Tác giả |
|
ThienKyQuy Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1501
|
Msg 1 of 46: Đă gửi: 01 June 2003 lúc 7:10pm | Đă lưu IP
|
|
|
CỘI NGUỒN
Chu Tử nói rằng: "Cội ở Đồ Thư nguồn ở các nét vạch quẻ. Các phái Âm Dương gia với phần lớn các thuật số, cũng đều lấy đó làm căn bản".
HÀ ĐỒ
(Hỏa Tinh nếu em upload đuoc Hà Đồ vào đây th́ càng hay)
Hà Đồ: 1-6 là Thuỷ đóng ở phương Bắc (thiên nhất=1 sinh
Thuỷ, địa lục=6 thành Thuỷ)
2-7 là Hỏa đóng ở phương Nam (thiên nhị=2 sinh Hỏa, địa thất=7 thành Hỏa)
3-8 là Mộc đóng ở phương Đông (thiên tam=3 sinh Mộc, địa bát=8 thành Mộc)
4-9 là Kim đóng ở phương Tây (thiên tứ=4 sinh Kim, địa cửu=9 thành Kim)
5-10 là Thổ đóng ở trung ương (thiên ngũ=5 sinh Thổ, địa thập=10 thành Thổ)
Thấy rằng Hà Đồ có sự tương sinh thuận động. Phương Bắc Thuỷ sinh phương Đông Mộc, phương Đông Mộc sinh phương Nam Hỏa, phương Nam Hỏa sinh trung ương Thổ, trung ương Thổ sinh phương Tây Kim.
Cái Thể của Hà Đồ là vậy c̣n cái Dụng th́ lại thiên biến vạn hóa.
Hà Đồ có khác ǵ là một bức h́nh với tổng số 55 khoen đen, trắng. Ấy vậy mà các bậc Thánh nhân có thể bày thành số Cơ, Ngẫu, Âm, Dương. Cơ là số lẻ (1,3,5,7,9), thuộc về Dương số (khoen trắng). Ngẫu là số chẵn (2,4,6,8,10), thuộc về Âm số (khoen đen). Mấu chốt của Dịch chẳng ǵ khác hơn là Âm-Dương! Hệ Từ Truyện nói rằng: “Dịch có Thái-Cực, Thái Cực sinh Lưỡng-Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ-Tượng”. Lưỡng-Nghi là Âm-Dương, mà Tứ-Tượng cũng chỉ là Âm Dương mà thôi.
Nguyên trước khi có trái đất, vũ trụ được bao trùm bởi màn hư không, giữa không gian ấy tức là (Thái-Cực) thiên, mà ta gọi là trời, và ở trong không khí (Thái-Cực) ấy hàm súc hai khí Âm và Dương gọi là nhất-âm, nhất-dương. Hai khí Âm Dương kết hợp với nhau ngưng tụ tạo thành trái đất (Địa), mà ta gọi là đất. Khi đă có trời đất rồi th́ liền phát sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim (Tứ-Tượng) hay c̣n gọi là Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Dương, Thiếu-Âm. Nên đă đọc Dịch th́ phải nhớ câu: Thái-Cực sinh Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi sinh Tứ-Tượng, Tứ-Tượng sinh Bát-Quái.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienKyQuy Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1501
|
Msg 2 of 46: Đă gửi: 01 June 2003 lúc 7:18pm | Đă lưu IP
|
|
|
Nh́n vào Hà Đồ ta thấy có bốn phương hướng chính là: Bắc (Thủy), Nam (Hỏa), Đông (Mộc), Tây (Kim), c̣n ở giửa là Trung (Thổ).
1. Cổ nhân cho rằng: nguyên lúc đầu trong trời đất có chất Thủy trước nhất, nên lấy số (1) làm số thiên sinh Thủy và số (6) thành thủy. Sau khi có Thủy rồi, đồng thời bao nhiêu nhiệt chất ở trong địa cầu cũng đều phát hiện. Nên phương Nam có hai khoen đen (Âm) bị bao bọc bởi bảy khoen trắng (Dương) bên ngoài (nhị thất Hỏa), như ngầm báo khi Dương cực thịnh th́ Âm đă ẩn tàng bên trong. (Chính v́ vậy, mà người tri thức lo pḥng họa đang khi cực thịnh; c̣n người ngu si th́ lại mừng, quên lo khi cực thịnh).
2. Đă có Thủy và Hỏa th́ đồng thời Mộc là cây cỏ cũng sinh sôi nảy nở, nên phía Đông có ba khoen trắng bị bao bọc bởi tám khoen đen bên ngoài (tam bát Mộc). Cho thấy khí Dương đang lấn áp khí Âm (thuộc về mặt trời ban mai, mọc hướng Đông). Dương ở bên trong làm chủ, nên tinh thần làm chủ vật chất!
3. Đồng lúc ấy, bao nhiêu khoáng chất ở trong địa cầu cũng nảy nở ra nên phía Tây có bốn khoen đen bị bao bọc bởi chín khoen trắng bên ngoài (tứ cửu kim). Cho ta thấy khí Âm đang lấn áp khí Dương (thuộc về hoàng hôn, sụp tối, mặt trời lặn nhường lại cho mặt trăng). Âm ở bên trong làm chủ, nên vật chất làm chủ tinh thần! (Nên người phương Tây sống thiên về vật chất).
4. Nh́n phía trong của Hà Đồ, ta thấy phương Bắc có một khoen trắng (Dương) bị bao bọc bởi sáu khoen đen (Âm) bên ngoài (nhất lục Thủy). Như ngầm báo cho ta biết lúc mà Âm cực thịnh th́ đă có Dương ẩn tàng bên trong. Các phương c̣n lại cũng đều như thế. (Nên chi người tri thức gặp vận bĩ vẫn không buồn mà biết ẩn nhẩn để chờ thời)!
5. Như trên đă nói: số 1,3,5,7,9 là số Cơ, thuộc về Dương gọi bằng Thiên-số. Số 2,4,6,8 là số Ngẫu, thuộc về Âm gọi bằng Địa-số. Ở trung tâm Hà Đồ ta thấy có số 5 (năm khoen trắng là thiên số Ngũ) Dương. Ở phía Nam có năm khoen đen (Âm), ở phía Bắc có năm khoen đen (Âm), nếu ta cộng 2 số phương Nam và phương Bắc ấy lại ta có Địa-số 10 (thập). Thiên-số Ngũ (5) sinh Thổ, Địa-số Thập thành Thổ, 2 số ấy hợp lại với nhau mà thành Thổ. Ngũ Thập Thổ sở dĩ đặt ở giữa đồ là v́, hai số ấy là trung tâm điểm của công dụng Tạo-hóa. Như ta thấy tất cả Thủy, Hỏa, Mộc, Kim ǵ cũng đều từ đất mà phát sinh. Vậy nên số 5 (Thổ) phải được phối hợp với bốn số 1,2,3,4 mới thành được Thủy, Hỏa, Mộc, Kim.
