Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 268 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Mệnh Lư Tổng Quát (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Mệnh Lư Tổng Quát
Tựa đề Chủ đề: Thắc mắc nhỏ Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
kimphuong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 February 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 125
Msg 1 of 4: Đă gửi: 22 November 2004 lúc 5:23am | Đă lưu IP Trích dẫn kimphuong

Kính chào các Bác anh chị trên Forum ,

Kimphuong mong các bác giải thích về nguồn gốc, ư nghĩa của kinh dịch cũng như tác dụng của nó đối với tử vi đẩu số . Cám ơn các bác nhiều .

Kimphuong kính

Quay trở về đầu Xem kimphuong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kimphuong
 
leminhchi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 24 July 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 216
Msg 2 of 4: Đă gửi: 23 November 2004 lúc 8:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn leminhchi

Anh/ chị đặt tiêu đề “Thắc mắc nhỏ” nhưng thực ra là “Câu hỏi lớn” về nguồn gốc, ư nghĩa của Kinh Dịch, một triết thuyết đă h́nh thành và phát triển trong hơn năm ngàn năm qua, có ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa của nhiều nước thuộc vùng Đông Á và Đông Nam Á (Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam,...). Trả lời cho tường tận, đầy đủ, chắc phải vài chục trang. Trên diễn đàn này, tôi chỉ trả lới rất vắn tắt và nêu một số sách về KINH DỊCHBÓI DỊCH để anh/ chị t́m và tham khảo.

1. Nguồn gốc, ư nghĩa của Kinh Dịch

a. Dịch là ǵ ?
Theo Cụ Phan Bội Châu : "trong chữ Dịch bao gồm ba ư nghĩa: Bất dịch, giao dịch và biến dịch".
Bất dịch nghĩa là không thay đổi. Giao dịch là trao đổi với nhau ở trong vạn sự, trong vạn vật. Bất dịch là nguyên thể, giao dịch là ứng dụng.
Biến dịch là biến hoá. Dịch là biến đổi. Trong vũ trụ, vạn vật luôn luôn biến đổi. Sinh vật sinh ra, lớn lên, già nua rồi chết - đó cũng là biến dịch.
Có thuyết cho rằng chữ "Dịch" gồm có chữ "nhật" ở trên, chữ "nguyệt" ở dưới, diễn tả sự luân phiên thay đổi ngày tháng.
Có thuyết cho rằng chữ Dịch trong Kinh Dịch là văn tự tượng h́nh cho một loại thằn lằn, trong đó, chữ "nhật" là đầu con thằn lằn, các nét dưới của chữ "Dịch" chính là chân và đuôi con thằn lằn. ở Trung Quốc thời cổ, có một loại thằn lằn được gọi là loài trùng 12 th́, biến đổi màu sắc 12 lần trong một ngày. Do vậy chữ "Dịch" tượng trưng cho sự biến hoá.
Tên gọi Kinh Dịch ra đời là do các Nho gia từ thời nhà Hán, lấy nó làm sách kinh điển của ḿnh. Kinh Dịch là một trong ngũ kinh của các bậc Nho gia. (Năm bộ sách được coi là kinh điển của Nho giáo là : Kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Dịch và kinh Xuân Thu).
Sách Chu Lễ, tác phẩm nói về Kinh Dịch, chép rằng đời nhà Chu có ba loại bói, có quan thái bốc giữ ba loại Dịch, đó là : Liên Sơn Dịch, Qui Tàng Dịch và Chu Dịch.
+ Liên Sơn Dịch: sách Dịch thời nhà Hạ (2205 - 1766 trước CN), cho rằng Dịch như mây ở núi bốc ra không dứt nên lấy quẻ Cấn làm đầu.
+ Qui Tàng Dịch: sách Dịch thời nhà Thương (1766 - 1387 trước CN), nhà Ân (1387 - 1122 trước CN) cho rằng vạn vật đều quay về đất, nên lấy quả Khôn làm đầu.
+ Chu Dịch: sách Dịch thời nhà Chu (1122 - 230 trước CN), cho rằng đạo Dịch biến hoá không ngừng , có mặt khắp nơi, nên lấy quả Càn làm đầu.
Hai bộ Liên sơn Dịch và Quy tàng Dịch bị thất lạc từ lâu, chỉ c̣n bộ Chu Dịch lưu lại đến ngày nay. Gọi là Chu Dịch chính là để chỉ sách "Dịch lưu hành trong thời đại nhà Chu" hay là "sách thời Chu thuyết giải về việc Dịch".
Theo Cụ Phan Bội Châu: "Dịch học là một bộ sách dạy luân lư, vừa có trật tự, vừa có đạo đức, vừa có tinh thần, vừa có quy củ...
Dịch học tuy vẫn là triết học, nhưng triết học của Dịch là thực dụng mà không phải là không ngôn, là biến thông mà không phải là câu nệ." (Phan Bội Châu, Chu Dịch, NXB Văn hoá Thông tin, 1996 - trang 16 - 32).

