thì lại có thể thuận lợi như thường. Nếu không thì trong tốt mà ngoài hung, việc hỏi cần phải phí nhiều sức mới xong.
· Xem về chuyện mờ ám thì tam hợp, lục hợp đều ứng việc hao công tốn của, vì hợp có tính che dấu khó gặp.
· Xemvề hôn nhân mà thấy Thiên hậu, Tý thiên bàn (Thân hậu) và Thái âm tác hợp thì sự hôn nhân thành ngay.
· Hợp mà lại có Tuần không, Lạc không lại thấy có hình hợp (Tị Thân) thì trong sự hòa có chứa họa, cần gặp Đức mới giải họa được.
· Hợp mà khắc Can hoặc thừa Đằng xà, Bạch hổ thì trong hợp có điều hại, không thể phó thác việc của mình cho người khác đảm đương, vì tin người tất chịu sự khuyết thiếu.
· Tại Can và Chi đều có tam hợp (tức thiên địa bàn hai cung Can Chi tác tam hợp) nhưng - Can thượng thần khắc Chi - Chi thượng thần lại khắc Can (giao khắc) thì ngoài hợp mà trong ly, hai bên ấp ủ sự nghi kỵ nhau, hoặc vì người khiêu khích nên bất hòa.
· Can địa bàn và Chi địa bàn tác lục hợp, và Can thượng thần cùng Chi thượng thần cũng tác lục hợp thì gọi là "đồng tâm cách": hai bên cùng ghi khắc tâm ý để thành tựu. Nhưng nếu thấy có hình hại xen lẫn vào, thì trong sự đồng tâm ấy có sinh đố kỵ: - ngày Ất Dậu, Bính Thân, Mậu Thân, Tân Mão, Nhâm Dần nếu gặp quẻ Phản ngậm thì đều thuộc đồng tâm cách.
· Trong ba ngày Nhâm Tý, Bính Ngọ, Mậu Ngọ: - Tý gia Nhâm - Ngọ gia Bính - Ngọ gia Mậu Can Chi ở sát cung nhau, chi thần gia can (chi thần là chữ trùng tên với chi), và thượng thần (của Can Chi) tương hợp là quẻ kẻ này với kẻ kia trao đổi cho nhau mưu sự mà được thành tựu.
· Trong ba ngày Bính Dần, Bính Tuất, Mậu Tuất: - Dần gia Bính hoặc Tị gia Dậu - Tuất gia Bính, tất có Mão gia Tuất - Tuất gia Dậu tuy Can chi không ở khít cung của nhau, nhưng Chi thần gia Can hoặc Can thần gia Chi (Can thần: là chữ thiên bàn cùng tên với địa bàn cung của can) và thượng thần của Can chi tương hợp cũng có thể cùng nhau mưu sự.
· Can Chi tự tương hại (can địa bàn & chi địa bàn tác lục hại), thượng thần của can chi vừa tương hợp vừa tương phá: - ngày Nhâm Thân: Tị Hợi gia Nhâm (Hợi địa bàn và Thân địa bàn tác lục hại) - ngày Bính Dần: Dần Thân gia Bính - ngày Mậu Dần Dần Thân gia Mậu việc mưu sự ngoài mặt giả ý hợp nhau, trong lòng tính trăm phương độc hại.
· Can chi địa bàn tương hại, thượng thần của can chi tương hợp, mà không lẫn tam hình lục phá: - ngày Ất Mão: Mùi gia Ất hay Sửu gia Ất - ngày Tân Dậu: Sửu gia Tân hay Mùi gia Tân có bốn quẻ trên cần cẩn thận, vì ngoài mặt hòa hợp trong lòng ly khai, mọi việc đường thành đều là giả ý. Nếu có Tuần không nữa ắt có sự ám hại.
GIAO XA CÁCH
Vẫn trong phạm vi của lục hợp khi: - Can địa bàn và Chi thượng thần tác lục hợp - Can thượng thần và chi tác lục hợp
gọi là Giao xa cách, rất hợp với những chuyện giao kết qua lại với nhau, ưng thuận trao đổi, hiệp hội nhau để mưu sự, sinh kế, mua bán, giao hợp, giao hòa... nhưng rất bất lợi nếu xem các vụ giải tán chia ly. Hai chữ Giao xa chỉ cả hai bên Can Chi đối qua đối lại với nhau mà tác thành lục hợp. Giao xa có tất cả 10 cách như sau:
· Trường sinh hợp: - Can thượng thần là trường sinh của chi lại cùng chi tương hợp Quẻ như vậy gọi là "Giao xa trường sinh" là quẻ rất tốt trong chuyện hòa hoãn, hùn vốn làm ăn. Ví dụ: - ngày Giáp Thân quẻ thấy Tị lâm can Giáp và Hợi lâm chi Thân. Như vậy Tị là trường sinh của Thân, đồng thời Tị cùng Thân tác lục hợp. Hợi là trường sinh của Giáp, lại cùng can Giáp địa bàn tác lục hợp (Giáp ký tại Dần địa bàn).