Thí Dụ: số 1 là số sinh Thủy, cộng với 5 (Thổ) thành 6, nên 6 là số thành Thủy.
Thế nên mới nói:
Số 1 sinh Thủy, số 6 thành Thủy
Số 2 sinh Hỏa, số 7 thành Hỏa
Số 3 sinh Mộc, số 8 thành Mộc
Số 4 sinh Kim, số 9 thành Kim
Số 5 sinh Thổ, số 10 thành Thổ
Từ đó chúng ta cũng biết được số 1,2,3,4,5 là số Sinh, c̣n số 6,7,8,9 và 10 là số Thành. Số 1,3,5 là số Dương sinh, và 2, 4 là số Âm Sinh; c̣n số 6,8,10 là số Âm Thành, và 7, 9 là số Dương thành. Để kiểm định lại, ta thấy hễ số Sinh là Dương th́ số Thành là Âm, mà số sinh là Âm th́ số thành phải là Dương. Suy ra, ta có một nhóm số từ một đến mười (Thái Cực). Rồi chia làm hai ra (Lưỡng Nghi) thành nhóm số Sinh và nhóm số Thành, và lại chia làm bốn ra (Tứ Tượng) thành số Dương Sinh, Âm Sinh, Dương Thành, và Âm Thành. Tựu trung vẫn là thuyết Âm Dương! Như nhóm Thái Cực từ 1 đến 10 chỉ là sự tập hợp của những số Âm và số Dương, rồi đến Lưỡng Nghi cũng là Âm với Dương, và Tứ Tượng cũng vẫn là Âm với Dương mà thôi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienKyQuy Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1501
|
Msg 3 of 46: Đă gửi: 02 June 2003 lúc 2:36am | Đă lưu IP
|
|
|
LẠC THƯ
(Hỏa Tinh nếu em upload được h́nh Lạc Thư vào càng hay)
Đầu đội 9, đuôi đạp 1;
Sườn trái 3, sườn phải 7;
Vai trái 4, vai phải 2;
Chân trái 8, chân phải 6;
Số 5 ở giữa lưng (không có 10).
Cộng tất cả có 9 ngôi, và người ta cũng dùng để lập Cửu Trù hay ma-phương; số 5 ở giữa, tượng là Thái Cực. Cái Thể của Lạc Thư là Ngũ Hành tương khắc chuyển theo chiều nghịch, Thuỷ khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, nhưng cái Dụng của Lạc Thư th́ thiên biến vạn hóa.
Nh́n vào Lạc Thư ta thấy có những khác biệt với Hà Đồ như sau:
1. Các con số tổng cộng là 45 số v́ không có con số 10.
2. Tất cả các con số của Lạc Thư là con số đơn, v́ những con số Âm đă phân tán ra tứ duy (bốn góc) như:
a. Số 2 chuyển qua góc Tây Nam.
b. Số 4 chuyển qua góc Đông Nam.
c. Số 8 chuyển qua góc Đông Bắc.
d. Số 6 chuyển qua góc Tây Bắc.
3. Lạc Thư không phải chỉ có 4 hướng chính như Hà Đồ, v́ phân tán các con số ra tứ duy tạo thành 8 phương.
Bốn phương vị chính Đông (3), Tây (7), Nam (9), Bắc (1) th́ thuộc Dương; c̣n bốn góc Tây Nam (2), Đông Nam (4), Đông Bắc (8), Tây Bắc (6) là Âm. Theo Dịch th́ Âm là phần đứng cạnh Dương; Dương chính vị, Âm đứng hàng thứ.
4. Lạc Thư chú trọng nhất là con số 5 ở trung cung, c̣n được gọi là con số "Tam Thiên Lưỡng Địa" (bao quát Âm Dương), v́ số 5 là số hỗn hợp của Âm căn 2 và Dương căn 3 (2 + 3 = 5). Nghĩa là số 2 là số căn của Âm số, c̣n số 3 là số căn của Dương số.
- Lạc Thư: Dương số ở các phương chính, Âm số ở các phương cạnh.
a. Dương thịnh qúa, sinh Âm: số 9 và số 7 ở Tây và Nam là số Dương thịnh, nên giữa Tây và Nam (tức là Tây-nam) phát sinh âm số, số 2 ở Tây Nam:
9 + 7= 16
Bỏ 10 c̣n lại 6 (16 - 10 = 6)
6 + 6 = 12
Bỏ 10 c̣n lại 2 (12 - 10 = 2)
Số 2 ở Tây-nam
b. Số 3 ở Đông; số 9 ở Nam:
3 + 9 = 12
Bỏ 10 c̣n 2 (12 - 10 = 2)
2 + 2 = 4
Số 4 ở Đông-nam
c. Số 7 ở Tây; số 1 ở Bắc:
7 + 1 = 8
8 + 8 = 16
Bỏ 10 c̣n 6 (16 - 10 = 6)
Số 6 ở Tây-bắc
d. Số 3 ở Đông; số 1 ở Bắc:
3 + 1 = 4
4 + 4 = 8
Số 8 ở Đông-bắc
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienKyQuy Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1501
|
Msg 4 of 46: Đă gửi: 02 June 2003 lúc 2:38am | Đă lưu IP
|
|
|
Số 5 là con số trung b́nh ở giữa để làm mức độ cho các con số chung quanh. Lấy số Dương căn bản là 5 cộng với số Dương 1, 3, 5, 7, 9 thành ra số Âm 6, 8, 4, 2.
a) (5 + 9 = 14)
(Trừ 10 c̣n lại 4, nên số 4 ở liên tiếp với số 9)
b) 5 + 3 = 8
(Cho nên số 8 ở liên tiếp với con số 3)
c) 5 + 1 = 6
(Cho nên số 6 ở liên tiếp với số 1)
d) 5 + 7 = 12
(Trừ 10 c̣n lại 2, nên số 2 ở liên tiếp với con số 7).
- Lẽ biến hóa của Lạc Thư: Dương số đi ṿng thuận, đi quanh phía tả từ Bắc sang Đông, sang Nam rồi từ Nam qua Tây, qua Bắc... (thuận chiều kim đồng hồ).
Âm số đi ṿng nghịch, đi quanh bên hữu, từ Tây-nam qua Đông-nam, đến Đông-bắc, đến Tây-bắc, rồi trở lại Tây-nam (ngược chiều kim đồng hồ).
a) Dương số bắt đầu từ số 3:
V́ số 1 là Thái Cực, chưa có số thừa trừ, nên phải tính từ số 3 (số Dương căn), số 3 ở phía Đông.
