Small Potato Hội viên
Đă tham gia: 12 June 2007
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 182
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 19 August 2008 lúc 2:55am | Đă lưu IP
|
|
|
''Đề án 119'': kế hoạch bí mật nhằm thống trị nền thể thao thế giới
Mục tiêu không nói ra của Trung Quốc tại Thế Vận Hội Bắc Kinh là lật đổ Hoa Kỳ để giành ngôi vị bá chủ nền thể thao thế giới. Tuần báo Pháp VSD đă tiết lộ một kế hoạch bí mật của Trung Quốc nhằm thực hiện ư đồ nói trên. ''Đề án 119'' khởi động từ năm 2000 là một chương tŕnh vừa thể thao vừa t́nh báo với 119 là số lượng huy chương mà Trung Quốc nhằm tới tại Bắc Kinh.
Theo VSD, đây là một kế hoạch hết sức khoa học, chẳng khác ǵ một chiến dịch quân sự do chính Tổng Cục Thể Thao Quốc gia Trung Quốc h́nh thành bao gồm ba vế chủ chốt.
Trước hết là dọ thám để thu thập thông tin liên quan đến các đối thủ bằng mọi biện pháp kể cả dùng các phương tiện t́nh báo gián điệp. Theo ông Roger Faligot, tác giả một quyển sách về các cơ quan t́nh báo Trung Quốc, th́ trong thời gian qua, nhiều liên đoàn thể thao Châu Âu đă bị thâm nhập. Cục số ba và số bốn của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc chuyên trách thông tin chiến tranh, đă đột nhập vào hệ thống máy tính của các liên đoàn quyền anh hay bơi thuyền canoe kayak của Anh quốc chẳng hạn.
Gián điệp Trung Quốc đặc biệt chú ư đến e-mail trao đổi giữa các huấn luyện viên và các lực sĩ về thành tích của họ, cũng như đến tất cả những yếu tố có thể khiến cho các vận động viên đối phương bị mất ổn định tâm lư khi tranh tài.
Trung Quốc quan tâm nhiều nhất đến các đội tuyển nữ ở các nước phương Tây v́ phái nữ thường ít được ưu tiên. Theo ư Bắc Kinh, đây là thế yếu của các đối thủ, mà họ có thể khai thác để dễ dàng giành nhiều huy chương hơn.
Một vế thứ hai có phần kỳ lạ: đó là tạo ra những "người mẫu" của các vận động viên ngoại quốc sừng sỏ để giúp đỡ lực sĩ Trung Quốc trong khi tập luyện.
Để thực hiện điều này, họ đă nghiên cứu kỹ lưỡng thể tạng, từ chiều cao, sức nặng... của các đối thủ ngoại quốc, cho đến điễm mạnh, điểm yếu. Căn cứ vào các dữ liệu đó, Trung Quốc tuyển lựa các lực sĩ có các đặc điễm như những người này, dùng họ làm sparring partner, tức là người đóng vai đối thủ để cho các nhà vô địch Trung Quốc luyện tập trong điều kiện thực tế.
Chương tŕnh này đặc biệt thấy rơ trong các bộ môn như bơi lội, thể dục dụng cụ, cử tạ, nhưng cũng được áp dụng cho các bộ môn khác. Theo VSD, có tin là cùng tập huấn với các vơ sĩ judo hạng nặng Trung Quốc, có một vận động viên nhu đạo rập khuôn vơ sĩ Teddy Riner của Pháp, nghĩa là cũng cao 2,04 mét và nặng 129 kư.
Tuy nhiên, vế bí mật nhất trong đề án 119 là chương tŕnh doping và sử dụng các biện pháp sinh học để tăng cường thể lực cho các vận động viên sao cho không bị phát giác. Theo Tuần báo Pháp, cuối tháng năm vừa qua, đài truyền h́nh Đức tiết lộ là huấn luyện viên đội tuyển đô vật Trung Quốc không ai khác hơn là Wolfgang Nitschke. Cựu vận động là một trong những cột trụ của chính sách doping toàn diện áp dụng tại Cộng hoà Dân chủ Đức trước đây.
Trung Quốc: xưởng chế tạo các nhà vô địch
Cũng liên quan đến Thế Vận Hội Bắc Kinh, tuần báo Pháp L' Express đă chú ư đến điều mà tạp chí này gọi là xưởng chế tạo các nhà vô địch tại Trung Quốc.
Hai đặc phái viên của L'Express đă ghé thăm một trung tâm huấn luyện thể thao ngay tại trung tâm thủ đô Bác Kinh, nổi tiếng là nơi đă cung cấp cho Trung Quốc rất nhiều tuyển thủ giành được huy chương thế vận trong thời gian qua.
Tại đây, các nhà báo phương Tây đă phải ngỡ ngàng khi thấy các hàng trăm thiếu niên, nhiều em không đầy 8 tuổi mà đă phải khổ luyện như những người lớn tuổi hơn. Các em đă được tuyển chọn để trở thành các vận động viên tương lai trong các bộ môn đa dạng, từ bóng bàn, thể dục dụng cụ, cho đến bóng chuyền, vơ thuật ...
Theo báo L'Express, các loại trường như trung tâm đào tạo vô địch thể thao tại Bắc Kinh hầu như hiện diện khắp nơi ở Trung Quốc. Với một chính sách như kể trên, khoảng 200 triệu trẻ em tại nước này là nguồn cung cấp tài năng tiềm tàng cho nền thể thao Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra, theo hai nhà báo phương tây, là v́ lợi ích quốc gia, tuổi thơ của các em kể như không có, quá tŕnh học tập bị hy sinh, trong lúc tương lai nhiều khi không được bảo đảm.
Trích dẫn một tờ báo Trung Quốc, L'Express cho biết là 80 % trong số các vận động viên đẳng cấp cao của Trung Quốc bị chấn thương, đă bị đào thải không thương tiếc, chịu cảnh bần hàn và thất nghiệp.
Một thí dụ cụ thể: nữ vận động viên chạy marathon, Ngải Đông Mai từng là vô địch marathon ở Bắc Kinh. Dù bị chấn thương, cô vẫn bị huấn luyện viên buộc phải chạy 60 cây số mỗi ngày. Sau cùng, do thể lực bị bào ṃn v́ phải khổ luyện, cô đă về hưu khi chỉ mới 22 tuổi.
Bị lâm vào hoàn cảnh túng thiếu, cô đă phải bán các huy chương ḿnh giành được để có tiền nuôi sống bản thân huy chương vàng giá 1000 nhân dân tệ, tương đương với 150 đô la, huy chương bạc giá 500 yuan.
RFI
|