Small Potato Hội viên
Đă tham gia: 12 June 2007
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 182
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 06 September 2008 lúc 4:05am | Đă lưu IP
|
|
|
Ḍng sông Mekong Chuyên chở cả cuộc Ganh đua từ Vị thế Siêu cường của Trung Quốc
Bài của MICHAEL RICHARDSON
The Canberra Times
Trung Quốc nói rằng họ vẫn c̣n là một quốc gia đang phát triển mặc dù có bước tiến mau lẹ đầy ngoạn mục trong nhóm cường quốc trên toàn cầu. Trong chừng mực nào đó, nước này giờ đây là nền kinh tế lớn thứ ba và là nước xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. Tuy đă được đánh giá về tầm cỡ, nhưng Trung Quốc rơ ràng là một quốc gia với ảnh hưởng và uy thế đang ngày càng tăng, đặc biệt nếu bạn sống trong vùng gần Đông-Nam châu Á.
V́ thế, không mấy ngạc nhiên rằng TQ đang bị đổ lỗi trong những ngày này cho nhiều t́nh trạng bất ổn gần như rập khuôn y hệt như Hoa Kỳ, một siêu cường mà Trung Quốc nói là ḿnh sẽ không bao giờ bắt chước để noi gương.
Những chỉ trích gần đây nhất đối với Trung Quốc nổi lên tiếp theo những trận lũ lụt tàn phá nhiều vùng lănh thổ phía bắc Thái Lan và Lào sau khi Mekong, con sông lớn nhất Đông-Nam châu Á, đă tràn bờ, gây úng ngập các làng bản, đồng lúa, và để lại cả một hậu quả huỷ diệt gây thiệt hại cần tới nhiều triệu đô la để khôi phục.
Mực nước vào ngày 15 tháng Tám tại Viêng Chăn, thủ đô của Lào nằm bên bờ Mekong, đă là cao nhất kể từ khi có những ghi nhận bắt đầu từ năm 1913. Mặc dù mực nước đă và đang rút xuống kể từ sau ngày ấy, song những vùng dưới hạ lưu tại Cambodia và Châu thổ Mekong của miền nam Việt Nam đang tự ḿnh chống cự lại những thiệt hại tương tự khi những trận lụt di chuyển xuống hạ lưu.
Một số người Thái Lan bị lũ lụt tấn công, cũng như các tổ chức phi chính phủ đang mở chiến dịch vận động chống lại việc xây dựng các đập nước trên sông, đă nói rằng lượng nước xả từ các hồ chứa của ba đập nước lớn của Trung Quốc trên các khúc sông thượng nguồn Mekong đă làm gia tăng thêm t́nh trạng tràn đầy của nước lũ từ một cơn băo nhiệt đới và những cơn mưa lớn do gió mùa đem tới khắp vùng bắc Lào và tỉnh Vân Nam phía nam Trung Quốc cuối tháng trước.
Thế nhưng Ủy ban Sông Mekong, trong một tuyên bố tuần trước, đă chỉ ra rằng thể tích nước có thể được xả ra đă bị giữ lại bởi các đập thủy điện của Trung Quốc để sinh điện năng là quá nhỏ để trở thành một yếu tố quan trọng gây nên lũ lụt. Uỷ ban này, được thành lập bởi các chính phủ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam năm 1995 sau khi chấm dứt một loạt những xung đột dai dẳng trong khu vực, giúp cho việc phối hợp quản lư vùng lưu vực Mekong ở Đông-Nam châu Á.
Là con sông dài thứ 12 thế giới, Mekong chảy qua hoặc giữa sáu nước gồm Trung Quốc, Miến Điện [Burma] và bốn quốc gia thành viên ủy ban. Mặc dù ḍng Mekong bắt nguồn từ vùng cao nguyên Thanh Hải [Qinghai]-Tây Tạng Trung Quốc và chảy qua lănh thổ nước này với quăng đường hơn một phần ba trong tổng chiều dài 4.300 km của nó, song Trung Quốc lại không phải là một thành viên của ủy ban.
Miến Điện cũng đứng ngoài tổ chức. Hai nước này là "những đối tác đối thoại", thỉnh thoảng gặp gỡ các thành viên ủy ban và chỉ chia sẻ một số thông tin về những khu vực tương ứng trên ḍng sông.