Số 3 nhân cho 3 : (3 x 3 = 9)
Số 9 ở phía Nam (Lăo Dương)
Số 3 nhân cho 9 : (3 x 9 = 27)
Trừ 2 lần 10, c̣n lại 7
Số 7 ở phía Tây
Số 3 nhân cho 7 : (3 x 7 = 21)
Trừ 2 lần 10, c̣n lại 1
Số 1 ở phía Bắc
b) Âm-số bắt đầu từ số 2 (số Âm căn). Số 2 ở Tây-nam, Thiếu Âm.
2 x 2 = 4 (ở Đông-nam)
2 x 4 = 8 (ở Đông-bắc)
2 x 8 = 16 (trừ 10 c̣n 6)
Số 6 ở Tây-bắc
2 x 6 = 12 (trừ 10 c̣n 2)
Số 2 ở Tây-nam
Tóm lại, Lạc Thư chỉ nói con số 9 mà không nói số 10, là chú trọng về khí hóa và ngũ-hành; sự ly phân khí Âm tán ra 4 góc cạnh, thuộc về khí hậu thiên và nhị nguyên luận. Hà Đồ nói về số 10, tức là chú trọng về hợp nhất của 2 khí Âm Dương thuộc về khí tiên thiên và nhất nguyên luận.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienKyQuy Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1501
|
Msg 5 of 46: Đă gửi: 07 June 2003 lúc 10:16pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh Thiên Sứ thân,
Thật t́nh bàn luận với t/g NVTA đă không c̣n hứng thú ǵ nữa, bởi t/g không nắm được những con số biến hóa của Thuật Số mà chỉ biết có con số của Hà Đồ Lạc Thư rồi cứ xoay quanh Nó. Chỉ nói đến cái Thể của Hà Đồ Lạc Thư mà không nắm được cái Dụng của Nó th́ thử hỏi bàn luận tiếp có lợi ích ǵ. Nhưng tôi cũng xin tŕnh bày lần cuối với tác giả về con số của Cục do đâu mà có, trích từ sách của tôi.
[Bây giờ ta thử đặt câu hỏi là, con số của Cục do đâu mà có? Tại sao lại có con số Thuỷ Nhị Cục, Mộc Tam Cục, Kim Tứ Cục, Thổ Ngũ Cục, và Hỏa Lục Cục?
Cục mà có được là do nguyên lư của Dịch Lư với câu “tam Dương khai thái” như đă nói ở trên. Con số của trời đất là Thổ trung cung của Lạc Thư, tức là con số 5, không xài con số 10, v́ con số 5 là con số sinh (1, 2,3,4,5 là số sinh theo Dịch Lư), c̣n con số 10 là con số thành. Trong con số 5 lại ẩn chứa con số 3 và con số 2 mà Thánh Nhân gọi là con số Tam Thiên-Lưỡng Địa. Tức là con số 3 là con số Căn Trời (Dương), con số hai là con số Căn Đất (Âm). Thánh Nhân đă dùng con số 3 (Thiên) này để t́m ra con số Cục của Ngũ Hành. Như ta đă biết theo Hà Đồ th́:
- Thiên nhất (1) sinh Thuỷ, Địa lục (6) thành Thuỷ
- Thiên nhị (2) sinh Hỏa, Địa thất (7) thành Hỏa
- Thiên tam (3) sinh Mộc, Địa bát (8) thành Mộc
- Thiên tứ (4) sinh Kim, Địa cửu (9) thành Kim
- Thiên ngũ (5) sinh Thổ, Địa thập (10) thành Thổ
Thế th́ tại sao không gọi là Thuỷ Nhất Cục hay Thuỷ Lục Cục mà lại gọi là Thuỷ Nhị Cục (là con sô 2)? Và tại sao không gọi là Hỏa Nhị Cục hay Hỏa Thất Cục mà lại gọi là Hoả Lục Cục (6)?
Như chúng ta đă biết Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái là Thể mà Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái là Dụng. Tức là Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái nói về lúc trời đất đă thành h́nh nên nó rất quan trọng cho các khoa thực dụng. Ở đây, chỉ nhắc lại cái con số Tam-Thiên Lưỡng-Địa là con số [5], tức là con số hỗn hợp của Dương căn 3 (Tam Thiên: số 3 là con số của trời) và Âm căn 2 (Lưỡng Địa: số hai là con số của đất; 3 + 2 = 5).
Đông Số 3 (thuộc Dương)
Tây Số 7 (thuộc Dương)
Nam Số 9 (thuộc Dương )
Bắc Số 1 (thuộc Dương)
Đông-Nam Số 4 (thuộc Âm)
Đông-Bắc Số 8 (thuộc Âm)
Tây-Nam Số 2 (thuộc Âm)
Tây-Bắc Số 6 (thuộc Âm)
Theo thói thường ta gọi là Đông, Tây, Nam, Bắc, nhưng ta không hề để ư, tại sao không ai gọi là Bắc, Đông, Nam, Tây? Rơ ràng Đông (số 3) đứng đầu có ư chỉ là số căn để t́m ra những con số của ba hướng chính c̣n lại, v́ số một (1) chưa có số thừa trừ (bởi số 1 là Thái Cực nên bỏ không lấy). Xin đọc lại phần Hà Đồ và Lạc Thư.
Chính nhờ con số (3) Tam Thiên, Lưỡng Địa để bắt đầu cho Dương số 3 (Đông: 3 x 1 = 3); 9 (Nam: 3 x 3 = 9); 7 (Tây: 3 x 9 = 27 - 20 = 7); và 1 (Bắc: 3 x 7 = 21 - 20 = 1), nên ta mới có thể t́m ra được Thủy Nhị Cục, Mộc Tam Cục, Kim Tứ Cục, Thổ Ngũ Cục và Hỏa Lục Cục. Trong “Chu Dịch Tập Giải” cũng giải thích về các con số như sau: “Trời cao bắt đầu từ ba (3) trở đi đếm tiếp 5,7,9, không lấy 1. Đất rộng bắt đầu từ hai (2) nhưng đếm ngược lại từ 10, 8, 6, không lấy 4”.
- Con số của các Cục được h́nh thành do h́nh Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái nên mới có những con số như: Thủy hướng Bắc là 1, Mộc hướng Đông là 3, Kim hướng Tây là 7, Thổ (trung cung) là 5, Hỏa hướng Nam là 9.
V́ con số 3 là Tam Dương khai Thái và là con số Dương CĂN, nên đă lấy cung Dần (cung số 3) làm cung chính để khởi Mệnh, Thân, t́m Cục, và an định ṿng Tử Vi. Bản nguyên của sự h́nh thành các Cục như sau:
Thủy Nhị Cục: 3 - 1 (Thủy) = 2
Mộc Tam Cục: là số 3 (Mộc) căn = 3
Kim Tứ Cục: 7 (Kim) - 3 = 4
Thổ Ngũ Cục: 5 (Thổ) - 3 = 2
[Tam Thiên Lưỡng Địa (3+2=5)]
Đây là nguyên lư theo số mà để Thổ và Thủy Cục chung với nhau (v́ đều là số 2, nhưng số 2 Thuỷ đă có rồi thành ra đến đây Thuỷ sinh Thấp Thổ ai biết Trung Y Dịch sẽ hiểu), nhưng cả ngàn năm qua chưa thấy ai giải thích.