· Tài hợp: - Can thượng thần là Chi tài (chữ thiên bàn bị Chi khắc) lại cùng Chi (địa bàn) tương hợp. - Chi thượng thần là Can tài (chữ thiên bàn bị Can khắc) lại cùng Can địa bàn tương hợp Quẻ như vậy gọi là "Giao xa tài" là quẻ rất tốn trong các vụ liên kết để sinh lợi tiền bạc hoặc dùng tiền bạc để kết hợp với nhau. Ví dụ, ngày Tân Sửu có Tý thiên bàn gia lên Can Tân và Mão lâm chi Sửu
· Thoát hợp: - Can thượng thần được Chi sinh, lại cùng Chi tương hợp - Chi thượng thần được Can sinh, lại cùng Can tương hợp Quẻ như vậy gọi là thoát hợp, là quẻ chẳng nên giao thiệp vì cả hai bên đều cố ý gây hao thoát cho nhau khiến hao công tốn của. Ví dụ: ngày Mậu Thìn mà quẻ thấy Dậu lâm can Mậu, và Thân lâm chi Thìn
· Hại hợp: - Can thượng thần và Can địa bàn tương hại, Can thượng thần tương hợp với Chi (địa bàn) - Chi thượng thần và Chi địa bàn tương hại, Chi thượng thần tương hợp với Can địa bàn Quẻ như vậy gọi là giao xa hại, là hai bên hiệp nhau mưu sự nhưng âm thầm tính hại nhau. Ví dụ: ngày Đinh Sửu thấy Tí gia Đinh (tại Mùi) và Ngọ gia Sửu
· Không hợp: - Can thượng thần là Tuần không, lại cùng Chi (địa bàn) lục hợp - Chi thượng thần là Tuần không, lại cùng Can địa bàn lục hợp Quẻ như vậy gọi là Giao xa không, là quẻ trước vui hợp mà sau chán gét nhau, cũng gọi là quẻ có đầu mà không có chót. Ví dụ: ngày Tân Hợi thấy Dần lâm can Tân (tại Tuất địa bàn), Mão lâm chi Hợi.
· Hình hợp: - Can thượng thần tác tam hình với Can địa bàn, nhưng tác lục hợp với Chi (địa bàn) - Chi thượng thần tác tam hình với Chi địa bàn, nhưng tác lục hợp với Can địa bàn Quẻ như vậy gọi là giao xa hình, là quẻ ở trong sự hòa tốt sinh ra điều cạnh tranh mà hai bên chẳng thuận theo lẽ phải đã giao kết. Ví dụ: ngày Quý Mão mà thấy Tuất lâm can Quý (tại Sửu địa bàn), Tý lâm chi Mão
· Xung hợp: - Can thượng thần với Chi thượng thần lục xung, lục hợp với Chi - Chi thượng thần với Can thượng thần lục xung, lục hợp với Can (nếu Can địa bàn xung Chi nữa thì càng đúng cách) Quẻ như vậy gọi là giao xa xung, là quẻ trước hợp sau ly, không nể tôn ty trên dưới, hỗn tạp. Ví dụ: ngày Giáp Thân mà thấy Tị gia Can Giáp và Hợi gia chi Thân:
· Khắc hợp: - Can thượng thần khắc Chi, lại cùng Chi (địa bàn) tác lục hợp - Chi thượng thần khắc Can, lại cùng Can địa bàn tác lục hợp Quẻ như vậy gọi là giao xa khắc, là trong chuyện giao thiệp sinh ra tranh tụng, gây cừu oán để sát hại nhau, tiếu lý tàng đao. Ví dụ: ngày Canh Tý quẻ gặp Sửu gia can Canh (tại Thân địa bàn):
· Tam giao hợp: - quẻ có tam truyền là Tam Giao khóa (Tý Ngọ Mão Dậu), Can thượng thần với Chi tương hợp - Chi thượng thần với Can địa bàn tương hợp Quẻ như vậy gọi là Giao xa tam giao, là quẻ trao đổi liên quan tới nhau, để mưu tính chuyện gian tà, ẩn giấu tư riêng, hoặc cùng giao thiệp với nhau đôi ba sự việc. Ví dụ: ngày Kỷ Dậu mà thấy Thìn gia can Kỷ (tại Mùi địa bàn):
Giao hội hợp: - Tam truyền là tam hợp - Can thượng thần tác lục hợp với Chi - Chi thượng thần tác lục hợp với Can địa bàn Quẻ như vậy gọi là Giao xa giao hội, là quẻ trong ngày đều hợp nhau hoặc đời đời luân phiên thay thế nhau để giao tình đổi nghĩa, mà lại còn được người ngoài tương trợ, chiếm hỏi sự việc ắt thành. Nhưng kỵ gặp Tuần không. Ví dụ: ngày Ất Sửu mà quẻ thấy Tý gia Ất và Dậu gia Sửu (tất có tam truyền Tị Sửu Dậu):
|