b. Sự h́nh thành Kinh Dịch.
Thời thượng cổ, con người chưa có chữ viết, chưa biết nhiều về lợi hại, cát hung.
Tương truyền Phục Hy (khoảng 4300 trước CN), trên xem văn trời, dưới xem lư đất, giữa khảo sát t́nh trạng vạn vật, nh́n các đường nét trên lưng con Long mă nổi trên sông Hoàng Hà (Hà Đồ) mà nhận ra lẽ âm dương sinh hoá trong vũ trụ. Đầu tiên, Ngài vạch một nét liền biểu thị dương và một nét đứt biểu thị âm hào. Dương là lẻ, âm là chẵn. Hai nét vạch đó gọi là hai nghi (lưỡng nghi - hai thể dương âm), biểu tượng cho trời và đất, cho âm và dương, cho sáng và tối, cho giống đực và giống cái. Trên mỗi nghi, thêm một vạch nữa (hoặc một vạch liền hoặc một vạch đứt) thành 4 cặp : dương dương (thái dương), âm dương (thiếu dương), dương âm (thiếu âm) và âm âm (thái âm). Như thế là lưỡng nghi tương tác với nhau mà tạo thành tứ tượng. Tứ tượng là bốn thể được phân chia từ lưỡng nghi. Tứ tượng tượng trưng cho bốn mùa : Xuân – Hạ - Thu – Đông.

Sau đó, người ta chồng thêm một vạch (hoặc một vạch liền hoặc một vạch đứt) nữa thành nhưng h́nh có ba nét, tất cả có 8 h́nh; từ đó, "Bát quái" (Tám quẻ) ra đời.
Bát quái là hệ quả của sự phân đôi Tứ tượng. Bát quái chính là tượng biểu thị cho trạng thái, tính chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên mà trong đời sống con người thường gặp là Thiên (trời), Trạch (đầm, hồ), Hoả (lửa), Lôi (sấm), Phong (gió), Thuỷ (nước), Sơn (núi) và Địa (đất). Bát quái cũng là tượng biểu thị cho tám hướng : Đông, Tây, Nam, Bắc, đông-bắc, đông-nam, tây-bắc và tây-nam.
Sau nữa, người ta chồng quẻ nọ lên quẻ kia, thành ra 64 quẻ kép, mỗi quẻ có 6 hào.
Tới đời vua Hạ Vũ (2205 - 2167 trước CN), quan sát những nét điểm trên lưng rùa nổi trên sông Lạc mà đặt ra Cửu Trù, làm biểu lư với bát quái, tính số ngũ hành nên có Lạc Thư.
Bấy giờ vẫn chưa có chữ viết, người ta học Dịch qua truyền miệng. Đến đời nhà Chu, Văn Vương bị giam ở ngục Dữu Lư (1144 - 1142 trước CN) đă diễn lại các quẻ Dịch thành Hậu Thiên bát quái, thêm lời giải thích ư nghĩa và định tốt xấu của từng quẻ (Thoán từ hay Quái từ). Sau đó con trai của Văn Vương là Cơ Đán, tức Chu Công, đặt ra hào từ hay tượng từ để giải thích từng hào trong quẻ.
Khổng Tử (551 - 479 trước CN) viết Thập Dực (mười cánh) tức mười truyện để bàn rộng thêm ư nghĩa của Dịch, cắt nghĩa cho rơ thêm thoán từ của Văn Vương và hào từ của Chu Công, đó là Thoán truyện thượng và hạ, Tượng truyện thượng và hạ, Văn ngôn, Hệ từ truyện thượng và hạ, Thuyết quái, Tự quái và Tạp quái.
Kinh Dịch được h́nh thành, phát triển qua một quá tŕnh lâu dài và là thành quả đúc kết những kinh nghiệm thực tế của con người suốt từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Qua các thời đại, nó được các bậc tiền bối ở Trung Quốc như Văn Vượng, Chu Công ( thời Tây Chu), Khổng Tử (thời Chiến quốc), Phi Trực, Vương Bật, Trịnh Huyền (đời Hán), Thiệu Khang Tiết, Chu Hy (đời Tống)… biên soạn, san định, chú giải.