Hỏa Lục Cục: 9 (Hỏa) - 3= 6
Con số Ngũ Hành được dùng để thừa trừ là [1, 3, 5, 7, 9], đều là Dương đâu có con số thừa trừ nào là Âm của Ngũ Hành đâu. Nên chi Ngũ Hành của Cục trong Tử Vi th́ Dương thống quản Âm là đúng rồi chẳng c̣n nghi kỵ ǵ nữa, v́ cổ thư đă nói: "Ngũ Hành của Can th́ có Âm Dương, c̣n Ngũ Hành Cục th́ Dương thống quản Âm". Tức là:
- Thuỷ và Thổ Cục Tràng Sinh khởi ở Thân chuyển thuận 12 cung.
- Mộc Cục khởi Tràng Sinh ở Hợi chuyển thuận 12 cung.
- Kim Cục khởi Tràng Sinh ở Dậu chuyển thuận 12 cung.
- Hỏa Cục khởi Tràng Sinh ở Dần chuyển thuận 12 cung.]
Đến đây hết trích.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
ThienKyQuy Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1501
|
Msg 6 of 46: Đă gửi: 07 June 2003 lúc 10:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bây giờ xin hỏi t/g NVTA, tại sao trong Lạc Thư có những con số 1 Dương sinh Thuỷ lại không xài mà xài con số 6 Âm Thành Thuỷ để làm Thuỷ Lục Cục? Nếu dùng con số 2 Âm sinh Hỏa làm Hỏa Nhị Cục, th́ tại sao không theo Thuỷ lấy số 7 thành Hỏa để làm Hỏa Thất Cục? Và con số 3 sinh Mộc, tại sao không lấy con số 8 thành Mộc làm Mộc Bát Cục? Con số 4 sinh Kim, sao không lấy số 9 thành Kim để làm Kim Tứ Cục? Tại sao lúc th́ dùng con số Âm lúc lại chọn con số Dương? Đă không nắm được Dụng của Lạc Thư nên t/g đă tự đóng khung trong con số của Lạc Thư, xoay quanh nó mà chẳng giải thích được ǵ.
Tỷ như cái Dụng của Thuật Số th́ có "Tam Thức" là Thái Ất, Kỳ Môn, và Lục Nhâm. Thái Ất đứng hàng đầu của Tam Thức. Thái Ất tức là Thái Nhất thần Bắc Cực, c̣n được gọi là "Trung Cung Đại Đế" "Thiên Hoàng Đại Đế" hoặc "Hiệu Thiên Đại Đế". Pháp này bắt nguồn từ Dịch Lư, lấy quan hệ giữ thần Thái Ất và cửu cung mà ra, sách Dịch Vĩ, Càn Tạc Độ cho rằng:
"Một Âm một Dương hợp mà làm ra 15, gọi là Đạo Dương biến từ (7) đến (9) th́ ngừng, Âm biến từ (8) đến (6) th́ tiêu, hợp vào số (15). Cho nên Thái Ất lấy số ấy mà hành cửu cung".
Phương Pháp của Thái Ất đại lược như sau:
"Lựa dùng Ngũ nguyên Lục Kỷ, tam bách lục niên (360 năm) là một đại chu kỳ, thất thập nhị niên (72 năm)là một tiểu chu kỳ để làm căn cứ suy toán. Thái Ất cứ mỗi năm cung cư tam niên (3 năm) không nhập trung Ngũ cung th́ 24 năm chuyển một chu kỳ, 72 năm du tam chu. Nhưng Thái Ất không giống với Độn Giáp. Độn Giáp lựa dùng số Hậu Thiên Phương Vị. Quẻ Càn là lục cung số 6, quẻ Tốn là tứ cung số 4, nhưng phép tắc của Thái Ất lấy vị trí cung mà an nghịch thời châm, tuyền chuyển 45 độ, theo đó biến thành quẻ Càn là nhất cung số 1, quẻ Tốn là Cửu cung".
Thái Ất Vận chuyển theo số cửu cung là Càn 1, Ly 2, Cấn 3, Chấn 4, trung cung 5, Đoài 6, Khôn 7, Khảm 8, Tốn 9. Trong khi Độn Giáp vận chuyển theo số cửu cung là Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, trung cung 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9.
Chẳng lẽ ḿnh không biết nguồn gốc của các con số của 2 môn này do đâu mà ra th́ cho rằng nó không ĐÚNG ư. Ḿnh không hiểu nổi là do trí lực của ḿnh thấp kém, chứ đâu phải cái DỤNG của các môn này sai. Cái Cổ Nhân lập sẵn ḿnh c̣n hiểu chưa nổi, th́ làm sao có thể làm ra những cái mới (nếu cái củ cũng chưa biết)??? Các môn Thuật Số là cái Dụng của Dịch Học, biến hóa vô cùng, làm sao chúng ta hiểu hết. Số Thái Ất không nằm trong Hà Đồ và Lạc Thư tức là Lạc Thư không giải thích được hết các vấn đề, như vậy là Lạc Thư SAI hay là Thái Ất SAI? (V́ tác giả cho rằng phải giải thích được hết tất cả vấn đề mới chịu)
Hoặc như:
1. Độn Giáp dùng 9 cung Thiên Bàn tuỳ theo Đông Hạ Chí lập ra Âm Dương Độn, một thuận một nghịch để bố trí "Tam Kỳ, Lục Nghi". Lấy Bính Đinh làm trọng. Lấy trục Khảm Ly hay Tí Ngọ làm chính.
2. Đại Lục Nhâm dùng 12 cung Thiên Bàn. Lấy năm tháng ngày giờ, chọn Nguyệt Tướng gia lâm vận chuyển của giờ mà t́m ra Tứ Khóa, rồi định tam truyền, khởi quư nhân. Tạo thành 64 Khóa ứng với 64 quẻ. Lấy trục Dần Thân làm chính, dùng Nhâm làm trọng.
3. Tử Vi cũng vậy dùng 12 cung Thiên Bàn. Lấy năm tháng ngày giờ, quan trọng là t́m ra Ngũ Hành của cung an Mệnh để định Cục mà an định sao Tử Vi rồi Thiên Phủ, và theo đó an thành 14 Chính Tinh. Lấy cung Dần Thân làm chính Sao Tử Vi làm trọng.