Uỷ ban cho rằng khả năng chứa đựng nước kết hợp lại của cả ba con đập Trung Quốc vượt ngưỡng trên sông Mekong chưa tới một kilometre vuông. Cơ quan này cho biết thêm rằng chỉ một phần nhỏ trong đó có thể được xả ra do nước lũ trong khu vực dâng cao khoảng ngày 8 tháng Tám, khi cơn băo nhiệt đới tràn vào, và ngày 12 tháng Tám, khi đỉnh của mực nước lụt trên sông Cửu Long đă được đo ở Chiang Saen, Thái Lan, nơi ủy ban có đài kiểm soát hầu hết khu vực phía bắc của ḿnh.
Tại Chiang Sean vào những ngày đó, các số liệu cho thấy một lưu lượng nước bất ngờ được dồn ứ trong tháng là 8,5 kilometre khối, trong khi nó đổ xuống Viêng Chăn ngày 12 tháng Tám là 23 kilometre khối, dẫn tới việc ủy ban đă kết luận rằng bất cứ việc xả nước nào từ các hồ chứa ở Trung Quốc " "không thể là một yêu tố quan trọng trong biến cố lũ lụt tự nhiên".
Trong lúc điều này có thể là đúng, công tŕnh xây dựng đập nước của Trung Quốc trên những khúc sông thượng lưu Mekong là một nguồn gốc của mối quan ngại chính đáng đối với các quốc gia Đông-Nam Á dưới hạ lưu. Để phát điện, nước sông phải được xả vào các tua bin.
Mối lo của những quốc gia này là có quá nhiều nước từ các đập thủy điện ngăn nước sẽ được xả trong mùa mưa, góp phần gây nên lũ lụt, và quá ít nước vào mùa khô, trong khi nó lại cần cho vùng Đông-Nam châu Á.
Mối quan ngại đó sẽ được nhấn mạnh thêm khi Trung Quốc hoàn thành đập thứ tư trên khúc sông Mekong thuộc lănh thổ của ḿnh vào năm 2013.
Đập nước tại Tiểu Quan sẽ cao 292m, một trong những đập nước cao nhất thế giới. Nó sẽ phát ra hơn 4.000 megawatt điện năng, một sản lượng tương đương với ít nhất là bốn nhà máy điện hạt nhân.
Hồ nước của nhà máy thủy điện này sẽ ngăn 190km vuông mặt nước mà theo các giới chức Trung Quốc cho hay th́ nó sẽ chứa một lượng nước là 15 tỉ mét khối, gần gấp năm lần thể tích của cả ba đập nước hiện tại.
Họ cho hay điều đó sẽ giảm được 17% lượng nước chảy xuống vùng Đông-Nam Á trong mùa lũ và tăng 40% vào mùa khô.
Bốn đập nước nữa được lên kế hoạch xây dựng trên ḍng Mekong tại Vân Nam, mỗi đập sẽ có sức chứa tương đương đập nước Tiểu Quan. Chỉ để lấp đầy hồ nước của đập Tiểu Quan, ước tính cũng cần tới khoảng 5 đến 10 năm, sử dụng một nửa lưu lượng nước trên thượng nguồn Mekong. Rơ ràng, một loạt các con đập với quy mô này sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước có sẵn tại vùng hạ lưu các quốc gia Đông-Nam Á.
Trung b́nh hàng năm, chỉ có khoảng 20% nước sông từ Trung Quốc là chảy xuống vùng hạ lưu Mekong. Tuy nhiên, cách xử sự ấy của Trung Quốc là đặc biệt quan trọng trong mùa khô, khi sự trải dải của sông Cửu Long trên vùng lănh thổ của Trung Quốc đóng góp vào 50% đến 70% lượng nước chảy ra cửa sông tại Việt Nam, nơi nó gặp Biển Đông.
Nếu như Trung Quốc tỏ ra nghiêm túc khi hứa sẽ có một sự hợp tác và quan hệ đối tác qua lại cùng có lợi với Đông-Nam Á, th́ họ nên tham gia vào Ủy ban Sông Mekong với tư cách như một thành viên đầy đủ, chia sẻ tất cả thông tin thủy học với các láng giềng của ḿnh và hợp nhất kế hoạch xây dựng đập thủy điện Vân Nam vào với kế hoạch phát triển chi tiết cho vùng hạ lưu của Ḷng chảo Mekong.
Như vậy sẽ tăng cường cho những nỗ lực của ủy ban trong việc phát triển và ứng dụng ho phù hợp về mặt quốc gia và nhiều nướn bộ Ḷng chảo Sông Mekong, với các quyền lợi sao cho phù hợp về mặt quốc gia và nhiều nước khác.
Tác giả bài viết là một cựu biên tập viên Á châu của tờ International Herald Tribune, một chuyên gia về năng lượng và an ninh thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
|