Anh/ chị có thể tham khảo ở một số sách:
1.     Chu Dịch, Phan Bội Châu, NXB Văn Hoá Thông tin,1996.
2.     Kinh Dịch, Ngô Tất Tố, NXB TP HCM,1991.
3.     Kinh Dịch, đạo của người quân tử, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, 1992 (chương I, từ trang 11-41)
4.     Kinh Dịch với đời sống, Hải Ân, NXB Văn Hoá dân tộc, Hà Nội, 1996. (chương I, từ trang 5-16)
5.     Chu Dịch với dự đoán học, Thiệu Vĩ Hoa, người dịch: Mạnh Hà, NXB Văn Hoá, Hà Nội,1997, (chương I, từ trang 13-31)
6.     DỊCH LƯ - Phương pháp luận - Quảng Đức, trong tủ sách của diễn đàn Tử Vi lư số (Phần I mục “II. Sơ Lược”)

2. Tác dụng của Kinh Dịch đối với Tử Vi đẩu số
………..
Tử Vi không phải là một khoa học độc lập, nó là kết tinh của nhiều khoa học khác trong học thuật tư tưởng Á Châu.
Về nguồn gốc khoa Tử Vi, có thể kết luận rằng, đặt cơ sở trên:
- Học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Dịch lư.
- Từ Thiên văn học, với những biến chuyển của tinh đẩu.
- Từ H́nh tượng học, tức khoa nghiên cứu về h́nh dáng vũ trụ, con người và thú vật.
- Từ Lịch số, tức khoa nghiên cứu từ Thiên văn, để tính sự tuần hoàn vũ trụ, tính ngày tháng năm.
- Địa lư, tức khoa nghiên cứu con người tương ứng với địa phương, hướng nhà, khí hậu v.v...
(Trích Cốt tủy Khoa Tử Vi của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại-Sỹ - Đại Nam ấn hành 1994)
Mấy lời giải đáp, nếu chưa đủ, xin quư vị khác bổ sung.
Lê Minh Chi

Sửa lại bởi leminhchi : 23 November 2004 lúc 8:48pm
Quay trở về đầu Xem leminhchi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi leminhchi
 
tuankiet101010
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 February 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 794
Msg 3 of 4: Đă gửi: 25 November 2004 lúc 9:13am | Đă lưu IP Trích dẫn tuankiet101010