4. Thái Ất dùng 9 cung để tính Âm Dương Độn Cục. Năm tháng ngày th́ dùng Dương Độn Cục, c̣n giờ th́ dùng Âm Độn Cục. Sau Đông Chí dùng Dương Độn Cục, sau Hạ Chí dùng Âm Độn Cục. Dương Độn đệ nhất Cục khởi ở cung Càn số 1. Thái Ất của Âm Độn Cục khởi ở cung đối với Càn là cung Tốn số 9. 16 cung Thiên Bàn. Lấy trục Càn Tốn hay Hợi Tỵ làm chính.
Thái Ất lấy 1 làm Thái Cực nhân đó sinh ra hai Mục chủ và khách. Hai Mục lại sinh Chủ Khách là Đại và Tiểu, lại tính đến thần cộng lại là Bát Tướng. Sau đó lại lấy Bát Tướng gia lâm vào các phương vị của 16 Thần quan hệ lẫn nhau mà định ra các Cách Cục. (Tức là chọn dùng 16 cung, thay v́ 9 cung như Độn Giáp, 12 cung như Lục Nhâm hay Tử Vi). Theo đó mà xem được họa phúc trong ngoài, tiếp đó lại lâm vào sự Phân Dă của Tứ Thần xem được Thuỷ Hạn tật Dịch; lại suy ra tam cơ Ngũ Phúc, Đại Tiểu Du Nhị Hạn theo đó dự đoán xă hội trị hay loạn. Lại c̣n diễn toán thành quẻ Dịch theo con số của cửu cung để t́m ra Niên Quái (quẻ của năm). Ngoài ra, c̣n căn cứ vào sự quan hệ giữa Thái Ất với Ngũ Vận Lục Khí dự đoán được sự biến hóa của thời tiết và tật dịch.
Cũng từ đây mà ta biết tất cả đều từ cái Thể là Dịch Lư mà ra, nhưng cái Dụng của mỗi môn mỗi khác, đến như con số của Thái Ất, Độn Giáp, Mai Hoa đều khác, nhưng đâu thể nào cho cái này đúng cái kia sai được (v́ Không theo Lạc Thư). Xưa nay các môn vẫn để Khôn Tốn như đă để nay bỗng dưng t/g đổi Khôn qua Tốn mà Thể Dụng đă không thông, các Môn Thuật Số lại không rành, há chẳng phải làm việc ruồng rẫy ư.
Thân
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 7 of 46: Đă gửi: 08 June 2003 lúc 4:27pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh Thiên Kỳ Quư thân mến!
Bài viết của anh đề cập rộng tới nhiều môn ứng dụng trong lư học Đông phương; nên tôi sẽ xin được chậm một hai bữa để tham khảo. Nhưng trước hết mong anh và anh em xem lại:
@ T/g NVTA không hề dùng số của LẠC THƯ để định cục cho LẠC THU HOA GIÁP mà dùng số của Hà đồ.
@ T/g chỉ hiệu chỉnh lại những tính không hợp lư (tức là sai)mà cổ thư chữ Hán truyền lại chứ không phủ nhận. Sự sai lệch trong cổ thư chữ Hán khi ứng dụng vào thuật toán chỉ rơi vào những trường hợp rất cụ thể chứ không phải sai hoàn toàn.Do đó; những người luận đoán giỏi (Đặt giả thiết là giỏi tuyệt đối) th́ cũng bị sai khi rơi vào trường hợp sai lệch cụ thể.Bởi vậy sự hiệu chỉnh của t/g nhằm mục đích đạt đến tính chính xác cao hơn chứ không mang tính phủ nhận.
Tôi hy vọng ngày mai hoặc mốt sẽ tường lại sở kiến của ḿnh sau khi liên hệ với t/g.
Rất cảm ơn sự quan tâm của anh TKQ và anh em.
Thân - Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienKyQuy Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1501
|
Msg 8 of 46: Đă gửi: 08 June 2003 lúc 6:54pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh Thiên Sứ thân,
V́ tôi không có đọc sách của t/g nên lầm lộn Hà Đồ qua Lạc Thư, thật xin lỗi. Nhưng dù là Hà Đồ hay Lạc Thư th́ cũng vẫn là những con SỐ Âm và Dương thôi, vẫn cùng một câu hỏi.
Nhưng Anh cho rằng dùng Hà Đồ để tính, th́ xin hỏi: Làm sao giải thích cái gọi là Khí của Hà Đồ thuộc Tiên Thiên, chưa phân ra bốn góc lấy đâu có H́nh mà thành được Tam Hợp Cục? V́ lúc ấy đă có Tứ Duy đâu (Địa Chi chưa có) lấy ǵ mà phân ra Thân Tí Th́n, Dần Ngọ Tuất... thành Tam Hợp Cục??? Anh và T/g nên nhớ, Đồ H́nh của Hà Đồ là H́nh tṛn (tượng cho trời), c̣n Đồ H́nh của Lạc Thư là H́nh vuông (tượng của đất), mới gọi là trời tṛn đất vuông. Hà Đồ = Trời chủ Khí, lấy đâu có Ngũ Hành tam hợp. C̣n Lạc Thư = Đất chủ H́nh, Chất, trong địa thể có khoáng chất của Kim Mộc Thuỷ Hỏa Thổ mới sinh ra Ngũ Hành, đó là cái Dụng của Thiên Địa. T/g đă không nắm được những vấn đề Căn Yếu của Dịch Học th́ làm sao "thay đổi hay sửa lại cho đúng hơn". Việc nhỏ không xong, th́ việc lớn làm sao được?!
Thân
|
Quay trở về đầu |
|
|
khangaabc Hội viên

Đă tham gia: 09 January 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1133
|
Msg 9 of 46: Đă gửi: 08 June 2003 lúc 7:35pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào trưởng bối Thiensu,
Số của HD là tự trong mà ra (thể) nên đi với đồ h́nh của tiên thiên dịch chỉ sự đối xứng qua tâm thể. Số của Lạc thư là dụng chỉ sự biến hóa chuyển quanh cái thể của lư âm dương tiêu trưởng dư thừa bù đấp mà vủ trụ tổng thể vẩn không đổi (15= 5 + 10), khoa học ngày nay gọi là nguyên lư bảo tồn năng lượng.
Lấy một dẩn chứng vào dụng của Lạc thư ở việc tại sao quẻ tốn ở Đông Nam : chúng ta biết đông th́ đất thấp nên chúng thủy triều đông, Đông nam là nơi đất vừa thấp lại gần ngọ là ly hỏa thời khí ở đó nóng hơn những nơi khác mà tạo ra áp suất di chuyển không khí mà ta gọi là gió nên người xưa quán xét thấy lư này mà nói gío tự đông nam và để tốn ở đó cũng là thuận vị tự nhiên (chưa xét đến cái nghĩa lư của tượng tốn là gío thấu suốt khắp nơi luồn qua hang động đất thấp mà cổ cho chấn động để vạn vật nghănh về ly sáng mà thấy được tính. Quẻ Khôn ở Tây Nam, xét về địa thế người xưa quan sát thiên tượng khởi lúc hoàng hôn đứng ở Bắc bán cầu, nh́n lên trời cao ở Nam th́ thấy đất ở trên cao mà đặt Khôn nơi Tây Nam (mặt trời vào hoàng hôn ở Tây nam) cũng là hợp vị trí vậy (dỉ nhiên nếu ta nh́n những cḥm sao ở Bắc cực th́ khác).
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienKyQuy Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1501
|
Msg 10 of 46: Đă gửi: 08 June 2003 lúc 9:12pm | Đă lưu IP
|
|
|
Khangabc thân,
Bồ biện giải rất hay, nhưng không có sức thuyết phục tác giả đâu hihihi. Cho tôi xin mạn phép dẫn ra từ Dịch Kinh để tác giả thấy.
Anh Thiên Sứ và tác giả thân,
Tôi xin trích dẫn từ Dịch Kinh về hai Quẻ Tốn Khôn để tác giả nhớ lại NGUYÊN LƯ của Quẻ Khôn và Dịch Kinh, v́ có khi t/g đọc sách nhiều nhưng lại quên đọc Dịch Kinh, hoặc đọc nhiều quá rồi bị "tẩu hỏa nhập ma" nên mới có những cái nh́n sai lệch. Nếu trích từ Dịch Kinh mà tác giả vẫn không chịu th́ tôi xin đưa hai tay hàng, kéo cờ trắng hehehe  .
SOÁN TỪ CỦA VĂN VƯƠNG VIẾT:
Khôn, Nguyên, Hanh, Lợi, tẩn mă chi Trinh; Quân tử hữu du văng, tiên mê hậu đắc, chủ lỵ TÂY NAM đắc bằng, Đông Bắc táng bằng, yêu trinh, cát.
Không lẽ THÁNH Văn Vương nói Khôn thuộc TÂY Nam cũng SAI, th́ tôi chắc phải tôn t/g lên hàng THÁNH vậy. Và đành phải xóa bỏ hết Dịch Kinh đi, v́ Quẻ đặt sai phương hướng th́ Soán Từ không thể đúng được nữa. Mà Soán Từ đă không đúng, th́ CHU DỊCH không thể tin cậy được!!! Đành phải chờ t/g viết lại một bộ Dịch Kinh mới vậy hehehe. Mọi người đồng ư không, xin đưa tay biểu quyết hehehe .
Thân
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 11 of 46: Đă gửi: 09 June 2003 lúc 6:51am | Đă lưu IP
|
|
|
Anh Thiên Kỳ Quư và anh em thân mến!
Hai bài trên của anh TKQ tôi phải liên hệ vớiT/g đă v́ nó bao trùm một sở kiến rộng; nên mai hoặc mốt chúng tôi mới biện giải được. Nhưng c̣n bài cuối này th́ tôi xin được biện giải như sau:
Trước hết việc cho rằng Văn Vương viết Soán từ là do hậu thế từ cuối thời Tây Hán về sau gán ghép; chứ trong chính văn Kinh Dịch không có một từ nào nói tới Văn Vương cả. Chính Ban Cố;một học giả nổi tiếng thời Đông Hán cũng cho rằng Chu Dịch không phải là Dịch của nhà Chu (Danh từ)mà là "Chu nhi phục thuỷ" tức là chu kỳ ṿng tṛn lặp lại (Tính từ).
C̣n câu Soán từ trên ; nếu phân tích theo một lẽ khác th́ quái Khôn lại không thể ở TÂY NAM. Bởi một lẽ sau:
TÂY NAM đắc bằng => ĐÔNG BẮC táng bằng
Như vậy có nghĩa là quái KHÔN không nằm ở hai phương vị TÂY NAM và ĐÔNG BẮC mà chỉ có liên hệ tương tác với nó.Cụ thể là:
Quái KHÔN thuộc Thổ gặp hướng TÂY NAM thuộc Kim (Độ số 4 trên HÀ ĐỒ => t/g đă chứng minh HẬU THIÊN BÁT QUÁI phải liên hệ với Hà Đồ và đổi chỗ hai quái TỐN và KHÔN)th́ tương sinh nên "đắc bằng". Gặp hướng Đông Bắc (thuộc âm Mộc trên Hà đồ)bị khắc nên "táng bằng".Từ đó suy ra : Quái Khôn ở phía Đông nam là hợp lư.
Trong sách "T́m về cội nguồn Kinh Dịch" t/g có giải mă trong phần bí ẩn tiết 5 thuyết quái truyện như sau:
Đế xuất hồ Chấn.Tề hồ Tốn; Tương kiến hồ Ly;Chí dịch hồ Khôn;thuyết ngôn hồ Đoài; Chiến hồ Càn; Lao hồ Khảm; Thành ngôn hồ Cấn.
Trong sách t/g chỉ giải mă hai câu. Nhưng vào dịp gặp t/g năm ngoái tôi được biết thêm toàn bộ ư nghĩa của đoạn này như sau:
*ĐẾ XUẤT HỒ CHẤN: Vua xuất hiện gây chấn động.Vua đây theo chủ quan của t/g là nói về thời Hùng Vương - cội nguồn văn hiến Lạc Việt.
*TỀ HỒ TỐN: Làm bằng cửa Tốn => Tức là phải xoá vị trí của quái Tốn theo thuận tự này.
*TƯƠNG KIẾN HỒ LY:Việc này sẽ được thực hiện ở phương Nam.
*TRÍ (Hay Chí)DỊCH HỒ KHÔN:Suy nghĩ và chuyển cửa Khôn.
*THUYẾT NGÔN HỒ ĐOÀI:Những điều này sẽ phù hợp với cội nguồn cũa Kinh Dịch.
* CHIẾN HỒ CÀN:Tranh chấp ở Trời=> Đây có phải là một siêu lư thuyết vũ trụ quan (Lư thuyết thống nhất)hay không; sẽ là một cuộc tranh căi ở đẳng cấp cao.
* LAO HỒ KHẢM:Sự vất vả sẽ từ phương Bắc!!!
* THÀNH NGÔN HỒ CẤN:Câu này rất bí ẩn t/g chưa giải mă được. Mới đầu t/g cho rằng: Phải chứng minh bắt đầu từ vị trí trái Đất tương quan với Thái Dương hệ nên đă làm điều này (Chứng minh trái Đất chính là Quái Cấn - Âm Mộc trong thuật Phong thuỷ và là Âm Mộc => Đồng thời chứng minh không có hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời).
Anh em thân mến!
Tất nhiên đó là suy luận chủ quan của t/g. Nhưng tôi cũng mạnh dạn tường với anh em.
Rất cảm ơn anh em quán xét.
Thân - Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienKyQuy Ban Chấp Hành


Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1501
|
Msg 12 of 46: Đă gửi: 09 June 2003 lúc 1:25pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh Thiên Sứ thân,
Đến đây th́ tôi chịu thua anh, và tác giả rồi, xin đầu hàng hiihihi!
Đầu hàng v́ cách lư luận! Đầu hàng v́ tác giả viết mà chẳng biết ḿnh viết ǵ, th́ bố ai lư luận được hehehe. Đến như tác giả viết về Thuyết Quái Truyện mà chẳng nắm được nghĩa lư của Nó, th́ c̣n nói ǵ được nữa.
Thuyết Quái có nghĩa là giải thích về Quẻ. Đế ở đây là nói về KIẾN = Nguyệt Kiến hay Nhật Kiến. Đă xuất ra ở Chấn tức là bắt đầu từ quẻ Chấn, Tề hồ Tốn là tề chỉnh ở Tốn, Tương Kiến hồ Ly... là nói đến quẻ phải thuận động theo chu kỳ của tháng hoặc ngày. Bắt đầu ở Chấn Đông, tề chỉnh ở Tốn Đông Nam, vậy mà tác giả đă tự ḿnh viết ra điều này, rồi lại tự ḿnh mâu thuẩn, sau đó lại đổi lại đưa Tôn qua Tây Nam hehehe (TÁC GIẢ ƠI LÀ TÁC GIẢ, TÔI CHỊU THUA). Như vấy th́ tác giả giải thích thế nào về Thuyết Quái??? Phải đổi lại là: Đế xuất hồ Chấn, Tề hồ Khôn...????? Hahahahaha    
XIN ĐẦU HÀNG VÔ ĐIỀU KIỆN, v́ "một người cải ngang ba làng cải không lại" huống hồ ở đây chỉ có mấy người hehehe.
Thân
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 13 of 46: Đă gửi: 09 June 2003 lúc 4:33pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thiên Kỳ Quư thân mến của tôi ơi!
Tôi xem bài viết của ông tôi buồn cười quá. Tôi cười thật sự v́ cách khôi hài của anh. Th́ anh cứ việc lập luận theo cách của anh. Bởi v́ vấn đề c̣n mổ xẻ mà... .T/g vừa email cho tôi ư kiến của t/g về bài viết của anh. Tôi đang xem.Anh có đồng ư cho tôi và t/g tham bác bài trước không? Ngày mai tôi vô Nam rồi. Bây giờ tôi tường cái sở ngộ của tôi với những v/đ mà Khang viết:
@ Trích:Lấy một dẩn chứng vào dụng của Lạc thư ở việc tại sao quẻ tốn ở Đông Nam : chúng ta biết đông th́ đất thấp nên chúng thủy triều đông, Đông nam là nơi đất vừa thấp lại gần ngọ là ly hỏa thời khí ở đó nóng hơn những nơi khác mà tạo ra áp suất di chuyển không khí mà ta gọi là gió nên người xưa quán xét thấy lư này mà nói gío tự đông nam và để tốn ở đó cũng là thuận vị tự nhiên (chưa xét đến cái nghĩa lư của tượng tốn là gío thấu suốt khắp nơi luồn qua hang động đất thấp mà cổ cho chấn động để vạn vật nghănh về ly sáng mà thấy được tính. Quẻ Khôn ở Tây Nam, xét về địa thế người xưa quan sát thiên tượng khởi lúc hoàng hôn đứng ở Bắc bán cầu, nh́n lên trời cao ở Nam th́ thấy đất ở trên cao mà đặt Khôn nơi Tây Nam (mặt trời vào hoàng hôn ở Tây nam) cũng là hợp vị trí vậy (dỉ nhiên nếu ta nh́n những cḥm sao ở Bắc cực th́ khác).
* Theo tôi th́ sự phân phương vị trên trái đất chỉ mang tính biểu kiến.Không phải v́ phía Đông đất thấp;Đông Nam gần mặt trời nên nóng.v.v...Nếu thế th́ Ly hoả phương Nam có gần mặt trời (so với Đông Nam) đâu mà lại là Hoả?
Tốn là gió theo thuyết quái.Nhưng đâu phải v́ chỉ Đông Nam mới có gió. Thuyết quái không sai trong sự diễn tả thuộc tính của Quái vị.Nhưng đó không phải thật tính của quái vị (Thật tính của quái vị là một trong những sự bí ẩn của Kinh Dịch. Bởi vậy có nhiều học giả cho là mê tín dị đoan không dịch hoặc chỉ dịch một phần thuyết quái). Cụ thể là - thí dụ:Thuyết Quái viết:
Tốn vi mộc; vi phong; vi trưởng nữ; vi....nhiều thứ khác.
Vậy không lẽ ở Đông Nam có gió; hoặc gió khởi từ Đông nam th́ trưởng nữ cũng từ Đông Nam sao?
Ư tưởng đổi chỗ quái Tốn và Khôn không phải t/g là người đầu tiên nghĩ ra.Vào đời nhà Tống có nhà Dịch học Bảo Ba cũng đặt ra "Trung Thiên Bát Quái đồ"; đồ h́nh này cũng đổi chỗ hai quái Tốn Khôn. Gần đây cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng Hậu thiên bát quái bất hợp lư ở hai chỗ Tốn Khôn (Trong đó có nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê)Nhưng sự thay đổi của ông Bảo Ba không phủ nhận Hậu thiên Bát quái; các nhà nghiên cứu khác cũng chỉ đặt vấn đề chưa chứng minh được. Sự đổi chỗ hai quái Tốn Khôn của t/g có lư do liên hệ với thuận tự của chính 64 quẻ Dịch (Xin xem từ trang 196 đến 200 "T́m về cội nguồn Kinh Dịch")và có sự liên hệ lư giải nhiều vấn đề liên quan khác khi đặt Hậu thiên đổi chỗ Tốn Khôn với Hà đồ.Sự hiệu chỉnh này cho thấy t/g không phủ nhận những giá trị của tiền nhân mà chỉ hiệu chỉnh để t́m về giá trị đích thực và cội nguồn của nó.
Rất cảm ơn Khang quan tâm.Hy vọng Khang và anh em tiếp tục có ư kiến phản biện.Biết đâu đến một lúc nào đó anh em chúng ta t́m được nguồn sáng trong sự huyền bí Đông phương. Tôi nghĩ trong anh em không có vấn đề đúng sai mà chúng ta cùng t́m được chân lư.
Thân - Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
khangaabc Hội viên

Đă tham gia: 09 January 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1133
|
Msg 14 of 46: Đă gửi: 10 June 2003 lúc 8:38am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào trưởng bối Thiensu,
Vản bối đang nói gió này là gió của bát phương phối với bát tiết, bốn mùa chớ gió đâu chỉ có phải chỉ khởi ở 1 hướng nhất định là Đông nam thôi, tốn c̣n tượng cho nhiều thứ lắm, người xưa v́ muốn dụng giản dị để hiểu cái phức tạp của vạn vật qua lư biến dịch nên dừng lại ở bát quái để tượng cho vạn vật mà không đi xa hơn, nếu nghỉ tốn chỉ có thể ở một hướng th́ đâu c̣n là Dịch nửa, trời nóng ḿnh lấy quạt phe phẩy vài cái cho mát cũng là tốn rồi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienphu Hội viên


Đă tham gia: 17 November 2002 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 780
|
Msg 15 of 46: Đă gửi: 16 June 2003 lúc 7:32am | Đă lưu IP
|
|
|
Bác Thiên sứ và anh Sơn Kính !!!
TP đắn đo có nên viết về NVTA hay không? Nhưng thiết nghĩ nơi TVPĐ này cũng sẽ nhận được sự "đồng ḷng" nên TP giờ sẽ viết.
Ban đầu dự tính sẽ viết thành chủ đề riêng do TP bàn 01 vđ khác với những ǵ đang luận tại diễn đàn, thế nhưng cũng là bàn về NVTA nên xin viết luôn tại đây. Tựu trung cách nh́n của TP mang tính "bố cục" nên sẽ tŕnh bày liên quan đến vđ này:
Hoàn toàn đồng ư với anh Khang rằng : Một người đă mạnh dạn viết thành sách suy nghĩ của ḿnh lại liên quan đến dân tộc là việc đáng làm. TP chỉ kính trọng NVTA về điều đó, trước đó có các cuốn sách t/g đă "làm tốt" và đến cuốn "T́m về nguồn cội KD" th́ không như vậy mà "cố làm tốt" rùi. (Chác hẳn mọi người cũng biết điều đó sẽ không hay)
Sau khi xem "T́m về nguồn cội KD" TP có nhận định sau :
1. Ngay khi đặt vđ, t/g đă không hay. Nếu t/g hiểu các "quy luật vũ trụ" th́ sẽ thấy việc đặt vđ (t́m nguồn gốc KD) sẽ không cần thiết.
2. T/g đă đưa các luận chứng và lập luận giống như "Đi trên dây". Đây là hiện tượng chung của những người "học Tây nói chuyện Tàu" và t/g cũng không ngoại lệ. TP hiểu cách lập luận của t/g nên cũng rất dể dàng "bẽ găy" các luận chứng của t/g.
3. Qua cách bố cục sách, rơ ràng tác giả "có vấn đề" về pp tổng hợp: Sách mang tính liệt kê chủ yếu, thiếu tổng hợp đồng bộ điều này dẫn đến "duy ư chí" nên dể sai lầm.
Đây cũng là "sai lầm" chung của các học giả VN như : Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Lê Văn Sửu....Tuy nhiên "sai lầm" của họ là "bài học" cho chúng ta.
Ở đây, TP xin viết về cá nhân một chút : Bản thân yêu thích Triết học từ nhỏ, nên đến với Dịch học do xem Dịch học là Triệt học của Đông Phương, do Dịch khó hiểu nên đọc TV, PK... để hiểu về Dịch. Ngoài ra, do có "Thiền học" nên cách nh́n nhận vđ theo đó (Những nhận định trên, do "cảm nhận" qua Thiền và các "qui luật vũ trụ": đây là "gốc" của Dịch nữa)
Nếu mọi người quan tâm vđ ǵ từ nhận định TP viết th́ TP sẽ có lư giải cụ thể theo cách của TP.
Thân
TP
|
Quay trở về đầu |
|
|
Caytre Hội viên


Đă tham gia: 22 January 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1441
|
Msg 16 of 46: Đă gửi: 16 June 2003 lúc 8:35am | Đă lưu IP
|
|
|
Hay !!!
Xin được dựa cột mà nghe tiếp
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 17 of 46: Đă gửi: 19 June 2003 lúc 6:28pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh em thân mến!
Tôi cứ tưởng anh em không quan tâm đến đề tài này nữa; nên lâu không vào xem. Rất may mắn và cảm ơn anh em vẫn c̣n quan tâm đến đề tài này.Bởi vậy tôi rất hào hứng thay mặt tác giả (chỗ nào bí sẽ liên hệ với tác giả)bàn tiếp về đề tài này.
Trước hết tôi xin được tŕnh bày phương pháp chứng minh của NVTA qua từng phần của cuốn "T́m về cội nguồn Kinh Dịch" là:
Phần 1) Giới thiệu sơ lược nội dung Kinh Dịch (Chủ yếu cho những người chưa có dịp t́m hiểu về Kinh Dịch biết những khái niệm căn bản của nó). C̣n những người đă biết th́ có thể lướt qua phần này.
2)Chứng minh tính bất hợp lư trong sự liên quan nội tại của Kinh Dịch trong sách chữ Hán từ cổ tới kim.
3) Hiệu chỉnh sự bất hợp lư. Chứng minh tính hợp lư trong các vấn đề liên quan và chứng minh nó không thể của người Hán .
4) Liên hệ những vấn đề đă hiệu chỉnh với các hiện tượng liên quan nhằm tiếp tục chứng minh tính hợp lư trong mọi vấn đề liên quan đến nó.
Anh em có sự phản biện th́ có thể chỉ ra tính bất hợp lư trong lập luận của tác giả.Tôi được biết tác giả nhân danh khoa học để chứng minh cho quan điểm của ḿnh. nên rất trân trọng những lập luận nhân danh khoa học.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của anh em.
Thân - Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
Caytre Hội viên


Đă tham gia: 22 January 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1441
|
Msg 18 of 46: Đă gửi: 20 June 2003 lúc 6:46am | Đă lưu IP
|
|
|
Bác TS ơi, CT có download sách của tác giả rồi, nhưng không đọc được chữ.
Cám ơn bác nhiều
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 19 of 46: Đă gửi: 20 June 2003 lúc 12:00pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cây Tre thân mến!
Lần trước tôi thấy Khang aabc cũng không đọc được. Nhưng có Thiên Cơ hoặc ai đó có cách nào đó đọc được. Tôi không giỏi vi tính lắm.Anh em ai giỏi vi tính xin cố vấn giùm.
Tác giả viết bằng hai kiểu chữ: Vni time là chính văn. C̣n trích dẫn bằng kiểu chữ Vni helve.
Hy vọng Cây Tre sẽ xem được.
Thân - Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
Caytre Hội viên


Đă tham gia: 22 January 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1441
|
Msg 20 of 46: Đă gửi: 20 June 2003 lúc 12:38pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn bác TS, CT đang chờ...
Bài Khoa Học và Thái Ất của bác, CT đang đọc. CT có một góp ý nhỏ về phần trình bày thôi. Mong bác cho khoảng trống giữa các đoạn văn cho dễ đọc, đỡ rối mắt. Cám ơn bác nhiều
CT
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|