Chào cô kimphuong ,

Thắc mắc của cô tuy nhỏ nhưng để trả lời lại là vấn đề to tát h́h́... nếu phải trả lời tương đối đầy đủ cũng dài cỡ 18 trang như Sớ Táo Quân vậy ,thôi th́ tôi bổ sung thêm vài ư, hy vọng phần nào đáp ứng sự thắc mắc của cô .
Kinh Dịch là một bộ sách gói ghém hết kho tàng , tư tưởng và văn minh Trung Hoa , kết tinh từ 62 thế kỷ , tức là từ thế kỷ 44 trước tây lịch cho đến thế kỷ thứ 18 . Kinh dịch là một công tŕnh đóng góp vĩ đại liên tục của một truyền thống bói toán và triết học của hàng trăm tác giả Trung Hoa đă vun bồi vào nền tảng tiên khởi của 5 Thủy Tổ dịch học .
Vào đời nhà Thanh , Hoàng Đế Khang Hy đă cho sưu tập hết các pho sách chú giải và phát huy dịch lư từ đời Chu đến đời Thanh . Người ta quy tụ được tất cả 158 bộ gồm 1.761 quyển có tác giả hẳn hoi và 8 bộ không có tác giả và niên đại . Công tŕnh sưu tập nếu được xem là đầy đủ th́ có đến 166 tác giả Trung Hoa đóng góp kiến giải và 5 Thủy Tổ kinh dịch là Phục Hy , Hạ Vũ , Văn Vương , Chu Công và Khổng Tử là 5 thánh tổ khai sáng , khai triển và kiện toàn lư thuyết cơ bản của Kinh dịch , trên đó 166 tác giả về sau luận thêm và ứng dụng vào thời đại của ḿnh .
Đây là pho sách có ảnh hưởng hết sức lớn lao đến văn hóa Trung Hoa và các dân tộc khác như Cao ly , Nhật bản , Mông Cổ ... Việt Nam và nhiều học giả phương tây đều có nghiên cứu và chú dịch . các học giả phương tây đều so sánh Kinh dịch như Thánh kinh , La Bible , Le Coran ... v́ tầm ứng dụng của Kinh dịch phủ trùm hầu hết các đặc thái chính yếu của nền văn minh Trung Hoa . Từ Kinh dịch có thể suy diễn những phát minh về dụng cụ sản xuất , h́nh thức tổ chức gia tộc , luân thường đạo lư , nguyên tắc vận dụng chính trị , nghi thưc tế lễ , thiên văn , địa lư , dịch , tượng , toán số , âm nhạc , nông nghiệp , mục súc , quân sự v.v... . Hầu hết các vương triều Trung Hoa đều có đặt ra bộ phận nghiên cứu dịch học dưới quyền của quan Thái bốc , là vị bốc Sư tối cao nhất , sử dụng các quy tắc dịch lư để khuyến cáo chính sách quốc gia , tiên đoán điềm tượng để đề ra đường lối hành động cho vua chúa mô phỏng thi hành , ai khuyến cáo sai có thể bị cách chức . Như vậy người Trung Hoa từ xa xưa đă tin tưởng và ứng dụng Kinh dịch vào quốc sự và phàm sự trên một quy mô rất phổ quát .
Về nguồn gốc Kinh dịch có rất nhiều truyền thuyết và nguồn gốc . Theo một thuyết th́ nói Kinh dịch có từ thời cổ đại Tam Hoàng ( Phục Hy , Thần Nông , Hoàng Đế ) lưu truyền lại cho nhà Hạ , Thương , Chu . Dựa vào sự khám phá của Mao Tiệm , ông này nhân dịp phụng sứ kinh Tây đến Đường Châu t́m được trong dân gian 3 bộ sách gọi là Tam phần thư .
_Sơn phần là Liên sơn dịch của Thiên Hoàng họ Phục Hy .
_ Khí phần là Quy tàng dịch của Nhân Hoàng họ Thần nông .
_ H́nh phần là Kiền khôn dịch của Địa Hoàng họ Hoàng Đế .
Mỗi dịch đều có 8 quẻ , dưới mỗi quẻ có thêm 8 quẻ khác vị chi là 64 quẻ .Tên của mỗi quẻ là Kiền , Khôn , Chấn , Tốn , Khảm , Ly , Cấn , Đoài .
Về nội dung Kinh dịch :
Theo nguyên chữ , chữ dịch tượng truưng cho 1 loại cắc kè thay đổi màu sắc theo chổ ẩn . Nếu chiết tự chữ dịch có chứa 2 chữ Nhật và Nguyệt , biểu tượng cho mặt trời và mặt trăng , tức là 2 cực với thời gian xê dịch trong đó .Từ chỗ các hiện tượng thiên nhiên và con người thay đổi luôn , dịch là biến đổi . Tuy nhiên sự biến đổi đó theo những quy tắc cố định , cho nên dịch là biến đổi trong trong khuôn khổ bất biến .Kinh dịch cắt nghĩa hiện tượng và sự biến sinh trên quy lư âm dương . Toàn thể nội dung Kinh dịch đều xoay quanh ư niệm hiện tượng . Triết học Trung Hoa cho rằng việc thiên nhiên và việc nhân thế có liên quan chặt chẽ với nhau . V́ vậy dựa vào các quy tắc biến dịch của vũ trụ để áp dụng cho con người . Phương pháp là dùng cách ghép các quẻ để tiên đoán hiện tượng sự việc đă qua và sắp tới .
Về mặt triết lư , Kinh dịch quan niệm vũ trụ có Thái cực , được xem là nguyên lư tối cao của vạn vật , là căn nguyên của vũ trụ . Thái cực là cái ǵ vô thủy , vô chung tức là không biết có lúc nào và không rơ lúc nào th́ kết thúc , không nghe , không thấy được . Người Trung Hoa không lư giải được Thái cực do đâu mà có , cũng như những quy luật vận động tuần hoàn của thiên nhiên , con người , vạn vật trong trời đất . Hầu hết các triết gia Trung Hoa là những nhà đạo đức học , những đóng góp của họ qua Kinh dịch chứa đựng nhiều nội dung đạo lư rất sung măn như sau :
1 / Tư tưởng Ḥa hợp với Trời Đất , điều hợp với thiên nhiên để t́m sự quân b́nh cần thiết giữa Thiên - Địa - Nhân . V́ vậy con người phải biết quán thông với đạo Trời Đất và phải biết thích ứng với đạo Trời Đất trong phạm vi con người .
2 / Tư tưởng Hiểu lẽ thời để biến . Thời được ngụ ư là thời gian và thời thế . Biến là biến dịch . Tinh lư Kinh dịch đ̣i hỏi phải biến cho đúng thời th́ mới hay . Cả vũ trụ là một sự biến đổi không ngừng , con người cũng phải biến đổi , biến cách cho kịp thời .
3 / Tư tưởng Sự dung ḥa cương nhu trong hành động . Hai đức cương nhu không mâu thuẩn v́ dịch học chủ trương phải tùy thời , phải biết biến đổi , không cố chấp . Ngày xưa Thánh nhân đặt ra dịch là đễ diễn cái lư phải thuận tính mạng . Cho nên lập ra đạo của Trời là âm dương , , đạo của Đất là nhu và cương và đạo của người là nhân và nghĩa .
4 / Tư tưởng Đức trung chính . Dịch học đề cao phép tùy thời , cương nhu hợp lẽ , nhưng tùy thời mà phải trung chính chớ không được a dua . Trung là không quá nhiều hay quá ít , Chính là ngay thẳng giữ đúng địa vị , nghĩa vụ mỗi người để cho gia đ́nh và xă hội có trật tự .
5 / Tư tưởng Đức - Trí - Dũng . Phải trọng Đức , sửa Đức mà quan trọng là Nhân , Nghĩa , Thành , Tín , Dũng .
Mặc dù Kinh dịch chứa đựng nhiều triết thuyết song ngay từ khởi thủy , bộ sách này được thiên hạ xem và dùng vào việc bói toán . Có điều lạ lùng là tinh thần bói toán này không mảy may tham chiếu siêu linh hay Thần quyền để tiên đoán cát hung mà chỉ lấy lư để suy , lấy luật tắc biến hóa và định tắc mâu thuẩn , nhân quả trong vũ trụ mà t́m hiểu sự việc , có lẽ v́ vậy mà gọi là lư số học .

Trần Đoàn đạo sĩ Thủy Tổ của khoa Tử vi , Ông đă cóp nhặt toàn thể tinh hoa của Kinh dịch trong lư thuyết âm dương ngũ hành , tŕnh bày những nguyên tắc sinh hóa âm dương , ngũ hành , vị trí thứ tự , bản chất của ngũ hành , bốn mùa được Ông duy tŕ trong bố cục lá số , trong đặc tính các v́ sao . Phát kiến của Ông vô cùng độc đáo , nó có giá trị của một phát minh , không lệ thuộc ǵ phái học Tượng số của thời đại nhà Hán . Tuy tham khảo quy tắc dịch lư nhưng khoa Tử vi không dùng tượng và số để tiên đoán vận mệnh mà dùng lư . Lư là lư lẽ của vận số biểu thị bằng các yếu tố sao , đại diện cho cá tính , các h́nh thái sinh hoạt của con người . Sự phối hợp các sao có ư nghĩa cá tính và vận số giúp suy ra lư , suy ra hướng của cuộc đời , v́ vậy Trần Đoàn Đạo sĩ được gọi là Thủy Tổ của Lư số học . Ông cũng có vay mượn một ít khoa Thiên văn , Tướng số nhưng Ông là người đầu tiên suy diễn vận số con người từ cái lư phối hợp và vận hành các v́ sao . Kỳ thực trước thời của Ông đă có h́nh thành các lư thuyết về Tử vi nhưng Ông là người kết tập và khai sáng tra môn Tử vi này . Đây là một công tŕnh rất độc đáo đặt nền tảng vĩnh quyết cho bộ môn lư số nhân văn này .
( Tham chiếu và lược dịch từ Tử vi tổng hợp của cụ Nguyễn Phát Lộc )

TK 3 con số mười
               
Quay trở về đầu Xem tuankiet101010's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuankiet101010
 
kimphuong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 February 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 125
Msg 4 of 4: Đă gửi: 26 November 2004 lúc 3:18am | Đă lưu IP Trích dẫn kimphuong

kimphuong cám ơn hai bác leminhchi và bác tuankiet101010 rất nhiều đă nhiệt t́nh trả lời thắc mắc của cháu , qua giải đáp cháu được mở mang sự hiểu biết của ḿnh .
chúc hai bác thân tâm thường lạc , khỏe mạnh .

kimphuong kính
Quay trở về đầu Xem kimphuong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kimphuong
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.2344 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO